Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Showing posts with label BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 2059. Show all posts
Showing posts with label BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 2059. Show all posts

Friday, 14 February 2020

Láng giềng ở Đông Nam Á 'phải ghen tị' với Việt Nam vì EVFTA

  • 2 giờ trước
  • Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Image caption Việt Nam được cho là đi 'tiên phong' thêm một bước và có lợi thế ở khu vực khi ký kết và có các hiệp định thế hệ mới EVFTA và EVIPA được thông qua tại EU
    Một quốc gia láng giềng với Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á 'phải ghen tị' với Việt Nam vì có được hai hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư thế hệ mới ký kết và được Nghị viện châu Âu thông qua, một nhà báo độc lập từ Hà Nội nói với BBC News Tiếng Việt.
    Nghị viện EU thông qua EVFTA vì 'cô lập không thay đổi được Việt Nam'
    EVFTA: Cơ hội đổi mới và thách thức nhân quyền cho Việt Nam?
    Bình luận tại một Hội luận chuyên đề đặc biệt hôm 13/02/2020 nhân sự kiện hai hiệp định EVFTA và EVIPA vừa được Quốc hội châu Âu phê chuẩn, nhà báo tự do Quốc Việt, người từng tu nghiệp về chính sách công ở nước ngoài và đang làm việc tại Hà Nội, nêu quan điểm riêng:
    "Vài ngày trước, tôi có dịp may mắn gặp ông Đại sứ Indonesia tại Việt Nam trong một Hội nghị về thủy sản.
    "Ông tỏ ra rất là 'ghen tị' vì Việt Nam có FTA (hiệp định thương mại tự do), mặc dù lãnh đạo của Indonesia, tôi cảm giác, năng nổ, nghĩ và làm việc theo tinh thần mà nghĩ cho sự phát triển của đất nước nhiều hơn là lãnh đạo của chúng ta.
    "Tuy nhiên, có vẻ là Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu thật sự là đang ưu ái cho Việt Nam rất nhiều.
    "Đây là một cơ hội thực sự rất là tốt và Việt Nam có tiềm năng trở thành một cường quốc ngoại thương của thế giới.
    "Hiện giờ, trong khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam đã là nền kinh tế có độ mở lớn thứ hai chỉ sau Singapore.
    "Và với hiệp định này, cùng với CPTPP (Hiệp định Đối tác và Tiến bộ xuyên Thái Bình dương), thì khả năng Việt Nam sẽ trở thành một cường quốc thương mại của thể giới."

    Giữa có và không thế nào?

    Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Image caption PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh có hơn hai mươi năm làm việc và nghiên cứu trong lĩnh vực thương mại quốc tế
    Một chuyên gia về thương mại quốc tế, PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh, bình luận về sự kiện, có so sánh với một quốc gia khác là Trung Quốc:
    EVFTA: Thông qua hiệp định ‘giúp cải tổ ở Việt Nam’?
    Luật sư Lê Công Định nói về EVFTA và EVIPA
    EVFTA: Nghị viện EU 'tiến gần đến việc thông qua'
    "Chúng ta cũng cần nhìn toàn cảnh của vấn đề, đó là bản thân kinh tế châu Âu cũng đang gặp rất nhiều khó khăn,
    "Thứ hai, mở rộng thị trường là một vấn đề cấp thiết đối với các nền kinh tế châu Âu, nhất là trong hoàn cảnh mà Brexit đã được ký kết xong xuôi.
    "Cho nên là một thị trường lớn, có thu nhập đang tăng nhanh như là Việt Nam, chắc chắn rằng đó là một cái hấp dẫn...
    "Nếu như phải chọn giữa việc ký với Việt Nam và ký với Trung Quốc, thì những e ngại nào lớn hơn, thì tôi tin rằng đối vơi họ, e ngại cũng sẽ lớn hơn với Trung Quốc...
    "Vì vậy, việc ký kết với Việt Nam bây giờ không còn gì là bất ngờ nữa.
    "Mặc dù tất nhiên, khi nhận được tin ấy, với tư cách một người làm việc lâu năm trong ngành thương mại quốc tế và có nhiều người quen, cũng như là học viên tham gia vào quá trình đàm phán cũng như soạn thảo này, tôi cảm thấy rất là vui mừng với thành tựu này."
    Ngay trước cuộc Hội luận chuyên đề hôm thứ Năm, một số nhà hoạt động, quan sát và nghiên cứu cũng chia sẻ góc nhìn và cảm nhận của mình.
    Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A, hôm 13/02, nói với BBC:
    "Không nói tới vấn đề kinh tế, nói chung hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam, cũng như là hiệp định bảo hộ đầu tư sẽ có lợi cho hai nền kinh tế, có lợi cho các doanh nghiệp, cái đó chúng ta khỏi phải nói.
    'EVFTA không phải là xin - cho giữa VN và EU'
    "Riêng đối với tôi, như là một người hoạt động, chúng tôi quan tâm đến vấn đề cải thiện về nhân quyền và những khả năng, triển vọng tạo thuận lợi cho dân chủ hóa ở Việt Nam.
    "Tôi nghĩ rằng việc ký các hiệp ước này tạo được điều kiện tốt hơn, so với không ký và không thông qua hiệp định này. Nói cách khác, ý kiến của tôi là tích cực về việc Nghị viện châu Âu đã thông qua hai hiệp định này.
    "Tất nhiên là hiệp định bảo hộ đầu tư còn cần phải được Quốc hội của từng nước thông qua, thì còn phải kéo dài, nhưng hiệp định thương mại tự do có thể có hiệu lực sớm từ tháng 7/2020 trở đi.
    "So với không có hiệp định, tôi nghĩ rằng chắc chắn có hiệp định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho vấn đề cải thiện nhân quyền và dân chủ hóa. Tôi nói rằng nó chỉ tạo điều kiện thôi, quan trọng nhất vẫn là hành động cụ thể của người dân Việt Nam.
    "Điều kiện có thể vừa là mất mà không mang lại gì cả, nhưng nếu người dân Việt Nam tận dụng cơ hội này để tạo áp lực lên chính quyền Việt Nam, cũng như là tạo áp lực lên bản thân EU, để làm sao tình hình nhân quyền được cải thiện, thì tôi nghĩ rằng có hiệp định này, hiệp định được thông qua là tốt hơn nhiều so với nó không được thông qua."

    Một bước chính phục của EU?

    Bản quyền hình ảnh Liên hội người Việt tị nạn CHLB Đức
    Image caption Bác sỹ Hoàng Thị Mỹ Lâm (thứ hai, phải sang) trao kiến nghị liên quan EVFTA ngày 10/12/2019 tới ông Bernd Lange, Nghị viên EU, kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế (INTA )
    Từ tổ chức Liên hội người Việt tị nạn tại CHLB Đức, bác sỹ Hoàng Thị Mỹ Lâm, người từng tiếp kiến và trao kiến nghị trực tiếp với Nghị Viên Liên Âu kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế (INTA ) Bernd Lange hồi tháng 12/2019, nói với BBC ngay trước Bàn tròn thứ Năm:
    "EVFTA, những người ủng hộ chúng tôi nhận thấy rằng có quan điểm tương đương với ông Bernd Lange, quan điểm rằng là thứ nhất đẩy mạnh vai trò của EU tại Việt Nam, thứ hai là mở rộng phạm vi cho xã hội dân sự có một vai trò hoạt động tại Việt Nam. EVFTA chỉ là một bước trong chiến lược chinh phục thị trường ASEAN gồm 10 nước với 600 triệu dân ở Á châu, bước đầu là hiệp định thương mại với Singapore, bước tiếp sau của EVFTA là công cuộc đàm phán với Thái Lan, Malaysia và Indonesia, điều đó là chúng tôi được biết.
    "Thứ ba, chúng tôi muốn trao đổi là sự cố gắng cài đặt nhóm tư vấn độc lập DAG (Domestic Advisory Group) để kiểm soát việc thực hiện các cam kết, đó là một biện pháp để đề phòng sự 'lật lọng' của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
    "Đó là một sự cố gắng của Liên minh châu Âu mà chúng tôi đánh giá, còn trong nhóm tư vấn độc lập này, chúng ta thấy là sẽ gồm có một đại diện của chủ nhân, một đại diện của phía công nhân và một đại diện của tổ chức dân sự bảo vệ môi trường, sẽ có một DAG Việt Nam và một DAG Âu châu của Liên minh âu châu và hai khối DAG này sẽ làm việc chung với nhau để kiểm soát lẫn nhau.
    "Ngoài ra chúng ta thấy còn có một sự cố gắng để ràng buộc Việt Nam vào những cam kết, phê chuẩn hai tiêu chuẩn còn lại của tám tiêu chuẩn thuộc ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế), đó là tiêu chuẩn 87 và tiêu chuẩn 105. Nói tóm lại trong lần tiếp xúc với ông Bernd Lange và những cộng sự viên của ông cùng trong ủy ban về thương mại INTA, chúng tôi nhận thấy sự trăn trở của các nghị viên trong INTA về vấn đề Việt Nam hình sự hóa các tranh đấu bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam.
    "Tuy có sự thiếu vắng về nhân quyền trong EVFTA, sự đòi hỏi cam kết thực sự thành lập nghiệp đoàn lao động Việt Nam và cơ chế kiểm soát của DAG là một cố gắng của Liên âu đối với người Việt trong nước và hải ngoại. Chúng tôi thán phục tinh thần dũng cảm của các nhà báo tự do, trong đó có nhà báo Phạm Chí Dũng và chúng tôi cảm tạ 68 tổ chức phi chính phủ cho đến giờ chót vẫn kêu gọi dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam và đòi hoãn lại EVFTA.
    "Ngoài ra, số 200 nghị viên đã phản đối trong Quốc hội châu Âu một cách kịch liệt, chúng tôi vô cùng thán phục tinh thần chống lại sự thiếu nhân đạo của nhà nước cộng sản Việt Nam, chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh cho dân chủ, tự do và nhân quyền cho Việt Nam, đó là một con đường dài và cũng không nên quên rằng quyền lao động là một viên gạch góp phần vào con đường đấu tranh dân chủ đó."

    'Tin mừng lớn, thành công quan trọng'

    Image caption Tiến sỹ Nghiêm Thúy Hằng cho rằng sự kiện này là một tin mừng lớn và một thành công quan trọng với Việt Nam
    Từ Đại học Quốc gia Hà Nội, nhà nghiên cứu Nghiêm Thúy Hằng bình luận với BBC hôm 12/02:
    "Đối với tất cả người dân Việt Nam, hơn ai hết, người dân Việt Nam luôn luôn mong muốn được đi về phía tiến bộ, phía hợp tác và thực sự được làm bạn với những người bạn ở khắp thế giới.
    "Tuy nhiên, với những người bạn châu Âu, người Việt Nam rất mong mỏi được đi theo hòa bình, phát triển và tiến bộ xã hội, cho nên sự kiện các hiệp định được Nghị viện châu Âu thông qua sẽ là một cơ hội phát triển cho cả người dân, lẫn các doanh nghiệp và tôi đánh giá đây là một thành công rất quan trọng của ngành ngoại giao Việt Nam.
    "Đã có sức thuyết phục, đã nhận được sự ủng hộ của Nghị viện châu Âu và đồng thời cũng thể hiện những thành công hay là sức thuyết phục của những nhân vật chịu trách nhiệm đợt này trong ban lãnh đạo của Việt Nam, mặc dù vẫn có những tiếng nói về vấn đề nhân quyền hay là vấn đề Đồng Tâm.
    "Tuy nhiên là bạn bè thế giới vẫn nhìn Việt Nam với con mắt rất tích cực và vẫn tin tưởng là Việt Nam dần dần sẽ khắc phục được những vấn đề nhỏ và sẽ tiếp tục sánh vai với những cường quốc năm châu, trong đó có Mỹ hay là EU, là những quốc gia mà tôi đánh giá là rất quan trọng đang dẫn đầu với văn minh phương Tây.
    "Thế thì việc được tham gia các hiệp định này, thậm chí còn trước cả Singapore, là một tin mừng rất là lớn."
    Về phần mình, tại Hội luân chuyên đề hôm 13/02, từ Viện nghiên cứu Chính sách, pháp luật và phát triển, thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Vusta), PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, nêu quan điểm:
    "Tôi cũng như rất nhiều người Việt Nam nói chung rất phấn khởi và hy vọng. Nhưng bên cạnh đó, nó còn kèm theo một lo ngại có hai điểm. Một là Việt Nam tận dụng được như thế nào cơ hội mà các hiệp định này mang tới. Ở đây, nó liên quan tới vấn đề về thể chế kinh tế và những vấn đề khác liên quan.
    "Đặc biệt là những vấn đề liên quan môi trường, lao động, các tiêu chuẩn về môi trường, về lao động, về sở hữu trí tuệ, đó hiện nay vẫn là những vấn đề rất lớn ở Việt Nam. Và điều quan trọng và bao trùm trên cả là vấn đề về thể chế kinh tế của Việt Nam.
    "Hệ thống luật pháp của Việt Nam đã ổn chưa? Liệu nó có thúc đẩy, có tạo được môi trường để cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng được các cơ hội mà hai hiệp định này mang tới hay không? Đấy là lo ngại thứ nhất."
    'Phấn khởi đi kèm lo ngại'
    Bản quyền hình ảnh BBC News Tiếng Việt
    Image caption PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao chia sẻ cảm tưởng 'phấn khởi' nhưng cũng đi kèm 'lo ngại'
    Về khía cạnh được cho là phấn khởi, nhưng cũng đi kèm theo là lo ngại, luật sư và chuyên gia luật học Hoàng Ngọc Giao nói tiếp:
    "Để hội nhập với quốc tế thì Việt Nam cũng bắt đầu thấy rằng cần phải có những thay đổi về mặt luật pháp và thể chế liên quan vấn đề quyền dân sự của người dân, của doanh nghiệp.
    "Thế thì câu chuyện về quyền con người, thực ra vừa rồi đã được đặt lên bàn của Nghị viện châu Âu, và trong quá trình bỏ phiếu đã có những tranh cãi rất rõ ràng về câu chuyện này.
    "Việt Nam cũng đã đồng ý là có được hoạt động của một số tổ chức của người lao động độc lập với công đoàn (nhà nước), mặc dù về mặt ngôn từ, theo tôi biết, chính quyền Việt Nam chắc là không thích sử dụng khái niệm gọi là "công đoàn độc lập", nhưng được hiểu là công đoàn ở cơ sở, do chính những người lao động lập ra.
    "Vậy thì sau khi ký hiệp định này, cũng như vừa rồi sửa đổi luật Lao động, thì việc hiện thực hóa những thay đổi về thể chế như thế này, liệu có thực sự không? Nếu nó thực sự thì theo tôi sẽ rất tốt. Nó sẽ thúc đẩy được động lực cũng như đảm bảo quyền lợi của người lao động.
    "Vấn đề tiếp theo nữa là liên quan đến quyền tự do của người dân, ví dụ như là quyền tự do ngôn luận, luật về quyền tiếp cận thông tin sẽ được sửa như thế nào? Có theo hướng là thúc đẩy ý kiến phản biện, đóng góp để xây dựng đất nước hay không?
    "Hay là nó vẫn bị trói buộc bởi một số điều khoản mà lâu nay trong tất cả các kỳ kiểm điểm phổ quát định kỳ (UPR) trong việc thực thi các công ước về nhân quyền, đã có rất nhiều kiến nghị về việc phải sửa đổi hoặc chuẩn hóa một số điều luật của Bộ Luật Hình sự, với những tội danh tuyên truyền chống nhà nước, với những tội danh lợi dụng quyền tự do, dân chủ.
    "Cái đó nếu sửa được cũng là một bước để huy động được trí tuệ của nhân dân, góp sức để cùng với nhà nước xây dựng một xã hội lành mạnh hơn, minh bạch hơn và qua đó cũng có thể còn có tác dụng góp phần thúc đẩy hiệu quả của cuộc đấu tranh mà hiện nay Tổng Bí thư đang chủ trì - đó là chống tham nhũng - mà chúng ta biết tham nhũng càng ngày càng nặng nề.
    "Mà tham nhũng này, nếu như vẫn tiếp diễn theo đà như hiện nay, thì thành quả chúng ta ký kết được với EU liệu có là một thách thức, ảnh hưởng đến châu chuyện này hay không?," ông Hoàng Ngọc Giao nói với BBC.
    Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi toàn văn cuộc trao đổi tại Hội luận chuyên đề đặc biệt về thông qua EVFTA và EVIPA tại Nghị viện châu Âu của BBC News Tiếng Việt.

    Chủ đề liên quan

    Tin liên quan

    OBOR, KẾ HOẠCH BÀNH TRƯỚNG CỦA TRUNG QUỐC

    0
    Trung Hoa đang thực hiện một kế hoạch đại quy mô để chinh phục thế giới nhằm thay thế vai trò cường quốc số một của Hoa Kỳ và giải quyết những khó khăn nội bộ. Kế hoạch gọi là ‘’Cuộc chạy đua 100 năm‘’( The Hundred-Years Marathon ) chính giới Tây Phương đều biết, nhưng không ai đề cập tới vì sợ dư luận lo sợ.
    ONE BELT, ONE ROAD
    Tuần báo Pháp LE POINT, trong số đặc biệt về tham vọng đế quốc của Trung Hoa ( 1 ), đã nói về những chương trình vĩ đại của Trung quốc. Việt Nam sẽ là nạn nhân đầu tiên, vì kẹt giữa hai lộ trình của Tầu, mệnh danh là kế hoạch Obor, One Belt, One  Road ( một vòng đai, một đại lộ ).  Đại lộ: con “đường lụa ‘’( route de la soie ), chạy từ Trung Hoa, qua Lào, sát nách VN, Pakistan tới tận Âu Châu. Vòng đai:  con đường hàng hải từ Biển Nam Hải qua Đại dương Ấn độ, dẫn tới các hải cảng Á  và Phi Châu.
    Kế hoạch Obor sẽ củng cố thế lực chính trị, quân sự và kinh tế của Trung Hoa
    Biển Đông kiểm soát 1/3 giao thương thế giới, cũng là nguồn tài nguyên vô giá về dầu lửa, dầu khí, hải sản. Con đường lụa bảo đảm việc chuyên chở hang hóa tới các thị trường Á, Âu và Phi Châu.
    Chỉ riêng việc thực hiện con đường lụa ( xẻ núi, đốn rừng, làm đường và hệ thống xe lửa ), Tập Cận Bình đã quyết định dành một ngân khoản…124 tỷ dollars, kể cả ngân khoản để mua chuộc chính quyền địa phương. Một phần lãnh thổ Lào đã bị chính quyền thối nát Vientiane, trong tay đảng duy nhất, đảng CS nổi tiếng tham nhũng Pathet Lao , bán cho Tầu
    BOTEN, NƯỚC TẦU TRÊN XỨ LÀO
    Ký giả Sébastien Faletti của Le Point mô tả hành động xâm lấn ngang ngược của người Tầu ở BOTEN, một thi trấn nghèo của Lào, nằm giữa Vân Nam ( Yunnan) và Vientiane, đã cho Trung quốc thuê 99 năm ( nghiã là bán đứng cho Tầu ).
    Boten ngày nay người ta nói tiếng tầu, sống kiểu Tầu, 85% trên 3000 dân đến từ Trung Quốc. Duan Yenping nói: ‘’ Chúng tôi đã đuổi người Lào. Họ quá chậm chạp, và không có khả năng. Trong vòng 3 năm nữa, sẽ có 30.000 người Tầu tới cư ngụ, và sau đó 100.000 “. Duan Yenping là nữ giám đốc marketing của công ty địa ốc Heifeng Group. Heifeng được trao nhiệm vụ biến Boten thành một đô thị tân tiến của Trung Quốc. Một dự án vĩ đại trên 34 km2. “ Chúng tôi sẽ san bằng 7 ngọn đồi để có thêm 10 ngàn hectares đất. Sẽ có một trung tâm thương mại, với những cửa hàng duty free, một trường sinh ngữ, khách sạn 10. 000 phòng ngủ để đón khách Tầu ‘’. Chưa kể một trường đua ngựa 500 hectares, lớn nhất Á Châu.
    Bioten sẽ là chặng đầu tiên trên con đường lụa, gồm hai hệ thống lưu thông. Thứ nhất là đường xe lửa từ Bắc Kinh tới Bangkok, sau đó, từ 2025, tới Singapour. Thứ hai là đại lộ từ Tầu xuyên qua Lào, tới thủ đô Thái, Bangkok. Mục tiêu của con đường lụa, theo Jean Pierre Cabestan, giáo sư đại học tại Hồng kông, là biến kinh tế thương mại Trung Hoa thành trung tâm vũ trụ. Duan Wenping  giải thích: Obor là dự án tối cần, không có Obor, vấn đề thặng dư sản xuất của Trung hoa sẽ cực kỳ nan giải.
    Trung Quốc đang ngày đêm xẻ núi, phá rừng làm đường xe lửa trên đất Lào, qua những thỏa ước chỉ dành cho Lào một chút cơm thừa, canh cặn : Tầu sẽ nhận 70 % lợi tức của hệ thống xe lửa, công nhân và kỹ thuật hoàn toàn đến từ Trung Hoa được quyền định cư dọc đường sắt. Những điều kiện quá đáng như dưới chế độ thuộc địa khiến thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi lo ngại  chủ quyền của các quốc gia liên hệ bị đe dọa.

    TRUMP : CÁI MAY CỦA TẬP
    Lịch sử cận đại Trung hoa có ba nhân vật chủ yếu. Mao đã dành độc lập, cướp chính quyền, áp đặt chủ nghĩa CS. Đặng Tiểu Bình đã giải phóng kinh tế. Và Tập Cận Bình, với tham vọng đế quốc càng ngày càng lộ liễu.
    Le Point viết : Donald Trump, với chính sách bế quan tỏa cảng đã giúp Tập thực hiên mưu đồ của Trung Hoa. Zhang Lifan, một sử gia độc lập, sống tại Bắc Kinh nói : ‘’ Trump, với chính sách Amerique d’abord ( America first ) là một cái may lớn cho Tập. Ông ta tóm ngay cơ hội, đóng vai trò lãnh đạo phong trào thế giới hóa.’’. Tại Davos, Thụy Sĩ, Tập đóng vai người hùng của kinh tế thị trường. Thế giới ngây thơ rơi vào bẫy. Tại Paris, Trump ca ngợi Tập là nhà lãnh đạo lớn , báo chí ca tụng Tập tích cực ủng hộ thỏa ước Paris về môi trường trong khi Trump rút lui. Bên cạnh Poutine ( Putin ) hùng hổ, thế giới thấy Tập có vẻ hiền hòa. ‘’ Quên việc Tập đã xây những đảo nhân tạo ở biển Nam Hải để xác định chủ quyền của Trung Hoa, bất chấp nghị quyết của Liên Hiệp Quốc và đàn áp đối lập còn tàn bạo hơn Poutine ‘’.
    Tập, với chính trách bành trướng thế lực Trung Hoa, được sự ủng hộ của dân Tầu và đảng CS, có hy vọng kéo dài thời gian nắm quyền quá 10 năm như đã quy định. Ông ta hy vọng lợi dụng sự lúng túng của Tây Phương để lấn tới, thắng ván cờ quyết định. Liu Mingfu, lý thuyết gia, cố vấn được tin cẩn của Tập nói : Trung Hoa không thể chỉ đóng vai thứ nhì. ‘’ Trận đấu chung kết đã bắt đầu. Tập Cận Bình sẽ dẫn chúng tôi tới ngôi vị vô địch thế giới ‘’
    CUỘC CHẠY ĐUA 100 NĂM

    Casino ở Boten.
    Trả lời một cuộc phỏng vấn của Le Point, Michael Pillsbury, giám đốc Trung tâm Chiến Lược Trung Hoa của Hudson Institute, nói: kế hoạch “ Chạy đua 100 năm ‘’ của Trung hoa nhằm thay thế Hoa kỳ trong vai trò cường quốc số 1 trước 2049, kỷ niệm 100 năm ngày Mao nắm quyền.
    Pillsbury, được coi như chuyên gia hàng đầu của Tây Phương về Trung Hoa,  tác giả cuốn sách nên đọc “ The Hundred -Years Marathon “ ( 2 ), nói : từ 50 năm nay,  Hoa Kỳ theo một chính sách ngây thơ, “ hợp tác xây dựng” với Trung Quốc.
    Người ta nghĩ Trung hoa đang trên đường dân chủ hóa, có cùng một hoài bảo như Mỹ. Người ta nghĩ sự trợ giúp của Mỹ cho một nước Tầu còn yếu, với giới lãnh đạo suy nghĩ như chúng ta, sẽ giúp Trung Hoa trở thành một cường quốc dân chủ, yêu hoà bình, không có tham vọng bành trướng địa phương cũng như toàn cầu. Thực tế đã chứng minh ngược lại.
    Trong nhiều năm, khi còn yếu, Trung Hoa đóng vai trò hiền lành đó. Nhưng kể từ 2007, Michael Pillsbury nói, Trung Hoa thay đổi thái độ, nhất là từ khi Tập Cận Bình lên cầm quyền, lợi dụng thế yếu của Hoa Kỳ sau cuộc khủng hoảng kinh tế. Khởi đầu là biển Đông.  ‘’Trước đó , người Tầu nói với tôi, họ không phải là một cường quốc lãnh đạo, bởi vì họ không có hàng không mẫu hạm và căn cứ quân sự ở nước ngoài. Ngày nay, họ có cả hai. Việc xây dựng một căn cứ trên các đảo Hoàng Sa, Trường Sa có mục tiêu chiến lược chống các nước láng giềng, bảo vệ quyền lợi kinh tế Trung hoa. Tôi đã dự một hội nghi ở Bắc Kinh, trong đó người ta giải thích rằng kinh tế quốc gia phát triển nhanh nhất là nhờ các tài nguyên ngoài biển, từ dâu lửa, dầu khí tới hải sản ‘’ .

    MUA, DỄ VÀ RẺ HƠN LÀ ĐÁNH CHIẾM
    Pillsbury nói có thể có đụng độ ở biển Đông, vì Trung hoa có thói quen hành động như vậy, để dằn mặt đối phương. Nhưng thực ra, người Tầu rất thực tiễn. Họ không cần chiến tranh. “ Họ có thể chiếm than đá, dầu lửa qua những công ty quốc doanh đặt cơ sở ở nước ngoài. Cựu chủ tịch nước Hu Jin-tao ( Hồ Cẩm Đào ) đã nói mua Đài Loan dễ và rẻ hơn là đánh chiếm Đài Loan. ‘’
    Pillbury nói cái hiểm họa là năm 2049, PIB của Trung Hoa sẽ gấp đôi PIB Hoa Kỳ. Hãy tưởng tượng những tai họa ( nếu Trung Hoa  trở thành cường quốc số 1 ) : nạn ô nhiễm, tệ trạng ăn cắp kỹ thuật, và sự ưu ái của Trung Hoa đối với những nhà độc tài như  Assad hay Mugabe. Nhưng nếu mức tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ đạt tới 4%, va mức tăng trưởng của Trung Hoa thụt lùi hay chậm lại, Hoa Kỳ vẫn là cưòng quốc số 1.
    Để kết luận, Pillsbury tỏ ra bi quan. Ông nói muốn đương đầu với Tầu, Hoa kỳ thay đổi hoàn toàn chính sách, coi Trung Hoa là một nước cạnh tranh, không phải là một quốc gia phải giúp đỡ. Phải kiếm ra những lãnh vực có thể làm áp lực. Khuyến khích các quốc gia trong vùng liên kết thành một khối để Trung Hoa bớt hung hăng. Bảo vệ những người chống chế độ, ủng hộ những người muốn cải cách. “ Hoa kỳ mới bắt đầu thức dậy. Hy vọng chưa quá trễ ‘’
    Những người đáng lo ngại hơn một ngàn lần là người Việt Nam. Nhìn những gì xẩy ra ở Lào, đang diễn ra ở Boten, nghe lại câu nói của Hồ Cẩm Đào, chúng ta không khỏi ớn lạnh. Mua Đài Loan dễ và rẻ hơn là đánh chiếm Đài Loan. Đối với Đài Loan, đó là lý thuyết, vì Đài Loan là một nước dân chủ, không có lãnh tụ bán nước, và nhân dân Đài Loan sẽ không để cho ai bán một tấc đất. Ở VN, trái lại, đó là một thực tế. Lãnh thổ đã dần dần bán cho Tầu. Mua VN dễ và rẻ hơn đánh chiếm Việt Nam.
    Từ Thức
    Paris 07/08/2017
    ( 1 ) Les nouvelles ambitions de la Chine. Le Point. N° 2343 . 03/08/2017. France
    ( 2 ) The Hundred-Ỳears Marathon. Michael Pillsbury.

    Từ Nguyễn Ngọc Ngạn đến

    Việt Nam tìm cách gia tăng xuất khẩu nông sản sang Ấn Độ vì ảnh hưởng của dịch Corona

    Hình minh  họa. Một nông dân ở huyện Chu Puh cầm hạt tiêu vừa thu hoạch.
    Hình minh họa. Một nông dân ở huyện Chu Puh cầm hạt tiêu vừa thu hoạch.
    AFP
    Việt Nam đang tìm kiếm việc gia tăng xuất khẩu nông sản sang Ấn Độ sau khi dịch viêm phổi cấp do virus Corona gây ra khiến việc xuất khẩu sang Trung Quốc bị ảnh hưởng.
    Reuters hôm 14/2 trích thông tin từ Bộ Công thương cho biết Việt Nam đã yêu cầu Ấn Độ giảm các rào cản thương mại về xuất khẩu đối với các mặt hàng như tiêu đen, hạt điều.
    Thông báo của Bộ Công thương cho biết Việt Nam và Ấn Độ vẫn có tiềm năng để gia tăng thương mại hai chiều một cách đáng kể. Hai nước đặt mục tiêu tăng kim ngạch hai chiều từ khoảng hơn 11 tỷ đô la vào năm ngoái lên 15 tỷ đô la.
    Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng hiện đang thăm Ấn Độ để thảo luận các biện pháp giải quyết khó khăn cho xuất khẩu nông sản Việt Nam vì bệnh dịch bùng phát ở Trung Quốc, thị trường chính của nông sản Việt Nam.
    Bộ Công thương cho biết, ngoài nông sản, Việt Nam cũng muốn đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm khác sang Ấn Độ như rau quả và cá nuôi.
    Bộ Công thương mới đây cũng khuyến cáo các doanh nghiệp hạn chế đưa hàng lên biên giới để xuất sang Trung Quốc. Theo bộ, mặc dù các mặt hàng nông, lâm, thủy sản và trái cây của Việt Nam có thể được làm thủ tục thông quan xuất khẩu nhưng tiến độ sẽ chậm hơn nhiều so với trước đây vì phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
    Ý kiến (0)

    Lần đầu tiên Không Quân Mỹ có tướng gốc Việt

    Tâm An/Người Việt
    altChuẩn Tướng John Edwards vui đùa cùng ba con của ông. (Hình: Gia đình nhân vật cung cấp)
    WESTMINSTER, California (NV) – Không Quân Hoa Kỳ vừa có một chuẩn tướng gốc Việt, theo thông báo của Bộ Quốc Phòng hôm Thứ Hai, 13 Tháng Giêng.
    Đó là Chuẩn Tướng John Edwards, có cha là người Mỹ và mẹ là người Việt Nam, là một trong 35 đại tá được Tổng Thống Donald Trump đề cử lên tướng một sao năm 2020, với mã số PN1397 – Air Force.
    Ông Edwards cũng là tướng gốc Việt đầu tiên trong quân chủng Không Quân Hoa Kỳ.
    Nói chuyện với phóng viên nhật báo Người Việt hôm Thứ Năm, 13 Tháng Hai, bà Liên Edwards, thân mẫu của vị chuẩn tướng, chia sẻ: “John là một người hiền lành ít nói nhưng sống rất nguyên tắc theo lối nhà binh. Từ nhỏ, John đã đam mê trực thăng và ước mơ trở thành phi công quân sự.”
    “Tôi nghe nói có khoảng 2,500 đại tá trong lực lượng Không Quân Hoa Kỳ nhưng chỉ có hơn 30 đại tá được chấp thuận thăng cấp chuẩn tướng. Tôi rất tự hào về con trai mình,” bà nói tiếp.
    “John thích ăn một số món Việt. Công việc của John thường xuyên phải thay đổi địa điểm, đa phần ở những nơi khó có nhà hàng Việt. Vì thế, tôi đã chỉ cho con dâu Mỹ [vợ của Chuẩn Tướng John] cách nấu vài món Việt như chả giò, thịt kho, cánh gà rim..,” bà chia sẻ thêm.
    altBà Liên Edwards, thân mẫu của Chuẩn Tướng John Edwards. (Hình: Tâm An/Người Việt)
    Theo bà Liên, ông John Edwards sinh năm 1972 tại Sài Gòn, định cư Mỹ vào Tháng Tư, 1975. Ông sinh ra trong một gia đình có hai chị em.
    Cha ông là một công chức chính phủ Hoa Kỳ, từng làm việc cho cơ quan DAO (Defense Attack Office), chuyên hỗ trợ về quân sự cho VNCH giai đoạn 1973-1975.
    altChuẩn Tướng John Edwards và vợ. Ông là tướng gốc Việt đầu tiên của lực lượng Không Quân Hoa Kỳ. (Hình: Gia đình nhân vật cung cấp)
    Trước đó, cha ông làm việc cho quân đội Hoa Kỳ, kết hôn với mẹ ông vào năm 1968.
    Khác với hầu hết thế hệ con lai thời đó, mẹ và hai chị em ông Edwards đã có quốc tịch Mỹ và có nhà riêng ở Florida vào năm 1974, trước khi VNCH thất thủ vào 30 Tháng Tư, 1975.
    Ông John Edwards tốt nghiệp ngành kỹ sư điện toán và hoàn tất chương trình đào tạo sĩ quan dự bị tại trường đại học University of Hawaii năm 1995. Từ năm 2000 tới 2013 ông liên tục tham gia các khóa đào tạo chuyên môn và đậu ba bằng cao học hạng ưu về khoa học hàng không quân sự tại các trường không quân và đại học nổi tiếng Hoa Kỳ.
    altChuẩn Tướng John Edwards vui đùa cùng con. (Hình: Gia đình nhân vật cung cấp)
    Năm 2014, ông được thăng cấp đại tá khi đảm nhận chức vụ tham mưu trưởng Lực Lượng Tác Chiến Hỗn Hợp (Joint Staff Innovation Group) tại Bộ Quốc Phòng.
    Trong cuộc đời binh nghiệp, ông lái tổng cộng 2,200 giờ bay trong 237 trận chiến, điều khiển thành thạo các loại máy bay quân sự như B-52, T-39, T-37, và máy bay T-43 của lực lượng Air Force One chuyên chở tổng thống và quan chức cao cấp Hoa Kỳ.
    Chuẩn Tướng John Edwards hiện đang sống tại Washington, D.C., cùng vợ và ba con.
    Mặc dù rất bận rộn với công việc hệ trọng tại Ngũ Giác Đài, bà Liên cho biết ông “thường xuyên thăm mẹ khi có dịp công tác tại California.”
    altBức thư chúc mừng của Đại Tướng Không Quân David L. Goldfein, Tổng Tham Mưu Lực Lượng U.S. Air Force, gửi tới Chuẩn Tướng John Edwards. (Hình: Gia đình nhân vật cung cấp)
    Trong bức thư chúc mừng của Đại Tướng Không Quân David L. Goldfein, tham mưu trưởng Không Quân Hoa Kỳ, gửi tới tân chuẩn tướng có câu: “Được đề cử vào hàng tướng lãnh là một minh chứng cho khả năng lãnh đạo và cống hiến, tinh thần quả cảm và lòng yêu nước… Chúng tôi gửi gắm ông trọng trách to lớn, đó là lèo lái lực lượng Không Quân, một tài sản quý báu của quốc gia chúng ta.”
    Tính đến nay, ông John Edwards là tướng gốc Việt thứ năm trong quân đội Hoa Kỳ.
    Bốn vị tướng kia là Thiếu Tướng Lương Xuân Việt (Lục Quân), hiện là tư lệnh Lục Quân Mỹ tại Nhật, Chuẩn Tướng Lập Thể Flora (Vệ Binh Quốc Gia), Chuẩn Tướng Nguyễn Từ Huấn (Hải Quân), và Chuẩn Tướng William Seely (Thủy Quân Lục Chiến). (Tâm An)
    —-

    Mỹ sắp ban hành hạn chế mới với du học sinh


    Sinh viên quốc tế Trường đại học Berea ở bang Kentucky đứng trước cờ của 70 nước có sinh viên theo học (Ảnh của trường Berea)
    Một hạn chế mới của chính quyền Tổng thống Trump sẽ được công bố trong tháng này, yêu cầu du học sinh quốc tế phải xin được chấp thuận mỗi một giai đoạn học tập của họ ở Mỹ.
    Hướng dẫn này, được tạp chí Forbes loan tin đầu tiên, sẽ hạn chế thời hạn lưu trú của sinh viên quốc tế tại Mỹ.
    Qui định mới ra sao, ai sẽ bị ảnh hưởng?
    Hướng dẫn mới đề ra “thời hạn tối đa được phép lưu trú” đối với du học sinh và đòi hỏi sinh viên phải có giấy phép mỗi lần có sự chuyển đổi trong kế hoạch của họ. Nếu việc học của sinh viên kéo dài hơn dự trù, họ phải thực hiện cùng thủ tục như những sinh viên từ chương trình đại học bước sang chương trình hậu đại học.
    Qui định này ảnh hưởng các sinh viên có visa F1, F2, M1 và M2 và dự định sẽ được ban hành trong tháng 2 này.
    Lý do đề ra quy định này?
    Một phát ngôn viên Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ đề nghị Đài VOA tham khảo phần Tuyên bố về Sự Cần thiết của qui định. Tuyên bố ghi rằng “Quy định này nhằm giảm bớt các trường hợp sinh viên không phải là di dân ở lại Mỹ quá thời hạn và cải thiện tính toàn vẹn của visa dành cho sinh viên không di dân .”
    Sinh viên quốc tế từ đâu đến?
    Trung Quốc và Ấn Độ chiếm gần một nửa tổng số sinh viên quốc tế tại Mỹ, với con số lần lượt là 363.341 và 196.271 sinh viên.
    Sự khác biệt giữa visa F1 và M1
    Cả hai visa đều dùng cho sinh viên. Tuy nhiên F1 dành cho những sinh viên theo một chương trình học thuật hay muốn lấy một bằng cấp chính quy tại một trường được công nhận bởi Cơ quan thực thi Di trú và Hải quan (USCIS) với sự tán đồng của Hệ thống Thông tin Sinh viên và Trao đổi Du khách (SEVIS). Những người có visa F2 là những người đi kèm, phụ thuộc vào những người có visa F1.
    Visa M1 dành cho những người ghi danh học nghề, học các chương trình tiếng Anh, các trường thẩm mỹ, học về cơ khí, trong số những chương trình khác. Theo USCIS, visa M1 và visa M2 dành cho người ‘đi theo’ M1, chỉ có giá trị trong vòng một năm, nhưng sinh viên có thể xin gia hạn cho đến 3 năm.
    Sinh viên có phải về nước và xin visa lại lần nữa nếu muốn trở lại Mỹ?
    “Tại thời điểm này, chúng tôi chưa biết quy định cuối cùng sẽ bao gồm những gì,” theo phát ngôn viên của DHS.
    Quy định hiện hành ra sao?
    Hiện nay, sinh viên không phải di dân định cư có thể lưu lại Mỹ trong thời gian tình trạng di trú của họ còn hợp lệ, miễn là họ vẫn còn theo học và duy trì tình trạng di trú không định cư thì họ có thể lưu lại Mỹ.
    Bao nhiêu người có visa du học tại Mỹ?
    Dù DHS chưa công bố con số trong năm 2019 và 2020, số liệu của VOA có được cho thấy càng ngày càng có thêm nhiều sinh viên quốc tế đến Mỹ theo đuổi các chương trình giáo dục bậc cao hơn là các mục đích khác. Tuy nhiên trong năm thứ hai liên tiếp sau nhiều thập niên gia tăng, số này đang chựng lại và sụt giảm mạnh từ một số nước.
    Du học sinh ghi tên vào các đại học Mỹ sụt giảm
    Phúc trình hàng năm của tổ chức Open Doors về sinh viên quốc tế tại Mỹ cho thấy có sự gia tăng tổng số sinh viên quốc tế so với năm trước, nhưng sụt giảm con số sinh viên ghi danh mới.
    Phúc trình được soạn thảo bởi Viện Giáo dục Quốc tế cùng với Bộ Ngoại giao Mỹ nói về niên khóa 2018-2019 được công bố vào tháng 11/2019 cho thấy con số sinh viên quốc tế ghi danh các chương trình giáo dục bậc cao là 1.095.299 trên tổng số 19.828.000 sinh viên tại Mỹ.
    Như vậy sinh viên quốc tế chiếm 5,5% tổng số sinh viên đại học tại Mỹ. Con số này cho thấy có sự gia tăng nhẹ số sinh viên quốc tế ghi danh, tăng 0,05% so với năm trước, nhưng con số sinh viên quốc tế mới ghi danh giảm 0,9%.
    Có chi phí phát sinh nào?
    Qui định cho thấy Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan đang “trong tiến trình đánh giá chi phí và lợi ích cho các thực thể và cá nhân được quy định, cũng như chi phí và lợi ích cho công chúng.”
    Tuy nhiên bài báo của Forbes nghi ngờ về việc làm cách nào chính phủ Mỹ có thể giải quyết thêm các đơn từ xin chấp thuận từng giai đoạn một của các du học sinh. Theo cuộc nghiên cứu của Hiệp hội Luật sư Di trú Hoa Kỳ (ALLA), USCIS “đang cứu xét các hồ sơ đơn từ ở mức độ càng ngày càng chậm và không chấp nhận được.”

    Ba mươi tỉnh/thành tại VN quyết định cho học sinh đi học trong tình hình dịch Covid-19

    Hình minh họa. Giáo viên và học sinh đeo khẩu trang trong lớp ở trường cấp hai Định Công, Hà Nội, hôm 31/1/2020
    Hình minh họa. Giáo viên và học sinh đeo khẩu trang trong lớp ở trường cấp hai Định Công, Hà Nội, hôm 31/1/2020
    AP
    30 tỉnh, thành phố tại Việt Nam đã quyết định cho học sinh trở lại trường từ ngày 17/2, sau đợt nghỉ để phòng dịch virus Covid-19.
    Đó là số liệu báo trong nước cho biết theo thống kê đến ngày 14/2/2020. Tuy nhiên, tỉnh Vĩnh Phúc, nơi hiện có 11 người bị xác định nhiễm virus corona Covid-19 sẽ tiếp tục cho học sinh nghỉ đến ngày 22/2.
    Các tỉnh, thành quyết định cho học sinh quay trở lại trường là: Thừa Thiên-Huế, Phú Yên, Long An, Tiền Giang, Quảng Nam, Cà Mau, Đồng Nai, Sóc Trăng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Tây Ninh, Hậu Giang, Bình Phước, Cần Thơ, Hà Nam, Đà Nẵng, Yên Bái, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, An Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hưng Yên, Điện Biên, Kiên Giang, Lào Cai, Nam Định.
    Ngoài ra, nhiều trường Đại học cũng đã có quyết định cho sinh viên trở lại trường từ 17/2 như ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM...
    Tuy nhiên, một số trường cao đẳng và đại học vẫn tiếp túc cho sinh viên nghỉ thêm một tuần hoặc nghỉ tới đầu tháng 3 như Học viện Tòa án, Trường ĐH Luật TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, Trường CĐ Cao Thắng.
    Vào sáng ngày 14 tháng 2, tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ Đạo Quốc gia Phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Covid-19 gây nên, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, cho biết ông đã yêu cầu Bộ Giáo dục- Đào tạo khẩn trương có hướng dẫn chi tiết, dễ hiểu để các cấp, nhà trường, giáo viên, học sinh, phụ huynh thực hiện những biện pháp bảo đảm an toàn sức khỏe khi học sinh đến lớp.
    Ý kiến (0)

    Nước mặn đã xâm nhập đến 13 tỉnh, thành Đồng Bằng Sông Cửu Long

    Hàng chục ngàn hộ dân ở ĐBSCL đang gặp khó khăn do hạn mặn
    Hàng chục ngàn hộ dân ở ĐBSCL đang gặp khó khăn do hạn mặn
    Courtesy of Congthuong.vn
    Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn (BCH) tại thành phố Cần Thơ cho biết hôm 14/2 là 13 tỉnh, thành ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bị nước biển xâm nhập, sớm hơn một tháng so với đợt xâm nhập mặn lịch sử năm 2016.
    Cụ thể, BCH thông báo độ mặn 3.5%0 đã lên đến rạch Cái Cui –điểm giáp ranh với tỉnh Hậu Giang, thuộc Phường Tân Phú, Quận Cái Răng, và đã xâm nhập vào các kênh rạch nội đồng ven sông Hậu.
    Trước đó, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã thông báo nguồn nước đổ về đồng bằng sông cửu long (ĐBSCL) mùa khô năm 2019-2020 sẽ thấp hơn so với những năm trước. Đồng thời, các đập thủy điện Trung Quốc xả thấp, nguồn nước về thấp do đó Viện dự báo mặn sẽ thâm nhập sâu tại ĐBSCL trong tháng 2/2020.
    Để đối phó với tình hình trên, BCH Cần Thơ đề nghị các địa phương hướng dẫn người dân lấy nước sinh hoạt, sản xuất phù hợp để không ảnh hưởng đến đời sống.
    Ông Nguyễn Ngọc Hè, Giám đốc Sở NN-PTNT Cần Thơ cho biết dự báo đến ngày 16/2 xâm nhập mặn trên sông Hậu sẽ đạt mức cao.
    Theo truyền thông trong nước loan tin, hiện hạn hán và xâm nhập mặn đang gây thiếu nước nghiêm trọng ở 13 tỉnh, thành ĐBSCL, khiến 3.600 héc ta lúa ở huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng có nguy cơ mất trắng; 26 ngàn hộ dân ở tỉnh này cũng đang thiếu nước sạch sử dụng.
    Tại Trà Vinh hơn 10,000 hecta lúa đông xuân thiếu nước tưới, khả năng mất trắng 50%. Tỉnh Bến Tre cũng đang bị nước mặn xâm nhập khiến hoạt động sản xuất và đời sống người dân bị ảnh hưởng nặng.
    Được biết, hiện chỉ còn tỉnh Đồng Tháp chưa bị nước mặn xâm nhập.
    Nguyên nhân được xác nhận là do đầu tháng 2 lượng nước sông Mekong về ĐBSCL thấp hơn trung bình nhiều năm, cộng với triều cường và gió mùa đông bắc làm cho độ mặn trên các sông Tây Nam Bộ lên cao.
    Cũng trong ngày 14/2, trước tình trạng nước mặn từ cửa sông thuộc hệ thống sông Tiền và Hàm Luông lấn sâu đe dọa vùng trồng cây ăn trái của Cai Lậy, UBND huyện Cai Lậy, Tiền Giang đã quyết định đầu tư khẩn cấp 7,6 tỷ đồng cho các xã thi công khẩn cấp công trình phòng, chống xâm nhập mặn.