Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Showing posts with label BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 272. Show all posts
Showing posts with label BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 272. Show all posts

Tuesday, 29 November 2016

GẠO THÁI LAN - BẢN ĐỒ HOÀNG TRƯỜNG SA - NGƯỜI VIỆT CÔNG

Friday, July 26, 2013

VỀ GẠO THÁI LAN NHIỄM ĐỘC


Thái Lan: lo ngại gạo nhiễm độc 
 Thứ Sáu,  19/7/2013, 16:11 (GMT+7)
 Phóng to Thu nhỏ Add to Favorites In bài Gửi cho bạn bè
  

(TBKTSG Online) - Một tổ chức bảo vệ người tiêu dùng tiết lộ rằng một số bao gạo của Thái Lan bị nhiễm chất methyl bromide với liều lượng cao. Phát hiện này buộc các quan chức y tế phải nhanh chóng kiểm soát việc sử dụng hóa chất bảo quản gạo, khôi phục lòng tin của người dân vào các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của nước này. Methyl bromide là một loại thuốc diệt côn trùng, có tác dụng diệt các loại “mọt” ăn gạo.
Báo The Nation (Thái Lan) hôm qua 18-7 cho biết, thứ Sáu tuần trước Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Thái Lan (FDA) đã thu thập mẫu gạo hiệu Ko-ko để xét nghiệm hóa chất nông nghiệp và chất methyl bromide; hôm thứ Hai, kết quả xét nghiệm cho thấy mỗi ki lô gam gạo có chứa 94,2 miligram chất methyl bromide, cao gấp nhiều lần mức cho phép của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO).
Tuy nhiên, kết quả này do Quỹ vì Người tiêu dùng Thái Lan (FC) công bố trong khi FDA vẫn im lặng khiến người ta nghi ngờ chính phủ đang giấu giếm điều gì đó.
Trước phản ứng của dư luận, FDA đã ra lệnh cho công ty Siam Grains thu hồi các bao gạo mang thương hiệu Ko-ko và Siam Grains ra khỏi các siêu thị và yêu cầu Bộ y tế ban hành quy định hạn chế sử dụng ba loại hóa chất nguy hiểm, gồm methyl bromide, hydrogen phosphide và sulfuryl fluoride trong sản phẩm gạo. Đây là lần đầu tiên Thái Lan kiểm soát việc sử dụng hóa chất trong chế biến gạo.
FDA cũng sẽ yêu cầu các doanh nghiệp chế biến gạo tuân thủ các nguyên tắc thực hành sản xuất tốt (GMP), bảo đảm sự sạch sẽ của quy trình sản xuất, đóng gói gạo trước khi đưa ra thị trường. Bộ trưởng y tế Pradit Sintavanarong hôm qua đưa ra cam kết: “Trong vòng 5 tháng, chúng tôi sẽ thúc giục các doanh nghiệp gạo nhanh chóng điều chỉnh quy trình sản xuất”.
Ông bộ trưởng y tế cũng cho biết, từ ngày 1-1 năm tới, mọi bao gạo xuất xưởng đều phải phù hợp với tiêu chuẩn GMP và việc sử dụng chất methyl bromide sẽ bị cấm triệt để trong vòng 2 năm nữa.
Tổng thư ký FDA, tiến sĩ Boonchai Somboonsook nói rằng cơ quan của ông đang kiểm tra quy trình sản xuất của công ty chế biến gạo và yêu cầu thu hồi các bao gạo đang bày bán cho đến khi cuộc điều tra kết thúc. Bộ Nông nghiệp Thái Lan cũng đang thu thập và xét nghiệm mẫu gạo Ko-ko của công ty Siam Grains để đối chứng với kết quả xét nghiệm do FC đưa ra.
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra hôm qua nói rằng, các tổ chức khác nhau có những tiêu chuẩn khác nhau về dư lượng hóa chất trong gạo, và tuyên bố chính phủ của bà sẵn sàng trả lời các mối lo ngại của người dân. Trả lời câu hỏi của phóng viên, liệu tin gạo nhiễm độc có ảnh hưởng tới việc xuất khẩu gạo hay không, bà Yingluck nói mọi người không nên “vơ đũa của nắm”.
(theo The Nation)

Thái Lan bác thông tin gạo thành phẩm bị nhiễm độc



Thứ Bảy, 20/07/2013 19:01 | In bài viết

Gạo Thái Lan đóng gói bị yêu cầu điều tra

Ngày 20/7, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã chính thức bác bỏ thông tin trước đó nói rằng sản phẩm gạo đóng gói của nước này có chứa methyl bromide, một loại hóa chất thường được sử dụng để diệt mối mọt.

 
 
Bà Yingluck cùng một số quan chức ăn cơm để chứng minh rằng gạo Thái không bị nhiễm độc - Nguồn: thailandnewsworth
Phát biểu trên truyền hình quốc gia, bà Yingluck khẳng định gạo Thái Lan không có vấn đề như thông tin đã đưa. Bà cũng cho biết đã chỉ đạo kiểm tra chất lượng gạo thành phẩm nhằm xoa dịu lo ngại của người tiêu dùng.


Trong trường hợp phát hiện gạo có chất hóa học, Thái Lan sẽ cho điều tra tổng thể quy trình sản xuất để xác minh xem gạo bị nhiễm độc trong công đoạn xay xát, đóng gói hay vận chuyển.

Bà Yingluck cam kết chính phủ sẽ cung cấp thông tin rõ ràng về kết quả kiểm tra, đồng thời chỉ đạo Bộ Y tế giám sát chặt chẽ chất lượng gạo.

Trước đó, Quỹ vì người tiêu dùng Thái Lan đã kêu gọi chính phủ nước này điều tra sản phẩm gạo đóng gói sau khi phát hiện có tới 74% mẫu gạo xét nghiệm chứa methyl bromide.

Quỹ này cho biết trong 46 mẫu thu thập ngẫu nhiên của 36 nhãn hiệu gạo đóng gói tại các cửa hàng bán lẻ và siêu thị từ ngày 19-27/6, có tới 34 mẫu chứa chất methyl bromide, trong đó 1 mẫu có dư lượng 67,4 mg/kg, vượt quá mức an toàn 50mg/kg theo tiêu chuẩn của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO).

Sau khi có các thông tin trên, đích thân Thủ tướng Yingluck đã thị sát một nhà máy sản xuất gạo của Tập đoàn CP ở tỉnh miền Trung Ayutthaya, nơi sản xuất và phân phối gạo mang thương hiệu Royal Umbrella nổi tiếng của Thái Lan.

Trong chuyến thị sát, nữ Thủ tướng Thái Lan đã trực tiếp giám sát toàn bộ quy trình sản xuất gạo, từ khâu xay xát, lưu kho, kiểm tra, đóng gói đến phân phối. Bà Yingluck cho biết quy trình sản xuất này đáp ứng mọi tiêu chuẩn an toàn và chất lượng của Thái Lan.

CP là tập đoàn sản xuất gạo hàng đầu của Thái Lan. CP cho biết việc gạo Royal Umbrella bị nghi ngờ nhiễm độc, không đáp ứng tiêu chuẩn đã làm suy giảm lòng tin của người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với thương hiệu gạo nổi tiếng này.


LINH THƯ * BẢN ĐỒ HOÀNG SA TRƯỜNG SA

Từ chuyện bộ bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa 13.000 USD

- 5 tháng vùi đầu vào mạng ebay, kỹ sư Việt kiều bất ngờ về kho bản đồ cổ của phương Tây và Trung Quốc, cho thấy cực nam của quốc gia này chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam…


5 tháng nửa cuối năm 2012, Trần Thắng vùi đầu vào máy tính trong phòng làm việc ở Mỹ. Không phải tìm kiếm, nghiên cứu thông tin cho công việc liên quan sản xuất động cơ máy bay mà anh đang làm cho hãng Pratt&Whitney của Mỹ. Mà để… mua bản đồ.
Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, Trung Quốc

Một cuốn atlas do Trung Quốc xuất bản, trong đó chỉ rõ cực nam của nước này là đảo Hải Nam
Trong chừng đó thời gian, kỹ sư cơ khí Việt kiều Mỹ này “vét” được 150 bản đồ xịn nhất từ những nhà sưu tập bản đồ cổ khắp nơi trên thế giới bán trên mạng ebay. Anh tự hào về thành quả: 150 bản đồ kéo dài khoảng 400 năm từ 1618 đến 2008, gồm trên 100 nhà xuất bản từ 7 quốc gia: Hà Lan, Anh, Pháp, Đức, Ý, Mỹ và Nga. Trong 100 bản đồ cổ về lãnh thổ Trung Quốc chào bán, anh mua được 80 chiếc.

Bản đồ vẽ Hoàng Sa của Việt Nam có 70 cái, anh mua được 50 và sở hữu 3 cuốn atlas (tập bản đồ chính thức) do các nhà nước Trung Quốc xuất bản trong các năm 1908, 1919 và 1933.
Ý tưởng tìm mua bản đồ cổ của phương Tây và cả Trung Quốc về lãnh thổ Trung Quốc như những bằng chứng xác thực chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc chủ quyền của nước này đến bất ngờ với kỹ sư Việt kiều này.


Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, Trung Quốc
Trần Thắng - nhà sưu tầm bản đồ cổ về chủ quyền Việt Nam

 
Cuối tháng 7/2012, khi đọc tin trên mạng TS Mai Hồng tặng bản đồ cổ của Trung Quốc mà ông sưu tầm được cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, anh đã thử vào ebay và bất ngờ thấy kho bản đồ cổ về lãnh thổ Trung Quốc rất phong phú.
Bất ngờ nữa, những bản đồ này đều vẽ cương giới cực nam của quốc gia này chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam, mà không hề nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam như nước này luôn tự nhận chủ quyền đầy phi lý. Trong số đó có những bản đồ hiếm như hai cuốn atlas 1919 và 1933 mà Trần Thắng đồ rằng “chưa chắc có ở Trung Quốc”.

Có một chuyện vui là người bán cuốn atlas 1919 ở Ba Lan cho anh đã sưu tầm và sở hữu nó 10 năm. Anh là người đầu tiên hỏi mua cuốn này. Họ hét giá 10.000 USD do giá trị cổ. “Thấy mắc quá nhưng nếu mình không mua thì có thể họ lại bán cho ai đó ở Trung Quốc. Vậy là tôi nhờ người ta để dành để kiếm đủ tiền thì mua đứt. Hay như cuốn atlas 1933 rao bán ở Đài Loan, vừa đến New York hai tuần tôi tình cờ biết được và tới mua ngay” - Trần Thắng kể.
Giá trị nhất trong 150 bản đồ lẻ là bản đồ về Năng lượng khí đốt và tài nguyên của lãnh thổ Trung Quốc, do Cục Môi trường và Bộ Nội vụ Mỹ phát hành năm 1975.


Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, Trung Quốc
Bản đồ giá trị nhất trong bộ sưu tập 150 bản đồ do Việt kiều Trần Thắng tặng

Thời điểm đó, Mỹ đến Trung Quốc nghiên cứu thời kỳ phát triển công nghiệp, bản đồ này ghi tất cả các nguồn khoáng sản, nguồn năng lượng đặt trên lãnh thổ Trung Quốc. Theo anh, bản đồ này có giá trị về mặt khoa học, pháp lý và lịch sử.

Tổng số tiền anh bỏ ra mua bản đồ 13.000 USD, trong đó 3.000 USD là của huyện Hoàng Sa quyên, 5.000 USD của bạn bè quyên và phần còn lại tiết kiệm từ thu nhập cá nhân. Hòm hòm kho bản đồ, anh liên lạc với giới nghiên cứu ở Việt Nam để tặng toàn bộ.

Toàn bộ 150 bản đồ, 3 cuốn atlas này sau khi được các nhà nghiên cứu thẩm định giá trị đã được Bộ Thông tin và Truyền thông gom như một phần tư liệu cho cuộc trưng bày tài liệu, thư tịch cổ liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa lớn nhất từ trước đến nay, đang trưng bày tại triển lãm của Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam ở Hà Nội.

Tư liệu phong phú
Tại cuộc triển lãm, các nguồn bản đồ và tư liệu Việt Nam, Trung Quốc và phương Tây được đặt cùng nhau dễ dàng có thể kiểm chứng, làm tăng thêm giá trị, độ chuẩn xác.

Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, Trung Quốc

 
Các tư liệu cho thấy các nhà nước Việt Nam, từ thời kỳ phong kiến, trải qua nhiều thập kỷ bị đô hộ, xâm lược, đến nay đã khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đó là một quá trình liên tục, lâu dài, diễn ra trong hòa bình, được ghi nhận trong nhiều nguồn sử liệu của Việt Nam và các nước, đặc biệt là những tư liệu, bản đồ được biên soạn, xuất bản từ thế kỷ 16 đến nay ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

Theo GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam, bộ tư liệu về lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa hết sức phong phú, đa dạng. Trong đó, mảng tư liệu bản đồ và thư tịch cổ của phương Tây, tuy sưu tập chưa hết, cũng đã có đến vài trăm bản.

Ông Ngọc kể trong một chuyến công tác tại Pháp, ông từng chụp được hơn 100 bản đồ có liên quan đến việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo để nghiên cứu, do thiếu kinh phí chưa mua đứt được. Ông hy vọng trong thời gian sớm nhất Nhà nước có thể mua lại để có thể tham khảo, thẩm định và đưa ra trưng bày cho công chúng.

TS Trần Đức Anh Sơn, Viện phó Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng kể, sau khi kỹ sư Việt kiều Trần Thắng liên hệ với anh để đưa bộ sưu tầm bản đồ, tư liệu về Việt Nam, các kiều bào ở Hà Lan, Đức cũng gửi bản đồ về.

Có lẽ với các nhà nghiên cứu Việt Nam, điều thiếu nhất không phải là nguồn tư liệu, thư tịch ở cả trong và ngoài nước. Vấn đề lớn là thời gian. Thời gian để sưu tầm và thẩm định vì nguồn tư liệu quá phong phú.

Bộ Thông tin và Truyền thông, cùng các cơ quan chức năng sẽ đưa các bản sao về đầu mối và đặt trong tổng thể để đánh giá đầy đủ các giá trị, nghiên cứu và giám định.
Bộ cũng sẽ sớm hoàn thành “mềm hóa” bộ tư liệu, thư tịch, bản đồ về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này dưới dạng CD để làm tài liệu bỏ túi cho bất cứ người dân, cơ quan, tổ chức ban ngành nào có thể sử dụng. Một số hình ảnh tại triển lãm:
Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, Trung Quốc
Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, Trung Quốc
Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, Trung Quốc
Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, Trung Quốc
Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, Trung Quốc
Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, Trung Quốc 
Linh Thư - Hồng Nhì- Ảnh: Lê Anh Dũng

BIẾT MẤY TỰ HÀO VIỆT NAM TỔ QUỐC TA

Hãnh Diện Là Người CHXHCN VN ?


Người Việt XHCN thông minh, chăm chỉ và anh hùng, thế bạn có hãnh diện là người XHCN Việt Nam không?”
(Câu hỏi của báo Thanh Niên trong nước)

Ở Malaysia
Trong bài “Ðêm Của Những Cánh Bướm Việt Ở Malaysia” đăng trên nhật báo Người Việt (2009) trước đây, ký giả Ðông Bàn đã vô tình nhắc lại câu nói của giới taxi Kuala Lumpur, “Con gái Việt Nam đẹp lắm!”. Thủy, một “cánh bướm đêm” tại Beach Club đã cay đắng hỏi lại những người ký giả cùng quê hương với cô: “Người ta nói vậy, các anh có hãnh diện không?”
Beach club Kuala Lumpur - “Toàn là mấy cô Việt Nam. Rẻ lắm!”

Câu trả lời tất nhiên là không! Ai lại hãnh diện khi có đồng bào, con em của mình, dù được khen là đẹp phải thất thân đi làm gái mại dâm. Không những được khen đẹp lắm, mà dân địa phương còn một “lắm” nữa, khi nói: “Con gái Việt Nam rẻ lắm!”
Khi Ðông Bàn đang đứng trên đất Malaysia, hẳn ông không thể nào hãnh diện là người XHCN Việt Nam.
Ở Ðài Loan.
Chúng ta cũng không hãnh diện là người XHCN Việt Nam, nếu chúng ta đang ở Ðài Loan.
Theo số liệu thống kê kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người Ðài Loan trong 14 năm (1995-2008) đã có 117,679 trường hợp, chiếm 82% tổng số phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. Trong một đảo quốc nhỏ như Ðài Loan đã có hơn 10,000 phụ nữ Việt bỏ xứ sang đây làm vợ người, dù hạnh phúc hay khốn khổ, thì cũng vì thân phận nghèo đói, tương lai mờ mịt, có vinh dự gì cho đất nước khi đàn bà phải ly hương, với những cuộc hôn nhân không tình yêu chỉ vì đồng tiền. Ðiều khốn nạn nhất là trong tâm ý của người dân đồng bằng Cửu Long, “lấy chồng Ðài Loan” là chuyện mơ ước của tất cả mọi người. Một đôi vợ chồng đem con gái về thăm quê được một người bà con buột miệng khen: “Úi, con bé này ngộ quá, lớn chút nữa lấy chồng Ðài Loan được à nghen!”

quỳ hai giờ cúi lạy bàn thờ chó để tạ tội

Cũng ở Ðài Loan, năm người lao động Việt Nam làm thuê ở một công ty thủy sản địa phương đã hợp lực khiêng lồng đi bắt hai con chó của dân địa phương bỏ vào bao tải, dìm xuống biển cho chết, sau đó mang lên làm thịt.
Ngoài việc phải quỳ hai giờ cúi lạy bàn thờ chó để tạ tội và để quần chúng giảm cơn thịnh nộ, năm người lao động Việt Nam này còn bị phạt 10,000 tiền Ðài Loan.
Ở Nhật.
Câu trả lời cũng là không, nếu chúng ta đang ở Nhật.


Trên nhiều diễn đàn của Nhật, nhiều người Nhật “cực đoan” kêu gọi tẩy chay người Việt XHCN, đuổi hết người Việt XHCN về nước, cắt vĩnh viễn các khoản viện trợ cho CS Việt Nam. Có người so sánh viện trợ cho CS Việt Nam uổng hơn là đổ tiền vào... cống, bởi tiền thuế của họ đang được dùng để nuôi bọn “dòi bọ” ở Việt Nam, sau những vụ: PCP, một tập đoàn cung cấp dịch vụ của Nhật bị CS Việt Nam đòi hối lộ 15% để được trúng thầu các dự án dùng tiền viện trợ của Nhật tại Việt Nam; Nhân viên, tiếp viên hàng không và phi công Vietnam Airlines, tổ chức đánh cắp hàng hóa trong các siêu thị Nhật để vận chuyển hàng gian về tiêu thụ tại Việt Nam; Các tu sinh Việt Nam trước khi sang Nhật đã bị các doanh nghiệp xuất khẩu lao động CSVN bóc lột thậm tệ; Lãnh sự quán CS Việt Nam ở Nhật tại Osaka tổ chức bán giấy thông hành CHXHCN Việt Nam.
Trong một số siêu thị tại Nhật, có bảng cảnh cáo dành cho người Việt XHCN về chuyện ăn cắp vặt sẽ bị vào tù! Bức ảnh đã làm rộ lên tin đồn về nạn ăn cắp vặt của người Việt XHCN ở bên Nhật. Nhiều người cho rằng, người Việt XHCN đã để lại ấn tượng xấu xa trong mắt người Nhật khi xuất ngoại sang đất nước của họ.
Ở Singapore.
Câu trả lời cũng là không, nếu chúng ta đang ở Singapore.

Trang mạng với tên gọi là Craigslist có mặt tại Singapore đưa thông tin rằng khách hàng có thể lựa chọn “gái Việt còn trinh,” giá khoảng $3,000 một tuần, ngay tại sân bay, khách sạn hoặc bất cứ nơi nào khách hàng yêu cầu. Tình trạng các cô gái Việt Nam bán trinh tại Singapore dường như công khai, ai cũng hay biết. Cảnh sát Singapore cho biết, hầu hết các cô gái Việt còn trinh đều ở độ tuổi từ 16 đến 17, đến và “làm việc” qua nhân vật trung gian, và năm ngoái, tại đây, một cô gái Việt Nam 17 tuổi cũng đã rao bán trinh tiết với giá $1,500!
Ở Nga.
Câu trả lời cũng là không, nếu chúng ta đang ở Nga.
Cảnh ‘trại nô lệ’ người Việt XHCN ở Moscow. Ảnh: BBC
Các đường dây buôn người đưa hàng nghìn phụ nữ Việt Nam vào các nhà chứa Nga, nhưng Ðại Sứ Quán Việt Nam tại Nga từ chối trả lời câu hỏi của BBC cho rằng cơ quan này không có thẩm quyền để nói về việc này. Theo Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Thắng: “Trong tất cả các trường hợp ở Nga này, thủ phạm là những người Việt XHCN được bao che bởi một số giới chức ở Tòa Ðại Sứ Việt Nam ở Nga, thậm chí họ thành Hiệp Hội May Dệt dưới sự bảo trợ của Tòa Ðại Sứ CS Việt Nam.”
Cảnh sát Nga vừa khám phá một xưởng may “đen” dưới lòng đất tại khu chợ Cherkizov ở thủ đô Moscow, bắt hằng trăm di dân lậu Việt Nam. Nạn buôn lậu của người Việt XHCN tại Nga là chuyện xảy ra hằng ngày, có lẽ bởi nguyên nhân trong 80,000 người Việt XHCN ở Nga đã có 80% làm nghề buôn bán, phần lớn là chợ trời, mánh mung.
Ở Ba Lan:
Cầm quyền Hà Nội và nhân viên Tòa Ðại Sứ Việt Nam tại Warsaw là một băng nhóm tội phạm có tổ chức, một hệ thống Mafia.” (Ðài báo Weltspiegel Ðức)
Còn nhiều nữa, Ở Âu Châu : Anh, Pháp, Đức v.v. Bọn CA Vc có sự « nhúng tay » của sứ quán vẹm, tổ chức buôn người, trồng cần sa, gái điếm Việt …


Câu trả lời là không, ở mọi nơi trên thế giới.
 
Trên VietNamNet, người Việt XHCN sinh sống ở Nhật, ở Nga, ở Anh, ở Úc, ở Nam Phi, ở Mozambique và ngay cả ở California, đã trình bày những những mẩu chuyện về người Việt XHCN đọc xong chỉ muốn “độn thổ,” với bao nhiêu thói hư, tật xấu khác của người Việt XHCN từ trong nước đến như trộm cắp, gian dối, đái bậy, khạc nhổ, vứt rác bừa bãi, ăn uống thô tục, tranh giành, chen lấn nơi công cộng, không biết nói cảm ơn, xin lỗi khi cần. Nói về chuyện ăn cắp và ăn cắp vặt thì Việt Nam chắc hẳn bỏ xa đàn anh Trung Quốc. Ngay cả cuộn giấy đi cầu trong khách sạn, khách người Việt XHCN cũng không tha.
Một người Việt làm nghề thông dịch cho tòa án và cảnh sát ở Úc, cho biết phần lớn thủ phạm ăn cắp trong siêu thị và trồng cần sa trong nhà là những người mới định cư, đặc biệt những người từ Bắc CS Việt Nam và du học sinh. Mỗi lần người này đi dịch là anh ta khổ tâm vì cảm thấy nhục nhã cho dân tộc mình.
Trong khi trao đổi chuyện này với một phụ nữ trong nước, bà này đã viết cho chúng tôi: “Năm 2008 vào dịp Tết Nguyên Ðán, tôi được con trai cho di du lịch Doha (Qatar,) sẵn dịp công ty của con bảo lãnh qua chơi Dubai. Nhưng đến chiều về lại Doha thì bị giữ lại phi trường vì nghe nói có chuyện gì xảy ra ở một siêu thị mà có người Việt mình dính vô. Trong khi cả đoàn ‘check in’ thì riêng tôi bị giữ lại vì mang passport CHXHCN Việt Nam. Mang hộ chiếu CHXHCN Việt Nam đi nước ngoài buồn lắm ông ơi!!!”
Lâu nay, người ta nhắc đến hai chữ Việt Nam hơi nhiều, không phải vì “tiếng tăm” mà vì “tai tiếng!”
Như vậy cũng không nên trách câu phát biểu của Ðức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt : “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu CHXHCN Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế.”
Nhân câu nói này, các cơ quan truyền thông tại CHXHCNViệt Nam đã chỉ trích, lên án ông và đặt câu hỏi về lòng yêu nước của ông.
Tôi thì nghĩ khác, vì yêu nước nên ông Ngô Quang Kiệt mới cảm thấy nhục nhã. Tôi cũng không hãnh diện lắm về chuyện làm người CHXHCN Việt Nam, nhưng không phải như vậy là tôi không yêu nước, mà có thể vì lòng yêu nước, biết đâu có tác giả sẽ cho ra đời một cuốn sách mang tên “Người Việt Nam Xấu Xa”.
Chúng ta đang nói chuyện người Việt XHCN dưới chế độ Cộng Sản. Ðể công bằng chúng ta nên có thêm một cái nhìn về người Việt Nam ở Mỹ. Ngoài những chuyện được đề cao là làm “vẻ vang dân tộc Việt,” không có gì hơn là xin trích dẫn lời của ông Nguyễn Hữu Hanh, cựu thống đốc ngân hàng VNCH:
“Những năm tiếp theo đó ở nước Mỹ, tôi lại càng thêm ngao ngán và tuyệt vọng. Ngoài một số thành tích sáng chói của sinh viên Việt Nam và một vài thành công đáng kể của các chuyên gia Việt Nam trẻ tuổi, thì cộng đồng người Việt di tản đã gây nên tai tiếng xấu xa trong cái xã hội đã dung dưỡng họ: Bên cạnh những người đang cố gắng làm lụng để nuôi nấng con cái, một số người di tản lại đem qua đây những thói xấu cũ, lừa đảo và chôm chỉa bất cứ khi nào có dịp. Không phải chỉ có những người nghèo khổ phải sống bằng tiền trợ cấp, mà cả những tầng lớp trên (bác sĩ, dược sĩ, những người môi giới cổ phần, mua bán bất động sản, v.v.). Một ngày nọ tại Westminster, bang California, người ta trông thấy 80 vị bác sĩ và dược sĩ Việt Nam bị còng tay dẫn đi sau một toán cảnh sát Mỹ. Xấu hổ thay cho cộng đồng người Việt chúng ta ở đây, và xấu hổ lây cho cả quê hương đất nước chúng ta bên kia nữa!” (“Lời Nói Ðầu” - “Làm việc với các nhân vật danh tiếng thế giới” hồi ký, XB 2004.)
Như vậy, sau một người có tên tuổi trong nước là Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt cảm thấy “nhục nhã,” bây giờ một người ngoài nước, lại là một viên chức cao cấp của hai nền Cộng Hòa Việt Nam, cảm thấy “xấu hổ,” một phụ nữ bình thường thì than “buồn lắm!” Thế mà không biết sao thời “chống Mỹ” báo chí miền Bắc lại phịa ra câu chuyện một anh chàng “bá vơ” nào đó tuyên bố: “Mơ ước một buổi sáng thức dậy, thấy mình được trở thành một người... Việt Nam!”
Ông Nguyễn Hồi Thủ khi dịch cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí” đã có nhận xét: “Thường trong lịch sử Việt Nam vốn đã rất ít người thật tình có can đảm và trung thực để tìm hiểu, phê bình, những cái xấu, cái dở của dân tộc mình. Gần đây lại chỉ toàn thấy ca tụng đất nước rừng vàng biển bạc, con người cần cù, thông minh, cao cả, đẹp đẽ, kiên cường, anh hùng, trong sáng... Thậm chí lại có cả người lãnh đạo lấy tên giả viết sách để ca ngợi cá nhân mình, có cả nhà văn bịa tên một người nước ngoài để ca ngợi dân tộc mình.”
Một chuyến bay của Vietnam Airlines cất cánh tại phi trường Ðà Nẵng.
Nhân viên hãng này từng bị tố cáo đánh cắp hàng hóa trong các siêu thị Nhật vận chuyển về Việt Nam.
( HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)
Báo Thanh Niên trong nước đã đặt câu hỏi: “Người Việt XHCN thông minh, chăm chỉ và anh hùng, thế bạn có hãnh diện là người CHXHCN Việt Nam không?”
Thưa, các yếu tố thông minh, chăm chỉ và nhất là kiểu “ra ngõ là gặp anh hùng,” chưa đủ để tạo thành một con người tử tế và một đất nước tử tế để cho thế giới tôn trọng và yêu mến!


 

LIÊN HỘI NHÂN QUYỀN



Bn Tin Liên Hi Nhân Quyn Vit Nam Thy Sĩ
Văn Bút Quốc Tế đòi trả tự do tức khắc và vô điều kiện
cho nhà báo Điếu Cày bị biệt giam có thể chết vì tuyệt thực
          Trong một Thông cáo/Kháng thư phổ biến ngày 24 tháng 7 năm 2013 trên Mạng Lưới Hành Động Khẩn Cấp, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù bày tỏ mối quan tâm sâu xa về sự an toàn tính mạng của nhà báo và tác giả viết nhựt ký điện tử Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Theo nguồn tin gia đình, ông Điếu Cày đã tuyệt thực từ ngày 23 tháng 6 để phản đối những điều kiện giam nhốt vô cùng khắc nghiệt và nhứt là ông bị biệt giam vì ‘’vi phạm kỷ luật’’. Ông Điếu Cày đã bị phạt vì người trí thức yêu nước thương dân, quý trọng tự do, dân chủ và công bằng xã hội như ông nhứt quyết không chịu ký tên ‘’nhận tội’’. Ngày 20 tháng 7, bà Dương Thị Tân không được vào chỗ thăm tù. Chỉ có người con là Nguyễn Trí Dũng được vào nói chuyện với ông khoảng 5, 10 phút, dưới sự canh chừng của công an. Ông Nguyễn Trí Dũng không cầm được nước mắt khi nói với bà Dương Thị Tân: ‘’Con không nhận ra bố con, mẹ ơi !’’. Sức khỏe của ông Điếu Cày hầu như kiệt quệ. Ông ngồi không thể thẳng người lên được, hai tay ông phải chống để đỡ lấy cái đầu. Có hai người tù kè ông, không cho ông nói nhiều với con ông. Giọng ông thì thào nhưng cương quyết : ‘’Bố tuyệt thực’’. Cộng sản đã cố giấu tin ông Điếu Cày tuyệt thực mấy tuần qua. Theo bà Dương Thi Tân, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, bạn tù của Điếu Cày đã báo cho bà Nguyễn Thị Nga là vợ ông biết Điếu Cày tuyệt thực bốn tuần rồi. Công an đã bịt miệng không cho ông Nguyễn Xuân Nghĩa nói tiếp rồi kéo ông vào trại. Dường như bọn công an đã hành hung ông sau đó. Nhờ sự can đảm và tình bạn hữu của chồng bà mà bà Nguyễn Thị Nga đã có thể chuyển tin cộng sản cấm đó cho bà Dương Thị Tân.
         
Trong Thông cáo/Kháng thư, Văn Bút Quốc Tế đòi trả tự do cho nhà báo Điếu Cày, tức khắc và vô điều kiện, vì ông chỉ sử dụng quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm.
          Văn Bút Quốc Tế yêu cầu các văn thi hữu Văn Bút tận dụng tất cả những phương tiện kỷ thuật truyền thông đại chúng để
- bày tỏ mối quan tâm sâu xa về sức khỏe, sự an toàn nhân cách và thân thể của nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Phải nhấn mạnh rằng nhà báo tù nhân đang bị bệnh nặng vì là hậu quả của cuộc tuyệt thực, sự đối xử vô nhân đạo và không có đầy đủ sự chăm sóc y tế trong trại tù;
- thúc giục nhà cầm quyền cộng sản trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho nhà báo độc lập chỉ sử dụng quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm. Phải nhắc cho nhà cầm quyền cộng sản nhớ rằng khi giam nhốt ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, nhà nước cộng sản vi phạm không thể chối cãi Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà họ đã ký kết;
- đồng thời báo động công luận thế giới về thảm trạng có rất đông những nhà văn và nhà báo hiện đang bị câu lưu hoặc giam nhốt trong các trại tù ở Việt Nam. Những người cầm bút đó đều bị bắt giữ chỉ vì phát biểu và thể hiện quan điểm một cách ôn hòa, và
- trên quan điểm đó, đòi nhà nước cộng sản phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho tất cả những nạn nhân của chính sách đàn áp và cầm tù.
Thông Cáo/Kháng Thư Anh ngữ của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù
PEN_INTERNATIONAL_LOGO_BLACKPEN International – Writers in Prison Committee
RAPID ACTION NETWORK
        24 July 2013                                                                                                 RAN 27/13
VIET NAM: Journalist and blogger Dieu Cay ill-treated; fears for safety.
PEN International is gravely concerned for the health of blogger Nguyen Van Hai (aka Dieu Cay), who has been on hunger strike since 23 June 2013 in protest at his detention conditions. He is held in solitary confinement without access to family visits. Nguyen Van Hai who wrote articles and blogs critical of the authorities is serving a 12-year sentence for “conducting propaganda against the state’.  PEN calls for his immediate and unconditional release, as he is held solely for peacefully expressing his opinions and on humanitarian grounds.
        TAKE ACTION: Share on FaceBook, Twitter and other social media
Please send appeals:
- Expressing grave concern for the health and safety of blogger Nguyen Van Hai, who is reported to be seriously ill as a result of a hunger strike, poor treatment and lack of medical care in detention;
- Calling for his immediate and unconditional release as he is held solely for peacefully expressing his opinions, in violation of Article 19 of the International Covenant of Civil and Political Rights (ICCPR) to which Vietnam is a state party, and on humanitarian grounds.
- Expressing alarm at the large number of writers and journalists currently detained or imprisoned in Vietnam for the peaceful expression of their views, and calling for the immediate and unconditional release anyone held solely for such reasons.
Appeals to be sent to: H.E. Truong Tan Sang, President of the Socialist Republic of Vietnam,c/o Ministry of Foreign Affairs Hanoi Vietnam.
Please note that there are no fax numbers available for the Vietnamese authorities, so you may wish to ask the diplomatic representative for Viet Nam in your country to forward your appeals. It would also be advantageous to ask your country’s diplomatic representatives in Viet Nam to intervene in the case.
For some Vietnamese embassies in the world: http://www.embassiesabroad.com/embassies-of/Vietnam - - Please send appeals immediately. Check with PEN International if sending appeals after 20 August 2013.
Background Information
According to PEN’s information, Nguyen Van Hai has been on hunger strike in prison for the past 30 days in protest against the adverse conditions and treatment he and his fellow inmates are receiving from the jail guards and officers inside Prison Camp No. 6 in Thanh Chuong District, Nghe An Province in Central Viet Nam. Dieu Cay has been held at 10 different prisons and camps since his arrest in October 2008. His current prison camp is very far from his family home, making visits very difficult.
On 16 July 2013, a family member attempted a monthly visit, but was told that Nguyen Van Hai was being punished for “disturbing order” and was not allowed visits. He was also said to have been on hunger strike since mid-June 2013, and to have been held in solitary confinement for three months and denied medical care.  Nguyen Van Hai’s family is gravely concerned for his health and safety. His previous hunger strike in 2012, also conducted in protest against the inhumane detention conditions, lasted about 28 days and almost killed him due to the adverse effects on his organs. Prison Camp No. 6 has no adequate medical facilities, and it is situated in a remote, mountainous region some 70 kilometres from Vinh, the nearest town. If Nguyen Van Hai’s health suffers as a result of a prolonged hunger strike, he would not have access to urgent medical treatment.
Nguyen Van Hai (aka Nguyen Hoang Hai/Dieu Cay), prominent blogger and founder of the “Club of Free Journalists of Viet Nam”, who is well-known for his online writings calling for greater respect for human rights and democratic reforms, has been continuously detained since 19 April 2008. He was first convicted in 2009 on trumped-up charges of “tax evasion” after a manifestly unfair and closed trial. Instead of being released upon completing his sentence in 2010, Mr. Dieu Cay was charged with a second offence of “conducting propaganda against the Socialist Republic of Vietnam” (Article 88 of the Criminal Code) based on his online writings for the Free Journalist Network in Viet Nam, published prior to his arrest in 2008. Article 88 is among several repressive provisions in Vietnamese law that are routinely used to criminalise free speech and imprison peaceful dissidents. He was detained incommunicado for over a year. Nguyen Van Hai is an honorary member of PEN Canada.
PEN International – Writers in Prison Committee .
Brownlow House 50-51 High Holborn London WC1V 6ER.
Tel.+44 (0)20 7405 0338 Fax: +44 (0)20 7405 0339
_______________________________________________________________
Nhắc lại, ông Nguyễn Văn Hải sinh năm 1953, bút hiệu Hoàng Hải và bút ký điện tử Điếu Cày, nhà báo độc lập và tác giả nhựt ký điện tử. Ông, bị bắt ngày 20 tháng 4 năm 2008 về cái gọi là ‘’tội danh trốn thuế’’ và bị kết án 2 năm 6 tháng tù ngày 10 tháng 9 năm 2008. Nhưng trong Kháng thư ngày 23 tháng 9 năm 2008 (RAN 47/08 Mạng Lưới Hành Động Khẩn Cấp), Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù đã cực lực lên án bản án tù, khẳng định rằng ông Điếu Cày bị trừng phạt vì những bài ông viết chỉ trích đường lối chính sách của nhà cầm quyền hiện nay, nhứt là thái độ của các lãnh tụ CS Hà Nội đối với những kẻ cầm đầu ở Bắc Kinh. Ông công khai tán trợ phong trào đòi hỏi Dân Chủ và Nhân Quyền. Ông còn phạm nhiều ‘’tội’’ khác nữa đối với chế độ. Như là người đồng sáng lập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do và thành lập trang nhà Dân Báo của hội này. Ông đã tham gia nhiều cuộc tuần hành biểu tình tố cáo và lên án chủ nghĩa bành trướng và hành động gây hấn của Trung Cộng ở Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như ở Tây Tạng. Văn Bút Quốc Tế còn tố cáo rằng trong thời gian xảy ra vụ án ‘’Điếu Cày’’, CSVN leo thang đàn áp những người bất đồng chính kiến và dân chủ đối kháng. Nhiều nhà văn có mặt trong số những người bị bắt giữ, cô lập hoặc sách nhiễu hung bạo. Biến cố này được coi là một phần thuộc về chiến dịch trấn áp qui mô của nhà cầm quyền CS nhắm vào những cuộc phản kháng được tiến hành trên khắp nước. Nạn nhân nói chung là các nhà báo độc lập, các nhà tranh đấu cho Nhân Quyền, các nhà bất đồng chính kiến và dân chủ đối kháng sử dụng Internet, luật sư bênh vực quyền tự do tôn giáo và Dân Oan. Những người bị bắt được biết nhiều gồm có hai bà Phạm Thanh Nghiên và Lê Thị Kim Thu, các ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Phạm Văn Trội, Trần Đức Thạch, Nguyễn Mạnh Sơn, Ngô Quỳnh, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Văn Tính và Nguyễn Kim Nhàn. Trong trại tù lao động khổ sai, nhà báo Điếu Cày đã bị tra tấn, đối xử thật tồi tệ. Sau vụ án tù, Tổ chức Quan Sát Nhân Quyền (HRW) trao tặng ông Điếu Cày Giải Tự do Phát biểu Lillian Hellman/Dashiell Hammet năm 2009. Ông được bầu làm hội viên danh dự của Trung Tâm Văn Bút Gia Nã Đại.
          Lẽ ra ông Nguyễn Văn Hải đã phải được rời trại giam địa ngục Z30A Xuân Lộc - Đồng Nai để về với gia đình từ ngày 20 tháng 10 năm 2010 sau khi mãn hạn tù bất công. Nhưng ông bị CS lén lút giải về nhốt tại cơ quan an ninh điều tra ở số 4, đường Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận từ ngày 16 tháng 10 năm 2010.
          Theo Văn Bút Quốc Tế, khi nhà cầm quyền CSVN cố ý tiếp tục giam nhốt bất công nhà báo Điếu Cày viện lẽ ông vi phạm điều 88 Hình luật CSVN thì rõ ràng họ chỉ có thể ngoan cố dựa vào những bài ông viết và phổ biến trên Trang Thông Tin điện tử của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do trước ngày ông bị bắt lần đầu hồi năm 2008. Văn Bút Quốc Tế tố cáo rằng từ ngày 18 tháng 10 năm 2010, nhà báo Điếu Cày đã bị biệt giam tại một nơi bí mật. Gia đình không được thăm viếng, không được gởi thư từ, cung cấp thuốc men và thức ăn mà chắc chắn tù nhân rất cần. Thân nhân và bạn hữu của nhà báo Điếu Cày đã từng sống qua những ngày tháng đó với những nỗi lo ngại sâu xa về tình trạng sức khỏe, sự an toàn nhân cách và thân thể của con người bất khuất trước bạo lực ngụy quyền.
          Nhiều tháng sau, gia đình mới biết ông Điều Cày sẽ bị cáo buộc vào điều 88 luật hình sự. Các cáo buộc đó được cho là căn cứ vào các bài viết trên Internet của ông trước khi ông bị bắt vào năm 2008 nhằm cổ xúy cho Câu lạc bộ Nhà báo Tự do Việt Nam. Một mực xác quyết mình vô tội, ông bị nhốt kín ở một nơi không ai biết. Ông bị tước quyền được gặp gia đình tới thăm nom. Ông không được quyền nhận thư từ, thuốc men và thực phẩm từ ngày 18 tháng 10 năm 2010 cho tới ngày 2 tháng 5 năm 2012. Sức khoẻ của ông vốn đã yếu kém lại càng suy giảm thêm sau khi ông tuyệt thực 28 ngày đầu năm 2012. Ông bị hôn mê. Sợ ông chết, cai ngục B14 phải đưa ông vào bệnh viện công an cấp cứu, mất bốn ngày. Công an tìm cách giấu kín chuyện đó. Công luận biết nhiều và quan tâm hơn về tình trạng lao tù của nhà báo Điếu Cày cũng nhờ sự tranh đấu, vận động, kêu oan, cầu cứu không ngừng nghỉ của người vợ đầu của ông là bà Dương Thị Tân. Phải kể thêm, nhứt là cháu trai Nguyễn Trí Dũng và cháu gái Nguyễn Thị Hoàng Yến. Mượn cớ tìm bằng chứng để kết tội ông Điếu Cày dù ông không trú ngụ tại nhà bà Dương Thị Tân, công an đã từng ngang nhiên vào nhà bà khám xét, đập phá, thu giữ, cướp bóc tài sản. Trả lời một cuộc phỏng vấn của đài BBC ngày 23 tháng 9 năm 2012, bà Dương Thị Tân có kể lại: 
‘’ Lúc ông Hải mới bị bắt, họ có đưa tôi vào thuyết phục. Sau thấy không đạt được mục đích thì họ bắt đầu cấm. Từ tháng 6/2009 đến nay họ hoàn toàn cấm không cho tôi nhìn thấy ông Hải. Lúc nào ông ấy (ông Hải) cũng tin tưởng vào việc mình làm. Ông tin rằng một lúc nào đó những việc đó sẽ được mọi người công nhận.Bên ngoài sức khỏe của ông tương đối ổn nhưng trong người rất nhiều bệnh. Họ (công an) cũng không giấu diếm gì. Ông Hải đã kể rằng một trung tá có tên Hoàng Văn Dũng đã từng nói rằng ‘tao sẽ làm cho mày suy kiệt mà chết’ và họ thật sự đã làm như thế. Người tù sống bằng sự thăm nuôi tiếp tế của người thân. Riêng ông Hải ở thời kỳ đầu luôn không cho gặp người nhà để gửi đồ thăm nuôi tiếp tế. Ông bị tước đoạt rất nhiều thứ. Thậm chí đến cây bút và giấy để khiếu nại họ cũng không cho. Ông lớn tuổi phải đeo kính mới nhìn thấy chữ nhưng họ cũng tước đoạt luôn.
Gia đình tôi luôn tin tưởng vào ý chí đấu tranh cũng như lý tưởng của ông. Chúng tôi luôn tự hào và ủng hộ ông vì có những việc mà ông Hải làm cho đến giờ này nhà cầm quyền mới dám nói như biển đảo và những gì đã mất vào tay Trung Quốc.
Ông luôn nghĩ những việc ông làm là vì đất nước này và không có gì là tội lỗi.’’
          Từ tháng 4 năm 2012, ba thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do gồm có nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, nhà luật học Tạ Phong Tần (tác giả nhựt ký điện tử Công Lý và Sự Thật) nhà báo Phan Thanh Hải (tác giả nhựt ký điện tử Anh Ba Sài Gòn), đã bị cáo buộc "tiến hành tuyên truyền chống lại nhà nước theo Điều 88 luật hình sự. Cả ba người đều bị lên án vì cho đăng các bài viết trên các trang web Câu lạc bộ Nhà báo Tự do bị cấm và trên nhựt ký điện tử riêng của họ. Phiên toà cộng sản Việt Nam theo kiểu thời kỳ bạo chúa Staline để xử tội họ đã bị hoãn lại nhiều lần. Chế độ CS công-an trị chẳng hề tuân theo tiêu chuẩn quốc tế về một nền tư pháp công minh và độc lập. Ba nhà cầm bút bị giam cầm trước khi xét xử từ một năm (Công Lý và Sự Thật) đến hai năm (Điếu Cày và Anh Ba Sài Gòn), trong những điều kiện lao tù khắc nghiệt. Ngày 24 tháng 9 năm 2012, ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị phạt 12 năm tù giam và 5 năm tù quản chế, bà Tạ Phong Tần (Công Lý và Sự Thật) 10 năm tù giam và 5 năm tù quản chế, ông Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn) 4 năm tù giam và 3 năm tù quản chế. Ba nhà báo này bị kết tội ‘’tuyên truyền chống nhà nước’’ vì những bài họ viết chỉ trích chế độ và những trang nhựt ký điện tử của họ. Cộng sản tiếp tục đối xử tàn bạo bằng cách lưu đày xa xứ các tù nhân chính trị, ngôn luận và lương tâm. Những người này bị đổi trại giam nhiều lần mà gia đình không hề được thông báo trước. Nhiều nhứt là nhà báo Điếu Cày - 10 lần - hiện bị biệt giam tại trại số 6, xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, cách biên giới Lào-Việt 20 cs. Bà Tạ Phong Tần cũng vậy, từ trại Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai, bà bị đưa ra Bắc Trung Phần, giam tại trại số 5, Thống Nhất, Yên Định, Thanh Hóa. Nhà thơ Trần Khải Thanh Thủy, bà Lê Thị Công Nhân và bà Phạm Thanh Nghiên từng trải qua những năm tù đày nghiệt ngã ở trại giam số 5 này.
                        Nhà báo Điếu Cày  
Nguồn tin: nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, Phó chủ tịch Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại (đặc trách Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù), hội viên Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong, Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc Genève và Hội Nhà Văn và Nhà Phiên Dịch Vùng Á Châu – Thái Bình Dương. Tài liệu: Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ.
Genève ngày 24 tháng 7 năm 2013
Liên Hi Nhân Quyn Vit Nam Thy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ghi chú thêm: Thông cáo/Kháng thư của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm tù còn được phổ biến trên hệ thống IFEX Action Alert Network (International Freedom of Expression Exchange/Trao Đổi Quốc Tế Quyền Tự Do Phát Biểu). 



Bn Tin Liên Hi Nhân Quyn Vit Nam Thy Sĩ
Văn Bút Quốc Tế đòi trả tự do tức khắc và vô điều kiện
cho nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu

Trong một Thông cáo/Kháng Nghị thư phổ biến toàn cầu chiều ngày 28 tháng 3 năm 2013, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù (International PEN CODEP/WIPC) đã bày tỏ mối quan ngại sâu xa về tình trạng sức khỏe quá đổi suy yếu của nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu. Văn Bút Quốc Tế phản đối việc nhà cầm quyền cộng sản tiếp tục giam nhốt một nhà thơ, một nghệ sĩ và một nhà tranh đấu cho Nhân Quyền.
Văn Bút Quốc Tế đòi trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho nhà thơ tù chung thân Nguyễn Hữu Cầu. Văn Bút Quốc Tế nêu lên lý do nhân đạo vì ông Nguyễn Hữu Cầu có cơ nguy lớn sẽ chết trong trại giam nếu không được khẩn cấp trị bệnh và được tự do tiếp nhận sự chăm sóc y tế cần thiết. Văn Bút Quốc Tế còn nhấn mạnh rằng khi giam nhốt ông Nguyễn Hữu Cầu, nhà nước cộng sản vi phạm không thể chối cãi Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà họ đã ký kết.
          Người cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Hữu Cầu, biệt hiệu Quảng Kiên, sinh năm 1945, nguyên quán Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Ông vốn là một nhà thơ, soạn nhạc cùng viết lời ca tiếng hát. Tháng tư năm 1975, ông bị quân đội cộng sản Bắc Việt bắt làm tù binh cho đến năm 1980. Ông trở về quê hương bị chiếm đóng, sống qua ngày. Ông chứng kiến xã hội thời cộng sản đi dần lên đỉnh cao của bất công, áp bức, vong thân, nhũng lạm...Ông tiếp tục sáng tác, làm thơ và viết nhiều bài hát để bày tỏ tâm tư, ghi lại những chứng tích của bạo lực và tội ác. Đã là ngụy quyền, nhứt là cộng sản, thì không bao giờ chấp nhận những ngòi bút chân chính, liêm sĩ và bất khuất. Năm 1981, ông Nguyễn Hữu Cầu viết đơn, làm thơ tố cáo nhiều hành vi tội ác của viện trưởng viện Kiểm sát nhân dân và phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang. Tháng 10 năm 1982, theo lệnh của hai kẻ tội phạm, công an cộng sản làm chứng cớ giả mạo để bắt ông Nguyễn Hữu Cầu. Ông bị đánh đập, tra tấn, bỏ đói để buộc phải nhận tội. Ngày 19 tháng 5 năm 1983, tòa sơ thẩm Kiên Giang tuyên án tử hình ông về tội ‘’phá hoại’’. Cần nhắc lại, sau tháng tư năm 1975, cộng sản Bắc Việt cho áp dụng tại miền Nam bộ ‘’luật rừng’’ của cái gọi là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Người dân sống trong một nước không có điều luật hợp pháp nào, trên nguyên tắc (thôi), đúng với tiêu chuẩn quốc tế. Bộ hình luật CHXHCNVN chỉ mới được đưa ra năm 1986, dưới áp lực quốc tế, tiếp theo cuộc sụp đổ của ý thức hệ cộng sản Âu châu và hậu quả Liên Sô ngưng viện trợ các nước chư hầu. Nhưng trong thực tế, vẫn chỉ có luật của đảng cộng sản cốt để bảo vệ chế độ độc tài tham nhũng, đi ngược lại nguyện vọng chính đáng của người dân, bịt miệng Công lý và chà đạp Tự do và Nhân quyền. Điều luật ‘’còng số 8’’ là một thí dụ điễn hình quái dị và ghê tởm. Trở lại vụ án tù tử hình của ông Nguyễn Hữu Cầu, gia đình ông, nhứt là bà mẹ ông, cương quyết kháng án. Cuối cùng, ngày 25 tháng 5 năm 1985, tòa phúc thẩm cộng sản cải án tử hình thành tù giam chung thân. Ông Nguyễn Hữu Cầu bị lưu đày, hành hạ, đối xử khắc nghiệt tại trại giam Z30A Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai cho đến nay. Bị nhốt mấy chục năm, nhứt là biệt giam, nhà thơ tù chung thân mắc nhiều thứ bệnh. Đau dạ dày, áp huyết cao, tim suy yếu. Mắt mờ, tai điếc, răng rụng gần hết. Thế giới đều biết dưới chế độ Việt cộng, một khi bị kết án, hầu hết các tù nhân chính trị, ngôn luận và lương tâm bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức. Họ bị giam kín hoặc bị nhốt chồng chất trong những phòng giam bẩn thỉu, cùng với các tù nhân đại hình có thái độ hiềm thù hung dữ khác. Họ sẽ phải chịu đựng tra tấn, nhục hình, đối xử dã man, vô nhân tính hoặc làm hạ thấp phẩm giá con người. Tình trạng sức khỏe của phần đông những người tù chính trị hoặc ngôn luận và lương tâm đều rất xấu tệ. Trong những điều kiện giam cầm vô nhân đạo như trường hợp ông Nguyễn Hữu Cầu và một số bạn tù từng trải qua thì sự kiện người tù chung thân còn sống sót để chờ ngày về với gia đình phải là một phép lạ mới được.
          Ba mươi năm qua, ông Nguyễn Hữu Cầu đã viết hàng trăm đơn khiếu nại về bản án tù bất công và vô nhân đạo. Từng bị bạo lực phi nhân nghĩa bắt làm tù binh, trải qua ba thập niên hành trình vạn lý tận cùng khốn khổ, người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Hữu Cầu vẫn luôn luôn là một kẻ sĩ. Cho nên ông không nhận có tội và không xin khoan hồng, ân xá. Nhưng lịch sử dân tộc Việt Nam và thế giới sẽ ghi chép rằng cộng sản Việt Nam, đội quân tiên phong của tân đế quốc bành trướng Bắc Kinh, chỉ muốn nhà thơ nhân bản, yêu nước, thương đồng bào, dấn thân và bất khuất đó – nhà thơ lớn và nhà nghệ sĩ tài hoa, nhà tranh đấu cho Nhân Quyền và Công Bằng xã hội Nguyễn Hữu Cầu –  phải chết trong lao tù tối tăm, giữa rừng sâu nước độc, vì tàn tạ, kiệt sức, với đôi mắt mù lòa nhìn đời quên lãng ông. Không, guồng máy trấn áp khổng lồ và kinh khiếp của cộng sản sẽ không bao giờ khuất phục được Quảng Kiên Nguyễn Hữu Cầu với bản án tù chung thân áp đặt bằng bạo lực. Hỡi những cai tù, chủ ngục goulag Việt Nam và những ủy viên bộ chính trị cộng sản nào còn một chút điểm sáng trong lương tâm mỗi con người. Hãy vận động trả lại tự do cho nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu, tức khắc và vô điều kiện. Mong rằng Khổ nạn ông đang gách vác, cũng như những bạn tù tử hình đã gục ngã trước hay sau ông, xuyên qua hai thế kỷ đau thương của dân tộc, với hàng ngàn câu thơ và tiếng hát viết trong ngục tù sẽ trở thành một di sản văn hóa trân quý cho quê hương trong trí nhớ và cho bạn bè, văn thi hữu ở khắp năm châu. ‘’Bạn hỡi bè ơi ! hồi sinh đời lên men’’ (thơ Nguyễn Hữu Cầu). *
          Trong mấy ngày vừa qua, người con gái của nhà thơ tù chung thân, bà Nguyễn Thị Anh Thư cũng như em trai của bà là ông Trần Ngọc Bích, cả hai chị em đồng thanh lên tiếng báo động với bà con, thân hữu về tình trạng sức khỏe kiệt quệ nguy kịch của người cha thân yêu của mình. Đi thăm hồi đầu tháng, bà Nguyễn Thị Anh Thư được người cha cho biết ông đau tim nặng, máu không lên não, ông bị xỉu nhiều lần. Ông nói ít và thở nhiều, đi đứng rất mệt mỏi. Đôi mắt ông hầu như không còn nhìn thấy rõ gì nữa. Ông có thể sẽ chết trong trại tù cộng sản, như người tù thế kỷ Trương Văn Sương hay là người bạn tù nhân giam 15 năm Nguyễn Văn Trại và còn nhiều người nữa...Trừ phi ông Nguyễn Hữu Cầu được ra khỏi trại tù tức khắc để được chữa trị tại một bệnh viện tim chuyên khoa, có sự chăm sóc của thân nhân.
Chúng tôi được biết Văn Bút Quốc Tế đã gởi Kháng Nghị thư đến nhà cầm quyền Hà Nội. Văn Bút Quốc Tế cũng yêu cầu các Trung tâm Văn Bút sớm gởi Kháng Nghị thư tương tự để
* bày tỏ mối quan ngại sâu xa về tình trạng sức khỏe của nhà thơ và nhà tranh đấu cho Nhân Quyền Nguyễn Hữu Cầu, đồng thời đòi cho ông được tiếp nhận tất cả những sự trị liệu, chăm sóc y tế cần thiết, coi như là một vấn đề vô cùng khẩn thiết;
* thúc giục nhà cầm quyền cộng sản phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho nhà thơ tù chung thân vì lý do nhân đạo và viện dẫn Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà nhà nước cộng sản Việt Nam đã ký kết.
                   Nguồn tin và tài liệu: Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
và Nguyên Hoàng Bảo Việt, phó chủ tịch Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại (đặc trách Ủy ban Bênh vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù), hội viên Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong, Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc – Genève, Hội Nhà Văn và Nhà Phiên Dịch Vùng Á châu – Thái Bình dương.
Genève ngày 28 tháng 3 năm 2013
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland.
* * * Ghi chú theo Thông cáo/Kháng Nghị thư của Văn Bút Quốc Tế
Đính kèm để giới thiệu vài bài thơ và ca khúc của nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu
viết trong trại tù (NHBV Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại)
-----------------------------------
Thơ Nguyn Hu Cu
Khe re như con bò kéo xe
Khỏe re như con bò kéo xe
Mai mốt ta về ta mua một con bò
Rồi ta sẽ đi đi lên trên núi cao
Mai mốt ta về ta đóng cái quan tài
Rồi ta sẽ nhờ con bò kéo theo đằng sau.
Khỏe re như con bò kéo xe
Khỏe re như con bò kéo xe....
Đường xa mình ta vừa đi vừa ca hát
Rừng xanh hiện ra ngàn hoa rừng thơm ngát
Đường xa mình ta vừa đi vừa ca hát
Buồn ơi chào mi lòng ta giờ tươi mát
Đón gió bát ngát ta ca vang vang
Từng khúc nhạc vang
Bò ơi đừng lo, vừa đi vừa ăn cỏ.
Hỏi thăm bò ơi, mệt không thì ta nghỉ
Ta không bắt bò làm việc gấp hai
Ta không bắt bò phải vượt chỉ tiêu
Với ta bò sẽ tự do
Với ta bò sẽ thật sự tự do...
Ta hát tình ca, ta hát tù ca
Ta đi lên trên non cao trăng thanh gió mát
Hương hoa bát ngát
Ta hát tình ca cho quê hương cho bạn bè
Một thời tù đày bên nhau
Một thời tù đày gian lao
Một thời cộng xiềng thương đau
Một thời cộng xiềng thương đau...
Ta hát những khúc tù ca
Núi ứa lệ ra
Ta hát về bạn tù ta
Lá hoa trên rừng
Nghe qua ngậm ngùi
Và rồi từng dòng lệ đá tuôn ra
Và rồi từng dòng lệ đá tuôn ra.
Mai mốt ta về...
Ta sẽ nói về những người tử tù Kiên Giang
Ta sẽ nói về những người tử tù xứ Huế
Những người tử tù Quảng Nam
Những người tử tù Phương Bắc
Những người tử tù Phương Nam
Những người tử tù Tiền Giang
Những người tử tù Long Xuyên
Tử hình vô số ba miền
AK cướp mạng Nhân quyền rác rơm ...
Mai mốt ta về
Ta mua một con bò
Rồi ta sẽ tìm tranh tìm tre
Rồi che nhà bên suối
Bò à từ từ  gần nhà nhiều cỏ lắm
Cỏ ngon lành cứ tự nhiên
Rồi ta nằm mơ
Từ căn nhà bên suối
Hòa bình về rồi
Hòa bình đã về tới
Tới nơi rồi chú bò ơi !
Mừng vui gặp cha gặp mẹ gặp thôn xóm
Bạn hỡi bè ơi hồi sinh đời lên men
Hòa bình rồi Hòa bình rồi thật đó nhé
Thằng bé đứng cười nhe hàm răng sún
Bụng lồi rún đen
Hỡi quê hương ta đã quay về
Bạn ơi bè ơi rồi Nhân quyền sẽ có
Bò ơi đừng lo rồi Ngưu quyền cũng có
Với ta bò sẽ tự do
Với ta bò sẽ thật sự tự do...
Quảng Kiên Nguyễn Hữu Cầu
                                      (Trích Thơ Người T Tù Kiên Giang)
            ***************************************************************
 
Thông cáo/Kháng Nghị thư bằng Anh ngữ
Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù
(PEN International CODEP/WIPC).
PEN_INTERNATIONAL_LOGO_BLACK
RAPID ACTION NETWORK
28 March 2013 RAN 14/13
VIETNAM: Fears for the health of imprisoned writer and activist.
PEN International is seriously concerned for the health of writer and activist Nguyen Huu Cau, who is seriously ill and denied adequate medical care in the prison camp where he is serving a life-time sentence for his critical writings. PEN International protests his imprisonment, and demands his immediate and unconditional release on humanitarian grounds and in accordance with Article 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR) to which Vietnam is a signatory.
According to PEN’s information, Nguyen Huu Cau, 67, is a poet, songwriter, human rights defender and anti-corruption activist. He was arrested by public security police on 9 October 1982 for having authored an ‘incriminating’ manuscript of songs and poems. Nguyen Huu Cau had reportedly noted allegations of rape and bribery committed by the two high level officers on the back of the pages of the original manuscript.
Nguyen Huu Cau was accused of committing ‘destructive acts’ that were supposedly ‘damaging’ to the government’s image and on 23 May 1983, he was sentenced to death. His mother submitted an appeal on his behalf and a year later, on 24 May 1985, the Court of Appeals commuted his capital sentence into life imprisonment. The manuscript was reportedly not used as evidence in the trial against him, in order to protect the two officers concerned.
In the many years since, Nguyen Huu Cau has reportedly been held in harsh solitary confinement. He has apparently now lost most of his vision and is almost completely deaf. Nguyen Huu Cau suffers from a serious heart condition, which is worsening because of the lack of adequate medical attention and the deplorable prison conditions. He was recently reported to be in very poor health, according to his daughter returning from an authorized periodical visit to the camp deep in the jungle. Concerns for his well-being are acute. Nguyen Huu Cau is being held at forced labour camp K2 Z30A Xuan Loc, Dong Nai province, Vietnam.
Samples of Nguyen Huu Cau’s poems and songs are attached, translated from the Vietnamese by Nguyen Hoang Bao Viet of Suisse Romande PEN
Please send appeals:
* Expressing serious concern for the health of imprisoned writer and activist Nguyen Huu Cau and urging that he is given full access to all necessary medical care as a matter of urgency;
* Calling for his immediate and unconditional release on humanitarian grounds and in accordance with Article 19 of the ICCPR to which Vietnam is signatory.
(...)  PEN International Writers in Prison Committee
Brownlow House 50-51 High Holborn London WC1V 6ER.
Tel.+44 (0)20 7405 0338 Fax: +44 (0)20 7405 0339 www.pen-international.org .
Ghi chú thêm: Thông cáo/Kháng thư của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm tù còn được phổ biến trên hệ thống IFEX Action Alert Network (International Freedom of Expression Exchange/Trao Đổi Quốc Tế Quyền Tự Do Phát Biểu).


 ***************************************************************
Liên Hi Nhân Quyn Vit Nam Thy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland
*******************************************************


Tuesday, October 25, 2016


HUẾ - PHỤ NỮ -PHÁP - VIỆT CỘNG

TRẦN SĨ TIÊU * CHIỀU TAO NGỘ



BS. DƯƠNG HỒNG MÔ * TUỔI THỌ CÁC BÀ

Female longevity

Tuổi già đến các ông lũ lượt ra đi, để lại các bà.

Anh bạn trầm ngâm khi nghe tin một ông bạn đã ra đi, anh nói :” Lại một bà nữa”. Anh không có ý định nói người ra đi mà người ở lại. Một bà goá. Rồi anh đếm trên đầu ngón tay, mười bà rồi. Mười bà góa trong vùng LA này.

Anh em thắc mắc sao lại đếm số thống kê gì mà « kỳ thị » vậy. Sao không đếm các ông còn lại. Và anh cho biết con số này trong bảng phong thần anh kiểm soát kỹ lưỡng thường xuyên, ký ức anh đã ghi từ mấy năm Chỉ có một ông góa.

Và anh trả lời câu hỏi dồn dập, các anh hỏi tại sao, tôi không biết. Vượt qua khả năng y khoa, tuy anh là kỳ cựu trong nghề.

Vượt qua khả năng Y Khoa, vượt qua khả năng Di Chủng Học, Xã hội Học, Tâm lý Học và Sử Học. Nó phức tạp và đa dạng tuy bề ngoài đơn giản như vậy. Tại sao các bà sống lâu hơn chúng ta 10 tuổi tuy các bà đeo gánh nặng những hiểm họa mà đức ông chồng không có, như bệnh hiểm nghèo từ vú, tử cung và buồng trứng. Và mọi nước đều như vậy cả, Âu Mỹ, Phi Châu, Á Châu trừ vài nước như Ấn Độ Pakistan và Trung Quốc. Và tự cổ chí kim đều như vậy nếu không thì loài người đã tận diệt từ lâu.

Ví dụ như nước Mỹ. Life expectency ước lượng sống lâu đàn bà là 79 tuổi, đàn ông là 72. Đại Học Harvard nghiên cứu vấn đề này từ nhiều năm nay và họ đăc biệt chú trọng tới đội ngũ các vị cổ thụ quá 100 tuổi trên thế giới và lại một lần nữa các bà hạ các ông 9 trên 1. Và các bà càng ngày càng thọ hơn các ông trong thế kỷ 21 này, trừ phi các bà lỡ sinh ra tại Trung Quốc vĩ đại, khi siêu âm phát hiện thai con gái là các bà có triển vọng bị vứt ra cống. Cùng một số phận nếu đẻ ra tại Ấn Độ hay Pakistan, ở những nơi đó còn có thể bị đốt bằng dầu hỏa nếu cô dâu không mang đầy đủ của hồi môn cho gia đình chú rể.
Ngay từ khi chưa ra đời nữ giới đã thọ hơn nam giới. Tỷ lệ tử vong nữ giới ít hơn nam giới truớc khi ra đời, từ thời kỳ bào thai cho tới mọi luống tuổi trong cả đời người.

Nam giới lúc trong bào thai đã được ưu tiên ông trời về số lượng, 110 nữ giới so với 115 nam giới.. Nhưng với thời gian, sự ưu ái ông Trời dần mờ nhạt đi từ lúc trong bào thai cho tới mọi tuổi về sau. Tỷ lệ tử vong nam giới vượt qua tử vong nữ giới trong mọi giai đoạn. Giai doạn bào thai, thai bị tự chấm dứt xảy thai ( spontaneous abortion). Giai đoạn lúc đẻ, thai chết hay trục trăc khi đẻ (stillbirth hay miscarriage). Giai đoạng hậu sản infancy. Kết quã là tới tuổi 25 nhiều nữ giới hơn nam giới.


Vậy thì chỉ còn hai câu hỏi. Hoặc là sao các bà sống lâu thế hay sao các ông chết sớm thế.
Nhất định là có yếu tố Y Khoa. Thống kê rõ ràng các bà ít bệnh nhồi cơ tim ( heart attack) hơn các ông cho tới tuồi 60, rồi dần dần gần bằng các ông. Lúc đó biểu đồ tử vong hai giới càng già càng gần nhau hơn chứ không rõ ràng xa biệt như những năm trung niên nữa

Estrogens bí quyết của các bà.
Estrogens là hormon chủ yếu của nữ giới , nó có nhiệm vụ quyết định trong kinh nguyệt và thụ thai sinh nở. Nó có nhiệm vụ chỉ đạo mọi sắc thái hình dung nữ giới như da, mỡ và vú và bộ phận sinh dục. Nhưng nó cũng là kích thích tố rất quan trọng trong hàng ngàn phản ứng sinh hóa ( metabolism) của mọi tế bào trong cơ thể, đặc biệt là những tế bào những nơi dễ bị hao mòn nhất như khớp xương chỗ sụn và xương. Vì thế các bà về già là có ngay vấn đề ở đầu gối, năm mười năm sau khi mãn kinh là là đau đầu gối, khớp xương hông hay lưng hay ngón tay. Nhửng chỗ đó chịu đựng sức nặng của cơ thể, hay hao mòn vì quá sử dụng, cần luôn luôn bồi dưỡng sụn và xương, cần estrogens trong quá trình bồi dưỡng anabolism. Và buồng trứng ovaries lúc đó không còn đáp ứng đủ số lượng estrogens. Đàn ông ít bị hơn vì số lượng testosterone còn một phần nào thay thế phận sự đó được.


Nhưng estrogens có một tác dụng rất bổ ích cho hệ thống tim mạch, chủ yếu là hạ "cholesterol xấu" (bad cholesterol LDL) và tăng "cholesterol tốt" (good cholesterol HDL") . Nghiên cứu vừa qua Đại Học Washington cho biết estrogens thực hiện được như vậy là nhờ điều hành năng lực tế bào gan, sản xuất những enzymes sinh hóa cholesterol.

Nghiên cứu về cách điều trị nữ giới bằng estrogens sau khi mãn kinh cho biết estrogens làm giảm bớt nguy cơ cả heart attack và stroke ( biến cố não). Hai bệnh này là nguy cơ tử vong nhiều nhất cho các ông lứa tuổi 50, 60 . các bà phải sau 60 mới phải lo ngại về hai bệnh đó.

Đã từ lâu khoa học nghiên cứu về già nua (aging studies ) cho biết người ta già nua là vì mọi tế bào không làm được phận sự hoàn hảo như trước nữa, Từ khả năng hấp thụ chất bổ từ ngoài vào đến khả năng biến chế tiêu hóa, khả năng bảo trì và sửa chữa (maintenance and repair), khả năng tăng trưởng và tự hủy diệt khi không thể sửa chữa được (apoptosis). Và nguyên nhân là tế bào dần dần bị mòn và chấn thương (wear and tear),

Người ta biết rõ nguyên nhân già nua là sự oxy hóa nhiều bộ phận cơ bản trong tế bào như màng ngoài (cell membrane), bộ phận hô hấp mitochondria (ti thể), các chất mỡ lipids, chất proteins và ngay cả hệ thống sinh trưởng nòng cốt RNA và DNA. Biết rõ những đặc chất agents làm chấn thương và xói mòn do oxy hóa, người ta gọi là free radical agents. Free radical agents là những đặc chất có bộ phận radical với quỹ đạo vòng ngoài điện tử electrons vô cùng nhạy cảm vì dư hoặc thiếu một electrons ví dụ như đáng lẽ là số chẵn thì là số lẻ như 1 hay 3 hay 5 v.v… Sẵn sàng oxy hóa mọi phân tử, làm hư hỏng mọi phân tử đầu não.


Trong quá trình sinh hoạt tế bào bình thường bao giờ cũng có mặt free radical agents như hydrogen peroxyde, hydroxyl ions, nitric oxyde hay Fe++ . Phải vô hiệu hóa chúng bằng nhiều loại chống free radical agents, tức là Antioxydants do dinh dưỡng hay cơ thể tự sản xuất. Antioxydants như Vitamin E hay Vitamin C VitaminA hay Glutathione. Nhưng tình cờ mới biết là estrogens là Antioxydants có hạng khi nghiên cứu các bà uống Estrogens trước kia chỉ mục đích tránh loãng xương (osteoporosis) khi các bà về menopause mãn kinh.


Trước kia đổ tội cho uống thuốc estrogens là gây ung thư vú và ung thư tử cung, không dám uống nữa. Nhưng từ ngày dùng estrogens thiên nhiên ( có trong rất nhiều estrogens trong thực vật, rau cỏ như cà chua) và chỉnh đốn điều lượng thì hai nguy cơ này giảm đi tới mức tối thiểu. Và các bà dùng estrogens thiên nhiên không những giảm bớt nguy cơ heart attack và stroke mà còn giảm mọi nguy cơ tử vong khác so với các ông , Từ cancer phổi, cancer ruột già hai cancer cướp mạng các ông về già nhiều nhất, cho tới lãng trí Alzheimer, các bà không bị mắc bệnh này nhiều như các ông .


Các bà sống lâu hơn nhưng không vì thế mà nói về già nữ giới khỏe mạnh và sung sướng đâu. Các bà bị osteoarthritis, đau khớp xương, loãng xương như đã nói ở trên. Các bà bị mập hơn vì estrogens làm mập ra. Các bà bị bệnh autoimmune disorders do phản ứng miễn dịch như rhumatoid arthritis hay thyroiditis., Nói tóm lại bệnh đàn ông chết người như heart attack hay cancer, còn bệnh các bà mãn tính giai dẳng nhưng không tử vong. Khoa học hiện đại từ 100 năm nay đã cứu các bà rất nhiều khì sanh đẻ, trước kia như các cụ nói sanh đẻ là đàn bà nằm trên cái thớt, nguy hiểm chết người. Vậy mà thống kê từ thời xa xăm nhất Âu Châu từ năm 1751 tới 1790 cho biết đàn bà vẫn sống lâu hơn đàn ông, hồi đó đàn bà sống 36.6 năm đàn ông chỉ được 33.7 năm. Ngày nay ngay những nước chậm tiến nhất cũng vẫn vậy, đàn bà sống lâu hơn trừ trường hợp Trung Quốc Pakistan Ấn Độ, Bangladesh.

Các ông chết vì bốc đồng. Testosterone là hormon bốc đồng

Tuy các ông tử vong nhiều hơn các bà ở mọi tuổi nhưng có những giai đoạn nam giới ra đi tấp nập ví dụ như giai đoạn 15 tới 24 tuổi, đúng lúc vị thành niên. Giai đoạn này trai tử vong gấp ba lần nữ, phần nhiều vì bất cẩn hay vì bạo hành.Tai nạn giao thông, tai nạn xe cộ là nguyên do thông thường, sau đó là bị sát hại hay tự tử. Hoặc bị ung thư (có một số ung thư đặc biệt chiếu cố trai trẻ như ung thư máu) hay chết đuối.


Sau đợt đó là khác biệt tử vong hai giới không còn cao lắm và đến trung niên là giai đọan ổn định, trong một thời gian dài nữ giới sống lâu hơn nhưng khác biệt hai bên không thay đổi mấy. Từ 55 tới 64 các ông vẫn tử vong hơn nữ vì các ông bốc đồng trong sinh hoạt (behavior) như tai nạn xe cộ, gấp hai lần nữ giới. Và tự sát gấp 4 lần. Chết vì rượu và thuốc lá nhiều hơn phụ nữ cùng tuổi. Đặc biệt là chết vì tim mạch biến cố, tuổi từ 55 đến 64 là các ông ra đi nhiều nhất hơn cả tai nạn xe cộ, chết vì tim mạch có ông chỉ ngoài 40.


Ngược lại nữ giới tử vong vì tim mạch thực sự bắt đầu sau khi tắt kinh vài năm, chỉ đến tuổi thượng thọ hai bên nam nữ tử vong vì tim mạch mới bằng nhau.
Chuyên gia nghiên cứu tử vong hai giới những năm gần đây quy lý do khác biệt cho ảnh hưởng của estrogens và testostrone, ít ra cũng một phần nào.Đợt tử vong nam giới lúc 15- 24 là đi đôi với cao trào testosterone mới xuất hiện cho thanh thiếu niên. Testosterone không chỉ kích thích tình dục, kích thích cả tranh đua và gây hấn (competiveness and agression). Và họ gọi testosterone gây tử vong giai đoạn này là giai đoạn nhiễm độc testosterone (Testosterone toxicity).


Không thể nào đo lường sự bốc đồng các ông, già cũng như trẻ. Bao nhiêu ông chết ở sân tennis. Tôi biết một trường hợp một ông chết tại bục karaoke, bao nhiêu ông chết thượng mã phong? Có ông nào hai vợ mà sống lâu đâu? Bao nhiêu ông Mỹ chết ngày Thanksgiving khi dinner xong ông già bốc đồng chơi banh với con cháu.
Nữ giới có những lợi thế nam giới không có. Ngay từ khi trong bào thai cho tớì sinh đẻ trưởng thành nữ giới có sinh hóa metabolism thấp hơn. Vì thế dễ bị mập hơn nhưng sống lâu hơn. Người ta cũng như loài vật, bệnh tật nhiều hơn vì ăn nhiều chứ không phải vì ăn ít. Và nữ giới có hai X nhiễm sắc thể ( X chromosoms), nam giới chỉ có 1 Nếu có gì trục trặc tại X chromosom duy nhất là nam giới không có gì thay thế.


Nhưng gần đây Đại học Harvard nghiên cứu các vị sống lâu 100 tuổi, cho biết nữ giới sống lâu hơn không phải thuần túy vì estrogens hay testosterone. Vấn đề phức tạp hơn nhiều . Nhóm nghiên cứu Harvard khám phá ra nữ giới bách niên nhưng không giai lão tý nào vì ông chồng chết đã từ lâu, nhưng có đặc điểm là đông con chứ không hiếm muộn. và có nhiều vị 40 tuổi vẫn đẻ, con cháu đầy đàn. Có vị đẻ lần cuối cùng là 53 xuân xanh. Nhà nghiên cứu làm thống kê, các bà 100 tuổi so với những bà cùng tuổi nhưng mất năm 73 thì kết quả lạ lùng là nhóm 100 tuổi sanh nở ở tuổi 40 đông gấp 4 lần nhóm chết năm 73 tuổi mà sanh ở tuổi 40. Hay là sống lâu đi đôi với khả năng sanh đẻ ?


Các bà sống lâu vì có lẽ sống bất diệt, che chở gia đình

Đại học Harvard cho đó là luật thiên nhiên, cả loài người và thú vật đều giao phó cho nữgiới nhiệm vụ bao bọc, che chở cho tổ ấm, Dù là người hay chim hay lang sói đều như vậy, con chim cái cũng liều mạng che chở cho chim non trong tổ. Đức lang quân trong mọi giống nòi đều có vai trò khá mờ nhạt trong nhiệm vụ này, nhiệm vu chính quý ông chỉ gây giống mà thôi.
Còn loài người thì sao? Gây dựng tổ ấm, ý chí sắt đá bảo vệ cho con cháu là các bà. Các bà phải sống, phải mạnh khỏe thì lũ nhỏ mới được nhờ. Lẽ sống là chỉ chồng con và gia đình, có thể không yêu chồng nhưng không bao giờ mà bỏ rơi con.Ý chí sắt đá là sống để bảo đảm nhiệm vụ này.


Còn ông chồng thì sao? Lẽ sống cũng là bảo đảm tương lai cho con cái nhưng trọng tâm là sự nghiệp hay một cái gì cao cả vượt khỏi gia đình. Như Tolstoi đã nói phần nhiều đức lang quân tử tế thì buộc một bà trên lưng để hai tay làm việc khác.Nếu không khôn ngoan thì hai tay nắm bế hai bà, không làm ăn gì được, mất thời giờ, mất tiền bạc và mất mạng.
Và về già các ông thấy sự nghiệp danh vọng phù phiếm biết bao và chán nản không còn lẽ sống. Nhiều ông muốn "ngủ"luôn, ví dụ như ngủ bằng cách đánh bài liên miên, không còn để ý tới ngoại cảnh. Và các ông muốn ngủ thì phần nhiều ông trời chóng cho ngủ vĩnh viễn. Muốn sống lâu phải có ý chí, phải luyện tập thân thể và trí óc mỗi ngày.

Các bà không có ngày giờ "ngủ" như vậy, cả đời trông nom con cháu, về già trông nom ông chồng lúc đó càng ngày càng ấu trĩ. Nhiệm vụ các bà về già còn khó khăn, nặng nề hơn, cho tới ông chồng ra đi.
Đại học Harvard cho đó là luật thiên nhiên tạo hóa. Nữ giới mọi giống phải sống lâu để bảo đảm tồn tại giống nòi. Phải sống thời gian dài để hoàn thành nhiệm vụ. Ngay việc nữ giới loài người mãn kinh năm 55 tuổi cũng là biện pháp che chở nữ giới khỏi bị hiểm họa sinh đẻ nữa thì mới thọ được. Và thuyết Diễn Biến Darwin, Darwin Evolution, "chọn lọc" những bà thọ nhất, sinh đẻ nhiều để bảo toàn sống còn của nòi giống.

Nam Minh Bách Virginia Tháng 7 2013



Why Women Live Longer than Men  
href="http://jerrymondo.tripod.com/lgev/id20.html"



Longevity of adults has changed little Women around the world have a survival advantage over men--sometimes by as much as 10 years. What gives them the upper hand?

by Thomas T. Perls, M.D., M.P.H

Harvard Medical School

Ruth C. Fretts, M.D., M.P.H.

Harvard Medical School

ebuilder/layout/spacer.gif"/> It is a fact of life that men enjoy certain physical advantages over women. On average, men are stronger, taller, faster and less likely to be overweight. But none of these attributes seem to matter over the long haul. For whatever the physical virtues of maleness, longevity is not among them. Women, as a group, live longer than men. In all developed countries and most undeveloped ones, women outlive men, sometimes by a margin of as much as 10 years. In the U.S., life expectancy at birth is about 79 years for women and about 72 years for men. The gender discrepancy is most pronounced in the very old: among centenarians worldwide, women outnumber men nine to one. The gender gap has widened in this century as gains in female life expectancy have exceeded those for males.
The death rates for women are lower than those for men at all ages--even before birth. Although boys start life with some numerical leverage--about 115 males are conceived for every 100 females--their numbers are preferentially whittled down thereafter. Just 104 boys are born for every 100 girls because of the disproportionate rate of spontaneous abortions, stillbirths and miscarriages of male fetuses. More boys than girls die in infancy. And during each subsequent year of life, mortality rates for males exceed those for females, so that by age 25 women are in the majority.
For us, these statistics raise two questions: Why do men die so young? And why do women die so old? From the outset we would like to admit that we have no definitive answers to these questions. But the available evidence implicates behavioral as well as biological differences between the sexes, differences in the effects of medical technology, as well as social and psychological factors. Ultimately, our investigation of the gender gap in life span has led us to posit an evolutionary explanation, one that suggests that female longevity is more essential, from a Darwinian perspective, than the prolonged survival of males. The good news is that in spite of this evolutionary imperative, the gap between male and female life expectancy may now be narrowing. The bad news is that some of this convergence may be the result of women suffering more from what used to be considered "male" diseases.
in the U.S. at various ages reveals gender differences in mortality patterns. Although death rates are higher for males than females at all ages, the difference between the sexes is more pronounced at certain stages of life. Between 15 and 24 years, for example, the male-to-female mortality ratio peaks because of a sudden surge in male deaths with the onset of puberty. During this period, men are three times more likely to die than women, and most of the male fatalities are caused by reckless behavior or violence. Motor vehicle accidents are the most common cause of death for males in this age group, followed by homicide, suicide, cancer and drowning. Interestingly, a surge in male mortality has been observed in other primates at a similar stage in life: in young adult male macaques, for example, rates of death and "disappearance" are high compared with those of female macaques.
The difference between male and female mortality declines until late middle age, when the mortality ratio plateaus. In the 55- to 64-year-old age group, behavior-related fatalities are still among the most common causes of death for men and are still much higher in men than in women. Men of this age are more than twice as likely as women to die in car accidents, for example, and almost four times as likely to take their own lives.
Illnesses related to smoking and alcohol consumption also kill more men than women in this age group. But heart disease is the main cause of the gender gap here. Men experience an exponential rise in the risk of heart disease beginning in their 40s; in contrast, women's risk of dying from heart disease does not begin to increase until after menopause, and it approaches the male risk only in extreme old age. Although the gender gap in this age group is smaller than the one described for young adults, the number of people affected by it is far greater. Whereas accidents claim the lives of 45 of every 100,000 young adult males annually, heart disease--the leading cause of death in men and women alike--kills 500 of every 100,000 men between the ages of 55 and 64 every year.

Experts suspect that gender differences in mortality patterns may be influenced at least in part by sex hormones, namely the male hormone testosterone and the female hormone estrogen. The conspicuous peak in the sex-mortality ratio at puberty, for example, coincides with increased testosterone production in men. Because the male hormone has been linked with aggression and competitiveness as well as libido, some researchers ascribe this spike in male mortality to "testosterone toxicity." Later in life, testosterone puts men at risk biologically as well as behaviorally. It increases blood levels of the bad cholesterol (known as LDL, for low-density lipoprotein) and decreases levels of the good one (HDL, for high-density lipoprotein), putting men at greater risk of heart disease and stroke.
Estrogen, on the other hand, has beneficial effects on cardiovascular health, lowering LDL cholesterol and increasing HDL cholesterol. A recent study at the University of Washington suggests that estrogen may exert these effects by regulating the activity of liver enzymes involved in cholesterol metabolism.
Estrogen is also an antioxidant--that is, it neutralizes certain naturally occurring, highly reactive chemicals, called oxygen radicals, that have been implicated in neural and vascular damage and aging. Emerging evidence suggests that treatment with estrogen after menopause reduces a woman's risk of dying from heart disease and stroke, as well as her risk of dying in general. Estrogen therapy has also been shown in some studies to delay the onset of Alzheimer's disease.
It is important to note that with the exception of this evidence regarding estrogen therapy, the relation between sex hormones and mortality patterns is still speculative. Furthermore, any attempt to explain mortality patterns must include the recognition that these trends are relatively recent. As the graph shows, the two divergences we have been discussing did not emerge until the middle of the century. Before that time, the sex-mortality ratio was constant across age groups for which data are available. The recent changes can probably be accounted for by two societal factors: improvements in obstetrical care, which have dramatically reduced women's risks of dying in childbirth, and an increased availability of guns and cars, which has contributed to more accidental and violent deaths in young males.
Historical Advantage

Although the reasons women live longer than men may change with time, it seems likely that women have been outliving men for centuries and perhaps longer. Even with the sizable risk conferred by childbirth, women lived longer than men in 1900, and it appears that women have out survived men at least since the 1500s, when the first reliable mortality data were kept. Sweden was the first country to collect data on death rates nationally; in that country's earliest records, between 1751 and 1790, the average life expectancy at birth was 36.6 years for women and 33.7 years for men.
Death rates in less developed countries, whose citizens have limited access to cars, guns and maternal care, also provide a measure of mortality before modernity. At present, the only countries in which male life expectancy exceeds that for females are those with long-standing sexual discrimination--including Bangladesh, India and Pakistan--where social pressures and practices such as female infanticide and bride-burning result in unique "losses" of females.
The fact that women live longer than men does not, however, mean that they necessarily enjoy better health. It could be that women live with their diseases, while men die from them. Indeed, there is a difference between the sexes in disease patterns, with women having more chronic nonfatal conditions--such as arthritis, osteoporosis and autoimmune disorders--and men having more fatal conditions, such as heart disease and cancer.
{Here was one of the two graph referred to in the article, unfortunately it was not in gif or jpeg format. It showed that as of 1970 the gap between men an woman increased}

Survival of the Fittest

To understand better the forces that control human aging and longevity, we have tried to determine whether the longer life span of females might be part of some grand Darwinian scheme. Gender differences in longevity have been observed in other members of the animal kingdom: in fact, in almost all species that have been observed in the wild, females tend to live longer than males. Female macaques live an average of eight years longer than males, for example, and female sperm whales outlive their male counterparts by an average of 30 years.
It seems that a species' life span is roughly correlated with the length of time that its young remain dependent on adults. We have come to believe that when a significant, long-term investment of energy is required to ensure the survival of offspring, evolution favors longevity--in particular, female longevity. Indeed, we believe that the necessity for female longevity in the human reproductive cycle has determined the length of the human life span.
We start with the assumption that the longer a woman lives and the more slowly she ages, the more offspring she can produce and rear to adulthood. Long-lived women therefore have a selective advantage over women who die young. Long-lived men would also have an evolutionary advantage over their shorter-lived peers. But primate studies suggest that men's reproductive capacity is actually limited more by their access to females than by life span. Hence, the advantage of longevity for men would not be nearly as significant as it is for women. And because males historically are not as involved in child care as females, in the not so distant evolutionary past the survival of a man's offspring depended not so much on how long he lived as on how long the children's mother lived.
One might think that the existence of menopause halts the transmission of a woman's genes and thus contravenes the evolutionary argument for female longevity. We think just the opposite: menopause confers a selective advantage and promotes longer life by protecting females from the increased mortality risk associated with childbirth at advanced age. Even today this increase in risk is considerable: a woman in her 40s is four to five times more likely to die in childbirth than a 20-year-old.
When menopause evolved, maternal mortality would have been much greater. If offspring require a significant maternal investment of time and energy to survive--which human children most certainly do--then there probably comes a point in a woman's life when it is more efficient to pass on her genes by caring for the children and grandchildren she already has than by producing and nurturing more children, risking death and the death of her existing children in the bargain. The argument that menopause is an evolutionary adaptation was first developed in 1957 by George C. Williams, now at the State University of New York at Stony Brook, and recent anthropological studies have supported it. Because human children are dependent for such a long time, continued health and longevity may enhance older women's contribution to the gene pool even when they can no longer reproduce.
In our own studies of centenarians, we have found that a surprising proportion of women who lived to be 100 or more gave birth in their 40s. One of our subjects had even had a child at the age of 53. We found that, overall, 100-year-old women were four times as likely to have given birth in their 40s as a control group of women, born in the same year, who died at the age of 73. This observation reinforces our suspicion that longevity is linked with fecundity at an advanced age. Of course, we do not mean that having a baby in middle age makes a woman live longer. Rather, it seems that the factors that allow certain older women naturally to conceive and bear children--a slow rate of aging and perhaps also a decreased susceptibility to the diseases associated with aging--also improve these women's chances of living a long time.

We propose that women's longevity edge over men may simply be a by-product of genetic forces that maximized the length of time during which women could bear and raise children and perhaps assist with grandchildren as well. Moreover, male longevity may simply be a function of the fact that men must carry the genes that ensure longevity to pass them on to their daughters. Thus, the necessity of female longevity in the human species may be the force that has determined the natural life span for both men and women.
The Secret to Living Longer
If female longevity is the product of evolutionary forces, then one might wonder what physiological mechanisms have evolved to support the preferential survival of women over men. As we have mentioned, sex hormones are thought to be important factors in determining the relative susceptibilities of the genders to aging and disease. Less obvious is the contribution that menstruation might make to longevity. Because of the monthly shedding of the uterine lining, premenopausal women typically have 20 percent less blood in their bodies than men and a correspondingly lower iron load. Because iron ions are essential for the formation of oxygen radicals, a lower iron load could lead to a lower rate of aging, cardiovascular disease and other age-related diseases in which oxygen radicals play a role. Indirect support for this theory comes from studies at the University of Kuopio in Finland and the University of Minnesota Medical School. In these studies, male volunteers who made frequent blood donations had less oxidation of LDL cholesterol--a key step in the development of atherosclerosis and heart disease.
Women also have a slower metabolism than men--a distinction that makes them more prone to obesity. But there may also be an inverse relation between metabolic rate and life span. Evidence of this link comes from animal studies of food restriction, which slows metabolic processes: in experiments sponsored by the National Institute on Aging, monkeys that ate 30 percent less of the same diet as their free-feeding peers seemed to age more slowly.
Studies of so-called clock genes in microscopic worms have also demonstrated the connection between metabolic rate and life span. Siegfried Hekimi of McGill University has observed that worms with particular mutations in these genes live five times as long as normal animals and have much slower physiological functions. Although it is still not known why men's metabolism rates are faster than women's, it is becoming clear that this difference is present almost from the moment of conception, when male embryos divide faster than female ones. The faster metabolic rate may make men's cells more vulnerable to breakdown, or it may simply mean that the male life cycle is completed more promptly than the female one.
Finally, chromosomal differences between men and women may also affect their mortality rates. The sex-determining chromosomes can carry genetic mutations that cause a number of life-threatening diseases, including muscular dystrophy and hemophilia. Because women have two X chromosomes, a female with an abnormal gene on one of her X chromosomes can use the normal gene on the other and thereby avoid the expression of disease (although she is still a carrier of the defect). Men, in contrast, have one X chromosome and one Y chromosome, and so they cannot rely on an alternative chromosome if a gene on one of the sex chromosomes is defective.

This disadvantage became more ominous when, in 1985, researchers at Stanford University reported the discovery on the X chromosome of a gene critical to DNA repair. If a man has a defect in this gene, his body's ability to repair the mutations that arise during cell division could be severely compromised. The accumulation of such mutations is thought to contribute to aging and disease.
There is also increasing interest in women's second X chromosome as a longevity factor in and of itself. Although one of the two Xs is randomly inactivated early in life, the second X seems to become more active with increasing age. It may be that genes on the second X "kick in" and compensate for genes on the first X that have been lost or damaged with age. This compensation could have a sizable influence, as it appears that roughly 5 percent of the human genome may reside on the X chromosome. In recent years the X chromosome has also become the focus of the search for genes that might directly determine human life span.

{The second graph would go here it shows the gradual increase in % of women as they age.}

Closing the Gender Gap

Men and women alike have seen profound gains in life expectancy in this century. Since 1900, the average national increase in life expectancy in developed countries has been 71 percent for wome





n and 66 percent for men. This increase cannot be explained by physiological or evolutionary theories. Rather, swift changes in knowledge of health and disease, changes in lifestyle and behavior, and advances in medical technology have greatly improved the chances of both sexes' living to old age.
In the past two decades, however, there has been a notable deceleration in the extension of life expectancy in women. The reasons for this decline are still being debated. Some researchers feel that women in developed countries are close to reaching the natural limits of human life span, and so their gains in life expectancy must inevitably diminish.
But some sociologists have discounted this reasoning, pointing instead to women's changing roles in society. As more women have taken on behaviors and stresses that were formerly confined to men--smoking, drinking and working outside the home--they have become more likely to suffer from diseases that were traditionally considered "masculine." Mortality from lung cancer, for example, has almost tripled in women in the past two decades. Smoking seems to be the "great equalizer" for men and women: current actuarial data from Bragg Associates in Atlanta show that on average middle-aged female smokers live no longer than male smokers do.
In part because of these factors, men's and women's death rates in the U.S. have begun to converge in the past 20 years. But it is primarily the reduction in male mortality, as opposed to the increase in female mortality, that is narrowing this gender gap. In general, the higher a nation's level of social and economic development, the greater the life expectancy for both men and women and the greater the convergence in the two figures.
Research on sex hormones, sex chromosomes and gender-specific behavior is sure to further understanding of the human body well beyond the questions posed by the longevity gender gap. In exploring this intriguing phenomenon, investigators will undoubtedly find clues to how both men and women can live longer and more healthy lives.

Sunday, July 28, 2013


KHUYẾT DANH * NƯỚC PHÁP TUI

 
NƯỚC PHÁP TUI
            "Cho những ai chọn nơi này làm quê hương"
     Chào bạn già thân mến, 
Nước Pháp tui có nhiều cái nhất lắm nghen ban già ơi  
 - Nước Pháp tui nếu bị thất nghiệp được ăn tiền trợ cấp thất nghiệp 70% lương trong 3 năm nếu trên 50t nên cứ tà tà nằm nhà tìm việc khác còn dưới 50t thì được 2 năm rưỡi.
- Nước Pháp tui bệnh hoạn vô nhà thương khỏi lo trả tiền lệ phí thuốc men bác sĩ nha sĩ dược sĩ... gì cũng gratuit hết nghen hihihi nhữngười bị bệnh như đái đường hay nhiệm HIV hay épatide C... đều được nhà nước lo 100% từ thuốc men bác sĩ y tá chích thuốc nằm nhà thương và dài dài vô thời hạn...
- Nước Pháp tui mua nhà được nhà nuớc phụ trả tiền đóng góp suốt thời gian nợ dù hai ba chục năm hỏng cần biết nên nước Pháp tui đâu bị khủng hoảng nhà cửa đâu bị ngân hàng lấy nhà lại hay bị đuổi nhà ra đường  và chưa kể những gia đình nghèo thu nhập kém đều được lảnh phụ cấp tiền thuê nhà ngay tới sinh viên đi học cũng được phụ cấp tiền nhà kg kể giàu nghèo nghen.
 
- Nước Pháp tui dù nghèo kg bằng My nhưng kg sợ bị đuổi việc sáng báo chiều xách gói ra hãng, ở Pháp muốn cho nghĩ việc fải báo trước 3 tháng với những nhân viên ngạch cadre (cán bộ) còn nhân viên thường ít nhất từ một đến 2 tháng chưa kể fải được sự chấp thuận của bộ lao động cộng thêm bồi thường vài tháng lương tùy theo thăm niên chưa kể nhiều khi còn được một số tiền lớn làm vốn dư sức ra làm ăn hihihi
- Nước Pháp tui con cái đi học kg tốn một xu, đứa nào học kg theo kịp còn đường thầy giáo kèm thêm kg tốn một xu, chưa kể nhà nghèo thu nhập thấp còn được tiền phụ cáp mua dụng cụ học đường cặp táp sách vở giày dép bút mực... miễn phí chưa kể ngày nghĩ nhà trường tổ chức đi nghĩ hè như trượt tuyết tắm biển mà phụ huynh chỉ đóng góp theo khả năng thu nhập sướng hon ban già ơi.
- Nước Pháp tui muốn đẻ con bao nhiêu đứa cũng được càng đông càng zui càng lãnh nhiều thêm tiền phụ cấp gia đình con cái, có người nhất là tụi gốc Phi châu hay Á rập nhờ được lấy lậu 4 vợ nên chúng nó đẻ kg dưới một tiểu đội đẻ còn hơn cái máy, chưa kể chưa đẻ mới có bầu thôi người dân đã được lãnh tiền trợ cấp dưỡng bầu rồi sau đó lảnh thoại mái chẳng cần đi kiếm việc làm nữa cũng đủ sống cho nên dù năm nào ngân sách phụ cấp xã hội cũng lủng be bét hết nhưng kg một nhà nước nào hay một lảnh đạo nào dám cúp hay giảm bớt tiền phụ cấp xã hội của người dân hết nghĩ lại cũng tội cho nước Pháp tui quá fải gánh cái đám lâu la ngoại bang vừa ăn bám vừa phá làng phá xóm đốt xe mua bán xì ke ma túy nữa mới chết chứ nên nước Phap tui kg nhất hơn nước My là gì hả ???? hihihi
- Hiện giờ cả thế giới đương bị khủng hoảng tài chánh kéo theo nạn thất nghiệp tràn lan ngay tới nước My nước Nhật cũng bị nợ ngặp đầu ngất ngư chưa biết sống chết ra sao ? dù nước Mỹ nghe nói kinh tế đương chạy rè rè trở lại nhưng nhiều nơi vẩn còn bị ngân hàng tịch thu nhà cửa người dân vẩn bị tiếp tục đuổi ra khỏi nhà thê thảm chới với thành vô gia cư thiếu gì bằng chứng rõ ràng fải không bạn vàng hihihihi ở Phap trường hợp như vậy rất hiếm nghen ông ban dàng và chúng tôi dù là tây giấy cũng biết ơn cái nước người ta đã nhận mình vô làm tỵ nạn cho ăn nhờ ở đậu mà còn cho tiền xài chơi có dư còn gợi về VN giúp được gia đình nữa vậy nước Phap tui kg nhất là gì ông bạn già ơi ? vậy nước Pháp tui có được Nhất hơn nước My các anh không ?
Cái này chưa nói đến nước Pháp tui bán Airbus đâu thua Boeing; nước Pháp tui cũng bán phi thuyền bán được kg ít hợp đồng không gian, nước Pháp tui cũng bán được xe lửa TGV Métro máy bay Mirage rượu ngon mỹ phẩm...chưa nói cơm Pháp bánh ngọt Phap có thua ai đâu hả hihihi và sau cùng con gái Pháp chắc chắn hơn máy em My phì lụ rồi đó tối ngày chỉ biết đớp hamburger
Yen tui hy vong bao nhiêu đó cũng đủ giải tọa ban già rồi nếu khg xin ban già cứ tiếp tục đóng góp thêm ý kiến.
                     *********************

Nước Pháp không chỉ là Paris!  

Nếu bạn là người thích khám phá và tìm kiếm những điều lãng mạn, thú vị bằng cách riêng, thì nước Pháp thơ mộng không chỉ là Paris hay Marseille lộng gió của miền Nam mà còn là những trải nghiệm tuyệt vời về một mùa hè đầy thi vị với vùng Tây Bắc, Pháp… Saint Dizier – Những sắc màu mùa hè…


Tôi dám cá rằng, không thành phố nào ở Pháp lại đẹp như Saint Dizier vào mùa hè. Thoát khỏi bóng mưa suốt mùa đông giá buốt và mùa xuân ẩm ướt, thành phố bé nhỏ là nơi cho những đam mê và sự lãng mạn cất cánh với đủ sắc hoa. Hoa tràn ngập các con đường, góc sân, dãy phố, thậm chí rực rỡ che kín cả những bậu cửa sổ và khung ban công với lối kiến trúc Guimard (có khoảng 100 ngôi nhà của Saint Dizier có lối kiến trúc đặc trưng này) – lối kiến trúc vốn nổi tiếng được tạo nên bởi Hector Guimard, nhà thiết kế nổi danh với những họa tiết thiết kế riêng cho lối vào cho Paris Metro. 


Không khí thanh bình, cỏ hoa ngút tầm mắt, Saint Dizier là một điểm đến hoàn hảo cho những ai muốn du lịch khám phá và nghỉ dưỡng. Từ Paris, đi tàu nhanh(Euro Express) về Saint Dizier với giá khoảng 50 Euro/người, mất chừng 2 giờ. Bạn có thể thuê những căn nhà riêng, đầy đủ tiện nghi, với giá khoảng 400 – 700 Euro/tháng 


Những con đường mòn đi xuyên rừng rất thích hợp cho xe đạp. Một chuyến đi rừng, băng qua cánh đồng hoa hướng dương vàng rực để bắt lũ ốc sên về làm nguyên liệu cho bữa tiệc ốc nhồi kiểu Pháp sẽ là một trải nghiệm khó quên. Ốc sên đút lò là một đặc sản của nước Pháp và một con ốc sên có giá 3 – 6 Euro (tức là khoảng gần 100.000 VND). Ốc sên làm sạch, băm nhỏ, trộn với bơ, chút bột chiên giòn, lá basil và gia vị, thêm chút chees và tiêu đen xay nhuyễn đem nhồi vào vỏ ốc, đút lò chừng 10 – 15 phút sẽ dậy mùi và trở nên hấp hẫn hơn bao giờ hết. Gà rừng của Saint Dizier chắc nịch, cực kỳ thơm ngon khi được sơ chế, ướp gia vị, nấm tươi và sốt rượu vang cùng mù tạc vàng, nướng trong lò nhiệt độ cao. Món ăn này ăn kèm với bánh mì Pháp mềm và thơm nức mùi bột mì tươi, chắc chắn sẽ là một ấn tượng"cực đã" sau khi đi rừng. 
Sau khi khám phá rừng, đừng quên ngắm nhìn thành phố và những quán cà phê dọc quảng trường trung tâm. Ngay trước khách sạn Villa là hàng loạt quán cà phê với đủ loại thức ăn Pháp, Ý, những điểm nghỉ thú vị sau khi mua sắm dọc hai bên đường trung tâm và khu chợ cổ xưa.
  
Dã ngoại cùng "Lac du Der"…
  

Cách Saint Dizier khoảng 10km, một "vùng trời bình yên" với nhà thờ gỗ, những cánh đồng ngô xanh mướt và những trò chơi trên nước thú vị, đó là trải nghiệm của chuyến dã ngoại cuối tuần thú vị với hồ Der (Lac du Der).

Hồ Der thu hút du khách với những nét bình dị, tự nhiên và truyền thống văn hoá rất lâu đời. Vượt qua những cánh đồng ngô xanh mướt là dấu tích ghi lại sự tồn tại xa xưa của một ngôi làng trên nền đất trũng, nay đã chìm xuống đáy hồ do nước dâng cao. Lối vào khu làng cổ xưa nay, chỉ còn sót lại duy nhất một căn nhà xây kiên cố trên nền đá kè xung quanh, như cố níu lại dấu tích về một khu làng vốn nhộn nhịp trong quá khứ.

Lac du Der không giống như một khu du lịch dù rất đông du khách. Mọi người đến với hồ Der có thể tự do như những loài chim biển, mặc sức chọn lấy những khu đất trống, bãi cỏ để cắm trại hay dạo quanh bờ hồ, thuê những khu đất trống, bãi cỏ để cắm trại hay dạo quanh bờ hồ, thuê những chiếc du thuyền nhỏ dạo chơi trên nước. Những trò chơi lướt ván, bơi bè, đá bóng, ném đĩa… cũng mang lại cảm giác dễ chịu.


Không ít các gia đình từ Bỉ du lịch đến đây bằng những chiếc xe được thiết kế như những ngôi nhà di động, họ thoải mái nghỉ ngơi mà không phải trả bất cứ một loại phí nào trừ tiền sử dụng nước và điện (nếu cần). Khu du lịch có vài nhà hàng nhỏ cùng một cửa tiệm bán đồ lưu niệm nhưng dường như, công việc kinh doanh chỉ để níu khách đến hồ Der chứ không thực sự là kinh doanh để kiếm lời – đây cũng là một trong những lý do khiến việc dã ngoại ở Lac du Der trở nên đầy khám phá và dân dã.
Mua đồ hiệu "outlet" tại Troyes…

Du lịch vốn gắn liền với mua sắm. Với những tín đồ "shopping" thì mua đồ hiệu tại Pháp là một lý do cực chính đáng và cũng chính là lý do để không thể nói không với việc mua sắm ở Troyes.

Chỉ mất chừng 2 giờ đồng hồ khởi hành từ thành phố hoa cỏ Saint Dizier là bạn có thể lạc vào một khu outlet, ngập tràn các nhãn hiệu hàng "top" của thành phố Troyes, nơi có vô vàn các nhà máy sản xuất hàng hiệu đẳng cấp thế giới. Những cửa hàng Burberry, Coach, DKNY, Tommy Hilfiger, Banana Republic, Disel, Levi"s, Teddy Smith, Lancel… hoành tráng mở cửa dọc các đường.

Đồ hiệu ở đây đảm bảo về chất lượng và hoàn toàn là những kiểu thiết kế mới và không bị lỗi thiết kế với giá mềm hơn giá tại các khu phố thương mại khoảng 20% – 30%. Nếu may mắn, bạn có thể kiếm được những cửa hàng có chương trình khuyến mãi hết sức thú vị: mua 5 món, chỉ tính tiền món đắt nhất (miễn phí 4 món hàng còn lại) hay mua 1 tặng 1, mua từ 2 trở lên chỉ với giá khoảng 30% – 50% giá ban đầu… Ngoài những nhãn hiệu cao cấp, bạn có thể mua sắm những món đồ làm thủ công theo kiểu truyền thống Pháp, kiểu như những bộ chăn, drap may bằng tay với những mảnh vải ghép sinh động, hoặc những chiếc khăn bàn thêu tay hay gối sofa may thủ công hết sức trang nhã với giá hời (một bộ chăn, drap chừng khoảng 35 Euro, xấp xỉ 800.000 VND).

 
Reims – Cái nôi của rượu champagne Pháp…
Đến Pháp, không thể quên khám phá cái nôi sản xuất rượu champagne tuyệt hảo ở Reims. Lối vào thành phố xinh xắn này phủ đầy màu xanh của những giàn nho. Mỗi gia đình truyền thống ở đây có một nghề đặc trưng gắn với nghề làm rượu champagne và họ tự hào giới thiệu nghề nghiệp của tổ tiên mình qua các biểu tượng trước nhà. Có những ngôi nhà khiêm tốn đứng sau một người nông dân đang gùi nho – thể hiện nghề hái nho truyền thống. Một ngôi nhà khác lại có biểu tượng của những thùng rượu gỗ bóng loáng, thể hiện nghề làm thùng ủ rượu…

Đi thăm một hầm rượu nổi tiếng mới thấy sự tỉ mỉ của nghề làm rượu champagne truyền thống ở Pháp. Với những người làm rượu thì những trái nho để làm champagne phải được hái hoàn toàn bằng tay, để tránh lẫn lá cây, chất bẩn và đảm bảo được yếu tố "humantouch" – yếu tố tinh thần con người giúp chất lượng rượu đặc biệt hơn.

Những chai rượu thuỷ tinh hàng trăm lít được xếp chồng lên nhau trong hầm sâu khoảng 5km dưới lòng đất. Hơi lạnh khiến nước nho tinh chất lắng lại, những tạp chất dồn ra nơi miệng chai, để sau một thời gian chưng cất, người ta có thể gạn lọc tạp chất ra khỏi thành phẩm rượu hoàn hảo để đem đi ủ với thùng gỗ chuyên dụng. Khác với nghệ thuật làm rượu vang trứ danh của nước Ý, quá trình làm rượu champagne của Pháp rất chú trọng đến vị trí và độ sâu của hầm rượu để đảm bảo champagne không bị nóng quá, sinh ra chát và hỏng quá trình lên men. Các loại nho được dùng làm champagne phải là loại nho xanh, tươi và chín vừa để có đủ độ ngọt cần thiết.

Thăm hầm rượu champane không thể không thử thưởng thức loại rượu trứ danh này. Ngay trong thành phố Reims, tại những hầm rượu vang lớn đều có những nhà hàng phục vụ rượu, và đặc biệt, du khách có thể thưởng thức champane Pháp hảo hạng với món bò sữa nấu rượu champane. Loại bò sữa con nhỏ, thịt mềm và ngọt được hấp cùng nước sốt rượu champagne pha chút mù tạc vàng sẽ trở nên ngon và thơm đặc biệt. Thông thường, món bò sữa này được phục vụ trong chiếc nồi đất tráng men hơi sâu, để đảm bảo giữ nóng và mùi thơm.

Với những người không ăn được hải sản, thử một chút champagne với bánh mì bơ tỏi hoặc salad khai vị, với những loại sốt kiểu Pháp khác nhau cũng thật tuyệt. Nếu thích chua chua, ngọt ngọt, hãy thử salad dầu giấm với sốt rượu vang. Nếu thích béo ngậy, đã có sốt kem giấm kiểu Pháp, vị hơi béo và chua. Mù tạc vàng cũng là nguyên liệu thú vị cho món nước sốt pha tiêu đen giã dập, món nước sốt thích hợp cho thịt hun khói và cà mắn, kèm các loại rau củ…
Với tôi, đến Pháp chỉ để ngắm Paris hoa lệ, chắc chắn bạn sẽ không có được những trải nghiệm dân dã và thú vị như hành trình vè vùng Tây Bắc của nước Pháp, và nước Pháp hoa lệ không chỉ là Paris!








NGUYỄN NGỌC BÍCH * MỸ DU THẤT BẠI

Ði Mỹ về... tay không

Nguyễn Ngọc Bích (Danlambao) - Thế là xong! Ông Trương Tấn Sang xin... và cũng được Tổng Thống Obama cho gặp hôm Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013 ở Tòa Bạch Ốc. Nhưng tính cách lụp chụp của chuyến đi này đã làm cho mọi sự vỡ lở.

Theo kịch bản cũ đã được dự tính từ lâu thì ông Sang nhắm sang Mỹ tháng 9 để ký tắt Hiệp định Ðối tác Xuyên Thái bình dương, rồi Hiệp định sẽ thành hình (nghĩa là được Quốc hội Mỹ phê chuẩn vào tháng 10 nếu mọi sự xảy ra tốt đẹp), và Tổng thống Obama sẽ sang VN vào tháng 11 đánh dấu một đỉnh thành công trong sự nghiệp hòa giải của cá nhân ông cũng như của Hoa kỳ đối với Việt Nam (Cộng sản).
Khổ nỗi, ông Sang đi sang Trung Quốc gặp ông Tập, bị thuốc cho câu “16 chữ vàng, 4 chữ tốt” (như ông thầy xoa đầu con trẻ... rồi cho ăn cứt gà), mang về 10 hiệp định mà cựu Ðại Tá Bùi Tín gọi là các “văn kiện đầu hàng” hay cựu Ðại sứ Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh gọi là “hoàn toàn lợi cho Trung Quốc.” Còn Khối 8406 thì than: “60 chữ 'hợp tác,' 29 chữ 'nhất trí' và 7 chữ 'toàn diện'” trong một bản Tuyên bố chung mấy trang thì không thể khá được!
Về nước bị mắng nhiếc quá nên Tư Sang mới vội vã xin sang hội kiến với ông Mỹ, mong để đối trọng với ông Tàu. Nhưng vì cập rập nên đã không có đoàn tiền trạm (“advance party”) đi sang nghiên cứu trước đủ các khía cạnh của chuyến viếng thăm, không có tiếp đón rềnh rang (không thảm đỏ, không duyệt binh, không đại bác, không viên chức nào cao cấp từ phía Mỹ ra nghênh đón ngoại trừ ông đại sứ Mỹ ở Hà nội, không ở nhà khách quốc gia, không có khoản đãi bằng một bữa tiệc linh đình (“state dinner”), không trưng cờ hai nước trên đường, phải ở khách sạn thuê gần sứ quán Trung Cộng, v.v...

 trong khi chỉ cần so với sự tiếp đón long trọng dành cho bà Aung San Suu Kyi cách đây ít tháng là thấy hết cả sự bẽ bàng của chuyến đi. Dù như là một lãnh tụ đối lập ở trong tù ra chưa được bao lâu, bà Suu Kyi đã được mời đến nói chuyện cả với lưỡng viện Quốc Hội (ngày 8 tháng 9, 2012), không khác gì Tổng Thống Ngô Ðình Diệm của miền Nam năm xưa sau khi Tổng Thống Eisenhower ra tận phi trường đón.
Một cuộc bày binh bố trận tuyệt vời
Dù được tin khá muộn (2 tuần trước), cộng đồng VN vùng DC Maryland Virginia (tức vùng thủ đô Hoa kỳ) đã cấp kỳ liên lạc với cộng đồng khắp nước để tổ chức biểu tình nói lên tiếng nói của người Mỹ gốc Việt.
Cùng lúc, tổ chức Boat People S.O.S. (Ủy ban Cứu Người Vượt Biển) của Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Thắng đã lập tức làm việc với cựu Dân Biểu Liên Bang Cao Quang Ánh để phối hợp một trận tuyến chung với các nhà lập pháp Hoa Kỳ. Chưa bao giờ trong đời hoạt động ở Mỹ của tôi, tôi được chứng kiến một sự làm việc chặt chẽ như vừa rồi giữa cộng đồng người Mỹ gốc Việt và các dân biểu nghị sĩ ủng hộ cho tiếng nói của chúng ta:
Thứ Hai, 22 tháng 7, Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Thắng hướng dẫn một phái đoàn các tôn giáo VN vào gặp Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế rồi sang Bộ Ngoại Giao gặp Trợ Lý Thứ Trưởng Daniel Baer (lo Văn phòng Dân chủ, Nhân quyền và Lao động).
Thứ Ba, 23 tháng 7, Dân Biểu Loretta Sanchez gọi họp báo trước tiền đình Quốc Hội cùng với bốn dân biểu khác (Ed Royce, Chris Smith, Alan Lowenthal, Susan Davis) và đại diện của các NGO (tổ chức phi chính phủ Freedom House, Reporters sans Frontières...) và các tổ chức nhân quyền hay đoàn thể lớn của VN (như phần tôi lên đọc Tuyên bố của 12 tổ chức quần chúng VN).
Cùng ngày, 23 tháng 7, bà Dân Biểu Zoe Lofgren đã cùng với 3 dân biểu khác (Alan Lowenthal, Susan Davis, Peter Scott) lấy được lời cam kết của chính TT Obama là ông sẽ đặt vấn đề nhân quyền ra ngày hôm sau với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Thứ Tư, 24 tháng 7, Dân Biểu Chris Smith, một nhà vô địch về nhân quyền VN trong Hạ viện Hoa kỳ, đã tổ chức một cuộc họp báo ngay trong tòa nhà chính của Quốc Hội, Phòng 309 của Capitol Building (một chuyện rất hãn hữu), để đưa ra những bằng chứng tệ hại về vi phạm nhân quyền của Hà Nội. Tham dự cuộc họp báo này (do cựu DB Cao Quang Ánh phối hợp) có các dân biểu: Ileana Ros Lehtinen, Bill Cassidy, Ed Royce, Frank Wolf, và đứng đằng sau các dân biểu là một dàn các đại diện cộng đồng và tôn giáo về để nói lên tình trạng bị bức bách của các tôn giáo VN.
Cùng ngày, năm thượng nghị sĩ (John Cornyn của Texas, Richard J. Durbin của Illinois, John Boozman của Arkansas, Barbara Boxer của California, Marc Rubio của Florida) cũng đã có thư cho TT Obama khuyến cáo phải đặt nặng vấn đề nhân quyền khi gặp ông Trương Tấn Sang để đảo ngược tình hình nhân quyền ngày càng tồi tệ.

Thứ Năm, 25 tháng 7, khoảng 1,000 đồng bào, đến từ khắp các tiểu bang trên đất Mỹ và đến từ cả Canada (Toronto, Montreal, Vancouver...), thậm chí cả Pháp, có mặt ở Lafayette Park ngay trước Tòa Bạch Ốc để trương cờ vàng ba sọc đỏ và biểu ngữ, hô những khẩu hiệu đả đảo ông Trương Tấn Sang và phái đoàn, cùng đòi hỏi phải thả ngay những tù nhân lương tâm nổi tiếng ở trong nước (Ðiếu Cày, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Lý, Việt Khang, Nguyễn Phương Uyên, Ðinh Nguyên Kha, Tạ Phong Tần, Ðỗ Thị Minh Hạnh v.v...).

Khác với kỳ Nguyễn Minh Triết sang năm 2007 phải đi vào bằng cửa hông, kỳ này Mỹ cho phái đoàn ông Sang đi vòng trước mặt đoàn biểu tình có lẽ với dụng ý để cho ông Sang và tùy tùng của ông thấy sức mạnh chính trị của cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Ðộc nhất chỉ có một mình xe chở ông Sang là được lái vào đến tận thềm tòa nhà bên trong của dinh tổng thống Mỹ còn phái đoàn tùy tùng thì phải xuống xe ở ngoài cổng chính để đi bộ vào. Ði bộ vào như vậy phải mất 4-5 phút là ít và trong thời gian này, phái đoàn phải nghe đầy tai nhức óc những tiếng đả đảo, lên án của đoàn biểu tình. (Về sau, chúng tôi được biết là ngay vào bên trong Tòa Bạch Ốc, các tiếng hô vang của đồng bào ở ngoài nghe cũng vẫn rất rõ.)


Cuộc gặp kéo dài hơn dự tính

Cuộc gặp giữa TT Obama và ông Sang diễn ra dài hơn thời gian dự định dù như ngay sau đó, TT Obama đã phải lên đường đi Florida diễn thuyết. Những điều trao đổi có được ghi lại khá đầy đủ trong 3 trang chữ nhỏ của bản “Tuyên bố chung” giữa hai ông do Tòa Bạch Ốc đưa ra sau đó. Bản Tuyên bố này cũng được tờ Nhân Dân in lại đầy đủ trong bản dịch tiếng Việt ngày hôm nay, tuy nhiên đến đoạn này thì cũng phải cho phép tôi ngờ vực một chút: “Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc thiết lập cơ chế đối thoại thường kỳ” (NNB gạch dưới).

Hai đảng nào? Phía VN thì ta biết tờ báo định nói đảng nào rồi nhưng phía Mỹ? Hay tờ Nhân Dân tính cho Ðảng Dân Chủ của ông Obama cũng cùng một giuộc với đảng CS của Hà Nội?

Ở đây không phải là chỗ để đi vào chi tiết bản Tuyên bố chung của hai bên Mỹ-Việt. Chuyện này thì tôi cho sẽ có nhiều bình luận gia làm dài dài trong những ngày tới. Tôi chỉ muốn nêu ra một hai điểm.
Trước hết là sự đánh giá của một tiếng nói ở trong nước. Nguyên Anh trên Danlambao viết:
“Chuyến công du Mỹ của người đứng đầu nhà nước CSVN Trương Tấn Sang đã hoàn toàn thất bại! Ngoài nhận được một lời hứa từ nguyên thủ cường quốc Hoa Kỳ sẽ xem xét cho VN gia nhập TPP vào cuối năm nay Trương chủ tịch không còn cái gì đem về VN khi Mỹ đã nắm hết thóp tình hình chính trị VN hiện nay.

“Về quân sự Mỹ không bán khí tài và các quân cụ.
“Về kinh tế chỉ là một hứa hẹn.
“Về quốc phòng Mỹ không ký kết bất cứ văn kiện nào cam kết sẽ hỗ trợ VN khi anh Tư mong muốn họ sẽ đảm bảo an ninh khu vực bao gồm Biển Ðông & Hoa Ðông.

“Cuối cùng anh Tư sẽ về với hai bàn tay trắng!”

Và Nguyên Anh cho là ông Tư Sang đã lỡ một cơ hội ngàn đời để gỡ bí cho Việt nam. Ðó cũng là kết luận của tôi khi tôi được thông tấn xã của Dòng Chúa Cứu Thế phỏng vấn tôi từ trong nước. So với chuyến đi sang Trung Cộng ông Sang đem 10 hiệp định bất bình đẳng về, kỳ này ông Sang không đem được bất cứ cái gì cụ thể về chỉ trừ những lời chia sẻ rất thẳng thắn của ông Obama về vấn đề nhân quyền:

“Chúng tôi đã thảo luận những thách thức mà tất cả chúng ta đối mặt trong các vấn đề nhân quyền. Chúng tôi nhấn mạnh Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do bày tỏ, tự do tôn giáo, tự do hội họp. Và chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn cả về tiến bộ mà Việt Nam đang đạt được và những thách thức còn tồn tại.”

Vì VN (CS) không có những nhượng bộ về mặt này nên ông Sang đã phải về... tay không.
Ðạo đức giả của ông Sang còn có thể thấy ngay được cả trong hai lần ông cám ơn TT Obama đã giúp cho người Mỹ gốc Việt ổn định cuộc sống, thành đạt và đóng góp vào xứ này, kể cả về mặt “hoạt động chính trị” (“political activities”) mà người thông dịch của ông quên dịch. Chứ không thì khá buồn cười! Khi nghĩ lại là ông Sang qua câu đó, cám ơn các biểu tình viên đang la ó phái đoàn của ông ngay ở ngoài cổng Tòa Bạch Ốc!
Nguyễn Ngọc Bích 
Chia sẻ bài viết:

Friday, July 26, 2013


THƠ NGUYỄN KHÔI

   

VÔ CẢM
( Gửi : Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến)
                        ------------
3 trẻ sơ sinh tiêm Vac xin bị chết
Bộ trưởng đi qua cũng chẳng ghé vào...
Là Bác sĩ phải có lòng nhân đạo
Vì công việc ư ?
Nghe ớn lạnh làm sao ? !
Ôi chao,
Việc "sống/chết" giao cho  NGƯỜI VÔ CẢM
Chị ta còn đi xây dựng Tháp chuông
Vào nghĩa trang liệt sĩ thắp hương
để lên Ti vi...
                để còn thăng tiến ? !
                   *
Phạm Ngọc Thạch - ngày xưa đâu có thế 
Tự tiêm Vac xin...rồi đã hy sinh !
                   *
Than ôi !
Thời buổi "thị trường" 
chuyện đời dâu bể
Con NGƯỜI VÔ CẢM
để tuột Niềm Tin.
      Góc thành nam Hà Nội 27-7-2013
            Nguyễn Khôi
        (Nhà văn Hà Nội)
 
NGÀY TẬN THẾ
(Tặng : Nhà văn Lê Xuân Quang)
            ---------
"Ngày mai thế giới tàn đi cả
Giữa ngã ba đường anh với em"
                -Câu hát cũ
Ngày tận thế
Nhà Độc Tài đột ngột xin "từ chức"
Hấp tấp bay ra xem Lăng mộ của mình.
Ngày tận thế
cánh Nhà Giàu tung hê tất cả
tay ôm "chân dài"
miệng nốc Whisky.
Ngày tận thế
Sướng nhất là lũ Cu Li
tha hồ nhặt Vàng-Dollar tung tóe
thoải mái vào ngự ở Villa
cùng vợ con hú hí.
Ngày tận thế
thôi Tivi
thôi báo chí
không còn phải xơi "quả Lừa"
không còn đánh nhau
không còn xâm lược...
toàn nhân loại hát ca
vui như "tết".
Trái đất sắp nổ tung :
dạt dào sóng bể
thỏa cánh chim bay...
Ôi, ngày tận thế
con người  TỰ DO
thật sự.
          *
Nghĩ vẩn, nghĩ vơ
NK tôi mơ "Ngày tận thế"  ? !
  Hà Nội 21-12-2012
Nhân đọc "Bài ca về ngày tận thế" của Czeslaw Milosz(Ba Lan)-Nobel 1980
      Nguyễn Khôi
BÀI CA PHONG CHÂU
          -------
"  Dù ai đi ngược,về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười, tháng ba
   Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm".
                 -Ca dao
Sông Thao đến đây dừng
Sông Đà đến đây đứng
Dồi: vút cao Phong Châu
Trào : sông Hồng đỏ sóng...
Một trung châu đất mật
Một đồng bằng lúa vàng
Cô Mỵ Nương giã gạo
Xóm Thậm Thình ca vang...
Chàng Tản Viên sơn thánh
Quét thủy quái ra khơi
Dựng đền đài Nghĩa Lĩnh
Cương vực in Sách Trời.
Bản Làng ngày đông vui
Vua dạy dân trồng Lúa
Bên nhà vút bóng Cau
Lối sau xanh vườn Chuối
-Thương nhau ăn miếng Trầu
Trống đồng ngân lễ hội
Cánh Cò bay bổi hổi
Về cửa đình hát Xoan
Này bánh Giầy, bánh Chưng
Tháng ba dâng Tiên Tổ...
               *
Bớ ngài An Dương Vương
Sai lầm chôn Mộ Dạ;
Bớ ngài Triệu Vũ Đế
Chặn sông Hoàng chấn hưng...
Còn đây bốn nghìn năm
Bắc nam liền một dải 
Con cháu giống Lạc Hồng
Mở đường ra thế giới,
Hồng Hà dội Cửu Long
Trường Sa dăng tuyến lửa...
                *
Xuân này vui hớn hở
Về Đất Tổ vinh danh
Phong Châu trời rạng rỡ
Cô Mỵ Nương thật xinh.
 Hà Nội 10-3-Quý Tỵ
      Nguyễn Khôi
   
 
NHỚ THỜI LÊN MIỀN TÂY
 
(Tặng : Nhà văn Lê Xuân Quang)
             ---------
 
Có " Bằng Đỏ" ra trường (1)
Thôi, xin chào Hà Nội
Hộ khẩu đã "cắt" rồi
Hồ Gươm, đừng mơ tưởng...
 
Nào Ba Lô, dép Lốp
Vượt đèo lên Sơn La
Mừng được cấp "tem phiếu"
Có Lương sống tạm mà...
 
Con nhà nghèo ưu ái
(thua con ông, cháu cha :
-chúng nó ở Hà Nội
-chúng nó đi Liên Xô...)
 
Hồ sơ lý lịch tốt
không phải xuống Nông Trường,
"Lao động và cải tạo"
"Cắm Bản" đỡ khổ hơn.
 
Sống chết với Cơ Quan
Thủ Trưởng giao công việc
Yên thân , biết phục tùng
chớ "trứng khôn hơn Vịt".
 
Thủ Trưởng học Cấp Một
Lãnh đạo lũ Cấp Ba
thêm vài đứa Đại Học
Thủ Trưởng như là Cha.
 
Năm một lần "chỉnh huấn"
Kiểm thảo "tẩy" cái đầu
Tâm niệm "ơn Đảng Bác"
Luôn luôn thấy tự hào.
 
Quê : cha mẹ "Hợp Tác"
Ăn cháo loãng quanh năm
Lũ em đi ra trận
Ngút ngát mãi Trường Sơn...
Ký cóp tiền + tem gạo
Gửi về, Mẹ đỡ buồn...
              *
Hai mươi năm Tây Bắc
Chẳng mong có ngày về
Tối xuống Bản uống rượu
Thổi khèn, lòng tái tê...
 
------
(1) NK học Đai học Nông Lâm 1959-1963
 
  Quê Bắc Ninh 15-4-2013
Kỷ niệm 50 năm ngày Lên Miền Tây sống trọn "thời bao cấp..."
         Nguyễn Khôi
 
 
 

HỌA SĨ LEMUR CAT TƯỜNG


Áo dài CÁT TƯỜNG - LE MUR (1930s/40s) với cựu NS Trưng Vương Nam Cali


Cát Tường (họa sĩ)

Cát Tường (19121946) tên thật là Nguyễn Cát Tường, bút danh là Lemur Cát Tường (nghĩa tiếng Hán: Cát Tường là điềm lành vàtiếng Pháp: le mur là bức tường), là một hoạ sĩViệt Nam.

Học vấn

Năm 1928, Cát Tường trúng tuyển vào khóa 4 trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và tốt nghiệp vào năm 1933.

Những cải tiến cho áo dài

Trong thời gian đô hộ của Pháp ở Việt Nam, chiếc áo dài đã “biến thiên”, được cách tân theo văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam. Do học tại Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, đầu thập niên 30 của thế kỷ XX, Cát Tường cùng với nhóm Tự lực văn đoàn là người khởi xướng cho phong trào cách tân áo dài truyền thống. Ông đề ra phương châm: "Quần áo tuy dùng để che thân, song nó là tấm gương ngoài phản chiếu ra cái trình độ, trí thức của một đất nước".

"Le Mur" là kiểu áo dài cách tân đầu tiên họa sĩ Cát Tường tung ra, được lấy cảm hứng hoàn toàn từ chiếc váy của phương Tây với nối vai, tay phồng, cổ lá sen..., đặc biệt những màu thâm, nâu, đen của áo dài truyền thống được thay bằng màu sắc sặc sỡ, tương sáng mặc kết hợp với quần trắng. Sau khi thịnh hành một vài năm, đến năm 1934, khi họa sĩ Lê Phổ cải tiến kiểu áo dài "Le Mur" theo cách dung hòa giữa váy phương Tây với áo tứ thân truyền thống, áo "Le Mur" của Cát Tường dần không còn phổ biến như trước [2].
Mời quý bạn (nữ) xem lại kiểu áo dài truyền thống thời Le Mur...
IMG_5074_rs


Các mẫu áo dài Le Mur thập niên 1940. (Hình: Khoa Vũ/Người Việt)


DSC02148_rs
DSC02008_rs
IMG_4773_rs


IMG_4805_rs


IMG_4826_rs


IMG_4831_rs


IMG_4851_rs


IMG_4864_rs


IMG_4886_rs


IMG_4904_rs


IMG_4926_rs


IMG_4932_rs
Áo dài được may theo đúng các mẫu thiết kế của Hoạ sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường.
(Hình: Khoa Vũ/Người Việt)
IMG_4937_rs


IMG_4963_rs


IMG_4982_rs


IMG_5015_rs

IMG_5083_rs
Ông Nguyễn Trọng Hiền, con thứ của họa sĩ Le Mur và là người tổ chức buổi trình diễn, cùng các “người mẫu” chào khán giả.

IMG_5108_rs


Ông Nguyễn Trọng Hiền, con thứ của Hoạ sĩ Le Mur và là người tổ chức chương trình, cùng các “người mẫu” cựu nữ sinh Trưng Vương.


XIN XEM SLIDE SHOW
 https://plus.google.com/photos/115742535370405490843/albums/5898335909109576097?gpinv=AMIXal-57779e14FoxQLcE4kMIivJS2iYfXTdyyRvi2gCT_HSXJNnFzWd4a3lIaqbeOoxjW_RfI_CqGOiLJ5v9repG4o38srzUl13t9L_-5BhgMN0Mr8IMI&cfem=1&authkey=COL00quA6OCYggE
 

BIỂN ĐÔNG _ VIỆT MỸ

NGUYỄN LỘC YÊN * NHẮN TƯ SANG


Nhắn nhủ Tư Sang đừng lộng ngôn

Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) - Sau khi xem các đài truyền hình thấy ông chủ tịch nhà nước CSVN là Trương Tấn Sang đi đứng tương đối chững chạc, không còn khúm núm như trong chuyến công du nước Tàu vào tháng 6 năm 2013 vừa qua. Dân tôi cảm thấy bớt đi tủi nhục, nhưng than ôi! Chuyến đi Mỹ của ông Tư Sang đã bị thất bại không đáp ứng mong mỏi như dự tính?!

- Quốc phòng: Hoa Kỳ không có cam kết một văn kiện nào là sẽ hỗ trợ nước Việt Nam. Không thấy Hoa Kỳ ưng thuận bán vũ khí cũng như quân cụ cho Việt Nam.
- Kinh tế: Cũng chỉ bàn bạc rồi hứa hẹn suông mà thôi. Về khu vực tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương TPP (Trans-Pacific Partnership) của Hoa Kỳ, tổng thống Mỹ là Obama chỉ hứa sẽ xem xét cho VN gia nhập TPP vào cuối năm!. 
Tuy nhiên, tổng thống Obama cho biết cuộc gặp gỡ với Tư Sang: “Chúng tôi đã thảo luận những thách thức mà tất cả chúng ta đối mặt trong các vấn đề nhân quyền. Chúng tôi nhấn mạnh Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do bày tỏ, tự do tôn giáo, tự do hội họp. Và chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn cả về tiến bộ mà Việt Nam đang đạt được và những thách thức còn tồn tại.” Đoạn này trích trong bài “Đi Mỹ về... tay không” của ông Nguyễn Ngọc Bích là người hiện diện tại Washington DC đã theo dõi sát sao.
Dân tôi vừa nói “cảm thấy bớt đi tủi nhục”, nhưng ông lại hèn quá làm sao “bớt đi tủi nhục” được hả ông Tư Sang?!

Dù biết rằng các ông lãnh đạo trong đảng CSVN là “cục đất nắn thành ông Táo”, nhưng khi các ông đi ra các nước ngoài cũng là người đại diện cho nhà nước. Thế mà nhân danh chủ tịch nhà nước CSVN đến Mỹ không được nước sở tại tiếp đón như một nguyên thủ quốc gia, nghĩa là: Không có trải thảm đỏ. Không có bắn đại bác chào mừng. Không có giới chức nào cao cấp của chính quyền Hoa Kỳ nghinh đón, chỉ có ông đại sứ Mỹ ở Hà Nội là David B. Shear ra đón vì dính dấp đang làm việc tại Việt Nam! Không có trưng cờ hai nước ở hai bên lề đường, mà cờ vàng ba sọc đỏ và biểu ngữ ngập trời, đồng bào Việt hô những khẩu hiệu đả đảo đồ đảng Trương Tấn Sang vang dội! Đoàn người của ông không được ở sứ quán hay nhà khách quốc gia, phải tự tìm khách sạn...
Điều đáng nói là không có hàng quân Mỹ chào đón phái đoàn Việt Nam! Có phải chính quyền Hoa Kỳ lo ngại ông (Tư Sang) cũng sẽ khom lưng cúi đầu như vừa rồi ông đã thần phục trước hàng quân của thiên triều (Tàu) hay không hả ông! Vì xứ Mỹ thì luôn tôn trọng tự do bình đẳng, mà ông khom lưng cúi đầu thì họ ngại ngần lắm đấy.

Dù vậy, xin ông cũng đừng buồn và thẹn, đồng bào hải ngoại đã bị hay được đồ đảng của ông gọi: “Bọn ôm chân đế quốc” hay “Khúc ruột xa nghìn dặm” gì đấy. Ngày 25-7-2012, trên 1000 đồng bào thay mặt hàng quân chào đón nước sở tại, thay vì chào đón họ lại biểu tình phản đối “đồ đảng” của ông đang đàn áp dã man các người yêu nước. Thưa ông, dân tôi thì trước sau như một, trong bài viết: “Mong Ông Trương Tấn Sang, Đừng Làm Nhục Quốc Thể!” đã đăng trên một số báo điện tử tuần rồi, dân tôi đã hy vọng “đồng bào hải ngoại sẽ không chống đối sự có mặt của ông tại Hoa Kỳ, mà chỉ phản đối mạnh mẽ đồ đảng của ông đã đàn áp dã man người yêu nước mà thôi. Vì lẽ nhà nước Cộng sản Việt Nam thân với Mỹ và các nước tự do Tây phương sẽ tốt hơn là xua đuổi các ông đi làm thái thú cho Tàu”.

Số đồng bào tham dự biểu tình ngày 25-7-2012 tại Washington DC, không phải chỉ có đồng bào tại Washington DC mà hiệp đồng với bà con các tiểu bang: Maryland, Virginia, New Jersey, Texas, Illinois, Georgia, California... còn có cả đồng bào mình ở Canada nữa đấy ông à. Ông biết đấy, đồng bào có nhiều người ở Canada hoặc các tiểu bang xa cách Washington DC cả mấy ngàn cây số, phải bỏ công việc làm mất mấy ngày lương, còn tốn kém chi tiêu cho ăn uống và xăng nhớt. Dù vất vả là vậy, mà họ vẫn đi biểu tình không quản ngại nhọc nhằn, cũng vì đồ đảng ông đã đàn áp đồng bào trong nước và dâng hiến đất đai, biển đảo của ông cha mà ông cha đã gìn giữ lắm lúc máu hồng lai láng, nhiều khi xương trắng cao chất ngất ở nơi chiến trường! Đồng bào vì thiết tha tình tự quê hương mà phải chịu nhọc nhằn vậy đấy! Nhưng có thể là đồ đảng của ông cũng có kẻ vô liêm sỉ, bóp méo sự thật là người Việt nước ngoài biểu tình vì bị người khác xúi giục hay bị người ta bỏ tiền ra mướn biểu tình không chừng?! Nếu có kẻ nào nói ngược ngạo và ngu ngốc như vậy, ông và tùy tùng ông đã có dịp ra nước ngoài, đã thấy rõ ràng sự thật là Mỹ không ngu gì bỏ tiền cho dân biểu tình và phái đoàn của ông cũng không dại dột bỏ tiền thuê người biểu tình để đả đảo Việt cộng! 
Dù sao, đoàn người của ông cũng không giống như người tiền nhiệm là ông Nguyễn Minh Triết vào năm 2007, phải chui vào bằng cửa sau. Lần này có lẽ chính quyền Hoa Kỳ cho đoàn người của ông được sáng mắt học hỏi một thể chế tự do thật sự, người dân ở thể chế tự do thì được tự do biểu tình trong trật tự. Có lẽ ông hú hồn được xe đưa đến tận cửa Nhà Trắng, còn nhóm tùy tùng của ông thì lầm lũi đi vào an toàn. Vì người Mỹ đã biết rằng đồ đảng của ông thường hằn học: “Có nợ máu với nhân dân, thì phải trả!”, mà chính nợ máu này do các ông gây ra, nên cho phép xe đưa ông đến tận cửa Nhà Trắng là để tránh những sự đáng tiếc xảy ra. Nhưng ông đừng sợ, đồng bào Việt ở hải ngoại luôn ôn hòa và luôn thương xót ông và đoàn tùy tùng của ông vì dù sao cũng là đồng bào, các ông chỉ khác là tính tình đã biến thái thành con người dã man và bán nước cầu vinh đấy thôi?!
Người dân chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi ông trao bản sao bức thư cho ông Obama, mà bức thư này xưa kia ông Hồ Chí Minh đã gởi cho ông Truman. Ông Tư Sang ơi! Ông Obama nói: “Chủ tịch Sang đã trao bản copy lá thư ông Hồ Chí Minh đã gửi cho cố tổng thống Truman của Hoa Kỳ, chúng tôi đồng ý là Hồ Chí Minh đã lấy từ nguồn cảm hứng của bản tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ của ngài tổng thống Jefferson”. Khen cho ông Obama dùng từ “lấy từ nguồn cảm hứng của bản tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ”, không nói lộ liễu: “Hồ Chí Minh copy hay bắt chước hay nhái theo hay ăn cắp bản tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ”.

Ông Tư Sang ơi! Ý kiến trao lá thư vô nghĩa ấy là do Bộ Chính Trị CSVN hay chính của ông, thật sự đã dại dột rồi! Dù sao họ Hồ cũng có thời gian là chủ tịch đảng Cộng sản ở miền Bắc hay nói khác hơn đã là chủ tịch nửa nước Việt Nam, dù các ông đã biết ông Hồ là kẻ lọc lừa và đã rước chủ nghĩa ngoại lai, tam vô (vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc) hại đồng bào mình?! Từ vụ “Cải cách ruộng đất” đến “Nhân Văn Giai Phẩm” và gây cảnh nội chiến Nam-Bắc tương tàn, quân đội và đồng bào VN các bên bị chết trên bốn (4) triệu người! Dù vậy, cũng đừng để người ngoài làm nhục quốc thể phải không ông! Ngoài ra, hàng ngày trên báo chí, điện đài của “xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của các ông luôn ra rả chửi “đế quốc Mỹ” hoặc gọi xỏ xiên là “Mỹ-Ngụy”... Thưa ông Sang, nếu ông muốn biết rõ hơn về Hồ Chí Minh hãy đánh vào Google mấy chữ “Sự thật Hồ Chí Minh”, ông sẽ hiểu họ Hồ thuộc loại người nào nhé ông!.
Đoạn trên, người viết xin tóm tắt cuộc gặp gỡ giữa ông Sang và ông Obama, còn điểm cốt yếu “Nhắn Nhủ Tư Sang Đừng Lộng Ngôn” là vì sao? Xin thưa, ông (Tư Sang) đã lộng ngôn: “Chính phủ chúng tôi cảm ơn chính phủ Hoa Kỳ đã chăm sóc người Việt gốc Mỹ làm ăn rất thành công. Chúng tôi thành thật cảm ơn ngài Tổng thống đã giúp đỡ đồng bào chúng tôi làm ăn thành công kể cả chính trị?!!!”

Ông còn lắt léo tiếp: “chúng tôi mong muốn bà con người Việt sẽ là chiếc cầu vững chắc nối giữa hai nước trong thời gian tới?!”.

Ông Sang ơi, ông lầm rồi! Người Việt đến Mỹ từ khi ông Obama còn là cậu học sinh và ông không, hoàn toàn không có tư cách nói câu này! Một lần nữa phải thành thật nói rằng: “Ông đã đãng trí hết thuốc chữa!” Vì ông vừa mới cúi đầu lén nhìn “Cờ vàng ba sọc đỏ và biểu ngữ ngập trời, đồng bào Việt đang hô những khẩu hiệu đả đảo đồ đảng Trương Tấn Sang vang dội!” đấy sao ông?!
Viết đến đây, dân tôi lại nhớ chuyện: “Hà chính ư mãnh hổ” (Chính sách hà khắc khốc hại hơn là hổ dữ), chuyện kể:

Thầy trò Khổng Tử trên đường đi đến nước Tề khi qua núi Thái Sơn thấy người đàn bà đứng khóc thảm thiết. 

Khổng Tử bảo Tử Cống đến hỏi nguyên do, bà ấy thưa: “Ở nơi này lắm hổ, bố chồng tôi chết vì hổ, chồng tôi chết vì hổ, giờ đây con tôi cũng chết vì hổ, đau đớn lắm ông ơi!” 


Tử Cống hỏi: “Thế sao bà không bỏ nơi này đến nơi khác mà ở”. 


Bà lại thưa: “Tuy vậy nhưng ở đây chính sách quan trên không hà khắc tàn bạo như các nơi khác!”. 


Khổng Tử nghe vậy than: “Hổ dữ chỉ giết một vài người nhưng chế độ hà khắc hại cả muôn dân!”. 
Thưa ông Sang, có lẽ ông biết chuyện này rồi phải không hả ông?! Sở dĩ có đông đảo đồng bào Việt sinh sống tại các nước ngoài hôm nay là vì chế độ hà khắc của CSVN đấy ông à! Đa số họ vượt biên, vượt biển trong khi đồ đảng của ông thì luôn rình rập bắn giết không nương tay, bắt được người vượt biên thì bỏ tù và đày đọa. Kể cả thành phần H.O. cũng là nạn nhân của chế độ bất lương do đồ dảng ông gây ra đấy! Nói rằng đồ đảng của ông là đồ đảng trí vẫn chưa hết ý nghĩa của nó mà phải bổ túc thêm là đồ đảo điên và lật lọng, mới nói lên phần nào sự thật phải không hả ông?!

Đồng bào hải ngoại rất căm hận kẻ dâng biển Đông của VN cho Tàu là thủ tướng của các ông là Phạm Văn Đồng, kẻ bán nước này lại tuyên bố vào năm 1976, rằng: “Người Việt hải ngoại là thành phần bất hảo, đĩ điếm?!".

Người Việt rời bỏ quê hương luôn trằn trọc nhớ quê thương nòi, nhưng hận đồ đảng của ông là kẻ “dã man và bán nước cầu vinh”, họ cắn răng gởi tiền về VN mỗi năm khoảng mười (10) tỷ Mỹ kim là vì tình ruột thịt của họ, mà đảng cộng sản của ông đã nhờ rất lớn vào đấy mà sống còn, chứ không phải họ vì đồ đảng của ông, chắc chắn ông biết điều này hả ông?!
Trong bài viết: “Mong Ông Trương Tấn Sang, Đừng Làm Nhục Quốc Thể!”, Dân tôi luôn mong mỏi ông giữ được biệt danh là “Tư Sang” chứ không phải “Tư Hèn”! Nhưng ông Tư Sang ơi! Qua việc nói năng lộng ngôn của ông, dân tôi ngẫm nghĩ lại sao ông hèn quá! Mời ông xem và suy gẫm:
“Tự do đâu phải để ho hen!
Đồ đảng cớ sao đổi trắng đen?!
Xứ Mỹ lộng ngôn thêm nhục nhã
Tư Sang, ngẫm nghĩ đấy Tư Hèn!”
Ngày 27 tháng 7 năm 2013.


ĐỖ THÀNH CÔNG * MỸ DU

Sang Tàu rồi đến Mỹ

Đỗ Thành Công
Những nhà độc tài này, có người đã từng vào Nhà Trắng, bây giờ họ ở đâu?
Những nhà độc tài này, có người đã từng vào Nhà Trắng, bây giờ họ ở đâu?
Mặc dù ông Trương Tấn Sang sẽ được gặp ông Tổng Thống Hoa Kỳ, Barack Obama tiếp đón tại Toà Bạch Ốc, nhưng trước đó khi đặt chân đầu tiên lên mảnh đất Hoa kỳ, người tiếp đón ông tại phi trường lại là đương nhiệm đại sứ Mỹ tại Việt Nam là David Shear.  Một cuộc tiếp đón rất lạnh nhạt, lèo tèo không kèn không trống và không tương xứng với tầm vóc Chủ tịch một quốc gia. Các hãng tin truyền thông truyền hình hàng đầu như CNN, CBS, ABC cũng không thấy loan tin, ngoại trừ các hãng tin báo chí.
Về mặt nghi lễ ngoại giao, đây là tín hiệu cho thấy chủ nhà đã đánh giá vai trò của cái gọi là Chủ tịch “không được bầu” của chế độc đảng, so với Tổng Thống do dân bầu như thế nào. Trên nguyên tắc, đón ông Chủ tịch phải là Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao, tệ lắm thì là cấp Thứ trưởng chứ không thể là một nhân viên cấp đại sứ. Cung cách “protocol” đón tiếp giữa hai quốc gia đã được nhân viên Bộ Ngoại Giao trao đổi trước, nếu phiá Việt Nam thấy có vấn đề thì họ đã phải từ chối khéo. Rất tiếc, chấp nhận nghi lễ ngoại giao ở tầm vóc quốc gia như vậy đã cho thấy chuyến đi của ông Sang là chuyến đi gượng ép, vội vã và không phải do Hoa Kỳ mời, mà là do phiá Việt Nam khẩn cấp yêu cầu.
Dĩ nhiên về mặt ngoại giao, thì văn phòng Tổng Thống phải thông báo là do chúng tôi mời. Ở cương vị chủ nhà, phải có lời mời thì khách mới đến được, cho dù khách mời là khách theo kiểu chịu đấm ăn xôi, mặt dày mày dạn, bị gậy ăn xin hay năn nỉ để được gặp.
Ông Sang đến Mỹ sau chuyến đi qua Tàu hồi tháng 6.  Kết quả của chuyến đi Trung Quốc được giới chuyên viên nghiên cứu đánh giá là “thần phục” Thiên Triều. Các điều khoản ký và thoả thuận giữa hai nước hoàn toàn không đề cập đến các vấn đề khẩn cấp, đang được cả nước quan tâm như tình trạng mất chủ quyền của Việt Nam, các vụ xung đột ở biển Đông, việc “tàu lạ” liên tục bắn và “cướp”, đánh phá tàu cá của ngư dân Việt Nam.  Phương án giải quyết ảnh hưởng của “đường lưỡi bò”, hay những vấn đề nổi cộm khác thể hiện dã tâm của Trung Quốc lấn biển, dành đảo đã không được đề cập trong các thoả thuận.
Về mặt nội bộ, tranh giành ảnh hưởng và quyền lực của ông Sang với  đồng chí “X” và vây cánh của ông ấy vẫn còn kèn cựa, chưa ngã ngũ cụ thể. Nếu nói ông Sang có vây cánh và thực lực trong chánh quyền, thì ngược lại, đồng chí “X”, đã gần như có ảnh hưởng rất mạnh ở lực lượng công an và quân đội.
Vì vậy, về nhiều mặt, trong hoàn cảnh “bên trong lộn xộn, bên ngoài yếu xìu”,  ông Sang không đủ uy tín và thế lực để hưá hẹn và giải quyết được điều gì cụ thể với tình hình chính trị, kinh tế và ngoại giao của Việt Nam. Nếu có, thì chỉ củng cố thêm một chút uy tín của ông Sang về mặt nội bộ trong đảng CSVN, vì đã được Tổng Thống Hoa Kỳ tiếp kiến. Về uy tín đối với quốc tế hay phiá Trung Quốc, ông Sang cũng có thể gửi ra tín hiệu cho thấy Việt Nam chúng tôi đang là đồng minh, bè bạn của Hoa Kỳ.
Việt Nam Muốn Gì?
Có nhiều điều Việt Nam cần ở Mỹ mà có thể trong chuyến đi này ông Sang và Chính trị Bộ muốn có một sự khẳng định và hứa hẹn của Obama. Việt Nam cần mua vũ khí quân sự hạng nặng của Mỹ, Việt Nam cần trang thiết bị quân sự tối tân, vũ khí sát thương và các lãnh vực liên hệ quốc phòng. Dù khấu đầu trước Trung Quốc, lãnh đạo CSVN biết là họ đang ở thế trên đe dưới buá. Trước nanh vuốt của Trung Quốc ngày đêm lấn biển dành đảo, lãnh đạo CSVN hiểu rỏ là nếu họ tiếp tục nhịn nhục qua sông, bán đất nhường đảo để giữ vững chế độ độc tài, thì đến lúc phải bán vợ, đợ con của họ, cũng không thể thỏa mãn tham vọng của quan thầy Trung Quốc. Cho nên, phải tìm cách dựa lưng Hoa Kỳ để tìm chỗ “an toàn”, nhưng cũng không dám ra mặt thẳng thừng vì sợ làm mất lòng Trung Quốc.
Việt Nam cần tham gia vào Khối Thương Mại Thái Bình Dương (Trans- Partnership Pacific) để thúc đẩy nền kinh tế đang bị suy thoái, có nguy cơ đổ vỡ vì tham nhũng và hậu quả chạy theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Năm ngoái, Việt Nam xuất cảng sang Mỹ các mặt hàng chiến lược gồm may mặc, nông sản phẩm và ngư nghiệp đã lên đến gần 25 tỷ đollars.  Nếu được Mỹ ủng hộ để Việt Nam vào Khối Thương Mại Thái Bình Dương, hàng xuất khẩu Việt Nam sẽ tăng vọt, được miễn hàng rào quan thuế có thể giúp Việt Nam rất nhiều trong lãnh vực  xuất khẩu, thúc đẩy tạo công ăn việc làm, ổn định tình hình kinh tế, xã hội, chính trị và giữ được tính cạnh tranh trên thương trường của Việt Nam với các đối tác kinh tế khác như Trung Quốc, Thái Lan, v.v…
Việt Nam cần Obama hứa hẹn vai trò quân sự  Mỹ ở Đông Nam Á, nhất là ở Biển Đông để cầm chân tham vọng của Trung Quốc. Nói cách khác, Việt Nam cần Mỹ làm đối tác chiến lược quân sự ở Thái Bình Dương.  Sau chuyến đi Trung Quốc, có thể ngoài những điều ký kết trên giấy, ông Sang và Chính trị bộ đang bị áp lực của Trung Quốc về mặt chiến lược quốc phòng và chủ quyền mà không quốc gia nào có thể giải quyết được trừ Mỹ. Vì vậy, việc ông Sang vội vã đi Mỹ sau chuyến thăm Trung Quốc, việc ông Sang muối mặt chấp nhận thủ tục nghi lễ ngoại giao, việc Toà Bạch Ốc lên chương trình đón ông Sang một cách đột ngột ngoài dự đoán,  cho thấy chuyến đi ông Sang không thoát ra khỏi các mối liên hệ trên.
Dĩ nhiên để tránh cho ông Sang bớt bị áp lực với Quốc Hội Hoa Kỳ và dư luận Cộng Đồng Người Việt, Hà nội đã tạm ngưng xử Lê Quốc Quân. Cho dù thành tích nhân quyền vô cùng tồi tệ, cho dù biết chuyến đi ông Sang sẽ bị Quốc Hội và Cộng Đồng Người Việt lên án mạnh mẽ, Hà nội đã không có sự chọn lựa nào khác mà vẫn để ông Sang đi Hoa Thịnh Đốn. Khi ngưng xử Lê Quốc Quân, Hà Nội nghĩ có thể tạm thời tránh buá rìu dư luận. Rất tiếc, vụ Điếu Cày, Nguyễn Văn Hải tuyệt thực lại xảy ra ngoài dự đoán. Đây là việc mà Hà nội đã không lường được, vì vậy vài ngày trước khi ông Sang đi Mỹ, tin Điếu Cày tuyệt thực do tù nhân chính trị Nguyễn Xuân Nghĩa can đảm tiết lộ, đã dấy lên làn sóng phẫn nộ trong Cộng Đồng Người Việt, tạo cơ hội cho Lập Pháp Hoa Kỳ lật lại hồ sơ nhân quyền và áp lực mạnh mẽ hơn nữa đối với chính phủ Obama.
Hoa Kỳ Muốn Gì?
Obama đã nhiều lần tuyên bố muốn đẩy mạnh hợp tác Thương Mại Thái Bình Dương và tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tham gia. Ngoài lý do cụ thể là tạo lợi thế đòn bẩy kinh tế để các quốc gia trong khối Thái Bình Dương hợp tác, phát triển và yễm trợ lẫn nhau trên lãnh vực thương mại. Khối Thương Mại Thái Bình Dương chính là vũ khí chiến lược của Mỹ để cầm chân Trung Quốc. Khi cố tình tạo ra một khối thương mại và kinh tế độc lập, tách hẳn các quốc gia trong khối ra khỏi qũy đạo và ảnh hưởng của Trung Quốc, chính quyền Obama muốn làm giảm bớt nanh vuốt của Trung Quốc, muốn trực tiếp giúp đỡ các quốc gia đang trong vòng phát triển và yểm trợ, để vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Trung Quốc. Nói cách khác, Khối Thương Mại Thái Bình Dương là một thứ “quyền lực mềm” mà Hoa Kỳ đang theo đuổi tại Thái Bình Dương bên cạnh các chiến lược quân sự “quyền lực cứng” khác.
Obama muốn Việt Nam trở thành đối tác chiến lược trên mặt trận biển Đông để cầm chân ảnh hưởng và tham vọng của Trung Quốc. Vai trò Việt Nam hiện nay chưa thể trở thành đồng minh như Phi Luật Tân hay Nhật, nhưng ký kết một số văn kiện để khẳng định vai trò đối tác chiến lược, để hợp tác chặt chẽ về mặt quân sự là những ý đồ mà Hoa Thịnh Đốn đã không ngần ngại bày tỏ. Và vì vậy, Hoa Kỳ cũng sẵn lòng để viện trợ vũ khí, quân dụng, huấn luyện và tập trận chung với Việt Nam ở biển Đông.
Năm ngoái, Đại tá Hải quân William Jordan từng phàn nàn “Mặc dù Hoa Kỳ và Việt Nam cùng có chung quan điểm chiến lược về tình hình Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó không chấp nhận tham vọng đòi chủ quyền 12 hải lý của Trung Quốc và cần có một sự quân bình với quyền lực vừa trổi dậy trong vùng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa thể hiện cụ thể, họ muốn gì trong quan hệ đối tác đồng minh với Hoa Kỳ để đạt được các mục tiêu trên”.
Như vậy, có thể nói việc thảo luận để dẫn đến ký kết Việt-Mỹ về “Hợp Tác Toàn Diện” đã từng diễn ra trong một quá trình dài,  có lúc gần như bị gián đoạn vì thái độ “lừng khừng” của Việt Nam, và gần đây, đột nhiên Việt Nam lại có những động thái cụ thể, vượt rào cản để đến gần với Mỹ. Phải chăng Đối Tác Kinh Tế Thái Bình Dương (TPP) là miếng mồi ngon từ phía Hoa Kỳ, đủ sức đẩy Hà Nội phải nhập cuộc với Mỹ để cứu vãn nền kinh tế và chế độ đang trên đà vực thẳm.
Hoa Kỳ cũng muốn Việt Nam bớt đi các hành động đàn áp nhân quyền. Khi Hà Nội gia tăng đàn áp nhân quyền, điều này không có lợi cho chính quyền Obama, vì bị áp lực nội bộ và phải giải thích các chính sách đối ngoại để thuyết phục các Dân Biểu, và Nghị Sĩ Mỹ đồng thuận với Obama. Nói cách khác, Hoa Kỳ, cả Hành pháp và Lập pháp, đều nhất quán ở chiến lược khai thác vai trò Việt Nam nhằm giảm bớt tham vọng Trung Quốc. Tuy nhiên, khi giao tiếp với một quốc gia độc tài, toàn trị và có hồ sơ về nhân quyền vô cùng tồi tệ như Việt Nam, chính quyền Obama, tức Hành phàp có thể bị trói tay, trói chân trước một đối tác có thành tích bất hảo. Cho dù Hoa Kỳ không hài lòng với các hành vi trấn áp bất đồng chính kiến ở trong nước, nhưng chính quyền Obama cũng không mạnh mẽ áp lực, trừ trường họp bị Lập Pháp qui trách nhiệm là đang tiếp tay với chế độ toàn trị, đi ngược lại giá trị “nhân quyền” của nước Mỹ, thì họ mới gượng ép lên tiếng.
Khi Việt Nam tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), áp lực của các định chế kinh tế, các qui luật trong sáng và điều kiện công bằng trong sân chơi thương mại buộc Việt Nam phải tự thay đổi để thích nghi, nhờ vậy Việt Nam từng bước lột xác về kinh tế và xã hội, dù chính trị vẫn còn mang bộ mặt độc đảng, nhưng thú tính thì đã thuần hơn trước nhiều.
Nếu tham gia vào Khối Thị Trường Thái Bình Dương, sức ép của tính trong sạch trong quan hệ kinh tế, buộc Việt Nam phải tự cải tổ hơn nữa. Để trở thành hội viên, Việt Nam phải tôn trọng qui luật lao động, phải có Công Đoàn độc lập, phải có luật pháp nghiêm minh tránh tệ nạn ăn cắp bản quyền,  làm đồ giả v.v… Tóm lại, qui trình cần thay đổi để sống còn và hội nhập, buộc CSVN phải tự điều chỉnh các chính sách cai trị để được chấp nhận vào Cộng Đồng Quốc Tế. Nói cách khác, con thú CSVN, đang từng bước thuần hoá nhưng vẫn còn bản chất rừng rú của loài thú và rất khó lòng thay đổi trừ khi có một cuộc cách mạng nhân dân toàn diện.
Và điều này thì không phải là trách nhiệm của Hoa Kỳ, của chính quyền Obama mà là trách nhiệm của nhân dân Việt Nam.
Trung Quốc Muốn Gì?
Trung Quốc không muốn Việt Nam thoát ra khỏi quĩ đạo kinh tế, chính trị và xã hội của họ. Trung Quốc không muốn thấy Việt Nam là đối tác quân sự, liên kết và làm đồng minh với Mỹ để chống lại Trung Quốc. Trung Quốc không muốn Việt Nam trở thành quốc gia phát triển về kinh tế, độc lập về chính trị, mạnh về quân sự và từng bước đi vào quĩ đạo Dân chủ hoá. Trung Quốc có tham vọng “Hán hoá” Việt Nam.
Trung Quốc đã từng ngăn cản Việt Nam vào Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Vì vậy, khi Việt Nam tham gia Đối tác Kinh Tế Thái Bình Dương (TPP), Trung Quốc cũng sẽ không bằng lòng. Trung Quốc sẽ tìm mọi cách để lôi kéo, áp lực và thậm chí có thể phá hoại để Việt Nam không hội đủ các tiêu chuẩn tham gia.
Sau chuyến đi Trung Quốc của Trương Tấn Sang, Việt Nam đã ký văn kiện đầu hàng. Điều gì làm Hà Nội đã phải cúi đấu thần phục Trung Quốc, nhưng lại đồng ý ký kết một số thoả thuận với Hoa Kỳ về chiến lược để cân bằng ảnh hưởng?  Phải chăng cuộc họp hồi tháng 6 vừa qua với Trung Quốc đã đẩy Hà Nội vào vị trí ngã sang Mỹ để tìm thế ỷ dốc? Phải chăng sau cuộc họp ở Bắc Kinh, Hà Nội nhận ra tham vọng nguy hiểm của Trung Quốc,  mà chỉ có Mỹ mới có thể bảo vệ được Việt Nam? Vì vậy, một tháng sau đó, Trương Tấn Sang đã nhận chỉ thị Chính trị bộ đi qua Mỹ cầu viện, cho dù phải muối mặt như thế nào? Không phải đột nhiên Việt Nam đồng ý ký chung một văn bản “Hợp Tác Toàn Diện” với Mỹ, để có thể làm Trung Quốc nổi giận. Tiến trình này đã thảo luận từ trước và có thể sẽ không bao giờ được ký, trừ trường hợp Việt Nam thấy có lợi, hay có dấu hiệu bị nguy hiểm, bị đe dọa từ phiá Trung Quốc.
Thực ra, nội dung của “Hợp tác Toàn diện” cũng không có gì ghê gớm lắm. Nó chỉ lập lại một số thảo luận mà hai bên đã làm việc từ nhiều năm trước, nhưng vì nhiều lý do thầm kín, Việt Nam đã không dám ký. Điều quan trọng nhất là phần nói về an ninh quốc phòng thì chỉ nhấn mạnh chung chung, không có gì cụ thể rõ ràng.  “Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhất trí tiếp tục Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ và Đối thoại Chính trị – An ninh – Quốc phòng song phương nhằm đánh giá quan hệ quốc phòng và an ninh và thảo luận về hợp tác trong tương lai.”
Cũng  không loại trừ trường hợp Việt Nam được Trung Quốc cho phép ký văn bản “Hợp Tác Toàn Diện” với Mỹ , với điều kiện là Việt Nam phải ký các văn kiện đầu hàng với Trung Quốc trước. Với ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc trên thượng tầng lãnh đạo của CSVN, không thể có sự kiện Trung Quốc bị bất ngờ trước hành động Việt Nam đơn phương ký kết “Hợp Tác Toàn Diện” với Mỹ, chỉ một tháng sau khi gặp Tập Cận Bình.  Nói cách khác, có thể văn bản “Hợp Tác Toàn Diện” đã được Trung Quốc chuẩn y hồi tháng 6 khi Sang đến Bắc Kinh, đánh đổi lại Việt Nam phải ký văn kiện đầu hàng với Trung Quốc.
Những Vấn Đề Cốt Lõi
Nhân quyền có thể không làm Obama bận tâm vì ông ấy là một trong những Tổng Thống Hoa Kỳ kém về mặt này. Các chiến lược của Toà Bạch Ốc đều do Hội Đồng An Ninh Quốc Gia phác hoạ, đề nghị, và đôi khi quyết định. Nếu có một ông Tổng Thống quan tâm đến nhân quyền, thì mặt trận nhân quyền có thêm điều kiện thuận lợi để áp lực. Nếu không, vai trò Quốc Hội, tức Lập Pháp vẫn là trọng tâm, là mục tiêu để chúng ta vận động.
Trước ngày Sang đến Mỹ, đã có biết bao tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng, có Dân biểu họp báo tố cáo CSVN tại Quốc Hội, có hàng chục Dân biểu, Nghị sĩ  ký tên lên án Hà Nội vi phạm nhân quyền. Thậm chí, 4 Dân biểu thuộc đảng Dân chủ, đảng của Obama do bà Dân biểu Zoe Lofgren, lãnh đạo của 38 Dân biểu thuộc Đảng Dân chủ ở California, đã vào tận Bạch cung để họp với Obama và nhấn mạnh yếu tố nhân quyền phải nêu cụ thể trong cuộc gặp với Sang.
Cộng Đồng Người Việt đã làm trọn vai trò “vận động” chính giới, và đã tố cáo trước dư luận thế giới bản chất vi phạm nhân quyền của chế độ độc tài, toàn trị. Biểu tình ở San Francisco trước lãnh sự quán CSVN có đồng bào đến từ San Diego, từ Santa Ana, và từ San Jose;  biểu tình ngay trước Toà Bạch Ốc ở Washington DC, có đồng bào đã đến từ nhiều tiểu bang lân cận, thỉnh nguyện thư với hàng chục ngàn chữ ký gửi cho Obama v.v… Mặt trận vận động chính giới và đấu tranh tố cáo CSVN đã diễn ra vô cùng hào hứng và sôi nổi. Điều đáng mừng nhất là trong các mặt trận này tại Hải ngoại cũng như tại Việt Nam, đã có sự tham gia đồng bộ của tuổi trẻ Việt Nam, sát cánh cùng các thế hệ đàn anh. Đây chính là một điểm son trong cuộc tranh đấu của dân tộc Việt, để chúng ta yên tâm nhìn về tương lai cho một Việt Nam Tự Do, Dân chủ và Nhân quyền.
Nhân quyền là cốt lõi để Việt Nam được coi đồng minh chiến lược nếu muốn có hậu thuẫn của Lập Pháp Mỹ về quân sự, chính trị và kinh tế. Thượng nghĩ sĩ John McCain từng tuyên bố “Hà nội đang có một danh sách dài về các vũ khí cần mua của Mỹ”. Tuy nhiên “quan hệ an ninh hai bên sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của lãnh vực nhân quyền.”. “ Cần có sự chấp thuận của Quốc Hội Hoa Kỳ thì Việt Nam mới mua được vũ khí sát thương – Có nhiều vũ khí Việt Nam muốn mua và Mỹ cũng muốn chuyển giao cho họ, nhưng điều này chưa thể xảy ra được, trừ khi chính quyền Việt Nam chứng tỏ họ tôn trọng nhân quyền”, Nghị sĩ Joe Lieberman của đảng Dân chủ cũng đã phát biểu như vậy.
Nói cách khác, Hà nội càng nghe theo Bắc Kinh đàn áp nhân quyền, càng bắt giam nhiều blogger, càng tuyên án nhiều anh chị em bất đồng chính kiến thì Việt Nam càng tiến gần Bắc Kinh hơn Hoa Thịnh Đốn. Đây là chiến lược tốt nhất để Bắc Kinh kéo Hà Nội ra khỏi ảnh hưởng của Mỹ.  Khi ông Sang đến Mỹ, Hà Nội đã tìm mọi cách xoa dịu “hồ sơ nhân quyền” bằng việc dời lại vụ án Lê Quốc Quân. Nhưng vụ Điếu Cày thì bất ngờ nên lúng túng. Dù sao, nếu ông Sang có thực quyền, chỉ cần một lệnh của Chính trị bộ, vụ Điếu Cày tuyệt thực đã giải quyết êm thấm, để ông Sang khỏi phải trả lời với Obama và dư luận Hoa Kỳ. Vậy thì, thế lực nào muốn gây khó khăn cho ông Sang? Đồng chí “X” muốn nhân cơ hội vụ Điếu Cày tuyệt thực để làm hỏng uy tín của Đồng chí Sang? Hay cánh thân Bắc Kinh trong Chính trị bộ, đồng chí “Trọng” không muốn Việt Nam vào được Đối Tác Kinh Tế Thái Bình Dương?
Với các chánh quyền Hoa Kỳ, chính sách lưỡng đảng về chiến lược quốc phòng hầu hết đều giống nhau. Đó là không có kẻ thù lâu dài, không có bạn vĩnh cửu. Quyền lợi của nước Mỹ là tối ưu. Điều này giống như Đặng Tiểu Bình từng tuyên bố, “mèo trắng hay đen gì cũng được miễn là bắt được chuột”. Với Hoa kỳ, “độc tài, quân phiệt hay dân chủ không phải là điều cần giải quyết. Điều quan tâm là chính quyền này có là đồng minh với nước Mỹ hay không?”  Và làm thế nào để lôi kéo họ làm đồng minh của Mỹ.
Việt Nam là nhà nước độc tài, chuyện này thuộc nội bộ của Việt Nam, do nhân dân Việt Nam đơn phương giải quyết. Chính quyền Mỹ giao tiếp với chính quyền Việt Nam, trong tiến trình liên hệ, cọ sát và đối tác kinh tế, chính trị, quân sự  v.v…, sự thay đổi theo qui trình dân chủ hoá, thúc đẩy sự tôn trọng các giá trị nhân quyền vì quyền lợi hỗ tương, sẽ diễn ra theo phương cách tự diễn biến của qui luật đào thải, không phải áp lực chủ quan từ Mỹ buộc Hà Nội phải thay đổi.
Chế độ độc tài toàn trị Việt Nam cũng giống như chế độ của các nhà độc tài Trung Đông. Hoa kỳ đã viện trợ cho các lãnh tụ độc tài này rất hậu hĩnh vì họ từng là đồng minh của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, khi nhân dân của Ai Cập, LiBăng, Tusnisia lật đổ các chế độ toàn trị, thì Hoa Kỳ và các nước Phương Tây đã đứng hẳn về phiá nhân dân, chứ không đứng về phiá các nhà độc tài, mà cách đó mấy tháng họ còn mời vào Tòa Nhà Trắng để ký kết, giao tiếp và viện trợ.
Việt Nam cũng vậy. Chính nhân dân, trong và ngoài nước phải đứng vững trên đôi chân của mình để đấu tranh dành tự do, dân chủ, nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Nhân quyền không đến từ đảng Cộng Hoà hay Dân Chủ của Mỹ. Tự do và dân chủ cho Việt Nam, không thể ban phát từ Hoa Thịnh Đốn mà bằng từ sự hy sinh, khôn khéo và đấu tranh không mệt mỏi của con dân Việt.  Cũng vậy, đòi lại sự toàn vẹn lãnh thổ không thể trông chờ giải quyết từ Đảng CSVN, vì bản chất tay sai và lo sợ mất quyền độc tôn lãnh đạo đã chứng tỏ tư cách hèn kém, phản bội của đảng CSVN.  Ngày nào độc đảng và toàn trị còn nắm quyền lãnh đạo trên đất nước Việt Nam, ngày nào Việt Nam còn bị lệ thuộc vào ảnh hưởng của Trung Quốc, ngày đó Việt Nam vẫn còn bị lẩn quẩn trong vòng chậm tiến, độc tài và yếu kém.
Nhân quyền không phải là yếu tố then chốt để đánh đổ chế độ độc tài toàn trị, nhưng nhân quyền là yếu điểm của con thú cộng sản. Đánh vào chổ hiểm, chố yếu tức là nhắm trúng trọng tâm để vừa làm suy yếu chế độ, vừa từng bước cô lập, áp lực buộc chế độ phải thay đổi hay là bị đánh đổ bởi chính một cuộc cách mạng nhân dân toàn diện. Cũng cần ý thức được sức mạnh toàn diện bao gồm tất cả tầng lớp nhân dân, tôn giáo, thành phần đảng phái, cộng sản cấp tiến lẫn quốc gia. Cuộc đấu tranh cho một Việt Nam tương lai không thể bị ôm chặt vào “màu cờ sắc áo” của đảng tính hay thành phần, để tự mình cô lập và làm yếu mình trước. Cần ý thức được cuộc đấu tranh cho một Việt Nam tương lai không phải là “độc quyền” của bất cứ cá nhân nào, đảng phái , tổ chức, thành phần nào, thì mới tạo được sức mạnh dân tộc đồng thuận.
Cần đẩy quan niệm “kẻ thù của kẻ thù là bạn giai đoạn của ta” lên tầm chiến lược. Như vậy, lực đấu tranh mới có sức mạnh chính nghĩa, mới tập hợp được đông đảo khối đông quần chúng, và nhiều thành phần để cùng nhắm vào mục tiêu chung, mục tiêu của dân tộc. Kinh nghiệm đấu tranh cho thấy, chính lực lượng phản tỉnh đến từ trong đảng CSVN là những nhân tố vô cùng hữu hiệu để làm suy yếu họ. Nội thù, có sức mạnh còn vũ bão hơn áp lực từ ngoài. Khi những người lãnh đạo đầu tiên của Hiến Chương 77, bí mật chia nhau vận động chữ ký cho bản Hiến Chương, cựu Tổng thống Tiệp Khắc, ông Vaclav Havel là người nhận báo cáo đầu tiên từ tay các cộng sự viên. Ông đã choáng trước kết quả, vì chính bản do những người cộng sản phản tỉnh Tiệp vận động, có rất nhiều người Cộng sản phản tỉnh ký tên, còn nhiều hơn cả bản của các anh chị em văn nghệ sĩ và thanh niên sinh viên. Nhờ vận dụng được sức mạnh đồng thuận của dân tộc, nhờ khôn khéo,  can đảm gác qua một bên sự khác biệt của “thành phần tính”, cuộc cách mạng nhung đã thành công,  và có dấu ấn rất đậm từ sự đóng góp của những người Cộng sản “phản tỉnh” Tiệp.
Nguồn: Đàn Chim Việt

TIN THẾ GIỚI

 

Mỹ khẳng định vị thế cường quốc

tại Châu Á - TBD 


Phó tổng thống Mỹ Joe Biden nói chuyện với thủy thủ trên tàu USS Freedom tại căn cứ hải quân Changi, Singapore, 27/07/2013.
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden nói chuyện với thủy thủ trên tàu USS Freedom tại căn cứ hải quân Changi, Singapore, 27/07/2013.
REUTERS/Tim Chong

Thanh Hà
Sự hiện diện của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã góp phần duy trì ổn định và hòa bình trong khu vực trong nhiều thập niên qua. Hoa Kỳ tiếp tục là một cường quốc trong vùng. Kết thúc chuyến công du Singapore trong hai ngày, phó tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố như trên.

Phát biểu trước thủy thủ đoàn trên chiến hạm USS Freedom đang neo tại cảng Singapore vào ngày 27/07/2013, nhân vật số 2 trong chính quyền Mỹ, phó tổng thống Joe Biden đã nhấn mạnh đến vai trò của Hoa Kỳ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo ông, trong nhiều thập niên qua, sự hiện diện của Mỹ tại đây đã « giúp cho nhiều quốc gia trong vùng tập trung vào việc tăng trưởng kinh tế (…) để khu vực này trở thành một vùng thịnh vượng và ổn định (…)» .
Ông Biden khẳng định : « Mỹ là một cường quốc tại Thái Bình Dương và điều đó sẽ không thay đổi »
Tàu chiến USS Freedom của Hải quân Hoa Kỳ là loại chiến hạm có tốc độ nhanh nhất hiện nay, có thể chạy với vận tốc lên tới 40 hải lý/giờ. Đây cũng là chiến hạm đã được thiết kế để có thể tác chiến gần bờ biển của các vùng có địa hình biển giống như của khu vực Đông Nam Á.
Chiến hạm USS Freedom đang đậu ngoài khơi cảng Singapore trong khuôn khổ cuộc tập trận trên biển hàng năm giữa hải quân Hoa Kỳ với một số đối tác Đông Nam Á. Con tàu này cũng được coi là biểu tượng của chiến lược « xoay trục » về Châu Á do tổng thống Barack Obama đề xướng, sau nhiều năm Hoa Kỳ quá tập trung vào hai mặt trận Irak và Afghanistan.
Phó tổng thống Mỹ khẳng định vị trí cường quốc của Hoa Kỳ tại vùng Châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh căng thẳng về tranh chấp chủ quyền biển đảo tại Biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á ngày càng gia tăng.
Cũng tại Singapore, trong một cuộc tham luận tại cơ sở của Pratt&Whiney, tập đoàn Mỹ trong ngành chế tạo máy bay, phó tổng thống Joe Biden đã trực tiếp đề cập đến mối « căng thẳng ngày càng gia tăng tại Biển Đông ». Ông nói « những sự cố ngày càng xảy ra thường xuyên hơn trên biển và những hành động quyết đoán tại Biển Đông mà chúng ta đã trông thấy trong thời gian gần đây, biểu hiện mối đe dọa đối với an ninh khu vực ». Phó tổng thống Mỹ cảnh báo nếu không tìm cách xoa dịu tình hình, « căng thẳng có thể dẫn tới xung đột ».
Cách nay hai ngày, trong cuộc họp báo sau khi hội đàm với thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, phó tổng thống Hoa Kỳ kêu gọi làm dịu tình tình hình trong khu vực do các tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ở Biển Đông. Đây là nơi Bắc Kinh đã khẳng định 80 % diện tích thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Washington ủng hộ quyền tự do lưu thông hàng hàng trên Biển Đông và khuyến khích các bên nhanh chóng đạt đến một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
Ông Biden không nêu đích danh đồng minh lâu đời của Mỹ tại Đông Nam Á là Philippines và trường hợp của Việt Nam, cả hai quốc gia này cùng đang tố cáo Trung Quốc liên tục gây hấn tại những vùng biển có tranh chấp. Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam cùng tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc trên Biển Đông, tuyến lưu thông hàng hải chiến lược.
Bên ngoài khối ASEAN, Đài Loan cũng có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc. Tuy nhiên Việt Nam và đặc biệt là Philippines là hai quốc gia có thái độ cứng rắn hơn cả.
Philippines hồi cuối tháng 5/2013 đã tố cáo Trung Quốc có ý định chiếm Bãi Cỏ Mây – Second Thomas Shoal - sau khi phát hiện chiến hạm và tàu tuần tra Trung Quốc. Vào năm 1995 Bắc Kinh đã tìm cách kiểm soát bãi Đá Vành Khăn. Năm ngoái đến lượt bãi cạn Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và rất xa Trung Quốc bị nhắm tới.
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130728-hoa-ky-khang-dinh-vi-the-cuong-quoc-tai-chau-a-tbd


 

Manila sử dụng Subic Bay để triển khai lực lượng nhanh chóng ra Biển Đông

Tuần dương hạm Mỹ USS Texas neo đậu bên cạnh tàu tiếp liệu cho tàu ngầm USS Emory S.Land tại vịnh Subic. Ảnh chụp ngày 10/11/2011.
Tuần dương hạm Mỹ USS Texas neo đậu bên cạnh tàu tiếp liệu cho tàu ngầm USS Emory S.Land tại vịnh Subic. Ảnh chụp ngày 10/11/2011.
REUTERS/U.S. Navy

Trọng Nghĩa
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines vào hôm nay 28/07/2013 đã xác nhận kế hoạch di dời các căn cứ không quân và hải quân chính của nước này đến một căn cứ hải quân Mỹ trước đây ở phía Bắc thủ đô Manila. Theo một báo cáo mật của bộ quốc phòng Philippines, mục tiêu kế hoạch di dời là tạo điều kiện cho lực lượng không quân và hải quân tiếp cận nhanh chóng các vùng biển đảo ngoài Biển Đông đang bị Trung Quốc tranh chấp.

Trả lời phỏng vấn của hãng tin Mỹ AP qua điện thoại, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho biết là, lực lượng không quân và hải quân cùng với các đội máy bay và tàu chiến sẽ được di chuyển đến đặt căn cứ tại Vịnh Subic, nằm ở phía Bắc Manila. Đây nguyên là một căn cứ của Hải quân Mỹ nhìn ra Biển Đông, được cải sửa thành một cảng thương mại sau khi lực lượng Mỹ rút đi vào năm 1992.
Theo ông Gazmin, kế hoạch di dời sẽ được xúc tiến ngay sau khi ngân sách dùng và việc này được phê duyệt. Mục tiêu là để « bảo vệ biển Philippine Tây của chúng tôi ». Biển Tây Philippines là tên chính thức được chính quyền Manila dùng để gọi Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines đã trả lời hãng tin Mỹ từ Hàn Quốc, nơi ông đang ghé thăm.
Một tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Philippines mà hãng AP có được bản sao cho biết là vị trí chiến lược của căn cứ Subic sẽ cho phép thu ngắn thời gian di chuyển của chiến đấu cơ được tung ra các vùng ngoài Biển Đông. Từ Subic bay đi, chiến đấu cơ của Philippines sẽ tiết kiệm được 3 phút so với khi cất cánh từ sân bay Clark cũng nằm ở phía bắc Manila, nơi đang đặt một số máy bay của không quân Philippines.
Tài liệu kể trên ghi rõ là căn cứ mới sẽ cung cấp cho quân đội Philippines một « vị trí chiến lược », cho phép tiếp cận trực tiếp và nhanh chóng hơn các địa bàn ở trên Biển Đông.
Theo ông Gazmin, Subic Bay là một cảng nước sâu tự nhiên, có khả năng làm bản doanh cho hai tàu chiến lớn mà Philippines đã nhận được gần đây từ tay Hoa Kỳ, một đồng minh có hiệp ước phòng thủ hỗ tương với Philippines. Cảng Subic do đó thuận tiện hơn nhiều so với khu vực nước nông tại tỉnh Cavite, phía nam Manila, nơi đặt căn cứ Sangley Point của hạm đội Philippines.
Xin nhắc lại là Philippines là quốc gia Đông Nam Á đang bị Trung Quốc chèn ép dữ dội trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Từ tháng tư năm ngoái, Bắc Kinh đã lấn chiếm trong thực tế bãi cạn Scaborough trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines, và hiện bị nghi là đang tìm cách thôn tính bãi Second Thomas Shoal, trong vùng Trường Sa, nơi đang có một toán lính Philippines trấn giữ.
Để đối phó với các động thái của Bắc Kinh, ngoài việc dùng phương thức ngoại giao, Manila tích cực ủng hộ việc lực lượng Mỹ hiện diện hùng hậu trở lại trong vùng để làm đối trọng với Trung Quốc, đồng thời nỗ lực nâng cấp quân đội của mình, vốn bị xem  là thuộc loại yếu nhất châu Á.
 

Ấn Độ giúp Việt Nam mua thêm 4 tàu tuần tra

Tên lửa Brahmos do Ấn Độ và Nga hợp tác sản xuất là vũ khí Việt Nam đang nhắm tới.
Tên lửa Brahmos do Ấn Độ và Nga hợp tác sản xuất là vũ khí Việt Nam đang nhắm tới.
Reuters

Trọng Nghĩa
Theo tiết lộ của nhật báo Ấn Độ The Hindu số ra ngày hôm nay, 28/07/2013, lần đầu tiên từ trước đến nay, Ấn Độ sẽ cấp tín dụng cho Việt Nam để mua thiết bị quân sự. Khoản vay 100 triệu đô la - sử dụng để mua bốn tàu tuần tra - sẽ được đúc kết vào cuối năm nay nhân chuyến thăm Ấn Độ của Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam.

Trích dẫn một số nguồn tin từ chính phủ Ấn Độ, báo The Hindu ghi nhận đây là một trong những trường hợp hiếm hoi New Delhi cung cấp tín dụng quốc phòng cho một nước « xa xôi ». Thông thường, đối tượng được New Delhi cho vay để mua thiết bị quân sự thường là các láng giềng nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của Ấn Độ. Đảo quốc Mauritius - với lực lượng không quân và hải quân dùng trang thiết bị của Ấn Độ - là một ví dụ. Nước này đã được cấp tín dụng để mua tàu tuần tra và máy bay trực thăng Dhruv của Ấn Độ.
Đối với Việt Nam, Ấn Độ muốn mở rộng quan hệ quốc phòng qua lãnh vực thiết bị quân sự và một trong những loại vũ khí đứng đầu danh mục mặt hàng mà Hà Nội muốn mua là tên lửa Brahmos, loại vũ khí do Ấn Độ và Nga hợp tác sản xuất.
Sự kiện Ấn Độ sẵn sàng cấp tín dụng cho Việt Nam để mua tàu tuần tra diễn ra trong bối cảnh New Delhi đã một lần nữa tỏ quyết tâm tiếp tục tham gia vào hoạt động thăm dò khai thác dầu khi trong tại vùng bồn trũng Phú Khánh ngoài Biển Đông, dọc theo bờ biển miền Trung Việt Nam, bất chấp các động thái hù dọa của Trung Quốc.
Việt Nam gần đây đã tái khẳng định quyền của mình được mời Ấn Độ đến thăm dò và khai thác dầu khi trong khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam này. Tuy nhiên, Trung Quốc lại xác định rằng vùng đó nằm bên trong đường lưỡi bò mà họ đơn phương vẽ ra để đòi quyền sở hữu trên hầu như toàn bộ Biển Đông.
Quyết định của New Delhi giúp Việt Nam tăng cường đội tàu tuần tra của mình cũng được tiết lộ, trong bối cảnh Ấn Độ tăng cường quan hệ an ninh với tất cả các nước ở vùng Đông Nam và Đông Bắc Á trong chính sách hướng Đông của mình.
Từ lâu nay, Hải quân Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á đã cùng tham gia loạt tập trận hải quân đặt tên là Milan. Hải quân Ấn Độ phối hợp với Thái Lan tiến hành các cuộc tuần tra chung, và cùng diễn tập quân sự với Singapore và Nhật Bản.


MỸ DU BÌNH LUẬN

 Đằng sau hợp tác đối tác toàn diện Mỹ - Việt
Việt Hà, phóng viên RFA
2013-07-26

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Was7756459-305.jpg
Tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama tiếp Chủ tịch Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng hôm 25/07/2013.
AFP


Trong cuộc gặp giữa Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 25 tháng 7, lãnh đạo hai nước thống nhất đưa quan hệ hai nước thành đối tác toàn diện. Quan hệ đối tác toàn diện có gì khác với đối tác chiến lược? có gì đằng sau tên gọi quan hệ đối tác mới giữa hai nước?

Đối tác toàn diện với Mỹ là gì?

Hơn 2 năm sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Cliton vào năm 2010 tuyên bố đã có đủ cơ sở để Mỹ và Việt Nam nâng tầm quan hệ chiến lược lên một mức mới, vào ngày 25 tháng 7 vừa qua, lãnh đạo hai nước tuyên bố mối quan hệ Việt Nam và Mỹ là quan hệ hợp tác đối tác toàn diện. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phát biểu với báo chí sau cuộc gặp với Chủ tịch Trương Tấn Sang vào cùng ngày:
“Tất cả chúng ta đều biết về lịch sử rất phức tạp giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Nhưng từng bước, chúng ta đã có thể xây dựng được sự tôn trọng và lòng tin để bây giờ cho phép chúng ta công bố một “hợp tác đối tác tòan diện” giữa hai quốc gia để từ đó có sự hợp tác rộng lớn hơn trong tất cả mọi lĩnh vực từ thương mại và mậu dịch cho đến hợp tác giữa hai quân đội và hợp tác song phương trong cứu nạn, cho đến trao đổi khoa học và giáo dục.”
Thuật ngữ đối tác chiến lược là một thuật ngữ chính trị để xác định từng nước mà VN đã phát triển quan hệ song phương toàn diện và VN coi nước đó là đặc biệt quan trọng.
-GS Carl Thayer
Trước chuyến thăm của chủ tịch Trương Tấn Sang tới Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Obama, đã có nhiều dự đoán về khả năng Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ nâng tầm quan hệ lên thành đối tác chiến lược. Trong diễn đàn Shangrila tại Singapore vào tháng 6 vừa qua, Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng cũng nói đến mong muốn của Việt Nam được thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Cho đến lúc này, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 11 nước, trong đó có 3 nước thường trự Hội đông bảo an là Trung Quốc, Nga, và Anh. Vẫn còn hai nước lớn mà Việt Nam chưa thể có quan hệ đối tác chiến lược chính là Mỹ và Pháp.
Trong bài viết mới đây trên blog cá nhân, Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về châu Á thuộc Công ty tư vấn Thayer Consultancy, giải thích có sự khác biệt giữa quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện. Về khái niệm đối tác chiến lược, giáo sư Carl Thayer viết:
“Thuật ngữ đối tác chiến lược là một thuật ngữ chính trị để xác định từng nước mà Việt Nam đã phát triển quan hệ song phương toàn diện và Việt Nam coi nước đó là đặc biệt quan trọng trong việc đạt được quyền lợi quốc gia của mình.”
Theo Giáo sư Carl Thayer, việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược của Việt Nam với các nước thường đi cùng với một bản tuyên bố chính thức mà nội dung và hình thức của tuyên bố này có thể khác nhau với từng nước.
Trước khi Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ, Việt Nam cũng đã thiết lập đối tác toàn diện với Úc từ năm 2009. Nguyên nhân được đưa ra là vào lúc đó Thủ tướng Úc, Kevin Rudd đã khước từ chữ chiến lược vì cho rằng mối quan hệ song phương giữa hai nước chưa đạt đến mức thân thiết nếu so với các hợp tác mà Úc có được với các đồng minh và các khác có cùng quan điểm. Tuy nhiên trong đối tác toàn diện với Úc, hai nước có thiết lập kế hoạch hành động từng năm trong thỏa thuận đạt được về đối tác toàn diện giữa hai nước.
Theo phân tích của Giáo sư Carl Thayer, đối tác toàn diện với Mỹ là một việc vẫn đang trong quá trình hoàn tất, dựa chủ yếu vào những cơ chế hợp tác hiện có giữa hai nước trên cả 9 lĩnh vực được đề cập trong tuyên bố chung. Đối tác toàn diện giữa hai nước cũng không đề cập đến một kế hoạch hành động như với Úc và bản tuyên bố chung cũng không nói đến cơ chế cấp cao về hợp tác trên 9 lĩnh vực là chính trị ngoại giao, quan hệ kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ, giáo dục, môi trường y tế, khắc phục hậu quả chiến tranh, quốc phòng an ninh, quyền con người, văn hóa, du lịch và thể thao.

Tại sao chỉ là đối tác toàn diện?

Câu hỏi đặt ra là tại sao hai nước Mỹ và Việt Nam chỉ hợp tác đối tác toàn diện mà không phải là đối tác chiến lược, giữa lúc Mỹ đang chuyển trục chiến lược về châu Á, và Việt Nam đang cần quan hệ với Mỹ để tạo thế cân bằng với người láng giềng Trung Quốc? Giáo sư Carl Thayer đưa ra hai giải thích:
“Có hai giải thích có thể về việc Mỹ và Việt Nam chọn đối tác toàn diện thay vì đối tác chiến lược. Thứ nhất, đàm phán về đối tác chiến lược đã bế tắc và hai bên đồng ý là một thỏa thuận ít chính thức hơn vẫn tốt hơn là không có được một thỏa thuận nào. Giải thích thức hai là các nguồn tin ở Việt Nam cho biết các lãnh đạo cấp cao bảo thủ của Đảng Cộng sản không thích dùng chữ đối tác chiến lược để miêu tả quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ. Ví dụ, sau khi tuyên bố chung được công bố, Bộ Ngoại giao đã chỉ định cho báo chí không được nói quan hệ đối tác toàn diện là nâng cấp của quan hệ hai nước Việt Nam Hoa Kỳ. Báo chí Việt Nam chỉ được đưa tin là quan hệ đối tác toàn diện mà thôi.”
Về dự đoán khả năng đưa quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược trước chuyến đi của Chủ tịch Trương Tấn Sang, Giáo sư Nguyễn mạnh Hùng, trường đại học George Mason nói với đài Á Châu Tự do:
Từng bước, chúng ta đã có thể xây dựng được sự tôn trọng và lòng tin để bây giờ cho phép chúng ta công bố một “hợp tác đối tác tòan diện” giữa hai quốc gia để từ đó có sự hợp tác rộng lớn hơn.
-TT Barack Obama
“Việt Nam rất muốn đẩy cao tầm quan hệ chiến lược với Mỹ bởi vì ông tuyên bố ông muốn thiết lập đối tác chiến lược với tất cả 5 quốc gia thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, ông đã làm được 3 rồi, chỉ còn Pháp với Mỹ thôi. Ông Mỹ rất quan trọng. Việt Nam rất tha thiết. Nếu Việt Nam có một số nhượng bộ thỏa đáng thì tôi nghĩ trong thông cáo chung sẽ có thể phản ánh được hoặc là một sự tiến bộ, hoặc là một sự nào đó trong quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam.”
Một trong các nhượng bộ được nói đến nhiều nhất chính là vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Ngay từ trước chuyến đi, đã có những tổ chức nhân quyền quốc tế, dân biểu Mỹ và các nhà hoạt động xã hội tại Việt Nam lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ phải gây sức ép lên Việt Nam về vấn đề này trước khi có các đàm phán về hiệp ước xuyên Thái Bình dương (TPP), về dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí và để tiến tới là hợp tác đối tác chiến lược.
Theo HRW, tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong năm qua tiếp tục xuống dốc. Chỉ trong nửa đầu năm 2013 số người bất đồng chính kiến, bloggers và lãnh đạo tôn giáo ở Việt Nam bị kết án đã vượt quá con số của năm 2010 và năm 2011 với khoảng gần 50 người.
Vấn đề nhân quyền cũng đã khiến đối thoại nhân quyền thường niên giữa Mỹ và Việt Nam vào cuối năm ngoái bị trì hoãn cho đến tận đầu năm nay.
Nhân quyền cũng có thể coi là rào cản lớn giữa hai nước và được lãnh đạo hai quốc gia nhìn nhận trong phát biểu với báo chí. Tổng thống Obama nhấn mạnh nước Mỹ luôn coi trọng các quyền cơ bản của con người và đề cập đến những thách thức tại Việt Nam.
“Hoa Kỳ tiếp tục tin tưởng rằng tất cả chúng ta đều phải tôn trọng những vấn đề như quyền tự do phát biểu ý kiến, tự do tôn giáo và tự do lập hội. Chúng tôi đã có một cuộc trao đổi rất thẳng thắn về những tiến bộ Việt Nam đạt được cũng như những thách thức còn tồn tại.”
Còn Chủ tịch Trương Tấn Sang thừa nhận bằng một câu ngắn gọn:
“Về vấn đề quyền con người, hai bên vẫn còn những điểm khác biệt.”
Cũng bởi những cách biệt này mà cho đến lúc này Hoa Kỳ vẫn chưa dỡ bỏ những hạn chế về bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Bất chấp những khác biệt về vấn đề nhân quyền, lãnh đạo hai quốc gia vẫn khẳng định sẽ tiến tới hoàn tất việc đàm phán TPP vào cuối năm nay để đẩy mạnh hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại.
Rõ ràng là tên gọi đối tác toàn diện giữa hai nước chưa thể coi là tương đồng với đối tác chiến lược, nếu xét về tổng thể. Nhưng theo kết luận trong bài viết mới đây của Giáo sư Carl Thayer, các thảo luận mới đây của hai lãnh đạo quốc gia đã đưa hợp tác song phương lên cao trong các lĩnh vực thương mại và kinh tế. Trong khi đó, hợp tác trong các lĩnh vực khác sẽ vẫn tiếp tục ở mức hiện có.

 

Kết quả cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Việt

Nguyễn Khanh, GĐ ban Việt Ngữ
2013-07-26

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
043_dpa-pa_1485F4002C80DDC6-305.jpg
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang bắt tay cùng Tổng thống Hoa Kỳ Obama sáng 25/7/2013 tại Nhà Trắng.
AFP photo
Sáng thứ Năm ngày 25 tháng 7 năm 2013, tại Washington DC, chủ tịch nước VN Trương Tấn Sang đã gặp gỡ Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama để thảo luận về những vấn đề mà cả hai quốc gia cùng quan tâm. Anh Nguyễn Khanh vừa từ Nhà Trắng trở về và rất mừng được gặp anh tại phòng thu hình của Đài Á châu Tự do.
Nguyễn Khanh: Dạ vâng cũng xin mừng được gặp lại chị Diễm Thi và cũng không quên gởi lời chào đến quí khán thính giả của Đài Á châu Tự do.
Được đánh giá cao tuy còn những bất đồng
Diễm Thi: Thưa anh cuộc gặp gỡ sáng nay được đánh giá như thế nào và những thành quả là những điểm nào?
Nguyễn Khanh: Tôi nghĩ rằng nếu nói là đánh giá thì người ta đánh giá rất là cao. Tất cả những cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo với nhau luôn luôn là những cuộc gặp gỡ cấp cao. Đặc biệt là cuộc gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo với Tổng thống Hoa Kỳ thì đương nhiên còn được đánh giá cao hơn nữa. Có rất nhiều điều mà tôi nhận thấy thành quả  hai bên đạt được trong cuộc gặp gỡ.
Trước hết chúng ta phải nhìn như thế này: cuộc gặp gỡ được dự trù chỉ 45 phút đồng hồ, chị Diễm Thi và quí khán thính giả của Đài Á châu Tự do thử tưởng tượng, 1 tiếng 15 phút sau thì anh em nhà báo chúng tôi mới được gặp hai nhà lãnh đạo; Tức là kéo dài khoảng thời gian đàm phán với nhau tới 30 phút nữa. Điểm đó chứng tỏ phải có những chuyện quan trọng. Đó là điểm thứ nhất.
Điểm thứ nhì như lời hai nhà lãnh đạo nói với báo chí thì họ đã trình bày là họ đã thẳng thắn với nhau và họ đã thảo luận một cách nghiêm chỉnh với nhau trong rất nhiều lĩnh vực, từ lĩnh vực ngoại giao, lĩnh vực kinh tế cho đến kinh tế, quốc phòng, vấn đề biển Đông và ngay cả vấn đề nhân quyền. Cả hai ông đều bảo rằng vẫn còn có những số điểm mà hai bên vẫn chưa đạt được những thỏa thuận hay là rõ ràng hơn là vẫn còn có những bất đồng với nhau như là vấn đề nhân quyền; Nhưng ít nhất thì theo tôi thấy điểm quan trọng là cả hai nhà lãnh đạo, ông Barack Obama và ông Trương Tấn Sang đều đồng ý là đã đến lúc chúng ta nên đẩy quan hệ lên một nấc cao hơn. Đồng thời họ biết khi mà họ đẩy quan hệ như vậy là họ sẽ có cơ hội để họ tiếp tục thảo luận và đi tìm mẫu số chung cho những điểm mà họ vẫn chưa giải quyết được ngày hôm nay.
Một trong những bất đồng rõ ràng là vấn đề nhân quyền và vấn đề tự do tôn giáo. Đó cũng là một trở ngại và ai cũng hiểu rõ là trở ngại đó ai cũng nhìn  thấy là ít nhiều nó cũng có ảnh hưởng mối quan hệ giữa hai quốc gia.
- Nguyễn Khanh
Về vấn đề kinh tế, cái điểm quan trọng nhất mà tôi nhìn thấy qua những lời phát biểu của hai nhà lãnh đạo thì từ bây giờ cho đến cuối năm là họ sẽ hoàn tất đàm phán về bản Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, chúng ta thường gọi tắt là TPP. Nhân tiện nói về vấn đề Thái Bình Dương thì ông Obama cũng như là ông Trương Tấn Sang đều bảo rằng là chúng tôi ủng hộ lập trường của Việt Nam. Đó cũng là cái điểm mà tôi cho rằng đó cũng là thành quả. Điểm khác nữa, cuối cùng thì Tống thống Barack Obama cho biết rằng là ông được ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước Việt nam, mời sang thăm Việt Nam. Ông nói rằng là ông đã nhận lời và ông hứa là ông sẽ cố gắng thực hiện cái điều này trước khi ông rời Nhà Trắng, tức là trước năm 2016.
Diễm Thi: Thế thì liệu quan hệ của hai nước có tiến triển tốt hơn như là hai ông đã trình bày với báo chí không,  thưa anh Khanh?
Nguyễn Khanh: Tôi nghĩ là có. Tôi tin rằng điều đó có. Lý do mà tôi tin rằng có rất là dễ hiểu, xin thưa cùng với chị và quí khán thính giả của Đài Á châu Tự do. Trước cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo thì các nhà giới chức của Tòa Bạch ốc có nói với anh em nhà báo chúng tôi là Washington nhận được những tín hiệu đánh đi từ Hà nội, những tín hiệu đó cho biết là chúng tôi muốn gần hơn với các bạn, chúng tôi muốn hợp tác mạnh hơn với các bạn.
Và kết quả người ta nhìn thấy rõ ràng hai nhà lãnh đạo bảo với nhau là chúng ta vẫn còn những bất đồng nhưng chúng ta phải gặp nhau, chúng ta sẽ nâng cấp gặp gỡ lên ở mức độ cao hơn để chúng ta trước hết tiếp tục thảo luận để làm tốt đẹp hơn cho mối quan hệ và đồng thời giải quyết những bất đồng đó. Đây là nhìn nhận của tôi.
Một trong những bất đồng rõ ràng là vấn đề nhân quyền và vấn đề tự do tôn giáo. Tổng thống Barack Obama nói rất rõ với anh em nhà báo chúng tôi là nhiều vấn đề như vấn đề nhân quyền, vấn đề tự do bày tỏ quan điểm , tự do báo chí , tự do tôn giáo.....ông có đặt vấn đề đó ra với ông Trương Tấn Sang và ông nói đủ cho chúng ta hiểu là Washington muốn thúc đẩy Hà Nội, hay nói đúng hơn là Washington vẫn đang thúc đẩy Hà nội làm những vấn đề đó. Đó cũng là một trở ngại và ai cũng hiểu rõ là trở ngại đó ai cũng nhìn  thấy là ít nhiều nó cũng có ảnh hưởng mối quan hệ giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, nhìn chung trong buổi gặp gỡ này thì tôi nhận thấy có vẻ mọi chuyện tiến triển tốt đẹp như ý hai bên mong đợi.
Đôi bên cùng có lợi
Untitled-1-250.jpg
CT Trương Tấn sang và TT Obama tại Nhà Trắng sáng 25/7/2013. RFA photo
Diễm Thi: Còn nhận xét riêng của anh Khanh thì sao?
Nguyễn Khanh: Trong cương vị của một nhà báo, tôi thấy tôi hài lòng với cuộc gặp gỡ và kết quả của cuộc gặp gỡ vừa mới kết thúc cách đây chỉ mấy giờ đồng hồ ở Nhà Trắng giữa chủ tịch nước là ông Trương Tấn Sang và Tổng thống Hoa Kỳ, ông Brack Obama. Trong cương vị của một người Mỹ gốc Việt, tôi cũng hài lòng về kết quả của cuộc gặp gỡ đó. Trong cương vị của một người Việt Nam sống trong cộng đồng Việt Nam và trong cương vị của một người Việt Nam đang cư ngụ ở nước mỹ, tôi cũng vẫn hài lòng với kết quả của cuộc gặp gỡ đó. Có lẽ đây cũng là điểm mà tôi thấy khá lý thú. Đây không phải là lần đầu tiên Tổng thống Obama tiếp các nhà lãnh đạo của các nước Asian.
Chị để ý thấy thì từ đầu năm đến giờ thì ông đã tiếp Tiểu Vương Brunei và sau đó ông tiếp Thủ tướng Singapore, ông tiếp Tổng thống Miến Điện; Và ông Trương Tấn Sang là nhà lãnh đạo thứ tư của Asian được mời đến Nhà Trắng. Đối với Việt Nam thì ông Trương Tấn Sang cũng không phải là người đầu tiên đặt chân vào Nhà Trắng. Chị thấy trước đó thì chúng ta có ông Phan Văn Khải, chúng ta có ông Nguyễn Minh Triết, chúng ta cũng có ông Nguyễn Tấn Dũng . Bây giờ là đến ông Trương Tấn Sang.
Tôi đã có dịp có mặt cả 4 lần thì tôi phải thú thật ở lần này thì tôi nhìn thấy ông Sang là người “tươi” nhất. Ông “tươi” nhất có lẽ do tín hiệu ông bắn cho Washington, ít nhiều thì ông cũng nhìn thấy tín hiệu bắn trở lại từ Washington-Tức là chúng tôi cũng muốn làm bạn với cac bạn, chúng tôi cũng muốn mở rộng vòng tay đón tiếp các bạn với tư cách là những người bạn. Vấn đề còn lại là vấn đề tiến triển ra sao.
Cái đó cũng còn tùy, tùy ở Washington cũng có mà tùy ở Hà Nội cũng có. Với cá nhân tôi thì tôi tin là tùy ở Hà Nội nhiều hơn. Nói một cách khác, tôi mường tượng thấy một hình ảnh của một cậu con trai và một cô con gái gặp nhau, hai người làm quen với nhau, hai người nói yêu nhau. Ngày hôm nay có thể là buổi dạm ngõ để cho hai họ gặp nhau nhưng mà nói chuyện sẽ có đám hỏi và đám cưới thì có lẽ chuyện đó cũng phải vài năm nữa.
Diễm Thi: Đó là những nhận xét riêng của anh Khanh đúng không ạ. Xin cảm ơn anh Khanh rất nhiều
  http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/obma-sang-result-07262013110909.html


Hội kiến Sang – Obama: Khởi đầu chương mới trong quan hệ Việt - Mỹ?

Vũ Đức Khanh
2013-07-24

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
20130724_160007_305.jpg
Chủ tịch Trương Tấn Sang gặp gỡ các Thượng Nghị Sĩ thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ hôm 24/07/2013 tại Washington DC.
RFA
Liệu chuyến công du của Chủ tịch Việt Nam tới Hoa Kỳ có thể mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ Việt-Mỹ?
Chuyến thăm Nhà Trắng của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang ngày 25/7/2013 mới chỉ là lần thứ hai một nhà lãnh đạo CS Việt Nam đặt chân đến Washington kể từ khi Hoa Kỳ và Việt Nam bình thường hoá quan hệ năm 1995, trước đó là chuyến thăm năm 2007 của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết dưới thời Tổng thống George W. Bush.
Mặc dù chuyến thăm này được ca ngợi là mang tính “lịch sử” nếu xét tới lịch sử chung của hai nước, người ta vẫn phải chờ xem di sản của nó là gì?
Khác xa với những hào nhoáng và lễ lạt vẫn thường bao quanh các chuyến thăm cấp nhà nước, chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Sang tới Nhà Trắng sẽ diễn ra chóng vánh và tương đối tiết chế, nhưng chắc chắn những gì mà ông ta hy vọng đạt được với phía Mỹ là khó khăn.
Hai nhà lãnh đạo sẽ có nhiều chuyện để bàn thảo, từ việc tăng cường quan hệ kinh tế và quân sự cho đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Tuy nhiên, khác xa với sự kỳ vọng về những thoả thuận mang tính đột phá, những gì mà người ta có thể hy vọng là sự khởi đầu của một chương mới trong quan hệ Việt-Mỹ.

Thời thế đổi thay

Kể từ chuyến thăm của Chủ tịch Triết tới Nhà Trắng năm 2007, nhiều thứ đã thay đổi ở Mỹ cũng như Việt Nam. Sáu năm trước, Việt Nam bước vào sân chơi WTO với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, và còn đang tỏa sáng trong số các nền kinh tế Đông Nam Á; trong khi đó thì ở Mỹ, cuộc suy thoái sắp đến là điều mà chưa ai nhìn thấy và chưa ai nghĩ tới.
Giờ đây, Việt Nam đang mạo hiểm đùa bỡn với thảm hoạ kinh tế, sau nhiều năm quản lý kinh tế yếu kém và nạn tham nhũng hoành hành, còn Hoa Kỳ thì vẫn tiếp tục quá trình hồi phục kinh tế kéo dài và chậm chạp.
Kể từ đấy, Hoa Kỳ đã chuyển hướng trọng tâm từ Trung Đông sang Châu Á–Thái Bình Dương theo chiến lược mới “tái cân bằng”, một phần là nhằm tìm kiếm các thị trường mới trong quá trình phục hồi kinh tế quốc nội, và theo đúng nghĩa, đã bắt đầu vun xới mối quan hệ với các đối tác trong khu vực. Không có gì đáng ngạc nhiên khi trục xoay này gặp phải sự hoài nghi của các quan chức Trung Quốc ở Bắc Kinh, những người cũng có mưu đồ riêng với khu vực.
Đối với Việt Nam, sự thay đổi của thời thế cũng đưa đến những thách thức mới, từ sự bất bình của dân chúng trước cách thức điều hành nền kinh tế và nỗ lực sửa đổi hiến pháp của chính phủ, cho đến sự quả quyết của Trung Quốc trên Biển Đông và ở Đông Nam Á. Mặc dù quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn tiến triển kể từ năm 1995, mối quan ngại của Hà Nội trước ý đồ của Trung Quốc trong khu vực lại góp phần thúc đẩy quá trình đó – hay đúng hơn là Việt Nam cần phải làm thế.

Trở ngại cho việc thắt chặt quan hệ

20130724_155242_250.jpg
Chủ tịch Trương Tấn Sang gặp gỡ các Thượng Nghị Sĩ thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ hôm 24/07/2013 tại Washington DC. RFA PHOTO.
Bất chấp quan hệ giữa hai nước đã được bình thường hóa năm 1995, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục duy trì chính sách cấm vận trong việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Việc tháo bỏ lệnh cấm vận này tuỳ thuộc vào sự tiến bộ về nhân quyền ở Việt Nam, điều mà Việt Nam vẫn tiếp tục không đáp ứng được. Chính vấn đề Dân chủ và Nhân quyền đã và đang là một trở ngại cho việc thắt chặt quan hệ.
Trong lời phát biểu gần đây về cuộc gặp sắp tới giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Sang, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Cường đã thừa nhận những khác biệt giữa hai nước. Bất chấp những khác biệt, ông hy vọng là cả hai nước sẽ bắt tay vào “mối quan hệ hợp tác bình đẳng và cùng có lợi… và (đồng thời) tôn trọng thể chế chính trị của nhau”.
Chắc chắn là nếu Việt Nam dự định duy trì tình trạng như hiện nay, Việt Nam và Hoa Kỳ có thể bắt tay vào mối quan hệ hợp tác cùng có lợi. Tuy nhiên, nếu Việt Nam dự định tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ và muốn Washington dỡ bỏ chính sách cấm vận vũ khí, Việt Nam phải làm nhiều hơn nữa để tôn trọng và thừa nhận những quan ngại của Hoa Kỳ. Ở thời điểm này, Hoa Kỳ đang nắm tất cả các quân bài.
Mặc dù chính sách xoay trục sang Châu Á–Thái Bình Dương của Mỹ sẽ gặp nhiều thuận lợi nếu quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam trở nên gần gũi hơn, song chính sách đó vẫn không tùy thuộc vào sự hợp tác tích cực của Việt Nam. Hoa Kỳ không hề thiếu đồng minh ở Châu Á–Thái Bình Dương, trong đó phải kể đến Australia ở phía Nam, Philippines và Nhật Bản ở phía Bắc; hay đối tác, chẳng hạn như Indonesia, Malaysia và Singapore.
Tăng cường quan hệ với Việt Nam sẽ giúp mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ; tuy nhiên, mối quan hệ kinh tế lại phập phù ở chỗ nó chỉ tồn tại chừng nào người ta vẫn còn kiếm được cái gì. Để một mối quan hệ lâu bền, nó phải được thiết lập trên một nền móng vững chắc hơn: lòng tin và các giá trị chung.
Ai đó có thể tranh luận rằng Hoa Kỳ sẽ gặp tổn thất trong mối quan hệ tương lai với Việt Nam nếu Hoa Kỳ khẳng định đòi Việt Nam cải thiện nhân quyền. Dĩ nhiên là đúng với nhãn quan "chính trị thực dụng", nhưng trong trường hợp này, Mỹ chỉ có thể tự hại chính mình nếu làm ngơ trước những thành tích nhân quyền tồi tệ của chính phủ Việt Nam chỉ vì quyền lợi ích kinh tế.
Những công dân Việt Nam mong muốn một xã hội tự do hơn và cởi mở hơn thật khó mà có cái nhìn thiện cảm với những nước đang giúp đỡ chính phủ hạn chế quyền của họ. Việc cho rằng Đảng CS mãi mãi nắm quyền lực sẽ là thiển cận.
Nếu Hoa Kỳ có ý định lãnh đạo thế giới tự do, họ phải hành động tương xứng. Hợp tác với một chế độ vẫn truy bức các bloggers và các nhà hoạt động dân chủ sẽ phát đi một tín hiệu sai.
Chủ tịch Sang đã đúng khi nhận xét rằng những khác biệt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là bình thường. Tuy nhiên, đây lại không phải là điều bình thường khi những khác biệt đó lại là sự vi phạm rõ ràng những quyền phổ quát đã được nêu trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền mà Việt Nam đã phê chuẩn. Mặt khác, Hoa Kỳ cũng có bổn phận với luật pháp của nước họ, và sẽ làm cho bản hiến pháp và thiện chí của Hoa Kỳ mất uy tín ở nước ngoài một khi Hoa Kỳ tham gia vào những hoạt động xâm phạm các quyền mà hiến pháp Mỹ bảo vệ.

Một Việt Nam mới

Chuyến công du này có thể không đưa đến các hiệp định hay những tuyên ngôn đột phá từ Chủ tịch Sang và Tổng thống Obama; tuy nhiên, nó lại có thể đặt nền móng cho một chương mới trong quan hệ Việt-Mỹ. Vì thế, hai nguyên thủ quốc gia cần tận dụng cuộc gặp này để thiết lập cơ hội cho các cuộc đối thoại trong tương lai, và rồi để đi đến đàm phán về những khác biệt.
Tự do và Dân chủ gắn liền với Thịnh vượng và Phát triển. Việt Nam khắc khoải quay trở về với thời kỳ hoàng kim, khi nó là một tín hiệu về sự phát triển kinh tế thịnh vượng ở Đông Nam Á, và việc thúc đẩy hoạt động giao thương với Hoa Kỳ có thể giúp Việt Nam phần nào trở lại với thời kỳ huy hoàng về kinh tế trong quá khứ; tuy nhiên, bất kỳ giả thuyết nào cho rằng mọi chuyện rồi sẽ lặp lại như cũ đều chẳng có giá trị gì.
Khi người dân Việt Nam trở nên sung túc và mức sống tăng lên, họ sẽ sớm đòi hỏi ngày càng nhiều cho đến khi chính phủ, trong tình trạng hiện hành, không thể tiếp tục đáp ứng. Việc các công dân Việt Nam tìm đến Internet để bày tỏ thái độ bất mãn về các nhà lãnh đạo và khát khao đa nguyên chính trị, quyền tư hữu đất đai hay những thứ tốt đẹp hơn chỉ là một phần của những vấn đề đó.
Cuộc gặp gỡ này có thể mở đường cho chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Obama vào cuối năm nay và thừa nhận Việt Nam là một đối tác chiến lược – tất cả những điều đó sẽ tuỳ thuộc vào việc liệu Hoa Kỳ và Việt Nam có thể xoá nhoà được những khác biệt hay không.
Những năm tới đây người ta sẽ được chứng kiến một Việt Nam thay đổi. Liệu lớp lãnh đạo hiện thời trong Đảng CS có nhận ra những thay đổi này là tất yếu và phải điều chỉnh để thích nghi hay không là điều còn phải chờ thời gian trả lời. Như với lẽ tự nhiên, nếu Đảng CS không thích nghi được, nó sẽ bị đào thải. Và thay vì tiếp sức cho một thể chế đã tới số, Hoa Kỳ nên chuẩn bị cho một Việt Nam mới.
(Vũ Đức Khanh là luật sư và giáo sư Luật bán thời gian tại Đại học Ottawa. Ông chuyên nghiên cứu chính trị Việt Nam, quan hệ quốc tế và luật quốc tế.)
Nguồn: Asia Sentinel
http://www.asiasentinel.com/index2.php?option=com_content&task=view&id=5588&pop=1&page=0&Itemid=31
Bản dịch Việt ngữ của Blogger Lê Anh Hùng từ Hà Nội cung cấp.



Vì sao vấn đề nhân quyền quan trọng trong chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Trương Tấn Sang?

Người Việt ở Mỹ biểu tình khi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ, đòi hỏi nhân quyền và các quyền tự do cho Việt Nam
Người Việt ở Mỹ biểu tình khi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ, đòi hỏi nhân quyền và các quyền tự do cho Việt Nam
Dù trọng tâm chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang nhằm tăng cường quan hệ đối tác, nhưng tâm điểm chú ý của công luận nhắm vào cuộc gặp thượng đỉnh Việt-Mỹ tại Tòa Bạch Ốc ngày 25/7 là vấn đề nhân quyền Việt Nam.

Đây cũng là trở ngại chính trong bang giao song phương và cũng là mối bận tâm lớn nhất của cộng đồng người Việt hải ngoại. Nguyên nhân vì sao?
Trà Mi VOA Việt ngữ có cuộc trao đổi với Chủ tịch Nghị hội Toàn quốc của người Việt tại Hoa Kỳ, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, một nhà báo, nhà khảo cứu, và cũng là nhà hoạt động nổi tiếng trong cộng đồng người Việt.
Video Phỏng Vấn Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích:


http://www.voatiengviet.com/content/nhan-quyen-viet-nam-truong-tan-sang/1710768.html


Một giai đoạn mới cho quan hệ Việt-Mỹ?

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế trong thủ đô Washington, 25/7/13
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế trong thủ đô Washington, 25/7/13
CỠ CHỮ
Hôm thứ Năm 25 tháng 7, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã đọc một bài diễn văn quan trọng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), tại thủ đô Washington, trong đó ông loan báo Việt Nam và Hoa Kỳ đã đồng ý xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Hoài Hương của Ban Việt Ngữ-VOA ghi nhận một số điểm đáng chú ý trong bài diễn văn của Chủ tịch nước Việt Nam, và lược qua một số nội dung trong bản tuyên bố chung Việt-Mỹ, cũng như phản ứng trước loan báo này.
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang: “Sáng hôm nay tôi đã có cuộc hội đàm với Ngài Tổng Thống Obama. Tôi vui mừng thông báo với các bạn Việt Nam và Hoa Kỳ đã nhất trí xác lập khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện theo đó hợp tác giữa hai nước sẽ bao gồm tất cả các lĩnh vực, chính trị đối ngoại, kinh tế thương mại, đầu tư giáo dục, khoa học công nghệ, quốc phòng an ninh.”
Với lời phát biểu đó của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang trước một cử tọa đông đảo tại trụ sở của CSIS ở Washington chiều hôm qua, dường như quan hệ Việt-Mỹ đang bước sang một ngã rẽ mới.

Khó có thể không nhận thấy sự vui mừng của các quan chức hai nước có mặt trong phòng họp, về thành quả của chuyến đi thăm Hoa Kỳ chớp nhoáng của Chủ tịch nước Việt Nam đã gây khá nhiều tranh cãi. Trước và trong chuyến thăm của ông Trương Tấn Sang, nhiều nhà lập pháp thuộc cả lưỡng đảng đã mở điều trần và họp báo, khuyến cáo Tổng Thống Obama chú trọng tới vấn đề nhân quyền, cộng đồng người Mỹ gốc Việt tổ chức kiến nghị và biểu tình, đả kích chiến dịch đàn áp thô bạo ở trong nước đối với các blogger và giới bất đồng, trong khi các tổ chức bênh vực nhân quyền quốc tế mạnh mẽ lên tiếng đòi Hà nội trả tự do cho tù chính trị và tù nhân lương tâm. Một trong những người tù được nhiều người biết tiếng, blogger Điếu Cày, đang tiếp tục cuộc tuyệt thực đã kéo dài hơn một tháng.
Hôm qua sau cuộc gặp tại Tòa Bạch Ốc, hai nhà lãnh đạo đã ra tuyên bố chung về quyết định xác lập quan hệ đối tác toàn diện, “dựa trên những lợi ích chung và sự tôn trọng lẫn nhau.”

Tuyên bố nhấn mạnh các nguyên tắc trong quan hệ Đối tác Toàn diện, trên tinh thần “tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau” vì hòa bình, ổn định và phát triển của mỗi nước.

Về cuộc tranh chấp Biển Đông, nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh nhu cầu phải tuân thủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và nỗ lực đàm phán để hoàn tất một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển, gọi tắt là COC.
Tại trụ sở CSIS hôm thứ Năm, ông Trương Tấn Sang nói, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã “thực sự mở rộng và được nâng tầm về cả bề rộng lẫn chiều sâu”:
“Mối quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ đã thực sự được mở rộng và nâng tầm trên nhiều lãnh vực cả bề rộng, bề sâu, cũng như hiệu quả của các lãnh vực đó. Nếu nhìn lại cả trên đường dài của lịch sử, chúng ta mới thấy được những bước tiến, những thành tựu trong quan hệ hai nước ngày nay là hết sức có ý nghĩa.”

Ông Trương Tấn Sang nhấn mạnh vai trò của ASEAN và sự gắn bó của Việt Nam đối với tổ chức khu vực này. Ông cho rằng tương lai của Việt Nam gắn liền với khu vực ASEAN, một khu vực có tiềm năng rất lớn, nhưng theo lời ông, những tiềm năng đó chỉ thành hiện thực với điều kiện có an ninh trong khu vực.

“Bảo đảm một môi trường hòa bình, ổn định, ngăn chặn và kiểm soát các xung đột, là trách nhiệm chung của các nước trong và ngoài khu vực. Việc xây dựng và củng cố một cấu trúc khu vực nhằm tăng cường hợp tác, kết nối giữa các nước, về kinh tế thương mại, an ninh, văn hóa, xã hội …. chính là sự đảm bảo hữu hiệu nhất cho hòa bình và thịnh vượng.”

Hai nhà lãnh đạo Việt-Mỹ cũng thừa nhận quá trình lịch sử phức tạp giữa hai nước, nhưng cho rằng nay đã tới lúc phải để lại giai đoạn lịch sử phức tạp ấy lại sau lưng để đưa quan hệ sang một giai đoạn mới, với một quan hệ đối tác toàn diện bao gồm mọi lĩnh vực.
Vấn đề nhân quyền, đòi hỏi chủ yếu của người Mỹ gốc Việt khắp nơi, kéo nhau đông đảo tới biểu tình tại công viên La Fayette trước Tòa Bạch Ốc trong khi cuộc hội kiến giữa ông Obama và ông Trương Tấn Sang diễn ra, cũng được nhắc qua trong tuyên bố chung, trong đó hai nhà lãnh đạo đồng ý “đối thoại thẳng thắn để tăng sự hiểu biết lẫn nhau và thu hẹp khoảng cách biệt về quyền con người”. Bản tuyên bố viết rằng Tổng Thống Obama và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đều nhấn mạnh “tầm quan trọng của việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền”.

Bình luận về diễn tiến có tính bước ngoặt này, báo New York Times hôm thứ Sáu nói rằng chuyến Mỹ du của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang được thực hiện sau một giai đoạn đầy thách thức, giưã lúc chính quyền cộng sản Việt Nam tăng cường chiến dịch đàn áp trong nước, bỏ tù blogger, các nhà lãnh đạo tôn giáo và các nhân vật bất đồng.

Báo New York Times tường thuật rằng Tổng Thống Obama chỉ nhắc tới các vụ vi phạm bằng những lời lẽ khá là nhẹ nhàng, ông nói “tất cả mọi người chúng ta phải tôn trọng những vấn đề như tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, và tự do lập hội.” Nhà lãnh đạo Mỹ cho biết cuộc đối thoại với ông Trương Tấn Sang vô cùng thẳng thắn và rằng hai ông đã bàn về những tiến bộ mà Việt Nam đạt được trong lĩnh vực này, cũng như những thách thức còn tồn tại.

Phản ứng trước Tuyên Bố Chung Việt-Mỹ

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Đài VOA-Việt ngữ, Giaó sư Đoàn Viết Hoạt, một nhà đấu tranh để dân chủ hóa Việt Nam từng là một tù nhân lương tâm, và cũng là tác giả của quyển sách “Hành trình Dân tộc trong Thời đại Toàn Cầu Hóa”, nhận định:

“Nhận xét đầu tiên của tôi là, đây là một bản tuyên bố chung rất là đầy đủ, nó chứng tỏ quan hệ Việt-Mỹ đã vào một giai đoạn mới, giai đoạn mà quan hệ này là toàn diện. Tôi chưa thấy có tính cách chiến lược, nhưng mà tôi thấy có tính toàn diện, đầy đủ từ quân sự, kinh tế thương mại cho đến chính trị, cho tới nhân quyền, tất cả những vấn đề đều được đề cập tới, và tôi hy vọng rằng đây sẽ là một giờ phúc lịch sử để nó đưa quan hệ Việt-Mỹ sang một giai đoạn mới. Giai đoạn mới này, tôi nghĩ có lẽ chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy để nó trở thành một giai đoạn chuyển tiếp sang thời kỳ Việt Nam dân chủ tự do, như tất cả chúng ta đều mong muốn.”

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân là Chủ tịch Tổ chức Quốc tế Yểm Trợ Cao trào Nhân bản, ông là bào huynh của bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nhà đấu tranh cho dân chủ ở trong nước, được thế giới biết tiếng:

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: “Mới đọc thì tôi thấy bản tuyên bố chung, cũng như những lời tuyên bố về hai phía, thí dụ như là muốn kết thúc tiến trình cho Việt Nam gia nhậâp TPP (hiệp định đối tác Xuyên Thái bình dương, thì ta thấy rất là tốt đẹp, và chuyến đi của ông Trương Tấn Sang có đạt được kết quả tốt, thế nhưng mà cô cũng biết cái đó không tùy thuộc vào ông Tổng Thống Obama mà tùy thuộc ở quốc hội. Tổng Trưởng đặc trách về Á Châu-Thái bình dương Kurt Campbell cũng đã nhắn nhủ nhà cầm quyền Hà nội nhiều lần rằng không có con đường nào khác cả, phải cải thiện nhân quyền thì mới có thể trở thành thành viên của TPP được. Nếu mà không tôn trọng nhân quyền thì cái đó không thể nào thông qua được, vì cái quyền đó không tùy thuộc vào ông Obama, mà tùy thuộc vào quốc hội. Mà quốc hội thì cô thấy rõ là các vị dân biểu, các vị Thượng nghị sĩ kỳ này đã nhiệt liệt phản ứng.”
Đó là ý kiến bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, bào huynh của bác sĩ Nguyễn Đan Quế.

Bác sĩ dược khoa Võ Tấn Huân, một thành viên của Đảng Dân Chủ Việt Nam, phản ứng như sau trước diễn tiến có tính dấu mốc này:

“Mối quan hệ Việt Mỹ nâng lên tầm chiến lược là một chuyện đáng mừng của hai nước, tuy nhiên theo thông cáo chung của Nhà Trắng, giữa Chủ tịch Sang và Tổng Thống Obama thì có nhắc đến việc tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, cũng như tôn trọng quyền con người, thì Huân cho rằng để 2 nước tiến gần nhau hơn nữa thì không những chỉ tôn trọng, mà còn phải thực thi tất cả những cái quyền, những điều lệ nêu ra trong bản tuyên bố, tức là tôn trọng quyền con người, tôn trọng tự do. Hiện tại bây giờ thì thực tế Việt Nam thì ai cũng đã rõ rồi, không những Việt Nam cần phải tôn trọng mà Việt Nam còn cần phải thực thi nữa. Bởi vì Việt Nam đã thông qua điều lệ này rồi, thì giờ phải thực thi để đưa hai nước tiến tới một giai đoạn mới, gần nhau hơn, không những giúp cho quan hệ tốt đẹp hơn mà còn giúp cho người Việt Nam có cơ hội để mở ra sâu rộng với thế giới sau này.”

Nói chung, nhiều người cho rằng việc Hà nội và Washington xích lại gần nhau là một dấu hiệu tốt đẹp, nhưng mọi sự còn tùy thuộc vào liệu hành động có đi đôi với lời nói – ở cả hai bên - hay không. Trong khi chờ đợi, quan hệ giữa hai nước hãy còn phức tạp, khác biệt quan điểm hãy còn sâu rộng, và chỉ có thời gian mới trả lời được liệu những gì đã được hai nhà lãnh đạo cam kết với nhau trong cuộc gặp lịch sử, vốn đã làm lóe lên một tia sáng hy vọng, có dẫn tới biến chuyển nào có ý nghĩa hay không.
http://www.voatiengviet.com/content/mot-giai-doan-moi-cho-quan-he-viet-my/1710720.html

 

Nhìn lại chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Sang

Cập nhật: 14:19 GMT - thứ bảy, 27 tháng 7, 2013
Ông Trương Tấn Sang thăm Mỹ
Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên hợp tác toàn diện
Tôi rất mừng là thấy hai bên rõ ràng có những bước tiến mạnh mẽ về sự hiểu biết lẫn nhau, cũng như cam kết về quan hệ hợp tác giữa hai nước. Thực sự là kết quả này tốt đẹp hơn sự mong đợi của tôi.
Bởi vì trước đó tôi cũng có một đôi chút lo lắng là có thể có những điều chưa thực thống nhất giữa hai bên, hoặc có thể tạm gọi là bất đồng, vì có thể nó làm ảnh hưởng tới kết quả của chuyến đi.
Nhưng rút cuộc với tuyên bố chung đó, cũng như với những lời lẽ mà các vị lãnh đạo đã phát biểu ra trước công chúng thì phải nói là đấy là những điều thực sự rất tốt.
… Tôi nghĩ thỏa thuận hợp tác toàn diện cũng đã là một thỏa thuận rất tốt rồi. Và tùy theo cách gọi thôi, gọi là chiến lược hay gọi là hợp tác toàn diện, hay dùng những từ ngữ đi chăng nữa thì cái cốt lõi là nội dung, nội hàm của những hợp tác sẽ là mở rộng ra như thế nào. Thì lần này hợp tác toàn diện đã nói rõ là mở rộng ra hợp tác trên nhiều mặt khác nhau.
… Lâu nay sự hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có lẽ được nhấn mạnh rất nhiều về góc độ thương mại, kinh tế, một phần nào đó về văn hóa, giáo dục, nhưng về các lĩnh vực khác chưa được nhấn mạnh nhiều.
… Tôi quan tâm hơn tới việc thực tâm tiến hành với nhau, những công việc cụ thể để thực hiện sự hợp tác đó, hơn là những ngôn ngữ có thể là đẹp, có thể là cao siêu, nhưng mà trên thực tế không mang lại hành động đáng kể.
Ví dụ như ở Việt Nam, người Việt Nam thường hay nhạy cảm và không hài lòng với những cách như là đưa ra những phương châm bốn tốt, hoặc là 16 chữ chẳng hạn, đối với ông láng giềng lớn.
Trong khi trên thực tế thì không thực hiện bao nhiêu những cái gì là tốt hoặc những cam kết về hợp tác mà là chỉ thấy gây khó từ phía ông láng giềng lớn cho Việt Nam nhiều thôi.
Nhân quyền
"Tôi nghĩ nhà nước hoàn toàn có được một cách giải quyết khác, thỏa đáng hơn mà không gây ra những bức xúc, hoặc là bất bình trong xã hội, nhưng đồng thời cũng không làm cho những nước khác hiểu nặng nề về tình hình nhân quyền ở Việt Nam"
Bà Phạm Chi Lan
… Về phía Mỹ tôi nghĩ là đã hiểu hơn về tình hình của Việt Nam, cho nên cách đặt vấn đề của phía Mỹ cũng không quá căng thẳng đối với câu chuyện về nhân quyền ở Việt Nam. Thế còn phía Việt Nam, tôi mong là thông qua tất cả những gì đã trao đổi ở bên Mỹ thì các vị lãnh đạo Việt Nam cũng hiểu được là khi bên phía Mỹ không làm quá căng về chuyện nhân quyền, thì không có nghĩa là Việt Nam không cần cải thiện.
Và qua thái độ đó cũng chứng tỏ phía Mỹ có niềm tin nhất định, đồng thời có mong muốn là Việt Nam sẽ cải thiện được tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Tình hình nhân quyền ở Việt Nam có một số vấn đề mà ngay cả những người sống ở Việt Nam, những công dân Việt Nam, như cá nhân tôi chẳng hạn cũng không đồng tình đối với việc bắt bớ một số những người trẻ như là trường hợp của cô Phương Uyên, chẳng hạn, hay là đối với một số blogger.
Nhưng mà những cái đó, tôi nghĩ nhà nước hoàn toàn có được một cách giải quyết khác, thỏa đáng hơn mà không gây ra những bức xúc, hoặc là bất bình trong xã hội, nhưng đồng thời cũng không làm cho những nước khác hiểu nặng nề về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Tôi mong là qua đây, Việt Nam cũng có nỗ lực của mình để cải thiện về phía nhà nước Việt Nam, thế và các nước cũng góp thêm phần vào thúc đẩy quá trình đó.
Bấm Trả lời phỏng vấn BBC, ngày 26/7/2013
Đối với Việt Nam, cán cân mậu dịch có chênh lệch nhưng so với Trung Quốc thì không có là bao nhiêu hết. Hoa Kỳ đồng ý nâng cấp “chiến lược toàn phương diện” với Việt Nam cho thấy vai trò quan trọng của Việt Nam ở Đông Nam Á để cân bằng thế lực của Trung Quốc. Sự cân bằng thế lực của Trung Quốc quan trọng hơn nhiều với cán cân mậu dịch vài trăm triệu USD một năm. Hoa Kỳ chẳng có thua thiệt gì về vấn đề này cả vì Hoa Kỳ dùng sự cân bằng này để đạt nhiều lợi nhuận ở những nơi khác.
Thời đại này là thời đại của sự liên đới nương tựa lẫn nhau nên “interdependence” quan trọng hơn “independence” rất nhiều. Trung Quốc là đối thủ của Hoa Kỳ trên nhiều phương diện, nhưng chính Trung Quốc lại là “sự nương tựa lẫn nhau” (interdependence) cho sự phát triển của Hoa Kỳ, và ngược lại, Hoa Kỳ chính là chất xúc tác cho phát triển của Trung Quốc.
Nhiều người nghĩ rằng Hoa Kỳ dùng Việt Nam như một người tiền phong chống sự bành trướng của Trung Quốc xuống phía nam. Điều đó đúng một phần. Phần khác có lẽ cũng quan trọng không thua kém gì khác lại quan trọng hơn đó là Hoa Kỳ dùng Việt Nam như đầu cầu để khai thác tài nguyên và đầu tư của Khối Asean.
VÁN CỜ, QUÂN CỜ

"Kinh nghiệm của tôi ở Thành phố Houston, các doanh nhân e ngại luật pháp của Việt Nam còn rất bấp bênh. Họ e ngại Ngành Tư pháp không được độc lập hơn là e ngại vấn đề tham nhũng"
Ông Hoàng Duy Hùng
Cục diện của Việt Nam không thể nào chỉ được đánh giá dễ dàng hay không dễ dàng dựa trên tiểu chuẩn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mà phải nói dựa trên tiêu chuẩn “con cờ Việt Nam” như thế nào trong ván cờ quốc tế.
Trong ván cờ quốc tế hiện nay, Việt Nam đang từ từ trỗi dậy ở phía nam, là đầu tàu quan trọng của Asean nên Hoa Kỳ đối xử rất “rộng tay” với Việt Nam cho dầu còn có nhiều vấn đề lấn cấn như vấn đề đàn áp nhân quyền hay không có đối lập ở Việt Nam. Đó là lý do tại sao Tổng Thống Barack Obama đã tiếp đón rất long trọng với Chủ Tịch Trương Tấn Sang và đã rộng tay trong vấn đề mậu dịch với Việt Nam dẫu rằng rất nhiều người Việt biểu tình ở ngoài Tòa Bạch Ốc cũng như nhiều Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu của Hoa Kỳ đã viết thư yêu cầu Tổng Thống Barack Obama làm áp lực với Chủ Tịch Trương Tấn Sang nhiều hơn nữa trong vấn đề nhân quyền.
... Kinh nghiệm của tôi ở Thành phố Houston, các doanh nhân e ngại luật pháp của Việt Nam còn rất bấp bênh. Họ e ngại Ngành Tư pháp không được độc lập hơn là e ngại vấn đề tham nhũng. Vấn đề tham nhũng là một vấn nạn nhưng cũng còn có thể giải quyết bằng luật pháp. Hệ thống luật pháp không có vững và ngành tư pháp không độc lập thì không còn cách gì để cứu vãn. Do đó, triệt hạ tham nhũng là một cấp bách, nhưng Việt Nam cần xây dựng hệ thống luật pháp vững vàng và ngành tư pháp phải được độc lập lại càng cấp bách hơn.
Nghị viên thành phố Houston, tiểu bang Texas Hoa Kỳ, Bấm trả lời phỏng vấn BBC ngày 27/7/2013
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130726_us_viet_visit_reviews.shtml

Mỹ thiệt trước lợi sau khi chơi với VN?

Cập nhật: 10:08 GMT - thứ bảy, 27 tháng 7, 2013
Ông Trương Tấn Sang gặp ông Obama
Hoa Kỳ và Việt Nam đã nâng cấp quan hệ lên 'đối tác toàn diện'
Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang vừa có chuyến thăm thính thức Hoa Kỳ ba ngày theo lời mời của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Trong chuyến thăm này, hai bên đã ra tuyên bố chung nâng cấp quan hệ song phương lên "đối tác toàn diện", cam kết hợp tác và tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Nhân dịp này, BBC Tiếng Việt có cuộc trao đổi qua email với luật sư Hoàng Duy Hùng, nghị viên thành phố Houston thuộc tiểu bang Texas, Hoa Kỳ.
Ông cho biết quan điểm về khả năng dễ dàng hay không trong việc thực hiện các cam kết trao đổi thương mại việc giữa các lãnh đạo Hoa Kỳ và Việt Nam, cũng như liệu Hoa Kỳ có đang ‘thua thiệt' khi có vẻ nhập nhiều song lại bán hàng sang Việt Nam ít hơn.
"Nhiều người nghĩ rằng Hoa Kỳ dùng Việt Nam như một người tiền phong chống sự bành trướng của Trung Quốc xuống phía nam. Điều đó đúng một phần"
Luật sư Hoàng Duy Hùng
Ông Hoàng Duy Hùng: Lịch sử của thế giới cho thấy thời gian đầu giao dịch thương mại Hoa Kỳ thường bị “thua thiệt” như trường hợp Hoa Kỳ liên tục bị “thua thiệt” với Trung Quốc trong nhiều thập niên, xuất cảng thì ít mà nhập hàng từ Trung Quốc thì nhiều. Tuy nhiên, Hoa Kỳ là một anh tư bản có nhiều vốn và họ tính toán trường kỳ hơn ngắn hạn. Ngắn hạn thì họ thua thiệt đó, nhưng lâu dài thì chưa chắc. Hoa Kỳ đã dùng sự trỗi dậy của Trung Quốc để đánh đổ cả triều đại Cộng Sản do Nga Sô lãnh đạo để rồi sau đó Hoa Kỳ hưởng không biết bao nhiêu là quyền lợi từ vụ sụp đổ của Liên Xô. Đánh đổ xong Đế Quốc Cộng Sản, bây giờ Trung Quốc trở thành đối tác và đối thủ nặng ký thì Hoa Kỳ xoay sở sang tìm một thế lực khác để cân bằng Trung Quốc.
Đối với Việt Nam, cán cân mậu dịch có chênh lệch nhưng so với Trung Quốc thì không có là bao nhiêu hết. Hoa Kỳ đồng ý nâng cấp “chiến lược toàn phương diện” với Việt Nam cho thấy vai trò quan trọng của Việt Nam ở Đông Nam Á để cân bằng thế lực của Trung Quốc. Sự cân bằng thế lực của Trung Quốc quan trọng hơn nhiều với cán cân mậu dịch vài trăm triệu USD một năm. Hoa Kỳ chẳng có thua thiệt gì về vấn đề này cả vì Hoa Kỳ dùng sự cân bằng này để đạt nhiều lợi nhuận ở những nơi khác.
Thời đại này là thời đại của sự liên đới nương tựa lẫn nhau nên “interdependence” quan trọng hơn “independence” rất nhiều. Trung Quốc là đối thủ của Hoa Kỳ trên nhiều phương diện, nhưng chính Trung Quốc lại là “sự nương tựa lẫn nhau” (interdependence) cho sự phát triển của Hoa Kỳ, và ngược lại, Hoa Kỳ chính là chất xúc tác cho phát triển của Trung Quốc.
Nhiều người nghĩ rằng Hoa Kỳ dùng Việt Nam như một người tiền phong chống sự bành trướng của Trung Quốc xuống phía nam. Điều đó đúng một phần. Phần khác có lẽ cũng quan trọng không thua kém gì khác lại quan trọng hơn đó là Hoa Kỳ dùng Việt Nam như đầu cầu để khai thác tài nguyên và đầu tư của Khối Asean.
Cục diện của Việt Nam không thể nào chỉ được đánh giá dễ dàng hay không dễ dàng dựa trên tiểu chuẩn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mà phải nói dựa trên tiêu chuẩn “con cờ Việt Nam” như thế nào trong ván cờ quốc tế.
Nghị viên Hoàng Duy Hùng
Ông Hoàng Duy Hùng thăm cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ở Bình Dương
Trong ván cờ quốc tế hiện nay, Việt Nam đang từ từ trỗi dậy ở phía nam, là đầu tàu quan trọng của Asean nên Hoa Kỳ đối xử rất “rộng tay” với Việt Nam cho dầu còn có nhiều vấn đề lấn cấn như vấn đề đàn áp nhân quyền hay không có đối lập ở Việt Nam. Đó là lý do tại sao Tổng Thống Barack Obama đã tiếp đón rất long trọng với Chủ Tịch Trương Tấn Sang và đã rộng tay trong vấn đề mậu dịch với Việt Nam dẫu rằng rất nhiều người Việt biểu tình ở ngoài Tòa Bạch Ốc cũng như nhiều Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu của Hoa Kỳ đã viết thư yêu cầu Tổng Thống Barack Obama làm áp lực với Chủ Tịch Trương Tấn Sang nhiều hơn nữa trong vấn đề nhân quyền.
Quá trình của Hoa Kỳ đối xử với Trung Quốc như thế nào trong những thập niên trước cũng sẽ được áp dụng tại Việt Nam. Như thế, trong khoảng 2 thập niên tới, chúng ta sẽ thấy Hoa Kỳ rất “rộng rãi” với Việt Nam giúp cho Việt Nam trở thành một Trung Quyền Lực (Middle Power) để thăng bằng cán cân trong vùng. Trong những thập niên trước, Hoa Kỳ cũng đã từng lên tiếng về vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc thì Hoa Kỳ cũng sẽ liên tục lên tiếng vấn đề nhân quyền ở Việt Nam trong những thập niên tới, nhưng đó cũng chỉ là chiêu thức võ miệng chứ trong thực tế không có tác dụng mạnh mẽ.
Vì chính sách thực tiễn của Hoa Kỳ nên Hoa Kỳ dùng những cuộc biểu tình hay những thỉnh nguyện thư của người Việt như một lá bài để trả giá với Việt Nam. Thời điểm này Việt Nam cũng đã khá thành thạo chính sách đó của Hoa Kỳ nên khi cần thì họ tương nhượng và khi thấy quyền lực của Đảng Cộng Sản bị gậm nhấm thì họ nhất quyết không thỏa hiệp. Đó là nguyên do chúng ta thấy trong chuyến công du của Chủ Tịch Trương Tấn Sang vừa qua đã không có những sự trả tự do cho các bloggers trước khi ông đến Washington D.C và dự trù cũng sẽ không thả một ai sau chuyến công du.

'Nói gà, nói vịt'

BBC: Kinh nghiệm của ông từ TP Houston cho thấy khi thúc đẩy đầu tư của Hoa Kỳ sang Việt Nam, doanh nhân Mỹ e ngại điều gì? Tham nhũng? Luật lệ bất nhất?
"Tổng Thống Obama hiểu nhân quyền theo tiêu chuẩn khác và Chủ Tịch Trương Tấn Sang hiểu nhân quyền theo tiêu chuẩn khác. Tôi cho rằng trong cuộc họp Thượng Đỉnh Mỹ Việt vừa qua, ở phạm trù nhân quyền, ông đã nói gà và bà đã nói vịt"
Nghị viên Hoàng Phi Hùng
Kinh nghiệm của tôi ở Thành phố Houston, các doanh nhân e ngại luật pháp của Việt Nam còn rất bấp bênh. Họ e ngại Ngành Tư pháp không được độc lập hơn là e ngại vấn đề tham nhũng. Vấn đề tham nhũng là một vấn nạn nhưng cũng còn có thể giải quyết bằng luật pháp. Hệ thống luật pháp không có vững và ngành tư pháp không độc lập thì không còn cách gì để cứu vãn. Do đó, triệt hạ tham nhũng là một cấp bách, nhưng Việt Nam cần xây dựng hệ thống luật pháp vững vàng và ngành tư pháp phải được độc lập lại càng cấp bách hơn.
BBC: Là một luật sư, ông nghĩ sao về tuyên bố chung Mỹ – Việt nói về nhân quyền? Quan hệ giữa nhân quyền và nhà nước pháp quyền trong bối cảnh VN hiện nay ra sao?
Nhân quyền là một vấn đề khá trừu tượng vì mỗi người hiểu nhân quyền theo quan niệm của họ. Tôi được biết rất nhiều Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu Hoa Kỳ đã viết thư yêu cầu Tổng Thống Barack Obama nói về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam với Chủ Tịch Trương Tấn Sang. Tổng Thống Obama hiểu nhân quyền theo tiêu chuẩn khác và Chủ Tịch Trương Tấn Sang hiểu nhân quyền theo tiêu chuẩn khác. Tôi cho rằng trong cuộc họp Thượng Đỉnh Mỹ Việt vừa qua, ở phạm trù nhân quyền, ông đã nói gà và bà đã nói vịt. Rốt cuộc, quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không xoáy sâu vào vấn đề nhân quyền mà là quyền lợi kinh tế cũng như ảnh hưởng chính trị của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam hiện nay các cán bộ Cộng sản cũng tự hào họ có dân chủ nhưng phải hiểu “Dân Chủ” ở đây là “Dân Chủ Tập Trung của Đảng Cộng Sản” nên khi bàn đến nhiều khi không đạt được kết quả chỉ vì hai quan niệm khác nhau. Các bloggers bị bắt bỏ tù nhiều năm tháng cũng chỉ vì quan niệm “Dân Chủ” thì phải có “đa đảng” khác với quan niệm “độc đảng” của Đảng Cộng Sản. Một nhà nước nhân quyền như Hoa Kỳ khi làm việc với một nhà nước độc đảng như Việt Nam thì buộc lòng họ phải nhân nhượng một số nguyên tắc để cả hai cùng có lợi. Chính vì “quyền lợi” là nền tảng cho sự quan hệ nên chúng ta thấy đề tài nhân quyền có được nêu lên đi nữa thì chỉ là món đồ trang sức chớ không đi vào thực dụng và có đủ “răng” để “cắn” cho Việt Nam phải chấp thuận đa đảng.
Học bài học đầy thực tiễn này, các nhà đấu tranh dân chủ cần phải uyển chuyển sách lược để mang lại kết quả hơn là cứ nêu cao sĩ khí ngất trời rồi tốn hao chủ lực. Nhưng khổ bản chất của sĩ phu lại đặt nặng ý tưởng “thà chết vinh hơn sống nhục” nên âu đó cũng là vận nước vậy.
 

Thỏa thuận Mỹ-Việt mới 'hơn cả mong đợi'

Cập nhật: 13:29 GMT - thứ sáu, 26 tháng 7, 2013
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng thỏa thuận cấp cao Việt - Mỹ vừa đạt được trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, là động lực mới giúp củng cố vị thế của Việt Nam trong khu vực.
Trong lúc vẫn đang có các đánh giá khác nhau về quan hệ 'đối tác toàn diện' Mỹ - Việt, bà Phạm Chi Lan, Cựu thành viên Ban cố vấn Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, coi đây "là bước tiến bộ đáng mừng trong quan hệ song phương".
Cựu Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tin rằng Hoa Kỳ và Việt Nam đã có những hiểu biết tốt hơn về nhau qua cuộc gặp giữa hai nguyên thủ quốc gia.
Bà Chi Lan cho rằng Hoa Kỳ, thông qua việc ủng hộ các hoạt động của các công ty của mình với phía Việt Nam tại Biển Đông, đã cho thấy sự cam kết của cường quốc này đối với hợp tác, phát triển trong khu vực.
Bà cũng cho rằng dù Hoa Kỳ chưa có quyết định cuối cùng trong việc bán hoặc xuất khẩu trực tiếp vũ khí, khí tài quân sự cho Việt Nam trong hiện tại, nhưng nếu trong tương lai quyết định này được thông qua, đây là một hoạt động thương mại và hợp tác giúp cho Việt Nam đáp ứng nhu cầu chính đáng về củng cố quốc phòng.
Điều này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đưa ra các tuyên bố chủ quyền được cho là quá khích như "đường biên giới lưỡi bò trên biển", theo bà Chi Lan cho BBC Tiếng Việt biết qua điện thoại hôm 26/7/2013.
Bà Chi Lan tin rằng trong trường hợp việc mua bán, xuất nhập khẩu vũ khí này diễn ra, Trung Quốc, hoặc bất cứ một cường quốc, quốc gia nào khác, không có quyền can thiệp.
Về vấn đề nhân quyền, cựu quan chức VCCI tin rằng Hoa Kỳ đã có sự hiểu biết tốt hơn về tình hình nội bộ của Việt Nam, qua đó có cách đặt vấn đề phù hợp hơn về nhân quyền, trong cân nhắc các quan hệ song phương khác.
Tuy nhiên, bà cho rằng không phải vì việc Hoa Kỳ có tiếp cận mềm dẻo, mà chính quyền Việt Nam được quên việc cải thiện tình hình nhân quyền của mình.
Điều này diễn ra sau khi có nhiều quan ngại của quốc tế lẫn dư luận trong nước thể hiện gần đây sau nhiều vụ bắt giữ trong giới hoạt động vì tự do, dân chủ ôn hòa cũng như giới blogger.
Bà Phạm Chi Lan tin rằng các phát biểu và thỏa thuận mà Chủ tịch Sang đưa ra trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ có tính chất đại diện và phản ánh được quan điểm, đường lối đối ngoại của giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam, không chỉ trong quan hệ song phương Mỹ - Việt.