LỊCH SỬ VIỆT NAM 1954
TÀU MỸ CHỞ ĐỒNG BÀO MIỀN BẮC DI CƯ VÀO NAM NĂM 1954
U.S. NAVY SHIPS --
USS Bayfield (APA-33), 1943-1969 --
During Operation "Passage to Freedom", 1954
Click on the small photograph to prompt a larger view of the same image.
bấm vào hình, hình sẽ phóng đại
Photo #: 80-G-709239
Operation "Passage to Freedom", 1954-1955 Four crewmen display a welcoming banner for Vietnamese refugees coming on board USS Bayfield (APA-33) for passage to Saigon, Indochina, from Haiphong, 3 September 1954. Official U.S. Navy Photograph, now in the collections of the National Archives. Online Image: 92KB; 740 x 610 pixels Reproductions of this image may also be available through the National Archives photographic reproduction system. | |
Photo #: 80-G-709240
Operation "Passage to Freedom", 1954-1955 A Sailor assists a heavily burdened Vietnamese refugee boarding USS Bayfield (APA-33) for passage to Saigon, Indochina, from Haiphong, 3 September 1954. Official U.S. Navy Photograph, now in the collections of the National Archives. Online Image: 87KB; 480 x 765 pixels Reproductions of this image may also be available through the National Archives photographic reproduction system. | |
Photo #: 80-G-709243
Operation "Passage to Freedom", 1954-1955 Navy Chaplain Lieutenant Francis J. Fitzpatrick assists Vietnamese refugees on board USS Bayfield (APA-33), circa September 1954. He acted as their intrepreter during their voyage to Saigon, Indochina, from Haiphong. Official U.S. Navy Photograph, now in the collections of the National Archives. Online Image: 102KB; 595 x 765 pixels Reproductions of this image may also be available through the National Archives photographic reproduction system. | |
Photo #: 80-G-644521
Operation "Passage to Freedom", 1954-1955 A Navy Hospital Corpsman administers medical treatment to a Vietnamese refugee with an painfully infected arm, while en route from Haiphong to Saigon, Indochina, on board USS Bayfield (APA-33), 7 September 1954. Official U.S. Navy Photograph, now in the collections of the National Archives. Online Image: 105KB; 600 x 765 pixels Reproductions of this image may also be available through the National Archives photographic reproduction system. | |
Photo #: 80-G-644524
Operation "Passage to Freedom", 1954-1955 Vietnamese refugee receives medical treatment from a Navy Hospital Corpsman, while en route from Haiphong to Saigon, Indochina, on board USS Bayfield (APA-33), 7 September 1954. Official U.S. Navy Photograph, now in the collections of the National Archives. Online Image: 95KB; 600 x 765 pixels Reproductions of this image may also be available through the National Archives photographic reproduction system. | |
Photo #: 80-G-709244
Operation "Passage to Freedom", 1954-1955 A crewmen rations out water for Vietnamese refugees on board USS Bayfield (APA-33) during their journey to Saigon, Indochina, from Haiphong, circa September 1954. Official U.S. Navy Photograph, now in the collections of the National Archives. Online Image: 129KB; 740 x 615 pixels Reproductions of this image may also be available through the National Archives photographic reproduction system. | |
Photo #: 80-G-652318
Operation "Passage to Freedom", 1954-1955 Vietnamese refugees receive food on board USS Bayfield (APA-33) while en route to Saigon, Indochina, from Haiphong, circa September 1954. Official U.S. Navy Photograph, now in the collections of the National Archives. Online Image: 129KB; 740 x 605 pixels Reproductions of this image may also be available through the National Archives photographic reproduction system. | |
Photo #: 80-G-639980
Operation "Passage to Freedom", 1954-1955 Vietnamese refugee in a topsides food service line on board USS Bayfield (APA-33), while enroute from to Saigon, Indochina, August 1954. Official U.S. Navy Photograph, now in the collections of the National Archives. Online Image: 82KB; 600 x 765 pixels Reproductions of this image may also be available through the National Archives photographic reproduction system. | |
Monday, August 8, 2011
DI SẢN THẾ GIỚI
Mời các bạn ngắm nhìn những bức ảnh về các cảnh quan hùng vĩ, lâu đài sang trọng ở khắp các nước trên thế giới.
Thành phố Cinque Terre, Italy, với năm thị trấn nhỏ nối tiếp nhau nhìn thẳng ra biển.
|
Vùng Jungfrau, Thụy Sĩ, nằm trên độ cao 4.150m thường xuyên đóng băng và là điểm đến cho nhiều nhà thám hiểm ưa khám phá.
|
Những ngôi nhà bằng gỗ nhiều màu độc đáo gần cầu cảng ở thành phố Bergen, Na Uy.
|
Thung lũng Loire, Pháp với cung điện Chateau de Chamb sang trọng, mang đậm phong cách kiến trúc Pháp và Tây Âu.
|
Hòn đảo núi lửa Surtsey ở phía nam Iceland.
|
Vùng đá thiêng Stonehenge ở Anh.
|
Thị trấn Assisi, Italy, quê hương của thánh Francis.
|
Bãi đá Giant's Causeway ở phía bắc Ireland với hơn 4.000 cột đá đan xen.
|
Thánh địa Cordoba, Tây Ban Nha với nhiều nhà thờ Hồi giáo tuyệt đẹp.
|
Nhà thờ Cologne ở Đức phải mất tới 600 năm xây dựng.
|
Vùng Avignon, Pháp, nổi tiếng với hàng trăm cánh đồng hoa oải hương bạt ngàn và những cây cầu đá.
|
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0187
TRUYỆN NGUYỄN VĂN SÂM
Con Chim Hán Học Cuối Mùa
Ở Ngôi Trường Thành Phố
Ở Ngôi Trường Thành Phố
Thích
thú khi kỹ niệm tưởng chừng đã bị phủ kín dưới tầng tầng lớp lớp thời
gian bỗng được phép màu khơi dậy cuồn cuộn tuôn về không thể kềm chế,
lúc tôi nhìn thấy lại hai câu đối ngày nào trước cổng trường.
Cám
ơn bạn bè đã giữ được trong trí tinh chất tư tưởng của vị thầy tôi
kính mến. Cám ơn anh em cùng chung mái trường thuộc những thế hệ khác
nhau, giờ lạc lõng quê người, cùng nhau hội lại, đã giúp tôi có dịp đào
xới những gì đã vùi chôn trong ký ức.
Tôi đọc câu đối bằng trí nhớ “Khổng Mạnh cương thường tua khắc cốt, Âu Tây khoa học yếu minh tâm” khi
những cảm tường về nơi mình tòng học đang được tiếp nối phát biểu thật
cảm động trên sân khấu! Anh ngồi gần ngời sáng ánh mắt, rung động vì
thời trai trẻ hiện về. Em nào đó lẩm nhẩm cố ghi nội dung ẩn tàng trong
các chữ thật bình thường trước mặt.
NVS & SN 06-2006
Hình
ảnh vị giáo sư vỡ lòng tôi chữ Hán hơn ba thập niên trước hiện rõ ràng
trong trí. Vị thầy một niên khóa xa xưa người học trò một đời chịu ảnh
hưởng. Vị thầy khuất núi từ lâu người trò như còn mơ hồ nghe đâu đây
lời giáo huấn.
Thầy
tôi, giáo sư Ưng Thiều, vị giáo sư già, người thầy trễ tràng rớt rơi
lại của giai đoạn Hán học cuối mùa, một thời nặng nợ trường ốc, khổ tâm
với “điêu trùng”, “trường quy” năm đó lạc lõng giữa đám học trò nhìn chuyện xưa như những điều kỳ dị, ngô nghê, cố hủ.
Ánh
mắt thầy không vừa ý khi có đứa đùa kêu thầy bằng ông nội, cử-chỉ
ngừng giảng của thầy biểu lộ sự thất vọng khi thấy cả lớp có độ hơn
mười đứa thì hầu như đủ chục “cúi đầu bái thiên địa” khi thầy giảng điều hay ho trong Ngọc tỉnh liên phú, trong Chí linh sơn phú hay ngâm nga xã-tắc lưỡng hồi lao thạch mã…
Có
thể trong những đứa ngủ gục nhiều nhứt có tôi, có thể trong những đứa
phá thầy nổi tiếng có tôi, không nhớ rõ; chỉ biêt giờ nầy nhiều khi
buồn tình đọc lại cỗ văn bí lối, tôi tiếc ngẩn tiếc ngơ… Nhưng làm sao
kéo được thời gian trở về? Vị thầy cũ, con yến muộn màng của Mùa
Xuân Hán học đã không còn nữa. Mùa Xuân đó cũng đã trôi qua theo dòng
liên tục của thời gian miên viễn, lấp chìm trong sự tiến hóa tất nhiên
của đời, của đất nước. Và chính học trò mình cũng đã quên trong bao
nhiêu năm tháng chạy theo ảo ảnh phù du mà gọi bằng thực tế ao cơm.
Cách
học trò năm mươi tuổi, thầy tôi da mặt nhăn nheo theo sự tàn phá của
thời gian, luôn luôn súng sính torng bộ quần áo rộng thùng thình, đôi
giầy da màu nâu to lớn, đôn đốc từng đứa sổ phải ngay, ngang phải thẳng,
đá phải sắc.
Thầy
nhắc chừng đứa nầy viết trái cựa, đứa kia viết thiếu nét, nhận xét tập
nào viết như gà bới, cua bò, tập nào dơ như nhai mà nhả. Thầy luôn
luôn bận rộn, khuyên nhủ, canh chừng, khuyến khích, trái hẵn với những
bức tranh thầy đồ dạy học với ông thầy già ngồi hút thuốc lào, cây roi
mây cật to tướng cạnh bên, anh lớn dạy trò nhỏ, mạnh ai nấy ê a, học
cách nào cũng được sự đóng góp của thầy có tính cách xúc tác hơn tác
dụng. Nhiều lúc thầy tôi đứng cạnh một anh học trò giỏi giảng thêm về khí ,về lực, về thần trong cách viết chữ Nho, chúng tôi cố vãnh tai nghe lén nhưng, độ hiểu, mức thầm, lòng thích thật vô cùng ít ỏi…
Chúng
tôi ai nấy ham vui, chểnh mảng, cố tìm lý chứng biện minh cho sự lười
biếng của mình, rồi ngày tháng trôi qua, 214 bộ của chữ Hán như 214 vũ
khí quay quần tấn kích chúng tôi, không một anh nào thuộc hết, không
một anh nào nhớ rõ bộ nào trước bộ nào sau, không anh nào có thể xác
định được một cách chắn chắn chữ nào thuộc về bộ nào nếu trước đó chưa
từng gặp. Người xưa học một biết mười, thơ phú, văn từ mây trôi nước
chảy, chúng tôi học trăm điều chưa chắc nhớ một, lè què mấy chữ, xọ nọ
qua kia, tác thành tộ, ngộ thành quá, mã thành yên, lộn tùng phèo, rối
nhùi mớ bòng bong.
Thầy tôi, thầy Ưng Thiều, không có trách nhiệm gì hết trong sự dốt nát
đó của học trò. Lỗi chúng tôi, chút nắng quái chiều hôm Hán học không
soi đủ hang tối dốt nát, u mê trễ lười. Lời giảng thiết tha như nhỏ máu
từ con tim, có thể tác dụng như “mổ óc nhét vào” của thầy, hiệu quả
với ai chứ không đủ sức rửa được sự u trệ của những đầu óc non nớt ham
vui. Có thể chúng tôi lúc đó còn thơ dại, những con chim chưa đủ lông
cánh, chưa đứng vững trên đôi chân mình, trí tuệ nào để hiểu hết lời
thầy nói.
Có
thể hình thù chữ Hán hiện ra ngay từ phút đầu đã là con ngáo ộp biến
hóa khiến ai cũng ngán ngẫm bút lông và sợ hãi trước những nét đá, phết,
ngang sổ xa lạ. Trường hợp tôi là một điển hình. Đậu vào lớp Đệ Thất
từ một lớp Nhứt của trường danh tiếng ở Sàigòn, ngôi trường mang tên
người đồng thời với Sĩ Tãi Trương Vĩnh Ký, và cũng nổi tiếng nhờ viết
lách như ông: Thế Tải, Trương Minh Ký, tôi cũng là một đứa nhỏ ham chơi
chưa có ý thức được sự cần thiết phải học huống chi sự quan trọng của
chữ Hán!
Ghi
học Hán văn vì ở nhà lúc đó không biết do ai mua, lang thang mấy cuốn
Minh Tâm Bảo Giám, mấy cuốn kinh, vài cuốn Tứ thư do học giả Đoàn Trung
Còn dịch, có in chữ Hán kèm theo, buồn tình tôi đọc tới đọc lui đã
thuộc được một số mặt chữ. Bước vào thực tế tôi mới thấy biết vài ba
chữ học lóm không đầy lá mít của mình là đương đầu không biết người
biết ta với
con-ngáo-ộp-biến-hóa-thiên-hìnhvạn-trạng-ba-đầu-sáu-tay-mười-hai-con-mắt
là chữ Hán.
Sau
vài tháng còng lưng mõi cổ, mõi tay, tôi chán chi hồ, giả, dã. Tôi tự
biện hộ rằng biết nghĩa, biết chuyện xưa tích cũ là đủ, biết mặt chữ
Hán cũng vô ích thôi và bắt đầu dòm qua các bạn cùng lứa tay cặp cuốn
Anglais visant hay Anglais sans peine thầm nghĩ rán cho tới hè, rồi năm
tới từ giã bút lông, chia tay thứ chữ ngoằn ngoèo xa lạ đó.
Lúc
ấy bên ngoài những chiếc tàu Mỹ khổng lồ đang tuôn đổ hàng vạn đồng
bào tôi từ xa xăm tới. Tôi lạ lùng với quần áo và tiếng nói của họ,
nhưng tôi cũng bị choáng váng vì sự vĩ đại của con tàu nọ bên cạnh
những chiếc tàu đi sông đi cận duyên như con voi đứng bên con kiến,
nghĩ đến sự văn minh, kỹ thuật, tôi chợt thấy chữ Hán là một cái gì đó
lỗi thời, như người tiền sử đứng trước cai máy thâu thanh. Phải học
tiếng Anh, tiếng Pháp!
Ngày
lại ngày, chiến cụ, súng ống, xe tăng, xe jeep được chở đến chạy rầm
rầm, rung rinh thành phố, lay động căn gác nhỏ trong xóm nhỏ nghèo nàn
cả gia đình tôi chui rút, trong khi những giọng Anh ngữ rất sang, hứa
hẹn những chân trời mới từ các lớp bên cạnh của mấy thầy Sang, Thọ,
Khoa, Thái mỗi khi tôi có dịp đi ngang đều đánh rộn ràng tim tôi bằng
một sự hấp dẫn khôn cưỡng.
Thèm
được học tiếng Anh nhưng thích nghe chuyện thánh hiền, hai đối lực vằn
vật trong tôi suốt mấy tháng trường, cuối cùng hình ảnh thầy Thiều đã
thắng, hằng ngày tôi cùng một số ít ỏi bạn bè chăm chỉ còng lưng với
môn Hán văn trong khi một phần lớn đã đổi sang Anh ngữ.
Thầy
giảng dạy về sự đa nghĩa của tiếng Hán Việt tùy theo cách viết, chữ
tân tùy lúc là khách, là mới, là bờ sông, chữ minh tùy lúc là sáng, là
tối. Chữ Hán tùy theo bộ thủ mà thay đổi nghĩa, tiếng Việt phần lớn
mượn từ tiếng Hán, nên nhờ đó cũng phong phú, đa nghĩa theo. Tôi làm quen với kho tàng ngôn ngữ Việt từ đó.
Thầy
tôi giọng trọ trẹ, chúng tôi những đứa nhỏ sanh trưởng ở Sàigòn, rất
lạ tai với cách phát âm bỏ dấu nặng trên khắp mọi chữ, nhiều khi ngẩn
ngơ nhìn nhau lắc đầu. Mặc dầu trong gia đình tôi hết phân nửa sanh
trưởng ở Huế, tôi lắm khi cũng lúng túng không hiểu rõ ràng thầy nói
gì. Một vài đứa bạn cùng lớp lần đầu gặp mô, tê, răng, rứa, cào nhào
sao trường không mướn một ông thầy Việt Nam, thầy Thiều người Huế nói khó nghe quá.
Tôi
lờ mờ thấy rằng thầy mình cũng là người Việt Nam nhưng vào lúc đó chưa
đủ khả năng để đính chính điều sai lầm trầm trọng nầy. Sau nầy, một
hai năm sau, khi lớn hơn đôi chút biết về cây một gốc Huế-Sàigòn-Hànội
quê hương ta thì thầy không còn dạy nữa.
Thầy mất hay về hưu tôi không rõ vì còn mãi mê với những điều khác,
chọc thầy Tập Petit Xồi về chuyện chuyên môn đem quyển Le petit Chose
của Alphonse Daudet ra giảng, kể cho nhau nghe để cùng cười hì hì về
chuyện đã qua mặt được thầy Khiêm với những tờ đơn cáo lỗi vắng mặt đứa
nầy viết giùm đứa kia, chuyện hùn tiền mướn ông xích lô già vô gải đầu
gải tai xin phép vì “con mình” đã bị bịnh nghỉ hết mấy ngày, hoặc rủ
những đứa chịu chơi không phải một lớp mà ba bốn lớp lân cận trốn học
ngồi lềnh khênh đầy rạp hát bóng Nam Việt hay lang thang khắp nơi trong
Sở Thú.
Tôi,
nghe lời bạn bè, xin đi tiểu, để qua mấy lớp lớn, đi thật chậm hay
thập thò vãnh tai nghe tiếng được tiếng mất mấy ông Tây bụng phệ cắc
nghĩa bài để rồi ước ao phải chi mình sanh ra trước vài năm, nói tiếng
Tây hay như mấy ảnh, ra đường không sợ ông Tây, bà đầm…
Thầy
Thiều thể hiện một sự dung hợp kỳ diệu giữa Đông Tây. Thời đó rất
nhiều giáo sư vào lớp, ngồi yên vị trên ghế, mắt nghiêm khắc đão qua
đão lại xem học trò có đứng nghiêm hay không, sau khi thấy cả lớp im
phăng phắc thầy mới ra lịnh ngồi xuống. Chưa hết, tất cả khoanh tay
trên bàn, thầy vừa ý mới cho mở tập ra. Thầy Thiều không vậy, chờ học
sinh ngồi xuống là thầy viết bài trên bảng và bắt đầu giảng. Thầy nói
đến sự kính thầy học, nhưng không khúm núm, trọng thầy nhưng không sợ
để xa cách, thân nhưng không lờn… Với tôi lúc đó như có điều gì lạ lùng
trong mấy khái niệm trên.
Tuột Dốc Đời
Truyện ngắn
Nguyễn Văn Sâm
Tôi
biểu anh xe ôm ngừng lại. Anh ta hỏi tôi sao đi làm về khuya dữ vậy.
Chỗ nầy thúi lắm ai ở cũng bị viêm mũi, viêm cuống họng mà cô ở được
cũng hay. Tôi nói láo tài tình rằng mình ở đây cả chục năm rồi, có viêm
gì đâu ngoài viêm màng túi. Anh ta cười vui nói màng túi thì lúc nầy ai
lại chẳng bị viêm trừ bố già hay con cái các đại gia. Tôi trả tiền anh
hậu hĩ rồi lững thững đi dọc theo lề đường, giỏ xách trên vai. Phố
khuya vắng tanh tới chó cũng đi ngủ hết chẳng thấy con nào sủa bâng quơ
hay lang thang lục lọi mấy bao rác như buổi chiều. Gió thổi lồng lộng.
Gió càng mát thì càng nghe mùi thúi. Nồng nặc. Tanh tưởi. Hèn chi cái
địa danh Cống Thúi không biết ai đặt mà chết tên luôn lâu nay.
Tôi
trở tay, ôm cái giỏ xách vào ngực, thân thương quá đi. Tủi thân con
tôi, biết hít thở hơi trần thế chưa đầy một tiếng đồng hồ rồi thì vĩnh
viễn. Mẹ thương con biết là bao nhiêu, bây giờ sẽ xa con luôn rồi. Hơi
lạnh như đồng từ túi xách quyện vô ngực tạo cho tôi cảm giác sợ hãi.
Chưn tôi quíu lại. Lề Cống Thúi kia rồi. Chỉ cần một cái vung tay là
xong chứ gì! Tôi ngần ngừ ngang. Tụi nó nói nhiều lần đây là mồ chôn
uổng tử. Tôi lờ mờ biết uổng tử là những đứa trẻ chết oan khi còn nhỏ.
Bây giờ mới biết rằng đưa một uổng tử xuống dòng kia là chuyện không
phải dễ dàng gì dầu chẳng ai thấy cũng không ai biết.
Nước
Cống Thúi đem ngòm chẳng khác nước sông Nại Hà, như không chảy vì nước
đặc quánh, vì màu đem của nó hợp với màu đêm. Mùi thúi nãy giờ mà mũi
tôi cũng vẫn chưa làm quen được, dưới dòng kia một vài chỗ lấp lánh ánh
sáng phản chiếu từ những ngọn đèn leo lét của mấy căn nhà cất chồm lên
mé kinh càng làm cho dòng nước mang màu sắc kinh dị hơn. Con tôi không
thể hóa thân ở đây được. Dầu sao cũng là kiếp người, con phải được đối
xử khác với những thứ vật dụng phế thải, những chất ô uế, những con
chuột chết mèo chết người ta vất liệng dưới kia. Gió bây giờ lạnh hơn,
tôi ôm cái giỏ vào ngực mà nghe nước mắt mình rơi rơi. Một ông xe ôm
chạy trờ tới gạ đi đâu ông chở, tôi trả lời trong xa vắng không biết tại
sao mình lại có ý tưởng nầy:
“Cho tôi đi Bến Xe Miền Đông.”
Người
đàn ông xô cửa bước ra. Chín Tươi nghe một mùi thúi nồng nặc mũi, chạy
tới hai bên màng tang tỏa ra một xú vị chua chua làm nó muốn mửa
ngang, nó nhăn mặt một chút rồi lách mình bước vô, rán sức kéo khép
cánh cửa lại. Cánh cửa cũ hư, hơi nặng, xệ xuống do lệch bản lề, phía
cạnh dưới lại bê bết nên không thể che chắn kín được hoàn toàn. Chín
Tươi hơi do dự nhưng khi liếc thấy sau mình còn mấy người sẵn sàng chồm
lên thế chỗ nên mạnh dạn đặt chưn lên một chỗ tương đối sạch rồi tìm
chỗ cho cái chưn kia.
Cái
giỏ bỏ giấy rác hơi cao, trong đó lềnh khênh đủ loại giấy dơ không thể
cho con vô đó được. Con phải nằm ngoài. Mẹ thương con quá nhưng biết
làm sao bây giờ. Đời mẹ còn lo chưa xong, không còn tay nào đưa ra nâng
dắt đời con được. Con hãy quay trở lại bằng ngõ khác đủ ăn đủ xài, ít
ra cũng dễ thở hơn đời mẹ. Chín Tươi móc trong giỏ xách nãy giờ nó cặp
bên nách một gói gì đó bao bọc bằng cái khăn lông, nhè nhẹ đặt xuống kế
bên cái giỏ rác, dựa vô góc tường. Nó lật một chút chéo khăn lên, dòm
dòm vô đó rồi xụt xịt khóc… Thời gian lặng lẽ trôi qua. Cái mùi khó
chịu bắt nhức đầu lúc mới bước vô giờ không còn nữa.
Bên ngoài có giọng oang oang của một người đàn bà lớn tiếng trong khi gõ ầm ầm lên cửa buồng cầu:
“Ai
trong cầu số 7 thì đi ra liền nhe. Tới giờ làm vệ sinh rồi. Đừng có mà
ngủ luôn trong đó! Ngủ thì về nhà mà ngủ, đây không phải là phòng ngủ
đâu nhe!”
Chín
Tươi lật đật đứng dậy, lách mình đi ra, cố tránh ánh mắt của người đàn
bà làm vệ sinh, một người đàn bà dáng dấp đàn ông, mang ủng cao su che
gần hết ống quyển, một tay cầm chổi tàu cau, tay kia cầm đồ gắp rác,
mặt mày coi bộ bặm trợn, khó chịu, như sẵn sàng cà khịa với bất kỳ ai.
Chín
Tươi bước đi mau, đưa tay chùi nước mắt. Người sao nhiều quá, buổi
sáng có khác. Biết vậy mình quanh vô đâu đó để trưa hãy đi.
Nó mới ra chưa tới buồng số 2 thì chị làm vệ sinh kêu giật giọng:
“Nè cô kia! Đứng lại cho tui hỏi chút coi. Làm gì mà đi như chạy trốn vậy?”
Chín Tươi giả đò không nghe, bước mau hơn, nhưng nó buộc lòng phải đứng lại khi nghe tiếng hăm dọa chắc nịch:
“Ê, không đứng lại tao kêu Bảo Vệ vô đó”.
“Chị kêu tui?”
“Mầy chứ ai, bộ tao điên tao kêu tao chắc? Đâu có huỡn dữ vậy đâu bây!”
Bà nầy nói đã nhiều mà coi bộ thích câu mâu dàn trời. Chín Tươi nhỏ nhẹ:
“Chuyện gì vậy chị?”
“Chuyện gì vậy chị?”
“Mầy
đừng làm bộ giả mù sa mưa nữa. Chơi cho sướng rồi bỏ con vô cầu tiêu!”
Sợ người đối thoại phản đối, chị bước tới nói thêm liền, không kịp
thở. “Đây đây nè, Vô đây tao chỉ cho coi.” Chị ta nắm tay Chín Tươi kéo
vô phía trong trở lại. Chín Tươi điếng hồn. Chuyện tầy huầy rồi, làm
sao bây giờ. Nó chống chế yếu ớt:
“Ai biết gì đâu nè, khi không cái đề án tử người ta.”
“Mầy
chối hả, cái mặt mầy xanh chành. Chém chết cũng mới đẻ, đẻ một mình
không có mụ nên mất máu. Mới nứt mắt đã bày đặt!” Chị ta vừa nói vừa lận
cái môi dưới ra dài sọc. “Chơi cho đã rồi liệng con, không biết đứa
nhỏ còn sống hay đã chết nữa.” Chị nói mà vẫn nắm chặt tay Chín Tươi
kéo về phía buồng cầu số 7.
Những người đàn ông đàn bà đang đợi đi cầu, nghe chuyện kéo nhau tới, bu kín. Chín Tươi vẫn yếu ớt chối:
“Đâu phải tui, tui không biết gì hết. Chị đừng nói oan cho người khác nha.” Nó tủi thân khóc thút thít như con nít bị rầy oan.
“Hình
như đứa nhỏ đã chết rồi. Nè tội giết con nặng lắm nhe. Nếu đẻ chưa đủ
tháng nó chết thì tội còn ít. Đủ ngày đủ tháng, nó sống mà mẹ nó giết
liệng xác thì là tội giết người đó. Năm nay ít nhứt là cả chục đứa nhỏ
bị bỏ như thế nầy, kiến bu đầy hai mắt với lỗ rún, tội nghiệp ôi là tội
nghiệp!”
Ôi
con ôi! Mẹ đâu có muốn vậy. Con chết khi mới chào đời chớ không phải
mẹ làm con chết phải không con! Xin con hãy làm chứng cho tình của mẹ
đối với con.
Có tiếng ai đó hỏi:
“Rồi xác mấy đứa nhỏ đó ra sao?”
Chị ta ngó vô mặt người đặt câu hỏi, trả lời mà coi bộ khinh thị một người gà mờ chẳng biết gì hết:
“Thì cũng đem vô đống rác Đông Thạnh, Hốc Môn bỏ như bao nhiêu thứ rác khác, chứ còn gì nữa mà hỏi. Bộ
đem về xào ăn được chắc? Ai ở không mà điều cha điều mẹ chi cho mệt.
Bịnh viện Từ Dũ mỗi ngày nạo cả trăm ca thì cũng vậy thôi.” Chị ta ngừng
một lúc, mắt đảo chung quanh: “Nhưng mà biết được ai liệng bỏ con thì
cũng bắt giao lên phường để họ giải quyết làm gương cho người khác.”
Chín Tươi vùng vẫy mạnh:
“Chị đừng đổ tội oan cho người ta, tôi không có đẻ đái gì hết!”
“Không có thì mầy về phường nói chuyện với công an. Ai chịu cha ăn cướp bao giờ!”
Hai bên cải nhau qua lại, người tò mò mỗi lúc một đông.
Chín
Tươi như đuối lý và đuối sức, nó khóc lớn và muốn buông trôi cho
chuyện tới đâu hay tới đó. Mệt lắm rồi, quá sức chịu đựng rồi. Bỗng có
một người trung niên ăn mặc hơi sạch sẽ hơn những người khác, vẹt đám
đông bước vô:
“Chuyện
gì đây em!” Rồi anh ta quay vô người phụ nữ làm vệ sinh: “Thôi chị
đừng nghi oan cho vợ tôi nữa. Nó hiền lắm ai nói oan gì cũng chỉ biết
khóc mà thôi. Chị cầm số tiền nầy, chiều nay làm phước mua chút nhang
đèn cúng vái cho oan hồn đứa nhỏ dễ đi đầu thai. Chị làm vậy là có
phước lắm đó, còn hơn cất năm bảy kiểng chùa. chị thấy nó trước mà
không cúng vái thì nó theo phá chịu không nổi đâu! Cô hồn các đảng đó.”
Anh ta nhấn mạnh mấy tiếng chót.
Người
đàn bà liếc vội xuống nắm tiền trong tay người đàn ông mới tới. Coi bộ
hơi nhiều à nhe. Tờ giấy năm trăm ngàn bọc ở ngoài. Chị dịu giọng:
“Tui
đâu có biết cô nầy là vợ ông. Mấy cô gái mới lớn, không chồng, đẻ non
hay tự phá thai liệng con ở đây hoài hoài. Chỗ nầy còn ít, ở Cống Thúi
khu chế xuất Sóng Thần còn ghê gớm hơn. Tối liệng xuống đó có trời mà
biết!”
Những
người xúm coi bây giờ chuyển hướng đề tài bàn tán sang qua con nít phá
thai liệng con ở đâu nhiều, Cống Thúi, cầu tiêu công cộng, vườn cao su
hay mấy cái vườn bông…”
Chín Tươi được kéo ra ngoài, ấn lên một chiếc taxi. Người đàn ông trao cho tài xế một số tiền, nói với anh ta chạy tới chỗ cô nầy muốn, rồi bước qua đường lên một chiếc xe ôm..
Chín Tươi chưa hết bàng hoàng, mặt vẫn cúi gầm xuống và những giọt nước mắt tủi nhục vẫn rơi thấm ướt cổ tay áo….
Từ
giã người tình, Chín Tươi bước lên xe Lam. Nó mỉm cười khi nhớ lại câu
năn nỉ nho nhỏ của Tư Thiện: “Tối nay 9 giờ anh chờ em ở chỗ cũ, bụi
chuối của bà Tư bán xôi. Em nhớ ra đó nhe, đừng để anh chờ mỏi mòn như
lần rồi nha cưng.”
Tuy không muốn hẹn hò lúc nầy nhưng Chín Tươi thích câu nói có tiếng cưng ngọt ngào đó. Tiếng cưng đeo đuổi nó suốt đường từ chợ về nhà như một hương vị ấm áp không gì so sánh được trong hoàn cảnh gia đình địa ngục hiện giờ.
Xe
ngừng trước hẻm, Chín Tươi bước xuống lầm lũi đi, tránh những cái nhìn
soi mói như muốn lột trần của lũ bạn anh nó đương ngồi nhậu ở đầu hẻm.
Hi vọng không có ảnh trong đó. Nó khựng lại khi thằng Chảy kêu lớn,
giọng của kẻ cầm quyền.
“Tươi, mầy về nhà mau mau nấu nồi cháo vịt cho tao. Con vịt tao cột ở nhà bếp. Mau lên nhe mậy.”
Chín
Tươi không trả lời trả vốn gì hết, nó quày quả đi mau hơn. Ông thần
men nầy mà càng nói thì càng sanh giặc. Thằng Chảy như bị mất mặt với
bạn bè nói vói theo:
“Tao nói mầy nghe không đó, bộ câm sao không trả lời. Lát nữa tao về mà không có cháo thì mầy đừng sống với tao.”
Chín Tươi nuốt nước miếng. Anh em mà làm như chủ đối với nô lệ, lại hăm doạ.
“Ờ mà mà đứng lại cho tao nói một câu được không, hay là mầy muốn ăn đòn.”
Đứa em gái đứng lại, bất động xa xa thằng anh.
“Tao
mới lấy mấy triệu của Dì Hai trên chợ để cho mầy đi thành phố làm giấy
tờ lấy chồng Hàn quốc, mầy sửa soạn mai đi cho người ta coi mắt đó.
Tao không có tiền trả lại cho người ta đâu.”
“Không có tiền sao anh dám lấy tiền của thiên hạ xài. Em đâu muốn lấy chồng xa đâu. Ba già rồi, sống nay chết mai làm sao bỏ đi cho đành.”
“Thây
kệ ổng, ổng già cúp thùng thiếc, chết thì cũng được rồi. Tao phải lo
thân tao chớ. Mầy đi thì tao có chút đỉnh, mầy ở lại thì tao có khỉ khô
gì. Không được cãi, mầy mà không nghe lời tao thì thằng Tư Thiện có
ngày đổ ruột đó. Tao nói thiệt chứ không hăm dọa ai đâu. Tao biết mầy
với nó hẹn hò ở đâu hết mà tao chưa kịp nói đó thôi.”
Tôi
bỏ đi mờ mờ sáng hôm đó. Ở lại thì có ngày Thiện đổ ruột thiệt tình.
Ai chứ ông nội Chảy thì chuyện gì mà không dám làm. Có lần hết tiền trả
chầu nhậu, bạn bè thách thức ảnh đã dám đem cái xe máy của tôi đi cầm
khỏi cần giấy tờ gì hết. Bị Ba rầy ảnh đã cự cãi và lật đổ tung bàn thờ
rồi bỏ đi mấy ngày mới vác mặt về. Vậy mà có thôi đâu, ảnh còn hăm hễ
ông già cằn nhằn nữa thì ảnh chém chết rồi đi tù.
Tôi
chỉ khóc thầm và ba thì lặng lẽ như chiếc bóng. Giờ ảnh lại muốn cà
khịa tới Thiện. Tôi không trốn đi thì Thiện chắc chắn sẽ có nhiều nguy
cơ. Đi trình diện ngoại nhân cho họ ngắm nghía sờ nắn thân thể tinh
khiết của mình không mảnh vải che thân để lựa chọn eo xèo là điều tôi
không thể nào chấp nhận được. Cưới vợ hay mua heo chó đây? Thôi, phải
giải quyết, ở đây như nằm trong hai từng địa ngục chịu sao thấu.
Thành
phố may ra chứa chấp tôi. Địa chỉ mấy con bạn trong túi, tôi hẹn Thiện
để gặp nhau lần cuối. Trăng mờ mờ, tình cảm dồn dập, nỗi bi thiết phải
xa người tình không biết có còn gặp nhau được nữa chăng khiến tôi dễ
dãi mà chính mình cũng lấy làm lạ. Hai bàn tay Thiện hăm hở khám phá
người tôi không còn chỗ nào là không biết. Da thịt hưởng ứng thiệt
nhiệt tình, tôi chỉ nín thở ngó trăng. Thỉnh thoảng tôi cảnh giác từ
tốn kéo tay Thiện đặt lên má mình để tránh khỏi tuột dốc đời. Tôi còn
quá trẻ, chỉ mới 17 chứ mấy. Bàn tay Thiện ướt trơn, tôi xấu hổ muốn
chết mà Thiện thì cứ thở dồn dập áp mắt mũi vào mình tôi. Nghĩ đến nỗi
khó khăn của mình trong tương lai, tôi dằn lòng mạnh dạn đứng dậy,
quyết liệt từ giã. Không thể được Tươi ơi, đàn ông chỉ biết hiện tại,
mầy có thân phải lo.
Và
tôi để Thiện ngơ ngác chưa kịp hoàn hồn, chận chiếc xe Lam sớm lên
chợ, giã từ đời sống thôn quê dấn thân vào nơi gió cát hi vọng khỏi
tuột dốc đời.
Chín
Tươi về tới xóm mình lúc gần chín giờ sáng. Hai dãy nhà trọ đâu mặt
tưng bửng sáng hay xế xế chiều thì ồn ào với những sinh hoạt cá nhân,
giờ nầy vắng hoe. Hai sợi dây kẽm dài giăng từ trong cùng ra tới cửa
cổng treo máng đầy dẫy áo quần và đồ lót rẻ tiền… bình thường nó không
chú ý lắm bây giờ phải chun qua để vô mở cửa phòng làm cho nó thêm chán
ngán trong lòng.
Tay
run run Chín Tươi mở cửa, kéo lại màn phân cách giữa hai cái giường,
nó liệng cái giỏ xuống đất, hất mạnh giày ra khỏi chưn, ngả mình thiệt
mạnh lên giường, nhắm mắt tĩnh thần. Nó nghĩ tới ân nhân xuất hiện đúng
lúc đã cứu mình ra khỏi cơn bối rối mà thầm mừng. Nó nhớ lại gương mặt
nhăn nheo của đứa con đỏ hỏn khi mới sanh rồi tím bầm sau đó không
lâu. Nó nhớ tới Thiện để tội nghiệp người tình chung sao mình lại tiếc
làm gì cái đêm hôm ấy. Nhớ tới ba với cái quán hớt tóc ọp ẹp mà treo
bảng Thanh Bần bữa nào cũng bị thằng con trai trời thần hỗn hào lột tới
đồng bạc cuối cùng nên suốt đời chịu cảnh bần sát ván. Ba ơi, tội
nghiệp ba quá chừng đi thôi!
Có tiếng đập mạnh vô cửa phòng, giống như lúc nảy ở bến xe Miền Đông:
“Em Tươi, mở cửa cho anh vô với. Anh thèm em quá.”
Chín Tươi chùi đầu mạnh xuống nệm như thể nệm có thể che kín đầu nó, ngăn chặn được âm thanh nó không muốn nghe:
“Em Tươi, anh đây mà, nhớ em quá chời! Cho anh yêu em một lần nữa đi! “
Chín
Tươi lăn mình trở dậy, ụa ói trên nệm những thức ăn của ngày hôm
trước. Nó bịt mạnh hai tai như muốn đè dính hai vành tai vô màng tang.
Mặt nó đỏ ké như da cắc kè.
Bên ngoài tiếng gõ càng gấp rút hơn và lời năn nỉ trở thành lời chửi bới tục tĩu lẫn những hăm dọa :
“Kim chích dính máu HIV của tao còn đây để đợi mầy. Mầy không cho tao vô mai chiều tao gặp là đâm liền cho mầy biết si đa là gì… ĐM. cự cãi, tránh né rồi mầy cũng có bầu với tao như mấy con nhỏ khác ở xóm nầy, đừng bày đặt chảnh với tao.”
Yên lặng đâu chừng năm bảy phút bên ngoài, bên trong là hơi thở dồn dập như tức giận kinh hồn đang được dồn nén xuống.
“Mở cửa cho anh nha Tươi. Anh xin yêu đểu lần nầy nữa thôi. Lời hứa danh dự đó.”
Chín Tươi bật khóc:
“Tình
yêu đích thực lại tiếc chẳng cho, tình xin đểu lại nhắm mắt, tặc lưỡi
giao nộp không biết bao nhiêu lần. Sao đời tôi khổ như thế nầy!”
“Em Tươi, thiệt ra lần nầy anh chỉ muốn rờ bụng em để nghe con máy động mà thôi. Anh biết em gần ngày mà…”
Con!
Người ta còn nói đến chữ con được sao. Con phải được tạo nên do tình
yêu. Con có mặt bất ngờ do cưỡng bức không bao giờ có cha, chỉ có mẹ mà
thôi. Mẹ nó không thể cưu mang nó được thì nó giã từ thế gian nầy để
sau đó trở lại bình thường trong sự thương yêu của hai đấng tạo thành.
Phải vậy không con? Phải vậy không con?
Chín Tươi bật cười khan, cười rũ rượi cho đến khi nó bỗng nghe bực một cái và cảm giác như mình đang bị rơi từ trên cao chín từng mây xuống. Máu đỏ từ từ lan ra trên nệm.
Bên ngoài vẫn là tiếng đập cửa ồn ào, chửi rủa, hăm he.
Bên trong yên lặng như tờ, Chín Tươi bất động, mặt mày thanh thản, nét thanh thản nó tìm tới bây giờ mới có.
Lúc đó Chín Tươi mới bước qua tuổi mười tám không lâu.
Nguyễn Văn Sâm
Victorville, CA. Dec 02, 09
TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ TRUNG CỘNG
BÃO TỐ CHỨNG KHOÁN 8/2011
ĐƯA ĐẾN KHỦNG HOẢNG KT.CHỆT
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva 05.08.2011
Web: http://VietTUDAN.net
Năm 2007, chúng tôi viết về cuộc Khủng hoảng Tài chánh Á châu 1997 với
mục đích tìm hiểu xem những triệu chứng nào có thể áp dụng cho
trường hợp Trung quốc và Việt Nam, những nước “trên đà phát
triển “ (pays émergents). Năm 2008, cuộc Khủng hoảng Tài chánh
bắt đầu từ Hoa kỳ rồi lan ra khắp Thế giới. Chúng tôi viết cuốn
sách và xuất bản năm 2009 với đầu đề là “Tài chánh/ Kinh tế Thế
giới: KHỦNG HOẢNG 2007-2008 & HẬU QUẢ CHO VIỆT NAM
“. Mục đích của chúng tôi cũng là tìm hiểu xem bao giờ Kinh tế
CSVN định hướng XHCH đi đến tàn lụi và làm DẠ DẦY dân chúng đói ăn,
đứng dậy dứt bỏ Cơ chế CSVN bóc lột.
Sáng
sớm hôm nay 05.08.2011, mở hai đài Truyền Hình CNN và CNBC,
người ta thấy hàng chữ lớn: ”MARKETS IN TURMOIL”, nghĩa là phong
ba đang làm chao đảo các Thị trường Chứng khoán Thế giới.
Lần
này 2011, khi viết về cuộc Khủng hoảng đang bắt đầu và đánh
trực tiếp vào nền Kinh tế thực, chúng tôi cũng muốn nhìn cái hậu
quả cho nền Kinh tế Trung quốc. Không cần phải phân tích kỹ
càng những biến động phong ba đang xẩy ra cho các Thị trường Chứng
khoán khắp Thế giới để thấy hậu quả cho Kinh tế Trung quốc, mà chỉ
cần đưa ra nguyên tắc CUNG—CẦU, thì thấy ngay cái hậu quả tàn
hại cho Trung quốc. Hoa kỳ và Liên Âu là hai đầu tầu kéo Kinh tế
Thế giới. Khi hai đầu tầu này bị đau ốm do nợ công và Thất
nghiệp, nghĩa là giảm CẦU hàng hóa, thì Trung quốc phải giảm
CUNG vì Kinh tế sản xuất Trung quốc lệ thuộc vào hai Thị trường
Liên Âu và Hoa kỳ. Nguyên tắc Kinh tế đơn giản mà không cần học Kinh tế cũng biết: không có người mua hàng, thì sản xuất để bán cho ai!
Chúng tôi viết tóm tắt về những điểm sau đây để mở đầu cho cuộc Khủng hoảng Kinh tế 2011 lần này:
=> Nhắc lại cuộc Khủng hoảng 2007-2008
=> Chuyển tiếp sang Khủng hoảng 2011
=> Những diễn biến Phong ba Chứng khoán tháng 8/2011
=> Hậu quả Khủng hoảng Kinh tế 2011 lên tương lai sản xuất Trung quốc
Nhắc lại cuộc Khủng hoảng 2007-2008
Khủng
hoảng 2007-2008 bắt đầu từ giới Tài chánh/ Ngân Hàng. Giới này
đã biến lãnh vực của mình thành một Kỹ nghệ Tài chánh (Financial
Industries), nghĩa là sản xuất ra những sản phẩm tài chánh tín
dụng để buôn bán kiếm lời. Các Ngân Hàng mua đi bán lại tín dụng
với lợi nhuận như buôn bán rau cỏ mà không cần xét người sử dụng tín
dụng có khả năng hoàn vốn hay không. Chỉ cần người sử dụng tín
dụng không hoàn lại nổi món nợ, thì hậu quả trở thành dây chuyền
giữa giới Ngân Hàng và Tài chánh.
Cái
tín dụng bấp bênh ấy mà giới Ngân Hàng/ Tài chánh buôn bán, đó
là Sub-prime Mortgage Credits). Cũng đầu tháng 8/2007, Phong ba
bắt đầu thổi vào WALL STREET ở Sub-prime Mortgage Market.
Cái
nguồn của Thị trường này (Sub-Prime Mortgage Market) là từ Hoa
kỳ. Đây và việc cho Tín dụng thế chấp địa ốc xây cất dài hạn. Có
những việc cho Tín dụng mà không xét kỹ khả năng hoàn trả. Từ
đó người ta gọi credit sub-prime.
Ngày 10.08.2007, trên tờ International Herald Tribune, Floyd NORRIS đã viết như sau:“In
the past decade a new financial architecture emerged—one that
relied less on banks as intermediaries and more on securities.
Mortgages were financed by investments in securities that were
supposed to be safe.“ (Trong thập niên vừa qua, một
kiến trúc tài chánh mới được thành hình—kiến trúc liên hệ ít hơn
tới những ngân hàng như trung gian và nhiều hơn đến những sản
phẩm chứng khoán. Những tín dụng thế chấp đã được tài trợ bởi đầu
tư vào những sản phẩm chứng khoán được kể là an toàn).
Phong
ba bắt đầu vào tháng 8/2007 và tiếp diễn sang năm 2008. Các
Ngân Hàng cố tình dấu diếm những mất mát, nhưng rồi tuần tự phải
khai ra khi những Tổ chức đầu tư lớn đòi hỏi.
Ngày
thứ Ba 08.01.2008, trong cuộc Bình luận trên Đài Truyền Hình A2
của Pháp về Khả năng Tiêu thụ, một Diễn giả đã cho biết rằng
cuộc Khủng hoảng Thị trường Sub-Prime Địa ốc đã làm thiệt hại
cho Hoa kỳ và Liên Aâu tổng cộng tới trên 1000 tỉ Đo-la. Sự mất
vốn này cho thấy sự khan hiếm vốn chung cho nền Kinh tế cần giữ đúng
mức đầu tư để bảo đảm đà phát triển (Taux de croissance). Chính
vì vậy mà những nhà Kinh tế dự trù việc giảm đà phát triển Kinh
tế trong năm 2008. Trong khi đó vật giá tại những nước đã kỹ
nghệ hóa này được ước lượng tăng lên 3%-5%.
Nhìn
những diễn biến Phong ba như trên, thì chúng ta thấy rằng cuộc
Khủng hoảng khởi đầu từ Tài chánh/ Ngân Hàng để lan sang nền
Kinh tế sản xuất thực khiến nạn Thất nghiệp tăng lên.
Chuyển tiếp sang Khủng hoảng 2011
Cũng
tháng 8 năm nay 2011, sau tròn 4 năm, Phong ba Chứng khoán lại
nổi dậy đồng loạt khắp các Thị trường trên Thế giới. Lần Phong
ba 2007-2008 thổi thẳng vào giới Ngân Hàng/ Tài chánh, thì lần Phong
ba 2011 thổi trực tiếp vào lãnh vực Kinh tế thực sản xuất.
Có liên quan gì giữa Khủng hoảng 2007-2008 và Khủng hoảng 2011 hay không ?
Khi
cuộc Khủng hoảng 2007-2008 thổi vào giới Ngân Hàng/ Tài chánh,
thì các Chính phủ bắt đầu bằng những Chương trình BAILOUT để cứu
các Ngân Hàng, rồi sau đó những Chương trình Kích cầu Kinh tế
STIMULUS nhằm cứu Kinh tế thực.
Những Chương trình BAILOUT
Những
Ngân Hàng liên quan đến Sub-prime Mortgage Credits cho biết vào
tháng 9/2008 những mất mát và nguy cơ vỡ nợ như sau :
* CITIGROUP (Mỹ) : mất 55.1 tỉ đo la
* MERRILL LYNCH (Mỹ) : mất 52.2 tỉ đo la
* UBS (Thụy sĩ) : mất 44.2 tỉ đo la
* HSBC (Anh) : mất 27.4 tỉ đo la
* WACHOVIA (Mỹ) : mất 22.7 tỉ đo la
* BANK OF AMERICA (Mỹ) : mất 21.2 tỉ đo la
* WASHINGTON MUTUAL (Mỹ) : mất 14.8 tỉ đo la
* MORGAN STANLEY (Mỹ) : mất 14.4 tỉ đo la
* IKB (Đức) : mất 14.4 tỉ đo la
* JP MORGAN CHASE (Mỹ) : mất 14.3 tỉ đo la
(Theo nguồn của BLOOMBERG)
Lúc đầu, trong thời TT.BUSH, thái độ của Nhà Nước Liên Bang Mỹ chủ trương :
=> Nhà Nước để cho phía các Tổ chức Ngân Hàng, Tài chánh chơi với nguy hiểm, tự đào thải
=> Nhà Nước canh chừng và bảo vệ nền Kinh tế phát triển đều đặn, tránh những biến động mạnh.
=>
Không thể lấy tiền của Dân đóng thuế để cứu những Ngân Hàng,
những Tập đoàn Tài chánh tư nhân chơi với rủi ro để kiếm lợi
nhuận cao bỏ túi riêng. Khi họ có lợi nhuận cao, họ có chia cho
Dân đâu. Vậy khi họ gặp phá sản, tại sao lấy tiền của Dân ra cứu
họ.
Nhưng
sau cùng, trước nguy hiểm thiếu vốn lưu hành cho lãnh vực Kinh
tế thực, Nhà Nước Liên Bang đành phải đưa ra Chương trình
BAILOUT USD.700 tỉ. Chiều tối THỨ TƯ 01.10.2008 : Thượng Viện Mỹ
thông qua Plan Bailout $700 tỉ. Ngày THỨ SÁU 03.10.2008: US CONGRESS HOUSE tái bỏ phiếu và chấp thuận Plan. Chiều THỨ SÁU 03.10.2008: Tổng Thống BUSH vừa ký nhận Văn Bản thành Luật
Chương
trình BAILOUT USD.700 tỉ để cứu nguy giới Ngân Hàng/Tài chánh
Mỹ vẫn không mang ảnh hưởng tích cực đến các Thị trường Chứng
khoán Âu, Á châu. Tình trạng thụt giá các Thị trường này được
ghi nhận như sau trong ngày thứ Hai 06.10.2008 và thứ Ba
07.10.2008:
Tại Á châu:
Chỉ số NIKKEI Tokyo: giảm 4.3%
Chỉ số HANG SENG Hong Kong: giảm 5.0%
Tại Aâu châu:
Chỉ số RTS Moscou: giảm 19.1%
Chỉ số DAX Frnakfurt: giảm 7.07%
Chỉ số CAC Paris: giảm 9.04%
Chỉ số SMI Zurich: giảm 6.12%
Chỉ số FTSE London: giảm 7.9%
Chỉ số S&P/MIB Milan: giảm 8.2%
Các
Thủ Lãnh Chính phủ tại Aâu châu họp nhau Chúa Nhật 12.10.2008
tại Paris đồng thuận những Chương trình đồng loạt Cứu vớt các
Ngân Hàng và hỗ trợ Vốn lưu động (Liquidités) để các Ngân Hàng
cho nhau vay mượn. Những món tiền chính yếu mà mỗi nước bỏ ra trong
nhóm Euro Group 15 như sau:
=> Anh quốc: dành ra Euro.633 tỉ
=> Đưc quốc: dành ra Euro.480 tỉ
=> Pháp quốc: dành ra Euro.360 tỉ
=> Tây Ban Nha: dành ra Euro.100 tỉ
=> Ý quốc: dành ra Euro.40 tỉ
Những Chương trình STIMULUS
Từ
lãnh vực Ngân Hàng/Tài chánh, Khủng hoảng lan sang lãnh vực
Kinh tế thực, nhất là các ngành sản xuất Xe hơi, Máy móc Điện tử
và Truyền thông, từ Nhật qua Liên Au và Hoa kỳ. Số thất nghiệp
trong Lãnh vực này tăng lên mau chóng. Người ta cũng quan sát thấy
hiện tượng tụt giá (Déflation) đe dọa.
Tại Hoa kỳ và Liên Âu
Trước
viễn tượng cấp bách ấy, Thứ Hai 24.11.2008, TT. OBAMA họp báo
tại Chicago tuyên bố Chương trình Phát dộng Kinh tế (Plan de
RELANCE ECONOMIQUE) lên tới USD.800 tỉ và Thứ Tư 26.11.2008, tại
Bruxelles, José Manuel BORROSO, Uûy Ban Liên Aâu, cũng tuyên bố
Chương trình Phát động Kinh tế (Plan de RELANCE ECONOMIQUE) tổng
cộng là Euro.200 tỉ.
Tại Trung quốc
Nền
Kinh tế Trung quốc lệ thuộc vào xuất cảng, nghĩa là lệ thuộc
vào mức tiêu thụ nước ngoài, nhất là Hoa kỳ, Liên Aâu... Cuộc
khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế làm giảm khả năng tiêu thụ của
những Quốc gia này, nghĩa những nước này giảm mua hàng Trung
quốc.
Trung
quốc buộc lòng phải kích thích tiêu thụ nội địa nếu muốn đà phá
triển sản xuất giữ được mức độ cân bằng bù trừ nào đó. Hai tác
giả Aaron BACK và J.R.WU, trong The Wall Street Journal, ngày
13.11.2008, trang 24, còn nhận xét một điều đáng lo ngại cho
Trung quốc là chính việc tiêu thụ nội địa đang giảm xuống:”China’s
retail sales growth SLOWED in October.” (Độ tăng bán lẻ của
Trung quốc đã hạ xuống trong tháng 10). Cùng nhận xét như vậy,
Tác giả Andrew BATSON, trong The Wall Street Journal ngày
12.11.2008, trang 17, đã trích dẫn Thống kê của Nhà Nước: “The consumer index rose
4% in October from a year earlier, compared with 4.6% in
September and well down from February’s peak of 8.7%” (Chỉ
số tiêu dùng đã tăng 4% trong tháng 10 tính từ đầu năm trước,
sánh với 4.6% trong tháng 9 và giảm xuống nhiều sánh với độ cao
nhất của tháng 2.). Như vậy việc nâng đỡ tiêu thụ nội địa
không phải chỉ là bù trừ việc giàm mua hàng từ nước ngoài, mà còn
chống lại chính việc đang giảm việc tiêu thụ từ chính trong nội địa
Trung quốc.
Đảng
và Nhà Nước Trung quốc vừa quyết định dành ra USD.586 tỉ. Đây
là Chương trình mang tính cách dài hạn, trong khi ấy vấn đề
xuống dốc Kinh tế nằm trong cấp thời và ngắn hạn phải giải
quyết. Thực vậy, chương trình USD 586 tỉ đặt trọng tâm vào xây dựng hạ
tầng cơ sở Kinh tế như đường sá, cầu cống, ống dẫn dầu...
Những Chương trình BAILOUT và nhất là STIMULUS đặt căn bản trên Lý thuyết của Kinh tế gia KEYNES.
Việc tài trợ những Chương trình ấy là sự chuyển vận Tài chánh
tương lai cho hiện tại mà Nhà Nước giữ nhiệm vụ chuyển vận. Việc
chuyển vận này mang nguy hiểm là hiệu quả của những Chương trình phải
tương xứng, nếu không thì Nhà Nước è cổ ra mà nhận nợ.
Những
Chương trình BAILOUT và STIMULUS mà không đưa đến hiệu quả cụ
thể sẽ trở thành món nợ mà Nhà nước phải chịu. Cuộc Khủng hoảng
2007-2008 tạo ra những nợ nần của Nhà Nước để làm chất chồng nợ
công ngày nay. Nợ công này đang tạo Phong ba cho Khủng hoảng 2011
vậy.
Từ mấy tuần nay, Thị trường Chứng khoán có những giao động vì:
=> Khủng hoảng Liên Âu về đồng Euro
=> Đe dọa vỡ nợ của Hoa kỳ được tranh cãi sôi nổi
Cả
hai phương diện trên đều mang lý do duy nhất là NỢ CÔNG chồng
chất với đe dọa vỡ nợ. Như trên chúng tôi vừa phân tích, những
Chương trình BAILOUT và STIMULUS đóng phần không ít cho việc
chồng chất nợ nần này.
Từ
hôm qua, 04.08.2011, các Thị trường Chứng khoán Thế giới đồng
loạt thụt giá. Sáng sớm hôm nay, 05.08.2011, chúng tôi mở đài CNN
và CNBC đẻ xem biến chuyển của các Thị trường Á châu như thế
nào. Các Thị trường tiếp tục tụt giá trung bình 4%. Đài CNBC luôn
luôn đề hàng chữ “MARKETS IN TURMOIL”.
Đợi
8 giờ sáng, chúng tôi ra sạp báo mua những tờ báo chính nói về
Kinh tế, Tài chánh. Chỉ cần đọc những đầu đề các bài báo, chúng
ta cũng thấy Phong ba Chứng khoán đã và đang thổi mạnh cho thấy
Khủng hoảng:
* Tribune de Genève 05.08.2011, trang 3:
PANIQUE SUR LES MARCHES, LES BOURSES PLONGENT
(Hỗn loạn trên các Thị trường, Chứng khoán tụt chìm xuống)
* Tribune de Genève 05.08.2011, trang 9:
LE DOLLAR FAIBLE ATOMISE L’ECONOMIE JAPONAISE
(Đồng Đo-la yếu phá hoại Kinh tế Nhật)
* Le Temps (Suisse) 05.08.2011, trang 13 :
TOKYO ENTRE A SON TOUR LA GUERRE DES CHANGES
(Tokyo nhập cuộc chiến tranh hối đoái)
* Le Temps (Suisse) 05.08.2011, trang 17 :
LA BCE REPREND SES ACHATS D’OBLIGATIONS
(Ngân Hàng Trung ương Âu châu lại mua những Trái khoán)
* Le Monde 05.08.2011, trang 5 :
LE COUP DE FREIN SUR LA CROISSANCE MONDIALE EXACERBE LES CRAINTES DES INVESTISSEURS
(Cú đạp thắng làm ngưng đà phát triển Thế giới làm cho gay gắt những lo sợ của các nhà đầu tư)
* Le Figaro 05.08.2011, trang 21 :
TEMPETE SUR LES BOURSES MONDIALES
(Phong ba trên những Thị trường Chứng khoán Thế giới)
* Le Figaro 05.08.2011, trang 22 :
LA BCE SE LANCE DANS LA BATAILLE SANS SUCCES
(Ngân Hàng Trung ương Âu châu nhào vào trận chiến không kết quả)
* Financial Times 05.08.2011, trang 1 :
STOCK MARKETS PLUNGE WORLDWIDE
(Các Thị trường Chứng khoán tụt xuống khắp Thế giới)
* Financial Times 05.08.2011, trang 24 :
STOCKS PUMELLED AS INVESTORS FLEE RISK
(Những Thị trường Chứng khoán bị giáng mạnh khi những nhà đầu tư chạy trốn nguy hiểm)
* The Wall Street Journal 05.08.2011, trang 1 :
TWO TERRIBLE WEEKS: CUMULATIVE CHANGE SINCE JULY 25
(Hai tuần lễ kinh khủng: thụt dốc tích lũy từ 25 tháng 7)
* The Wall Street Journal 05.08.2011, trang 1 :
ECB TAKES NEW STEPS TO REIN IN CRISIS
(Ngân Hàng Trung ương Âu châu lấy những bước mới để cầm cương khủng hoảng)
Thực
vậy, chỉ nguyên những đầu đề trên đây cho thấy cơn Phong ba
đang thổi vào Thị trường Chứng khoán với những khía cạnh sau
đây:
=> Một
sự sợ hãi của những nhà đầu tư đối với hai Thị trường Liên Âu
và nhất là Hoa kỳ mà nợ công chất chồng có thể đi đến vỡ nợ.
=> Nợ công chất chồng sẽ ngăn cản đà phát triển Kinh tế và do đó tạo nguy hiểm cho đầu tư.
=> Đồng Đo-la và đồng Euro xuống giá có thể tạo chiến tranh Tiền tệ
=> Việc
Ngân Hàng Trung ương Âu châu nhập cuộc cầm cương Khủng hoảng có
nghĩa là một cuộc Khủng hoảng kinh tế có thể xẩy ra rất gần.
Đài
Truyền Hình CNN và CNBC cho thấy việc tụt dốc Chứng khoán chỉ
nguyên ngày 4.08.2011 trên các Thị trường trung bình là 4%. Tờ
The Wall Street Journal 05.08.2011 cho thấy việc tụt dốc tích lũy
từ 25.07.2011 cho đến 04.08.2011 như sau:
* Chỉ số FTSE (Anh quốc): tụt xuống 9%
* Chỉ số AJIA (Hoa kỳ): tụt xuống 10%
* Chỉ số IBEX 35 (Tây Ban Nha): tụt xuống 12%
* Chỉ số DAX (Đức): tụt xuống 13%
* Chỉ số FTSE (Ý): tụt xuống 13%
Như
vậy cộng thêm với tụt dốc ngày hôm nay 05.08.2011, thì độ tụt
dốc làm tiêu tan những gì đã tăng từ trước đến nay. Thực vậy hai
tác giả Bendan CONWAY và Jonathan CHENG viết trên The Wall
Street Journal trang nhất như sau:
“Stocks plunged on both sides of the Atlantic, driving the Dow Jones Industrial Average more than 500 points in its worst day since December 2008.”
(Những
Chứng khoán tụt dốc ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương, khiến cho
chỉ số Dow Jones Industrial Average tụt xuống hơn 500 điểm sánh với ngày tệ nhất của nó từ tháng 12 năm 2008).
Điều
quan trọng của việc tụt dốc này là ở những chỉ số thẳng vào
lãnh vực Kinh tế thực, chứ không phải ở những Ngân Hàng hay Tổ
chức Tài chánh. Kinh tế thực sẽ gây trực tiếp nạn Thất nghiệp.
Nếu với cuộc Khủng hoảng 2007-2008, các Nhà nước có thể đưa ra
những Chương trình STIMULUS để giảm Thất nghiệp, thì với cuộc Khủng
hoảng 2011, các Nhà nước đều bị nợ công chồng chất, khó có thể
đưa ra những Chương trình STIMULUS.
Hậu quả Khủng hoảng Kinh tế 2011
lên tương lai sản xuất Trung quốc
Cuối
tháng sáu vừa rồi, Thủ tướng Trung quốc Ôn Gia Bảo đã đi một
vòng Châu Âu. Lợi dụng hoàn cảnh Khủng hoảng nợ công tại đây, Ôn
Gia Bảo đề nghị Trung quốc đem vốn đến hỗ trợ bằng cách mua lại
nợ hoặc đầu tư vào các Xí nghiệp tại những nước quá nhiều nợ nần
tại Liên Âu. Đài RFI phỏng vấn chúng tôi và hỏi về những lý do
của đề nghị của Trung quốc. Chúng tôi đã trả lời về những lý do như
sau:
=> Trung
quốc ngại sợ về những Biện pháp Che Chở Kinh tế của Liên Âu
(Mesures protectionnistes), nên muốn đầu tư vào các xí nghiệp Âu châu để
lấy một đầu cầu xuất cảng hàng hóa.
=> Thương hiệu “Made In China“ đã xuống hẳn giá, nên khi đầu tư vào Âu châu, họ có thể đề là “Made in Europe“…
=> Đầu
tư vào những Dự án Âu châu, đó là nhằm mục đích xuất cảng những
hàng tồn đọng và nhân công sang Liên Âu cũng như họ đã làm với Phi
châu, Nam Mỹ, nhất là tại Việt Nam.
=> Kinh
tế Trung quốc là Kinh tế của nhóm đảng Mafia CSTQ. Chính nhóm
đảng này bóc lột nhân công Trung quốc để làm giầu riêng cho mỗi cá nhân.
Chính họ không tin tưởng vào Kinh tế Trung quốc và tất nhiên là
muốn đầu tư ở nước ngoài để chuyển tài sản ra khỏi Trung
quốc.
Những lý do nêu ra trên đây cho thấy rằng Kinh tế Mafia CSTQ rất bấp bênh mà chính đảng viên CSTQ biết rõ.
Để
cắt nghĩa tầm ảnh hưởng của Khủng hoảng Kinh tế 2011 trên Kinh
tế Mafia CSTQ bấp bênh, chúng tôi đề cập đến ba điểm sau đây:
* Từ nguyên tắc CUNG—CẦU đến khẳng định hướng đi mới Kinh tế của KEYNES
* Thị trường Tiêu thụ Hoa kỳ và Liên Âu bị bệnh
* Sản xuất Trung quốc cũng lâm bệnh theo
1) Từ nguyên tắc CUNG—CẦU đến khẳng định hướng đi mới Kinh tế của KEYNES
Một
nông dân nhà quê cũng biết nguyên tắc Kinh tế CUNG—CẦU. Khi
không có đòi hỏi, thì không sản xuất làm gì để vất đi. Định nghĩa
của sản xuất kinh tế là để thỏa mãn những nhu cầu. Sản xuất một
món hàng mà không có người mua, thì còn phải tốn công tốn của để
thiêu hủy món hàng ấy.
Nhà
Toán học John Maynard KEYNES đã nghiên cứu đặc biệt về cuộc đại
Khủng hoảng Kinh tế 1929-30 để đưa đến kết luận cho hướng đi
của Kinh tế, đó là phải tăng phía Tiêu thụ, nghĩa là CẦU, thì
mới có thể tăng được sản xuất, phía CUNG. Chính vì vậy mà Lý
thuyết Kích thích Kinh tế của Oâng là đi từ phía CẦU. Những Chương
trình Kích CẦU Kinh tế được phát sinh hậu Khủng hoảng
1929-30.
Hiện nay, Trung quốc thiếu hẳn phía CẦU nội địa vì hai lý do:
=> Những
thành quả phát triển Kinh tế Trung quốc rơi vào tài phiệt nước
ngoài và vào thiểu số Mafia tư bản đỏ của đảng. Nhân công bị khai
thác mà không được hưởng thành quả tương xứng để họ có mãi lực tiêu
thụ chính trong nội địa.
=> Đồng
thời, chính phía chính quyền địa phương hiện đang mang tổng
cộng số nợ công lên tới Euro.1’500 tỉ. Trong báo Le Figaro 05.08.2011,
trang 22, dưới đầu đề L’INQUIETUDE GRANDIT SUR LA DETTE LOCALE
DE LA CHINE (Mối lo lắng lớn lên đối với nợ nần địa phương của
Trung quốc), tác giả Julie DESNE, từ Thượng Hải, đã viết:
“L’annonce,
fin juin, d’un endettement record inattendu des collectivités
locales chinoises a rendu les investisseurs nerveux ces dernìeres
semaines. Selon certains économistes, ce chiffre de dettes pourrait même atteindre 1'500 milliards d’euros »
(Việc
tuyên bố, cuối tháng sáu, món nợ kỷ lục bất ngờ của những công
đồng địa phương Trung quốc đã làm cho những nhà đầu tư phát điên
trong những tuần mới đây. Theo một số nhà Kinh tế, con số nợ nần
này có thể tới 1'500 tỉ Euro.)
Khi
dân chúng không được hưởng thành quả phát triển Kinh tế để tăng
mãi lực và khi các chính quyền địa phương nợ nần trùm đầu, thì
khả năng Tiêu thụ hàng hóa trong nội địa không có.
Chính
vì vậy, nền Kinh tế Trung quốc hoàn toàn lệ thuộc vào xuất cảng
ra nước ngoài mà hai Thị trường tiêu thụ chính là Hoa kỳ và
Liên Aâu.
2) Thị trường Tiêu thụ Hoa kỳ và Liên Âu bị bệnh
Thị
trường Tiêu thụ Hoa kỳ và Liên Aâu lâm bệnh và cái bệnh ấy đang
phát hiện qua cuộc Khủng hoảng hiện nay 2011. Mãi lực của hai
Thị trường này đang giảm xuống trầm trọng :
=> Những
nhà nước bị nợ công chồng chất và không thể có khả năng chi
tiêu xả láng, hoang phí. Đồng thời, không những chính Nhà Nước giảm chi
tiêu, mà Nhà Nước còn bắt dân phải chịu những chương trình thắt
lưng buộc bụng : giảm chi và tăng thuế.
=> Cuộc
Khủng hoảng Kinh tế 2011 càng làm cho Thất nghiệp tăng vọt. Khi
thất nghiệp, nghĩa là những cá nhân giảm thu nhập và do đói mãi lực
tiêu thụ cũng giảm hẳn đi.
Nói tóm lại, trên cả hai Thị trường Liên Aâu và Hoa kỳ, các Nhà Nước và dân chúng đều phải giảm CẦU.
3) Sản xuất Trung quốc cũng lâm bệnh theo
Liên
Aâu và Hoa kỳ là hai đầu tầu kéo sản xuất hàng hóa của Thế
giới, nhất là của Trung quốc. Khi mà hai đầu tầu ấy giảm CẦU,
thì theo nguyên tắc CUNG—CẦU hay theo hướng khẳng định mới của
Kinh tế của KEYNES, thì phía CUNG cũng tự động giảm theo. Hoa kỳ và
Liên Aâu bị bệnh, thì Trung quốc cũng lâm bệnh theo, mà còn mắc
phải chứng bệnh trầm trọng hơn. Thực vậy, Trung quốc tăng sản
xuất mà không có nơi tiêu thụ, thì xí nghiệp bị đóng cửa, dân
chúng thất nghiệp. Từ thất nghiệp đói ăn, căn bện sẽ biến chứng
sang xáo trộn Chính trị. Dân NỔI DẬY đạp đổ cái Cơ chế bóc lột
họ để chuyển tài sản ra nước ngoài mà không cho họ có mãi lực
tương xứng với thành quả Kinh tế.
Tin vui : Chúng
tôi tìm đọc tin tức về Khủng hoảng Kinh tế 2011, nhưng vô tình
gặp được một bài của tác giả Laurie BURKITT đăng trên The Wall
Street Journal 05.08.2011 dưới đầu đề CHINA SHUTS BUSINESSES IN
FOOD-SAFETY PUSH. Theo tác giả, từ tháng tư đến nay, Trung quốc đã bắt
giữ 2'000 người và đóng cửa 5'000 xí nghiệp sản xuất những thực
phẩm độc hại : « Chinese Authorities have arrested more than people and shut 5'000 businesses for food-safety problems! » (The Wall Street Journal 05.08.2011, page 12)
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva 05.08.2011
Web: http://VietTUDAN.net
DU LỊCH * BIỂN CHẾT
The Dead Sea
Trải nghiệm cảm giác nổi bồng bềnh trên Biển Chết
Mất
hơn 10 giờ bay đêm từ Bangkok (Thái Lan), rạng sáng, chiếc Boeing 747
chở hơn 400 hành khách mới hạ cánh xuống sân bay Ben Gurion ở Tel
Aviv (Israel) bên bờ Địa Trung Hải. Anh Chali, hướng dẫn viên du lịch
thuộc công ty Sharon Tours nói: “Cả
ngày hôm nay chúng ta dành cho biển Chết. Các bạn sẽ được tắm ở một
nơi mặn nhất thế giới và là nơi thấp nhất trên bề mặt trái đất, âm
400m. Không cần phao, mọi người vẫn cứ nổi trên mặt biển”.
Vượt bao đồi núi khô cằn, gần trưa mới đi ngang qua thánh địa Jerusalem để bắt đầu “đổ dốc” vào lòng Biển Chết.
Gọi là biển chết, vì nay trong lòng biển không có sinh vật nào sống nổi và biển không có lối nào thông ra các đại dương.
Độ mặn của muối và khoáng chất đặc hữu nơi đây có công dụng chữa bệnh nổi tiếng.
Trong
nước có chứa hơn 35 loại khoáng chất khác nhau cần thiết cho sức khỏe
và chăm sóc da toàn thân bao gồm Magiê, Canxi, Kali, Brôm, Lưu huỳnh
và Iodine. Tất cả có tác dụng giảm đau, chữa trị hiệu quả các bệnh
thấp khớp, vẩy nến, nhức đầu, đau chân, nuôi dưỡng và làm mềm da.
Biển Chết dài 76km, chỗ rộng nhất tới 18km và chỗ sâu nhất là 400m.
Bề mặt Biển Chết nằm ở 4175m dưới mực nước biển nên là điểm thấp nhất
của bề mặt trái đất.
Chỉ cần dang thẳng tay chân, ngẩng cổ lên để tránh nước mặn vào mắt, thì đã như cái bong bóng nổi phình trên mặt biển.
Biển
Chết đúng là một nơi du lịch tuyệt vời Lỡ có sảy chân người ta cũng
không bị chết chìm mà nổi bồng bềnh trên mặt nước một cách tự nhiên
Mỗi
năm, hàng trăm du khách đổ xô đến Biển Chết để được thả nổi cơ thể
mình trên mặt nước. Điểm thấp nhất trên trái đất này luôn là nơi hấp
dẫn du khách nhất. Massada- Pháo đài của người Do Thái nằm ở hướng tây Biển Chết |
LÝ ĐẠI NGUYÊN * VIỆT CỘNG, MỸ & TRUNG CỘNG
LÝ ĐẠI NGUYÊN
CHUI VÀO NÁCH MỸ ĐÁ XÉO TẦU CỘNG
MÀ VẪN ĐÀN ÁP NHÂN QUYỀN. THUA!
MÀ VẪN ĐÀN ÁP NHÂN QUYỀN. THUA!
Xét
thấy chưa thể thắng Mỹ về mặt quân sự tại Biển Đông, Tầucộng tạm thời
nghe lời Mỹ, xuống nước đấu dịu với khối Asean nhằm mua thời gian, 2
bên đã đạt được thỏa thuận “sẽ hoàn tất quy tắc hướng dẫn thi hành Tuyên Bố Ứng Xử ở Biển Đông - DOC - ”
vào cuối năm nay. Nhưng Bắckinh bác bỏ mọi đề nghị giải quyết tranh
chấp chủ quyền biển đảo bằng giải pháp đa phương. Hải quân Asean muốn
thắt chặt hợp tác để đối phó với Tầucộng. Hôm 27/07/11, Tư Lệnh Hải Quân
của các nước ASEAN họp tại Hànội-Việtnam lần thứ 5 đã cam kết hợp tác
chặt chẽ với nhau hơn. Một quyết định mang ý nghĩa đặc biệt vào lúc
nhiều nước ASEAN đang bị Tầucộng lấn lướt tại Biển Đông.
Phó đô đốc Nguyễn Văn Hiến, tư lệnh Hải Quân Việtcộng nói: “Việc
vi phạm chủ quyền quốc gia đối với một số nước ASEAN đang gây ra những
lo ngại cho nhiều nước trong và ngoài khu vực; đặc biệt là những vi
phạm luật quốc tế, cụ thể là Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển
UNCLOS năm 1982 và Tuyên Bố Ứng Xử của các bên ở Biển Đông - DOC”. Tư lệnh Hải Quân Malaysia nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải trong vùng biển này. Ông nói: “Tôi muốn hối thúc Trungquốc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ các quốc gia ven Biển Đông”. Ông tuyên bố: “Washington
nói mình có lợi ích trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở
Biển Đông bằng biện pháp hoà bình và bảo đảm tự do hàng hải ở vùng này -
điều đã làm cho Trungquốc khó chịu”.
Tờ Saigòn Tiếp Thị trên mạng ở trong nước, cho đăng bài báo của Sankei Nhậtbản viết rằng: “Ủy
ban Điều Tra An Ninh Kinh Tế Mỹ-Trung - thuộc quốc hội Mỹ - đã ra
tuyên bố cảnh cáo các hành động của Trungquốc ở Biển Đông là những hành
động hoàn toàn trái với Luật Biển của Liên Hiệp Quốc và tập quán cơ
bản của quốc tế trong đòi hỏi chủ quyền trên biển”. Trong phiên
thảo luận tại quốc hội Mỹ ngày 29/07/11, uỷ viên của ủy ban trên, cựu
vụ trưởng quốc phòng Mỹ, Dan Blumenthal đã nói: “Tuyên bố
chủ quyền của Trungquốc đối với các đảo ở Biển Đông chỉ dựa trên lịch
sử của nước này, không thoả mãn các điều kiện đòi hỏi chủ quyền theo
tập quán quốc tế hiện đại”.
“Trungquốc
đã tự diễn giải các quy tắc quốc tế khi đòi hỏi về vùng đặc quyền kinh
tế - EEZ - , nước này không có quyền hạn chế sự đi lại của tàu chiến
nước khác trong vùng EEZ”. Ông Dan Blumenthal đề xuất các biện pháp đối phó như: “Mỹ
cần tuyên bố rõ qua đường ngoại giao về chủ trương đòi hỏi vô lý của
Bắckinh. Phản đối chiến lược của Trungquốc với các nước đồng minh như
Nhậtbản. Tiếp tục tập trận và cho tàu quân sự đi lại trong vùng EEZ của
Trungquốc để thể hiện quan điểm phản đối chủ trương của Trungquốc”.
Thể
hiện biện pháp tích cực nhất của Mỹ với Việtnam, đó là ngày
01/08/2011, Hoakỳ và Việtnam đã khởi đầu mối quan hệ quân sự đầu tiên
kể từ sau chiến tranh, với việc ký một Hiệp Ước Hợp Tác giữa 2 Cục Quân Y Việt-Mỹ. Theo nhận định của AFP: “Sự
kiện nói trên cho thấy Hànội và Washington đang xích lại gần nhau hơn
nữa, vào lúc Việtnam đang tìm cách cân bằng lại chính sách ngoại giao,
để đối trọng với tham vọng lãnh thổ của Trungquốc”. Tiếp theo đó, quân đội của 2 nước Việtnam và Tháilan đã thoả thuận đẩy mạnh hợp
tác phối hợp tuần tra chung trên biển, đẩy mạnh hợp tác thao dượt tìm
kiếm cứu nạn trên biển, tăng cường trao đổi kinh nghiệm, bảo đảm hậu
cần và tăng cường phối hợp trong khuôn khổ kế hoạch hợp tác quốc phòng
của khối ASEAN.
Trung
tướng Đỗ Bá Tỵ, tổng tham mưu trưởng quân đội Việtnam và đại tướng
Songkitti Jaggabatara, tư lệnh lực lượng quốc phòng quân đội Hoàng gia
Tháilan, hôm 02/08/11 đã ký kết văn kiện hợp tác nêu trên, nhân chuyến
thăm Việtnam của tướng Songkitti, theo lời mời của nhà cầm quyền Hàinội.
Về phía Mỹ cũng đang tích cực khuyến khích giới quân sự của các nước
ASEAN hợp tác chặc chẽ hơn. Đồng thời kéo hải lực Ấnđộ, Nhật, Úc, Tân
Tây Lan và luôn cả Nga nữa cùng xuất hiện tại Biển Đông để hỗ trợ cho
Việtnam đứng vững ở đầu sóng, ngọn gió.
Nhà
cầm quyền mới của Hànội đã hiểu ra điều đó. Họ đã mạnh miệng hơn với
Tầucộng. Đã đưa ra các biện pháp cấm các công ty Việtnam không được thuê
mướn công nhân bất hợp lệ của nước ngoài, áp dụng biện pháp trục xuất
những người Tầu làm việc không có hợp đồng và cư trú bất hợp pháp tại
Việtnam. Nghiã là Việtcộng đang chui vào nách Mỹ để đá xéo Tầucộng,
nhưng điều đáng ghét là họ vẫn tiếp tục đàn áp những người đòi hỏi Tự
Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Công Lý một cách hoà bình văn minh.
Linh
mục Nguyễn Văn Lý, người đấu tranh cho Tự Do Tôn Giáo kiên cường, đòi
tự do công lý không mệt mỏi, tuy còn đau yếu, Việtcộng vẫn bắt trở lại
nhà tù. nhằm răn đe những nhà đấu tranh đòi Dân Chủ, giữa lúc phong
trào xuống đường biễu tình chống Tẩucộng xâm lược. Việtcộng bán nước
đang lên cao. Y án luật gia Cù Huy Hà Vũ, người trước đây quyết liệt
chống Tầucộng xâm lược và không quên nhắm thẳng vào những sai lầm của
Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng Việtcộng khoá trước và vừa được bầu lại.
Khiến cho Chính phủ Canada, Liên Hiệp Châu Âu cà các tổ chức nhân quyền
quốc tế đều đòi hỏi phải trả tự do lập tức cho linh mục Nguyễn Văn Lý.
Riêng
Hoakỳ tăng sức ép lên Việtcộng sau vụ Lm Nguyễn Văn Lý bị cầm tù trở
lại. Bà Heide Bronke Fulton, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoakỳ bày tỏ
thái độ quan ngại của Washington về việc nhà cầm quyền Hànội lại giam
cầm linh mục Nguyễn Văn Lý. Bà kêu gọi: “Chính phủ Việtnam trả tự do ngay lập tức cho ông”. Chủ tịch Ủy Ban Tôn Giáo Quốc Tế của Hoakỳ - USCIRF, Leonardo Leo nói: “Linh mục Nguyễn Văn Lý phải được trả tự do tức khắc và vô điều kiện. Chưa đầy một tuần lễ, sau khi Hoakỳ giúp điều giải cuộc tranh chấp giữa Việtnam với Trungquốc về vấn đề Biển Đông.
Hànội đã làm ngơ những quan tâm, mà chính phủ Hoakỳ liên tục nêu lên
về tư cách của cha Lý, vì Ngài đã cổ vũ ôn hoà cho quyền tự do tôn
giáo”. Ông nói: “đã đến lúc chính phủ Hoakỳ phải đưa
Việtnam trở lại danh sách CPC”. “Đưa Việtnam trở lại danh sách CPC
không những là điều đúng đắn nên làm, mà trong quá khứ hành động đó đã
chứng tỏ là đã mang lại kết quả cụ thể, cải thiện tự do tôn giáo tại
nước sở tại, mà không phương hại đến các quyền lợi song phương. Quan
trọng hơn cả, hành động này là dấu hiệu rõ rệt cho thấy Hoakỳ sát cánh
với những người Việtnam, cổ võ một cách ôn hoà cho các quyền tự do của
con người”. Phúc trình của USCIRF nói: “Trong đó những
người bị bắt có các tín đồ Phật giáo Hoà Hảo, Cao Đài, tín đồ Phật giáo
Khmer, người Thượng theo đạo Tin Lành cũng như giới hoạt động bảo vệ
nhân quyền như ls Lê Công Định.
Cù
Huy Hà Vũ, Hoà thượng Thích Quảng Độ thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việtnam
Thống Nhất, linh mục Phan Văn Lợi, các luật sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn
Văn Đài, và bây giờ đến linh mục Nguyẫn Văn Lý”. Hai dân biểu Liên
Bang Mỹ, Chris Smith và Ed Royce đã đính kèm tu chính án nhân quyền
vào điều khoản đề nghị đưa Việtnam trở lại danh sách CPC vào Dự Luật
Chuẩn Chi cho Bộ Ngoại Giao Hoakỳ. Đây rõ là Việtcộng cần đi với Mỹ, mà
chẳng hiểu gì về quan tâm hàng đầu của Mỹ là Nhân Quyền của những nước
Mỹ muốn trở thành Đồng Minh chí cốt của mình. Như vậy Việtcộng chắc
phải ăn đòn dài dài. Từ thua đến thua mà thôi!
LÝ ĐẠI NGUYÊN - Little Saigòn ngày 02/08/2011.
THI CA
Trần Trung Đạo
Đêm Cuối Đi Qua Trường Luật
Tôi đi giữa Sài Gòn
Lòng vô tư như lòng người khách lạ
Đêm tháng sáu trời mưa tầm tã
Nhưng hồn tôi trong sáng vô cùng
Những hận thù, oán ghét, thủy chung
Rồi sẽ qua đi tất cả
Tối mai nầy tôi sẽ đi xa
Đến một nơi tôi chưa hề đến.
Tình cờ đi ngang Đại Học Luật Khoa
Những cây me già đang âm thầm rã mục
Con đường thân quen nay đã đổi tên
Những chuyện buồn vui của thời cắp sách
Quán cà phê Nhà Mồ
Chiếc cổng trường vôi loang lỗ
Mười ngàn sinh viên
Trong một giảng đường vài trăm chỗ
Học cả năm chưa thấy mặt thầy
Bạn bè nay chẳng còn ai
Dăm đứa ở lại đạp xích lô
Dăm đứa về quê làm ruộng
Có đứa dường như đã vượt biên
Có đứa bỏ mộng làm thầy để đi bán sách
Phượng bây giờ chắc đã có chồng
Nước Mỹ xa xôi chẳng còn gì đáng nhớ
Những ước mơ xanh
Và một thời mộng đỏ
Sẽ vàng hoe theo những tháng năm quên
Trời Sài Gòn tháng sáu mưa đêm
Như từng nhát dao chém xuống đời vội vã
Tôi ra đi dặn lòng quên tất cả
Những hẹn thề toan tính thuở hoa niên
Bốn phương trời lưu lạc một bầy chim
Đã lạc lối về sông Dương Tử
Tổ quốc Việt Nam
Bốn nghìn năm lịch sử
Còn lại hôm nay chỉ là những tang thương.
Tôi nhìn qua bên góc kia đường
Chiếc bảng Hội Liên Hiệp Sinh Viên
Vẫn còn đong đưa trên vách
Chợt nhớ ra tên các chị các anh
Những Huỳnh Tấn Mẫm, Trịnh Đình Bang
Những Nguyễn Hoàng Trúc, Võ Như Lanh
Các anh, các chị
Giờ nầy chắc vẫn còn đang thức
Để viết xong bài tự kiểm trước nhân dân
Nhớ viết thật nhiều về những chiến công
Đã đốt bao nhiêu xe Mỹ ngụy
Đã bán đứng bao nhiêu bè bạn anh em
Đã cắm được bao nhiêu cờ mặt trận
Tôi không hề trách các anh
Vì chẳng bao giờ ai trách
Những tên cầm cờ, khiêng kiệu
Hãy cố cong lưng và thu mình thật nhỏ
Hãy biết dại khờ và biết ngây ngô
Độc lập, Hòa Bình, Thống Nhất, Tự Do
Phải nhớ luôn luôn là tất yếu
Kể cả chuyện tình yêu trai gái
Cũng phải học thuộc lòng
Định nghĩa mới hôm nay
Đừng bao giờ nhắc những chuyện không may
Như những Ủy Ban Đòi Quyền Sống
Những Phong Trào Dân Chủ Tự Do
Dân Việt Nam bây giờ
Không có gì đáng để lo
Hơn những chuyện cháo rau, khoai sắn
Và không có một chút quyền
Dù chỉ là quyền để than thân trách phận.
Tôi mơ ước mai này khi thức dậy
Bỗng thấy mình đang đứng giữa quê hương
Con chim nhỏ hót mừng tôi trở lại
Quãng đường quen rực sáng nắng sân trường
Chào cô gái học trò đang tới lớp
Cho tôi làm viên sỏi dưới chân em
Ðể xào xạc hồn tôi khi mới lớn
Chút men tình năm tháng ấy chưa quên
Chào chị gánh hàng rong qua trước ngõ
Cho tôi làm một chút gió heo may
Ðể thổi nhẹ lên vai gầy cực khổ
Ðời cần lao nước mắt đã đong đầy
Chào bác nông phu ra đồng tát nước
Cho tôi làm bụi cỏ mọc ven đê
Ðể mỗi sáng thở mùi hương lúa chín
Lỡ mai xa tôi nhớ lối quay về
Chào anh công nhân dệt từng tấm vải
Cho tôi làm con thoi nhỏ trên tay
Ðể tôi nối hai bờ sông Bến Hải
Nối lòng người vời vợi cách xa nhau
Chào chú bé mục đồng nghêu ngao hát
Cho tôi làm tiếng sáo thổi vi vu
Ðể được sống thời hồn nhiên đã mất
Của đời tôi trong tuổi ấu thơ buồn
Ôi quê hương, bao giờ tôi trở lại
Ði giữa ngày không sợ bóng đêm đen
Trong giấc ngủ không xích xiềng réo gọi
Câu thơ tình chỉ viết để yêu em.
Đêm Bằng Hữu Ở Montreal
Cơn mưa nào đưa ta về phương Đông
Ngọn gió nào thổi ta qua hướng Bắc
Buổi chiều Montreal, mây chập chùng cao thấp
Như những mảnh đời trong khoảng cách xa nhau
Uống không nhiều mà vẫn thấy say
Vẫn ngây ngất trong men tình bằng hữu
Nhà chị có một cành hoa bưởi
Ta chợt nhớ mình thuở tuổi mười ba
Tiếng hát chị còn vọng mãi trong ta
Bài thơ anh viết gởi bạn bè Đông Bắc
Ta viết dở dang, dù lòng thương nhớ nhất
Ngôn ngữ nào kể hết chuyện con tim
Ta trở về, thành phố nhỏ ngủ yên
Bỗng muốn làm mây bay tìm hướng cũ
Cho ta nhắn về phương Nam bão lửa
Có trái tim ta trên mỗi dặm đường
Đừng trách gì ta nhé, hỡi quê hương
Mười lăm năm, ta bỏ người đi biệt
Mười lăm năm, trong cõi lòng tha thiết
Giấc mơ làm người áo vải đất Tây Sơn
Chào Montreal, chào bằng hữu thân thương
Một đêm say theo từng tiếng hát
Mưa trên đường về, mưa trong ánh mắt
Ánh mắt tình người làm sáng nẻo ta đi.
......................................................................................................................................
Trần Yên Hòa
Từ “Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân” đến Nhạc phẩm "Anh Cho Em Mùa Xuân".
(Viết về Thi sĩ Kim Tuấn và Nhạc phổ từ Thơ).
Hằng
năm, nhân dịp Tết đến, Xuân về, ta lại nghe những bản nhạc Xuân rộn
ràng trên các đài phát thanh, trên các hệ thống truyền hình, trên DVD,
CD bày bán khắp mọi nơi. Trong đó, có thể ta được nghe nhiều nhất là
bản nhạc Anh Cho Em Mùa Xuân, nhạc Nguyễn Hiền, phổ từ bài thơ Nụ Hoa
Vàng Ngày Xuân của Kim Tuấn.
Chúng
ta là những người nghe nhạc, rất buồn lòng khi những người giới thiệu
chương trình lại hay quên tên tác giả bài thơ, chỉ nghe được tên
người nhạc sĩ phổ bài thơ đó là Nguyễn Hiền, cho nên có nhiều độc giả
vô tình, chỉ biết đó là bản nhạc của Nguyễn Hiền, mà quên đi, hay
không được nghe giới thiệu, đến nhà thơ Kim Tuấn, một nhà thơ miền Nam
trước 1975, có thơ đăng rất nhiều trên các tạp chí văn học, và đã nổi
tiếng với hai bài thơ được 2 nhạc sĩ lúc đó phổ nhạc và cả hai đều
nổi tiếng theo bản nhạc phổ thơ của mình, đó là Nguyễn Hiền với Anh
Cho Em Mùa Xuân và Y Vân với Những Bước Chân Âm Thầm đều phổ từ thơ
Kim Tuấn.
Tôi xin giới thiệu vài nét về nhà thơ Kim Tuấn theo một bài viết của Hà Đình Nguyên (báo Thanh niên đang xuất bản tại Sài Gòn) :
“Kim Tuấn tên thật là Vĩnh Khuê, sinh năm 1940 tại Huế – hậu duệ đời thứ 5 của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm.
Trải
qua thời thơ ấu ở Phan Thiết rồi vào Sài Gòn vừa đi làm vừa đi học,
làm thơ từ đầu thập niên 1960 và là thi sĩ có thơ được phổ nhạc nhiều
nhất trước 1975 với 17 bài.
Về bài thơ Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân, Kim Tuấn cho biết :
-
“Tôi làm bài thơ này để nhớ về quê mẹ : Hà Tĩnh – vùng đất sỏi đá
nhiều hơn cơm gạo với mơ ước “Đất mẹ gầy có lúa” – có lúa chứ không
phải cỏ lúa như nhiều người vẫn hát nhầm (cỏ lúa thì phải nhổ đi chứ ai
lại mơ ước có thêm!). Bài thơ này tôi sáng tác vào đầu thập niên
1960, sau đó in trong tập Ngàn Thương (chung với Định Giang) và được
nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ thành ca khúc. Đã có nhiều ca sĩ thể hiện bài
hát này nhưng tôi thích giọng ca của Hà Thanh hơn cả và điều làm tôi
ray rứt là cho tới nay vẫn chưa nói được với nữ ca sĩ này một lời cám
ơn…”
Kim
Tuấn đã thổ lộ bài này như vậy trong một cuộc phỏng vấn vào trung
tuần tháng 11/2002 tại văn phòng Trường dạy tiếng Anh và dạy nghề
Thăng Long. Kim Tuấn đột ngột qua đời vào lúc 1 giờ ngày 11/9/2003 bởi
căn bệnh nhồi máu cơ tim.
Sau đây là một đoạn của bài thơ :
…Anh cho em mùa xuân.
Mùa xuân này tất cả.
Lộc non vừa trẩy lá.
Thơ còn thương cõi đời.
Con chim mừng ríu rít.
Vui khói chiều chơi vơi.
Đất mẹ gầy có lúa.
Đồng ta xanh mấy mùa.
Con trâu từ đồng cỏ.
Khua mõ về rộn khua.
Ngoài đê diều thẳng cánh.
Trong xóm vang chuông chùa.
Chiều in vào bóng núi.
Câu hát hò vẳng đưa.
Tóc mẹ già mây bạc.
Trăng chờ trong liếp dừa.
Con sông dài mấy nhánh.
Cát trắng bờ quê xưa…”.
Trường hợp nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ thơ Kim Tuấn
Nhạc sĩ Nguyễn Hiền đã kể lại trường hợp ông đã phổ bài thơ Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân của Kim Tuấn như sau :
-
“Đó là ngày mùng 5 Tết 1962, tôi đi làm trong một không gian vẫn còn
hơi hướm tết. Đến sở, trên bàn làm việc của tôi có một tập thơ còn
thơm mùi giấy mới. Đó là tập 40 bài thơ của các nhà thơ Vương Đức Lệ,
Định Giang, Kim Tuấn và một người nữa tôi không nhớ tên. Tôi lần giở
đọc qua từng bài và bắt gặp bài thơ Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân.
“Đó
là một bài thơ ngũ ngôn đầy ắp hình tượng và rất giàu cảm xúc. Vậy là
chỉ trong buổi sáng hôm đó tôi phổ nhạc xong bài thơ. Điều buồn cười
là tôi lấy luôn 3 câu thơ đầu tiên phổ thành 1 câu nhạc (Anh cho em
mùa xuân, nụ hoa vàng mới nở, chiều đông nào nhung nhớ…) thấy rất
“ngọt” nên cứ thế mà phát triển bài thơ thành ca khúc. Tôi lấy câu thơ
đầu tiên để đặt tên cho ca khúc này. Sáng hôm sau có một nhà thơ còn
rất trẻ xưng tên là Kim Tuấn đến gặp tôi, hỏi : “Có gửi cho nhạc sĩ
một tập thơ, không biết đã nhận chưa ?”. Tôi trả lời : “Nhận được rồi
và riêng bài thơ Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân của Kim Tuấn thì tôi đã phổ
thành ca khúc”.
“Kim
Tuấn rất ngạc nhiên và sau khi nghe tôi hát thì anh rất vui. Tình cờ
ông Giám đốc Hãng đĩa Asia cũng có mặt. Ông ấy lấy bài hát giao cho ca
sĩ Lệ Thanh thâu đĩa và sau đó hát trên đài phát thanh. Từ đó, tôi và
Kim Tuấn đã có một mối quan hệ – mối duyên văn nghệ rất tốt đẹp… 3
ngày trước khi tôi lên máy bay sang định cư ở Mỹ (1988), Kim Tuấn rủ
tôi đi uống cà phê, chúng tôi đã chia tay nhau thật vui vẻ. Ai ngờ, đó
là lần cuối cùng của chúng tôi…”.
oOo
Nhạc
sĩ Nguyễn Hiền sinh năm 1927, ông là một trong những nhạc sĩ sinh
trưởng và thành danh ở Hà Nội cùng một thời với Hoàng Trọng, Hoàng
Dương, Văn Phụng, Nguyễn Văn Khánh…
Ca
khúc đầu tay của ông là Người Em Nhỏ (phổ thơ Nguyễn Thiệu Giang) để
dành tặng cho người yêu – người vợ cho đến hết đời của ông là Nguyễn
Thị An (cháu gọi nhà thơ Tú Mỡ là chú). Hai ông bà chỉ biết mặt nhau
trước ngày cưới 2 tuần bởi mối lương duyên của họ là do cha mẹ đôi bên
(vốn là bạn bè) đính ước. Đến cuối đời, bà An vẫn còn nhớ cái thuở ban
đầu lưu luyến ấy và ngày cưới của họ: 22/2/1953.
Những
nhạc phẩm tiêu biểu của Nguyễn Hiền : Hai mươi câu của tuổi trẻ (thơ
Song Hồ), Huyền Trân công chúa, Giã từ thơ ngây, Tìm đâu, Về bến xưa
(lời Thiện Huấn), Buồn ga nhỏ (viết chung với Minh Kỳ), Hoa bướm ngày
xưa (lời Thanh Nam), Lá thư gởi mẹ, Mái tóc dạ hương, Gởi một cánh
chim, Tiếng hát học trò, Lá rơi bên thềm, Hồ Than Thở, Hương thề, Ngàn
năm mây bay…
Dòng nhạc của Nguyễn Hiền nhẹ nhàng, êm đềm thật gần với lòng người… Ông từ trần ngày 23.12.2005, thọ 79 tuổi.
Trong những bản nhạc của Nguyễn Hiền, có thể nói là bài Anh Cho Em Mùa Xuân được nhiều người biết đến nhất.
Sau đây là lời bản nhạc Anh Cho Em Mùa Xuân, Nguyễn Hiền có sửa lại một số câu :
Anh
cho em mùa xuân, nụ hoa vàng mới nở, / chiều đông nào nhung nhớ /
Đường lao xao lá đầy, chân bước mòn vĩa phố, / mắt buồn vin ngọn cây
Anh
cho em mùa xuân, mùa xuân này tất cả, / lộc non vừa trẩy lá/ Lời thơ
thương cõi đời, bầy chim lùa vạt nắng / trong khói chiều chơi vơi,
Đất
mẹ đầy cỏ lúa, đồng xanh xa mấy mùa / Ngoài đê diều căng gió, thoảng
câu hò đôi lứa…/ Trong xóm vang chuông chùa, trăng sáng soi liếp dừa /
Con sông dài mấy nhánh, cát trắng bờ quê xưa
Anh
cho em mùa xuân, trẻ nô đùa khắp trời / Niềm yêu đời phơi phới / Bàn
tay thơm sữa ngọt, giải đất hiền chim hót, / mái nhà xinh kề nhau…
Anh
cho em mùa xuân, đường hoa vào phố nhỏ, / nhạc chan hòa đây đó / Tình
yêu non nước này, bài thơ còn xao xuyến / rung nắng vàng ban mai/ Anh
cho em mùa xuân / Nhạc thơ tràn muôn lối
Bản
nhạc này đã tồn tại từ năm 1962 đến bây giờ, khi mùa xuân đến, mọi
nơi, mọi nhà, ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và ở Việt Nam sau năm
1975, đâu đâu cũng vang lên bài hát Anh Cho Em Mùa Xuân, mà theo một
số nhà phê bình âm nhạc thì :
-
“Ca khúc Anh Cho Em Mùa Xuân (thơ Kim Tuấn, nhạc Nguyễn Hiền) là bản
nhạc không thể thiếu. Điệu tango vui tươi, rộn rã. Dù đã ra đời cách
đây hơn 50 năm nhưng Anh Cho Em Mùa Xuân vẫn được rất nhiều người ưa
thích – kể cả giới trẻ hiện đại.”
Nhà Thơ Kim Tuấn:
Tên thật: Vĩnh Khuê, sinh năm 1940. Nguyên quán: Thừa Thiên – Huế
Bắt đầu sáng tác từ năm 1954. Sống tại Sàigòn và mất ngày 11/9/2003 hưởng thọ 64 tuổi.
Thơ đã in: - Hoa mười phương (1959) - Ngàn thương (in chung với Định Giang 1969) - Dấu bụi hồng (1971) - Thơ Kim Tuấn (1975) - Thời của trái tim hồng (1990) - Tuổi phượng hồng (1991) - Tạ tình phương Nam (1994) - Thơ lí và thơ ngắn (2002)
Chuyện Thơ Phổ Nhạc
Có
những nhà thơ chưa nỗi danh, mà có thơ được một nhạc sĩ nổi danh lấy
thơ của họ phổ thành ca khúc, bản nhạc được phổ biến, được hát trên
đài phát thanh, đài truyền hình, thu DVD, CD phổ biến rộng rải khắp
nơi, tự nhiên người làm thơ cũng theo đó mà nổi tiếng. Đơn cử ở Việt
Nam trước năm 1975, bài thơ Còn Một Chút Gì Để Nhớ của Vũ Hữu Định,
được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc, thì tự nhiên tiếng tăm, danh
tính Vũ Hữu Định được nhiều người biết tới.
Trường
hợp các nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên, Phạm Văn Bình, Linh Phương cũng
trong hoàn cảnh tương tự. Một bài thơ hay (trên đời này có rất nhiều
bài thơ hay) nhưng nếu không được các nhạc sĩ nỗi tiếng và có thực tài
phổ thơ, (cở Pham Duy, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên…) thì bài thơ đó
chỉ được đọc lên mà thôi và có những người cũng sẽ quên nó đi, nhưng
khi được phổ nhạc, thì tự dưng bài thơ như có cánh bay vút lên cao, như
những bài thơ của Phạm Thiên Thư “Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng, Ngày Xưa
Hoàng Thị”, của Nguyễn Tất Nhiên Thà Như Giọt Mưa, 3 Năm Tình Lận Đận.
Em Hiền Như Ma Sơ, của Phạm Văn Bình với Năm Năm Rồi Không Gặp, của
Linh Phương với Kỷ Vật Cho Em…
Nhạc
sĩ Anh Bằng phổ ca khúc Khúc Thụy Du, thơ của Du Tử Lê, rất hay,
nhưng khi phổ bài Quê Hương của Đỗ Trung Quân thì lại dỡ, thua xa nhạc
sĩ Giáp Văn Thập phổ bài thơ Quê Hương và không đi sát ý thơ của tác
giả, điều nên nhớ những tác giả phổ nhạc nên tránh. Anh Bằng phổ bài
Chuyện Giàn Thiên Lý (dựa theo bài thơ của Yên Thao), Chuyện Hoa Sim
(dựa theo bài Màu Tím Hoa Sim của Hữu Loan) cũng dỡ.
oOo
Khoảng
thời gian năm 2001, nhạc sĩ Nhật Ngân có nhã ý muốn tìm thơ của những
anh em làm thơ Quảng Nam để phổ thành ca khúc. Nhật Ngân gom góp được
thơ của 10 anh em làm thơ Quảng Nam như Luân Hoán, Thành Tôn, Hồ
Thành Đức, Nguyễn Nam An, Hạ Quốc Huy, Phan Xuân Sinh, Trần Trung Đạo,
Thái Tú Hạp, Trần Yên Hòa.
Sau
một thời gian, Nhật Ngân phổ thơ xong, CD nhạc phổ thơ của 10 người
làm thơ Quảng Nam ra đời. Tôi cũng được nhạc sĩ Nhật Ngân phổ một bài
thơ trong tập thơ Khan Cổ Gọi Tình, Về thơ của tôi và Nhật Ngân cũng
lấy một đoạn trong bài thơ cùng tên. Tôi rất thích bản nhạc được phổ,
lời nhạc khi được ca sĩ Bảo Yến hát lên, tôi thấy lời thơ mình như bay
bỗng. Tôi thật sự hạnh phúc khi nghe lời bản nhạc là bài thơ của mình,
một số anh em đồng hương ở xa gọi điện thoại khen ngợi. Sau đó bản
nhạc được hát ở nhiều nơi khi có những cuộc hội họp của anh em đồng
hương Quảng Nam hay liên trường trung học Quảng Nam. Cái hạnh phúc của
người làm thơ hay viết nhạc là ở chỗ đó, một hạnh phúc tinh thần lớn
lao.
(Cũng
trong thời điểm này, nhạc sĩ Nhật Ngân rất buồn lòng là trước đây anh
có phổ một bài thơ của tác giả Nguyễn Đức An nào đó, bài thơ Chiều
Trên Phố Bolsa, theo yêu cầu của tác giả. Bài thơ không có gì xuất sắc
nên bản nhạc nghe chỉ tạm được thôi. Sau đó bản nhạc được thu vào CD
phát hành và tác giả bài thơ đã viết trên tờ Viet Weekly là Nhật Ngân
có ý làm thương mại với CD trên. Tôi thấy rất thương nhạc sĩ Nhật
Ngân, người nhạc sĩ hiền lành, rất có tình với anh em văn nghệ mà bị
tai tiếng không hay, đó cũng là một bất công cho nhạc sĩ phổ thơ).
Cho
nên giữa một nhạc sĩ và một nhà thơ đều có quan hệ hữu cơ với nhau
hai chiều. Phải nói một điều là, nếu một nhạc sĩ chưa được ai biết đến
tên tuổi, rất cần những bài thơ của các nhà thơ nổi tiếng để phổ
thành ca khúc, để đưa tên tuổi của mình lên. Trường hợp này ít thấy
xảy ra, chắc tại vì các nhạc sĩ chưa tên tuổi (và không có tài) thì
không đủ “nội lực” để chuyển tải một bài thơ hay thành một bản nhạc
hay, nên nhạc của họ cũng chỉ “thường thường bậc trung”.
Còn
những nhạc sĩ nổi tiếng, phổ những bài thơ hay của các thi sĩ đã
thành danh, và hai người cùng bước đi song hành lên đài danh vọng, có
thể kể như Từ Công Phụng phổ Trên Ngọn Tình Sầu, Tạ Ơn Em của Du Tử
Lê, Ngô Thụy Miên phổ Tháng Sáu Trời Mưa, Tuổi Mười Ba của Nguyên Sa,
Hoài Bắc Phạm Đình Chương phổ Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội của Hoàng Anh
Tuấn, Phạm Duy với Tiễn Em của Cung Trầm Tưởng. Những bài thơ và tên
tuổi người làm thơ cũng như các nhạc sĩ đã đi vào lòng người bất diệt.
Còn
những người làm thơ có được những bài thơ hay và nhờ các nhạc sĩ phổ
thành ca khúc, khiến bài thơ hay hơn, âm thanh bay lên cao mãi, thấm
vào lòng người nghe, thì cũng nên có lòng biết ơn người nhạc sĩ đã đồng
cảm với mình, mà đưa lời bài thơ lên một bậc cao hơn, trong ngôn ngữ
âm nhạc.
Sự biết ơn, đó là lý lẽ của đời thường, của dân gian, của đạo đức Á Đông và nhất là của Việt Nam chúng ta.
................................................................................................................................................................Kính.
NNS
--
Phung Nang Tran
--
TRAN NANG PHUNG
http://www.youtube.com/user/trannangphung?feature=mhum
__._,_.___
Messages in this topic (1)THỰC PHẨM * TRÁI CÂY ĐỘC HẠI
Nhiều loại trái cây đang được các thương lái, chủ vựa thúc chín, làm đẹp và kéo dài “tuổi thọ” bằng hóa chất. Theo cảnh báo của giới khoa học, việc sử dụng hóa chất vô tội vạ để bảo quản trái cây sẽ khiến người ăn có nguy cơ ngộ độc rất cao.
I. TRÁI CÂY VIỆT NAM
Đừng ép chín trái cây bằng chất độc hại
Nhu
cầu sử dụng quả chín ngày càng tăng lên. Trong những ngày giỗ, Tết,
gia đình nào cũng có mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên với những trái
cây chín nhiều màu trông thật đẹp mắt. Sau bữa ăn đầy rượu thịt bổ
dưỡng, ai lại không thích có món tráng miệng là những quả thơm ngon. Để
có những trái cây chín đẹp mắt, người sản xuất đã phải rất kỳ công
mới bảo đảm thu hoạch đúng vụ, vận chuyển đến tay người tiêu dùng mà
không bị hư hỏng. Trong kinh nghiệm lâu đời của người trồng cây ăn quả,
etylen là một kích thích tố ở thể khí rất quan trọng. Nó giúp tanưg
loại bỏ khí CO2 và tiêu thụ khí O2.
Nó được xem là hormon kiểm soát sự chín của trái cây, do đó người ta thường sử dụng các chế phẩm chứa etylen để kích thích quá trình chín của quả. Ở Việt Nam, người ta sử dụng đất đèn (khí đá – tác dụng với hơi ẩm tạo ra acetylen và một lượng nhỏ etylen) để làm chín đều các loại trái cây sau khi thu hoạch. Mọi trái cây đều biến đổi trạng thái trong quá trình chín, thể hiện sự cân bằng giữa đường ngọt với độ chua. Tuỳ theo loại trái cây, tỉ lệ đường khác nhau và thay đổi tùy độ chín; đối với Chuối, Mít, Mơ, Dưa hấu, Táo, Lê, Đào… quá trình chín được bắt đầu và điều chỉnh do sự tổng hợp của kích thích tố etylen. Người ta có thể làm chín trái còn xanh bằng cách ủ (dú, dấm) chúng với chất này. Những trái này tích trữ tinh bột trong thời kỳ phát triển. Chúng chứa nhiều đường nhờ tinh bột phân huỷ ra đường glucose và fructo, ngay cả khi trái được hái lúc còn xanh và đạt đến đỉnh cao khi trái chín.
Trường hợp trái Dây hay Cà chua thì khác: chúng không tích trữ tinh bột trong khi phát triển mà vị ngọt có được là nhờ sự phân huỷ đường saccaroz đã được tích luỹ từ giai đoạn đầu của đời sống trái. Loai trái cây này phải được hái chín tới thì mới có vị ngọt. Khi chín quá, trái cây teo lại do mất nước và tạo ra những hợp chất rượu phenol, đa phenol kết hợp với những hợp chất tế bào thành những hợp chất phức tạp, làm mất đi hương vị của quả. Sự đổi màu và phát ra mùi thơm của quả chín, là một quá trình sinh hoá sinh học phức tạp. Ta gọi trái còn xanh nghĩa là nó chưa chín. Ở giai đoạn này diệp lục tố làm cho trái có màu xanh.
Khi chín, dưới tác dụng của enzym, diệp lục tố bị phân huỷ đồng thời các sắc tố khác (vàng đỏ) cũng được tổng hợp. Có hai nhóm sắc tố: nhóm carotenoid với bêta caroten sẽ cho màu vàng cam như trái Xoài và nhóm entocyanes với pelargonidol sẽ cho trái có màu đỏ như Dâu tây.
Các sắc tố này thường được tạo thành dưới dạng các hợp chất phức tạp có chứa ion magiê theo một chương trình lập sẵn nào đó thành ra nhiều màu khác nhau của quả chín, đó chính là sự huyền diệu của thiên nhiên. Mùi trái cây rất phức tạp bởi vì có hàng trăm hợp chất khác nhau hoà trộn để tạo ra mùi thơm cho một loại trái. Các hợp chất này rất dễ bay hơi như: rượu, aldehyd, ester, hợp chất này còn do tác động của các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, sự oxy hoá… Một vài loại trái cây tự chín không cần đến khí etylen mặc dù chúng cũng trải qua những giai đoạn tương tự từ lúc chín chưa ăn được đến luc chín có thể ăn được.
Hầu hết, trái cây thuộc loại này cần phải để lại trên cây cho đến khi chín. Điển hình như Dâu tây, nếu được hái trước khi chín thì sẽ không thể phát triển có mùi vị thơm ngon. Hiện nay, trái cây nhập từ Trung Quốc thường được phun tẩm hoá chất thúc chín cho đẹp và sau đó được dùng hoá chất để bảo quản chống thối, dập trong quá trình vận chuyển. Hoạt chất thường dùng là ethrel, có trong danh mục thuốc điều hoà sinh trưởng nhưng chỉ dùng để kích thích cao su ra mủ. Hoạt chất này cũng có trong đất đền (khí đá carbua canxi).
Ethrel hay ethenol đều có chung gốc là etylen, một loại chất độc, hàm lượng cho phép sử dụng rất nhỏ. Ở nhiều nước, đã bị cấm sử dụng trong việc chế biến, bảo quản trái cây. Nếu bị phun hoặc bị nhúng vào chất này, dư lượng trong trái cây sẽ tạo ra chất etylenglycol dinitrat, một chất rất độc, hàm lượng cho phép là dưới 0,3 mg/m3. Nếu quả xanh tẩm vào dung dịch này (được gọi là chất thúc chín), chất độc sẽ ngấm vào quả, gây độc mạnh. Do đó, để quả chín tự nhiên, hoặc ủ chín bằng phương pháp kích thích gián tiếp như ngày xưa ủ Chuối, Hồng xiêm, Đu đủ là tốt nhất.
Nó được xem là hormon kiểm soát sự chín của trái cây, do đó người ta thường sử dụng các chế phẩm chứa etylen để kích thích quá trình chín của quả. Ở Việt Nam, người ta sử dụng đất đèn (khí đá – tác dụng với hơi ẩm tạo ra acetylen và một lượng nhỏ etylen) để làm chín đều các loại trái cây sau khi thu hoạch. Mọi trái cây đều biến đổi trạng thái trong quá trình chín, thể hiện sự cân bằng giữa đường ngọt với độ chua. Tuỳ theo loại trái cây, tỉ lệ đường khác nhau và thay đổi tùy độ chín; đối với Chuối, Mít, Mơ, Dưa hấu, Táo, Lê, Đào… quá trình chín được bắt đầu và điều chỉnh do sự tổng hợp của kích thích tố etylen. Người ta có thể làm chín trái còn xanh bằng cách ủ (dú, dấm) chúng với chất này. Những trái này tích trữ tinh bột trong thời kỳ phát triển. Chúng chứa nhiều đường nhờ tinh bột phân huỷ ra đường glucose và fructo, ngay cả khi trái được hái lúc còn xanh và đạt đến đỉnh cao khi trái chín.
Trường hợp trái Dây hay Cà chua thì khác: chúng không tích trữ tinh bột trong khi phát triển mà vị ngọt có được là nhờ sự phân huỷ đường saccaroz đã được tích luỹ từ giai đoạn đầu của đời sống trái. Loai trái cây này phải được hái chín tới thì mới có vị ngọt. Khi chín quá, trái cây teo lại do mất nước và tạo ra những hợp chất rượu phenol, đa phenol kết hợp với những hợp chất tế bào thành những hợp chất phức tạp, làm mất đi hương vị của quả. Sự đổi màu và phát ra mùi thơm của quả chín, là một quá trình sinh hoá sinh học phức tạp. Ta gọi trái còn xanh nghĩa là nó chưa chín. Ở giai đoạn này diệp lục tố làm cho trái có màu xanh.
Khi chín, dưới tác dụng của enzym, diệp lục tố bị phân huỷ đồng thời các sắc tố khác (vàng đỏ) cũng được tổng hợp. Có hai nhóm sắc tố: nhóm carotenoid với bêta caroten sẽ cho màu vàng cam như trái Xoài và nhóm entocyanes với pelargonidol sẽ cho trái có màu đỏ như Dâu tây.
Các sắc tố này thường được tạo thành dưới dạng các hợp chất phức tạp có chứa ion magiê theo một chương trình lập sẵn nào đó thành ra nhiều màu khác nhau của quả chín, đó chính là sự huyền diệu của thiên nhiên. Mùi trái cây rất phức tạp bởi vì có hàng trăm hợp chất khác nhau hoà trộn để tạo ra mùi thơm cho một loại trái. Các hợp chất này rất dễ bay hơi như: rượu, aldehyd, ester, hợp chất này còn do tác động của các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, sự oxy hoá… Một vài loại trái cây tự chín không cần đến khí etylen mặc dù chúng cũng trải qua những giai đoạn tương tự từ lúc chín chưa ăn được đến luc chín có thể ăn được.
Hầu hết, trái cây thuộc loại này cần phải để lại trên cây cho đến khi chín. Điển hình như Dâu tây, nếu được hái trước khi chín thì sẽ không thể phát triển có mùi vị thơm ngon. Hiện nay, trái cây nhập từ Trung Quốc thường được phun tẩm hoá chất thúc chín cho đẹp và sau đó được dùng hoá chất để bảo quản chống thối, dập trong quá trình vận chuyển. Hoạt chất thường dùng là ethrel, có trong danh mục thuốc điều hoà sinh trưởng nhưng chỉ dùng để kích thích cao su ra mủ. Hoạt chất này cũng có trong đất đền (khí đá carbua canxi).
Ethrel hay ethenol đều có chung gốc là etylen, một loại chất độc, hàm lượng cho phép sử dụng rất nhỏ. Ở nhiều nước, đã bị cấm sử dụng trong việc chế biến, bảo quản trái cây. Nếu bị phun hoặc bị nhúng vào chất này, dư lượng trong trái cây sẽ tạo ra chất etylenglycol dinitrat, một chất rất độc, hàm lượng cho phép là dưới 0,3 mg/m3. Nếu quả xanh tẩm vào dung dịch này (được gọi là chất thúc chín), chất độc sẽ ngấm vào quả, gây độc mạnh. Do đó, để quả chín tự nhiên, hoặc ủ chín bằng phương pháp kích thích gián tiếp như ngày xưa ủ Chuối, Hồng xiêm, Đu đủ là tốt nhất.
Sáng 20-7, chúng tôi theo chân bà Lan - một thương lái - chở sọt sầu riêng chạy rà rà trên quốc lộ 56 (xã Nhân Nghĩa, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai). Bà Lan tỏ vẻ kín kẽ khi chúng tôi thắc mắc: “Mua trái non vậy sao chín được?”. Nhưng khi biết chúng tôi có nhu cầu mua lượng hàng lớn, bà ôn tồn: “Bọn tui mỗi ngày mua vài tấn, hơi đâu đợi trái rớt... Cứ cắt về dùng thuốc cho khỏe”.
Thông thường sầu riêng từ lúc ra hoa đến kết trái chín phải mất 100-110 ngày, tuy nhiên bà Lan cho người vào tận vườn cắt trái non chỉ từ 70-80 ngày tuổi.
Từ “tắm” đến chích hóa chất
Giữa trưa, vựa trái cây của bà Trang ven quốc lộ 56 (xã Nhân Nghĩa) tấp nập xe ra vào chở hàng. Hàng trăm trái sầu riêng lớn nhỏ xếp thành đống lớn dọc khuôn viên gian hàng, trên trái còn rỉ nước. Ngỡ chúng tôi là mối mới nên bà Trang không ngần ngại nói: “Ở đây phải dùng thuốc mới đủ hàng cung cấp trái chín”.
Mỗi ngày vựa bà Trang cung cấp hơn 1 tấn sầu riêng “chẻ” cho những người bán sỉ ở các tỉnh miền Đông. Công nghệ “tắm” thuốc cho trái chín nhanh và đều khá đơn giản. Chỉ về phía thùng nhựa 20 lít, bà Trang giải thích: “Cho 2-3 nắp ethephon vào thùng, khuấy đều rồi lần lượt nhúng trái vào thùng và xếp qua bên này. Chỉ sau một đêm là trái chín đều hàng loạt”.
Thấy chúng tôi có một chai hóa chất nhãn hiệu HPC-97HXN Trái Chín của một xí nghiệp ở quận 12, TP.HCM, bà Trang nói liền: “Bên tôi cũng xài thuốc này. Nhiều tay còn xài thuốc cho trái vỏ mỏng, chích thẳng vô trái mít, nhúng đu đủ...”. Và “hàng” ra thị trường thì không người tiêu dùng nào có thể biết được trái đã “tắm” thuốc do thuốc không màu và hương thơm nhẹ.
Các loại hóa chất dùng để thúc chín trái
Bà
Dũng, một chủ vườn mít ở huyện Cẩm Mỹ, nói: “Tui chỉ biết bán trái
cho các tay buôn đánh xe vào tận vườn mua mít, sầu riêng. Các lái này
mua cả trái non trái già. Không biết họ mần thuốc gì mà bán chạy lắm”.
Không khó để tìm ra loại thuốc này ở các tiệm bán thuốc bảo vệ thực
vật, phân bón ven quốc lộ 1A, quốc lộ 56 thuộc tỉnh Đồng Nai. Ông Tâm,
một chủ tiệm tạp hóa ở chợ Nhân Nghĩa, cho biết: “Hàng này rất bán
chạy, người ăn trái có làm sao đâu. Giá 32.000 đồng/500ml”.
Từ
một đầu mối, chúng tôi liên hệ với ông Khánh, chủ vựa mít trên quốc
lộ 1A thuộc xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Chiều 19-7, ông
Khánh vừa chở mít gửi xe khách về Quảng Ngãi vừa nói mít đang vào cuối
vụ nên lượng hàng không thể “chẻ” cho các mối mới. Tuy nhiên, chiều
20-7 trở lại vựa ông Khánh thì bà Mai (vợ ông Khánh) ngỡ chúng tôi là
bạn hàng quen nên liền lấy ra lỉnh kỉnh chai lọ đựng hóa chất, một ống
chích bằng nhựa, một tuôcnơvit được mài nhọn.
Đã sử dụng “công nghệ” được hơn một năm nay, bà Mai hướng dẫn: “Sau khi dùng dùi nhọn đâm vào cuống trái, chỉ cần bơm 2-5cc (1cc = 1ml) tùy trái lớn hay nhỏ, muốn chín nhanh thì bơm nhiều hơn. Sau hai ngày bảo đảm trái chín đều, không sượng. Trường hợp trái đã chín một phần thì bơm thuốc vào phần còn lại coi như trái chín đều”.
Bà Mai cho hay lượng hàng mỗi ngày có thể lên đến gần 1 tấn, đa số do các đầu mối ngoài Hà Nội và miền Trung đặt làm. “Mít ở đây sau thời gian vận chuyển tới nơi là trái đã chín đều, bán chạy hơn” - bà Mai khẳng định.
Đã sử dụng “công nghệ” được hơn một năm nay, bà Mai hướng dẫn: “Sau khi dùng dùi nhọn đâm vào cuống trái, chỉ cần bơm 2-5cc (1cc = 1ml) tùy trái lớn hay nhỏ, muốn chín nhanh thì bơm nhiều hơn. Sau hai ngày bảo đảm trái chín đều, không sượng. Trường hợp trái đã chín một phần thì bơm thuốc vào phần còn lại coi như trái chín đều”.
Bà Mai cho hay lượng hàng mỗi ngày có thể lên đến gần 1 tấn, đa số do các đầu mối ngoài Hà Nội và miền Trung đặt làm. “Mít ở đây sau thời gian vận chuyển tới nơi là trái đã chín đều, bán chạy hơn” - bà Mai khẳng định.
Những trái sầu riêng đã được “tắm” …
Kéo dài “tuổi thọ”
Do biết chúng tôi được người quen giới thiệu nên ông Thuận, chủ vựa trái cây trên đường Tô Ký (Q.12), không ngần ngại tiết lộ “mánh”. Mỗi ngày ông Thuận mua 1 tấn trái cây từ chợ đầu mối Hóc Môn, sau đó tùy mặt hàng mà có “công nghệ” xử lý riêng. Sầu riêng nhúng vào dung dịch hóa chất màu vàng xuất xứ từ Trung Quốc; riêng táo, cam cho vào bình nhỏ 3 lít phun sương lên mặt, trái sẽ đẹp hơn và để lâu ít nhất một tháng.
Ông Thuận lấy một trái mít, nhanh tay dùng tuôcnơvit chọc vào cuống, sau đó bơm một dung dịch không màu vào rồi giải thích: “Nếu muốn nhanh chín thì dùng liều mạnh, khoét lỗ bơm vào trong trái. Như trái mít này đúng 24 giờ sẽ chín đều”.
Tại khu vực chợ Kim Biên (Q.5, TP.HCM), chúng tôi ghi nhận có hàng chục loại hóa chất không nhãn mác, chủ yếu nhập từ Trung Quốc, dùng để thúc chín trái. Trưa 21-7, cô nhân viên cửa hàng Lợi Tín giới thiệu: “Ở đây chị có nhiều loại bán cho nhiều mối rồi nên cứ yên tâm. Loại đậm đặc cho trái mau chín giá 500.000 đồng/lít”.
Nhiều loại hóa chất làm đẹp trái, giữ trái lâu hư cũng được bày bán công khai. Theo các chuyên gia hóa chất, đây là các nhóm hóa chất có tác dụng chống mốc, chống nấm (carbendazim, benomyl...) nên có khả năng giữ được trái không hư trong thời gian dài.
Ông Phương, quê Bắc Giang - một lái buôn có hơn mười năm trong nghề đã giải nghệ, nói: “Ở chợ Kim Biên có đủ loại hóa chất giúp trái mau chín, kéo dài thời gian bảo quản. Tùy trái mà phun hay chích sẽ giúp trái đẹp như ý muốn”.
Không ít người dùng các loại hóa chất không tên vì mục đích lợi nhuận. Tưởng chúng tôi là dân trong nghề, ông Huynh, chủ sạp bán trái cây ngụ P.Linh Chiểu, Q.Thủ Đức, thừa nhận nhiều khi bán chậm phải dùng hóa chất bảo quản để kéo dài tuổi thọ cho trái, như vậy mới mong thu hồi vốn.
Ông Huynh phân trần: “Làm thế cũng chưa bằng loại nho Trung Quốc. Mười lần khui thùng hàng thì có đến mười lần tôi phát hiện bên trong có chai nhỏ bốc mùi khó chịu. Loại trái này để được gần tháng trời vẫn tươi nguyên”.
Do biết chúng tôi được người quen giới thiệu nên ông Thuận, chủ vựa trái cây trên đường Tô Ký (Q.12), không ngần ngại tiết lộ “mánh”. Mỗi ngày ông Thuận mua 1 tấn trái cây từ chợ đầu mối Hóc Môn, sau đó tùy mặt hàng mà có “công nghệ” xử lý riêng. Sầu riêng nhúng vào dung dịch hóa chất màu vàng xuất xứ từ Trung Quốc; riêng táo, cam cho vào bình nhỏ 3 lít phun sương lên mặt, trái sẽ đẹp hơn và để lâu ít nhất một tháng.
Ông Thuận lấy một trái mít, nhanh tay dùng tuôcnơvit chọc vào cuống, sau đó bơm một dung dịch không màu vào rồi giải thích: “Nếu muốn nhanh chín thì dùng liều mạnh, khoét lỗ bơm vào trong trái. Như trái mít này đúng 24 giờ sẽ chín đều”.
Tại khu vực chợ Kim Biên (Q.5, TP.HCM), chúng tôi ghi nhận có hàng chục loại hóa chất không nhãn mác, chủ yếu nhập từ Trung Quốc, dùng để thúc chín trái. Trưa 21-7, cô nhân viên cửa hàng Lợi Tín giới thiệu: “Ở đây chị có nhiều loại bán cho nhiều mối rồi nên cứ yên tâm. Loại đậm đặc cho trái mau chín giá 500.000 đồng/lít”.
Nhiều loại hóa chất làm đẹp trái, giữ trái lâu hư cũng được bày bán công khai. Theo các chuyên gia hóa chất, đây là các nhóm hóa chất có tác dụng chống mốc, chống nấm (carbendazim, benomyl...) nên có khả năng giữ được trái không hư trong thời gian dài.
Ông Phương, quê Bắc Giang - một lái buôn có hơn mười năm trong nghề đã giải nghệ, nói: “Ở chợ Kim Biên có đủ loại hóa chất giúp trái mau chín, kéo dài thời gian bảo quản. Tùy trái mà phun hay chích sẽ giúp trái đẹp như ý muốn”.
Không ít người dùng các loại hóa chất không tên vì mục đích lợi nhuận. Tưởng chúng tôi là dân trong nghề, ông Huynh, chủ sạp bán trái cây ngụ P.Linh Chiểu, Q.Thủ Đức, thừa nhận nhiều khi bán chậm phải dùng hóa chất bảo quản để kéo dài tuổi thọ cho trái, như vậy mới mong thu hồi vốn.
Ông Huynh phân trần: “Làm thế cũng chưa bằng loại nho Trung Quốc. Mười lần khui thùng hàng thì có đến mười lần tôi phát hiện bên trong có chai nhỏ bốc mùi khó chịu. Loại trái này để được gần tháng trời vẫn tươi nguyên”.
II. TRÁI CÂY NGOẠI NHẬP
Trái
cây ngoại nhập lại “chứa” quá nhiều hoá chất bảo quản. Tuy nhiên,
việc định danh các chất này và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe người
tiêu dùng vẫn chỉ là những câu hỏi lớn.
“Sính” trái cây ngoại vì… lâu hư!
Ai biết có bao nhiêu hóa chất độc hại?
|
Chợ nông sản Thủ Đức (TPHCM) được xem là đầu mối của các vựa trái cây và nhiều loại mặt hàng trái cây cả nội, ngoại nhập.
Ở
đây có hẳn một khu bán các loại trái cây ngoại nhập theo đường chính
ngạch từ nhiều nước. Tuy nhiên, hàng trái cây Trung Quốc vẫn chiếm thị
phần lớn hơn.
Theo một tiểu thương bán trái cây ở
chợ này thì hiện có trên 20 loại trái cây ngoại. Nhắc tới hoa quả
Trung Quốc người tiêu dùng nghĩ đến táo, lê, cam, quýt, nho, đào, mận…
Ngay
cả cam, loại trái cây quen thuộc giờ cũng có nhiều loại khác nhau.
Bên cạnh cam vỏ đỏ thường gặp, trên thị trường hiện giờ còn có cam vỏ
xanh, trái nhỏ hơn cam sành, đang được người tiêu dùng ưa chuộng.
Chị
Nguyễn Thị Nhỏ - Tiểu thương kinh doanh trái cây tại chợ đầu mối cho
biết: “Các vựa lớn ở các chợ đầu mối một lần họ nhập khoảng 15 - 20
tấn hàng, chủ yếu là trái cây Trung Quốc.
Bởi
loại trái cây Trung Quốc có vỏ cứng, ăn giòn và các cửa hàng mua về
bán lẻ để cả chục ngày sau vẫn còn tươi nguyên, thậm chí “ngâm” gần cả
tháng trái vẫn cứ tươi roi rói”.
Theo
chị Nhỏ, trái cây ngoại hiện giá cả cũng rất “mềm”, nhìn rất bắt mắt
bởi “nước da” loại trái cây nào cũng láng bóng, tươi mơn mởn nên rất
“hút” hàng.
Chị Tú Trinh - Tiểu thương chuyên trái
cây ở chợ Bà Chiểu (Bình Thạnh) - nói: “Tại sạp hàng của tôi khi nào
cũng có hơn 20 thùng trái cây ngoại loại 17 - 20 kg/thùng, lấy từ chợ
nông sản về bán trong ngày.
Cái được của trái cây
ngoại là rất lâu hư, lúc bán không chạy để trong kho mát ở chợ cả 20 -
25 ngày vẫn còn tươi rói. Còn người tiêu dùng “sính” trái cây ngoại
bởi theo họ là không có dư lượng thuốc độc hại, lại được kiểm dịch gắt
gao… nên ăn cũng yên tâm?!”.
Tuy nhiên, theo tìm
hiểu của chúng tôi trái cây ngoại, đặc biệt là những thùng táo,
lê…Trung Quốc nhìn ngoài vỏ thấy còn tươi, cứng, cuống và lá tuy vẫn
còn xanh nhưng phía trong ruột thì nhiều quả đã khô héo và thối rữa.
Điều đó có cho thấy, đây là loại trái cây có sử dụng hóa chất để bảo
quản.
Bảo quản bằng hóa chất gì? Chịu!
Tại buổi tổng kết “Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2006” vừa được tổ chức mới đây, Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết:
Tỷ
lệ mẫu táo, lê của Trung Quốc tìm thấy dư lượng hoá chất bảo quản
Carbendazim là 45,8%: chưa kể trong khi lấy 24 mẫu táo, lê Trung Quốc
kiểm nghiệm thì thấy có đến 75% số mẫu này dư lượng thuốc bảo vệ thực
vật.
Ông
Lê Trường Giang - Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM - cảnh báo: “Hiện nay
mới chỉ kiểm tra được vài mặt hàng thực phẩm, vẫn chưa xác định trái
cây ngoại nhập trên thị trường sử dụng hóa chất gì để bảo quản và có
tác hại như thế nào. Đó là hệ quả của thiếu trình độ, kỹ thuật cũng
như thiết bị máy móc ”.
Theo
Thanh tra Chi cục Bảo vệ thực vật TPHCM, qua kiểm tra các test nhanh
thấy táo, lê, cam của Trung Quốc có gốc lân và carbamat, nhưng khi đem
về kiểm tra lại không xác định được chất gì, dư lượng bao nhiêu.
Do dùng chất bảo quản nên trái cây ngoại luôn thối từ trong ra ngoài và người mua rất khó phát hiện.
Viện
Vệ sinh Y tế công cộng TPHCM cũng đã lấy mẫu trái cây ngoại để tiến
hành phân tích thành phần chất bảo quản. Tuy nhiên, thừa nhận chất bảo
quản trái cây là có, nhưng vẫn bó tay vì không xác định được đó là
chất gì, tác hại cho sức khỏe con người như thế nào.
Hàn
Quốc mới đây phát hiện rau và trái cây nhập từ Trung Quốc có chứa
melamine. Đài Loan cũng cấm nấm, cà chua, cần tây và nhiều loại rau khác
từ Trung Quốc. Đài Loan nghi ngờ trong rau có nitrit natri, một chất
gây ung thư cho người dùng. Tại Thái Lan, Bộ Y tế nước này phát hiện
dư lượng thuốc trừ sâu ở mức nguy hiểm được tìm thấy trong nhiều mặt
hàng rau quả Trung Quốc.
Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Công thương, danh mục trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc về rất đa dạng. Hiện tại các chợ lớn, nhỏ ở TP HCM, nhiều loại trái cây Trung Quốc đang “vào mùa”, bày bán la liệt. “Trái cây Trung Quốc về nhiều nhất là quýt, lựu, nho, cam đỏ, hồng… với giá dao động 10.000 - 15.000 đồng một kg”, chị Hồng bán trái câytại chợ Bà Chiểu cho biết.
Trái cây Trung Quốc có ưu thế là giá rẻ, hình thức đẹp. Một tiểu thương tại chợ Bình Tây so sánh, cách đây khoảng hai năm, giá quýt không hột, lựu là 20.000 đồng một kg thì nay chỉ còn một nửa. Chị Hải, một tiểu thương chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, cho biết, vừa nhập về khoảng 10 tấn trái cây, trong đó hơn 70% là hàng Trung Quốc.
Theo Ban quản lý Chợ đầu mối Thủ Đức, vừa qua, đoàn thanh tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm TP HCM phát hiện nhiều loại trái cây, rau củ tươi nhập từ Trung Quốc không có nhãn phụ tiếng Việt, giấy chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, các mẫu này còn có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn.
Một số tiểu thương thừa nhận: “Chúng tôi biết trái cây Trung Quốc có chất làm ngọt, chất bảo quản… nhưng không biết rõ chúng là chất gì, độc hại đến mức nào nên vẫn bán”.
Tuy
nhiên, người tiêu dùng đã bắt đầu cảnh giác với trái cây Trung Quốc.
Không ít người vì sợ trái cây Trung Quốc có chứa chất độc hại nên
chuyển sang tiêu thụ trái cây nội địa. Khảo sát tại quầy trái cây Siêu
thị Co-op Mart Nguyễn Đình Chiểu cho thấy, trong số 10 khách hàng chọn
mua trái cây ngoại, không ai chọn mua trái cây Trung Quốc. “Từ khi
nghe thông tin trái cây Trung Quốc có chất độc hại, tôi không dám mua
nữa”, chị Vân, một khách hàng nó.
Tràn lan trái cây, đồ chơi độc hại từ Trung quốc vào Việt Nam
Một số phụ nữ đẩy chiếc xe chất đầy trái cây Trung Quốc nhập khẩu “chính ngạch” qua cửa khẩu Tân Thanh tỉnh Lạng Sơn. Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images Một số đồ chơi trẻ em bày bán tại một cửa hàng ở thành phố Thành Ðô tỉnh Tứ Xuyên, Trung quốc. Hình: AFP/Getty Images. |
|
|
HÀ
NỘI (TH) - Hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc qua đường chính thức hay
nhập lậu, từ trái cây đến thực phẩm hay đồ chơi trẻ em, sử dụng an toàn
hay không? Ðây là vấn đề lớn nhưng từ xưa đến nay không thấy nhà cầm
quyền Hà Nội quan tâm.
Không
có khảo cứu, thử nghiệm, xét nghiệm, điều tra. Chỉ thấy hàng Trung
Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam từ quê đến tỉnh mà một số nhà sản
xuất tại Việt Nam từng kêu rằng “thua ngay trên sân nhà”.
Chuyện
chỉ trở thành vấn đề khi báo chí thế giới tràn đầy các tin tức về sự
độc hại của một số loại hàng hóa nào đó do Trung Quốc sản xuất và xuất
cảng. Khi đó, nhà cầm quyền Hà Nội mới bắt đầu nhúc nhích vì báo chí
trong nước báo động.
Năm
ngoái cả nước lên cơn sốt khi báo chí loan tin sữa nhập cảng từ Trung
Quốc có trộn thêm melamine, một thứ hóa chất gây bệnh sạn thận và nhiều
bệnh nguy hiểm khác. Melamine giúp nhà sản xuất đánh lừa được một số
thử nghiệm để báo giả dối cho người sử dụng hiểu lượng protein nhiều
hơn trong thực phẩm.
Hồi
Tháng Giêng vừa qua, hai người chịu trách nhiệm về cho thêm melamine
vào sữa ở Trung Quốc đã bị tòa án theo lệnh nhà cầm quyền Bắc Kinh kết
án tử hình. Ít nhất 6 trẻ em đã thiệt mạng, hàng trăm trẻ em khác bị
bệnh trầm trọng vì sữa pha chế melamine quá độc hại ở nước này. Dù vậy,
Trung Quốc cấm người dân đi kiện và nhà cầm quyền Hà Nội theo gương này
để cấm dân đòi bồi thường thiệt hại. Cũng không có một cuộc khảo sát
nào để xét nghiệm tình trạng sức khỏe trẻ em Việt Nam đã uống sữa nhập
cảng nhiễm melamine từ Trung Quốc.
Ngày
30 Tháng Năm 2009, tờ Thời Báo Bắc Kinh đưa tin ngày 26 Tháng Năm
2009, Cục Công Thương Bắc Kinh kiểm soát hàng loạt đồ chơi trẻ em đã
khám phá thấy có 6 loại đồ chơi không đúng tiêu chuẩn phẩm chất, trong
đó có hai loại dễ gây bệnh truyền nhiễm. Trước đó, cơ quan này đã tìm
thấy hàng chục loại đồ chơi trẻ em khác, sản xuất ở Quảng Ðông, có
nhiều hóa chất độc hại.
Theo
một bài báo trên tờ Thanh Niên ngày 31 Tháng Năm 2009, hàng sản xuất ở
Quảng Ðông, Trung Quốc, tràn ngập thị trường Việt Nam. Tờ báo dẫn lời
một chủ hàng nói rằng, “lấy hàng từ Quảng Ðông về Sài Gòn dễ hơn đi
chợ”. Ðủ mọi loại hàng hóa gốc Quảng Ðông, nếu tiểu thương nào muốn mua
chỉ cần “chọn hàng ưng ý rồi cho địa chỉ ở Việt Nam là được giao hàng
tận nơi.”
Vẫn
theo tờ Thanh Niên, đồ chơi Trung Quốc chiếm trọn thị trường Việt Nam.
“Ngày 29 Tháng Năm 2009 quan sát ở một số siêu thị, nhà sách Sài Gòn,
chúng tôi thấy gần như tất cả đồ chơi trẻ em đang được bày bán đều dán
nhãn “Made in China”. Tuy nhiên, hầu hết không ghi chi tiết được sản
xuất bởi công ty, ở tỉnh thành phố nào.” Báo Thanh Niên viết.
Nhà
cầm quyền CSVN có cơ quan kiểm soát thị trường ở đủ mọi cấp, có công
an ở mọi cấp, có hải quan, có cơ quan kiểm soát phẩm chất hàng hóa.
Nhưng báo Tiền Phong ngày Thứ Hai 1 Tháng Sáu 2009 dẫn theo lời một bà
chủ hàng nhập cảng đồ chơi trẻ em từ Trung Quốc về Hà Nội nói rằng,
“Hàng từ Lạng Sơn về, hầu như không có cơ quan nào kiểm tra chất lượng
đồ chơi. Chỉ thỉnh thoảng khi báo chí rộ lên chuyện đồ chơi bạo lực thì
Quản Lý Thị Trường mới hỏi thăm thôi...”
Ngày
31 Tháng Năm 2009, báo Thanh Niên viết rằng trái cây các loại nhập
cảng từ Trung Quốc “để cả tháng vẫn còn tươi”. Tại sao lại có đặc tính
siêu việt như vậy mà trái cây nhập cảng từ Úc, từ Mỹ chỉ vài ngày đã
thối và giá lại đắt hơn nhiều?
Một
tiểu thương nói với ký giả báo Thanh Niên là, “Chúng tôi biết trái cây
Trung Quốc có chất làm ngọt, chất bảo quản... nhưng không biết rõ
chúng là chất gì, độc hại đến mức nào nên vẫn bán”.
Tờ
báo thuật tiếp rằng, “Theo thanh tra Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật thành phố
Sài Gòn, qua các kiểm tra các test nhanh thấy táo, lê, cam của Trung
Quốc có gốc lân và carbamat, nhưng khi đem về kiểm tra lại không xác
định được chất gì, dư lượng bao nhiêu...”
Thấy
như vậy, nhưng cái ông thanh tra kia và cả cơ quan của ông lại không
thấy gửi sản phẩm tới nơi có khả năng kỹ thuật phòng thí nghiệm cao hơn
để xác định xem hóa chất đó là gì, xấu tốt độc hại ra sao, hầu bảo vệ
người tiêu thụ.
Tờ
Thanh Niên còn nói thêm rằng, “Theo phản ảnh của một số tiểu thương,
Trung Quốc còn bán sang Việt Nam rất nhiều loại thuốc bảo quản hoa quả.
Mỗi gói này chỉ giá 10,000 đồng (khoảng $0.55 xu Mỹ) phun được hàng tạ
trái cây để giữ cho đẹp và bảo quản được lâu”.
Ngày
2 Tháng Sáu 2009, báo Thanh Niên nêu ra nhiều nghi vấn về các loại gia
vị nấu nướng nhập cảng từ Trung Quốc mà không ai biết gì về thành phần
hóa học của chúng. Bởi vậy, nêu chẳng may ngộ độc thì “cũng không biết
xử trí ra sao”.
Tờ báo còn dẫn lời một bạn hàng ở chợ Bình tây, Sài Gòn, nói rằng, “tốt nhất, chỉ làm thức ăn để bán thôi chứ đừng có ăn”.
Trái cây Trung Quốc "phá hủy nội tạng"
làm nóng dư luận Việt Nam
Phùng Thức/Người Việt
Những
ngày gần đây, tin tức từ nhiều nguồn đáng tin cậy (tất
nhiên không phải từ hệ thống tuyên truyền của
chế độ) là trái cây Trung Quốc có chất độc phá hủy nội tạng
người tiêu dùng. Lo về chuyện này, một nhà văn
Việt kiều từ nước Úc xa xôi đã vội gởi một cái mail cho bạn
bè và gia đình nhằm mục đích cảnh báo.
Mới đây, có người chứng kiến một gia đình nhà giàu mới ở Tân Bình lâm vào cảnh hốt hoảng như bị cài bom khủng bố khi phát hiện người giúp việc đi chợ đem về cho một đống trái quýt không hột của Trung Quốc.
Về chuyện hàng tiêu dùng, nhất là các mặt hàng thực phẩm xuất xứ từ Trung Quốc có những chất gây độc hại thì chỉ cần lấy chuyện sữa bột có chứa melamin là đủ kinh tởm. Riêng về chuyện trái cây Trung Quốc, từ những diễn đàn thông tin tự do cho biết, Hàn Quốc đã phát hiện rau và trái cây nhập từ Trung Quốc có chứa melamin. Ðài Loan cũng cấm nấm, cà chua, cần tây và nhiều loại rau khác từ Trung Quốc. Ðài Loan nghi ngờ trong rau có nitrit natri, một chất gây ung thư cho người dùng. Tại Thái Lan, Bộ Y Tế nước này phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu ở mức nguy hiểm được tìm thấy trong nhiều mặt hàng rau quả Trung Quốc v.v...
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Công Thương, danh mục trái cây nhập cảng từ Trung Quốc rất đa dạng. Vào thời điểm gần Tết, các chợ lớn, nhỏ ở Sài Gòn và khắp các tỉnh thành từ Bắc tới Nam, nhiều loại trái cây Trung Quốc đang vào mùa bày bán la liệt. “Trái cây Trung Quốc về nhiều nhất là quýt, lựu, nho, cam đỏ, hồng... Một bà bán trái cây ở Chợ Lớn cho biết. Trái cây Trung Quốc có ưu thế, chất lượng, hình thức đẹp. Mấy năm trước lúc hàng mới nhập, dân còn tin, bán giá cao tiền lời đếm sướng tay, từ ngày có tin đồn hàng Trung Quốc ăn vào phá hủy nội tạng giá quýt chỉ còn một nửa mà cũng ít người mua. “Tôi bán mà tôi không dám rớ thì ai dám ăn, chỉ có điều hàng nhập về ào ào phải lấy bán, chỉ thấy tội nghiệp dân nghèo.” Chị H, thương lái chợ đầu mối nông sản Thủ Ðức cho biết, vừa nhập về khoảng 10 tấn trái cây, trong đó hơn 70% là hàng Trung Quốc. Một số tiểu thương khác thừa nhận, “Chúng tôi biết trái cây Trung Quốc có chất làm ngọt, chất bảo quản độc hại... nhưng không biết rõ cụ thể là chất gì, độc hại đến mức nào nên vẫn bán.”
Trở
lại tin trái cây Trung Quốc có chất phá hủy nội tạng, dư
luận trong nước khá bất ngờ khi người phát ngôn
viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam vội cải chính là, “Ðại sứ Quán
Việt Nam ở Trung Quốc không đưa ra bất cứ thông
tin nào về việc trái cây Trung Quốc có chất phá hủy nội
tạng.”Mới đây, có người chứng kiến một gia đình nhà giàu mới ở Tân Bình lâm vào cảnh hốt hoảng như bị cài bom khủng bố khi phát hiện người giúp việc đi chợ đem về cho một đống trái quýt không hột của Trung Quốc.
Về chuyện hàng tiêu dùng, nhất là các mặt hàng thực phẩm xuất xứ từ Trung Quốc có những chất gây độc hại thì chỉ cần lấy chuyện sữa bột có chứa melamin là đủ kinh tởm. Riêng về chuyện trái cây Trung Quốc, từ những diễn đàn thông tin tự do cho biết, Hàn Quốc đã phát hiện rau và trái cây nhập từ Trung Quốc có chứa melamin. Ðài Loan cũng cấm nấm, cà chua, cần tây và nhiều loại rau khác từ Trung Quốc. Ðài Loan nghi ngờ trong rau có nitrit natri, một chất gây ung thư cho người dùng. Tại Thái Lan, Bộ Y Tế nước này phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu ở mức nguy hiểm được tìm thấy trong nhiều mặt hàng rau quả Trung Quốc v.v...
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Công Thương, danh mục trái cây nhập cảng từ Trung Quốc rất đa dạng. Vào thời điểm gần Tết, các chợ lớn, nhỏ ở Sài Gòn và khắp các tỉnh thành từ Bắc tới Nam, nhiều loại trái cây Trung Quốc đang vào mùa bày bán la liệt. “Trái cây Trung Quốc về nhiều nhất là quýt, lựu, nho, cam đỏ, hồng... Một bà bán trái cây ở Chợ Lớn cho biết. Trái cây Trung Quốc có ưu thế, chất lượng, hình thức đẹp. Mấy năm trước lúc hàng mới nhập, dân còn tin, bán giá cao tiền lời đếm sướng tay, từ ngày có tin đồn hàng Trung Quốc ăn vào phá hủy nội tạng giá quýt chỉ còn một nửa mà cũng ít người mua. “Tôi bán mà tôi không dám rớ thì ai dám ăn, chỉ có điều hàng nhập về ào ào phải lấy bán, chỉ thấy tội nghiệp dân nghèo.” Chị H, thương lái chợ đầu mối nông sản Thủ Ðức cho biết, vừa nhập về khoảng 10 tấn trái cây, trong đó hơn 70% là hàng Trung Quốc. Một số tiểu thương khác thừa nhận, “Chúng tôi biết trái cây Trung Quốc có chất làm ngọt, chất bảo quản độc hại... nhưng không biết rõ cụ thể là chất gì, độc hại đến mức nào nên vẫn bán.”
Khác với chuyện nói dối để nhượng đất, dâng biển và khiếp nhược trước chuyện ngư dân bị bắt, bị giết, lần này Bộ Ngoại Giao có “điểm mới” là phản ứng mau trước tin truyền khắp nước về chuyện trái cây Trung Quốc.
Chuyện chế độ phản ứng mau lẹ chẳng qua là vì sợ “thiên triều” la mắng, sợ bị cộng sản đàn anh nâng quan điểm cho rằng dám kích động dân chúng tẩy chay hàng Trung Quốc... Ngày nay dư luận tự do trong nước đã trưởng thành nhiều, thế nên một lần nữa người ta xác tín rằng trái cây Trung Quốc là có độc và xa hơn nữa mọi thứ đến từ Trung Cộng đều có nguy cơ khôn lường.
Từ chuyện trái cây có chất độc phá hủy nội tạng của Trung Quốc, ngay trong những ngày đầu tiên của năm 2010 và xa hơn là những thập niên mới, người tiêu dùng Việt Nam sẽ phải đối diện với những sản phẩm tinh thần và vật chất đến từ Trung Quốc mang nhiều hiểm họa khác. Gần đây, nhiều người Việt Nam càng thấy bất an khi biết tin hiệp định thương mại Asean-Trung Quốc đã có hiệu lực.
Theo hiệp định trên, từ ngày 1 Tháng Giêng, 2010 thì hàng hóa trao đổi giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ đi theo lộ trình “nô lệ” là, hàng hóa “thập cẩm” của Trung Quốc trong vòng 5 năm khi đưa vào VN sẽ được cắt giảm thuế quan xuống mức bằng 0%.
Ý kiến về vấn đề này, một chủ nhập hàng trái cây từ Trung Quốc nói, “Nói chi đến chuyện kiểm tra chất lượng, từ lâu hơn, ba phần tư hàng Trung Quốc vào Việt Nam có thuế má gì đâu, hàng lậu hoặc hàng nhờ hối lộ mà lọt qua biên giới cả. Phải biết như vậy mới hiểu là tại sao hàng Trung Quốc rẻ mạt và độc hại.”
Một ý kiến khác về chuyện bao giờ thì Trung Quốc chiếm Việt Nam, một trí thức nói, “Tiếp theo đây từ năm 2010, cứ nhìn vô từng miếng ăn, từng món đồ xài, từn
Labels:
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0187
TRẦN BÌNH NAM * TÒA ÁN QUỐC TẾ
Một phiên toà quốc tế
Trong home page http://globalnation.inquirer.net,
một
diễn đàn Anh ngữ của người Phi Luật Tân ( Inquirer Global Nation: The
Home of Filippinos Worldwide) Luật sư Ted Laguatan thuộc Luật sư đoàn
California và là một trong 29 luật sư ưu tú nhất về luật Di trú tại Hoa
Kỳ đặt câu hỏi: “Tại sao Trung quốc không chịu mang vụ tranh
tụng quần đảo Trường Sa ra trước Liên hiệp quốc” (Why China will not
bring the Spratleys issue to the United Nations) .
http://globalnation.inquirer.net/7319/why-china-will-not-bring-the-spratlys-issue-to-the-united-nations
Để trả lời ông mường tượng một phiên tòa qua bài báo nói
trên. ** Trần Bình Nam ** lược dịch và bình luận.
Dựa vào luật hàng hải quốc tế hiện hành, Trung quốc biết nếu họ mang vụ Trường Sa ra kiện trước Tòa án Công lý Quốc Tế (United Nations International Court of Justice) hay Tòa án Quốc tế về Luật Biển (International Tribunal for the Law of the Sea) để đòi chủ quyền trọn vẹn Biển Đông (TBN: trong bài báo, trên quan điểm một người Phi Luật Tân ông gọi Biển Đông là biển Tây Phi Luật Tân – West Philippine Sea) thì sự thắng kiện mong manh như ta thấy tuyết giữa sa mạc Sahara.
Trước tòa là một Chánh án của Liên hiệp quốc (Ông Chánh Án) và luật sư Liu đại diện chính phủ Trung quốc (Luật sư Liu).
Phiên tòa bắt đầu: Ông Chánh án: Xin luật sư xác nhận trước tòa án quốc tế này luật sư đại diện cho Cộng hòa Nhân dân Trung quốc kiện giành chủ quyền trọn vẹn Biển Đông. Luật sư Liu: Cám ơn ngài chánh án. Đòi hỏi của chúng tôi dựa vào bằng chứng lịch sử không thể chối cãi rằng Biển Đông là của chúng tôi từ đời nhà Hán.
Ông Chánh án: Xin luật sư chứng minh điều đó. Luật sư Liu: Tôi trình tòa bản đồ của Trung quốc 2000 năm trước cho thấy giới hạn của vương triều nhà Hán bao gồm cả Biển Đông. Ông Chánh án: Bản đồ luật sư trình tòa là một bản đồ ghi đường hải hành của thuyền bè Trung quốc từ đời Hán không liên quan đến ranh giới của triều nhà Hán. Tuy nhiên cứ giả sử rằng lúc đó Phi Luật Tân, Việt Nam, Mã Lai Á, Brunei và các nước khác chung quanh Biển Đông đều thuộc triều đại Hán thì vấn đề vẫn chưa giải quyết xong.
Theo sử, triều đại nhà Hán kéo dài từ năm 206 trước Công nguyên cho đến năm 220 sau Công nguyên phải không ?
Luật sư Liu: Trình tòa , đúng vậy . Ông Chánh án: Ông luật sư biết Hoàng đế Alexander, một ông vua trẻ tuổi người Macedoan là người đã chinh phục hầu hết đất của thế giới chử ? Luật sư Liu: Thưa ông chánh án, tôi biết.
Ông Chánh án: Khi Hoàng đế Alexander qua đời năm 323 trước Công nguyên, đế quốc của ông ấy bao gồm Hy Lạp, Syria, Ba Tư – nay là Iran – Ai Cập và một phần của Ấn độ. Và luật sư có biết quê hương của Alexander bây giờ là Cộng Hòa Macedonia không ?
Luật sư Liu: Vâng, tôi không có gì để tranh biện những gì ông chánh án vừa nói. Ông Chánh án: Tốt lắm. Ông luật sư là người rất am tường lịch sử. Vậy luật sư cũng biết đế quốc La Mã tồn tại hơn 1000 năm không ?
Luật sư Liu: Cám ơn ông chánh án. Tôi có học sử thế giới. Ông Chánh án: Vậy luật sư biết vào thời cực thịnh, đế quốc La Mã bao gồm hầu hết Âu châu, và một phần Phi châu và Á châu?
Luật sư Liu: Vâng, thưa Ông Chánh án, tôi biết Ông Chánh án: Từ thời Hoàng đế Alexander và đế quốc La Mã đến nay đã có nhiều biến chuyển lịch sử và nhiều quốc gia độc lập, có đất đai riêng biệt thành hình. Đây là một thực tế ai trong chúng ta cũng chấp nhận. Ông luật sư cũng đồng ý chứ?
Luật sư Liu: Tôi không thể không công nhận thực tế đó. Ông Chánh án: Trở lại vụ kiện của Trung quốc. Có phải hiện nay đế quốc của Hoàng đế Alexander, đế quốc La Mã và đế quốc của triều đại nhà Hán không còn tồn tại nữa?
Luật sư Liu: Đúng vậy thưa ông chánh án. Ông Chánh án: Nếu bây giờ Cộng Hòa Macedonia, và chính phủ Ý đưa đơn trước tòa án quốc tế này đòi ra án lệnh phán rằng các đất đai trước kia thuộc đế quốc của Alexander và của La Mã thì bây giờ là đất đai của nước Macedonia và của nước Ý thì tòa này có thể chấp nhận không?
Luật sư Liu: Tôi hiểu ông chánh án muốn nói gì. Nhưng những gì Trung quốc chúng tôi đang đòi là biển chứ không phải là đất.
Ông Chánh án: Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa không phải là đất sao? Còn về biển. Không phải Trung quốc đã ký bản Thỏa ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 (TBN: United Nations Convention on the Law of the Sea 1982 – UNCLOS) và quốc hội quý quốc phê chuẩn ngày 7 háng 6 năm 1996 sao? Thỏa ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 minh thị rằng vùng biển chung quanh một quốc gia dày 200 hải lý thuộc chủ quyền kinh tế của quốc gia đó phải không?
Luật sư Liu: Thưa ông chánh án, Trung quốc phê chuẩn Thỏa ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 vào một thời điểm chúng tôi chưa nắm được những thiệt thòi cho nước chúng tôi bởi Luật đó.
Ông Chánh án: Tôi muốn thẳng thắn hỏi ông luật sư rằng, có phải luật sư muốn nói ngày ấy Trung quốc chưa biết có rất nhiều dầu khí nơi lòng đất dưới đáy biển trong vòng 200 hải lý cách bờ của các nước trong vùng. Và lúc này Trung quốc biết, Trung quốc không ngần ngại vi phạm luật quốc tế dùng sức mạnh quân sự và kinh tế áp lực các nước nhỏ hơn, yếu hơn trong vùng – dù biết rằng các nước này cũng cần tài nguyên thiên nhiên đó để phát triển đất nước – để chiếm đoạt kho tàng dầu khí đó cho riêng mình **
Đến đây phiên tòa tưởng tượng kết thúc.
Luật sư Ted Laguatan kết luận: Ai cũng có thể đoán tòa quốc tế phán quyết như thế nào. Và đó là lý do tại sao Trung quốc không thuận đưa vấn đề ra tòa án quốc tế (TBN: Tòa quốc tế không thể thụ lý một vụ kiện nếu một trong các nước liên hệ không chịu đứng đơn), mặc dù Hoa Kỳ, Phi Luật Tân và các nước trong vùng. (TBN: trừ Việt Nam do một lý do khó hiểu) đều yều cầu đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông ra trước tòa án quốc tế.
Trái lại Trung quốc luôn dùng miếng mồi kinh tế và áp lực quân sự đe dọa buộc các nước nhỏ trong vùng thương thuyết tay đôi với Trung quốc không có sự can thiệp của Liên hiệp quốc hay Hoa Kỳ để họ dễ bắt nạt.
Luật sư Ted Laguatan khuyến cáo Phi Luật, Việt Nam và các nước khác không nên nghe lời dụ dỗ của Trung quốc, và cần chuẩn bị sức mạnh quân sự, đòan kết nhau thành một khối với sự hỗ trợ quốc tế chống lại tham vọng của Trung quốc. Tổng thống Benigno Simeon Aquino của Phi Luật Tân trong một bài diễn văn đọc trước quốc dân khẳng định rằng cái gì của Phi Luật Tân là của Phi Luật Tân. Lời cam kết này có nghĩa Phi Luật Tân sẽ dùng bất cứ gì để chống lại áp lực tinh thần và quân sự của Trung quốc.
Luật sư Ted Laguatan nói rằng người dân chỉ yên tâm khi có người lãnh đạo quốc gia biết đặt quyền lợi đất nước lên trên quyền lợi của phe đảng mình (TBN: ám chỉ Việt Nam?)
TBN: Việt Nam cần bày tỏ thái độ bằng cách đưa vấn đề Hòang Sa, Trường Sa ra trước Tòa án Công lý Quốc Tế hay Tòa án Quốc tế về Luật Biển dù biết làm mất lòng Trung quốc. Về phía Hoa Kỳ, Thượng nghị viện Hoa Kỳ cần phê chuẩn Luật Biển UNCLOS.
Hoa Kỳ là một trong những nước tích cực trong khi thảo luận hình thành Luật Biển từ 1973 đến 1982, và sau đó trong các cuộc thảo luận tu chỉnh cho hoàn hão từ năm 1990 đến năm 1994 khi Luật Biển trở thành có hiệu lực quốc tế. Hoa Kỳ công nhận Luật Biển như một “luật quốc tế thông thường” (Customary International Law). Nhưng Thượng nghị viện Hoa Kỳ vẫn chưa phê chuẩn Luật Biển cho rằng Luật Biển ban cho các nước nhỏ quá nhiều quyền trên biển có thể ảnh hưởng bất lợi cho quyền lợi của Hoa Kỳ.
Một lý do khác Thượng nghị viện thường viện ra là chính phủ Hoa Kỳ công nhận trên nguyên tắc giá trị của Luật Biển là đủ chưa cần phải chính thức phê chuẩn. Thái độ “nước đôi” của Hoa Kỳ không giúp cho tư thế của Hoa Kỳ trong các vụ kiện liên quan đến Luật Biển trường hợp Hoa Kỳ được tòa án mời ra làm nhân chứng.
Thấy nhược điểm này, trong cuộc họp báo ngày 23/7/2010 tại Hà Nội khi đến tham dự Hội nghị thường niên của Diễn Đàn An Ninh Á châu (Asean Regional Forum – ARF) có thảo luận về Biển Đông bà Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton nói với báo chí rằng Thượng nghị viện Hoa Kỳ sẽ phê chuẩn Luật Biển trong năm tới.
Bà nói: “…Let me add one more point with respect to the Law of the Sea Convention. It has strong bipartisan support in the United States, and one of our diplomatic priorities over the course of the next year is to secure its ratification in the Senate.” (Tôi xin nói thêm về Luật Biển. Luật này được sự ủng hộ của lưỡng đảng, và một trong những ưu tiên ngoại giao của Hoa Kỳ trong năm tới là vận động Thượng nghị viện phê chuẩn.) Tuy nhiên từ đó đến nay chưa thấy Thượng nghị viện Hoa Kỳ rục rịch, và bà Hillary Clinton cũng im luôn./.
Trần Bình Nam August 1, 2011
--:o0o:--
Dựa vào luật hàng hải quốc tế hiện hành, Trung quốc biết nếu họ mang vụ Trường Sa ra kiện trước Tòa án Công lý Quốc Tế (United Nations International Court of Justice) hay Tòa án Quốc tế về Luật Biển (International Tribunal for the Law of the Sea) để đòi chủ quyền trọn vẹn Biển Đông (TBN: trong bài báo, trên quan điểm một người Phi Luật Tân ông gọi Biển Đông là biển Tây Phi Luật Tân – West Philippine Sea) thì sự thắng kiện mong manh như ta thấy tuyết giữa sa mạc Sahara.
Trước tòa là một Chánh án của Liên hiệp quốc (Ông Chánh Án) và luật sư Liu đại diện chính phủ Trung quốc (Luật sư Liu).
Phiên tòa bắt đầu: Ông Chánh án: Xin luật sư xác nhận trước tòa án quốc tế này luật sư đại diện cho Cộng hòa Nhân dân Trung quốc kiện giành chủ quyền trọn vẹn Biển Đông. Luật sư Liu: Cám ơn ngài chánh án. Đòi hỏi của chúng tôi dựa vào bằng chứng lịch sử không thể chối cãi rằng Biển Đông là của chúng tôi từ đời nhà Hán.
Ông Chánh án: Xin luật sư chứng minh điều đó. Luật sư Liu: Tôi trình tòa bản đồ của Trung quốc 2000 năm trước cho thấy giới hạn của vương triều nhà Hán bao gồm cả Biển Đông. Ông Chánh án: Bản đồ luật sư trình tòa là một bản đồ ghi đường hải hành của thuyền bè Trung quốc từ đời Hán không liên quan đến ranh giới của triều nhà Hán. Tuy nhiên cứ giả sử rằng lúc đó Phi Luật Tân, Việt Nam, Mã Lai Á, Brunei và các nước khác chung quanh Biển Đông đều thuộc triều đại Hán thì vấn đề vẫn chưa giải quyết xong.
Theo sử, triều đại nhà Hán kéo dài từ năm 206 trước Công nguyên cho đến năm 220 sau Công nguyên phải không ?
Luật sư Liu: Trình tòa , đúng vậy . Ông Chánh án: Ông luật sư biết Hoàng đế Alexander, một ông vua trẻ tuổi người Macedoan là người đã chinh phục hầu hết đất của thế giới chử ? Luật sư Liu: Thưa ông chánh án, tôi biết.
Ông Chánh án: Khi Hoàng đế Alexander qua đời năm 323 trước Công nguyên, đế quốc của ông ấy bao gồm Hy Lạp, Syria, Ba Tư – nay là Iran – Ai Cập và một phần của Ấn độ. Và luật sư có biết quê hương của Alexander bây giờ là Cộng Hòa Macedonia không ?
Luật sư Liu: Vâng, tôi không có gì để tranh biện những gì ông chánh án vừa nói. Ông Chánh án: Tốt lắm. Ông luật sư là người rất am tường lịch sử. Vậy luật sư cũng biết đế quốc La Mã tồn tại hơn 1000 năm không ?
Luật sư Liu: Cám ơn ông chánh án. Tôi có học sử thế giới. Ông Chánh án: Vậy luật sư biết vào thời cực thịnh, đế quốc La Mã bao gồm hầu hết Âu châu, và một phần Phi châu và Á châu?
Luật sư Liu: Vâng, thưa Ông Chánh án, tôi biết Ông Chánh án: Từ thời Hoàng đế Alexander và đế quốc La Mã đến nay đã có nhiều biến chuyển lịch sử và nhiều quốc gia độc lập, có đất đai riêng biệt thành hình. Đây là một thực tế ai trong chúng ta cũng chấp nhận. Ông luật sư cũng đồng ý chứ?
Luật sư Liu: Tôi không thể không công nhận thực tế đó. Ông Chánh án: Trở lại vụ kiện của Trung quốc. Có phải hiện nay đế quốc của Hoàng đế Alexander, đế quốc La Mã và đế quốc của triều đại nhà Hán không còn tồn tại nữa?
Luật sư Liu: Đúng vậy thưa ông chánh án. Ông Chánh án: Nếu bây giờ Cộng Hòa Macedonia, và chính phủ Ý đưa đơn trước tòa án quốc tế này đòi ra án lệnh phán rằng các đất đai trước kia thuộc đế quốc của Alexander và của La Mã thì bây giờ là đất đai của nước Macedonia và của nước Ý thì tòa này có thể chấp nhận không?
Luật sư Liu: Tôi hiểu ông chánh án muốn nói gì. Nhưng những gì Trung quốc chúng tôi đang đòi là biển chứ không phải là đất.
Ông Chánh án: Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa không phải là đất sao? Còn về biển. Không phải Trung quốc đã ký bản Thỏa ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 (TBN: United Nations Convention on the Law of the Sea 1982 – UNCLOS) và quốc hội quý quốc phê chuẩn ngày 7 háng 6 năm 1996 sao? Thỏa ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 minh thị rằng vùng biển chung quanh một quốc gia dày 200 hải lý thuộc chủ quyền kinh tế của quốc gia đó phải không?
Luật sư Liu: Thưa ông chánh án, Trung quốc phê chuẩn Thỏa ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 vào một thời điểm chúng tôi chưa nắm được những thiệt thòi cho nước chúng tôi bởi Luật đó.
Ông Chánh án: Tôi muốn thẳng thắn hỏi ông luật sư rằng, có phải luật sư muốn nói ngày ấy Trung quốc chưa biết có rất nhiều dầu khí nơi lòng đất dưới đáy biển trong vòng 200 hải lý cách bờ của các nước trong vùng. Và lúc này Trung quốc biết, Trung quốc không ngần ngại vi phạm luật quốc tế dùng sức mạnh quân sự và kinh tế áp lực các nước nhỏ hơn, yếu hơn trong vùng – dù biết rằng các nước này cũng cần tài nguyên thiên nhiên đó để phát triển đất nước – để chiếm đoạt kho tàng dầu khí đó cho riêng mình **
Đến đây phiên tòa tưởng tượng kết thúc.
Luật sư Ted Laguatan kết luận: Ai cũng có thể đoán tòa quốc tế phán quyết như thế nào. Và đó là lý do tại sao Trung quốc không thuận đưa vấn đề ra tòa án quốc tế (TBN: Tòa quốc tế không thể thụ lý một vụ kiện nếu một trong các nước liên hệ không chịu đứng đơn), mặc dù Hoa Kỳ, Phi Luật Tân và các nước trong vùng. (TBN: trừ Việt Nam do một lý do khó hiểu) đều yều cầu đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông ra trước tòa án quốc tế.
Trái lại Trung quốc luôn dùng miếng mồi kinh tế và áp lực quân sự đe dọa buộc các nước nhỏ trong vùng thương thuyết tay đôi với Trung quốc không có sự can thiệp của Liên hiệp quốc hay Hoa Kỳ để họ dễ bắt nạt.
Luật sư Ted Laguatan khuyến cáo Phi Luật, Việt Nam và các nước khác không nên nghe lời dụ dỗ của Trung quốc, và cần chuẩn bị sức mạnh quân sự, đòan kết nhau thành một khối với sự hỗ trợ quốc tế chống lại tham vọng của Trung quốc. Tổng thống Benigno Simeon Aquino của Phi Luật Tân trong một bài diễn văn đọc trước quốc dân khẳng định rằng cái gì của Phi Luật Tân là của Phi Luật Tân. Lời cam kết này có nghĩa Phi Luật Tân sẽ dùng bất cứ gì để chống lại áp lực tinh thần và quân sự của Trung quốc.
Luật sư Ted Laguatan nói rằng người dân chỉ yên tâm khi có người lãnh đạo quốc gia biết đặt quyền lợi đất nước lên trên quyền lợi của phe đảng mình (TBN: ám chỉ Việt Nam?)
TBN: Việt Nam cần bày tỏ thái độ bằng cách đưa vấn đề Hòang Sa, Trường Sa ra trước Tòa án Công lý Quốc Tế hay Tòa án Quốc tế về Luật Biển dù biết làm mất lòng Trung quốc. Về phía Hoa Kỳ, Thượng nghị viện Hoa Kỳ cần phê chuẩn Luật Biển UNCLOS.
Hoa Kỳ là một trong những nước tích cực trong khi thảo luận hình thành Luật Biển từ 1973 đến 1982, và sau đó trong các cuộc thảo luận tu chỉnh cho hoàn hão từ năm 1990 đến năm 1994 khi Luật Biển trở thành có hiệu lực quốc tế. Hoa Kỳ công nhận Luật Biển như một “luật quốc tế thông thường” (Customary International Law). Nhưng Thượng nghị viện Hoa Kỳ vẫn chưa phê chuẩn Luật Biển cho rằng Luật Biển ban cho các nước nhỏ quá nhiều quyền trên biển có thể ảnh hưởng bất lợi cho quyền lợi của Hoa Kỳ.
Một lý do khác Thượng nghị viện thường viện ra là chính phủ Hoa Kỳ công nhận trên nguyên tắc giá trị của Luật Biển là đủ chưa cần phải chính thức phê chuẩn. Thái độ “nước đôi” của Hoa Kỳ không giúp cho tư thế của Hoa Kỳ trong các vụ kiện liên quan đến Luật Biển trường hợp Hoa Kỳ được tòa án mời ra làm nhân chứng.
Thấy nhược điểm này, trong cuộc họp báo ngày 23/7/2010 tại Hà Nội khi đến tham dự Hội nghị thường niên của Diễn Đàn An Ninh Á châu (Asean Regional Forum – ARF) có thảo luận về Biển Đông bà Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton nói với báo chí rằng Thượng nghị viện Hoa Kỳ sẽ phê chuẩn Luật Biển trong năm tới.
Bà nói: “…Let me add one more point with respect to the Law of the Sea Convention. It has strong bipartisan support in the United States, and one of our diplomatic priorities over the course of the next year is to secure its ratification in the Senate.” (Tôi xin nói thêm về Luật Biển. Luật này được sự ủng hộ của lưỡng đảng, và một trong những ưu tiên ngoại giao của Hoa Kỳ trong năm tới là vận động Thượng nghị viện phê chuẩn.) Tuy nhiên từ đó đến nay chưa thấy Thượng nghị viện Hoa Kỳ rục rịch, và bà Hillary Clinton cũng im luôn./.
Trần Bình Nam August 1, 2011