Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Showing posts with label BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNGN 932. Show all posts
Showing posts with label BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNGN 932. Show all posts

Saturday, 12 October 2019

Béc Hù ơi! Tư nghèo bị kích động!

< A >
Tư nghèo (Danlambao) - Từ ngày bác xách mạng từ Tàu sang Việt để kắt mạng dân Nam, chui vào động Pắc Pó cùng các cháu hành quân mệt nghĩ, đất nước này nhìn đâu cũng toàn là động. Chống các đồng rận tham ô thì con cháu bác gọi là chủ động phòng, chống tham nhũng. Chống đám Tàu khựa của bác xâm lược quê hương thì bị dán nhãn là phản động. Thời gian sau này con cháu bác phát minh ra một cái động mới, có thể bao trùm lên mọi cái động. Đó là kích động.
Bác nghe nè:
Bi chừ mà bác ngứa ngáy chui ra khỏi lăng, mò vào mùng con dzợ của đứa nhân dân nào để mênh mông tình dân với nó, nhân dân dzộng cho bác một cú thì đó không phải là "ý đồ" của dân. Dưới sự lãnh đạo của đẻng, bi chừ dân ta hiền lắm, có "vùng lên hỡi những người khốn cùng" là chỉ khi nào bị "kích động" thôi. Vậy chi, bác muốn chơi trò bác ơi tim bác mênh mông thế, ôm cả cháu yêu - mọi gái làng thì bác cứ chơi thoải mái, chơi mênh mông! Chuyện bác mênh mông tình dân là chuyện thường tình dưới động. Chỉ đến lúc Tư nghèo này bị đứa nào kích động thì lúc đó Tư mới khích động lên để làm phản động mà xử con tự do suốt ngày cứ động đậy của bác! 
Từ chuyện bác đòi giải phóng đời con gái nhà lành sang chuyện con cháu bác đòi giải phóng mặt bằng nhà Tư cũng vậy. Chúng vào ẩm mẹ cái bàn thờ tổ tiên, đào cha cái mã ba đời của dòng họ, xúc cả nhà ra khỏi nơi chôn nhau cắt rún, cướp mất miếng đất nông nghiệp để dùng cho công cuộc bảo vệ tổ cò, Tư cũng nhe răng ra cười. Nhưng nếu Tư bày trò bắt vài đứa côn an đem trói chơi thì đó không phải là Tư "độc lập trong cơn bức xúc" vì bị cướp à nghe. Tư bị đứa nào đó kích động
Viết tới đây mới thông cảm cho bác. Tụi thế lực thù địch ở đâu đó dạo sau này cứ đem bác ra mà tố bác là cha già DT. Đại DT nữa kìa! Tư hiểu bác là bác đâu có muốn DT đâu. Cũng vì ở trong động, bác bị thuốc nó "kích" quá cho nên con tự do của bác nó "động" bốn phương tám hướng. Bác "chủ động phòng", chống... gậy với sơn nữ rất ư là khích động cũng là vì bác bị thế lực thù địch nó kích động bác cơ mà. 
(Nè cháu, DT là gì vậy? Dân Tộc hở?) 

(Nè bác, tuột quần, soi gương, nhìn thẳng. Nó là cái cha già DT đó bác!) 
Nói chung, ngày xưa bác chôm chĩa lời người khác và phán rằng "ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh". Câu đó ngày hôm nay trật lất rồi bác. Bi chừ, dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng, trong thời đại hồ chính mo huy hoàng thì: "ở đâu có kích động ở đó mới có đấu tranh"
Không có thế lực thù địch kích động thì bác có hiếp con vợ của dân mười lần, dân nó vẫn muôn vàn kính yêu Hồ chủ tịt. Không có thế lực kích động thì con cháu bác có đào mồ cuốc mã giải phóng cơ đồ của dân thì tuyên giáo đảng cũng đăng tin rằng dân ta sau đó đã gào lên: đảng là cuộc sống của tao! 
Do đó, mọi "sự cố" xảy ra ngày hôm nay giữa một số thành phần "quá khích" đối với bác cũng như với con cháu bác đang quản lý và làm chủ đời dân là do thế lực thù địt nó kích động. Có kích thì mới có khích. Đó là logic của đảng ta! 
Thế lực đó là ai? 
Dạ thưa bác đừng hỏi! Hỏi riết con lại bị thế lực thù địch nó kích động, Tư lại quá khích gào lên rằng: thế lực thù địch cái mả cha nhà bác! 

Thương chiến Mỹ - Trung: Mỹ dừng áp thuế bổ sung với hàng Trung Quốc sau khi đạt thỏa thuận giai đoạn 1

  • 12 tháng 10 2019
  • Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Image caption Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh "thỏa thuận giai đoạn một"
    Hoa Kỳ đã đồng ‎tạm dừng áp thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sau hai ngày đàm phán thương mại tại Washington.
    Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết, các nhà đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc đã đạt được "thỏa thuận giai đoạn 1," gồm việc Trung Quốc tăng mua nông sản của Hoa Kỳ, cùng một số phương diện của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cũng như dịch vụ tài chính, tiền tệ.
    Trong khi đó, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc cũng ca ngợi tiến bộ đạt được qua 2 ngày đàm phán.
    Trước đây, Hoa Kỳ dự kiến sẽ tăng áp thuế bổ sung từ 25% lên 30% với khoảng 250 tỉ USD hàng Trung Quốc vào thứ ba (15/10) tới.

    'Một thỏa thuận, với nhiều điểm'

    "Chúng tôi đã đi đến một thỏa thuận, với nhiều điểm, và giờ chỉ còn viết nó xuống," ông Trump nói và cho biết thêm rằng, các nhà đàm phán sẽ bắt đầu thảo luận về các giai đoạn tiếp sau ngay khi công bố thỏa thuận này.
    Ông Trump cũng tiết lộ là ông có thể ký kết thỏa thuận thương mại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại một hội nghị thượng đỉnh của Liên hiệp quốc tại Chile vào tháng 12.
    Thực ra trước đây, Hoa Kỳ cũng từng tuyên bố đạt được tiến bộ trong đàm phán với Trung Quốc về những vấn đề tương tự, chẳng hạn như mua nông sản và ngoại hối và tiền tệ, song xung đột thương mại giữa hai bên tới nay vẫn tiếp diễn.
    Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Image caption Trước đây, Hoa Kỳ cũng từng tuyên bố đạt được tiến bộ trong đàm phán với Trung Quốc về những vấn đề tương tự.
    Robert Lighthizer, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, cho biết một kế hoạch áp thuế khác, dự kiến thực hiện vào tháng 12, hiện vẫn đang được đàm phán.
    Theo ông Trump, nhóm vận động hành lang về thương mại tự do cho biết, hoan nghênh lời hứa tăng mua nông sản của Trung Quốc - mà theo ông Trump là trị giá từ 40 tỷ đến 50 tỷ đô la - nhưng lưu ý rằng, các chi tiết vẫn chưa đầy đủ.
    "Dù chúng tôi hài lòng khi biết rằng, thuế quan sẽ không tăng, nhưng thỏa thuận này dường như không giải quyết những vấn đề thuế quan mà người nông dân hiện đang phải đối mặt," Brian Kuehl, giám đốc điều hành của nhóm vận động này cho biết.
    "Khi cuộc chiến thương mại nổ ra, người nông dân được hứa rằng, sự kiên nhẫn của họ rồi sẽ được đền đáp. Nhưng đến nay, thỏa thuận mà họ từng được hứa hẹn vẫn chưa thấy đâu."
    Thương chiến kéo dài
    Hoa Kỳ và Trung Quốc đã áp thuế quan đối với hàng hóa trị giá hàng tỷ đô la của nhau trong 15 tháng qua.
    Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và ép công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ cho các công ty Trung Quốc.
    Dồng thời, nước này cũng muốn Trung Quốc giảm trợ cấp cho công nghiệp và cải thiện khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc cho các công ty Mỹ.
    Cuộc đàm phán diễn ra tuần này là đàm phán cấp cao đầu tiên trong hơn hai tháng qua.
    Đàm phán diễn ra giữa bối cảnh căng thẳng giữa hai nước tăng cao, sau khi đầu tuần trước, Hoa Kỳ đã đưa vào danh sách đen 28 thực thể Trung Quốc mà Hoa Kỳ cho là có "liên quan" đến vi phạm nhân quyền và áp đặt các hạn chế về chiếu khán (visa) cho các quan chức chính phủ Trung Quốc.
    Các tập đoàn kinh doanh của Hoa Kỳ, vốn phản đối việc áp thuế bổ sung, cho biết là họ hy vọng bước đột phá này sẽ tạo tiền đề cho một thỏa thuận lớn hơn, tiến tới hủy bỏ các khoản tăng thuế nhập khẩu đã áp dụng.
    Ông Trump cho hay, một loạt các vấn đề đang được thảo luận, chia nhỏ cuộc đàm phán ra thành nhiều phần.
    "Chúng trở thành một vấn đề lớn đến nỗi, tôi nghĩ rằng, sẽ tốt hơn nếu thực hiện chúng theo từng phần và từng giai đoạn," ông Trump nói.

    Thương chiến Mỹ-Trung: Thiếu lao động chuyên môn cao khiến VN khó tận dụng cơ hội

    • 12 tháng 10 2019
  • Bản quyền hình ảnh NHAC NGUYEN/Getty Images
    Image caption Thiếu hụt nguồn cung nhân lực trình độ cao khiến VN khó tận dụng hét cơ hội từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
    Thiếu nhân lực trình độ cao khiến Việt Nam khó tận dụng cơ hội khi các công ty nước ngoài chuyển hướng đầu tư từ Trung Quốc sang các quốc gia khác do ảnh hưởng của cuộc chiến mậu dịch, theo bài viết trên Reuters.
    Đến thời điểm này, tuy Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận giai đoạn 1 trong vòng đàm phán thương mại mới nhất nhưng triển vọng của việc chấm dứt thương chiến Mỹ - Trung xem ra vẫn còn gian nan.
    Trước đó, cuộc chiến mậu dịch đã khiến các công ty Hoa Kỳ nhắm mục tiêu chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia lân cận.
    Việt Nam được cho là một trong những quốc gia hưởng lợi lớn từ cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
    Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 21,5% trong tám tháng đầu năm nay. Và một số công ty gồm cả công ty mẹ của Google là Alphabet Inc và Nintendo đã công bố kế hoạch mới mở các cơ sở sản xuất tạiViệt Nam.
    Các thỏa thuận thương mại mà Việt Nam đã k‎ý với các quốc gia khác, gồm cả Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà gần đây nước này đã k‎ với Liên minh châu Âu cũng trở thành một trong những yếu tố thu hút sự chú ‎đầu tư của các công ty ngoại quốc.
    Tuy nhiên, sức hút của Việt Nam trong thu hút các nhà đầu tư nước ngoài hiện đang gặp một trở lực lớn, đó là sự thiếu hụt của nguồn cung lao động có kỹ thuật cao ở Việt Nam.
    Reuters có bài phân tích nhân định rằng điểm nghẽn về nhân lực sẽ khiến Việt Nam khó tận dụng cơ hội khi các công ty nước ngoài chuyển hướng đầu tư từ Trung Quốc sang các nước khác.
    Bài báo dẫn lời ông Jef Stokes thuộc công ty Maxport - một nhà sản xuất ngành hàng may, có trụ sở tại Việt Nam - nhận xét rẳng, tuy nguồn cung lao động phổ thông ở Việt Nam rất dồi dào, nhưng lao động có kỹ năng lại thiếu.
    Ông nói rằng, ngay cả công nhân ngành may làm các công đoạn cơ bản cũng cần được đào tạo lại trong ít nhất trong sáu tháng. Nhưng nan giải nhất vẫn là việc thiếu lao động có trình độ cao.

    Lao động thừa mà thiếu

    Việt Nam là quốc gia có lực lượng lao động khá dồi dào và cơ cấu lao động trẻ. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Năm 2018, Việt Nam có khoảng 94 triệu người, trong đó, lao động từ 15 tuổi trở lên khoảng 55,16 triệu người. Tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên có việc làm ước 54 triệu người.
    Mỗi năm có hơn một triệu người Việt Nam tham gia thi trường lao động. Vậy nhưng, hiện có tới gần 80% lực lượng lao động chưa qua đào tạo hoặc có bằng cấp.
    Reuters dẫn số liệu của công ty tuyển dụng Manpowergroup cho thấy, chỉ 12% trong tổng lực lượng lao động 57,5 triệu người ở Việt Nam có tay nghề cao.
    Và nay, do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại, việc các công ty chuyển sang đầu tư tại Việt Nam, nhu cầu lao động có kỹ thuật cao tăng lên nhanh khiến tình trạng thiếu hụt lao động kỹ thuật lại càng trở nên căng thẳng.
    Bởi thế, trong một bài viết đăng trên ForeignPolicy, tác giả Bennett Murrat nhận xét rằng, tuy Việt Nam hưởng lợi nhờ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, nhưng sẽ không thể tận dụng hết cơ hội mà một trong nhiều l‎‎ý do là "Nhu cầu lao động kỹ thuật nhanh chóng vượt xa mức cung nếu mức tăng trưởng đi quá nhanh."

    Cạnh tranh 'săn đầu người'

    Thiếu hụt nguồn cung lao động kỹ thuật cao đã khiến các công ty nước ngoài phải cạnh tranh nhau nhằm thu hút nhân lực.
    Sieburg, một nhà tư vấn cho các công ty nước ngoài đang nhắm đến việc đầu tư vào Việt Nam, nói rằng, khi các công ty nước ngoài xem xét địa điểm để mở các cơ sở sản xuất kinh doanh, bên cạnh việc phân tích các đối thủ cạnh tranh về thị trường, còn tính đến nguồn cung nhân lực có kỹ thuật.
    Bài báo nói trên của Reuters đưa ra câu chuyện của Nguyễn Quang Anh, một nhà phát triển phần mềm 28 tuổi đến từ Hà Nội làm ví dụ.
    Anh cho biết đã được các công ty săn 'đầu người' tiếp cận nhiều lần ngay từ khi anh còn chưa tốt nghiệp đại học.
    Sau khi tốt nghiệp, Anh đã chuyển việc tới bốn lần. Mỗi lần, mức lương của anh tăng ít nhất là 50%.
    "Do thiếu lao động có trình độ cao, nhà tuyển dụng sẵn sàng trả cho chúng tôi mức lương cao hơn. Nếu một công ty công nghệ lớn chuyển cơ sở sang Việt Nam do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại, tôi chắc chắn sẽ ứng tuyển" - Anh nói.
    Còn một bài viết đăng trên Bloomberg thì dẫn một ví dụ khác cho thấy đang có cạnh tranh về thu hút nhân lực.
    Theo biên bản cuộc họp ngày 21/8 giữa các công ty Đài Loan với các quan chức Bình Dương được đăng tải trên trang web của chính phủ, thì các công ty này cần thêm 20% đến 30% công nhân để đáp ứng mục tiêu sản xuất.
    Và do cuộc chiến giành giật tài năng, mức lương cho các ứng cử viên lưu loát tiếng Phổ thông ở Bình Dương đã tăng khoảng 60% mỗi năm.
    Bản quyền hình ảnh MANAN VATSYAYANA/Getty Images
    Image caption Khi Vingroup bắt đầu đẩy mạnh các ngành sản xuất công nghiệp, tập đoàn này phải tuyển dụng lao động có trình độ cao từ các thị trường khác

    Nhắm đến nguồn lao động nước ngoài

    Khi Vingroup bắt đầu đẩy mạnh các ngành sản xuất công nghiệp, tập đoàn này phải tuyển dụng lao động kỹ thuật cao từ các thị trường lao động khác.
    Chẳng hạn, khi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất ô tô, ít nhất năm người trong nhóm lãnh đạo của công ty này, trong đó có cả Giám đốc điều hành, được chiêu mộ từ General Motors.
    Mô hình này thực ra cũng được nhiều công ty lớn khác của Việt Nam áp dụng.
    Một giải pháp khác là phát triển đào tạo nghề.
    Chính phủ Việt Nam từng công bố "Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020" với những mục tiêu cụ thể như nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo từ 40% năm 2010 lên 70% năm 2020; đến năm 2020, có bốn trường đại học xuất sắc trình độ quốc tế…
    Nhưng từ văn bản đến thực tế bao giờ cũng có những khoảng cách.

    'Điểm nghẽn' do hệ thống giáo dục

    Các nhà phân tích cho rằng, nguyên nhân quan trọng của thực trạng thiếu hụt lao động lành nghề nói trên là từ hệ thống giáo dục.
    Theo bài báo nói trên của Reuters, ở cấp phổ thông, các trường ở Việt Nam đạt điểm cao trong chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (PISA), một nghiên cứu của OECD nhằm đánh giá khả năng của học sinh 15 tuổi của các nước về đọc, toán và khoa học.
    Theo dữ liệu PISA mới nhất, năm 2015, Việt Nam xếp thứ tám trong số 72 quốc gia về khả năng khoa học và đứng thứ 21 về tổng thế, tức là Việt Nam đứng trước cả Hoa Kỳ cũng như hầu hết các quốc gia Châu Âu khác.
    Nhưng ở các bậc học cao hơn, kết quả lại khác.
    Bản quyền hình ảnh NHAC NGUYEN/Getty Images
    Image caption Thiếu hụt nguồn cung nhân lực trình độ cao khiến VN khó tận dụng hét cơ hội từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
    Adam Sitkoff thuộc Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội nhận xét với Reuters rằng, nghiên cứu cho thấy, các chương trình giáo dục ở Việt Nam còn lạc hậu
    Tại Việt Nam hiện chỉ có khoảng 28% học sinh từ 18-29 tuổi theo học đại học, so với con số 43% ở Thái Lan và 48% ở Malaysia.
    Ông Adam Sitkoff cho Reuters biết rằng, một số nghiên cứu cho thấy, các chương trình giáo dục ở Việt Nam đã lạc hậu, giáo viên bị trả lương thấp, còn sinh viên khi tốt nghiệp lại thiếu các kỹ năng cần thiết để kiếm việc làm trong khu vực tư nhân.
    Còn PGS. TS Trần Thị Thái Hà, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu dự báo nhu cầu nguồn nhân lực đến năm 2025, trong một cuộc tọa đàm vào tháng 3/2019,thì cho biết, bất cập lớn nhất hiện nay của các cơ sở đào tạo là thiếu liên kết cơ bản với nơi sử dụng, nguyên nhân là do thiếu thông tin, thiếu động lực kết nối và thiếu năng lực kết nối.
    Reuters trong khi đó lại đưa ra dẫn chứng cho thấy sự thiếu đổi mới trong hệ thống giáo dục, việc sinh viên các trường đại học tại Việt Nam, bất kể thuộc ngành khoa học từ nhiên hay xã hội, đều phải học các môn học về đường lối và lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh.
    Khi các "đường hướng" phát triển đều phải đặt dưới sự lãnh đạo và bám sát đúng đường lối, thì thật khó có đất cho sự sáng tạo.

    Chủ đề liên quan

    Tin liên quan

    Biển Đông: Việt Nam tăng hợp tác quốc phòng vì căng thẳng leo thang

    • 11 tháng 10 2019
  • Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM/Getty Images
    Image caption Một cảnh sát biển Việt Nam trong lúc quan sát tàu hải cảnh VN di chuyển gần dàn khoan của Trung Quốc tháng Năm, 2014.
    Việt Nam tăng cường hợp tác quốc phòng. Nhưng liệu điều đó có thực sự mang lại hiệu quả cho Hà Nội giữa bối cảnh căng thẳng gia tăng ở biển Đông?
    Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper sẽ đến thăm Việt Nam trong thời gian tới, theo một thông tin được Thông tấn xã Việt Nam loan hôm 9/10.
    Thông tin trên được ông Randall Schriver, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, người đang có chuyến thăm Việt Nam, đưa ra trong cuộc gặp ông Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.
    Một chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, nếu được thực hiện, sẽ mang đến nhiều kết quả tích cực trong hợp tác quốc phòng giữa hai nước, giữa bối cảnh Việt Nam đang ngày càng chịu nhiều sức ép từ Trung Quốc ở biển Đông.
    Theo tin trên, thông qua chuyến thăm, hai nước sẽ đề ra các hoạt động, hợp tác cụ thể, nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương.
    Trước đó, Hoa Kỳ cũng xác nhận rằng, họ đã tổ chức các cuộc tập trận thường niên với hải quân Ấn Độ và Nhật Bản.
    Theo báo Express của Anh, cuộc tập trận mang tên Malabar 2019 này nhằm gửi thông điệp rõ ràng tới Trung Quốc, quốc gia đang gia tăng sự chèn ép lên các nước nhỏ trong khu vực.
    Cuộc tập trận có sự tham gia của các tàu từ hạm đội 7 của Hoa Kỳ, gồm các hoạt động tập dược tấn công trên biển, phòng không và các hoạt động tác chiến chống ngầm.
    Chuẩn đô đốc George Wikoff, chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm 70, 0, nhóm tác chiến thuộc Hạm đội 7, nói với các phóng viên rằng, "Sự hiện diện của chúng tôi phản ánh cam kết của chúng tôi với các giá trị mà chúng tôi và các đối tác và đồng minh trong khu vực cùng chia sẻ. Chúng tôi sẵn sàng ngăn chặn những thế lực thách thức các giá trị chung này."

    Việt Nam thúc đẩy hợp tác quốc phòng

    Không chỉ Hoa Kỳ, gần đây, ViệtNam tăng cường hợp tác quốc phòng với nhiều quốc gia khác, nhất là Liên minh Châu Âu và Nhật Bản.
    Việt Nam và Liên minh châu Âu sẽ sớm ký Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh (FPA) vì hòa bình, hợp tác và phát triển, theo thông cáo chung đưa ra nhân dịp bà Federica Mogherini, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) và đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an ninh đến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 5/8.
    Bản quyền hình ảnh Nguyen Quang Hieu/Baochinhphu.vn
    Image caption Trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Federica Mogherini đến VN, hai bên muốn sớm ký Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh (FPA).
    Còn mới tuần đây trước thôi, Nhật Bản và Việt Nam cũng đã tổ chức cuộc tham vấn quốc phòng.
    Theo tờ The Diplomat, cuộc tham vấn đã nhấn mạnh một số hoạt động hợp tác giữa hải quân hai nước.
    Nhà báo Prashanth Parameswaran, trong bài viết nói trên, nhận xét rằng, "từ lâu, Nhật Bản và Việt Nam đã duy trì việc hợp tác quốc phòng như một phần trong mối quan hệ song phương ngày càng mở rộng.
    Bên cạnh đó, vài năm qua, hai nước cũng tăng cường quan hệ an ninh như một phần trong quan hệ đối tác chiến lược.
    Điều này là do cả hai bên đều tìm thấy lợi ích qua sự hợp tác.
    Việt Nam đang tìm cách tăng cường quan hệ với một loạt các cường quốc như một phần trong chính sách đối ngoại đa phương. Còn Nhật Bản thì muốn thúc đẩy quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á, kể cả trong lĩnh vực quốc phòng.
    Đáng chú ý‎‎, những tiến triển trong quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Nhật Bản - Việt Nam cũng gồm nâng cao năng lực trong lĩnh vực hàng hải, giữa khi hai quốc gia đang có cùng mối lo chung liên quan đến những leo thang của Trung Quốc trong các đòi hỏi chủ quyền ở biển Hoa Đông và biển Đông.
    Cũng theo bài báo trên, gần đây, những lợi ích này không chỉ còn bao gồm các mục tiêu như hỗ trợ an ninh hàng hải định kỳ, mà còn gồm những động thái khác như tập trận hải quân, thỏa thuận hợp tác bảo vệ bờ biển và thảo luận về việc chuyển giao nhiều hơn các thiết bị quốc phòng.
    Theo tác giả Prashanth Parameswaran, trong cuộc họp, phái đoàn Nhật Bản đã cập nhật thông tin cụ thể về các chương trình hợp tác từ năm 2019 đến năm 2022, trong đó có các hoạt động hợp tác đã được hai bên thống nhất từ trước.
    Điển hình là vào tháng 12 tới, Nhật Bản sẽ cử tàu rà phá bom mìn dưới nước sang thăm Đà Nẵng; hai bên dự kiến cũng sẽ tổ chức hội thảo cũng như có các chương trình đào tạo và hợp tác trong lĩnh vực này.
    Tuy nhiên nhiều dấu hiệu cho thấy có lẽ Việt Nam chưa dám bước sang "lằn ranh" để đưa quan hệ Mỹ-Việt trở thành "đối tác chiến lược" khiến Việt Nam chưa thể xây dựng lòng tin với các đối tác và cũng không khiến Trung Quốc chùn tay ở biển Đông.
    Viết trên Asia Times, nhà báo Mỹ David Hutt từng cho rằng. một trong những lý do khiến lần này Việt Nam cứng rắn hơn trước Trung Quốc là do Việt Nam đã có các đồng minh mạnh hơn. Ngoài Mỹ, Nhật, Pháp, Liên minh châu Âu, Việt Nam còn có Nga.

    Phillipines muốn kéo Nga vào thăm dò dầu khí

    Liên quan đến biển Đông, Phillipines gần đây cũng muốn hợp tác với Nga trong thăm dò dầu khí ở biển Đông, giữa bối cảnh tình hình tại vùng biển này đang căng thẳng.
    Cụ thể, theo báo Express của Anh, sau chuyến thăm gần đây của Tổng thống Philipines, ông Rodrigo Duterte tới Nga, người phát ngôn của ông Duterte xác nhận rằng, ông đã gặp các giám đốc và giám đốc điều hành của tập đoàn Rosneft, Igor Sechin.
    Tại cuộc gặp, ông Duterte đã mời ông Sechin thiết lập quan hệ đối tác với Philippines để khai thác dầu ở Biển Đông.
    Ông Duterte được nói rằng, đã trấn an các tập đoàn dầu khí Nga là các khoản đầu tư của họ sẽ được an toàn bất kể có sự can thiệp của Trung Quốc cũng như trước nạn tham nhũng.
    Bản quyền hình ảnh NOEL CELIS/Getty Images
    Image caption Tổng thống Philipines Rodrigo Duterte muốn trong thăm dò dầu khí ở biển Đông
    Còn Đại sứ Philippines tại Nga, Carlos Sorreta, tuyên bố trong cuộc họp hồi tuần trước rằng, các công ty năng lượng của Nga rất muốn đầu tư vào lĩnh vực dầu khí ở biển Đông.
    Biển Đông mang đến những cơ hội lớn cho ngành dầu khí Nga, và lời mời này xem ra khá hấp dẫn.
    Vai trò của các công ty dầu khí của Nga được chú ý sau khi Trung Quốc đưa tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 và các tàu hộ vệ xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cản trở hoạt động của giàn khoan của Việt Nam và tập đoàn Rosneft ở Bãi Tư Chính.
    Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 17/5 từng tuyên bố là không đối tượng nào được tiến hành khai thác dầu khí hoặc các tài nguyên khác "ở vùng biển của Trung Quốc" khi chưa được sự đồng ‎ý của Bắc Kinh.
    Rosneft, trong một tuyên bố đưa ra cùng ngày 17/5, nói hoạt động khoan thăm dò của hãng diễn ra trong vùng lãnh hải của Việt Nam.
    Bennet Murray, nhà báo Mỹ hiện đang làm việc cho Thông tấn xã Đức tại Việt Nam, từng viết trên Foreign Policy rằng,"Dẫu rằng Nga chưa bao giờ chính thức đứng về phía Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, và thậm chí ông Putin từng tuyên bố ủng hộ quan điểm của Trung Quốc, hiện chỉ có Nga đang vận hành [hoạt động dầu khí] tại khu vực Việt Nam khẳng định chủ quyền và nằm trong Đường Chín Đoạn của Trung Quốc." 

    Chính trị là số phận

    < A >
    Trần Quốc Việt (Danlambao) - Dù bạn thích hay không thích chính trị chính chính trị vẫn quyết định phần lớn số phận của bạn. Cuộc sống của bạn trong thể chế dân chủ và tự do chưa hẳn tốt như bạn mong muốn nhưng cuộc sống của bạn trong thể chế độc tài chắc chắn không tốt. Nếu bạn muốn cải số của mình trong chế độ độc tài bạn nên góp phần tham gia trong khả năng và tấm lòng của mình vào nỗ lực tập thể để dẹp tan chế độ độc tài và rồi khởi công xây dựng thể chế mới đặt trên nền tảng dân chủ và tự do.
    Dầu bôi trơn chế độ độc tài tuyệt vời nhất chính là bạn người nói “Mình cũng chẳng làm được gì. Kệ họ muốn làm gì thì làm.” Lời của bạn là sự khích lệ lớn lao dành cho chế độ mà cảm thấy thấy rất hạnh phúc và vững lòng vì có rất nhiều người nói như bạn.
    Bạn than thở chuyện đường ngập, nạn hối lộ hoành hoành, giáo dục thành phản giáo dục, môi trường bị băng hoại, thực phẩm bị đầu độc, y tế là ác mộng, công an bạo hành… Nhưng bạn chẳng có quyền gì để thay đổi các tệ nạn này vì dưới chế độ độc tài trong thế kỷ hai mươi mốt bạn được thực thi hai quyền duy nhất- quyền than thở và quyền đau khổ. Khi bạn chẳng muốn than thở và không chịu đựng được đau khổ nữa, bạn còn có thể thực thi một quyền dự phòng cuối cùng nếu bạn giàu có hay nếu bạn có cơ hội- quyền rời bỏ quê hương để định cư ở nước ngoài.
    Chế độ ra sức làm cho xã hội không quan tâm đến chính trị, biến sự thờ ơ chính trị này thành “đức tính” của đa số mọi người. Bạn là công dân khi bạn tham gia vào chính trị, bạn chỉ là thần dân khi bạn cứ ngồi bên lề than thở và đau khổ. Chế độ hiểu than van mà không hành động tất chỉ dẫn đến tuyệt vọng và cam phận. Sự tuyệt vọng và cam phận này của bạn và nhiều người như bạn là lá chắn vững chắc nhất bảo vệ sự trường cửu của chế độ.
    Chế độ độc tài không bao giờ sợ Mỹ hay Phương Tây. Chế độ luôn luôn sợ chính nhân dân mình nhất vì họ sợ bị lật đổ. Cho nên chế độ rất thích những người như bạn, người không bao giờ nhìn quá cái cổng nhà mình và người buông xuôi mọi sự trong men rượu và tiếng thở dài.
    Bạn ghét chế độ nhưng vì nhiều lý do “chính đáng” bạn không muốn làm gì thì chẳng khác nào một người đánh cuộc với số phận tất yếu mà chắc chắn rủi nhiều hơn may. Hay nói cách khác bạn đặt số phận của mình dưới bóng bao trùm của chế độ. Bạn ghét chế độ nhưng bạn không có can đảm thoát ra cái bóng của nó. Như thế bạn tồn tại bấp bênh dưới cái giá treo cổ mà bạn góp phần dựng lên bằng thái độ bàng quang và sự thờ ơ chính trị của mình.
    Rồi từ đấy bạn đâm ra bắt đầu mơ màng về sự tất yếu của lịch sử. Bạn tự sướng rằng chế độ độc tài chắc chắn sẽ sụp đổ. Nhưng lịch sử tất yếu chắc chắn sẽ không bao giờ diễn ra nếu bạn và sau này con bạn cứ đứng bên lề. Chế độ sẽ vững như cái cối đá lớn mà đã và đang và sẽ đè lên và nghiến nát số phận bấp bênh của bạn và con cái bạn. Bạn giống như con nai đứng sững và ngơ ngác giữa đường trong bóng đêm nhìn ánh đèn xe hơi đang tiến đến gần.
    Những người như bạn hãy chọn thái độ tích cực về chính trị để thay đổi số phận riêng và chung của mọi người. Cùng lên đường và cùng hành động cho tương lai chung tốt đẹp hơn hiện tại mà càng lúc càng nặng nề và u ám này là sự thúc giục và tiếng gọi của mỗi người và mọi người còn xem mình là công dân. Người Châu Phi thường nói: "Nếu bạn muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nhưng nếu bạn muốn đi xa, hãy đi với người khác." Chúng ta hãy đi cùng với nhau để đi thật xa trên con đường đấu tranh gian nan để sáng tạo số phận của mình. Cùng nhau ngồi bên lề than thở hay cùng nhau lên đường sẽ quyết định số phận về sau của chúng ta như thần dân hay công dân và sinh mệnh của Việt Nam như nô lệ hay độc lập trong tương lai.

    Quyền lợi đảng và quyền lợi của dân

    < A >
    Thành Đỗ (Danlambao) - Lại một lần nữa đảng CSVN tuy bị dân Việt ruồng bỏ và khinh bỉ, chửi rủa như loài súc vật hạ tiện, nhưng sắp đến, họ lại tổ chức đại hội đảng của họ mà cả nước phải treo cờ, phải hồ hởi tham gia, tuy người dân không có quyền được góp tiếng nói, góp ý kiến xây dựng nước, không tham gia bầu cử hay ứng cử, không được quyền trực tiếp tham gia chọn người tài để đứng ra lãnh đạo đất nước.
    Chỉ có họ bầu bán cho nhau thôi, gần như cha truyền con nối, một truyền thống của các nước cộng sản đông phương văn hóa Hán tộc.
    Nếu Trọng xuống thì nắm tay Vượng, giới thiệu để nối ngôi và Trọng mong sao Vượng có được hai cái gật đầu:
    - Cái gật đầu đầu tiên là của Đại sứ Trung quốc tại Việt Nam, một thái thú đúng nghĩa, đại diện cho Bắc kinh tại Hà Nội.
    - Cái gật đầu thứ hai là của hoàng đế đỏ Tập Cận Bình.
    Toàn dân Việt Nam phải hoan hỉ vỗ tay và đón nhận tổng bí thư và bộ sậu mới được bầu lên một cách "dân chủ" kiểu đảng độc tài, tuy kết quả thế nào thì cũng đã được người dân đoán trước một cách chính xác từ cả năm trước cho tứ trụ triều đình. Đảng quang vinh quá, muôn năm luôn.
    Hiện tình đất nước hiện nay là biển đảo bị xâm lăng, Tầu cộng ép Việt Nam từ bãi Cá rồng đỏ để Respol phải cuốn gói ra đi, nay ép đến bãi Tư Chính mà sắp đến đảng cũng sẽ phải giao cho giặc để yên tâm tổ chức thành công đại hội đảng lần thứ 13, sau đó sẽ ép đến điều gì nữa đây? Rất có thể sẽ là triều cống nội tạng dân Việt với số lượng ấn định trước hay triều cống số lượng phụ nữ cho nước mẹ hằng năm... Trung cộng hiện đang thiếu phụ nữ trầm trọng.
    Tương lai cho Việt Nam do đảng chọn, vì quyền lợi của một nhóm nhỏ cầm quyền, họ sẵn sàng đưa một dân tộc vào con đường mòn mà dân tộc Tây Tạng, Tân Cương đã đi qua và nay đã gần như đã tuyệt chủng.
    Quyền được sống của người dân Việt thì bị lãng quên, gần 100 triệu con người Việt Nam thì ước nguyện của họ quá đơn giản nhưng đảng không thể hiểu.
    Người dân chỉ muốn:
    - Tự do,
    - Hạnh phúc trong gia đình xum hợp
    - Tương lai con cháu còn văn hóa thuần Việt
    - Tiếng Việt Nam được bảo tồn trên quê hương này...
    Nhưng quá khó để đảng có thể chấp nhận trong tư tưởng xây dựng thế giới đại đồng Hán tộc mà đảng đang theo đuổi. Những người đảng viên đảng CSVN, nếu còn yêu nước, các bạn hiện nay chính là những người phản bội lại dân tộc này khi tiếp tay cho Trọng Lú và tay sai bán rẻ dân tộc cho Trung quốc, chính các bạn là những Trần ích Tắc và Lê Chiêu Thống của dân tộc ngày nay, các bạn biết việc phải làm của các bạn rồi đấy;
    Hãy hành động cứu nước, đừng làm như các sĩ phu bắc hà, lúc tại chức, còn quyền thì tiếp tay Tầu cộng tắm máu dân tộc cả 10 triệu người, nhưng nay khi về hưu thì rống lên yêu nước, yêu dân tộc như các hội nghị về bãi Tư Chính vừa qua được tổ chức tại Hà Nội. Hãy nhìn kỷ các nhân vật tham dự, không ai còn tại chức và không ai không có cả 50 năm tuổi đảng và không ai mà bàn tay không nhuốm máu đồng bào hai miền Nam Bắc. Nhưng nay, họ lên tiếng để vớt cú chót?
    Paris 11/10/2019

    Vũ Khắc Ngọc - Sản phẩm của nền giáo dục XHCN

    < A >
    Quỳnh Lê Anh (Danlambao) - Vũ Khắc Ngọc là một cái tên không lạ với giới giáo viên sinh tầm 1975 đổ lại. Ngọc khá thành công so với bạn bè trong việc áp dụng kỹ thuật công nghệ để giảng dạy. Và mới nhất một lần nữa, lượng học sinh đông đảo của Vũ Khắc Ngọc đã giúp Việt Nam nổi tiếng sau lời kêu gọi tổng tấn công vào ứng dụng đánh giá chất lượng không khí Air Visual khiến công ty này phải gỡ bỏ ứng dụng ra khỏi Apple Store và Google Store.
    Chân dung của Vũ Khắc Ngọc hẳn sẽ không bị bóc trần nếu như hai tờ báo uy tín của nước ngoài là Reuters và New York Times lên tiếng với bản tin "Ứng dụng đo lường chất".
    Phản ứng của thầy giáo, hay nói chính xác hơn là thợ chữ Vũ Khắc Ngọc ngay sau đó rập khuôn nguyên mẫu cách xử lý khủng hoảng của nhà nước Cộng sản Việt Nam theo trình tự sau đây:
    1. Xoá hết những bài viết kêu gọi tấn công, mạt sát Air Visual.
    2. Đăng một lời xin lỗi đầy tính xảo trá, biện minh cho chính bản thân.
    3. Quay trở lại đánh giá chất lượng 5 sao cho Air Visual sau khi đã kêu gọi đám fan cuồng ngu dốt của mình hạ chất lượng của ứng dụng này xuống 1 sao.
    Bạn bè trong giới đi dạy cho biết, hiện Vũ Khắc Ngọc thực hiện tuần tự ba bước trên, chẳng phải vì áp lực dư luận hay lo sợ sẽ rắc rối, liên luỵ đến pháp đình, và vì thợ chữ này đang tự mình đập vỡ nồi cơm vì vấp phải sự phản ứng của nhiều phụ huynh sau khi đọc các thông tin trên những trang báo quốc tế.
    “Đập vỡ nồi cơm” - chính là nhận xét mà Vũ Khắc Ngọc dành cho giới học sinh - sinh viên xuống đường đòi tự do dân chủ tại Hồng Kông và nay thì rõ ràng là nghiệp đã quật Ngọc.
    Bỏ qua chuyện nhận xét về cá nhân Ngọc, dưới góc nhìn của một một người có liên quan đến ngành giáo dục, điều tôi muốn nói ở đây, tính hung hăng, khát máu của phần lớn người trẻ sử dụng mạng xã hội hiện tại dưới sự dẫn dắt của những thợ chữ như Ngọc sẽ rất nguy hại cho xã hội. Sự quá khích, cực đoan dựa trên yếu tố chủ nghĩa dân tộc của Việt Nam hôm nay rất giống với làn sóng tẩy chay Amazon, bài trừ đội bóng rổ Houston Rockets (Hoa Kỳ) của đám trẻ trâu đến từ Trung Hoa đại lục hôm kia sau khi một lãnh đạo của đội bóng ủng hộ dân chủ tại Hong Kong. Và đây chẳng phải là lần đầu mà yếu tố dân tộc được sử dụng để che giấu sự thật.
    Giáo dục định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra những sản phẩm quái thai có nhãn mác chứng nhận hẳn hoi như Vũ Khắc Ngọc. Và căn bệnh ung thư nhân cách cứ thế di căn qua nhiều thế hệ.
    9/10/2019

    Nhớ về nhà thơ Du Tử Lê

    Ảnh của tuankhanh

    Nếu nhớ về một Du Tử Lê tài hoa trong chữ nghĩa, trong thi ca, ắt đã có nhiều người viết. Hôm nay có lại viết cũng thừa. Nhưng nói về Du Tử Lê đã sống thế nào trong cái yêu ghét của người Việt, cái đó có lẽ ít người viết. Đặc biệt là yêu ghét đã nổi gió kể từ khi ông về lại Việt Nam sau nhiều năm tỵ nạn.
    Nhưng thật ra, không chỉ riêng Du Tử Lê, văn nghệ sĩ nào của người Việt miền Nam Việt Nam tự do từng rời khỏi nước sau tháng 4/1975, khi quay lại quê nhà, đều là những người đi ngược gió.
    Năm 2005, nhạc sĩ Phạm Duy về Việt Nam sinh sống. Đó là một cơn bão chứ không là gió. Những kẻ chống ông quay về, từ trong nước có cả kẻ thù và có cả người quen. Những người giận dữ đặt tên ông là phản bội, là cơ hội…  thì ở chung quanh nơi ông sống. Là Midway city, nơi mà ông chỉ ký dưới thư tay bằng tiếng Việt – thị trấn giữa đàng – khi gửi cho tôi, thời chưa có internet. Vào những ngày ông đau yếu ở quận 10, Việt Nam, tôi đến thăm và hỏi rằng “Bác thấy hài lòng khi về sống ở VN chứ?”. Ông lắc đầu cười khẽ, nói “câu trả lời chính xác, là tôi hài lòng được chết nơi quê hương của mình”.
    Năm 2012, khi ca sĩ Khánh Ly lần được được Hà Nội cho phép vào nước. Bà đã đi xuyên qua những lời miệt thị, phỉ báng đến rợn người để về lại Sài Gòn. Khi tôi hỏi rằng bà quay về với suy nghĩ gì. Bà đã cười và hỏi ngược lại tôi “Khi em chạy về quê nhà của mình, em nghĩ gì?”.
    Từ 2014, Du Tử Lê đã có những chuyến đi về Việt Nam, đến năm 2016 thì người ta thấy ông xuất hiện trong những buổi ra mắt sách in ở Việt Nam. Dĩ nhiên, ông cũng bị tấn công không ngớt, bị gọi là thằng hèn, kẻ hám danh… Trong một lần ngồi café với ông ở Garden Grove, thành phố nơi ông sống, tôi thấy ông đột nhiên trầm ngâm rồi cười như một mình, nói với tôi “Nếu giờ này, anh và em ngồi ở một quán café nào đó Sài Gòn thì hay biết mấy nhỉ”. Đuôi mắt ông nheo nheo, ẩn trong nụ cười là một nỗi buồn vô hạn.
    Điều đó, tôi hiểu. Không chỉ văn nghệ sĩ mà bất kỳ con người nào bị buộc phải rời khỏi quê hương trong bất toại, đều là những vệt ám ảnh trong ký ức. Đau đớn hay hạnh phúc, họ đều muốn được tận hưởng với hơi thở quê nhà. Họ cần hít hà nguồn cội đó, hít hà để nhớ và để chết. Hít hà như những kẻ nghiện nơi chốn của mình.
    Những ngày đi xa, ngồi trên máy bay về Việt Nam có lẫn nhiều người đã tha hương rất lâu, có trẻ, có già… tôi chứng kiến khi chiếc máy bay sà xuống, khi những khối nhà và con đường hiện lên, nhiều người đã xúc động kêu lên “tới rồi, tới Sài Gòn rồi…”. Những cái đầu vói nhìn qua cửa sổ, những lời bàn về chỗ sắp đến của họ râm ran khắp các ghế. Quê hương như một liều doping mầu nhiệm, trong phút chốc mọi người phấn chấn và tạm quên vì sao họ bị bứt khỏi nơi này, tạm quên nơi họ đến, là nơi những người cộng sản cầm quyền chứ không như ngày xưa ấy.
    Cũng vì vậy mà trong lịch sử, mọi chế độ độc tài đều muốn cầm giữ quê hương và dân tộc như một loại con tin để mặc cả với tương lai, để hành hạ con người, tra tấn sự yêu thương.
    Từ những điều đơn giản đó, mà tôi cảm nhận được nhiều hơn với chuyện quay về. Du Tử Lê từng bị gọi là ham tiền, hám danh… khi quay lại Việt Nam, nhưng thật ra, tôi tin là ông, cũng như Phạm Duy hay Khánh Ly, tìm thấy nhiều điều khác hơn, sâu thẳm hơn so với những lời kết tội đó. Mỗi người có một lý do của mình, và họ có quyền im lặng, quyền chọn vào sự phán xét cuối cùng ở tương lai chứ không bởi một cá nhân hay một cộng đồng nào.
    Trong giai đoạn còn khỏe, Du Tử Lê hay gặp vài thân hữu khép kín vào buổi sáng. Ngày chẳn thì ở một quán café tại Westminster, ngày lẻ thì ở một quán Bún bò Huế tại Garden Grove. Các câu chuyện về văn chương và cuộc đời với nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ, nhà báo Vương Trùng Dương, nhà báo Ngọc Hoài Phương… vẫn thời sự nhưng rồi, bao giờ đề tài Việt Nam và quá khứ luôn là chính. Có những lúc nhìn họ, tôi tự hỏi vì sao họ có thể nói về Việt Nam và một thời mãi không chán. Họ như những đứa trẻ đầy ký ức luôn cười khúc khích và sôi nổi tranh nhau khi kể về.
    Rồi tôi cũng chợt nhìn thấy trong những văn nghệ sĩ Việt bị gọi là lưu vong đó, một cách giải thích khác trong chuyện quay về. Với họ, quê hương là mẹ, là mãi mãi với cuộc đời của họ. Chế độ chỉ là giai đoạn. Và nếu người mẹ bị cầm giữ, thì dù phải luồn lách thế nào, họ cũng chấp nhận để được chạm vào, để được nhìn thấy.
    Trong một lần nhà thơ Du Tử Lê lấy xe đưa tôi về, trên đường đi bất thần tôi hỏi “anh có nhận biết ngoài những người yêu mến anh, còn rất nhiều người ghét bỏ anh không?”. Ông sựng lại ít giây, rồi mặt rất nghiêm “anh biết chứ. Anh đã không làm vừa lòng rất nhiều người. Nhưng điều đó không có nghĩa là anh đúng và tử tế hoàn toàn đâu. Nhưng anh thấy mình vui vì không chối bỏ, và thật sự biết vì sao mình làm như vậy”.
    Có rất nhiều điều trong đời, không cần người phải biết, nhưng riêng mình biết, trời biết. Khi chiếc xe của ông đi khuất, đứng lại trên con đường vắng với gió nhẹ mùa hè, tôi thấy mình thấu hiểu hơn, dung nhận rõ nỗi cô đơn của người-trong-cộng-đồng- người.
     Và hôm nay, khi nghe tin nhà thơ Du Tử Lê qua đời, tôi tin có không ít đồng loại cúa mình, cũng đang mỉm cười và cô đơn đến cuối cùng.
    Em đã nói giúp suy nghĩ của anh rồi đó. Hẹn gặp lại anh, Du Tử Lê.

    ------------------
    TB: Tấm ảnh tôi “rình” chụp ông tại quán café thường ngày, khi đưa ra, ông bật cười và nói “anh nhìn bụi đời dữ vậy Khanh”.
     https://www.rfavietnam.com/node/5694

    Tại sao quý vị lại cười?

    Ảnh của DongPhungViet
    Quý vị đang thi nhau cười bà Phan Thị Hồng Xuân khi bà đề nghị mỗi gia đình ở TP.HCM sắm một… cái lu chứa nước để giải quyết vấn nạn ngập lụt đang càng ngày càng trầm trọng (1).
    Báo chí đã mở đường cho bà Xuân nói lại rằng đó không phải là ý tưởng của bà. Đó là ý kiến của các chuyên gia thuộc JICA (Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật). Bà Xuân nhấn mạnh, bà tiếc là không… dẫn nguồn nên mới bị… cười.
    Để phòng ngừa quí vị sẽ cười lớn, cười nhiều hơn, khi nói lại, bà Xuân đã chú thích kỹ, các chuyên gia JICA không khuyên dùng… lu, họ chỉ khuyên gia tăng xây dựng các “hồ chứa nước tại gia”.
    Ý tưởng “hồ chứa nước tại gia” được bà Xuân kết hợp với “tri thức về nhân học” và “tri thức bản địa, theo phương diện dân gian” và chuyển hóa thành… lu (2). “Hồ chứa nước tại gia” có khả thi với đặc điểm của một đô thị như TP.HCM hay không cần được tranh luận thêm. Thể tích của “hồ chứa nước tại gia” khác dung tích của lu rất… xa, những hệ lụy đi kèm ý tưởng đặt lu khắp nơi cũng không phải là nhỏ và tại sao bà Xuân – một Phó Giáo sư, Tiến sĩ ở Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viê5t Nam - lại xem JICA như một thứ chuẩn mực, cứ vin vào đó là đủ làm thiên hạ “tâm phục, khẩu phục”, nín cười, cũng rất đáng bàn nhưng không nên mất thời gian để bàn?
    Vấn đề đáng bàn là tại sao quí vị lại cười?
    Ý tưởng sắm – đặt lu được giới thiệu ở một buổi thảo luận riêng về vấn nạn ngập lụt tại TP.HCM của Hội đồng nhân dân (HĐND) TP.HCM khóa 9. “Lu” không có cửa xuất hiện nếu hàng trăm ngàn tỉ đồng đã chi cho chống ngập ở TP.HCM phát huy tác dụng.
    Không chỉ có bà Xuân, chẳng cá nhân nào là đại diện cho nhân dân TP.HCM, đại diện quý vị, chất vấn đòi làm rõ xem những ai phải chịu trách nhiệm về việc cắt giảm nhiều thứ phúc lợi liên quan tới an sinh để có tiền chống ngập, dùng viện trợ để chống ngập, vay thiên hạ trả lãi cao để chống ngập, rồi đem công thổ đổi các công trình chống ngập,… nhưng ngập lụt ở thành phố này càng ngày càng trầm trọng, tới mức một Phó Giáo sư – Tiến sĩ phải tính tới việc dùng… lu!
    Tại sao quý vị lại cười khi đại diện cho quý vị chỉ toàn những kẻ như vậy? Chỉ cười chắc chăn không thể chấm dứt tình trạng cứ mưa là ngập, không mưa cũng ngập nếu có triều cường, từ ông bà, cha mẹ đến cháu chắt cùng bì bõm lội nước!
    Tại sao quý vị lại cười mà không chọn thái độ khác khi bà Xuân… lu là cá nhân được Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP.HCM giới thiệu vào HĐND TP.HCM (3). Chẳng lẽ tầm vóc của một cá nhân đại diện cho trí thức TP.HCM chỉ thế thôi sao?
    Lẽ nào quý vị có thể cười khi bà Xuân là Trưởng khoa Đô thị học của Đại học Khoa học xã hội – Nhân văn (ĐH KHXH NV) TP.HCM đấy (4)! Cứ tra cứu trên Internet sẽ thấy bà Xuân là Tiến sĩ Dân tộc học. Quan điểm của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thế nào về tổ chức giáo dục đào tạo mà lại sắp xếp cho một Tiến sĩ Dân tộc học làm giảng viên, thậm chí làm… Trưởng Khoa Đô thị học, đào tạo những cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ tham gia quy hoạch, điều hành một đô thị? 
    Ngoài việc là đại biểu HĐND TP.HCM, bà Xuân còn là Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á, Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Singapore, Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan, Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Hoa Kỳ, Ủy viên Hội đồng tư vấn đối ngoại kiều bào, Ủy viên Mặt trận Tổ quốc TP.HCM,… nhưng điều đó không đáng bận tâm. Tình hữu nghị… Việt – Trung đủ để hình dung về vai trò, vị trí các hội hữu nghị trong Liên hiệp các hội hữu nghị Việt Nam!
    Tuy nhiên nếu quý vị còn có thể cười vì ngoài việc giảng dạy tại nhiều khoa (Nhân học, Dân tộc học, Đông Nam Á, Đô thị học,…) ở ĐH KHXH NV TP.HCM, bà Xuân còn tham gia giảng dạy tại Đại học Văn hóa TP.HCM, Đại học Mở TP.HCM, Đại học Sài Gòn, Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, Đại học An ninh nhân dân TP.HCM,… thì đúng là hết ý để bàn với quý vị. Bà Xuân không dạy dỗ con cháu quý vị thì những sinh viên bà đào tạo cũng chi phối hiện tại, tương lai của cả quí vị lẫn dân tộc, xứ sở này đấy!       
    ***
    Bà Xuân không phải là trường hợp cá biệt. Đa số đại diện cho quý vị ở xứ này, từ phường xã, quận huyện, tỉnh thành, cho đến toàn quốc cũng hệt như rứa. Do vậy mà quý vị cười từ năm này sang năm khác, hết thập niên này đến thập niên khác.
    Đại diện cho quý vị ở đủ mọi cấp rặt những thứ như thế nhưng quý vị chỉ thi nhau cười. Khi công bộc của quý vị cũng chẳng khá hơn mà chỉ gồm toàn những kẻ như kẻ sử dụng công quyền cấm quảng cáo “Mở ‘lon’ Việt Nam” mà quý vị cũng cười.
    Thập niên đầu tiên của thế kỷ trước, cụ Nguyễn Văn Vĩnh than trên Đông Dương Tạp chí: An Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì, mà dở cũng hì, phải cũng hì mà quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng mọi việc hết nghiêm trang (5)...
    Sau một thế kỷ, quý vị vẫn chỉ chứng tỏ quý vị biết cười và tự cảm thấy hài lòng vì… dám cười rồi lại cúc cung làm trâu ngựa, lại nghiến răng, nuốt nước mắt chịu đựng đủ thứ bất toàn, phi lý đã từng đổ xuống đầu ông bà, cha mẹ quý vị và vì quý vị chỉ cười nên sẽ tiếp tục đổ xuống đầu con cháu quý vị. Chẳng ai tội nghiệp quý vị. Đáng đời quý vị!  
    Chú thích
    (1) https://www.phunuonline.com.vn/thoi-su/pgsts-phan-thi-hong-xuan-de-xuat-moi-nha-trang-bi-mot-lu-nuoc-de-chong-ngap-159813/
    (2) https://tuoitre.vn/dung-lu-chong-ngap-la-kinh-nghiem-dan-gian-chu-toi-khong-suy-dien-20190713012930333.htm
    (3) http://www.khoahocphothong.com.vn/ung-cu-dai-bieu-hoi-dong-nhan-dan-tp-hcm-pgs-ts-phan-thi-hong-xuan--44487.html
    (4) http://dothi.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=eed6dc74-04ec-4072-8561-3e690f264171
    (5) https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/vuong_tri_nhan-thoi_hu_tat_xau_nguoi_viet_48.html