Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Showing posts with label BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 352. Show all posts
Showing posts with label BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 352. Show all posts

Sunday, 13 November 2016

TẾT XƯA * VÕ PHIẾN * TRƯỜNG CHINH *

HÌNH ẢNH VĂN HÓA TẾT XƯA

HÌNH ẢNH VĂN HÓA TẾT XƯA

TNT (sưu tầm và viết lời bình)
TetXuaNhân dịp Tết đến, vanhoahoc.edu.vn xin gửi tới bạn đọc một số hình ảnh về văn hóa Tết xưa của người Việt do TNT sưu tầm, chọn lựa từ nhiều nguồn trên mạng internet và viết lời bình.

Người Việt xưa rất coi trọng các giá trị tinh thần. Tết đến, ở các phiên chợ quê hay ở những nơi đông người qua lại, xuất hiện hình ảnh những ông đồ ngồi viết chữ...
 01cz-ongdo-3
 Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua..
(Vũ Đình Liên)
01dz-ongdo-1
Giá trị tinh thần nổi bật của Tết truyền thống Việt Nam thể hiện ở tình yêu HOA. Các làng hoa ven đô vui mừng khi thấy những cành hoa mình chăm sóc nở đúng vào dịp Tết.
08az-Chotet-banhoa-2
Ở các hè phố xuất hiện những em bé cầm cành đào đứng bán bên đường:

02z-Chotet-banhoadao
Những cô gái, chàng trai… chào bán hoa đào…
04z-Chotet-banhoadao-5
Loài hoa quý phái nhất được người Hà Nội truyền thống ưa chuộng trong dịp Tết là hoa thủy tiên 05z-Chotet-banhoathuytien-2
Trong khi người miền Bắc chơi hoa đào, Hà Nội chơi hoa thùy tiên thì người miền Nam, người Sài Gòn chơi hoa mai:TetSGxua-4
        Ngày Tết ở cả hai miền Nam Bắc đều có phong tục cúng cây mía để ông bà ông vải dùng làm gậy chống. Nhưng điều thú vị là ở Sài Gòn từng có cả những phố dài chuyên bán mía cúng Tết
TetSGxua-3
Ở Sài Gòn cũng như Hà Nội, cứ Tết đến là chợ hoa mọc lên khắp nơi. Ảnh dưới đây là cảnh bán hoa Tết bên Hồ Gươm:06z-Chotet-banhoa-Hoguom
Đường Nguyễn Huệ ở Sài Gòn thời nào cũng là nơi nhộn nhịp không khí Tết với chợ hoa, rừng người
TetSGxua-5
Thật ấm lòng khi thấy những thiếu nữ Hà Nội thướt tha trong tà áo dài bán và mua hoa Tết: 07z-Chotet-banhoa1
Khách mua hoa Tết có thể gặp từ những người thuộc tầng lớp thượng lưu lịch sự 08bz-Chotet-muahoadao
Đến giới bình dân:
03z-Chotet-banhoadao-2
Chợ Hoa Xuân đầu tiên ở Thủ Đô sau ngày giải phóng (1954) thật tưng bừng nhộn nhịp: 09z-Chotet-banhoamoigiaiphong
  Bên cạnh cái đẹp tinh thần, Tết người Việt không thể thiếu cái ngon vật chất. Trên đường phố Sài Gòn trong Tết xưa cũng như nay, bên cạnh những giò hoa, những chậu hoa, ta thường thấy hiện diện xe mực nướng với mùi thơm phức lan tỏa là minh chứng cho triết lý sống hài hòa ấy:
TetSGxua-6
10z-choTetthoibaocap
Món không thể thiếu thời đó là những hộp mứt Tết và những chai rượu Tết ("rượu 
rượu mùi"): 12z-Cuahangbachhoabantet
Ngày xưa, vào những ngày gần Tết, người đàn ông trong gia đình thường lo chuẩn bị cây nêu: 13az-cayneuchuanbi
Rồi trồng nêu để xua đuổi ma quỷ: 13bz-cayneudung
Người phụ nữ nội trợ thì lo đi chợ mua gà (trống) về cúng đêm giao thừa: 01bZ-Chotet-muaga
Và mua lá dong về gói bánh chưng:
01az-chotet-banladong
Cả nhà bắt tay vào gói và luộc bánh chưng: 14z-banhchunggoi
Rồi vớt bánh chưng ra và dùng cối đá để nén cho ráo nước:
15z-banhchungnau
Cuối cùng, mâm cỗ cúng 6 món đầy ắp trong gia đình miền Bắc đã chuẩn bị xong: 16z-cotet
Thiếu nữ miền Nam cũng đã cắm lên bình hương trên bàn thờ những nén nhang thơm
TetSGxua-1
Vào những ngày giáp Tết, phố xá hai miền dường như khoác lên mình bộ cánh mới (ảnh 3D): 18z-Photet
Tết người Việt xưa không thể thiếu những tràng pháo đỏ, phong tục cầu mưa của một xứ nông nghiệp muốn qua tiếng pháo để nghe thấy  tiếng sấm báo hiệu một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt: 19z-Phaotet1
Thú vị nhất là lúc bịt tai đứng xa xa để xem đốt pháo và nghe pháo nổ đinh tai (dù tai đã bịt!): 20z-Phaotet2
Sau lúc pháo nổ là xác pháo đỏ dầy đặc trên mặt đường (những năm sau này pháo làm dối, màu đỏ chỉ có ở lớp bọc ngoài nên nhìn trên mặt đường sẽ thấy màu đỏ ít mà màu trắng nhiều). Trẻ em tranh nhau lượm pháo xịt để đốt lại: 21Z-Phao5
Cảnh thường thấy ở Hà Nội vào sáng ngày 1 Tết là đường phố vắng người, mưa bụi giăng trắng xóa, vỉa hè đầy xác pháo đỏ (trong hình dưới đây là phố Khâm Thiên) - một không khí ấm (do Tết, do màu đỏ) trong giá rét... 17-PhoTetKhamThien
Cũng như ở miền Bắc, người phụ nữ miền Nam ngày Tết dắt con đi lễ chùa cầu mong Trời Phật phù hộ cho gia đình năm mới có cuộc sống an khang thịnh vượng (yên ổn về tinh thần trước rồi mới đến sung túc về vật chất sau)
TetSGxua-2
Mồng 4, mồng 5 Tết là bắt đầu tưng bừng Hội Xuân: 23z-Hoixuan
Mà trong đó đu xuân là trò chơi không thể nào thiếu được: 24z-Hoixuan2
Các trò chơi Tết được khắc họa lại dày đặc dưới con mắt tò mò của người phương Tây trong sách của Samuel Baron: 22z-HoixuancuaSamuelBaron
Còn đây là bộ ảnh "Tết xưa" do nhà thiết kế Võ Việt Chung “phục chế”, thực hiện vào dịp Xuân Kỷ Sửu 2009 (Netlife.com.vn) với sự tham gia của Kim Khánh, Kim Cương, Tạo Đỗ, Quang Vinh, Phương Linh, bé Bin, bé Tường và thân mẫu Võ Việt Chung - bà Ngô Thị Bê tại Củ Chi. Một quang cảnh Tết xưa luôn đầy ắp tiếng cười và niềm vui sum họp...
Đi chợ về…
Anhtet-thietkeNgVietChung-01
Vào bếp… Anhtet-thietkeNgVietChung-02
Dọn dẹp nhà cửa, đánh bóng đồ thờ… Anhtet-thietkeNgVietChung-03
Cả nhà cùng gói, nấu bánh chưng…
Anhtet-thietkeNgVietChung-04
Các thiếu nữ thêu thùa, chuẩn bị những tà áo dài, đồ trang sức…
Anhtet-thietkeNgVietChung-05
Ướm thử… /Anhtet-thietkeNgVietChung-06
Giúp nhau mặc và trang điểm… Anhtet-thietkeNgVietChung-07
Rồi chị em từ trong buồng thập thò ngó ra, ngóng khách…
Anhtet-thietkeNgVietChung-08
Chúc tết và lì xì… Anhtet-thietkeNgVietChung-09
Không gì vui bằng gia đình sum họp… Anhtet-thietkeNgVietChung-10
Rồi cùng vui chơi, hội hè…
Anhtet-thietkeNgVietChung-11
Nguồn: sưu tập từ nhiều nguồn trên internet
 
 

NGUYỄN ĐẠT THỊNH * CHÍNH LƯỢC & CHIẾN THUẬT

Từ Chính Lược Đến Chiến Thuật - 

Nguyễn Đạt Thịnh

Tổng Thống Barack Obama gặp Quốc Vương Abdullah Đệ Nhị của Jordan tại Tòa Bạch Ốc trong tháng 12 năm qua. Cả hai vị lãnh đạo đang gia tăng nỗ lực đánh quân Hồi Quốc Giáo IS tại Iraq và Syria để mang lại an ninh cho các quốc gia lân cận và vùng Trung Đông. (Getty Images)


Từ chính lược đến chiến thuật là con đường đi xuống, chính lược là cấp chỉ huy cao nhất trong chiến tranh, dưới chính lược là chiến lược, rồi đến chiến thuật, thấp nhất là cấp chỉ huy chiến trường.


Trong Thế Chiến Thứ Nhì (TCTN), trung tướng George Smith Patton, Jr., chỉ huy Lộ Quân thứ 7 -quân số trên 300,000 người- đổ bộ vào Sicily, là biểu tượng cho một vị chỉ huy chiến trường; trên Patton một cấp là đại tướng Dwight David "Ike" Eisenhower, tư lệnh mặt trận Âu Châu, thống lãnh lực lượng đồng minh tấn công quân Đức Quốc Xã. Eisenhower là cấp chỉ huy chiến thuật, ông ấn định thời điểm, phương thức, quân số và hỏa lực cần sử dụng để vượt biển Manche tấn công Hitler.

Ngang cấp với Eisenhower là đại tướng Douglas MacArthur, vị chỉ huy chiến thuật mang trọng trách đánh thắng quân Nhật trên mặt trận Á Châu.



Người chịu trách nhiệm chiến lược và chính lược toàn bộ cuộc TCTN là tổng thống Franklin D. Roosevelt, tổng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ. Với tư cách một chính lược gia ông quyết định đẩy cánh quân Mỹ tiến vào Bá Linh trước, trong lúc trì hoãn việc tiếp tế cho cánh quân Nga, khiến quân Nga đến Bá Linh sau quân Mỹ; quyết định đó là chiến lược dành ưu tiên chiến thắng Đức Quốc Xã cho quân đội Mỹ, và cũng là chính lược đối phó với Nga những năm sau này; năm đó -1945- Nga còn là đồng minh của Mỹ, nhưng chính lược gia Roosevelt đã nhìn thấy thái độ của Nga -sẽ thù nghịch và đối đầu với Mỹ- ngay sau khi đồng minh thắng Đức.


Roosevelt từ trần ngày 4/12/1945, trách nhiệm tổng tư lệnh chuyển qua ông Harry S. Truman, vị tổng thống thứ 33 của Hoa Kỳ. Quyết định chiến lược của tổng tư lệnh Truman là thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Okinawa ngày 8/6/1945, để tránh một cuộc đổ bộ khó khăn và nhiều tổn thất cho quân đội Mỹ.



Từ ngày lập quốc cho đến hôm thứ Tư 11 tháng Hai, 2015, trách nhiệm chiến tranh của vị đương kim tổng thống Hoa Kỳ luôn luôn nằm trên địa hạt chiến lược và chính lược. Thay đổi xảy ra ngày hôm đó là Tổng Thống Obama bước xuống địa hạt chiến thuật và đi thẳng vào chiến trường, ấn định từng chi tiết giao tranh; ông yêu cầu Quốc Hội ủy quyền cho ông giải quyết cuộc chiến tranh chống lực lượng Hồi Giáo IS bằng bộ binh, tấn công địch với chiến thuật biệt kích, phối hợp với hỏa lực không quân -những cuộc giao tranh nhỏ hơn cấp tiểu đoàn mà chính tướng Patton, vị chỉ huy chiến trường năm 1944 cũng không quan tâm quá đáng.

Ký giả Peter Baker nhận xét, "Việc ông Obama làm là việc chưa một vị tiền nhiệm nào của ông làm: ông xin Quốc Hội giới hạn khả năng gây chiến của vị tổng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ với một kẻ thù ở quốc ngoại. Ông còn xin Quốc Hội giới hạn cuộc chiến ông đang giao tranh (dù chưa được Quốc Hội cho phép) với lực lượng IS vào một khoảng thời gian ba năm, giới hạn giao tranh vào những đơn vị nhỏ, đánh ngắn hạn, và đánh bằng chiến thuật biệt kích để thực hiện hai công tác, một là giải cứu, và hai là bắt hay giết một lãnh tụ IS.
Vài quan sát viên cho là Obama chỉ cần xin Quốc Hội cho phép ông tuyên chiến với IS, còn giao tranh cách nào, trong bao lâu là thẩm quyền tổng tư lệnh của ông. Có người lại cho là ông không muốn để chiến tranh bị mở rộng sau ngày ông mãn nhiệm kỳ tổng thống. Dĩ nhiên tất cả những điều đó chỉ là phỏng đoán.
Tuy tự giới hạn, và giới hạn quyền lực chiến tranh của những vị tổng tư lệnh tiếp nối sau ông, nhưng Obama vẫn còn để ngỏ một lối thoát rất lớn: ông không xin hủy bỏ đạo luật 2001 cho phép tổng thống Hoa Kỳ -lúc đó là ông Bush con- nhân danh chiến tranh chống khủng bố, tấn công quân sự tổ chức Al Qaeda và tấn công những lực lượng liên hệ.
Điều Obama xin là Quốc Hội hãy Ủy Quyền Sử Dụng Quân Lực (Authorization for Use of Military Force-AUMF) cho ông, để đối phó với tổ chức IS đang tung hoành trên lãnh thổ Iraq và Syria, giết hại nhiều con tin bị chúng bắt giữ. Ông đã dùng hỏa lực không quân tấn công IS từ tháng Tám năm ngoái, với quyền lực của một vị tổng thống tổng tư lệnh và với hai nghị quyết AUMF 2001, AUMF 2002 ủy thác cho tổng thống Bush con và những vị tổng thống kế tiếp.
Obama nói, "Mặc dù tôi vẫn có quyền sử dụng quân lực để đối phó với khủng bố, nhưng nghị quyết ban hành một AUMF sẽ khiến thế giới nhìn thấy quyết tâm của người Mỹ chống IS.”
Truyền thông ghi nhận ba đặc điểm trong đề nghị của Obama:
Đặc điểm thứ nhất là ông tự cấm đoán không biến cuộc tấn công IS thành một cuộc chiến tranh mới ở Trung Đông mà quân Mỹ phải tham chiến; cấm đoán bằng cách không được sử dụng bộ binh vào những cuộc "hành quân tấn công kéo dài."
Những cuộc đột kích thực hiện theo kiểu đưa biệt kích nhảy vào Abbottabad, Pakistan, giết Osama bin Laden tối mùng 2 tháng 
Năm, 2011, có thể thành công, hay thất bại, nhưng không thể gây ra cảnh sa lầy cho quân đội Hoa Kỳ, như những cuộc "hành quân tấn công kéo dài," tiến chiếm lãnh thổ A Phú Hãn hoặc Iraq.
Đặc điểm thứ nhì là quyết định AUMF của Quốc Hội lần này có giới hạn thời gian: 3 năm. Nếu sau 3 năm mà vẫn chưa dẹp xong IS, vị tổng thống kế vị Obama lại phải xin Quốc Hội ban hành thêm một quyết định ủy quyền khác.
Đặc điểm thứ ba là quyền sử dụng quân đội của Obama bị giới hạn vào lãnh thổ 2 quốc gia Iraq và Syria, chứ không mông lung như nghị quyết AUMF 2001, khiến chính quyền Bush có thể hành quân tại nhiều quốc gia như Afghanistan, Phillipines, Georgia, Yemen, Djibouti, Kenya, Ethiopia, Eritrea, Iraq và Somalia.
Phản ứng của Quốc Hội cũng khá phức tạp; cô Athena Jones của CNN phỏng vấn nhiều nghị sĩ, dân biểu, các chính khách Cộng Hòa cho là ông Obama tự trói tay, và trói những vị tổng thống sau ông, quá chặt, chặt đến mức khó đối phó với nhiều hình thái biến đổi của chiến trường.
Chủ tịch Hạ Viện John Boehner, và thủ lãnh nhóm dân biểu đa số Kevin McCarthy đòi nới rộng quyền chiến tranh của tổng thống. Nghị Sĩ Lindsey Graham (CH -S.C.) tuyên bố, "Tôi chủ trương không ai có quyền gây trở ngại cho những nỗ lực chiến tranh; mà ban hành một AUMF giới hạn cơ may chiến thắng IS chính là hành động gây trở ngại cho chiến tranh."
Nhiều chính khách thắc mắc về những giới hạn sử dụng bộ binh tấn công IS, mặc dù Tổng Thống Obama đã trình bày là ông không muốn đưa quân đội Mỹ vào một trận chiến tranh khác nữa tại Trung Đông.
Nghị Sĩ Bob Corker (CH-Tenn.), chủ tịch tiểu ban Liên Hệ Ngoại Giao cho biết trong vòng hai tuần nữa ông sẽ tổ chức một buổi điều trần đòi tổng tham mưu trưởng Martin Dempsey trình bày về chiến thuật chống IS của Hoa Kỳ.
Trong chương trình "Morning Joe" của đài MSNBC, Corker nói, "Tôi nghĩ là mọi người đều nhìn thấy tầm quan trọng của cuộc chiến tranh chống quân khủng bố IS. Các nghị sĩ, dân biểu cũng ý thức được tầm quan trọng của lá phiếu họ biểu quyết. Chúng ta sẽ rất thận trọng thảo luận việc ủy quyền cho tổng thống thực hiện và chiến thắng cuộc chiến tranh này."
Khác biệt đầu tiên giữa hành pháp Dân Chủ và quốc hội Cộng Hòa là tầm vóc chiến tranh; Obama muốn bóp nhỏ cuộc chiến chống IS vào tầm vóc của một chiến dịch; việc ông không dùng bộ binh để tấn công dài hạn quân IS mang hai mục đích: một là để tránh Mỹ hóa chiến tranh sau nhiều nỗ lực để hoàn trả trách nhiệm quốc phòng lại cho hai quốc gia A Phú Hãn và Iraq; và hai là để tiết kiệm sinh mạng của binh sĩ Hoa Kỳ.
Hơn nữa, hình thức Mỹ tấn công bằng không lực trong sáu tháng vừa rồi khiến quân IS không còn khả năng hoạt động tập trung được nữa, mà phải phân tán thành từng toán nhỏ, thuận lợi cho chiến thuật biệt kích để giải cứu con tin và sát hại bọn lãnh tụ IS.
Đó là lý do Obama không chủ trương sử dụng bộ binh tấn công quân IS dài ngày; ông muốn dùng drones, dùng biệt kích đánh vỡ hệ thống đầu não của IS, như ông đã thành công trong việc đánh vỡ hệ thống đầu não của Al-Qaeda.
Từ vị trí chính lược, chỉ huy đạo quân hùng mạnh nhất thế giới, Obama đang quyết định những cuộc hành quân nhỏ -có thể nhỏ đến cấp trung đội 36 người lính biệt kích- nhưng đó là chiến thuật đúng để thắng cuộc chiến chống IS.
Với uy tín của vị tổng tư lệnh đã từng chiến thắng lớn nhất từ 70 năm nay, và với thành tích đánh tan tổ chức khủng bố Al Qaeda, đề nghị AUMF của ông sẽ được chấp thuận, dù Quốc Hội có nhiều chống đối. (nđt)

Nguyễn Đạt Thịnh
Nguồn: ViendongDaily


HÀ BẠCH TRÚC * MỐI TÌNH ĐẦU

Mối tình đầu của cha tôi

Tuyển tập những bài thơ chúc Tết Ất Mùi 2015 hay nhất 6
Hà Bạch Trúc
Tặng Gi, mùa Tết 2015
Chuyện hôm ni sẽ thành chuyện kể
Những lúc chiều đem nắng sang sông
O bâng khuâng nhè nhẹ hỏi lòng
Mình nhớ ai mà buồn chi lạ! (1)
Tại châu Âu, Thế Chiến Thứ Hai đang bước vào thời kỳ khốc liệt. Tại Việt Nam, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, vua Bảo Ðại, đang trị vì. Nơi kinh thành Huế, có hai người đẹp nổi tiếng là hai chị em Ngọc Yến và Ngọc Oanh. Năm đó, Oanh vừa tròn mười tám tuổi, theo gia đình từ giã Huế để ra Vinh. Cô gái Huế có vóc người nhỏ nhắn mình hạc sương mai, da trắng nõn mịn màng như lụa, đôi mắt to trong sáng và đặc biệt gương mặt nàng lúc nào cũng tươi tắn và rất có duyên.
Một hôm mẹ nàng đi xa về, bà kể trên chuyến xe lửa đã tình cờ gặp gỡ và trò chuyện với một chàng trai trẻ thuộc dòng hoàng tộc tên Ðàm. Ở Vinh, xa Huế, gặp được người cùng quê quán, bà cảm thấy như thân thuộc tự bao giờ. Bà cảm mến nhân cách và sự lịch lãm của chàng trai nên mời chàng ghé nhà chơi khi có dịp. Ðáp lời mời, ít lâu sau, chàng trai ghé thăm.
Lần đầu gặp Oanh, Ðàm đã bị chinh phục ngay bởi sắc đẹp cùng sự duyên dáng và nét hiền dịu của nàng. Từ đó mỗi cuối tuần được nghỉ việc, chàng đều ghé thăm gia đình nàng. Tình yêu đến với chàng thật tự nhiên và nhanh chóng. Lần đầu biết yêu, chàng say sưa theo tiếng lòng và làm tất cả để chinh phục tình yêu của nàng. Còn Oanh, từ khi gặp Ðàm, nàng không tài nào quên được hình ảnh chàng trai trẻ đẹp, hào hoa và trí thức đó. 
Ðàm có khuôn mặt điển trai với mái tóc dợn sóng tự nhiên khiến cho gương mặt chàng có nét tài tử lãng mạn hết sức đặc biệt. Thêm vào đó, cặp kính cận tạo cho chàng vẻ trí thức, khác với những người thanh niên khác. Tình yêu đến với Oanh nhẹ nhàng và tự nhiên như hơi thở. Ðàm chính là người yêu lý tưởng và đầu đời của nàng. Sau một năm, hai người yêu nhau tha thiết và sống mối tình đầu tuyệt đẹp giữa tuổi thanh xuân hoa mộng. Họ đặt trọn niềm tin vào một hạnh phúc tương lai với người mình yêu và thề nguyền gắn bó trọn đời bên nhau.
Hai mươi tuổi, Oanh tốt nghiệp và bắt đầu làm y tá trong bệnh viện ở Vinh do một bác sĩ người Tàu làm giám đốc. Ngày ngày nàng đến bệnh viện để làm việc. Như mọi bác sĩ hay y tá khác, mỗi tuần một hay hai đêm Oanh phải ở lại bịnh viện để lãnh phiên trực của mình. Một ngày mùa đông lạnh rét, đi làm về, nàng khóc nức nở. Mẹ nàng hốt hoảng hỏi nhưng nàng không nói được, chỉ biết khóc, mặt lộ vẻ kinh hoàng. Gặn hỏi mãi, cuối cùng Oanh kể rằng buổi tối hôm trước, khi trực đêm ở bịnh viện, nàng đã bị hãm hiếp. Người làm việc tồi bại đó chính là ông bác sĩ giám đốc bệnh viện. Thật ra ông ta để ý một cô y tá khác, và đã lầm tưởng Oanh với cô ta, vì đêm đó Oanh nhận lời trực thay cô ta. Oanh đã bị hiếp và cay đắng hơn nữa là đã bị hiếp lầm!
Bi kịch vừa đổ xuống đời Oanh khiến nàng sững sờ đau đớn. Nghĩ đến người yêu, nàng xấu hổ chỉ muốn chết. Hơn ai hết, mẹ nàng hiểu nỗi thống khổ của nàng, bà sợ nàng sẽ hủy hoại tấm thân nên bà tìm đủ mọi lời lẽ để an ủi nàng. Mấy tuần lễ trôi qua, Oanh không dám gặp Ðàm. Cho đến một hôm Oanh khám phá ra nàng mang thai. Gia đình Oanh gọi ông bác sĩ giám đốc bịnh viện đến nói chuyện. Ông ta bằng lòng cưới Oanh làm vợ. Ȏng sắp mãn hạn làm việc ở Việt Nam nên sau ngày cưới, nàng sẽ theo ông về Tàu sinh sống.
Ðất trời như sụp đổ. Ðịnh mệnh trớ trêu nào đã hại đời cô gái Huế thanh tân trong trắng ấy. Ðinh mệnh nào đã làm tan vỡ mộng đẹp nàng hằng ấp ủ bấy lâu. Lửa lòng đã tắt, Oanh nhận lời lấy ông bác sĩ giám đốc bệnh viện. Nàng còn xá gì nữa khi đã không thành với người nàng yêu. Nàng sẽ đi thật xa để chạy trốn Ðàm và quên đi tất cả. Ðám cưới được tổ chức vội vã.
Trước ngày theo chồng về nước, Oanh hẹn gặp Ðàm lần cuối. Nàng khóc rất nhiều khi nói lời từ biệt, nhưng nàng nhất định không nói tại sao nàng đi lấy chồng. Trong nỗi bất lực và đau đớn tột cùng, Ðàm đã gỡ kính cận đang đeo và đập xuống mặt bàn bằng kiếng khiến kính cận và mặt bàn vỡ nát. Oanh nhìn những mảnh kiếng vỡ mà cảm thấy như lòng nàng và cả cuộc đời nàng cũng vỡ tan trăm nghìn mảnh. Ðàm ơi, cứ trách em đi, nhưng làm sao em dám thú thật với anh chuyện nhục nhã của đời em. Chuyện chúng mình quá thơ ngây trong trắng, thương nhau bao năm trường nhưng chỉ dám cho nhau những ánh mắt, những nụ cười, những ngón tay đan vào nhau như mãi không muốn rời, những lời hứa hẹn một ngày hai đứa mãi mãi bên nhau ... Bây giờ tất cả chỉ còn là hư vô ...
Tháng ba 1946, ngày Oanh cùng chồng rời Vinh, trên sân ga nàng thấy Ðàm đứng ở xa xa. Lúc tàu chuyển bánh mang người thiếu nữ trẻ với cõi lòng tan nát rời xa quê mẹ, hình ảnh cuối cùng Oanh còn giữ lại chính là hình ảnh của Ðàm, mối tình đầu của nàng, đứng bơ vơ trên thềm ga vắng, lặng lẽ nhìn theo con tàu khuất dần. Oanh tự nhủ lòng chắc chẳng bao giờ còn gặp lại Ðàm.
Chim vỗ cánh nắng phai rồi đó
Về đi thôi O nớ… chiều rồi
Ngó làm chi mây trắng xa xôi
Mắt buồn quá chao ơi là tội! (2)
Tôi sinh ra ở đất Thần Kinh, trong một gia đình mà những người con gái đều có tên đôi, họ và tên rất dài và cổ kính. Cha tôi lấy mẹ tôi năm ông 31 tuổi. Mẹ tôi thuở tuổi học trò đã từng là hoa khôi trường Đồng Khánh Huế, sau khi lấy cha tôi vẫn có tiếng là một trong những người đàn bà đẹp nhất của xứ Huế thời đó. Cha tôi lớn hơn mẹ tôi 9 tuổi, có vợ đẹp và yêu vợ nên ông ghen và giữ vợ như giữ một kho tàng quý báu.
Tôi còn giữ một kỷ niệm lúc đó mới khoảng 5 hay 6 tuổi, hôm đó ở lớp bọn con nít chúng tôi tranh cãi nhau, ai cũng dành mẹ mình đẹp nhứt, gây nhau ỏm tỏi, cho đến nỗi ông thầy giáo phải can và hỏi tại sao, khi biết được đề tài tranh dành, thầy nói người đàn bà đẹp nhứt xứ Huế này chính là Mẹ tôi. Trong bữa cơm chiều hôm đó, tôi hãnh diện kể cho cả nhà nghe, chẳng dè cha tôi nổi xung thiên chửi thầy tôi “dám cả gan nói đụng đến vợ ông và cả gan khen vợ ông đẹp”. Cha tôi còn đòi sáng hôm sau vô trường gặp thầy tôi để "hỏi chuyện", làm tối hôm đó tôi sợ quá, ngủ không được. Hôm sau mẹ tôi phải can cha tôi không cho ông vào trường kiếm thầy tôi. Cha tôi là người thanh lịch có tiếng, lại trực tính và tốt bụng, rộng rãi không ai bằng, nhưng tính ông nóng như lửa nên ông hay dễ nổi giận.
Năm tôi tám tuổi, một hôm cha tôi có ý định cho một đứa con vào Sài gòn sống với cậu tôi vì cha thương cậu mợ không có con. Tôi gan lì tình nguyện vào sống với cậu mợ, có lẽ cũng vì e sợ cái tính nóng nảy của cha. Từ đấy tôi sống xa gia đình, xa miền trung, mỗi năm chỉ mùa hè mới về thăm nhà, cho đến năm mười tám tuổi tôi ra nước ngoài du học.
Tháng tư 1975, cha mẹ và các em tôi rời Việt Nam sang Pháp sống với tôi tại Grenoble, một tỉnh nhỏ nằm dưới chân núi Alpes miền Ðông Nam nước Pháp. Mấy năm sau, cha tôi qua đời khi ông vừa đúng sáu mươi tuổi rưỡi. Ngày cha tôi mất, cái đồng hồ có con chim cứ mỗi giờ kêu cúc cu bỗng dưng bị chết. Ai vặn cũng không chạy, tới tay mẹ tôi vặn thì cái đồng hồ mới chạy lại. Và từ đó, chỉ mình mẹ tôi vặn đồng hồ, nó mới chạy; ai khác lên giây là sau đó đồng hồ lại đứng. 
Chín năm sau mẹ tôi cũng qua đời, năm đó bà cũng vừa đúng sáu mươi tuổi rưỡi. Ngày mẹ tôi mất, cái đồng hồ kêu cúc cu lại chết. Lần này đồng hồ chết luôn, mặc cho anh em tôi lên giây đủ cách. Có những khi tôi tự nghĩ, hay là cha tôi mong mỏi mẹ tôi về với cha, nhưng không muốn vợ mình đi sớm nên cha đã để cho vợ mình cũng được tận hưởng cuộc đời ở cõi trần gian này ngang bằng khoảng thời gian chính mình được hưởng?
Đã bao nhiêu năm qua rồi, những lúc chợt nghĩ đến cha mẹ, tôi vẫn hình dung cha mẹ đang ở bên nhau trên cõi thiên đàng đó. Cha tôi vẫn còn ghen như xưa và vẫn còn giữ gìn mẹ tôi, nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, nâng niu như nâng ly thủy tinh, cưng quý như một kho tàng vô giá…

Trong đám bạn tôi, quen nhau đã mấy mươi năm từ thuở còn đi học, có vợ chồng Lâm và Ngọc Mỹ. Lâu lâu bọn tôi thường tổ chức gặp gỡ và đi chơi chung với nhau. Cách đây tám năm, một hôm cả bọn đi chơi, tôi ngồi cùng xe với Mỹ. Cô nàng líu lo kể đủ thứ chuyện, từ chuyện đời xưa đến đời nay, chuyện gia đình, bè bạn…. Loáng thoáng tôi nghe tên vài người tôi quen, mà cũng nhiều tên tôi không biết… Quỳnh Trâm, Hùng, Tuấn, Dũng... anh Đức, chị Hà… Anh Ðức … a hình như tôi có biết người này. Hỏi ra thì đúng là bác Ðức tôi quen.
Tôi nói:
- Mới tuần trước, ta gặp bác Ðức.
Bác Ðức đâu có bao giờ nhắc chuyện ngày xưa, nhưng tự nhiên lần gặp gỡ vừa qua, bác nhắc đến cha tôi. Tôi kể lại cho Mỹ nghe lời bác nói: “Bác nhớ mãi hình ảnh cha con ngày xưa hay cỡi con ngựa trắng”.
Tò mò Mỹ hỏi:
-Thế cha mi tên chi?
Tôi trả lời:
- Cha ta tên Tôn Thất Ðàm.
Mỹ chỉ khẻ nhíu mày rồi không nói gì nữa. Hai ngày sau gặp lại tôi, Mỹ hỏi:
- Có phải cha mi có hai cô em gái, tên ở nhà gọi là Bướm Chị và Bướm Em không ?  
- Đúng là hai O của tôi.
- Mi có biết ai tên Ngọc Oanh không?
Tôi lục lạo trí nhớ một lúc lâu, rồi trả lời không.
- Là ai rứa?
- Là dì của tao và mối tình đầu của cha mi đó.
Tôi như người từ trên trời rơi xuống. Có bao giờ tôi nghĩ cha tôi có mối tình nào khác ngoài mẹ tôi đâu. Người cha tận tụy với gia đình, người cha nghiêm nghị, nóng tính nhưng cực kỳ tốt bụng đó, đã có mối tình đầu lãng mạn với người dì của bạn tôi sao? Nhưng sao hai người không thành với nhau? Tại sao chia tay?
Mỹ kể cho tôi nghe câu chuyện đời dì Oanh của nó, từ lúc gặp cha tôi, hai người yêu nhau, rồi dì bị hiếp đến mang thai. Trong hoàn cảnh xã hội thời đó, một người con gái không chồng mà có thai, không thể chấp nhận được. Dì không có cách nào khác hơn là lấy người đã gây ra nghịch cảnh cho đời mình. Dì theo chồng về Trung Quốc, hai người sống ở Thiên Tân và có ba người con.
Chồng dì là một người ham mê nữ sắc. Sống trong một xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ như xã hội Trung Hoa, cộng thêm cá tính riêng, ông sống cuộc đời buông thả, mèo chuột lăng nhăng và luôn bạc đãi dì. Ȏng chỉ coi dì như một người đàn bà đẹp để ông thỏa mãn dục vọng, chứ không phải như người yêu, người tình hay người bạn đời mà ông trân quý. Hai người sống với nhau không có hạnh phúc.
Ở Trung Quốc, chồng của dì tiếp tục hành nghề bác sĩ cho đến khi Cách mạng Văn hóa bùng nổ thì ông bị bắt. Dì phải gồng gánh con thơ chạy về miền quê lánh nạn và một mình xoay sở, lặn lội nuôi con. Cuộc đời của dì là một chuỗi dài những gian truân và nghịch cảnh khó ai có thể hình dung được. Nhiều lúc dì muốn trở về quê hương Việt Nam nhưng không biết phải làm cách nào để thoát ra khỏi đất nước đầy nghi kỵ và kềm kẹp, thiếu tự do và hoàn toàn khép kín đó.
Tôi đã rơi nước mắt khi nghe Mỹ kể chuyện tình của dì Oanh với cha tôi. Mối tình đầu là mối tình trong trắng nhất, nếu không thành sẽ để lại vết thưong lòng muôn đời. Thương cha thì ít nhưng thương dì Oanh thật nhiều. Cuộc đời của cha tôi sau dì Oanh dù sao cũng đầy hạnh phúc với mẹ tôi, còn cuộc đời dì Oanh thì coi như đã chấm dứt sau ngày chia tay với cha tôi.
Mỹ cho tôi biết hiện dì Oanh đang có mặt ở Pháp. Không đắn đo suy nghĩ, tôi xin Mỹ số điện thoại và gọi ngay cho dì. Bên kia đầu giây là một giọng nói nhẹ nhàng trong trẽo mà nếu không biết chuyện của dì, có lẽ tôi sẽ không bao giờ nghĩ đó là giọng nói của một bà lão trên 80 tuổi. Biết tôi là con của ai, dì xúc động lắm, dì nói:
- Dì không gặp lại được cha con nhưng gặp con như gặp cha con. Ðến thăm dì đi và mang theo hình cha mẹ con và mấy anh chị em con cho dì coi với.
Tôi cũng nôn nóng muốn gặp dì nên thu xếp đến thăm dì tại thành phố Avignon, miền Nam nước Pháp. Gặp tôi, dì ôm tôi và nhìn không chớp mắt, "con giống cha con quá". Dì nhìn say sưa những hình ảnh chụp cha mẹ tôi và năm anh em chúng tôi. Dì khen mẹ tôi đẹp quá, dì nói vẫn còn nhìn lại được những nét ngày xưa của cha tôi. Dì nói nhắm mắt lại dì vẫn còn rõ mồn một hình ảnh của cha tôi thời trai trẻ. Dì nói dì rất vui mừng khi biết được cha tôi được hạnh phúc tuyệt vời với mẹ tôi. Tôi tin những lời này xuất phát từ trái tim dì.
Dì kể cho tôi nghe sau 1975, dì mới liên lạc lại được với gia đình sau 30 năm chia cách. Chính chị của dì là Ngọc Yến, mẹ của Ngọc Mỹ, đã qua Trung Quốc thăm dì và làm giấy tờ bảo lãnh cho dì qua Pháp. Dì tâm sự, có dịp qua Pháp, dì chỉ mong ước tìm lại được tông tích của cha tôi. Tại đây, một hôm dì đi cùng chị đến chùa dự đám ma một người bạn gái, thì có người cho biết cha tôi sống với vợ con ở thành phố Grenoble, nhưng cha tôi đã qua đời. Dì Oanh khóc ngất… Ai cũng tưởng dì khóc bạn, nào ai biết được dì khóc vì biết rằng sẽ chẳng bao giờ còn có cơ hội để nói với người yêu đầu sự thật của đời mình. Lần chia tay trên sân ga ngày ấy ngờ đâu lại là lần vĩnh biệt nhau mãi mãi, là lần cuối cùng nhìn thấy nhau.
Dì tiếp tục kể, sau đó mặc dù đã gần 60 tuổi, dì vẫn lo kiếm việc làm để khỏi nhờ cậy chị và cháu của mình. Dì tìm được việc làm nên ở lại Pháp đã hai mươi năm. Mười lăm năm đầu, dì làm y tá riêng chăm sóc cho một ông công tước già tại nhà ông. Năm năm sau này, dì sống môt mình trong một căn nhà nhỏ, hàng ngày dì đi sinh hoạt trong một hội tại điạ phương, dì làm thơ, vẽ, múa và hát.
Một thời gian ngắn sau khi gặp tôi, dì về Trung Quốc thăm con, định sau đó sẽ trở lại Pháp nhưng dì bị lên cơn đau tim nên phải ở lại Trung Quốc vì bác sĩ không cho dì đi xa. Từ đó tới nay, tôi vẫn giữ liên lạc với dì, hễ có dịp là tôi bay qua thăm dì ở Thiên Tân, thành phố cảng lớn nằm ở phiá Bắc Trung Quốc, gần Bắc Kinh.
 Lâu lâu nhớ dì, tôi gọi điện thoại, hai dì cháu nói chuyện hàng giờ không hết. Mỗi lần nghe dì Oanh kể chuyện, tôi như lạc vô một thế giới huyền ảo trong đó tôi không xa lạ với những nhân vật, nhưng thật xa lạ với những nghịch cảnh thương tâm của dì. Mặc dù đã gần chín mươi tuổi nhưng dì còn năng động, vui vẽ và minh mẫn hoàn toàn. Tôi vẫn nhủ lòng: “Dì ơi, mối tình đầu của dì đẹp lắm nhưng sao đời dì khổ quá, ba chìm bảy nổi, bôn ba lận đận tứ phương, không khác chi tiểu thuyết. Phải chi con được ở gần dì để chia sẽ với dì những vui buồn lúc cuối đời.”
Chuyện của dì Oanh không khỏi làm tôi liên tưởng đến nhân vật Lara trong truyện tình Bác sĩ Zhivago. Lara nhan sắc mặn mà, tính hiền lành và trung hậu nhưng cả cuộc đời chỉ là nạn nhân đau khổ. Lúc còn là con gái, Lara cũng bị cưỡng hiếp, và cuối cùng nàng phải đi theo và lấy Komarovski là người đã làm nhục nàng. Hai cuộc đời, hai thời đại, hai đất nước hoàn toàn khác nhau nhưng sao thân phận họ giống nhau lạ lùng. Hình ảnh dì Oanh và Lara nhập nhoè như quyện vào nhau. 
Chập chờn hình ảnh Lara lúc chia tay Yuri Zhivago trong khu vườn ngút ngàn tuyết trắng và hình ảnh dì Oanh vĩnh biệt cha tôi trên thềm ga vắng. Tiếng nhạc ngựa đưa Lara đi xa mãi mãi có khác chi tiếng còi tàu đưa dì Oanh rơi quê hương, phải chăng là tiếng khóc nghẹn ngào của những người tình trong giây phút vĩnh biệt.
Mùa đông lại về, Tết lại sắp đến, tôi nôn nao muốn đi thăm dì Oanh. Lần nào tôi sang thăm, dì cũng ân cần, chu đáo và nhất là dì rất vui và nói chuyện không dứt. Tôi nhủ lòng lần này sẽ mang theo thật nhiều hình của cha tôi cho dì xem, như mang một niềm vui nho nhỏ, dù muộn màng đến cho dì.
Và tôi nghĩ tới cha tôi. Sự tình cờ nào đã đưa đẩy tôi gặp người yêu đầu của cha? Sự tình cờ nào đã khiến dì Oanh gặp tôi khi cha đã qua đời, khi mối giây liên hệ giữa dì với cha  không còn lý do để tồn tại? Có phải chỉ là sự tình cờ hay đó là duyên của dì với cha con tôi? Mối duyên gặp gỡ ngắn ngũi của dì với cha tôi tưởng đã chấm dứt, nhưng lại tiếp tục sang tôi sau 65 năm gián đoạn và vượt cả không gian 8500 cây số từ Trung Quốc đến tận nước Pháp.
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ. Giữa dì Oanh và cha con tôi hình như chữ duyên lấp ló đó đây, nhưng chữ nợ thì rõ ràng không có. Mọi sự ở đời phải chăng chỉ là cái duyên vô thường, có không không có, hợp rồi tan, tan rồi lại hợp. Ôi những mối tình dang dở, những mối tình đẹp muôn thuở! Văng vẳng bên tai điệu nhạc buồn và lời ca da diết của bài hát Somewhere my love, Người tình thương nhớ.


1, 2 Qua mấy ngõ hoa; Mường Mán

SONG LAM * SAIGON 40 NĂM


Cuối cùng thì tôi cũng về cái ổ của mình. Nằm thẳng cẳng, hai tay đan trên ngực, mắt nhắm nghiền, tôi giống hệt như những người được Chúa gọi về. Chỉ có khác đôi điều là còn thở phì phò và trái tim còn đập lổn nhổn khi trồi khi sụt. Ba tuần lễ ở Sàigon để thăm lại người mẹ ra đi năm ngoái, tôi như con thú hoang đi lạc. Mọi thứ đều lạ lẫm, trễ tràng. Sàigon thật sự không còn của riêng tôi.

Đứng thật lâu ở cửa Tây chợ Bến Thành, ngay tiệm vàng Nguyễn Thế Bài trước 75, tôi không hiểu mình muốn tìm gì, gặp ai trong lúc này. Con đường Lê Thánh Tôn ngày xưa đi học bằng xe đạp đôi lần dừng lại vì xe bị tuột sên, có ít nhất vài anh con trai tới sửa dùm. Bây giờ, đứng đây cả buổi, nhìn ngó tứ tung, chẳng có ma nào ngó tới tôi. Buồn tình, tôi đi lang thang. Đi bộ lòng vòng ngang kem Bạch Đằng, tôi ngán ngẫm chẳng thèm vào. À, nhà sách Khai Trí cũ đây rồi. Vô chút. Hình bóng cũ nào còn đây, sách vở ích gì cho buổi ấy? Tôi mua vài quyển sách dạy nhạc, Tự học Tây Ban Cầm với ước mong dợt lại bài Thu Ca ngày nào, bài dư âm kỷ niệm ngày hai đứa mới quen nhau, bài Thuyền và Biển mà mấy đứa em già chế lại hát như thế này: "Nếu phải sống xa em, anh chỉ còn bão tố. Nếu phải sống bên em, anh chỉ còn… cái khố."

Bùng binh Sàigon ngày nào có tượng đài Trần Nguyên Hãn oai phong, tượng nữ sinh Quách thị Trang bằng đá trắng… nay đã mất tăm, mất tiêu. Xe cộ thật nhiều, ồ ạt, ào ào khiến tôi chóng mặt.

Sàigòn bây giờ đầy dẫy, ngập tràn nhà cao tầng không khác gì các đô thị văn minh Âu Mỹ. Sàigon có Bicotex Trung tâm tài chính, mà dân Saigon gọi là bà đầm bưng mâm xôi, Saigon có Center Tower 72 lầu, Saigon có đường hầm bắc qua sông Thủ Thiêm. Bến đò Thủ Thiêm bên bến sông Bạch Đằng năm xưa chạy xập xình, ành ạch sóng nước cả ngày cả đêm nay đã không còn. Con đò Thủ Thiêm đã lùi vào dĩ vãng! Trong trí nhớ người dân Sàigon vẫn còn câu hát: "Bắp non đem nướng lửa lò. Đố ai ve được con đò Thủ Thiêm". "Con đò" Thủ Thiêm tức là cô lái đò trẻ tuổi xinh đẹp chèo đò đưa khách sang sông. Tôi thích quá chừng chữ "ve" này, mà chữ "cua" hay chữ "dê" không tài nào sánh kịp!

Sàigon có cầu vượt, có xa lộ Đông Tây, có siêu thị lớn nhỏ sang trọng không thua gì ở Mỹ. Sàigon có tất cả, nhưng Saigon không có nụ cười.

Sàigon không có nụ cười? Các bạn có cho rằng tôi nói quá sự thật không? Một lần nữa, tôi xin xác định: Saigon không có nụ cười. Trong công việc hàng ngày của tôi, tôi cười với khách hàng hàng trăm lần, nói hai chữ "cám ơn" hàng ngàn lần. Saigon không có được chuyện này.

Hàng ngàn chiếc xe gắn máy đổ xô ra đường mỗi giờ, mỗi ngày, mọi người chen lấn nhau, tranh giành nhau từng centimet đường, mặt mày hằm hè như sắp sửa gây gổ, chửi mắng nhau và mặt lạnh như… tiền Việt Nam. Vào cơ quan chính quyền, quý vị sẽ thấy được sắc mặt này: họ nhìn mình ghẻ lạnh, soi mói coi mình thuộc tầng lớp nào trong xã hội, họ nhìn qua cách ăn mặc để đoán xem mình có tiền nhiều hay ít… ôi cái nhìn xa lạ, dửng dưng, không có một chút tình cảm con người nào hết. Sao kỳ vậy cà? Tôi tự hỏi mình. Biết hỏi ai bi giờ?

Saigon có những bộ trang phục đắt tiền, những chiếc xe hơi bạc triệu, những biệt thự sang trọng với phòng master bedroom dát vàng ròng bốn số chín, nhưng Saigon không có được tình yêu thương. Saigon vắng bóng lòng nhân ái và chết tiệt sự bao dung.

Những ngày cận kề Christmas, Saigon treo đèn kết hoa cùng khắp những con đường lớn. Những công trình xây dựng còn dang dở khắp nơi gây ra sự kẹt xe dữ dội vào những giờ cao điểm. Dân Saigon ăn nhậu tối ngày, từ sáng sớm cho tới giữa khuya. Quán nhậu san sát, từ bò dê cao cấp cho đến rắn mối thằn lằn. Hình như mọi người đang lâm vào cảnh mê hồn trận cứ ăn nhậu thả cửa chừng nào chết hẳn hay. Tôi có những đêm Saigon mất ngủ triền miên vì tiếng xe gắn máy ầm ầm trong từng hang cùng ngõ hẹp. Bốn năm giờ sáng lại nghe rội rã tiếng rao hàng: "Bánh mì nóng đây, bánh mì nóng đây". Saigon lúc nào cũng hực hở lửa nóng, rít rịt tay chân, chỉ nhờ mong ngọn gió mát bất chợt.

Tuổi trẻ Saigon bây giờ cao hơn, đẹp hơn, sang trọng hơn. Con gái ra đường không ai biết đẹp hay xấu, cao hay thấp, da trắng mịn màng hay đen thui rổ chằng chịt, vì họ trùm kín mít, chỉ chừa hai con mắt vẽ chỉ đen thui, lạnh lùng. Ai cũng chen lấn, vội vã, chụp giựt. Và hoàn toàn không có một nụ cười nào hết. Ở Saigon ba tuần, tôi không biết mình cười được bao nhiêu lần, chỉ thấy lòng trĩu nặng sầu thương.

Đã nhiều lần tôi thấy được những người già như tôi đã về hưu ngồi trong nhà thu lu bất động. Nếu không bận rộn được làm ô-sin không công cho con cháu thì họ cứ ngồi trước bực cửa nhìn ra ngoài đường. Họ ngồi đó, buồn, bất động và héo tàn.

Central Tower lộng lẫy sửa soạn chào mừng năm mới 2015, sẵn sàng giơ cao dao sắc chém ngọt khách hàng. Ly kem bạc hà chỉ có hai viên kem tròn vo lớn hơn cái trứng cút chút xíu, trả 11 dollars cho tui. Trời ơi giá cả hơn cả bên Mỹ. Nhưng lo gì. Đại gia thừa tiền lắm bạc, "bi nhiêu bi!"

Saigon cũng có những buffet đắt tiền dành cho nhà giàu mới mở mắt sau này như ở Hoàng Yến, Newworld, nhất là ở nhà hàng năm sao Newworld này, ăn trưa 26 dollars và ăn tối 42 dollars trong khi người lao động buôn gánh bán bưng chỉ mong kiếm được 2 dollars/ngày (42.000 đồng Việt Nam). Saigon ơi, nhức nhối lòng tôi.

Mở mắt chào đời ở Saigon, sống và thở với Saigon qua bao nhiêu thăng trầm của đất nước, của thời cuộc, tôi vẫn ôm Saigon vào trong lồng ngực tưởng như lúc nào cũng son trẻ của mình. Xa Saigon 40 năm, Saigon đã ngủ vùi 40 năm, Saigon đã mất đi vẻ thơ mộng, lãng mạn, đã mất đi hoàn toàn văn hóa phương Nam, để trở thành thứ lai căng chú kiết, Tây chẳng ra Tây, Tàu chẳng ra Tàu. Saigon bây giờ vẫn đang còn một triệu ba trăm ngàn người nghèo khổ đói khát lầm than. Có những cái chết vội vàng non yểu, trăm thứ bệnh lạ do thực phẩm độc hại mang đến, Saigon có trăm ngàn chuyện giả từ lông mi giả đến tôm khô, bánh tráng, gạo lúa ăn uống hàng ngày.

Bên cạnh những building cao vòi vọi, những nhà hàng sang trọng, những resort năm sao, quý bạn đọc sẽ còn thấy được những trường học xuống cấp thê thảm, những bệnh viện ghẻ lở hoang phế hàng trăm năm không sửa sang. Quý bạn đọc hãy ghé mắt vào bệnh viện T.C ở Saigon để thấy bệnh nhân nằm la liệt từ hành lang cho đến trước cửa nhà vệ sinh, nằm luôn cả dưới gầm giường. Y tế quả là quá tải và giáo dục đi đoong. Chúng tôi đến thăm đứa cháu họ tại phòng vô trùng của Trung tâm huyết học mà sững sờ: thằng nhỏ chuẩn bị trình luận án tốt nghiệp cao học kinh tế, lại được phát hiện bị ung thư máu. Tôi phát khóc khi nhìn bốn thanh niên trẻ không quá 25, mặt mũi sáng láng khôi ngô với những cái đầu trọc lóc vì vừa trải qua mấy đợt Chemo. Những khuôn mặt trắng bệt đang cần vô máu, mà xác suất sống còn chỉ có từ 20-25% đã làm tôi đau lòng, không biết phải nói gì để an ủi các cháu. Không ai trả lời được câu hỏi tại sao trong khi tiền đóng cho bệnh viện cao ngất ngưỡng được tính bằng hàng chục ngàn dollars, cha mẹ các cháu phải cầm cố nhà cửa, ruộng vườn…

Làm sao ngoảnh mặt quay lưng với cảnh đời trái ngược ở Saigon: bên cạnh cuộc sống xa hoa dư thừa phủ phê của kẻ có quyền lực, vẫn còn hằng hà sa số cuộc đời của những con người Việt Nam bần cùng đói khát kiếm ăn từng bữa toát mồ hôi, còn những mồ hoang mả lạnh, còn bao nhiêu cái chết tức tưởi, âm thầm… những người muôn năm cũ hồn ở đâu bây giờ? (Vũ Đình Liên-Ông Đồ). Người lính cũ VNCH, người thương phế binh của chế độ cũ vẫn còn sống vất vưởng, lê la đầu đường xó chợ mà sự giúp hàng năm của đồng bào hải ngoại vẫn không thấm thía vào đâu! Chương trình "Cám ơn Anh" hàng năm ở California với số thu lên đến bảy tám trăm ngàn dollars vẫn còn quá ít so với nỗi đau quá lớn, những thương tật trùng điệp của hàng chục ngàn chiến binh sau 75. Chúng ta đời đời chịu ơn họ, cái ơn sâu không bao giờ trả nổi…

Saigon thân yêu của tôi ơi. Em đã ngoài 40 từ 1975, tù dạo người Saigon ken chân vội vã chen lấn xuống tàu bạt mạng thừa sống thiếu chết vượt trùng dương tìm đường trốn chạy, biết bao người đã chìm sâu đáy nước, biết bao nhiêu người lưu lạc phương trời?

Biết nói gì với em hôm nay, Saigon 40? Hôm nay thăm lại Saigon, em chỉ còn trong tôi hình bóng cũ: Con đường Bà Huyện Thanh Quan những chiều tan học mát rượi lối đi, vòng xe quay thanh thản nói cười với bạn, tà áo dài trắng quấn quít mối tình đầu.

"Saigon ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời. Saigon ơi, thôi đã hết thời gian tuyệt vời…" (Saigon ơi vĩnh biệt-Nam Lộc)

Tôi vẫn còn hoài hình ảnh Saigon tráng lệ, tươi đẹp trong trái tim già nua khô héo của mình. Và Saigon ơi, tôi còn mãi Saigon xưa trong trí nhớ.

II.

Tôi trở lại Valley Forge vào những ngày cuối của năm 2014, tôi nghe lòng giá buốt với cái lạnh 6 độ F về đêm và những tai ương nổ ra từ khắp thế giới trong khi năm 2015 từng bước đến gần. Hai cảnh sát viên New York bị kẻ gian sát hại ngày 20/12 là vết thương lớn cho nhân dân Mỹ, đặc biệt là cộng đồng New York. Sự sát hại đó có lẽ bắt nguồn từ sự phân biệt chủng tộc âm ỉ, dai dẳng sau khi người thanh niên Michael Brown ngả xuống từ viên đạn của người cảnh sát da trắng trong tháng 8/2014. Và chỉ một tuần sau 28/12, Air Asia của Malaysia mang biển số 8501 lại bị rớt ở đáy biển Java mang theo 162 hành khách và phi hành đoàn, trong khi vừa cất cánh từ Jakarta (Indonesia) đi Singapore được 45 phút…

Dù vậy, ở Times Square New York, trái cầu mà cả thế giới dõi mắt mong chờ count down như một thông lệ chào mừng năm mới, với hy vọng sẽ tốt đẹp hơn năm cũ, đã qui tụ hàng trăm ngàn người trẻ tuổi bất chấp cái lạnh giá mùa Đông. Ở quanh vùng chúng tôi cư ngụ, Valley Forge Casino đã chuẩn bị hàng trăm chai Champagne sẳn sàng mở nnắp để đón khách. Liệu 2015 có khá hơn chăng?Ai mà biết được?

Tôi đã não lòng với đồng hương của tôi ở Saigon Việt Nam, tức Saigon lớn. Còn Saigon nhỏ? Khi nghĩ đến Little Saigon là tôi có chút vui. Sao kỳ vậy cà? Saigon nhỏ hình thành khắp nơi trên thế giới, nơi có người Việt Nam sinh sống và thành lập cộng đồng. Phải chăng người Việt Nam tị nạn khắp nơi trên thế giới muốn tìm lại những gì đã mất? Vì Saigon lớn không còn của mình nữa, mà là của họ, của người chủ mới!

Những lần đến Little Saigon ở Cali, tôi tìm lại được hình ảnh quá khứ, rất Việt Nam. Hình ảnh chiếc áo bà ba, vành nón lá, tà áo dài thanh tú ngày xưa đã không còn thấy ở Saigon lớn, lại vẫn ung dung hãnh diện khoe khoang ở Saigon nhỏ, đặc biệt tôi tìm thấy được con người Saigon xưa với đặc trưng văn hóa Saigon và tôi có được từ họ, những nụ cười thân ái.

Làm sao nói hết được những gian khổ, nhục nhằn của người Việt Nam lưu lạc nơi xứ người từ 40 năm qua? Họ đã từ bỏ hết những gì có được trong tay để làm lại từ đầu bằng bất cứ công việc gì, vị trí nào để mưu sinh nuôi sống gia đình, gầy dựng cuộc sống mới. Biết bao mồ hôi nước mắt đã tuôn đổ cho 40 năm lưu vong? Hai ba giờ sáng phải trở dậy đáp xe buýt đến chỗ làm với đồng lương rẻ mạt, phải sinh hoạt trong những điều kiện eo hẹp, phải tiết kiệm từng đồng bạc kiếm được, và cũng không thiếu những ê chề, tủi nhục trong quãng đường dài nơi xứ người. Nhưng người Việt Nam với bản tính chịu khó, cần cù, chịu đựng gian khổ để gầy dựng tương lai cho thế hệ thứ hai.

Sau 40 năm ròng, lớp người thế hệ thứ nhất đã già rồi, một số người đã ngàn đời yên nghỉ, để lớp trẻ đầy đủ năng lực, trưởng thành vươn lên nơi quê hương thư hai này. Họ có mặt ở các ngành nghề với vai trò lãnh đạo và thật sự bước vào chính trường của Mỹ như Janet, Trí, Andrew… ở Little Saigon Nam Cali, như Nguyễn Xuân Hùng ở Texas hay Tâm Nguyễn ở San Jose… Công việc của họ hãy còn ở phía trước, trong đó có dự định đề nghị Thượng Viện Mỹ can thiệp cho người lính cũ VNCH, những thương phế binh sống vất vưởng ở quê nhà được định cư sang Mỹ, sang Uc để bù đắp phần nào thiệt thòi của họ. Chúng ta hãy cầu nguyện cho mộng ước này thành sự thật!

Người Saigon sống dễ dãi, chan hòa tình cảm với mọi người, với bà con hàng xóm láng giềng, với đồng hương đồng khói. Người viết cứ tự hỏi mình hoài: Ở Cali có nhiều hội đoàn, như Hội Nhớ Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng, Bạc Liêu, Gò Công… mà sao không có Hội Saigon? Có thể Saigon là điểm hẹn, điểm đến của các miền đất nước chăng? Ở vùng New Jersey, có Saigon Plaza, có chợ Bến Thành… và cái Logo chợ Bến Thành dùng làm bảng hiệu cho khắp nơi có Saigon nhỏ, tức Little Saigon. Đây là niềm hãnh diện chung cho người Việt Nam, cho Saigon, cho người Saigon, cho nên 40 năm qua, tâm tình ấy vẫn đầy thương, đầy nhớ.

Bây giờ ở Little Saigon Nam Cali chắc đang có những lo toan hạnh phúc? Nào là chuẩn bị Hội Tết hàng năm, cuộc diễn hành ở phố Bolsa, cuộc thi nấu bánh chưng ở Phước Lộc Thọ, thi hoa hậu áo dài truyền thống… để đón mừng năm mới Ất Mùi 2015. Tết Việt Nam vẫn còn mãi trong lòng người Việt Nam, người Saigon!

Những chuẩn bị rậm rịch, rộn ràng của mọi người từ đầu tháng Chạp. Các bà mẹ sẽ lui cui nấu nướng sớm chiều cho ngày 30 Tết cúng rước ông bà, tổ tiên, chào đón Giao thừa. Ngoài chợ lao xao mua sắm đồ ăn thức uống, bánh trái rượu bia và nhất là hoa Tết. Trời ơi làm sao nói hết cái cảm giác vui sướng khi đi dạo chợ hoa tìm mua những cành mai đẹp nhất? Người bán người mua lao xao nói cười, chợ ngày không đủ ngày giờ, còn có chợ đêm nữa chứ! Về đêm Cali mát rượi, đi chợ đêm vừa đi vừa ăn bắp nướng thoa mỡ hành thì hạnh phúc biết bao?

Ngày Tết đến rồi, những chiếc áo dài được phơi phóng, ủi là cho thật phẳng phiu để đem ra chưng diện với mọi người. Áo gấm chữ thọ dành cho các ông, áo gấm đủ màu, đủ các loại hoa Mai lan cúc trúc dành cho các bà và các cô gái trẻ. Ai cũng mặc áo dài, từ trẻ nít cho đến cụ già, thậm chí các dân cử Mỹ lẫn Việt trên truyền hình chúc Tết đồng hương cũng diện áo dài. Áo dài được mùa. Người viết cảm thấy thật vui, thật gần gũi với họ. Ai cũng trang trọng chúc Tết nhau, nói cười thật vui như… Tết.

Người Việt Nam ở Little Saigon nói cười với nhau trong chợ, trên xe đò, ngoài bãi biển, trên xe buýt, trong buổi coi văn nghệ… dù họ chửa quen nhau, quen nhau đôi lần, gặp nhau đôi bận, họ cũng sẳn sàng chia xẻ tâm tình, mọi hoàn cảnh được phơi bày để hỏi ý kiến, thật hoàn toàn khác với những khuôn mặt "chằm vằm" của người Saigon ở Việt Nam.

Xin lỗi bạn đọc thật nhiều vì tôi cứ nhắc hoài những hình bóng ngày xưa. Quả thật quãng đường 40 năm của người Việt Nam với những kỷ niệm đã cũ, rất cũ, đã là của hôm qua. Và 40 năm lưu vong tị nạn nơi xứ người, cũng tưởng chừng như mới hôm qua. Thời gian như bóng câu qua cửa sổ. Rồi tất cả sẽ qua, sẽ qua, sẽ là của quá khứ rộn ràng trong lòng mỗi người dân Việt.

Dù thế giới hiện giờ chưa được bình an dù chưa hoàn toàn hạnh phúc, nhưng có lẽ nào ta lại hờ hững với mùa xuân đang từng bước đến gần? Ở miền Đông lạnh giá mù sương này, tôi chỉ ao ước có một nhày nào đó được hưởng sự nồng ấm tình người, tình đất ở Cali, để thấy mình trẻ lại trong ngày Tết truyền thống, với văn hóa Saigon qua tiếng pháo mừng Xuân.

Với đồng hương, bằng hữu, gia đình ở Little Saigon Nam Cali, tôi xin gởi đến quý vị những tình cảm tốt đẹp, lời chúc mừng trân trọng nhất trong ngày đầu năm Ất Mùi 2015 này. Và, với Saigon lớn của tôi ngày xưa, tôi xin chào em, Saigon 40, và chỉ xin em, tha thiết xin em, chỉ một nụ cười.
Song Lam




SONG THAO * LỘC

LỘC

Song Thao
 



Nhớ ngày còn là những anh chàng độc thân chạy tung tăng ngoài đường nhiều hơn ở nhà, chúng tôi chẳng năm nào bỏ qua giao thừa ở Lăng Ông Bà Chiểu. Chàng nào chàng nấy ăn diện hết cỡ. Nói là diện chứ hạng nhất cũng chỉ thêm chiếc cà vạt lủng lẳng trước ngực. Cà vạt ngày đó chỉ nhỏ bằng  hai ngón tay. Đóng bộ xong, mỗi tên một chiếc xe gắn máy hoặc vespa lên đường qua Cầu Bông. Đêm giao thừa, xe cộ đông nghẹt, người người kéo nhau đi lễ Phật và hái lộc. Chúng tôi, thay vì hái, lại đi săn lộc.
Lộc của chúng tôi là những áo xanh áo đỏ e lệ nép theo các bà mẹ chơi vơi từng bước nhẹ nhàng trong vùng khói hương dày đến nghẹt thở. Thứ lộc biết đi này ngày đó dễ thương chi lạ. Trông cứ muốn…hái. Mắt trước mắt sau, nhìn thấy ưa mắt là lẵng nhẵng theo sau, rình cơ hội, qua mặt kỳ đà cản mũi là các bà mẹ đang vọng tới thần thánh hơn canh con gái. Thường thì chúng tôi đi tay không lại về không. Tên nào cũng ôm một cục nhát trong người thì nước non chi. Thảng hoặc có tên nào trúng số, hấp háy được một em thì lộc sẽ biến thành đèn để mang đi rước phố Tự Do, Lê Lợi. Tết nhất đi xin lộc kiểu chúng tôi ngày đó là nhảm nhí. Nhưng tình.

Mùa xuânMuốn hái lộc xuânHoa thơm tặng bạnNụ mầm tặng anh…Đưa tay định ngắt mấy lầnThấy xuân mơn mởnTrong ngầnLại thôi…(Vũ Dạ Phương) 
 
 
Hái lộc chính thống nghiêm trang hơn nhiều. Tác giả Nguyễn Thánh Ngã luận về chuyện hái lộc như sau: “Tôi quen với một cụ bà thường nhai trầu nhỏm nhẻm, cụ bảo trong đêm giao thừa rước ông bà xong là phải xuất hành hái lộc về nhà. Bởi trong giờ phút ấy, trời đất rất linh thiêng, không nên làm việc gì xấu sẽ bị quỷ thần quở phạt. Còn các cụ ông thì bảo: “Xưa bày nay làm”! Vả lại, thời khắc chuyển giao, khí âm dương hội tụ, cành non lộc biếc sẽ đón nhận sự tươi mới, đem lộc về sẽ có nhiều may mắn. Các cụ khác thì lại chắc mẩm rằng cành non lộc biếc là báo hiệu sự sinh sôi nẩy nở, là trừ tà v.v… Tất cả những kinh nghiệm ấy tạo cho tôi tâm lý phấn khởi, là được quý nhân phù hộ, theo người xưa là hưởng không khí tinh khiết, ấm áp của mùa xuân, tâm hồn trong sáng sẽ hướng thiện nhiều hơn. Đó là tục lệ tốt đẹp hướng con người tìm về nguồn cội, tìm về với thiên nhiên để rồi yêu thiên nhiên hơn là tàn phá, yêu con người hơn là ghét bỏ. Đầu năm đi hái lộc, con người đứng trước thiên nhiên kỳ ảo sẽ thấy cuộc sống tràn đầy ước mơ, tánh thiện lành nảy nở trong sáng như ban mai, như mùa xuân…


Năm nay là năm thứ ba tôi đi hái lộc. Ý thức việc mình làm là điều rất quan trọng, nên tôi dành toàn bộ tâm ý nghĩ về những điều tốt đẹp nhất. Tôi bắt tay và chào hỏi mọi người. Ai cũng hân hoan, ai cũng dư thừa lòng tốt. Vì thế, tâm lý yêu đời trong thời khắc đầu năm luôn hiện hữu. Tôi được một bạn trẻ chỉ cho cách hái lộc bằng tay trái. Bạn ấy bảo ông nội đã dạy bạn ấy điều này. Vì ít ai để ý, nên bạn bất chợt muốn nói cho tôi nghe rằng tay trái là bổn mạng của cánh đàn ông do có câu “nam tả nữ hữu”. Ồ! đi một ngày đàng học một sàng khôn là vậy! Tôi thật lòng cảm ơn người bạn trẻ, vì tôi biết trong giây phút hiếm hoi này không ai nói dối cả. Và lòng tốt luôn được thể hiện hết mình
.
 
 
 
Lộc chỉ là một mầm mới của cây coi ra chẳng có giá trị gì nhưng lộc hái vào giờ khắc tinh khôi của một năm là một thứ thiêng liêng nằm trong truyền thuyết. Truyền thuyết bên Trung Hoa kể lại là có một nơi mà các tiên nữ hay hạ cánh xuống chơi. Giao thừa năm đó, dân chúng thấy các tiên nữ hạ cánh xuống một khu đồi núi. Nơi đó bỗng sáng rực, cây cỏ xanh tốt lạ thường. Thấy sự lạ, dân chúng nhào tới ngắt những cành cây mang về để cầu mong sự tươi tốt và sinh sôi nẩy nở. Đó là những cành lộc của ngày xuân.
 
Truyền thuyết Việt Nam có lớp có lang hơn. Từ đời vua Hùng. Một bữa nhà vua thấy các con đã khôn lớn bèn triệu tập quần thần và các bô lão cùng các con tới phán bảo: “Nay các con đã khôn lớn, ta muốn các con đi trấn cứ các nơi để dạy dân làm ăn”. Nghe vua cha truyền, các con đều ngần ngại, chỉ muốn được ở lại củng cha mẹ. Trong khi quần thần chưa biết tâu với vua ra sao thì Hoàng Hậu thưa: 
 
“Các con vì lưu luyến cha mẹ nên không muốn đi xa. Thiếp trộm nghĩ hoàng phụ nên làm lễ tế trời đất rồi dùng cách “bẻ lộc” cho con. Ai nhận được cành lộc nào thì cứ phương ấy mà đi”. Thấy phải, Vua thuận ý. Sau đó, Vua cho dựng đàn làm lễ tế trời đất trên đỉnh núi suốt đêm. Đến giữa canh ba, vua đi bẻ lá xem giờ sang canh. Hoàng Hậu đi bẻ cành lộc để chia cho các con. Sáng hôm sau, vua chia cho các con mỗi người một cành lộc và dạy rằng: “Non ở nhà, già ở ấp. 
 
 
Chẵn lên non, còn xuống biển”. Trên đường đi, nếu các con gặp điều không may, các con cứ lấy cành lộc còn đẫm sương đêm nay mà vẫy lên thì giặc giã, tà ma nào cũng sẽ tan hết. Con nào lên núi, cha ban cho mây và ngựa, con nào xuống biển, cha ban cho gió và thuyền”. Y lệnh vua cha, các con quỳ lạy và nhận mỗi người một cành lộc rồi lên đường đi trấn cứ mỗi miền. Vua xiết đỗi mừng vui, truyền cho muôn dân mở hội mừng các tiểu vương đến trị vì xứ của mình. Từ đó, hái lộc đầu xuân trở thành phong tục của dân nước Nam ta.
 
 
Hái lộc là để “lấy may, cầu may” khi bước sang năm mới. Do vậy, người ta thường đi hái lộc sau giao thừa hoặc sớm tinh mơ ngày mồng một tết. Cây lộc được chọn là cây cổ thụ ở đầu làng hoặc bên giếng nước. Họ nâng niu cành lộc hái được, không được cho ai vì như vậy là “mất lộc”. Sau khi hái lộc về, cành lộc được treo ở hiên nhà, trước gian giữa hoặc cửa ra vào để trừ ma quỷ và để báo cho mọi người biết là nhà đã có người xuất hành xin lộc đất trời!
 
 
Không phải lộc cây nào cũng giống nhau. Lộc thường được hái từ những cây có phong cách của người quân tử, thể hiện được sự bao dung và thân ái. Các loại cây  thứ xịn như cây đa, cây sung, cây si cho những lộc tốt đẹp nhất. Lộc của cây tùng, cúc, trúc mai mang lại niềm vui, hạnh phúc và sức khỏe cho mọi người trong gia đình.
 
Ngày chúng tôi còn thanh xuân đi Lăng Ông hái lộc trong màn khói mù mịt cay xè của những giờ phút giao mùa, lộc là những cây cảnh quanh chùa. Đứng trong khuôn viên chùa nhưng lòng trần vẫn đậm. Gọi là hái lộc nhưng thực sự là bẻ những cành lá xum xuê. Người nào cũng muốn cành lộc của mình to và đẹp hơn người khác nên cây cối trong khuôn viên Lăng, sau đêm giao thừa, trụi lủi như vừa đi tới tiệm hớt tóc về! Cảnh vật thật tang thương. Sau này, nhà chùa mua sẵn những cành lộc, tín hữu thập phương chỉ việc lấy một cành mang về, khỏi phải leo trèo tranh dành mất công.
 
Hái lộc đầu xuân dính kết với chùa chiền, chuyện đó coi như tất nhiên. Chúng tôi rủ nhau đi chùa, bất kể người theo tôn giáo nào. Ngày đó, cửa nhà thờ của đạo Công Giáo vẫn khép kín lúc giao thừa. Chỉ sau Công Đồng Vaticano II, từ năm 1962 tới 1965, Giáo hội Công giáo mới đề nghị các nhà thờ tổ chức thánh lễ tạ ơn trước giờ giao thừa. Phần cuối lễ, các tu sĩ và giáo dân cùng chúc mừng năm mới với những tràng pháo tay vang dội. Lúc đó cũng vẫn chưa có chuyện hái lộc. Tôi nhớ chỉ trong thời gian khoảng hơn chục năm gần đây, nhà thờ mới tổ chức việc hái lộc. 
 
 
Lộc nhà Chúa khác với lộc nhà chùa. Đó là những miếng giấy, cỡ miếng bìa đánh dấu khi đọc sách, có in những câu trích trong Phúc Âm. Năm ngoái, trong một dịp dự lễ giao thừa tại một buổi lễ cử hành bằng tiếng Việt ở Montreal, tôi mới thấy những lộc này. Lộc được in rất đẹp, màu sắc rực rỡ, một bên là hình cành đào hoặc cành mai, một bên là một câu trích trong Thánh Kinh. Lộc được treo trên cành mai (dĩ nhiên là mai giả!), cuối lễ, giáo dân xếp hàng lên gỡ lộc mang về. Vị linh mục chủ tế gọi là “lộc Lời Chúa”. Có nhiều câu trích khác nhau, nhận được câu nào, người nhận được coi như là ý Chúa nhắc nhở nhân dịp đầu năm Âm lịch.




Hái lộc Lời Chúa tại nhà thờ.
 
 
Hái lộc đầu xuân nơi nhà chùa đã bị biến dạng. Con người trần tục đã có những ý nghĩ đời thường của việc hái lộc. Lộc không còn là vật tượng trưng cho ân phúc mà là một thứ trần gian, càng nhiều càng tốt, càng xum xuê càng vui. Vậy nên khuôn viên chùa, sau giao thừa, như vừa trải qua một trận bão. 
 
Thời xưa, xin lộc chỉ là lấy một nhánh nhỏ hoặc một búp nhỏ trên cây một cách nhẹ nhàng, vào buổi sáng sớm, lúc vạn vật chưa tỉnh thức, để tránh làm đau cây cỏ. Chút lộc trên tay chỉ cốt để lấy may mắn từ những cây xương rồng, cây đa, cây đào, cây quất trong chùa vì mọi người đều cho rằng mọi thứ ở chùa đều linh thiêng và chứa đựng phúc lộc. Kẻ phàm phu tục tử vốn tham lam nên nghĩ rằng cành lộc càng lớn thì phúc càng bự. Vậy mới đau lòng cỏ cây.
Chùa chiền ngày nay phải cải tiến phong tục hái lộc cho đỡ hao cây cảnh làm đẹp cho cảnh chùa. Họ mua sẵn những trái quít làm lộc, Phật tử xếp hàng lên lãnh lộc từ tay các bậc tu hành. Vài năm trước đây, trong một lần tham dự đón giao thừa tại chùa Điều Ngự ở Cali, tôi đã được lãnh trái quít này kèm theo một bao lì xì. Vậy là vừa có của ăn vừa có của để! Nghe trần gian quá. Tội chết!
 
 
Chùa Hoằng Pháp ở Hóc Môn ngày nay lại có một lối phát lộc mới. Chiều cuối năm, khi các chợ hoa đã dẹp, hoa rơi rụng trên lề chợ đầy rẫy, các Phật tử đi tới từng chợ nhặt những cánh hoa rụng này, mang về chùa rửa sạch, đặt vào một chiếc khay đẹp đẽ. Các sư thầy sẽ tặng những cánh hoa này cho những người tới lễ chùa như một thứ lộc đầu năm. Phải công nhận đây là một sáng kiến đáng phục. Những cánh hoa rơi vất vưởng như một thứ rác trên lề đường, giống như những thân phận người lầm than khốn cực, nay được nhà chùa ra tay cứu vớt, phả hơi cho một cuộc sống mới, đem lại tươi vui cho mọi nhà.
 
 
Cũng tại chùa Hoằng Pháp, các Phật tử có một lối xin lộc khác mà tôi thấy rất thơ mộng. Trong chùa có một cây ngọc kỳ lân cổ thụ, mùa xuân ra đầy hoa. Hoa rụng ánh hồng cả một khoảng dưới gốc cây. Phật tử có thể nhặt hoa rụng làm lộc đầu xuân. Nhưng cũng có những người thích thứ hoa rụng từ cây xuống nhưng chưa bén đất. 
 
Họ đứng chờ dưới gốc cây, xòe tay hoặc giơ mũ hoặc nón ra đón hoa rụng. Lộc còn nguyên phong nhụy từ trời rơi xuống. Lối xin lộc này thơ mộng nhưng đòi hỏi sự kiên nhẫn. Nhiều người đứng cả ngày, ngửa cổ trông lên cây cao, mà không đón được một đóa lộc nào cả.
 
 
Thường thì người ta tới những nơi thờ phượng để xin lộc. Lộc mang ý nghĩa tinh thần linh thiêng. Nhưng có nhiều người thực tế hơn nên suy nghĩ cũng trần gian hơn. Họ nghĩ là nơi nào làm ra tiền thì nơi đó là lộc! Họ đi tìm lộc tại…kho bạc! Với nghĩ suy sát đất như vậy, họ cho rằng vớ được cành lộc càng lớn thì lộc vào nhà càng nhiều, họ đã đi “vồ” lộc. Tôi thật sự choáng khi coi những bức hình người dân ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đua nhau chạy xe gắn máy, mang câu liêm tới các trụ sở ngân hàng hay ngân khố để…chọc được cành lộc to ngay đúng giờ giao thừa. Tại những  nơi này có một cuộc chiến tranh…lộc! 
 
Nhà báo Hoàng Hoa ghi lại cảnh vồ lộc sinh động trước một trụ sở ngân hàng: “‘Không được bẻ ngọn lộc’, người phụ nữ quát lớn khi thấy cậu thanh niên đứng bên cạnh đang có ý định ké ít cành cây vừa được bẻ xuống. Từ từ gỡ cành ra khỏi liềm, chị cùng con trai phấn khởi vác về nhà. Cậu bé không được sẻ chút lộc nào liền cầm cây sào dài, đầu trên có gắn thêm một chiếc liềm sắt điều chỉnh sao cho mũi liềm ngoắc đúng vào cành trên cao. Khi lưỡi liềm đã ngoắc chính xác vào cành, cậu nhún người lấy đà kéo mạnh một nhát cho đứt. Đám đông xung quanh nhao nhao nhận cành đó của mình. Cành lá vừa rơi xuống, cả người lớn và trẻ con đã tranh nhau chộp lấy rồi hỉ hả với "lộc" vồ được. 
 
Người nào chậm tay đành tiu ngỉu đứng ngửa mỏi cổ đợi tới lượt mình. Kế bên, cô gái ăn mặc khá sành điệu đang giơ hai tay đỡ cành lộc chuẩn bị rơi xuống. Vừa chờ, cô vừa "khấn" lớn: "Mong cho con năm nay đỗ thủ khoa đại học". Cô gái nhắc đi nhắc lại lời nguyện cầu khiến đám đông đang mải hứng lá cũng phải ngoái lại bật cười. Ôm được cành lá đầy bụi trên tay, cô sung sướng giữ khư khư như thể không để người bên cạnh giật lấy. "Đợi mãi mới tới lượt. Em cùng hội bạn đứng chờ sẵn ở đây từ trước giao thừa để nhận chỗ vì biết năm nào chỗ này cũng đông. Năm nay em hy vọng sẽ đỗ đại học".
 
 Dứt lời, nữ sinh tên Hoa ấy hớn hở quay sang khoe với bạn "thành quả" vừa giành được. Hoa tiết lộ thêm, trước đấy, cô cùng bạn đã chuẩn bị sẵn sào từ nhà và phân công ai có chiều cao sẽ đảm nhiệm việc chọc, người còn lại sẽ đứng dưới đỡ. Đã có kinh nghiệm, năm nào đi bẻ lộc giao thừa, vợ chồng chị Hải cũng vác theo cây sào để tiện khều cành. Chồng chọn đúng vị trí cành có nhiều lá đẹp để chọc, vợ chỉ việc đứng dưới tóm mà không để "rơi vãi" chút lá lộc nào ra ngoài. Làm nghề buôn bán, chị Hải tin rằng đúng vào thời điểm năm mới, nếu bẻ được cành ở kho bạc hoặc ngân hàng thì sang năm việc làm ăn sẽ thuận buồm xuôi gió, tiền bạc rủng rỉnh. Xin ở kho bạc xong, anh chị tiếp tục lên ngân hàng để cầu sang năm nhiều tiền và tiện thể bẻ vài cành cây ở đó”.
 
Có trăm ngàn loại lộc. Tôi bỗng nhớ tới cái tết đầu tiên của những ngày đi tù cải tạo tại Long Thành. Năm đó, anh Lưu Trường Khương, Đốc Sự Hành Chánh, làm bài thơ “Giao Thừa”, được Vũ Thành An, lúc đó cũng ở trong trại, phổ nhạc. Bài thơ bắt đầu bằng hai câu: Thắp nến hồng lên em / Giao thừa về rồi đó”. Khỏi phải nói, bài thơ nói đúng tâm trạng nhớ nhà, nhớ vợ nhớ con của chúng tôi trong cái tết đầu tiên trong tù nên được mọi người chép và hát thầm trong nước mắt. Lộc ngày đó của chúng tôi chính là chút  lòng thương nhớ gửi về cha mẹ vợ con, chỉ vài chục cây số đường tỉnh lộ nhưng muôn vàn xa cách. 
 
Ngoài kia xuân đang tớiThơm ngát……...Bao cành non lộc mớiLòng thương em bấy nhiêu.Nôi con thơm giấc ngủGiấc thiên thần……… Hãy ru con nho nhỏ………………..
Lâu ngày quá nên trí nhớ của tôi đã còm cõi, không nhớ nổi hết bài thơ đã đành mà còn không nhớ trọn vẹn được vài chữ trong những câu thơ trích ở trên. Tôi có e-mail hỏi mấy anh bạn đồng tù ngày đó nhưng chẳng ai nhớ. Chẳng lẽ hỏi tác giả?
Anh Lưu Trường Khương không còn dịp đem “cành non lộc mới” về với gia đình. Anh đã bỏ mình trong nhà tù cải tạo! 

PHẠM ĐÌNH LÂN * NĂM MÙI

Năm Mùi nói chuyện Dê

http://baomai.blogspot.com/

THÂN THẾ VÀ THÂN THUỘC DƯƠNG TỘC

Năm 2015 là năm Ất Mùi tức là năm con dê.  Tên Hán- Việt của dê là Dương.  Tên  khoa học của dê là Capra hircus hay dài dòng hơn là Capra aegagrus hircus thuộc gia đình Bovidae như trâu bò. Dê là loài động vật có vú, có xương sống, có máu đỏ, sinh con.

image
Dê có vóc dáng của nai và chó.  Khác với chó, dê có sừng.  Sừng dê ngắn.  Sừng nai dài và có nhiều nhánh.  Dê đực và dê cái đều có râu và có móng đặc.  Dê có mặt giống thỏ.  Cả hai loại thú này đều ăn cỏ, lá cây, các loại lá có mùi nồng như lá bù xít  Ageratum conyzoides.  Nhiều nơi ở Việt Nam gọi bù xít là hoa cứt lợn.  Người Anh gọi là goat’s weed có lẽ vì dê thích ăn loại lá có mùi hôi nồng này.  Dê con ăn cả lá dứa, lá bã đậu và cây xương rồng.  Lá so đũa Sesbania grandiflora là thức ăn ưa thích nhất của dương tộc.  Dê đực già có râu và có sừng.  Thỏ chỉ có tai dài.  Dê và thỏ đều sợ ẩm.  Phân dê và phân thỏ đều cứng và không có công dụng lớn trong đời sống nông nghiệp ở Việt Nam. Ở Việt Nam chỉ có cộng đồng người Ấn hay người Chàm nuôi dê để ăn thịt và uống sữa mà thôi.

image
Dê được các dân tộc Á Châu và đông Địa Trung Hải thuần hóa cách đây 9,000 năm.  Ngày nay dê được nuôi khắp thế giới.  Dê có thể sống ở vùng khí hậu khô hạn, miền núi và miền khí hậu ôn đới, lạnh hay bán hàn đới như Alaska, tây bắc Canada và Hoa Kỳ. Có 600 giống dê khác nhau trên thế giới.

Ở Trung Đông và Hy Lạp có nhiều loại dê hoang.  Loại dê núi lông trắng, thẳng và dày ở Alaska, tây bắc Canada và tây bắc Hoa Kỳ là loại dê hoang.  Loài dê này có thể nhảy từ vách núi này sang vách núi kia một cách dễ dàng.  Điều này cho thấy chân của dương tộc rất khỏe nên có thể leo cây, leo núi và nhảy từ mõm đá này sang mõm đá khác dễ dàng.

image
Giống dê nhỏ nhất là dê lùn Pakistan cao lối 46 cm (1.5 feet) và cân nặng 09 ki-lô (20 pounds).  Trái lại dê Ibex Capra aegagrus sống hoang dã trong miền núi ở Trung Á, Nubia, Ai Cập, núi Alps, Tây Bá Lợi Á cao đến 1.07 m (3.45 feet) và cân nặng đến 135 ki-lô (300 pounds). 
Về màu sắc dê có lông màu đen, trắng, xám, đỏ và hung đỏ.  Dê đực và cái đều có râu.  Dê đực già có sừng cứng, dài và nhiều râu.  Loại dê Tahr trên dãy Hi Mã Lạp Sơn Hemitragus jemlahicus, dê núi Oreamnos americanus ở tây bắc Canada và Hoa Kỳ, dê Markhor Capri falconeri có lông dài và dày để chống lạnh. Dê từ 01 tuổi đến 1.5 tuổi rưỡi có thể bắt cặp. Dê mang thai trong 145- 150 ngày thì sinh con. Mỗi con dê cái sinh từ 02 đến 03 con.  Dê mới sinh có thể đứng dậy vài phút sau khi sinh.  Dê con lớn rất nhanh.  Sau khi sinh hai ngày dê con vừa bú sữa mẹ vừa tập ăn lá cây và tập leo, nhảy trên các mõm đá.  Dê mẹ sinh con sau 05 tháng thì có thể bắt cặp để có những lứa dê con khác.
Người ta nuôi dê Saanen, Toggenberg, Alpine để lấy sữa. Một con dê Saanen ở Thụy Sĩ có thể cho 900 lít sữa mỗi năm. Dê Nigeria cung cấp da.  Dê Angora cho lông trắng mịn rất đẹp dùng để dệt vải mohair nổi tiếng. Dê La Mancha  và dê Tây Ban Nha Capra pyrenaica (tiếng Tây Ban Nha: cabra montes) cho nhiều thịt, sữa, lông và da.

Thân thuộc gần của dê là trừu mang tên khoa học Ovis aries.  Về hình dáng và trọng lượng dê và trừu gần như nhau. Tuổi bắt cặp (1.5 tuổi) và thời gian mang thai của trừu và dê cũng ngang nhau: 145- 150 ngày.  Trừu có nhiều lông hơn dê.  Những loại dê vùng khí hậu ôn, hàn đới cũng có lông dày.  Lông dê thẳng; lông trừu dày và xoăn lại.  Đuôi dê và trừu đều ngắn.  Đuôi dê dỉnh lên; đuôi trừu cụp xuống. Dê năng động, leo trèo khi ăn lá cây trên cao. Trừu có vẻ chậm chạp và hiền hòa hơn. Tuy dê và trừu là thân thuộc rất gần, sự pha chủng giữa dê và trừu đến nay vẫn chưa được kiểm chứng rõ ràng ngoại trừ một trường hợp thành công khi chủng giống giữa một con dê đực và một con trừu cái.  Nhưng đây là một trường hợp thành công đơn lẻ.

image
Sơn dương (chamois) mang tên khoa học Rubicapra rubicapra là thân thuộc của dê ở miền núi.  Móng chân sơn dương rất đặc biệt nên khi phóng nhảy trên vách núi đá không bị trợt hay té ngã.  Sơn dương được tìm thấy nhiều trên bán đảo Balkans, dãy núi Caucasus, Altai, Alps.  Ở miền Nghệ An và Hà Tĩnh có một loại sơn dương được liệt vào loài sơn dương hiếm quí vì  ít thấy trên thế giới.

Linh dương (antelope) là thân thuộc xa của dê có vóc dáng to lớn, sừng dài và uốn khúc trong khuôn mặt dê, trừu và thân xác khá to của bò con.  Có những con linh dương Eland cân nặng đến 1,000 ki- lô!  Địa bàn sống của linh dương là các thảo dã Phi Châu.  Các loài linh dương thường thấy là linh dương KuduTragelaphus strepsiceros, linh dương Eland Taurotragus oryx rất nặng cân, linh dương Nilga Boselaphus tragocamelus, linh dương Duiker Sylvicapra grimmiaăn lá cây, trái cây, chuột, ếch, nhái và có thể nhịn khát trong một thời gian dài.  Khi trời mưa chúng không cần uống nước.  Linh dương Duiker cái to lớn và nặng cân hơn linh dương đực.  Linh dương Statunga Tragelaphus spekeithường được tìm thấy ở các đầm lầy.

image
Linh dương Eland

DƯƠNG TỘC TRONG XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI

Loài người biết thuần hóa dương tộc từ 9,000 năm trước.  Dê trừu được nuôi thành đàn để lấy thịt, sữa, lông và da.  Trên thế giới hiện nay có gần 01 tỷ con dê và trên 01 tỷ con trừu.  Trung Hoa có 150 triệu con dê; Ấn Độ: 125 triệu con.  Á Châu là nơi có nhiều dê nhất thế giới với 512 triệu con; Phi Châu: 295 triệu; Úc Đại Lợi: 3.5 triệu; Âu Châu: 16 triệu và Mỹ Châu: 38 triệu.  Trung Hoa nuôi nhiều trừu nhất thế giới với 136 triệu con; Úc Đại Lợi: 80 triệu; Ấn Độ: 65 triệu; Iran: 53 triệu; Tân Tây Lan: 34 triệu; Anh: 33 triệu.

Người Ấn Độ dùng thịt dê để nấu cà ri.  Người Trung Hoa cho rằng dương nhục bổ dương nên trân quí món dương nhục hầm thuốc Bắc.  Người Hy Lạp, Ý Đại Lợi, các dân tộc Trung Á, Phi Châu, Châu Mỹ La Tinh thích ăn thịt dê, huyết dê, gan dê và ngoại thận của dê.
Da dê dùng làm giày, bóp, túi xách.  Ngày xưa ở Âu Châu người ta dùng da dê làm bình chứa rượu nho.

image
Lông dê dùng để sản xuất vải Mohair. 
Sữa dê dùng để uống, làm yogurt, làm phô- mai (cheese).  Sữa dê bổ và dễ tiêu hóa hơn sữa bò.  Vùng Brie thuộc hạt Seine et Marne ở Pháp nổi tiếng về việc sản xuất phô- mai từ sữa bò và sữa dê. Phô- mai làm từ sữa dê gọi là chèvre(con dê).  Vùng Poitou và thung lũng sông Loire nổi tiếng về phô- mai sữa dê.  Truyền thống này có từ thế kỷ VIII khi đạo quân Hồi Giáo Moors đánh chiếm Tây Ban Nha và tiến về Tây Nam nước Pháp nên việc chăn nuôi dê phát triển với sự hiện diện của đạo quân Hồi này.  Người Ý gọi phô- mai sữa dê là caprino. 
Chân của loài dê rất mạnh nên người ta dùng xương dê kết hợp cùng xương cọp (hổ cốt), xương trăn, xương khỉ để nấu cao.

Người Ấn Độ, các dân tộc du mục ở Trung Á ăn nhiều thịt dê. Các nước Ả Rập theo đạo Hồi ở Trung Đông ăn nhiều thịt trừu hơn thịt dê.  Các món ăn thịt trừu được các dân tộc sống quanh biển Địa Trung Hải (người Hy Lạp, Ý, Pháp, Tây Ban Nha và các dân Ả Rập theo đạo Hồi) ưa thích.  Sữa trừu được dùng như sữa dê.  Nó dùng để uống, làm yogurt, làm phô- mai Roquefort ở Pháp, Manchego (Tây Ban Nha), Pecorino romano (Ý) v.v.  Úc Đại Lợi nuôi nhiều trừu để khai thác lông.  Trừu nuôi được 06 tuổi mới bắt đầu cắt lông dùng trong kỹ nghệ dệt len, sản xuất áo ấm.  Thịt trừu cũng được ưa thích tại đây.

Có lối 800 loại trừu khác nhau trên thế giới.  Các giống trừu nổi tiếng là trừu Merinos, Rambouillet, Lincoln, Leicester, Costwold, Romney, Suffolk, Hampshire.  Dê và trừu mang nhiều lợi ích kinh tế cho loài người.  Dê tương đối khỏe mạnh hơn trừu.  Về  lợi ích kinh tế trừu có vẻ quan trọng hơn dê vì cho nhiều thịt, sữa nhất là lông.  Vào thế kỷ XVII, XVIII Tây Ban Nha nổi tiếng với trừu Merinos.  Họ cấm xuất cảng loại trừu này.  Nhưng cũng vì chăn nuôi nhiều trừu mà nhiều đất đai của Tây Ban Nha trở nên cằn cỗi vì bị xâm thực.  Vào thế kỷ XIX trừu bị bịnh than (anthrax)  và chết rất nhiều ở Pháp và Âu Châu.  Nhà bác học Louis Pasteur nghiên cứu vi trùng bịnh than Baccilus anthracis và bào chế ra thuốc chích nhằm chận đứng chứng bịnh tệ hại này hầu cứu vãn ngành chăn nuôi trừu của Pháp.
Ở các xã hội du mục ở Trung Á, Trung Đông, Phi Châu, sự giàu có được đánh giá qua đàn dê, trừu hay bò.  Dê núi Ibex được người Ba Tư và Ai Cập sớm thuần hóa.  Trong các mộ cổ của vua chúa Ba Tư ngày xưa có tượng dê Ibex.  Hình ảnh dê cũng được tìm thấy trong mộ của vua Ai Cập Tutankhamun.

image
Trong ngôn ngữ Việt Nam chữ dê xồm  trở thành một hinh dung từ ám chỉ người đàn ông thích tán tĩnh người khác phái.  Cho đến bây giờ người viết cũng chưa hiểu  rõ ý nghĩa bóng gió của hai câu thơ sau đây:

Dê xồm ăn trái khổ qua,
Ăn nhằm đậu đũa chết cha dê xồm.

Đó là thức ăn ngon của dê?  Hay dê ăn các món đó thì ngã lăn ra chết?  Khổ qua và đậu đũa có hợp chất hóa học gì kỵ nhau?  Dê ăn  xương rồng có gai và nhựa vẫn không bị trúng độc.  Câu thứ hai nói về đậu đũa Vigna unguiculata? hay so đũa Sesbania grandiflora mà dê ưa thích?

- Trừu tổ cũng có nghĩa tương đương với dê xồm.

- Cà dái dê Solanum melongena là trái cà tím có hình giống ngoại thận của con dê đực.

- Treo đầu dê bán thịt chó là những cụm từ nói lên sự phỉnh gạt của người buôn bán bày hàng tốt nhưng bán hàng xấu.

- Dâm dương hoắc là một loại thảo mộc mang tên khoa học Epimedium grandiflorum được dùng làm thuốc kích dục dựa vào thói quen của loài dê  thường hay tìm dê cái giao tình sau khi ăn lá cây dâm dương hoắc.  Người Trung Hoa gọi là Yin yang huo (Âm Dương Hoắc) hay Tiên Linh Bì (Xian ling pi).  Chữ Dương trong Âm Dương Hoắc không liên hệ gì đến loài dê cả (Âm -; Dương +).  Chữ Âm (Yin) được âm trại thành Dâm.  Người Anh gọi dâm dương hoắc là horny goat weed (dương giác thảo).

- Dương giác (sừng dê), dương can (gan dê), dương huyết (huyết dê), dương nhu (sữa dê), dương nhục (thịt dê), dương thận (ngoại thận của dê đực) được xem như những bài thuốc bổ dương trong Đông Y.

- Cừu non là từ ngữ ám chỉ người ngây thơ, thiếu kinh nghiệm.  Chữ sheepngoài nghĩa là con trừu con có nghĩa là ngây thơ, nhút nhát.

Tương truyền rằng năm 1883, lúc vua Hiệp Hòa làm lễ đăng quang, nhà vua thấy một đàn dê đi qua cầu.  Vua cho đó là điềm bất lành vì dê là Dương.  Người Âu Châu kể cả Pháp được gọi là người Tây Dương.  Lúc bấy giờ người Pháp muốn thiết lập nền bảo hộ ở Bắc và Trung Kỳ.  Vua Hiệp Hòa muốn thương nghị với Pháp để loại bỏ ảnh hưởng của hai quan nhiếp chánh lộng quyền lúc bấy giờ là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.  Hiệp ước năm Quí Mùi 1883 (hòa ước Harmand) được ký kết công nhận sự bảo hộ của Pháp ở Trung- Bắc Kỳ.  Hiệp ước vừa ký xong vua Hiệp Hòa bị ép uống thuốc độc chết.  Quan phụ chánh Trần Tiễn Thành bị giết chết tại nhà vì không cùng đường lối cực đoan với hai quan phụ chánh Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.

image
Từ khi đề 40 con được phổ biến sâu rộng ở Nam Bộ, dương tộc mang số 35.  Từ đó số 35 tượng trưng cho người có nhiều dương tính thích ve vãn phụ nữ.
Trong truyện Tàu có Tô Vũ (Su Wu), sứ giả nhà Hán, bị Hung Nô đày lên Bắc Hải chăn dê.
Trong khoa phong thủy (geomancy) Trung Hoa có thế đất Hổ trục quần dương(cọp đuổi đàn dê) được xem là thế đất tốt mang lại lợi lộc và quyền hành.
Văn sĩ Alphonse Daudet của Pháp có viết về dê trong Le Chèvre de Monsieur Seguin.  Văn sĩ Rabelais đề cập đến Dê trong Garguantua et Pantagruel. 
La Fontaine có bài ngụ ngôn Le Loup et l’Agneau (Chó Sói và Cừu Non) mở đầu bằng câu La raison du plus fort est toujours la meilleure (Lý kẻ mạnh bao giờ cũng thắng) như một chân lý cay đắng phũ phàng bất di dịch với không gian và thời gian.
Capra là tiếng La Tinh chỉ con Dê.  Những chữ capri, capric, caprice, capricious(hay thay đổi), Capricorn đều có liên hệ đến dương tộc. 
Ở Ý có đảo Capri rộng 14 km2.  Vào thập niên 1950, 1960 ở Âu Châu có một loại xe gắn máy hiệu Capri.
Ở Namibia (Phi Châu) có dải Caprivi Strip dài 450 km và rộng từ 30- 105 km.
Capri fig hay goat fig là một loại trái sung mang tên khoa học Ficus carica sylvestris.
Capric acid hay Decanoic acid C10 H20 O2 là ác xít tìm thấy nhiều trong sữa dê.  Ác xít capric có mùi khó ngửi.  Nó được dùng trong ngành sản xuất nước hoa, đồ plastic, cao su, kỹ nghệ dược phẩm, mỡ dầu cho máy xe.
Goat weed là cây bù xít có mùi rất nồng.  Nông dân thường chặt cây bù xít đặt dưới các mô khoai lang để khoai có nhiều củ.
Tiếng Pháp chèvre là con dê. Chèvrefeuille là kim ngân hoa Lonicera japonica.
Trong thực vật học có gia đình dương diệp Caprifoliaceae.
Trong thiên văn học có sao Capricorn tức Dương Tinh.  Chòm sao Capricornnằm giữa chòm sao Sagittarius và Aquarius. 
Trong la bàn tử vi Tây Phương sao Capricorn nằm trên cung thứ 10.  Người sinh trong khoảng thời gian từ ngày 22 tháng 12 đến 19 tháng giêng dương lịch chịu ảnh hưởng của sao Capricorn.  Người Anh cũng dùng chữ Goat (Dê) để ám chỉ người dâm loạn. 
Trong 40 số đề Dê chiếm số 35 sau con Nai (số 34) và trước con Chồn (số 36).
Dê là một trong 12 con giáp được biết dưới tên Mùi hay Vị.  Năm Mùi theo sau năm Ngọ và đứng trước năm Thân.  Năm Mùi là năm Âm (-).  Ta có:

-   Ất Mùi (1895, 1955, 2015, 2075)- Hành Kim
-   Đinh Mùi (1907, 1967, 2027, 2087)- Hành Thủy
-   Kỷ Mùi (1919, 1979, 2039, 2099)- Hành Hỏa
-   Tân Mùi (1871, 1931, 1991, 2051, 2111)- Hành Thổ
-   Quí Mùi (1883, 1943, 2003, 2063)- Hành Mộc

Giờ Mùi kéo dài từ 01 giờ trưa đến 03 giờ trưa
Tháng Mùi là tháng 06 Âm Lịch.
Năm Mùi ứng vào sao Thiên di (thường hay di chuyển, sống xa sinh quán, làm công việc có tính cách lưu động v.v.).  Người có mắt dê (goat’s eyes) thì cô đơn, ương ngạnh và sớm mồ côi.

Tuổi                    Hợp                              Không Hợp
Mùi                Mão, Hợi, Ngọ           Thìn, Tuất, Sửu, Tí (Chuột)

BIẾN CỐ LỊCH SỬ QUAN TRỌNG VÀO NĂM MÙI CỦA THẾ KỶ XX

-   1907: Phong Trào Duy Tân ở Việt Nam; Trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội; hội nghị hòa bình La Haye

-   1919:  Hiệp ước Versailles; sự ra đời của Cộng Hòa Weimar ở Đức; Phong Trào Ngũ Tứ ở Trung Hoa; Chương Trình Tám Điểm của Nhóm Ngũ Long ở Paris do Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh sau này) mang đến hội nghị Versailles.; Hoa Kỳ thực hiện chuyến bay vượt Đại Tây Dương lần đầu tiên trên thế giới; sự ra đời của Camicia Nera ở Ý (Đội Quốc Gia Chiến Đấu Áo Đen); sự thành lập Tổ Chức Quốc Tế Lao Động (ILO)

-   1931: Báo động ở Quảng Ngãi dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản Đông Dương; Nhật chiếm Mukden (bây giờ là Shenyang- Thẩm Dương) ở Mãn Châu; tác phẩm Good Earth của Pearl Buck, nữ văn sĩ Hoa Kỳ biết nhiều về phong tục, tập quán của người Trung Hoa; Mao Zedong (Mao Trạch Đông) lập Cộng Hòa Sô viết Giang Tây (Jiangxi)

-   1943: Trận đánh Stalingrad; quân Hoa Kỳ đổ bộ lên Ý Đại Lợi; Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ chiếm đảo Gilbert tức đảo Kiribati bây giờ (Thái Bình Dương); hội nghị thượng đỉnh ở Teheran (Churchill- Stalin- Roosevelt); hội nghị Quebec (Anh và Hoa Kỳ).

-   1955:  Hội nghị thượng đỉnh Anh- Pháp- Hoa Kỳ- Liên Sô ở Geneva; trưng cầu dân ý ở miền Nam Việt Nam nhằm lật đổ quốc trưởng Bảo Đại (23-10); hiệp ước Thân Hữu, Hợp Tác và Hổ Tương ký ở Warsaw giữa Liên Sô và 07 quốc gia Cộng Sản Đông Âu (không có Liên Hiệp Nam Tư- Yugoslavia).

-   1967:  Hội nghị Manila giữa tổng thống Hoa Kỳ Johnson và tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ; hiến pháp đệ nhị VNCH; tướng Nguyễn Văn Thiệu đắc cử tổng thống; chiến tranh 06 ngày giữa Do Thai- Ai Cập+ Syria+ Jordan.

-   1979: Chiến tranh biên giới giữa CHXHCNVN và CHNDTQ sau khi quân Cộng Sản Việt Nam xâm chiếm Cambodia lật đổ chánh quyền Pol Pot theo chủ nghĩa Maoist; vua Pahlavi của Iran bị lật đổ; Iran trở thành Cộng Hòa Hồi Giáo Iran; 63 người Hoa Kỳ bị bắt làm con tin.

-   1991:  Chiến tranh vùng Vịnh; đảo chánh ở Liên Sô; Gorbachev bị lật đổ.  Ông trở thành người lãnh tụ Cộng Sản cuối cùng.  Liên Sô tan rã.

-   2003:  Phi thuyền con thoi Columbia bốc cháy, 07 phi hành gia tử nạn; Liên Bang Yugoslavia (Nam Tư) đổi quốc hiệu Serbia & Montenegro; chiến tranh Iraq do Anh và Hoa Kỳ chủ động; Hu Jintao (Hồ Cẩm Đào) cầm quyền ở CHNDTQ (chủ tịch và tổng bí thơ đảng Cộng Sản); Trung Quốc phóng phi thuyền Shenzhou 5 (Thẩm Châu) có người; bức nhiệt ở Paris (44 độ C- 112 độ F- 144 người chết; cựu tổng thống Iraq Saddam Hussein bị bắt ở nơi sinh quán Tikrit (13- 12).

NHÂN VẬT QUAN TRỌNG SINH VÀO NĂM MÙI

image
1. Mikhail S. Gorbachev (1931- ) là người lãnh đạo trẻ tuổi nhất ở Liên Sô (54 tuổi).  Gorbachev có tư tưởng cởi mở hơn tất cả các nhà lãnh đạo Cộng Sản ở Liên Sô từ thời Stalin đến Chernenko.  Người ta cho rằng ông chịu ảnh hưởng của vợ ông, Raisa, người từng dạy ông ở đại học.  Thực tế ông Gorbachev ghê sợ chế độ Cộng Sản.  Gia đình của ông là nạn nhân của chế độ và trải qua những phút kinh hoàng dưới thời Đại Thanh Trừng  do Stalin phát động.  Đường danh vọng của ông mở rộng nhờ khả năng và sự nhẫn nhục của ông nhất là sự giúp đỡ tận tình của ông Andropov, người đồng hương với ông.  Andropov (1914- 1984) là trùm KGB và lãnh đạo của Liên Sô  từ năm 1982 đến 1984 sau khi Brezhnev chết.  Gorbachev lên cầm quyền với tư cách chủ tịch nhà nước và tổng bí thơ đảng năm 1985 sau khi Chernenko chết đột ngột. Ông thực thi perestroika nhằm cải cách kinh tế và xã hội và glasnost tức đường lối cởi mở, lành mạnh hóa xã hội chống tham nhũng và tệ đoan xã hội.  Đối với các nước Tây Phương ông chủ trương tài giảm binh bị. Năm 1988 Liên Sô rút quân khỏi Afghanistan.  Năm 1989 chế độ Cộng Sản sụp đổ ở các nước Đông Âu.  Đông và Tây Đức thống nhất.  Năm 1989 là năm Gorbachev ban hành luật bầu cử bắt buộc đảng viên Cộng Sản phải ra tranh cử đương đầu với ứng cử viên không Cộng Sản.  Năm 1990 ông được bầu làm tổng thống đầu tiên của Liên Sô.  Cũng năm này ông lãnh giải thưởng Nobel Hòa Bình.  Năm 1991 Gorbachev bị đảo chánh. Chế độ Cộng Sản cáo chung ở Liên Sô. 

image
2.  Boris Yeltsin (1931- 2007) là tổng thống Nga đầu tiên sau khi chế độ Cộng Sản sụp đổ ở Liên Sô.  Yeltsin xuất thân từ một gia đình nông dân khá giả trước cách mạng tháng 10.  Vì lẽ đó cha ông bị xem là thành phần chống chế độ Cộng Sản và bị đưa vào trại cải tạo tập trung lao động.  Khác với Gorbachev, Yeltsin không phải là một người học giỏi mà một người hiếu động, thích thể thao, đánh vật.  Vì trộm một trái lựu đạn và vì không biết sử dụng lựu đạn nên lựu đạn nổ làm có một bàn tay của ông bị mất gần hết các ngón.  Yeltsin được sự nâng đỡ của Gorbachev.  Ông là người mạnh dạn xé thẻ đảng Cộng Sản và công khai chỉ trích Gorbachev cải cách quá chậm.  Khi xe tăng đảo chánh Gorbachev xuất hiện ở Moscow ông đứng trên xe tăng lên án các quân nhân chủ trương đảo chánh. Cá nhân ông Gorbachev được an toàn nhưng ông phải từ chức.  Liên Sô giải thể.  Yeltsin được  bầu làm tổng thống đầu tiên của Liên Bang Nga (1991).  Dưới thời cai trị của ông  nước Nga rơi vào tình trạng hỗn loạn, vô trật tự do tệ nạn du đãng, tứ đổ tường, sự suy lụn kinh tế gây ra.  Yeltsin là người nghiện rượu.  Trong cuộc khủng hoảng giữa hành pháp và lập pháp ông giải tán quốc hội và cho nã đạn bắn vào quốc hội.  Năm 1996 ông tái đắc cử.  Nhưng sự lãnh đạo của ông càng ngày càng kém cỏi hơn.  Năm 1999 ông từ chức và chọn Putin xử lý quyền tổng thống cho đến khi tổ chức cuộc bầu cử khác.  Ông mất năm 2007.

image
3. John Maynard Keynes (1883- 1946) là nhà kinh tế lỗi lạc của Anh giữa hai thế chiến và giáo sư đại học Cambridge nơi cha ông giảng dạy và bản thân ông từng tốt nghiệp đại học nổi tiếng này.  Ngay từ lúc mới vào lớp mẫu giáo Keynes đã nổi tiếng về khả năng toán học.  Ông đậu cử nhân toán với điểm số cao nhất vào năm 1904.  Giáo sư  và là nhà kinh tế nổi tiếng Alfred Marshall khuyến khích Keynes theo học kinh tế học.  Năm 1909 bài viết kinh tế đầu tiên của Keynes được phát hành.  Năm 1911 ông là chủ bút tờ Economic Journal.  Ông Keynes có tham dự hội nghị Versailles năm 1919.  Ông khó chịu trước những đòi hỏi bồi thường quá nặng của Pháp đối với Đức.  Ông viết The Economic Consequences of Peace (Những Hậu Quả Kinh Tế Thời Bình) để tiên liệu những khó khăn kinh tế mà Đức phải đương đầu sau hiệp ước Versailles.  Ông Keynes chỉ trích Anh duy trì kim bảng vị.  Đồng bảng Anh có giá trị cao nhưng gây trở ngại cho việc xuất cảng hàng hóa Anh, nạn thất nghiệp tăng vọt thời hậu đệ nhất thế chiến.  Trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới Hoa Kỳ và Anh bị ảnh hưởng nặng nề.  Kinh tế gia Keynes chủ trương chống tăng thuế, chống chánh sách khắc khổ, chống việc sụt giảm chi tiêu của chánh phủ.  Ông chủ trương chánh phủ phải can thiệp để chấm dứt khủng hoảng kinh tế, gia tăng vay mượn nợ và chi xài để tạo công ăn việc làm cho một số tài nguyên nhân lực thất nghiệp ngồi nhà chịu đói khổ vì không có công ăn việc làm.  Năm 1942 John Maynard Keynes được phong tước quí tộc.  Ông tham dự hội nghị Bretton Woods với Hoa Kỳ và có vai trò quan trọng trong dự án thành lập World Bank (Ngân Hàng thế giới) và International Monetary Fund (Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế).  John Maynard Keynes mất năm 1946.

image
4. Benito Mussolini (1883- 1945) là nhà độc tài phát xít Ý gốc là một giáo viên, một hạ sĩ trong đệ nhất thế chiến.  Ông đả kích những sắp xếp của hội nghị Versailles và thành lập đảng cực hữu cấp tiến gọi là đảng Phát Xít (fascio: bó, chùm tượng trưng cho sự liên kết, liên minh).  Mussolini thành công trong việc cướp chánh quyền bằng bạo lực năm 1922.  Ông có tham vọng biến nước Ý thành một đế quốc như đế quốc La Mã ngày xưa.  Năm 1936 Ý sáp nhập Ethiopia.  Trong ba quốc gia trong phe Trục, Nhật ở Á Châu; Đức và Ý ở Âu Châu,  Ý là quốc gia yếu nhất trong phe Trục.  Từ tham vọng đế quốc Mussolini phải nhờ sự giúp đỡ và bảo vệ của Đức Quốc Xã.  Quân Đồng Minh đổ bộ vào miền Nam nước Ý năm 1943.  Mussolini lẩn trốn  ở Salo ở miền Bắc.  Năm 1945 ông bị Cộng Sản Ý bắt cùng với tinh nhân là Clara Petacci.  Cả hai bị xử bắn ở làng Giulino di Mezzegra.  Thầy của Mussolini bị treo ngược đầu ở thành phố Milan.

image
5. Juan Domingo Peron (1895- 1974) là nhà độc tài quân nhân  ở Argentina.  Ông làm tổng thống ba lần: 1. từ 1946- 1951,  2. từ 1951- 1955 (bị đảo chánh),  3. 1973- 1974.  Ông có ba đời vợ.  Bà vợ thứ nhất là Aurelia Tizon chết năm 1938.  Bà vợ thứ hai là Eva Duarte là người đã giúp ông trên đường danh vọng.  Người vợ thứ ba là Isabel Martinez.  Ông cưới bà Isabel năm 1961 sau khi mất chánh quyền 06 năm.  Năm 1955 Peron bị lật đổ.  Ông bỏ chạy sang Panama rồi sống lưu vong ở Tây Ban Nha dưới sự che chở của nhà độc tài Franco.  Năm 1973 Peron về nước và được đắc cử tổng thống.  Vợ ông, bà Isabel, là phó tổng thống.  Năm 1974 ông mất.  Bà Isabel trở thành nữ tổng thống đầu tiên ở Tây Bán Cầu.  Bà vợ thứ hai và thứ ba của Juan Peron đều sinh vào năm Mùi và có tên tuổi lớn trên chánh trường Argentina.

image
Bà Eva Duarte Peron được biết dưới tên Evita (1919- 1952) là một ngôi sao điện ảnh.  Bà trở thành một huyền thoại ở Argentina.  Chính những công tác xã hội và tôn giáo của bà giúp cho tướng Peron thành công lớn trong sự nghiệp chánh trị.  Bà luôn luôn đấu tranh cho nữ quyền, cho người lao động, cho những người mình trần không áo che thân (Descamisados).  Bà giữ chức tổng trưởng Y Tế và Lao Động dưới thời tổng thống Peron.  Năm 1951 bà được Peron đưa lên làm phó tổng thống.  Năm sau bà mất vì bịnh nan y trước sự thương tiếc của giới lao động, các nhà hoạt động từ thiện Thiên Chúa Giáo.  Hàng trăm ngàn người tiễn đưa bà đến nơi an giấc ngàn thu.  Giới quân phiệt và thượng lưu giàu có ở Argentina không có thiện cảm với bà. Evita (Tiểu Eva) là tựa đề của một cuốn phim nói về cuộc đời và những hoạt động xã hội, cứu tế và nhân quyền của bà.  Bài hát Don’t Cry For Me, Argentina (Argentina, Xin Đừng Khóc Cho Tôi) nổi tiếng là bài hát tán tụng công đức của bà đối với quê hương Argentina của bà.

image
 
Bà Isabel Peron (1931- ) là vợ thứ ba của Peron.  Bà là một nữ ca sĩ gặp ông Peron năm 1955 ở Panama sau khi Peron bị lật đổ.  Năm 1961 Peron cưới bà làm vợ và đưa bà về Tây Ban Nha.  Năm 1965 bà Isabel về Argentina móc nối với các ủng hộ viên của tổng thống Peron.  Năm 1973 Peron từ Tây Ban Nha về nước tham dự cuộc bầu cử tổng thống và được đắc cử.  Bà Isabel trở thành phó tổng thống.  Năm 1974  Peron mất.  Bà Isabel trở thành tổng thống xứ Argentina.  Khác với bà Evita, bà Isabel là người thất nhân tâm, không được sự mến chuộng của dân chúng Argentina.  Bà không có đường lối hay chính sách gì rõ rệt mà mải mê bói toán.  Bà áp lực tổng thống Peron trọng dụng thầy bói José Lopez Raga trong chánh phủ.  Ông này điều khiển tổ chức 3A (AAA) tức Liên Minh Argentina Chống Cộng (Argentina Anti- Communist Alliance) gây khủng khiếp cho các đảng viên Cộng Sản, những người tả khuynh thân Cộng và những người đối lập với bà Isabel, chỉ nhắm mục đích củng cố địa vị cho nữ tổng thống.  Năm 1976 quân đội đảo chánh.  Bà Isabel Peron bị cầm tù đến năm 1981 mới được thả và sống lưu vong ở Tây Ban Nha.  Chánh phủ Argentina đòi dẫn độ bà về xứ để làm nhân chứng về những hoạt động đẫm máu của tổ chức 3A nhưng chính phủ Tây Ban Nha từ chối viện lẽ bà đã già yếu (2008).


Phạm Đình Lân

CHỢ HOA NGUYỄN HUỆ NĂM XƯA




Ngày Tết Sài Gòn Năm Xưa

Lịch sử chợ hoa Nguyễn Huệ

Trước kia, tại vị trí Đại lộ Nguyễn Huệ ngày nay chính là kênh đào Charner, nối liền với sông Sài Gòn, sau này bị người Pháp lắp lại và hình thành Đại lộ Charner. Đại lộ Charner nối liền một đầu là Dinh Đốc Lý (nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố) và đầu kia là bờ sông Sài Gòn (nay gọi là Bến Bạch Đằng). Từ dưới sông, mỗi dịp Tết về, hoa từ khắp nơi theo những con thuyền về tập kết ở bến, và trên bờ, hoa trải dài trên đại lộ này. Chợ hoa Nguyễn Huệ cùng chợ chim Huỳnh Thúc Kháng là một trong những điểm thăm viếng nổi tiếng thời đó.


Cho đến cuối thế kỷ 20, mỗi năm một lần, con đường này vẫn là chợ hoa xuân chính của người dân thành phố. Mỗi khi Tết đến thì đây là nơi tập trung mua bán hoa tết cây cảnh nên con đường này khi đó còn được gọi là Chợ Tết Nguyễn Huệ. Nhà vườn tập trung hoa ở bến Bạch Đằng sau đó phân bổ vào từng ô đã quy định sẵn trên đường Nguyễn Huệ. Người ta đến đây không chỉ để mua hoa mà còn là ngắm, thưởng ngoạn và tận hưởng cái hương vị đặc trưng của chợ hoa Tết. Những tiếng cười nói, tiếng rao hàng, tiếng mặc cả, rồi cả tiếng leng keng của những thùng kem dạo đã trở thành âm thanh quen thuộc gắn bó với người dân thành phố. Được đi chơi chợ hoa Nguyễn Huệ, được cha mẹ mua cho một que kem hay một cái kẹo bông bằng đường, rồi tung tăng trong không khí vui tươi, hớn hở đã là những kỷ niệm thơ ấu rất khó quên trong ký ức nhiều người.


Từ năm 1990, thành phố quy hoạch lại chợ hoa xuân, đưa chợ hoa ra Công viên 23 tháng 9. Chợ hoa Nguyễn Huệ không còn nữa. Chợ hoa ở Công viên 23 tháng 9 vẫn tấp nập đông vui, nhưng nhiều người vẫn tiếc nuối cái cảm giác dạo bước ở chợ hoa Nguyễn Huệ ngày xưa, nơi mà mỗi năm chỉ một lần được đi bộ ở làn xe giữa trên con đường 3 làn xe đẹp nhất thành phố này, nơi mà hoa trải dài hai bên lối đi, nằm lọt giữa hai làn xe đông vui và hai dãy nhà cao tầng ở hai bên.


Từ Tết Giáp Thân, năm 2004, chợ hoa Nguyễn Huệ đã trở lại nhưng với diện mạo mới. Không còn cảnh mua bán, chào mời, mặc cả, con đường với hoa là hoa nhưng được bày biện, sắp đặt công phu, chỉ dành cho việc thưởng ngoạn của khách du xuân. Và cũng từ năm này, cứ vào dịp Tết, đường Nguyễn Huệ có một cái tên khác, đó là đường hoa Nguyễn Huệ


Theo Wikipedia


#1 – Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ

#2 – Một người lính dạo chợ hoa trong những giờ phép hiếm hoi
#3 – Những thiếu nữ dạo chợ hoa Nguyễn Huệ. Ảnh: Lee Baker Collection
#4 – Xe bán bong bóng. Ảnh: Lee Baker Collection
#5 – Mướn xích lô chở hoa về nhà. Ảnh: Lee Baker Collection

#6 – chợ hoa Nguyễn Huệ, xuân Bính Ngọ 1966

#7 – chợ hoa Nguyễn Huệ, xuân Bính Ngọ 1966

#8 – Tết Bính Ngọ, tháng 2-1966. Ảnh: Darryl Henley Collection

#9 – Tết Bính Ngọ, tháng 2-1966. Ảnh: Darryl Henley Collection

#10 – Tết Bính Ngọ, tháng 2-1966. Ảnh: Darryl Henley Collection

#11 – Tết Bính Ngọ, tháng 2-1966. Ảnh: Darryl Henley Collection

#12 – Tết Bính Ngọ, tháng 2-1966. Ảnh: Darryl Henley Collection

#13 – Xe bán khô mực đậu tại chợ hoa. Ảnh: Darryl Henley Collection

#14 – Xe bán đầu lân. Ảnh: Darryl Henley Collection

#15 – chợ hoa Tết Nguyễn Huệ, 1966-1967.

#16 – tòa nhà này là chung cư Nguyễn Huệ ngày nay

#17 – hotel Catinat, thông từ đường Tự Do sang Nguyễn Huệ, 1966-1967. Ảnh: Darryl Henley

#18 – Saigon 66-67 – Chợ hoa Tết năm xưa. Ảnh: Darryl Henley

#19 – Saigon 66-67 – Chợ hoa Tết năm xưa. Ảnh: Darryl Henley

#20 – Tòa Hòa Giải, nay là cao ốc Sunwah, 1966-1967. Ảnh: Darryl Henley

#21 – Saigon 66-67 – Chợ hoa Tết năm xưa. Ảnh: Darryl Henley

#22 – Một sạp bán những chậu tắc. Ảnh: Darryl Henley

#23 – Saigon 66-67 – Chợ hoa Tết năm xưa. Ảnh: Darryl Henley

#24 – Chợ hoa Nguyễn Huệ nhìn về phía Tòa Đô Chánh

#25 – Saigon 66-67 – Chợ hoa Tết năm xưa. Ảnh: Darryl Henley

#26 – Chợ hoa Nguyễn Huệ 1969. Ảnh: Louis Weisner

#27 – Chợ hoa Nguyễn Huệ 1969. Ảnh: Louis Weisner

#28 – Một vị sư dạo chợ hoa Nguyễn Huệ, 1969. Ảnh: Louis Weisner

#29 – Xe bán khô mực. Ảnh: Louis Weisner

#30 – Xe bán bong bóng. Ảnh: Louis Weisner

#31 – Chợ hoa Nguyễn Huệ 1969. Ảnh: Louis Weisner

#32 – Chợ hoa Nguyễn Huệ 1969. Ảnh: Louis Weisner

#33 – Chợ hoa Nguyễn Huệ 1969. Ảnh: Louis Weisner

#34 – Đa dạng các loại hoa

#35 – Các loại hoa

#36 – Một thiếu nữ đang tạo dáng chụp hình tại chợ hoa

#37 – Nhộn nhịp chợ hoa Nguyễn Huệ vào những ngày cận Tết

#38 – Nhộn nhịp chợ hoa Nguyễn Huệ vào những ngày cận Tết

#39 – Nhộn nhịp chợ hoa Nguyễn Huệ vào những ngày cận Tết

#40 – Chợ hoa năm 1970. Khách sạn Palace vừa mới xây nên còn rất mới. Ảnh: Sandy

#41 – Chợ hoa năm 1970. Ảnh: Sandy

#42 – Chợ hoa năm 1970. Ảnh: Sandy

#43 – Chợ hoa xuân Ất Mão năm 1975. Ảnh: William E. LeGro Collection

#44 – Chợ hoa xuân Ất Mão năm 1975. Ảnh: William E. LeGro Collection

#45 – Chợ hoa xuân Ất Mão năm 1975. Ảnh: William E. LeGro Collection

#46 – Một sạp bán dưa hấu tại chợ cầu Ông Lãnh

#47 – Viếng Lăng Ông Bà Chiểu dịp đầu năm

#48 – Bán đồ Tết trước chợ Bến Thành

#49 – Không khí Tết trước chợ Bến Thành

#50 – Cửa Đông chợ Bến Thành

#51 – Kẹt xe trên đường Lê Lợi, trước chợ Bến Thành năm 1969

#52 – Chợ đêm Bến Thành 1969. Ảnh: cottmeyer’s gallery

#53 – Chợ đêm Bến Thành 1969. Ảnh: cottmeyer’s gallery

#54 – Kẹt xe trên đường Lê Lợi, trước chợ Bến Thành năm 1969


NGUYỄN THIÊN THỤ * VÕ PHIẾN

 
 VÕ PHIẾN, MỘT THỜI LIÊN KHU V
NGUYỄN THIÊN THỤ  
 Ông tên thật là Đoàn Thế Nhơn, sinh ngày 30-10-1925 ( khai sinh ghi 20-10-1925) tại Trà Bình, Trung Bình, Phù Mỹ, Bình Định. Đầu tiên ông viết ở Trung Bắc Chủ Nhật năm 1943. Ông bị cộng sản bắt giam từ 17-10-1952 đến tháng 9-1954. Sau hiệp định Genève, ông làm việc cho chính phủ Việt Nam trong ngành thông tin, và viết cho các báo Mùa Lúa Mới, Bách Khoa, chủ trương nhà xuất bản Thời Mới. Ông đến Mỹ ngày 3-9-1975, hiện cư ngụ tại Los Angeles. Được giải thưởng văn chương toàn quốc năm 1960 với tác phẩm Mưa Đêm Cuối Năm. Võ Phiến là một cây viết lâu đời và già dặn. Ông có khoảng 40 tác phẩm, thuộc các loại. Sau đây là một số tiêu biểu:

Tiểu thuyết: Giã Từ , Bách Khoa, SG, 1962; Một Mình, Thời Mới, SG, 1965 .Truyện ngắn: Chữ Tình. Qui Nhơn, 1956; Thương Hoài Ngàn Năm.Bút Nghiên, SG, 1962. Biên Khảo: Hai Mươi Nam Văn Học Miền Nam;Tiểu Thuyết Hiện Đại , Thời Mới, SG, 1963.v.v..

Ông là một trong những nhà văn viết nhiều nhất, là trụ cột cho văn học Miền Nam bên cạnh Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Doãn Quốc Sỹ, Mai Thảo, Nguyễn Mạnh Côn, Nguyên Sa,  Nhã Ca, Nguyễn Tất Nhiên v. v..

Thác đổ sau nhà (1957);Bà con chòm xóm  ( 1957); Nhớ làng, (1958);Mưa đêm cuối năm (1958; Đêm Xuân Trăng Sáng. (1961); Giã Từ (1962); (Bắt Trẻ Đồng Xanh. 1968 ); Tùy bút 2, là những viên ngọc bích, đã được đồng bào miền Nam công nhận và đón nhận.Những truyện ngắn của ông rất có giá trị lịch sử, xã hội và tâm lý, nhất là giá trị lịch sử. 

Nếu Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Mạnh Côn mang vào Saigon những bầu trời miền Bắc thì Võ Phiến đưa vào Saigon một bầu trời Liên khu V u ám dưới ngọn cờ đỏ sao vàng và Cộng đảng. Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Mạnh Côn, Võ Phiến là những con người thành thật, đầy nhiệt huyết.

           Câu chuyện của Võ Phiến khởi đầu từ thời điểm 1945 và tạm dừng lại ở 1975. Quê hương là tiếng gọi thiêng liêng, là thành phố vĩ đại, là thiên đường của Võ Phiến. Tac giả luôn nói đến quê hương bằng một tình yêu và nỗi đớn đau. Quê hương của Võ Phiến là trung tâm bão lửa. Ông viết về Phù Mỹ, Bình Định quê ông: Ở đúng cái chỗ hai ba cây số tây nam quận lỵ Phù Mỹ đó. Tức cái chỗ sư đoàn 3 Sao Vàng của bên kia cùng với trung đoàn 41 sư đoàn 22 của bên này đánh vùi nhau liền ngày liền đêm trước sự theo dõi của các hãng thông tấn quốc tế…. Trận chiến xảy ra giữa một bên là biển người với một bên là những phương tiện tối tân như thế đã làm chết chừng bao nhiêu? 360, hay năm trăm, hay sáu trăm? Ấy là những con số chính thức. Về phần bà con địa phương chạy loạn đây đó, gặp nhau họ lắc đầu lè lưỡi: “Lần này dám tới cả ngàn — Ngàn mà được hả? Chính mắt tôi trông thấy… Lạy Trời Phật, thôi đừng bao giờ nhắc tới.”(Nhớ làng, )



Trong cuộc chiến cả hai bên đều bị thiệt hại, ngay cả hai đứa con cùng một gia đình: Thế là hai đứa con trai của ông bạn nọ, kẻ làm lính trong đồn người làm dân ngoài đồn, kẻ chết vì đạn cối vào người chết vì đạn câu ra. Như vậy gọi là hai cái chết ở hai bên trận tuyến! ..Và thê thảm nữa là không phải chỉ có địch chết mà thôi. Ở Phù Mỹ cũng như ở Hoài Ân, Tam Quan, ở Hoài Nhơn, Hội Đức v.v… ai nấy đã rõ một khi Sao Vàng đến thì sự tai ương ra sao: bao nhiêu cán bộ và vợ con cán bộ, tóm được là tiêu diệt…Sau những ngày như thế, còn gì đâu nữa ở làng? ở những xóm làng hiền lành với “dừa cao lỏng khỏng cành xoan ngòng ngoèo”! ! (Nhớ làng)




Cộng sản hoạt động lén lút nhưng kiên trì, đâu cũng có bàn tay cộng sản chém giết, phá hoại: Chung quanh anh, cộng sản đầy dẫy. Hành quân đến, chúng trốn chạy tan biến; hành quân xong, chúng lại xuất hiện, khủng bố. Có lần, chín giờ mai, ba tên kéo đến văn phòng xã quất một băng AK, ném hai trái lựu đạn. Lần khác, nửa đêm, hai tên ập vào nhà, tóm được anh Năm, lôi đi; giữa đường, anh thoát chạy, chỉ bị một phát đạn làm gãy mất cánh tay trái. Lại có lần khác nữa, chúng cho trẻ con đặt mìn trong ngăn kéo bàn giấy của anh; chúng phục kích anh ở một khúc đường vắng, gần nhà v.v…! (Nhớ làng)

         
 Ông Ba Thê trong Giã Từ (1962) vốn là một lính khố xanh nhưng rất nhạy bén đã nhanh chóng thay đổi tư duy và hành động cho hợp thời.  Sau biến cố chính trị mùa thu năm 1945, ông Ba Thê liền đổi lốt, chọn một cuộc sống mới. Không phải rằng ông ta chịu nhận một nghề, nhưng chính là vì vẫn không có nghề nghiệp mà ông ta thành ra một kẻ hoạt động hăng hái theo lối mới. Hoạt động lối mới cần nhất ở cái mồm. Những người quen ăn không ngồi rồi thường lại khỏe mồm. Nói cách khác, giai đoạn mới, ông đội Ba Thê ăn rồi toàn đi nói chính trị, khắp từ đầu làng tới cuối xóm. Nhân cơ hội ông ta há miệng ra, một vài từ ngữ mới lẻn vào dính ở kẽ răng lúc nào ông ta không hay biết. Chẳng hạn trước kia ông không chú ý đến cái “lý đương nhiên” mà từ ngày mùa thu về sau mỗi lúc ông mỗi nói về “lý đương nhiên”. Trước kia ông ta vẫn nói “tuyệt nhiên không có”, từ ngày ông đâm ra nói nhiều theo đà của quần chúng xung quanh thì các từ ngữ xô nhau lấn nhau gấp rút, gây ra nhiều sự lệch lạc.. Ở chỗ công cộng, những khi đăng đàn phát biểu ý kiến, ông Ba Thê, đang thao thao diễn giảng, nếu thình lình thiếu ý, lúng túng, ông ta liền quẩn xung quanh một vài khẩu hiệu thật rổng và thật rổn rảng; chính những lúc ấy ông ta càng gằng mạnh từng chữ, càng chú ý đến lối phát âm một cách trịnh trọng: zè zặc, cảnh zác v.v… Cũng chính vào những lúc hiểm nghèo như thế mà ông Ba Thê càng tỏ ra văn hoa: “Ta ziết zặc zữ nước, đồng thời ta xây dựng con người mới, đồng thời tiến về…”Ông Ba Thê biến ra ông Ba Thê Đồng Thời trong trường hợp như vậy.

Lúc bấy giờ nhiều nơi như vậy và nhiều người như vậy. Gần gũi tác giả là ông bác của tác giả cũng trỏ thành ủy viên tuyên truyền, chính trị viên thôn xóm: Tôi vốn có một ông bác già ưu thời mẫn thế. Nhưng tất cả sự đóng góp của người vào công cuộc cách mạng chung quy cũng chỉ trông cậy vào ba tấc lưỡi dùng để… động viên kẻ khác. Đối với kẻ hoang đàng nhác nhớn, người khuyên nên nghĩ đến đại cuộc. Đối với kẻ bủn xỉn ngần ngại trước những cuộc quyên góp, người cũng khuyên nên nghĩ tới đại cuộc. Đối với những cuộc xích mích chia rẽ giữa anh em, vợ chồng, người cũng ôn tồn hòa giải: vì đại cuộc quốc gia. Mỗi lần nhắc tới đại cuộc, trông người bác già có vẻ chân thành, thiết tha, trịnh trọng, và hơi nhuốm chút buồn rầu khả kính. Kẻ giỏi hoạt động về khoa ngôn ngữ rốt cuộc được đền đáp lại bằng ngôn ngữ: ông bác của tôi bèn mang thêm cái tên mới: “Ông Đại Cuộc”.

           Cộng sản tuyên truyền dữ dội, trong thôn xã công an mật vụ đầy rẫy nhưng vẫn xảy ra những cuộc tranh luận ý thức hệ. Chiến tranh ý thức hệ xảy ra toàn thế giới, toàn Việt Nam, len lỏi đến từng gia đình, từng góc giường và từng tâm hồn lẻ loi. Kha đại diện cho những tâm hồn quốc gia. Anh bị tập trung năm lần. Thọ đảng viên Cộng sản nhưng cha Thọ cũng bị tập trung . Kha nói với Thọ: Bất công giữa giàu nghèo hẳn nhiên là cái xấu. Xã hội bất công là xấu. Xấu thì đánh đổ, để tạo dựng cái tốt.. Ở ta, cách mạng đã thành công, đã nắm quyền trong tay. Tha hồ dựng lên chế độ tốt. ...Nhà nước cần gì dạy bảo thúc giục người này căm thù người kia nữa, cần gì phải xúi ai giết ai nữa? Làm kinh hoàng cả nước…Không phải trong giới giàu cứ từng người một bắt ra người nào cũng ác cả. Xã hội xấu đã xấu hàng mấy trăm năm, xấu từ đời nọ sang đời kia... Đem cái lỗi của một chế độ đã qua trút lên đầu họ, lên từng người… Để đày đọa họ(Thác đổ sau nhà. 1957).

          Trong thôn xóm, có những nông thật thà, ngốc nghếch nhưng thực ra là những con người khôn ngoan, tinh ranh, gió chiều nào che chiều ấy, được lòng cả hai phe quốc gia và cộng sản. Đó là trường hợp chị Bốn Chìa Vôi :  Số là từ khi làng mất an ninh, dân làng kéo ra quận ra tỉnh lánh nạn một số lớn. Gia đình tôi về tỉnh lỵ; chị Bốn thì không thể tưởng tượng có thể sinh sống ở chỗ thành phố, nên chị ở lại làng. Trong khi ra đi lén lút vội vàng, chúng tôi không đem theo cả gia sản mà cũng không thể bán được cho ai. Những thứ gì còn lại, chị Bốn hứa sẽ trông nom giúp. Thế rồi, ít lâu có người bỏ làng ra tỉnh kể rằng hai con bò của chúng tôi bị “Giải phóng” tịch thu chia cho đồng bào, mà một con thuộc về phần chị Bốn. Sau đó, lại có người khác kể rằng ruộng đất của chúng tôi “Giải phóng” cũng chia cho đồng bào canh tác, riêng phần chị Bốn hưởng được hai đám. Dĩ nhiên chị Bốn là đồng bào, nhưng tại sao cái gì của chúng tôi chị cũng thụ hưởng được nhiều hơn mọi người. Có điều ám muội gì trong đó? Lần khác, có tin chị Bốn bán dừa của chúng tôi. Lại lần khác nữa, chị đem cỗ thọ đường bằng ván mít của bà tôi hiến cho bộ đội “Giải phóng”. Bà tôi kêu trời. Các cô tôi mỗi người góp một chi tiết, nhắc lại những sự giúp đỡ của chúng tôi đối với chị Bốn trước kia, và trách mắng thậm tệ “quân ăn cháo đái bát” (Bà con chòm xóm)

          Cũng có kẻ nhiệt tình hăng hái theo cộng sản lên núi vì theo cộng sản thì rất oai phong. Đó là những thanh niên trong đó có con chị Bốn:" Thằng con trai của chị mới mười bảy tuổi tự dưng nhảy đại vô “lực lượng”. Ở địa phương chị, người ta vẫn gọi tắt như thế cái lực lượng võ trang của mặt trận Giải phóng. “Vô lực lượng thì có súng để mang. Vô lực lượng, ta đòi làm thịt đứa này, đòi hạ đứa nọ, nửa đêm bất thần về làng, thiên hạ cuống cả lên. (Bà con chòm xóm)

          Trong khi đó có nhiều nông dân bỏ làng xóm ra ở quận lỵ hoặc thành phố để lánh xa cộng sản. Đó là trường hợp Ba Càng Cua.. Đất nước chia hai, làng xóm chia hai, gia đình chia hai. Người nọ giết người kia, phe này giết phe nọ. Tin tức rối mù. Lòng người nghi ngại. Cộng sản giết người rồi phao vu cho người khác để chạy tội và gây chia rẽ. Chị nói  Quân ấy chỉ được cái đểu giả. Thời buổi này nhà nào ở thôn quê không thế: con bên này cha bên kia, anh bên này em bên kia. Hễ cứ em bị bắn chết là tụi nó đồn anh hại, cha bị mìn là con hại. Nó chia rẽ . Nhưng nó qua mặt con này sao được? (Bà con chòm xóm)

          Trong xã hội Cộng sản có những anh du kích nhảy lên làm lãnh tụ, như Bốn Thôi, tự hào chiến công lẫy lừng vang dội năm châu

 "Ngót hai mươi năm trời rồi, gần như hồi nào anh cũng phải cầm vũ khí trong tay: anh né viên đạn của bên này, tránh viên đạn của bên kia, đỡ ngọn roi của bên nọ... Và anh cũng lại đánh trả nữa. Và nét mặt anh thì lúc nào tuồng như cũng rầu rầu, nguội lạnh như một người ngoại cuộc... nhưng ở khắp các nơi trên thế giới người ta theo dõi anh, bàn tán về anh.  (Tùy bút 2, trang 114-115).

 Trong Bắt trẻ đồng xanh  là những trang sử về Liên khu năm trong những năm 1954. Võ Phiến cho chúng ta biết rõ kế hoạch xâm lược miền nam đã có từ lâu.

          Cuộc bắn giết sắp tới giữa Miền Nam và Miền Bắc đã được cộng sản xếp đặt từ lúc này, cũng như cuộc bắn giết thê thảm mười năm qua được họ xếp đặt từ trước tháng 7-1954, trước ngày đình chiến theo hiệp định Genève.

Cũng lúc ấy, cộng sản lo liệu công việc của họ có lớp lang:

- Chôn giấu vũ khí;

- Cài người ở lại

-Những kẻ thù giai cấp nhẹ thì dụ dỗ, nặng thì xử gọn.

-Đưa ra Bắc hạng trai trẻ có thể làm việc đắc lực .
-Tổ chức những đám cưới cấp tốc khiến cho hàng chục vạn binh sĩ và cán bộ Việt cộng ra đi để tạo dây liên lạc và cảm tình viên  tương lai.

-Đưa thiếu nhi Miền Nam ra Bắc.

Họ bắt trẻ qui mô trên một phạm vi hết sức rộng lớn: đồng loạt, người ta phát giác ra trẻ em bị bắt ở khắp nơi trên toàn quốc ... người ta gặp những toán trẻ em chuyển ra Bắc Việt bằng phi cơ từ Cam-bốt, hoặc bị dẫn đi lũ lượt trên đường mòn Hồ Chí Minh, nghĩa là bằng mọi phương tiện, một cách gấp gáp…..Đó là họ đang tổ chức chiến cuộc mai sau đấy. (Bắt Trẻ Đồng Xanh. 1968 )

Võ Phiến viết Hồi Ký nghĩa là ông đang viết sử, những trang sử đen tối của Việt Nam và của liên khu V trước 1975. Những tác phẩm của ông nhất là những truyện ngắn, những trang hồi ký sẽ là những bức tranh quý trong bảo tàng viện lịch sử Việt Nam.

Trich Nguyễn Thiên Thụ- VĂN HỌC SỬ VIỆT NAM Từ khởi thủy đến hiện đại.(sẽ xuất bản)

THƯ CỦA ÁI NỮ NÔNG ĐỨC MẠNH

Đơn tố cáo của con gái ông Nông Đức Mạnh


Danlambao - Dân Làm Báo nhận được đơn tố cáo của bà Nông Thị Bích Liên, con gái ruột ông Nông Đức Mạnh, nguyên Tổng Bí Thư đảng Cộng sản Việt Nam. Bức đơn được gửi cho báo Người Cao Tuổi, nội dung tố cáo những việc làm vi phạm pháp luật của Đại biểu Quốc Hội Đỗ Thị Huyền Tâm (Vợ mới cưới của ngài Nguyên Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh). Nay xin đăng lại nguyên văn để rộng đường dư luận và cũng để mọi người cùng theo dõi.

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập -  Tự Do - Hạnh Phúc
----------------------
    Hà Nội ngày 18 tháng 4 năm 2012
 ĐƠN TỐ CÁO (lần 2)
    Đảng viên, đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Huyền Tâm vi phạm đạo đức Đảng viên, vi phạm pháp luật nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

 Kính gửi: Báo Người Cao Tuổi  

Tôi tên là Nông Thị Bích Liên con gái ruột của ông Nông Đức Mạnh – nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam. Địa chỉ số 70 Kim Mã Thượng phường Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Ngày 09/02/2012, tôi đã viết đơn lần 1 tố cáo với tổ chức và Ông /Bà có trách nhiệm về những vi phạm của cá nhân bà Đỗ Thị Huyền Tâm – đại biểu quốc hội, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập doàn Minh Tâm về những dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức đảng viên.
Đã hơn hai tháng, cá nhân tôi chưa nhận được trả lời của cơ quan/tổ chức nào về những tố cáo, phản ảnh của tôi. Nay, tôi tiếp tục viết đơn tố cáo lần 2 phản ánh với tổ chức Đảng và ông/bà có trách nhiệm về những vi phạm của bà Đỗ Thị Huyền Tâm – đại biểu Quốc hội, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Tâm. Cụ thể như sau:
 1. Bà Tâm là Đảng viên, là Đại biểu Quốc hội nhưng đã cấu kết với chồng là ông Phạm Tuấn Linh lừa dối gia đình tôi, lợi dụng tình cảm của bố tôi để vụ lợi:
- Lợi dụng uy tín của bố tôi để tìm mọi cách đáo hạn các khoản nợ, giãn nợ khoảng 900 tỷ đồng của Công ty Minh Tâm mà bà Tâm là Chủ tịch HĐQT.
- Âm mưu chiếm đoạt và phá vỡ mọi thành quả, nền tảng đạo đức cá nhân và gia đình tôi và xã hội, phá vỡ hình ảnh của Đảng Cộng sản Việt Nam sau 82 năm xây dựng, gìn giữ và phát triển.
Cuối năm 2010, ngay khi Mẹ tôi lâm bệnh nặng, bà Tâm tìm cách tiếp cận bố tôi, dùng các thủ đoạn lấy lòng những người xung quanh Bố tôi và đặc biệt là lái xe riêng của Bố tôi là ông Vũ Văn Sáng (công tác tại Phòng xe, Văn phòng TW Đảng), thông qua lái xe để nắm các thông tin về gia đình tôi. Từ đó, bà Tâm tạo được vỏ bọc cảm thông chia sẻ với Bố tôi, giả tạo tình cảm để lừa gạt và lợi dụng uy tín của Bố tôi.
Tại thời điểm đầu năm 2011, bà Tâm đã có chồng nhưng đã đặt vấn đề tìm hiểu Bố tôi để tiến đến hôn nhân. Chồng bà Tâm là ông Phạm Tuấn Linh – Đại tá, Phó Phòng Kế hoạch, Cục Quân nhu – Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, cho đến ngày 30/6/2011 bà Tâm mới ly dị chồng.
Cũng tại thời điểm này, công ty của bà Tâm đang phải gánh khoản nợ hơn 900 tỷ đồng tại các ngân hàng và nhiều khoản nợ cá nhân khác. Bà Tâm đã sử dụng mối quan hệ với Bố tôi để tạo ra sự nể nang của một số ngân hàng khi đến hạn phải xiết nợ.
Ngày 30/6/2011, Tòa xử ly hôn giữa bà Tâm và ông Linh  nhưng ngay sau đó ông Linh vẫn nói với một số người là "Gia đình vẫn hạnh phúc, không có chuyện ly hôn."  Việc này lẽ ra ông Linh phải báo cáo tổ chức, không những thế lại còn thiếu trung thực trả lời với những người xung quanh.
Bà Tâm cũng đã che dấu việc đã ly hôn với các cơ quan quản lý của Quốc hội.
Và các cơ quan chức năng, vi phạm đạo đức đảng viên về minh bạch  thông tin cá nhân: che dấu dư luận và cộng đồng dân cư tại nơi cư trú thôn Nhân Mỹ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm nhằm mục đích tạo hình ảnh đẹp đẽ để hiệp thương và ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 13.
Thực tế, bà Tâm và ông Linh cư trú tại thôn Nhân Mỹ, xã Mỹ Đình khoảng 10 năm nay. Tại xã Mỹ Đình, tổ dân phố thôn Nhân Mỹ đã tiến hành việc lấy ý kiến nhận xét để hiệp thương bầu cử đại biểu Quốc hội và ý kiến nhận làm thủ tục Đảng viên chính thức cho bà Tâm trong năm 2011. Tuy nhiên, bà Tâm lại thực hiện ly hôn tại nơi đăng ký hộ khẩu (số 147 Mai Hắc Đế, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, tp Hà Nội) chứ không phải tại nơi cư trú để tránh sự quản lý của Chính quyền và tổ chức Đảng nơi thường trú.
Việc tiến hành thủ tục ly hôn của bà Tâm và ông Linh có nhiều điểm mờ ám (thụ lý xong chỉ có 8 ngày…) việc này đề nghị cần phải được làm rõ:
Ngày 21/6/2011, bà Tâm gửi đơn ra Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, tp Hà Nội xin ly hôn. Ngay ngày hôm sau 22/6/2011 Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng có thông báo thụ lý việc ly hôn với ông Linh và cũng trong ngày đó, bà Tâm và ông Linh đã ký vào biên bản thuận tình ly hôn. 
Ngày 30/6/2011, Tòa án đã xử ly hôn cho hai người. Đối chiếu với các quy định về pháp luật về giải quyết ly hôn tại Tòa án, tôi nhận thấy có nhiều sai phạm về tố tụng cần được làm rõ, cụ thể là:
a)    Theo Luật Cư trú việc ly hôn của ông Linh và bà Tâm lẽ ra phải được thực hiện tại Tòa án Nhân Dân huyện Từ Liêm chứ không phải thực hiên tại quận Hai Bà Trưng.
b)   Trong hồ sơ ly hôn không lưu bản chính Đăng ký kết hôn của bà Tâm và ông Linh mà chỉ có bản sao công chứng được thực hiện ngay trong ngày 21/6/2011. Vì lý do gì các đương sự lại không nộp bản chính đăng ký kết hôn? Vậy có phải sau khi đạt được mục đích lợi dụng uy tín cá nhân của Bố tôi để đảo nợ và tẩu tán tài sản thì ông Linh và bà Tâm quay lại với nhau?
c)   Tại thời điểm ly hôn, ngôi nhà số 147 Mai Hắc Đế và số 2, Nhân Mỹ, Mỹ  Đình là tài sản chung của ông Linh và bà Tâm nhưng đã thế chấp tại ngân hàng để vay nợ cho Công ty bà Tâm. Vậy trong bản tự khai của ông Linh khi ly hôn có nêu rằng không liên quan đến tài chính và nợ của công ty Minh Tâm thì có đúng không?
II . Qua các tài liệu cho thấy tổng nợ vay của công ty Minh Tâm tại các ngân hàng khoảng 800 tỷ đồng, chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn.
Ông Đỗ Ngọc Minh anh trai ruột của bà Tâm vay gần 400 tỷ đồng và bà Tâm vay hơn 400 tỷ đồng tại các ngân hàng: NH Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Cầu Giấy, NH Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Hà Tây, NH TMCP Công Thương chi nhánh Hưng Yên, NH TM Quốc Tế (VIP) chi nhánh Hà Đông, Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex chi nhánh Hà Nội, Vietcombank chi nhánh Long An. Việc thực hiện các khoản vay của Công ty Minh Tâm có dấu hiệu vi phạm pháp luật:
-     Tại sao cùng một thời điểm, công ty đã dùng cùng một tài sản để thế chấp vay nợ tại nhiều ngân hàng?
-     Hàng tồn kho, nguyên vật liệu thế chấp vay nợ không thực sự có trong kho.
-     Đánh giá giá trị tài sản thế chấp vượt quá giá trị thực để được vay số tiền lớn hơn giá trị thực tế của tài sản thế chấp.
-     Hiện nay, trước sức ép phải trả các khoản nợ gốc và lãi lớn của ngân hàng và đặc biệt là nhiều khoản vay bằng sổ đỏ của nhiều cá nhân khác, bà Tâm đang bằng mọi thủ đoạn để tiếp tục được bao che dưới vỏ bọc là vợ của nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh để không ai dám trực tiếp đến tận nhà đòi nợ được.
Ngày 08/9/2011, chưa đến ngày giỗ đầu mẹ tôi, bà Tâm đã xúi giục bố tôi làm đăng ký kết hôn tại xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Đăng ký kết hôn này sai pháp luật nên đã bị hủy (văn bản số 119/UBND – VP Huyện Na Rì). Bà Tâm đã dùng giấy kết hôn sai luật này tới các ngân hàng để gây sức ép, yêu cầu cho bà Tâm gia hạn vay nợ.
Để theo đuổi mục đích của mình, ngay trong ngày UBND Huyện Na Rì có văn bản thông báo về việc hủy kết hôn trái pháp luật, bà Tâm lại tiếp tục bằng mọi cách đăng ký kết hôn tại phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội là nơi đăng ký hộ khẩu của bà Tâm. Song thực tế bà Tâm đã không sống tại đây khoảng 10 năm nay. Việc đăng ký kết hôn do phường Quan Thánh, quận Ba Đình – nơi đăng ký hộ khẩu và là nơi đăng ký thường trú của Bố tôi. Như vậy, bà Tâm bằng mọi thủ đoạn phải có được Giấy chứng nhận Đăng ký kết hôn để ép các ngân hàng và các cá nhân giãn nợ khi các khoản nợ đã đến hạn thanh toán. Vậy, phải gây sức ép tới các Ngân hàng và cá nhân để gia hạn nợ, đảo nợ, trốn tránh pháp luật.
Chúng tôi được biết, ngày 15/3/2012, công ty Minh Tâm đã tiến hành thủ tục tại Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bắc Ninh nhằm thay đổi cổ đông sáng lập công ty và thực hiện việc thông báo theo thủ tục bắt buộc về thay đổi này từ ngày 09/4/2012 đến ngày 09/5/2012. Phải chăng đây là dấu hiệu để bà Tâm đang tìm cách trốn tránh trách nhiệm liên quan đến những hành vi vi phạm pháp luật của chính bà Tâm đã thực hiện thời gian vừa qua tại công ty Minh Tâm?
Cho đến thời điểm này gia đình tôi gồm họ tộc và con cháu không hề biết mặt bà Tâm và bà Tâm cũng không có lời nói hay hành động nào đối với bất kỳ một người nào trong họ tộc chúng tôi về việc sẽ bước vào gia đình tôi thay thế tư cách của mẹ tôi?
Tôi và toàn thể gia tộc quá đau xót khi đặt câu hỏi về:
- Động cơ, mục đích và những uẩn khúc của việc ly hôn và cả việc đăng ký kết hôn vội vàng khi chưa đến giỗ đầu mẹ tôi.
- Động cơ, mục đích của việc cố tình có được đăng ký kết hôn lần thứ hai ngay trong ngày hủy đăng ký kết hôn trái pháp luật lần thứ nhất . Phải chăng, nếu không có vỏ bọc của vợ nguyên Tổng Bí thư thì bà Tâm sẽ bị khởi tố, xét xử do các hành vi vi phạm pháp luật của bà?
Là người phụ nữ đã có chồng và 2 con, là đại biểu Quốc hội được tái cử nhiệm kỳ 2 là đảng viên mới được công nhận chính thức, lẽ ra bà Tâm cần phải có cách ứng xử có văn hóa trong việc tiến hành hôn nhân với bố tôi. Nhưng qua hành vi của mình thì bộc lộ rõ bà Tâm chỉ cần tờ đăng ký kết hôn với bố tôi chứ không phải muốn đem lại hạnh phúc đích thực cho Bố tôi nên đã có những hành vi sai trái, vi phạm đạo đức, trái luân thường đạo lý người Việt Nam mà một người phụ nữ bình thường cũng không thể làm như vậy được.
Với hàng loạt hành vi sai trái của bà Tâm như vậy, dù chỉ là một công dân cũng phải được xem xét, làm rõ huống chi là một đại biểu Quốc hội - thành viên của Cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, đại diện cho nhân dân.
Với tinh thần thẳng thắn, nghiêm túc của Nghị quyết TW 4 Khóa XI của Đảng, với những lý do nêu trên, tôi viết đơn này rất mong tổ chức Đảng, Ông/Bà và các cơ quan chức năng làm rõ, kiểm tra, xem xét kịp thời, ngăn chặn và xử lý những sai phạm của bà Tâm để tránh những hậu quả và sự tổn hại đến uy tín, danh dự của Đảng, Quốc hội và Chính quyền nhân dân.
Tôi đề nghị:
1- Bộ Chính trị, Ban Bí thư TW Đảng có ý kiến kết luận chính thức về những việc đã làm của bà Tâm như đơn tố cáo đã nêu. Việc đúng hay sai cần trả lời rõ và có ý kiến chính thức về những việc đã làm của bà Tâm như tố cáo đã nêu. Việc đúng hay sai cần trả lời rõ và có ý kiến chính thức cho Bố tôi và bà Tâm. Mặc dù bà Tâm không thuộc diện đảng viên do Trung ương quản lý nhưng vi phạm của người mang danh vợ của nguyên Lãnh đạo cao cấp của Đảng thực hiện các hành vi làm tổn hại đến uy tín của Đảng cần được làm rõ. Để xảy ra sự việc nêu trên là điều hết sức đau xót, tổn hại tới uy tín của Đảng và cá nhân lãnh đạo Đảng trước dư luận xã hội và quần chúng nhân dân.
 2- Tôi đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư TW Đảng và các cơ quan chức năng gặp trực tiếp bà Tâm để thẳng thắn làm rõ: 
Bà Tâm với tư cách là Đảng viên, là Đại biểu Quốc hội có biết trách nhiệm của mình trước Đảng, trước nhân dân và những điều Đảng viên không được làm, phải biết hy sinh cho tổ chức, vì hình ảnh và uy tín của tổ chức Đảng, phải tuân thủ pháp luật chứ không thể đứng trên pháp luật, vi phạm pháp luật như thực tế đã tiến hành.
Các hành vi trái đạo đức, luân thường đạo lý, nguyên tắc của Đảng, pháp luật nhà nước của phải được làm rõ, cụ thể rách nhiệm của bà Tâm, những cá nhân liên quan và thông báo công khai với gia đình tôi và các tổ chức, cơ quan quản lý có liên quan về những nội dung đơn đã nêu.
3- Bà Tâm phải kiểm điểm làm rõ theo tinh thần Nghị quyết TW 4, Khóa XI của Đảng về những việc làm nêu trên đã gây nhiều hậu quả xấu, trước chi bộ và đoàn Đại biểu Quốc hội Bắc Ninh với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tư cách Đảng viên, Đại biểu Quốc hội trước tổ chức Đảng, trước nhân dân… Liệu có còn xứng đáng hay không?
4- Đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét có ý kiến trả lời công khai về tư cách đại biểu quốc hội của bà Tâm có còn xứng đáng đại diện cho dân không?
5 - Tôi đề nghị làm rõ trách nhiệm của các cá nhân trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng, cụ thể là:
Việc bưng bít thông tin xung quanh Bố tôi đối với gia đình tôi của những cá nhân cán bộ bảo vệ và phục vụ cho Bố tôi. Tại sao không thông tin cho gia đình tôi và tổ chức Đảng được kịp thời, để sự việc xảy ra mà gia đình tôi không hề được biết? Những cá nhân này chịu trách nhiệm như thế nào trước Đảng, trước tổ chức và với chính đạo đức của người Đảng viên?
Công tác bảo vệ chính trị nội bộ làm chưa hết trách nhiệm và cần làm rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm tập thể. Để xảy ra sự việc nêu trên là điều hết sức đau xót, tổn hại tới uy tín của Đảng và cá nhân lãnh đạo Đảng trước dư luận xã hội và quần chúng nhân
                                                                              Người viết đơn     
                                       Nông Thị Bích Liên
       Điện thoại liên lạc: 098. 352. 3837
danlambaovn.blogspot.com

Tổ ấm hiện nay của ngài Nguyên TBT Nông Đức Mạnh là căn biệt thự rộng 850 mét vuông, nằm trên con đường ven Hồ Tây (Nguồn: Blog Phạm Viết Đào)



PHÒNG TIẾP KHÁCH

Phòng tiếp khách của tổng thống Obama và ngai vàng cựu TBT Nông Đức Mạnh

Nội thất gian phòng tiếp khách của tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (Nhà Trắng) so với tư dinh của cựu tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh. 



 
Nơi tiếp khách của đương kim tổng thống Hoa Kỳ - những kẻ bị cho là đế quốc bóc lột...

 
...Và gian phòng đơn sơ của cựu tổng bí thư CSVN - những vị tự nhận là đày tớ nhân dân

TUẤN KHANH * XUÂN ĐẾN



Xuân đến, xuân đi



Sáng 30, đường phố Sài Gòn vắng đi, nhưng không vắng hẳn. Điều dễ thấy của xuân năm nay là những người buôn bán nghèo khó vẫn tiếp tục cầm cự bày hàng. Vỉa hè nhiều nơi vẫn còn chen nhau kiếm thêm chút, dành dụm cho một năm mới dự báo không nhiều niềm vui.
Cứ từng năm qua, mùa xuân như cứ nhạt dần. Đường phố không còn không khí của những ngày Tết mà ai ai cũng muốn đóng cửa nghỉ ngơi, ai ai cũng muốn dừng tay lại để hít thở với chút cảm giác khó tả của trái tim mình khi bước qua thêm một lằn ranh nữa ở cõi sinh tồn thế gian. Quán café trước ngõ vẫn đông khách như một ngày rất thường. Quán bánh ướt vỉa hè trong ngỏ hẻm cũng không nghĩ sáng 30 Tết. Quán không có có bàn, những người đến ăn phải ngồi ghế đẩu, cầm đĩa ăn cho đến hết. Những người ăn vội vàng cho qua một bữa sáng, cho qua một ngày 30 mà trước đây Sài Gòn đón chờ như một điều thiêng liêng và hân hoan. Ông cụ ngồi ăn bánh quay sang bắt chuyện. “Tết đến làm gì, chán quá”. Một cụ khác cười, góp thêm “Tui thấy 5 năm Tết một lần cũng được”.
Nghĩ mà buồn cười. Tết 5 năm một lần, cứ như là nhiệm kỳ của một ông quan thiên nhiên. Xuân đến như không mang đủ ngọt ngào của cuộc đời, đến mức dân chúng chán chê muốn xua đi, chỉ mong gặp và hy vọng vào một mùa xuân của nhiệm kỳ mới. Cuộc đời cũng vậy, bạn đã có bao giờ ngao ngán và chờ một điều mới mẻ nào đó từ con người, quan quyền trên đất nước này chưa?

Tết ở Sài Gòn, đặc biệt ở quận 5, lâu rồi không còn nghe tiếng “tùng cheng”. Chắc cũng phải hơn 5 năm, những chiếc xe ba gác bán đầu lân, đầu ông địa cho trẻ con không còn dạo khắp phố phường với tiếng “tùng cheng” quen thuộc như tín hiệu rộn ràng của một mùa xuân. Ngay trong thủ phủ của người Hoa Chợ Lớn, một vài cửa hàng có treo đầu lân, đầu ông địa cũng xao xác buồn. Ngày xưa trẻ con ai cũng muốn phải có cho được một món để chơi mùa Tết, nay thì cầm món ấy đi giữa phố, chẳng khác nào kẻ lập dị. Mới năm trước, lúc trước giờ giao thừa vẫn hay có các nhóm nhỏ Lân Sư Rồng đi dạo phố phường, vào nhà xin lì xì. Nay thì cũng vắng bặt. Tiền dành dụm chưa đầy, dân chúng ai còn dám mạnh dạn mở hầu bao. Ấy vậy mà báo Nhà nước vẫn có tờ đăng tin Việt Nam là quốc gia có name có mark về hạnh phúc và dễ kiếm tiền.
Trên chuyến xe taxi đi vào trung tâm Sài Gòn di chuyển chậm vì đông người trong những ngày cận Tết, người tài xế giết thời giờ bằng cách kể chuyện đó đây, trong đó ấn tượng nhất là chuyện bạn của anh làm công nhân mà năm nay không đủ tiền về quê. “Rất nhiều người gặp khó khăn như vậy nên ở lại buôn bán thời vụ, làm thêm để kiếm chút tiền sau Tết về”, anh tài xế kể. Trong bài hát Xuân này con không về của Trịnh Lâm Ngân, ca sĩ Duy Khánh có hát rằng “Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm, mái tranh nghèo không người sửa sang…”, giờ thì về quê đâu chỉ  có dùng sức mà lo được cho mái tranh của mẹ. Tháng 12/2014, các bản tin của báo Nhà nước còn đưa tin rằng nhiều tỉnh nghèo quay quắt chờ 8.000 tấn gạo cứu đói mùa Tết này. Không có tiền thì vô phương. Pháo bông giao thừa cũng chẳng để làm chi, rồi chỉ biết ngó lầu đài của các quan chức như ông tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền mà thở dài. Trong những nhịp đồng hồ cuối cùng của năm âm lịch, báo đưa tin những người bán hoa, cây kiểng ở trung tâm Sài Gòn, ở bến Bình Đông rơi nước mắt vì ế ẩm, không bán được hàng. Đọc mà lòng tự dưng buồn khôn tả.
Tết năm nay không thấy bà tổ trưởng nhắc treo cờ, anh công an khu vực đi kiểm tra. Có lẽ mệt mỏi vì nhiều năm nhắc hoài mà dân chúng vẫn lơ là, nên chính quyền địa phương ở nhiều nơi theo lệnh mà xuất tiền trồng cờ dọc theo cầu, dọc theo lề đường. Khắp nơi rực rỡ một màu đỏ như ngày đánh thắng một mùa xuân. Cờ được chất đống trên các xe tải nhỏ và được các bạn trẻ dân phòng vội vã ghé vào, cắm dựng, vuốt… rồi chạy đi chỗ khác làm cho kịp chỉ tiêu. Cờ ngay ngắn và rõ ràng như phân lô đất trong thành phố.
Ào một cái đã đến giờ cúng giao thừa. Mùa xuân vội đến và vội đi vậy sao? Mùa xuân nhạt nhòa và không còn rõ ràng trong sự chờ đón của con người. Những bài nhạc xuân viết mới ồn ào và như cố xô người nghe vào một không gian chộn rộn lố bịch. Khắp nơi ầm ầm như một chiến dịch xuân. Mọi thứ đó, như chỉ để nhắc nhau về một điều gì đó gọi là mùa xuân nhưng dường như đã vàng phai biết mấy, hoặc đã không còn tìm thấy.

NGUYỄN THỊ TỪ HUY * KHAI BÚT



Khai bút đầu năm


Lúc này ở Việt Nam đang là đêm trừ tịch, mọi người đang thức đón giao thừa.
Theo thói quen, tôi rà soát lại những ngày tháng cũ vào thời điểm này. Một thói quen có từ thời tôi còn ở với ba mẹ, trong lúc ngồi bên nồi bánh chưng, nếu không nói chuyện với gia đình, tôi thường nhìn ngọn lửa dưới đáy nồi và ngẫm nghĩ lại những gì xảy ra với mình trong một năm qua, hoặc những năm qua. Ba tôi bao giờ cũng tính toán sao cho bánh chín trước giao thừa khoảng một tiếng, rồi ông với bánh ra, để nguội, và đưa lên bàn thờ cúng vào lúc 12h đêm, lúc sang canh, những thời khắc đầu tiên của năm mới.
Từ ngày ba mất chúng tôi không còn nấu bánh chưng. Ở đây tôi không có giao thừa, cũng chẳng có ngọn lửa bập bùng dưới đáy nồi. Tôi đành lục tìm trong máy tính những ký ức, nhất là những gì tôi bỏ quên, để hình dung lại xem những năm tháng vừa qua của tôi đã được dệt nên như thế nào.
Và trong số những bản thảo, những ghi chép dang dở, tản mạn, tôi tìm thấy văn bản ngắn dưới đây.
Hai chữ « gần đây » mở đầu bài dùng để chỉ khoảng thời gian xung quanh thời điểm tôi viết bài này, cuối năm 2012 khi tôi nhận được một số chỉ trích, và một số đe dọa, lúc đó còn rất nhẹ nhàng so với những đe dọa cuối năm 2014. Nhưng từ « gần đây » cũng có thể được mở rộng biên độ để chỉ những năm vừa qua, kể từ 2010 đến nay.
Tôi nghĩ cần công bố, để tự nhắc mình nhớ lại thực chất của chính con người tôi với tất cả mọi giới hạn của một sinh vật khả tử chỉ có một khoảng thời gian ngắn ngủi để sống trên thế giới này, đồng thời cũng để tiếp tục tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi : cuộc sống là gì ? sống là gì ?
Paris 18/2/2015 – Việt Nam mồng một tháng giêng Ất Mùi
                                                            NGU DỐT
Gần đây có những người nhận xét về sự ngu dốt của tôi. Tôi sẽ nói gì ?  Tôi sẽ trả lời, rất thành thực, rằng, những người đó nói đúng về việc tôi ngu dốt.
Những gì tôi biết là vô cùng ít ỏi so với những gì tôi không biết (nhưng cả điều này cũng chẳng có gì mới, người ta đã nói từ lâu), thì làm sao mà tôi không ngu dốt cho được ? Đến một người vĩ đại như Socrate còn nói : « tôi chỉ biết một điều là tôi không biết gì cả » thì làm sao một kẻ chỉ có năng lực trí tuệ bình thường như tôi lại không ngu dốt cho được ?
Phải, tôi thực sự ngu dốt.
Kể cả cái nhúm kiến thức ít ỏi mà tôi có được thì tôi cũng chỉ có thể tạm chắc chắn là đã hiểu sau khi đặt đi đặt lại nhiều lần cùng một câu hỏi, sau khi tra vấn đi tra vấn lại nhiều lần trên cùng một vấn đề, sau khi đã xem xét nó từ nhiều góc độ khác nhau, bằng việc sử dụng một số phương pháp đã được thừa nhận, đã được nắm vững. Kể cả như thế thì chân lý, hay sự thật, có thể vẫn còn ở rất xa.
Tôi đã từng muốn chia sẻ với sinh viên chính những kinh nghiệm này : nhận thức được sự thiếu hiểu biết của bản thân mình. Nhưng có vẻ như tôi chẳng mấy thành công. Sau khi kết thúc một khóa học, câu hỏi mà tôi thường nhận được là : « Thưa cô, em được mấy điểm ? ». Dường như toàn bộ quán tính hình thành cùng với những năm dài ngồi trên ghế nhà trường, cùng với những điểm số rất cao được thầy cô ban phát một cách hào phóng, đổ ập xuống câu hỏi đó của họ. Và tôi thường trả lời kèm theo tiếng thở dài kín đáo : « Điểm quan trọng đến như thế sao ? » Tôi hình dung rằng đối với sinh viên, điểm rất có thể được xem như là một sự chứng nhận cho sự hiểu biết của họ. Cũng có khi tôi kiên nhẫn viết thư trả lời hoặc trả lời trực tiếp để giải thích cho họ tại sao đừng coi điểm quá quan trọng như thế.
Cái gì khiến chúng ta tưởng rằng chúng ta có thể biết hết mọi điều ? Cái gì khiến chúng ta tưởng rằng chúng ta nắm giữ chân lý ? Cái gì khiến ta tin rằng ta luôn đúng và không bao giờ sai ? Cái gì khiến chúng ta tưởng rằng chúng ta có quyền và có đủ năng lực để điều khiển người khác ? Cái gì khiến chúng ta tin rằng chúng ta hiểu rõ về người khác. Cái gì khiến chúng ta nghĩ rằng chúng ta hiểu rõ về bản thân mình (nếu thế chắc chẳng bao giờ chúng ta mắc bệnh, đủ thứ bệnh ) ? Cái gì cho phép một số người toàn quyền quyết định số phận của những người khác ? Cái gì khiến chúng ta chấp nhận vô điều kiện những quyết định của người khác (cũng có nghĩa là chối từ khả năng quyết định của bản thân), dù cho những quyết định ấy có bất công, vô lý, và dù cho chúng có kéo theo hậu quả khôn lường ?
Sao con người có thể dễ dàng trở thành thù địch với nhau như vậy ? Sao con người lại có thể dễ dàng bị đơn giản hóa, dễ dàng bị phân loại, dễ dàng bị xếp vào các phe đối nghịch đến như vậy ? Sao có những con người đáng được hạnh phúc lại phải ngồi tù ? Sao có những người đáng được tôn trọng lại bị ngược đãi, bị đánh đập, bị giam cầm? Sao có những cuốn sách có giá trị lại không bao giờ được giải, thậm chí không được in ? Sao những chính sách đúng lại bị loại trừ ? Sao những kẻ tội phạm lại có thể đứng ở đỉnh cao quyền lực và được vinh danh?…
Những câu hỏi này cũng cũ kỹ như bao nhiêu câu hỏi khác. Dù vậy, thú thật là tôi chưa có câu trả lời, hoặc chưa trả lời được một cách rõ ràng, dù rằng cũng đã cố gắng đọc một số sách (của những tên tuổi đã được thừa nhận) phân tích về những vấn đề này, và cũng cố tự mình nhìn vào thực tế để có những phân tích của riêng mình. Xin nêu những câu hỏi đó ra đây, như một bằng chứng cho sự ngu dốt của tôi. Để không phải giả vờ rằng tôi không ngu dốt.
Sài Gòn, 19/12/2012
Nguyễn Thị Từ Huy                   

VĂN HÓA, XÃ HỘI VIỆT NAM


 

Người nông dân miền Trung ăn Tết buồn

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2015-02-21

Email
rau-622.jpg
Một chợ rau ở Miền Trung.
RFA

Đối với nông dân miền Trung, từ Phú Yên đến Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, dường như Tết Ất Mùi là một cái Tết rất buồn bởi ngoại trừ giá xăng và giá gas giảm, mọi thứ vẫn tăng vùn vụt kể cả tiền điện sinh hoạt hằng ngày.Trong khi đó, giá nông sản miền Trung như rau hành, cải, hẹ, dưa leo, đậu tây lại có giá thấp lè tè, thấp đến mức không thể tưởng tượng được người nông dân lấy gì để sắm Tết.

Người mua sắm thưa thớt

Bà Nguyên, chủ một cửa hàng tạp hóa ở Nghĩa Hành, Quảng Ngãi chia sẻ: “Năm nay thì giá cả không được gì, rau hành coi như bỏ, làm ra không ai mua, phải đổ cho bò ăn, nhà quê năm nay thất thu, mấy năm trước bán một chục rau hành còn mua được chai nước mắm chứ giờ thì rẻ, bán rẻ mà cũng chẳng ai thèm mua. Giờ thế rồi chịu chứ biết làm gì!”
Năm nay thì giá cả không được gì, rau hành coi như bỏ, làm ra không ai mua, phải đổ cho bò ăn, nhà quê năm nay thất thu, mấy năm trước bán một chục rau hành còn mua được chai nước mắm chứ giờ thì rẻ, bán rẻ mà cũng chẳng ai thèm mua.
-Bà Nguyên
Theo bà Nguyên, số lượng người đến mua mứt, hạt dưa, bánh kẹo Tết ở cửa hàng của bà năm nay giảm đáng kể so với các năm trước. Mọi năm, chừng hai mươi tháng Chạp người ta bắt đầu đổ xô mua sắm. Nhưng năm nay, đã đến những phút tiễn năm cũ mà số lượng hàng tiêu thụ trong cửa hàng của bà chỉ bằng một phần ba năm ngoái. Chỉ có rượu bia là được tiêu thụ nhiều nhất.
Về mảng rượu bia, thường thì nông dân đến mua chai rượu nếp hương về thờ cúng ba ngày Tết, người nào khá giả thì mua chai rượu vang Đà Lạt hoặc chai rượu Thăng Long về thờ cúng, họa hoằng lắm mới có người mua một két bia chai hoặc thùng bia lon hiệu Dung Quất về đãi khách. Đa phần khách mua bia là giới cán bộ, giáo viên mua để xài và mua để biếu sếp. Rượu bia, thuốc lá và bánh kẹo hạng sang được tiêu thụ mạnh nhờ kênh khách hàng này.
Riêng nhóm khách hàng nông dân, có vẻ như năm nay họ không mặn mà với Tết cho mấy cho dù giá xăng, giá gas giảm đáng kể. Nhưng giá thành hai loại này có giảm chăng nữa cũng không mang lại hiệu quả kinh tế đối với người nông dân vì hiện tại, ước tính có hơn 80% nông dân vẫn còn dùng chất đốt tự nhiên như củi tre, củi bìa gỗ, mạt cưa hoặc lò sô đốt bằng dầu lửa. Bếp gas đối với nông dân vẫn còn xa lạ.
rau-400.jpg
Những luống rau tuyệt vọng ở miền Trung. RFA PHOTO.
Bên cạnh đó, giá xăng tuy giảm nhưng các loại dịch vụ nông nghiệp từ máy cày máy kéo cho đến máy tuốt lúa vẫn không hề giảm giá. Trong khi đó một gánh rau cải nếu như trước đây có thể bán được từ 50 ngàn đồng đến 70 ngàn đồng thì những ngày giáp Tết này, giá của nó hạ xuống còn 15 ngàn đồng, cao nhất là 20 ngàn đồng. Với giá thành như vậy, người nông dân không đủ tiền để bù lỗ cho mùa vụ chứ đừng nói gì đến chuyện mua sắm cho ba ngày Tết.
Một người tên Trung, làm nghề lái xe bỏ hàng tạp hóa giá sỉ từ Bình Định ra đến Quảng Nam cho biết thêm là không khí mua bán ở khắp các nơi anh đi bỏ mối hàng đều giống nhau, không có gì thay đổi, chỉ có rượu bia, hàng hóa hạng sang được tiêu thụ mạnh bởi kênh khách hàng cán bộ, công chức, giáo viên và các nhà buôn, dịch vụ lớn, nhỏ. Hàng hóa hạng trung và hạng thứ dành bán cho nông dân năm nay tiêu thụ rất yếu, không đáng kể.
Điều này cho thấy người nông dân không có một cái Tết ấm áp như mọi năm mặc dù năm 2014, hay là năm Giáp Ngọ, thiên tai không nhiều nhưng mọi đột biến kinh tế của đất nước đã giáng họa xuống đầu người nông dân vốn dĩ quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, không có tội lỗi gì với nền kinh tế quốc gia.

Trung Quốc đã giết chết cái Tết của nông dân

Một nông dân tên Trần Bài, ở huyện Châu Ổ, Quảng Ngãi, chia sẻ thêm: “Rất rẻ, mọi thứ như xà lách cũng rất rẻ, nói chung là giá cả năm nay rất rẻ. Mình ở nhà quê thì trông vào rau cải nhưng giờ bán rẻ quá thì coi như cái Tết chẳng có gì. Rẻ bán không trôi. So với năm ngoái thì thị trường rau cải năm nay rất rẻ. Nói chung là mình ở quê, nông dân mà bán rau không có tiền thì ít lương thực (Tết) hơn…”
Theo ông Bài, sở dĩ năm nay người nông dân thất thu, không có tiền để ăn Tết là vì Trung Quốc, hàng hóa Trung Quốc đã lấn sân vào thị trường Tết miền Trung quá nặng nề. Nếu như trước đây, người nông dân luôn yên tâm với nông sản của mình bởi những thứ khác miền Trung không trồng được hoặc trồng yếu như cà rốt, khoai tây, bắp cải, su lơ… thì có nguồn hàng từ Đà Lạt, Lâm Đồng đưa ra để cân đối, mọi thứ vẫn luôn ổn định bấy lâu nay.
Rất rẻ, mọi thứ như xà lách cũng rất rẻ, nói chung là giá cả năm nay rất rẻ. Mình ở nhà quê thì trông vào rau cải nhưng giờ bán rẻ quá thì coi như cái Tết chẳng có gì.
-Trần Bài
Nhưng hiện tại, thị trường nông sản miền Trung đã hoàn toàn đảo lộn bởi nông sản Trung Quốc ồ ạt tấn công, từ củ cà rốt, củ khoai tây, củ dền đỏ cho đến cái bắp su, bắp cải, bó rau thơm, ký cải ngọt, ký trái cây… Nói chung là mọi thứ nông sản miền Trung đều bị lép vế bởi màu sắc bắt mắt, giá thành rẻ như bèo của nông sản Trung Quốc.
Và đáng sợ nhất là vì lợi nhuận, nhà buôn người Việt ở miền Trung nhắm mắt mua hàng Trung Quốc về tích trữ, kể cả việc tích trữ bánh kẹo, hàng Tết Trung Quốc. Điều này vô hình trung làm cho mọi thứ hàng hóa tích trữ mùa Tết của người nông dân trở nên thừa mứa trên thị trường, cơ hội tiêu thụ không có.
Và không có gì đáng sợ, đáng buồn hơn việc suốt mấy tháng ròng mùa mưa chờ đợi tháng mười một khô ráo để vỡ đất, gieo mùa, rồi lại chăm bón, nâng niu hy vọng mùa Tết đến sẽ mang những cây rau, trái dưa, trái đậu tây ra chợ, và niềm vui cầm đếm những đồng tiền chắt chiu từ mùa vụ sẽ mang về thức quà Tết đầy thi vị, ấm áp… Thế nhưng với tình hình hiện tại, giấc mơ giản dị của người nông dân cứ như đang xây lâu đài trên cát.
Ông Trần Bài bày tỏ nỗi phẫn uất của mình cũng như nhiều nông dân khác rằng tất cả đều do sự quản lý vô trách nhiệm của nhà nước. Vì sao cán bộ nhà nước lại ăn Tết với rượu bia thừa mứa, thức ăn ê hề ứ hự, trong khi đó, người nông dân lại đói khổ trong mùa Tết? Tại sao những người ăn lương nhà nước vốn dĩ là đầy tớ của nhân dân lại quá vô trách nhiệm đối với các ông chủ nông dân chiếm hơn 80% lực lượng lao động, để hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam lũng đoạn thị trường thì khác nào cõng rắn cắn gà nhà? Và đến bao giờ người nông dân được ăn một cái Tết bình yên?
Những câu hỏi bức xúc của người nông dân tên Trần Bài không còn là câu hỏi mang tính chất cá nhân, đơn lẻ nữa, mà nó đã thành câu hỏi chung của đại bộ phận nhân dân thấp cổ bé miệng trong xã hội.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Hoa Tết trong Nam ngoài Bắc

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2015-02-12

Hoa-v-n-th-622.jpg
Hoa Tết
RFA PHOTO

Cuối năm, nạn trộm cắp bùng phát, chuyện này giống như một thứ truyền thống của Việt Nam suốt ba mươi năm nay. Nếu như ở thời kinh tế bao cấp, người ta bắt trộm gà, bắt trộm heo thì hiện tại, ngoài việc trộm tài sản, trộm hoa mai ngày Tết cũng phát triển mạnh. Điều này cho thấy văn hóa trộm cắp đã chính thức hợp thức hóa theo cách của nó tại Việt Nam. Và với người trồng hoa, việc chăm bón, mong sao cho cây hoa nở đúng dịp Tết đã khó, giữ trộm càng khó hơn. Miền Nam lo lắng vì trộm hoa quá nhiều, miền Bắc lo lắng vì hoa trổ sớm và hoa Trung Quốc tràn lan thị trường. Cả nước lo lắng vì hoa, chuyện mới nghe rất buồn cười.

Văn hóa ăn cắp

Một người trồng mai ở Thủ Đức, Sài Gòn, tên Nhạn, chia sẻ: “Người làm vườn năm nay đón Tết cũng buồn, mặc dù mai, cúc nở đúng theo thời vụ, chất lượng tốt.”
Người làm vườn năm nay đón Tết cũng buồn, mặc dù mai, cúc nở đúng theo thời vụ, chất lượng tốt.
-Ông Nhạn
Theo ông Nhạn, năm nay thời tiết tốt cho việc trồng hoa Tết hơn nhiều năm trước nên hoa mai trổ đúng dịp Mồng Một Tết khá nhiều. Nhà vườn chưa kịp vui vì hoa Tết thì đã nghe tin hoa ở các tỉnh tây Nam Bộ cũng trổ đúng Mồng Một hàng loạt, như vậy rất có khả năng thị trường hoa Sài Gòn năm nay sẽ ế ẩm so với mọi năm bởi lượng hoa từ đồng bằng Sông Cửu Long đổ về Sài Gòn nhiều hơn. Trong khi đó, kinh tế thành phố Sài Gòn năm nay xấu hơn mọi năm, chắc chắn số lượng người chơi mai ngày Tết sẽ giảm đáng kể.
Và chưa hết buồn vì chuyện thị trường hoa Tết ế ẩm thì thêm chuyện trộm cắp và bán mai đểu. Nếu như bán mai đểu chơi trò ghép gốc và dán keo sau đó chở xe đạp hoặc xe máy ra thị trường bán với giá chỉ bằng 30% giá mai vườn đã vô hình trung phá gia nhà vườn thì nạn trộm mai ngày Tết lại khoắn sạch và không chừa cho chủ vườn một tí cháo nào.
Ông Nhạn đưa ra nhận định là văn hóa Việt Nam đã rơi vào loại văn hóa trộm cắp, ở cơ quan thì trộm cắp của nhà nước, trộm cắp của nhân dân trên giấy tờ, ở ngoài xã hội thì trộm cắp từng bao ciment xây dựng công trình, từng cái băng rốn trẻ em, trộm cắp tài sản, cướp giật đầy đường, để xe chưa kịp khóa, mới quay lưng đã mất. Nhưng đáng sợ nhất vẫn là trộm cắp hoa Tết.
Sở dĩ nói rằng trộm cắp hoa Tết đáng sợ nhất bởi theo ông Nhạn, chơi hoa là thú chơi tao nhã, là nét văn hóa. Và điều này bắt buộc thị trường hoa cũng là một thị trường tao nhã, có văn hóa. Chí ít người ta cũng có văn hóa mua bán phải đạo và khi mua một chậu hoa, người ta cũng cân nhắc về giá cả cũng như xuất xứ của chậu hoa đó cùng với ý nghĩa đi kèm.
tet-2015-6-400.jpg
Một điểm bán hoa đào Trung Quốc. RFA PHOTO.
Nhưng hiện tại, có thể nói suốt ba mươi mấy năm quen sống với chụp giựt, đội trên đạp dưới, luồn cúi quyền thế, xu phụ bề trên và lễ lạc, quà cáp, hiếu hỷ để nịnh bợ cấp trên… Người ta đã cuống cuồng sống trong cuộc chạy đua cơm áo gạo tiền, chạy đua trong cái bầu trời thấp cổ bé miệng, chạy đua trong sự thù hận vu vơ để rồi con người trở nên xa lạ với chính mình. Cách nhìn về cái đẹp hay nói khác đi là mỹ học dân tộc bị xóa nhòa, thay vào đó là sự tham lam, ti tiện. Người ta sẵn sàng ăn cắp bất cứ thứ gì có thể được.
Ông Nhạn khẳng định rằng nếu không có một đường dây bài bản để tiêu thụ hoa ăn cắp cũng như vào nhà vườn khiêng từng chậu mai nặng từ vài chục ký đến vài trăm ký thì khó mà đột nhập nhà vườn và cũng khó mà mang hoa đi tiêu thụ được. Bởi hoa không giống như chiếc xe hay cái tivi, chỉ cần mang ra khỏi nhà là mang đến tiệm cầm đồ hoặc nơi tiêu thụ đồ cũ. Bán hoa phải trưng bày suốt mấy ngày trước Tết, phải phơi bày thành phẩm trộm cắp ra trước bàng dân thiên hạ. Nếu công an làm việc tới nơi tới chốn, sẽ khó có tên trộm nào dám ăn cắp hoa Tết, đặc biệt là hoa mai để mang đi bán.

Nỗi lo nhà vườn Nam – Bắc

Một người trồng hoa Tết khác tên Thọ, sống ở quận Gò Vấp, chia sẻ: “Người ta mua hoa ở Quy Nhơn, rồi các vùng khác mang về bán nữa. Nhưng mà túi tiền của người dân năm nay thì biết rồi. Người ta gánh một gánh cải đi cả ngày kiếm được có mười mấy ngàn, chợ búa năm nay cũng ế nữa.”
Người ta mua hoa ở Quy Nhơn, rồi các vùng khác mang về bán nữa. Nhưng mà túi tiền của người dân năm nay thì biết rồi. Người ta gánh một gánh cải đi cả ngày kiếm được có mười mấy ngàn, chợ búa năm nay cũng ế nữa.
-Ông Thọ
Theo ông Thọ, năm nào trong các làng hoa Tết cũng có sự giao lưu, chuyện này giống như một giềng mối văn hóa giữa Nam và Bắc. Thường thì từ hai mươi tháng Chạp trở đi, hoa đào, hoa nụ tầm xuân ở miền Bắc sẽ lên xe vào miền Nam, hoa mai ở miền Nam sẽ lên xe ra miền Bắc. Những chuyến xe hoa ngày Tết đầy ắp niềm hy vọng của chủ vườn cũng như niềm vui xứ khác khi nó xuất hiện. Nhưng đó là chuyện đã xưa.
Hiện tại, những chuyến xe tưởng chừng như đã đi vào truyền thống chở hoa giao lưu mùa Tết lại là cái bình phong để kẻ trộm vận chuyển và tiêu thụ. Chuyện này cũng chẳng khác nào dân buôn gỗ lậu, dân kiểm lâm mượn xe chở hài cốt liệt sĩ để chở gỗ trộm và động vật quí hiếm. Trong hàng trăm chuyến xe chở hoa mai từ Nam ra Bắc, theo ông Thọ, có ít nhất cũng 10% xe chở hoa trộm. Và đường dây trộm cắp này rất tinh vi.
Thường thì bọn trộm vào Nam giả vờ đi lao động, đi làm thuê để theo dõi tình hình. Dịp gần Tết, chúng sẽ khoanh vùng vườn mai nào trúng Tết, nở hoa đẹp và lâu năm. Sau đó chúng nghiên cứu lịch trình làm việc của chủ vườn, đường đi lối lại và đưa ra phương án trộm cắp, vận chuyển về Bắc để tiêu thụ. Miễn sao ra đến xe tải thì chậu hoa đó an toàn tuyệt đối bởi hiện tại, việc mua bán hoa chưa được qui định phải có hợp đồng mặc dù số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỉ đồng. Chính vì thể, khó mà kiểm tra về nguồn gốc của một xe chở hoa chạy trên đường, bởi nó không thuộc diện hàng quốc cấm.
Ông Thọ nói rằng đã nhiều lần ông báo lên công an phường các đối tượng khả nghi, từng tới lui vườn mai của ông và khi bị mất cắp thì chúng lặn luôn. Nhưng công an chỉ ghi tên tuổi lấy lệ rồi đâu cũng lại vào đó. Mới hôm 14 tháng Chạp, mặc dù đã đề phòng cẩn mật nhưng vườn mai nhà ông Thọ cũng bị mất hết hai gốc mai bonsai có tuổi thọ trên ba mươi năm, qui ra tiền cả trăm triệu đồng.
Nói đến đây, ông Thọ lắc đầu ngao ngán, đưa ra kết luận là năm nay nạn trộm cắp hoa mai ở miền Nam sẽ rầm rộ khó lường bởi hoa đào miền Bắc đã trổ quá sớm, bọn trộm sẽ ra tay ác hơn để cung cấp cho thị trường miền Bắc. Người nông dân miền Bắc chưa kịp bình tĩnh vì thất thu, vì hoa mai đỏ Trung Quốc tràn lan thị trường với giá rẻ bèo từ 140 ngàn đồng đến 170 ngàn đồng mỗi chậu, thì người làm vườn miền Nam lại quay quắt với nạn mất cắp.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/flowers-lunar-new-year-in-north-n-south-02122015152735.html


Tết về trên vùng cao Thanh Hóa

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2015-02-05
thanh-hoa-622.jpg
Chợ ở Ngọc Lặc, Thanh Hóa.
RFA PHOTO

Tỉnh Thanh Hóa được xếp vào một trong những tỉnh rộng nhất Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những tỉnh có số gia đình nghèo đói nhiều nhất Việt Nam và có số cán bộ địa phương nhiều nhất Việt Nam. Tháng Chạp về, không khí đón Tết râm rang khắp mọi nơi, riêng một số huyện như Thường Xuân, Như Xuân, Ngọc Lặc, Quan Hóa, Tết vẫn là một giấc chiêm bao ban trưa mà ở đó, cảm giác nửa say nửa tỉnh, nửa đói nửa buồn, nửa tồn tại nửa mơ hồ vẫn vây bủa.

Lấy gì mà ăn Tết?

Ông Hà, người Thái Trắng, sống ở Thường Xuân, Thanh Hóa, chia sẻ:
“Đời sống của mình thì giản dị đơn sơ nhưng mà hàng hóa đắt đỏ nên không có tiền sắm Tết đâu. Báo chí thì vẫn nói là đủ ăn, có Tết. Bây giờ hàng hóa nhiều, thịt gà nhiều nhưng mà đắt đỏ lắm, đâu có tiền, chỉ là tự cung tự cấp, miếng rau miếng thịt mình nuôi thôi, quần áo đẹp hay đồ trong lễ hội Tết thì không có, còn khó khăn nhiều lắm!”
Theo ông Hà, ngay cả trong ngày thường, việc kiếm đủ một ngày hai bữa cơm đã là quá khó khăn đối với bà con dân tộc thiểu số Thái Trắng, huống gì chuyện mua rượu, thịt về ăn Tết. Mọi năm, bà con dành dụm để ăn Tết nhưng năm nay không dành dụm được nữa vì diện tích đất canh tác đã bị co cụm, không đủ lúa để ăn, không thể nào dành dụm được mà có Tết.
Rút kinh nghiệm nhiều năm trước, bà con quyết không đón Tết nữa, nghĩa là không còn ý nghĩ thịt heo, dưa kiệu, bánh tét trữ trong nhà ba ngày Tết mà chỉ cần mua một chiếc bánh chưng về thờ ba ngày Tết là đủ. Mọi năm, để có được một cái Tết ấm áp, nhiều gia đình phải mua nợ, ghi sổ ở các đại lý và trả góp với lãi suất có khi lên đến 150% so với giá thị trường.
Đương nhiên việc bán trả góp như vậy đối với bà con là nhân đạo vì không có các cửa hàng này, bà con không biết lấy gì mà xài Tết. Nhưng ra Giêng, trả mãi cho đến gần hết năm mới xong món nợ. Cuối cùng, chuẩn bị Tết trở lại, phải ghi sổ tiếp tục món nợ khác, quanh năm suốt tháng lẩn quẩn trong sổ nợ, bà con sợ lắm!
Hiện tại, suốt ba tháng nay, bà con dân tộc thiểu số đã bắt đầu khan hiếm lương thực, chỉ ăn cơm khoai độn, sắn độn mỗi ngày hai bữa để cầm hơi. Thức ăn ngoài cơm chỉ có cà pháo dầm muối. Cũng may đây là món ngon của người thiểu số, chỉ cần ra ngoài rừng hái một rổ, về phơi hơi héo một chút rồi bỏ vào nước muối mà dầm cho đến khi trái cà chín ngấy trong nước muối, vớt ra ăn chung với cơm, vừa có vị chua chua, mặn mặn lại giòn giòn. Với bà con thiếu ăn, không có gì thú vị và ngon hơn món này trong những ngày giá lạnh. Nhưng món cơm cà cũng chỉ kéo dài chừng nửa tháng, sau đó mỗi khi ăn vào có cảm giác ợ chua và nóng cuống họng rất khó chịu.
thanh-hoa-400.jpg
Một ngôi nhà khá giả của người Thái Trắng ở Ngọc Lặc, Thanh Hóa. RFA PHOTO.
Hiện tại, người đồng bào thiểu số ở miền núi Thanh Hóa vẫn chưa có cảm giác Tết về, mặc dù hoa rừng đã chớm nở nhiều nơi, chim rừng cũng đã hót lảnh lót đón Xuân nhưng những mái nhà tranh vách nứa vẫn nằm heo hút nơi rừng sâu, vẫn im ỉm đóng cửa và khói lam chiều chiều ám gợi những bữa cơm đạm bạc, thiếu thốn, đói khổ. Với con người nơi núi rừng, Tết vẫn còn xa lắm, Tết vẫn chỉ mới về nơi thềm nhà của người có tiền, có quyền chức, Tết như một giấc mơ ban trưa, âm âm mùi vị nhưng không có thực.
Ông Hà cho biết thêm là hiện nay, vẫn còn nhiều gia đình chưa trả hết nợ hợp tác xã, nợ chồng nợ chất, nợ từ nhiều năm trước tích tụ lại. Mỗi năm, người dân trả không biết bao nhiêu khoản thuế và nếu không trả thì các cán bộ địa phương sẽ dùng biện pháp mạnh, không ngoại trừ tịch thu tài sản. Thường thì tài sản của bà con cũng chẳng có gì ngoài chiếc xe máy hay chiếc xe đạp để đi làm. Bị tạm thu, thậm chí tịch thu thì coi như hết đường làm ăn.

Cán bộ nhiều như sâu bọ

Ông Trị, sống ở huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa, chia sẻ:
“Khó khăn thực sự, họ không có gì luôn, đất trồng lúa nước cũng không có, chỉ có cây sắn, cây ngô thôi. Dân trí cũng thấp, họ ít được đi ra ngoài, họ không nghĩ được việc đi ra ngoài làm mà họ cũng chẳng biết được nghề gì để đi làm thuê, họ chỉ biết đi rừng kiếm củi về nấu ăn thôi!”
Theo ông Trị, Tết năm nay, bà con thiểu số miền núi đều rơi vào cảnh nhà trống hoác, nợ thuế vẫn chưa thanh toán hết, nhiều gia đình đọng nợ từ nhiều năm trước. Một cái Tết buồn đang đến. Kể từ năm 2000, nhà nước không thu thuế nông nghiệp với bà con nông dân nữa nhưng bù vào đó, các khoản dịch vụ thủy lợi, dịch vụ hợp tác xã lại tăng cao. Đồng thời, dịch vụ phục vụ Đảng, phục vụ cán bộ tăng vùn vụt khiến cho người dân chóng mặt.
Chỉ riêng khoản thuế đóng để nuôi cán bộ mà theo như ông Trị nhận xét là đông còn hơn sâu bọ, có nhiều xã có cả ngàn cán bộ, từ cán bộ đoàn, cán bộ cộng tác theo mảng, cán bộ phòng chống tham nhũng, cán bộ phòng chống tệ nạn, cán bộ hỗ trợ thu thuế… Kính thưa các loại cán bộ mà nhân dân chưa bao giờ bầu ra cũng như nhân dân chưa bao giờ nhìn thấy mặt họ nhưng tên tuổi của họ vẫn tồn tại và suất thuế mà nhân dân phải đóng để nuôi họ luôn là nỗi ám ảnh mùa gặt.
Nhiều vụ lúa, người nông dân chỉ thu hoạch chưa đến hai chục bao lúa, mọi vốn liếng dành dụm đều bỏ vào chưa tới hai chục bao lúa đó nhưng số lúa phải đóng thuế đã lên đến mười tám bao. Như vậy, bà con nông dân phải van nài, lạy lục cán bộ thu thuế ngay trên đồng ruộng để khất lại mùa sau sẽ đóng tiếp khoản nợ.
Thường thì đến mùa gặt, cán bộ xã xuống tận đồng ruộng, mang theo cân, bao và sổ thuế để khi bà con gặt lúa xong thì họ đọc luôn con số nợ và xúc lúa vào bao, bỏ lên cân để trừ nợ. Người nông dân đôi khi khổ qúa phải tổ chức gặt trộm vào ngày chủ nhật hoặc gặt vào ban đêm rồi giấu lúa sang nhà khác ít nợ hơn để dành dụm mà ăn mùa đói kém. Nói chung là việc thu thuế của cán bộ xã ở các huyện miền núi Thanh Hóa còn khắt khe và ghê gớm hơn cả việc sưu tô thuế thời phong kiến.
Sở dĩ có chuyện cay đắng này là do bộ máy cầm quyền địa phương quá đông, nhiều lúc nhúc như sâu bọ, mà họ chỉ là cán bộ cộng tác, không có lương chính thức của nhà nước nên việc thu thuế càng nhiều thì đời sống của họ càng phất lên, họ có cái để ăn nhậu, cà phê. Chính vì gánh cái ách thuế nhà nông quá nặng để nuôi cái ổ cán bộ lúc nhúc này mà người nông dân nợ nần triền miên, đói khổ triền miên.
Một mùa Tết nữa đang về trên vùng cao Thanh Hóa, hoa rừng đã nở trắng các rẻo đồi, khí trời thanh thoát, thơm tho. Nhưng lòng người vẫn còn u ám vì cái nghèo, cái đói, mùa Xuân vẫn chưa về nơi tâm hồn những đồng bào thiểu số đói khổ và chịu đựng.
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/tet-festival-in-thanh-hoa-highland-02052015154126.html

Xe lôi đạp: Tương lai sẽ về đâu?

Hòa Ái, phóng viên RFA
2015-02-21

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
xe-loi-622.jpg
Một người kéo xe lôi ở vùng ngoại ô thành phố Long Xuyên.
RFA

Xe lôi đạp là phương tiện đi lại cũng như là phương tiện chuyên chở phổ biến ở miền Tây Nam bộ. Tuy nhiên nét văn hóa lâu đời này đang dần bị mai một. Tương lai của những chiếc xe lôi đạp sẽ đi về đâu?

Hình ảnh quen thuộc ở ĐBSCL

Chiếc xe lôi đạp là hình ảnh quen thuộc gắn bó với đời sống của người dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong nhiều thập niên qua, người miền Tây gọi xe này là “xe dân biểu” với lý giải “biểu đâu thì đi đó”. Một chiếc xe đạp gắn theo sau một thùng xe đơn giản có 2 bánh xe nhưng lại rất hữu dụng, có thể chở được cùng một lúc cả người và đồ đạc cồng kềnh. Người ta có thể bắt gặp hình ảnh chiếc xe lôi đạp từ tờ mờ sớm của một ngày mới cho đến chiều tối mịt trên khắp ngã đường ở các thị trấn, làng xã, thôn xóm. Từ những người buôn gánh bán bưng cho đến các em nhỏ học sinh hay thậm chí một người phương xa lỡ đường cũng có thể là khách hàng của những người chạy xe lôi đạp.
Lúc nhỏ kỷ niệm đáng nhớ nhất là tụi em gồm 6 đứa nhét trên chiếc xe lôi. Ngồi trên xe vui lắm, ngồi chật cứng, vịn cho thiệt chắc rồi hát hò. Khi xe chạy đến dốc cầu, xuống dốc nhanh thì một đứa trên xe bị văng xuống. Nó không bị sao. Tụi em trên xe cười quá là cười. Vui thiệt là vui.
-Cô Ba
Cô Ba, hiện ở Sài Gòn, kể lại kỷ niệm đáng nhớ nhất của cô khi đi học bằng xe lôi đạp lúc còn nhỏ ở miền Tây:
“Lúc nhỏ kỷ niệm đáng nhớ nhất là tụi em gồm 6 đứa nhét trên chiếc xe lôi. Ngồi trên xe vui lắm, ngồi chật cứng, vịn  cho thiệt chắc rồi hát hò. Khi xe chạy đến dốc cầu, xuống dốc nhanh thì một đứa trên xe bị văng xuống. Nó không bị sao. Tụi em trên xe cười quá là cười. Vui thiệt là vui.”
Sinh sống ở thành phố nhiều năm và cứ mỗi dịp về quê, Cô Ba lại chọn phương tiện đi lại là xe lôi đạp. Cô Ba cho biết, kỷ niệm đáng nhớ nhất thời học trò không khiến cô lo sợ cho sự an toàn mà trái lại cô không nghịch ngợm như hồi còn nhỏ, ngồi chắc chắn trên xe để tận hưởng giây phút chậm rãi ngắm đường xá, xe cộ, nhà cửa, dò tìm những gương mặt thân quen cũng như hồi tưởng lại tuổi thơ ở từng góc phố, hàng cây. Đặc biệt vào các dịp Tết Âm lịch hàng năm, cô cùng với các con nhỏ của mình đi dạo chợ Tết và dạo quanh qua chợ bông ở quê bằng phương tiện xe 3 bánh này. Cô Ba tiếp lời:
“Về quê nội ở Cần Thơ thì còn chiếc xe lôi đó, cho mấy đứa nhỏ đi thử. Thích lắm! Ngồi trên xe lôi, cảm giác dân dã, bình dị. Ngồi chung với những người đi chợ về, đúng chất quê. vui lắm. Mặt mày đứa nào cũng ngơ ngác nhìn cảnh rất là thú vị, chứ không có cảm giác như ngồi trên taxi ở Sài Gòn.”

Không thể kiếm sống?

xe-loi-400b.jpg
Một người kéo xe lôi ở miền Tây. RFA PHOTO.
Trong khi đó, những người hành nghề chạy xe lôi đạp chia sẻ họ không thể kiếm sống qua việc chở khách bộ hành. Họ cho biết đây là nghề đổi sức lấy miếng ăn. Một cuốc xe lôi đạp có thể chở tối đa 5, 6 khách và giá cước khoảng 1 đến 2 ngàn đồng cho 1 km đường đi. Một ngày đạp xe lôi từ 6-7 giờ sáng đến 9-10 giờ đêm, họ kiếm được trung bình số tiền vài chục ngàn đồng.
Ông Phước ở Long Xuyên, An Giang, gần 70 tuổi, chạy xe lôi đạp 35 năm, tâm sự với Hòa Ái:
“Chú chạy xe lôi đạp chở khách đến giờ hết nổi rồi. Chở đồ đạc, tủ lạnh…thì nhẹ hơn chút. Khách giờ ế lắm vì chủ yếu bây giờ người ta đi xe gắn  máy (Honda) nhanh hơn.”
Ông Phước cho biết thêm hằng ngày chờ các mối quen kêu chở hàng, đồ đạc để kiếm cơm qua ngày. Đồng thời cũng chạy loanh quanh mong được có thêm cuốc xe nào hay cuốc đó. Ông Phước nói lúc còn trẻ có thể chở nặng được nhưng bây giờ không còn sức để chở khách dù thời buổi ngày nay cũng không còn nhiều hành khách để chở. Ông Phước nói thêm:
“Nói chung thì chở khách cực hơn. Chở đồ đạc, tủ lạnh khoảng vài chục kí lô, khiêng lên khiêng xuống. Chở người thì gặp người mập, 2-3 người thì hết cả trăm, trăm mấy, hai trăm kí lô, chạy nặng hơn. Lên dốc cầu, kéo lên thì mệt hơn.”
Chú chạy xe lôi đạp chở khách đến giờ hết nổi rồi. Chở đồ đạc, tủ lạnh…thì nhẹ hơn chút. Khách giờ ế lắm vì chủ yếu bây giờ người ta đi xe gắn  máy (Honda) nhanh hơn.
-Ông Phước
Đa phần những người hành nghề chạy xe lôi đạp ở miền Tây Nam bộ như ông Phước là những người lỡ vận, nghèo khó. Có người làm chủ cả chiếc xe đạp và cái thùng xe 2 bánh nhưng cũng có người chỉ có khả năng thuê chiếc xe lôi để mưu sinh hàng ngày. Tuy công việc đạp xe lôi nặng nhọc nhưng một số người hành nghề đạp xe lôi mà đài ACTD tiếp xúc hầu như không có lời than vãn nào. Dường như họ chấp nhận cho số phần của mình, đánh đổi từng cuốc xe đầy mồ hôi nhễ nhại với từng bữa cơm, bữa cháo cho gia đình.
Trả lời câu hỏi của Hòa Ái có nên duy trì xe lôi đạp trong thời buổi phương tiện công cộng như xe buýt, taxi hay xe tải nhẹ thuận tiện cho việc đi lại và chuyên chở như hiện nay hay không, nhiều người dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long cho rằng chiếc xe lội đạp vẫn còn là phương tiện chuyên chở hàng hóa, đồ đạc thuận tiện nhất. Mặc dù vậy, hình ảnh những người đạp xe gò lưng dưới trời nắng gắt hay dưới cơn mưa tầm tã khiến nhiều người thương cảm.
Trong số những người từng là hành khách quen thuộc một thời của xe lôi đạp như cô Ba thì cho rằng chỉ nên duy trì về phương diện du lịch, lưu giữ ở một vài địa điểm hay vùng quê hiền hòa nào đó ở miền Tây Nam bộ mà thôi.
Có lẽ không bao lâu nữa, hình ảnh chiếc xe lôi đạp ở miền Tây cũng chỉ còn đọng lại trong ký ức như những chiếc xích-lô ở Sài Gòn do các chính sách quy định làm đẹp thành phố và trật tự đô thị. Những chiếc xe lôi đạp sẽ sớm bị xóa sổ trong danh sách các phương tiện lưu thông đường bộ và số phận những người hành nghề đạp xe lôi cũng sẽ dần rơi vào sự lãng quên.

NGUYỄN THIÊN THỤ * ĐỀ CƯƠNG VĂN HÓA CỦA TRƯỜNG CHINH

PHÊ BÌNH ĐỀ CƯƠNG VĂN HÓA TRƯỜNG CHINH
NGUYỄN THIÊN THỤ


Cộng sản xưng là Duy vật nhưng trái lại rất duy tâm, rất chú trọng về lãnh vực tịnh thần. Lãnh tụ nào cũng có vài tập sách để đời để cho người đời biết các ổng lý thuyết và thực hành đều giỏi. 

Như Lê Duẩn, chưa hết tiểu học mà đã mơ làm triết gia toàn cầu, triết gia vùng. Ông Hồ cũng lớp ba trường làng cũng chôm các tác phẩm của các cụ Tiến sĩ Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường để lòe thiên hạ ta đây có danh tác. Bác còn cầm luôn Ngục Trung Nhật Ký của một người Trung Quốc vô danh để khoe ta đây làm thơ  chữ Hán đây...
 Những cuộc học tập chính trị, triết học, việc cải tại tạo tư tưởng trong trù, việc tẩy não...đều là những hành hạ về tinh thần con người.
Để có một đường lối tư tưởng cho cuộc cướp quyền và cai trị, ngày 25 -28-tháng 2-1943,  Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản đã họp và đưa ra Đề cương về văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh đã soạn thảo.
 Nội dung gồm có những điểm sau:
1-Phải hoàn thành cách mạng văn hóa mới  do Đảng Cộng sản lãnh đạo, theo văn hóa xã hội chủ nghĩa.
 2. Đề cương văn hóa đã xác định 3 nguyên tắc vận động của cuộc vận động văn hóa ở Việt Nam thời kỳ này là:

+ Dân tộc hóa. Chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập.

+ Đại chúng hóa, chống lại mọi chủ trương, hành động làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa đông đảo quần chúng.

+ Khoa học hóa, chống lại tất cả những cái gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ. 
Chúng ta thử phân tích và phê phán các điểm trên:
 1.  Phải hoàn thành cách mạng văn hóa mới  do Đảng Cộng sản lãnh đạo, theo văn hóa xã hội chủ nghĩa.
Ngay từ đầu, Cộng sản đã không che giấu thành lập độc đảng với chủ trương độc tài.
Lẽ nào Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường không biết điều này hoặc biết mà không hiểu nên cứ chạy theo Cộng sản cho tan nát một đời thông minh tài giỏi!
Khi đã chủ truương độc đảng, độc quyền thì còn nói gì đến dân tộc. Đã độc đảng, độc quyền thì đâu cần dân chủ và nhân dân, cho nên luận điểm dân tộc, vì dân, cho dân là không có trong gan ruột cộng sản. Marx và Lenin cực lực phản đối chủ truơng dân tộc. Chủ trương dân tộc chỉ là hư chiêu ban đầu  để dẫn dụ nhân dân theo họ, tạo cho họ có thanh thế. Sau đó họ sẽ ra mặt thực thi chủ nghĩa quốc tế. Chỉ riêng Mao là chống lại Marx khi chủ trương công nông liên minh và đấu tranh giành độc lập. 

Thực tế Việt Nam cho thấy Việt Cộng ban đầu kêu gọi đoàn kết nhưng vẫn giết phe Trotsky và các chiến sĩ quốc gia. Ban đầu kháng chiến chống Pháp, Cộng sản đảng gồm nhiều thành phần, bà Nguyễn Thị Năm ở Thái Nguyên rất được Trung ương đảng yêu quý, nhưng sau 1954, lấy được nửa nước thì cộng sản tàn sát nhân dân bao gồm địa chủ, tư sản, phú nông, trung nông trí thức và các lãnh tụ và tín đồ tôn giáo. 
Tóm lại điểm dân tộc là xảo trá. Cộng sản phản dân hại nước thì sao có thể rao giảng về yêu quốc gia, yêu dân tộc? 
Điểm về đại chúng cũng vậy. Nhân dân bị phản bội, bị bắt làm nô lệ, bị tước quyền tự do dân chủ, đại chúng là giai cấp bị trị, cộng sản là thiểu số nắm quyền ,cướp tài sản quốc gia và tài sản nhân dân, đưa vợ con vào trong các bộ viện dù họ chẳng có tài năng gì. Như vậy là cộng sản chống lại nhân dân, danh từ đại chúng cũng là một cách nói dối trá.
Cuối cùng là điểm khoa học. Tư bản và quân chủ trọng trí thức, còn cộng sản khinh trí thức. Trừ Tần Thủy hoàng đốt sách cvhôn học trò, các triều đại vua quan đều trọng hiền sĩ. Từ khi Lenin, Stalin lên nắm quyền thì đuổi trí thức, sau phải bỏ tiền thuê các khoa học gia ngoại quốc. Liên Xô, Trung Cộng Việt Cộng giết hại và bỏ tù trí thức, những trí thức khom lưng cũng bị rầy la chửi mắng, nhất là họ đưa công nông lên nắm các cơ quan từ địa phương đến trung ương thì làm sao mà khoa học phát triển? 

  Việt Cộng cũng vậy. CCRD, Thanh lọc tổ chức đảng đều có mục đich đuổi trí thức và các thành phần tư sản, quân chủ, tôn giáo. Trong viện khoa học, Võ Nguyên Giáp làm việc ngừa thai cai đẻ là một điều man rợ và ngu dại. Cái viện khoa học cộng sản tuyên dương bèo hoa dâu, xuyên tâm liên là trí tuệ cao, và cổ vũ việc lấy phân trâu  bò cho súc vật ăn là một khám phá vĩ đại nhất hành tinh.

 Sau 1975, các nhà văn, nhà nghiên cứu Việt Cộng tha hồ mang kho sách Khai Trí để làm khoa học. Và họ nhiệt liệt kêu gọi các giáo sư đại học miền Nam cộng tác nghiên cứu khoa học. Khi công trình hoàn thành thì tên giáo sư miền Nam biến mất chỉ còn tên nhân viên giảng dạy miền Bắc XHCN. Một xã hội trộm cắp, đạo văn như thế mà đề cao khoa học ư?

Nói tóm lại, đề cương của Trường Chinh là tờ giấy vô giá trị, nó là những lời khoác lác, dối trá theo bản chất cộng sản gian ác! Ngay các bản đề cương của ông cũng là một sự trộm cắp tài sản trí tuệ của người khác. Vũ Thư Hiên cho biết:

" Về sau này, khoảng đầu thập niên 50, tôi tình cờ vớ được cuốn Chủ Nghĩa Mác Và Công Cuộc Phục Hưng Nền Văn Hóa Pháp của Roger Garaudy. Ðọc xong tôi mới ngã ngửa ra rằng ông Trường Chinh đáng kính của tôi đã làm một bản sao tuyệt vời của cuốn này trong trước tác Chủ Nghĩa Mác và Vấn Ðề Văn Hóa Việt Nam, được ca tụng như một văn kiện có tính chất cương lĩnh. Bố cục cuốn sách gần như giữ nguyên, thậm chí Trường Chinh trích dẫn đúng những đoạn mà Roger Garaudy trích dẫn Mác, Engels, và cả Jean Fréville. Tiếp đó là sự phát hiện đáng buồn của tôi về cuốn Trường Kỳ Kháng Chiến Nhất Ðịnh Thắng Lợi. Nó quá giống cuốn Trì Cửu Chiến Luận (Bàn về đánh lâu dài) của Mao Trạch-đông(Đêm Giữa Ban Ngày, Chương 18, tr.332-333).

Ông Hồ, Trường Chinh và bao ông nữa đúng là đồng chí, đồng rận! Những bộ sách khổng lồ của Marx nay thành đống giấy lộn thì vài trang tào lao của Trường Chinh cũng chỉ đem nhóm bếp thôi hay gói cá, gói thịt mà thôi!

NGUYỄN THIÊN THỤ