Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Showing posts with label BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG889. Show all posts
Showing posts with label BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG889. Show all posts

Friday, 6 September 2019

Tội ác Rạng Đông

< A >
Danlambao - Từ việc các quan chức địa phương thu hồi khuyến cáo cảnh báo người dân về an toàn sức khoẻ và môi trường, cho đến lượng thuỷ ngân gây ra bởi vụ cháy công ty Rạng Đông vượt 6 lần giới hạn cho phép cho thấy tội ác đang xảy ra. Tội ác này là tổng hợp của sự vô trách nhiệm, tắt trách và lưu manh của con buôn lẫn giới cầm quyền.
Con buôn: 
- Ngay sau hoả hoạn vào tối 28.08.2019, Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông tuyên bố: "Chúng tôi không sử dụng thủy ngân làm bóng đèn... Chúng tôi đã nghiên cứu sử dụng loại amalgam thay thế cho thủy ngân lỏng trước đây và đưa vào sản xuất từ năm 2016, nên các khí thải không ảnh hưởng đến sức khỏe con người." (1) 
- Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc Công ty Rạng Đông, Nguyễn Đoàn Thắng bất cần đến hệ lụy vừa xảy ra, chỉ lo lắng việc kiếm tiền, đã gửi thông báo gửi đến cán bộ, công nhân viên “nhanh chóng triển khai tăng nhịp độ sản xuất sản phẩm, chú trọng đảm bảo thời gian giao hàng”. (2) 
Quan chức: 
- Phó chủ tịch UBND phường Hạ Đình là Trần Thị Nhiên ký thông báo khuyến cáo người dân không tiêu thụ các loại rau, hoa quả, gia cầm, cá, lợn... trong bán kính 1 km kể từ tâm đám cháy trong thời gian 21 ngày. Các loại rau, trái cây tự trồng trong bán kính 500 m cần được tiêu huỷ. “Cần sơ tán trẻ nhỏ, người già, ốm bệnh ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng của cháy, thời gian sơ tán từ 1-10 ngày" 
- Một ngày sau, Chủ tịch UBND phường Hạ Đình đã thu hồi văn bản với lý do "không đúng thẩm quyền và chưa đủ cơ sở". (3) 
- UBND quận Thanh Xuân thông báo: “Theo thông tin ban đầu của Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường thuộc Bộ Y tế, các chỉ số như: thủy ngân, chì, kim loại nặng được đo bằng máy test nhanh đến 16h cho thấy đều trong ngưỡng cho phép, an toàn đối với người dân.”(3) 
"Trong ngưỡng cửa cho phép" lại là lượng thuỷ ngân vượt 6 lần cho phép tìm thấy trong bùn ở đáy sông Tô Lịch (4) 
Từ việc công ty Rạng Đông tuyên bố "không dùng thuỷ ngân" sang đến "trong ngưỡng cho phép" và rồi "thuỷ ngân vượt 6 lần giới hạn" cho thấy tội ác đang diễn ra trên sức khoẻ, sinh mạng con người và tình trạng an toàn của môi trường. 
Tối 4/9/2019, các quan chức tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ (thường kỳ chứ không phải cấp thời) để báo cáo kết quả kiểm tra. (5)
Ưu tiên hàng đầu của các quan là cho cả nước biết rõ rằng "cơ quan chức năng đã làm hết sức mình"
Theo Bộ TN&MT: 
- Các hóa chất gây ô nhiễm là thủy ngân, kim loại nặng, phát tán vào đất, môi trường xung quanh, lắng đọng trong trầm tích đáy sông Tô Lịch, phát tán theo dòng nước sử dụng để chữa cháy. Vùng có nguy cơ gây ô nhiễm có bán kính 500m. 
- Hồ Hạ Đình và sông Tô Lịch, tại điểm cách nhà máy 1,5 km về phía hạ lưu có lượng thủy ngân nằm ngoài khoảng khuyến cáo của WHO, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Mẫu bùn thải tại sông Tô Lịch vượt về hàm lượng thủy ngân đến 6,1 lần. 
- Trong khoảng 200m, hàm lượng thủy ngân trong không khí đều nằm trong ngưỡng khuyến cáo của WHO là ảnh hưởng sức khỏe con người. 
Tuy nhiên theo các quan chức Tài nguyên & Môi trường thì: Lượng thuỷ ngân vượt giới hạn là so sánh với ngưỡng của WHO và Châu Âu, Canada, còn so với ngưỡng của Việt Nam thì không vượt! 
Vì không vượt ngưỡng cửa Việt Nam cho nên sau báo cáo vẫn không thấy có một hành động cụ thể nào để giải quyết ngay lập tức nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân chung quanh khu vực:
- Không có khuyến cáo hay kế hoạch sơ tán dân cư cấp thời từ các Uỷ ban Nhân dân.
- Không có biện pháp thử nghiệm, khám sức khoẻ của người dân tại nơi bởi Bộ Y tế. 
- Không có một tuyên bố nào từ người đứng đầu chính phủ, nhà nước, đảng là Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Phú Trọng. 
Mọi chuyện vẫn "không có gì mà ầm ỉ". Người dân vẫn tiếp tục hít, thở, ăn, uống và sinh hoạt như không có chuyện gì xảy ra. 
"Như không có chuyện gì xảy ra" chính là tội ác đang diễn ra trên đất nước Việt Nam. 
Chú thích:
04.09.2019

Kiều hối: tiếp máu chế độ!

< A >
CTV Danlambao - Theo đài Tiếng nói Việt cộng (VOV), Cộng đồng Người Việt Hải ngoại có khoảng 4,5 triệu người tại hơn 110 quốc gia. Hàng năm có khoảng 300 đến 500 lượt trí thức kiều bào về nước đóng góp chuyên môn, tham gia các chương trình hợp tác, nghiên cứu, chuyển giao khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo... Kiều hối là 15,9 tỉ USD, giúp Việt Nam nằm trong top những nước nhận Kiều hối lớn nhất thế giới, đóng góp 6,6% GDP Việt Nam, trong đó có gần 3.000 dự án tổng vốn đăng ký gần 4 tỉ USD tập trung những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của đất nước, đặc biệt là công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao... (1) 
Chính VOV xác nhận nhiều người Việt hải ngoại đã đổ tiền, kiến thức, hoạt động để tiếp máu, nuôi sống chế độ độc tài.
Theo Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - "Nếu sử dụng tốt mạng lưới bà con Việt kiều là một lực lượng kết nối tốt trong phát triển" và VCCI sẽ đưa ra chương trình Việt kiệu Hiến kế với Đảng, Nhà nước về thể chế, mô hình kinh doanh; thành lập quỹ khởi nghiệp; Việt Kiều sẽ đóng góp vào quỹ này không chỉ về tài chính, tiền bạc, phối hợp với nhau trong các chương trình an sinh xã hội." 
Tóm lại, "Việt kiều" không chỉ tiếp tay nuôi dưỡng bằng đô la mà còn chất xám lẫn con tim và trí óc dành cho đảng! 
Trở lại chuyện kiều hối: 
Theo Ngân hàng thế giới, kiều hối gửi về Việt Nam năm 2017 là 13,8 tỷ đô la; năm 2018 là 15,9 tỷ đô la. Mỗi năm mỗi tăng. 
Vào sáng ngày 04.09.2019, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra những dữ kiện từ các tổ chức quốc tế về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam năm 2019 (2). ADB dự báo tăng trưởng 6,8%; HSBC cho là 6,7%; Trung tâm dự báo quốc gia của Bộ Kế hoạch và đầu tư đưa ra mức tăng 6,86%; Viện Nghiên cứu và chính sách nhận định mức tăng là 6,96%. 
Đối chiếu với con số của VOV lấy từ Ngân hàng Thế giới: "Kiều hối là 15,9 tỉ USD, đưa Việt Nam tiếp tục nằm trong top những nước nhận Kiều hối lớn nhất thế giới năm nay, đóng góp 6,6% GDP Việt Nam" để đi đến kết luận: Cộng đồng người Việt hải ngoại đã đóng góp 100% vào đà tăng trưởng của nền kinh tế CHXHCNVN. 
05.09.2019
Chú thích:
 danlambaovn.blogspot.com

Tập Cận Bình và Tàu cộng sẽ sụp đổ là điều chắc chắn

< A >
Nguyên Thạch (Danlambao) - Trước sức mạnh như vũ bão trong sự liên minh giữa Hoa Kỳ, Liên Hiệp Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Liên Hiệp EU và kể cả Ý lẫn Đài Loan thì Trung cộng phải sụp đổ. Đó là điều chắc chắn sẽ xảy ra.
Tập Cận Bình cùng phe nhóm của Y đã không biết lượng sức của mình mà lại dám khiêu khích cả thế giới, bất chấp cả Luật Pháp Quốc Tế, cũng như tỏ thái độ hung hăng đối với các nước ASEAN láng giềng và tự xem Biển Đông trên 3.5 triệu Km2 là của Trung Quốc, một thứ tham vọng mà không ai có thể chấp nhận được. Đây là những thái độ vô cùng ngang ngược một cách coi như là rất ngông cuồng. 
Tập Cận Bình và đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã quá say mê trên thành quả của một con rồng Á châu vùng dậy, và con rồng này sẽ thống lĩnh toàn bộ thế giới. Chính Tập là người đã không học được bài học trong "Tôn Tử Binh Pháp" của Tôn Vũ tiên đế "Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng". 
Tàu bè thuộc hải lục không quân đã nghênh ngang dương oai diễu võ ở Biển Đông như chốn không người. ĐCSTQ không xem Hoa Kỳ, Liên hiệp Âu châu và các quốc gia Đồng Minh của các nước trên là cái thá gì cả. Đây là thái độ của những kẻ điên rồ và không hề hoặc cố tình không nhận biết hậu quả của sự ngông cuồng ấy. Cộng sản Tàu thiệt là đang chơi một canh bạc tồi. 
Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Nhật cùng các quốc gia hùng mạnh khác không bao giờ chấp nhận đứng yên để Trung cộng muốn làm gì thì làm. Ngoài trừng phạt về kinh tế qua các cuộc đánh thuế dằn mặt, Mỹ và liên minh còn trừng phạt ngay cả về biện pháp khoa học kỹ thuật và quân sự. 
Riêng về vấn đề Việt Nam thì Tàu cộng đã "quá tham nên thành thâm". Dưới sự thần phục qui hàng, tiếp tay nối dáo cho thiên triều của đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) qua tay của những tên Thái thú hèn đốn và các hèn tướng như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Chí Vịnh, Ngô Minh Tiến... cùng danh sách trên 200 gián điệp Tàu cộng cấp cao mà tướng Trương Giang Long và Lê Thanh Hải đã nắm trong tay danh sách. Một lợi thế tuyệt hảo như vậy nhưng Tập đã không biết tận dụng mà lại còn hành xử một cách thiểu não đồn chó vào tường, khiến ĐCSVN không còn lựa chọn nào khác để tìm lối thoát là NGHIÊNG HẲN THEO MỸ hầu hy vọng còn con đường sống. 
Cơ hội sẽ đến cho Việt Nam nhưng Hoa Kỳ cùng các nước Đồng Minh không vội vàng gì cả tin vào bản chất của những kẻ chuyên ăn ngược nói ngạo, luôn ẩn chứa dã tâm phản trắc sau khi đạt được ý định. Để đánh đổi điều này, Mỹ hẳn đã có sách lược: Muốn được cứu giúp, muốn được làm Đồng Minh Chiến Lược với Hoa Kỳ thì ĐCSVN: 
- Phải thay thế một hay vài chính đảng cùng chính phủ có chính nghĩa. 
- Phải có một chính phủ biết tôn trọng Tự do Dân chủ và quyền góp ý của người dân. 
- Phải thả ngay tất cả các Tù Nhân Lương Tâm. 
- Phải chấm dứt màn ma mãnh đu dây. 
Trên là những điều kiện ắt có và đủ để xứng đáng là một đồng minh của Hoa Kỳ. Bằng không, đảng cộng sản chúng bây chết dưới tay China cũng mặc vì Hoa Kỳ và các quốc gia Đồng Minh đã dư sức diệt Tàu mà không cần đến sự tiếp tay của Việt Nam. Hoa Kỳ cùng các quốc gia Đồng Minh biết chắc rằng khi Trung cộng sụp đổ thì CSVN cũng chẳng thể đứng yên. 
Những ngày tháng sắp đến và nhất là sau khi Tổng thống Donald Trump tái đắc cử là những ngày tháng mà Tàu cộng sẽ nhận lấy những thất bại thê thảm cho những gì mà họ đã gây ra. Trung cộng sẽ không còn đủ gan mà hung hăng trên Biển Đông, sẽ không còn lăm le ở khu vực bãi Tư Chính cùng các vùng lân cận và hẳn nhiên các đảo nhân tạo mà Trung cộng cố tình xây lắp một cách trái phép sẽ được san bằng. 
Một Trung Quốc sẽ bị chia ra nhiều mảng dưới sự nổi dậy của các dân tộc bị cưỡng ép như Nội Mông, Tân Cương và Tây Tạng, Hong Kong và Đài Loan và cơ chế XHCN sẽ bị lụn tàn sau khi Tập Cận Bình "chuyển bại thành xụi". 
Dưới áp lực của cả khối các quốc gia tiên tiến hùng mạnh đi đôi với sự chính nghĩa và văn minh thì Tập Cận Bình và ĐCSTQ cô thế hơn bao giờ hết. Dưới trật tự của một thế giới mới, không ai còn muốn cưu mang một cơ chế đầy bạo lực và ngông cuồng đe dọa đến nền hòa bình của nhân loại từ Hoa lục XHCN. Cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Đồng Minh Anh, Pháp, Đức Nhật, Ân Độ Úc, Canada tuy sẽ còn lâu dài nhưng con bệnh ung thư của Tàu cộng sẽ chết dần mòn và tàn lụi theo thời gian. 
Biết thức tỉnh để giải trừ bọn chủ bại từ Bộ chính trị Trung ương đảng, biết chọn cho mình, cho Việt tộc một con đường sống, đó là thái độ khôn ngoan, thức thời hơn là cùng đảng chết trong nhục nhã vì chủ chết thì tớ còn sống được sao? Hỏi tức tự trả lời của những ai biết nặn óc suy nghĩ. 
01.09.2019

Sự đểu giả trong hình ảnh Bác Hồ... bỏ thuốc!!!

< A >
Danlambao - Ảnh bên trái ở trên được trang khu di tích HCM ghi chú: "Bác Hồ quàng khăn đỏ của thiếu nhi quốc tế tặng thiếu nhi Việt Nam cho một đại biểu thiếu nhi Thủ đô tháng 1/1960". Hình Hồ Chí Minh vừa ngậm thuốc lá, vừa quàng khăn cho nhi đồng và có Võ Nguyên Giáp ngồi cười ở phía sau. (1)
Bức ảnh này cũng được đăng tải tại trang của ban quản lý lăng HCM (2)
Tấm ảnh này cũng được vẽ lại cho panno lớn (3): 

Tuy nhiên, hình ảnh Hồ Chí Minh hút thuốc vào mặt nhi đồng ngày càng gây phản cảm nên các cháu của bác đã rút điếu thuốc ra khỏi mồm của bác trên một số trang mạng của các trường học:
Hình của đại tướng hết thời Võ Nguyên Giáp cũng bị xóa mờ. 
Tấm ảnh năm 1960 được dùng cho bộ tem năm 2001. Trên bộ tem ảnh, điếu thuốc trên môi bác cũng bị thủ tiêu, đục bỏ ra khỏi lịch sử Hồ Chí Minh:
Hình ảnh bộ tem "bác Hồ bỏ thuốc" này có thể xem tại trang Khánh Hoà Online (4):
Đó là hình ảnh muôn mặt và thủ thuật lừa đảo học được từ chính tên giáo chủ ma mị mà trẻ em Việt Nam phải phấn đấu để được "Tặng Danh Hiệu CHÁU NGOAN BÁC HỒ"!!!
Chú thích:
05.09.2019
danlambaovn.blogspot.com

Robert Mugabe, từ anh hùng thành nhà lãnh đạo độc tài

  • 1 giờ trước
  • Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Ông Robert Mugabe, biểu tượng cho Zimbabwe độc lập nhưng về sau trở thành nhà lãnh đạo độc tài, vừa qua đời ở tuổi 95.
    Ông Mugabe đã được điều trị tại một bệnh viện ở Singapore kể từ tháng Tư.
    Ông bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự hồi 2017, sau 37 năm nắm quyền.
    Vị cựu tổng thống từng được ca ngợi vì đã mở rộng dịch vụ y tế, giáo dục ra cho người da đen chiếm đa số.
    Tuy nhiên, trong những năm về sau, Zimbabwe đã đàn áp một cách đầy bạo lực các đối thủ chính trị của ông, và nền kinh tế đất nước rơi vào cảnh tàn lụi.
    Người lên thay thế ông, Emmerson Mnangagwa, bày tỏ rằng ông "vô cùng đau buồn" và gọi ông Mugabe là "một biểu tượng của tự do".
    Mugabe là ai?
    Ông Mnangagwa làm phó cho ông Mugabe trước khi lên thay ông.
    Bộ Ngoại giao Singapore nói họ đã làm việc với Tòa Đại sứ Zimbabwe tại nước này để đưa di hài ông Mugabe về nước.

    Robert Mugabe là ai?

    Ông sinh ngày 21/2/1924 tại Rhodesia - nơi khi đó còn là thuộc địa của Anh, do người da trắng chiếm thiểu số cai trị.
    Sau khi chỉ trích chính quyền Rhodesia hồi 1964, ông bị bỏ tù suốt hơn một thập niên mà không được đưa ra xét xử.
    Năm 1973, khi vẫn còn trong tù, ông được bầu làm chủ tịch đảng Zanu do ông sáng lập.
    Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Image caption Ông Mugabe đã cai trị Zimbabwe trong 37 năm
    Khi được ra tù, ông tới Mozambique, và từ nơi đó lãnh đạo du kích quân tấn công vào Rhodesia. Ông cũng được coi là một nhà thương thuyết khéo léo.
    Các thỏa thuận chính trị nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng cuối cùng đã dẫn đến việc ra đời của một quốc gia mới, độc lâp: Cộng hòa Zimbabwe.
    Là một gương mặt nổi trội trong phong trào đòi độc lập, ông Mugabe giành được chiến thắng đầy thuyết phục trong kỳ bầu cử đầu tiên của nước cộng hòa này, hồi 1980.
    Nhưng qua nhiều thập niên nắm quyền, ông Mugabe dần trở nên khét tiếng là một nhà lãnh đạo "cứng rắn", nắm toàn bộ quyền lực, cai trị bằng sự đe dọa và bạo lực. Ngày càng có nhiều người gọi ông là kẻ độc tài.
    Bản quyền hình ảnh Fairfax / Getty Images
    Image caption Ông Robert Mugabe hồi năm 1981
    "Qua đời ở một nơi xa xôi, chết trong cay đắng, cô đơn và nhục nhã, đó là một cái kết ê chề cho ông," phóng viên BBC chuyên về vùng Nam Phi, Andrew Harding, nhận xét.
    "Robert Mugabe từng là hiện thân cho cuộc đấu tranh của châu Phi chống lại chủ nghĩa thuộc địa.
    "Ông là một chính trị gia quả cảm, bị cầm tù vì dám chống lại sự cai trị của người da trắng thiểu số.
    "Đất nước mà ông dẫn dắt đến độc lập là một trong những quốc gia nhiều triển vọng nhất ở châu Phi. Zimbabwe trong nhiều năm đã phát triển tốt.
    "Tuy nhiên, khi nền kinh tế đổ vỡ, ông Mugabe đã mất tinh thần. Ông áp dụng chương trình cải cách ruộng đất vô cùng tai hại. Zimbabwe nhanh chóng rơi vào siêu lạm phát, bị cô lập, và lâm vào cảnh hỗn loạn chính trị," phóng viên BBC nói.
    Bản quyền hình ảnh Reuters
    Image caption Sự sụp đổ của ông Mugabe diễn ra sau khi có nghi ngờ rằng bà Grace vợ ông có thể lên kế vị ông
    Năm 2000, ông tịch thu đất đai của các chủ sở hữu người da trắng.
    Năm 2008, ông dùng dân quân sử dụng bạo lực để bịt miệng các đối thủ chính trị trong kỳ bầu cử.
    Ông từng có tuyên bố nổi tiếng rằng chỉ có Chúa Trời mới có thể đẩy ông ra khỏi nhiệm sở.
    Ông bị buộc phải chia sẻ quyền lực vào năm 2009, khi kinh tế sụp đổ, và phải đưa đối thủ Morgan Tsvangirai lên làm thủ tướng.
    Nhưng năm 2017, giữa lúc có những lo ngại rằng ông đang đầu tư để vợ ông bà Grace, trở thành người kế vị, quân đội vốn là đồng minh lâu năm của ông đã quay lưng, chống lại ông và buộc ông phải từ chức.

    Trung Quốc cảnh cáo tàu chiến Mỹ áp sát đảo nhân tạo trên Biển Đông  






    Tư liệu: Tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Wayne E. Meyer tại cảng San Diego, California, ngày 12/4/2015. REUTERS/Louis Nastro/File Photo



    Trung Quốc cảnh cáo một tàu chiến Mỹ đang di chuyển gần các đảo đang tranh chấp trong Biển Đông rằng tàu này vi phạm chủ quyền của Trung Quốc, và hối thúc Washington hãy chấm dứt các hoạt động hàng hải có tính cách “khiêu khích”.
    Theo hãng tin Bloomberg, Quân đội Giải Phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) xác định lý lịch của tàu USS Wayne E. Meyer, một tàu khu trục lớp Arleigh Burke có tên lửa dẫn đường, và theo sát con tàu này hôm 28/8 trước khi cảnh cáo tàu phải rời đi nơi khác, theo một chia sẻ trên trương mục WeChat của Bộ Tư lệnh Tác chiến Miền Nam của PLA.
    Bản tin của Bloomberg dẫn lời người phát ngôn của Bộ Tư lệnh Tác chiến Miền Nam của quân đội TQ, ông Lý Hoa Mẫn (Li Huamin) nói:
    “Thực tế đã chứng minh rằng cái gọi là tự do hàng hải của Hoa Kỳ thực ra là hoạt động xác quyết quyền bá chủ trên biển, hoàn toàn làm ngơ các quy định của luật pháp quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc và sự ổn định của khu vực Biển Nam Trung Hoa.”
    Trong một tuyên bố, Hạm đội 7 của Hoa Kỳ cho hay tàu chiến của Mỹ di chuyển bên trong phạm vi 12 hải lý của cả Đá Chữ Thập lẫn Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa, “để thách thức yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc, và duy trì quyền tiếp cận các thủy lộ đó theo luật pháp quốc tế”.
    Trung Quốc đã xây phi đạo và nhiều tòa nhà trên đảo nhân tạo mà họ đã bồi đắp trên hai bãi đá vừa kể.


    Tàu chiến USS Wayne E. Meyer tập trận chung với hải quân Hàn quốc ngày 25/4/2017. Ảnh do Bộ Quốc Phòng Hàn quốc cung cấp
    Tàu chiến USS Wayne E. Meyer tập trận chung với hải quân Hàn quốc ngày 25/4/2017. Ảnh do Bộ Quốc Phòng Hàn quốc cung cấp
    Đây là chiến dịch tự do hàng hải thứ 6 của Mỹ ở khu vực này trong 12 tháng qua, và là chiến dịch đầu tiên kể từ tháng 5 năm nay. Hai tàu chiến của Mỹ là USS Preble và USS Spruance cũng đã thực hiện các hoạt động tự do hàng hải gần Đá Vành Khăn hồi tháng Hai.
    Hãng tin Reuters tường thuật rằng thủy lộ đông tàu bè qua lại này là một trong những điểm nóng trong quan hệ Mỹ-Trung, vốn đã căng thẳng vì cuộc chiến tranh thương mại, và những biện pháp chế tài do Mỹ áp đặt lên quân đội Trung Quốc, cũng như các quan hệ giữa Mỹ với Đài Loan.
    Đá Chữ Thập là nơi tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc đã ghé vào để tiếp nhiên liệu sau khi tạm thời rút ra khỏi khu vực Bãi Tư Chính ở ngoài khơi Việt Nam hồi đầu tháng 8.
    Reuters hôm thứ Ba tường thuật rằng Trung Quốc khước từ yêu cầu của phía Mỹ cho một tàu hải quân của nước này ghé thăm thành phố Thanh Đảo của Trung Quốc. 

    Mỹ bị tố ép nhân viên Huawei cung cấp tin tức chống lại Huawei


    Biểu tượng của Apple và Huawei được trưng bày bên ngoài cửa hàng bán diện thoại di động tại Thâm quyến tỉnh Quảng Đông (ảnh chụp ngày 7/3/2019)
    Tập đoàn Công nghệ Huawei của Trung Quốc ngày 3/9 tố cáo chính phủ Mỹ đã chỉ thị cho các cơ quan thi hành công lực “cưỡng ép” và “lôi kéo” nhân viên của Huawei chống lại Huawei trong lúc công ty gia tăng nỗ lực đẩy lùi chiến dịch của Mỹ có thể đe dọa sự sống còn của công ty.
    Huawei đưa ra cáo buộc này trong một thông cáo báo chí ngày 3/9 và trong một tài liệu không ghi ngày mà Reuters thấy được.
    Giữa cuộc thương chiến với Trung Quốc, Washington hồi tháng 5 đưa công ty sản xuất điện thoại thông minh đứng hàng thứ hai trên thế giới vào danh sách bị cắt giảm sự tiếp cận với các linh kiện và công nghệ trọng yếu của Hoa Kỳ, đặc biệt là những ứng dụng của Google và dịch vụ Android.
    Ngày 3/9, Huawei cáo buộc chính phủ Mỹ sử dụng quyền tư pháp và quyền hành pháp cùng các phương tiện khác để làm gián đoạn kinh doanh của công ty và các đối tác.
    Một phát ngôn viên của Bộ Tư pháp Mỹ nói, dù không bình luận về những cuộc điều tra rõ rệt nào, rằng “trong mọi vấn đề, những kỹ thuật điều tra của chúng tôi phù hợp với luật pháp và tất cả mọi chủ thể của những cuộc điều tra đều có những quyền theo đúng các thủ tục pháp lý hiến định và được bảo vệ bằng một nền tư pháp độc lập.”
    Trong một tuyên bố công khai, Huawei nói các nhân viên và đối tác của Huawei bị lục soát bất hợp pháp, bị giam giữ và bị bắt trong khi một số nhân viên bị các hoạt vụ FBI đến nhà thăm hỏi và làm áp lực để thu thập tin tức về công ty.
    Theo tài liệu của Huawei, có 8 nhân viên trong đó có vài người là công dân Mỹ dính líu tới các vụ việc vừa kể. Tất cả những người này là nhân viên điều hành trung và cao cấp. Vụ mới nhất xảy ra vào ngày 28/8 khi một nhân viên của Huawei tại văn phòng ở Mỹ thông báo cho công ty là FBI đến gặp người này yêu cầu làm mật báo viên cho FBI.
    Bộ Tư pháp nói FBI sẽ không có lời bình luận riêng.
    Huawei không cung cấp chứng cứ về những cáo buộc của họ, chỉ nói nhân viên của họ báo cáo cho công ty. Reuters không thể xác nhận độc lập tin do Huawei cung cấp.
    Kể từ đầu năm nay, ít nhất có 3 nhân viên Mỹ được các cơ quan thi hành công lực Mỹ tiếp xúc, tài liệu của Huawei nói.
    Ngoài những cáo buộc Hoa Kỳ làm áp lực lên nhân viên của công ty, Huawei còn nói rằng chính phủ Mỹ phát động những cuộc tấn công trên mạng nhắm vào công ty và động viên các công ty làm việc với Huawei đưa ra những cáo buộc không rõ ràng. Tài liệu không nêu rõ những chi tiết về những nỗ lực này.
    Công ty cũng cáo buộc nhà cầm quyền Mỹ phát động những cuộc điều tra chọn lựa căn cứ trên những trường hợp dân sự đã được giải quyết và truy tố hình sự căn cứ trên các cáo giác đánh cắp công nghệ.

    Chuyên gia: Kinh tế TQ bị ảnh hưởng bởi vấn đề trong nước hơn là thương chiến


    Một người đi ngang qua tấm áp phích có ảnh Đặng Tiểu Bình, một lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc trước đây. Các chuyên gia cho rằng sự phát triển kinh tế của Trung Quốc bị chậm lại là do vấn đề trong nước hơn là do thương chiến với Mỹ.
    Các chuyên gia về quan hệ Mỹ-Trung cho rằng cuộc chiến thương mại kéo dài 14 tháng qua “ít ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của Trung Quốc” và cảnh báo rằng “sẽ phải có một cú sốc kinh tế thực sự lớn mới có thể đe dọa” quyền lực của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
    Thay vào đó, theo các chuyên gia được South China Morning Post trích lời phát biểu tại một phiên điều trần với quốc hội Mỹ ở Washington hôm 4/9, các thách thức cơ bản về mặt cơ cấu – như mức nợ cao – đặt ra những vấn đề lớn hơn cho các mục tiêu kinh tế dài hạn của Bắc Kinh. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng cuộc chiến thương mại có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế Trung Quốc khi nó tiếp tục leo thang.
    Các nhà phân tích chính sách đã đưa ra lời chứng bằng văn bản và bằng phát biểu với Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Hoa Kỳ-Trung Quốc chỉ vài giờ trước khi các nhà đàm phán thương mại hàng đầu xác nhận sẽ có một cuộc gặp mặt trực tiếp vào đầu tháng 10 để giải quyết cuộc xung đột thương mại ngày càng ác liệt giữa hai nước.
    Trong số các nhà phân tích tại buổi điều trần là phó giáo sư chính sách và chiến lược toàn cầu Victor Shih của Đại học California phân viện San Diego. Ông nói rằng cuộc chiến thương mại có thể thành công trong việc tạo ra sự chia rẽ giữa các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh về cách đối phó với suy thoái kinh tế của Trung Quốc, theo South China Morning Post.
    Các quan chức Trung Quốc đã bị chia rẽ về việc có nên theo đuổi các chính sách kích cầu kinh tế hơn nữa để thúc đẩy nền kinh tế hay là tiếp tục cải cách dựa trên thị trường, bao gồm loại bỏ nợ có rủi ro. Bắc Kinh đã tiến hành một số biện pháp kích cầu, nhưng không phải là các biện pháp toàn diện được áp dụng trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
    Trong khi thiệt hại kinh tế lũy tiến theo cuộc chiến thương mại, ông Shih cho rằng các phe phái bất đồng trong Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền sẽ xuất hiện và gây áp lực lên ông Tập nhằm tăng cường kích thích kinh tế. Bắc Kinh đã công bố một loạt các bước nới lỏng tiền tệ và tăng chi tiêu tài khóa nhằm thúc đẩy tăng trưởng mới trong môi trường thương mại căng thẳng hiện nay.
    “Sẽ phải có một cú sốc kinh tế thực sự lớn mới có thể để đe dọa sức mạnh của [ông Tập]," ông Shih được tờ báo có trụ sở ở Hong Kong trích lời nói, và cho biết thêm rằng nợ trong nước cao cùng với các tranh chấp thương mại với Mỹ đang dẫn đến việc nhà nước tăng cường can thiệp vào nền kinh tế Trung Quốc.
    Khi cuộc chiến thương mại kéo dài, những tác động tiêu cực thông qua thương mại, kinh tế, đầu tư và các kênh công nghệ có thể sẽ ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng trung hạn của Trung Quốc, theo ông Andrew Polk, nhà đồng sáng lập của trung tâm nghiên cứu Trivium Trung Quốc.
    Trận chiến thuế quan đã tạo ra khoảng cách giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Dữ liệu thương mại của Bộ Thương mại Hoa Kỳ về tháng 7 được công bố hôm 4/9 cho thấy xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đã giảm 18,2% trong 7 tháng đầu năm nay, trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ giảm 12,3%. Dữ liệu được đưa ra chỉ vài ngày sau khi cả hai bên áp đặt thêm thuế quan để trả đũa nhau, với các mức thuế mới của Mỹ đánh vào hàng hóa Trung Quốc dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 1/10.
    Theo South China Morning Post, ông Polk nhận định rằng do thuế quan, các công ty Trung Quốc phải đối mặt với việc định giá thấp hơn, nhưng ông cũng cho biết rằng các tổn thất đã được bù đắp bằng “việc vũ khí hóa đồng nhân dân tệ” – ý ông muốn nói tới quyết định gần đây của Bắc Kinh cho phép phá giá đồng nhân dân tệ.
    Vẫn theo ông Polk, căng thẳng thương mại có thể ảnh hưởng lớn tới các công ty nào đó và có thể làm giảm xuất khẩu của Trung Quốc trong năm qua, nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng suy thoái kinh tế theo chu kỳ của Trung Quốc “gần như chủ yếu” là do các yếu tố trong nước.

    Việt Nam mời gọi Nga khai thác dầu khí giữa lúc Biển Đông căng thẳng 


    Phó Thủ tướng Nga Maxim Akimov và Phó Thủ tướng Việt Nam Trịnh Đình Dũng, tại Vladivostok, Nga, ngày 5/9/2019. Photo VGP.
    Ngày 5/9, Việt Nam chính thức lên tiếng mời gọi các doanh nghiệp dầu khí Nga mở rộng thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam trong bối cảnh Hà Nội và Bắc Kinh ngày càng căng thẳng về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
    Hôm 6/9, Thông tấn xã Việt Nam trích lời Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định: “Việt Nam ủng hộ các doanh nghiệp dầu khí Nga mở rộng thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982”.
    Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu như vậy trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng Nga Maxim Akimov, đồng Chủ tịch Phân ban Nga trong Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật Việt – Nga, bên lề Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 5 (EEF-5) tại Vladivostok, Nga, hôm 5/9.
    Báo Nhân Dân tường thuật: “Hai bên cho rằng, hợp tác dầu khí có ý nghĩa chiến lược đối với quan hệ Việt – Nga”.

    Một bài báo trên tạp chí Forbes hôm 7/8 cho rằng Việt Nam có một chiến lược “thông minh” để ngăn Trung Quốc chiếm trọn Biển Đông, khi hợp tác với Nga khai thác dầu khí trên Biển Đông, bởi vì Nga là một cường quốc mà Bắc Kinh không thể làm phật lòng tại thời điểm này.
    Tạp chí Forbes dẫn một tài liệu của nhà nghiên cứu Bennett Murray đăng trên tạp chí Foreign Policy, nhận định: “Lần này, một đối tác đáng gờm hơn đã vào cuộc, đó là tập đoàn Rosneft mà cổ đông chủ chốt là chính phủ Nga”.
    Hoạt động khoan giếng sản xuất ở mỏ Lan Đỏ của công ty Rosneft Việt Nam bắt đầu kể từ tháng 5/2018 trong khuôn khổ chương trình phát triển Lô 06.1 nằm ở phía tây bắc Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng Trung Quốc gần đây đã đưa tàu địa chất đến để thăm dò.
    No media source currently available
    0:00 0:00:51
    0:00
    Đường dẫn trực tiếp

    Bài báo trên tạp chí Forbes nói sự hiện diện của Nga tại Biển Đông có thể giúp Việt Nam xoay chuyển tình thế, dựa trên lập luận là Bắc Kinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu đối đầu với hải quân Nga, trong khi nước này sẵn sàng bảo vệ các quyền lợi của Moscow trong khu vực. Và như vậy, Trung Quốc buộc lòng phải kiềm hãm bớt các cao vọng trên Biển Đông để có thể duy trì hòa bình khu vực.