NGUYỄN THIÊN THỤ * TƯ BẢN VÀ CỘNG SẢN
TƯ BẢN VÀ CỘNG SẢN
TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
NGUYỄN THIÊN THỤ
So sánh hai chế độ tư bảb và cộng sản thì đòi hỏi phải ra công nghiên
cứu nhiều, và cũng mất nhiều giấy bút. Ở đây, chúng tôi chỉ trình bày
sơ lược để đôc giả có thể thấy sự dị biệt của hai chế độ sau khi đã phân
tích sự dị biệt giữa lý thuyết và thực hành của chế độ cộng sản.Chúng
tôi sẽ điểm qua các khía cạnh giáo dục, y tế, xã hội, chính trị,văn hóa
A. CỘNG SẢN DẪY CHẾT
I. GIÁO DỤC
Thời Pháp thuộc, nước ta có ba bậc giáo dục: tiểu học, trung học và đại
học nhưng ban đầu chưa phổ biến. Tại Hà nội có trường Đại học và Cao
đẳng, các tỉnh lớn có trường trung học, các thành phố đều có trường tiểu
học . Các vị trưởng sở các cơ sở giáo dục, các giáo sư, giáo viên đều
do triều đình và chính quyền Pháp bổ nhiệm. Học trò không phải đóng học
phí.
Thời Viêt Nam cộng hòa, sau hiệp định Geneve, các trường trung, tiểu học
mở khắp nước. Các trường đại học công và tư mở khắp Saigon, Huế, Tây
Ninh, Cần Thơ, Đà Lạt, Long Xuyên. Tại Đại Học, sinh viên đóng học phí
tượng trưng. Các giáo sư có tự do giảng dạy. Học sinh đỗ bằng tú tài
toàn phần đều có thể ghi danh bất cứ đại học nào, Chỉ có hai trường đại
học thi tuyển là đại học Sư Phạm và Đại Học Quốc gia hành chánh để chọn
sinh viên ưu tú. Học sinh trung học, tiểu học trường công không phải
đóng học phí. Học sinh nhập học trường công lập phải qua kỳ thi tuyển.
Tại Việt Nam khu vực cộng sản, người ta tuyển chọn giáo viên là những kẻ cô thân và kém cỏi:"
Nhất Y, nhì Dược,
Sư Phạm bỏ qua,
Bách Khoa tạm được."
Giáo viên không được tôn trọng, thường bị cán bộ địa phương bắt nạt vì
truyền thống cộng sản khinh trí thức, trọng công nông. Sau 1955, Cải
Cách Ruộng Đất, con nhà tư sản, địa chủ, phú nông không được đi học. Sau
1975, cộng sản ưu tiên cho con em cán bộ. Con em nhà cộng sản 5- 6 điểm
là có thể vào đại học, con nhà thường dân và "nguỵ quân, ngụy quyền"
phải 17-19 điểm mới được vào đại học. Tốt nghiệp đại học, hạng này cũng
khó có việc làm. Chương trình giáo dục có tính ngu dân và nhồi sọ, lấy
việc học chính trị làm đầu. Vì theo đường lối tuyên truyền cho cộng sản
nên nội dung là ca tụng cộng sản, xuyên tạc sự thật. Khoảng năm 2000,
cộng sản chủ trương bán bằng cấp, họ đặt chỉ tiêu mấy chục ngàn tiến sĩ,
thạc sĩ một năm cho nên có nhiều tiêu cực trong việc này.
Theo Báo Mới, (HQ Online)- Theo kế hoạch mà Bộ GD-ĐT công bố tại Hội
nghị Kế hoạch ngân sách năm 2014, trong năm 2014, tỷ lệ đào tạo tiến sỹ
sẽ tăng khoảng 7% và chỉ tiêu thạc sỹ tăng 5% so với chỉ tiêu năm 2013
để phục vụ cho mục tiêu mà Bộ GD-ĐT đưa ra là đào tạo 20.000 tiến sỹ năm
2020.http://www.baomoi.com/Bo-GDDT-chay-dua-de-dat-muc-tieu-20000-tien-si/108/12773942.epi
Giáo viên bị học sinh làm mật thám theo dõi và báo cáo với nhà trường.
Cuộc sống khó khăn, cô giáo phải bán kẹo trong lớp hoặc mở lớp kèm tại
nhà, còn nam giáo viên phải đạp xich lô để sống.
Tạp chí "Người Lao Động" cho biết:
Một công trình nghiên cứu, khảo sát lương giáo viên vừa công bố cho
thấy: Thu nhập bình quân của giáo viên từ 3-3,5 triệu đồng/tháng. Lương
mới ra trường ở cả 3 cấp trên dưới 2 triệu đồng/tháng; lương trung bình
giáo viên sau 13 năm từ 3-3,5 triệu đồng/tháng; sau 25 năm từ 4,1 - 4,7
triệu đồng/tháng. Từ đó, nhóm nghiên cứu kết luận: Thu nhập và phụ cấp
lương của giáo viên không bảo đảm nhu cầu đời sống của họ. Trên 40%
giáo viên khảo sát muốn bỏ nghề sư phạm.
Học sinh các cấp phải đóng học phí cao, và phải đóng nhiều thứ khác. Một
giáo sư trung học lương 3-5 triệu, nhưng mỗi đưá con học trung học phải
trả học phí từ 500 ngàn đến một triệu mỗi tháng nếu học ở các trường
danh tiếng.
Tạp chí Thanh Niên Online cho biết như sau:
Mức thu học phí các trường mầm non, phổ thông và GDTX được quy định như sau:
Cấp học
Năm học 2013 – 2014
Đơn vị tính : đồng/học sinh/tháng
Trong đó: Nhóm 1 là học sinh học tại các trường ở các quận 1, 2, 3, 4,
5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân
Phú, Thủ Đức và quận Bình Tân; Nhóm 2 là học sinh học tại các trường ở
các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ và Nhà Bè.
Học sinh hệ chuyên trong các trường THPT chuyên và trường THPT công lập
có lớp chuyên không thu học phí (theo quy định của Bộ GD-ĐT).
Các trường THPT Lê Quý Đôn, THPT Nguyễn Hiền, THPT Nguyễn Du thực hiện cơ chế thu học phí
theo “mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập” với mức thu hiện
hành như sau (cho đến khi Đề án của các trường được duyệt sẽ áp dụng mức
thu mới): Lớp 10: 890.000 đồng/học sinh/tháng; Lớp 11: 850.000 đồng/học
sinh/tháng; Lớp 12: 900.000 đồng/học sinh/tháng.
Đối với trường Mầm non Nam Sài Gòn và THPT Nam Sài gòn: thu theo mức thu
hiện hành. Cụ thể: Nhà trẻ: 400.000 đồng/học sinh/tháng; Mẫu giáo:
400.000 đồng/học sinh/tháng; Tiểu học: 400.000 đồng/học sinh/tháng;
THCS: 600.000 đồng/học sinh/tháng; THPT: 600.000 đồng/học sinh/tháng.
II.Y TẾ
Tại các thành phố, người Pháp đã lập nhà thương, mọi người đều có thể
vào bệnh viện mà không phải trả viện phí. Tại Việt Nam có hai loại nhà
thương, nhà thương công và nhà thương tư. Nói chung, dân nghèo được chữa
bệnh miễn phí.
Trong chế độ cộng sản, các thôn xã có trạm y tế nhưng chỉ là hình thức
vì thiếu thuốc men, dụng cụ y tế, và thiếu bác sĩ, y tá giỏi. Các y tá
lâu năm có thể được thăng làm bác sĩ. Sau 1985, cộng sản bỏ bao cấp,
nhân dân phải trả viện phí và các khoản hối lộ cho bác sĩ, y tá, y công
và các loại dịch vụ khác. Cộng sản thu nhiều tiền bạc nhưng không mở
thêm bệnh viện khiến cho bệnh viện bị tràn ngập. Các bệnh nhân phải nằm
chung sáu, bảy người một giường. Họ phải nằm ngoài hành lang, dưới gậm
giường.
III. XÃ HỘI
Xã hội Việt Nam là một xã hội nông nghiệp, trước 1945 là một xã hội an
bình mặc dầu thực dân Pháp cai trị, đàn áp và bóc lột nước ta. Sau 1945,
Cộng sản cướp chính quyền, sát hại các chiến sĩ quốc gia, và tạo ra một
không khí khủng bố. Cộng sản chiếm núi rừng, lấy núi rừng uy hiếp nông
thôn, lấy nông thôn bao vây thành thị, phá hoại nhà cửa, cầu đường, ám
sát, bắn sẻ gây ra cuộc chiến tranh đẫm máu giữa anh em đồng bào. Những
ai không theo cộng sản thì bị giết hại. Những ai theo cộng sản thì trở
thành giai cấp thống trị, còn nhân dân bị coi là phản động, cộng sản có
quyền bắn giết và gán cho họ là Việt gian, phản động.
Đảng Cộng sản Việt Nam là phân bộ của đệ tam quốc tế, là tay sai Nga
Tàu. Hồ Chí Minh lãnh chỉ thị của Stalin và Mao Trạch Đông tiến hành
cuộc chiến tại Việt Nam để mở rộng biên cương quốc tế cộng sản. Sau
1954, Cộng sản chiếm nửa nước, đảng cộng sản công khai hoạt động.Trong
CCRD, cộng sản đã giết hại, tù đày hàng trăm ngàn nông dân trong đó có
nông dân nghèo và dán cho họ nhãn hiệu tư sản, địa chủ. Ngoài ra các cán
bộ thuộc diện phong kiến, tư sản và có liên hệ với thực dân.
Tại miền Nam, tuy bị cộng sản đánh phá, chính phủ quốc gia đã bảo vệ
được an ninh cho nhân dân. Dân chúng được tự do sinh sống. Một phần nông
dân đã dùng cày máy, phân hóa học, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp.
Việc chăn nuôi tuy không theo quy mô lớn như Âu Mỹ mà theo phương pháp
tư nhân tự túc. Heo được nuôi bằng cám, gạo, được tắm rửa sạch sẽ.
Tại miền Bắc, cộng sản dùng chiêu bài chia ruộng cho nông dân nhưng sau
CCRD, mỗi nông dân chỉ được vài thước đất "con chó nằm ló đuôi ra
ngoài". Được khoảng một năm, khoảng 1967-1968, cộng sản thu hồi ruộng
đất, lập các HTX nông nghiệp, bắt dân làm nô lệ trong các nông trại tập
thể. Cộng sản tố cáo tư sản bóc lột, địa chủ tàn ác nhưng cộng sản càng
bóc lột tàn tệ trăm ngàn lần tư bản và địa chủ. Thời trước, nông dân làm
rẽ, phải trả hoa màu cho địa chủ, nhưng mỗi nơi mỗi khác, thường thì
nông dân tại miền Trung được hưởng một nửa hoặc 2/3 lợi tức.Sau 1955,
chính phủ Ngô Đình ban hành luật thu tô. Nội dung cải cách điền địa của
Ngô Đình Diệm chủ yếu trong bốn đạo dụ:
Dụ số 2 (8/1/1955) quy định mức thu tô (giá thuê đất) tối đa và lãi suất
mà điền chủ được áp dụng.Mức tô tối đa từ 10 đến 15% trên số lúa thu
hoạch cho ruộng làm 1 mùa / năm.Mức tô tối đa từ 15 đến 25% cho mùa gặt
chính của ruộng 2 mùa / năm (Cải cách điền địa .Wikipedia).
Dẫu sao, nông dân cũng hưởng được 75%-50% hoa màu, trong khi tại các
HTX, cộng sản chiếm 90% lợi tức. Những nông dân lao động hạng nhất mỗi
ngày được một ký lúa tức hơn nửa ký gạo. Nủa ký gạo tức hai lon sữa bò.
Một nông dân ăn mỗi bữa hơn một lon gạo, không đủ cho ngày ba bữa. Ngoài
ra không có tiền mắm muối,quần áo. Những một ký lúa này chỉ được trả
vào cuối vụ mùa. Tại miền Bắc, sau khi lập HTX, cộng sản đưa máy cày về
biểu diễn, được it lâu thì thu hồi. Dân chúng phải bón phân người trong
canh tác nhưng dân Trung Kỳ cũng như Nam Kỳ không dám làm việc này. Nói
chung, đời sống dân chúng rất khổ. Trong công trường, nông trường, công
nông phải làm việc ngày đêm không nghỉ:
Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm ngày nghỉ".
Chế độ cộng sản bất công. Trong khi giai cấp công nông lao động cực nhọc thì đói khổ, còn bọn nịnh hót, gian dối thì sung sướng:
Thằng làm thì đói,
Thằng nói thì no,
Thằng bò thì sướng"
Kinh tế HTX không có hiệu quả, vì mọi người làm chiếu lệ "Mười người
khiêng một cộng rơm".Nông dân không tích cực vì đói, và vì thấy sức lao
động của họ bị cộng sản chiếm đoạt:
Một người làm việc bằng hai,
Để cho cán bộ mua đài sửa sân"
Một người làm việc bằng ba,
Để cho cán bộ xây nhà sắm xe."
Một người làm việc bằng năm,
Để cho cán bộ vửa nằm vừa ăn."
Sau 1986, Việt cộng theo Trung Quốc, quay trở lại tư bản chủ nghĩa, kêu
gọi tư bản đầu tư, bãi bỏ kinh tế chỉ huy thì giai cấp tư sản đỏ phát
triển mạnh. Họ cướp tài sản công, cướp ruộng đất, nhà cửa của các giáo
hội và nhân dân đem bán lấy tiền bỏ túi, khiến cho nhân dân mất nhà cửa
trở thành dân oan. Họ và các nhà tranh đấu dân chủ bị cộng sản đánh đập
tàn nhẫn, có người bị chết, một số phải ngồi tù. Công cuộc tranh đấu cho
độc lập, tự do, dân chủ đang phát triển mạnh tại Việt Nam.
IV.VĂN HÓA
Thời Pháp đô hộ, nước ta bắt đầu có báo chí. Ban đầu là báo chí của Pháp
nhằm mục đích thông tin và truyền bá quốc ngữ cùng văn học, nghệ thuật
của Pháp. Sau tư nhân Việt Nam cũng được ra báo, có loại văn học nghệ
thuật, có loại tranh đấu chính trị.Thời VNCH, tại miền Nam có báo chí và
nhà xuất bản tư nhân. Ai muốn viết gì thì viết miễn là đừng làm tay sai
cho cộng sản. Cộng sản lợi dụng sự dễ dãi của chính quyền đã dùng báo
chí để tuyên truyền phá hoại. Khi chưa cầm quyền, cộng sản đòi hỏi quyền
tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội đoàn nhưng khi đã nắm
quyền, cộng sản độc quyền báo chí và xuất bản.
Năm 1956, vừa tiếp thu Hà Nội, cộng sản còn để lại một vài tờ báo tư
nhân và cho tư nhân ra báo. Nhân Văn, Giai Phẩm ra đời lúc này và bị
đánh phá dã man. Những nhà văn trong phong trào này và những người liên
hệ đều bị trả thù một cách dã man.Những văn thi sĩ có tinh thần dân chủ
thì bị bỏ tù. Những tác phẩm văn học nghệ thuật thì bị chỉ trich gắt gao
bởi những công an văn nghệ. Những tác phẩm nào không theo đường lối"
hiện thực xã hội chủ nghĩa" nghĩa là nói láo, là tuyên truyền cho cộng
sản đều bị chụp mũ " phản động, lãng mạn, đồi trụy."
Miền Bắc phải theo khuôn mẫu "Thép đã Tôi Thế Đấy "," Ruồi Trâu" của
quốc tế cộng sản. Những tác phẩm của Hồ Chí Minh, Tố Hữu,Tô Hoài,
Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan ... đã trở thành sách giáo khoa trong nhà
trường XHCN. Ca nhạc cũng phải theo đường lối tuyeên truyền.Tân nhạc với
nhiệm vụ cổ vũ chiến đấu, đây là đề tài chính của nhiều bài hát: Anh
vẫn hành quân (Huy Du), Chào anh giải phóng quân (Hoàng Vân), Lời anh
vọng mãi ngàn năm (Vũ Thành), Bài ca năm tấn (Nguyễn Văn Tý), Lá thư hậu
phương (Phạm Tuyên), Trai anh hùng, gái đảm đang (Ðỗ Nhuận), Bài ca may
áo (Xuân Hồng), Hành khúc giải phóng (Lưu Nguyễn Long Hưng, tức Lưu Hữu
Phước), Giải phóng miền Nam (Huỳnh Minh Siêng, tức Lưu Hữu Phước)...
trong đó bài Giải phóng miền Nam được dùng làm bài hát chính thức của
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam từ năm 1960 tới năm 1975.
Nhân dân miền Nam thích văn nghệ. Các văn nghệ sĩ tự do sáng tác và
biểu diễn.Đa số thích tân nhạc. Đài phát thanh và truyền hình được nhân
dân ưa thích vì có tính nghệ thuật cao với các ca sĩ Thái Thanh, Thanh
Lan, Hoàng Oanh, Thái Châu, Hùng Cường, Mai Lệ Huyền, Duy Trác, Duy
Khánh, Thanh Thúy Thanh Tuyền. Miền Nam cũng yêu nhạc tiền chiến và các
nhạc sĩ Phạm Duy, Văn Cao, Văn Phụng.
Nhân dân miền Nam rất thích Cải lương nhưng sau 1975, đa số nhân dân bị
thất nghiệp và ngồi tù, không có tiền đi xem cải lương cho nên bộ môn
này bị đào thải. Sau 1975, Cộng sản mở các trung tâm ca nhạc với các ca
sĩ miền Bắc như Tô Long Phương với các bản Trường Sơn Đông, Trường Sơn
Tây,Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Những cô gái đồng bằng sông Cửu
Long, Cô gái Sài Gòn đi tải đạn thì chẳng ai đi nghe. Sau cộng sản bỏ
nhạc cộng sản, hát nhạc vàng, nhạc Âu Mỹ thì dân chúng nhiệt liệt ủng
hộ. Từ đây, nhạc tình cảm chiếm ngôi vị cao quý. Sau 1975, dân Bắc Kỳ đổ
xô vào Nam mua sách báo, tiểu thuyết , kinh Phật. Về quân sự, miền Nam
tạm thời thoái lui, nhưng văn hóa miền Nam đã ngự trị miền Bắc.
B. MIỀN BẮC ĐIÊU TÀN
Trong xã hội cộng sản, các văn nô phải ca tụng lãnh tụ và đảng dù cho họ
ngu dốt, sai lầm và tàn ác. Trái lại những nhà văn chân chính luôn nói
sự thật.
Qua các nhân vật Biền, Kha, Dương Thu Hương đã tố cáo cộng sản gian manh:
Trước tiên là ông Biên, một nông dân và là bố chiến sĩ. Ông cho rằng
cán bộ bây giờ tệ hơn các ông lý trưởng, chánh tổng ngày xưa: Thời xưa,
cứ mười người thì phải có bảy tám người là con nhà tử tế, có lễ nghĩa.
Muốn làm bậy cũng còn sợ nhục. Bây giờ đa phần là bọn không học cương
thường đạo lý. Họ học luân lý Mác Lê. Cướp vườn, cướp ruộng nhà người ta
cũng là theo sách Mác Lê. Lột quần vợ người ta mà ngủ cũng là vì lợi
ích của giai cấp đấu tranh (118).
Kha đã tố cáo các lãnh đạo tham nhũng trong việc lợi dụng xây cất nghĩa trang liệt sĩ để bỏ túi , và anh kết luận: Em
nghĩ nhiều. . . Em cũng nghe chán vạn điều thiên hạ nói. Nhưng mà
nhân dân lúc có thật, lúc như bóng ma: Nếu cần có lúa, nhân dân là con
bò kéo cày. Lúc có chiến tranh, con bò ấy mặc áo giáp và cầm súng. Rồi
khi mọi sự đã qua, vào những ngày lễ lạc hội hè. . . người ta tôn xưng
nhân dân như hú vọng các hồn ma, tưởng thưởng cho khói thơm và tro
tiền, còn phần xôi thịt thì kẻ khác hưởng ;Nhân dân phải đóng kịch, phải
tuân lệnh để sống. Bà đã nói đến cảnh các bà mẹ trong ngày con nhập
ngũ:
Chúng tôi đứng thành hàng nghiêm ngắn,
mắt nhìn thẳng về phía trước trong lúc các bà mẹ lén lút hỉ mủi vào vạt
áo, ghìm tiếng nức trong họng, để rồi mỗi khi có vị đại diện nào tới
thăm hỏi thì lại giương đôi mắt đỏ hoe lên, trệu trạo cười: -Dạ thưa
bác, cháu nó đuợc lên đuờng, chúng em phấn khởi lắm ạ! . . (38).
Dương Thu Hương đã tố cáo chế độ cộng sản tuyên truyền bịp bợm bằng một hoạt cảnh chụp hình nông dân như sau đây:
- Bác cào cỏ khoai của đội hay của nhà?
Bà ta quay lại, gương mặt võ vàng, lầm lụi:
-Khoai này của bày tui? Của hợp tác bên tê.
Anh lại hỏi:
Sao các bác tới đây cào cỏ?
-Bà ta ném cây cuốc xuống, ngồi thở hổn hển và đáp:
Mấy ông lãnh đạo xã bảo tới đãy làm cho báo
chí chụp phim. Ruộng bầy tui nứt thụt ống chân, có giọt nước mô mà
trồng khoai, cấy lúa. Hai tháng nay nỏ có hột cơm vào bụng. Bữa diếp
nghe có đoàn các chú về, hợp tác lên huyện xin nếp về chia cho mỗi nhà
hai cân với ba lạng thịt heo. . . Nói xong bà ta lau mồ hôi giục:'
Chú có chớp hình chớp nhanh lên cho bầy tui
về. Nhọc quá. . . .anh gọi cậu nhiếp ảnh kia trở lại chụp hình. Cậu ta
thì thào: Dân đói quá anh ạ. Em không dám ghi rõ hình đành phải làm mờ
đi. Tại sao người ta lại bảo mình huyện này làm ăn tấn tới lắm? (41)
Bùi Ngọc Tấn nói đến cái bất hạnh của người tù trong chế độ cộng sản.
Vào truyện, tác giả cho biết thân phận người tù và thời gian ngồi tù:
Người một lệnh, người hai lệnh, người ba
lệnh. Nhiều người tới sáu, bảy lệnh. Mỗi lệnh ba năm. [. . ] Nhưng chưa
ai tù một lệnh (ba năm) mà được trở về. Chưa hết bọp này đã được dí
thêm bọp khác. Cái án cao-su. Cái án tù mù. (2). Số phận người tù không
phải là do công an một mình quyết định, mà còn do đảng, và cơ quan văn
hóa (161, 267).
Họ là những con người hiền lành, yêu nước và tin đảng như già Đô bên
Pháp, bỏ vợ con mà về Việt Nam cứu nước lời theo lời kêu gọi của Hồ Chí
Minh để rồi ngồi tù vì bị nghi là gián điệp. Tất cả bọn họ, thường dân,
bộ đội, nhà văn theo tác giả đều chung một tội ''Sự ngây thơ. Nhẹ dạ. Cả tin. Và đều phải trả giá ''(26).
Xã hội cộng sản là một nhà tù vĩ đại, hầu hết cư dân đều là tù nhân. Khi
ra tù, người cựu tù nhân thấy dường như đâu cũng là bạn tù:
Gặp ai, ở đâu hắn cũng tưởng như gặp
lại bạn tù cũ. Nhìn những người đi trên đường, hắn giật mình : "Quái
nhỉ, ở trại nào nhỉ. Quen quá. Không biết đã gặp ở đâu rồi. Được về bao
giờ nhỉ [.. .]. Hắn luôn gặp những khuôn mặt tù quen quen. Những khuôn
mặt tù ngờ ngợ. Không biết ở trại nào. Hẳn họ cũng như hắn. Mới được ra
trại (165).
Kết thúc buồn nhưng mang một ý nghĩa lờn lao: Xã hội cộng sản nhân danh
tự do dân chủ nhưng đã giết chết con người dù nó ở trong tù hay ra
ngoài tù. Dự, Min, Giang (220-223), già Đô ra tù còn khổ hơn ở trong tù
(169).
Nhân dân miền Bắc căm thù cộng sản. ghét lây cả Trần Đĩnh..Ông thuật lại
cái bi hài kịch của đời ông khi về Quỳnh Côi ( Thái Bình ) bị nhân dân
chửi xéo vì nghi ông là " chó săn của đảng" về rình mò việc làm ăn của
Hợp tác xã:
Lần ấy tôi đến một hợp tác xã, gần thị
trấn Quỳnh Côi. Vừa tới đầu làng, thấy một nhóm bà con trục lúa, tôi
đứng lại xem. Liền bị chửi tức thì - nhanh hơn cả pháo phòng không sau
này: “Kìa, gớm chưa, thính hơi thế!” , “về đánh hơi rình mò mà,” “Này,
con đốm nhà tôi nó đã hít hít hực hực ở đâu là y như có cáo...,” “Nào,
cót kiếc, thúng mủng chuyến này đem đốt mẹ nó hết đi mà hun chuột đồng,
nó về thì còn cái đ. gì để mà cần cót, cần thúng nữa?”
Bà con cho là tôi về đánh giá sản lượng để bóp nặn thuế nông nghiệp.( ĐC,283)
Trần Đĩnh cho biết một vài cảnh bi hài kịch của xã hội cộng sản:
Tôi chợt nhớ tới chuyện Lê Duẩn xưa tắc “chỗ kia” mà chả bác sĩ ta nào dám mổ đâu. Cả Phạm Văn Đồng thong manh cũng vậy.
Vợ Vũ Hoàng Địch, giáo viên bảo tôi bọn tôi
vừa ăn tối xong thì trường triệu tập họp gấp 7g rưỡi. Đang đại hàn chi
cực, rét ghê rét gớm. Tôi ngồi cạnh một cô cứ thấy nó run bắn người lên.
Hỏi thì nó bảo chị sờ quần em xem. Ướt đẫm. Em có mỗi cái quần dạy xong
đem giặt thì bị gọi họp. Nhà không có bàn là mà có thì hôm ấy cũng mất
điện. Đạp xe đến bạn ở khu phố khác để là thì không kịp thế là đành… Lớp
không có cửa gió bấc cứ hun hút. Tối ấy tôi tưởng nó chết… Ở Đinh Công
Trứ, gần nhà Vũ Hoàng Địch, Anh hùng quân đội Nguyễn Thị Chiên bán vé xổ
số.
Dân tổng kết quá siêu đầu ra của võ công oanh liệt:
Đầu đường đại tá bơm xe,
Giữa đường thượng tá bán chè đậu đen,
Trung tá đi bán cà - rem,
Thiếu tá thì bận thổi kèn đám ma
, Đại úy chăn vịt đuổi gà,
Trung úy nhà bám đít con trâu,
Còn thằng thiếu úy đi đâu,
Ba - lô lộn ngược buôn tàu bắc nam.
Bao giờ Trung Quốc tràn sang
Trung ương Đảng gọi, sĩ quan chạy làng![...].
Một chiều xếp hàng mấy tiếng ở Bách hoá
tổng hợp mua săm lốp xe đạp Sao Vàng theo tem phiếu một đời xe may mới
được cấp một lần, tôi chứng kiến một cảnh chắc chắn khắp thế giới không
đâu có.
Cach chúng tôi đám người mua săm lốp chừng
mươi mét là quầy sữa. Bảy tám chị em còn trẻ nhấp nhổm chờ ở đó đã khá
lâu. Chốc lại nhăn nhó hỏi cô bán hàng sao lâu thế, con em ở nhà chẳng
có người trông. Nghe đâu bị giữ ở đây bốn tiếng, chị em đã gọi đây là
Hoả lò ngọai trú. Khoảng nửa giờ sau, một người đàn ông thấp, vạm vỡ,
hai cánh tay trần xăm xăm đi tới, miệng nói lớn. “Trật tự, lần lượt từng
người, xếp hàng vào... Nào, đúng là đã chờ đủ bốn tiếng chứ?” vừa nói
vừa nhặt một tờ giấy ghi tên những người đến vào giờ nào giờ nào để ở
trên quầy lên xem. “Ai không đủ bốn tiếng thì về hôm khác đến...” (Một
ông xếp hàng cạnh tôi nói khẽ: - Sửa trụ sở y tế phường nên chị em phải
đem vú đến chỗ chợ búa thử thách xem tươi hay héo, rắn hay nhão. Chúng
nó cấm về nhà vì sợ chi em cho con bú hay vắt kiết sữa đi... Chốc sẽ còn
bắt chi em uống nước thật nhiều cho sữa dễ rịn ra.)
Tôi thật sự không tin vào mắt mình. Những
bà mẹ trẻ lần lượt trật vú ra cho người đàn ông bóp kiểm tra trữ lượng
sữa sẽ nuôi các Phù Đổng tương lai. Hai tay hai bầu, mắt chằm chằm vào
núm vú, anh ta nói: - Cố nhịn đau đấy, tôi nhẹ tay thì lại bảo tôi ngoắc
ngoặc, thiên lệch... Cô bán hàng bên cạnh bỗng bình giá: - Bốn hộp!
Người mẹ vừa nghiến răng xoa ngực vừa vội kêu lên: - Ối, bốn hộp thì con
em bú sao đủ, tiền đâu mua sữa phe, khổ con em...
Tôi quàng lốp vào cổ vội lách ra. Nghĩ đến
tít xã luận báo Nhân Dân: “Hà Nội, thủ đô của phẩm giá con người” mà
không thể không rủa thầm bố tiên sư nhà nó!
Vừa tới cổng bách hóa đằng Hai Bà Trưng thì
bị giật về đúng ba ngả: trái, phải và đằng sau. Một cô liến thoắng: -
Bố hớ rồi, dớ mẹ nó loại hai rồi, phải xem có sợi chỉ xanh ở vải lót bên
trong cơ, bố Khốt (khù khờ) quá… Thôi, thương bố Khốt con mua đỡ cho
với giá giữa loại hai và loại một xuất khẩu.
Tôi nghẹn cổ không trả lời được vì một cô
bên trái đã hai tay níu lấy cái lốp xoắn lại và nó lập tức thít lấy cổ
tôi. “Có mỗi con là chơi đẹp với bố Khốt. Nghĩa là trả đúng loại một,
chỉ xin bố Khốt bớt kha - ra - sô năm đồng. Thế là ố chìn tuyệt, bố Khốt
nhẻ nhẻ!”
Tôi cố gỡ ra khỏi gọng kìm. Nói: - Tôi mua dùng, bánh xe tôi vấn một năm nay rồi…
- Bán đi. Đi vành sắt không lốp đỡ trượt ngã!...
Tôi chẳng thiết ngó xem ai vừa mách mẹo
thiết luân xa. Bụng nghĩ: chủ nghĩa tư bản biến người thành hàng hoá,
mình hơn là còn được làm cái giá treo hàng cho nên mới thành lương tâm
thời đại… đồ…
It lâu sau, mấy chị em ở báo cho hay tay
bóp vú ăn lương kia bị vợ li dị. Quen thói hóa thành quỷ bạo dâm với
ngay vợ. Cũng cho hay hôm nọ y tế lộ ra bí mật quốc gia là 90 % trẻ sơ
sinh của ta bị ỉa chảy. Loại cho bóp vú được tám hộp sữa Liên Xô cũng
điêu đứng. Sữa Nga để quá ba ngày là kém phẩm chất. Ăn vội được ba hộp
còn năm lại đem ra Hàng Buồm cho phe đỡ hộ. Sữa Similac Nga ăn vào là
trôn tháo cống ồ ồ ngay. Khéo mà các ta - va - rít làm nhầm thuốc tẩy ra
thành sữa à?… Một chị vặn lại: - Thế Nétxlê nó cho thuốc táo bón vào ư?
Một chị nhắc lại hôm nào công đoàn bán cho
đoàn viên sữa Mộc Châu. Đặc quánh hệt mỡ tra ổ líp xe đạp. Nhiều người
mách nhau nấu chè bà cốt. Cứ tương cho nửa bàn tay gừng vào là chắc dạ .
Nhưng có chè lại khổ nỗi không thìa, phải lấy dao bếp nạy.(ĐC, 511-514)
C. MIỀN NAM HUY HOÀNG
Xã hội Miền Nam còn có nhiều vấn đề do:
-Con người tham, sân, si
-Chiến tranh, Việt Cộng phá hoại
Tuy nhiên, so với miền Bắc, miền Nam ta có rất nhiều tự do và thịnh vượng dù là tương đối.
Chúng ta có báo tư nhân, nhà xuất bản tư nhân, chúng ta muốn đi đâu thì
đi không cần xin phép phường khóm, chúng ta có tự do hôn nhân không cần
đảng chấp thuận. Chúng ta không làm được việc này thì làm việc khác
không bị rút phép thông công, bao vây kinh tế.
Trong khi ngoài Bắc ăn độn, trong Nam con heo cũng được ăn cơm trắng, được tắm rửa hàng ngày và được nằm mùng.
Ngoài Bắc, sau CCRD, cộng sản đưa về HTX vài cái cày máy, sau vài tháng
rút đi mất tiêu, người nông dân trở lại đời kéo cày thay trâu, còn trong
Nam, tư nhân có cày máy, thuyền đuôi tôm và chế ra máy quạt lúa khiến
ngoài Bắc phải vào mua. Trong Nam tư nhân chế tạo xe đạp còn ngoài Bắc
phải nhập cảnh xe đạp Trung Quốc! Xe đạp là món xa xí quý trọng phải xin
phép mới được mua, phải đăng ký như thể xe hơi!
Ngoài Bắc cũng có nồi đồng soong nhôm song it bữa là méo mó, hư hao và nứt nẻ!
Một sinh viên bộ đội học Đại Học Tổng Hợp miền về hè thăm quê Bắc , gặp
tôi, tôi hỏi sao anh vào sớm vậy? Anh nói: "Thưa thầy, ngoài Bắc chán
lắm. Con gái một con mà vú nhão nhẹt và lép kẹp , da nhăn nheo như bà
già, còn đàn bà trong Nam, 40-50 vẫn tươi mát như con gái mười tám"!
Trần Đĩnh ca tụng cái Ng. học ở Đức về
đi xăng đan cao gót, cậu bảo bàn chân con gái tự nhiên trông thành một
đường arabesque - uốn lượn quá đẹp… Đúng, nhưng cậu mới thấy cái chất
vật lý của bàn chân con gái gói bọc trong những quai da. Tớ còn thấy ở
đó động thái ưỡn dướn của cơn mê nhục cảm.(ĐC, 497)
Trần Đĩnh chỉ thấy một cái Ng. đi giày cao gót mà ca tụng ầm lên, còn
trong Nam có cả triệu đôi chân với động thái ưỡn dướn đầy nhục cảm! Và
hàng triệu cái mông có gânnổi cộm rất khêu gợi!
Việt cộng tuyên truyền trong Nam dân chúng bị Mỹ Ngụy bóc lột nên đói
khổ. Đến khi vào Saigon, cán bộ mới thấy Saigon đẹp đẽ biết là bao.
Trần Đĩnh thuật lại cảm tưởng của ông khi vào đến Đà Nẵng, một vùng trời
bình yên và tươi sáng hiện ra, và ông nói đến những tặng vật mang từ
ngoài Bắc vào:
Đêm miền Nam đầu tiên nghỉ ở Đà Nẵng. Hành
khách ngủ vạ vật trên đường quanh xe. Sáng sớm, mở mắt tôi thấy một
vùng loá trắng, tinh khiết, ngỡ như mênh mang ngay ở trên đầu: pho tượng
Phật. Chợt thấy lòng êm ả lạ. Nhờ ánh sáng an ủi mà một đức Phật bằng
lặng và nguy nga như tảng băng Nam cực kia trôi đến ban cho. Sau biết đó
là pho tượng Phật Quan Âm lớn nhất Việt Nam ở Chùa Linh Ứng, Bãi Bụt.
Hay thật, sao đêm đầu tiên gửi mộng trên đất miền Nam tôi lại ở Bãi Bụt!
Tôi tới nhà, cô em út trông thấy tôi đầu tiên.
Cách đây hai mươi năm, ở Đại học Bắc Kinh,
tôi nhận được một bưu thiếp, sản phẩm đặc biệt của cái thời “tạm chia
cắt.” Hân, mười sáu tuổi, viết: “Em mơ thấy anh được Nobel, à, nhưng anh
có biết Nobel là gì không? Em khoe với bọn bạn là anh rất giống Marlon
Brando và Anthony Perkins, ôi, chúng nó ghen quá, đã đẹp trai lại giỏi
nữa chứ. À, nhưng anh có biết hai diễn viên Mỹ này không?”
Nay Hân ngẩn ra nhìn mãi cái người tiều
tụy đang cố rút chân ra khỏi đống bị, sọt, can, ba lô tha vào cứu tế
chất đầy sàn xích lô. Gắng rút được chân thì một chiếc dép nhựa nâu văng
lên thành một parabol hoàn hảo của một chiếc lá đa già, mỏng sắc, nó
liệng vồng lên qua đường rồi rơi đánh đạch một cái trước khung cửa gỗ
tăm tối của nhà tôi: tiền trạm của tôi lại là cái gót rỗ kỳ khu nằm
trình diện kia! Khi xỏ lại chân vào nó, tôi chợt thấy mình đúng là khố
dây đi đất. Tôi không có nền móng gì ở dưới chân. Nhẹ bỗng. Trống trơ.
Trừ tình gia đình, bố con anh em… Tôi đồng thời cũng thấy một ngỡ ngàng
lớn trên mặt em gái (ĐC, 483)
Trần Đĩnh nói đến cảm giác của các cán bộ cộng sản vào Nam trong những năm đầu 1975 :
" Thương miền Nam đang sướng rồi khổ đây
thì mọi người cũng lại xuýt xoa trong kia dân nó ối chà giàu ơi là giàu.
Vàng chỉ năm chục đồng Cụ một cây. Tủ lạnh vài chục đồng một chiếc.
Lạnh cứ là liên lu liền lù suốt năm. Bảo cho tay vào lâu là hoá ra đá.
Một sáng P. K. bên giáo dục chuyển sang
làm báo mời tôi ăn phở Phú Gia. Lúc chờ, anh nói: - Chỉ với anh thì tôi
mới nói thật cái này: nhà tôi là tư sản anh ạ.
Thấy vẻ sung sướng trên mặt anh, tôi mừng
thay nhưng cũng lo. Tôi nói khéo sẽ mất hết. K. nói: - Tôi đã mách cách
phân tán cả rồi. Sao để họ lấy không được chứ? Trả lời tôi hỏi trong ấy
họ sống thế nào, anh nói: - Đủ hết nhưng nay nhà tôi đã cho nghỉ máy
lạnh. Giả nghèo. Buồng nào cũng máy lạnh. Xin lỗi anh, tôi thấy sướng
nhất là đi toa lét. Ối trời, anh biết không, rộng, thoáng, mát., sạch…
Buồng trưởng phó ban báo ta thua xa…(ĐC, 480 ).
Nguyễn Chí Thiệp trong Trại Kiên Giam viết cũng giống Trần Đĩnh:
“Ở miền Bắc người ta đều hiểu sai về
miền Nam, hệ thống tuyên truyền của Hà Nội đã mô tả xã hội miền Nam cực
kỳ xấu xa, lạc hậu và nghèo đói”. Khi được phép vào Nam chú lo lắng
không biết lấy gì để đem về làm quà cho bà con – vì chú không có dư dả.
Chú thím bàn nhau mãi mới quyết định trích phần tiền nhỏ nhoi để dành
mua được 5 khăn tay, 4 hộp sữa nhãn hiệu Liên Sô viện trợ và hai ký
muối, 5 khăn tay để làm quà cho 5 người cháu ruột ở Đà Nẵng, 4 hộp sữa
và 2 ký muối làm quà cho gia đình anh ruột và gia đình tôi.
Khi lên xe đò chú giữ nâng niu món quà,
tưởng tượng thân nhân sẽ vô cùng sung sướng. Đường quốc lộ số 1 lồi lõm
đầy hố bom Mỹ, xe chạy tung bụi mờ mịt, có đoạn xe phải băng xuống ruộng
vì khoảng quốc lộ đã bị bom phá nát không đi được. Qua khỏi Thanh Hóa
chú mất cái khăn tay. Đường còn xa, bụi dơ bẩn, không thể nào không dùng
một cái khăn. Đầu óc chú cứ phân vân, nếu dùng một cái khăn tay thì một
người cháu ở Đà Nẵng không có quà.
Chú phấn đấu với bản thân, khi xe ngừng ở
Vinh để hành khách rửa mặt giải lao, chú quyết định xé ngang vạt áo
sơ-mi làm khăn lau để đảm bảo đủ 5 cái khăn cho 5 đứa cháu. Một quyết
định lúc đó đối với chú thật quan trọng, chú phải hy sinh một cái áo
“còn tốt” của chú để bảo vệ quà đủ cho người thân ở miền Nam. Xe qua Bến
Hải vào đến Quảng Trị, chú Bình thoáng chút nghi ngờ, đường quốc lộ
rộng thênh thang, thẳng tắp, rồi thành phố Huế khang trang hiện ra, chú
tự hỏi nếu đời sống miền Nam cơ cực làm sao nhà cửa, phố xá, quốc lộ đều
to lớn, mới mẻ nói lên một cảnh ngược lại những gì chú được học từ bấy
lâu nay. Về đến Đà Nẵng, chú bắt đầu thấy rõ là mình bị lừa gạt. Về đến
nhà người anh, chú sững sờ trước một ngôi nhà đồ sộ hai tầng, chú sợ lầm
địa chỉ, đi tới, đi lui cả buổi không dám gọi cổng. Cuối cùng chú “đánh
liều” bấm chuông cửa. Hơn 20 năm chú còn nhận ra người anh ruột.
Cuộc sống của gia đình người anh, một
thương gia hạng trung ở Đà Nẵng đã làm chú choáng ngộp, phương tiện vật
chất, xe hơi, xe Honda của các cháu, TV, tủ lạnh, quạt máy đầy đủ tiện
nghi, tương quan trong gia đình tôn ti trật tự cha con, chồng vợ, anh
chị em không khác thời nhỏ chú được dạy và giờ đây chú mới lại tìm thấy.
Chú Bình đã khóc ngon lành trước sự kinh ngạc của mọi người.
Các món quà lúc đầu chú không dám đưa
ra, nhưng cuối cùng để cho mọi người hiểu chú đem ra tất cả để trình bày
mà không cần giữ lại 2 lon sữa và 1 kg muối cho gia đình tôi. Mọi người
thương chú và cười ra nước mắt. Đồng thời lúc đó gia đình còn phát giác
chỉ cho chú một điểm nhỏ của sự lừa bịp có hệ thống: Những lon sữa có
nhãn hiệu Liên Sô thật ra là sữa Foremost sản xuất tại miền Nam, người
ta đem về Bắc bóc giấy in nhãn hiệu Liên Sô dán vào nhưng chữ F đóng nổi
ở dưới đáy hộp không xóa được. (Ch.II)
Ông chú của Nguyễn Chí Thiệp vô cùng ngạc nhiên trước cuộc sống đạo đức
và tự do của miền Nam. Người chú của Nguyễn Chió Thiệp xuc động vì bữa
ăn vui vẻ và hiếu thuận của gia đình người anh:
Bữa cơm xoàng trong gia đình làm chú xúc
động. Thấy mấy em nhỏ vào bữa cơm chào mời lễ phép chú khóc. Ngoài Bắc
đã mất những hình ảnh đó từ lâu rồi. Giáo dục miền Bắc chỉ dạy trẻ con
trung với Đảng, hiếu với dân, họ muốn vô hiệu hóa gia đình nên chỉ dạy
trẻ con tinh thần đấu tranh, đấu tranh từ bản thân đến cha mẹ, anh em.
Phần vì chủ trương đường lối, phần vì cuộc sống, cha mẹ không gần gũi
con cái trong sinh hoạt của chúng nên trẻ em ngoài Bắc rất mất dạy,
chúng không còn biết tôn trọng cha mẹ hay thầy cô giáo.(Ch.II)
Ông chú của Nguyễn Chí Thiêp vô cùng sửng sốt trước việc uống la ve không cần tiêu chuẩn của Miền Nam:
Chúng tôi vào quán cơm bình dân ăn cơm;
khi ăn chú Bình nhìn về bàn một người đàn ông mặc áo Treillis xanh, quần
đùi, trước mặt anh ta là một đống vỏ Bia 33 chừng 5 hay 6 chai.
Tôi chợt nhớ không mời chú uống bia. Tôi nói:
– Xin lỗi chú, cháu không uống được bia nên vô tình không mời chú uống bia, chú uống bia nhé?
– Bộ mình cũng có tiêu chuẩn bia sao? Có thì uống chứ.
– Chú nói gì tiêu chuẩn, mình mua uống thì trả tiền chứ tiêu chuẩn gì, chú uống bao nhiêu cũng có, miễn đủ tiền trả.
– Có thật không? Chú hỏi lại.
– Thật, mời chú uống. Tôi gọi Bia 33.
Ngồi ăn uống, chú vẫn như ngẫm nghĩ điều gì, chú hỏi tôi:
– Người đó làm gì mà uống nhiều bia quá vậy?
Nhìn lối ăn mặc của người ngồi bàn đối diện, tôi nói:
– Có lẽ một phu xích lô hay phu ba gác.
Chú vẫn không tin vào lời nói của tôi, nhân lúc người kia nhìn qua, chú chào xong bước qua bàn hỏi:
– Xin lỗi ông bạn nhé, tôi hỏi nếu không phải thì ông bạn thứ lỗi. Ông bạn làm gì mà tiêu chuẩn bia nhiều vậy?
Người kia cười ha hả nói:
–
Tiêu chuẩn gì, chắc ông ở miền Bắc vào, tôi làm gì hả, tôi đạp xích lô,
tôi có tiền tôi uống, không có tiêu chuẩn gì hết. Trước kia chạy xe
khá, tôi uống 10 hay 12 chai, bây giờ làm ăn khó tôi chỉ uống 5 chai.
Chú vẫn chưa tin hỏi tiếp:
– Thực anh làm phu xích lô?
–
Không thực thì sao tôi ngồi ung dung như thế này, nếu tôi làm quan
quyền chế độ cũ, tư sản này nọ thì đang lo sốt vó, có thì giờ đâu mà
thong dong nhàn hạ.
Nói
xong, người kia kêu tính tiền, đứng lên, ra lề đường đẩy chiếc xích lô
rồi nhảy lên đạp thẳng như để chứng minh cho chú, anh ta là phu xích lô
thật.
Ở
ngoài Bắc cũng như tất cả các nước Xã Hội Chủ Nghĩa đều qui định tiêu
chuẩn và chế độ khẩu phần lương thực, thực phẩm và các vật dụng cần thiết. (Ch.II)
Cũng như ông chú của Nguyễn Chí Thiệp, Trần Đĩnh, Trần Đức Thảo đã vô cùng ngạc nhiên khi vước chân vào Nam:
Mới đặt chân xuống cái thủ đô của miền Nam này, mọi sự đã làm tôi kinh ngạc. Qua bao nhiêu năm chiến tranh gian khổ mà sao Sài Gòn nó lại khang trang hiện đại như vậy? Tôi cứ ngỡ cả miền Nam đói khổ vì bị Mỹ - Nguỵ bóc lột đến nỗi miền Bắc đã phải “cắn hạt gạo làm tư” để cứu giúp miền Nam cơ mà… Và mọi người ở đây sao mà nói năng cởi mở thoải mái quá vậy? Ngay những cán bộ của “đảng” ở đây cũng có thái độ tự do quá. Họ đãi đẳng tôi, họ giễu cợt tôi, coi tôi cứ như anh mán, anh mường ở làng mới được về thành phố. Phải nói thẳng ra là có một điều của Sài Gòn đã làm tôi bàng hoàng đến cùng cực. Đó là những bài hát của một anh chàng nhạc sĩ trẻ của miền Nam, nói đúng ra là của “Mỹ-Nguỵ” chứ không phải của “đảng”. Tên anh ta là Trịnh Công Sơn. Các bài hát của anh ta mang nỗi niềm day dứt, oán trách chiến tranh. Cứ như anh ta khóc than thay cho cả dân tộc ở cả hai miền Nam Bắc. Giữa những năm tháng chiến tranh một mất một còn ác liệt như thế mà sao anh ta dám cất lên tiếng kêu than như vậy. Những lời ca của các bản nhạc đã làm tôi xúc động bồi hồi không cầm được nước mắt. Những lời của những bái hát ấy đã lay động tâm hồn tôi. Phải thú nhận là trong đời tôi, có hai lần bị thúc đẩy phải thoát khỏi thái độ sợ hãi đến hèn nhát đã ngự trị trong đầu óc bao trí thức, văn nghệ sĩ… của Hà Nội. Lần thứ nhất là do nhà thơ trẻ Trần Dần, khi anh ta tới mời tôi tham gia vào nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm! Lần thứ nhì là khi được nghe mấy bài hát thẩm thía của Trịnh Công Sơn! Đấy là thứ âm nhạc phát ra từ trái tim của dân tộc. Những lời ca đau đớn trước cuộc chiến tranh của “một lũ điên”, của câu hỏi bão lòng: “tại sao một đất nước đói nghèo mà vẫn còn chiến tranh”… Những lời ca như thế đã lôi kéo tôi ra khỏi mặc cảm sợ hãi vì đang bị kìm kẹp, đang bị coi như “kẻ có vấn đề”. Dám cất lên tiếng hát phản chiến, giữa lúc cả hai phía đang đam mê “thề phanh thấy, uống máu quân thù” như thế, chứng tỏ Trịnh Công Son là một con người đũng cảm, không sợ ngục tù… Không hiểu sao chính quyền miền Nam lại để cho anh ta tự do sáng tác những bài ca làm mất tinh thần chiến đấu như thế? Điều này khiến phải suy nghĩ tới trình độ dân chủ rất khác nhau giữa hai miền Nam, Bắc. Một chế độ để cho người nghệ sĩ được tự do cất tiếng hát lên những nỗi niềm như thế, không phải là một chế độ tồi tệ. Xét chung thì miền Nam đã có một mức độ dân chủ rõ rệt. Cả giới trí thức lẫn dân chúng của miền Nam đều bàn chuyện chính trị cởi mở, phê phán lãnh đạo và đảng rất tự nhiên. Ở miền Bắc thì không thể. Miền Bắc là cái lò của giáo điều, của chiến tranh. Không có chỗ cho một Trịnh Công Sơn, điều đó dễ hiểu. Vì thế tôi không ngạc nhiên khi nghe tin Dương Văn Minh đã ra lệnh buông súng… và đã được nghe theo. Vì có lẽ dân đã thấm mệt với bao nỗi đau khổ, chết chóc. Tôi cảm ơn miền Nam vì đã sinh sản được một Dương Văn Minh, một Trịnh Công Sơn. Người nhạc sĩ trẻ ấy đã góp phần vào giờ phút thiêng liêng buông súng, thôi băn giết nhau… Đấy thật sự là một anh hùng của hoà bình, chính anh ta đã nêu gương can đảm cho Trần Đức Thảo này! Chi tiếc rằng người cán bộ sĩ quan của “bộ đội cụ Hồ”, khi tiến vào dinh Độc Lập gặp Dương Văn Minh, thì đã có thái độ thô bạo rất đáng tiếc… Riêng tôi thì thú thật là tôi rất cảm ơn cái lệnh buông súng ấy. Vì nó đã giải thoát được hàng vạn thanh niên miền Bắc ra khỏi rừng núi đầy bom đạn và muỗi, mòng… Vì nó đã cứu hàng vạn thanh niên với sổ phận “sinh bắc, tử nam”! Vậy mà cách mạng đã có chính sách miệt thị, người sĩ quan bộ đội ấy đã có cách hành xử thô bỉ quá kém cỏi với một lãnh đạo chính quyền miền Nam như thế! (tri Vũ, Trần Đức Thảo, ch.XI)
Mới đặt chân xuống cái thủ đô của miền Nam này, mọi sự đã làm tôi kinh ngạc. Qua bao nhiêu năm chiến tranh gian khổ mà sao Sài Gòn nó lại khang trang hiện đại như vậy? Tôi cứ ngỡ cả miền Nam đói khổ vì bị Mỹ - Nguỵ bóc lột đến nỗi miền Bắc đã phải “cắn hạt gạo làm tư” để cứu giúp miền Nam cơ mà… Và mọi người ở đây sao mà nói năng cởi mở thoải mái quá vậy? Ngay những cán bộ của “đảng” ở đây cũng có thái độ tự do quá. Họ đãi đẳng tôi, họ giễu cợt tôi, coi tôi cứ như anh mán, anh mường ở làng mới được về thành phố. Phải nói thẳng ra là có một điều của Sài Gòn đã làm tôi bàng hoàng đến cùng cực. Đó là những bài hát của một anh chàng nhạc sĩ trẻ của miền Nam, nói đúng ra là của “Mỹ-Nguỵ” chứ không phải của “đảng”. Tên anh ta là Trịnh Công Sơn. Các bài hát của anh ta mang nỗi niềm day dứt, oán trách chiến tranh. Cứ như anh ta khóc than thay cho cả dân tộc ở cả hai miền Nam Bắc. Giữa những năm tháng chiến tranh một mất một còn ác liệt như thế mà sao anh ta dám cất lên tiếng kêu than như vậy. Những lời ca của các bản nhạc đã làm tôi xúc động bồi hồi không cầm được nước mắt. Những lời của những bái hát ấy đã lay động tâm hồn tôi. Phải thú nhận là trong đời tôi, có hai lần bị thúc đẩy phải thoát khỏi thái độ sợ hãi đến hèn nhát đã ngự trị trong đầu óc bao trí thức, văn nghệ sĩ… của Hà Nội. Lần thứ nhất là do nhà thơ trẻ Trần Dần, khi anh ta tới mời tôi tham gia vào nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm! Lần thứ nhì là khi được nghe mấy bài hát thẩm thía của Trịnh Công Sơn! Đấy là thứ âm nhạc phát ra từ trái tim của dân tộc. Những lời ca đau đớn trước cuộc chiến tranh của “một lũ điên”, của câu hỏi bão lòng: “tại sao một đất nước đói nghèo mà vẫn còn chiến tranh”… Những lời ca như thế đã lôi kéo tôi ra khỏi mặc cảm sợ hãi vì đang bị kìm kẹp, đang bị coi như “kẻ có vấn đề”. Dám cất lên tiếng hát phản chiến, giữa lúc cả hai phía đang đam mê “thề phanh thấy, uống máu quân thù” như thế, chứng tỏ Trịnh Công Son là một con người đũng cảm, không sợ ngục tù… Không hiểu sao chính quyền miền Nam lại để cho anh ta tự do sáng tác những bài ca làm mất tinh thần chiến đấu như thế? Điều này khiến phải suy nghĩ tới trình độ dân chủ rất khác nhau giữa hai miền Nam, Bắc. Một chế độ để cho người nghệ sĩ được tự do cất tiếng hát lên những nỗi niềm như thế, không phải là một chế độ tồi tệ. Xét chung thì miền Nam đã có một mức độ dân chủ rõ rệt. Cả giới trí thức lẫn dân chúng của miền Nam đều bàn chuyện chính trị cởi mở, phê phán lãnh đạo và đảng rất tự nhiên. Ở miền Bắc thì không thể. Miền Bắc là cái lò của giáo điều, của chiến tranh. Không có chỗ cho một Trịnh Công Sơn, điều đó dễ hiểu. Vì thế tôi không ngạc nhiên khi nghe tin Dương Văn Minh đã ra lệnh buông súng… và đã được nghe theo. Vì có lẽ dân đã thấm mệt với bao nỗi đau khổ, chết chóc. Tôi cảm ơn miền Nam vì đã sinh sản được một Dương Văn Minh, một Trịnh Công Sơn. Người nhạc sĩ trẻ ấy đã góp phần vào giờ phút thiêng liêng buông súng, thôi băn giết nhau… Đấy thật sự là một anh hùng của hoà bình, chính anh ta đã nêu gương can đảm cho Trần Đức Thảo này! Chi tiếc rằng người cán bộ sĩ quan của “bộ đội cụ Hồ”, khi tiến vào dinh Độc Lập gặp Dương Văn Minh, thì đã có thái độ thô bạo rất đáng tiếc… Riêng tôi thì thú thật là tôi rất cảm ơn cái lệnh buông súng ấy. Vì nó đã giải thoát được hàng vạn thanh niên miền Bắc ra khỏi rừng núi đầy bom đạn và muỗi, mòng… Vì nó đã cứu hàng vạn thanh niên với sổ phận “sinh bắc, tử nam”! Vậy mà cách mạng đã có chính sách miệt thị, người sĩ quan bộ đội ấy đã có cách hành xử thô bỉ quá kém cỏi với một lãnh đạo chính quyền miền Nam như thế! (tri Vũ, Trần Đức Thảo, ch.XI)
Dân Nam chán ghét và sợ hãi cộng sản.
Trần Đĩnh còn nghe một chị Saigon bán ve chai nói về " Giải Phóng":
Như có trời xui, cách chúng tôi hai ba mét
một phụ nữ ve chai ngồi tựa vào hông chiếc ghế dài trống không. Tôi bảo
ngồi lên ghế thì lắc: “Cháu không quen ngồi vào thứ sang.” Cụ bạn bèn
đến bên: - Bây giờ được ở trong các nhà thế này cô có quen không?
- Không ạ!
- Cô thấy nó đẹp không?
- Đẹp… Nhưng cháu chỉ muốn Mỹ nó lại thả bom cho tan hết…
Chúng tôi trố mắt. Không ngờ tới câu trả lời dứt khóat, đanh thép này chút nào.
Người phụ nữ nói tiếp: - Thế hồi đánh nhau
đâu có như thế này? Chả là đều nghèo như nhau cả thôi. Bây giờ đấy, đứa
ăn chẳng có mà đứa thì sướng quá vua. ..Thôi cháu chào hai cụ, cháu đi
đây. Sáng đến giờ mới kiếm được hai mươi tư nghìn...” (ĐC, 492 )
Minh Trường, phóng viên nhiếp ảnh Thông tấn xã là lớp người đầu tiên về Sài Gòn chiến thắng.Khi
trở về nhà cũ, đứng trước nhà mình bấm chuông. Thì mẹ anh mở cửa. Thì
mẹ liền chắp hai tay lạy: - Anh còn sống thì tôi mừng nhưng anh về thì
tất cả các đứa con bao lâu nay sống với tôi, chăm sóc phụng dưỡng tôi
đều đã bị các anh lôi đi tù hết mất rồi. Anh về thì nhà này tan nát, thì
tôi trơ trọi. Thôi, tôi xin anh, anh đi với đồng chí của anh đi cho mẹ
con tôi yên...( ĐC, 486)
\D. SO SÁNH TƯ BẢN VÀ CỘNG SẢN
Người Việt Nam đã sáng tác những bài thơ phẩm bình cộng sản và so sánh hai chế độ:
-Một năm bên Đức không bằng một chủ nhựt Sài gòn.
-Ba năm bên tây không bằng một ngày Sài gòn
-“Việt Nam kiêu hãnh hiên ngang,
Mua cái đinh ranh cũng phải xếp hàng,
mua mẩu khoai lang thì bẩm chờ em tìm tem phiếu"
- Ở với Thiệu Kỳ mua gì cũng có,
Ở với Hồ Chí Minh,
Mua cái đinh cũng phải đăng ký"
Mua trái bí cũng sắp hàng
Khoai lang cần tem phiếu
Thuốc điếu phải mua bông
Lấy chồng phải cai đẻ
Bán lẻ chạy công-an
Lang-thang đi cải-tạo
Hết gạo ăn bo-bo
Học-trò không có tập
Độc-Lập với Tự-Do
Nằm co mà Hạnh-Phúc !
-Mổ cha thằng Thiệu dời dinh,
Để cho tao phảỉ đào kinh đêm ngày"
- Ai sinh thằng Cáo thằng Hồ
Để em đói rách tô hô không quần
Ai sinh thằng Duẩn thằng Duân
Em đã không quần nay áo cũng không
Ai sinh thằng Sắt thằng Đồng
Em đã mất chồng nay mất thằng cu
Ai sinh thằng Khủ thằng Khu
Tố chết thằng bác, bỏ tù thằng cha..
-Ngày xưa chống Nhấậ, chống Tây,
Bây giờ chống cửa rước ngay Mỹ vào:"
Trần Đĩnh kể chuyện anh bạn Ba Lan ra vào Sài Gòn xoành xoạch khi làm việc cho Ủy ban quốc tế giám sát ngừng bắn. Tôi hỏi bọn Mỹ thế nào? Anh bạn nhìn quanh rồi giơ ngón tay cái lên. Tôi đùa: “Mais c’est l’ennemi? Kìa, kẻ thù đấy!.” Anh ta nhún vai: “Chúng tớ thấy họ là người làm từ thiện
(ĐC, 387)
So với cộng sản, quân chủ và thực dân dễ sống hơn.Thi sĩ Hữu Loan viết :
Một loạt các quyền tự do đã tồn tại ngay
cả dưới chế độ thuộc địa. Hãy để tôi liệt kê một số điểm đáng nhớ trong
Pháp chiếm Việt Nam vẫn còn trong bộ nhớ của nô lệ này: Đầu tiên, tự do
bầu cử. Hầu hết các cơ quan hành chính là đối tượng phổ thông đầu phiếu.
Các quan chức Pháp tỉnh chỉ đơn giản là đóng vai trọng tài. Khác thấp
hơn [Việt Nam] các quan chức không dám nhận hối lộ.Mọi người có thể kiện
và thậm chí còn buộc tội các quan chức từ các vị trí của họ. Quan chức
tham nhũng đã khinh miệt bởi tất cả mọi người. Tham nhũng dẫn đến thiệt
hại cho đời sống, thậm chí còn tồi tệ hơn. Một viên quan ở một huyện ở
Huế tham nhũng thì cả nước đều biết.
Điều thứ hai là có tự do báo chí, và quyền phát biểu tư tưởng.
Các cá nhân được phép thành lập báo chí
riêng của họ. Họ từ chối chấp nhận trợ cấp của chính phủ. Trong số các
tạp chí nổi tiếng nổi tiếng là tờ Nam Phong ( Gió Nam) Tạp chí, Phụ Nữ)
Tạp chí, Phụ Nữ Thời Đàm, Tạp chí, Tiếng Dân , Phong Hóa Ngày Nay vv.
Trong số những nhà văn có uy tín và các phóng viên là Phạm Quỳnh, Nguyễn
Văn Vĩnh, Phan Khôi, Thụy An, Huỳnh Thúc Kháng, etc.
Các thí sinh bất kỳ vị trí nào phải tham
gia kỳ thi vòng loại. Những người có tài năng sẽ vượt qua. Lương của
người lao động đã đủ để trả tiền cho sinh sống và một số tiền tiết kiệm
của họ. Một giáo viên của hai lớp sơ đẳng và dự bị, thu được 12 piasters
một tháng, tương đương với 2 "chỉ " của vàng ngày hôm nay.
Sinh viên không phải nộp học phí. Chỉ có
giáo dục đại học phải nộp một đồng một tháng. Học sinh giỏi đã được trao
học bổng, thậm chí học bổng du học ở bên Pháp. Bệnh nhân được cho
thuốc tại trạm xá huyện. Bệnh viện tỉnh đã dành khu vực cho bệnh nhân
nghèo đã được điều trị và ăn uống miễn phí. Những bệnh viện này đã được
biết đến như bệnh viện từ thiện.
Ngày nay, y đức từ lâu đã biến mất. Các
bệnh viện ở khắp mọi nơi lấy tiền của bệnh nhân nhưng chắc không có hiệu
quả điều trị. Chế độ thực dân Pháp thực sự là khủng khiếp, nhưng nó vẫn
là một giấc mơ xa cho người dân dưới các chế độ vỗ ngực khoe khoang của
họ về độc lập và quay lại đàn áp người dân của họ. ( TÁC PHẨM HỮU LOAN).
Nguyễn Chí Thiện viết:
Ôi thằng Tây mà trước khi người dân không tiếc máu xương đánh đuổi.
Nay họ xót xa luyến tiếc vô chừng.
Nhờ vuốt nanh của lũ thú rừng.
Mà bàn tay tên cai trị thực dân hóa ra êm ả [1]
Đúng là thực dân tử tế hơn cộng sản bởi vì tư bản, quân chủ còn chút
nhân ái, từ bi còn cộng sản chủ trương đấu tranh giai cấp và vô sản
chuyên chính cho nên vô cùng tàn độc!
Các nhân vật trong Đèn Cù đã cho ta thấy rõ tính " ưu việt" của chủ nghĩa cộng sản là tàn bạo, dã man hơn thực dân. Khi công an bắt Vũ Đình Huỳnh, ông nói: " - Các đồng chí cho tôi vào hôn mấy cháu bé.
- Thằng phản động, ai đồng chí với mày hả?
Sau ông Huỳnh nói với Trần Đĩnh: - Mật thám Tây đến bắt không vô văn hóa như vậy (ĐC, 338).
Trong Đêm Giữa Ban Ngày, Vũ Thư Hiên ghi lại lời mẹ ông, bà Vũ Đình
Huỳnh, người đã có kinh nghiệm với mật thám Pháp đã đưa ra một nhận định
để đời: Chúng nó đến, con có tưởng tượng
được không, còn tệ hơn cả mật thám Pháp nữa kia! ....Thời Pháp thuộc,
mẹ còn chống chọi được, bọn thực dân tiếng thế chứ không đến nỗi ác như
bọn này. Bây giờ khó lắm, mọi sự làm ăn đều khó, chúng nó bít kín mọi
đường, bắt mọi người muốn sống phải phụ thuộc chúng nó .[2]
Nguyễn Đức Thuận cho biết rằng cơm ăn nước
uống của tù rất khá. Mỹ cho mỗi tù mỗi ngày một đô - la ăn uống cơ mà.
Thuận đã so sánh cụ thể:- Ra đây tôi thấy cơm vụ trưởng không bằng cơm
tù chúng tôi những ngày không bị đánh đạp (ĐC, 298 ).
Trần Độ so sánh lực lượng an ninh xã thôn ngày xưa và bộ máy công an cộng sản ngày nay:
Ngày xưa còn bé, ở nhà quê, tôi chỉ thấy
làng xã tôi có một trương tuần và 4 anh tuần phiên. Ngày nay tôi thấy ở
phường có công an phường có trụ sở, có mấy chục người và chỉ huy là một
cấp tá; bây giờ mình nhiều sĩ quan thật!.....Lực lượng Công an nhân dân
hiện nay được giới thiệu như một lực lượng của nhân dân, trong nhân dân
và vì nhân dân. Nhưng sao mà trong thực tế nó lại hay giống nhưng cái
ngày xưa ở ta, và giống các nước tư bản quá. Nhiều người nhìn vào nó,
thấy rõ nó tiêu biểu cho một lực lượng đàn áp và khủng bố. Dân sợ nó
nhiều hơn và cho đó là một nghề "thất đức" và quả nhiên nó làm cho nhiều
người sợ thật:
Nó có một lực lượng cảnh sát chiến đấu
trang bị rất sắc bén và hùng hậu. Nó được trang bị tất cả những công cụ
khủng bố hiện đại và phong phú hơn cả các lực lượng bảo vệ chế độ cũ
(phong kiến và thực dân) như dùi cui, súng, vòi rồng phun nước, hơi cay,
khiên và côn, xe phân khối lớn, chó nghiệp vụ v.v...Nó có một hệ thống
trụ sở, đồn, nhà giam và nhà tù và đều là những chỗ đáng sợ, ít ai vui
vẻ muốn tới đó. Trình độ nghiệp vụ của nó rất cao: thẩm vấn, hỏi cung,
theo dõi, điều tra, phong tỏa thư tín, nghe trộm điện thoại v.v... yêu
cầu dân và tìm người đưa tin chỉ điểm. Hỏi cung thì mớm cung, gài bẫy,
tạo chứng cớ, bắt nọn và hành hạ người bị hỏi cung rất kịch liệt và dài
ngày. Tất cả những điều nói trên đều là những điều mà khi ta chưa có
chính quyền thì ta nguyền rủa, chống đối, khinh bỉ. Lúc đó những chữ mật
thám, tay sai, chỉ điểm được nhắc đến như những gì xấu xa và lý tưởng
của ta là quét sạch nó như quét sạch những rác rưởi ở chợ. Mà ngày nay
ta lại sử dụng nó tích cực và ca ngợi, bênh vực nó ghê gớm MỘT CÁI NHÍN TRỞ LẠI 2
Trần Độ kể lại lời chị họ của ông:" Tôi có
một bà chị có chồng là tù nhân trong thời đế quốc phong kiến, nay có con
rể là tù cách mạng. Chị có kể chuyện về hai cuộc đi thăm tù : trước đi
thăm chồng, nay (sau năm 1975) đi thăm con rể. Chị có một ấn tượng rất
nặng nề khi phải so sánh hai cuộc đi thăm ấy : tù nhân thời nay cực hơn
thời đế quốc (BÚT kÝ * MỘT CÁI NHÌN TRỞ LẠI I, 4)
Trần Độ viết ":Cuộc cách mạng ở Việt Nam
đã đập tan và xoá bỏ được một chính quyền thực dân phong kiến, một xã
hội nô lệ, mất nước, đói nghèo, nhục nhã. Nhưng lại xây dựng nên một xã
hội chưa tốt đẹp, còn nhiều bất công, nhiều tệ nạn, một chính quyền phản
dân chủ, chuyên chế, của một chế độ độc đảng và toàn trị, nhiều thói
xấu giống như và tệ hơn là trong chế độ cũ (TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN II, 3)
Sau đây là những đoạn văn so sánh tù thực dân và tù cộng sản.Trước tiên là việc Trần Văn Giàu ngồi tù thời thực dân:
Phải thừa nhận rằng, ở “biệt thự S”, suất ăn
của chúng tôi thịt cá nhiều hơn bình thường, mỗi bữa ăn đều có miếng cơm
cháy vàng tươi, dòn rụm, chỉ những ai đã lãnh án tử hình mới được ăn
(trang12)
Ở căng Tà Lài cuộc sống không đến nỗi cực khổ
quá, có thể nói thảnh thơi là khác, được như vậy không phải do chế độ
của trại giam mà do tổ chức tù nhân của chúng tôi; công việc khoán phần
lớn ở trong rừng, chỉ có mã tà đi theo cốt để giữ không cho chúng tôi
trốn hơn là để thúc bách tù làm.. .
.Ăn, thì gạo thừa, cá khô đủ; chúng tôi còn
đánh cá trên sông, mua thịt rừng, rượu cần ở đồng bào thiểu số. Rau thì
thiếu gì trong rừng. Thuốc men không biết đâu là đủ, nhưng sốt rét thì
có ký ninh, uống nước thì có nước sông lọc bằng thuốc tím. Ở, thì nhà
tranh vách nứa, tự làm, nhưng được phát mùng, phát chiếu. Tây nó cốt
được yên bằng việc tách tụi tôi khỏi nhân dân, không cốt được kết quả
lao động khổ sai.( TRẦN VĂN GIÀU * HỒI KÝ I ,42)
Qua vài trang nhật ký của Trần Văn Giàu, ta thấy tù nhân ăn uống thuốc
men đầy đủ, không bị tra tấn đánh đập dã man. Có thể nói ở tù mà như đi
dạo chơi. Còn trong trại tủ cộng sản, họ dùng cái đói, cái rét để hành
hạ và kiềm chế tù nhân.Đa số tù nhân người quốc gia đều viết về cái đói
trong trại tù cộng sản. Phan Lạc Phúc trong tác phẩm Bè Bạn Gần Xa viết
như sau:
Lũ tù cải tạo chúng tôi ra Bắc nếm mùi xã hội
chủ nghĩa, đói quanh năm suốt tháng, đói triền miên, đói dài dài, miếng
sắn, miếng khoai là ước mơ to lớn nhất. Từ sự kiện này, tôi mới nhận ra
rằng cái nghệ thuật cao tay của người Bôn sê vich trong việc quản trị
là nghệ thuật nắm cái dạ dày. Ngày ấy, ngoài Băc chế độ tem, phiếu còn
đang thịnh hành, lương thực còn do tay nhà nước quản lý. Anh em tù lên
huyện Phù Yên lĩnh gạo về cho hay rằng nhân dân không ai có quyền được
có quá 5 ký gạo trong nhà [3]
Hà Thúc Sinh viết:
" Khoai mì này là loại khoai già, được xắt
cả vỏ và phơi khô lâu ngày. Vì để cả vỏ, và lại được phơi khô, do đó khi
nấu lên khoai mì mang một màu tím than quắt queo như đống cứt chó bị
dầm mưa dãi nắng nhiều ngày với một mùi vị vừa hôi mốc vừa nhầm nhậm
đắng như có lộn một hai vị thuốc bắc. Được phát kèm với bát khoai mì ân
huệ của bác và đảng là ít cộng rau muống, hoặc một tí bí ngô, hoặc tí củ
cải kho nước muối [3]
Cái tàn ác thứ hai là bắt lao động quá sức trong khi thực dân không bắt
tù nhân lao động. Hà Thúc Sinh kể cho ta nghe một cảnh đốn cây và kéo
cây về trại:
Đội 17 hiện có công tác phụ trách kéo những
thân cây lớn đã được anh em đốn ngã. Những thân cây này nhiều khi có
đường kính hơn nửa thước tây và dài cả 20 thước phải kéo qua địa thế gồ
ghề những gò mối, bụi rậm và ao tù làm cực khổ vô cùng. Những thân cây
này được kéo thẳng về khối mộc nằm gần bệnh xá cho khối mộc khai thác.
Nhà 2 đội 17 và nhiều nhà khác có cùng công tác, chỉ việc kéo với chỉ
tiêu 8 cây mỗi ngày, kéo một đoạn đường rừng dài 500 thước và kéo dọc
con đường chính của căn cứ vào tới trại mộc quãng một cây số [4]
Cái tàn ác thứ ba là cộng sản còn đánh người và dùng cực hình tra tấn.
Hà Thúc Sinh kể chuyện một công an trẻ dùng báng súng đánh các bác sĩ
già nua, trong đó có bác sĩ Triển và Lý Trung Dung:
Mày! Thằng già này! Từ lâu tao đã chú ý đến cái lông mày rậm rạp của
mày.Nội cái lông mày thôi trông cũng đủ muốn đánh rồi!. . . Không
hiểu ông trả lời ra sao mà thình lình thằng vệ binh xốc lại đập luôn một
báng súng vào mặt ông [4]
Và sau đây là môn "tuốt nứa" của trại Đầm Đùn do Trần Văn Thái thuật lại:
Đầu Trâu nhấc cây nứa đã lựa rồi bảo thợ
rèn:Bổ làm tư.Thợ rèn ngồi xuống lúi húi sửa soạn.. .. Tù thợ rèn thận
trọng nhấc một trong bốn mảnh nứa, vòng ra sau lưng 983, lom khom cúi
xuống, lựa khe hở giữa hai bắp đùi, đút đầu nứa cho lọt qua chừng gang
tay. Y ngắm nghía sửa lại cho hai mép nứa ngậm đều vào bắp đùi nạn nhân.
Mặc dầu 983 gầy gò nhưng vì hai đầu gối bi cột khít với nhau nên hai
cạnh của mảnh nứa úp chặt vào thớ thịt, chỉ khẽ cử động là tinh nứa cắt
đứt bắp đùi liền. Mãy người tù trong phòng tra tấn lấm lét nhìn nhau rợn
người. Họ thừa biết tinh nứa sắc là đường nào. Hai cẳng chân Toàn run
lẩy bẩy, đứng không vững. Trong mảnh nứa sắc sắp cắt lem lém da thit
người đồng cảnh, anh rợn khắp chân thân liên tiếp. .
. Một tiếng rú rùng rợn nổi lên, xiên vào
óc mọi người.. . .Y đảy ngược mảnh nứa để ấy đà tay rồi giật xuôi mạnh
một cái. Tức thì 983 thét lên một tiếng rùng rợn.Giám thị lại lùi theo
một tốc độ đồng đều, đến đoạn chót của mảnh nứa dài thì vừa vặn ngưng
như đã có cỡ tay. .(5)
Dù Ngục Trung Nhật Ký không phài của "Bác" cũng nói lên chế độ tù của
Quốc Dân Đảng Trung quốc.Tù Trung Quốc không phải lao động, suốt ngày
rảnh rang:
開卷
老夫原不愛吟詩
因為囚中無所為。
聊借吟詩消永日,
且吟且待自由時。
Khai quyển
Lão phu nguyên bất ái ngâm thi,
Nhân vị tù trung vô sở vi.
Liêu tá ngâm thi tiêu vĩnh nhật,
Thả ngâm thả đãi tự do thì.
Dịch nghĩa
Già này vốn không thích ngâm thơ,
Nhân vì trong ngục không có gì làm.
Hãy mượn việc ngâm thơ cho qua ngày dài,
Vừa ngâm vừa đợi ngày tự do
Trong ngục được ngủ trưa:
獄中午睡真舒服,
一睡昏昏幾句鐘。
Ngục trung ngọ thuỵ chân như phục,
Nhất thuỵ hôn hôn kỷ cú chung. (Ngọ)
Trong nhà lao, giấc ngủ trưa thật khoan khoái,
Một giấc say sưa suốt mấy tiếng liền;
Trong ngục, học đánh cờ:
閑坐無聊學奕棋 (學奕棋)
Nhàn toạ vô liêu học dịch kỳ, ( Học dịch kỳ)
Ngồi trong giam cấm buồn tênh, học đánh cờ,
每餐一碗紅米飯,
無鹽無菜又無湯 (囚糧 )
Tù lương
Mỗi xan nhất uyển hồng mễ phạn,
Vô diêm vô thái hựu vô thang.
Mỗi bữa một bát cơm gạo đỏ,
Không muối, không rau cũng chẳng canh;
(Tù Việt cộng chỉ lưng bát cơm, hoặc vài mẫu khoai sắn)
Lính Quốc Dân đảng rất tử tế, đôi khi cho tù ăn cá thịt:
芭鄉拘肉
過果德時吃鮮魚,
過芭鄉時吃狗肉。
可見一般迎解人,
生活有峙也不俗。
Bào Hương cẩu nhục
Quá Quả Đức thì ngật tiên ngư,
Quá Bào Hương thì ngật cẩu nhục;
Khả kiến nhất ban đệ giải nhân,
Sinh hoạt hữu thì dã bất tục.
Dịch nghĩa
Khi qua Quả Đức, ăn cá tươi,
Lúc qua Bào Hương, ăn thịt chó;
Thế mới biết bọn lính giải tù,
Cách sống có lúc cũng sành sỏi.
Trong Vừa đi đường vừa kể chuyện. T.Lan kể việc "bác" ngồi tù Hương Cảng":Mỗi
ngày ăn hai bữa cơm gạo xay, một phần tư là thóc. Hôm nay, thức ăn bữa
sáng có rau muống, bữa chiều có mắm thối hoặc cá ươn. Hôm sau, để thay
đổi “khẩu vị”, bữa sáng có mắm thối hoặc cá ươn, bữa chiều có rau muống.
Mỗi tuần được ăn một bữa tiệc: một phần cơm trắng cùng vài miếng thịt
bò.
Qua những so sánh trên, ta thấy cộng sản dã man nhất, tàn bạo nhất. Thực
dân, đế quốc tuy ác nhưng vẫn có it nhiều tính nhân bản. Nói tóm lại,
lý thuyết của Marx sai lầm, dối trá, đảng cộng sản từ đầu cũng đã sai
lầm dối trá. Từ trước cho đến nay, thế giới đã hiểu rõ chủ nghĩa Marx
gian xảo, những lãnh đạo cộng sản như Lenin, Stalin, Mao, Hồ, Pol Pot là
những con thú mang lốt người, và đảng cộng sản là một đảng cướp.
Trong lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam, có những trang đen tối là
lịch sử thời cộng sản. Đó là những trang sử chứa đầy máu và nước mắt của
một nửa thế giới bất hạnh, trong đó có Việt Nam chúng ta. Cộng sản Liên
Xô và Đông Âu đã sụp đổ, còn lại Trung Quốc, Việt Nam, Cambodia, Lào,
Tây Tạng, Bắc Hàn. Chúng ta phải đoàn kết với nhân dân thế giới đang
tranh đấu chống Trung Cộng xâm lược. Chúng ta phải quyết tâm tranh đấu
để giải phóng chúng ta và giải phóng nhân loại khỏi gông cùm và tai họa
cộng sản.
Trần Độ là một vị tướng của cộng sản nhưng ông là người cộng sản giác ngộ
Cũng như Nguyễn Chí Thiện, Hữu Loan, bài thơ ngắn của ông là một lời phê phán ngay thẳng vào chế độ cộng sản:
Những mơ xoá ác ở trên đời
Ta phó thân ta với đất trời
Ngỡ ác xóa rồi thay cực thiện
Ai hay, biến đổi, ác luân hồi.
Trên đây là những so sánh giữa hai phe cộng sản và quốc gia Việt Nam.
Nhìn xa hơn, chúng ta sẽ thấy cộng sản gây tai họa cho hơn nửa thế giới.
Các nhà văn, nhà chính trị đã nhận định và so sánh hai phe cộng sản và
tư bản như sau:
Triệu Tử Dương (1919-2005) là một người cộng sản giác ngộ. Ông khác hẳn
những cộng sản giáo điều.Trong Đại hội Đảng năm 1987 Triệu Tử Dương
tuyên bố Trung Quốc đang ở trong "một giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã
hội" có thể kéo dài 100 năm. Theo tiền đề này, Trung Quốc cần thử nghiệm
nhiều hệ thống kinh tế nhằm kích thích sản xuất. Triệu Tử Dương đã đề
xuất tách biệt các vai trò của Đảng và Nhà nước, một đề xuất từ đó đã
trở thành chủ đề cấm kỵ. Theo các nhà quan sát phương Tây, 2 năm làm
Tổng bí thư của Triệu Tử Dương là thời gian mở cửa nhất trong lịch sử
Trung Quốc hiện đại—nhiều hạn chế về tự do ngôn luận và tự do báo chí đã
được nới lỏng, cho phép giới trí thức tự do đề xuất các cải thiện cho
đất nước.(Wikipedia, Triệu Tử Dương)
Trần Độ nhận định rằng đảng cộng sản là tai họa, làm chậm bước tiến của dân tộc:
Trên thế giới có đến hơn 100 nước không cần
chủ nghĩa Mác- Lênin và chủ nghĩa xã hội, không cần có Đảng cộng sản
“tài tình” và “sáng suốt” mà cứ phát triển đến trình độ giàu có, văn
minh cao. (TRẦN ĐỘ * NHẬT KÝ RỒNG RẮN I ,1)
Nguyễn Kiến Giang vẽ lên toàn bộ cảnh vật bi thảm của Việt Nam sau ngày hòa bình:
Khủng hoảng trong lĩnh vực kinh tế biểu
hiện chủ yếu ở tình trạng lạc hậu kinh tế và kỹ thuật của đất nước.
Trong khi nhiều nước trên thế giới đang bước qua giai đoạn văn minh hậu
công nghiệp (điện tử - tin học), thì nước ta vẫn chưa ra khỏi giai đoạn
văn minh tiền công nghiệp (văn minh nông nghiệp); sản xuất không đủ ăn
(1.932 kilôcalo mỗi người mỗi ngày so với yêu cầu 2.300 kilocalo); không
tạo được nguồn tích luỹ bên trong đáng kể, chưa đủ bảo đảm tái sản xuất
giản đơn, chưa nói tới tái sản xuất mở rộng, trong khi sức ép dân số và
thoái hóa môi trường sinh thái ngày càng tăng; lạm phát vẫn ở mức
nghiêm trọng; mức tăng giá cả khá cao; tài sản quốc gia ngày càng giảm
sút, không ít xí nghiệp đứng trước nguy cả bị mất dần tài sản, kể cả tài
sản cố định; ngân sách thiếu hụt nghiêm trọng, dù mức chi ngân sách cho
các hoạt động kinh tế và văn hóa rất thấp; nạn buôn lậu hoành hành, thị
trường hỗn loạn...SUY TƯ 2 * KHỦNG HOẢNG & LỐI RA
Những tính toán gần đây cho biết các doanh
nghiệp nhà nước phần lớn đều thua lỗ, chỉ có 21% có lãi, [..]. Hơn nữa,
các doanh nghiệp nhà nước đang mắc nợ tới khoảng 200 ngàn tỉ đồng, xấp
xỉ 1/2 tống sản phẩm quốc dân (SUY TƯ 4 , 3).
Richard Pipes nhận định về hai nước Triều Tiên như sau:
Ở nước Bắc Triều Tiên cộng sản, trong những
năm 1990 phần lớn trẻ em bị mắc các căn bệnh do đói ăn mà ra; theo các
số liệu hiện có, trong nửa sau của thập kỉ 1990 gần hai triệu người Bắc
Hàn đã bị chết vì đói. Tại nước này tỉ lệ tử vong ở trẻ em sơ sinh là 88
trên 1000, trong khi ở Hàn Quốc là 8 trên 1000; tuổi thọ của đàn ông
Bắc Hàn là 48,9 trong khi ở Nam Hàn là 70,4. Tính the GDP mỗi người Bắc
Hàn $900 còn Nam Hàn $ 13.000 (Pipes, 152)
Milovan Djilas viết:" Ta biết rằng năng
suất là thấp và các nhà kinh tế Nam Tư tính ra rằng (dĩ nhiên là trong
giai đoạn mâu thuẫn với Liên Xô) ngay trên những cánh đồng màu mỡ của
Ukraine năng suất cũng không được 1 tấn một hecta. Số lượng gia súc và
gia cầm trong giai đoạn hợp tác hoá cũng giảm hơn 50%, và cho đến nay
vẫn chưa đạt mức như thời nước Nga Sa Hoàng lạc hâu. (GIAI CẤP MỚI 4 ,1, 58)
Barry Loberfeld viết về kinh tế Liên Xô :"
Trong khoảng 1861, nông dân là nông nô, nhưng có cây trồng và gia súc.
Nhưng sau đó, khoảng 1935, canh tác tập thể, một nông trường xuống cấp,
nông dân vẫn là nông nô, một hộ gia đình nông dân thu được từ 247 rúp
một năm, chỉ đủ để mua một đôi giày [6].
Chủ nghĩa Marx được xây dựng trên triết thuyết của Marx. Triết thuyết
của Marx lại được Lenin phù trợ nhưng tập thể nào cũng đưa đến dị biệt
và mâu thuẫn, nhất là chủ nghĩa Marx. Dị biệt và mâu thuẫn là do lý luận
của Marx, Lenin tự thân mang nhiều hủy thể. Mầm hủy thể đó là sự kết
hợp của ước mơ, tưởng tượng và dối trá, là sự mâu thuẫn giữa lý thuyết
và thực hành, mâu thuẫn giữa thiện và ác. Hủy thể đó là tham, sân, si.
Tự thân có hủy thể, bên ngoài cũng đầy những yếu tố hủy thể xâm nhập. Có
áp bức là có tranh đấu, tranh đấu gắn liền với áp bức và tiêu diệt áp
bức.Andre Malraux nói:"Cộng sản phá hủy dân chủ, Dân chủ cũng phá hủy
cộng sản. [7]
Cuối đời, Trần Đức Thảo đã nhận định đúng về Hiồ Chí Minh và Larl Marx:<!-
Về Hồ Chí Minh, ông viết : Đấy là một
Tào Tháo muôn mặt của muôn đời, một con người không có tình bạn, không
có tình yêu gia đình, tình yêu con cái, một bộ óc nung đúc một cuồng
vọng, với một ưu tư duy nhất là phải leo lên đến tột đỉnh quyền lực đê
đạt tới mục tiêu của mình. Cụ Hồ là một tay chính trị nhiều thủ đoạn lắm
chứ không phải là một tay hiền từ đâu!...Cụ Hồ còn nêu gương sống thanh
đạm, bắt làm nhà gỗ để cụ ở, nhưng chung quanh và những người thừa kế
cụ, có ai theo gương sống thanh đạm như thế đâu. Bởi chung quanh đều
biết tấm gương ấy chỉ là thứ đạo đức hình thức, bề ngoài, nhưng trong
thực tế thì lại khác, ‘ông cụ’ vẫn sống rất là đầy đủ về mọi mặt, kể cả
về vấn đề sinh lý”. (Tri Vũ. TĐT, 82-83)
Về Marx, ông nhận định: Ta đã trồng cây tư tưởng của Marx, và cho tới nay thì cây đó vẫn cho toàn quả đắng- (Tri Vũ.69)
Không có một thứ lý luận biện chứng nào có
thể chứng minh rằng một xã hội đầy đen tối, đầy dối trá, độc ác, quỷ
quyệt, đầy hận thù , tranh chấp , đầy chia rẽ và tham nhũng của hôm nay
sẽ đẻ ra một thế giới đại đồng chân thật, đoàn kết, thương yêu, tốt đẹp
cho nhân loại …tung tích của thủ phạm đưa tới sai lầm cơ bản của cách
mạng là : sự thiếu vắng của thực tế hiện tại trong lý luận- (Tri
Vũ,207)… hạnh phúc ở nơi không có con quỷ quyền lực và con quỷ chiến
tranh nó ám …phải biết rằng chỉ có con quỷ mới kiêu căng, mới vui khi
làm khổ, làm nhục con người. ..quỷ ấy là thứ đầu óc đầy ý đồ gian xảo,
hung bạo của quyền lực. Quỷ ấy là ý thức đấu tranh giai cấp, là thứ
cuồng tín của bạo lực và hận thù - Chính trị và chiến tranh cách mạng
là cơ hội thao túng của quỷ (Tri Vũ,.342-344)
Cộng sản bây giờ lộ rõ bộ mặt phản quốc hại dân, là lũ cướp của giết
người, phi dân chủ, phi nhân nghĩa, là đại họa của dân tộc Việt
Nam..Chính lực lượng dân chủ sẽ tiêu diệt cộng sản để xây dựng thế giới
hòa bình và thịnh vượng.
___
[1].Nguyễn Chí Thiện (1939-2012). Hoa Dia Nguc II, ấn bằng hai sinh ngữ, then complete in Vietnamese in 2006.
[2]. Vũ Thư Hiên. Đêm Giữa Ban Ngày. Văn Nghê. California. 1997, tr.28, 139.
[3].Phan Lạc Phúc . Bè Bạn Gần Xa. (bút ký, Văn Nghệ Hoa Kỳ, 2000. 2nd ed. Australia 2001,78.
[4].Hà Thúc Sinh .Đại Học Máu, ký, Nhân Văn USA, 1985. 2ed.USA, 1985.tr. 463., 637,721
[5].Trần Văn Thái. Trại Đầm Đùn" .Nxb Nguyễn Trãi, 1969, Sài-gòn, Việt-nam
[6]. Barry Loberfeld FrontPageMagazine.com | June 12, 2006
[7]. Communism destroys democracy. Democracy can also destroy Communism.http://www.brainyquote.com/quotes/authors/a/andre_malraux.h