Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Showing posts with label BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 679. Show all posts
Showing posts with label BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 679. Show all posts

Saturday, 25 May 2019

Đại lễ kỷ niệm 64 năm Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn

Ngày 25 tháng 2 âm lịch, tức ngày 29 tháng 3 dương lịch là ngày Đại lễ kỷ niệm 64 năm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ của Phật giáo Hòa Hảo thọ nạn.
Tường An, thông tín viên RFA
2011-03-29
An Hòa Tự ở An Giang.
An Hòa Tự ở An Giang.
RFA File Photo

Năm nay đại lễ được tổ chức tại nhà của ông Trần Nguyên Hưởn Hội Trưởng Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy tỉnh bộ An Giang, huyện Chợ Mới (An Giang). Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về mặt chính quyền trong công tác chuẩn bị nhưng các tín đồ Hòa Hảo vẫn tổ chức ngày đại lễ như mọi năm. Thông tín viên Tường An phỏng vấn qua điện thoại viễn liên về những diễn biến chung quanh đại lễ và gửi về bài tường thuật sau:

Ngăn cấm tổ chức lễ

Mỗi năm, các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) gặp rất nhiều rắc rối với chính quyền địa phương cụ thể là những hành động trấn áp, ngăn chận không cho các tín đồ thực hiện các công tác chuẩn bị cho đại lễ. Trong quá khứ những hành động áp bức đó đã dẫn đến sự tự thiêu của cụ Bà Nguyễn Thị Thu ngày 19 tháng 3 năm 2001, tức 25 tháng 2 năm Tân Tỵ. Năm nay, mặc dù  nhà cầm quyền cấm tổ chức với những biện pháp đàn áp, gây khó khăn như  tịch thu máy chụp hình, điện thoại, chận xe, khám nhà… Nhưng với tinh thần trọng Đạo, kính Thầy những  tín đồ PGHH vẫn quyết tâm thực hiện ngày Đại lễ.
Ngày đại lễ năm nay được tổ chức ở nhà ông Trần Nguyên Hưởn, Hội trưởng Hội PGHH tại An Giang, tuy nhiên buổi lễ đã không được diễn ra được như dự định, ông Hưởn cho biết lý do:
Những người nào có trình độ để cãi với nó thì nó bắt lên xe và đưa về tới nhà. Còn những người không thể trả lời được với nó thì nó đuổi về.
Ô. Trần Nguyên Hưởn
“Cái vấn đề mà cuộc lễ 25 tháng 2 ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH thọ nạn Đốc vàng, tất cả anh em đồng đạo các nơi không về được bởi vì khu vực, vị trí làm lễ cách 8 cây số là bến đò, bến phà, tất cả dòng sông khoảng 1.000 công an, 1 tiểu đoàn cơ động và tất cả những người khác đi đều bị ngăn sông cấm chợ hết đó. Vị trí làm lễ được 20 người mà thôi! Những người dự lễ là những người phải đi trốn từ ban đêm hay là phải đi trước cuộc lễ 4-5 ngày mới có thể lọt vào vị trí làm lễ được.”
Những người đến tham dự buổi lễ đều bị đuổi về, ông Hưởn tiếp:
“Những người nào có trình độ để cãi với nó thì nó bắt lên xe và đưa về tới nhà. Còn những người không thể trả lời được với nó thì nó đuổi về. Còn những người chống lại nó thì nó bắt đưa lên xe rồi đưa về.”
Ông Hà văn Di Hồ, Trưởng đoàn Thanh Niên PGHH Thuần Túy (PGHHTT) Yêu Nước ở An Giang cũng tìm cách đến tham dự buổi lễ nhưng cũng bị ngăn cấm:
“Từ ngày 18 âm lịch tới nay là không cho tôi đi ra khỏi nhà, nói là lệnh của chủ tịch xã nhưng mà không thấy cái lệnh. Nhà của tôi hiện thời bây giờ là còn khoảng 100 công an, còn hồi sáng này là khoảng 300 công an.
Bàn thờ Đức Huỳnh Giáo Chủ. Courtesy GopmotbantayBlog.
Bàn thờ Đức Huỳnh Giáo Chủ. Courtesy GopmotbantayBlog. Photo: RFA
Bữa 21 tôi qua nhà ông Trần Nguyên Hưởn chuẩn bị để làm lễ, khoảng chừng 100 công an cơ động chận tôi lại, chửi bới và hành hung. Sau đó vợ tôi thấy vậy lấy máy định chụp, rốt cuộc bị công an đè giựt, tịch thu của tôi hết 1 cái máy ảnh. Rồi thì không cho tôi đi, đuổi tôi về nhà, dắt xe, dắt cộ đem về nhà tới ngày hôm nay luôn! Nhứt là ngày nay mấy trăm công an giữ không cho tôi ra khỏi nhà, đi ra khỏi nhà là xô trở vô. Thậm chí 4 giờ chiều còn hành hung tôi nè ! Bây giờ sự hành hung của công an đối với bản thân tôi, tôi không biết còn như thế nào nữa. Cả gia đình không biết như thế nào trong đêm nay và ngày mai.
Ông Hồ còn bị công an chửi bới, ông bức xúc nói:
“Có một số anh em mặc đồ xi - dinh (civil), nó chửi là: ‘nghe nói mầy ngon lắm, mày giỏi, mày ngon mày đi, mày đi tới chút nữa rồi mày biết!’ Tôi nói: ‘tôi vẫn đi chớ tôi không có ngừng lại, chúng tôi là người tu hiền, đâu có làm gì sai trái đâu mà các anh chửi’ thì nó trả lời ‘chúng mày không phải là người tu hành, bây giờ chúng tao chửi mày đó rồi mày làm gì đối với chúng tao!’ Thì có anh công an tên Nguyễn Khắc Tiếp, lon là đại úy gì đó, xe chạy mang bảng số 80C lại nói ‘thì bây giờ anh phải chấp nhận lịnh để anh trở về chứ anh không được đi nữa'."
Chị Ngọc Lan, Hội trưởng PGHH tại Cần thơ, cũng không thể đến An Giang tham dự, chị nó:
Những người dự lễ là những người phải đi trốn từ ban đêm hay là phải đi trước cuộc lễ 4-5 ngày mới có thể lọt vào vị trí làm lễ được.
Ô. Trần Nguyên Hưởn
“Nhà tôi khoảng chừng 10 ngày nay, công an lúc nào cũng thường trực khoảng 10 người, đó là thường trực. Còn nếu có chuyện gì thì họ tập trung rất là đông, khoảng trên dưới 50 người. Hôm 23 vừa rồi, tôi cũng tìm đủ mọi cách để tôi đi. Khi tôi đến An Giang, tôi bị giữ xe ở đó. Sau đó thì họ lập biên bản, cho tôi là gây rối trật tự công cộng. 4-5 người công an bắt tôi phải lăn dấu tay trong biên bản, tôi phản đối, tôi dãy dụa lắm. Họ ra sức mạnh để bẻ khóa tay tôi bị lọi ra phía sau rồi chuyển tôi đi. Bây giờ tôi về thì sức khỏe tôi rất là yếu.”

Cần đoàn kết

Từ Vĩnh long, chị Mỹ Hạnh cũng không thể đến An Giang tham dự, anh Nguyễn Ngọc Tân, đoàn trưởng đoàn Thanh Niên PGHHTT tỉnh Vĩnh Long cũng bị hành hung, chị Mỹ Hạnh cho biết:
“Công an bố ráp quá chặt chẽ nên tôi không đến được lễ ở nhà của ông Trần Nguyễn Hưởn mà thay vào đó chúng tôi cũng có lập một buổi cầu nguyện tại nhà ông Hội trưởng Hội PGHHTT tỉnh Vĩnh long là ông Bùi Văn Luốc. Tôi đi đến đó thì hàng chục công an đi theo tôi. Anh Nguyễn Ngọc Tân, Đoàn trưởng đoàn Thanh Niên Yêu Nước PGHH TT tỉnh Vĩnh long cũng đã bị công an đánh bây giờ  cái chân  của anh Nguyễn Ngọc Tân sưng và không đi được.”
Phần mộ Đức Ông, Đức Bà ở An Giang. Courtesy GopmotbantayBlog.
Phần mộ Đức Ông, Đức Bà ở An Giang. Courtesy GopmotbantayBlog. Photo: RFA
Do vậy, Buổi Đại Lễ đã biến thành Mùa Đại Lễ. Bàn thờ, biểu ngữ sẽ được giữ nguyên cho đến khi các tín đồ có thể về tham dự, ông Trần Nguyển Hưởn cho biết:
“Năm này làm lễ không được thì trên cái băng đại lễ kỷ niệm gọi là mùa đại lễ, có nghĩa là kéo dài. Vẫn để đó, tín đồ đến cúng và băng, cờ, biểu ngữ vẫn để như vậy chứ chưa xuống. Chừng nào tín đồ đi xuống được thì thôi chứ không có ngày giờ chấm dứt.”
Phật-Giáo Hòa-Hảo được khai sáng tại làng Hòa-Hảo, quận Tân-Châu, Tỉnh Châu-Đốc. Nhiều văn-kiện lịch-sử cho rằng năm 1849, tại bảy dãy núi Thất-Sơn, biên giới tỉnh Châu-Đốc đã phát-xuất một vị Phật Sống tức Đức Phật-Thầy Tây-An, sáng lập tông-phái Bửu-Sơn Kỳ-Hương. Sau đó,  năm 1939,  Đức Thầy Huỳnh-Phú-Sổ, sinh năm 1920, đã tiếp nối truyền-thống Bửu-Sơn Kỳ-Hương, khai sáng  đạo Phật-Giáo Hòa-Hảo.
Trong buổi họp đêm 16-4-1947(tức ngày 25 tháng 2 năm Đinh Hợi) với Vệ Quốc Quân Bửu Vinh, tại  Rạch Đốc Vàng Hạ, thuộc xã Tân Phú, tỉnh Đồng Tháp.
Bửu Vinh đã cho lính phục kích và giết chết 4 tự vệ quân của Đức thầy. Sau biến cố này, người ta bặt tin về Ngài. Kể từ đó, mỗi năm, ngày 25 tháng 2 âm lịch được coi như ngày kỷ niệm Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn Đốc Vàng.
Ra đời năm 1939 nhưng qua đến năm 1940 số tín đồ của Phật giáo Hòa Hảo có đến vài trăm ngàn người. Hiện nay ước tính có khoảng 7 triệu.
Nhà tôi khoảng chừng 10 ngày nay, công an lúc nào cũng thường trực khoảng 10 người, đó là thường trực. Còn nếu có chuyện gì thì họ tập trung rất là đông.
Chị Ngọc Lan
Cụ Lê Quang Liêm, 93 tuổi, người đã có mặt bên cạnh Đức Huỳnh Giáo Chủ từ  những ngày thành lập giáo hội đến nay. Hiện nay ông là Hội trưởng Trung ương của Giáo Hội PGHHTT, Cụ Liêm cũng không thể đến tham dự đại lễ, từ nhà riêng ở Sài gòn, Cụ Lê Quang Liêm có lời kêu gọi đến các tín đồ PGHH trên toàn thế giới:
Cái ngày tôi còn có lẽ mỏng manh lắm. Cho nên trước tiền đồ đen tối của đạo pháp, trách nhiệm của chúng ta, người tín đồ PGHH thật vô cùng nặng nề. Đã đến lúc, chúng ta phải đoàn kết, dẹp bỏ mọi dị đồng, mọi tị hiềm, thực hiện đúng như lời Đức Thầy chúng ta dạy:
Thương nhau như thể thương Thầy,
Ghét nhau như thể ghét Thầy sao nên!
Tổ Quốc là trên tất cả, rồi đến đạo pháp. Muốn cho PGHH được trường tồn, chúng ta phải đoàn kết. Không đoàn kết là đi đến cõi chết.
Trước những đàn áp ngày càng mạnh tay của nhà cầm quyền địa phương đối với PGHH, nhiều tổ chức trong và ngoài nước đã lên tiếng phản đối và đòi hỏi tự do tôn giáo cho PGHH. Trong bức thư hiệp thông với Giáo hội PGHH TT ngày 26 tháng 3, nhóm Linh Mục Nguyễn Kim Điền đã kêu gọi như sau:
“Tha thiết ước mong nhà cầm quyền CS hãy suy nghĩ lại về chính sách đàn áp tiêu diệt Giáo hội PGHH Thuần túy. Nếu chẳng may ba ngọn đuốc này bất đắc dĩ phải bùng cháy (không một ai thành tâm thiện chí và nặng đức hiếu sinh ưng muốn) thì mong rằng đó sẽ như ngọn đuốc của anh Mohammed Bouazizi bên Tunisia, đem lại mùa xuân tự do cho Đất nước VN và cho các Giáo hội.”

Theo dòng thời sự:

Kỷ niệm 99 năm ngày Đản sinh Đức Huỳnh Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo

Sáng 31/12, tại An Hòa Tự, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân (An Giang), Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 99 năm (25/11 năm Kỷ Mùi 1920 - 25/11 năm Mậu Tuất 2018) ngày Đản sinh Đức Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ.

Các đại biểu tham dự buổi lễ.
Dịp này, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; ông Vũ Chiến Thắng, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ đã gửi lẵng hoa cùng quà chúc mừng Đại lễ.
Chúc mừng Đại lễ kỷ niệm 99 năm ngày Đản sinh Đức Huỳnh Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo và chia sẻ niềm vui với các chức sắc, đồng bào Phật giáo Hòa Hảo cùng quý thân tộc họ Huỳnh, ông Trần Tấn Hùng, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ khẳng định, trải qua 79 năm tồn tại và phát triển, đồng bào Phật giáo Hòa Hảo chân chính, tâm đạo vẫn luôn tưởng nhớ đến Đức Huỳnh Giáo chủ và nguyện một lòng thực hiện đúng tôn chỉ hành đạo “Họa Phật, tu nhân”, tại gia cư sĩ, thực hiện tứ ân là “Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân tam bảo và Ân đồng bào nhân loại”. Thể theo tâm nguyện của Đức Thầy, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo ngày nay đã xiển dương chánh pháp, giữ gìn giáo lý chân truyền, ra sức “đem lại các phước lợi cho toàn thể chúng sanh”, góp phần nêu cao truyền thống yêu quê hương, đất nước, tinh thần đoàn kết của một tôn giáo nội sinh, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ IV, hòa cùng xu thế hội nhập, phát triển toàn diện của đất nước, dưới sự điều hành của Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, hệ thống giáo hội và toàn thể đồng bào Phật giáo Hòa Hảo đã cam kết, tích cực hưởng ứng chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; tổ chức các hội nghị chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng thuyết giảng của giáo lý viên; đẩy mạnh nhiều mô hình hoạt động từ thiện-xã hội.
Theo Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ, chính các hoạt động từ thiện-xã hội hữu ích, thiết thực ấy của đồng bào Phật giáo Hòa Hảo trong thời gian qua đã góp phần làm bừng sáng lên “ngọn đuốc từ bi trí thiện” và khẳng định tinh thần đoàn kết dân tộc của đạo, đúng như lời Đức Huỳnh Giáo chủ kính mến từng khuyên dạy.
Ông Trần Tấn Hùng, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ (bên trái) tặng hoa chúc mừng Đại lễ.
Thay mặt Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang, ông Nguyễn Tiếc Hùng, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang đã gửi lời chúc mừng Đản sinh Đức Huỳnh Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ, thăm hỏi thân tộc họ Huỳnh, các vị chức sắc, đồng bào Phật giáo Hòa Hảo trong và ngoài tỉnh hưởng một mùa Đản sinh vui tươi, đầm ấm, an lành, hạnh phúc.
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang khẳng định, kể từ khi được Nhà nước công nhận về mặt tổ chức, Phật giáo Hòa Hảo đã nêu cao truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của một tôn giáo nội sinh, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, ngày càng ổn định và phát triển. Các hoạt động đạo sự hiệu quả, nổi bật là công tác xã hội-từ thiện với nhiều hoạt động thiết thực, cụ thể như xây dựng cầu, đường nông thôn, phong trào xóa đói giảm nghèo, xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài, mua xe chuyển viện miễn phí,…
Năm 2018, các hoạt động xã hội-từ thiện được đồng bào Phật giáo Hòa Hảo duy trì và phát huy, đóng góp tiền, ngày công, vật chất quy thành tiền được hơn 400 tỷ đồng; trong đó đồng bào Phật giáo Hòa Hảo tỉnh An Giang đã đóng góp hơn 100 tỷ đồng làm công tác xã hội-từ thiện, góp phần cùng toàn tỉnh thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo an sinh xã hội, chung sức xây dựng quê hương An Giang ngày càng giàu đẹp./.
Tin, ảnh: Công Mạo (TTXVN)
 
 http://baoangiang.com.vn/ky-niem-99-nam-ngay-dan-sinh-duc-huynh-giao-chu-phat-giao-hoa-hao-a237729.html
Khái quát về Hồi giáo và Hồi giáo ở Việt Nam
Giới thiệu khái quát về đạo Cao đài
Khái quát về đạo Tin Lành
Đôi nét về đạo Phật và Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Đạo Phật giáo Hòa Hảo - Hoạt động và phát triển
Phật giáo Hoà Hảo là một tôn giáo ra đời ở Nam bộ năm 1939, có số lư­ợng tín đồ t­ương đối lớn và là một trong những tôn giáo ở Việt Nam đã có tổ chức hoạt động hợp pháp. Ngư­ời sáng lập đạo là ông Huỳnh Phú Sổ, quê làng Hoà Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, nay là thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
            Đạo Phật giáo Hoà Hảo đ­ược khai sáng trên nền tảng đạo Bửu Sơn Kỳ H­ương của ông Đoàn Minh Huyên và lấy pháp tu Tịnh độ tông làm căn bản tu hành. Đạo Phật giáo Hoà Hảo với giáo pháp là học Phật, tu Nhân, tại gia cư sĩ, thực hiện Tứ ân: Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất n­ước, Ân Tam bảo, Ân đồng bào nhân loại.
            Là một tôn giáo cách tân, có xu hư­ớng nhập thế, đạo rất coi trọng hoạt động từ thiện xã hội. Vì vậy, trong Hiến ch­ương của Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo đã xác định đường hư­ớng hành đạo là "vì Đạo pháp, vì Dân tộc". Tôn chỉ hành đạo là học Phật, tu Nhân, tại gia cư­ sĩ, giáo huấn tín đồ về Tứ ân; thực hiện 8 điều răn cấm, cứu giúp ng­ười nguy khó, tư­ơng trợ trong quan, hôn, tang, tế và hoạt động từ thiện hữu ích cho xã hội.
            Đồng bào Phật giáo Hoà Hảo tuyệt đại bộ phận là nông dân lao động sinh sống ở các tỉnh, thành phố phía Nam. Hiện nay, tín đồ có mặt ở 24 tỉnh, thành phố nh­ưng tập trung đông tại các tỉnh, thành phố Tây Nam bộ, các tỉnh khác tuy có nh­ưng số lư­ợng ít.
            Theo thống kê của Vụ Các tôn giáo khác - Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện nay Phật giáo Hoà Hảo có gần 1,3 triệu tín đồ. Về tổ chức, Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo có tổ chức 2 cấp: cấp toàn đạo có tên gọi là Ban Trị sự TW Phật giáo Hoà Hảo; cấp cơ sở xã, ph­ường, thị trấn là Ban Trị sự Phật giáo Hoà Hảo cơ sở.
            Từ khi đạo Phật giáo Hoà Hảo có t­ư cách pháp nhân (năm 1999), về tổ chức đến nay đã trải qua ba kỳ đại hội (nhiệm kỳ là 5 năm): Đại hội lần I: năm 1999, Đại hội lần II: năm 2004, Đại hội lần III: năm 2009 và xây dựng đ­ược Hiến ch­ương của Giáo hội, trụ sở Giáo hội tại An Hoà tự, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Giáo hội có Văn phòng và các Ban chuyên môn giúp cho hoạt động của đạo. Phật giáo Hòa Hảo thờ Phật nhưng không bằng tượng cốt, tranh ảnh. Phật giáo Hòa Hảo thờ tấm Trần Dà. Biểu tượng của giáo hội Phật giáo Hòa Hảo là hình bông sen màu trắng nở 4 cánh trên nền màu dà, phía trên có dòng chữ Phật giáo Hòa Hảo màu vàng biểu hiện cho tứ ân mà người tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tuân tùng. Cờ của đạo Phật giáo Hoà Hảo (đạo kỳ) màu dà. Ở hầu hết khắp các xã có đông tín đồ Phật giáo Hoà Hảo đã tiến hành đại hội, bầu cử Ban Trị sự cơ sở để chăm lo việc đạo cho tín đồ. Ban Đại diện nay là Ban Trị sự TW Phật giáo Hoà Hảo tích cực hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu về kinh sách, chân dung Giáo chủ. Thời gian qua Ban Trị sự Trung ­ương Phật giáo Hoà Hảo xuất bản đư­ợc khối l­ượng kinh sách và đồ dùng việc đạo khá lớn nh­ư: sấm giảng giáo lý, tôn chỉ hành đạo, chân dung Đức Huỳnh Giáo chủ, tám điều răn cấm, băng cassette Sấm giảng, đặc biệt Ban Trị sự Trung ­ương Phật giáo Hoà Hảo đư­ợc phép phát hành rộng rãi Tạp chí H­ương Sen và trang tin điện tử Phật giáo Hoà Hảo là cơ quan ngôn luận chính thống của Giáo hội giúp cho tín đồ tìm hiểu giáo lý, giáo luật, đ­ường hư­ớng hành đạo do Ban Trị sự trung ương Phật giáo Hoà Hảo phụ trách. Đồng thời góp phần tuyên truyền chủ trư­ơng, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nư­ớc về tôn giáo.
                                      

                                                 
                Ngoài ra, để phổ truyền giáo lý của đạo, Ban Trị sự TW Phật giáo Hoà Hảo đã mở nhiều lớp đào tạo giáo lý viên cho những ngư­ời làm nhiệm vụ truyền giảng đạo cho tín đồ. Mở đ­ược hàng chục lớp cho tín đồ học tập về giáo lý của đạo, tìm hiểu về chủ tr­ương, chính sách pháp luật về tôn giáo.
            Một hoạt động nổi trội của đạo Phật giáo Hoà Hảo thời gian qua là tham gia vào công tác từ thiện xã hội. Hoạt động từ thiện là nét đẹp truyền thống của đạo Phật giáo Hoà Hảo. Ngay khi mới ra đời, ng­ười truyền giảng đạo đồng thời là ng­ười thầy thuốc trị bệnh cứu ng­ười. Duy trì truyền thống đó, ngày nay đạo tổ chức khám chữa bệnh Nam Đông y, cấp thuốc, châm cứu, hỗ trợ bệnh nhân nghèo như­ hỗ trợ kinh phí cho hàng trăm bệnh nhân đi mổ mắt, hỗ trợ hàng trăm triệu đồng cho gia đình nghèo có ngư­ời qua đời với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
            Đạo Phật giáo Hoà Hảo tích cực tham gia cùng các tổ chức đoàn thể khác hoạt động cứu trợ thiên tai làm cầu đ­ường, làm nhà tình nghĩa, nhà tình th­ương...  với kinh phí đóng góp ủng hộ của tín đồ hàng tỷ đồng, hàng vạn ngày công.
            Trong các hoạt động khác như­ tổ chức ngày lễ trọng hàng năm như­ Lễ Khai đạo 18/5 ÂL, Lễ Đản sinh Giáo chủ Phật giáo Hoà Hảo 25/11 ÂL, hỗ trợ nhau trong quan, hôn, tang, tế v.v đạo Phật giáo Hoà Hảo thực hiện đảm bảo theo quy định của pháp luật. Thực hiện chủ trư­ơng tôn trọng quyền tự do tín ng­ưỡng, tôn giáo, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, đư­ợc sự quan tâm của Đảng và Nhà n­ước, cộng đồng tín đồ Phật giáo Hoà Hảo luôn đoàn kết cùng xây dựng cuộc sống mới vì mục tiêu dân giàu, nư­ớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh./
                         Phạm Văn Thuận
          Chuyên viên Vụ Các tôn giáo khác

Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz        Quay lại   Gửi đi   In trang này   Về đầu trang


Vì sao Phật giáo Hòa Hảo bị đàn áp?

Từ sau biến cố 30 tháng Tư năm 1975, tình hình đạo pháp tại VN lâm nguy đáng ngại với sự đàn áp tôn giáo tiếp diễn.
Thanh Quang, phóng viên RFA
2012-03-15
Nhân viên giáo hội phật giáo hòa hảo dự hội nghị phổ biến pháp luật tại An Hòa Tự hôm 13/7/2011
Nhân viên giáo hội phật giáo hòa hảo dự hội nghị phổ biến pháp luật tại An Hòa Tự hôm 13/7/2011
Photo courtesy of phatgiaohoahao.org.vn
Nói theo lời ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Human Rights Watch đặc trách Á Châu – “một cách có hệ thống và trầm trọng”. Đạo Phật Giáo Hòa Hảo cũng không thoát khỏi số phận này.
Kể từ khi Đạo PGHH được Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ sáng lập tại Miền Tây hồi năm 1939 với Giáo Lý Tu Nhân theo “Tứ Ân Hiếu Nghĩa”, với phương pháp hành đạo đơn giản chủ yếu hướng tâm, chủ trương nhập thế cứu giúp nhân sinh, tu nhân tích đức, ăn chay niệm Phật, thì cho tới nay, nền Đạo quy nguyên Phật Pháp này xem chừng như ngày càng lâm nạn trong nước, nhất là sau biến cố 30 tháng tư năm 1975.
Theo nhiều tín đồ PGHH chân tu tại Miền Tây thì đã có hàng ngàn đồng đạo của họ bị hành hung, giam cầm, đe doạ thường xuyên chỉ vì Đức Tin Tôn Giáo và quyết không theo Giáo Hội PGHH mà họ cho là “giáo hội quốc doanh”. Và kể từ thời điểm biến cố ấy, đã có không ít tín đồ PGHH tự thiêu vì Đạo Pháp, cũng như gần đây, ngày càng có nhiều tín đồ tuyên bố phát nguyện tự thiêu để phản đối hành động đàn áp của giới cầm quyền.
Cư sĩ PGHH Trần Văn Kiệm ở tỉnh Đồng Tháp mô tả thêm về tình cảnh khó khăn của tín đồ PGHH hiện giờ:
"Dạ bây giờ tín đồ PGHH còn rất khó khăn, chưa được ổn thỏa, chưa được tự do. Nhà nước tiếp tục hà khắc.
Anh em PGHH mãn tù tội trở về quê thì các đồng đạo tới thăm nhưng nhà cầm quyền không cho thăm. Vào Lễ 18 tháng 5 thì PGHH quốc doanh chỗ ông Nguyễn Văn Tôn thì được tự do, còn tín đồ PGHH chân chính dù làm lễ tại nhà cũng gặp khó khăn, bị công an tới bao vây; đi đám thì bị ngăn cản, bị đánh; đi cầu nguyện cho đồng đạo chết thì họ không cho đi; còn đám giỗ thì họ tới không cho nói đạo. Họ đem lực lượng tới, mướn dân xã hội đen…nhằm làm cho đồng đạo chúng tôi đau khổ và hoang mang."

Tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm, trụ trì Quang Minh Tự tại ấp Long Hoà 2, xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, An Giang, vừa mãn hạn tù gần 7 năm trời trở về, cho biết về tình hình đàn áp tiếp tục đến với ông và người thân cùng đồng đạo:
"Lúc tôi đi tù về, cô bác vô thì công an ngăn cản, không cho thăm. Con cháu tôi ra thì họ đánh đập, bóp cổ làm xể mặt, trầy mình, sút tóc. Rồi hôm nay là ngày cúng Rằm vốn là tục lệ của ông bà mà họ lại ngăn chận, không cho người ta vô cúng. Hôm nay cũng là ngày đám giỗ của ông nội, mà hồi trào quốc gia trước kia dự cả mấy trăm người – thân chủ tôi rất nhiều, thì hôm nay khách tới dự bị họ chặn lại. Con cháu tôi ra bị họ xô, đánh đập, nào là bóp cổ nó. Lúc đó em tôi điện ra Đại Sứ Quán để can thiệp. Một lúc sau họ rút đi bớt, không ngăn chận nữa. Nhưng lúc ấy khách xóm giềng người ta đã về cỡ 5-10 mâm trở lên rồi."

Không có tự do tín ngưỡng

Theo cư sĩ Lê Minh Triết tại huyện Chợ Mới, An Giang thì hiện giới cầm quyền và công an tìm đủ mọi cách để “ngăn chận tâm hồn tín đồ PGHH hướng về đạo Pháp”.
"Nếu nói đám giỗ thì cũng thuộc về tại gia. Còn một vài trường hợp nữa, chẳng hạn như, khóa niệm Phật tại những Đạo Tràng như Đạo Tràng Minh Thiện-Huệ Thọ ở Ô Môn, Cần Thơ thì mặc dù hiện giờ nhà nước ngưng đem lực lượng tới làm gì quá đáng, nhưng cơ quan truyền thông của giới cầm quyền cứ nói nay tới bắt, mai bắt, mốt bắt. Họ chặn tất cả bà con cô bác có lòng muốn viếng Đạo Tràng này để dự khoá niệm Phật. Họ bây giờ dùng lối tuyên truyền để xuyên tạc để ngăn chận tâm hồn của tín đồ PGHH hướng về Đạo.
Gần đây hơn là tại những Đạo Tràng như Đạo Tràng của Bùi Văn Trung và Đạo Tràng của đệ Nguyễn Văn Tèo ở vùng Châu Phú, An Giang, vừa rồi khi tín đồ niệm Phật đi ra thì bị chính quyền tới gây khó khăn, chận bắt.v.v…Nói tóm lại là lúc nào cũng như lúc nào, tín đồ PGHH đang bị giới cầm quyền tìm đủ mọi cách hạn chế sinh hoạt tôn giáo của họ."
Tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm đặc biệt bày tỏ quan ngại về tình trạng Giáo Lý của Đức Thầy bị phương hại cũng vì không có tự do tín ngưỡng thật sự:
"Đối với tu sĩ PGHH hiện nay, thì đảng CS bề ngoài nói là cho có tự do tín ngưỡng chớ không có tự do gì cả. Nếu ai theo đảng thì được tự do, còn ai không theo thì họ bóp cho chết thôi. Trong tất cả chùa chiền PGHH ở VN, chỉ có cái chùa tôi là còn độc lập thôi, còn bao nhiêu thì họ đưa người vô nắm giềng mối để làm sai chân lý hết. Đã biết rằng chừng nào chế độ này không còn nữa thì mới nói tới có đổi mới. Chớ con rắn hổ mà nó lột 100 lần đi nữa cũng vẫn là rắn hổ. Khi nó lột, nó mềm, đợi ít bữa cứng cáp rồi nó cắn người ta chết như thường. Nếu còn chế độ CS này thì không khi nào có thay đổi gì đâu. Họ thay bề ngoài thôi. Quý ông ở ngoài chỉ nghe chút ít thôi chớ trong nước bữa nay họ làm vầy, mai làm khác. Nhà nước không cho có tự do thì Giáo Lý của Đức Thầy, họ thêm, bớt đủ cách, làm sai chân lý. Những người tu mà không theo họ thì họ áp chế hoài, làm hại đủ cách hết!"
CA thường xuyên kéo đến bao vây Đạo Tràng Minh Thiện – Huệ Thọ, tp Cần Thơ. Photo courtesy of worldpress
CA thường xuyên kéo đến bao vây Đạo Tràng Minh Thiện – Huệ Thọ, tp Cần Thơ. Photo courtesy of worldpress CA thường xuyên kéo đến bao vây Đạo Tràng Minh Thiện – Huệ Thọ, tp Cần Thơ. Photo courtesy of worldpress
Kể từ tháng Tư năm 1947, khi Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn tại Đốc Vàng Hạ thuộc vùng Đồng Tháp về tay người CS sau khi Ngài đồng ý tham gia Uỷ ban Hành chánh Việt Minh nhằm duy trì sự đoàn kết các tầng lớp đồng bào để chống thực dân, cho tới trở về sau, nhất là sau biến cố 30 tháng Tư năm 1975 khi nhiều tín đồ PGHH chân chính bị bách hại, có lẽ câu hỏi cần được nêu lên là tại sao tín đồ PGHH chân tu không được giới cầm quyền để cho họ yên thân ăn chay, niệm Phật, như cư sĩ Trần Văn Kiệm cho biết:
"Dạ Đức Thầy tôi là một vị Phật tái thế cứu đời. Vì thời thế Đức Thầy cùng với Hồ Chí Minh liên hiệp kháng chiến, làm uỷ viên đặc biệt. Nhưng không biết lý do nào mà CS tìm cách ám hại khiến Đức Thầy vắng mặt 65 năm nay rồi. Rồi ngay sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, không biết lý do nào mà chùa chiền, trụ sở PGHH mấy ổng ra lệnh đập bỏ, bắt những người tu chân chính vào tù, không cho tu."
Cư sĩ Lê Minh Triết có cái nhìn bao quát hơn, lưu ý tới “bàn tay nhúng máu anh em”.
"Dạ lý do chính về phía người CS thì tôi không rõ tâm hồn họ như thế nào, nhưng riêng về khía cạnh khách quan thì vấn đề giữa PGHH với người CS, nếu nói về dĩ vãng, có mắc mứu từ lâu. Thứ nhất, khi có phong trào năm 1945, thì đây là cơ hội để người CS đàn áp PGHH. Báo giới và nhiều người có trình bày là lúc đó tín đồ PGHH bị CS sát hại rất nhiều. Kế đó dẫn tới việc Đức Huỳnh Giáo Chủ bị mất tích cũng do người CS. Bây giờ, tín đồ PGHH bao giờ người ta cũng tôn trọng lời dạy bảo của Đức Thầy là không trả thù, và coi họ như anh em. Nhưng riêng người CS thì họ đã nhúng tay vào máu. Cho nên khi nhìn thấy tín đồ PGHH có sự tập hợp đông đảo thì họ sợ mình đã làm cái gì đó. Chớ thật ra tôi biết những người tu hành của Đạo PGHH, không bao giờ có cái tâm hồn trả thù hay ghét bỏ gì họ. Nhưng vì người CS đã nhúng tay vào máu nên họ sợ."

"Có đảng thì không có đạo"

Tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm đề cập tới chuyện “nhật-nguyệt bất tương hợp” khiến đạo pháp bất an, tín đồ phải chịu đắng cay, đau khổ:
"Vì mặt trăng với mặt trời không thể nào phù hợp, đi đôi được. Thì tự do với CS cũng không thế nào hoà hợp, tuy hoà hợp bề ngoài. Nhưng CS có cho đạo pháp được yên đâu ?
Có đạo thì không có đảng, mà có đảng thì không có đạo. Mà đảng thì chê đạo là mê tín. Người của đảng diệt tất cả, không cho có đạo nào hết. Hôm nay có là do họ diệt chưa được, nên để phô trương bề ngoài với quốc tế thôi. Hồi 20 năm trước, lúc “15 năm diệt đạo”, người ăn chay đi dọc đường cũng bị bắt. Người mặc áo đen cũng bị bắt. Hô Hoà Hảo thì họ muốn bắt đi tập trung giờ nào thì bắt. Tôi lúc đó cũng bị tập trung nữa. Như vậy đồng đạo chơn chánh, lo tu hành thì quý ông đó không bao giờ hợp được. Vì người đạo thì thiện lành. Mà người thiện lành thì ai dân cũng mến, cũng kính, cũng yêu. Còn CS hại dân, hại nước thì ai ai cũng ghét. Nhưng họ cầm quyền - bạo quyền và độc tài, thì nhân dân phải chịu đắng cay trong lúc đau khổ này, chịu mãi mấy năm nay."
Như chúng tôi vừa đề cập, là trong thời gian qua, có không ít tín đồ PGHH trung kiên với đạo pháp đã tự thiêu. Và mới đây, xem chừng như ngày càng có nhiều tín đồ sẵn sàng tẩm xăng để phản ứng lại hành động đàn áp vô cảm của giới cầm quyền. Phương cách phản ứng như vậy có ý nghĩa ra sao ? Cư sĩ Lê Minh Triết nhận xét:
"Tôi có gặp đồng đạo tẩm xăng vừa rồi ở khoá niệm Phật tại nhà của đệ Tèo, hỏi tại sao mình xem nhẹ bản thân của mình như vậy, thì đệ đó trả lời rằng “em không muốn làm việc này, vì mình rất quý trọng bản thân. Nhưng họ dồn mình”. Theo lời đệ này kể thì công an dùng xe bít bùng chận đường rất đông, sử dụng dùi cui, roi điện cùng tất cả phương tiện bắt người. Họ chuẩn bị sẵn rồi. Mấy đệ này thấy tình hình nguy kịch, không còn cách nào khác là phải châm xăng. Nên sau khi đệ Tâm đó đã châm xăng rồi thì phe chính quyền họ rút. Ở đây tôi xin kể cho qúy vị nghe là tại vì giới cầm quyền ép vào đường cùng khiến tín đồ PGHH phải tự vệ, dù người tín đồ PGHH rất quý trọng xác thân của mình."
Cư sĩ Trần Văn Kiệm khẳng định tín đồ PGHH chân chính sẵn sàng hy sinh để bảo tồn đạo pháp:
"Đạo của chúng tôi luôn cầu cho quốc thái dân an và cầu cho bá tánh vạn dân tu sửa tâm tánh. Nhưng bị nhà cầm quyền quật ngã. Bao nhiêu đó làm chúng tôi đau khổ. Chúng tôi là những tín đồ chân tu, nhưng luôn bị nhà cầm quyền đàn áp, khống chế. Chúng tôi chỉ tay không, và không làm gì sai. Vì tấm lòng đạo pháp bất khuất, chúng tôi phải hy sinh để giữ đạo. Nếu không giữ được thì chúng tôi chỉ còn nước chết."
Giữa lúc đạo pháp tiếp tục gặp vô vàn khó khăn, các tín đồ PGHH luôn bày tỏ mong muốn được tự do tín ngưỡng cũng như những cơ sở tôn giáo của họ trước kia phải được giới cầm quyền giải quyết, như cư sĩ Lê Minh Triết bày tỏ:
"Dạ mong muốn của tín đồ PGHH, trước nhất về phương diện đạo pháp thì chúng tôi mong làm sao tôn giáo của mình không bị bàn tay của nhà nước xen vô, và người PGHH được tự do truyền đạo, tự do hành đạo, tự do làm tất cả công tác của tôn giáo mình, trong khi Ban Trị Sự phải không do Nhà nước chỉ đạo, mà phải do tín đồ PGHH chọn người đủ tài, đức để lãnh đạo giềng mối của PGHH.
Và tất cả những cơ sở thờ tự của PGHH trước ngày 1975, thì tín đồ PGHH mong muốn làm sao có lại được những cơ sở này. Tôi nghĩ đây là mong muốn đúng lẽ thật và hiển nhiên thôi, bởi vì những cái đó là của mình. Nhưng cho đến bây giờ, Nhà nước vẫn không đáp ứng nguyện vọng của chúng tôi."
Trước tình trạng đạo pháp tiếp tục bị bách hại như vậy, nhiều tín đồ PGHH không thuộc Ban Trị Sự Nhà nước bày tỏ quan ngại rằng giới cầm quyền quyết tâm xoá sổ đạo pháp chân truyền của Đức Thầy, dù họ chỉ mong được hành đạo bình thường theo Giáo Lý của đạo PGHH mà Đức Huỳnh Phú Sổ đã khai sáng để tiếp nối truyền thống Bửu Sơn Kỳ Hương.

Theo dòng thời sự:

Phap su

nơi gửi Vung tau
Dao phat gjao hoa hao la dao phap chan truyen cua nguoj vjet nam!theo tuyen ngon doc lap cua bac ho doc khaj sjnh ra nuoc vjet nam(trong do co quyen tu do,quyen hoj hop ,tjn nguong...)va co nhung djeu do nguoj vjet nam khaj sang ra thj do la nguon coj cua dan toc!duc thay khaj sang ra phat gjao hoa hao la dung voj le song cua dan doc vjet nam!
17/01/2013 08:04

Độc giả không muốn nêu tên

Tôi là một phật tử của PGHH nhưng tôi vẫn tôn trọng và đi theo con đường cách mạng mà Bác Hồ đã xây dựng. Tôi yêu phật giáo, yêu đất nước Việt Nam.
03/10/2012 02:24

Độc giả không muốn nêu tên

Đàn áp tôn giáo nằm trong hệ thống đàn ap' toàn diện người dân để các quan chức tiếp tục đục khoét tài năng đất nước, đưa cuả cải ra nước ngoài,cong lưng trước Tầu cộng.Bác Hồ ơi sao ngủ maĩ.
29/03/2012 17:01

Độc giả không muốn nêu tên

Toàn chuyện xuyên tạc ,bịa đặt chính sách PL của Nhà nước
23/03/2012 09:49

Độc giả không muốn nêu tên

Tên này đúng là chó săn của cộng sản, mở miệng toàn là những lừa bịp, dối trá...
17/03/2012 21:16



Kỷ niệm Ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ ‘vắng mặt’



  • Phật Giáo Hòa Hảo kỷ niệm năm thứ 72 Ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ Vắng Mặt


    Ông Ngô Văn Ẩn, Trưởng Ban Tổ Chức đọc diễn văn khai mạc. (Thanh Phong/Viễn Đông).

    Bài THANH PHONG

    SANTA ANA - “Hôm nay, dù xa cách quê hương ở nơi hải ngoại nhưng với tinh thần thương Thầy, mến đạo, cùng hòa mình với tất cả tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) trên toàn thế giới, Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Miền Nam California, thành kính tổ chức Lễ Kỷ Niệm Ngày Đức Thầy Vắng Mặt, để tưởng nhớ đến công đức vô lượng của Đức Thầy, đã dày công khai sáng nền đạo PGHH, hoằng hóa chúng sanh vào ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão 1939 tại làng Hòa Hảo, Quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc.”
    Trên đây là đoạn mở đầu bài diễn văn khai mạc của ông Ngô Văn Ẩn, Trưởng Ban Tổ Chức buổi lễ. Sau đó, đề cập tới sự vắng mặt của Đức Huỳnh Giáo Chủ, ông Ngô Văn Ẩn nói, “Như quý vị đã biết, sau ngày khai sáng nền đạo, chỉ với thời gian vài năm ngắn ngủi, số tín đồ tin theo và quy y với Đức Thầy lên đến gần hai triệu người, trong khi dân số toàn miền Nam lúc bấy giờ chỉ khoảng mười triệu người; điều này đã làm cho Việt Minh Cộng Sản lo ngại, cho nên họ đã âm mưu ám hại Ngài. Trong một phiên họp do chính họ mời Ngài đến, vào tối ngày 25 tháng 2 nhuần năm Đinh Hợi, tức là ngày 16 tháng 4 năm 1947, tại Đốc Vàng, tỉnh Kiến Phong, từ ngày ấy đến nay, Đức Thầy đã vắng mặt, tâm trạng của toàn thể tín đồ PGHH lúc nào cũng tưởng nhớ đấng Tôn Sư, lúc nào cũng mong Ngài sớm trở về.”

    Ba đồng đạo Phật Giáo Hòa Hảo dâng hương. (Thanh Phong/Viễn Đông)
    Buổi lễ được Ban Trị Sự Giáo Hội PGHH Miền Nam Cali tổ chức trang trọng. Ông Trần Văn Tài giới thiệu có sự tham dự đặc biệt của Linh Mục Trần Công Nghị, đại diện Hội Đồng Liên Tôn VN tại Hoa Kỳ; Giáo Sư Lê Tinh Thông và Giáo Sư Đỗ Anh Tài (hai nhân sĩ Công Giáo, đại diện Khối Tù Nhân Lương Tâm và Mạng Lưới Nhân Quyền VN).
    Về dân cử có bác sĩ Võ Đình Hữu (cựu Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Liên Bang Hoa Kỳ, hiện là Chủ Tịch Hội Đồng Liên Kết Việt Nam Quốc Nội & Hải Ngoại, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Pomona); Nghị Viên Phát Bùi, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali; Nghị Viên Thu Hà Nguyễn của TP Garden Grove; Thị Trưởng Tạ Đức Trí và hai Nghị Viên Tài Đỗ, Sergio Contreras thuộc thành phố Westminster; và một vị đại diện ông Lou Correa, Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ.

    Linh Mục Trần Công Nghị phát biểu ca ngợi PGHH. (Thanh Phong/Viễn Đông)
    Ngoài ra, có cựu Đại Tá Lê Bá Khiếu, nguyên Tỉnh Trưởng tỉnh Quảng Ngãi, ông Trần Trọng Đạt (Chủ Tịch Việt Nam QDĐ); ông Phạm Ngọc Lân (Hội Trưởng Tây Ninh Đồng Hương Hội); Hiền Tài dự phong Ngô Thiện Đức (Cao Đài), bà Hòa Bình (thương gia) cùng đông đảo tín đồ PGHH và một số cơ quan truyền thông.
    Sau bài diễn văn khai mạc của ông Ngô Văn Ẩn, Trưởng Ban Tổ Chức, ba đồng đạo PGHH đại diện Ban Trị Sự và toàn thể tín đồ PGHH lên trước bàn thờ dâng hương và cùng với các tín đồ dâng lời nguyện. Kế đến, đồng đạo Thái Mỹ Nỉ lên ngâm bài thơ “Rừng Chà Là,” và đồng đạo Nguyễn Thị Ngọc Hạnh ngâm tiếp bài thơ “Tiếng Súng Bên Lầu,”cả hai bài thơ đều do Đức Huỳnh Giáo Chủ viết.
    Riêng bài thơ Tiếng Súng Bên Lầu được GS Nguyễn Thanh Giàu, Hội Trưởng Ban Trị Sự PGHH cho biết, bài thơ đó diễn tả lúc bọn Việt Minh xông vào căn nhà có lầu để bắt Đức Huỳnh Giáo Chủ; lúc chúng còn ở ngoài cửa, Đức Huỳnh Giáo Chủ đi lên lầu, bọn chúng vào lùng sục khắp nơi, nhất là trên lầu nhưng không tìm thấy Đức Huỳnh Giáo Chủ, bọn chúng bắt một số đồng đạo dẫn đi.
    Họ đi được một lúc thì Đức Huỳnh Giáo Chủ từ trên lầu đi xuống. Các tín đồ ngạc nhiên hỏi, “Thưa Đức Thầy, bọn chúng lên lầu lục lọi lâu lắm mà sao chúng không thấy Đức Thầy?” Đức Huỳnh Giáo Chủ trả lời, “Ta thấy họ nhưng họ không thấy ta.”
    GS Nguyễn Thanh Giàu khóc nức nở và kể nhiều chi tiết về sự hóa thân, lúc ẩn, lúc hiện của Ngài cũng như nhấn mạnh về ý nghĩa Ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ Vắng Mặt, mấy lần ông rút khăn lau nước mắt, tưởng nhớ vị giáo chủ của mình chịu nhiều gian nan khốn khó vì tín đồ mà nay vẫn còn ẩn mình ở một nơi nào đợi chờ cơ hội thuận tiện mới tái xuất hiện để cứu nhân độ thế.


    Bác Sĩ Võ Đình Hữu phát biểu nói về tình hình chính trị hiện nay trên thế giới và Biển Đông. (Thanh Phong/Viễn Đông)
    Nghệ sĩ Mai Chân mời Linh Mục Trần Công Nghị và Bác Sĩ Võ Đình Hữu phát biểu cảm tưởng. LM Trần Công Nghị cho biết, hôm nay tới đây, linh mục có cảm tưởng như được trở lại căn nhà ấm cúng của mình vì 20 năm trước, khi thành lập Hội Đồng Liên Tôn, Linh mục đã có dịp ngồi chung với giáo sư Nguyễn Thành Long, một chức sắc PGHH ưu tú tại Hội Quán này. Linh Mục Trần Công Nghị ca ngợi PGHH là một tôn giáo đề cao lòng yêu nước, yêu quê hương, một trong tứ ân mà PGHH coi rất trọng và luôn tuân giữ.
    Linh Mục cũng nhắc lại, trong thời gian Đức Huỳnh Giáo Chủ vắng mặt thì cũng là thời điểm bên Công Giáo có Linh Mục Phanxicô Xavie Trương Bửu Diệp cũng bị Việt Minh sát hại .
    Tiếp theo là lời phát biểu của bác sĩ Võ Đình Hữu. Tuy không phải tín đồ PGHH nhưng BS Võ Đình Hữu phát biểu không cần cầm tài liệu, ông đã nói hầu như thuộc lòng về tiểu sử của Đức Giáo Chủ PGHH, và lên tiếng ca ngợi giáo lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ là một giáo lý căn bản vững chắc, đặt nền tảng tứ trọng ân lên trên hết, một giáo lý mà vị giáo chủ dùng thơ văn giản dị, dễ hiểu để thâm nhập dễ dàng vào lòng người, và hầu hết những giáo huấn của vị giáo chủ PGHH đều khuyên tín đồ ráng tu, ăn ngay ở lành, không mê tín dị đoan, sống giản dị hòa đồng với mọi người.
    Sau khi ca ngợi PGHH, BS Võ Đình Hữu nói về tình hình chính trị trên thế giới và đặc biệt tại Việt Nam. BS Hữu cho rằng việc mới đây, lần đầu tiên nhà nước CSVN tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam là một sự kiện lạ, vì từ trước tới nay, CSVN chưa bao giờ dám tuyên bố như thế vì sợ đàn anh Trung Cộng, và Biển Đông đang là điểm nóng trên thế giới. Hoa Kỳ cũng đang chú trọng đến Biển Đông nên theo ông, có thể Biển Đông sẽ là ngòi nổ chiến tranh thế chiến thứ ba, và ông xin mọi người hãy cầu nguyện theo niềm tin tôn giáo của mình để quê hương thoát khỏi sự cai trị của Tàu Cộng mà theo Hội Nghị Thành Đô thì sang năm 2020 quê hương chúng ta sẽ biến thành một tỉnh của Trung Cộng.
    Sau hai lời phát biểu của LM trần Công Nghị và BS Võ Đình Hữu, GS Nguyễn Thanh Giàu lên cảm tạ qúy khách, thân hữu và qúy đồng đạo. Trong lời cám ơn, GS Giàu ca ngợi LM Trần Công Nghị hôm nay có bài nói hay nhất mà ông chưa từng nghe LM nói hay như vậy bao giờ, và cám ơn BS Hữu đã đưa ra những tin tức giúp mọi người biết về tình hình chính trị hiện nay. Sau cùng ông mời mọi người ở lại dùng cơm chay thân mật.

    br />

    PHÂT GIÁO HÒA HẢO


     
    Tuesday, 02/04/2019 - 04:46:32

    Phật Giáo Hòa Hảo kỷ niệm năm thứ 72 Ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ Vắng Mặt


    Ông Ngô Văn Ẩn, Trưởng Ban Tổ Chức đọc diễn văn khai mạc. (Thanh Phong/Viễn Đông).

    Bài THANH PHONG

    SANTA ANA - “Hôm nay, dù xa cách quê hương ở nơi hải ngoại nhưng với tinh thần thương Thầy, mến đạo, cùng hòa mình với tất cả tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) trên toàn thế giới, Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Miền Nam California, thành kính tổ chức Lễ Kỷ Niệm Ngày Đức Thầy Vắng Mặt, để tưởng nhớ đến công đức vô lượng của Đức Thầy, đã dày công khai sáng nền đạo PGHH, hoằng hóa chúng sanh vào ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão 1939 tại làng Hòa Hảo, Quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc.”
    Trên đây là đoạn mở đầu bài diễn văn khai mạc của ông Ngô Văn Ẩn, Trưởng Ban Tổ Chức buổi lễ. Sau đó, đề cập tới sự vắng mặt của Đức Huỳnh Giáo Chủ, ông Ngô Văn Ẩn nói, “Như quý vị đã biết, sau ngày khai sáng nền đạo, chỉ với thời gian vài năm ngắn ngủi, số tín đồ tin theo và quy y với Đức Thầy lên đến gần hai triệu người, trong khi dân số toàn miền Nam lúc bấy giờ chỉ khoảng mười triệu người; điều này đã làm cho Việt Minh Cộng Sản lo ngại, cho nên họ đã âm mưu ám hại Ngài. Trong một phiên họp do chính họ mời Ngài đến, vào tối ngày 25 tháng 2 nhuần năm Đinh Hợi, tức là ngày 16 tháng 4 năm 1947, tại Đốc Vàng, tỉnh Kiến Phong, từ ngày ấy đến nay, Đức Thầy đã vắng mặt, tâm trạng của toàn thể tín đồ PGHH lúc nào cũng tưởng nhớ đấng Tôn Sư, lúc nào cũng mong Ngài sớm trở về.”


    Ba đồng đạo Phật Giáo Hòa Hảo dâng hương. (Thanh Phong/Viễn Đông)
    Buổi lễ được Ban Trị Sự Giáo Hội PGHH Miền Nam Cali tổ chức trang trọng. Ông Trần Văn Tài giới thiệu có sự tham dự đặc biệt của Linh Mục Trần Công Nghị, đại diện Hội Đồng Liên Tôn VN tại Hoa Kỳ; Giáo Sư Lê Tinh Thông và Giáo Sư Đỗ Anh Tài (hai nhân sĩ Công Giáo, đại diện Khối Tù Nhân Lương Tâm và Mạng Lưới Nhân Quyền VN).
    Về dân cử có bác sĩ Võ Đình Hữu (cựu Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Liên Bang Hoa Kỳ, hiện là Chủ Tịch Hội Đồng Liên Kết Việt Nam Quốc Nội & Hải Ngoại, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Pomona); Nghị Viên Phát Bùi, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali; Nghị Viên Thu Hà Nguyễn của TP Garden Grove; Thị Trưởng Tạ Đức Trí và hai Nghị Viên Tài Đỗ, Sergio Contreras thuộc thành phố Westminster; và một vị đại diện ông Lou Correa, Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ.


    Linh Mục Trần Công Nghị phát biểu ca ngợi PGHH. (Thanh Phong/Viễn Đông)
    Ngoài ra, có cựu Đại Tá Lê Bá Khiếu, nguyên Tỉnh Trưởng tỉnh Quảng Ngãi, ông Trần Trọng Đạt (Chủ Tịch Việt Nam QDĐ); ông Phạm Ngọc Lân (Hội Trưởng Tây Ninh Đồng Hương Hội); Hiền Tài dự phong Ngô Thiện Đức (Cao Đài), bà Hòa Bình (thương gia) cùng đông đảo tín đồ PGHH và một số cơ quan truyền thông.
    Sau bài diễn văn khai mạc của ông Ngô Văn Ẩn, Trưởng Ban Tổ Chức, ba đồng đạo PGHH đại diện Ban Trị Sự và toàn thể tín đồ PGHH lên trước bàn thờ dâng hương và cùng với các tín đồ dâng lời nguyện. Kế đến, đồng đạo Thái Mỹ Nỉ lên ngâm bài thơ “Rừng Chà Là,” và đồng đạo Nguyễn Thị Ngọc Hạnh ngâm tiếp bài thơ “Tiếng Súng Bên Lầu,”cả hai bài thơ đều do Đức Huỳnh Giáo Chủ viết.
    Riêng bài thơ Tiếng Súng Bên Lầu được GS Nguyễn Thanh Giàu, Hội Trưởng Ban Trị Sự PGHH cho biết, bài thơ đó diễn tả lúc bọn Việt Minh xông vào căn nhà có lầu để bắt Đức Huỳnh Giáo Chủ; lúc chúng còn ở ngoài cửa, Đức Huỳnh Giáo Chủ đi lên lầu, bọn chúng vào lùng sục khắp nơi, nhất là trên lầu nhưng không tìm thấy Đức Huỳnh Giáo Chủ, bọn chúng bắt một số đồng đạo dẫn đi.
    Họ đi được một lúc thì Đức Huỳnh Giáo Chủ từ trên lầu đi xuống. Các tín đồ ngạc nhiên hỏi, “Thưa Đức Thầy, bọn chúng lên lầu lục lọi lâu lắm mà sao chúng không thấy Đức Thầy?” Đức Huỳnh Giáo Chủ trả lời, “Ta thấy họ nhưng họ không thấy ta.”
    GS Nguyễn Thanh Giàu khóc nức nở và kể nhiều chi tiết về sự hóa thân, lúc ẩn, lúc hiện của Ngài cũng như nhấn mạnh về ý nghĩa Ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ Vắng Mặt, mấy lần ông rút khăn lau nước mắt, tưởng nhớ vị giáo chủ của mình chịu nhiều gian nan khốn khó vì tín đồ mà nay vẫn còn ẩn mình ở một nơi nào đợi chờ cơ hội thuận tiện mới tái xuất hiện để cứu nhân độ thế.



    Bác Sĩ Võ Đình Hữu phát biểu nói về tình hình chính trị hiện nay trên thế giới và Biển Đông. (Thanh Phong/Viễn Đông)
    Nghệ sĩ Mai Chân mời Linh Mục Trần Công Nghị và Bác Sĩ Võ Đình Hữu phát biểu cảm tưởng. LM Trần Công Nghị cho biết, hôm nay tới đây, linh mục có cảm tưởng như được trở lại căn nhà ấm cúng của mình vì 20 năm trước, khi thành lập Hội Đồng Liên Tôn, Linh mục đã có dịp ngồi chung với giáo sư Nguyễn Thành Long, một chức sắc PGHH ưu tú tại Hội Quán này. Linh Mục Trần Công Nghị ca ngợi PGHH là một tôn giáo đề cao lòng yêu nước, yêu quê hương, một trong tứ ân mà PGHH coi rất trọng và luôn tuân giữ.
    Linh Mục cũng nhắc lại, trong thời gian Đức Huỳnh Giáo Chủ vắng mặt thì cũng là thời điểm bên Công Giáo có Linh Mục Phanxicô Xavie Trương Bửu Diệp cũng bị Việt Minh sát hại .
    Tiếp theo là lời phát biểu của bác sĩ Võ Đình Hữu. Tuy không phải tín đồ PGHH nhưng BS Võ Đình Hữu phát biểu không cần cầm tài liệu, ông đã nói hầu như thuộc lòng về tiểu sử của Đức Giáo Chủ PGHH, và lên tiếng ca ngợi giáo lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ là một giáo lý căn bản vững chắc, đặt nền tảng tứ trọng ân lên trên hết, một giáo lý mà vị giáo chủ dùng thơ văn giản dị, dễ hiểu để thâm nhập dễ dàng vào lòng người, và hầu hết những giáo huấn của vị giáo chủ PGHH đều khuyên tín đồ ráng tu, ăn ngay ở lành, không mê tín dị đoan, sống giản dị hòa đồng với mọi người.
    Sau khi ca ngợi PGHH, BS Võ Đình Hữu nói về tình hình chính trị trên thế giới và đặc biệt tại Việt Nam. BS Hữu cho rằng việc mới đây, lần đầu tiên nhà nước CSVN tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam là một sự kiện lạ, vì từ trước tới nay, CSVN chưa bao giờ dám tuyên bố như thế vì sợ đàn anh Trung Cộng, và Biển Đông đang là điểm nóng trên thế giới. Hoa Kỳ cũng đang chú trọng đến Biển Đông nên theo ông, có thể Biển Đông sẽ là ngòi nổ chiến tranh thế chiến thứ ba, và ông xin mọi người hãy cầu nguyện theo niềm tin tôn giáo của mình để quê hương thoát khỏi sự cai trị của Tàu Cộng mà theo Hội Nghị Thành Đô thì sang năm 2020 quê hương chúng ta sẽ biến thành một tỉnh của Trung Cộng.
    Sau hai lời phát biểu của LM trần Công Nghị và BS Võ Đình Hữu, GS Nguyễn Thanh Giàu lên cảm tạ qúy khách, thân hữu và qúy đồng đạo. Trong lời cám ơn, GS Giàu ca ngợi LM Trần Công Nghị hôm nay có bài nói hay nhất mà ông chưa từng nghe LM nói hay như vậy bao giờ, và cám ơn BS Hữu đã đưa ra những tin tức giúp mọi người biết về tình hình chính trị hiện nay. Sau cùng ông mời mọi người ở lại dùng cơm chay thân mật.

    Viết bình luận đầu