Gò Đống Đa Hà Nội nơi ghi dấu chiến công hào hùng của dân tộc
“Đống Đa xưa bãi chiến trường
Ngổn ngang xác giặc vùi xương thành gò”
Gò
Đống Đa nằm giữa trung tâm quận Đống Đa, là một di tích mang nhiều giá
trị lịch sử to lớn, minh chứng cho chiến thắng lẫy lừng của người anh
hùng Quang Trung và dân tộc Việt Nam.
Xem thêm: Nhà hát lớn Hà Nội – nét kiến trúc châu Âu độc đáo giữa lòng Châu Á
Lịch sử Gò Đống Đa
Đêm
mồng 4 rạng sáng ngày mồng 5 tháng 1 năm Kỷ Dậu 1789, trận đánh của
nghĩa quân Tây Sơn do Đô đốc Đặng Tiến Đông chỉ huy đã phá tan đồn
Khương Thượng của quân Thanh khiến tướng Thanh là Sầm Nghi Đống phải
treo cổ tự tử ở cây đa núi Ốc (nay gần Chùa Bộc). Trận đánh này đã mở
đường cho đại quân của vua Quang Trung từ phía Ngọc Hồi tiến vào kinh
thành Thăng Long. Quân Thanh chết như ngả rạ, Quang Trung lệnh cho thu
nhặt xác giặc vào 12 cái hố rộng để chôn lấp. Nhưng do xác giặc quá
nhiều đã tạo thành những gò cao từ Thịnh Quang đến Nam Đồng. Về sau trên
những gò này có đa mọc um tùm nên dân ta gọi là Gò Đống Đa.
Năm Tự Đức thứ 4 – năm 1851, có lệnh mở đường mở chợ khu giáp với Thịnh
Quang và Nam Đồng. Trong quá trình đào xới có rất nhiều hài cốt chồng
chất lên nhau, người ta cho thu nhặt lại và chôn vào một hố giáp núi Xưa
thành gò thứ 13 – gò còn lại cho đến ngày nay. Năm 1890, thực dân Pháp
mở rộng Hà Nội, 12 gò cũ đã bị san bằng.
Bên cạnh đó cũng có nhiều giả thuyết cho rằng Gò Đống Đa là một gò tự nhiên hình thành cách đây khoảng 4000 năm.
Công viên – di tích Gò Đống Đa
Năm
1989, nhân dịp kỉ niệm 200 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, Ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định thành lập Công viên văn hóa Đống
Đa trên cơ sở khu vực Gò Đống Đa. Tổng diện tích của công viên lên đến
21.745m2, bao gồm 2 khu vực: tượng đài vua Quang Trung, nhà trưng bày và
khu vực Gò Đống Đa cũ.
Khu
vực tượng đài với diện tích khoảng 15.000m2, có đặt tượng đài vua Quang
Trung bằng bê tông cốt thép nặng 200 tấn, cao 14,65m và 2 bức phù điêu
mô tả trận đánh của quân ta dưới sự chỉ huy của Quang Trung.
Phía
sau khu tượng đài là nhà trưng bày với diện tích 100m2. Bên ngoài cửa
có đặt mô hình mô phỏng hai khẩu súng thần công được dùng trong trận
chiến năm xưa.
Khu Gò Đống Đa
có diện tích 6275m2, cổng chính nằm trên phố Tây Sơn. Trước đây, phía
trên cổng chính dẫn lên gò có miếu Trung Liệt thờ cúng những linh hồn đã
chết tại trận đánh năm Kỷ Dậu nhưng đến hiện nay ngôi miếu này không
còn nữa.
Năm
1990, một tấm bia đá nặng 8 tấn đã được dựng trên đỉnh gò. Trên đó có
khắc lời hịch của vua Quang Trung: “…Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng
chi hữu chủ…” tức đánh cho biết rằng nước Nam anh hùng là có chủ.
Lễ hội Gò Đống Đa
Lễ hội Gò Đống Đa
diễn ra vào ngày mồng 5 tháng Giêng hàng năm để tưởng nhớ công lao to
lớn của của những con người đã làm nên chiến thắng xuân Kỷ Dậu năm ấy.
Mọi người từ khắp nơi tụ hội về đây dâng hương, làm lễ tạo nên một không
khí hân hoan, náo nhiệt. Tại lễ hội còn có hoạt động diễn lại cảnh vua
Quang Trung đại phá quân Thanh tiến vào thành Thăng Long làm sống dậy
hào khí Tây Sơn hào hùng.
Qua bao thăng trầm của thời gian, Gò Đống Đa vẫn mãi là minh chứng cho một trận chiến oanh liệt của dân tộc và là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam ta.
No comments:
Post a Comment