Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday, 29 May 2019

Hoa Kỳ tăng nhập hàng từ Việt Nam vì thương chiến với Trung Quốc

  • 6 giờ trước
  • Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Image caption Hàng dệt may chiếm tỉ trọng cao trong xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ
    Nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Việt Nam tăng mạnh trong quý đầu của năm 2019 trong bối cảnh các doanh nghiệp thay chuỗi cung ứng vì Bắc Kinh và Washington tiếp tục có căng thẳng thương mại.
    Nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam tăng 40,2% trong ba tháng đầu năm 2019, so với năm 2018 và có thể vượt nhập khẩu từ Anh, là nhà cung cấp hàng nhập khẩu lớn thứ 7 của Hoa Kỳ vào năm 2018, theo Bloomberg.
    Nhập khẩu từ Hàn Quốc vào Hoa Kỳ cũng tăng 18,4% trong năm nay.
    Tuy nhiên nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Trung Quốc, giảm 13,9%.
    Năm 2018, xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Hoa Kỳ là hàng điện máy.
    Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ cho biết, Hoa Kỳ đã nhập khẩu trị giá 11 tỷ đô la hàng điện máy, cộng với 7,2 tỷ đô la hàng dệt kim và 6,2 tỷ đô la giày dép.

    Đó là 'kỳ vọng' của chính Hoa Kỳ

    Trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington, chính quyền Trump nói rằng thuế quan sẽ buộc các công ty sản xuất tại Trung Quốc phải di dời các nhà máy sang các nước lân cận.
    "Kỳ vọng của tôi là rất nhiều doanh nghiệp này sẽ được chuyển từ Trung Quốc đến những nơi khác trong khu vực," Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện hôm thứ Tư.
    Và đó dường như là những gì đang xảy ra. Tin tức cũng cho thấy bằng chứng về sự thay đổi, với các chủ doanh nghiệp và các nhà phân tích nói rằng họ thấy việc di dời các cơ sở sản xuất của các công ty đến Việt Nam.
    Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Image caption Triển lãm motor Thượng Hải. Joseph Nye nói Trung Quốc đã là một xã hội trung lưu nhưng đảng cầm quyền vẫn bám theo tư duy cũ
    Trong khi đó cũng có nhiều công ty Trung Quốc âm thầm chuyển sang Việt Nam do thương chiến với Mỹ.
    Một số hãng đối diện các khó khăn và chi phí cao hơn những hãng đã chuyển sang Việt Nam từ hai năm qua không muốn phát biểu công khai.
    Có một số nguyên nhân như việc họ phải giải quyết khéo léo kế hoạch sa thải công nhân và bồi thường, chưa kể phản ứng từ các nhà cung cấp hay biến động về giá cả đối với các doanh nghiệp lưu hàng với số lượng lớn.
    Trong một số trường hợp, chính quyền địa phương phía Trung Quốc thậm chí không cho chủ hãng rời máy móc nhà xưởng đi chừng nào chi trả được tiền bồi thường và an sinh xã hội hay thuế thỏa đáng.
    Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Image caption Một cửa hàng đồ lót thương hiệu Mỹ Victoria's Secret tại Trung Quốc
    Trong bài 'Thương chiến Mỹ-Trung và cơ hội 'ngàn năm một thuở cho VN' gửi BBC, Tiến sỹ Đinh Trường Hinh biện luận đây là cơ hội "độc nhất vô nhị", mà nếu nắm bắt được thì nó sẽ giúp Việt Nam tiến lên rất mạnh và rất xa trong kỹ nghệ hóa, trở thành một nước tân tiến trong 20-30 năm.
    Ông Hinh cho rằng chính phủ Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng và nếu Việt Nam không nắm lấy thì chắc chắn các nước cạnh tranh sẽ lấy đi mất.
    Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

    Chủ đề liên quan

    Tin liên quan

    No comments:

    Post a Comment