MỘT THỜI THI NHẠC
SƠN TRUNG
SƠN TRUNG
Vào một ngày cuối thu
năm l95…, các văn nghệ sĩ ở các chiến khu miền Bắc được lệnh mang khăn
gói lên đưòng đi Việt Bắc dự khóa rèn cán chỉnh quân. Tham dự khóa này
có Văn Cao,Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan , Đặng Đình Hưng (bố Đặng Thái
Sơn), Tô Vũ…
Trong ngày đầu tiên,
một cán bộ cao cấp lên thuyết trình vể tội ác của thực dân Pháp đối với
nhân dân châu Phi. Trong lúc viên cán bộ đang thao thao bất tuyệt ở trên
bàn chủ tọa,bỗng nhiên ở hàng thính giả, có tiếngnhư trời long đất
lỏ:”Im cái miệng chó mày lại ! Đồ phản dân hại nước ! Đồ tay sai thực
dân đế quốc! ” Mọi người ngơ ngác,sợ hãi nhìn nhau ! Thuyết trình viên
là cán bộ cao cấp ở trung ương, thế mà ai lại dám đứng lên chửi bới om
sòm ? Mọi người chăm chú nhìn con người to gan đó. Y mặc chiếc aó bành
tô to tướng,đội chiếc mũ dạ che kín mặt mũi, trông như là một điệp viên
Anh, Mỹ! Mọi người thì thầm kháo nhau. Té ra y là Đặng Đình Hưng! Lúc
bấy giờ con đường công danh cuả y đang thênh thang rộng mở.Y đang được
Đảng và nhà nuóc trọng đãi. Y đang giữ một chức vụ khá cao dường như ở
trong đòan thanh niên cộng sản. Nghe tiếng thét của Đặng Đình Hưng ,
thuyết trình viên cũng tỏ ra hốt hoảng lo sợ Sau khi được họ Đặng đứng
lên phân tích, mọi người mới hiểu thuyết trình viên bị chửi là vì y
thiếu thái độ nghiêm chỉnh. Khi nói về tội ác của thực dân, đế quốc,
đáng lẽ y phải nghiến răng, trợn mắt, tỏ ra căm thù sâu sắc. Đằng này, y
vưà nói, lại vưà cười duyên, theo phong cách tư sản, như vậy là y thiếu
kiên định lập trường, không có thái độ căm thù sâu sắc với bọn thực dân
đế quốc. Chửi là đáng,và chửi cũng là nhẹ! Thời bấy giờ, những người đi
theo Đảng đều phải từ bỏ giai cấp mình để vô sản hóa triệt để. Ngươì ta
đi chân không,mặc aó quần rách rưới, nói năng thô tục,ngồi xỗm, ăn bốc.
Xin lổi, thưa gửi (trừ ra thưa gửi vơi cấp lãnh đạo), ngồi ngắm trăng,
nhìn mây bay…đều là phong cách tư sản, lãng mạn, phong kiến! Đặng Đình
Hưng,Văn Cao,và một số người khác đã tỏ ra đỏ loét từ đầu đến chân. Họ
đã lấy vợ nông dân, con nhà bần cố, để mong nhờ vợ mà rửa sạch tội tư
sản, phong kiến của bản thân và của cha ông mấy đời !
Trong những ngày đầu
tiên, cuộc rèn cán, chỉnh quân đã tỏ ra sôi động . Dường như Nguyễn Công
Hoan, Nguyên Hồng là nạn nhân đầu tiên của cuộc cải tạo tư tưởng,
Nguyên Hồng bị chửi là lưu manh,vô học. Một tay cò mồi phùng mang, trợn
mắt, chỉ vào mặt Nguyên Hồng: ” Mày là thằng vô học. Bố mẹ mày cho mày
đi học, mày không chịu học, mày lại đi theo bọn lưu manh, mất dạy. Quyển
“Bỉ vỏ ” của mày là một bằng chứng cụ thể cho thấy bản chất xấu xa, đê
tiện của con ngườì mày.Tác phẩm của mày tòan là cặn bã xã hội , mày
chuyên tả bọn trộm cắp, bọn lưu manh đầu đường xó chợ, bọn du côn, đĩ
điếm.. Mày đã đầu độc biết bao thanh niên, thiếu nữ , khiến cho họ đi
vào con đường tội ác .Mày là thằng lưu manh,có tội với quần chúng,nhân
dân.Mày phải đền tội trước nhân dân,trước Đảng ! “
Nguyễn Công Hoan thì bị
quy tội chui vào Đảng để phá hoại Đảng. Trong lúc biết bao đồng
bào,chiến sĩ bị Pháp bắt bớ,tra tấn,sát hại tại Khám Lớn ,tại C6n
Đảo,thì Nguyễn Công Hoan lại ru ngủ đồng bào bằng những tiểu thuyết lãng
mạn như ” Kiếp hồng nhan ” , ‘ Kép Tư Bền “,”Tắt lưả lòng “…
Trước dây,Nguyên Hồng được Đảng đánh giá là tay tiểu thuyết tài ba,
và tác phẩm của ông có giá trị hiện thực xã hội, nay thì bị sổ toẹt, coi
là hạng lưu manh. Còn Nguyễn Công Hoan vốn là một nhà giáo, trước
1945,đã được mấy tay tổ cọng sản vuốt ve, và dường như Nguyễn Công Hoan
cũng đã từng bỏ chút tiền còm của lương giáo viên mà nuôi nấng mấy ông
cộng sản!
Trước tình đời đen bạc, trước những lời vu khống nặng nề, quá phẫn
uất, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng đều ói máu, và té xuống bất tỉnh nhân
sự… Cả hội trường hốt hoảng tìm phương cứu chữa hai ông nhà văn. May
phước hai ông rồi cũng bình phục để sau này còn phải kéo cày phục vụ
Đảng! Nghe đâu một nhà thơ nữa cũng tức ói máu nhưng cả ba ông chưa mãn
số đoạn trường như lão Chu Du ỏ đất Đông Ngô ! Nghe đâu cũng nhờ việc
này, Đảng nới lỏng bàn tay cho nên các khoá rèn cán chỉnh quân sau này
cũng đỡ khổ. Nhưng trước hay sau, các đảng viên đã bước vào đoạn trường
là phải lột xác nếu không muôn về đuổi gà cho vợ. Rèn cán chỉnh quân là
một dịp khủng bố, một dịp thanh lọc. Hồi đó,trong xóm ngoài ngõ,trẻ
con,ngưòi lớn đều hát bài ” Vui mừng biên chế ” như sau:
“Tay nắm tay,chúng ta hát vui,
Trong biên chế vẫn vui cười.
Anh cán bộ thì tôi bộ đội,
Anh xí nghiệp thì tôi dân cày.
Chúng ta cùng hát vui reo cười vang !”
Trong biên chế vẫn vui cười.
Anh cán bộ thì tôi bộ đội,
Anh xí nghiệp thì tôi dân cày.
Chúng ta cùng hát vui reo cười vang !”
Muốn tồn tại, bị sa thải cũng phải vui cười. Nếu tức bực, cau có là
bị lôi vào phê bình vì cái tội bất mãn, nặng hơn nưã có thể bị quy tội
bất mãn, chống đối Đảng.Tội này có thể bị đem đi cải tạo!
Muốn tồn tại là phải mềm nhũn như con chi chi. Ai phê bình gì cũng
nhận. Nếu không thì phải bịa tội ra để chứng tỏ mình thành khẩn, ngoan
ngoản. Lẽ dĩ nhiên, mình cứ tỉm những tội nhẹ là được. Còn một khi đã bị
người phê bình, mình cương quyết không nhận tội thì hội nghị vẫn truy
kích mình mãi, bỏ ăn, bỏ uống, bỏ ngủ để bắt mình đầu hàng mói thôi.
Do đó,sau này,chúng ta thấy có những bản tự phê, tự kiểm của Xuân
Diệu, Thế Lữ, Lư Trọng Lư…Và sau này, chúng ta có thể vào thư viện Đảng,
tốn ít đồng để xem những bản tự phê,tự kiểm khác….
Sau 1954, Đặng Đình Hưng về Hà Nội phụ trách văn nghệ trung ương,cai
quản đài phát thanh, tòan quyền sinh sát khiến cho nhiều anh em văn nghệ
sĩ bực mình. Lúc bấy giờ ngôi sao đào hoa chiếu mạng họ Đặng. Một mỹ
nhân học nhạc ở Pháp về, lại chuyên vể dương cầm, được đưa vào phục vụ ở
đài phát thanh, dưới trướng Đặng Đình Hưng. Lửa gần rơm, lâu ngày cũng
bén, huống chi tài tử giai nhân, cho nên hai bên yêu nhau. Giai nhân này
đang thời xuân trẻ, lại vừa mất chồng. Chồng cuả nữ nhạc sĩ này vốn là
người trong gia đình cuả đồng chí Thái Văn Lung, một vị lãnh đạo Đảng đã
từ trần. Vị này dường như là em của Thái Văn Lung,sau được làm đại sứ
cọng sản tại Paris. Ông đại sứ mất sớm, để cho nữ nhạc sĩ đau buồn, phải
tính đi thêm bước nưã. Đây cũng là chuyện tình muôn thủa trái ngang. Nữ
nhạc sĩ gốc cộng sản bự này không yêu ai, lại yêu Đặng Đình Hưng !
Chúng ta không biết trong cuộc chạy đua này, có vị lãnh đạo Đảng nào
tham gia mà thất bại hay không, làm cho các vị lãnh đạo Đảng bực mình
ghê lắm ! Như đã nói, tại sao nữ nhạc sĩ này lại chọn Đặng Đình Hưng là
một người đàn ông đã có vợ ? Phong tục Việt Nam cũng như kỷ luật Đảng
rất nghiêm khắc, không chấp nhận việc yêu đương lăng nhăng. Trai tơ yêu
đương còn bị phê bình, kiểm thảo, huống hồ đàn ông có vợ (trừ mấy vị
lãnh đạo đảng như Lê Đức Thọ., Lê Duẫn..)! Theo con mắt của Đảng, Đặng
Đình Hưng đã không có đạo đức cách mạng. Đảng khuyến cáo, phê bình, hai
bên vẫn cứ yêu nhau. Đảng tức giận, chuyển công tác Đặng Đình Hưng,
nhưng hai bên lại càng nồng thắm hơn. Đặng Đình Hưng về quê bỏ bà vợ quê
mùa, rồi công khai ăn ở với giai nhân. Đảng lãnh đạo đã cử người đến
thuyết phục nữ nhạc sĩ. Đại ý nói rằng nữ nhạc sĩ muốn tái giá, Đảng
cũng không ngăn cấm, Đảng không bắt bà phải thủ tiết như thời phong
kiến, nhưng chồng xưa của bà cũng là một vị đại sứ, một cán bộ cao cấp
của Đảng. Nay bà muốn tái giá thì cũng nên giữ thể diện cho chồng, cho
Đảng. Phải lấy một người ở cấp lãnh đạo như chủ tịch nhà nước, tổng bí
thư đảng hay bộ trưởng trở lên, chớ sao lại lấy Đặng Đình Hưng, một tên
cà bơ cà bất trong hệ thống đảng?
Thấy mấy ông cộng sản chuyên chõ mũi vào chuyện riêng tư cuả mình, bà
nhạc sĩ nổi giận, mắng như tạt nước vào mặt vị sứ giả của Đảng ;”Yêu ai
là quyền tự do cuả bà, không ai có quyền ngăn cấm. Bà thích thằng ăn
mày, thì bà lấy thằng ăn mày. Bà mà không thích,thì bà ị vào mặt mấy
thằng từ bộ trưởng trở lên!”
Bà nhạc sĩ là con người văn nghệ, lại ở lâu trong ngoại giao, sao lại
nóng nảy như Trương Phi? Bà đã ở với cộng sản, bà không sợ nguy hiểm
hay sao mà ăn nói ngang ngược như thế? Bà không hiểu rằng mấy thằng từ
bộ trưởng trở lên là có bác Hồ, bác Tôn, thủ tướng Phạm văn Đồng, đại
tướng Võ Nguyên Giáp hay sao mà đòi ị vào mặt họ? Té ra dưới mắt bà,
những ngưòi này không là cái thá gì cả!
Người ta thường nói : ” Đen bạc đỏ tình .” Thật vậy. Đặng Đình Hưng
đẵ gặp được giai nhân. Kết quả của mối tình nồng cháy này là Đặng Thái
Sơn, con người trẻ tuổi tài hoa này đã trúng giải nhất dương cầm quốc
tế. Ngày áo gấm về quê, họ Đặng được báo chí trong nước phỏng vấn một
câu rất hóc buá :
” Nhờ ai mà nhạc sĩ đạt được kết quả ngảy hôm nay ?”
Câu trả lòi mọi ngừơi mong đợi như thường lệ là: Nhờ ơn bác, đảng .
Câu trả lòi mọi ngừơi mong đợi như thường lệ là: Nhờ ơn bác, đảng .
Không ngờ Đặng Thái Sơn trả lời :
” Tôi đạt được kết quả ngày hôm nay là nhờ mẹ tôi dạy dỗ. ”
Thật vậy, mẹ cuả Đặng Thái Son là một nhạc sĩ dương cầm cho nên đã
rèn luyện Đặng Thái Sơn từ thủơ nhỏ. Còn cha Đặng Thái Sơn thì sao ? Tại
sao Đặng Thái Sơn không nhắc đến cha ? Đây là một điều tế nhị. Đặng
Thái Sơn đưọc đi thi quốc tế không phải là đơn gỉản. Phải có sự vận
động, phải có chạy chọt chỗ này chỗ kia. Nhưng cha Đặng Thái Sơn thì sao
? Ông không có công lao gì hay sao?
Cha của Đặng Thái Sơn là người bị Đảng ghét bỏ,không nên nhắc tới là phải dù trong lòng chàng nhạc sĩ luôn kính yêu thân phụ.
Sau khi về Hà Nội, Đặng Đình Hưng gắn bó với Văn Cao, Nguyễn Hữu Đang
và tham gia vào Nhân Văn và Giai Phẩm . Nhiều người không hiểu rõ, cứ
tưởng Nhân Văn, Giai Phẩm là một. Cả hai đều xuất hiện trong năm 1956
tại Hà Nội, cả hai đều có ý hướng chống lại chủ trương của Đảng. Một bên
là của các văn nghệ sĩ quân đội, chủ trương tự do văn nghệ. Họ cho rằng
Đảng hãy để cho các văn nghệ sĩ tự do sáng tác, đừng bắt họ phải làm
thế này, làm thế nọ. Theo họ, chính trị đi vào thì văn nghệ đi ra. Còn
một bên là các đảng viên trẻ. Nguyễn Hữu Đang được coi như là lãnh tụ
đám này. Họ Nguyễn lúc bấy giờ công tác ở Đoàn Thanh Niên Cọng Sản Hồ
Chí Minh. Theo nột số người,Nguyễn Hữu Đang lúc ấy cho rằng Việt Nam
không nên đi theo Liên Xô,Trung Quốc vì cả hai nước này sẽ đi vào con
đường bại vong.Việt Nam nên hợp tác với các nước Đông Nam Á để tồn tại.
Nguyễn Hữu Đang biết Hồ chí Minh không đời nào nghe theo ý kiến này,và
ông tính vào Nam hợp tác với Ngô Đình Diệm để thực hiện chủ trương này.
Tuy là hai, nhưng Nhân Văn, Giai Phẩm cũng là một. Cả hai nhóm đều
xuất thân từ kháng chiến, đều là trí thức, có tinh thần cởi mở, thích tự
do, thấy xa nhìn rộng. Cả hai nhóm đều không chịu đựng nổi sự độc tài
và ngu dốt của Đảng. Nhiều ngừơi viết cho cả hai. Phan Khôi là chủ biên
của Nhân Văn đồng thời là cọng tác viên của Giai Phẩm. Và cũng nhiều bị
chết vì Nhân Văn, Giai Phẩm. Nguyễn Hữu Đang, Văn Cao, Đào Duy Anh, Phan
Khôi, Trần Dần, Thụy An, Đặng Đình Hưng….là chánh phạm .Một số khác bị
tai bay vạ gió, bị kết tội gián điệp, phản đảng. Tuy nhiên,một số lên
hương vì Nhân Văn,Giai Phẩm.Tố Hữu và Trần Độ, một vị tướng kiêm nhà văn
đã tiên phong tiêu diệt Nhân V8an Giai Phẩm, lập công đầu sau này trở
thành những nhân vật quan trọng trong chính trị và tư tưởng Đảng.Trần
Thanh Mại đói dài, nhảy ra đánh hôi, được ban chức giáo viên cấp ba. Văn
Cao,Trần Dần, Đặng Đình Hưng … bị đày lên miền sơn cước lao động. Trần
Đức Thảo ‘” Biết thân đến nước lạc loài ” cho nên trước khi đi vào tử
địa đã xách va ly đem vợ lên xe hoa về nhà bạn qúy cũng đã đi Tây và rất
Tây là Viện sĩ Nguyễn Khắc Viện! Còn Phan Khôi thì vừa bị đảng hành hạ,
đồng thời bị thằng con mất dạy là Phan Thao vốn là đại tá cộng sản chửi
bới không tiếc lời! Trong giai đoạn 1954-1956, nước mắt ở Việt Nam đã
nhiều hơn nước đại dụơng.Người ta đã khổ vì Đảng. Người ta càng khổ hơn
vì nhân tình thế thái. Mà đau khổ nhất là bị người thân yêu nhất của
mình chạy theo kẻ thù hành hạ, chửi bới mình, kết tội mình, hoặc im lặng
quay lưng!
Văn Cao là người được Đảng tin cậy nhất không những vì bài Tiên Quân
ca, mà còn vì đã lập công cho đảng.Người ta chỉ biết một Văn Cao nhạc sĩ
với những bài ca lãng mạn mà chính Phạm Duy cũng phải ca tụng. Người ta
chưa biết một Văn Cao võ nghệ siêu quần, một nhân viên trong ban ám sát
của Đảng. Bàn tay của Vản Cao dạo những cung đàn êm ái, nhưng cũng là
bàn tay vấy máu bao đảng viên Đại Việt, Quốc Dân Đảng, và bao đồng bào
vô tội khác. Có lần một buổi chiều trên đê Hồng Hà, Văn Cao đi công tác
bị máy bay bà-già ( máy bay thám thính ) đuổi bắn. Khi máy bay bắn bên
này thì Văn Cao chạy sang bờ đê bia kia ẩn núp. Hai bên chơi cút bắt như
vậy cho đến tối mịt. Cuối cùng viên phi công chịu thua, thả xuống một
két rượu vang chúc mừng Văn Cao! Nhưng Văn Cao cũng có diễm phúc vì đã
có một người bạn đời chân thành dù bà là một nông dân. Dù chồng bà bị
Đảng hành hạ,bị trong xóm ngoài làng khinh khi, bà vẫn ngẫng cao đầu. Bà
nói: ” Chúng nó cứ việc hành hạ chồng bà, nhưng khi làm lễ, khi chào
cờ, từ thằng to cho đến thằng nhỏ đều phải đứng dậy nghe bản nhạc của
chồng bà!”
Công cuộc cải tạo tư tưởng vốn phát xuất từ Trung Quốc. Một vị viện
trửơng âm nhạc ở Thượng Hải vốn là một tay dương cầm nổi tiếng. Hình như
ông cũng như Trần Đúc Thảo đều con nhà giàu, được cha mẹ cho sang học
tại Pháp nhưng lại muốn về nước phục vụ giai cấp vô sản dù Mao Trạch
Dông đã tuyên bố chống địa chủ, phong kiến và tuyên bố rằng bọn trí thức
không giá trị bằng bãi phân trâu!
Những nhà trí thức ngây thơ này đã hết lòng với Đảng nhưng ở lâu mới
biết lòng người! Vị viện trưởng này là một con người tài ba.Ông đã dùng
dương cầm mà diễn tả được âm nhạc cổ truyền của Trung Quốc. Đặc biệt,ông
dùng dương cầm diễn tả được tiếng sáo véo von ở chốn thôn quê.Thời
kháng Nhật, ông theo Mao Trạch Đông, sáng tác bản ” Dạ khúc đồng quê ”
nói lên tinh thần kháng Nhật của dân Trung Quốc, được Đảng đánh giá tốt.
Đến thời cải cách, ông lại sáng tác bản ‘” Tiếng sáo mục đồng ” để ca
tụng Đảng và Mao Chủ tịch. Cả hai lần, tác phẩm của ông được đánh giá
cao, đuợc phê là có tinh thần yêu nước. Nhưng trong đợt cải tạo tư
tưởng, ông bị đưa ra đấu tố tơi bời. Ông bị đưa ra hội trường, bắt quỳ
xuống nghe quần chúng phê bình. Họ nói rằng ông phản động. Thời kháng
Nhật, ông làm bản nhạc vui vẻ trong khi toàn thể nhân dân đau khổ vì
quân Nhật xâm lược. Còn thời cải cách, nông dân vui mừng vì được chia
ruộng đất, được đảng đem lại ấm no,hạnh phúc,thì ông lại làm bản nhạc
buồn rầu. Tội của ông phải đem ra xử bắn. Ông biện hộ rằng thời kháng
Nhật,ông đã sáng tác bản “Dạ khúc đồng quê”, đã được Đảng và Mao Chủ
tịch đánh giá cao. Gần đây,ông viết bản” Tiếng sáo mục đồng” cũng được
Đảng và nhân dân khen ngợi, cho nên đại hội không thể kết tội ông là
phản đảng.
Tuy nhiên, trước Đảng và nhân dân, ông cũng xin nhận tội là kém hiểu biết, còn non kém về chính trị. Ông hứa hẹn từ nay về sau, ông sẽ cố gắng học tập tốt, luôn luôn theo lời dạy của Mao Chủ tịch để công việc sáng tác nhạc đúng đường lối của Đảng và Mao Chủ tịch. Đáng lẽ ông bị đem ra xử bắn như những người khác đã bị kết tội phản đảng, nhưng nhờ ăn nói khôn khéo, lại số ông còn hên, nên ông chỉ bị đem đi lao động ở miền son cước một thời gian.
Tuy nhiên, trước Đảng và nhân dân, ông cũng xin nhận tội là kém hiểu biết, còn non kém về chính trị. Ông hứa hẹn từ nay về sau, ông sẽ cố gắng học tập tốt, luôn luôn theo lời dạy của Mao Chủ tịch để công việc sáng tác nhạc đúng đường lối của Đảng và Mao Chủ tịch. Đáng lẽ ông bị đem ra xử bắn như những người khác đã bị kết tội phản đảng, nhưng nhờ ăn nói khôn khéo, lại số ông còn hên, nên ông chỉ bị đem đi lao động ở miền son cước một thời gian.
Trong khoảng thời gian 30 tháng tư năm 1995,ở Việt Nam có nhiều lễ
lạc.Trong một buổi lễ kỷ niệm dường như là kỷ niệm ngày thành lập đài
phát thanh Việt Nam,các nhạc sĩ được mời tới tham dự và được phỏng
vấn.Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điều là người đã sáng tác nhiều bản nhạc,và cũng
là người có nhiều đóng góp, đã trả lời nhà báo phỏng vấn ông về cuộc đời
sáng tác nhạc của ông . Theo lời ông kể trước khán thính giả, thì ông
viết bản ” Giải phóng quân ” vào những ngày đầu cách mạng tháng tám,
được phổ biến khắp nơi để kêu gọi thanh niên tòng quân,trong đó có câu:
” Đoàn Giải phóng quân một lần ra đi,
Lòng có mong chi mau ngày trở về….”
Lòng có mong chi mau ngày trở về….”
Bài này được ca hát khắp nơi,và cũng là một bản nhạc hay nhất thời
đó. Sau ông bị phê bình vì thiếu lập trường, làm nản lòng thanh niên ,
bởi vì ra đi mà không trở về thì ai còn dám đi lính! Đến giai đoạn giải
phóng miền Mam, ông được lịnh sáng tác nhạc kêu gọi thanh niên lên đường
chống Mỹ Ngụy. Kinh nghiệm lần trước bị phê bình, lần này ông viết bản
nhạc có nội dung kêu gọi thanh niên hăng hái lên đường và hẹn ngày trở
lại . ” Cái lưỡi không xương lắm đường lắt lẽo ” ! Miệng chánh ủy trôn
trẻ cũng là phải. Lần này, ông cũng bị phê bình là thiếu lập trường, làm
nãn lòng quân đội bởi vì chưa ra đi mà đã mong trở về thì lòng dạ nào
mà chiến đấu!”
Nhạc sĩ nói tiếp: ” Nếu tôi được lịnh viết nhạc kêu gọi thanh niên
tòng quân lần thứ, ba, thì tôi sẽ viết: ‘ Ra đi rồi sẽ trở về, trở về
rồi lại ra đi, ra đi rồi lại trở về.”
Sau lời phát biểu của
Phan Huỳnh Điểu là những tiếng vỗ tay rào rào và tiếng cười ồn ào phòng
họp.Và những khán thính giả của đài phát thanh Sài gòn cũng được một
trận cười thích thú vì được bật mí những điều lạ lùng trong cuộc kháng
chiến do đảng lãnh đạo./.
Táo quân, cười được đến bao giờ?
Câu chuyện cũ với một cán bộ an ninh tôn giáo
Cách đây 10 năm, sau những lần tôi bị triệu tập lên cơ quan An ninh
điều tra” để “làm việc về những bài viết” nhưng hình như chưa đủ, thỉnh
thoảng an ninh tôn giáo lại “mời café nói chuyện”.
Một lần một Trung tá an ninh tôn giáo mời café để “nói chuyện” sau bài viết của “Ba mươi năm tội ác xâm lược biên giới, đâu rồi lòng yêu nước”.
Nội dung bài viết lên án hệ thống báo chí cộng sản đã câm miệng hến
hoàn toàn trước sự kiện kỷ niệm 30 năm Chiến tranh biên giới phía Bắc và
sự ươn hèn của một chế độ bạc nhược khiếp sợ trước kẻ thù.
Bài viết cũng đặt ra những câu hỏi về hệ thống những tên du côn, du
đãng, nghiện ngập được chính quyền huy động bao vây Tòa Tổng Giám mục Hà
Nội và Nhà thờ Thái Hà trong đêm, hô hào “Giết Kiệt, Giết Phụng” mà báo
chí cộng sản và cơ quan chính quyền, ngoại giao gọi là “quần chúng tự
phát” “vì lòng yêu nước” (sic) đã trốn ở đâu để những vong linh các liệt
sĩ nằm trên biên giới phải tủi hổ đắng cay khi hy sinh cho một chế độ
bạo tàn.
Trong buổi nói chuyện, viên Trung tá an ninh đặt vấn đề về bài viết của tôi. Buổi nói chuyện có nội dung cơ bản như sau:
- Anh viết như vậy là sự thật, vì anh trích dẫn rõ ràng. Nhưng
không phải sự thật nào cũng được nói ra. Bởi có những sự thật nói ra ảnh
hưởng đến những điều khác không có lợi.
Tôi trả lời ngay:
- Miễn là sự thật được nói lên, còn có lợi hay không, tùy theo người
đọc và hiểu. Là con người, đã nói là phải nói thật, chứ không phải vì
không có lợi cho mình thì không dám nói ra hoặc vì lợi mà nói dối.
- Nhưng có những sự thật nói ra có hại, chẳng hạn như một cô bé
bị hiếp dâm nếu khi xét xử báo chí nêu cụ thể ra thì cuộc đời nó còn gì
là tương lai?
- Chuyện bảo vệ Biên giới, lãnh thổ và lòng yêu nước của người dân
khác hẳn với chuyện hiếp dâm. Nếu chú ví chuyên Tàu xâm lược Việt Nam
như hiếp dâm một cô bé thì chú nhầm. Bởi Việt Nam đã trưởng thành từ
ngàn năm trước và đã chiến đấu và chiến thắng ngang ngửa chứ không phải
yếu thế để bị hiếp dâm như bây giờ.
Và nếu bị hiếp dâm mà nói ra, thì một người bị thiệt hại, còn hơn
lòng yêu nước của hàng triệu con người và lớp lớp những đứa trẻ khác bị
tiêu vong và cuối cùng là cả dân tộc làm nô lệ.
- Nhưng có những chuyện đảng và nhà nước làm nhân dân làm sao
biết được? Bởi có những chuyện người lớn làm không thể cho trẻ con biết.
- Tại sao lại không? Thế có nghĩa là đảng và nhà nước này tự coi mình
là cha mẹ, còn dân chúng toàn là trẻ con ngu ngơ nên không cần biết
việc cha mẹ chúng nó làm? Kể cả việc cha mẹ nó bán nhà đi đánh bạc và
nghiện hút? Chú cần biết rằng bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của toàn
dân. Huống chi đảng luôn tự xưng mình là đầy tớ nhân dân thì thử hỏi có
đời nào đầy tớ làm gì thì làm ông chủ không được biết hay không?
Không, không thể để đảng và nhà nước này tự do thông đồng với giặc và
thậm chí bán nước mà người dân là chủ đất nước này không hề được biết.
- Anh nói vậy chứ đảng và nhà nước ta luôn coi Trung Quốc là kẻ
thù, dù bên ngoài nói vậy là do hữu nghị, ngoại giao, còn thực tế thì
đảng vẫn coi Trung Quốc là kẻ thù.
- Chú nói thế, nghĩa là đảng và nhà nước này đã lừa đảo toàn thể nhân dân Việt Nam?
- Sao anh bảo là đảng lừa đảo?
- Thì đảng vẫn xưng rằng đó là bạn 16 chữ vàng và 4 tốt đấy thôi. Tại
sao nó là kẻ thù mà phải sợ nó để phải nói tránh, nói lái hoặc câm
miệng? Tại sao bên trong thì vẫn coi nó là kẻ thù mà bề ngoài nói với cả
đất nước rằng đó là bạn vàng?
Chừng như bị hố, anh ta quay sang nói về chuyện bài viết:
- Thôi, anh viết phê phán các hiện tượng xã hội thì tùy anh, nhưng cách viết của anh nó… nó quá.
- Quá như thế nào? Tớ viết đúng sự thật, nói lên suy nghĩ của mình
thì có chỗ nào là quá? Theo chú, nên viết như thế nào thì nó không quá?
Chừng như tôi hỏi đúng mục đích, anh ta tuôn ra một tràng như thuộc lòng:
- Thì như báo đài, truyền hình ta vẫn viết đấy thôi. Họ vẫn phê
phán, họ vẫn đề cập đến các vấn đề xã hội nhưng không như anh. Chẳng
hạn, anh có xem Táo quân cuối năm không?
Đấy, trên truyền hình Trung ương, họ vẫn phê phán các hiện tượng
xã hội bất công, vô lý đầy ra đấy. Chẳng hạn như vai Súy vân giả dại, họ
đã dùng nhân vật này để nói về những vấn đề mà nó nhạy cảm, nhưng người
ta hiểu và rất hưởng ứng… Tôi muốn nói với anh là để anh viết để đi vào
lòng người đọc, chứ không thì không có độc giả nào nghe anh đâu.
Tôi hỏi lại:
- Vậy có nghĩa là chú lo anh viết không có độc giả? Nếu anh viết
không có độc giả thì chú đâu phải lo đến thế? Thì anh cũng như muôn
người khác, nói mà người ta không nghe thì thôi. Chẳng ảnh hưởng gì đến
ai. Hay chú muốn đào tạo anh thành “lũ viết thuê” như Tố Hữu từng gọi?
Còn việc báo chí nhà nước, của đảng viết như thế nào, thì đó là đường
lối tuyên truyền theo lệnh đảng, viết sai hay đúng không quan trọng,
đúng ý đảng là được.
- Anh nói thế, làm gì có chuyện viết sai thực tế mà được.
- Chắc chú là an ninh tôn giáo, chú hiểu rõ nhất vụ Thái Hà, Tòa Khâm
sứ và báo chí đã bịa đặt như thế nào anh đã vạch rõ rất nhiều lần. Đúng
không? Chuyện dựng người đã chết bao nhiêu năm dậy để ý kiến phản đối
nhà thờ, chuyện hỏi ông này cắt xén hoặc bỏ vào miệng ông kia… chủ hiểu
rõ quá còn gì.
Còn việc chú vừa nói là Táo quân cuối năm. Theo anh, đó là đường lối
ngu dân của đảng, nhằm biến tội lỗi của đảng, của quan chức, những tệ
nạn xã hội do thể chế này gây ra đã bị biến thành chuyện bình thường,
thành chuyện cười, thành chuyện tất nhiên để người dân nhờn, quen và
không thấy bức xúc, phản ứng đối với các hiện tượng đó nữa.
Thế là người dân cứ như đàn lừa, gặp cỏ tươi cũng được nhưng gặp củi
khô hoặc gai trộn trong đó cho mình ăn thì cũng coi là chuyện tất nhiên.
Vì thế, tớ phản đối việc đưa lên truyền hình những chương trình như Táo quân cuối năm.
Nói đến đó, anh ta đứng dậy:
- Xin lỗi em phải về đón con.
Và không có dịp để trao đổi kỹ hơn với anh ta về Táo quân.
Táo quân, những trận cười vô bổ và có hại
Từ lâu, chương trình chọc cười cuối năm của Đài truyền hình Việt Nam
được dàn dựng trở thành một chương trình nhiều người xem. Thậm chí, nghe
nói rằng năm nay, vé đi xem táo quân trực tiếp còn đắt hơn cả vé xem
bóng đá trận chung kết.
Những vấn đề bức xúc trong xã hội, trong cuộc sống do “sự lãnh đạo
tuyệt đối của đảng” gây ra cho người dân phải chịu, phải ấm ức, phải
ngậm bồ hòn làm ngọt trong cả năm, để rồi cuối năm được Truyền hình nhà
nước đưa lên làm chuyện gây cười.
Ở đó, Thiên đình giống như một tổ chức đảng cộng sản, ngồi mặc áo
vàng trên ngai cao là một Ngọc Hoàng có đủ mọi quyền uy sinh sát mà
không cần bất cứ một luật lệ nào. Mọi phán xử đều theo cảm tính.
Nhưng oái oăm, Ngọc Hoàng lại là một anh chàng ngu ngốc chẳng hiểu
chút gì về mọi chuyện hạ giới. Tất cả đều nhận thông tin qua một đàn
“Táo” và hai tay chân là Nam Tào, Bắc Đẩu được “cộng sản hóa”, cũng tham
lam, cũng nhận hối lộ, cũng thiếu “chí công vô tư”… với những lời lẽ
nhiều khi chợ búa, tục tằn gây cười, nhưng có hại cho lớp trẻ.
Để rồi cuối cùng Ngọc Hoàng ra những phán quyết chung chung, đại khái và vô dụng.
Nhìn vai Ngọc Hoàng trong Táo quân, người ta thấy hình ảnh của tay
trùm Cộng sản hiện nay. Tất cả mọi lời phán xử đều chung chung vô hại,
đều nói giọng đạo đức mà chẳng để làm gì, tất cả mọi thông tin và cách
xử lý đều được coi là “thiên lệnh” mà không ai có thể chối cãi. Thậm chí
những câu nói của Ngọc Hoàng thiếu đi trí tuệ cần thiết và gây cười cho
thiên hạ là chuyện bình thường.
Để rồi năm sau, mọi bài vở lại diễn lại như năm trước, và Ngọc Hoàng
ngày càng béo ị, tham quyền cố vị đến thế mặc nhân gian nát bét mà không
ai chịu trách nhiệm.
Ở đó, Táo quân là hiện hình của các bộ trưởng, các ngành nghề ở Việt
Nam, mang đầy đủ những đặc tính quan chức cộng sản là “tranh công, đổ
lỗi” và những tội lỗi họ gây ra được biện minh một cách sống sượng và
hài hước.
Điều cần nói, là những tội lỗi họ gây ra, được hài hước hóa, được coi
thành những vấn đề chỉ mục đích gây cười mà thôi. Và nó xảy ra trong xã
hội là chuyện tất nhiên, chuyện không thể tránh khỏi và không có cách
chữa.
Ở đó, sau màn trình bày của Táo Giáo dục với những sự khích bác gây
cười, thì đó là hệ thống giáo dục nát bét, là chuyện lũng đoạn hệ thống
giáo dục từ phương hướng đến những chuyện như sách giáo khoa, giáo
trình. Là hàng loạt các kỳ thi đã nâng điểm đưa con quan cháu chức vào
thành thủ khoa ở các trường Đại học, để rồi những bộ óc gian manh, ngu
muội ấy lại ra làm lãnh đạo “là hồng phúc cho dân tộc”.
Ở đó là Táo Giao thông, đã được hài hóa những tội lỗi của mình. Nhưng
đằng sau đó, là tai nạn giao thông mỗi năm cướp đi hàng vạn người dân,
là BOT hút máu người dân bất chấp luật lệ và lẽ phải, là những công
trình ngàn tỷ vừa đầu tư đã xuống cấp do ăn cắp, ăn bớt.
Đó là Táo y tế, với việc coi mạng người như cỏ rác, coi y đức như
chuyện khôi hài… Là Táo điện lực, chi tiêu vô tội vạ, và tất cả những
hâu quả phá phách đó là đổ lên đầu thằng dân bằng giá điện…
Nhiều người cho rằng, dù bị ám chỉ, thì những người như Bộ Trưởng
Giao thông, Y tế, Giáo dục, Điện lực… và những ngành nghề đã chỉ ra sẽ
thấy xấu hổ mà kiềm chế, sửa chữa những điều đã chỉ ra chăng? Hoặc nếu
có liêm sỉ, thì sau đó, họ sẽ đệ đơn từ chức ngay lập tức?
Than ôi, trong chờ vào điều đó là vô vọng, là hão huyền. Bởi mảnh sành còn biết xấu hổ, chứ mặt người cộng sản thì không.
Đám táo quân và quần thần đó múa may trên sân khẩu, gây cười cho khán
giả, nhưng những hậu quả là thật, mạng sống bị cướp đi là thật.
Thế nhưng, chẳng có bao giờ các chương trình Táo quân dám chỉ thẳng
vào mặt Ngọc Hoàng mà rằng: Ông mới chính là nguyên nhân của mọi tội lỗi
ở phía dưới. Đám táo kia, chỉ là tay chân của ông, ông hãy biến đi khỏi
cái ngai vàng này để cho thiên hạ được thái bình.
Việc đưa những vấn đề xã hội lên màn ảnh, trở thành một hiện tượng
gây cười, chế nhaọ, nhưng lại để nó trở thành bình thường, không hề có
thái độ quyết liệt và đặt ra những yêu cầu cụ thể. Chỉ là việc làm cho
xã hội nhìn vào đó như chuyện thường ngày ắt phải có và đương nhiên phải
chịu.
Đó cũng là cách tiêm dần cho nhờn thuốc với các bệnh nhân, một thứ
vacxin chống lại các phản ứng xã hội đối với các bệnh dịch do Chủ nghĩa
Cộng sản và hệ thống chính trị này đem lại.
Và Táo quân đã hoàn thành xuất sắc vai trò đó.
Chỉ có điều, người dân Việt Nam sẽ cười được đến bao giờ?
Ngày 5/2/2019, Ngày mồng 1 tết Kỷ Hợi.
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Cảm xúc 17/2: Trò khỉ Cộng sản
Xe rác đặt chắn trước mặt Đức Thánh Trần
Bầy kỹ nữ hết thời múa may trước tượng đài Vua Lý
Công an bắt người yêu nước hết sức vô liêm sỉ
Giả dạng côn đồ chặn tưởng niệm những người vì đất nước quên thân.
Xin hỏi lịch sử tự ngàn xưa từ Triệu, Đinh, Lê, Lý, Trần
Nước Việt đã bao giờ có chính quyền khốn nạn, đớn hèn như thế?
Tội ác quân xâm lăng không lời nào xiết kể
Xác hàng vạn đồng bào, chiến sĩ buộc phải quên như một trò đùa
Bốn mươi năm đã qua, đất nước tựa ngục tù
Lòng yêu nước thương nòi là công cụ xây gông cùm cho dân tộc
Lãnh thổ thiêng liêng dần cắt rời Tổ Quốc
Để dâng cho bạn vàng của đảng ở Bắc phương
Người dân không còn được cất tiếng yêu thương
Không được cất tiếng nói cho giống nòi, dân tộc
Tôi thấy hận lũ sài lang, rắn độc
Đã rước họa về đất này: Loài Cộng sản vong nô
Đến khi nào vẫn “ơn đảng” và “Như có bác hồ”
Thì ngày đó, đất nước này vẫn tiếp tục chìm vào nô lệ
Dù “giải hạn, cúng sao”... bằng hàng triệu lá bùa hơn thế
Chẳng có lá bùa nào giải thoát được dân tộc u mê.
17/2/2019
JB Nguyễn Hữu Vinh
Bầy kỹ nữ hết thời múa may trước tượng đài Vua Lý
Công an bắt người yêu nước hết sức vô liêm sỉ
Giả dạng côn đồ chặn tưởng niệm những người vì đất nước quên thân.
Xin hỏi lịch sử tự ngàn xưa từ Triệu, Đinh, Lê, Lý, Trần
Nước Việt đã bao giờ có chính quyền khốn nạn, đớn hèn như thế?
Tội ác quân xâm lăng không lời nào xiết kể
Xác hàng vạn đồng bào, chiến sĩ buộc phải quên như một trò đùa
Bốn mươi năm đã qua, đất nước tựa ngục tù
Lòng yêu nước thương nòi là công cụ xây gông cùm cho dân tộc
Lãnh thổ thiêng liêng dần cắt rời Tổ Quốc
Để dâng cho bạn vàng của đảng ở Bắc phương
Người dân không còn được cất tiếng yêu thương
Không được cất tiếng nói cho giống nòi, dân tộc
Tôi thấy hận lũ sài lang, rắn độc
Đã rước họa về đất này: Loài Cộng sản vong nô
Đến khi nào vẫn “ơn đảng” và “Như có bác hồ”
Thì ngày đó, đất nước này vẫn tiếp tục chìm vào nô lệ
Dù “giải hạn, cúng sao”... bằng hàng triệu lá bùa hơn thế
Chẳng có lá bùa nào giải thoát được dân tộc u mê.
17/2/2019
JB Nguyễn Hữu Vinh
Bí thư Quận 1 Tp HCM: Giữ được đằng trôn, đằng… tượng bác quạ mổ
Tượng đài và công ơn tiền nhân
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta, những bậc tiền nhân đã có công lớn được tôn vinh bằng nhiều hình thức. Trước hết là những trang sử vàng chói lọi ghi lại những chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm với những tài năng, đức độ như những tấm gương cho muôn đời sau học tập tinh thần yêu nước thương nòi.
Nhiều tượng đài của những bậc tiền nhân có công lớn như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… được dựng để ghi nhớ công ơn của họ đã cống hiến cho đất nước có được giang sơn bền vững đến ngày hôm nay.
Những dịp tưởng nhớ đến tiền nhân, những điểm mốc lịch sử, người dân lại đến nơi có các tượng đài của họ để ôn lại những chiến công, kính nhớ đến công lao của họ và là những dịp để cho hậu thế lấy làm gương học tập.
Thời Cộng sản, những người cộng sản theo học thuyết Mác - Lenin vô thần, đứng đầu là Hồ Chí Minh luôn hô hào “nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, xóa bỏ mọi tư hữu để xây dựng một chế độ “công hữu”.
Ở đó, họ rêu rao rằng mọi người bình đẳng trước pháp luật, mọi công dân bình quyền như nhau, không có chế độ “quan cách mạng” mà chỉ là những “đầy tớ trung thành, tận tụy của nhân dân”.
Cũng ở đó, đã có một thời họ hò hét rằng những công lao, những chiến công đều là tập thể, trí tuệ tập thể… do vậy từ mọi sinh hoạt như ăn, ở, cưới vợ, làm nhà… thậm chí cả ngắm trăng tập thể.
Chính vì vậy, việc tôn sùng cá nhân là việc mà Chủ nghĩa Cộng sản luôn đặt ra hàng đầu cần phải tiêu diệt. Hệ thống tuyên giáo luôn kêu gào “học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh” rằng phải “Quét sạch chủ nghĩa cá nhân” trên toàn đất nước.
Vì thế, để ca ngợi Hồ Chí Minh (một hình thức tôn sùng cá nhân của cộng sản) Tố Hữu đã viết rằng:
“Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”.
Thế nhưng, chính người cộng sản, và cũng đứng đầu là Hồ Chí Minh lại chiếm số lượng đất đai làm lăng tẩm, lưu niệm, quãng trường, tượng đài khổng lồ nhất.
Không những là “tượng đồng” mà ngày nay, tượng đá, tượng xi măng của Hồ Chí Minh cũng đầy bên những vệ đường khắp cả nước.
Riêng lăng HCM ở Ba Đình, Hà Nội với một loạt công trình, nhà cửa, bảo tàng… hàng năm ngốn hàng ngàn tỷ đồng tiền thuế máu xương của nhân dân, chưa kể khắp nơi trên đất nước và thậm chí nhiều nơi trên thế giới tượng đài hàng ngàn tỷ đã và đang liên tục được xây dựng.
Và người dân không chỉ nuôi sống Hồ Chí Minh - đã có công rước chủ nghĩa Cộng sản vào giày xéo quê hương, đọa đày dân tộc này và làm tiêu vong lãnh thổ của Tổ Quốc – mà ngày nay, người dân lại cứ còng lưng một nắng hai sương, đi làm nô lệ, làm đĩ khắp năm châu bốn biển để dành tiền về nuôi dưỡng đống lăng tẩm, tượng đài của không chỉ là “quan cách mạng” mà là vua, là thần thánh của cộng sản.
Điều này đã là minh chứng rõ ràng, không thể chối cãi một câu nói đã trở thành chân lý của Cố Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu: “Hãy xem việc Cộng sản làm, đừng nghe lời cộng sản nói”.
Duy chỉ có một điều khác, dù hệ thống tuyên truyền đã biến Hồ Chí Minh thành thần, thánh… nhưng mỗi khi nhớ đến công lao tiền nhân dựng nước và giữ nước, những người dân Việt Nam lại đến các tượng đài đơn giản của Trần Hưng Đạo, Lý Thái Tổ, Quang Trung… mà không hề bén mảng đến tượng đài Hồ Chí Minh.
Bởi những tượng đài lớn nhất, vẫn là những tượng đài trong lòng mỗi người dân Việt.
Phản trắc, hỗn láo, vô ơn
Hàng năm, những ngày kỷ niệm, tưởng nhớ đến những người đã ngã xuống cho quê hương, đất nước, người dân Việt thường đến thắp hương tưởng nhớ tại Tượng đài Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn, tượng đài Lý Thái Tổ, Quang Trung ở Hà Nội.
Và hầu hết, những cuộc chiến oanh liệt nhất, rạng rỡ nhất trong lịch sử nước nhà, lại là những cuộc chiến từ ngàn đời nay chống lại sự bành trướng và xâm lăng của Trung hoa Đại Hán.
Kể từ khi đảng Cộng sản biến bọn bành trướng Phương Bắc, là kẻ thù của dân tộc thành bạn vàng của đảng, việc công dân Việt Nam tưởng nhớ đến công ơn những người đã dựng nước lại trở thành việc làm ngược ý đảng và bị ngăn chặn, đàn áp trắng trợn và khốc liệt.
Máu nhiều người đã đổ, thân xác nhiều người bị tù đày, nhiều gia đình đã phải ly tán… cũng chỉ vì tỏ lòng biết ơn những tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước.
Ngày 17/2/2019, kỷ niệm 40 năm trận chiến chống quân xâm lược Trung Quốc tại biên giới phía Bắc đất nước, nhiều nhân sỹ, trí thức đã cùng nhau đến để thắp hương tưởng niệm trước Tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội và tượng đài Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn.
Cuộc chiến biên giới phía Bắc bạo tàn do bạn vàng của đảng CSVN tiến hành. Cho đến nay, vong linh những đồng bào, chiến sĩ đã bỏ mình vì Tổ quốc trên biên giới với con số hàng vạn người vẫn còn ngậm ngùi đau đớn không yên trong sự ghẻ lạnh, lãng quên và những hành động phản trắc, vô ơn của nhà cầm quyền CSVN đối với họ.
Bởi vì, oái oăm thay, chính những người ngã xuống kia, họ đã phải ra trận trong một cuộc chiến xâm lược do chính bạn vàng cộng sản anh em tiến hành để “dạy cho đàn em cộng sản Việt Nam một bài học”. Nghĩa là họ đã phải ra đi vùi thây nơi biên giới chính vì những đường lối hành động của đảng cộng sản. Và họ đã ngã xuống để giữ cho cái ngai vàng Cộng sản được tồn tại và bền vững đến hôm nay.
Thế nhưng, đảng cộng sản đã làm gì để trả ơn họ?
Hàng năm, đã nhiều trò bẩn thỉu được nhà cầm quyền hèn hạ thi thố với người dân Việt Nam như cắt đá, nhảy nhót ưỡn ẹo, hở hang trước tượng đài Lý Thái Tổ hoặc cầm cờ búa liềm của Đảng CS ra ngăn cản người dân, nhằm cản phá những cuộc tưởng niệm.
Những hành động bẩn thỉu, đê hèn đó đã vạch rõ thái độ của nhà cầm quyền CSVN đối với lãnh thổ, tiền đồ của Tổ Quốc và sự tồn vong của dân tộc ra sao.
Nhưng năm nay, ngoài việc ngăn chặn bằng công an giả danh côn đồ, việc bắt bớ đã được tiến hành trắng trợn với những người còn nhớ đến công ơn những người đã ngã xuống vì Tổ Quốc.
Chưa hết, tại Sài Gòn, nhà cầm quyền CSVN còn làm một việc hết sức hỗn xược và vô ơn, làm nhục tiền nhân bằng cách dùng xe rác chặn trước mặt tượng Trần Hưng Đạo.
Khốn nạn hơn nữa, nhà cầm quyền CSVN đã cho cướp luôn lư hương đặt trước tượng đài này.
Hành động này ngay lập tức đã bị lên án kịch liệt.
Người dân phản ứng dữ dội với hành động hỗn xược và vô ơn này của nhà cầm quyền CSVN, xúc phạm nặng nề đến tâm linh, tinh thần yêu nước của người dân, phỉ nhổ vào truyền thống mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của cha ông ta để lại.
Và sự bịp bợm trơ tráo.
Trước những phản ứng dữ dội của người dân về hành động này, trả lời báo chí sáng 18-2, Bí thư Quận ủy quận 1 Trần Kim Yến nói “việc thờ phụng nên được đặt ở đình, đền, chùa sẽ đúng hơn. Đó là việc hết sức bình thường, mình đưa việc thờ phụng về đúng vị trí”.
Cần phải khẳng định ngay, việc đặt lư hương, nơi để người dân thắp hương kính nhớ tiền nhân đã là một nét đẹp, một nghi thức có tự ngàn đời nay của người dân Việt Nam vốn có tinh thần “uống nước nhớ nguồn”.
Việc đưa lư hương đi khỏi tượng đài Trần Hưng Đạo là là hành động nhục mạ, vô ơn với tiền nhân, với ông cha đã tốn bao núi xương, sông máu để xây đắp và giữ gìn bờ cõi cho đến nay.
Việc đưa lư hương đi khỏi nơi người dân sẽ tập trung vào đúng ngày 17/2/2019 là một hành động hỗn láo với người dân, bởi chính họ mới là người chủ đất nước này.
Việc đưa lư hương, là một hành động bất chính, hèn hạ và thể hiện sự lúng túng bởi chính những thái độ bán nước, không dám làm mất lòng bọn bành trướng Bắc Kinh của chính quyền CSVN.
Việc đưa lư hương đi khỏi đó, đã thể hiện bản chất nô lệ, đầu hàng của một chính quyền bán nước.
Điều đó không thể chối cãi.
Miệng con đĩ, trí học trò
Thế nhưng, như cha ông ta thường nói: “Đường đi hay tối, nói dối hay cùng” chính câu nói của Bí thư Quận ủy Quận 1 Trần Kim Yến đã đặt ra cho người dân một yêu cầu rất rõ ràng: “Hãy đưa tất cả việc thờ phụng về đình, đền, chùa”
Nếu điều này được khẳng định là đúng?
Vậy thì hãy đưa tất cả những việc thờ phụng, những lư hương, những nhang khói ra khỏi những tượng đài Hồ Chí Minh đang nhan nhản khắp đất nước này như Cần Thơ, Hòa Bình… Bởi đó không hề là đền, chùa, càng không phải là nơi thờ phụng.
Hãy đưa tượng Hồ Chí Minh ra khỏi đền, chùa, miếu mạo… bởi Hồ Chí Minh là người Cộng sản, theo chủ nghĩa Mác – Lenin vô thần, không theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, không tin có thần thánh hay Chúa, Phật… Bởi ngay cả khi chết, Hồ Chí Minh cũng chỉ “đi gặp cụ Các Mác, cụ Lenin” mà không hề thăm viếng cha mẹ, ông bà họ hàng thân thích hoặc ít nhất là các tiền nhân dựng nước và giữ nước xưa nay.
Vì vậy, việc đưa Hồ Chí Minh vào đền, chùa là sự xúc phạm các tôn giáo, đồng thời là việc xúc phạm nặng nề và khinh bỉ chính Hồ Chí Minh.
Ngay cả việc xây dựng hàng loạt các lăng tẩm, tượng đài, quãng trường Hồ Chí Minh khắp đất nước, cũng là sự phỉ nhổ vào lời kêu gọi “Quét sạch Chủ nghĩa cá nhân” mà Hồ Chí Minh đã từng kêu gọi, thậm chí viết thành sách để lại.
Và nếu việc đó được thực hiện như lời Bí thư Quận ủy Quận 1 Trần Kim Yến đã khẳng định, thì đất nước này thoát được cái đại họa tượng đài, lăng tẩm.
Và người dân Việt hàng năm đỡ hàng ngàn tỷ đồng cho những việc vô nghĩa của nhà cầm quyền dành cho các lăng tẩm, tượng đài…
Và chính Hồ Chí Minh thoát được miệng lưỡi người đời cứ nhắc lên đặt xuống khi biết những đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình bị sử dụng hết sức vô ích. Đồng thời thoát được sự sỉ nhục cho tư tưởng vô thần của mình, bởi bớt đi những cái cớ nuôi đám sâu mọt tham nhũng dựa vào Hồ Chí Minh như một tấm bình phong để sống bẩn thỉu trên máu xương người dân Việt.
Nếu không thực hiện được điều đó, mà chỉ nhằm che đậy hành động hỗn xược ngày 17/2 vừa qua, Trần Kim Yến đã phải lấp liếm như trên, thì đúng như tiền nhân đã nói, Trần Kim Yến đã biết chỉ lo “giữ đằng trôn, để đằng l(.) cho quạ mổ”.
Quả là như cha ông đã dặn “miệng con đĩ” thì làm sao thắng được “trí học trò” là vậy.
Ngày 18/2/2019
J.B Nguyễn Hữu Vinh
nguyenhuuvinh's blog
http://www.rfavietnam.com/node/5110
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta, những bậc tiền nhân đã có công lớn được tôn vinh bằng nhiều hình thức. Trước hết là những trang sử vàng chói lọi ghi lại những chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm với những tài năng, đức độ như những tấm gương cho muôn đời sau học tập tinh thần yêu nước thương nòi.
Nhiều tượng đài của những bậc tiền nhân có công lớn như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… được dựng để ghi nhớ công ơn của họ đã cống hiến cho đất nước có được giang sơn bền vững đến ngày hôm nay.
Những dịp tưởng nhớ đến tiền nhân, những điểm mốc lịch sử, người dân lại đến nơi có các tượng đài của họ để ôn lại những chiến công, kính nhớ đến công lao của họ và là những dịp để cho hậu thế lấy làm gương học tập.
Thời Cộng sản, những người cộng sản theo học thuyết Mác - Lenin vô thần, đứng đầu là Hồ Chí Minh luôn hô hào “nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, xóa bỏ mọi tư hữu để xây dựng một chế độ “công hữu”.
Ở đó, họ rêu rao rằng mọi người bình đẳng trước pháp luật, mọi công dân bình quyền như nhau, không có chế độ “quan cách mạng” mà chỉ là những “đầy tớ trung thành, tận tụy của nhân dân”.
Cũng ở đó, đã có một thời họ hò hét rằng những công lao, những chiến công đều là tập thể, trí tuệ tập thể… do vậy từ mọi sinh hoạt như ăn, ở, cưới vợ, làm nhà… thậm chí cả ngắm trăng tập thể.
Chính vì vậy, việc tôn sùng cá nhân là việc mà Chủ nghĩa Cộng sản luôn đặt ra hàng đầu cần phải tiêu diệt. Hệ thống tuyên giáo luôn kêu gào “học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh” rằng phải “Quét sạch chủ nghĩa cá nhân” trên toàn đất nước.
Vì thế, để ca ngợi Hồ Chí Minh (một hình thức tôn sùng cá nhân của cộng sản) Tố Hữu đã viết rằng:
“Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”.
Thế nhưng, chính người cộng sản, và cũng đứng đầu là Hồ Chí Minh lại chiếm số lượng đất đai làm lăng tẩm, lưu niệm, quãng trường, tượng đài khổng lồ nhất.
Không những là “tượng đồng” mà ngày nay, tượng đá, tượng xi măng của Hồ Chí Minh cũng đầy bên những vệ đường khắp cả nước.
Riêng lăng HCM ở Ba Đình, Hà Nội với một loạt công trình, nhà cửa, bảo tàng… hàng năm ngốn hàng ngàn tỷ đồng tiền thuế máu xương của nhân dân, chưa kể khắp nơi trên đất nước và thậm chí nhiều nơi trên thế giới tượng đài hàng ngàn tỷ đã và đang liên tục được xây dựng.
Và người dân không chỉ nuôi sống Hồ Chí Minh - đã có công rước chủ nghĩa Cộng sản vào giày xéo quê hương, đọa đày dân tộc này và làm tiêu vong lãnh thổ của Tổ Quốc – mà ngày nay, người dân lại cứ còng lưng một nắng hai sương, đi làm nô lệ, làm đĩ khắp năm châu bốn biển để dành tiền về nuôi dưỡng đống lăng tẩm, tượng đài của không chỉ là “quan cách mạng” mà là vua, là thần thánh của cộng sản.
Điều này đã là minh chứng rõ ràng, không thể chối cãi một câu nói đã trở thành chân lý của Cố Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu: “Hãy xem việc Cộng sản làm, đừng nghe lời cộng sản nói”.
Duy chỉ có một điều khác, dù hệ thống tuyên truyền đã biến Hồ Chí Minh thành thần, thánh… nhưng mỗi khi nhớ đến công lao tiền nhân dựng nước và giữ nước, những người dân Việt Nam lại đến các tượng đài đơn giản của Trần Hưng Đạo, Lý Thái Tổ, Quang Trung… mà không hề bén mảng đến tượng đài Hồ Chí Minh.
Bởi những tượng đài lớn nhất, vẫn là những tượng đài trong lòng mỗi người dân Việt.
Phản trắc, hỗn láo, vô ơn
Hàng năm, những ngày kỷ niệm, tưởng nhớ đến những người đã ngã xuống cho quê hương, đất nước, người dân Việt thường đến thắp hương tưởng nhớ tại Tượng đài Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn, tượng đài Lý Thái Tổ, Quang Trung ở Hà Nội.
Và hầu hết, những cuộc chiến oanh liệt nhất, rạng rỡ nhất trong lịch sử nước nhà, lại là những cuộc chiến từ ngàn đời nay chống lại sự bành trướng và xâm lăng của Trung hoa Đại Hán.
Kể từ khi đảng Cộng sản biến bọn bành trướng Phương Bắc, là kẻ thù của dân tộc thành bạn vàng của đảng, việc công dân Việt Nam tưởng nhớ đến công ơn những người đã dựng nước lại trở thành việc làm ngược ý đảng và bị ngăn chặn, đàn áp trắng trợn và khốc liệt.
Máu nhiều người đã đổ, thân xác nhiều người bị tù đày, nhiều gia đình đã phải ly tán… cũng chỉ vì tỏ lòng biết ơn những tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước.
Ngày 17/2/2019, kỷ niệm 40 năm trận chiến chống quân xâm lược Trung Quốc tại biên giới phía Bắc đất nước, nhiều nhân sỹ, trí thức đã cùng nhau đến để thắp hương tưởng niệm trước Tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội và tượng đài Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn.
Cuộc chiến biên giới phía Bắc bạo tàn do bạn vàng của đảng CSVN tiến hành. Cho đến nay, vong linh những đồng bào, chiến sĩ đã bỏ mình vì Tổ quốc trên biên giới với con số hàng vạn người vẫn còn ngậm ngùi đau đớn không yên trong sự ghẻ lạnh, lãng quên và những hành động phản trắc, vô ơn của nhà cầm quyền CSVN đối với họ.
Bởi vì, oái oăm thay, chính những người ngã xuống kia, họ đã phải ra trận trong một cuộc chiến xâm lược do chính bạn vàng cộng sản anh em tiến hành để “dạy cho đàn em cộng sản Việt Nam một bài học”. Nghĩa là họ đã phải ra đi vùi thây nơi biên giới chính vì những đường lối hành động của đảng cộng sản. Và họ đã ngã xuống để giữ cho cái ngai vàng Cộng sản được tồn tại và bền vững đến hôm nay.
Thế nhưng, đảng cộng sản đã làm gì để trả ơn họ?
Hàng năm, đã nhiều trò bẩn thỉu được nhà cầm quyền hèn hạ thi thố với người dân Việt Nam như cắt đá, nhảy nhót ưỡn ẹo, hở hang trước tượng đài Lý Thái Tổ hoặc cầm cờ búa liềm của Đảng CS ra ngăn cản người dân, nhằm cản phá những cuộc tưởng niệm.
Những hành động bẩn thỉu, đê hèn đó đã vạch rõ thái độ của nhà cầm quyền CSVN đối với lãnh thổ, tiền đồ của Tổ Quốc và sự tồn vong của dân tộc ra sao.
Nhưng năm nay, ngoài việc ngăn chặn bằng công an giả danh côn đồ, việc bắt bớ đã được tiến hành trắng trợn với những người còn nhớ đến công ơn những người đã ngã xuống vì Tổ Quốc.
Chưa hết, tại Sài Gòn, nhà cầm quyền CSVN còn làm một việc hết sức hỗn xược và vô ơn, làm nhục tiền nhân bằng cách dùng xe rác chặn trước mặt tượng Trần Hưng Đạo.
Khốn nạn hơn nữa, nhà cầm quyền CSVN đã cho cướp luôn lư hương đặt trước tượng đài này.
Hành động này ngay lập tức đã bị lên án kịch liệt.
Người dân phản ứng dữ dội với hành động hỗn xược và vô ơn này của nhà cầm quyền CSVN, xúc phạm nặng nề đến tâm linh, tinh thần yêu nước của người dân, phỉ nhổ vào truyền thống mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của cha ông ta để lại.
Và sự bịp bợm trơ tráo.
Trước những phản ứng dữ dội của người dân về hành động này, trả lời báo chí sáng 18-2, Bí thư Quận ủy quận 1 Trần Kim Yến nói “việc thờ phụng nên được đặt ở đình, đền, chùa sẽ đúng hơn. Đó là việc hết sức bình thường, mình đưa việc thờ phụng về đúng vị trí”.
Cần phải khẳng định ngay, việc đặt lư hương, nơi để người dân thắp hương kính nhớ tiền nhân đã là một nét đẹp, một nghi thức có tự ngàn đời nay của người dân Việt Nam vốn có tinh thần “uống nước nhớ nguồn”.
Việc đưa lư hương đi khỏi tượng đài Trần Hưng Đạo là là hành động nhục mạ, vô ơn với tiền nhân, với ông cha đã tốn bao núi xương, sông máu để xây đắp và giữ gìn bờ cõi cho đến nay.
Việc đưa lư hương đi khỏi nơi người dân sẽ tập trung vào đúng ngày 17/2/2019 là một hành động hỗn láo với người dân, bởi chính họ mới là người chủ đất nước này.
Việc đưa lư hương, là một hành động bất chính, hèn hạ và thể hiện sự lúng túng bởi chính những thái độ bán nước, không dám làm mất lòng bọn bành trướng Bắc Kinh của chính quyền CSVN.
Việc đưa lư hương đi khỏi đó, đã thể hiện bản chất nô lệ, đầu hàng của một chính quyền bán nước.
Điều đó không thể chối cãi.
Miệng con đĩ, trí học trò
Thế nhưng, như cha ông ta thường nói: “Đường đi hay tối, nói dối hay cùng” chính câu nói của Bí thư Quận ủy Quận 1 Trần Kim Yến đã đặt ra cho người dân một yêu cầu rất rõ ràng: “Hãy đưa tất cả việc thờ phụng về đình, đền, chùa”
Nếu điều này được khẳng định là đúng?
Vậy thì hãy đưa tất cả những việc thờ phụng, những lư hương, những nhang khói ra khỏi những tượng đài Hồ Chí Minh đang nhan nhản khắp đất nước này như Cần Thơ, Hòa Bình… Bởi đó không hề là đền, chùa, càng không phải là nơi thờ phụng.
Hãy đưa tượng Hồ Chí Minh ra khỏi đền, chùa, miếu mạo… bởi Hồ Chí Minh là người Cộng sản, theo chủ nghĩa Mác – Lenin vô thần, không theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, không tin có thần thánh hay Chúa, Phật… Bởi ngay cả khi chết, Hồ Chí Minh cũng chỉ “đi gặp cụ Các Mác, cụ Lenin” mà không hề thăm viếng cha mẹ, ông bà họ hàng thân thích hoặc ít nhất là các tiền nhân dựng nước và giữ nước xưa nay.
Vì vậy, việc đưa Hồ Chí Minh vào đền, chùa là sự xúc phạm các tôn giáo, đồng thời là việc xúc phạm nặng nề và khinh bỉ chính Hồ Chí Minh.
Ngay cả việc xây dựng hàng loạt các lăng tẩm, tượng đài, quãng trường Hồ Chí Minh khắp đất nước, cũng là sự phỉ nhổ vào lời kêu gọi “Quét sạch Chủ nghĩa cá nhân” mà Hồ Chí Minh đã từng kêu gọi, thậm chí viết thành sách để lại.
Và nếu việc đó được thực hiện như lời Bí thư Quận ủy Quận 1 Trần Kim Yến đã khẳng định, thì đất nước này thoát được cái đại họa tượng đài, lăng tẩm.
Và người dân Việt hàng năm đỡ hàng ngàn tỷ đồng cho những việc vô nghĩa của nhà cầm quyền dành cho các lăng tẩm, tượng đài…
Và chính Hồ Chí Minh thoát được miệng lưỡi người đời cứ nhắc lên đặt xuống khi biết những đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình bị sử dụng hết sức vô ích. Đồng thời thoát được sự sỉ nhục cho tư tưởng vô thần của mình, bởi bớt đi những cái cớ nuôi đám sâu mọt tham nhũng dựa vào Hồ Chí Minh như một tấm bình phong để sống bẩn thỉu trên máu xương người dân Việt.
Nếu không thực hiện được điều đó, mà chỉ nhằm che đậy hành động hỗn xược ngày 17/2 vừa qua, Trần Kim Yến đã phải lấp liếm như trên, thì đúng như tiền nhân đã nói, Trần Kim Yến đã biết chỉ lo “giữ đằng trôn, để đằng l(.) cho quạ mổ”.
Quả là như cha ông đã dặn “miệng con đĩ” thì làm sao thắng được “trí học trò” là vậy.
Ngày 18/2/2019
J.B Nguyễn Hữu Vinh
nguyenhuuvinh's blog
http://www.rfavietnam.com/node/5110
NGƯU TẦM NGƯA, MÃ TẦM MÃ
Cả
nước chộn rộn, quan chức chạy ngược chạy xuôi, học sinh phải nghỉ học,
chợ búa phải đóng cửa, xe cộ bị cấm lưu thông, cờ quạt búa xua, công an
như muỗi, người dân bị canh cửa bằng côn đồ và công an...
Nửa nước phía Bắc bị tê liệt một phần, tiền dân đổ ra như nước lã, như giấy vụn mang đi đốt.
Tất cả chỉ để chi đống tiền ra đón một tên được mệnh danh là "Côn đồ quốc tế".
Chính hắn và cha ông hắn đã và đang đày đọa hàng chục triệu người Bắc Triều Tiên hàng mấy chục năm nay. Nhiều triệu người bị chết đói, nhiều trẻ em bị suy kiệt cho đến chết.
Chính hắn đã không ngần ngại giết cả anh trai hắn bằng biện pháp dã man.
Chính hắn đã ra lệnh giết chú, dượng và những người thân thích cũng như hàng vạn đồng chí của hắn đã nâng đỡ cha con, ông cháu hắn.
Khi mà một con người làm điều thất nhân đức, có thể là do một cá tính.
Nhưng khi cả ba thế hệ nhà hắn đều như thế, nghĩa là máu côn đồ, máu lạnh và sự bất nhân, tính thú vật đã thuộc vào giòng giống nhà hắn xưa nay.
Đó là quái vật chứ không phải con người.
Khi mà chính hắn không thể trừ sự tàn bạo, dã man cho chính anh em ruột của hắn, của thân thuộc, họ hàng nhà hắn, thì không có điều gì hắn không dám làm.
Huống chi mấy đám dân cuồng cộng chỉ là cái rác không đến gần để làm bẩn được chân hắn mà chỉ chịu rét cầm cờ đứng từ xa vẫy vẫy.
Và Cha ông hắn, cũng như hắn đã sống một cuộc sống vương giả ngoài sức tưởng tượng của những bậc vua chúa.
Ngay cả việc hắn đến họp nhờ nhà người ta mà hoạnh họe đủ trò, cũng đã nói lên tính cách của hắn ra sao.
Chính hắn đã cho người móc nối với một công dân Việt Nam đưa vào một tội ác tày trời.
Chính ông cha hắn và tiếp nối hà hơi tiếp sức cho bọn Polpot thọc dao sau lưng người dân Việt Nam bằng những cuộc tàn sát đẫm máu ở biên giới Tây Nam.
Chính cha ông hắn đã là đồng minh theo đuôi Trung Cộng trong cuộc chiến xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979.
Và hắn đã và đang thể hiện vai trò "côn đồ quốc tế" bắt người dân nhịn đói để lao theo vũ khí nguyên tử, đem dọa thế giới kiếm ăn.
Hắn là một Chí Phèo thời nay còn sót lại trên thế giới.
Và hắn được Bá Kiến của làng Vũ Đại mời sang nhà chơi, ăn uống và đón tiếp nhiệt tình.
Cái ngu, là dân làng Vũ Đại vẫn có những đứa hớn hở đón hắn. Dù hắn và Bá Kiến chỉ lo bắt đám dân đó vẫy cờ, dẹp đường, nhịn đói hoan hô.
Một cái xương từ trong bàn ăn của chúng rơi ra, cũng sẽ không đến đám dân làng Vũ Đại ấy.
Dân làng Vũ Đại ấy, chỉ được lo chuẩn bị những đồng sưu thuế để cho bọn Bá Kiến đủ tiền thù tiếp côn đồ cho hợp với câu ngạn ngữ: Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã".
26/2/2019, Ngày đón Kim Dâng Un đến Hà Nội.
JB Nguyễn Hữu Vinh
Nửa nước phía Bắc bị tê liệt một phần, tiền dân đổ ra như nước lã, như giấy vụn mang đi đốt.
Tất cả chỉ để chi đống tiền ra đón một tên được mệnh danh là "Côn đồ quốc tế".
Chính hắn và cha ông hắn đã và đang đày đọa hàng chục triệu người Bắc Triều Tiên hàng mấy chục năm nay. Nhiều triệu người bị chết đói, nhiều trẻ em bị suy kiệt cho đến chết.
Chính hắn đã không ngần ngại giết cả anh trai hắn bằng biện pháp dã man.
Chính hắn đã ra lệnh giết chú, dượng và những người thân thích cũng như hàng vạn đồng chí của hắn đã nâng đỡ cha con, ông cháu hắn.
Khi mà một con người làm điều thất nhân đức, có thể là do một cá tính.
Nhưng khi cả ba thế hệ nhà hắn đều như thế, nghĩa là máu côn đồ, máu lạnh và sự bất nhân, tính thú vật đã thuộc vào giòng giống nhà hắn xưa nay.
Đó là quái vật chứ không phải con người.
Khi mà chính hắn không thể trừ sự tàn bạo, dã man cho chính anh em ruột của hắn, của thân thuộc, họ hàng nhà hắn, thì không có điều gì hắn không dám làm.
Huống chi mấy đám dân cuồng cộng chỉ là cái rác không đến gần để làm bẩn được chân hắn mà chỉ chịu rét cầm cờ đứng từ xa vẫy vẫy.
Và Cha ông hắn, cũng như hắn đã sống một cuộc sống vương giả ngoài sức tưởng tượng của những bậc vua chúa.
Ngay cả việc hắn đến họp nhờ nhà người ta mà hoạnh họe đủ trò, cũng đã nói lên tính cách của hắn ra sao.
Chính hắn đã cho người móc nối với một công dân Việt Nam đưa vào một tội ác tày trời.
Chính ông cha hắn và tiếp nối hà hơi tiếp sức cho bọn Polpot thọc dao sau lưng người dân Việt Nam bằng những cuộc tàn sát đẫm máu ở biên giới Tây Nam.
Chính cha ông hắn đã là đồng minh theo đuôi Trung Cộng trong cuộc chiến xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979.
Và hắn đã và đang thể hiện vai trò "côn đồ quốc tế" bắt người dân nhịn đói để lao theo vũ khí nguyên tử, đem dọa thế giới kiếm ăn.
Hắn là một Chí Phèo thời nay còn sót lại trên thế giới.
Và hắn được Bá Kiến của làng Vũ Đại mời sang nhà chơi, ăn uống và đón tiếp nhiệt tình.
Cái ngu, là dân làng Vũ Đại vẫn có những đứa hớn hở đón hắn. Dù hắn và Bá Kiến chỉ lo bắt đám dân đó vẫy cờ, dẹp đường, nhịn đói hoan hô.
Một cái xương từ trong bàn ăn của chúng rơi ra, cũng sẽ không đến đám dân làng Vũ Đại ấy.
Dân làng Vũ Đại ấy, chỉ được lo chuẩn bị những đồng sưu thuế để cho bọn Bá Kiến đủ tiền thù tiếp côn đồ cho hợp với câu ngạn ngữ: Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã".
26/2/2019, Ngày đón Kim Dâng Un đến Hà Nội.
JB Nguyễn Hữu Vinh
Các yếu tố dẫn tới biến cố 19/8/1945 và sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (phần 1)
Thứ Sáu, 03/22/2019 - 11:12 — nguyenvubinh
Có thể nói, những thay đổi tình hình chính trị thế giới có ảnh hưởng,
tác động lớn tới tình hình chính trị Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Việt
Nam sau hơn nửa thế kỷ nằm dưới sự đô hộ của Pháp đã có những biến
chuyển rất sâu rộng và mạnh mẽ, khi cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai
mới bắt đầu. Thực dân Pháp thua trận tại châu Âu, và tại Đông Dương,
Pháp đã đầu hàng Nhật để Nhật đem quân vào chiếm đóng Đông Dương. Đông
Dương là một thuộc địa đặc biệt của đế quốc Nhật, nơi chính quyền thuộc
địa của một nước Tây Phương không bị người Nhật thay thế. Điều này đã
hình thành bối cảnh hết sức phức tạp ở Việt Nam, gồm cả những khó khăn
và thuận lợi. Kết cục của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai, một lần nữa
đã mở ra một cơ hội cho Việt Nam, và là nguyên nhân chính dẫn tới biến
cố 19/8/1945.
1/ Yếu tố quan trọng nhất, sự kết thúc thế chiến thứ II đồng nghĩa với kết thúc sự đô hộ của ngoại bang ở Việt Nam
Trong suốt Cuộc chiến tranh Thế giới lần thứ hai, Đông Dương nói
chung và Việt Nam nói riêng sở dĩ còn giữ nguyên được bộ máy chính
quyền đô hộ của Pháp, vì Pháp đã đầu hàng Nhật ngay khi nước Pháp thua
trận ở châu Âu, và Nhật đem quân vào chiếm đóng, đồng thời sử dụng Đông
Dương như một căn cứ quân sự để tấn công vào các quốc gia lân cận như
Philippine, Mã Lai, Indonexia... Nhà nước bảo hộ Pháp ở Đông Dương đã
tích cực hợp tác với Nhật về mọi mặt, nhất là phục vụ cho cuộc chiến của
Nhật.
Nhưng tình hình đã thay đổi vào cuối năm 1944. Khi đó, chiến
thắng của quân đồng minh đã trở nên rõ rệt. Tại châu Âu, ở mặt trận phía
tây, Paris đã được giải phóng và liên quân phương Tây đã đến bờ sông
Rhin trong khi tại mặt trận phía đông, Hồng quân Liên Xô đã tiến vào Ba
Lan và sát tới biên giới Đức. Tháng 8/1944, tướng Charles de Gaulle
thành lập chính phủ lâm thời Pháp. Tại thái Bình Dương, quân đội Mỹ đã
chiến thắng trong cuộc hải chiến lớn nhất ở vịnh Leyte vào cuối tháng
10/1944 và tiến chiếm quần đảo Philippines trong khi tại Miến Điện, quân
Anh - Ấn cũng mở đầu chiến dịch giải phóng Miến Điện sau khi đánh bại
quân Nhật tại Imphal.
Quân Mỹ sau khi chiếm được Philippines đã mở mặt trận tấn công
Nhật tại Đông Dương. Một trận tấn công của Mỹ vào cảng Sài Gòn đã đánh
chìm 40 tàu Nhật, đồng thời hạm đội Mỹ xuất hiện, đánh chìm nửa số tàu
chở dầu của Nhật, và pháo kích những căn cứ của Nhật dọc theo vùng biển
miền Trung. Đối với quân đội Nhật, đây là một dấu hiệu rõ rệt rằng Mỹ sẽ
cho quân đổ bộ vào Đông Dương. Nhận thức được không thể nào cùng lúc
chống cự lại quân đồng minh trong khi bên cạnh mình có một chính quyền
và một quân đội thù nghịch, quân đội Nhật đã lên kế hoạch và thực hiện
việc lật đổ chính quyền Pháp tại Đông Dương, đó là ngày 09/3/1945.
Một chính quyền đô hộ bị lật đổ trong khi lực lượng lật đổ chính
quyền đó (Nhật) không còn tương lai đã đưa đến cho Việt Nam một cơ hội
ngàn năm có một. Một khoảng trống quyền lực đã lộ rõ mà tất cả các đảng
phái, lực lượng đều nhận thức được. Chính vì vậy có thể nói, kết cục của
cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai là tiền đề, và là yếu tố quan trọng
nhất dẫn tới biến cố 19/8/1945.
2/ Quyết tâm của một tổ chức có thực lực, có bài bản và kỷ luật, được rèn luyện liên tục trong đấu tranh
Đảng cộng sản như đã biết, là một tổ chức được thành lập từ năm
1930, có một quá trình hoạt động liên tục 15 năm trải rộng trên toàn
quốc và hải ngoại. Với sự hậu thuẫn về đường lối, lý luận, tổ chức và
kinh tài toàn diện của Quốc tế Cộng sản, đã đi sâu vào các tầng lớp nhân
dân, đặc biệt là các tầng lớp lao khổ, công nhân và nông dân. Họ đã tạo
ra, đã tập dượt các cuộc nổi dậy, khởi nghĩa thậm chí vận động quốc tế.
Điều đó đã chứng tỏ khả năng của một tổ chức chính trị có thực lực.
Nhưng, để dẫn đến biến cố 18/9, điều cần đặc biệt nhấn mạnh đó là quyết
tâm của những thành viên của đảng cộng sản.
Trái với những tuyên truyền sau này của những người cộng sản,
ông Hồ Chí Minh và những lãnh tụ cộng sản cũng không có một khái niệm
nào rõ ràng chiến tranh sắp đột nhiên chấm dứt. Nhưng cũng như tất cả
các đảng phái khác, họ tích cực chuẩn bị để đợi “một thời cơ thuận
tiện”, một cuộc đổ bộ của Đồng Minh vào Việt Nam hoặc Nhật Bản đầu hàng
để nổi lên cướp chính quyền.
Hội nghị Tân Trào, được ông Hồ Chí Minh triệu tập với đại biểu
của tất cả các đảng bộ đảng cộng sản Đông Dương từ khắp ba miền đất
nước và hải ngoại nhằm bàn đến một chiến lược hành động trong những năm
tới. Do nhận được tin tức mật báo của nhóm biệt động Mỹ ở Côn Minh, rằng
Nhật Bản sắp sửa đầu hàng. Ngày 12/8, Ủy ban chấp hành lâm thời khu
giải phóng Thái Nguyên của Việt Minh đưa ra một lệnh: “Tổng khởi nghĩa”
tuyên bố rằng Nhật đã đầu hàng và được đồng minh chấp thuận. Hội nghị
Tân Trào cho thành lập một “Ủy ban khởi nghĩa” gồm 5 người. Hội nghị Tân
Trào bắt đầu từ ngày 13/8 và kết thúc vào ngày 15/8. Chiều ngày 15/8,
cả đài phát thanh của Đồng Minh và Nhật đều loan báo tin Nhật Hoàng
Hirohito đã đích thân ra lệnh cho các lực lượng của Nhật đầu hàng. Sang
ngày 16/8, Việt Minh bắt đầu họp Quốc Dân Đại Hội. Vì thời gian cấp bách
nên đại hội chỉ họp được có hai ngày 16 và 17 là chấm dứt. Mục tiêu
chính của Đại hội này là bầu ra một Ủy ban Giải phóng Quốc gia có vai
trò như một chính phủ lâm thời. Nhưng trong khi Lệnh Tổng khởi nghĩa,
quyết định cướp chính quyền chưa được thông báo cho các địa phương (vì
cách thức liên lạc thời bấy giờ) thì tại Hà Nội việc cướp chính quyền đã
xảy ra.
Điều đáng nói là, với tính kỷ luật sắt, rất chặt chẽ và tàn bạo
trong đảng cộng sản, nhưng những người cộng sản tại các địa phương, đặc
biệt là Hà Nội, đã bỏ qua để thực hiện việc cướp chính quyền. Họ chưa
biết việc cướp chính quyền thành công hay thất bại, nhưng họ biết chắc
chắn sẽ chịu kỷ luật trong đảng vì đã hành động khi chưa được lệnh, chưa
được cho phép nhưng họ vẫn thực hiện. Việc kỷ luật đã được chứng minh,
khi thành phần chính phủ được công bố vắng mặt của tất cả những người
đứng ra tổ chức việc cướp chính quyền tại Hà Nội, đồng thời cuối tháng
8, đảng cộng sản đã cải tổ lại thành ủy Hà Nội thay hết đảng ủy cũ bằng
những người mới. Chỉ có thể lý giải bằng việc biết rõ mục tiêu chiếm
đoạt chính quyền và quyết tâm của những người đã thực hiện điều này. Qua
những tài liệu để lại, thì thành ủy Hà Nội cũng họp bàn và có các dự
báo, bước đi giống như trung ương đảng cộng sản họp bàn ở Tân Trào. Điều
này cho thấy, tổ chức và hoạt động của đảng cộng sản bài bản và quy củ.
3/ Sự thiếu thống nhất và thiếu quyết đoán của các đảng phái Quốc gia
Với sự sụp đổ của đế quốc Nhật, và sự tan rã của chính phủ Trần
Trọng Kim, quyền lực chính trị tại Việt Nam trở thành một khoảng trống.
Đây chính là cơ hội “ngàn năm một thủa” cho những ai nhanh chân trong
việc trám được vào khoảng trống quyền lực này.Trong cuộc chạy đua giành
quyền lực đó có ba phe chính: Đảng cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt
Minh của họ, các đảng phái cách mạng quốc gia và Pháp với âm mưu quay
trở lại cai trị Việt Nam.
Trước năm 1938, chỉ có một đảng cách mạng quốc gia độc nhất là
Việt Nam Quốc Dân Đảng. Nhưng đảng này sau thất bại của cuộc khởi nghĩa
Yên Bái đã hầu như bị tan rã ở trong nước. Đảng có một chi nhánh hải
ngoại hoạt động tập trung tại miền Nam Trung Quốc, phần chính là tại
tỉnh Vân Nam với các đảng viên trong giới những người Việt sống dọc theo
tuyến đường xe lửa Hải Phòng - Vân Nam là lực lượng chính. Chính phủ
Mặt trận Bình Dân lên nắm quyền ở Pháp,với một chính sách cai trị tương
đối cởi mở hơn cùng việc ân xá trả tự do cho số đông các tù chính trị đã
mở đường cho một loạt những đảng cách mạng mới hình thành. Đó là các
đảng: Đại Việt Dân Chính của Nguyễn Tường Tam, Đại Việt Quốc Dân Đảng
của Trương Tử Anh, Đại Việt Duy Dân của Nguyễn Ngọc Thanh (tức Lý Đông
A), Việt Nam Quốc Dân đảng cũng hoạt động trở lại. Tại miền Nam, các
nhóm Cộng sản đệ Tứ của Tạ Thu Thâu cùng với những giáo phái như Hòa
Hảo, Cao Đài... Quân đội Nhật chiếm đóng Đông Dương kể từ cuối năm 1940
đã tạo ra một cơ hội cho việc hoạt động của một số đảng cách mạng. Tại
miền Trung, Đại Việt Phục Hưng của anh em ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình
Nhu cũng được thành lập. Ngoài ra còn có Việt Nam Tân Chính Đảng của
Phạm Đình Cương…
(còn nữa)
Hà Nội, ngày 22/3/2019
N.V.B
http://www.rfavietnam.com/node/5205
Thứ Bảy, 03/23/2019 - 12:28 — nguyenvubinh
http://www.rfavietnam.com/node/5210
Các yếu tố dẫn tới biến cố 19/8/1945 và sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tiếp theo và hết)
…
Sau cuộc đảo chính ngày 09/3/1945 lật đổ chính quyền Pháp đã tạo cơ hội cho các đảng phái mở rộng hoạt động của mình. Các đảng phái đã liên minh, liên kết cũng như chuyển hoạt động từ hoải ngoại về trong nước. Tại miền Nam cũng có những cố gắng nhằm thống nhất hoạt động của các đảng không cộng sản trong đó người chủ xướng quan trọng nhất là Tạ Thu Thâu. Ông đã có một chuyến đi xuyên Việt, và sang tận Côn Minh để tìm cách kết hợp các đảng phái quốc gia thành một mặt trận thống nhất chống lại Mặt trận Việt Minh do đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo. Nhưng mọi cố gắng của ông để thuyết phục thành lập một mặt trận đối đầu với Việt minh đều không đạt được kết quả nào.
Cụ thể trong những ngày nước sôi lửa bỏng đầu tháng 8/1945, các đảng phái cách mạng quốc gia đã có Hội nghị, cũng như chuẩn bị lực lượng cho hành động giành chính quyền. Hội nghị được tổ chức vào ngày 14/8, có đầy đủ đại diện các đảng phái quốc gia. Tuy nhiên, hội nghị đã không thống nhất được mục tiêu quan trọng nhất, đó là giành chính quyền ngay lập tức. Có mấy lý do dẫn tới việc không thống nhất được mục tiêu trong hội nghị và quyết tâm trong hành động thực tế như sau:
Một là, việc giành chính quyền khi đó bắt buộc phải có sự đồng ý của Nhật Bản, tức là phải thương lượng, làm việc và hợp tác với Nhật Bản. Nhiều đảng phái quốc gia đã lo ngại khi đồng minh vào sẽ không (hoặc khó) công nhận chính phủ đã hợp tác với Nhật Bản.
Hai là, vẫn e ngại lực lượng của Pháp, có thể thừa cơ làm một cuộc cướp chính quyền. Khoảng ngày 10/8, Hà Nội đã có tin đồn về việc Pháp âm mưu nổi dậy, và khám phá ra một kho vũ khí tại một biệt thự người Pháp. Sau đó lại có tin đồn về việc một đại diện của Pháp đã gặp Toàn quyền Nhật đề nghị cho phép Pháp đổ bộ lên cảng Hải Phòng. Chính từ những tin đồn về lực lượng của Pháp, dẫn tới sự việc đáng tiếc trong thực tế. Chiều ngày 17/8, ông Nguyễn Xuân Tiếu (Đại Việt Quốc Xã), sau khi các đảng phái quốc gia không thống nhất được việc giành chính quyền, đã quyết định một mình làm cuộc đảo chính. Ông Nguyễn Xuân Tiếu đã đem 300 quân tiến vào phủ Khâm Sai lấy cớ là một cuộc biểu tình đòi chính quyền bắt giữ tất cả những người Pháp. Nhưng đang trong lúc sự việc diễn ra, có một cán bộ trong Đại Việt Quốc Gia Liên Minh tới mật báo: “Quân Pháp vốn bị Nhật giam giữ ở trong Thành đã đào lên lấy được một số vũ khí quan trọng mà chúng đã chôn dấu từ trước, và quyết định hôm nay sẽ tràn ra đánh chiếm Hà Nội”. Ông Tiếu được yêu cầu tạm lui để chặn đánh quân Pháp trước rồi sáng mai sẽ đoạt chính quyền. Trong lúc ông Tiếu còn đang do dự thì ông Trương Tử Anh đạp xe đạp tới cũng báo tin như trên đồng thời yêu cầu ông Tiếu giao 300 thanh niên vũ trang để điều đi bố trí khắp nơi đề phòng quân Pháp từ trong thành đánh ra. Kế hoạch cướp chính quyền của ông Nguyễn Xuân Tiếu vì vậy không thành vì sáng ngày 18/8, cuộc Mít tinh của Tổng Hội Công chức tại Hà Nội bị lợi dụng biến thành cuộc biểu tình phô trương sức mạnh của Việt Minh. Mọi diễn biến đã chuyển sang tình thế khác.
Ba là, không đánh giá đúng bản chất và thực lực của Đảng Cộng sản, của Mặt trận Việt Minh. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới việc các đảng phái quốc gia đã bỏ lỡ cơ hội giành chính quyền trong khi lực lượng vũ trang vượt trội so với Việt Minh tại Hà Nội. Theo các tài liệu của cộng sản, lực lượng Việt Minh tại Hà Nội lúc đó có khoảng 800 người chia làm 10 đơn vị với khoảng 90 khẩu súng, ngoài ra chỉ có giáo mác, dao, gậy vv... Trong khi đó, về phía quốc gia và chính quyền, nguyên lực lượng bảo an binh đã có 1500 người được trang bị vũ trang đầy đủ, chưa kể lực lượng cảnh sát. Về phía các đảng quốc gia, lực lượng vũ trang của Đại Việt và Việt Nam Quốc Dân Đảng cũng không dưới năm sáu trăm người.
Trong Hội nghị các đảng phái quốc gia, ông Trương Tử Anh đã phát biểu, và được nhiều đại diện đảng phái đồng tình: “Cuộc cách mạng nào cũng chỉ đi đến mục đích là giành lại độc lập cho tổ quốc, Việt Minh hay đoàn thể nào cũng vậy. Nếu Việt Minh nắm được chính quyền, chúng ta sẽ tham gia hướng dẫn họ trong công cuộc phục vụ nhân dân. Nếu họ trở mặt,lúc đó chúng ta sẽ lấy nhân dân làm hậu thuẫn mà hạ họ xuống. Vả lại lực lượng của họ không có gì cho chúng ta lo ngại. Nếu nay chúng ta dùng vũ lực với họ thì chắc chắn sẽ có đổ máu. Cộng sản chưa thấy đâu mà thấy ngay dân chúng bị tàn sát. Sau này lịch sử sẽ quy tội chúng ta là tham cầu địa vị, gây nên cảnh nồi da xáo thịt, tội đó há riêng một cá nhân gánh chịu”.
Cũng có ý kiến phản đối, và nêu chính xác bản chất của Đảng cộng sản và Mặt trận Việt Minh của ông Lê Khang, một trong số đại diện của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Đó là: “Đến giờ phút này các anh vẫn chưa hiểu rõ Việt Minh Cộng Sản là như thế nào cả nữa là dân chúng. Tôi xin nói thẳng các anh đừng mất lòng. Cộng sản họ sẵn sàng đi đôi với tất cả các thế lực dù là thực dân Pháp hay quân phiệt Tàu, để làm sao tiêu diệt được những người cách mạng dân tộc chúng ta. Nếu nay để cho cộng sản nắm được chính quyền thì , họ sẽ đặt tình thế trước sự đã rồi. Chúng ta sẽ đi đến chỗ tự sát. Cộng sản sẽ áp dụng mọi thủ đoạn để tiêu diệt chúng ta ngay, họ sẽ tuyên truyền với quần chúng rằng chúng ta là những tên phản động, phản quốc, việt gian. Chúng ta không nên đóng vài trò thụ động. Không được phép chờ họ khủng bố mới đánh trả lại. Chúng ta nên tấn công họ trước mới nắm được phần thắng vào mình. Chúng ta nắm được chính quyền, chỉ thu số súng đạn của Bảo An binh cũng có tới 5000 khẩu súng. Cộng thêm với súng đủ loại của kho Ngọc Hà của Pháp mà Nhật tước được có trên 20.000 khẩu mà nay Nhật sẵn sàng trao trả lại cho chúng ta. Với lực lượng ấy, chúng ta có thể lập được ba sư đoàn cách mạng quân để đối phó với tình thế tiến tới một chính quyền thống nhất toàn quốc”. Ý kiến có tính chiến lược và tiên tri của ông Lê Khang đã không được chấp thuận và Hội nghị tan rã mà không có quyết định gì.
Thông qua hai ý kiến của hai đại diện đảng phái quốc gia, có thể nói, sự thiếu thống nhất và thiếu quyết đoán do nhận định không đúng về bản chất và thực lực của cộng sản Việt Nam đã khiến cho các đảng phái quốc gia bỏ lỡ cơ hội ngàn năm một thủa. Khi mà sự thuận lợi hoàn toàn đứng về phía họ, trong thời khắc quyết định.
---------
Sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một bước ngoặt lịch sử. Nếu xét dưới góc độ tình huống cách mạng, có thể đó là một điều tiếc nuối khi các đảng phái quốc gia cũng có cơ hội và tương đối thuận lợi hơn đảng cộng sản. Tuy nhiên, xét theo quá trình hoạt động và sự xứng đáng, một đảng có sự thống nhất, có thực lực mạnh nhất và trải qua thời gian đấu tranh lâu dài, lại được sự hậu thuẫn của một tổ chức hùng mạng là Quốc tế Cộng sản, nhà nước đó ra đời cũng là hợp lô-gic. Điều mà ngay cả những người cộng sản cao cấp khi cướp chính quyền cũng không thể nghĩ và hình dung được, những thảm họa mà nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đó sau này sẽ gây ra cho đất nước và nhân dân lại khủng khiếp và lâu dài đến như vậy. Lịch sử không có chữ nếu, mà lịch sử thường dạy cho những bài học: khi người dân không thường xuyên cảnh giác, với những cái ác và cái xấu, họ có thể sẽ nhận được những thực tế tồi tệ hơn cả những điều khủng khiếp nhất mà con người có thể tưởng tượng ra./.
Hà Nội, ngày 23/3/2019
N.V.B
Sau cuộc đảo chính ngày 09/3/1945 lật đổ chính quyền Pháp đã tạo cơ hội cho các đảng phái mở rộng hoạt động của mình. Các đảng phái đã liên minh, liên kết cũng như chuyển hoạt động từ hoải ngoại về trong nước. Tại miền Nam cũng có những cố gắng nhằm thống nhất hoạt động của các đảng không cộng sản trong đó người chủ xướng quan trọng nhất là Tạ Thu Thâu. Ông đã có một chuyến đi xuyên Việt, và sang tận Côn Minh để tìm cách kết hợp các đảng phái quốc gia thành một mặt trận thống nhất chống lại Mặt trận Việt Minh do đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo. Nhưng mọi cố gắng của ông để thuyết phục thành lập một mặt trận đối đầu với Việt minh đều không đạt được kết quả nào.
Cụ thể trong những ngày nước sôi lửa bỏng đầu tháng 8/1945, các đảng phái cách mạng quốc gia đã có Hội nghị, cũng như chuẩn bị lực lượng cho hành động giành chính quyền. Hội nghị được tổ chức vào ngày 14/8, có đầy đủ đại diện các đảng phái quốc gia. Tuy nhiên, hội nghị đã không thống nhất được mục tiêu quan trọng nhất, đó là giành chính quyền ngay lập tức. Có mấy lý do dẫn tới việc không thống nhất được mục tiêu trong hội nghị và quyết tâm trong hành động thực tế như sau:
Một là, việc giành chính quyền khi đó bắt buộc phải có sự đồng ý của Nhật Bản, tức là phải thương lượng, làm việc và hợp tác với Nhật Bản. Nhiều đảng phái quốc gia đã lo ngại khi đồng minh vào sẽ không (hoặc khó) công nhận chính phủ đã hợp tác với Nhật Bản.
Hai là, vẫn e ngại lực lượng của Pháp, có thể thừa cơ làm một cuộc cướp chính quyền. Khoảng ngày 10/8, Hà Nội đã có tin đồn về việc Pháp âm mưu nổi dậy, và khám phá ra một kho vũ khí tại một biệt thự người Pháp. Sau đó lại có tin đồn về việc một đại diện của Pháp đã gặp Toàn quyền Nhật đề nghị cho phép Pháp đổ bộ lên cảng Hải Phòng. Chính từ những tin đồn về lực lượng của Pháp, dẫn tới sự việc đáng tiếc trong thực tế. Chiều ngày 17/8, ông Nguyễn Xuân Tiếu (Đại Việt Quốc Xã), sau khi các đảng phái quốc gia không thống nhất được việc giành chính quyền, đã quyết định một mình làm cuộc đảo chính. Ông Nguyễn Xuân Tiếu đã đem 300 quân tiến vào phủ Khâm Sai lấy cớ là một cuộc biểu tình đòi chính quyền bắt giữ tất cả những người Pháp. Nhưng đang trong lúc sự việc diễn ra, có một cán bộ trong Đại Việt Quốc Gia Liên Minh tới mật báo: “Quân Pháp vốn bị Nhật giam giữ ở trong Thành đã đào lên lấy được một số vũ khí quan trọng mà chúng đã chôn dấu từ trước, và quyết định hôm nay sẽ tràn ra đánh chiếm Hà Nội”. Ông Tiếu được yêu cầu tạm lui để chặn đánh quân Pháp trước rồi sáng mai sẽ đoạt chính quyền. Trong lúc ông Tiếu còn đang do dự thì ông Trương Tử Anh đạp xe đạp tới cũng báo tin như trên đồng thời yêu cầu ông Tiếu giao 300 thanh niên vũ trang để điều đi bố trí khắp nơi đề phòng quân Pháp từ trong thành đánh ra. Kế hoạch cướp chính quyền của ông Nguyễn Xuân Tiếu vì vậy không thành vì sáng ngày 18/8, cuộc Mít tinh của Tổng Hội Công chức tại Hà Nội bị lợi dụng biến thành cuộc biểu tình phô trương sức mạnh của Việt Minh. Mọi diễn biến đã chuyển sang tình thế khác.
Ba là, không đánh giá đúng bản chất và thực lực của Đảng Cộng sản, của Mặt trận Việt Minh. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới việc các đảng phái quốc gia đã bỏ lỡ cơ hội giành chính quyền trong khi lực lượng vũ trang vượt trội so với Việt Minh tại Hà Nội. Theo các tài liệu của cộng sản, lực lượng Việt Minh tại Hà Nội lúc đó có khoảng 800 người chia làm 10 đơn vị với khoảng 90 khẩu súng, ngoài ra chỉ có giáo mác, dao, gậy vv... Trong khi đó, về phía quốc gia và chính quyền, nguyên lực lượng bảo an binh đã có 1500 người được trang bị vũ trang đầy đủ, chưa kể lực lượng cảnh sát. Về phía các đảng quốc gia, lực lượng vũ trang của Đại Việt và Việt Nam Quốc Dân Đảng cũng không dưới năm sáu trăm người.
Trong Hội nghị các đảng phái quốc gia, ông Trương Tử Anh đã phát biểu, và được nhiều đại diện đảng phái đồng tình: “Cuộc cách mạng nào cũng chỉ đi đến mục đích là giành lại độc lập cho tổ quốc, Việt Minh hay đoàn thể nào cũng vậy. Nếu Việt Minh nắm được chính quyền, chúng ta sẽ tham gia hướng dẫn họ trong công cuộc phục vụ nhân dân. Nếu họ trở mặt,lúc đó chúng ta sẽ lấy nhân dân làm hậu thuẫn mà hạ họ xuống. Vả lại lực lượng của họ không có gì cho chúng ta lo ngại. Nếu nay chúng ta dùng vũ lực với họ thì chắc chắn sẽ có đổ máu. Cộng sản chưa thấy đâu mà thấy ngay dân chúng bị tàn sát. Sau này lịch sử sẽ quy tội chúng ta là tham cầu địa vị, gây nên cảnh nồi da xáo thịt, tội đó há riêng một cá nhân gánh chịu”.
Cũng có ý kiến phản đối, và nêu chính xác bản chất của Đảng cộng sản và Mặt trận Việt Minh của ông Lê Khang, một trong số đại diện của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Đó là: “Đến giờ phút này các anh vẫn chưa hiểu rõ Việt Minh Cộng Sản là như thế nào cả nữa là dân chúng. Tôi xin nói thẳng các anh đừng mất lòng. Cộng sản họ sẵn sàng đi đôi với tất cả các thế lực dù là thực dân Pháp hay quân phiệt Tàu, để làm sao tiêu diệt được những người cách mạng dân tộc chúng ta. Nếu nay để cho cộng sản nắm được chính quyền thì , họ sẽ đặt tình thế trước sự đã rồi. Chúng ta sẽ đi đến chỗ tự sát. Cộng sản sẽ áp dụng mọi thủ đoạn để tiêu diệt chúng ta ngay, họ sẽ tuyên truyền với quần chúng rằng chúng ta là những tên phản động, phản quốc, việt gian. Chúng ta không nên đóng vài trò thụ động. Không được phép chờ họ khủng bố mới đánh trả lại. Chúng ta nên tấn công họ trước mới nắm được phần thắng vào mình. Chúng ta nắm được chính quyền, chỉ thu số súng đạn của Bảo An binh cũng có tới 5000 khẩu súng. Cộng thêm với súng đủ loại của kho Ngọc Hà của Pháp mà Nhật tước được có trên 20.000 khẩu mà nay Nhật sẵn sàng trao trả lại cho chúng ta. Với lực lượng ấy, chúng ta có thể lập được ba sư đoàn cách mạng quân để đối phó với tình thế tiến tới một chính quyền thống nhất toàn quốc”. Ý kiến có tính chiến lược và tiên tri của ông Lê Khang đã không được chấp thuận và Hội nghị tan rã mà không có quyết định gì.
Thông qua hai ý kiến của hai đại diện đảng phái quốc gia, có thể nói, sự thiếu thống nhất và thiếu quyết đoán do nhận định không đúng về bản chất và thực lực của cộng sản Việt Nam đã khiến cho các đảng phái quốc gia bỏ lỡ cơ hội ngàn năm một thủa. Khi mà sự thuận lợi hoàn toàn đứng về phía họ, trong thời khắc quyết định.
---------
Sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một bước ngoặt lịch sử. Nếu xét dưới góc độ tình huống cách mạng, có thể đó là một điều tiếc nuối khi các đảng phái quốc gia cũng có cơ hội và tương đối thuận lợi hơn đảng cộng sản. Tuy nhiên, xét theo quá trình hoạt động và sự xứng đáng, một đảng có sự thống nhất, có thực lực mạnh nhất và trải qua thời gian đấu tranh lâu dài, lại được sự hậu thuẫn của một tổ chức hùng mạng là Quốc tế Cộng sản, nhà nước đó ra đời cũng là hợp lô-gic. Điều mà ngay cả những người cộng sản cao cấp khi cướp chính quyền cũng không thể nghĩ và hình dung được, những thảm họa mà nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đó sau này sẽ gây ra cho đất nước và nhân dân lại khủng khiếp và lâu dài đến như vậy. Lịch sử không có chữ nếu, mà lịch sử thường dạy cho những bài học: khi người dân không thường xuyên cảnh giác, với những cái ác và cái xấu, họ có thể sẽ nhận được những thực tế tồi tệ hơn cả những điều khủng khiếp nhất mà con người có thể tưởng tượng ra./.
Hà Nội, ngày 23/3/2019
N.V.B
Vì sao một số trẻ em HN phải đi vẫy cờ đón khách quốc tế?
Một trong những
hình ảnh thường thấy khi khách quốc tế đến thăm lãnh đạo Việt Nam là
hàng đoàn em học sinh vẫy cờ ở Phủ Chủ tịch tại Hà Nội.
Với nhịp
độ hội nhập, giao tiếp quốc tế tăng lên và vị thế ngoại giao của
Việt Nam ngày càng cao, các đoàn khách sang cũng ngày một nhiều.
Ngay
tuần này là Thủ tướng Hà Lan, Mark Rutte, người tưởng như đã phải hoãn
chuyến thăm Việt Nam vì bế tắc Brexit ở EU, nhưng cuối cùng cũng tới Hà
Nội.
Ra đón ông Rutte có thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và người ta lại thấy một hàng em nhỏ chờ sẵn với cờ hai nước.
Chuyến thăm hẳn là quan trọng cho hai bên, và Hà Lan là nước nhỏ nhưng có vai trò lớn tại EU.
Bản thân ông Rutte cũng rất có uy tín với lãnh đạo Đức, Pháp trong vấn đề Brexit và hiệp định thương mại EU-VN.
Nhưng
một ngày trong tuần mà các em nhỏ phải nghỉ học đi vẫy cờ đón khách Hà
Lan là chuyện khá lạ, và có lẽ chỉ còn xảy ra ở Việt Nam.
Một
nghi thức ngoại giao - để trẻ em sắp hàng, vẫy cờ, tặng hoa lãnh đạo
quốc tế - có thể rất hay từ ngày xưa, nhưng nay không còn phù hợp.
Nhất là khi các lễ này xảy ra khá liên tục, ảnh hưởng đến thời gian nghỉ, học tập và cả sức khoẻ của học sinh.
Các nước khác trên thế giới, kể cả Trung Quốc, Nga và khối gốc XHCN cũ, đã không còn đưa trẻ em tham gia nghi lễ quốc gia.
Lễ
đón ở Tòa Bạch Ốc bên Mỹ, ở Westminster tại Anh, hay Điện Elysee ở
Pháp thì tôi không bao giờ thấy có trẻ em, vì việc của các em là đi
học, theo luật giáo dục.
Đón khách là việc của ai?
Đón khách là việc của đội danh dự và phải công nhận ở nhiều nước họ làm vừa hào nhoáng, vừa oai nghiêm.
Chẳng hạn như các kỵ binh Ý đội mũ đầu rồng, đeo gươm, giáp trụ chỉnh tề đón Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Rome gần đây.
Sau đó, họ hộ tống chiếc xe chở ông Tập đi trên phố.
Khi
Tổng thống Moon Jae-in tới Moscow tháng 6/2018, đón ông tại Điện
Kremlin là Tổng thống Putin với đội danh dự đeo kiếm mạ vàng, trông
thật sang trọng.
Một biệt lệ xảy ra hồi khá lâu rồi ở Đức.
Năm 2013, tổng thống Barack Obama thăm Berlin và ta có thể thấy các học sinh Đức đón ông cùng tổng thống Joachim Gauck.
Nhưng sự có mặt của các em nhỏ Đức có ý nghĩa rất cụ thể cho chuyến thăm.
Họ
là học sinh trường quốc tế JF Kennedy, nơi ông Obama đến thăm để nhắc
lại vai trò của tổng thống Kennedy, cùng lời phát biểu nổi tiếng 'Ich bin einer Berliner' của ông năm 1963, nhằm nêu cao cam kết an ninh mà Hoa Kỳ muốn giữ với các đồng minh châu Âu.
Tương
tự như vậy, tôi nghĩ nếu có điều kiện thì Việt Nam nên tổ chức để
lãnh đạo quốc tế giao tiếp với học sinh, sinh viên theo cách khác.
Còn
để các em nhỏ, có khi còn chỉ quá tuổi mẫu giáo nghỉ học, ra đứng nắng,
hoặc chịu thời tiết gió lạnh chỉ để vẫy cờ từ xa, là điều không cần
thiết.
Ở tuổi nhỏ như vậy, chưa chắc các em đã biết khách
quốc tế thực sự là ai, và hình ảnh lễ đón cũng chẳng nhờ có các em mà
Việt Nam ghi thêm điểm hữu nghị.
Nhìn chung, thế giới bây giờ
gặp phải làn sóng chống tầng lớp trên (anti-establishment) nên dư luận
rất ghét các nghi lễ tốn kém.
Quan chức EU gặp nhau ở thượng đỉnh Brexit cũng chỉ có uống nước trắng lúc họp.
Tôi
thấy khi Thủ tướng Theresa May sang EU chạy vạy xin gia hạn Brexit chỉ
có bà ấy đi với một vệ sĩ kiêm lái xe, còn ông Olly Robbins, trưởng
đoàn đàm phán Anh tự đeo ba-lô, kéo thêm vali đựng tài liệu, chứ không
có ai bưng bê gì giúp.
Việc học sinh Hà Nội đi vẫy cờ có thể
khiến người nước ngoài đặt câu hỏi, các em đi chơi hay đi làm, và đi
làm thì hóa ra trẻ Việt Nam phải lao động?
Nên chăng là bố trí
để các vị khách nước ngoài, nếu họ muốn, đến thăm một lớp học ở Hà Nội
hoặc TPHCM để giao lưu thực sự với học sinh.
Chỉ việc nhìn tận
mắt phong cách của một khách quốc tế (tất nhiên còn tùy khách) có thể
tạo cảm hứng cho học sinh Việt Nam có ước mơ lớn hơn.
Đó là
chuyện tích cực đã xảy ra ở Anh khi bà Michelle Obama thăm một trường
đông trẻ em gốc Hồi giáo và da màu ở London hồi 2009.
Và chúng ta cũng đừng nghĩ với các khách quốc tế, việc bắt tay lãnh đạo chủ nhà là điều họ nóng lòng mong chờ.
Đôi khi họ mong được gặp người dân, nhất là thanh thiếu niên, để biết 'nhịp đập' tương lai của quốc gia đó.
Bà
Obama, khi không còn là đệ nhất phu nhân Mỹ, quay lại thăm trường
Elizabeth Garrett Anderson (EGA) ở Islington năm 2018, và vẫn được đón
như thượng khách.
Michelle Obama nói chính học sinh trường ở
London đã tạo cảm hứng cho bà tiếp tục hoạt động xã hội, viết sách và
đấu tranh vì quyền của người nhập cư bên Mỹ.
Bài học ở đây là học sinh và trẻ em có thể đóng vai trò quan trọng trong ngoại giao quốc tế nếu chúng ta biết làm cho thật hay.
Xem thêm:
No comments:
Post a Comment