SƠN TRUNG
Vào một ngày cuối thu
năm l95…, các văn nghệ sĩ ở các chiến khu miền Bắc được lệnh mang khăn
gói lên đưòng đi Việt Bắc dự khóa rèn cán chỉnh quân. Tham dự khóa này
có Văn Cao,Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan , Đặng Đình Hưng (bố Đặng Thái
Sơn), Tô Vũ…
Trong ngày đầu tiên,
một cán bộ cao cấp lên thuyết trình vể tội ác của thực dân Pháp đối với
nhân dân châu Phi. Trong lúc viên cán bộ đang thao thao bất tuyệt ở trên
bàn chủ tọa,bỗng nhiên ở hàng thính giả, có tiếngnhư trời long đất
lỏ:”Im cái miệng chó mày lại ! Đồ phản dân hại nước ! Đồ tay sai thực
dân đế quốc! ” Mọi người ngơ ngác,sợ hãi nhìn nhau ! Thuyết trình viên
là cán bộ cao cấp ở trung ương, thế mà ai lại dám đứng lên chửi bới om
sòm ? Mọi người chăm chú nhìn con người to gan đó. Y mặc chiếc aó bành
tô to tướng,đội chiếc mũ dạ che kín mặt mũi, trông như là một điệp viên
Anh, Mỹ! Mọi người thì thầm kháo nhau. Té ra y là Đặng Đình Hưng! Lúc
bấy giờ con đường công danh cuả y đang thênh thang rộng mở.Y đang được
Đảng và nhà nuóc trọng đãi. Y đang giữ một chức vụ khá cao dường như ở
trong đòan thanh niên cộng sản. Nghe tiếng thét của Đặng Đình Hưng ,
thuyết trình viên cũng tỏ ra hốt hoảng lo sợ Sau khi được họ Đặng đứng
lên phân tích, mọi người mới hiểu thuyết trình viên bị chửi là vì y
thiếu thái độ nghiêm chỉnh. Khi nói về tội ác của thực dân, đế quốc,
đáng lẽ y phải nghiến răng, trợn mắt, tỏ ra căm thù sâu sắc. Đằng này, y
vưà nói, lại vưà cười duyên, theo phong cách tư sản, như vậy là y thiếu
kiên định lập trường, không có thái độ căm thù sâu sắc với bọn thực dân
đế quốc. Chửi là đáng,và chửi cũng là nhẹ! Thời bấy giờ, những người đi
theo Đảng đều phải từ bỏ giai cấp mình để vô sản hóa triệt để. Ngươì ta
đi chân không,mặc aó quần rách rưới, nói năng thô tục,ngồi xỗm, ăn bốc.
Xin lổi, thưa gửi (trừ ra thưa gửi vơi cấp lãnh đạo), ngồi ngắm trăng,
nhìn mây bay…đều là phong cách tư sản, lãng mạn, phong kiến! Đặng Đình
Hưng,Văn Cao,và một số người khác đã tỏ ra đỏ loét từ đầu đến chân. Họ
đã lấy vợ nông dân, con nhà bần cố, để mong nhờ vợ mà rửa sạch tội tư
sản, phong kiến của bản thân và của cha ông mấy đời !
Trong những ngày đầu
tiên, cuộc rèn cán, chỉnh quân đã tỏ ra sôi động . Dường như Nguyễn Công
Hoan, Nguyên Hồng là nạn nhân đầu tiên của cuộc cải tạo tư tưởng,
Nguyên Hồng bị chửi là lưu manh,vô học. Một tay cò mồi phùng mang, trợn
mắt, chỉ vào mặt Nguyên Hồng: ” Mày là thằng vô học. Bố mẹ mày cho mày
đi học, mày không chịu học, mày lại đi theo bọn lưu manh, mất dạy. Quyển
“Bỉ vỏ ” của mày là một bằng chứng cụ thể cho thấy bản chất xấu xa, đê
tiện của con ngườì mày.Tác phẩm của mày tòan là cặn bã xã hội , mày
chuyên tả bọn trộm cắp, bọn lưu manh đầu đường xó chợ, bọn du côn, đĩ
điếm.. Mày đã đầu độc biết bao thanh niên, thiếu nữ , khiến cho họ đi
vào con đường tội ác .Mày là thằng lưu manh,có tội với quần chúng,nhân
dân.Mày phải đền tội trước nhân dân,trước Đảng ! “
Nguyễn Công Hoan thì bị
quy tội chui vào Đảng để phá hoại Đảng. Trong lúc biết bao đồng
bào,chiến sĩ bị Pháp bắt bớ,tra tấn,sát hại tại Khám Lớn ,tại C6n
Đảo,thì Nguyễn Công Hoan lại ru ngủ đồng bào bằng những tiểu thuyết lãng
mạn như ” Kiếp hồng nhan ” , ‘ Kép Tư Bền “,”Tắt lưả lòng “…
Trước dây,Nguyên Hồng được Đảng đánh giá là tay tiểu thuyết tài ba,
và tác phẩm của ông có giá trị hiện thực xã hội, nay thì bị sổ toẹt, coi
là hạng lưu manh. Còn Nguyễn Công Hoan vốn là một nhà giáo, trước
1945,đã được mấy tay tổ cọng sản vuốt ve, và dường như Nguyễn Công Hoan
cũng đã từng bỏ chút tiền còm của lương giáo viên mà nuôi nấng mấy ông
cộng sản!
Trước tình đời đen bạc, trước những lời vu khống nặng nề, quá phẫn
uất, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng đều ói máu, và té xuống bất tỉnh nhân
sự… Cả hội trường hốt hoảng tìm phương cứu chữa hai ông nhà văn. May
phước hai ông rồi cũng bình phục để sau này còn phải kéo cày phục vụ
Đảng! Nghe đâu một nhà thơ nữa cũng tức ói máu nhưng cả ba ông chưa mãn
số đoạn trường như lão Chu Du ỏ đất Đông Ngô ! Nghe đâu cũng nhờ việc
này, Đảng nới lỏng bàn tay cho nên các khoá rèn cán chỉnh quân sau này
cũng đỡ khổ. Nhưng trước hay sau, các đảng viên đã bước vào đoạn trường
là phải lột xác nếu không muôn về đuổi gà cho vợ. Rèn cán chỉnh quân là
một dịp khủng bố, một dịp thanh lọc. Hồi đó,trong xóm ngoài ngõ,trẻ
con,ngưòi lớn đều hát bài ” Vui mừng biên chế ” như sau:
“Tay nắm tay,chúng ta hát vui,
Trong biên chế vẫn vui cười.
Anh cán bộ thì tôi bộ đội,
Anh xí nghiệp thì tôi dân cày.
Chúng ta cùng hát vui reo cười vang !”
Trong biên chế vẫn vui cười.
Anh cán bộ thì tôi bộ đội,
Anh xí nghiệp thì tôi dân cày.
Chúng ta cùng hát vui reo cười vang !”
Muốn tồn tại, bị sa thải cũng phải vui cười. Nếu tức bực, cau có là
bị lôi vào phê bình vì cái tội bất mãn, nặng hơn nưã có thể bị quy tội
bất mãn, chống đối Đảng.Tội này có thể bị đem đi cải tạo!
Muốn tồn tại là phải mềm nhũn như con chi chi. Ai phê bình gì cũng
nhận. Nếu không thì phải bịa tội ra để chứng tỏ mình thành khẩn, ngoan
ngoản. Lẽ dĩ nhiên, mình cứ tỉm những tội nhẹ là được. Còn một khi đã bị
người phê bình, mình cương quyết không nhận tội thì hội nghị vẫn truy
kích mình mãi, bỏ ăn, bỏ uống, bỏ ngủ để bắt mình đầu hàng mói thôi.
Do đó,sau này,chúng ta thấy có những bản tự phê, tự kiểm của Xuân
Diệu, Thế Lữ, Lư Trọng Lư…Và sau này, chúng ta có thể vào thư viện Đảng,
tốn ít đồng để xem những bản tự phê,tự kiểm khác….
Sau 1954, Đặng Đình Hưng về Hà Nội phụ trách văn nghệ trung ương,cai
quản đài phát thanh, tòan quyền sinh sát khiến cho nhiều anh em văn nghệ
sĩ bực mình. Lúc bấy giờ ngôi sao đào hoa chiếu mạng họ Đặng. Một mỹ
nhân học nhạc ở Pháp về, lại chuyên vể dương cầm, được đưa vào phục vụ ở
đài phát thanh, dưới trướng Đặng Đình Hưng. Lửa gần rơm, lâu ngày cũng
bén, huống chi tài tử giai nhân, cho nên hai bên yêu nhau. Giai nhân này
đang thời xuân trẻ, lại vừa mất chồng. Chồng cuả nữ nhạc sĩ này vốn là
người trong gia đình cuả đồng chí Thái Văn Lung, một vị lãnh đạo Đảng đã
từ trần. Vị này dường như là em của Thái Văn Lung,sau được làm đại sứ
cọng sản tại Paris. Ông đại sứ mất sớm, để cho nữ nhạc sĩ đau buồn, phải
tính đi thêm bước nưã. Đây cũng là chuyện tình muôn thủa trái ngang. Nữ
nhạc sĩ gốc cộng sản bự này không yêu ai, lại yêu Đặng Đình Hưng !
Chúng ta không biết trong cuộc chạy đua này, có vị lãnh đạo Đảng nào
tham gia mà thất bại hay không, làm cho các vị lãnh đạo Đảng bực mình
ghê lắm ! Như đã nói, tại sao nữ nhạc sĩ này lại chọn Đặng Đình Hưng là
một người đàn ông đã có vợ ? Phong tục Việt Nam cũng như kỷ luật Đảng
rất nghiêm khắc, không chấp nhận việc yêu đương lăng nhăng. Trai tơ yêu
đương còn bị phê bình, kiểm thảo, huống hồ đàn ông có vợ (trừ mấy vị
lãnh đạo đảng như Lê Đức Thọ., Lê Duẫn..)! Theo con mắt của Đảng, Đặng
Đình Hưng đã không có đạo đức cách mạng. Đảng khuyến cáo, phê bình, hai
bên vẫn cứ yêu nhau. Đảng tức giận, chuyển công tác Đặng Đình Hưng,
nhưng hai bên lại càng nồng thắm hơn. Đặng Đình Hưng về quê bỏ bà vợ quê
mùa, rồi công khai ăn ở với giai nhân. Đảng lãnh đạo đã cử người đến
thuyết phục nữ nhạc sĩ. Đại ý nói rằng nữ nhạc sĩ muốn tái giá, Đảng
cũng không ngăn cấm, Đảng không bắt bà phải thủ tiết như thời phong
kiến, nhưng chồng xưa của bà cũng là một vị đại sứ, một cán bộ cao cấp
của Đảng. Nay bà muốn tái giá thì cũng nên giữ thể diện cho chồng, cho
Đảng. Phải lấy một người ở cấp lãnh đạo như chủ tịch nhà nước, tổng bí
thư đảng hay bộ trưởng trở lên, chớ sao lại lấy Đặng Đình Hưng, một tên
cà bơ cà bất trong hệ thống đảng?
Thấy mấy ông cộng sản chuyên chõ mũi vào chuyện riêng tư cuả mình, bà
nhạc sĩ nổi giận, mắng như tạt nước vào mặt vị sứ giả của Đảng ;”Yêu ai
là quyền tự do cuả bà, không ai có quyền ngăn cấm. Bà thích thằng ăn
mày, thì bà lấy thằng ăn mày. Bà mà không thích,thì bà ị vào mặt mấy
thằng từ bộ trưởng trở lên!”
Bà nhạc sĩ là con người văn nghệ, lại ở lâu trong ngoại giao, sao lại
nóng nảy như Trương Phi? Bà đã ở với cộng sản, bà không sợ nguy hiểm
hay sao mà ăn nói ngang ngược như thế? Bà không hiểu rằng mấy thằng từ
bộ trưởng trở lên là có bác Hồ, bác Tôn, thủ tướng Phạm văn Đồng, đại
tướng Võ Nguyên Giáp hay sao mà đòi ị vào mặt họ? Té ra dưới mắt bà,
những ngưòi này không là cái thá gì cả!
Người ta thường nói : ” Đen bạc đỏ tình .” Thật vậy. Đặng Đình Hưng
đẵ gặp được giai nhân. Kết quả của mối tình nồng cháy này là Đặng Thái
Sơn, con người trẻ tuổi tài hoa này đã trúng giải nhất dương cầm quốc
tế. Ngày áo gấm về quê, họ Đặng được báo chí trong nước phỏng vấn một
câu rất hóc buá :
” Nhờ ai mà nhạc sĩ đạt được kết quả ngảy hôm nay ?”
Câu trả lòi mọi ngừơi mong đợi như thường lệ là: Nhờ ơn bác, đảng .
Câu trả lòi mọi ngừơi mong đợi như thường lệ là: Nhờ ơn bác, đảng .
Không ngờ Đặng Thái Sơn trả lời :
” Tôi đạt được kết quả ngày hôm nay là nhờ mẹ tôi dạy dỗ. ”
Thật vậy, mẹ cuả Đặng Thái Son là một nhạc sĩ dương cầm cho nên đã
rèn luyện Đặng Thái Sơn từ thủơ nhỏ. Còn cha Đặng Thái Sơn thì sao ? Tại
sao Đặng Thái Sơn không nhắc đến cha ? Đây là một điều tế nhị. Đặng
Thái Sơn đưọc đi thi quốc tế không phải là đơn gỉản. Phải có sự vận
động, phải có chạy chọt chỗ này chỗ kia. Nhưng cha Đặng Thái Sơn thì sao
? Ông không có công lao gì hay sao?
Cha của Đặng Thái Sơn là người bị Đảng ghét bỏ,không nên nhắc tới là phải dù trong lòng chàng nhạc sĩ luôn kính yêu thân phụ.
Sau khi về Hà Nội, Đặng Đình Hưng gắn bó với Văn Cao, Nguyễn Hữu Đang
và tham gia vào Nhân Văn và Giai Phẩm . Nhiều người không hiểu rõ, cứ
tưởng Nhân Văn, Giai Phẩm là một. Cả hai đều xuất hiện trong năm 1956
tại Hà Nội, cả hai đều có ý hướng chống lại chủ trương của Đảng. Một bên
là của các văn nghệ sĩ quân đội, chủ trương tự do văn nghệ. Họ cho rằng
Đảng hãy để cho các văn nghệ sĩ tự do sáng tác, đừng bắt họ phải làm
thế này, làm thế nọ. Theo họ, chính trị đi vào thì văn nghệ đi ra. Còn
một bên là các đảng viên trẻ. Nguyễn Hữu Đang được coi như là lãnh tụ
đám này. Họ Nguyễn lúc bấy giờ công tác ở Đoàn Thanh Niên Cọng Sản Hồ
Chí Minh. Theo nột số người,Nguyễn Hữu Đang lúc ấy cho rằng Việt Nam
không nên đi theo Liên Xô,Trung Quốc vì cả hai nước này sẽ đi vào con
đường bại vong.Việt Nam nên hợp tác với các nước Đông Nam Á để tồn tại.
Nguyễn Hữu Đang biết Hồ chí Minh không đời nào nghe theo ý kiến này,và
ông tính vào Nam hợp tác với Ngô Đình Diệm để thực hiện chủ trương này.
Tuy là hai, nhưng Nhân Văn, Giai Phẩm cũng là một. Cả hai nhóm đều
xuất thân từ kháng chiến, đều là trí thức, có tinh thần cởi mở, thích tự
do, thấy xa nhìn rộng. Cả hai nhóm đều không chịu đựng nổi sự độc tài
và ngu dốt của Đảng. Nhiều ngừơi viết cho cả hai. Phan Khôi là chủ biên
của Nhân Văn đồng thời là cọng tác viên của Giai Phẩm. Và cũng nhiều bị
chết vì Nhân Văn, Giai Phẩm. Nguyễn Hữu Đang, Văn Cao, Đào Duy Anh, Phan
Khôi, Trần Dần, Thụy An, Đặng Đình Hưng….là chánh phạm .Một số khác bị
tai bay vạ gió, bị kết tội gián điệp, phản đảng. Tuy nhiên,một số lên
hương vì Nhân Văn,Giai Phẩm.Tố Hữu và Trần Độ, một vị tướng kiêm nhà văn
đã tiên phong tiêu diệt Nhân V8an Giai Phẩm, lập công đầu sau này trở
thành những nhân vật quan trọng trong chính trị và tư tưởng Đảng.Trần
Thanh Mại đói dài, nhảy ra đánh hôi, được ban chức giáo viên cấp ba. Văn
Cao,Trần Dần, Đặng Đình Hưng … bị đày lên miền sơn cước lao động. Trần
Đức Thảo ‘” Biết thân đến nước lạc loài ” cho nên trước khi đi vào tử
địa đã xách va ly đem vợ lên xe hoa về nhà bạn qúy cũng đã đi Tây và rất
Tây là Viện sĩ Nguyễn Khắc Viện! Còn Phan Khôi thì vừa bị đảng hành hạ,
đồng thời bị thằng con mất dạy là Phan Thao vốn là đại tá cộng sản chửi
bới không tiếc lời! Trong giai đoạn 1954-1956, nước mắt ở Việt Nam đã
nhiều hơn nước đại dụơng.Người ta đã khổ vì Đảng. Người ta càng khổ hơn
vì nhân tình thế thái. Mà đau khổ nhất là bị người thân yêu nhất của
mình chạy theo kẻ thù hành hạ, chửi bới mình, kết tội mình, hoặc im lặng
quay lưng!
Văn Cao là người được Đảng tin cậy nhất không những vì bài Tiên Quân
ca, mà còn vì đã lập công cho đảng.Người ta chỉ biết một Văn Cao nhạc sĩ
với những bài ca lãng mạn mà chính Phạm Duy cũng phải ca tụng. Người ta
chưa biết một Văn Cao võ nghệ siêu quần, một nhân viên trong ban ám sát
của Đảng. Bàn tay của Vản Cao dạo những cung đàn êm ái, nhưng cũng là
bàn tay vấy máu bao đảng viên Đại Việt, Quốc Dân Đảng, và bao đồng bào
vô tội khác. Có lần một buổi chiều trên đê Hồng Hà, Văn Cao đi công tác
bị máy bay bà-già ( máy bay thám thính ) đuổi bắn. Khi máy bay bắn bên
này thì Văn Cao chạy sang bờ đê bia kia ẩn núp. Hai bên chơi cút bắt như
vậy cho đến tối mịt. Cuối cùng viên phi công chịu thua, thả xuống một
két rượu vang chúc mừng Văn Cao! Nhưng Văn Cao cũng có diễm phúc vì đã
có một người bạn đời chân thành dù bà là một nông dân. Dù chồng bà bị
Đảng hành hạ,bị trong xóm ngoài làng khinh khi, bà vẫn ngẫng cao đầu. Bà
nói: ” Chúng nó cứ việc hành hạ chồng bà, nhưng khi làm lễ, khi chào
cờ, từ thằng to cho đến thằng nhỏ đều phải đứng dậy nghe bản nhạc của
chồng bà!”
Công cuộc cải tạo tư tưởng vốn phát xuất từ Trung Quốc. Một vị viện
trửơng âm nhạc ở Thượng Hải vốn là một tay dương cầm nổi tiếng. Hình như
ông cũng như Trần Đúc Thảo đều con nhà giàu, được cha mẹ cho sang học
tại Pháp nhưng lại muốn về nước phục vụ giai cấp vô sản dù Mao Trạch
Dông đã tuyên bố chống địa chủ, phong kiến và tuyên bố rằng bọn trí thức
không giá trị bằng bãi phân trâu!
Những nhà trí thức ngây thơ này đã hết lòng với Đảng nhưng ở lâu mới
biết lòng người! Vị viện trưởng này là một con người tài ba.Ông đã dùng
dương cầm mà diễn tả được âm nhạc cổ truyền của Trung Quốc. Đặc biệt,ông
dùng dương cầm diễn tả được tiếng sáo véo von ở chốn thôn quê.Thời
kháng Nhật, ông theo Mao Trạch Đông, sáng tác bản ” Dạ khúc đồng quê ”
nói lên tinh thần kháng Nhật của dân Trung Quốc, được Đảng đánh giá tốt.
Đến thời cải cách, ông lại sáng tác bản ‘” Tiếng sáo mục đồng ” để ca
tụng Đảng và Mao Chủ tịch. Cả hai lần, tác phẩm của ông được đánh giá
cao, đuợc phê là có tinh thần yêu nước. Nhưng trong đợt cải tạo tư
tưởng, ông bị đưa ra đấu tố tơi bời. Ông bị đưa ra hội trường, bắt quỳ
xuống nghe quần chúng phê bình. Họ nói rằng ông phản động. Thời kháng
Nhật, ông làm bản nhạc vui vẻ trong khi toàn thể nhân dân đau khổ vì
quân Nhật xâm lược. Còn thời cải cách, nông dân vui mừng vì được chia
ruộng đất, được đảng đem lại ấm no,hạnh phúc,thì ông lại làm bản nhạc
buồn rầu. Tội của ông phải đem ra xử bắn. Ông biện hộ rằng thời kháng
Nhật,ông đã sáng tác bản “Dạ khúc đồng quê”, đã được Đảng và Mao Chủ
tịch đánh giá cao. Gần đây,ông viết bản” Tiếng sáo mục đồng” cũng được
Đảng và nhân dân khen ngợi, cho nên đại hội không thể kết tội ông là
phản đảng.
Tuy nhiên, trước Đảng và nhân dân, ông cũng xin nhận tội là kém hiểu biết, còn non kém về chính trị. Ông hứa hẹn từ nay về sau, ông sẽ cố gắng học tập tốt, luôn luôn theo lời dạy của Mao Chủ tịch để công việc sáng tác nhạc đúng đường lối của Đảng và Mao Chủ tịch. Đáng lẽ ông bị đem ra xử bắn như những người khác đã bị kết tội phản đảng, nhưng nhờ ăn nói khôn khéo, lại số ông còn hên, nên ông chỉ bị đem đi lao động ở miền son cước một thời gian.
Tuy nhiên, trước Đảng và nhân dân, ông cũng xin nhận tội là kém hiểu biết, còn non kém về chính trị. Ông hứa hẹn từ nay về sau, ông sẽ cố gắng học tập tốt, luôn luôn theo lời dạy của Mao Chủ tịch để công việc sáng tác nhạc đúng đường lối của Đảng và Mao Chủ tịch. Đáng lẽ ông bị đem ra xử bắn như những người khác đã bị kết tội phản đảng, nhưng nhờ ăn nói khôn khéo, lại số ông còn hên, nên ông chỉ bị đem đi lao động ở miền son cước một thời gian.
Trong khoảng thời gian 30 tháng tư năm 1995,ở Việt Nam có nhiều lễ
lạc.Trong một buổi lễ kỷ niệm dường như là kỷ niệm ngày thành lập đài
phát thanh Việt Nam,các nhạc sĩ được mời tới tham dự và được phỏng
vấn.Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điều là người đã sáng tác nhiều bản nhạc,và cũng
là người có nhiều đóng góp, đã trả lời nhà báo phỏng vấn ông về cuộc đời
sáng tác nhạc của ông . Theo lời ông kể trước khán thính giả, thì ông
viết bản ” Giải phóng quân ” vào những ngày đầu cách mạng tháng tám,
được phổ biến khắp nơi để kêu gọi thanh niên tòng quân,trong đó có câu:
” Đoàn Giải phóng quân một lần ra đi,
Lòng có mong chi mau ngày trở về….”
Lòng có mong chi mau ngày trở về….”
Bài này được ca hát khắp nơi,và cũng là một bản nhạc hay nhất thời
đó. Sau ông bị phê bình vì thiếu lập trường, làm nản lòng thanh niên ,
bởi vì ra đi mà không trở về thì ai còn dám đi lính! Đến giai đoạn giải
phóng miền Mam, ông được lịnh sáng tác nhạc kêu gọi thanh niên lên đường
chống Mỹ Ngụy. Kinh nghiệm lần trước bị phê bình, lần này ông viết bản
nhạc có nội dung kêu gọi thanh niên hăng hái lên đường và hẹn ngày trở
lại . ” Cái lưỡi không xương lắm đường lắt lẽo ” ! Miệng chánh ủy trôn
trẻ cũng là phải. Lần này, ông cũng bị phê bình là thiếu lập trường, làm
nãn lòng quân đội bởi vì chưa ra đi mà đã mong trở về thì lòng dạ nào
mà chiến đấu!”
Nhạc sĩ nói tiếp: ” Nếu tôi được lịnh viết nhạc kêu gọi thanh niên
tòng quân lần thứ, ba, thì tôi sẽ viết: ‘ Ra đi rồi sẽ trở về, trở về
rồi lại ra đi, ra đi rồi lại trở về.”
Sau lời phát biểu của
Phan Huỳnh Điểu là những tiếng vỗ tay rào rào và tiếng cười ồn ào phòng
họp.Và những khán thính giả của đài phát thanh Sài gòn cũng được một
trận cười thích thú vì được bật mí những điều lạ lùng trong cuộc kháng
chiến do đảng lãnh đạo./.
No comments:
Post a Comment