Các yếu tố dẫn tới biến cố 19/8/1945 và sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (phần 1)
Thứ Sáu, 03/22/2019 - 11:12 — nguyenvubinh
Có thể nói, những thay đổi tình hình chính trị thế giới có ảnh hưởng,
tác động lớn tới tình hình chính trị Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Việt
Nam sau hơn nửa thế kỷ nằm dưới sự đô hộ của Pháp đã có những biến
chuyển rất sâu rộng và mạnh mẽ, khi cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai
mới bắt đầu. Thực dân Pháp thua trận tại châu Âu, và tại Đông Dương,
Pháp đã đầu hàng Nhật để Nhật đem quân vào chiếm đóng Đông Dương. Đông
Dương là một thuộc địa đặc biệt của đế quốc Nhật, nơi chính quyền thuộc
địa của một nước Tây Phương không bị người Nhật thay thế. Điều này đã
hình thành bối cảnh hết sức phức tạp ở Việt Nam, gồm cả những khó khăn
và thuận lợi. Kết cục của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai, một lần nữa
đã mở ra một cơ hội cho Việt Nam, và là nguyên nhân chính dẫn tới biến
cố 19/8/1945.
1/ Yếu tố quan trọng nhất, sự kết thúc thế chiến thứ II đồng nghĩa với kết thúc sự đô hộ của ngoại bang ở Việt Nam
Trong suốt Cuộc chiến tranh Thế giới lần thứ hai, Đông Dương nói
chung và Việt Nam nói riêng sở dĩ còn giữ nguyên được bộ máy chính
quyền đô hộ của Pháp, vì Pháp đã đầu hàng Nhật ngay khi nước Pháp thua
trận ở châu Âu, và Nhật đem quân vào chiếm đóng, đồng thời sử dụng Đông
Dương như một căn cứ quân sự để tấn công vào các quốc gia lân cận như
Philippine, Mã Lai, Indonexia... Nhà nước bảo hộ Pháp ở Đông Dương đã
tích cực hợp tác với Nhật về mọi mặt, nhất là phục vụ cho cuộc chiến của
Nhật.
Nhưng tình hình đã thay đổi vào cuối năm 1944. Khi đó, chiến
thắng của quân đồng minh đã trở nên rõ rệt. Tại châu Âu, ở mặt trận phía
tây, Paris đã được giải phóng và liên quân phương Tây đã đến bờ sông
Rhin trong khi tại mặt trận phía đông, Hồng quân Liên Xô đã tiến vào Ba
Lan và sát tới biên giới Đức. Tháng 8/1944, tướng Charles de Gaulle
thành lập chính phủ lâm thời Pháp. Tại thái Bình Dương, quân đội Mỹ đã
chiến thắng trong cuộc hải chiến lớn nhất ở vịnh Leyte vào cuối tháng
10/1944 và tiến chiếm quần đảo Philippines trong khi tại Miến Điện, quân
Anh - Ấn cũng mở đầu chiến dịch giải phóng Miến Điện sau khi đánh bại
quân Nhật tại Imphal.
Quân Mỹ sau khi chiếm được Philippines đã mở mặt trận tấn công
Nhật tại Đông Dương. Một trận tấn công của Mỹ vào cảng Sài Gòn đã đánh
chìm 40 tàu Nhật, đồng thời hạm đội Mỹ xuất hiện, đánh chìm nửa số tàu
chở dầu của Nhật, và pháo kích những căn cứ của Nhật dọc theo vùng biển
miền Trung. Đối với quân đội Nhật, đây là một dấu hiệu rõ rệt rằng Mỹ sẽ
cho quân đổ bộ vào Đông Dương. Nhận thức được không thể nào cùng lúc
chống cự lại quân đồng minh trong khi bên cạnh mình có một chính quyền
và một quân đội thù nghịch, quân đội Nhật đã lên kế hoạch và thực hiện
việc lật đổ chính quyền Pháp tại Đông Dương, đó là ngày 09/3/1945.
Một chính quyền đô hộ bị lật đổ trong khi lực lượng lật đổ chính
quyền đó (Nhật) không còn tương lai đã đưa đến cho Việt Nam một cơ hội
ngàn năm có một. Một khoảng trống quyền lực đã lộ rõ mà tất cả các đảng
phái, lực lượng đều nhận thức được. Chính vì vậy có thể nói, kết cục của
cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai là tiền đề, và là yếu tố quan trọng
nhất dẫn tới biến cố 19/8/1945.
2/ Quyết tâm của một tổ chức có thực lực, có bài bản và kỷ luật, được rèn luyện liên tục trong đấu tranh
Đảng cộng sản như đã biết, là một tổ chức được thành lập từ năm
1930, có một quá trình hoạt động liên tục 15 năm trải rộng trên toàn
quốc và hải ngoại. Với sự hậu thuẫn về đường lối, lý luận, tổ chức và
kinh tài toàn diện của Quốc tế Cộng sản, đã đi sâu vào các tầng lớp nhân
dân, đặc biệt là các tầng lớp lao khổ, công nhân và nông dân. Họ đã tạo
ra, đã tập dượt các cuộc nổi dậy, khởi nghĩa thậm chí vận động quốc tế.
Điều đó đã chứng tỏ khả năng của một tổ chức chính trị có thực lực.
Nhưng, để dẫn đến biến cố 18/9, điều cần đặc biệt nhấn mạnh đó là quyết
tâm của những thành viên của đảng cộng sản.
Trái với những tuyên truyền sau này của những người cộng sản,
ông Hồ Chí Minh và những lãnh tụ cộng sản cũng không có một khái niệm
nào rõ ràng chiến tranh sắp đột nhiên chấm dứt. Nhưng cũng như tất cả
các đảng phái khác, họ tích cực chuẩn bị để đợi “một thời cơ thuận
tiện”, một cuộc đổ bộ của Đồng Minh vào Việt Nam hoặc Nhật Bản đầu hàng
để nổi lên cướp chính quyền.
Hội nghị Tân Trào, được ông Hồ Chí Minh triệu tập với đại biểu
của tất cả các đảng bộ đảng cộng sản Đông Dương từ khắp ba miền đất
nước và hải ngoại nhằm bàn đến một chiến lược hành động trong những năm
tới. Do nhận được tin tức mật báo của nhóm biệt động Mỹ ở Côn Minh, rằng
Nhật Bản sắp sửa đầu hàng. Ngày 12/8, Ủy ban chấp hành lâm thời khu
giải phóng Thái Nguyên của Việt Minh đưa ra một lệnh: “Tổng khởi nghĩa”
tuyên bố rằng Nhật đã đầu hàng và được đồng minh chấp thuận. Hội nghị
Tân Trào cho thành lập một “Ủy ban khởi nghĩa” gồm 5 người. Hội nghị Tân
Trào bắt đầu từ ngày 13/8 và kết thúc vào ngày 15/8. Chiều ngày 15/8,
cả đài phát thanh của Đồng Minh và Nhật đều loan báo tin Nhật Hoàng
Hirohito đã đích thân ra lệnh cho các lực lượng của Nhật đầu hàng. Sang
ngày 16/8, Việt Minh bắt đầu họp Quốc Dân Đại Hội. Vì thời gian cấp bách
nên đại hội chỉ họp được có hai ngày 16 và 17 là chấm dứt. Mục tiêu
chính của Đại hội này là bầu ra một Ủy ban Giải phóng Quốc gia có vai
trò như một chính phủ lâm thời. Nhưng trong khi Lệnh Tổng khởi nghĩa,
quyết định cướp chính quyền chưa được thông báo cho các địa phương (vì
cách thức liên lạc thời bấy giờ) thì tại Hà Nội việc cướp chính quyền đã
xảy ra.
Điều đáng nói là, với tính kỷ luật sắt, rất chặt chẽ và tàn bạo
trong đảng cộng sản, nhưng những người cộng sản tại các địa phương, đặc
biệt là Hà Nội, đã bỏ qua để thực hiện việc cướp chính quyền. Họ chưa
biết việc cướp chính quyền thành công hay thất bại, nhưng họ biết chắc
chắn sẽ chịu kỷ luật trong đảng vì đã hành động khi chưa được lệnh, chưa
được cho phép nhưng họ vẫn thực hiện. Việc kỷ luật đã được chứng minh,
khi thành phần chính phủ được công bố vắng mặt của tất cả những người
đứng ra tổ chức việc cướp chính quyền tại Hà Nội, đồng thời cuối tháng
8, đảng cộng sản đã cải tổ lại thành ủy Hà Nội thay hết đảng ủy cũ bằng
những người mới. Chỉ có thể lý giải bằng việc biết rõ mục tiêu chiếm
đoạt chính quyền và quyết tâm của những người đã thực hiện điều này. Qua
những tài liệu để lại, thì thành ủy Hà Nội cũng họp bàn và có các dự
báo, bước đi giống như trung ương đảng cộng sản họp bàn ở Tân Trào. Điều
này cho thấy, tổ chức và hoạt động của đảng cộng sản bài bản và quy củ.
3/ Sự thiếu thống nhất và thiếu quyết đoán của các đảng phái Quốc gia
Với sự sụp đổ của đế quốc Nhật, và sự tan rã của chính phủ Trần
Trọng Kim, quyền lực chính trị tại Việt Nam trở thành một khoảng trống.
Đây chính là cơ hội “ngàn năm một thủa” cho những ai nhanh chân trong
việc trám được vào khoảng trống quyền lực này.Trong cuộc chạy đua giành
quyền lực đó có ba phe chính: Đảng cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt
Minh của họ, các đảng phái cách mạng quốc gia và Pháp với âm mưu quay
trở lại cai trị Việt Nam.
Trước năm 1938, chỉ có một đảng cách mạng quốc gia độc nhất là
Việt Nam Quốc Dân Đảng. Nhưng đảng này sau thất bại của cuộc khởi nghĩa
Yên Bái đã hầu như bị tan rã ở trong nước. Đảng có một chi nhánh hải
ngoại hoạt động tập trung tại miền Nam Trung Quốc, phần chính là tại
tỉnh Vân Nam với các đảng viên trong giới những người Việt sống dọc theo
tuyến đường xe lửa Hải Phòng - Vân Nam là lực lượng chính. Chính phủ
Mặt trận Bình Dân lên nắm quyền ở Pháp,với một chính sách cai trị tương
đối cởi mở hơn cùng việc ân xá trả tự do cho số đông các tù chính trị đã
mở đường cho một loạt những đảng cách mạng mới hình thành. Đó là các
đảng: Đại Việt Dân Chính của Nguyễn Tường Tam, Đại Việt Quốc Dân Đảng
của Trương Tử Anh, Đại Việt Duy Dân của Nguyễn Ngọc Thanh (tức Lý Đông
A), Việt Nam Quốc Dân đảng cũng hoạt động trở lại. Tại miền Nam, các
nhóm Cộng sản đệ Tứ của Tạ Thu Thâu cùng với những giáo phái như Hòa
Hảo, Cao Đài... Quân đội Nhật chiếm đóng Đông Dương kể từ cuối năm 1940
đã tạo ra một cơ hội cho việc hoạt động của một số đảng cách mạng. Tại
miền Trung, Đại Việt Phục Hưng của anh em ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình
Nhu cũng được thành lập. Ngoài ra còn có Việt Nam Tân Chính Đảng của
Phạm Đình Cương…
(còn nữa)
Hà Nội, ngày 22/3/2019
N.V.B
http://www.rfavietnam.com/node/5205
Thứ Bảy, 03/23/2019 - 12:28 — nguyenvubinh
http://www.rfavietnam.com/node/5210
Các yếu tố dẫn tới biến cố 19/8/1945 và sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tiếp theo và hết)
…
Sau cuộc đảo chính ngày 09/3/1945 lật đổ chính quyền Pháp đã tạo cơ hội cho các đảng phái mở rộng hoạt động của mình. Các đảng phái đã liên minh, liên kết cũng như chuyển hoạt động từ hoải ngoại về trong nước. Tại miền Nam cũng có những cố gắng nhằm thống nhất hoạt động của các đảng không cộng sản trong đó người chủ xướng quan trọng nhất là Tạ Thu Thâu. Ông đã có một chuyến đi xuyên Việt, và sang tận Côn Minh để tìm cách kết hợp các đảng phái quốc gia thành một mặt trận thống nhất chống lại Mặt trận Việt Minh do đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo. Nhưng mọi cố gắng của ông để thuyết phục thành lập một mặt trận đối đầu với Việt minh đều không đạt được kết quả nào.
Cụ thể trong những ngày nước sôi lửa bỏng đầu tháng 8/1945, các đảng phái cách mạng quốc gia đã có Hội nghị, cũng như chuẩn bị lực lượng cho hành động giành chính quyền. Hội nghị được tổ chức vào ngày 14/8, có đầy đủ đại diện các đảng phái quốc gia. Tuy nhiên, hội nghị đã không thống nhất được mục tiêu quan trọng nhất, đó là giành chính quyền ngay lập tức. Có mấy lý do dẫn tới việc không thống nhất được mục tiêu trong hội nghị và quyết tâm trong hành động thực tế như sau:
Một là, việc giành chính quyền khi đó bắt buộc phải có sự đồng ý của Nhật Bản, tức là phải thương lượng, làm việc và hợp tác với Nhật Bản. Nhiều đảng phái quốc gia đã lo ngại khi đồng minh vào sẽ không (hoặc khó) công nhận chính phủ đã hợp tác với Nhật Bản.
Hai là, vẫn e ngại lực lượng của Pháp, có thể thừa cơ làm một cuộc cướp chính quyền. Khoảng ngày 10/8, Hà Nội đã có tin đồn về việc Pháp âm mưu nổi dậy, và khám phá ra một kho vũ khí tại một biệt thự người Pháp. Sau đó lại có tin đồn về việc một đại diện của Pháp đã gặp Toàn quyền Nhật đề nghị cho phép Pháp đổ bộ lên cảng Hải Phòng. Chính từ những tin đồn về lực lượng của Pháp, dẫn tới sự việc đáng tiếc trong thực tế. Chiều ngày 17/8, ông Nguyễn Xuân Tiếu (Đại Việt Quốc Xã), sau khi các đảng phái quốc gia không thống nhất được việc giành chính quyền, đã quyết định một mình làm cuộc đảo chính. Ông Nguyễn Xuân Tiếu đã đem 300 quân tiến vào phủ Khâm Sai lấy cớ là một cuộc biểu tình đòi chính quyền bắt giữ tất cả những người Pháp. Nhưng đang trong lúc sự việc diễn ra, có một cán bộ trong Đại Việt Quốc Gia Liên Minh tới mật báo: “Quân Pháp vốn bị Nhật giam giữ ở trong Thành đã đào lên lấy được một số vũ khí quan trọng mà chúng đã chôn dấu từ trước, và quyết định hôm nay sẽ tràn ra đánh chiếm Hà Nội”. Ông Tiếu được yêu cầu tạm lui để chặn đánh quân Pháp trước rồi sáng mai sẽ đoạt chính quyền. Trong lúc ông Tiếu còn đang do dự thì ông Trương Tử Anh đạp xe đạp tới cũng báo tin như trên đồng thời yêu cầu ông Tiếu giao 300 thanh niên vũ trang để điều đi bố trí khắp nơi đề phòng quân Pháp từ trong thành đánh ra. Kế hoạch cướp chính quyền của ông Nguyễn Xuân Tiếu vì vậy không thành vì sáng ngày 18/8, cuộc Mít tinh của Tổng Hội Công chức tại Hà Nội bị lợi dụng biến thành cuộc biểu tình phô trương sức mạnh của Việt Minh. Mọi diễn biến đã chuyển sang tình thế khác.
Ba là, không đánh giá đúng bản chất và thực lực của Đảng Cộng sản, của Mặt trận Việt Minh. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới việc các đảng phái quốc gia đã bỏ lỡ cơ hội giành chính quyền trong khi lực lượng vũ trang vượt trội so với Việt Minh tại Hà Nội. Theo các tài liệu của cộng sản, lực lượng Việt Minh tại Hà Nội lúc đó có khoảng 800 người chia làm 10 đơn vị với khoảng 90 khẩu súng, ngoài ra chỉ có giáo mác, dao, gậy vv... Trong khi đó, về phía quốc gia và chính quyền, nguyên lực lượng bảo an binh đã có 1500 người được trang bị vũ trang đầy đủ, chưa kể lực lượng cảnh sát. Về phía các đảng quốc gia, lực lượng vũ trang của Đại Việt và Việt Nam Quốc Dân Đảng cũng không dưới năm sáu trăm người.
Trong Hội nghị các đảng phái quốc gia, ông Trương Tử Anh đã phát biểu, và được nhiều đại diện đảng phái đồng tình: “Cuộc cách mạng nào cũng chỉ đi đến mục đích là giành lại độc lập cho tổ quốc, Việt Minh hay đoàn thể nào cũng vậy. Nếu Việt Minh nắm được chính quyền, chúng ta sẽ tham gia hướng dẫn họ trong công cuộc phục vụ nhân dân. Nếu họ trở mặt,lúc đó chúng ta sẽ lấy nhân dân làm hậu thuẫn mà hạ họ xuống. Vả lại lực lượng của họ không có gì cho chúng ta lo ngại. Nếu nay chúng ta dùng vũ lực với họ thì chắc chắn sẽ có đổ máu. Cộng sản chưa thấy đâu mà thấy ngay dân chúng bị tàn sát. Sau này lịch sử sẽ quy tội chúng ta là tham cầu địa vị, gây nên cảnh nồi da xáo thịt, tội đó há riêng một cá nhân gánh chịu”.
Cũng có ý kiến phản đối, và nêu chính xác bản chất của Đảng cộng sản và Mặt trận Việt Minh của ông Lê Khang, một trong số đại diện của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Đó là: “Đến giờ phút này các anh vẫn chưa hiểu rõ Việt Minh Cộng Sản là như thế nào cả nữa là dân chúng. Tôi xin nói thẳng các anh đừng mất lòng. Cộng sản họ sẵn sàng đi đôi với tất cả các thế lực dù là thực dân Pháp hay quân phiệt Tàu, để làm sao tiêu diệt được những người cách mạng dân tộc chúng ta. Nếu nay để cho cộng sản nắm được chính quyền thì , họ sẽ đặt tình thế trước sự đã rồi. Chúng ta sẽ đi đến chỗ tự sát. Cộng sản sẽ áp dụng mọi thủ đoạn để tiêu diệt chúng ta ngay, họ sẽ tuyên truyền với quần chúng rằng chúng ta là những tên phản động, phản quốc, việt gian. Chúng ta không nên đóng vài trò thụ động. Không được phép chờ họ khủng bố mới đánh trả lại. Chúng ta nên tấn công họ trước mới nắm được phần thắng vào mình. Chúng ta nắm được chính quyền, chỉ thu số súng đạn của Bảo An binh cũng có tới 5000 khẩu súng. Cộng thêm với súng đủ loại của kho Ngọc Hà của Pháp mà Nhật tước được có trên 20.000 khẩu mà nay Nhật sẵn sàng trao trả lại cho chúng ta. Với lực lượng ấy, chúng ta có thể lập được ba sư đoàn cách mạng quân để đối phó với tình thế tiến tới một chính quyền thống nhất toàn quốc”. Ý kiến có tính chiến lược và tiên tri của ông Lê Khang đã không được chấp thuận và Hội nghị tan rã mà không có quyết định gì.
Thông qua hai ý kiến của hai đại diện đảng phái quốc gia, có thể nói, sự thiếu thống nhất và thiếu quyết đoán do nhận định không đúng về bản chất và thực lực của cộng sản Việt Nam đã khiến cho các đảng phái quốc gia bỏ lỡ cơ hội ngàn năm một thủa. Khi mà sự thuận lợi hoàn toàn đứng về phía họ, trong thời khắc quyết định.
---------
Sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một bước ngoặt lịch sử. Nếu xét dưới góc độ tình huống cách mạng, có thể đó là một điều tiếc nuối khi các đảng phái quốc gia cũng có cơ hội và tương đối thuận lợi hơn đảng cộng sản. Tuy nhiên, xét theo quá trình hoạt động và sự xứng đáng, một đảng có sự thống nhất, có thực lực mạnh nhất và trải qua thời gian đấu tranh lâu dài, lại được sự hậu thuẫn của một tổ chức hùng mạng là Quốc tế Cộng sản, nhà nước đó ra đời cũng là hợp lô-gic. Điều mà ngay cả những người cộng sản cao cấp khi cướp chính quyền cũng không thể nghĩ và hình dung được, những thảm họa mà nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đó sau này sẽ gây ra cho đất nước và nhân dân lại khủng khiếp và lâu dài đến như vậy. Lịch sử không có chữ nếu, mà lịch sử thường dạy cho những bài học: khi người dân không thường xuyên cảnh giác, với những cái ác và cái xấu, họ có thể sẽ nhận được những thực tế tồi tệ hơn cả những điều khủng khiếp nhất mà con người có thể tưởng tượng ra./.
Hà Nội, ngày 23/3/2019
N.V.B
Sau cuộc đảo chính ngày 09/3/1945 lật đổ chính quyền Pháp đã tạo cơ hội cho các đảng phái mở rộng hoạt động của mình. Các đảng phái đã liên minh, liên kết cũng như chuyển hoạt động từ hoải ngoại về trong nước. Tại miền Nam cũng có những cố gắng nhằm thống nhất hoạt động của các đảng không cộng sản trong đó người chủ xướng quan trọng nhất là Tạ Thu Thâu. Ông đã có một chuyến đi xuyên Việt, và sang tận Côn Minh để tìm cách kết hợp các đảng phái quốc gia thành một mặt trận thống nhất chống lại Mặt trận Việt Minh do đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo. Nhưng mọi cố gắng của ông để thuyết phục thành lập một mặt trận đối đầu với Việt minh đều không đạt được kết quả nào.
Cụ thể trong những ngày nước sôi lửa bỏng đầu tháng 8/1945, các đảng phái cách mạng quốc gia đã có Hội nghị, cũng như chuẩn bị lực lượng cho hành động giành chính quyền. Hội nghị được tổ chức vào ngày 14/8, có đầy đủ đại diện các đảng phái quốc gia. Tuy nhiên, hội nghị đã không thống nhất được mục tiêu quan trọng nhất, đó là giành chính quyền ngay lập tức. Có mấy lý do dẫn tới việc không thống nhất được mục tiêu trong hội nghị và quyết tâm trong hành động thực tế như sau:
Một là, việc giành chính quyền khi đó bắt buộc phải có sự đồng ý của Nhật Bản, tức là phải thương lượng, làm việc và hợp tác với Nhật Bản. Nhiều đảng phái quốc gia đã lo ngại khi đồng minh vào sẽ không (hoặc khó) công nhận chính phủ đã hợp tác với Nhật Bản.
Hai là, vẫn e ngại lực lượng của Pháp, có thể thừa cơ làm một cuộc cướp chính quyền. Khoảng ngày 10/8, Hà Nội đã có tin đồn về việc Pháp âm mưu nổi dậy, và khám phá ra một kho vũ khí tại một biệt thự người Pháp. Sau đó lại có tin đồn về việc một đại diện của Pháp đã gặp Toàn quyền Nhật đề nghị cho phép Pháp đổ bộ lên cảng Hải Phòng. Chính từ những tin đồn về lực lượng của Pháp, dẫn tới sự việc đáng tiếc trong thực tế. Chiều ngày 17/8, ông Nguyễn Xuân Tiếu (Đại Việt Quốc Xã), sau khi các đảng phái quốc gia không thống nhất được việc giành chính quyền, đã quyết định một mình làm cuộc đảo chính. Ông Nguyễn Xuân Tiếu đã đem 300 quân tiến vào phủ Khâm Sai lấy cớ là một cuộc biểu tình đòi chính quyền bắt giữ tất cả những người Pháp. Nhưng đang trong lúc sự việc diễn ra, có một cán bộ trong Đại Việt Quốc Gia Liên Minh tới mật báo: “Quân Pháp vốn bị Nhật giam giữ ở trong Thành đã đào lên lấy được một số vũ khí quan trọng mà chúng đã chôn dấu từ trước, và quyết định hôm nay sẽ tràn ra đánh chiếm Hà Nội”. Ông Tiếu được yêu cầu tạm lui để chặn đánh quân Pháp trước rồi sáng mai sẽ đoạt chính quyền. Trong lúc ông Tiếu còn đang do dự thì ông Trương Tử Anh đạp xe đạp tới cũng báo tin như trên đồng thời yêu cầu ông Tiếu giao 300 thanh niên vũ trang để điều đi bố trí khắp nơi đề phòng quân Pháp từ trong thành đánh ra. Kế hoạch cướp chính quyền của ông Nguyễn Xuân Tiếu vì vậy không thành vì sáng ngày 18/8, cuộc Mít tinh của Tổng Hội Công chức tại Hà Nội bị lợi dụng biến thành cuộc biểu tình phô trương sức mạnh của Việt Minh. Mọi diễn biến đã chuyển sang tình thế khác.
Ba là, không đánh giá đúng bản chất và thực lực của Đảng Cộng sản, của Mặt trận Việt Minh. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới việc các đảng phái quốc gia đã bỏ lỡ cơ hội giành chính quyền trong khi lực lượng vũ trang vượt trội so với Việt Minh tại Hà Nội. Theo các tài liệu của cộng sản, lực lượng Việt Minh tại Hà Nội lúc đó có khoảng 800 người chia làm 10 đơn vị với khoảng 90 khẩu súng, ngoài ra chỉ có giáo mác, dao, gậy vv... Trong khi đó, về phía quốc gia và chính quyền, nguyên lực lượng bảo an binh đã có 1500 người được trang bị vũ trang đầy đủ, chưa kể lực lượng cảnh sát. Về phía các đảng quốc gia, lực lượng vũ trang của Đại Việt và Việt Nam Quốc Dân Đảng cũng không dưới năm sáu trăm người.
Trong Hội nghị các đảng phái quốc gia, ông Trương Tử Anh đã phát biểu, và được nhiều đại diện đảng phái đồng tình: “Cuộc cách mạng nào cũng chỉ đi đến mục đích là giành lại độc lập cho tổ quốc, Việt Minh hay đoàn thể nào cũng vậy. Nếu Việt Minh nắm được chính quyền, chúng ta sẽ tham gia hướng dẫn họ trong công cuộc phục vụ nhân dân. Nếu họ trở mặt,lúc đó chúng ta sẽ lấy nhân dân làm hậu thuẫn mà hạ họ xuống. Vả lại lực lượng của họ không có gì cho chúng ta lo ngại. Nếu nay chúng ta dùng vũ lực với họ thì chắc chắn sẽ có đổ máu. Cộng sản chưa thấy đâu mà thấy ngay dân chúng bị tàn sát. Sau này lịch sử sẽ quy tội chúng ta là tham cầu địa vị, gây nên cảnh nồi da xáo thịt, tội đó há riêng một cá nhân gánh chịu”.
Cũng có ý kiến phản đối, và nêu chính xác bản chất của Đảng cộng sản và Mặt trận Việt Minh của ông Lê Khang, một trong số đại diện của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Đó là: “Đến giờ phút này các anh vẫn chưa hiểu rõ Việt Minh Cộng Sản là như thế nào cả nữa là dân chúng. Tôi xin nói thẳng các anh đừng mất lòng. Cộng sản họ sẵn sàng đi đôi với tất cả các thế lực dù là thực dân Pháp hay quân phiệt Tàu, để làm sao tiêu diệt được những người cách mạng dân tộc chúng ta. Nếu nay để cho cộng sản nắm được chính quyền thì , họ sẽ đặt tình thế trước sự đã rồi. Chúng ta sẽ đi đến chỗ tự sát. Cộng sản sẽ áp dụng mọi thủ đoạn để tiêu diệt chúng ta ngay, họ sẽ tuyên truyền với quần chúng rằng chúng ta là những tên phản động, phản quốc, việt gian. Chúng ta không nên đóng vài trò thụ động. Không được phép chờ họ khủng bố mới đánh trả lại. Chúng ta nên tấn công họ trước mới nắm được phần thắng vào mình. Chúng ta nắm được chính quyền, chỉ thu số súng đạn của Bảo An binh cũng có tới 5000 khẩu súng. Cộng thêm với súng đủ loại của kho Ngọc Hà của Pháp mà Nhật tước được có trên 20.000 khẩu mà nay Nhật sẵn sàng trao trả lại cho chúng ta. Với lực lượng ấy, chúng ta có thể lập được ba sư đoàn cách mạng quân để đối phó với tình thế tiến tới một chính quyền thống nhất toàn quốc”. Ý kiến có tính chiến lược và tiên tri của ông Lê Khang đã không được chấp thuận và Hội nghị tan rã mà không có quyết định gì.
Thông qua hai ý kiến của hai đại diện đảng phái quốc gia, có thể nói, sự thiếu thống nhất và thiếu quyết đoán do nhận định không đúng về bản chất và thực lực của cộng sản Việt Nam đã khiến cho các đảng phái quốc gia bỏ lỡ cơ hội ngàn năm một thủa. Khi mà sự thuận lợi hoàn toàn đứng về phía họ, trong thời khắc quyết định.
---------
Sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một bước ngoặt lịch sử. Nếu xét dưới góc độ tình huống cách mạng, có thể đó là một điều tiếc nuối khi các đảng phái quốc gia cũng có cơ hội và tương đối thuận lợi hơn đảng cộng sản. Tuy nhiên, xét theo quá trình hoạt động và sự xứng đáng, một đảng có sự thống nhất, có thực lực mạnh nhất và trải qua thời gian đấu tranh lâu dài, lại được sự hậu thuẫn của một tổ chức hùng mạng là Quốc tế Cộng sản, nhà nước đó ra đời cũng là hợp lô-gic. Điều mà ngay cả những người cộng sản cao cấp khi cướp chính quyền cũng không thể nghĩ và hình dung được, những thảm họa mà nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đó sau này sẽ gây ra cho đất nước và nhân dân lại khủng khiếp và lâu dài đến như vậy. Lịch sử không có chữ nếu, mà lịch sử thường dạy cho những bài học: khi người dân không thường xuyên cảnh giác, với những cái ác và cái xấu, họ có thể sẽ nhận được những thực tế tồi tệ hơn cả những điều khủng khiếp nhất mà con người có thể tưởng tượng ra./.
Hà Nội, ngày 23/3/2019
N.V.B
No comments:
Post a Comment