Anh em Trương Xuyên du học ở London về đã thay đổi Nhật Bản
Mùa hè năm 2013, tôi được Đại sứ quán Nhật Bản mời dự một buổi lễ khá thú vị tại University College London (UCL).
Đó là dịp Anh và Nhật Bản kỷ niệm 150 năm chuyến sang London du học của năm anh em nhà Trương Xuyên, gọi là Choshu Five.
Tại
sự kiện này, người ta đọc lá thư riêng của Thủ tướng Shinzo Abe cảm ơn
Đại học UCL đã giúp đào tạo thế hệ Âu học đầu tiên của Nhật.
Sau
chuyến hải hành 135 ngày trốn đi trên tàu Jardine Matheson (dân Nhật
tự ý xuất cảnh phải chịu tội tử hình), năm thanh niên đã tới London năm
1863.
Họ là nhóm sinh viên Nhật đầu tiên học ở một trường châu
Âu và sau khi trở về, họ đều trở thành những lãnh đạo hàng đầu của Nhật
Bản đúng vào thời Minh Trị.
- Hirobumi Ito làm thủ tướng, người cha của Hiến pháp Nhật Bản
- Kaoru Inoue thành bộ trưởng ngoại giao đầu tiên và được tôn vinh là 'người cha của nền ngoại giao Nhật;
- Yozo Yamao thành người sáng lập của ngành công nghệ và cơ khí Nhật Bản;
- Masaru Inoue lập ra ngành hỏa xa theo chuẩn Anh Quốc và Kinsuke Endo nắm ngành tài chính, tiền tệ.
Tất nhiên, sau họ còn thêm nhiều người sang Phương Tây, nhưng 'The Choshu Five' là biểu tượng của thế hệ canh tân, hướng ngoại, xây dựng Nhật hùng cường.
Có nên so sánh?
Hôm nay nhìn lại, con số sinh viên Việt Nam du học nước ngoài đã lên tới hàng vạn.
Nếu
tính các thế hệ đã sang Phương Tây, Liên Xô cũ và Đông Âu thì hàng
trăm nghìn người Việt đã được học hành trong môi trường hiện đại hơn
trong nước.
Vậy mà sang thế kỷ 21 lâu rồi, Việt Nam vẫn còn
thuộc nhóm nước sắp có thu nhập trung bình, vẫn nhận, xin viện
trợ... và thua Nhật Bản quá xa.
Câu hỏi tôi luôn băn khoăn là
phải chăng chỉ 5 người Nhật làm nên kỳ tích duy tân cho nước họ, còn
hàng vạn người Việt Nam học đủ nơi, đủ thứ chưa làm được gì?
Chất lượng con người có là yếu tố quyết định?
Ta hãy xem năm anh em họ Trương Xuyên là ai.
Dòng máu võ sĩ đạo
Họ
đều là các võ sĩ đạo (samurai) và từ nhỏ sống theo quy tắc hành xử của
dòng quý tộc Trương Xuyên (Choshu clan) có truyền thống chống ngoại
bang.
Sau khi triều đình Tokugawa ký hòa ước Kanagawa (1854), dòng họ này tự tổ chức kháng chiến chống quân Anh, Pháp, Mỹ và Hà Lan.
Câu
chuyện thật giống như khởi nghĩa của Trương Công Định, Nguyễn Trung
Trực chống Pháp ở Nam Bộ khi triều đình nhà Nguyễn chủ hòa.
Năm 1864, một năm sau khi các cậu thiếu niên họ
Trương Xuyên tới Anh, cả gia tộc bị bị liên quân nước ngoài tiến đánh,
pháo kích dữ dội.
Sau hai ngày chiến đấu, quân Trương Xuyên bị thua, nhiều samurai bị đạn súng và pháo hiện đại giết chết.
Hoàng thân Nagato, đứng đầu gia tộc, phải đã ký hòa ước Shimonoseki, nộp tiền phạt trị giá 3 triệu đô la.
Sự thất bại của dòng họ hẳn đã ảnh hưởng mạnh đến năm thanh niên du học ở Anh trở về vào năm 1868.
Đây là động lực lớn cho tinh thần cải cách của thế hệ samurai 'gác kiếm cung theo nghiệp kinh bang tế thế', chọn các giá trị Phương Tây rất sớm.
Lịch sử du học của người Việt Nam thì có vẻ khác.
Theo
GS Vĩnh Sính, một trong những người Việt du học đầu tiên, Nguyễn
Trường Tộ (1830-1871) đã đọc 'Tân Thư' và có cùng quan điểm với các nhà
cải cách của Nhật Bản thời Minh Trị.
Nhưng số phận buồn thảm
của Nguyễn Trường Tộ và cho Đại Nam khi đó là các bản điều trần thống
thiết của ông chẳng được vua quan thực hiện.
Thời Pháp các thanh
thiếu niên, cả nam và nữ từ gia đình quan lại, tư sản được chọn sang
Pháp học để về phục vụ chế độ thuộc địa của Pháp.
Trong số họ
đã có nhiều nhà cải cách, và giai đoạn 1945-46 nhiều người đã về hoặc
Hà Nội, hoặc Sài Gòn để giúp Việt Nam độc lập.
Chính phủ Trần Trọng Kim có đông trí thức nhất lại chỉ là nội các được Nhật trao quyền ngắn ngủi và ít thực chất vào năm 1945.
Chính
phủ liên hiệp Việt Minh-quốc gia cùng năm còn nhiều trí thức nhưng đã
nhanh chóng vào cuộc kháng chiến vì Pháp chiếm lại Đông Dương.
Thời
Chiến tranh Lạnh, lãnh tụ chính trị cả ở Hà Nội và Sài Gòn đều không
phải là trí thức du học từ Âu Mỹ trở về, mà là các nhà cách mạng, tướng
lĩnh.
Rất nhiều thanh niên từ Việt Nam Cộng Hòa đã du học ở Phương Tây trở về nhưng chưa đóng góp được nhiều thì cuộc chiến kết thúc.
Sau 1975 đa số họ không được tham chính hay quản lý kinh tế vì lý lịch.
Hàng vạn sinh viên Việt Nam đã sang Liên Xô và Đông
Âu học các ngành nghề nhằm trở về 'xây dựng chủ nghĩa xã hội' cho Việt
Nam.
Ngoài một số môn khoa học kỹ thuật có ít nhiều ứng dụng,
đa số các ngành nghề khác đều bất cập với thực tế một nước chưa phát
triển.
Sau 1991 thì dự án chủ nghĩa xã hội phá sản, khiến hàng vạn trí thức 'bị lịch sử bỏ rơi', phải tự xoay xở thích ứng với điều kiện mới.
Nếu
khó so sánh phẩm chất con người - khó nói trí thức du học của Nhật và
Việt Nam, Trung Quốc ai yêu nước hơn - thì vấn đề là gì?
Tôi
tin rằng vấn đề là ở chỗ cả năm anh em nhà Trương Xuyên đã may mắn được
Nhật Hoàng Minh Trị sử dụng ngay, trao toàn quyền, rất nhiều quyền.
Ví dụ Hoàng thân Hirobumi Ito không chỉ lập ra nghị viện Nhật, soạn hiến pháp mà còn làm thủ tướng bốn lần.
Ông cũng được phong đại tướng quân đội Nhật Hoàng, thống đốc Triều Tiên (Resident-General) khi Nhật Bản chiếm bán đảo này.
Còn
ở Việt Nam, tính cả trong thế kỷ 20 đến nay, chưa thấy các trí thức du
học về có tinh thần khai phóng, cải cách được trao quyền và cầm quyền.
Ngày
nay, số sinh viên du học tại các nước G7 cũng đã và đang ngày càng
đông, lên tới hàng chục nghìn, thừa con số cho một bộ, ngành.
Họ đáng ra phải là nền tảng cho một cuộc canh tân mới, lớn hơn các thời đại trước.
Nhưng trong nhiều trường hợp, người ta du học là vì 'di tản giáo dục', không có hoài bão về cải tổ quốc gia như năm sinh viên nhà Trương Xuyên.
Những
người được nhà nước đầu tư, cử đi học thì về để phục vụ một bộ máy cũ
kỹ, nhiều bất cập, không có quyền phê phán, thay đổi nó.
Gần
đây có các 'hạt giống đỏ' du học về được phong chức quyền rồi bị 'tống
vào lò', làm nảy sinh câu hỏi đến họ cũng 'sai và xấu' thì tương lai bộ
máy sẽ ra sao?
Tất nhiên, nhiều người du học về đã làm trong khu
vực công, các đại học, công ty nước ngoài, và đóng góp nhiều vào nền
kinh tế đang bùng nổ, tăng trưởng đều.
Có những chuyên gia, nhà quản lý, nhà ngoại giao giỏi ngoại ngữ, đã và đang giúp thay đổi diện mạo quốc gia.
Gần
đây, cộng đồng trí thức ở Việt Nam và hải ngoại vui mừng trước tin
'Giáo sư quần đùi' Trương Nguyện Thành về nước lại nhận chức... hiệu
phó một đại học.
Cùng lúc, một bộ phận không nhỏ của bộ máy
quan lại và con em họ vẫn dùng bằng giả, điểm thi giả để thăng tiến và
thống trị.
Việt Nam bỏ ra hàng tỷ USD cho sinh viên du học ở
các quốc gia tiên tiến nhất, nên sẽ là vô lý nếu mong họ trở về dùng
kiến thức đó bồi đắp một lối mòn.
Nghịch lý này nói lên rất nhiều
về tính phù phiếm, hoang phí thời gian, tiền bạc của Việt Nam, nhất
là khi ta thấy người Nhật chỉ cần 5 sinh viên mở đường là đủ.
Nhật Bản có là biệt lệ?
Cũng có thể, Nhật Bản duy tân thành công là một
biệt lệ, không phải quy luật và Việt Nam đã không học được gì và sẽ
chẳng học được gì.
Tuy thế, cũng có những điều mang tính quy luật: môi trường cởi mở sẽ khuyến khích sáng tạo.
Môi trường mới ở University College London đã làm được điều mà chế độ phong kiến sứ quân Nhật Bản không làm được: bao dung và đoàn kết.
Sau nhóm Choshu có thêm 19 thanh niên từ gia tộc thù địch Satsuma cũng sang trường UCL, nhưng chính tại London hai nhóm đã kết nghĩa tâm giao.
Các sinh viên này không biết rằng ở nhà, hai gia tộc Choshu và Satsuma cũng xóa bỏ thù hằn, lập một liên minh quân sự (Satcho Alliance).
Ba năm sau cuộc chiến thất bại trước liên quân nước ngoài, đến năm 1867, hai dòng này hợp sức giúp nhà vua lật đổ chế độ Tokugawa, mở ra thời Minh Trị.
Trước khi mở cửa tiếp nhận văn hóa Phương Tây, người Nhật đã hòa giải xong với nhau.
Tấm bia mà Nhật Bản tặng trường UCL có dòng chữ:
るばるとこころつどいてはなさかる
Harubaru to kokoro tsudoite hana sakaru
'When distant minds come together, cherries blossom'
Vừa có hình ảnh văn hóa Nhật, vừa nêu ra một triết lý, câu này có thể tạm dịch là:
Brexit và vụ vua Anh Henry VIII bỏ vợ
Tây Sơn không phải 'Cách mạng Giải phóng'
Oai võ Lý Triều: Thái hậu Ỷ Lan hai lần nhiếp chính
Tam dân chủ nghĩa vẫn còn thời sự với Việt Nam
Năm 1945: Cướp chính quyền và thay quyền dân?
Tuy thế, cũng có những điều mang tính quy luật: môi trường cởi mở sẽ khuyến khích sáng tạo.
Môi trường mới ở University College London đã làm được điều mà chế độ phong kiến sứ quân Nhật Bản không làm được: bao dung và đoàn kết.
Sau nhóm Choshu có thêm 19 thanh niên từ gia tộc thù địch Satsuma cũng sang trường UCL, nhưng chính tại London hai nhóm đã kết nghĩa tâm giao.
Các sinh viên này không biết rằng ở nhà, hai gia tộc Choshu và Satsuma cũng xóa bỏ thù hằn, lập một liên minh quân sự (Satcho Alliance).
Ba năm sau cuộc chiến thất bại trước liên quân nước ngoài, đến năm 1867, hai dòng này hợp sức giúp nhà vua lật đổ chế độ Tokugawa, mở ra thời Minh Trị.
Trước khi mở cửa tiếp nhận văn hóa Phương Tây, người Nhật đã hòa giải xong với nhau.
Tấm bia mà Nhật Bản tặng trường UCL có dòng chữ:
るばるとこころつどいてはなさかる
Harubaru to kokoro tsudoite hana sakaru
'When distant minds come together, cherries blossom'
Vừa có hình ảnh văn hóa Nhật, vừa nêu ra một triết lý, câu này có thể tạm dịch là:
'Khi những tư tưởng từ nơi xa hội ngộ, hoa anh đào bừng nở'.
Xem thêm chủ đề lịch sử:Brexit và vụ vua Anh Henry VIII bỏ vợ
Tây Sơn không phải 'Cách mạng Giải phóng'
Oai võ Lý Triều: Thái hậu Ỷ Lan hai lần nhiếp chính
Tam dân chủ nghĩa vẫn còn thời sự với Việt Nam
Năm 1945: Cướp chính quyền và thay quyền dân?
Tin liên quan
- Bộ trưởng Anh từng thả Hồ Chí Minh
- Quần đảo Thất vọng: Hành trình đến thiên đường có thật
- VN 2019: Hai xu hướng kinh tế thả chính trị nắm chặt
- Mikhail Borodin: Người sếp cũ của Hồ Chí Minh
- Việt Nam thua xa Singapore 'từ hạ tầng cho đến thượng tầng'
- Cơm hộp bento: Truyền thống Nhật có sức lan tỏa lớn
- Người Nhật trẻ và sự kiện đón kỷ nguyên của tân Nhật hoàng
No comments:
Post a Comment