Cháy chợ Đồng Xuân ở Berlin - đôi điều muốn nói
Lửa lại bốc lên
ngùn ngụt tại Trung tâm thương mại Đồng Xuân ở Berlin, CHLB Đức vào trưa
thứ Năm, 04/07/2019 - nơi người Việt ưa gọi là "Chợ Đồng Xuân".
"Bà
hỏa" thăm khu chợ này lần thứ hai, khiến cái tên Đồng Xuân lại xuất
hiện trên báo Đức sau khi đã được nêu nhiều trên truyền thông Đức gần
đây. Theo nhân viên cứu hỏa Đức, lửa xuất phát từ một container đã theo
gió bén sang một kho hàng lớn chừng 5.000 mét vuông của khu chợ Đồng
Xuân.
Kho này chứa những mặt hàng người Việt nơi đây thường bán
buôn cho những người bán lẻ mang đi nơi khác tiêu thụ như: quần áo, giày
dép, quà tặng, vật dụng gia đình và đặc biệt các nguyên vật liệu cung
cấp cho nghề nail vốn đang khá phổ biến ở Đức và châu Âu. Đó là những
thứ dễ cháy và một khi đã cháy thì khó dập và sự độc hại của chúng đối
với con người và môi trường là không nhỏ.
Cảnh sát Berlin đã phong tỏa khu vực, một số phố bị
chặn, một vài tuyến tàu điện gần đó phải tạm dừng di chuyển, nhường
đường cho xe cứu hỏa.
Những người dân sống gần hoặc trùng với
hướng gió được khuyên nhủ đóng các cửa sổ, tắt các máy quạt gió, máy
điều hòa để tránh khí độc... Hình ảnh cột khói đen xì bốc cao lừng lững
lên bầu trời Berlin, thủ đô của nước Đức (vốn không hề có các tòa nhà
chọc trời) lại càng được nhìn thấy rõ, gây ái ngại hơn, cho dù có ai đó
đứng cách xa đám cháy hàng chục km để quan sát và xuất hiện đầy trên các
mặt báo và trên truyền hình Berlin ngày 05/07.
Ngọn lửa đã được
lực lượng cứu hỏa Berlin với khoảng 200 người khống chế lây lan vào
chiều tối cùng ngày, nhưng việc dập tắt lửa hoàn toàn đã phải tiếp tục
diễn qua cả đêm và chỉ kết thúc vào buổi trưa hôm sau, 5/07. Cảnh sát và
cứu hỏa Đức tuyên bố không nhận thấy có thiệt hại về người. Một số
người Việt thông thạo buôn bán trong chợ ước đoán thiệt hại về hàng hóa
có thể lên tới năm hay sáu triệu euro.
Liệu khu nhà kho và hàng
hóa của nhiều người sở hữu nơi đây có được bảo hiểm hay không? Nguyên
nhân cháy do đâu, do vô tình hay cố ý... vẫn còn để ngỏ. Cảnh sát và cứu
hỏa Berlin vẫn có người đang túc trực nơi đây để giữ an toàn và điều
tra để tìm ra nguyên nhân vụ cháy.
Sao chợ Việt hay cháy thế?
Không kể vụ cháy này, trong vòng vài năm gần đây đã
xảy ra ít nhất hai vụ cháy lớn tại chợ Đồng Xuân. Tháng 5/2016 một kho
hàng tương tự cũng đã bốc cháy ngùn ngụt do sự bất cẩn của thợ hàn khi
sửa chữa kho, thiệt hại được tính tới con số vài triệu.
Một
tòa nhà lớn cần được sửa chữa thành một khu văn hóa mới trong chợ cũng
bỗng dưng bốc cháy đùng đùng cách đây ít lâu, khiến phương án khôi phục
tòa nhà này phải thay đổi theo.
Cư dân mạng xã hội lại có dịp nhốn nháo: "Sao các chợ
người Việt ở châu Âu hay cháy thế?" Và cũng có lác đác dăm bình luận
bâng quơ gây nghi ngờ theo kiểu: "Chỗ nào cần cháy cho ai đó là sẽ cháy
thôi"...
"Bà hỏa" rõ ràng đã lại "đến thăm" chợ Đồng Xuân không phải lúc.
Mới
cách đây chừng hai tuần, chợ Đồng Xuân bỗng trở thành điểm nóng ở Đức
bởi trên báo chí Đức xuất hiện thông tin nói về "Các đường dây đưa
người, buôn bán các trẻ em vị thành niên từ Việt Nam sang Đức dưới hình
thức đi xin tỵ nạn, rồi các em này bỗng biến mất khỏi các trại tỵ nạn và
trở thành nô lệ, bị bóc lột lao động tại nhiều hàng quán, tiệm Nail và
thậm chí trong nhà chứa".
Chợ Đồng Xuân đã bị báo chí Đức nhắc đến như là một trạm trung chuyển cho các hoạt động phạm pháp này.
Thực
hư ra sao còn phải tiếp tục điều tra làm rõ, nhưng những ý kiến nói với
phóng viên Đức của nhân viên điều tra Đức, cảnh sát Đức, cán bộ sở
ngoại kiều, một số cơ quan tiếp nhận, giúp đỡ người tỵ nạn đến từ Việt
Nam... đã thực sự gây sốc chẳng những cho dân Đức mà cả cộng đồng người
Việt quan tâm đến thời cuộc nơi đây.
'Đủ lời khen chê'
Mô hình chợ Đồng Xuân Berlin với đủ lời khen chê,
khen rằng chợ đã tạo ra bao công ăn việc làm cho người lao động (không
chỉ riêng cho người Việt), đóng góp khá lớn cho công quỹ của Berlin, là
một điểm thu hút khách du lịch tới thăm Berlin, tạo cho Berlin một khuôn
mặt cởi mở, đa văn hóa.
Ý kiến chê thì chê rằng chợ Đồng Xuân là một xã hội khép kín của người Việt, là nơi xuất phát nhiều tiêu cực, sản sinh nhiều tội phạm hình sự, không giúp ích cho tốc độ hội nhập của một số lượng không nhỏ người Việt Nam sinh sống, làm ăn buôn bán nơi đây, vân vân và vân vân.
Và đây đã từng là đề tài thảo luận sôi nổi của không ít tổ chức, hội đoàn Đức - Việt thời gian qua.
Trong cuộc gặp gỡ liên hoan hôm 21/06/2019 giữa chủ chợ Đồng Xuân, ông Nguyễn Văn Hiền, cùng các "phóng viên cộng đồng" người Việt ở Berlin, với sự tham dự của Đại sứ Việt Nam Nguyễn Minh Vũ, nhân dịp "Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam", ông Hiền đã bày tỏ sự bất bình trước những đánh giá tiêu cực do báo chí Đức nêu ra nhắm vào khu Trung tâm thương mại Đồng Xuân của ông.
Ông Hiền kêu gọi sự đoàn kết và nỗ lực phản biện của các nhà báo cộng đồng người Việt (mà phần đông rất yếu ngoại ngữ, không đủ khả năng viết được dù chỉ là một mẩu tin ngắn bằng tiếng Đức) trước các "Fake News" từ phía Đức này.
Cái nóng hè 2019 bất thường những ngày qua tại Đức dường như càng gây bức bối thêm cho người Việt nơi đây với những thông tin không hay ho lắm cho hình ảnh Việt Nam và cộng đồng người Việt trên mặt báo chí Đức.
Thời tiết Berlin thì đã tự thay đổi, trời mát trở lại. "Bà hỏa" không mời cứ đến thăm chợ Đồng Xuân đã bị lực lượng cứu hỏa cùng cảnh sát Berlin "đẩy" đi nơi khác chơi.
Vậy còn tiếng tăm chợ Đồng Xuân, của cộng đồng người Việt ở Berlin, ở Đức, ý muốn của ông Hiền, hình ảnh Việt Nam trong con mắt người Đức sẽ tiếp tục ra sao?
Làm thế nào để cải thiện điều đó? Trông chờ vào phản ứng của cơ quan đại diện Việt Nam là Đại sứ quán VN tại Berlin, các bài báo "phản pháo" của báo chí cộng đồng người Việt (cần phải viết bằng tiếng Đức cho báo chí Đức) ư? Đến giờ phút này vẫn chưa thấy tăm hơi.
Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một nhà báo tự do đang sinh sống tại Berlin, CHLB Đức
Ý kiến chê thì chê rằng chợ Đồng Xuân là một xã hội khép kín của người Việt, là nơi xuất phát nhiều tiêu cực, sản sinh nhiều tội phạm hình sự, không giúp ích cho tốc độ hội nhập của một số lượng không nhỏ người Việt Nam sinh sống, làm ăn buôn bán nơi đây, vân vân và vân vân.
Và đây đã từng là đề tài thảo luận sôi nổi của không ít tổ chức, hội đoàn Đức - Việt thời gian qua.
Trong cuộc gặp gỡ liên hoan hôm 21/06/2019 giữa chủ chợ Đồng Xuân, ông Nguyễn Văn Hiền, cùng các "phóng viên cộng đồng" người Việt ở Berlin, với sự tham dự của Đại sứ Việt Nam Nguyễn Minh Vũ, nhân dịp "Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam", ông Hiền đã bày tỏ sự bất bình trước những đánh giá tiêu cực do báo chí Đức nêu ra nhắm vào khu Trung tâm thương mại Đồng Xuân của ông.
Ông Hiền kêu gọi sự đoàn kết và nỗ lực phản biện của các nhà báo cộng đồng người Việt (mà phần đông rất yếu ngoại ngữ, không đủ khả năng viết được dù chỉ là một mẩu tin ngắn bằng tiếng Đức) trước các "Fake News" từ phía Đức này.
Cái nóng hè 2019 bất thường những ngày qua tại Đức dường như càng gây bức bối thêm cho người Việt nơi đây với những thông tin không hay ho lắm cho hình ảnh Việt Nam và cộng đồng người Việt trên mặt báo chí Đức.
Thời tiết Berlin thì đã tự thay đổi, trời mát trở lại. "Bà hỏa" không mời cứ đến thăm chợ Đồng Xuân đã bị lực lượng cứu hỏa cùng cảnh sát Berlin "đẩy" đi nơi khác chơi.
Vậy còn tiếng tăm chợ Đồng Xuân, của cộng đồng người Việt ở Berlin, ở Đức, ý muốn của ông Hiền, hình ảnh Việt Nam trong con mắt người Đức sẽ tiếp tục ra sao?
Làm thế nào để cải thiện điều đó? Trông chờ vào phản ứng của cơ quan đại diện Việt Nam là Đại sứ quán VN tại Berlin, các bài báo "phản pháo" của báo chí cộng đồng người Việt (cần phải viết bằng tiếng Đức cho báo chí Đức) ư? Đến giờ phút này vẫn chưa thấy tăm hơi.
Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một nhà báo tự do đang sinh sống tại Berlin, CHLB Đức
No comments:
Post a Comment