SƠN TRUNG
Cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 và liên tiếp 2 cuộc kháng chiến kéo dài 30 năm đã tạo ra những biến động sâu sắc trong xã hội Việt Nam. Quan niệm đám cưới "Đời sống mới" dần dần thay thế một số quan niệm, nếp sống, phong tục trước đó. Đám cưới do cơ quan, đoàn thể đứng ra tổ chức, với lễ nghi đơn giản, trang phục của cô dâu, chú rể có thể chỉ là bộ quần áo bộ đội, thanh niên xung phong hay bộ thường phục xuất hiện chủ yếu trong giai đoạn này.
Do hoàn cảnh chiến tranh, nhiều người tổ chức xong đám cưới chỉ kịp đầu gối, tay ấp với chồng với vợ trong vòng một đêm ngắn ngủi rồi lại ra chiến trường. Đã 31 năm trôi qua nhưng bà Phí Thị Hiền vẫn bồi hồi nhớ lại đám cưới của mình: "Chồng tôi là bộ đội, sau đám cưới được 3 ngày, ông ấy đi công tác. Suốt mấy năm trời, tôi vừa nuôi con vừa đi làm, vừa sợ chồng hi sinh".
Giấy đăng ký kết hôn ở nước ta trong thời chiến cũng thật khác với bây giờ. Từ Cách mạng Tháng Tám cho đến những năm 1950 ở vùng bị tạm chiếm, giấy đăng ký kết hôn gọi là giấy khai giá thú và sử dụng 3 loại chữ: chữ Hán, chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Các điều khoản trong giấy giá thú ghi phải có người làm chứng, nếu lấy vợ lần đầu, người làm chứng thường là cha mẹ hai bên, song lấy vợ thứ hai phải có chữ ký của vợ cả.
Do hoàn cảnh chiến tranh, nhiều người tổ chức xong đám cưới chỉ kịp đầu gối, tay ấp với chồng với vợ trong vòng một đêm ngắn ngủi rồi lại ra chiến trường. Đã 31 năm trôi qua nhưng bà Phí Thị Hiền vẫn bồi hồi nhớ lại đám cưới của mình: "Chồng tôi là bộ đội, sau đám cưới được 3 ngày, ông ấy đi công tác. Suốt mấy năm trời, tôi vừa nuôi con vừa đi làm, vừa sợ chồng hi sinh".
Giấy đăng ký kết hôn ở nước ta trong thời chiến cũng thật khác với bây giờ. Từ Cách mạng Tháng Tám cho đến những năm 1950 ở vùng bị tạm chiếm, giấy đăng ký kết hôn gọi là giấy khai giá thú và sử dụng 3 loại chữ: chữ Hán, chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Các điều khoản trong giấy giá thú ghi phải có người làm chứng, nếu lấy vợ lần đầu, người làm chứng thường là cha mẹ hai bên, song lấy vợ thứ hai phải có chữ ký của vợ cả.
Một đám cưới thời chiến tranh chống Mỹ. |
Những năm kháng chiến chống Pháp, ở vùng tự do, giấy khai giá thú do Ủy ban Hành chính địa phương cấp vẫn giữ điều khoản cho khai lấy nhiều vợ. Tuy nhiên, trong văn bản lúc này chỉ ghi bằng chữ quốc ngữ. Từ năm 1954 về sau, ở miền Bắc, giấy khai giá thú đổi thành giấy khai kết hôn với các điều khoản thể hiện một vợ một chồng. Đồng thời, quyền tự do kết hôn của đôi lứa được chính quyền công nhận, không cần đến chữ ký người làm chứng...
Đất nước đã hòa bình hơn 30 năm, song rất nhiều người vẫn bùi ngùi khi nhớ lại đám cưới của mình trong chiến hào chống Mỹ, đám cưới trên trận địa. Nhiều bạn trẻ thẫn thờ, cảm động trước những bức ảnh cưới, thiếp mời, giấy khai giá thú, áo cô dâu, chú rể, quà mừng đám cưới của thế hệ cha, anh được trưng bày trong triển lãm.
Cụ Trịnh Hải (75 tuổi, ở Hà Nội) nhớ lại: "Đám cưới của chúng tôi phải tổ chức vào ban đêm, thắp đèn dầu vì sợ máy bay oanh tạc. Hoa cũng không có, chỉ liên hoan xôi, chè. Trên tường là khẩu hiệu "Vui duyên mới không quên nhiệm vụ", khẩu hiệu mà bất cứ đám cưới nào thời đó cũng có".
Bên bức ảnh cưới của mình, cụ Trần Ngọc Mai nhớ lại: "Tôi học ở Nga từ năm 1956 đến 1963. Năm 1961, tôi kết hôn với cô gái Nga tên là Nina Nicolaiepna, chỉ có 2 người bạn Nga làm chứng vì thời kỳ này có quan hệ tình cảm nam nữ với người nước ngoài rất khổ. Chỉ cần nhìn thấy hai người dắt tay nhau, ngày hôm sau đã bị buộc thôi học và về nước".
“Vốn ấp ủ làm một đám cưới hay ho thôi, chứ không nghĩ đến cả bộ ảnh cưới cũng phải hay ho, mình còn không có ý định chụp ảnh cưới. Nhưng cả ekip đều hối là nên có. Thế là ra đời ý tưởng về việc tái hiện lại những nét văn hóa cưới xưa kia kết hợp cùng những nét hiện đại của đám cưới ngày nay, tạo ra một bộ ảnh cưới mà ông bà bố mẹ cảm thấy thân thuộc, còn những người trẻ như mình cũng cảm thấy hứng thú.
Nghĩ là làm, bàn với mọi người cùng lên concept nghiên cứu kỹ trong gần 3 tuần để tái hiện những đặc trưng về bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội ảnh hưởng đến phong tục tập quán và hình thái tổ chức đám cưới của người Việt qua 100 năm. Lên xong từng concept thì lại chạy tứ tung đi mượn đồ từ cái xe cub ngày xưa, áo sơ mi hai lúa, cho đến cắt dán phông bạt đám cưới (cứ như cưới thật)” – cô dâu Quỳnh Anh chia sẻ.
Hôn lễ thời kháng chiến chống Mỹ được diễn ra với thủ trưởng, hoặc cấp trên là người chủ hôn.Cô dâu và chú rể đều mặc áo dài và khăn đóng trong ngày cưới.
No comments:
Post a Comment