Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday, 17 July 2019

SƠN TRUNG * HỒNG HỒNG TUYẾT TUYẾT

 Image result for bắc kỳ yếm thăm


HỒNG HỒNG TUYẾT TUYẾT
SƠN TRUNG


Một số người hiểu sai về bài này. Họ cho đây là lời lẽ của một ông già ve vản cô gái trẻ.
Giáo sư Dương Thiệu Tống trong "Tâm Trạng Dương Khuê" đã phản bác ý kiến đó. Dương Khuê quyết chiến với Pháp nhưng vua chủ hòa.Theo Giáo sư, bài này có tính chất chính trị. Nhà vua không dùng ông thì ông lui về ẩn dật.Phan Thanh Giản, Hoàng Diệu thấy rõ cung tên không chống nổi súng đạn cho nên thương lính, thương dân, hai ông giao thành cho Pháp, nhưng hai ông biết đầu hàng giặc là có tội nên đã uống thuốc độc tự tử.  
Vua Tự Đưc phê ông "bất thưc thời vụ là đúng".


Hồng, Hồng, Tuyết, Tuyết
Mới ngày nào chửa biết cái chi chi
Mười lăm năm thấm thoát có xa gì!
Ngoảnh mặt lại, đã tới kỳ tơ liễu
Ngã lãng du thời quân thượng thiếu,
Quân kim hứa giá, ngã thành ông

Cười cười nói nói tương phùng,
bạch phát với hồng nhan chừng ái ngại.
Riêng một thú Thanh Sơn đi lại,
Khéo ngây ngây, dại dại với tình,
Đàn ai một tiếng dương tranh?

Sách "Văn đàn bảo giám" còn chép thêm mấy câu mưỡu sau, giải thích là do độc giả gởi đến và quả quyết là do chính Dương Khuê soạn ra:

Non xanh xanh, nước xanh xanh
Sớm tình tình sớm, trưa tình tình trưa
Nhớ ai tháng đợi năm chờ
Nhớ người độ ấy bây giờ là đây!
Nguồn:
1. Việt Nam thi văn hợp tuyển, Dương Quảng Hàm, Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Hà Nội, 1951
2. Dương Khuê, GS. Nguyễn Duy Diễn, NXB Nguồn Sống, 1969
Có người dịch bài này giới thiệu với độc giả ngoại quốc  . Bỉ nhân cũng muốn dich muốn dịch để hiệu đính...
Dear Tuyết Hồng
Last time,you are very young and innocent
Following the stream of time , 15 years long,  you grow up, and become beautiful.
When I travelled, you still young,
But when you marry, I became an old man.
Meeting you after 15 years of sepation, I feel ambarasse
 Now I only like to go to the blue mountain,
and I love it.
And I  have a passionate love 
Who play the musics ?


General idea:
When the author became an old man, he met an singer of 15 years ago.The author felf embarrasse.


Di sảnÂm nhạcThời trangĐiện ảnhNghệ sĩ Văn học

Sự thâm thúy ẩn trong bài ca trù “Hồng Hồng Tuyết Tuyết“

VOV.VN - Bài ca trù “Hồng Hồng Tuyết Tuyết” về hình thức là bài thơ hát nói không chỉ có một “nghĩa đen” mà còn có “nghĩa ẩn dụ”.
Năm 2005 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, trong liên hoan ca trù toàn quốc do Bộ Văn hóa - Thông tin tổ chức có 14 tỉnh, thành phố tham gia. Một vấn đề đặt ra về yêu cầu là các chiếu hát của những đơn vị ấy, khi trình diễn bắt buộc phải trình bày bài “Hồng Hồng Tuyết Tuyết” trước khi hát những bài sở trường quen thuộc của mình. Đây là một trong những bài mẫu mực về nghệ thuật và có giá trị tư tưởng tốt.
Từ trước đến nay, khoảng trên dưới 100 năm, những nhà nghiên cứu văn học và yêu thích nghê thuật ca trù đã biết khá rõ những bài thơ nói của tiến sĩ Dương Khuê (1839-1902) trong toàn bộ di sản văn chương và thơ ca của cụ ở nửa thế kỉ XIX trong thiên niên kỉ trước, nhưng ít ai đánh giá đúng giá trị đích thực phẩm chất Dương Khuê trong mảng văn chương được thể hiện bằng loại ca trù, đặc biệt là bài “Hồng Hồng Tuyết Tuyết”. Chúng ta chỉ biết cái nghĩa đen của lời ca mà không hiểu gì hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả, bối cảnh lịch sử cụ thể mà cụ Dương Khuê đã trải qua.
nghia bong trong bai hong hong tuyet tuyet hinh 1 
 Ảnh minh họa: Quang Trung 
Cụ Dương Khuê sinh năm Kỷ Hợi (1839), quê làng Vân Đình, tổng Phương Đình, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Ứng Hòa, Hà Nội). Năm Mậu Thìn, niên hiệu Tự Đức 21 (1868) cụ thi Hội đỗ tiến sĩ, ngay sau đó được bổ nhiệm chức tri phủ Bình Giang, Hải Dương. Cụ bước váo quan trường, đến khi Tự Đức qua đời (16/6/1883) và Hòa ước mất nước ký giữa triều Nguyễn và Pháp (1883). Đó là giai đoạn 15 năm đầu trong cuộc đời làm quan của cụ có nhiều tâm trạng mà cụ đã gửi gắm trong bài ca trù “Hồng Hồng Tuyết Tuyết”. Năm 1897, cụ cáo quan về ở ẩn, và mất năm 1902, hưởng thọ 63 tuổi. Có thể dự đoán bài ca trù ấy được viết vào năm 1883 với đầy đủ những sự kiện lịch sử và tâm trạng của tác giả .
Qua nhiều tài liệu còn lưu lại thì bài ca trù “Hồng Hồng Tuyết Tuyết” về hình thức là bài thơ hát nói khá mẫu mực, bài có điệu Mưỡu 1 và 2 ở đầu, phần hát nói có 11 câu với 3 trổ cơ bản, ý tứ khúc chiết, rõ ràng, và không chỉ có một “nghĩa đen” mà nhà thơ còn gửi tâm trạng của mình với một “nghĩa ẩn dụ” trong đó. Đoạn mở đầu, tác giả viết:
       Ngày xưa Tuyết muốn lấy chồng
       Ông chê Tuyết bé, Tuyết không biết gì
       Bây giờ Tuyết đã đến thì
       Ông muốn lấy Tuyết, Tuyết chê ông già
Nghĩa “đen” thì đã quá rõ, còn nghĩa “bóng” ta có thể hiểu là: Ngày xưa tôi là người trong trắng (như Tuyết) mới thi đỗ làm quan, muốn giúp vua nhưng bị chê là không biết gì (Dương Khuê dâng sớ lên Tự Đức phải quyết liệt với người Pháp, cụ bị chê là “Bất thức thời vụ” – Không hiểu thời cuộc). Bây giờ, tôi đã hiểu biết khôn ngoan, ông muốn dùng tôi thì tôi lại thấy ông già nua, nhu nhược (đầu hàng Pháp).
Tiếp đến phần hát, tác giả viết:
        Hồng Hồng Tuyết Tuyết
        Mới ngày nào chưa biết cái chi chi 
        Mười lăm năm thấm thoắt có xa gì
        Ngoảnh mặt lại đã tới kì tơ liễu
Hồng Tuyết ngoài nghĩa “đen” là tên một cô đào hát hoặc hai cô đào hát, còn chứa đựng cái nghĩa “bóng” mà tác giả gửi gắm.
Phần này theo nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, nhà thơ Trần Huyền Trân, nhà báo Tô Dũng đã có chung nhận xét là: Mới ngày nào bước vào quan trường ta như cánh chim. Hồng bay tung hoành nào có biết cái chi chi, thấm thoắt cuộc đời làm quan đã 15 năm (1868 – 1883) mới đó bây giờ nhìn lại cũng đã khôn ngoan, trưởng thành rồi.
       Cười cười nói nói sượng sùng
       Mà bạch phát với hồng nhan chừng ái ngại
Khi Tự Đức lên ngôi vua (1847) ở tuổi 19, còn ít tuổi (lúc đó Dương Khuê chỉ là đứa trẻ 8 tuổi ham chơi). Nay vua hứa “gả bán” tôi cho người Pháp thì tôi đã già (trước khi Tự Đức mất 16/6/1883, Hòa ước mới được lập xong, nó công nhận cuộc bảo hộ của Pháp ở Nam Bộ và cho đặt công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kỳ mới chính thức “gả bán”). Trước thực trạng ấy cả vua tôi đều sượng sùng, thẹn đến đỏ mặt (hồng nhan) và lo buồn đến bạc tóc (bạch phát) thật là ái ngại…
Cuối bài tác giả đã viết:
        Riêng một thú thanh sơn đi lại
        Khéo ngây ngây dại dại với tình  
       Đàn ai? Một tiếng dương tranh
Chữ thanh sơn ở đây muốn chỉ triều đinh lúc bấy giờ, còn dương tranh  được hiểu là những cuộc tranh đấu đã nổi lên ở Bắc Kỳ (năm 1883 Hà Nội, Nam Định đã có các cuộc nổi dậy chống Pháp, viên đại tá Henri Riviere bị tử trận ở Cầu Giấy, Hà Nội). Chữ dương tranh, không phải là đàn tranh vì trong hát ca trù người ta đã sử dụng đáy cầm (dàn đáy). Vậy đoạn này hiểu là: Sau hòa ước bán nước 1883, vua quan nhà Nguyễn chỉ còn biết đi đi lại lại trong triều đình của mình như một thú vui ngây dại. Trong khi đó thì những cuộc nổi dậy chống Pháp ở Bắc Kỳ đã diễn ra như một tiếng cảnh tỉnh (ở đây tác giả mượn tiếng đàn).(1)
Xem như vậy, bài ca trù “Hồng Hồng Tuyết Tuyết” có hai nghĩa. Ngoài mối tình “trái khoáy” của một ông già với một cô đào trẻ, tác giả Dương Khuê còn gửi gắm tâm trạng của mình. Chính tâm trạng ấy cũng đủ làm nổi bật phẩm chất cao quý của một nhà nho, một viên quan đương thời trong sạch, có tấm lòng yêu nước, trăn trở với thế sự éo le lúc đó của đất nước.
Thông qua giai điệu âm nhạc, mà chủ yếu chỉ vẻn vẹn mấy nốt chính là Si, Sol, Sị, Sị sol, Si. Người nghệ nhân nhạc công đàn Đáy đã rất khéo biến hóa để tôn thêm cho lời thơ bay bổng và đi vào lòng người.
Đây cũng là một trong những bài ca trù mà trong những năm 60 của thế kỷ trước, Đài TNVN đã tổ chức nhiều buổi ca trù phục vụ các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại phòng thu M ở 58 phố Quán Sứ, Hà Nội. Hình ảnh các nghệ sĩ: Quách Thị Hồ, Nguyễn Thị Phúc, Thanh Lâm, Kim Đức, Đinh Khắc Ban, Phó Đình Kỳ, Ngô Linh Ngọc… vẫn như còn trong tâm khảm chúng tôi, những người tổ chức thực hiện chương trình ấy./.






No comments:

Post a Comment