Tình trạng thiếu điện bị lũng đoạn để trục lợi (Bài 3)
Bài 3: MUA ĐIỆN CỦA TRUNG QUỐC, TRẢ TIỀN ĐỂ NHẬN THÊM HỌA?
Điện là một loại hàng hóa. Nguồn, phương thức phân phối, giá bán thứ hàng hóa này tác động trực tiếp đến kinh tế - xã hội, quyết định mức độ phát triển của một quốc gia nên điện trở thành hàng hóa đặc biệt. Sản xuất – cung ứng điện được xem là một yếu tố quan trọng phải tính kỹ để duy trì và bảo vệ an ninh năng lượng.
Dù liên quan tới an ninh năng lượng nhưng nhập khẩu điện (mua điện của nước ngoài) là điều bình thường, thậm chí rất nên nếu có thể tiết giảm vốn đầu tư, gia tăng khả năng cung ứng, hạ giá bán, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Mua điện của Trung Quốc, Lào sẽ không phải là chuyện cần phải bận tâm, đáng bàn nếu…
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không… còn
ĐBSCL – vựa lúa của Việt Nam đang ngắc ngoải. Sông rạch chằng chịt nhưng khu vực này đang thiếu nước ngọt cho cả sản xuất lẫn sinh hoạt. Lượng nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về ĐBSCL không còn dồi dào như trước, mực nước của hệ thống sông rạch tụt xuống là lý do nước mặn từ biển xâm nhập càng ngày càng sâu vào đất liền. Cách nay ba năm, nước mặn lấn sâu vào sông rạch tới 90 cây số. Ruộng thiếu nước, vườn thiếu nước, con người cũng thiếu nước ăn, uống, tắm, giặt, phải khai thác nước ngầm và bề mặt sụt lún. Nếu bề mặt tiếp tục sụt lún và nước biển tiếp tục dâng lên, phần lớn ĐBSCL sẽ biến mất.
Điện là một loại hàng hóa. Nguồn, phương thức phân phối, giá bán thứ hàng hóa này tác động trực tiếp đến kinh tế - xã hội, quyết định mức độ phát triển của một quốc gia nên điện trở thành hàng hóa đặc biệt. Sản xuất – cung ứng điện được xem là một yếu tố quan trọng phải tính kỹ để duy trì và bảo vệ an ninh năng lượng.
Dù liên quan tới an ninh năng lượng nhưng nhập khẩu điện (mua điện của nước ngoài) là điều bình thường, thậm chí rất nên nếu có thể tiết giảm vốn đầu tư, gia tăng khả năng cung ứng, hạ giá bán, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Mua điện của Trung Quốc, Lào sẽ không phải là chuyện cần phải bận tâm, đáng bàn nếu…
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không… còn
ĐBSCL – vựa lúa của Việt Nam đang ngắc ngoải. Sông rạch chằng chịt nhưng khu vực này đang thiếu nước ngọt cho cả sản xuất lẫn sinh hoạt. Lượng nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về ĐBSCL không còn dồi dào như trước, mực nước của hệ thống sông rạch tụt xuống là lý do nước mặn từ biển xâm nhập càng ngày càng sâu vào đất liền. Cách nay ba năm, nước mặn lấn sâu vào sông rạch tới 90 cây số. Ruộng thiếu nước, vườn thiếu nước, con người cũng thiếu nước ăn, uống, tắm, giặt, phải khai thác nước ngầm và bề mặt sụt lún. Nếu bề mặt tiếp tục sụt lún và nước biển tiếp tục dâng lên, phần lớn ĐBSCL sẽ biến mất.
Lượng nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về ĐBSCL giảm đáng kể còn
là lý do đất đai cằn cỗi vì không được phù sa bù đắp, lượng cát sỏi cũng
giảm dần, đây cũng là lý do sạt lở xảy ra khắp nơi. Theo các thống kê
đã công bố, mỗi năm, sạt lở làm ĐBSCL mất khoảng 300 héc ta. Khu vực này
hiện có 564 điểm sạt lở cả ở bờ sông (512 điểm) lẫn bờ biển (52 điểm).
Chi phí chống sạt lở dù tính bằng tỉ nhưng những tỉ đồng đó cũng đổ
xuống sông, biển vì chính đê bao, kè biển bị xói mòn. Tuy có nhiều lý do
dẫn tới thảm cảnh này: Khai thác cát quá mức. Số công trình ven bờ gia
tăng tác động tới nền địa chất vốn yếu ớt,… song các chuyên gia vẫn
khẳng định, nguyên nhân chính vẫn là sự suy giảm lượng nước, lượng phù
sa từ thượng nguồn.
Có những thứ độc quyền của ĐBSCL vĩnh viễn biến mất. Trước tiên phải kể đến vỉa than bùn của vùng U Minh, từ hơn 8.000 ha với chiều dày hơn 2 mét, nay chỉ còn lỏm chỏm trong vùng U Minh Hạ và trong vườn quốc gia U Minh Thượng và chiều dày chỉ còn khoảng một mét và có nguy cơ mất dấu theo thời gian vì mực nước ở các vùng này mỗi năm mỗi kiệt hơn - TS Dương Văn Ni, Đại học Cần Thơ
Tiến sĩ Dương Văn Ni - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm đa dạng sinh học Hòa An, Đại học Cần Thơ – lưu ý: Có
những thứ độc quyền của ĐBSCL vĩnh viễn biến mất. Trước tiên phải kể
đến vỉa than bùn của vùng U Minh, từ hơn 8.000 ha với chiều dày hơn 2
mét, nay chỉ còn lỏm chỏm trong vùng U Minh Hạ và trong vườn quốc gia U
Minh Thượng và chiều dày chỉ còn khoảng một mét và có nguy cơ mất dấu
theo thời gian vì mực nước ở các vùng này mỗi năm mỗi kiệt hơn.
Thông qua hệ thống truyền thông Việt Nam, những chuyên gia như Tiến
sĩ Lê Anh Tuấn - Viện phó Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu, Đại học Cần
Thơ – từng nhiều lần lưu ý: Việc các nhà máy thủy điện trên thượng nguồn
sông Mekong, tích nước cho việc phát điện trong mùa khô là một trong
những lý do chính gây ra đủ thứ họa cho ĐBSCL. Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện –
một chuyên gia độc lập về ĐBSCL và thủy điện Mekong – từng lặp đi, lặp
lại, các đập thủy điện ở Trung Quốc đã làm giảm 50% lượng phù sa mà lẽ
ra ĐBSCL có thể nhận được hàng năm, điều đó không chỉ ảnh hưởng đến độ
màu mỡ của đất đai, sự phát triển của nông nghiệp mà còn gia tăng mức độ
sạt lở bờ sông, bờ biển.
Không chỉ dẫn đầu trong việc chặn dòng Mekong để phát triển thủy điện
(từ cuối thập niên 1990 đến nay, Trung Quốc đã hoàn tất 5/7 dự án theo
kế hoạch khai thác đoạn Mekong trên lãnh thổ Trung Quốc), Trung Quốc còn
đầu tư vào Lào, Campuchia để phát triển thủy điện trên đoạn Mekong chảy
qua hai quốc gia này và cho họ vay vốn để phát triển các công trình
thủy điện. Nếu kế hoạch này hoàn tất, năm 2030, đoạn Mekong chảy qua Lào
và Campuchia trước khi đổ vào Việt Nam sẽ có thêm 12 công trình thủy
điện nữa!
Các tổ chức bảo vệ sông ngòi, môi trường quốc tế đã lên tiếng nhiều
lần, cố gắng thuyết phục cả Trung Quốc, Lào, Campuchia rằng, phát triển
các công trình thủy điện trên dòng Mekong là hủy diệt cả nông nghiệp,
ngư nghiệp lẫn tương lai toàn bộ khu vực thuộc lưu vực Mekong nhưng
không hiệu quả. Chẳng riêng ĐBSCL, đồng bằng sông Hồng cũng bị đe dọa
khi Trung Quốc đang và sẽ xây dựng các công trình thủy điện trên thượng
nguồn sông Hồng, sông Đà đoạn nằm trên lãnh thổ Trung Quốc.
Trong bối cảnh như hiện nay, ý tưởng hỏi mua điện của Trung Quốc và
Lào có khác gì trả tiền để thiên hạ tích cực hơn trong việc tạo thêm họa
cho mình. Mua điện của Trung Quốc và Lào có khác gì trả tiền để nhận
thêm họa?
Không sợ thảm họa hạt nhân
Ngoài nguồn điện từ thủy điện, Trung Quốc đang phát triển nguồn điện
từ các nhà máy điện hạt nhân để thay thế hệ thống nhà máy đốt than phát
điện mà Trung Quốc đang hỗ trợ Việt Nam cả về vốn lẫn công nghệ để đừng
“thiếu điện”!
Năm 2016, dân chúng Việt Nam xôn xao khi có tin Trung Quốc xây dựng
ba nhà máy điện hạt nhân sát biên giới Việt Nam (một ở Quảng Tây – Nhà
máy Phòng Thành cách Móng Cái chỉ 50 cây số, một ở Quảng Đông – Nhà máy
Trường Giang cách Hải Phòng khoảng 100km, một trên đảo Hải Nam – Nhà máy
Xương Giang cách nhiều điểm ở Việt Nam khoảng 200 cây số. Đến giữa
2017, cả ba nhà máy đều đã vận hành từ hai đến ba tổ máy phát điện và
tiếp tục xây dựng thêm những tổ máy khác.
Do khoảng cách giữa ba nhà máy vừa kể với biên giới Việt – Trung,
theo khuyến cáo của Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA), một số
tỉnh ở miền Bắc Việt Nam phải lập kế hoạch ứng phó mở rộng (EPD - bán
kính mở rộng đến 100 cây số), hoặc lập kế hoạch theo dõi nhiễm xạ đối
với thực phẩm và hàng hóa ICPD (bán kính mở rộng 300 cây số).
Theo một số chuyên gia về năng lượng hạt nhân, Trung Quốc phát triển
rất nhanh trong lĩnh vực điện hạt nhân. Năm 2010 đã đạt được mục tiêu đề
ra cho năm 2020. Tuy nhiên việc phát triển rất nhanh như thế kéo theo
nhiều rủi ro do dễ mắc sai lầm và vi phạm các tiêu chuẩn về an toàn. Một
loại rủi ro khác là thiếu minh bạch, thường bưng bít thông tin nên rất
khó đánh giá nguy cơ để phòng ngừa.
Từ sự lo âu của dân chúng Việt Nam, tháng 4 năm 2017, Bộ Khoa học –
Môi trường Việt Nam loan báo đã liên lạc với giới hữu trách Trung Quốc
để thảo luận về ba nhà máy điện hạt nhân đã kể. Lúc đó, Tiến sĩ Nguyễn
Tuấn Khải - Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân - cho biết, hai
bên đã thảo luận về việc soạn thảo Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa các
cơ quan hữu trách của hai bên nói riêng và ngành năng lượng hạt nhân nói
chung. Tuy nhiên, khi đặt vấn đề về việc hợp tác xây dựng mạng quan
trắc và kế hoạch ứng phó tầm mức quốc gia khi xảy ra sự cố - một trong
những nội dung quan trọng trong hợp tác thì phía Trung Quốc lại không
tán thành và bỏ đi!
Việt Nam từng dự định làm điện hạt nhân nhưng cuối cùng Quốc hội quyết định ngưng vì sự thật là đến nay, điện hạt nhân vẫn là thứ không bảo đảm an toàn. Còn chuyện Trung Quốc làm điện hạt nhân thì Việt Nam không có cách nào bắt họ dừng được…Tiến sĩ Đặng Hùng Võ, Nguyên thứ trưởng Bộ TN-MT
Khi được đề nghị cho ý kiến về sự hiện diện của các nhà máy điện hạt
nhân Trung Quốc tọa lạc sát biên giới Việt – Trung, Giáo sư Tiến sĩ Đặng
Hùng Võ bảo rằng: Việt Nam từng dự định làm điện hạt nhân nhưng cuối
cùng Quốc hội quyết định ngưng vì sự thật là đến nay, điện hạt nhân vẫn
là thứ không bảo đảm an toàn. Còn chuyện Trung Quốc làm điện hạt nhân
thì Việt Nam không có cách nào bắt họ dừng được…
Tất nhiên là Việt Nam không có cách nào khiến Trung Quốc ngưng phát
triển các nhà máy điện nguyên tử về phía Nam theo kế hoạch của Trung
Quốc. Đàm phán mua điện của Trung Quốc là một ý tưởng góp phần thúc đẩy
viễn cảnh sẽ sớm có thêm nhiều nhà máy điện hạt nhân gần lãnh thổ Việt
Nam hơn.
***
Duy trì sự ổn định của nguồn điện, thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh
tế - xã hội của quốc gia là một vấn đề hết sức quan trọng. Song giao vấn
đề hết sức quan trọng đó cho Bộ Công Thương, EVN lập kế hoạch và giữ
vai trò nhạc trưởng có bảo đảm phát triển bền vững hay không dường như
còn quan trọng hơn. Chẳng lẽ cứ để “thiếu điện” là dịp mở thêm một đoạn
đường đưa quốc gia vào sâu hơn trong tuyệt lộ?
No comments:
Post a Comment