Truyền thông TQ: Biểu tình Hong Kong 'là do tư tưởng phương Tây'
Các tờ báo tiếng
Anh của nhà nước Trung Quốc đổ lỗi phương Tây can thiệp vào tình trạng
bất ổn ở Hong Kong trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao leo thang giữa
Trung Quốc và Anh Quốc.
Trung Quốc cũng gọi các chính trị gia Anh Quốc là 'đạo đức giả'.
"Những
nhà lý luận của các chính phủ phương Tây chưa bao giờ ngừng tạo ra tình
trạng bất ổn nhằm chống lại các chính phủ mà họ không thích, mặc dù
hành động của họ đã gây ra sự khốn khổ và hỗn loạn ở hết quốc gia này
đến quốc gia khác tại Mỹ Latinh, Châu Phi, Trung Đông và Châu Á," tờ
China Daily cho biết trong một bài xã luận, theo Reuters.
Bây giờ họ đang thử một mánh khóe tương tự ở Trung Quốc, bài báo viết.
Hàng
trăm người biểu tình đã bao vây và tràn vào Viện Lập pháp Hong Kong hôm
1/7 sau một cuộc biểu tình đánh dấu kỷ niệm ngày Hong Kong được Anh
Quốc trao trở lại cho Trung Quốc năm 1997 trong khuôn khổ một quốc gia
hai chế độ, bao gồm việc người Hong Kong vẫn được hưởng quyền tự do
không tồn tại ở Trung Quốc đại lục, trong đó có quyền biểu tình.
Việc
chiếm đóng Viện Lập Pháp diễn ra sau các cuộc biểu tình các tuần trước
đó nhằm phản đối dự luật dẫn độ hiện đang bị tạm hoãn. Giới chỉ trích lo
ngại rằng dự luật này, nếu được thông qua sẽ trao cho Bắc Kinh quyền
truy tố các nhà bất đồng chính kiến tại các tòa án ở đại lục do Đảng
Cộng sản Trung Quốc kiểm soát.
Nhật báo Trung Quốc cáo buộc các
lực lượng phương Tây xúi giục tình trạng bất ổn chống lại chính quyền
Hong Kong, "như một biện pháp để gây áp lực lên chính quyền trung ương".
"Những
hành vi bạo lực mà những kẻ kích động phương Tây này đang xúi giục đã
chà đạp lên luật pháp ở Hong Kong và phá hoại trật tự xã hội ở đây," bài
báo cho hay.
Quan hệ Anh quốc - Trung Quốc bị 'hủy hoại'
Một bài xã luận trong ấn bản tiếng Anh của Thời báo
Hoàn cầu, do Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc xuất bản,
chỉ trích những bình luận của Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt và nói rằng
"chính sách ngoại giao của Vương quốc Anh đối với Trung Quốc sẽ trả giá
cho hành vi của ông ta".
Ông Hunt trước đó đã cảnh báo Trung Quốc
sẽ chịu hậu quả nếu không tuân theo Tuyên bố chung Trung-Anh năm 1984
về các điều khoản nhằm trao trả Hong Kong cho Trung Quốc.
Đại sứ Trung Quốc tại Anh, ông Lưu Hiểu Minh ngay sau đó đáp trả rằng Anh Quốc đừng "nhúng vào chuyện Hong Kong".
Ông
Lưu Hiểu Minh cũng cho biết quan hệ hai nước bị "hủy hoại" bởi những
bình luận của Ngoại trưởng Jeremy Hunt và những người ủng hộ hành động
của người biểu tình.
Ông Lưu Hiểu Minh sau đó đã được triệu tập
lên Bộ Ngoại giao Anh Quốc liên quan đến các phát biểu nói trên của ông,
theo BBC News.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao cho biết
Ngài Simon McDonald, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Anh, nói với
ông Lưu Hiểu Minh rằng những bình luận của ông ta là "không thể chấp
nhận và không chính xác".
Trước đó, Thủ tướng Anh Theresa May cho biết bà đã nói với các nhà lãnh đạo Trung Quốc về vấn đề này.
Phân tích của James Landale
Phóng viên ngoại giao của BBC
Đại sứ Trung Quốc tại Anh đã chỉ trích gay gắt chính phủ Anh trong cuộc họp báo trước đó.
Điều
thú vị là không có sự giả vờ, không có nỗ lực che đậy các chỉ trích
này. Đây thực sự là vấn đề nội sinh và của toàn hệ thống chính trị Trung
Quốc. Cùng một thông điệp đến từ cả Bắc Kinh và Hong Kong. Có sự phản
ứng nhất định từ toàn bộ máy Trung Quốc.
Người Anh vô cùng tức giận đến nỗi họ đã triệu tập vị đại sứ này gần như ngay lập tức để 'nói cho một trận'.
Bây giờ thì chính cuộc chiến ngôn từ lại có nguy cơ trở thành một vấn đề đáng kể giữa hai nước.
No comments:
Post a Comment