Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday, 30 March 2017

BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 461

Thursday, March 30, 2017 NGUYỄN MINH HÙNG * NỖI NIỀM MANG THEO Nỗi niềm mang theo Nguyễn Minh Hùng Tôi xếp đôi tấm giấy ra trại đút vào túi áo sơ mi trước ngực, gài kim tây cẩn thận, xong ngước lên ra vẻ chăm chú nhìn vị đại diện nhân dân trãi lòng trên trang giấy nhắn nhủ đến đám người cải tạo vừa được chính quyền cách mạng cho về xum họp với gia đình đang ngoan ngoãn im lặng ngồi xổm dưới đất đối diện dãy bàn dài có 5 cán bộ mặc thường phục và quân phuc nhìn xuống, với sự chứng kiến của hàng trăm người dân đứng bao quanh sân trường Tiểu học. Bóng ngã về chiều, bảy người chúng tôi mang túi hành trang lầm lủi theo sau vị trưởng công an xã đến bến đò về quê sau buổi lể “trả tự do” kéo dài hàng giờ với tất cả những ngôn từ đẹp đẽ mà các cán bộ chính quyền “Cách mạng” gởi đến những người đã được chứng nhận cải tạo tốt và nhắn nhủ phải tiếp tục phấn đấu tuân thủ luật pháp dưới sự giám sát chăm sóc của xã hội và nhân dân! Dĩ nhiên chúng tôi cũng có người đaị diện đáp từ tri ân chính sách khoan hồng của chính quyền cách mạng và hứa sẽ lột bỏ quá khứ hết lòng hoàn thiện để trở thành công dân nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Đúng ra những người tù được thả phải mang tâm trạng vui mừng hạnh phúc sau bao năm tháng đọa đày kềm kẹp trong vòng rào kẻm gai hay trong những bức tường kín cổng tối tăm, và hạnh phúc sẽ được nhân lên trong vòng tay trìu mến của tình thiêng liêng gia đình anh em cha mẹ và một bầu trời tự do mở rộng. Nhưng ngay sau niềm vui bất chợt được gọi tên trả tự do, khi từ giã bạn tù, bước chân rời vòng kẽm gai cuối cùng với túi hành trang lẻ loi vẫn là một tâm trạng chua xót tủi hờn cùng hiện thực là mối đoe dọa, khủng bố canh cánh không rời của bộ đội vũ trang áp tải xuống tàu (sợ nhân dân giết hại trả thù ?), sao kỳ vậy, trả tự do rồi mà…! Và hiện thực trên ánh mắt trĩu nặng âu lo, toan tính của người dân với môi trường sống đổi thay cùng cực, thay cho những nụ cười rạng rỡ bình thường trước đây tay mắt mặt mừng, khi tiếp nhận ánh mắt và nụ cười ngượng ngập chúc mừng của vài người thân quen trên con đò chiều đưa tôi về xóm nhỏ ven sông. Nỗi buồn dâng lên theo con nước lớn…! Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp. Con thuyền xuôi mái nước song song. Thuyền về nước lại sầu trăm ngã. Cũi một cành khô lạc mấy dòng. HC Lẳng lặng lấy tờ giấy ra trại xem lại, có gì đó nặng trĩu trong lòng với tờ giấy khổ rộng bằng bàn tay, có màu ngà sần sùi, với hàng chữ đánh máy trồi sụp và con dấu lem luốt mờ mờ không rỏ, từ Ty công an tỉnh Hậu Giang (Cần Thơ...Cấp cho: Tên…NMH, Cấp bậc: không, Chức vụ: Khóa sinh Sĩ quan Công an ngụy, đã cải tạo từ ngày…đến ngày…. Thật sự chỉ là mảnh giấy chứng nhận trả tự do cho một thằng tù (hạng bét), thế mà cũng lể lộc trịnh trọng, đúng là người CS hành xử khôi hài, họ thích phô trương hình thức hóa những sự kiện tầm thường thành lố bịch, trơ trẽn dưới mắt người dân. Đối với người CS sự nhận thức là rào cản cho mọi hành động cụ thể của duy vật biện chứng, cứu cánh biện minh cho phương tiện, lễ lộc trịnh trọng phô trương nhằm mục đích khẳng định thành tích cá thể trong bộ máy quyền lực và sự tuân phục đồng tình hay không của người dân là yếu tố xác định tinh thần đó, bất cứ môi trường nào, đẳng cấp nào họ đều thể hiện tư duy kiêu ngạo cộng sản (muốn làm gì cũng được, ta đã đánh thăng mọi kẻ thù) Không biết ngày giờ này có thằng bạn nào trong số 400 thằng “khóa sinh Sĩ quan Công an ngụy” (K10) cầm trên tay tờ giấy giống như của mình hay không, chắc có và cũng có thể bi đát hơn (tôi thầm nghĩ). Sau ngày bức tử tang thương, chúng tôi như những chiếc lá khô bay tan tác theo cơn gió chiều hoàng hôn, không thể chấp vá trong cuộc đời cuồng loạn khi chính quê hương thân yêu đã bức rời vòng tay ôm ấp bởi bạo lực phi nhân. Quê hương đã một lần trân trọng chúng tôi, những người con yêu từ mọi nẽo đường đất nước, từ những giảng đường Đại học, lên đường theo tiếng gọi non sông bằng tâm huyết và lý tưởng trong sáng, trừ bạo an dân, tiêu trừ cộng phỉ. Định mệnh áp đặt nghiệt ngã, phũ phàng, khi ta cố miễn cưỡng chấp nhận sự thật mất mát ngỡ ngàng cho đến hôm nay và có thể suốt cả cuộc đời này khi hoài niệm luôn hiện hữu, ta đưa tay lên là nắm bắt được quá khứ xót xa, như món quà tinh thần của thượng đế….! Trong cơn hồng thủy cuộc đời, trong nổi đắng cay tù tội, tôi lại có tư tưởng lạc quan, suy diễn và thẩm thấu ý nghĩa của tự nhiên, tôi đã gặp người đồng cảm, đó là một anh TS.1 Quân Cảnh (chừng dưới 40 tuổi), anh thiền và có những tư tưởng rất hay, gần với triết lý nhà Phật và trường phái Krisnamurti, anh an ủi tôi, hướng dẩn tâm thức tồi chấp nhận…tự nhiên, hưởng ứng, đồng thời chiêm nghiệm hiện thực, ngày mai sẽ không còn nữa, nổi khổ không thể nhân đôi khi ta chấp nhận làm quen và triệt tiêu tự nhiên trong tâm thức, tâm thức vô cảnh giới, không là tuyệt cùng. Tôi vẫn lạc quan như ngày cuối cùng ở Học Viện, bởi tự nhiên trong vô thức tôi đã quyết định bất ngờ khi dẩn cả hai Tiểu đội bỏ vị trí phòng thủ (GTH) sau nhà ĐT Viện Trưởng và vườn mía CLB để về cao ốc đại đội, trể chừng vài phút không biết hậu quả sẽ thê lương cỡ nào với pháo cường tập của CS cày xới tan hoang. Chạy qua khỏi CLB, anh Đông (GS Sử Địa) kéo tay tôi : - Hùng .. anh khát nước quá, anh em mình vào CLB kiếm nước uống đi. - À được, em cũng khô cổ quá... Chúng tôi trở lại CLB trong tiếng pháo nổ chụp rầm trời khắp nơi, khói tỏa mịt mù. Anh Đông nhìn tôi hỏi : - Hùng có sợ không …? - Chưa đến nổi… tè trong quần anh à … Anh Đông cười sằng sặc. Chúng tôi bước vào CLB vắng hoe, hình ảnh đầu tiên đặp vào mắt chúng tôi là một ông đàn em K11 (chưa có Alfa) đang ngồi trên ghế chăm chú gặm một cục xương phở bò to tướng với trạng thái bình thản lạnh lùng, dường như mọi diễn biến chung quanh và thế giới này không… mắc mớ gì đến anh ta (thật khâm phục). Tôi đổ đầy bi đong trà nguội lạnh sau khi uống một bụng, trong kia anh Đông kêu lên: “Hùng ơi trong này có thau hột é, lười ươi quá đã nè, vào đây… " Tôi lại đổ bỏ bi đong trà để đong đầy hột é mát lạnh. Rồi chúng tôi chạy về cao ốc Đại đội để hơn một giờ sau… tan hàng…! Chuyến đò chiều đưa tồi về với gia đình, đoàn tụ ba má và các em tôi, vì là xã nhỏ, nên mọi sinh hoạt của người dân đều không qua được những cặp mắt dò xét của bọn VC và lũ điếu đóm “cách mạng ba mươi”, vài thằng bạn tiểu học ngày xưa theo VC, nay nhìn lại nhau với đôi mắt diều hâu lạnh lùng, cùng những đêm dài khó ngủ với cái loa phóng thanh oang oang ca tụng công đức Hồ Chí Minh và đảng CSVN quang vinh, anh hùng, và ra rả sỉ vả bọn “bán nước" ngụy quân, ngụy quyền thậm tệ…! Tinh thần khủng bố bao trùm toàn xã, trên mọi sinh hoạt vốn nghèo nàn nay lại càng xác xơ hơn, trên những ánh mắt người dân cúi gằm lo sợ cho hiện tại và ngày mai, vì khi VC mới vào “tiếp thu” họ đã trả thù tức khắc bằng phát đạn vào tim giết chết một ông trưởng ấp ngay tại xóm chợ và gần một năm sau chúng đã xử tử Bác năm Xã Trưởng (Võ Thành Nhơn) ngay trong lúc đang cải tạo chung với tôi (Bác có người em là Trung Tá Võ Thành Quân, Phi đoàn trưởng trực thăng ở Cần Thơ). Phải buồn mà xác định thực trạng miền Nam thời điểm tiền CS đã thay đổi toàn diện, phá vỡ cấu trúc vững chắc tích cực của nền tảng xã hội miền Nam đã xây dựng qua bao thời kỳ khó khăn để cố hoàn thiện theo thế giới ngày càng văn minh. Ý thức hệ không gây chia rẽ Dân tộc mà chính bom đạn, chém giết sát hại nhau kéo dài cuộc chiến đã nuôi dưỡng hận thù đầy ấp trong huyết quản của người VN. Thử hỏi thằng du kích, Cộng sản là gì, từ đâu ra, nó không trả lời được, nhưng nó biết bản thân nó là VC, cầm súng bắn Mỹ, Ngụy…trả thù cho cha nó, đơn giản vậy thôi…! Hận thù được tôn vinh trong cách đối xử với chúng ta ở đời thường, nên tinh thần thủ ác được hành xử trọn vẹn bởi người CS trả thù xương máu…!Chúng tôi vẫn thỉnh thoảng được triệu tập để nghe chính quyền xã thuyết trình chính sách mới, hay phân bố công tác toàn xã lao động (gọi là lao động XHCN ) v.v... Cũng là mục đích tập trung quản chế thành phần ngụy quân ngụy quyền một cách chặt chẽ. Cho đến một vài năm sau tinh thần sợ hãi vẫn tác động lên đời sống hằng ngày của chúng tôi, có những cách ngăn định hình hay vô hình tạo nên thảm trạng đổ vỡ tâm lý trên bình diện xã hội nhỏ bé. Tâm lý sợ hãi tiết ra nỗi ám ảnh mông lung, như… tiếng bước chân vội vã trong đêm trường vắng lặng, tiếng chó sủa văng vẳng đầu làng, cả tiếng dừa khô rụng bình bịch gần kề đâu đó… cũng làm kẻ thua cuộc thót tim..!.Tâm tình này tha thiết gởi đến các bạn. Nguyễn Minh Hùng (K.10) Posted by sontrung at 4:54 PM No comments: Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 461 THẢO NGUYÊN * NGƯỜI SÔNG HẬU VƯỢT BIỂN NGƯỜI SÔNG HẬU VƯỢT BIỂN NGUOI SONG HAU “Cá lớn” đã ra đến hải phận quốc tế, trong lòng chúng tôi thật nhẹ nhõm. Bây giờ là một đại dương mênh mông, bao la trước mặt, đầy cam go đang chờ đợi chúng tôi. Giữa một đại dương rộng lớn mới thấy mình nhỏ bé chừng nào. Bốn mươi bảy mạng sống trong lòng cá lớn dường như phải nhờ đến lòng vị tha của biển. “Cá lớn” thường ngày đi sông nay lại nhấp nhô trên mặt biển làm lòng tôi cũng hồi hộp theo những gợn sóng. (Chữ “cá lớn” và “cá nhỏ” được dùng cho ghe lớn và ghe nhỏ để tránh sự nghi ngờ trong khi tổ chức vượt biên.) Tôi đã chọn đi trong mùa ít bão và cầu mong rằng Thái Bình Dương đừng nổi cơn thạnh nộ và đưa chúng tôi đến Mã Lai an toàn. Để khỏi bị theo dõi, chúng tôi cũng đã chọn đi ra cửa biển vào một đêm tối trời như đêm ba mươi. Điều tiếc là tôi không thể nhìn lại miền đất thân thương một lần cuối Ban đêm chỉ xuất hiện lấp lánh một vài vì sao giữa bầu trời tối om, đen kịt; không biết đâu là biển đâu là trời, nhưng rất phẳng lặng. Loài người sao mà nhỏ bé so với một vũ trụ bao la, thăm thẳm như vầy? Tôi không thể nào chợp mắt được vì trách nhiệm của một chủ tàu với mấy chục người, trong đó có vợ và sáu đứa con nheo nhóc của tôi. Nói là “chủ tàu” cho nghe ghê gớm vậy thôi, chứ nhìn tướng tá ốm nhôm như cây sậy của tôi trong một cái quần sọt đàn bà thì oai cái nỗi gì! Đi giữa một khung trời tối đen như vậy, con mắt chỉ biết ngắm nhìn những vì sáng li ti ở trên trời. Tôi không biết bốn mươi sáu người kia nghĩ gì lúc đó, nhưng tôi thấy gần gũi Chúa vô cùng. Trong lúc này tôi thấm thía được cuộc đời nhỏ bé và ngắn ngủi của mình là thế nào. “Loài người giống như hơi thở, đời người như bóng bay qua.” (Thi-thiên 144:4) Tôi thầm nói chuyện với Chúa, dâng cả con tàu cho Ngài và cũng hứa rằng khi tôi đến được bến bờ tự do, tôi sẽ dâng mình hầu việc Chúa trọn đời còn lại của tôi. Đây không phải những lời mặc cả với Chúa, nhưng là một lời hứa nguyện từ tấm lòng biết ơn sâu xa của tôi với Ngài. Một ngày trôi qua trên biển cả thật yên bình. Chúng tôi hạn chế uống nước vì không biết sẽ phải ở trên biển bao lâu. Chúng tôi ăn phần nhiều những củ khoai lang đã nhổ lên từ sau vườn nhà tôi. Chúng tôi khám phá là nước biển mà dùng để hấp khoai thì thật là tuyệt nhưng đem nấu cháo thì nó đắng vô cùng, không ăn nỗi. Ngoại trừ tiếng sình sịch của máy tàu, gần như không có một tiếng động nào. Lâu lâu một vài cậu thanh niên phải tát nước vì chúng tôi khám phá nước đã vào ghe từ một kẽ hở nhỏ dưới lường. Hình như mọi người đã bị say sóng và trong trạng thái nửa mê nửa tỉnh. Ở trên đầu họ được che nắng, che mưa bằng một tấm lều của quân đội đã dùng để che đậy hàng hoá cho nên họ không thấy được gì. Họ cũng không nghe được nhiều do tiếng máy ghe khá to ở dưới vì nó trước đây là máy của một máy cày. Vừa tiếng ồn ào của máy ghe, vừa mùi xăng nhớt từ máy ra, vừa chật chội, vừa mùi hôi của bao nhiêu người ở dưới tấm lều, làm sao một người tỉnh táo có thể chịu nổi? Chỉ có hai chữ “tự do” mới cho họ sức để cắn răng chịu đựng thôi. Trong những thì giờ yên tịnh tôi có thì giờ ôn lại hành trình mà đã bắt đầu hai năm vừa qua. Làm cách nào một người không tiền, không bạc như tôi có thể đang trên đường đến một vùng đất tự do? Thật là lạ! Tôi nhớ lại những ngày đầu lúc tôi quyết định vượt biên… Hôm đó trên chiếc phà Cần Thơ, tôi và hai thanh nữ trong ban thanh niên hội thánh đang trên đường về sau cuộc họp bạn với một hội thánh ở Thành Lợi bên kia sông. Tâm hồn nghệ sĩ của tôi đang lững thững theo những ánh đèn nhấp nhô trên con sông quen thuộc, một trong hai cô đã phá bầu không khí: “Phải những ánh đèn đó là bờ biển Singapore thì thầy trò mình sẽ quỳ gối xuống đây để tạ ơn Chúa phải không thầy?” Tôi ngẫm nghỉ câu nói nửa đùa, nửa thật một lát; rồi một cái gì đó làm sống dậy một tia hy vọng mà đã mất trong tôi từ khi bàn tay của tôi bị dập nát bởi máy ép nước mía. Một ý tưởng vượt biên nảy trong trí tôi. Tôi nói với cô em trong Chúa: “Em có muốn thầy làm điều đó cho em không?” Cô em trả lời: “Dạ, muốn chứ thầy.” Lúc đó trí óc tôi lại đổi sang một đề tài mới: “Nhưng làm sao được? Tôi không có một cắc trong tay, làm sao vượt biên được?” Văng vẳng bên tiếng phà rẽ nước tôi nghe được tiếng nói của Chúa với bà Sa-ra: “Há có điều chi Đức Giê-hô-va làm không được chăng?” (Sáng thế ký 18:14) Chỉ nghe được câu nói này, tôi biết chắc chắn đây là ý của Chúa và cứ ngắm nó mà tiến bước. Từ từ rồi ý Chúa càng phơi bày rõ ràng hơn. Tôi không cần thuyết phục vợ tôi về hành trình nguy hiểm này, dầu bà là người hay lo lắng. Trong lúc chúng tôi định bán nhà để có tiền vượt biên, thì một trong những học trò tôi dạy Anh ngữ đưa cha mẹ đến giao vàng để tôi có thể tổ chức vượt biên. (Sau này tôi mới hiểu là nếu tôi bán nhà thì sẽ bị theo dõi ngay.) Nhưng vì Chúa có chương trình nên lần lượt có người này người kia, cả những người không quen biết, hùn vào để tôi có thể thực hiện được chuyến vượt biển này mà không cần phải bán nhà. Tôi không sao kể hết được những chuyện lạ lùng đã xảy ra mà chính tôi cũng không hiểu. Thí dụ như cho đến phút cuối tôi vẫn chưa có một món đồ khá cần thiết cho chuyến vượt biển này, nhưng nó lại đến như có một bàn tay dàn xếp trước mọi sự. Một lần nữa tôi trở về quá khứ… Tôi đang ngồi ở một quán cà phê nhỏ bên lề đường, tay nâng ly cà phê lên miệng như cái máy nhưng đầu óc thì đăm chiêu với những lo lắng–Không biết ngày mai có thể đi được không? Không biết các nhóm có sẵn sàng chưa? Không biết có ai sẽ phản bội mình không… vân vân và vân vân… Nhưng điều tôi lo nhất là vì đang thiếu một món đồ. Thời bây giờ ai cũng đi vượt biên nhiều quá, món này quí vô cùng, làm sao tôi có thể tìm được để đi ngày mai? Nếu không tìm được cái khác, tôi đành phải dùng cái đang có mà tôi không tin tưởng chút nào. Cà phê chưa xua được nỗi lo lắng thì đột nhiên có một bàn tay vỗ nhẹ lên vai tôi và hỏi: “Cậu à cậu, cậu dào đây tui chỉ cho cậu xem cái này gồi cậu kiếm cách giúp tui được hông?” Những tư tưởng trong đầu đột nhiên bay mất. Tôi đi theo ông chủ tiệm vào trong để xem ông cần giúp điều gì. Tác người ông gầy gò, ốm o, cái lưng khom khom, đi một cách yếu ớt. “Cậu coi nè,” ông cụ không đọc được tư tưởng tôi, “thằng con tui nó đã đi dượt biên mất gồi, nó để cái này lại mà tui hông biết nó là cái gì. Cậu biết nó là cái gì hông? Cậu kiếm người bán giùm tôi được hông?” Khi ông mở bao ra thì tôi trố mắt nhìn món vật đang nằm trong tay ông, tôi tưởng chừng như mình đã tìm được một thúng vàng ở cuối cầu vồng vậy. Nó là một cái la bàn của hải quân! Có thật không đây? Tôi đang mơ đây à? Chúa ơi! Đây là món cuối cùng con cần rồi! Nhưng tôi cũng cố gắng giữ bình tĩnh để ông không thấy được sự xúc động của mình để ông khỏi nghi ngờ. “Ông bán cái này bao nhiêu?” tôi hỏi. “Tui đâu có biết bán nó bao nhiêu. Bao nhiêu cũng được, chỉ cần chút ít tiền mua gạo là được gồi.” Tôi trao ông một số tiền và nói là sẽ “giải quyết” món này giùm ông rồi lặng lẽ khuất dạng nhưng trong lòng nhảy nhót, hớn hở, ca ngợi Chúa. ========== Ngày hôm sau trên biển, chiếc ghe của chúng tôi tưởng là bình yên vô sự như ngày hôm trước; nhưng ngày thứ hai thì hoàn toàn khác. Từ xa xa chúng tôi thấy có một đóm xám hình như đang tiến về hướng chúng tôi. Thông thường thì ai nấy cũng sẽ thấy mừng rỡ; nhưng khi đóm xám đó đến càng gần, tôi lại cảm thấy nghi ngờ cho nên tôi không cho ra dấu hiệu cầu cứu. Tôi nói với người tài công: “Mình chuyển hướng xem thử nó sẽ làm sao.” Thì đúng y như tôi đã dự đoán, nó cũng chuyển hướng theo. Nhưng bây giờ thì không còn là một đóm xám nữa, mà là sáu chiếc tàu đánh cá. Tính theo hướng đi và thời gian trên biển, chúng tôi đoán đây là những chiếc tàu đánh cá Thái Lan. Tôi biết ngay đây không phải là dấu hiệu tốt và đã ra hiệu cho người tài công nhấn hết ga và chạy trối chết. “Cá lớn” của chúng tôi đã dựng đứng lên khoảng bảy mươi độ, chỉ còn một phần cuối ghe còn chạm mặt nước thôi. Sáu chiếc tàu kia cũng phun khói đen đầy trời và rượt theo. Sau một vài tiếng đồng hồ thì sáu chiếc tàu đó lại chịu thua và rút lui vì không tài nào đuổi kịp chúng tôi. Thật là một chuyện khó tin! Lối nửa đêm hôm đó thì bầu trời với những vì sao li ti êm đềm của đêm trước đã trở thành một bầu trời đầy mây đen vần vũ. Gió cao cấp đã tung hoành tứ phía như muốn nuốt chửng chiếc ghe nhỏ bé của chúng tôi. Một trận bão có lẽ cỡ cấp ba, cấp bốn đã tự do hoành hành và cái chết là chắc chắn trong mắt chúng tôi. Một vài tiếng đồng hồ sau thì chiếc ghe vốn có chỗ hở ở dưới đáy đã bị nứt to hơn và nước bắt đầu vào trong ghe rất nhanh. Một số thanh niênđã phải tranh đấu bằng cách tát từng xô nước ra ngoài để không bị chìm ghe. Họ vật lộn với tử thần gần như cả đêm như vậy. Trong lúc chiến trận giữa cái chết và sự sống đang xảy ra, tôi đi lên mũi ghe giơ tay lên trời và kêu cầu khẩn thiết cùng Chúa. Tôi không biết tôi đã làm vậy bao lâu, nhưng thình lình tôi rớt xuống khỏi mũi ghe và lọt gọn vào vòng tay của một người đàn ông mà trước chuyến đi này chúng tôi không hề quen biết. Rồi từ từ biển Thái Bình đã kềm hãm cơn giận của mình và trả lại sự yên bình cho cá lớn. Bầu trời lúc đó cũng đã ràng rạng ánh bình minh ở cuối chân trời. “…Ngài như nơi trú ẩn lúc giông bão…” (Ê-sai 25:4) Tất cả mọi người đã nằm la liệt vì mệt rã người sau một cuộc chiến ác liệt vừa qua. Một số người vẫn còn phải thay phiên nhau tát nước vì ở dưới lòng ghe đã bị nứt trầm trọng. Tôi không ngờ được tôi vẫn còn sống mà không thương tích gì. Làm sao giữa cơn bão mà tôi có thể rớt từ mũi ghe vào lòng của một người ở dưới một cách gọn gàng như vậy? Trí nhớ tôi một lần nữa đã dẫn tôi về ba ngày trước đó, trước khi lên cá lớn… Không biết vì lý do gì trước khi tôi lên cá nhỏ để ráp với cá lớn, tôi linh tính là có người bị bỏ lại. Tôi không nghĩ có thể xảy ra vì ông này đã giao tiền đầy đủ và có người quen đi chung. Người bạn của ông chắc phải báo cho ông biết giờ và điểm hẹn chứ. Tôi thấy không ổn nên quyết định ghé qua nhà ông trên đường đi để xem cho chắc ăn. Khi tôi đến thì còn thấy ông nằm trên võng huýt gió và không hề biết về cuộc hẹn ngoài cửa biển. Tôi la lên: “Anh Hoè, anh còn làm gì ở đây? Mọi người đã ra cá lớn hết rồi!” Anh Hoè luýnh quýnh gom hết đồ đạc của ông và chạy theo tôi. Vừa chạy, vừa bỏ đồ vào giỏ, không ngớt lời cám ơn tôi. Khi ông đã chụp tôi một cách gọn gàng, tôi hiểu ra thêm đây là người Chúa đã chuẩn bị để cứu tôi giữa cơn bão tố. ========= Sau cơn bão và mấy ngày trên biển cả như vậy, hình dáng đất liền là cả một niềm vui cho người đi biển; nhất là lúc chiếc ghe đã bị nứt trầm trọng như vậy. Hòn đảo chúng tôi đến đã dành sẵn ưu đãi cho chúng tôi sau những ngày khó nhọc trên biển. Chúng tôi không thể ngờ là một dân tỵ nạn lại được thụ hưởng những thứ sang trọng như vậy. Nhà cửa trên đảo rất khang trang và rộng rãi, đầy đủ tiện nghi cho một ông lớn. Chắc chắn đảo này không phải đảo hoang nhưng lại không có một bóng người. Vì không ai trên đảo, nên chúng tôi đã tha hồ hưởng thụ chăn ấm nệm êm, hồ tắm nước ngọt, đồ ăn, thức uống sang trọng không tưởng tượng được trong một ngày một đêm như vậy. Dù ngắn ngủi, tạm bợ, nhưng chúng tôi như đã nếm được chút thiên đường. Ngày hôm sau, không biết ai đã báo cho nhà cầm quyền biết, cảnh sát Mã Lai đã sừng sộ đến với súng ống và mã tấu để trừng trị những người tỵ nạn cả gan này. Họ cho chúng tôi biết đây là một trong những chỗ vua Mã Lai dùng để đi nghỉ mát. Chính dân của Mã Lai cũng không được quyền đến đó. Lúc đó chúng mới biết hòn đảo này là đảo hoàng gia. Không hiểu tại sao đảo hoàng gia mà lại không có một người canh gác. Thú vị quá! Chúng tôi đã được làm vua một ngày một đêm J. Họ múa mã tấu trước mặt tôi và hăm he sẽ giết hết tất cả. Tôi thấy tình hình không ổn nên đã nói với họ: “Tôi làm việc với giáo sĩ Mỹ; và trước khi đi tôi đã báo cho họ biết. Nếu tôi không đến bình yên, họ sẽ đi tìm tôi. Nếu họ khám phá ra là các ông đã giết tôi thì chuyện gì sẽ xảy ra với các ông?” Tôi hăm he vậy mà hình như họ sợ. Sau khi chúng đã lục soát và lấy gần hết những nữ trang và đồ vật quý giá, họ đòi kéo ghe chúng tôi ra khơi để đi tiếp tục. Tôi cũng không chịu: “Máy ghe chúng tôi đã chết và lường ghe bị nứt trầm trọng nên không thể nào đi tiếp tục được. Chúng tôi thà chết ở đây chứ không trở ra biển khơi làm mồi cho cá.” Họ lúng túng, không biết phải phản ứng sao với một ông chủ tàu liều lĩnh như vậy. Sau khi bàn tính với nhau xong, họ nói là sẽ kéo ghe chúng tôi qua một trại tỵ nạn gần nhất. Tôi tiếp tục làm khó: “Làm sao tôi biết là các ông sẽ không cắt dây khi ra ngoài biển? Tôi đề nghị các ông phải cho một người của các ông lên ghe tôi, như vậy thì chúng tôi mới đi.” Thấy bộ không khiển nổi cái ông chủ tàu bướng bĩnh này, họ đành phải đồng ý kéo cá lớn chúng tôi đến trại tỵ nạn trên đảo Pulau Penang. Ngày đó là ngày Lễ Phục Sinh. Sự sống lại của Chúa Giê-xu lúc đó có một ý nghĩa sâu sắc và cao cả hơn những ngày Lễ Phục Sinh tôi đã từng dự qua. Tử thần đã không nắm giữ được Chúa Giê-xu thì nó cũng không bắt giữ được chúng tôi nếu Chúa không cho phép, dù chúng tôi đã giáp mặt với nó. Sự cam kết của tôi với Chúa bắt đầu ngay. Gia đình tôi và những con cái Chúa khác đã tổ chức Lễ Phục Sinh ngày hôm đó để dâng lời cảm tạ Chúa vì sự bảo bọc, che chở của Ngài trên chuyến đi hãi hùng đó. Một tuần lễ sau chúng tôi được chuyển qua Pulau Bidong. Lúc đó có nhiều người tỵ nạn đã đến đảo cho nên không có chỗ ở dưới chân núi. Chúng tôi phải tự lên rừng cưa cây để xây nhà ở tạm của mình trên núi. Trong lúc đó chúng tôi phải ở trên một chiếc tàu sắt trên bãi biển, nơi mà những người trên đảo đã dùng để làm nhà vệ sinh. Chúng tôi phải lấy xăng dầu còn lại để đốt cho đỡ mùi hôi và đã ở đó một tháng trong lúc chờ đợi xây cất nhà. Tấm lều mà đã che mưa, che nắng trên ghe đã tiếp tục làm nóc cho chúng tôi thêm sáu tháng nữa trên đảo. Ở đó tôi đã cộng tác với anh em con cái Chúa để hầu việc Ngài cho đến ngày rời trại để qua trại chuyển tiếp tại Kuala Lumpur, Mã Lai. Tưởng đã thoát nạn, nhưng một lần nữa hoạn nạn đã đến. Khi đến đảo Pulau Bidong thì chúng tôi khám phá nhà tôi đã mang thai được hai tháng. Khi qua trại chuyển tiếp thì đã được tám tháng. Họ thấy thai quá to nên họ giữ lại cho đến khi nào sanh xong mới cho lên máy bay. Đến ngày sanh nở, bọc nước đã bể; nhưng khi vào nhà thương, họ chỉ cho một cái ghế cây để ngồi ba ngày như vậy. Tôi thấy nhà tôi đau đớn quá nên tôi đã đi kiếm những giáo sĩ Mỹ để can thiệp. Các giáo sĩ không biết tôi nhưng biết ông bà giáo sĩ Herman Hayes là người đã đem tôi đến với Chúa. Họ rủ nhau, năm, sáu người vào để can thiệp. Họ hăm doạ là sẽ đưa ra Liên Hiệp Quốc về những hành động thiếu nhân đạo của nhân viên nhà thương. Nhờ vậy, đứa con út của tôi được ra đời và mẹ con đều thoát chết. Dù da của nó nhăn nheo như trái mận khô do thiếu nước ba ngày, nhưng rất mạnh khoẻ. Nó đã trở thành niềm vui và là một dấu ấn để nhắc nhở chúng tôi về sự bảo bọc của Chúa trong những cơn hoạn nạn. Sáu đứa con đã cùng tôi rời Việt Nam nay đã trở thành một con số trọn vẹn với một tương lai sáng sủa đang đón chờ. ========== Gần ba mươi lăm năm ở Hoa Kỳ, Người Sông Hậu đã làm trọn lời hứa nguyện với Chúa khi lênh đênh trên biển khơi, nên không thì giờ ghi chép lại chuyện này. Vào những ngày cuối đời của ông, ông quá yếu nên không tự viết lại được. Ông đã giao việc viết lại những ơn phước Chúa cho đứa con gái của ông. Người Sông Hậu nay không còn làm thơ, viết văn nữa; nhưng mong những dòng chữ này được lưu lại trong lòng hậu tự của ông mãi mãi. Ông dặn dò kỹ lưỡng cô con gái khi viết lại chuyện này thì đừng quên câu nói của Mục-sư Lê Văn Tôi, lúc Mục-sư Tôi đến thăm viếng ông khi ông oán hận Chúa vì đã để tai nạn xảy ra cho bàn tay phải của ông. Lời nói của đầy tớ Chúa vẫn vang vọng đến ngày nay: “Có những điều tốt mà Đức Chúa Trời làm cho mình mà mình không biết. Chớ ông đừng tưởng rằng bàn tay ông bị dập nát là Chúa không thương ông.” (Vì nếu đã không bị máy ép nước mía nghiến dập nát bàn tay thì gia đình ông phải đi kinh tế mới, đâu có cơ hội để vượt biên.) Đã có bao nhiêu người vượt biên và có những câu chuyện rất ly kỳ kể lại, nhưng phần nhiều tin vào sự may mắn, số mạng và khả năng tổ chức của con người. Nghe kể qua thì nó như một giấc mơ hay chuyện huyền thoại, chỉ có những người trong cuộc mới thấy rõ được sự dẫn dắt nhiệm mầu của Chúa. Đối với Người Sông Hậu, những việc xảy ra không thể là tình cờ hoặc may mắn và chắc chắn không nhờ vào tài năng của ông. Chuyến vượt biển của ông là một trong những bằng chứng sống động về quyền năng và chương trình diệu kỳ của Thượng Đế cho ông và gia đình của ông. Ơn phước Chúa không đã ngừng ở đây, còn rất nhiều điều để kể… không ngớt lời cám ơn tôi. Khi ông đã chụp tôi một cách gọn gàng, tôi hiểu ra thêm đây là người Chúa đã chuẩn bị để cứu tôi giữa cơn bão tố. ========= Sau cơn bão và mấy ngày trên biển cả như vậy, hình dáng đất liền là cả một niềm vui cho người đi biển; nhất là lúc chiếc ghe đã bị nứt trầm trọng như vậy. Hòn đảo chúng tôi đến đã dành sẵn ưu đãi cho chúng tôi sau những ngày khó nhọc trên biển. Chúng tôi không thể ngờ là một dân tỵ nạn lại được thụ hưởng những thứ sang trọng như vậy. Nhà cửa trên đảo rất khang trang và rộng rãi, đầy đủ tiện nghi cho một ông lớn. Chắc chắn đảo này không phải đảo hoang nhưng lại không có một bóng người. Vì không ai trên đảo, nên chúng tôi đã tha hồ hưởng thụ chăn ấm nệm êm, hồ tắm nước ngọt, đồ ăn, thức uống sang trọng không tưởng tượng được trong một ngày một đêm như vậy. Dù ngắn ngủi, tạm bợ, nhưng chúng tôi như đã nếm được chút thiên đường. Ngày hôm sau, không biết ai đã báo cho nhà cầm quyền biết, cảnh sát Mã Lai đã sừng sộ đến với súng ống và mã tấu để trừng trị những người tỵ nạn cả gan này. Họ cho chúng tôi biết đây là một trong những chỗ vua Mã Lai dùng để đi nghỉ mát. Chính dân của Mã Lai cũng không được quyền đến đó. Lúc đó chúng mới biết hòn đảo này là đảo hoàng gia. Không hiểu tại sao đảo hoàng gia mà lại không có một người canh gác. Thú vị quá! Chúng tôi đã được làm vua một ngày một đêm J. Họ múa mã tấu trước mặt tôi và hăm he sẽ giết hết tất cả. Tôi thấy tình hình không ổn nên đã nói với họ: “Tôi làm việc với giáo sĩ Mỹ; và trước khi đi tôi đã báo cho họ biết. Nếu tôi không đến bình yên, họ sẽ đi tìm tôi. Nếu họ khám phá ra là các ông đã giết tôi thì chuyện gì sẽ xảy ra với các ông?” Tôi hăm he vậy mà hình như họ sợ. Sau khi chúng đã lục soát và lấy gần hết những nữ trang và đồ vật quý giá, họ đòi kéo ghe chúng tôi ra khơi để đi tiếp tục. Tôi cũng không chịu: “Máy ghe chúng tôi đã chết và lường ghe bị nứt trầm trọng nên không thể nào đi tiếp tục được. Chúng tôi thà chết ở đây chứ không trở ra biển khơi làm mồi cho cá.” Họ lúng túng, không biết phải phản ứng sao với một ông chủ tàu liều lĩnh như vậy. Sau khi bàn tính với nhau xong, họ nói là sẽ kéo ghe chúng tôi qua một trại tỵ nạn gần nhất. Tôi tiếp tục làm khó: “Làm sao tôi biết là các ông sẽ không cắt dây khi ra ngoài biển? Tôi đề nghị các ông phải cho một người của các ông lên ghe tôi, như vậy thì chúng tôi mới đi.” Thấy bộ không khiển nổi cái ông chủ tàu bướng bĩnh này, họ đành phải đồng ý kéo cá lớn chúng tôi đến trại tỵ nạn trên đảo Pulau Penang. Ngày đó là ngày Lễ Phục Sinh. Sự sống lại của Chúa Giê-xu lúc đó có một ý nghĩa sâu sắc và cao cả hơn những ngày Lễ Phục Sinh tôi đã từng dự qua. Tử thần đã không nắm giữ được Chúa Giê-xu thì nó cũng không bắt giữ được chúng tôi nếu Chúa không cho phép, dù chúng tôi đã giáp mặt với nó. Sự cam kết của tôi với Chúa bắt đầu ngay. Gia đình tôi và những con cái Chúa khác đã tổ chức Lễ Phục Sinh ngày hôm đó để dâng lời cảm tạ Chúa vì sự bảo bọc, che chở của Ngài trên chuyến đi hãi hùng đó. Một tuần lễ sau chúng tôi được chuyển qua Pulau Bidong. Lúc đó có nhiều người tỵ nạn đã đến đảo cho nên không có chỗ ở dưới chân núi. Chúng tôi phải tự lên rừng cưa cây để xây nhà ở tạm của mình trên núi. Trong lúc đó chúng tôi phải ở trên một chiếc tàu sắt trên bãi biển, nơi mà những người trên đảo đã dùng để làm nhà vệ sinh. Chúng tôi phải lấy xăng dầu còn lại để đốt cho đỡ mùi hôi và đã ở đó một tháng trong lúc chờ đợi xây cất nhà. Tấm lều mà đã che mưa, che nắng trên ghe đã tiếp tục làm nóc cho chúng tôi thêm sáu tháng nữa trên đảo. Ở đó tôi đã cộng tác với anh em con cái Chúa để hầu việc Ngài cho đến ngày rời trại để qua trại chuyển tiếp tại Kuala Lumpur, Mã Lai. Tưởng đã thoát nạn, nhưng một lần nữa hoạn nạn đã đến. Khi đến đảo Pulau Bidong thì chúng tôi khám phá nhà tôi đã mang thai được hai tháng. Khi qua trại chuyển tiếp thì đã được tám tháng. Họ thấy thai quá to nên họ giữ lại cho đến khi nào sanh xong mới cho lên máy bay. Đến ngày sanh nở, bọc nước đã bể; nhưng khi vào nhà thương, họ chỉ cho một cái ghế cây để ngồi ba ngày như vậy. Tôi thấy nhà tôi đau đớn quá nên tôi đã đi kiếm những giáo sĩ Mỹ để can thiệp. Các giáo sĩ không biết tôi nhưng biết ông bà giáo sĩ Herman Hayes là người đã đem tôi đến với Chúa. Họ rủ nhau, năm, sáu người vào để can thiệp. Họ hăm doạ là sẽ đưa ra Liên Hiệp Quốc về những hành động thiếu nhân đạo của nhân viên nhà thương. Nhờ vậy, đứa con út của tôi được ra đời và mẹ con đều thoát chết. Dù da của nó nhăn nheo như trái mận khô do thiếu nước ba ngày, nhưng rất mạnh khoẻ. Nó đã trở thành niềm vui và là một dấu ấn để nhắc nhở chúng tôi về sự bảo bọc của Chúa trong những cơn hoạn nạn. Sáu đứa con đã cùng tôi rời Việt Nam nay đã trở thành một con số trọn vẹn với một tương lai sáng sủa đang đón chờ. ========== Gần ba mươi lăm năm ở Hoa Kỳ, Người Sông Hậu đã làm trọn lời hứa nguyện với Chúa khi lênh đênh trên biển khơi, nên không thì giờ ghi chép lại chuyện này. Vào những ngày cuối đời của ông, ông quá yếu nên không tự viết lại được. Ông đã giao việc viết lại những ơn phước Chúa cho đứa con gái của ông. Người Sông Hậu nay không còn làm thơ, viết văn nữa; nhưng mong những dòng chữ này được lưu lại trong lòng hậu tự của ông mãi mãi. Ông dặn dò kỹ lưỡng cô con gái khi viết lại chuyện này thì đừng quên câu nói của Mục-sư Lê Văn Tôi, lúc Mục-sư Tôi đến thăm viếng ông khi ông oán hận Chúa vì đã để tai nạn xảy ra cho bàn tay phải của ông. Lời nói của đầy tớ Chúa vẫn vang vọng đến ngày nay: “Có những điều tốt mà Đức Chúa Trời làm cho mình mà mình không biết. Chớ ông đừng tưởng rằng bàn tay ông bị dập nát là Chúa không thương ông.” (Vì nếu đã không bị máy ép nước mía nghiến dập nát bàn tay thì gia đình ông phải đi kinh tế mới, đâu có cơ hội để vượt biên.) Đã có bao nhiêu người vượt biên và có những câu chuyện rất ly kỳ kể lại, nhưng phần nhiều tin vào sự may mắn, số mạng và khả năng tổ chức của con người. Nghe kể qua thì nó như một giấc mơ hay chuyện huyền thoại, chỉ có những người trong cuộc mới thấy rõ được sự dẫn dắt nhiệm mầu của Chúa. Đối với Người Sông Hậu, những việc xảy ra không thể là tình cờ hoặc may mắn và chắc chắn không nhờ vào tài năng của ông. Chuyến vượt biển của ông là một trong những bằng chứng sống động về quyền năng và chương trình diệu kỳ của Thượng Đế cho ông và gia đình của ông. Ơn phước Chúa không đã ngừng ở đây, còn rất nhiều điều để kể… không ngớt lời cám ơn tôi. Khi ông đã chụp tôi một cách gọn gàng, tôi hiểu ra thêm đây là người Chúa đã chuẩn bị để cứu tôi giữa cơn bão tố. ========= Sau cơn bão và mấy ngày trên biển cả như vậy, hình dáng đất liền là cả một niềm vui cho người đi biển; nhất là lúc chiếc ghe đã bị nứt trầm trọng như vậy. Hòn đảo chúng tôi đến đã dành sẵn ưu đãi cho chúng tôi sau những ngày khó nhọc trên biển. Chúng tôi không thể ngờ là một dân tỵ nạn lại được thụ hưởng những thứ sang trọng như vậy. Nhà cửa trên đảo rất khang trang và rộng rãi, đầy đủ tiện nghi cho một ông lớn. Chắc chắn đảo này không phải đảo hoang nhưng lại không có một bóng người. Vì không ai trên đảo, nên chúng tôi đã tha hồ hưởng thụ chăn ấm nệm êm, hồ tắm nước ngọt, đồ ăn, thức uống sang trọng không tưởng tượng được trong một ngày một đêm như vậy. Dù ngắn ngủi, tạm bợ, nhưng chúng tôi như đã nếm được chút thiên đường. Ngày hôm sau, không biết ai đã báo cho nhà cầm quyền biết, cảnh sát Mã Lai đã sừng sộ đến với súng ống và mã tấu để trừng trị những người tỵ nạn cả gan này. Họ cho chúng tôi biết đây là một trong những chỗ vua Mã Lai dùng để đi nghỉ mát. Chính dân của Mã Lai cũng không được quyền đến đó. Lúc đó chúng mới biết hòn đảo này là đảo hoàng gia. Không hiểu tại sao đảo hoàng gia mà lại không có một người canh gác. Thú vị quá! Chúng tôi đã được làm vua một ngày một đêm J. Họ múa mã tấu trước mặt tôi và hăm he sẽ giết hết tất cả. Tôi thấy tình hình không ổn nên đã nói với họ: “Tôi làm việc với giáo sĩ Mỹ; và trước khi đi tôi đã báo cho họ biết. Nếu tôi không đến bình yên, họ sẽ đi tìm tôi. Nếu họ khám phá ra là các ông đã giết tôi thì chuyện gì sẽ xảy ra với các ông?” Tôi hăm he vậy mà hình như họ sợ. Sau khi chúng đã lục soát và lấy gần hết những nữ trang và đồ vật quý giá, họ đòi kéo ghe chúng tôi ra khơi để đi tiếp tục. Tôi cũng không chịu: “Máy ghe chúng tôi đã chết và lường ghe bị nứt trầm trọng nên không thể nào đi tiếp tục được. Chúng tôi thà chết ở đây chứ không trở ra biển khơi làm mồi cho cá.” Họ lúng túng, không biết phải phản ứng sao với một ông chủ tàu liều lĩnh như vậy. Sau khi bàn tính với nhau xong, họ nói là sẽ kéo ghe chúng tôi qua một trại tỵ nạn gần nhất. Tôi tiếp tục làm khó: “Làm sao tôi biết là các ông sẽ không cắt dây khi ra ngoài biển? Tôi đề nghị các ông phải cho một người của các ông lên ghe tôi, như vậy thì chúng tôi mới đi.” Thấy bộ không khiển nổi cái ông chủ tàu bướng bĩnh này, họ đành phải đồng ý kéo cá lớn chúng tôi đến trại tỵ nạn trên đảo Pulau Penang. Ngày đó là ngày Lễ Phục Sinh. Sự sống lại của Chúa Giê-xu lúc đó có một ý nghĩa sâu sắc và cao cả hơn những ngày Lễ Phục Sinh tôi đã từng dự qua. Tử thần đã không nắm giữ được Chúa Giê-xu thì nó cũng không bắt giữ được chúng tôi nếu Chúa không cho phép, dù chúng tôi đã giáp mặt với nó. Sự cam kết của tôi với Chúa bắt đầu ngay. Gia đình tôi và những con cái Chúa khác đã tổ chức Lễ Phục Sinh ngày hôm đó để dâng lời cảm tạ Chúa vì sự bảo bọc, che chở của Ngài trên chuyến đi hãi hùng đó. Một tuần lễ sau chúng tôi được chuyển qua Pulau Bidong. Lúc đó có nhiều người tỵ nạn đã đến đảo cho nên không có chỗ ở dưới chân núi. Chúng tôi phải tự lên rừng cưa cây để xây nhà ở tạm của mình trên núi. Trong lúc đó chúng tôi phải ở trên một chiếc tàu sắt trên bãi biển, nơi mà những người trên đảo đã dùng để làm nhà vệ sinh. Chúng tôi phải lấy xăng dầu còn lại để đốt cho đỡ mùi hôi và đã ở đó một tháng trong lúc chờ đợi xây cất nhà. Tấm lều mà đã che mưa, che nắng trên ghe đã tiếp tục làm nóc cho chúng tôi thêm sáu tháng nữa trên đảo. Ở đó tôi đã cộng tác với anh em con cái Chúa để hầu việc Ngài cho đến ngày rời trại để qua trại chuyển tiếp tại Kuala Lumpur, Mã Lai. Tưởng đã thoát nạn, nhưng một lần nữa hoạn nạn đã đến. Khi đến đảo Pulau Bidong thì chúng tôi khám phá nhà tôi đã mang thai được hai tháng. Khi qua trại chuyển tiếp thì đã được tám tháng. Họ thấy thai quá to nên họ giữ lại cho đến khi nào sanh xong mới cho lên máy bay. Đến ngày sanh nở, bọc nước đã bể; nhưng khi vào nhà thương, họ chỉ cho một cái ghế cây để ngồi ba ngày như vậy. Tôi thấy nhà tôi đau đớn quá nên tôi đã đi kiếm những giáo sĩ Mỹ để can thiệp. Các giáo sĩ không biết tôi nhưng biết ông bà giáo sĩ Herman Hayes là người đã đem tôi đến với Chúa. Họ rủ nhau, năm, sáu người vào để can thiệp. Họ hăm doạ là sẽ đưa ra Liên Hiệp Quốc về những hành động thiếu nhân đạo của nhân viên nhà thương. Nhờ vậy, đứa con út của tôi được ra đời và mẹ con đều thoát chết. Dù da của nó nhăn nheo như trái mận khô do thiếu nước ba ngày, nhưng rất mạnh khoẻ. Nó đã trở thành niềm vui và là một dấu ấn để nhắc nhở chúng tôi về sự bảo bọc của Chúa trong những cơn hoạn nạn. Sáu đứa con đã cùng tôi rời Việt Nam nay đã trở thành một con số trọn vẹn với một tương lai sáng sủa đang đón chờ. ========== Gần ba mươi lăm năm ở Hoa Kỳ, Người Sông Hậu đã làm trọn lời hứa nguyện với Chúa khi lênh đênh trên biển khơi, nên không thì giờ ghi chép lại chuyện này. Vào những ngày cuối đời của ông, ông quá yếu nên không tự viết lại được. Ông đã giao việc viết lại những ơn phước Chúa cho đứa con gái của ông. Người Sông Hậu nay không còn làm thơ, viết văn nữa; nhưng mong những dòng chữ này được lưu lại trong lòng hậu tự của ông mãi mãi. Ông dặn dò kỹ lưỡng cô con gái khi viết lại hắn không nhờ vào tài năng của ông. Chuyến vượt biển của ông là một trong những bằng chứng sống động về quyền năng và chương trình diệu kỳ của Thượng Đế cho ông và gia đình của ông. Ơn phước Chúa không đã ngừng ở đây, còn rất nhiều điều để kể…chuyện này thì đừng quên câu nói của Mục-sư Lê Văn Tôi, lúc Mục-sư Tôi đến thăm viếng ông khi ông oán hận Chúa vì đã để tai nạn xảy ra cho bàn tay phải của ông. Lời nói của đầy tớ Chúa vẫn vang vọng đến ngày nay: “Có những điều tốt mà Đức Chúa Trời làm cho mình mà mình không biết. Chớ ông đừng tưởng rằng bàn tay ông bị dập nát là Chúa không thương ông.” (Vì nếu đã không bị máy ép nước mía nghiến dập nát bàn tay thì gia đình ông phải đi kinh tế mới, đâu có cơ hội để vượt biên.) Đã có bao nhiêu người vượt biên và có những câu chuyện rất ly kỳ kể lại, nhưng phần nhiều tin vào sự may mắn, số mạng và khả năng tổ chức của con người. Nghe kể qua thì nó như một giấc mơ hay chuyện huyền thoại, chỉ có những người trong cuộc mới thấy rõ được sự dẫn dắt nhiệm mầu của Chúa. Đối với Người Sông Hậu, những việc xảy ra không thể là tình cờ hoặc may mắn và chắc c THẢO NGUYÊN Kỷ niệm một năm Mục-sư Đặng Minh Lành về nước Chúa Posted by sontrung at 4:45 PM No comments: Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 461 NGUYỄN KHẮC MAI * TÔI ĐI TRÊN VỈA HÈ SAIGON 30/03/2017 Tôi đi trên vỉa hè Sài Gòn Nguyễn Khắc Mai Tôi có nhiều kỷ niệm về Sài Gòn và vỉa hè Sài Gòn. Lần đầu tiên tôi đến Sài Gòn vào 1953. Bấy giờ tôi từ Nha Trang vào, đi tìm để nối lại liên lạc với nhóm học sinh kháng chiến Huế, vào đấy đi học hay làm việc. Tôn Thất Thanh, Nguyễn Điền và một số anh em nữa đón và làm việc với chúng tôi. Thanh và Điền, hai người bạn rất thân của tôi, dẫn tôi đi thăm thành phố. Chúng tôi lên xe thổ mộ, xe ngựa chở khách đi trong phố, từ xóm Bàn Cờ đến chợ Bến Thành. Sau đó chúng tôi lang thang, đi bộ qua các phố Tây. Họ dẫn tôi đến những hiệu sách. Ở đó tôi đã mua được nhiều tác phẩm văn học khuynh tả, như Khói lửa (le Feu), Gót sắt (Talon de fer)... Đặc biệt tôi đã mua được cuốn La Lutte des Classes en France (Cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp). Trong cuốn sách này có bài tựa rất quan trọng của F. Angels, mà những người cộng sản ở Nga ở Tàu ở Việt cố lờ đi như tuồng bị mù chữ! Lời thú nhận hay sám hối của Angels trong bài tựa ấy như sau: “Lịch sử chứng tỏ chúng tôi đã mắc sai lầm. Quan điểm của chúng tôi hồi đó chỉ là ảo tưởng. Lịch sử còn làm được nhiều hơn; không những đã xóa bỏ mê muội của chúng tôi hồi đó, mà còn thay đổi điều kiện đấu tranh của giai cấp vô sản. Phương pháp đấu tranh năm 1848 nay đã lỗi thời về mọi mặt: chẳng có mục tiêu lớn Chủ nghĩa Cộng sản gì cả. Đó chỉ là một mệnh đề được người khai sáng chủ nghĩa Mác đề xuất lúc trẻ. Nhưng đã vứt bỏ nó trong cuối đời”. (Chú ý năm 1848 là năm Mác và Angels công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, trong đó có những nhận định, những chủ trương rất sai lầm, tội lỗi. Nhưng Lênin, Mao, Hồ... đều vẫn cứ coi đó như kinh thánh của phong trào cộng sản thế giới. Còn hôm nay tháng 3 năm 2017, Đảng bộ và chính quyền Sài Gòn đã hành xử với cái vỉa hè Sài Gòn đúng như tinh thần cộng sản “chế độ xưa ta thề phá thật tan tành”... Bấy giờ đi dạo trên vỉa hè Sài Gòn, tôi rủng rỉnh hơn cả, vì tôi là giáo sư trường Trung học Kim Yến ở Nha Trang. Chúng tôi “kéo ghế” nơi một khu bán đồ giải khát. Ngồi trên vỉa hè thoáng đãng nói chuyện phiếm và bàn với nhau việc hoạt động kháng chiến. Bấy giờ vỉa hè là của hàng rong, của các em đánh giày, bán báo, của cả những nhà hàng được quây một khoảnh để đặt bàn ghế bán giải khát cho khách vãng lai. Hồi ấy, vỉa hè chưa thành nhu cầu bức thiết của những người có xe máy. Thành phố có cái vẻ bình yên, lịch sự với những sinh hoạt thông thường của đô thị. Còn trong khu Bàn Cờ, nơi tôi trọ, thì đường ngang, lối dọc, sát vách, sát thềm, sát hàng rào bằng phên đan, làm gì có vỉa hè. Thế mà đã mấy chục năm trôi qua. Điền, sau này là cử nhân toán, từng làm Bí thư Ban cán sự sinh viên Sài Gòn Gia Định, rồi được cử làm Chủ tịch Hội Sinh viên Giải phóng, đã hy sinh ở Củ Chi. Năm 1976 khi tôi trở lại Sài Gòn, Bội Quỳnh, em ruột của Điền, một bác sĩ, thiếu tá công an đưa tôi đi Thủ Đức thắp hương cho Điền. Quỳnh chỉ “nấm mộ của anh Điền. Nhưng chỉ có mộ chí chứ không có người”. Nhớ lại, hồi ấy lũ chúng tôi vô tư biết bao nhiêu, mơ mộng biết bao nhiêu, cứ ngây thơ nghĩ sau này Sài Gòn là của đằng mình, sẽ giữ cho nó vẫn là Hòn ngọc Viễn Đông. Chúng tôi đã ngồi trên vỉa hè Sài Gòn tán dóc, mơ mộng, nghĩ về những điều tưởng tượng mai sau. Quả thật cái mai sau mà chúng tôi hình dung một cách ngây thơ hồi ấy chẳng giống cái mai sau hiện thực một chút nào. Tôi nhớ có lần mình đã được đi trên vỉa hè của đại lộ có cái tên rất thiền học-đường “Dưới bóng cây bồ đề” ở Berlin. Tôi nhớ mang máng tiếng Đức là Under den Linden (phát âm là Un-tơ ten Linh-ten), không biết có đúng không, nhưng nghĩa thì là như vậy. Con đường ấy thông cả Đông sang Tây. Trước khi chưa phá bức tường Berlin thì nó bị cắt làm đôi. Ở giữa đường là bồn hoa rộng trên 10 m, một thảm xanh dịu dàng, vỉa hè rất rộng cũng ngót mươi mét, hàng cây bồ đề được cắt xén, từng quãng lại có ghế đá cho khách lãng du. Tôi đã ngồi ở đó thả hồn mộng mơ. Tôi tưởng tượng Mác và Gienny cùng bạn bè đã từng ngồi đâu đó, từng tranh luận về những ý tưởng cao sang của Mác mà thực chất là nhiều hoang tưởng bậy bạ, đáng yêu. Cái hoang tưởng luôn là cái đáng yêu của nhân loại! Tôi lại đẩy xa sự tưởng tượng của tôi sang đến tận những vỉa hè của Luân Đôn. Nơi đó hơn trăm năm trước có thể cả Mác và Angels đã thì thầm với nhau về cái gọi là “Chủ nghĩa Mác”, rồi Mác phải giẫy nẫy lên mà rằng, “làm sao tôi lại là mác xít được”. Có thể hai ông đã hình thành những ý tưởng “sám hối” như Angels đã thổ lộ trên bài tựa đã nói. Có thể người ta đã không nghĩ cho hết những vai trò của vỉa hè. Nó phong phú và lãng mạn, và thiết dụng biết bao nhiêu. Vì vỉa hè không phải là mạch máu như những con đường. Nó chính là hệ thống kinh lạc. Nó cũng nuôi dưỡng nền văn minh đô thị. Sự ứng xử chí phèo, hùng hục, võ biền… thật bất nhẫn và… vô học. Nhớ có lần anh Viện nói “cái chuyên chính vô sản không đáng sợ bằng cái chuyên chính vô học”. Tâm thức nông dân phong kiến Đông phương, kể cả cái phương Đông Nga La Tư cũng thế. Người ta đã không nghĩ được cái thực thể “bourgeois” là con người của Văn minh Đô thị. Họ gán cho nó là bọn tư sản bóc lột. Thật sự con người của Văn minh Đô thị chính là nhân loại mới của thế giới. Chúng ta đã u mê, lười biếng, cả tin và ngạo mạn để không tìm cho ra cái cốt tủy của “Đô thị và Con người của Đô thị”. Vì thế chúng ta không biết xây đắp, vun trồng cho con người đô thị lớn lên, xứng đáng là “héros de notre temps” (như tên một tác phẩm văn học Nga). Trên vỉa hè, người bán hàng rong (kể cả người đánh giầy, em bán báo…) người khách hàng cần đi mua sắm cần chỗ để xe máy, những vỉa hè thoáng, mát cần giành chỗ cho khách lãng du, và cả lúc cần giành cho người biểu tình. Nước Anh không thể Brexit nếu không có vỉa hè! Hãy đối xử với vỉa hè với một tầm của trí tuệ và tình cảm của những người “Bourgeois”. Quê mùa, Chí Phèo và cả Bá Kiến đều không tương thích với nền văn minh đô thị mới. Mấy ngày vừa rồi ở Sài Gòn tôi nghe nhiều những ý kiến xung quanh cái vỉa hè. Tôi có mấy cuốc taxi đi Hàng Xanh, đi Thủ Đức, đi Khánh Hội. Mấy chú lái taxi kể không biết bao nhiêu là chê bai trách móc. Tôi hỏi trước khi đập phá dọn dẹp họ có đưa ra một kế hoạch chu đáo không. Chẳng hạn như ông Thăng, ông Phong có biết thành phố có bao nhiêu km vỉa hè, loại rộng mươi lăm mét là bao nhiêu, loại hẹp năm ba mét, loại rất hẹp… Mà một vỉa hè chuẩn của Đô thành nhứt nước thì tối thiểu rộng bao nhiêu, có bao nhiêu vỉa hè không đạt chuẩn. Còn trên cái vỉa hè thì có bao nhiêu nhu cầu, quyền và lợi. Đâu phải chỉ chính quyền mới có quyền với vỉa hè, người hàng rong cũng có cái quyền của người ta chứ. Mỗi hạng người có quyền, có lợi, và có nghĩa vụ theo từng nhu cầu. Thành ra bây giờ có thể thêm vào cách nói của người Pháp “Dis-moi qui tu hantes, je te dirai qui tu es”. Là “hãy nói cho biết họ đối xử vỉa hè thế nào. sẽ bảo cho biết trình độ quản trị đô thị”. Đừng lấy làm chơi câu chuyện vỉa hè này. Không phải là muốn sánh với Singapore, mà là muốn vươn tới một Đô thành văn hóa, văn minh, hiện đại. Hành xử thô bạo, đơn giản, cảm tính đâu có được. Nội một cái vỉa hè tính không xong, ai tin được những hứa hẹn, quy hoạch trời biển khác? May quá, cái vỉa hè như là một bài học của thử thách. Hãy học cách làm tử tế xem. Đầu tiên là điều tra cơ bản, hiện trạng thế nào, có bao nhiêu mối quan hệ với nó, chuẩn của nó ở một Đô thành tầm vóc là thế nào, cái quyền, cái lợi cái nghĩa của từng loại nhu cầu là gì. Cùng nhau bàn đi rồi hẵng hành động. Hãy nên nhớ chính Lênin cũng phải thốt lên “gót chân Achilles của cộng sản là dốt, tham và cậy quyền”. Nếu cùng một việc, một lúc bộc lộ cả ba chỗ yếu kém như thế thì làm sao thọ cho đặng. Mà chính cả Lênin cũng chẳng biết đàng mù nào để bịt mấy gót Achilles cho khỏi sụm. Triết học hiện đại cũng khẳng định “cái tiêu cực cũng có cái giá trị tích cực của nó”(Xem cuộc trò chuyện của triết gia F. Jullien với Minh triết). Từ cái khó ló cái khôn, từ cái vấp ngã mà biết đứng dậy. Từ cái ngu mà biết học, từ cái làm càn làm ẩu, mà biết lắng nghe. Tôi không chỉ đi một ngày đàng, mà đi đến mấy ngày ở Thành phố nên cũng thấy khôn lên đôi chút. N.K.M. Tác giả gửi BVN. Posted by sontrung at 4:32 PM No comments: Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 461 VOA * HÀNH CHÁNH VIỆT NAM Tình trạng ‘sếp nhiều như nhân viên’ trong bộ máy hành chính Việt Nam clip_image001 Quốc hội Việt Nam họp (ảnh tư liệu, 4/2016) Trong những ngày cuối tháng 3, các đoàn giám sát của Quốc hội Việt Nam về cải cách bộ máy hành chính đã làm việc với một loạt các tỉnh. Đầu tháng này, các đoàn giám sát cũng làm việc với một số bộ. Báo chí Việt Nam tường thuật rằng sau các cuộc làm việc này, các đoàn giám sát một lần nữa xác định rằng một số tỉnh, bộ có số lượng lãnh đạo đông bằng hoặc hơn nhân viên, một tình trạng đã tồn tại trong những năm gần đây và hiện chưa có dấu hiệu gì sẽ cải thiện. Chưa có thống kê đầy đủ được công bố chính thức về tình trạng tại các bộ và các tỉnh, nhưng thông tin trên báo chí nêu lên những con số bị đánh giá là “khó coi”. Tại Bộ Giao thông Vận tải, Vụ Pháp chế có 6 lãnh đạo, 8 chuyên viên; Vụ Tổ chức Cán bộ có 8 lãnh đạo, 14 chuyên viên, Cục Đường sắt 30 lãnh đạo, 72 chuyên viên. Nhiều đơn vị số lãnh đạo vượt cả số nhân viên, như Thanh tra Bộ có đến 20 lãnh đạo quản lý, trong khi chỉ có 18 chuyên viên và người lao động. Tương tự, Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng Công trình Giao thông có tỉ lệ lãnh đạo trên nhân viên là 41/31. Thậm chí Cục Quản lý Xây dựng Đường bộ có số lượng lãnh đạo gần gấp đôi nhân viên là 28/15. Tình trạng ở Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng không sáng sủa hơn. Tỷ lệ lãnh đạo so với chuyên viên, người lao động ở Vụ Tổ chức cán bộ 11/11, ở Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục là 20/26. Trong số các tỉnh, Thanh Hóa gây chú ý vì có nhiều đơn vị có số lãnh đạo cao hơn nhân viên. Sở Tư pháp tỉnh có 25 lãnh đạo cấp phòng trở lên và chỉ có 18 công chức với một người lao động. Sở Tài nguyên và Môi trường có tới 6 phó giám đốc, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đến cuối năm 2016 có 5 phó giám đốc. Không dừng ở đó, một số đơn vị của tỉnh chỉ có lãnh đạo mà không hề có nhân viên, như Qũy Bảo trợ Trẻ em chỉ có một cấp trưởng, một cấp phó và không có nhân viên. Ban Nghiên cứu và Biên soạn Lịch sử cũng có một cấp trưởng và hai cấp phó. Hai tỉnh khác được báo chí nhắc đến vì có vấn đề tương tự là Quảng Ninh và Hải Dương với các tít báo như “Đề nghị Quảng Ninh không để tình trạng lãnh đạo nhiều hơn nhân viên” trên báo Tiền Phong, hay “Hải Dương: Lãnh đạo nhiều gấp 2 lần nhân viên” trên báo Người Lao Động. Giải trình với đoàn giám sát của Quốc hội, lãnh đạo tỉnh Hải Dương nói việc bổ nhiệm cán bộ của họ là theo đúng quy định của chính quyền trung ương. Lý giải về điều tưởng như là nghịch lý này, chuyên gia Đinh Duy Hòa viết trong một bài đăng trên trang VietnamNet: “Tỉnh quyết sở ấy có bao nhiêu biên chế, ví dụ sở A có 45 người. Theo quy định của trung ương, sở A được tổ chức 5 phòng. Như vậy tổng lãnh đạo của sở A sẽ gồm giám đốc sở, cộng 3 phó giám đốc sở, cộng 5 trưởng phòng, cộng 10 phó trưởng phòng, bằng 19 người (công chức lãnh đạo phòng tối đa là 3). Trong thực tế sẽ có phòng có 4 hoặc 5 biên chế, như vậy rõ ràng công chức lãnh đạo là nhiều hơn nhân viên, nhưng vẫn đúng quy định”. Tất cả những chủ trương đó là những chủ trương mà ban hành thiếu khảo sát, cho nên đưa ra những chủ trương trên trời. Những quyết định, chính sách điều chỉnh mối quan hệ xã hội thì cần phải khảo sát, điều tra và nhất là cần phải hỏi các đối tượng đấy. Ban luật trên trời thì làm sao thực thi được. Đặt ra tổ chức là vì công việc, bố trí con người là vì việc chứ không vì người, nhưng cái đó cũng nói trên lý thuyết chứ không thực hiện được Luật sư Trần Quốc Thuận, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Từng là Vụ trưởng Vụ Cải cách Hành chính, Bộ Nội vụ, đã nghỉ hưu năm 2014, chuyên gia Hòa cũng giải thích về công tác nhân sự ở cấp bộ trong bài viết của mình: “Mỗi bộ được tổ chức bao nhiêu vụ, cục; vụ nào được tổ chức bao nhiêu phòng [điều đó] được quy định trong nghị định của Chính phủ. Cái này thì bộ cũng như tỉnh đều chấp hành nghiêm chỉnh. Chuyện còn lại là của bộ: Quyết định vụ B bao nhiêu người, bổ nhiệm vụ trưởng và phó vụ trưởng, trưởng và phó trưởng phòng trong vụ (giả sử theo quy định của Chính phủ, vụ có 3 phòng thì công chức lãnh đạo của vụ sẽ là: 1 vụ trưởng, 3 phó vụ trưởng, 3 trưởng phòng và 6 phó trưởng phòng, [tổng cộng] bằng 13, trong khi biên chế chung cả vụ được duyệt là 18 hoặc 20). Cuối cùng lại là lãnh đạo nhiều hơn nhân viên mà vẫn đúng quy định”. Ông Hòa cho rằng các cơ quan trung ương và địa phương làm đúng theo quy định hiện hành dẫn đến tình trạng “hòa cả làng”. Ông gợi ý rằng cách làm khác đi là nghiêm túc định nghĩa lại “những cái tưởng đơn giản như phòng là gì, vụ là gì, cục là gì, lúc nào thì tổ chức phòng, lúc nào thì tổ chức vụ, làm thế nào ra chính xác số lượng người trong một phòng, một vụ”. Chuyên gia này nhận định làm như vậy “sẽ ra ngay số lượng hợp lý lãnh đạo trong một phòng, một vụ”. Từ góc độ từng là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, luật sư Trần Quốc Thuận ở thành phố Hồ Chí Minh nhận xét với VOA rằng cũng như nhiều luật khác, các quy định về bộ máy hành chính Việt Nam đã được xây dựng “thiếu cơ sở thực tế” nên dẫn đến lãnh đạo đông bằng hoặc hơn nhân viên. Ông nói: “Tất cả những chủ trương đó là những chủ trương mà ban hành thiếu khảo sát, cho nên đưa ra những chủ trương trên trời. Những quyết định, chính sách điều chỉnh mối quan hệ xã hội thì cần phải khảo sát, điều tra và nhất là cần phải hỏi các đối tượng đấy. Ban luật trên trời thì làm sao thực thi được. Đặt ra tổ chức là vì công việc, bố trí con người là vì việc chứ không vì người, nhưng cái đó cũng nói trên lý thuyết chứ không thực hiện được”. Tình trạng bộ máy hành chính các cấp có quá nhiều lãnh đạo làm cho nhiều người phải than trên mạng xã hội lẫn báo chí chính thống rằng “quan nhiều như thế, dân làm sao sống nổi”. Theo số liệu trên báo chí trong nước, Việt Nam ước tính có 2,8 triệu cán bộ, công chức và viên chức. Bên cạnh đó là nhiều người đã nghỉ hưu và những người hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước, con số này lên tới 7,5 triệu người, chiếm 8,3% dân số cả nước. Toàn bộ số người “hưởng lương và mang tính chất lương” lên tới 11 triệu người. Trong một cuộc phỏng vấn với một báo Việt Nam hồi giữa năm ngoái, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói “không ngân sách nào nuôi nổi bộ máy ăn lương lớn như vậy”. clip_image002 Việt Nam cần cải cách bộ máy hành chính để thúc đẩy kinh tế (ảnh tư liệu, Hà Nội, 2/2013) Việc tinh giản biên chế trong những năm gần đây ngày càng trở nên cấp bách ở Việt Nam. Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản đã ra một nghị quyết về vấn đề này hồi tháng 4/2015. Nhưng trên thực tế, các con số cho thấy dường như đang có diễn biến ngược chiều. Tại một hội thảo về cải cách bộ máy hành chính nhà nước do đoàn giám sát của quốc hội tổ chức hồi cuối tháng 2, thông tin được công bố cho biết vào năm 2016, các cơ quan trung ương được giao quản lý 3.725.559 người. Tuy nhiên, tính đến ngày 30/10/2016, tổng số người hưởng lương, phụ cấp thực tế là 3.734.302 người, vượt 8.743 người. ... hợp đồng nó sẽ loại những người vô tích sự ra. Thiếu gì giải pháp nhưng mà người ta không làm, bởi vì người ta quen cái thói là nói một đằng, làm một nẻo Luật sư Trần Quốc Thuận Luật sư Trần Quốc Thuận nói nhà nước Việt Nam đã đặt ra giải pháp là thay thế chế độ biên chế suốt đời bằng hợp đồng lao động, nhưng việc thực hiện còn chưa nghiêm chỉnh. Ông nói: “Tất cả chuyển sang hợp đồng. Giờ những người đã làm lâu thì có thể hợp đồng 5 năm là dài nhất. Rồi 3 năm, 2 năm, 6 tháng. Tự nhiên cái hợp đồng nó sẽ loại những người vô tích sự ra. Thiếu gì giải pháp nhưng mà người ta không làm, bởi vì người ta quen cái thói là nói một đằng, làm một nẻo”. Hội thảo về cải cách bộ máy hành chính nhà nước chỉ ra rằng vì có “tâm lý ngại va chạm” nên các cơ quan, tổ chức “chưa thực hiện nghiêm túc chủ trương về quản lý biên chế và tinh giản biên chế”. Trong khi đó, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện biên chế và quản lý biên chế “còn buông lỏng” và “chưa có chế tài cụ thể đủ mạnh”. http://www.voatiengviet.com/a/tinh-trang-sep-nhieu-nhu-nhan-vien-trong-bo-may-hanh-chinh-viet-nam/3789284.html Posted by sontrung at 4:28 PM No comments: Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 461 TIN TỨC VIỆT MỸ TT Trump ký luật S.305, chỉ định ngày 29/3 là Ngày Cựu chiến binh Việt Nam 30/03/2017 Cựu chiến binh Hoa Kỳ Jack Frey, bang Pennsylvania viếng Bức tường Chiến tranh Việt Nam ở thủ đô Washington. Cựu chiến binh Hoa Kỳ Jack Frey, bang Pennsylvania viếng Bức tường Chiến tranh Việt Nam ở thủ đô Washington. Chia sẻ Chia sẻ trên Facebook Chia sẻ trên Twitter Chia sẻ trên Google+ Email cho bạn bè Xem bình luận Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký dự luật S. 305 thành luật hôm thứ Ba 28/3, khuyến khích việc treo quốc kỳ Mỹ vào ngày 29/3 hàng năm để tôn vinh Ngày Cựu chiến binh Việt Nam. Theo tin từ Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Trump viết trên Tweeter: "Tối nay tôi rất tự hào đã ký dự luật S. 305, khuyến khích trưng bày quốc kỳ Hoa Kỳ vào Ngày Cựu chiến binh Việt Nam hàng năm, ngày 29/3". Phó Tổng thống Mike Pence hôm thứ Tư cũng lên Tweeter ca ngợi Tổng thống ký thành luật dự luật tôn vinh các cựu chiến binh Mỹ từng chiến đấu Việt Nam. Thứ Tư vừa rồi đánh dấu một mốc điểm quan trọng trong lịch sử Hoa Kỳ. Cách đây đúng 44 năm vào ngày 29/3/1973, các binh sĩ Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam. Chương trình tin tức của đài FOX trích lời Tổng thống Nixon thời bấy giờ tuyên bố rằng: "ngày mà chúng ta mong đợi và cầu nguyện cuối cùng đã đến." Đài truyền hình FOX nhắc lại rằng nhiều cựu chiến binh đã bị đối xử tồi tệ sau khi hồi hương về nước vì nhiều người chống đối chiến tranh Việt Nam, và đổ lỗi cho các quân nhân về tình hình bi thảm ở Việt Nam. 44 năm sau, các cựu chiến binh giờ đã được thừa nhận và chính thức vinh danh nhờ nỗ lực của Thượng nghị sĩ Joe Donnelly, đại diện bang Indiana. Ông Donnelly và Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ bang Pennsylvania Pat Toomey là đồng tác giả của Dự luật S. 305, công nhận các cựu chiến binh Mỹ chiến đấu tại Việt Nam. Thông báo do Thượng nghị sĩ Donnelly công bố sau khi dự luật do ông tiến cử trở thành luật, có đoạn viết: "Vào cuối cuộc chiến, rất nhiều cựu chiến binh của chúng ta trở về từ chiến trường Việt Nam đã không được giang tay chào đón, những cống hiến của họ không được công nhận. Dự luật lưỡng đảng này sẽ giúp đất nước chúng ta vinh danh thế hệ cựu chiến binh đã dạy chúng ta thế nào là lòng yêu nước và phụng sự tổ quốc. Họ xứng đáng được tôn vinh về cống hiến và hy sinh của họ. Tôi vui mừng được làm việc với Thượng nghị sĩ Toomey để cổ vũ cho Ngày cựu chiến binh Việt Nam." Dự luật này được Thượng viện phê duyệt với sự ủng hộ của lưỡng đảng hôm 8/2, và được Hạ viện thông qua hôm 21/3. Tổng thống Trump ký dự luật ấy thành luật, có hiệu lực từ đêm 28/3. Trong số 2.7 triệu binh sĩ Mỹ từng phục vụ tại Việt Nam, hơn 58.000 binh sĩ đã hy sinh và hơn 304.000 người bị thương, theo Military Times. http://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-ky-luat-s305-chi-dinh-ngay-293-la-ngay-cuu-chien-binh-vietnam/3788614.html Đạo luật chế tài vi phạm nhân quyền sẽ áp dụng thế nào với Việt Nam? 30/03/2017 Sơn Trà Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch Ủy Ban Cứu trợ Người Vượt biển (BPSOS). Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch Ủy Ban Cứu trợ Người Vượt biển (BPSOS). Chia sẻ Chia sẻ trên Facebook Chia sẻ trên Twitter Chia sẻ trên Google+ Email cho bạn bè Xem bình luận Ủy ban Cứu trợ Người Vượt biển (BPSOS) hôm 17/3 đã hoàn tất và đệ trình danh sách 168 tổ chức, cá nhân kể cả quan chức, vi phạm nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam lên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để áp dụng các chế tài trừng phạt theo Đạo Luật Nhân Quyền Toàn Cầu Magnitsky (Global Magnitsky Human Rights Accountability Act). Đạo luật được thông qua bởi cựu Tổng thống Barack Obama (23/12/2016) quy định các biện pháp trừng phạt đối với những cá nhân, tổ chức bị chính phủ Mỹ coi là đã tham gia các hoạt động tham nhũng hay vi phạm nhân quyền. Theo luật này, một số các Ủy ban của Hạ và Thượng Viện (bên lập pháp), hay bộ phận chuyên trách dân chủ, nhân Quyền và lao Động trong Bộ Ngoại Giao (bên hành pháp) đều có thể lập ra danh sách đề nghị chế tài. Nếu đề nghị được chấp thuận thì những cá nhân hay tổ chức có tên trong “sổ đen” sẽ bị đóng băng tài sản ở Hoa Kỳ cũng như bị cấm nhập cảnh vào Mỹ. Danh sách BPSOS vừa hoàn tất gồm có 5 giới chức thuộc chính quyền trung ương và 38 giới chức lãnh đạo cấp tỉnh. Số còn lại gồm các viên chức thừa hành cấp tỉnh hay lãnh đạo cấp địa phương. Ngoài ra, có một người đứng đầu một tập đoàn doanh nghiệp liên quan đến việc chính quyền dùng bạo lực để cưỡng chế đất của một xứ đạo Công Giáo năm 2010. Tiến sĩ Nguyễn Đình thắng, Giám đốc điều hành BPSOS, cho VOA biết rằng ông và các cộng sự của mình đã điều tra, phối kiểm cũng như chuẩn bị danh sách này trong vào 3 năm liền, cho nên khi Đạo Luật này được áp dụng, BPSOS là tổ chức đầu tiên đệ trình danh sách chế tài liên quan. Theo dự kiến, buổi họp báo mở đầu cuộc vận động áp dụng Luật Magnitsky Toàn Cầu đối với Việt Nam và một số quốc gia sẽ diễn ra trong tháng 4 tại Quốc Hội Hoa Kỳ và cuối tháng 6 sẽ diễn ra Ngày Vận Động thường niên cho nhân quyền Việt Nam. Quá trình vận động sẽ kéo dài đến tận cuối năm nay. Tuy nhiên, với việc danh sách có tên nhiều quan chức chính quyền Việt Nam, đặc biệt có 5 lãnh đạo cấp cao, nhiều người nghi ngại rằng có thể chính phủ Hoa Kỳ sẽ né tránh và không đặt vấn đề nhân quyền lên trên lợi ích ngoại giao, thương mại giữa 2 nước. Tiến Sĩ Thắng nói với quan ngại đó, trong năm đầu tiên khi lập danh sách đề nghị, tổ chức của ông cũng đã cố gắng hạn chế những nhân vật lãnh đạo quốc gia, nhưng mọi cuộc điều tra về đàn áp nhân quyền trầm trọng rốt cuộc cũng quay về các nhân vật chủ chốt. “Nếu như chỉ cần một trường hợp bị đưa vào danh sách chế tài thì cũng đủ để tạo ra sự rúng động, quan tâm và chú ý trong giới lãnh đạo, trong các giới chức của Việt Nam,” Tiến sĩ Thắng chia sẻ. Nhà hoạt động lâu năm tại khu vực thủ đô nước Mỹ này cũng hy vọng với Đạo Luật Nhân Quyền Toàn Cầu Magnitsky, người dân trong nước sẽ thấy rằng “bây giờ quả thực có một công cụ để trừng phạt những người đàn áp nhân quyền một cách nghiêm trọng ở Việt Nam.” Thông thường, thời gian để Bộ Ngoại Giao kết hợp với Bộ Ngân Khố và Bộ Tư Pháp mở cuộc điều tra về các nhân vật có trong danh sách đề nghị là từ 6 đến 9 tháng. Ngày 10/12 năm nay là hạn chót để các cơ quan này nộp bản phúc trình đầu tiên lên Tổng thống Hoa Kỳ. http://www.voatiengviet.com/a/dao-luat-che-tai-vi-pham-nhan-quyen-se-ap-dung-the-nao-voi-viet-nam/3788333.html Việt - Mỹ thảo luận tăng cường thương mại song phương RFA 2017-03-30 Một phòng trưng bày của hãng xe Ford, Mỹ ở trung tâm thành phố Hà Nội chụp hôm 12/1/2017. Một phòng trưng bày của hãng xe Ford, Mỹ ở trung tâm thành phố Hà Nội chụp hôm 12/1/2017. AFP photo Hoa Kỳ và Việt Nam trong hai ngày 27 và 28 tháng 3 có vòng họp trong khuôn khổ Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA) của hai nước tại Hà Nội để thảo luận biện pháp tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại cũng như giải quyết các vấn đề thương mại song phương còn tồn tại. Trong cuộc họp, các đại diện của Mỹ đã kêu gọi Việt Nam nhanh chóng giải quyết các vấn đề song phương, bao gồm các vấn đề liên quan đến nông nghiệp và an toàn thực phẩm, sở hữu trí tuệ, thương mại số, dịch vụ tài chính, hải quan, hàng công nghiệp, minh bạch và quản trị tốt, và buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp. Hai bên cũng nhất trí khởi động các nhóm công tác tập trung giải quyết các vấn đề song phương, bắt đầu với các nhóm về các vấn đề nông nghiệp và an toàn thực phẩm, hàng công nghiệp, các vấn đề sở hữu trí tuệ và thương mại số. Phía Mỹ cũng đã xem xét việc thực hiện hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO của Việt Nam, cũng như sự tham gia của Việt Nam vào Hiệp định Công nghệ Thông tin mở rộng của WTO. Đây là cuộc họp TIFA đầu tiên giữa Mỹ và Việt Nam kể từ năm 2011 và được phía Mỹ coi trọng và đánh giá như cơ hội để khẳng định lại cam kết của Chính phủ Tổng thống Donald Trump về mở rộng quan hệ với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Năm 2016, Việt Nam là đối tác thương mại hàng hoá lớn thứ 16 của Mỹ, với thương mại hàng hoá hai chiều đạt 52,3 tỷ USD. Cũng trong năm 2016, Việt Nam là thị trường xuất khẩu nông nghiệp lớn thứ 10 của Mỹ với kim ngạch đạt 2,7 tỷ USD. http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-us-resumed-dialogue-trade-investment-framework-agreement-03302017114946.html Posted by sontrung at 2:20 PM No comments: Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 461 VINH DANH MẸ NẤM Mẹ Nấm được Bộ Ngoại giao Mỹ vinh danh 'Phụ nữ Can đảm' 29/03/2017 VOA Tiếng Việt Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Chia sẻ Chia sẻ trên Facebook Chia sẻ trên Twitter Chia sẻ trên Google+ Email cho bạn bè Xem bình luận Đệ nhất Phu nhân Melania Trump và Thứ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ đặc trách các vấn đề chính trị Thomas A. Shannon hôm nay, 29/3, sẽ trao “Giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế” năm 2017 cho một số phụ nữ đến từ nhiều nước trên thế giới tại trụ sở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Trong số các phụ nữ được vinh danh, có Blogger Mẹ Nấm của Việt Nam và 12 phụ nữ khác. Thông báo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 28/3 cho biết từ khi Giải “Phụ nữ Can đảm Quốc tế” được thành lập vào năm 2007, Ngoại trưởng Mỹ đã vinh danh nhiều phụ nữ can trường trên toàn cầu, những người đã thể hiện lòng dũng cảm và khả năng lãnh đạo trong các nỗ lực vận động cho nhân quyền, bình đẳng giới và quyền phụ nữ. Giải này đặc biệt vinh danh những phụ nữ từng bị tống giam, tra tấn, bị đe dọa tới tính mạng hoặc chịu tổn thương nghiêm trọng vì đã đứng lên đấu tranh cho công lý, nhân quyền và pháp quyền.” Thông báo của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam có đoạn viết: "Vào ngày 29/3, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ vinh danh bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với Giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vì sự can trường của bà trong cuộc đấu tranh cho các vấn đề xã hội dân sự, vì đã truyền cảm hứng cho những thay đổi ôn hòa, kêu gọi một hệ thống chính quyền minh bạch hơn, cổ vũ cho hoà bình, công lý và quyền con người, và là tiếng nói đại diện cho quyền tự do ngôn luận.” Được biết một đại diện sẽ thay thế blogger Mẹ Nấm để nhận giải Phụ nữ Can Đảm Quốc tế, vì Mẹ Nấm, tức blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đang bị giam cầm ở Khánh Hoà về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” theo điều 88 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Trong số các phụ nữ khác được Bộ Ngoại giao Mỹ vinh danh hôm nay, còn có các phụ nữ đến từ Botswana, Cộng hòa Dân chủ Congo, Niger, Papua New Guinea, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iraq, Yemen, Sri Lanka, Bangladesh, Colombia và Peru. please wait http://www.voatiengviet.com/a/me-nam-duoc-bng-my-vinh-danh-voi-giai-phu-nu-can-dam-quoc-te/3786540.html Blogger Mẹ Nấm nhận giải thưởng của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ 30/03/2017 please wait 0:01:05 0:00:08 /0:01:05 ▶ Đường dẫn trực tiếp 270p | 3,2MB 360p | 5,3MB 720p | 11,7MB Chia sẻ Chia sẻ trên Facebook Chia sẻ trên Twitter Chia sẻ trên Google+ Email cho bạn bè Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Cuối cùng, chúng tôi muốn vinh danh một phụ nữ, người đã không thể có mặt ở đây ngày hôm nay, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đến từ Việt Nam. Bà là một tiếng nói mạnh mẽ chống lại những sự bất công, vi phạm nhân quyền, một blogger và nhà hoạt động trên mạng. Bà Quỳnh đang bị giam giữ, không cho liên lạc với bên ngoài kể từ tháng 10 năm ngoái vì đã vạch trần một vụ xả chất độc ra môi trường, một t rong những thảm hoạ môi trường tồi tệ nhất trong lịch sử Việt Nam. Ngày hôm nay, bà Quỳnh không thể có mặt bên cạnh những phụ nữ can đảm khác trong buổi lễ này. Chúng tôi ngưỡng mộ bà vì đã không im lặng, vì đã đứng lên bảo vệ quyền tự do biểu đạt. Chúng tôi vinh danh Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vì đã quyết tâm vạch trần tham nhũng, bất công, và dám đứng lên góp tiếng nói của mình để bảo vệ quyền và tự do của người dân. http://www.voatiengviet.com/a/3786915.html Blogger Mẹ Nấm - Người phụ nữ can đảm! Chân Như, phóng viên RFA 2017-03-29 Blogger Mẹ Nấm (giữa) cùng hai con. Blogger Mẹ Nấm (giữa) cùng hai con. Photo courtesy of danlambao Blogger Mẹ Nấm - Người phụ nữ can đảm! 00:00/00:00 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hôm 29/3/2017 đã được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vinh danh là "Người Phụ Nữ Can Đảm Trên Thế Giới Năm 2017". Bà Nguyễn thị Tuyết Lan, thân mẫu của Mẹ Nấm, hiện phải chăm sóc cho hai đứa cháu ngoại và là người phải thăm nuôi con gái trong trại tạm giam; cũng như suốt bao năm qua từng một số lần phải đi đòi con khi bị công an sách nhiễu, bị buộc đi làm việc qua hình thức mà nhiều người thừa nhận là ‘bắt cóc’. Bà Tuyết Lan nói rõ quan điểm của bản thân bà đối với những hoạt động của con gái trong thời gian qua: “Việc giúp người là bổn phận. Ở xứ tự do thì đó là chuyện bình thường, nhưng ở Việt Nam lại là không bình thường do đó hoạt động rồi bị bắt là thường.” Những người từng hoạt động cùng blogger Mẹ Nấm đều thừa nhận về những đóng góp của cô cho phong trào đấu tranh chung như thừa nhận của anh Dương Đại Triều Lâm: “Tôi đánh giá việc làm của blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã tác động rất là lớn và nó đã tạo một động lực cũng như là khơi dậy cá nhân tôi về lên tiếng cho các quyền tự do dân chủ dân quyền tại Việt Nam.” Việc giúp người là bổn phận. Ở xứ tự do thì đó là chuyện bình thường, nhưng ở Việt Nam lại là không bình thường do đó hoạt động rồi bị bắt là thường. - Bà Nguyễn thị Tuyết Lan Cựu tù chính trị Phạm Thanh Nghiên trình bày lại một số hoạt động đáng chú ý của blogger Mẹ Nấm: “Nguyễn Ngọc Như Quỳnh có thể được nói là một trong những blogger mạnh mẽ cho vấn đề bảo vệ môi trường và phản đối công ty Formosa xả thải ra gây thảm họa môi trường tại Việt Nam.” Cô Trịnh Kim Tiến, con của một nạn nhân bị công an đánh chết và từ đó tham gia công tác xã hội cũng có nhận xét về blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh: “Chị Quỳnh đã nhiều lần tham gia biểu tình chống Trung Quốc cũng như viết bài về cái nguy cơ tiềm ẩn mà Trung Quốc đang lâm le vào đất nước mình. Ngoài ra chị Quỳnh còn tham gia rất nhiều hoạt động dân sinh khác như bảo vệ môi trường. Đây cũng có thể là lý do chính chị bị bắt. ” Nhà hoạt động Dương Đại Triều Lâm nói rõ biện pháp bắt giữ blogger Mẹ Nấm do lực lượng chức năng tiến hành Việt Nam xuất phát từ nỗi lo sợ của Hà Nội trước những tiếng nói công khai về các vấn nạn hiện nay của đất nước: “Mặc dù trước đó chính quyền cũng nhiều lần đe dọa với nhiều hình thức khác nhau nhưng Blogger Mẹ Nấm đã không chịu im lặng và những gì chị lên tiếng đã nhận được sự hưởng ứng cũng như tác động rất là lớn đến suy nghĩ của tầng lớn trẻ cũng như những tầng lớp khác tại Việt Nam và đã khơi dậy làn sóng đấu tranh rất là mạnh mẽ ở Việt Nam trong những năm gần đây. Điều đó đã làm cho chính quyền cảm thấy rất là lo ngại.” Vào ngày 10 tháng 10 năm ngoái, blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa bắt sau khi cô cùng mẹ của facebooker Nguyễn Hữu Quốc Duy đang thụ án tù tại Trại Sông Lô, tỉnh Khánh Hòa đến đòi quyền được thăm nuôi tù nhân lương tâm này. Cơ quan chức năng đưa lệnh bắt blogger Mẹ Nấm với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam’. Lần đầu tiên cô bị bắt 10 ngày để thẩm vấn là vào tháng 9 năm 2009 khi đưa ra những áo thun có in dòng chữ phản đối Trung Quốc xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam; cũng như phản đối dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên hủy hoại môi trường. Việc làm của blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã tác động rất là lớn và nó đã tạo một động lực cũng như là khơi dậy cá nhân tôi về lên tiếng cho các quyền tự do dân chủ dân quyền tại Việt Nam. - Dương Đại Triều Lâm Cô từng bị lực lượng công an và an ninh bắt giữ và làm việc nhiều lần, như vào tháng 5 năm 2013 sau khi phát Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền và bóng bay ghi dòng chữ ‘Quyền của con người phải được tôn trọng’. Nhóm của cô cũng bị tạm giữ vào tháng tư năm 2014 trước khi có thể thực hiện cuộc thảo luận với chủ đề ‘Công ước Chống Tra tấn và vấn nạn công dân chết trong đồn công an’. Trong năm 2015, 2016 blooger Mẹ Nấm tham gia một số cuộc biểu tình và cũng bị bắt, bị đánh như trong các cuộc biểu tình đòi tự do cho các tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, Bùi thị Minh Hằng, Nguyễn Ngọc Già và phản đối Formosa gây thảm họa môi trường cá chết… Cô cũng từng bị ngăn chặn không cho rời khỏi Nha Trang trong một số dịp. Cô bị ngăn không cho xuất cảnh vào giữa tháng 12 năm 2013. Dù bị ngăn chặn trong nước như thế; nhưng hoạt động của blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được nhiều tổ chức quốc tế ghi nhận. Đó là Human Rights Watch trao cho cô giải thưởng Hellman/Hammett năm 2010. Đến năm 2015, cô nhận được giải thưởng Người Bảo vệ Quyền Dân sự của tổ chức Civil Rights Defenders. Dù được các tổ chức trao giải nhưng cô không thể đi nhận vì tương tự nhiều nhà hoạt động xã hội khác tại Việt Nam, cơ quan chức năng Hà Nội không cho họ rời khỏi nước. Ngay sau lần Hà Nội bắt giam blogger Mẹ Nấm vào đầu tháng 10 năm ngoái, nhiều tổ chức theo dõi nhân quyền và cơ quan ngoại giao các nước lên tiếng thúc giục chính quyền Việt Nam trả tự do ngay cho nhà đấu tranh này. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách khu vực Đông Á- Thái Bình Dương, Katina Adams, ngay sau khi blogger Mẹ Nấm bị bắt 1 ngày, vào ngày 11 tháng 10 năm ngoái nêu rõ ‘Xu hướng bắt bớ và tuyên án các nhà hoạt động ôn hòa gần đây là rất đáng quan ngại và gây hại khỏa lấp tiến triển về nhân quyền tại Việt Nam’. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/blogger-mother-mushroom-a-brave-woman-rfa-03292017144409.html Việt Nam phản đối Mỹ vinh danh Mẹ Nấm 4 giờ trước Hoa Kỳ vinh danh Blogger Mẹ Nấm là phụ nữ quả cảm Ngay sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tổ chức vinh danh 13 phụ nữ từ các nước trên toàn cầu với giải thưởng Phụ nữ Quả cảm Quốc tế 2017, trong đó có blogger Mẹ Nấm của Việt Nam, nước này lên tiếng phản đối. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nói với các nhà báo hôm 30/3: "Việt Nam cho rằng Bộ Ngoại giao Mỹ trao giải thưởng cho một cá nhân đang bị tạm giam để điều tra vì hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam là một hành động thiếu khách quan, không phù hợp và không có lợi cho việc phát triển quan hệ hai nước". Blogger Mẹ Nấm, tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người cũng là nhà đấu tranh về môi trường, đã bị bắt giam từ tháng 10/2016 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự. Công an tỉnh Khánh Hòa nói bà Quỳnh đã "soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, video có nội dung chống đối đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; bôi nhọ các cá nhân..." Blogger Mẹ Nấm 'bị bắt giam, khởi tố' Luật sư nói gì về vụ Mẹ Nấm? Trước đó bà cũng đã bị bắt nhiều lần vì tham gia các hoạt động dân sự, đòi dân quyền, biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm biển đảo tại Biển Đông, và phản đối tập đoàn Formosa của Đài Loan trong vụ việc cá chết hàng loạt tại miền Trung. Bà là điều phối viên của mạng lưới Blogger Việt Nam, thành viên của các tổ chức "Người Việt yêu nước" và "Tuyên bố công dân tự do". 'Đặc biệt dũng cảm' Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Tom Shannon trong phát biểu tại Lễ trao giải thưởng Phụ nữ Quả cảm Quốc tế 2017 hôm 29/3 nói: "Kể từ 2007, giải thưởng này đã vinh danh các phụ nữ trên toàn cầu, những người đã cho thấy sự quả cảm và sự lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, đã lấy sức mạnh từ nghịch cảnh để giúp cải tạo xã hội". Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump tại lễ trao giải Phụ nữ Quả cảm 2017Bản quyền hình ảnh US State Department Image caption Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump tại lễ trao giải Phụ nữ Quả cảm 2017 Ông cũng nói những người được giải thưởng đã huy động dư luận và cả chính phủ để "vạch trần và xử lý bất công, cất tiếng nói chống lại tham nhũng, ngăn ngừa khủng bố bạo lực và đứng lên bảo vệ pháp quyền và hòa bình..." Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump đã có mặt trao giải thưởng cho các phụ nữ được giải. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được thứ trưởng Shannon nhắc tới trong phần cuối của danh sách trao giải. Bà Quỳnh được nói là "người chỉ trích mạnh mẽ các bất công, vi phạm nhân quyền" ở Việt Nam. Bà được vinh danh vì "quyết tâm phơi bày bất công, tham nhũng, và dùng tiếng nói của mình để bảo vệ quyền và tự do của người dân". Nguyễn Ngọc Như Quỳnh Bản quyền hình ảnh Facebook Image caption Bà Quỳnh được biết đến qua nhiều hoạt động dân sự Thân mẫu bà Quỳnh, bà Nguyễn Tuyết Lan, đã bày tỏ tri ân sau khi nghe con gái mình được giải thưởng. Bà viết trên trang Facebook cá nhân rằng bà "vui và hãnh diện vì lý tưởng và những hoạt động chính đáng, phục vụ con người và đất nước Việt Nam của con tôi được thế giới bên ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ ghi nhận". "Tuy nhiên, tôi cũng không tránh khỏi buồn phiền khi con mình phải cảnh chịu cảnh tù đày bất công và cho đến nay vẫn không được gặp gia đình và luật sư." Bà Lan nói giải thưởng là "minh chứng hùng hồn cho những hoạt động đúng đắn của Quỳnh". "Từ nay con đường của Quỳnh không còn đơn độc vì đã có nhiều cộng hưởng từ nhiều phía. Nhiều người đã vượt qua được nỗi sợ hãi vô hình ám ảnh trói buộc để cùng nhau tranh đấu đòi lại quyền căn bản của con người." http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39444094 Thursday, March 30, 2017 NGUYỄN THỊ TỪ HUY * CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN Chủ nghĩa cộng sản : mục đích hay phương tiện ? Thứ Năm, 03/30/2017 - 10:12 — nguyenthituhuy Ông Bá Ngọc có công bố một tài liệu lịch sử đặc biệt trên Tạp chí XƯA & NAY, số 438, tháng 10.2013, trong bài viết có nhan đề là « Ban thẩm tra vụ việc Nguyễn Ái Quốc ở Quốc tế Cộng sản ». Tạm để sang một bên lối viết sử kiểu cộng sản chủ nghĩa để tập trung vào một số chi tiết và sự việc được trình bày trong bài này, ta có thể thấy rõ hơn về một vài điểm ở nhân vật Hồ Chí Minh và lịch sử đảng cộng sản Việt Nam. Tài liệu mà Bá Ngọc tìm được trình bày một sự kiện xảy ra với Nguyễn Ái Quốc vào thời kỳ ông đến Liên Xô lần thứ ba trong đời hoạt động của mình, sau khi bị bắt giam ở Hồng Kông, từ 1934 - 1938. Sự kiện đó là Nguyễn Ái Quốc trở thành đối tượng điều tra của Quốc tế Cộng sản (QTCS). Tháng 2/1936, QTCS thành lập một Ban thẩm tra để xem xét trường hợp Nguyễn Ái Quốc, vì các lý do : -Ban lãnh đạo Hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương (ĐCSĐD) gửi cho QTCS một lá thư viết ngày 20/4/1935 trong đó kết tội Nguyễn Ái Quốc đã phạm những sai lầm trong hoạt động cách mạng (xin xem chi tiết trên báo Diễn Đàn theo đường link: https://www.diendan.org/tai-lieu/ban-tham-tra-vu-viec-nguyen-ai-quoc-o-quoc-te-cong-san ) -Vì sao Nguyễn Ái Quốc chỉ bị kết án nhẹ nhàng có hai năm tù giam, vì sao sau hạn tù có thể trốn khỏi mật thám Pháp một cách dễ dàng, và bằng cách nào sang được Nga ? Ban thẩm tra đã làm việc và dẫn tới hai kết luận : 1/Nguyễn Ái Quốc đã phạm một số sai lầm trong hoạt động bí mật và cần khắc phục. 2/Không tìm ra chứng cứ về sự thiếu trung thành chính trị ở Nguyễn Ái Quốc. Vì thế hồ sơ Nguyễn Ái Quốc được huỷ bỏ. Ông Bá Ngọc có các phân tích và kết luận của riêng ông, như ông đã trình bày trong bài. Đối với cá nhân tôi, tài liệu này giúp tôi trả lời phần nào một vài trong số rất nhiều câu hỏi về nhân vật được xem là phức tạp vào bậc nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại : -Đối với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cộng sản là một con đường giải phóng dân tộc (nghĩa là một phương tiện giúp giải phóng dân tộc) hay là một mục tiêu tối hậu mà cả dân tộc phải hướng tới ? -Hồ Chí Minh là một người theo chủ nghĩa yêu nước/ chủ nghĩa dân tộc, hay là một người cộng sản đúng nghĩa, hay là trong Hồ Chí Minh kết hợp cả hai con người đó, và còn kết hợp thêm cả con người nho giáo kiểu Khổng Tử ? Câu hỏi này thoạt nghe có vẻ như thừa, sau tất cả các nghiên cứu đã công bố về Hồ Chí Minh, đặc biệt là sau vô số công trình của các nhà nghiên cứu quốc tế. Thế nhưng thực tế hiện nay đòi hỏi phải đặt lại câu hỏi đó, bởi vì một bộ phận người Việt dường như chỉ muốn nhìn Hồ Chí Minh như một người cộng sản, và duy nhất ở khía cạnh cộng sản. Ngược lại, không phải là không có người nghĩ rằng Hồ Chí Minh « phi cộng sản », và cho rằng cộng sản, đối với Hồ Chí Minh, chỉ như là cái áo che giấu cái thực chất là cách mạng dân tộc. Lại có những người cho rằng Hồ Chí Minh bất đắc dĩ mà trở thành cộng sản. Mỗi bên đều tìm thấy trong lịch sử những yếu tố làm căn cứ cho suy diễn của mình. Chưa lúc nào mà Hồ Chí Minh và di sản Hồ Chí Minh lại gây tranh cãi như hiện nay. Điều này là bình thường, và có thể nói là đáng mừng. Bởi vì ít ra chúng ta cũng tự cho phép mình không đồng ý với nhau, tức là cho phép tồn tại tình trạng đa nguyên trong suy nghĩ. Chúng ta cũng hiểu rằng không thể tự cho phép mình áp đặt nhận định chủ quan của mình lên người khác, càng không thể bắt người khác phải tin theo mình một cách vô điều kiện. Nhân đây cũng xin một lần giải thích rằng đối với những người làm nghiên cứu như tôi, những người lấy việc tìm hiểu sự thật làm mục đích, lấy sự công bằng làm phương châm trong đánh giá, thì chỉ có sử liệu, sự kiện, căn cứ, bằng chứng, nhân chứng, và phân tích dựa trên các căn cứ và bằng chứng ấy, mới có khả năng thuyết phục. Và sẽ không chấp nhận bị chi phối bởi bất kỳ một áp lực nào (dù là áp lực của bạo lực chính trị hay là áp lực của tin đồn, của dư luận, của bình luận…). Vụ thẩm tra năm 1936 cho phép phần nào nhận diện sự lựa chọn của Nguyễn Ái Quốc vào thời điểm ấy, xin nhắc lại, vào thời điểm các thập kỷ 1920 và 1930. Ở đây các phân tích của tôi chỉ dựa vào bản báo cáo của Vera Vasilievna, đoạn trích được dịch ở trong bài, chứ không dựa vào phần phân tích và bình luận của Bá Ngọc. Dưới đây là trích đoạn từ bản giải trình của Vera Vasilievna, theo bản dịch của Bá Ngọc : “ Nguyễn Ái Quốc là người cộng sản Đông Dương đầu tiên, là người rất có uy tín giữa những người cộng sản, là người đã tổ chức các nhóm cộng sản đầu tiên trên cơ sở đó để thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương. Khi hợp nhất Đảng, Nguyễn Ái Quốc tự nhận mình là đại diện của Quốc tế Cộng sản, mặc dầu Quốc tế Cộng sản chưa trao ủy quyền. Trong thời gian hợp nhất Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Ủy ban lâm thời và đã để xảy ra một số sai lầm như hợp nhất một cách máy móc các nhóm cộng sản, không phân định rõ ràng quan hệ với các tầng lớp địa chủ và tư sản... Do đó, uy tín của đồng chí bị giảm sút, đặc biệt, trong đội ngũ những người lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương đã nghiêm khắc phê phán những khuyết điểm của đồng chí. Sau Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc đảm nhận công việc liên lạc viên, công tác tại Trung Quốc và Hồng Kông. Trong các bức thư từ Ban lãnh đạo Đảng phản ánh tâm trạng không bằng lòng của Nguyễn Ái Quốc, về công việc của một liên lạc viên bình thường mà luôn thể hiện vai trò lãnh đạo; đã đưa ra những ý kiến, ghi chú, nhận xét của mình trong các chỉ thị, thông báo của Quốc tế Cộng sản và cản trở những thông tin từ đất nước gửi Quốc tế Cộng sản. “ Ngày 6-6-1931, Nguyễn Ái Quốc bị mật thám Anh bắt tại Hồng Công và bị kết án 2 năm tù giam. Trong thời kỳ này, chúng tôi (Vaxiliepna) liên hệ với luật sư bào chữa thông qua Tổ chức cứu trợ những người cộng sản bị nạn của Pháp, gửi tiền để thuê luật sư bào chữa và luật sư đã tổ chức cho Nguyễn trốn thoát, việc này đã được luật sư nói rõ trong thư gửi chúng tôi. Một thời gian sau đó, có tin là Nguyễn Ái Quốc đã chết trong tù vì lao phổi. Năm 1933, xuất hiện tin rằng Nguyễn Ái Quốc không chết mà được thả tự do và biến mất. “ Vào tháng 7-1934, Nguyễn Ái Quốc đến Matxcơva. Theo lời kể của Nguyễn Ái Quốc thì khó xác định được vì sao trốn thoát khỏi mật thám Pháp một cách dễ dàng sau án ngồi tù của mình, và vì sao chỉ bị kết án một cách nhẹ nhàng vậy. Tôi đã nhiều lần đề nghị Nguyễn Ái Quốc trình bày bằng văn bản về các việc liên quan đến bị bắt, bị kết án tù, được giải thoát và trở về với chúng ta, nhưng Nguyễn Ái Quốc đã không thực hiện. Chuyến trở về, theo Nguyễn Ái Quốc kể thì do Vaillant-Couturier trong thời gian ở Trung Quốc đã tổ chức giúp đỡ. Tôi nghĩ rằng, tất cả những vấn đề này cần được thẩm tra kỹ lưỡng. Sau khi đến đây, Nguyễn Ái Quốc được cử đi học tại Trường Mác - Lênin cho đến ngày nay. Thống nhất với các đồng chí Mip và Côchenxky chưa thể nắm hết các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, mặc dầu chúng tôi biết rằng, Nguyễn luôn luôn kiên trì phấn đấu. Nguyễn đã nhiều lần yêu cầu tôi trao đổi về việc tổ chức liên hệ với Đảng, đặc biệt, rất quan tâm tới các chuyến đi công tác của các sinh viên, về việc họ đi đâu và với những nhiệm vụ gì. Nguyễn rất khổ tâm và nóng lòng về việc không được tham gia những nhiệm vụ bí mật. Trong mối quan hệ với các sinh viên, Nguyễn luôn cố gắng đóng vai trò là người thầy, người lãnh đạo, nhưng về lý luận tỏ ra yếu kém và thường xuyên để xảy ra sai sót trong quá trình trao đổi. Trong bản thân Nguyễn chứa đựng nhiều tư tưởng dân tộc chủ nghĩa và tàn dư cũ, những thứ đó có thể chống lại ý nguyện của mình. Trên đây là những dẫn chứng tôi đã trình bày. Nguyễn Ái Quốc khi tự phê bình tỏ ra bình tĩnh và luôn luôn chấp nhận những tự chỉ trích đó. Điểm lại những sự kiện và tư liệu, phải chăng cần khẳng định vị trí đại diện trong Đảng của Nguyễn Ái Quốc. Phải chăng Nguyễn Ái Quốc có thể tham gia Đại hội (Quốc tế Cộng sản) như một đại biểu chính thức ”. (trích báo cáo của Vaxiliepna) Với câu đầu tiên trong trích đoạn này, Vasilievna khẳng định một điều mà chúng ta đều đã biết : Hồ Chí Minh là người cộng sản Đông Dương đầu tiên, là người có uy tín quốc tế và là người đã thành lập những tổ chức cộng sản đầu tiên ở Đông Dương. Tuy nhiên, điều này chưa đủ để thoả mãn những người đặt câu hỏi về việc chủ nghĩa cộng sản đối với Nguyễn Ái Quốc là mục đích hay phương tiện. Trong bản báo cáo, một số chi tiết cho thấy Nguyễn Ái Quốc không hoàn toàn tôn trọng quy định và kỷ luật của QTCS. Chẳng hạn, ông tự nhận mình là đại diện của QTCS trong khi chưa được QTCS uỷ quyền. Điều này cho thấy đối với Hồ Chí Minh, việc thành lập ĐCSVN quan trọng hơn tất cả, và để có thể thực hiện điều đó ông đã nhân danh là đại diện QTCS dù chưa được phép. Và ông cũng không để cho QTCS nắm được hết các hoạt động của mình. Đáng chú ý hơn là nhận định này của Vasilievna : « Trong thời gian hợp nhất Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Ủy ban lâm thời và đã để xảy ra một số sai lầm như hợp nhất một cách máy móc các nhóm cộng sản, không phân định rõ ràng quan hệ với các tầng lớp địa chủ và tư sản ». Xét theo các nguyên tắc của QTCS, Nguyễn Ái Quốc đã phạm sai lầm. Nhưng trong thực tế, chính là nhờ « sai lầm » trong việc kết hợp với các tầng lớp địa chủ và tư sản mà ĐCSVN mới có thể thu hút được quần chúng và những người yêu nước, cho dù những người đó thuộc tầng lớp địa chủ hay tư sản. Dĩ nhiên, kết hợp với giai cấp địa chủ và tư sản là đi ngược hoàn toàn với tư tưởng của Lê-nin. Điều mà QTCS (đại diện là Vasilievna) cho là « máy móc », thì chính lại là « sáng tạo » của Nguyễn Ái Quốc, nó cho phép hợp nhất các tổ chức cộng sản manh mún lúc đó để tạo ra một đảng có thực lực lớn hơn, có điều kiện để phát triển mạnh hơn. « Những người muốn giải phóng đất nước, cần phải thành lập một đảng mạnh », câu này chính là bài học mà Phan Bội Châu truyền lại cho Nguyễn Tất Thành từ những ngày đầu tiên đi tìm đường giải phóng quê hương. Một chi tiết cần lưu ý trong tài liệu này là, mặc dầu Nguyễn Ái Quốc là người thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập ĐCSVN, tuy nhiên, ông không giữ chức vụ lãnh đạo trong tổ chức đảng. Nguyễn Ái Quốc không giữ vai trò nào trong cấu trúc quyền lực của ĐCSVN giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 10 năm 1930. Trong danh sách thành viên của Uỷ ban lâm thời không có tên ông, và người được chỉ định giữ chức vụ Tổng bí thư là Trịnh Đình Cửu. Tại sao ? Điều này, trong số các tài liệu mà tôi đã đọc tôi vẫn chưa tìm thấy một lý giải nào thoả đáng, hơn nữa các tài liệu đều không đặt câu hỏi về việc này, trong khi điều đó phản ánh một lô-gic không bình thường đối với người sáng lập đảng. Sau khi đảng đổi tên thành ĐCSĐD, do bị chỉ trích vì các sai lầm, Nguyễn Ái Quốc chỉ còn giữ vai trò là một liên lạc viên bình thường, đảm nhiệm công viêc liên lạc giữa QTCS và các đảng cộng sản tại Đông Nam Á. Tài liệu về vụ thẩm tra cho thấy rằng Nguyễn Ái Quốc, vào lúc đó, không lệ thuộc vào các nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản kiểu Lê-nin, và đối với ông, đó chỉ là một phương tiện phục vụ cho công cuộc giải phóng dân tộc. Nguyễn Ái Quốc « không phân định rõ ràng quan hệ với các tầng lớp địa chủ và tư sản », bởi vì ông hiểu rằng muốn tạo sức mạnh để giải phóng đất nước cần đoàn kết các giai cấp khác nhau trong xã hội. Đây là điểm khác biệt giữa Nguyễn Ái Quốc và những người cộng sản được đúc khuôn từ lò Liên-Xô, được đào luyện bài bản trong môi trường Xô-Viết và tuân thủ trung thành tư tưởng Sta-lin. Có thể nhớ lại rằng ở đại hội Tour, 1920, Nguyễn Ái Quốc đã gióng lên tiếng kêu trước đảng Xã hội Pháp: « Camarades, sauvez-nous ! » (Các đồng chí, hãy cứu chúng tôi !). Tuy nhiên, rất nhanh chóng Nguyễn Ái Quốc nhận thấy rằng các đồng chí cánh tả ở Pháp không cứu được Việt Nam thoát khỏi ách thuộc địa, rằng các phong trào chính trị ở Pháp, kể cả đảng cộng sản Pháp, không quan tâm đúng mức đến vấn đề thuộc địa. Và chỉ sau một thời gian rất ngắn tham gia đảng cộng sản Pháp, ông đã rời Paris để sang Nga năm 1923, nơi mà theo ông vấn đề thuộc địa được coi là quan trọng. Nhưng Nguyễn Ái Quốc cũng chỉ lưu lại Nga chừng 2 năm, cuối 1924 ông rời Nga sang Trung Quốc. Tại sao ? Tại vì ở Nga, dù đó là cái nôi của chủ nghĩa cộng sản thì ông cũng không thể thành lập các tổ chức chính trị của Việt Nam. Thực tế cho thấy, chỉ mấy tháng sau, vào tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội tại Quảng Châu, Trung Quốc, tiền thân của ĐCSVN sẽ ra đời 5 năm sau. Những gì mà QTCS vào năm 1936 xem là « sai sót » ở Nguyễn Ái Quốc thì có thể không hẳn như vậy. Đối với QTCS là sai sót, nhưng đối với Nguyễn Ái Quốc đó là những gì cần phải làm. Vasilievna nhận định : « Trong bản thân Nguyễn chứa đựng nhiều tư tưởng dân tộc chủ nghĩa và tàn dư cũ ». Điều này hoàn toàn đúng. Tư tưởng dân tộc chủ nghĩa và tàn dư cũ là điều mà Nguyễn Ái Quốc lúc đó và Hồ Chí Minh sau này không bao giờ từ bỏ. Nguyễn Ái Quốc không quan tâm nhiều đến vấn đề lý luận, không giành thời gian cho lý luận về chủ nghĩa cộng sản, về cơ bản ông là người hành động. Đấy là lý do khiến Vasilievna nêu nhận xét này : « Trong mối quan hệ với các sinh viên, Nguyễn luôn cố gắng đóng vai trò là người thầy, người lãnh đạo, nhưng về lý luận tỏ ra yếu kém và thường xuyên để xảy ra sai sót trong quá trình trao đổi. » Sự yếu kém về lý luận của Nguyễn Ái Quốc là sự thật, chứ không phải do ông giả vờ yếu kém. Có nhiều lý do cho sự yếu kém này, trong đó có một lý do căn bản : ông chọn hoạt động thực tiễn và coi lý luận Marx-Lê nin chỉ là một công cụ, một vũ khí, một con đường để thực hiện giải phóng dân tộc. Ít ra là ở thời điểm 1920-1930 là như vậy. Sự phát triển về sau của chủ nghĩa Marx-Lê nin trong tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào, vấn đề này sẽ được đề cập tới một dịp khác. Dù sao, Võ Nguyên Giáp có thuật lại trong cuốn « Đường tới Điện Biên Phủ » lời của Hồ Chí Minh : "Chủ nghĩa Mác - Lênin là cái gì lợi cho cách mạng thì làm !". Câu này của Hồ Chí Minh cho thấy tính chất « phương tiện » của chủ nghĩa Mác-Lê nin trong quan niệm của ông. Tuy nhiên, có vô số dẫn chứng khác cho thấy Hồ Chí Minh tôn chủ nghĩa Marx-Lê nin lên thành kinh thánh, thành kim chỉ nam cho hành động. Vấn đề rất phức tạp và không thể đơn giản hoá trong một câu trả lời mang tính chất một chiều. Xin dẫn ra đây thêm một ví dụ về phía những người nghĩ rằng chủ nghĩa cộng sản, thậm chí đảng cộng sản, với Hồ Chí Minh, là một phương tiện. Jean Lacouture, trong cuốn sách xuất bản năm 1967 viết về Hồ Chí Minh, khi bình luận về những quyết định của Hồ Chí Minh từ 1941 đến 1951 [thành lập Việt Minh, giải tán ĐCSĐD, thành lập Đảng Lao động Việt Nam – theo Lacouture ĐLĐVN là « thuần tuý Việt Nam » -, thành lập Mặt trận Liên Việt…], đã viết : « Tất cả diễn ra cứ như thể Hồ Chí Minh không xem đảng như là một mục đích, mà như là một phương tiện, như là một công cụ cách mạng. Có lẽ chưa bao giờ mà chủ nghĩa thực dụng của ông lại xuất hiện một cách can đảm như thế, sống động như thế » (Ho Chi Minh, Jean Lacouture, Seuil, 1967, tr.196). Lacouture không phải là không có lý khi nêu nhận xét này. Cái lý đó là : nếu mục đích của Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc, thì không có gì khó hiểu khi đảng cộng sản đối với ông chỉ là phương tiện, là công cụ để giúp ông đạt mục đích đó. Cũng đừng quên rằng cho đến khi Hồ Chí Minh chết, đảng vẫn mang tên « Đảng Lao động Việt Nam ». Phải chăng, đối với Hồ Chí Minh, tên gì cũng được, không nhất thiết phải là « đảng cộng sản », miễn là nó phục vụ công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ? Ngoài ra, dưới thời kỳ lãnh đạo của Hồ Chí Minh, Hiến pháp Việt Nam không có điều khoản quy định sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng cộng sản Việt Nam, thậm chí cũng không có điều khoản quy định sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam (ĐLĐVN), đảng đang cầm quyền lúc đó. Việc đổi tên đảng thành ĐCSVN, và đưa quyền lãnh đạo của ĐCSVN vào Hiến pháp chỉ xảy ra dưới thời Lê Duẩn toàn quyền. Điều này có ý nghĩa đối với những người đang ra sức « học tập và làm theo lời Bác », nhất là những người phát động phong trào này. Lãnh đạo Việt Nam chỉ phát động phong trào « học tập tư tưởng Hồ Chí Minh », chứ không phát động phong trào « học tập tư tưởng Lê Duẩn ». Vậy ĐCSVN hiện nay đang học tập Hồ Chí Minh, hay đang học tập Lê Duẩn ? Và lãnh đạo đảng cũng không nên tiếp tục lảng tránh và nguỵ biện về việc Lê Duẩn và đảng đã phản bội di chúc của Hồ Chí Minh. Đã đến lúc phải thực hiện di chúc của ông ấy. Làm sao có thể vừa phản bội Hồ Chí Minh vừa học tập Hồ Chí Minh ? Chủ nghĩa cộng sản là mục đích hay phương tiện ? Câu hỏi này, những đảng viên đảng cộng sản ngày nay cần đặt ra cho mình. Vì sao ? Nếu chủ nghĩa cộng sản chỉ là một phương tiện để đạt tới mục đích giải phóng dân tộc, thì sau khi đạt được mục đích, có thể loại bỏ phương tiện, nhất là khi mà phương tiện đó không còn hữu ích nữa. Càng cần phải vứt bỏ phương tiện đó, khi mà ngày nay nó đang trở thành lực cản, cản trở việc thực hiện các mục đích : độc lập dân tộc, sự hùng cường của quốc gia, tự do và hạnh phúc của nhân dân. Paris, 21/2/2017 Nguyễn Thị Từ Huy nguyenthituhuy's blog http://www.rfavietnam.com/node/3792 Posted by sontrung at 1:44 PM No comments: Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 461 Wednesday, March 29, 2017 Y VÂN * TIẾNG VIỆT Tiếng Việt trong mắt một người Anh Ngày: 7:50:43 CH GMT-7 Ngày 26 tháng 03 năm 2017 Chúng ta thường cho rằng ngôn ngữ của mình khó hơn "phong ba bão táp". Tuy nhiên, G. Millo đã đưa ra 9 lý do xóa bỏ nhận định này của người nước ngoài lẫn Việt Nam Từ góc độ một người ưa dịch chuyển, biết nhiều thứ tiếng, bao gồm tiếng Việt, George Millo đã chỉ ra quan niệm có phần sai lầm của nhiều người về ngôn ngữ này. Anh đưa ra những so sánh thú vị của tiếng Việt với tiếng Anh - tiếng mẹ đẻ của mình và một vài ngôn ngữ khác như Tây Ban Nha, Pháp để chỉ rõ những ưu điểm của tiếng Việt. George Millo. Ảnh: Abroaders. Nếu hỏi một người Việt Nam về ngôn ngữ của họ, bạn sẽ nhận được câu trả lời "rất khó". Đây gần như là quan điểm chung của khoảng 90 triệu người dân quốc gia này và họ còn vui vẻ khi nói với bạn rằng "tiếng Việt khó" (Vietnamese is hard) bất kỳ lúc nào. Vì vậy, khi nghĩ đến học tiếng Việt, bạn gần như cảm thấy mất tinh thần. Tuy nhiên, tôi sẽ mang đến có bạn một cái nhìn tích cực hơn về ngôn ngữ này. Tiếng Việt có thể dễ hơn so với những gì các bạn nghĩ. Điều không thể chối cãi là với sáu tông giọng và quá nhiều nguyên âm khác với tiếng Anh, phát âm tiếng Việt là việc khó khăn. Nhưng phần lớn những người ở Việt Nam chỉ trong vòng một năm sẽ nhận ra phát âm là điều duy nhất gây trở ngại trong tiếng Việt, những yếu tố khác đều rất dễ - đặc biệt khi so sánh với phần lớn các ngôn ngữ châu Âu khác. Tiếng Việt không có giống đực và cái Nếu từng học tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Đức hay gần như bất kỳ ngôn ngữ châu Âu nào ngoại trừ tiếng Anh, bạn sẽ thở phào nhẹ nhõm vì tiếng Việt không có khái niệm giống đực hay cái cho các từ vựng. Bạn chỉ cần ghi nhớ mỗi từ mà không cần thiết phải học thuộc lòng thêm điều gì. Tiếng Việt bỏ qua mạo từ "a", "the" Nếu một người nước ngoài học tiếng Anh và hỏi bạn khi nào dùng "a" và "the", bạn có giải thích cặn kẽ được không? Đây là một vấn đề phức tạp, thậm chí bài viết nói về mạo từ trên trang Wikipedia còn dài hơn 2.500 chữ. Tuy nhiên, dùng "a", "the" trước một chủ thể có thực sự quan trọng? Một cách đơn giản hơn, bạn có thể loại bỏ chúng đi vì sự việc vốn hiển nhiên, người nghe cũng có thể hiểu ý bạn mà không cần thêm mạo từ. Đó chính xác là điều người Việt vẫn làm. "Người" là từ có nghĩa "a person" (người nào đó) lẫn "the person" (chính người đó) mà người nghe vẫn không lo lắng nhầm lẫn. Tiếng Việt không có số nhiều Trong tiếng Anh, khi muốn chỉ thứ gì đó ở số nhiều, chúng ta thường thêm "s" vào cuối từ đó. Như vậy, "dog" thành "dogs", "table" thành "tables" và "house" thành "houses". Tuy nhiên, nhiều ngoại lệ tồn tại như "person" thành "people", "mouse" thành "mice", "man" thành "men" và một số từ như "sheep" hay "fish" lại chẳng thay đổi gì. Trong tiếng Việt, mọi từ ngữ đều như "sheep" - con cừu. Từ "người" tôi nêu trên, còn có thể sử dụng giống như "people" hay "person", "chó" là "dog" hoặc "dogs", "bàn" là "table" hoặc "tables"… Nếu thắc mắc rằng điều này có gây nên sự nhầm lẫn, bạn hãy tự hỏi bản thân mình, đã bao giờ nghe ai đó kể về "con cừu đó", "con chó đó" và bối rối vì không biết họ đang nhắc đến bao nhiều con vật trong câu chuyện đó hay không? Nếu cần thông tin chi tiết, bạn chỉ cần dễ dàng thêm một từ trước danh từ đó, giống như "một người" (one person), "những người" (some people) hay "các người" (all the people). Tiếng Việt không có các dạng khác nhau của động từ Thật đáng thương cho những người học tiếng Tây Ban Nha khi nói những từ đơn giản như "hablar" (nói), họ vẫn phải học 5 hoặc 6 dạng khác nhau (tùy thuộc địa phương) để thể hiện chính xác thể của động từ này. "I hablo", "you hablas", "he habla", "we hablamos" và danh sách này vẫn chưa hết. Một động từ trong tiếng Tây Ban Nha có thể bao gồm 50 dạng (form) khác nhau mà người học phải ghi nhớ. Tiếng Anh không giống tiếng Tây Ban Nha nhưng một từ cũng bao gồm nhiều dạng khác nhau tùy thuộc ngữ cảnh. Chẳng hạn, động từ "speak" có thể biến cách (inflect) thành "speaks", "speaking", "spoken" hay "spoke". Tiếng Việt là một ngôn ngữ hoàn toàn không biến cách - không từ ngữ nào đổi dạng trong bất kỳ ngữ cảnh nào. Ví dụ, "speak" trong tiếng Việt là "nói" và bạn luôn dùng "nói trong mọi trường hợp - "I nói", "you nói", "he nói", "she nói", "we nói", "you nói" và "they nói". Điều này có thể tiết kiệm hàng chục, thậm chí hàng trăm giờ học thuộc so với một thứ tiếng châu Âu. "Thì" của tiếng Việt có thể học xong trong 2 phút Bạn chỉ cần thêm 5 từ được liệt kê sau đây vào phía trước động từ ban đầu để diễn tả "thì" mong muốn: "đã" - trong quá khứ, "mới" - vừa xong, gần với hiện tại hơn với "đã", "đang" - ngay bây giờ, tương lai gần , "sắp" - tương lai gần, "sẽ" - trong tương lai. "Thì" tiếng Việt thực sự quá dễ. Ngoài 5 từ trên, bạn có một số từ khác, nhưng chỉ cần 5 từ này, bạn có thể diễn đạt đúng tới 99% trường hợp. Tôi sẽ cho bạn một vài ví dụ: - Tôi ăn cơm = I eat rice - Tôi đã ăn cơm = I ate rice - Tôi mới ăn cơm = I have just eaten rice - Tôi đang ăn cơm = I am eating rice (right now) - Tôi sắp ăn cơm = I am going to eat rice, I am about to eat rice - Tôi sẽ ăn cơm = I will eat rice. Hơn nữa, bạn còn có thể bỏ qua những từ này nếu ngữ cảnh câu đã đủ rõ ràng. Chẳng hạn, "Tôi ăn cơm hôm qua" giống như "I eat rice yesterday" - từ "hôm qua" đã thể hiện điều trong quá khứ rồi, từ "đã" không cần thiết nữa nên câu này hoàn toàn đúng ngữ pháp trong tiếng Việt còn "I eat rice yesterday" lại sai ngữ pháp hoàn toàn với tiếng Anh. Bạn không phải học bảng chữ cái mới Bạn nên cảm ơn người Pháp vì điều này. Cách đây khoảng 100 năm, một bộ phận người Việt vẫn dùng một hệ thống chữ tượng hình phức tạp được gọi là "chữ Nôm", có ký tự giống tiếng Trung Quốc bây giờ. Ngày nay, điều đó đã được thay đổi 100% bởi bảng chữ cái Latinh, được gọi là chữ Quốc ngữ. Vì thế, không như với tiếng Quan Thoại, Quảng Đông, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia, Hàn Quốc hay hàng chục ngôn ngữ châu Á khác, bạn không cần học bảng chữ cái. Tất cả những thứ bạn cần là thêm các dấu (diacritic) để làm rõ tông giọng và bạn có thể đọc tiếng Việt ngay. Cách phát âm từ tiếng Việt hoàn toàn thống nhất theo một quy luật Câu hỏi nhanh: "Bạn đọc từ 'read', 'object', 'close' và 'present' như thế nào?". Bạn sẽ phải quan tâm rằng chúng nằm trong ngữ cảnh như thế nào: "Was it close" hay "Did you close?", "Did you present the present", "Read what I’ve read" hay "Object to the object?" (các từ này đều có cách đọc khác nhau, tùy thuộc vào từ loại, nghĩa) So với những ngôn ngữ mà tôi biết, cách phát âm từ tiếng Anh thực sự không thống nhất bởi cùng một từ có thể được đọc khác nhau trong mỗi ngữ cảnh. Thậm chí, mỗi chữ cái cũng được đọc rất nhiều âm khác nhau, chẳng hạn "a" trong "catch", "male", "farmer", "bread", "read" và "meta". Những người học tiếng Anh trên thế giới đều gặp rất nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ các từ tiếng Anh được viết và đọc với quy luật như thế nào. Mặt khác, tiếng Việt lại chẳng có đặc điểm vô lý ấy. Tất cả chữ cái luôn được đọc như vậy dù từ hay ngữ cảnh có thay đổi (tuy nhiên, điều này chính xác hơn ở tiếng Việt Hà Nội so với Sài Gòn - nơi có một ít âm có cách đọc không thống nhất). Một khi bạn học thuộc 28 chữ cái tiếng Việt vốn gần giống với 26 chữ cái tiếng Anh và hiểu sự khác nhau của các giọng do dấu tạo ra, bạn có thể đọc chính xác bất kỳ từ nào. Ngữ pháp tiếng Việt gần như không tồn tại Như tôi đã đề cập, tiếng Việt cho phép bạn bỏ từ chia "thì" trong câu, như câu "I eat rice yesterday" nếu ngữ cảnh giúp người nghe hiểu chính xác "thì". Đây là một ví dụ điển hình cho một quan điểm lớn hơn: ngữ pháp tiếng Việt rất đơn giản. Bạn gần như luôn luôn chỉ sử dụng số lượng từ tối thiểu để diễn đạt quan điểm của mình và ngữ pháp vẫn chính xác dù với tiếng Anh, việc ghép từ này thường chỉ tạo nên một câu lỗi. Đây cũng là lý do khiến bạn có thể nghe nhiều người Việt Nam nói những câu tiếng Anh như "no have", "where you go". Họ đang dịch trực tiếp những gì thường nói trong tiếng Việt sang tiếng Anh mà quên rằng có hàng loạt những quy tắc phức tạp mà người dùng tiếng Anh phải tuân theo. Đây là một bất lợi lớn với người Việt nếu muốn học tiếng Anh nhưng ngược lại, một lợi thế lớn với người nói tiếng Anh muốn học tiếng Việt. Từ vựng tiếng Việt cực kỳ logic Phần lớn người nước ngoài ở Việt Nam, dù không nói ngôn ngữ này cũng biết sự thật thú vị rằng "xe ôm" - tên phương tiện di chuyển như taxi bằng xe máy, được đơn thuần ghép từ "hug vehicle". Nhưng mọi việc không dừng ở đó, một tỷ lệ lớn từ vựng ở Việt Nam được tạo thành theo công thức ghép hai từ logic với nhau, trong khi với tiếng Anh, bạn phải học một từ vựng mới hoàn toàn khác. Ví dụ, nếu tôi cho bạn biết "máy" nghĩa là "machine", "bay" nghĩa là "flying", bạn có đoán được "máy bay" nghĩa là gì không? "Xe ôm" là một từ ghép logic - "hug vehicle". Ảnh: TH. Có rất nhiều ví dụ khác tôi có thể liệt kê ra cho bạn: a bench - ghế dài - a long chair, a refrigerator - tủ lạnh - a cold cupboard, a bra - áo ngực - a breast shirt, a bicycle - xe đạp - a pedal vehicle; to ski - trượt tuyết - to slide snow, a tractor - máy kéo - a pulling machine, a zebra - ngựa vằn - a striped horse. Cách ghép từ như vậy có thể giúp bạn nhanh chóng học từ mới. Một khi có được vốn từ cơ bản, bạn có thể tự động biết thêm hàng trăm từ khác mà không cần học thêm. Tiếng Việt dễ hơn so với bạn nghĩ: Liệu tôi đã chứng minh cho bạn thấy tiếng Việt dễ hơn so với những gì bạn từng nghĩ chứ? Hy vọng tôi đã gạt bỏ một vài lời đồn đại, hiểu nhầm về tiếng Việt mà bạn đã nghe trước đó và hiểu hơn về ngôn ngữ này. Y Vân (theo Fluent in 3 months Posted by sontrung at 9:53 PM No comments: Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 461 MAI THANH TRUYẾT * MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết và chuyến đi xuyên Úc Châu trình bày về thảm hoạ môi trường tại Việt Nam Mai Thanh Truyết (Danlambao) - Đảng CSVN đã phạm nhiều sai lầm khi để cho Trung cộng thuê mướn nhiều vùng lãnh thổ chiến lược với hợp đồng lâu dài để họ lập ra các "khu tự trị", đem nhân công của họ qua làm việc và sinh sống luôn trong đó, không có cơ quan nào có quyền bước vào các "khu tự trị" nầy để kiểm soát họ đang làm gì. Khu tự trị Vũng Áng là một thí dụ. Đây là "họa mất nước" đã hiện rõ mồn một. Formosa chỉ là hiện tượng điển hình mà thôi. Không có Formosa Vũng Áng thì cũng sẽ có Formosa ở đâu đó trên khắp cả đất nước Việt Nam. Và thủ phạm chính là Trung Cộng. Và đồng thủ phạm, chính là đảng CSVN, vì lòng tham và sự ngu dốt, đang bán dần đất đai cho TC qua các vụ đầu tư khai thác của các công ty TC này... * Phỏng Vấn của Báo Việt Luận Sydney, Úc Châu Phóng viên Việt Luận: Chúng tôi được biết ông sắp đến Úc để chia sẻ với cộng đồng người Việt ở đây về hiện tình đất nước. Ông có thể cho biết những đề tài ông sẽ chia sẻ với cộng đồng người Việt ở Úc trong chuyến đi lần này? Mai Thanh Truyết: Thưa Anh, chúng tôi gồm anh Nguyễn Vĩnh Khang, chị Nguyễn Thanh Thủy, và tôi sẽ qua Úc do lời mời của Cộng đồng Người Việt Tự do Liên bang Úc châu và các tiểu bang có ghi trong poster dưới đây: Chúng tôi sẽ đến Melbourne ngày 14/4. Sau khi đi nói chuyện qua năm thành phố Melbourne, Brisbane, Sydney, Wollongong, Adelaide và sẽ trở lại Melbourne để trở về Hoa Kỳ vào ngày 12/5. Ngoài các buổi chính thức ở các trung tâm cộng đồng, chúng tôi còn có các buổi họp mặt nhóm và đoàn thể. Những đề tài nói chuyện và thảo luận là các vấn đề môi trường ở Việt Nam và đặc biệt nhất là “vấn nạn ô nhiễm Arsenic (thạch tín) tại ĐBSCL” ảnh hưởng đến trên 25 triệu bà con sống trong vùng, đặc biệt ở những tỉnh có nguy cơ cao như Trà Vinh, Cà Mau, Bến Tre, Cần Thơ, Tp Saigon. Chúng tôi cũng sẽ đề ra một vài phương hướng giải quyết vấn đề. Ngoài vấn nạn trên, các buổi nói chuyện tiếp tục nêu lên vấn đề Formosa Vũng Áng, Vệ sinh An toàn Thực phẩm ở Việt Nam và hải ngoại cùng các vấn nạn hiện tại đang xảy ra trong nước và viễn kiến có thể xảy ra trong một tương lai không xa ở Việt Nam. Tất cả tùy theo nhu cầu của các địa phương… Việt Luận: Về sự ô nhiễm ở đồng bằng sông Cửu Long, ông có thể cho biết mức độ ô nhiễm trầm trọng như thế nào và đâu là nguyên nhân? Mai Thanh Truyết: Nói về sự ô nhiễm ở ĐBSCL, kể từ năm 2000, chúng tôi đã bắt đầu đặt vấn đề về tình trạng ô nhiễm thạch tín ở Việt Nam. Vấn đề hiện nay là phải cố tìm một phương cách giải quyết để cứu nguy những người dân Việt chất phác trước khi vấn nạn nầy biến thành nguy cơ thực sự. Về nguyên nhân nhiễm độc thạch tín, chúng ta cần trở về thập niên 1980 trở đi, LHQ qua UNESCO, với lý do là để hạn chế tình trạng bịnh dịch tả trong khi dùng nước sông, đã giúp đỡ và cổ xúy việc đào giếng để có được nước sạch và tránh bị nhiễm vi khuẩn bịnh dịch tả và kiết lỵ. Tính đến nay, ước tính hiện có trên 500.000 giếng đóng hoạt động cho toàn vùng ĐBSCL (so với 357.720 vào năm 2004). Bắt đầu từ tháng 1/1999 đến 7/2005, chúng tôi bắt đầu thu thập các mẫu nước (khoảng 200 mẫu) giếng, sông, hồ từ Việt Nam. Các mẫu trên đã được phân tích tại Weck Laboratories, Industry, California (tôi là QA/QC Manager trong thời gian này). Đây là một phòng thí nghiệm phân tích được tiểu bang chứng nhận (accredited laboratory). Hai mươi hai (22) kim loại, hơn 70 hợp chất hữu cơ và 7 anions đã được phân tích với độ chính xác là một phần tỷ (ppb hay ug/L) cho hai nhóm đầu và một phần triệu (ppm hay mg/L) cho nhóm sau. Dụng cụ dùng trong việc phân tích nầy gồm có Induced Coupled Plasma/Mass Spectrophotometer (ICP/MS), Gas Chromatography/ Mass Spectrophotometer (GC/MS), và Ion Chromatographer (IC). Kết quả những phân tích sơ khởi nầy đã cho thấy tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện tại qua nồng độ của arsenic trong nước cùng các ion có liên hệ mật thiết đến sự hiện diện nầy như sắt (Fe), chlore (Cl), và sulfate (SO4 =) v.v… Việt Luận: Ngoài sự ô nhiễm, nước ở đồng bằng sông Cửu Long càng ngày càng khô cạn do hậu quả của việc xây đập thủy điện ở thượng nguồn đặc biệt là Trung Quốc, vấn đề này ảnh hưởng như thế nào đất đai và đời sống của người dân ở đồng bằng sông Cửu Long và có cách gì khả dĩ để giải quyết vấn đề này không? Mai Thanh Truyết: Ngoài sự ô nhiễm nguồn nước, việc xây đập ở thượng nguồn Sông Cửu Long cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của bà con sống ở miền Nam, và sự kiện gần đây nhất là việc hạn hán vào tháng 3/2016, gây thiệt hại cho trên 200.000 mẫu ruộng và hoa màu, mức hạn hán lớn nhứt và gây thiệt hại nhiều nhứt cho nông dân trong suốt chiều dài lịch sử của miền Nam. Trong những dịp tiếp xúc với bà con Úc châu, chúng tôi sẽ khai triển thêm vấn đề nầy. Việt Luận: Về thảm họa Formosa, một cách ngắn gọn, ông có thể cho biết hậu quả lâu dài của việc ô nhiễm nước biển ở bốn tỉnh miền Trung? Và người Việt ở hải ngoại hiện tại phải làm gì trước tai họa này? Mai Thanh Truyết: Về thảm họa Formosa Vũng Áng qua Cty luyện Sắt thép Hưng Nghiệp (tên của Đài Loan, nhưng thật ra là vốn và Ban giám đốc, chuyên viên, công nhân chiếm hơn 90% người Tàu lục địa tức TC). Chúng tôi đã nói nhiều về vấn đề nầy ngay sau khi nước biển từ Hà Tĩnh trở vào được ngư dân khám phá từ ngày 6/4/2016 do nước thải xả thẳng ra biển từ Cty nầy. Vì vậy, có thể kết luận dứt khoát, việc biển bị ô nhiễm hay nói nhiễm độc là do chính Trung Cộng! GS Sheri P. Rosenberg, giáo sư về nhân quyền tại New York đã nhận định về mối giao hảo TC - Việt Nam như sau: "tiêu diệt một dân tộc là một tiến trình, chứ không phải một sự kiện". Do đó, tiến trình trên đã được TC lâu nay thực hiện cho dân tộc Việt Nam. Đây là một tiến trình lâu dài và đa dạng, được tăng nhanh do chế độ chính trị và chính sách đối với người dân của CSVN. Đây là, một chế độ khóa tay bịt miệng người dân, không cho đất nước có sức mạnh dân tộc. Nó biến Việt Nam trước tiên là một bãi rác, kế đến là con đường mòn Nam tiến tiếp nối tham vọng của Đại Hán TC. Nó bào mòn sức sống của dân tộc và tàn phá một đất nước xinh đẹp mà Cha Ông đã bao đời gìn giữ và tô bồi. Về mặt hải ngoại, chúng tôi đã đi vận động, nói chuyện nhiều nơi, phỏng vấn trên TV, Radio, trên các Diễn đàn mạng… nhằm mục đích báo động và kêu gọi bà con hải ngoại và quốc nội đứng lên tố cáo và kêu gọi CSVN phải đóng cửa Khu Formosa Vũng Áng và bắt TC phải bồi thường cho người dân 4 tĩnh từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị v.v… Việt Luận: Về hiểm họa của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa bao giờ lớn như hiện nay: lấn chiếm đất dọc theo biên giới và các hải đảo ở Biển Đông, giết người Việt nước bằng chất độc trong thức phẩm và đồ dùng, làm cho nền kinh tế VN phải lệ thuộc vào Trung Quốc… những việc này có sự tiếp tay của nhà cầm quyền CSVN, theo ông hiểm họa trầm trọng đến mức nào và có lối thoát nào cho Việt Nam hay không? Mai Thanh Truyết: Nếu nói về hiểm họa của TC, hiện tại có thể nói có rất nhiều việc làm sai trái của TC đối với Việt Nam, nhưng chúng tôi xin nói ngay việc làm của TC qua sự việc Vũng Áng là một việc làm có chủ đích? Vì sao? • Vì TC cố tình phá hoại nguồn kinh tế quốc dân của Việt Nam. Đó là nghề cá. • TC cố tình làm cho ngư dân Việt Nam từ bỏ nghể cá để một mình tự tung tự tác chiếm trọn biển Đông. • Giết và triệt tiêu thị trường xuất cảng nông, thủy hải sản Việt Nam sang Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu Châu. • Và quan trọng hơn cả, TC cố ý gây ra việc ô nhiễm môi trường biển Đông để đầu độc các thế hệ tương lai của Việt Nam vì sức khỏe và sức đề kháng dân tộc sẽ bị ảnh hưởng trong một thời gian dài hàng 100 năm do các “vũ khí” kể trên gây ra. Việt Luận: Ông còn điều gì muốn trình bày thêm với độc giả Việt Luận không? Mai Thanh Truyết: Đảng CSVN đã đùa nghịch với vận mệnh đất nước Việt Nam và chuẩn bị cho nhóm đầu lĩnh do Nguyễn Phú Trọng đứng đầu. Và từ năm 2015, Nguyễn Phú Trọng đã bắt đầu một giai đoạn tàn phá đất nước, băng hoại tinh thần dân tộc Việt Nam chuẩn bị cho cuộc “dâng hiến” cho Tàu khựa vào năm 2020 tới đây. Xin mượn lời trên mạng để kết thúc: Đảng CSVN đã phạm nhiều sai lầm khi để cho TC thuê mướn nhiều vùng lãnh thổ chiến lược với hợp đồng lâu dài để họ lập ra các "khu tự trị", đem nhân công của họ qua làm việc và sinh sống luôn trong đó, không có cơ quan nào có quyền bước vào các "khu tự trị" nầy để kiểm soát họ đang làm gì. Khu tự trị Vũng Áng là một thí dụ. Đây là "họa mất nước" đã hiện rõ mồn một. Dân ta cần phải ý thức điều nầy. Formosa chỉ là hiện tượng điển hình mà thôi. Không có Formosa Vũng Áng thì cũng sẽ có Formosa ở đâu đó trên khắp cả đất nước Việt Nam. Và thủ phạm chính là Trung Cộng. Và đồng thủ phạm chính là Đảng CSVN, vì lòng tham và sự ngu dốt, đang bán dần đất đai cho TC qua các vụ đầu tư khai thác của các công ty TC nầy. Cho nên, đồng bào cần nên nhớ: Ngày nào còn Đảng CSVN, ngày đó dân ta còn đối diện với HỌA DIỆT VONG, Việt Nam sẽ trở thành một Tây Tạng thứ hai ở phía Nam. Vua Duy Tân đã từng nhắc nhở những người con Việt là: Nước DƠ phải rửa bằng MÁU. Và sau cùng, một câu hỏi thiết yếu được đặt ra là: Mỗi người trong chúng ta, trong và ngoài nước cần phải làm gì để giải quyết những vấn nạn trước mắt của tổ quốc, của dân tộc để tránh làm nô lệ cho Trung Cộng, tránh nạn bị đầu độc môi trường, biển đông, thực phẩm, để rồi từ đó, có thể sống còn và ngưỡng mặt với năm châu? Câu hỏi nầy cần mỗi người trong chúng ta phải động não để đi tìm một tương lai cho Việt Nam. Và tương lai cho Việt Nam, chắc chắn không nằm trong tay của Tàu cộng phong kiến, cũng không nằm trong tay của Hoa Kỳ, và càng không nằm trong tay của CSVN. Tương lai cho Việt Nam chính là nằm trong tay của 92 triệu người con Việt, hay nói đúng hơn là nằm trong tay của 65% Tuổi Trẻ Việt Nam. Đã đến giờ Tuổi Trẻ Việt Nam đứng lên đáp lời sông núi. Xin cám ơn Báo Việt Luận đã phỏng vấn. Xin hẹn gặp tại Sydney, Thân chào, Mai Thanh Truyết Hội Bảo Vệ Mội Trường Việt Nam (VEPS) --> Posted by sontrung at 8:52 PM No comments: Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 461 TRẦN ĐÌNH NGỌC * TẤM THẺ BÀI Chị Buôn đứng ngồi không yên. Lòng chị bồn chồn như lửa đốt đến nỗi chị không thiết ăn uống gì mà cũng chẳng muốn nấu cơm cho các con chị ăn. Sự sống còn của gia đình chị bấp bênh quá vì mới thoáng nghĩ đến ngày mai, chị đã rùng mình, người như muốn lên cơn sốt. Xung quanh chị, ngưòi ta cũng lo lắng như chị và có mấy người như chị Thảo, chị Đàm, cô Bé, mấy tuần nay chẳng hiểu đi đâu mà chị không gặp. Ghé nhà coi thì cửa đóng kín, hỏi người kế cận, họ cũng mù tịt, chẳng biết các gia chủ và con cái đi đâu? Trong khi tin đồn mỗi ngày một nhiều và toàn là những tin hãi hùng thì tình trạng cấm trại 100% vẫn duy trì cho những quân nhân có nhiệm vụ bảo vệ hậu cứ Sư đoàn 2 Bộ binh ở Chu Lai. Các Trung đoàn tác chiến đã bung ra khắp vùng lãnh thổ trách nhiệm để ngày đêm quần thảo với địch mà quân số và vũ khí hơn ta 10 lần. Cuộc chiến quả là cam go, khốc liệt. Kể từ ngày mất Ban mê Thuột, rồi di tản Pleiku, Kontum, di tản Huế, Đà Nẵng…miền Trung lên cơn sốt chưa từng có trong lịch sử miền Trung. Cơn sốt dữ dằn cái Tết năm Mậu Thân (1968) cũng là một cơn sốt nhớ đời, nó lấy đi mạng sống hàng chục ngàn người, thiêu rụi tàn phá hàng ngàn nóc gia và công thự, nó để lại một tấm khăn sô vĩ đại cho Huế và miền Trung mà mỗi lần nhớ lại chị Buôn còn rùng mình vì cha và hai người anh chị đã chết trong biến cố đó, chết chôn tập thể cùng với cả trăm người ở một cái hố lớn được đào sẵn, nông cời, ở một vùng hẻo lánh ngoại vi Huế. Hai người anh của chị, một là quân nhân, một là viên chức xã ấp VNCH nhưng còn cha chị chỉ là một ông thợ hồ mà cũng tử thương vì một cán cuốc trước khi đẩy xuống hố ở Khe Đá mài. Nhưng so ra, cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân quả chưa thấm tháp gì với kỳ này. Dù trình độ học vấn chưa hết bậc tiểu học nhưng nghe mãi radio và thỉnh thoảng qua lối xóm bàn tán, kháo chuyện thời sự, chị Buôn cũng biết Quân đội Mỹ đã rút đi hết, chỉ còn để lại ít Cố vấn để làm việc với các cấp chỉ huy của Quân lực Việt Nam Cộng hòa mà thôi. Súng đạn tiêu thụ, mất mát không thay thế, các cơ phận rời không tiếp liệu; đại pháo, phi cơ không yểm trợ; trực thăng, xe tăng giới hạn xăng, dù đầu óc kém cỏi, quê mùa như chị Buôn cũng thấy Cộng hòa miền Nam Việt Nam khó sống nổi, đâu cứ phải thức giả mới biết! Địch chiếm Sa Huỳnh, điểm địa đầu tỉnh Quảng Ngãi với ý đồ chận đường quân dân ta đào thoát vào miền Nam và cô lập hẳn từ Quảng Ngãi trở ra. Hồi đầu năm 1973, địch đã chiếm thị trấn Sa Huỳnh. Theo tin tức thì từ 28-1-1973 cho đến 16-2-1973, Sư đoàn 2 Bộ binh đã tái chiếm Sa Huỳnh với sự yểm trợ mạnh mẽ của hai tiểu đoàn Pháo binh với sáu Pháo đội tác xạ đồng thời gây cho địch những tổn thất lớn về quân dụng và nhân mạng. Ngày 15-2-1973, Quốc lộ 1 được khai thông. Một đoàn xe dân sự nối đuôi nhau cả mấy cây số hân hoan lăn bánh trở vào Nam. Nhưng đó là năm xưa, chuyện cũ. Giờ đây, giữa tháng 3-1975, địch lại chiếm Sa Huỳnh và cơ hội tái chiếm Sa Huỳnh mỏng manh như sợi tơ nhện giăng trước cửa nhà chị Buôn. Người Mỹ đã định bỏ Miền Nam Việt Nam cho kẻ thù của họ, đã ngại phải đổ thêm quân dụng, quân nhu vào một cuộc chiến dằng dai với số tử vong của binh sĩ Mỹ đã lên tới con số 58,000 người, đã ngại khi phải đối đầu với xe tăng Nga, đại pháo Trung cộng và tiểu liên Tiệp khắc! Trưa ngày 22-3-1975, đang lúc chị Buôn đứng ngồi không yên thì anh Buôn về, dáng điệu hớt hải, mặt mày buồn so. Chị Buôn thấy chồng mừng quá muốn la lên, bốn đứa con anh cũng bu lấy bố. “Anh ơi!” chị Buôn rên rỉ, “anh cứ đi biền biệt mà tình hình này nguy hiểm quá lắm rồi. Xóm láng giềng họ đi đâu hết trơn. Anh tính sao đây?” Ba đứa nhỏ nhất, thằng Tung, thằng Chưởng và con Bi mới 6, 4 và 3 tuổi đeo cứng lấy anh Buôn làm anh phải gỡ tay chúng ra. Đứa con gái lớn nhất của anh chị mới 10 tuổi, con Lệ, phải can thiệp. Nó là đứa con khôn và ngoan nhất của anh chị Buôn. Nó kéo tay hai đứa em: “Bi và Chưởng ra đây với chị. Để ba má bàn chuyện.” “Anh đã ăn cơm chưa?” Chị Buôn hỏi chồng. “Cơm nước gì đâu. Đến bữa không ăn thì đói mà giá có dọn cơm ra đó cũng không nuốt vô. Tình hình bết bát quá. Miền Trung không khéo mất thôi!” “Thôi để em nấu mì gói cho cả nhà ăn. Em và các con cũng chưa ăn uống gì.” Nói rồi, chị Buôn đi lấy soong đun nước sôi và mở từng gói mì khô bỏ vào soong, múc ra sáu, bảy tô cho mỗi người một tô. Chị vừa ngồi nhìn chồng và các con ăn vừa đút cho con Bi. “Má ăn đi! Má để con đút cho nó, má!” Lệ buông đũa mặc dù nó vừa bỏ vào miệng được một gắp mì. “Con cứ ăn cho no đi. Để má ăn sau cũng được.” Anh Buôn ngồi nhìn vợ con muốn ứa nước mắt. Gia đình anh đang yên vui mặc dù với lương Trung sĩ, anh chị vẫn phải hết sức tiện tặn mới tạm đủ. Đồng bạc Việt Nam Cộng hoà kể từ sau vụ Tết Mậu Thân cứ sụt giá đều đều. Trước kia hai đồng bạc mua được bó rau muống, bây giờ bó rau muống cũng phải bốn, năm đồng. Trước kia hai chục một lít gạo vừa, bây giờ giá gấp đôi. Vật giá tăng như thế nhưng lương lính không tăng hoặc chỉ tăng chút đỉnh. May mà có hàng Quân tiếp vụ để lần hồi qua ngày chứ cứ trông vào đồng lương còm cõi của anh thì tặn tiện lắm cũng chỉ đủ cho hai bữa cơm bình dân mỗi ngày. Dù vậy, anh Buôn vẫn thấy cuộc sống có thoải mái. Khi Sư đoàn có lệnh đi hành quân thì đi, sống chết phó thác mặc trời, còn không thì ở hậu cứ canh gác doanh trại, mỗi ngày về ăn cơm cũng được gặp vợ con một lần. Bữa ăn quá buồn tẻ mặc dù mấy đứa nhò đều thích mì gói. Chỉ thiếu mấy lá rau cải xanh tươi cho vào ăn đỡ ngán nhưng cả hai tuần nay, chị Buôn đâu có thiết đi chợ đi búa gì. Ngôi chợ xép ở ngay cạnh trại gia binh, mấy hôm nay chẳng biết có ai mang rau cải đến bán không? Anh Buôn ăn xong tô mì. Anh giở gói thuốc lá Quân tiếp vụ ra châm một điếu và đi kiếm ly uống nước trà. Chị Buôn hỏi lại câu hỏi vừa nãy mặc dù chị có linh cảm anh không tìm ra câu trả lời. “Bây giờ anh tính sao đây anh?” Những vết nhăn trên trán anh có vẻ nhiều hơn: “Tui rối ruột quá, má con Bi à! Việt cộng đánh khắp nơi loạn xà ngầu mà thiết giáp, pháo binh và nhất là không quân không còn yểm trợ cho bộ binh như trước. Năm mươi phần trăm cũng chả được. Nghe đồn là xăng máy bay, xe tăng và đạn pháo binh đã cạn, người Mỹ chưa tiếp tế sang. Anh em trong tiểu đoàn xôn xao lắm mặc dù cấp trên vẫn trấn an hằng giờ, hằng ngày. Có mấy thằng bạn tui đã đào ngũ. Cấp chỉ huy cũng có nữa. Tui nghe người ta ùn ùn lên tầu ở Đà nẵng để kéo vào Sàigòn, người chết cả mấy trăm vì rớt sông, rớt biển. Hãi hùng lắm, má con Bi à!” “Thôi, em bàn với anh,” chị Buôn giọng xác quyết,”Chết một đống hơn sống một người. Nếu ông Trời đến lúc đổn miền Trung này thì cứ cho vợ chồng con cái mình chết chung một huyệt, chứ đừng để người còn kẻ mất đau lòng lắm. Mà em cũng không ưng ở lại sống với họ. Mình là lính Cộng hoà từ bao nhiêu năm nay, kẻ thù không đội trời chung với họ, làm sao họ để yên mình?” Hai vợ chồng anh Buôn vừa bàn tới đó thì nghe tiếng gõ cửa rồi một khuôn mặt nhô vào: “Buôn đã về đấy hả, tình hình ra sao?” Vợ chồng anh Buôn nhìn ra. Đó là Thượng sĩ Sáu, hạ sĩ quan trông coi trại gia binh, hai vợ chồng thường lui tới chuyện trò thân thiết với vợ chồng anh Buôn. Buôn nhìn thấy Sáu liền chạy ra cửa đón vào trong. Tình thế tuyệt vọng này, bất cứ người bạn thân nào cũng quí dù chỉ để nghe một lời an ủi bởi mọi sự nâng đỡ, trông cậy, hi vọng dường như đã cạn kiệt. “Vào đây đã anh Sáu. Ủa có cả chị Sáu nữa. Mời anh chị vào đây một chút đã!” Con Lệ và hai ba đứa nhỏ vòng tay chào vợ chồng anh Sáu. Chị Sáu xoa đầu con Bi bảo anh chị Buôn: “Vợ chồng anh coi bộ bình tĩnh quá trong khi mọi người quýnh quáng hết lên rồi. Không định chạy vào Nam sao?” “Chị Sáu ơi,” chị Buôn ôm lấy vai người bạn gái la lên nho nhỏ,”tụi em có biết phải chạy đi đâu đâu. Anh chị có đường, có nẻo nào làm phước chỉ cho tụi em với!” Anh Sáu trấn an: “Nghe các cấp nói tầu Hải quân đậu ở ngoài biển nhiều lắm. Ngày mai người ta bắt đầu rước binh sĩ và gia đình lên tầu chạy vào Sàigòn.” Buôn nhìn Sáu: “Sao tôi không nghe gì hết. Mai vào giờ nào vậy anh Sáu?” “Chắc từ sáng sớm. Tin phổ biến hạn chế nên nhiều người không biết. Thôi, tụi tui phải đi vài công chuyện nữa. Chào anh chị. Gặp sau nghe!” Vợ chồng anh Sáu ra khỏi, chị Buôn hỏi chồng: “Tin tức sốt dẻo vậy mà anh không nghe gì sao?” “Không ai nói tui hết. Có lẽ họ sợ người ra bãi biển đông quá rồi không đủ tầu mà lên nên phải thân thiết họ mới nói. Tui bàn với má con Bi ở nhà cụ bị quần áo cho lũ nhỏ, chỉ bỏ vào mấy cái túi vải vừa đeo. Chớ chồng chất nhiều, không đeo nổi. Sáng mai tui ở Đại đội về là ra bãi biển Chu Lai. Người ta sống, mình sống. Người ta chết, mình chết. Đã đến nước này thì sợ cũng không được nữa.” Nói xong, anh Buôn ôm hôn bốn đứa con rồi tất tả ra đi. Tiếng súng giao chiến giữa hai bên ở xung quanh căn cứ Chu Lai vẫn nổ đều đều, lúc xa, lúc gần. Trại gia binh mọi khi đông vui, mỗi buổi chiều các bà vợ quân nhân ra giếng múc nước, gặp gỡ chuyện trò trước khi về nhà nấu bữa cơm tối cho chồng con. Tiếng hát tân nhạc, cải lương, hò Huế, tiếng đọc tin đều đều từ các máy thu thanh khắp một khu trại hoà lẫn với tiếng trẻ nhỏ nô đùa sau giờ học ban chiều làm trại gia binh mang một bộ mặt tươi vui, đầm ấm. Nay trái lại, người lớn trẻ con đi đâu cả, chỉ thỉnh thoảng mới thấy một người lướt đi như cái bóng. Không khí có vẻ rờn rợn, ma quái, chết chóc thế nào ấy vì nó thiếu hẳn những ánh đèn ấm áp từ trong các căn nhà lấp ló ra đường, ra sân; thiếu hẳn những làn khói trắng ấm áp nhà nhà đun bếp lùa qua cửa sổ và nhất là nó thiếu hẳn một sự an bình trong tâm hồn những trại viên còn đang ở tại trại nghe ngóng tin tức từng giờ từng phút. Chị Buôn kiếm được ba cái túi vải và một cái ba-lô nhà binh. Chị nhét vội mấy cái quần áo của lũ nhỏ vào, không quên mấy tờ giấy khai sanh, căn cước. Vài cái chăn mền to và lồng phồng, vài cái nồi niêu để nấu nướng và đồ lặt vặt, chị bỏ lại hết. Duy có thùng mì gói chị cố mang đi để phòng khi đói có cái lót dạ. Chị chia cho anh Buôn cái ba-lô đeo vai và bồng thằng Chưởng; chị đeo một túi xách và bồng con Bi; con Lệ đeo một túi xách, còn thằng Tung không phải đeo gì. Mở ngăn kéo bàn, chị quơ thêm được chai dầu gió xanh, chị nhét vào túi con Lệ để đề phòng cảm mạo. Tiếng súng nổ rải rác suốt đêm, cả tiếng trọng pháo và tiểu liên. Mấy đứa nhỏ và chị Buôn chúi vào một cái giường vì quá sợ không dám nằm riêng như mọi khi. Trẻ con dễ ngủ. Nằm êm êm chúng đi vào giấc ngủ. Con Lệ lớn nhất nằm phía ngoài còn con Bi rúc vào lòng mẹ ngủ say. Chị Buôn không ngủ nổi vì trăm mối vương vấn bên lòng. Ba má chị ở miền Nam, cả mấy tháng nay không có thư từ. Ba má anh Buôn ở Nha Trang. Chị cầu mong vào được Sàigòn để chị đi Trà Vinh gặp lại cha mẹ. Hoặc có tệ cũng ra tới Nha Trang, nơi gia đình anh Buôn. Chị suy nghĩ vẩn vơ cho đến lúc thiếp đi được một lát rồi giật mình tỉnh dậy vì tiếng nổ rất gần của mấy trái hoả tiễn của địch. Sở dĩ chị phân biệt được trái đại bác của ta câu đi và trái hoả tiễn của địch phóng đến vì anh Buôn đã dạy chị. Buôn bảo vợ tiếng nổ ở trong trại gia binh thì chỉ có địch phóng hoả tiễn, B40 hoặc bích kích pháo vào. Tiếng nổ của đại bác ta câu đi nghe nhỏ, chỉ ục một cái. Nghe riết quen, phân biệt được liền. Mấy đứa nhỏ cũng bị đánh thức. Đạn nổ gần quá rung chuyển cả cái nhà mỏng manh trại gia binh. Mấy đứa trẻ ôm chặt lấy mẹ. Chúng quá sợ hãi. Chúng mất tinh thần. Mà chẳng riêng chúng, chị Buôn cũng quá sợ. Chính từ những cánh tay và bàn tay gầy guộc, nhỏ xíu đó mà chị còn cảm thấy vững dạ khi nằm đây. Chị cảm thấy cuộc đời sao quá nhiều đau thương và gai góc. Chị thương những đứa con hơn chính thân chị. Chính bởi thương chúng quá nên nghe hoả tiễn của Cộng sản từ xa phóng vào, chị đã có ý nghĩ kỳ cục. Chị mong có một trái rớt trúng cái giường chị và lũ nhỏ đang nằm. Vậy là xong hết. Khỏi buồn phiền, sợ hãi. Khỏi chạy đi đâu cả. Quả đạn rớt lúc có anh Buôn thì càng tốt vì cả gia đình cùng đi một lượt. “Chết một đống hơn sống một người”, ông bà mình đã nói như thế từ ngàn xưa! Nhưng trái hoả tiễn không rớt trúng ngay giường chị Buôn như chị ước muốn mà nó rớt ở khu B, phía ngoài. Sau ba tiếng nổ trời long đất lở, có tiếng hét, tiếng khóc, tiếng trẻ con la và tiếng chân chạy thình thịch từ khu A của chị Buôn sang khu B. Chị đoán có người chết và người bị thương vì đạn phóng vào khu gia binh đông đảo vợ con lính và Hạ sĩ quan như thế này, không thể không có chết, một nhiều một ít thôi! Trời đã sáng rõ. Những trái đạn không còn rơi ở khu gia binh của chị Buôn nhưng chúng đã xê dịch xa hơn về phía Bắc. Chị Buôn không dám bỏ con để sang khu B xem nhà ai bị trúng đạn nhưng chị nghe tiếng vợ Hạ sĩ Chuyết nói với mấy người ở ngoài đường: “Chết trọn hai gia đình vợ con ông Thượng sĩ Chí và Thượng sĩ Lạch, cả thảy mười hai, mười ba người. Bị thương hai nhà hai bên cũng cả chục. Máu me, thịt xương, tay chân vung vãi trông ghê lắm mà nhà cửa đồ đạc tan tành, nát nghếu hết.” Tiếng một người khác: “Tình hình này rồi ai chôn ai đây? Hai ông Thượng sĩ đi hành quân, lấy ai đi báo cho các ông ấy về chôn vợ con?” Chị Buôn cảm thấy đau lòng cho những người xấu số. Như trước đây đã có xe nhà binh chở hòm tới tẩn liệm rồi đưa đi chôn, dù có chết cũng có chỗ để an giấc ngàn thu. Giờ này đám xương thịt bèo nhèo tan nát lẫn với máu me sẽ còn phải nằm ở đó cho đến bao giờ? Ai là người có can đảm và hi sinh đứng ra chôn cất cho những người xấu số đang lúc dầu sôi lửa bỏng này? Ai cũng phải lo vấn đề di tản cho gia đình người ta trước nhất, sau đó mới đến những việc khác. Giả sử những cái xác đó là bố mẹ, ông bà, anh em, con cháu họ chưa chắc họ đã dám hi sinh thời giờ lo chôn cất. Tất cả chỉ vì họ không muốn bị kẹt lại sống với Cộng sản, không muốn con cái họ sống với Cộng sản. Trong 30 năm với ít nhiều hiểu biết về con người Cộng sản, họ đã quá ghê tởm cái chế độ phi nhân coi con người như những dụng cụ không hơn không kém, trói buộc và đối xử với con người như đàn nông súc chỉ biết có mỗi một điều: sản xuất để mang lại lợi nhuận cho bộ máy cầm quyền và đảng viên Cộng sản. Chị Buôn không biết gì về lý thuyết Cộng sản nhưng kinh nghiệm xương máu với Cộng sản thì chị có thừa: cha, hai người anh ruột của chị đã bị Cộng sản giết Tết Mậu Thân 1968. Về hai gia đình mới chết, chị Buôn nghĩ dù có dã man đến mấy thì quân Cộng sản cũng phải chừa trại gia binh ra vì toàn là đàn bà, con nít vô tội. Sao họ nỡ bắn hoả tiễn vào trại gia binh như thế? Họ có còn là con người không hay đã mất hết nhân tính xuống hàng thú vật? Khoảng 9 giờ sáng, anh Buôn đẩy cửa bước vào nhà, chị Buôn và mấy đứa nhỏ chưa kịp mừng thì anh đã hối, vừa nói vừa thở: “Mấy má con đeo đồ lên vai và theo tôi đi!” Chị Buôn nhìn chồng: “Giờ đi đâu, hả anh?” Anh Buôn gắt: “Thì nói đi là cứ đi. Đi theo tôi! Không còn giờ để cà rề cà rà!” Chị Buôn và mấy đứa con riu ríu đeo túi lên vai. Một cái ba-lô quan trọng thì chị tròng vào vai cho anh mặc dầu ở vai kia, anh đang đeo khẩu M16 và mấy gắp đạn. Cửa khép hờ, vả lại giờ này cũng chẳng biết sao hơn; vợ chồng anh Buôn và mấy đứa con bương bả ra khỏi nhà. Hôm đó là sáng ngày 23-3-1975. Anh Buôn dẫn vợ con ra mé lộ, vợ chồng con cái xăm xăm đi ra phía bờ biển. Chợt anh thấy một chiếc xe Lam ba bánh đang chạy ngược chiều về phía anh. Chiếc xe Lam của người quen, anh Năm Quảng Ngãi đang bon bon trên đường. Anh Buôn giơ tay chận xe lại, lúc đó Năm Quảng Ngãi cũng đã nhận ra bạn. Anh ta ép sát lề. “Anh chị và các cháu đi đâu đây?” “Tụi tui ra bãi biển Chu Lai. Anh Năm cho vợ chồng tui và các cháu ra đó được không?” “Anh Buôn tính đón tầu Hải quân vào Sàigòn sao?” Vốn bạn thân thường nhậu nhẹt với nhau, Buôn phải nói thật, vả lại nhìn bầu đàn thê tử của Buôn, người ta cũng đoán anh định đi đâu. “Tui không giấu gì anh, vợ chồng tui và các cháu tính ra bãi biển xem có tầu Hải quân thì vào Nam với ông bà ngoại các cháu mà không được như vậy thì ra tới Nha Trang có gia đình ông bà nội các cháu cũng được.” Năm sốt sắng: “Lên xe đi, tôi chở dùm anh chị và các cháu ra bãi biển. Nhưng ở ngoài đó giờ này đông lắm rồi. Sáng đến giờ tôi đã chở cả chục chuyến, lại còn mấy xe khác nữa. Có người ngủ đêm rồi ở bãi biển.” Vợ chồng anh Buôn và con cái leo lên, chẳng biết sẽ ra sao, thôi đành phó thác cho định mệnh. Khi xe tới nơi, Buôn thấy một rừng người mà ngán ngẩm. Tầu nào chở cho hết đám người này? Ở ngoài xa có mấy chiếc tầu Hải quân mầu xám đang đậu và mấy chiêc ca-nô chạy qua chạy lại nhưng với số người đứng kín một bãi biển mà nếu đếm ra có ít cũng hơn vài chục ngàn, tầu bè đâu mà chở cho hết? Dầu sao anh cũng vẫn hi vọng. Nhất là chị Buôn, sống chết gì chồng, các con chị và chị cũng phải rời nơi này. Cuộc sống êm đềm của miền Trung từ năm 1954, sau khi chia đôi đất nước đã làm cho tâm tư chị chỉ nghĩ đến những người lính như chồng chị hằng ngày hằng đêm xả thân để bảo vệ lá cờ vàng ba sọc đỏ tượng trưng cho Dân chủ,Tự Do, tượng trưng cho An bình, No ấm. Anh Buôn bồng con Bi, đeo súng đạn và ba-lô. Chị Buôn dắt thằng Chưởng vì bồng nó một lúc đã quá mỏi. Vai chị đeo cái túi xách trong có bi-đông nước và ít gói mì để có cái mà ăn cầm hơi trên tầu. Con Lệ dắt tay thằng Tung, thằng Tung nắm lấy tay ba má nó vì anh Buôn đã dặn cả nhà cẩn thận kẻo lạc, lúc được lên tầu mà còn thiếu một đứa thì coi như phải ở lại hết. Một rừng người xơ xác, mặt mày thất thần như gà phải cáo đứng khít vào nhau nhìn ra biển, chỗ mấy chiếc tầu Hải Quân Quân lực VNCH đang đậu. Không có một tiếng cười dù là của trẻ nít mà chỉ nghe những tiếng bàn tán nhỏ nhỏ của người lớn và thỉnh thoảng tiếng khóc của con nít. Trong cuộc đời của chúng, chúng chưa từng thấy một lần như thế này. Xớn xác, lo âu, hỗn độn, đau khổ và mệt mỏi. Một rừng người đông như thế nhưng không có người đứng ra chỉ huy. Người ta lội dần dần ra phía biển để hi vọng lên tầu trước. Ai cũng chỉ nghĩ đến gia đình mình và tìm mọi cách bảo bọc cho chu toàn. Có mấy người đàn bà đứng khóc rưng rức vì lạc chồng, lạc con. Không phải chỉ có gia đình quân nhân Sư đoàn 2 Bộ Binh mà còn đủ mọi thành phần xã hội ở nhiều nơi tụ tập về đây vì nghe đồn tầu Hải Quân Việt Nam Cộng hoà sẽ đón hết đưa vào Nam. Người ta bí mật truyền tai nhau ở Sàigòn sắp có Chánh phủ Hoà hợp Hoà giải Dân tộc gồm ba thành phần: Việt Nam Cộng Hoà, Mặt trận giải phóng miền Nam của Việt cộng và thành phần trung lập, không thuộc phe nào. Có một số chính khách và nhà tu hi vọng mình sẽ đứng trong các thành phần đó để tham gia Chánh phủ, để lại ăn trên ngồi trốc, danh tiếng vang lừng. Người ta cũng đồn từ Nha Trang đến Quảng Trị sẽ nhường cho Bắc Việt, sẽ theo chế độ Cộng sản. Còn từ Nha Trang trở vào miền Nam sẽ thuộc Chánh phủ ba thành phần. Vì vậy, cách gì cũng phải rời miền Trung cho sớm để bảo đảm một cuộc sống dễ thở dù là bỏ lại hết mọi thứ. Cuộc di cư năm 1954 đã cho nhiều người cái kinh nghiệm ấy. Mất hết cũng được nhưng còn Tự Do, Dân chủ là còn tất cả. Mất Tự Do, Dân chủ là mất hết. Người dân Việt đã mất rất nhiều lần rồi lại bắt đầu làm lại nhưng họ nghĩ chẳng thà như thế hơn là ở lại sống với bọn người phi nhân, tàn độc, mất gốc, tay sai Cộng sản Quốc tế. Hoà Hợp hoà giải, họ nghĩ vậy – dù có Cộng sản trong đó – vẫn còn khả quan hơn toàn Cộng sản. Kể từ tháng 7-1954, người dân từ vĩ tuyến 17, cầu Hiền Lương trở vào đến mũi Cà Mau và ra tới tận các đảo Phú Quốc, Côn Sơn, Trường Sa, Hoàng Sa đã quá sợ chủ nghĩa Mác Xít, chủ nghĩa sắt máu chỉ đem lại đau khổ, chết chóc, đói rét, nô lệ, lầm than cho người dân. Bỗng đám đông ồn ào và náo loạn hẳn lên. Người ta đã nhìn thấy mấy chục người đàn ông bơi ra xa và được ca-nô đón, đưa lên tầu lớn vì tầu lớn sợ mắc cạn không dám vào sát bên trong. Người ta ùn ùn lội ra đồng thời giơ tay vẫy, miệng la oai oái:”Vào thêm tí nữa, tí nữa. Sâu quá chúng tôi không lội ra được.” Hàng trăm, hàng ngàn cái miệng cùng gào, hàng ngàn bàn tay cùng vẫy, hàng chục ngàn đôi mắt cùng hướng ra những chiếc ca-nô đang đón khách. Bây giờ có phép gì phi thân ra tầu lớn để được chở vào Nam thì có lẽ không điều gì trên cõi đời này hạnh phúc hơn! Anh chị Buôn lúng túng với mấy đứa con, nếu không, hai anh chị thừa sức bơi ra đến ca-nô vì cả hai đều biết bơi, anh Buôn bơi giỏi là khác vì ngày xưa anh theo cha anh buôn bán trên thuyền, đi hết nơi này về nơi kia để kiếm sống, đi sông nước nhiều, anh phải luyện nghề bơi cho giỏi. Đã có lúc anh tính vứt hết súng đạn đi cho rảnh tay để bồng con, từng đứa một, bơi ra ca-nô. Nhưng rồi anh lại ngần ngừ. Khẩu súng này với anh từ lâu nay giống như người bạn chí thiết. Anh ở đâu, súng ở đó; anh đi đâu, súng đi đó. Súng là vị thần bản mệnh vì không có súng, anh không biết xoay xở thế nào khi hữu sự. Súng cũng là người bạn để anh ôm ấp, nâng niu, trìu mến khi vui cũng như khi buồn. Anh nghĩ chỉ khi chết anh mới buông tay súng mà thôi. Và dù nó nặng vì cộng thêm mấy gắp đạn, anh Buôn chịu cực ôm khẩu súng, không nỡ vứt xuống biển. Có hai chiếc ca-nô đã vào gần hơn và đón được một số khách ra tầu lớn. Nước lên đến ngang thắt lưng anh Buôn nhưng anh đã cho thằng Chưởng ngồi trên vai, hai chân nó kẹp lấy cổ anh cho chắc. Còn con Bi cũng ngồi trên vai chị Buôn đứng cách anh Buôn mấy bước. Sóng từ ngoài xô vào từng đợt làm người ta giang xa nhau và ngả nghiêng muốn té. Thằng Tung và con Lệ vẫn dắt tay nhau đứng sau bố mẹ, không dám rời nửa bước mặc dù nước đã lên đến cổ thằng Tung và đến ngực con Lệ nơi có tấm thẻ bài của anh Buôn với sợi dây, anh đã tròng vào cổ Lệ từ lúc ngồi trên xe Lam. Người ta gọi nhau và gọi những người trên ca-nô ơi ới. Họ không chen lấn tại một chỗ vì ca-nô đi rải rác để bốc những người ra được đến mực nước sâu của ca-nô. Anh Buôn muốn lội ra chỗ sâu hơn cho ca-nô dễ đón như những người đã lên tầu nhưng còn hai đứa con: Lệ và Tung thì sao đây? Anh lấy ra mảnh vải hoa từ chiếc ba-lô đang đeo ở sau lưng mà chị Buôn đã dùng để gói những thứ lặt vặt cho khỏi rơi mất, đem buộc nó vào đầu một cây gậy mà nãy giờ anh dùng để chống đi cho vững. Anh quơ mảnh vải hoa lên trời phất qua phất lại cho người lái ca-nô chú ý. Mảnh vải của anh có công hiệu ngay. Một chiếc ca-nô xề tới làm vợ chồng anh và mấy đứa con mừng húm. Tuy nhiên, người ta đông quá, chiếc ca-nô chưa vào tới chỗ anh thì nó đã đầy người. Khi chiếc ca-nô cứu tinh còn cách chỗ anh chị Buôn khoảng vài chục mét thì một tiếng nổ lớn phát ra trong đám đông gần chỗ anh Buôn đứng. Người ta nhốn nháo cả lên, tiếng người lớn la hoảng, tiếng trẻ con khóc lóc, mọi người chạy dạt cả về phía trong để lộ ra một khoảng trống cho thấy máu loang ra đỏ lòm nước biển, bảy tám người bị miểng lựu đạn cắt trúng người té quị xuống nước trong đó có anh Buôn và đứa con trai trên vai anh. Mới đầu người ta đoán rằng có lẽ Việt cộng pháo kích nhưng sau tiếng nổ đó không có nữa. Mấy anh nhà binh thường đi trận mạc thì bảo đó là một quả lựu đạn không biết từ đâu ném hoặc phóng bằng máy tới. Chị Buôn thấy chồng và con chết ngay trước mắt nên quá hoảng kinh. Chị lùi lại phía sau theo phản ứng tự nhiên nhưng rồi chị lại bước tới ôm lấy xác chồng và xác con. Chị lúng túng với đứa con ngồi trên vai nên không biết con Lệ đã bị sóng cuốn ra phía ngoài còn thằng Tung mới bị sặc nước thì may mắn được một người đàn ông đứng gần đó đưa vào bờ. May mắn nó vẫn còn sống nhưng kiệt lực nằm đó với đám người đã chết. Dăm sáu anh quân nhân xúm lại kéo bố con anh Buôn và những người đã chết vì trái lựu đạn vào bãi cát để nằm đó. Thân nhân bu lại khóc lóc thảm thiết còn đám đông vẫn theo dõi những chiếc ca-nô cứu tinh để may ra có được cơ hội lên tầu. Khi chị Buôn trực nhớ đến con Lệ thì chẳng thấy nó đâu cả. Chị hoảng hồn dáo dác kiếm. Chị để anh Buôn, thằng Chưởng và thằng Tung nằm đó, gửi con Bi cho người đàn bà cũng có con chết đang ngồi đó, xong chị trở xuống biển chỗ lúc nãy vợ chồng con cái chị đứng, chị khua chân quơ tay xem xác con Lệ có còn dật dờ ở đó không vì chị tin chắc nó đã chết sau tiếng nổ dữ dội vừa nãy. Có mấy người đứng xung quanh đó cũng tìm giùm cho chị nhưng một người đàn ông đứng gần đó nói: “Con bé khoảng 9 hay 10 tuổi mặc cái áo xanh, quần đen, cổ có đeo cái thẻ bài của lính là con chị sao? Nó được một người trên ca-nô nhào xuống nước bơi vào vớt nó đưa lên ca-nô ra tầu lớn rồi. Thật là may mắn cho nó!” Chị Buôn khóc rưng rức, nước mắt đổ ra như suối: “May mắn gì đâu ông. Cả nhà tôi 6 người, chồng tôi và một đứa con chết, xác còn nằm trên kia, tôi và hai đứa em nó sống dở chết dở, chỉ có mình nó lên tầu, cũng coi như mất tích. Chẳng thà người ta đừng bắt nó đi mà để nó lại cho tôi vì tôi chỉ có nó là lớn.” Mấy chiếc ca-nô rước thêm được khoảng vài trăm người nữa đưa ra mấy chiếc tầu lớn rồi người ta kéo những chiếc ca-nô lên và tầu chạy ra khơi. Đám đông di tản hụt ở bãi biển Chu Lai tản mát dần vì nghe nói bộ đội Cộng sản sắp đến. Nhờ mấy anh em nhà binh quen biết cũng trong trại gia binh giúp đỡ, chị Buôn mua săng ván làm lễ an táng cho chồng và đứa con thân yêu, bạc số rồi ba mẹ con thu nhặt đồ lặt vặt ra khỏi Khu Gia binh trước khi cán bộ Cộng sản đến đuổi nhà. Chị cố quên Lệ đi vì mỗi lần nhớ đến nó, chị lại khóc. *** Lệ được đưa lên tầu Hải quân với chiếc thẻ bài đeo toòng teng nơi ngực. Người ta thấy có khắc tên: Lê văn Buôn Số quân: ….. Họ hỏi Lệ. Lệ nói đó là tên ba nó, ba Buôn của nó, bị lọt lại với má và ba đứa em tại bãi biển Chu Lai. Mới đầu Lệ sụt sùi khóc nhưng có người đàn bà ngồi gần bảo nó khóc không ích gì. Nó cắn răng nghe lời bà này, làm theo những gì người ta chỉ bảo. Tiếng nổ làm cho nó ù tai nhưng cái sợ làm nó quên cả. Kể từ lúc quả lựu đạn nổ, nó gần như mê đi cho đến khi có người vớt nó đưa lên ca-nô rồi lên tầu. Người vớt nó lên ca-nô và đưa nó lên tầu, nhận nó là con nuôi là một Thiếu Uý Hải quân mới ra trường. Sau thời gian huấn luyện dài đằng đẵng, tim anh còn đầy ắp tình người dành cho đồng hương và cả nhân loại. Ước mơ của anh là những chuyến hải hành xa, đi đến chân trời góc biển, đi đến những đô thị lớn hoa lệ, nguy nga, ngợp ánh đèn về đêm và nườm nượp xe cộ, người đi bộ trên hè phố ban ngày. Anh tên Lê trọng Nghĩa, 28 tuổi, quê quán ở miệt Thủ dầu Một, ra trường với hạng cao trong số hơn 60 sinh viên tốt nghiệp trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang và hiện là một sĩ quan ưu tú của Giang đoàn 240 đóng ở miền Trung. Nghĩa hiện còn độc thân, anh chưa hề nghĩ đến chuyện lấy vợ. Anh nghĩ có thể phải 35 tuổi trở lên anh mới lập gia đình. Vợ con vào, một người Sĩ quan Hải quân nói riêng, một Sĩ quan hàng hải nói chung không thể đi đây đi đó được. Mà làm cái “nghề biển” như thế lại ru rú ở xó nhà thì đi Bộ binh cho xong. Chiếc tầu Nghĩa và Lệ về đến bến Bạch đằng Sàigòn vào tuần đầu tháng 4-1975, đang lúc Sàigòn lên cơn sốt y như miền Trung mấy tuần trước. Nghĩa đưa Lệ đến gửi vợ một người bạn trong trại Sĩ quan bến Bạch đằng, lại gửi tiền và nhờ Xuân Hà, tên vợ người bạn, đi mua sắm quần áo và những thứ cần thiết hàng ngày cho Lệ. Xuân Hà nhìn Nghĩa rồi nhìn Lệ và hỏi nhỏ Nghĩa: “Con bé xin được ở đâu mà xinh quá vậy? Tốn vài tạ gạo nữa là đã ra dáng tiểu thư rồi. Anh lựa hay lắm.” Nghĩa nghiêm nét mặt bảo Xuân Hà: “Chị đừng nghĩ vậy. Ba má nó và ba đứa em còn kẹt lại Chu Lai. Chỉ có mình nó được tôi cứu lên tầu. Tôi nhận nó làm con nuôi.” Xuân Hà tính đùa thêm một câu nhưng thấy mặt Nghĩa lạnh như tiền nên không dám cợt nhả nữa. Ngày 28-4-1975, Nghĩa lại mang Lệ lên một chiếc tầu Hải Quân HQ thực lớn để chạy sang Guam. Nghĩa con một, cha mẹ Nghĩa đã lớn tuổi muốn sống và chết ở Thủ dầu Một nên không đi mặc dầu trong thời gian ở Sàigòn, Nghĩa đã cải trang về thăm và mời ông bà đi. Sau 5 tháng ở trong trại tạm cư ở Guam, Nghĩa và Lệ được một nhà thờ bảo trợ đi South Carolina. Từ đây, Nghĩa xin Basic Grant của tiểu bang để vào Đại học học Kỹ sư cơ khí. Ngoài giờ học, Nghĩa đi làm part time cho tiệm Sears ở downtown để lấy tiền chi phí ăn ở cho hai cha con. Nghĩa xin cho Lệ vào học ở trường tiểu học địa phương, có xe bus nhà trường đưa đón mỗi ngày và ăn sáng, ăn trưa miễn phí vì hai cha con Nghĩa chưa có lợi tức. Nghĩa chỉ thêm bài vở cho Lệ mỗi buổi tối sau khi cơm xong. Lệ thông minh nên học rất nhanh. Để giúp ba Nghĩa, nó biết đặt nồi cơm điện, luộc rau, luộc trứng, làm những món giản dị rồi chờ ba Nghĩa về ăn cơm. Mặc dầu vào ngang thiếu căn bản 4 lớp đầu (học trình Hoa Kỳ), nhưng Lệ đã học xong lớp 5 Việt Nam, Lệ học lại với ba Nghĩa và một cô giáo Mỹ dạy kèm (tutor) tất cả những gì cần thiết chưa được học ở các lớp dưới, nhất là Anh ngữ, vì vậy Lệ tốt nghiệp Trung học lúc mới 17 tuổi với điểm trung bình 4.0, một thành tích vượt mức ngay với học sinh bản xứ. Nhiều lúc Lệ nhớ ba má, nhớ các em day dứt nhưng nghe ba Nghĩa khuyên, Lệ phải cố quên. Lệ cũng nghĩ và tự nhủ lòng, có khóc, có nhớ ba má và các em cũng không làm được gì, chỉ cản trở việc học. Đã từng ở trong cảnh nghèo của cha mẹ ở Việt Nam, Lệ biết được đi học thế này là một diễm phúc vì vậy Lệ cố gắng và chăm chỉ hết mức. Ba Nghĩa cũng khuyên Lệ, sau này có thể có bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, khi ấy Nghĩa sẽ tìm cách hỏi thăm tìm ra tung tích ba má và các em Lệ. Lệ nghe thế lại tạm yên lòng và hi vọng. Mùa Thu năm đó, Lệ vào trường Đại học Y khoa South Carolina. Sau 3 năm, Lệ lấy Cử nhân Sinh Vật học với lời khen của Hội đồng Giám Khảo. Lệ chuyển qua học ngành Nhãn Khoa (Opthalmology). Năm 1990, Lệ đậu bằng Bác sĩ Nhãn Khoa hạng tối Ưu với lời ngợi khen của Ban Giám Khảo. Lệ được mời dạy môn Nhãn Khoa cho Sinh viên cùng trường. Lệ hỏi ý kiến ba Nghĩa, sau đó Lệ xin khất cho đến khi trở về từ Việt Nam. *** Tốt nghiệp xong, Lệ bàn với ba Nghĩa, lúc này đã có vợ và một đứa con trai 2 tuổi, ba Nghĩa đồng ý, Lệ đi mua vé máy bay về Việt Nam tìm cha mẹ và các em. Sau hơn 10 năm bế quan toả cảng cả nước sắp chết đói, lúc này (từ 1985) chế độ bắt buộc phải mở cửa cho kinh tế thị trường nên cũng dễ dàng cho Lệ đi lại. Lệ và một người bạn thân về đến Chu Lai vào một buổi chiều mùa Hạ năm 1990 sau khi đã lặn lội đi bằng đủ thứ xe từ Sàigòn ra miền Trung. Sau 15 năm, quang cảnh cũ đã thay đổi nhiều. Có những căn nhà mới mọc lên nhưng cũng có nhiều căn trại cũ biến mất. Chỉ có bãi biển, trông vẫn như trước mặc dù có nhiều hàng quán mọc lên bán thức ăn, thức uống cho du khách. Trại Gia binh ngày nào không còn. Lệ muốn được gặp lại những người hàng xóm của ba má Lệ ngày xưa như vợ chồng bác Sáu, vợ chồng chú Đàm, vợ chồng cô Bé…để hỏi thăm về cha mẹ và các em nhưng đi quanh quanh làng xóm, Lệ không kiếm ra một người quen cũ. Lệ đeo cái thẻ bài vào cổ như ngày 23-3-1975 ra bãi biển Chu Lai, nhà nào Lệ cũng vào hỏi thăm và cho con cái họ quà bánh Lệ đem từ Hoa Kỳ về, giơ chiếc thẻ bài cho họ coi và hỏi thăm xem có ai biết ba má và các em Lệ không? Nhưng tuyệt nhiên không ai biết. Vốn đã có định kiến, Lệ xin phép chính quyền sở tại, không quên quà cáp cho họ, để mở phòng mạch khám mắt miễn phí cho mọi người. Một Nữ bác sĩ Hoa Kỳ, cô Ruthie O’Brien, bác sĩ gia đình, vốn là bạn thân và cùng ra trường một ngày với Lệ, cùng đi với Lệ về chơi thăm miền Trung Việt Nam, nhân dịp cũng bỏ đồ nghề ra khám bệnh và cho thuốc cùng những lời khuyên hữu ích để phòng ngừa bệnh tật. Các gia đình đến khám mắt và khám tổng quát, nhất là những ông già bà cả đều được hỏi về Trung sĩ Lê văn Buôn, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 1, Sư đoàn 2 Bộ binh vào tháng 3 năm 1975 nhưng không một ai biết. Mỗi buổi chiều khi khám bệnh xong, Lệ và Ruthie thường ra bãi biển Chu Lai ngồi ngắm sóng và ngắm hoàng hôn trên biển, nghe những tiếng rì rào của sóng biển chạy vào bờ rồi lại trườn ra xa. Thấy bạn buồn vì không tìm ra gia đình, Ruthie lựa lời khuyên nhủ và hỏi Lệ có còn muốn đến nơi nào khác để kiếm không? Lệ nghĩ chỉ có hai nơi khác ba má Lệ có thể ở là Nha Trang, quê của ba và Trà Vinh, quê của má. Lệ nói cho Ruthie nghe những nơi Lệ hi vọng nhiều nhất, sau đó Ruthie khuyên Lệ nên đi Nha Trang. Nha Trang không hứa hẹn nhiều cho việc tìm kiếm vì Lệ đã đến đây gần một tuần, đi khắp nơi hỏi nhưng không ai biết cựu Trung sĩ Lê văn Buôn và vợ con. Lệ thất vọng hoàn toàn, thầm nghĩ chỉ còn một nơi nữa là Trà Vinh. Nếu tại Trà Vinh cũng không có tung tích thì coi như gia đình Lệ đã bị tiêu tán trong hoặc sau ngày 23-3-1975. Nghĩ đến đó, Lệ cảm thấy buồn muốn khóc. Ba má và các em đi hết chỉ để lại mình con thôi sao, thế thì con có sống cũng mang mối u hoài đau khổ ấy suốt đời! Thà con ở lại nhà chia sẻ những đau khổ với ba má và các em rồi chết chung một huyệt cũng là xong một kiếp người. Lệ buồn khôn tả và khóc mỗi đêm về nhưng không dám cho Ruthie biết. Một buổi sáng, Lệ cùng Ruthie mướn một chiếc xe hơi với tài xế để đi thăm Hòn Chồng, nơi thắng cảnh đẹp có tiếng của Nha Trang. Thật ra Lệ không còn tâm trí đâu ngoạn cảnh vì “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” nhưng để chiều Ruthie, Lệ cho Ruthie đi nơi này nơi kia chụp hình lưu niệm và dọc đường có thể tìm vào các quán ăn ngon, các khách sạn sang trọng mướn phòng ngủ qua đêm. Lẽ ra trong chuyến đi này, Lệ mang theo vị hôn phu là bác sĩ Vĩnh quang Dũng, chuyên khoa bệnh tiêu hoá, tốt nghiệp trước Lệ 3 năm và hai người quen nhau khi cùng làm việc trong một bệnh viện nhưng Dũng phải đi Á căn Đình dự một Đại Hội Y Khoa toàn cầu về bệnh tiêu hóa, đại diện cho Bộ Y Tế Hoa Kỳ. Còn vị hôn phu của Ruthie có cha già đang nằm bệnh viện chữa trị bệnh tiểu đường nên anh cũng không thể theo Ruthie đi du lịch Việt Nam được. Sau khi đã dạo chơi bãi biển hơn hai tiếng đồng hồ, Lệ đề nghị tài xế chở vòng qua con đường phía sau, nơi đây lưa thưa có dăm cái nhà trên bãi cỏ hoang. Phong cảnh quá tiêu sơ và u buồn, không có bóng một đứa trẻ. Lệ và Ruthie bàn với nhau đi xuống cuối con đường rồi trở lại, trở về thành phố Nha Trang. Mới đi thêm một khoảng ngắn, đột nhiên chiếc xe bốc khói ở máy. Tài xế vội cho xe ngừng lại và kiểm soát máy thấy máy cạn khô không còn một giọt nước. Anh ta hoảng hồn tắt máy và ngơ ngáo đi tìm xung quanh để kiếm nước châm vào máy. Đó đây, ngoài con lộ đắp bằng đất đỏ thì toàn là gò đống và bụi cây mọc lưa thưa, tít tắp xa mới thấy vài mái tranh hiện trên nền trời xanh lơ. Lệ và Ruthie phải ngồi chờ dưới gốc cây cho bớt nắng trong khi bác tài lội bộ đi tìm nước. Chợt Lệ trông thấy một đám người lố nhố trên một cái gò, cách xa Lệ khoảng 400 mét. Lệ chợt nghĩ hay là họ đào huyệt chôn người chết như hồi còn bé Lệ đã thấy ở Chu Lai nhưng sao không nghe tiếng khóc cũng không thấy quan tài.Trí tò mò thúc đẩy Lệ vào đó coi xem sao. Lệ cũng có ý nghĩ giúp đỡ công việc họ đang làm, nếu họ quá nghèo, cần đến một, vài chục đô-la của Lệ. Lệ nói cho Ruthie nghe ý nghĩ của mình, bảo Ruthie ngồi đó chờ mình nhưng Ruthie không chịu, đứng lên cùng đi với Lệ. Hai cô gái cứ tưởng gần và ruộng khô, nào ngờ coi vậy nhưng khoảng cách khá xa và có những chỗ nước ngập mắt cá, hai cô phải tháo giầy cầm trên tay để đi. Khoảng sáu, bảy người vừa đàn ông, đàn bà, thanh niên, thiếu nữ cắm cúi nhìn vào một cái lỗ huyệt đang đào do 4 thanh niên khoẻ mạnh, người cầm xẻng xúc đất đổ vào mê tre, kẻ bê đất đổ lên bờ, để dần dần hiện ra tấm nắp thiên bằng gỗ đen sì một cái quan tài. Từ xa lội tới, hai cô gái đã bị những cặp mắt tò mò của đám người trên gò nhìn thấy và theo dõi. Khi hai cô tới gần, tất cả đều ngừng tay nhìn chằm chằm như nhìn một hiện tượng lạ. Họ quá lạ lùng bởi từ xưa đến nay chưa có người ngoại quốc nào ăn mặc đẹp đẽ thế kia – đám người cho rằng cả hai cô là gái Mỹ, Pháp, Anh, Úc chi đó, lại lội ruộng vào cái gò này để coi cải mả. Phải, họ đang cải mả. Họ đào cốt người thân chết đã lâu năm, bỏ sang một cái tiểu sành, kiếm chỗ thuận tiên, gần gũi hơn đặt xuống. Lệ mở lời khi nhìn một người đàn bà lam lũ, già yếu, mặt mày nhăn nheo: “Chào các bác, các chú, các anh, các chị. Cháu là người Việt sống tại Hoa Kỳ về thăm quê hương. Các bác, các chú đang cải táng cho thân nhân, phải không ạ?” Nghe cô con gái nói tiếng Việt, cả đám người thật ngạc nhiên. Sao cô gái trông như Mỹ này, chỉ khác mớ tóc đen, lại là người Việt, nói tiếng Việt thạo quá. Họ bỏ xẻng cuốc đứng vây xung quanh hai cô gái. Người đàn bà lớn tuổi trả lời: “Phải, người ở dưới huyệt là chồng tôi, chết từ năm 1975.” Lệ nghe giọng nói người đàn bà có điều ngờ ngợ nhưng chưa dám tin là mình có thể đúng. Nhân tiện, cứ hỏi thăm xem có ai biết được ba mình không? Lệ chìa tấm thẻ bài đeo trong ngực áo ra cho họ coi, nói: “Tấm thẻ bài này của ba tôi. Tôi không biết gia đình ông còn sống không và nay ở đâu. Ông tên là Trung sĩ Lê văn Buôn.” Người đàn bà trân trối nhìn Lệ xong ngập ngừng nói: “Thế này thực không phải. Xin lỗi…Có phải tấm thẻ bài này của lính Việt Nam Cộng hoà và cô là …Lệ phải không?” Điều Lệ nghi ngờ đã đúng. Giọng nói người đàn bà và nhìn kỹ từ đầu đến chân, Lệ thấy đúng là má Lệ, không còn sai vào đâu được. Lệ ôm chầm lấy bà khóc rưng rức: “Má ơi! Con đây, Lệ của má đây. Má còn nhận ra con không?” Bà Buôn, phải, vì người đàn bà đó chính là vợ goá của Trung sĩ Lê văn Buôn, càng ôm chặt Lệ hơn. Bà rên rỉ: “Lệ ơi, má đâu có ngờ Trời Phật còn cho gia đình mình ngày hôm nay. Người nằm dưới huyệt kia chính là ba con đó. Quả lựu đạn ngày 23-3 đã giết ba và thằng Chưởng. Còn lại hai đứa đứng kia, thằng Tung, con Bi giờ đã lớn từng đó.” Lệ quay ra ôm hôn đứa em gái và thằng em trai. Chúng cũng xúc động nhưng không xúc động bằng má Lệ và Lệ vì khi xẩy ra biến cố tan nát gia đình, chúng còn quá nhỏ. Bà Buôn hỏi Lệ: “Con đeo tấm thẻ bài này 15 năm nay để đi tìm ba má và các em phải không?” “Dạ, đúng thế má. Con đi tìm ba má và các em vì con đâu biết ba đã hi sinh ngày hôm đó.” Ruthie đứng ngó mấy mẹ con ôm nhau cũng xúc động nhưng trong ánh mắt cô đọc thấy những tia sáng hân hoan vô bờ của bạn và của mẹ của bạn. Chuyến đi hoàn toàn thành công quá sức mong mỏi, cô lẩm bẩm. Bốn thanh niên lại tiếp tục đào. Họ cậy tấm nắp thiên. Bộ xương người đen sì lõng bõng nước. Ruthie nhìn thấy sợ quá phải đứng tránh ra xa. Cô đã quen với xác chết trong các bệnh viện nhưng không phải là bộ xương đã rữa mục này. Lần đầu tiên Lệ nhìn thấy bộ xương cải táng nhưng Lệ không sợ mà Lệ muốn đứng thật gần để nhìn cho rõ hình hài của người cha đã sinh ra mình. (dunglac.org) Khi má Lệ hỏi Lệ vì sao biết mà vào đây. Lệ thuật lại từ đầu tới cuối, vì sao xe phải ngưng lại, bác tài xế phải đi kiếm nước đổ vào máy xe để đi tiếp v.v… Bà Buôn thắp lên mấy cây nhang và hai ngọn nến trong khi mấy người đàn ông đổ rượu trắng ra cái chậu sành và rửa từng khúc xương cho sạch, lấy giấy bản lau khô xong xếp vào một cái tiểu sành mầu đất nung đỏ quạch. Trong số người lo chuyện cải táng, có chú Năm thợ hồ có nhiều kinh nghiệm. Chú vừa làm vừa chỉ dẫn cho mấy anh thanh niên làm. Chú nói: “Tôi học nghề cải táng từ năm mới 16 tuổi mà năm nay đã 55, coi như 39 năm trong nghề mà tôi chưa thấy một vụ nào lại linh thiêng như Trung sĩ Buôn đây. Nghe cháu Lệ vừa nói thì cháu đã để tâm tìm ba má cháu nhiều năm nhưng không ra tung tích; đến bữa nay hồn thiêng Trung sĩ dun dủi làm cho chiếc xe hơi đang chạy ngon lành bỗng hết nước ở ngay khúc đường này, xe bốc khói xuýt cháy máy và từ đó cháu Lệ mới có cơ hội lặn lội vào cái gò này vì tính tò mò và cũng vì tính thương người, muốn giúp đỡ người nghèo. Vì thế mà Trời Phật không bỏ cháu.” Bác tài xế đã lặn lội đi xin được một bình nước đổ vào xe. Thay vì hai thanh niên phải khiêng chiếc tiểu sành, giờ này chiếc tiểu sành được bỏ lên xe, mọi người về nghĩa trang gần nơi cư ngụ của gia đình bà Buôn. Nghe Lệ kể sơ lược từ lúc được ba Nghĩa nuôi vớt lên tầu và được học hành ở Hoa Kỳ, hiện đã là một bác sĩ Nhãn khoa Hoa Kỳ, tiền bạc dư dả, tương lai sáng lạn, bà Buôn quá sung sướng lại khóc. Bà chạnh lòng nghĩ đến người chồng bạc phước đã chẳng được sống thêm để nhìn thấy sự thành công của đứa con gái ông yêu quý nhất đời. Huyệt mộ cho cái tiểu sành đựng nắm xương của người cha bạc số của bác sĩ Vivian Le đã đào xong, nhỏ và nông nên đào rất nhanh. Lần này nó không nằm trên gò đất chung quanh là sa mạc sỏi đá, cây cỏ hoang vu mà ở trong một nghĩa trang đẹp đẽ bên ngoài thành phố Nha Trang. Khoảng 4 giờ chiều, mọi việc hoàn tất, bà Buôn, Lệ và hai đứa em của Lệ thắp hương, sụp quỳ, vái lậy, khấn khứa. Lệ cố hết sức giữ cho khỏi quá xúc động nhưng khung ảnh trắng đen của cha Lệ trước mặt lúc nào cũng như đang nhìn Lệ âu yếm làm Lệ tràn nước mắt và cái ngày độc địa 23-3-1975, tại bãi biển Chu Lai, lại hiện rõ mồn một như Lệ đang đứng sát bên cha Lệ, bám vào tay ông cho khỏi sóng đánh ra xa. Nỗi buồn năm xưa dù chưa quên được nhưng hiện tại vẫn là đáng sống. Mẹ con bà Buôn đành phải khép lại trang sử đẫm máu của gia đình và của xóm giềng, thân thuộc để xây dựng ngày mai tươi sáng hơn. Lệ đã đưa tiền cho má và em đi chợ mua các thức ăn về làm một bữa cơm đãi đằng chòm xóm và những người thân thuộc, trả công hậu hĩ cho những người cải táng hôm đó. Ai cũng tấm tắc khen sao lại có cái thần giao cách cảm đó để mà đến đúng chỗ, đúng lúc, gặp lại mẹ và em và nhìn được hài cốt của cha. Chuyện thực mà khó tin, xẩy ra như trong một giấc mơ. Nhờ có nghề nghiệp cao và lợi tức vững vàng lại công dân Mỹ của Lệ, hơn hai năm sau bà Buôn và Tung, Bi đã đoàn tụ với Lệ ở Hoa Kỳ. Bà Buôn lập một ban thờ, một bên để tấm ảnh cuối cùng của thằng Chưởng khi nó 3 tuổi, một bên treo tấm thẻ bài, ở giữa ban thờ là bát hương, có bài vị và khung ảnh đen trắng của Trung sĩ Lê văn Buôn, người Chiến sĩ kiêu dũng VNCH đã hi sinh vì Tổ quốc, người chồng, người cha thân yêu vẫn luôn luôn như đang mỉm cười với vợ và các con! Posted by sontrung at 8:32 PM No comments: Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 461 Tuesday, March 28, 2017 ĐẶNG CHÍ HÙNG * CHINH PHỤC CHINH PHỤC ĐẶNG CHÍ HÙNG 16105953_396403910696483_5108122153029225790_n Ở vào cái tuổi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi thường được nghe về cái gọi là “Mỹ – Ngụy đàn áp người dân Miền Nam”. Rồi cộng sản tuyên truyền rằng cờ Vàng ba sọc đỏ là “Ba que xỏ lá”. Nhưng chỉ đơn giản bằng những thắc mắc rất đời thường, câu hỏi về sự thật đã được trả lời. Khi đó tôi đã tự hỏi và hỏi cha mẹ rằng: – Vì sao HCM được đảng CSVN nói rất tài giỏi, nói được nhiều thứ tiếng mà sao tiếng Việt lại viết sai chính tả, chữ viết non nớt hơn cả một đứa trẻ lớp 5 ? – Vì sao đảng CSVN nói rằng họ tài giòi đánh Tây đuổi Mỹ mà họ lại sợ Trung Cộng đến nỗi để cho lính của họ làm bia thịt cho lính Tàu ? – Vì sao báo chí của đảng luôn nói vượt năng xuất, đạt chỉ tiêu. Lần nào họp hành cũng chỉ thấy báo cáo thành tích tốt, giỏi nhưng đất nước Việt Nam rất nghèo nàn. Ai cũng muốn đi nước ngoài sống dù chỉ với cơ hội nhỏ nhất ? – Vì sao Miền Nam bị kìm kẹp lại có những thứ âm nhạc hay đến thế. Một nền văn hóa băng hoại và nô lệ không thể có được thứ âm nhạc làm ngay cả cán bộ cộng sản cũng phải mê say. Và tại sao trong những bản nhạc đó luôn chan chứa tình yêu con người, quê hương, tình cảm bạn bè, thầy trò mà không phải là sắt máu, giết nữa, giết mãi….? – Vì sao HCM dám vô lễ với các vị tiền nhân khi gọi Trần Hưng Đạo là Bác xưng Tôi? – Vì sao HCM nói yêu nước mà lại hai lần viết thư cho Thực Dân Pháp mong muốn đi học trường dạy làm quan cai trị cho Pháp ? – Vì sao HCM và Trường Chinh kêu gọi học tiếng Tàu thay cho chữ quốc ngữ? – Vì sao CSVN nói Miền Nam nghèo khó nhưng sau năm 1975, người Bắc đã lấy được rất nhiều của cải, đồ dùng hiện đại lúc bấy giờ mà Miền Bắc không có ? – Vì sao dân Miền Bắc lại di cư vào Nam năm 1954 mà không có dân Miền Nam nào tìm đường di dân ra Bắc ? – Vì sao ông TT Ngô Đình Diệm lại luôn mặc quốc phục VN, còn HCM lại luôn mang trên mình những bộ đại cán của Tàu ? Rồi đến khi lớn lên, bước vào đại học, có thời gian tìm hiểu thêm những cuốn sách, những DVD như: Đêm giữa Ban Ngày, Thép Đen, Hoa Xuyên Tuyết, Tôi Phải Sống, Đại Học Máu, DVD sự thật Hồ Chí Minh vv….Tôi đã ngộ ra rất nhiều điều khác hẳn với sách sử của đảng CSVN tuyên truyền. Tôi tiếp tục đặt câu hỏi cho mình để tự mình đi tìm hiểu về sự thật: – Vì sao đảng CSVN lại ghi công còn VNCH lại ghi ơn người lính ? – Tại sao nhiều người lính CSVN bị bắt làm tù binh đã không muốn quay về với CS mà muốn được ở lại VNCH ? – Tại sao dân Miền nam lại không chạy theo lính cộng sản mà lại chạy về phía lính VNCH khi có chiến tranh? – Tại sao CSVN nói chiến tranh nhân dân bằng tài năng của đảng nhưng lại dùng vũ khí Nga, Tàu, quân lính Tàu, Bắc Hàn, Nga vv….? – Tại sao đảng CSVN nói Mặt trận GPMN là do người dân VN thành lập để chống Mỹ, mặt trận này thành lập năm 1960 ghi rõ trong sách sử CSVN là do Lê Duẩn ở lại Miền Nam thành lập trong khi người Mỹ chính thức đổ quân vào MN vào năm 1965 ? – Vì sao HCM lại viết thơ kêu gọi cứu Trung Quốc là tự cứu mình ? – Vì sao HCM và PVĐ ký công hàm công nhận HS – TS là của Tàu ? Rồi sau đó, cả một quá trình tìm hiểu đã đưa tôi đến những câu hỏi cần phải giải đáp: – Vì sao thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, bãi Tục Lãm lại bị thụt sâu vào đất liền so với bản đồ Pháp – Thanh và chính dân địa phương cho biết ? – Vì sao sinh viên ở Hà Nội bị ép buộc đi biểu tình chống Mỹ đánh Iraq trong khi sau đó chúng tôi đi biểu tình chống Tàu năm 2006 lại bị đàn áp ? – Vì sao đảng CSVN nói rằng đất nước sẽ phát triển theo con đường XHCN nhưng mà nhìn quanh lại những nước XHCN toàn nghèo nàn, lạc hậu và độc tài ? – Vì sao đảng CSVN lại giết người dân thường trong CCRD, thảm họa mậu thân trong khi họ nói yêu dân, vì dân ? – Vì sao quan chức CSVN ai cũng giàu có, con du học nước ngoài mà người dân thường thì học hành cỡ mấy cũng nghèo khổ. Đảng CSVN nói VN là thiên đường nhưng con cháu CSVN đều bỏ đi nước ngoài hết? – Tại sao cha anh chúng tôi phải hi sinh đánh Miền Nam trong khi con cháu của đảng bay đi trời Tây du hí ? – Tại sao đất nước bình yên mà lại cần phải có dư luận viên để định hướng suy nghĩ cho mọi người ? – Tại sao khi đi bầu cử chúng tôi không biết ứng cử viên là ai mà vẫn phải bầu ? – Tại sao nền kinh tế lại là “Thị trường theo định hướng XHCN” trong khi hai cái này là hai hình thái hoàn toàn đối lập ? – Vì sao chế độ VNCH là chế độ xấu, cờ vàng là cờ “ngụy quân” như nhưng lại được dân VN yêu mến ? – Vì sao từ Hai Bà Trưng cho đến VNCH lại dùng cờ có nền màu vàng? – Vì sao phim Tàu, sách Tàu đã chỉ ra cờ CSVN giống y như đúc lá cờ từ Phúc Kiến …. – Vì sao quân đội VNCH lại là “Tổ quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm” còn quân đội CSVN chỉ ” Trung với đảng” mà thôi ? Thật ra, có rất nhiều câu hỏi đã hình thành trong tôi mà khi đi giải đáp những điều đó, tôi đã ngộ ra hai điều: CSVN là chế độ khốn nạn nhất trong lịch sử VN. Trong khi đó Cờ Vàng chính là chính nghĩa Quốc Gia, dân tộc… Chính vì thế, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa Quốc gia đã chinh phục tôi từ đó ! Tôi rất mong rằng, bất cứ một người VN nào còn đang băn khoăn về chính kiến của mình, xin hãy đặt những câu hỏi tương tự như của tôi đã đặt và tìm câu trả lời cho chúng. Khi đó, các quý vị sẽ tự tìm cho mình con đường đúng đắn nhất, chân lý đúng đắn nhất. Đây chỉ là những chia sẻ nhỏ nhoi của tôi về kinh nghiệm để tim ra đâu là tình yêu đích thực của mình đối với dân tộc Việt nam. Đặng Chí Hùng 19/01/2017 (FB Đặng Chí Hùng) Advertisements BÙI LỘC * 5 CA KHÚC BỊ CẤM Năm ca khúc mới bị CSVN cấm lưu hành Bùi Lộc (Danlambao) - Chuyện thanh toán văn hóa đồi trụy do bọn "phản động" và Thực dân Pháp để lại không ồn ào mấy vì thực ra sách báo phát hành hồi trước năm 1954 cũng rất giới hạn; còn băng đĩa nhạc nhựa hồi đó cũng chưa sản xuất tại Việt Nam. Nhưng chính sách hành hạ học trò trong vụ “Nhân văn Giai phẩm” thì khét tiếng và người có công đầu là Tố Hữu, theo ông ta nói đã vô cùng bàng hoàng sửng sốt khi nghe tin ông nội Stalin của mình vừa mất: “Hôm qua loa gọi ngoài đồng Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao Làng trên xóm dưới xôn xao Làm sao, Ông đã… làm sao mất rồi! Ông Xít-ta-lin ơi! Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không?" Những nhân chứng trong vụ hành hạ học trò này nhiều người hiện còn đang sống trong đó có các ông Bùi Tín, Vũ Thư Hiên và Nguyễn Minh Cần. Sau năm 1975, cs tấn công và triệt hạ văn hóa phản động đồi trụy "Mỹ Ngụy" mới khiếp đảm. Không những tại Sài Gòn mà tất cả các thành thị miền Nam, họ đằng đằng sát khí, nhất là cán bộ du kích 30 tháng Tư hò hét thu gom tất cả các loại sách báo, băng đĩa nhạc chất thành đống, đốt khói ngút trời. Truy quét văn hóa đồi trụy lần này tuy triệt để, nhưng vẫn có những đứa con trong đống văn hóa đồi trụy này lọt thoát được không những do dân "ngụy" Miền Nam che giấu, mà đặc biệt ngay chính nhiều cán bộ cách mạng chẳng biết có phải vì lòng trắc ẩn, nhân đạo với các cháu trong đống văn hóa đó hay không nhưng thấy nhiều đứa xinh xinh nên đã giấu trong ba lô của mình mang về Bắc đọc trộm hay nghe lén các cháu hát sao thấy chúng ngọt ngào thế. Các cháu sao dễ thương quá, lương thiện và đơn sơ quá, đâm mê các cháu luôn. Dân "Ngụy" Miền Nam, khiếp sợ cs quá; đổ xô ra biển chạy trốn trối chết nhưng cũng không quên âu yếm thương xót đùm bọc các cháu mang theo, cứu được đứa nào hay đứa đó. Chúng tôi sống thì các cháu cũng được sống. Khi cuộc sống nơi quê hương bắt đầu đi vào ổn định thì những mầm mống văn hóa này lại phát triển. Công việc in ấn phát hành không những sáng tác mới mà còn cả những sách báo cũ cũng được in lại, còn nhạc được thâu lại và in ấn trên băng và đĩa nhựa nhằm cung cấp cho nhu cầu đồng hương hải ngoại bớt đi đôi nỗi phiền muộn, lo âu dõi theo những biến cố đau thương đang giáng xuống thân nhân nơi quê nhà. Với thời gian, những dòng văn hóa này lại tìm đường lội ngược về lại trong nước bằng nhiều phương tiện: đút lót qua cửa ải các phi trường... và phương tiện hữu hiệu nhất là Internet. Các em, các cháu văn hóa đồi trụy lẫn trốn trong nước ngày càng công khai lấy lại sức sống tung bay khắp nẻo đường đất nước, có mặt trong các tiệc cưới, liên hoan họp mặt, các tiệm ăn, quán cà phê, karaoke; ngay cả trong những quán cóc ven đường. Nơi nào người ta cũng nghe văng vẳng những tiếng lòng qua những bản tình ca của văn hóa đồi trụy. Những chị em văn hóa đổi trụy theo dòng người tỵ nạn trốn ra hải ngoại được hỗ trợ với những nhạc cụ dồi dào và những nhạc công tay nghề cao cũng như những phương tiện kỹ thuật in ấn, thâu hay sang băng, càng dễ thương, trau chuốt, mượt mà tươi mát hơn. Khi chui về nước gặp lại các chị em trốn thoát hay được các chú bộ đội kể cả tướng tá che giấu để nghe lén trước đây; mừng mừng tủi tủi hỏi han nhau: - Các chị em sao rồi, có hay gặp rắc rối gì không? Một đàn chị hải ngoại ân cần hỏi. - Họ vẫn cấm đấy, nhưng thây kệ. Chúng em vẫn sống khỏe, vì được nhiều bà con thương mến. Mấy người Miền Bắc họ cũng yêu quý chúng em lắm. Nhà giàu nào cũng có cả bộ CD hay DVD chúng em đó. Chúng em lang thang khắp nước chả ma nào làm khó dễ gì tụi em cả; ngược lại chỗ nào chúng em cũng được ân cần chào đón. - Chị có nghe “Ly Rượu mừng”, chúng mới quật mồ và phục hồi danh dự cho nó phải không? - Ô chuyện tức cười lắm các chị ơi. Chôn không được vì mỗi khi xuân về là suốt từ Bắc vô Nam, hang cùng ngõ hẻm chỗ nào cũng nghe “Ly Rượu Mừng” nên họ phải phục nó dậy thôi chứ chả xót thương gì đâu các chị ạ. Nhưng để dựng nó sống lại, họ phải giải thích sao cho phù với chính sách nên họ nói “người binh sĩ” trong nhạc bản của Phạm Đình Chương hàm ý muốn nói đến “bộ đội cụ hồ” chứ không phải người lính Cộng hòa. Thế còn “người thương gia” thì sao mà họ lại đánh tư sản thí mạng vậy? Trước đây ngoài Bắc, họ đã không những thẳng tay với địa chủ mà còn tiêu diệt triệt để mọi thành phân buôn bán lớn nhỏ. Rồi khi tiến vào Sài Gòn sau năm 75, họ đánh tư sản mại bản và hai lần đổi tiền nhằm cào bằng xã hội Miền Nam cho bằng với ngoài Bắc. Nghĩa là phải cùng đói. Cũng nhân những cơ hội này mà mấy ông trong chính trị bộ, các tướng tá, tai to mặt lớn trong đảng tự nhiên phất, chỉ sau một đêm sáng dậy thấy mình trở thành những tư bản đỏ. Chị còn nhớ hai trường hợp đâu có phải buôn bán gì đâu, nhưng chỉ là chạy quanh kiềm cơm cho bớt đói thôi. Trường hợp thứ nhất ở Đồng Nai có một người chỉ chở có mỗi bao than trên đường từ Vũng Tàu về Sài Gòn vào đêm khuya cũng bị côn an đi xe gắn máy đạp chúi vào lề đường thiếu gãy xương và bắt lên trụ sở xã vừa đói vừa mệt, lại vừa tức, ngồi viết kiểm điểm. Khi viết xong đưa cán bộ. Đọc cho có lệ, bắt bẻ vài đoạn, nạt nộ mấy câu rồi cho về nhưng phải để bao than lại vì đó là tài sản của nhân dân, của nhà nước. Trường hợp khác một phụ nữ có việc cần đi Ban Mê Thuột, khi về mua được ký cà phê. Trước khi về, đã cẩn thận gói dàn mỏng ra dấu kín nhờ Nông Thị Xuân giữ hộ cho chắc ăn. Nào ngờ đến chặng kiểm soát, “bác” côn an lần mò sao cũng vạch ra được thế là ‘bác’ chơi luôn mất ký cà phê. Chẳng nể mặt Nông Thị Xuân, Nông Thị Ngát gì cả. - Cái vụ “thương gia lợi tức,” trong bài hát, thực tình lu bu quá, em cũng không rõ “cục” nghệ thuật ca múa giải thích cụ thể ra sao, nhưng em chỉ đoán thôi thì bây giờ nhà nước "ta đã cởi trói kinh tế” rồi, chỉ còn giữ lại chút xíu định hướng xhcn thôi, còn bao nhiêu là xả láng, tư bản hơn Mỹ nhiều. Chị không thấy là đại gia đầy đường sao. Thương gia hải ngoại nhằm nhò gì so với họ. Nói chung dòng nhạc đồi trụy hải ngoại về hợp với nhạc đồi trụy chui trong nước đang nở rộ không những trên khắp hang cùng ngõ hẻm của đất nước mà còn chễm chệ ngay trong các rạp hát lớn của Hà Nội và Sài Gòn. Còn những ca khúc do các nhạc sĩ Miền Bắc sáng tác hồi chiến tranh rập khuôn trong chính sách, dẹp những tình cảm lãng mạn ủy mỵ qua một bên, lúc nào cũng phải mang tính chiến đấu cao như gậy thúc đít ngựa: “Tiếng chầy tiếng sóc Măm bô, Cô gái vót chông, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, Anh đi sai đường em không chịu nổi, chiến nón tai bèo gì gì đó...” Đứa nào cũng mang chất lai căng, đặc biệt the thé giọng Tầu khựa. Chẳng ai muốn hát và có hát cũng chẳng ai muốn nghe. Hồi đó nếu nghe đài phát thanh Bắc Kinh hay Hà Nội cũng rất khó phân biệt. Tiếng ta, tiếng Tầu cũng na ná. Giọng xướng ngôn viên chanh chua, đanh đá; còn nhạc lúc nào cũng giọng óc đinh tai nhức óc chẳng biết lời nhạc nói gì. Trào lưu nhạc định hướng này sau khi chiến tranh kết thúc nó cũng hết tác dụng, tự nhiên người ta thấy nhàm chán vì nó không có sức sống, gò bó, không phù hợp với tình cảm tự nhiên con người. Trong khi những cái gì nói lên đúng tâm tư, tình cảm con người thì được người ta ưa chuộng nâng niu. Những sáng tác của các tác giả Miềm Nam cũ càng ngày càng chinh phục trái tim những ai khi có dịp tiếp cận. Những nghệ sĩ thế hệ sau chiến tranh cả hai miền Nam Bắc nếu viết nên những cảm xúc chân tình của mình, không khép mình vào khuôn mẫu cũng đều được người đời đón nhận. Nhạc sĩ Tô Hải ý thức rất sâu sắc về lãnh vực này nên chính ông đã tuyên bố vứt bỏ tất cả những bài nhạc ông viết nhằm phục vụ tuyên truyền trước đây. Có những ca khúc nhiều người công nhận là những “Giai điệu vượt thời gian,” vì nó đi vào lòng người, nói lên những nỗi niềm chân thành của con tim. Trong đó có “Con đường xưa em đi” là một trong năm ca khúc vừa bị cs cấm: - Cánh thiệp đầu xuân - Rừng thưa - Chuyện buồn ngày xuân - Con đường xưa em đi - Đừng gọi anh bằng chú Tại sao những ca khúc này được lưu hành hơn 30 năm đến hôm nay mới bị cấm? Chính Tần Thủy Hoàng ra lệnh hay quân sư nào trong vụ này? Qua phát biểu của ông Nguyễn Lưu nói “Có rất nhiều vấn đề về mặt tư tưởng”. Khi chúng ta ca ngợi những bước chân người lính, đó phải là những bước chân của người đi bảo vệ, xây dựng Tổ quốc, chứ không phải những người dại dột đi theo kẻ thù, chống lại quyền lợi của dân tộc.” Còn ông Nguyễn Thụy Kha: “Hàng trăm hợp xướng của tôi và các đồng nghiệp, hàng nghìn ca khúc cách mạng vĩ đại thì chẳng ai nhắc đến hay ca ngợi. Còn 5 ca khúc kia mới bị tạm dừng lưu hành lại được đưa ra mổ xẻ, tranh cãi, bênh vực. Tôi cho rằng, thị hiếu của một bộ phận công chúng người Việt đang thực sự có vấn đề." (BBC 20.03.2017) Ngay sau khi cấm năm bài nhạc trên, tiếp theo sau là đưa ra hình phạt tù và tiền đối với những người hát, tàng trữ hay phát tán những ca khúc bị cấm lưu hành. Nghĩa là vừa đốt sách xong là tiếp tục dọa chôn học trò. Qua phát biểu của hai ông Lưu và Kha khi so sánh những ca khúc tầm thường như thế mà sao người ta lại cứ say mê trong khi những tác phẩm vĩ đại uyên bác mang tính chiến đấu cao người dân lại ghẻ lạnh, người ta phần nào đã có được câu trả lời vì sao những ca khúc trên lại bị tạm cấm lưu hành, nhưng nhiều người lại đoán có thể sẽ bị cấm luôn. Tóm lại, khi thấy người ta say mê và cứ hát những ca khúc tầm thường hơn những ca khúc vĩ đại uyên bác của mình nên phe ta thấy “nhột” và muốn hô chúng “biến” cũng như chủ nghĩa xã hội ưu việt chắc chắn sẽ đào mồ chôn vùi chủ nghĩa tư bản đã được các đỉnh cao trí tuệ khẳng định thì không thể sai. Tết năm 1974, khi quân xâm lược Trung cộng lấn chiếm Hoàng Sa của Việt Nam, Hải quân VNCH đã hy sinh tính mạng để bảo vệ biển đảo của quê hương nhưng họ đã thất trận vì chính quyền Miền Nam còn đang phải chiến đấu ác liệt với Việt cộng khắp nơi trên đất liền. Giả sử Miền Nam không bị quân cs Bắc Việt xâm lược, liệu Trung cộng có lấy nổi Hoàng Sa của Việt Nam không? Thời đó vũ khí của Trung cộng còn rất lạc hậu. Chiến thuật hay nhất của họ là biển người tức lấy thịt đè người theo nghĩa đen. Ngày nay thì Trung cộng đang cắm chốt đầy rẫy không những ngoài hải đảo và ngay trên đất liền, điển hình nhất là Formosa, và khu khai thác nhôm Đắc Nông, chưa kể kế hoạch Sông Hồng trong tương lai gần. Vậy thử hỏi ông Lưu ai là kẻ dại dột theo địch. Xin ông lương thiện trả lời. Chỉ có những người cố tình bịt mắt lại mới không thấy những sự kiện về đất nước và con người đang xảy ra trước mắt, nhưng lúc nào cũng vọng tưởng ru ngủ với hào quang quá khứ. Hàng ngàn những ca khúc thúc quân rồi cũng sẽ đi vào quên lãng nhưng chỉ một ca khúc tầm thường phù hợp với những thổn thức chân thành của con tim cũng sẽ được người đời trân trọng lưu truyền mãi mãi. Khi cs sụp đổ tại Liên Sô và Đông Âu, không phải là những nhà chiến lược tài giỏi cũng nhìn thấy cs sẽ biến khỏi trái đất này trong tương lai rất gần. Quê hương Việt Nam có sớm có tự do dân chủ, sánh vai cùng các dân tộc văn minh nhân bản trên thế giới hay không tùy thuộc vào những lực cản của những thành phần cố chấp không nhìn ra được những giá trị đích thực chung của đất nước, dân tộc và cái gì chỉ là quyền lợi ích kỷ, nhỏ nhen của cá nhân và phe nhóm. 28.03.2017 Bùi Lộc danlambaovn.blogspot.com Posted by sontrung at 9:40 PM No comments: Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 461 NGUYỄN THỊ THẢO AN * VỈA HÈ Lang thang trên những vỉa hè Nguyễn Thị Thảo An (Danlambao) - Những cái vỉa hè đã trở thành câu chuyện thời sự số một ở Việt Nam hiện nay. Hình ảnh ông Phó chủ tịch quận 1 Đoàn Ngọc Hải đích thân xuống vỉa hè chỉ đạo bứng từ gốc cây, khiêng từng chậu kiểng, câu từng cái xe, đập từng bậc thềm, phá từng kios... tràn đầy trên các trang mạng xã hội trong và ngoài nước. Vừa chỉ đạo, vừa thề thốt, “Không giải phóng được vỉa hè, trả lại cho người đi bộ, ông sẽ cởi áo về vườn.” Quyết tâm của ông làm người ta sửng sốt. Xe của phái đoàn ngoại giao nước ngoài, ông câu ngay. Xe của hoa hậu, người mẫu ư? Ông nói, “Chẳng có hoa hậu, hoa hiếc gì cả. Câu tuốt.” Mặc dù cái cô chủ xe đang đứng đó năn nỉ ỹ ôi, sẵn sàng đóng phạt vi phạm mà cũng câu luôn. Đi từng nơi, đập từng chỗ. Nhà hàng hay công sở, tiệm quán hay ngân hàng, đều đập hết. Cái gì để trên vỉa hè, cái đó thuộc diện tịch thu. Cái gì ló ra, đập ngay cái đó. Đơn giản là vậy. Ngay cả những di tích có tính chất lịch sử, ông cũng không tha. Lịch sử lấn chiếm vỉa hè thì đập luôn lịch sử. Không có di tích, di tiếc gì cả. Ông xẻn cái vỉa hè giống như người ta xẻn một cái bánh kem, xẻn sát rạt. Những chỗ ông và đoàn chiến dịch đi qua, vỉa hè trở nên loang lổ, mặt tiền phố xá tan hoang. Trên các trang mạng xã hội, người ta gọi ông là “Hung thần đường phố”. Nhưng trên phương diện nhà cầm quyền, cấp trên hết lời khen ngợi, họ coi ông là “Anh hùng đường phố”. Vậy thật ra, ông là “Anh Hùng” hay “Anh Khùng”? Chiến dịch “giải phóng vỉa hè” na ná như “giải phóng Sài Gòn”. Mà tâm lý bây giờ thì giải phóng cái gì thì người ta cũng sợ. Quyết tâm ngất trời của ông đang lồng lộng bay trên đường phố Sài Gòn. Bỗng dưng xô dạt ký ức tôi về quá khứ. Cái thời niên thiếu trẻ con gắn chặt với các vỉa hè. Thời đó, bọn trẻ con chúng tôi không có nhiều phương tiện giải trí giống như bây giờ. Những vỉa hè là chốn giang hồ vặt của bọn tôi thời ấy. Tôi yêu con đường trước nhà nên bao giờ cũng vác cặp tới trường rất sớm. Tuy từ nhà tới trường không xa, nhưng tôi thích dành thời gian nhởn nhơ trên các vỉa hè. Chỗ này là xe hủ tiếu, với hình Quan Công hoa Thanh Long Đao, Trương Phi dốc mâu kích gác chân trên cầu Trường Bản. Tôi không có tiền mua hủ tiếu, nhưng hay la cà để ngắm hình Tam Quốc Chí. Những lúc đó tôi có cảm tưởng mình sống lùi lại mấy ngàn năm. Lòng thành kính ngưỡng mộ cái khí chất kiêu hùng của họ. Chỗ kia, cuối con đường là anh bán cà lem. Cái thùng xốp đựng cà lem lạnh buốt. Tôi thích nhìn hơi lạnh toát ra giữa trưa hè nóng gắt. Bụng dạ cứ phập phồng sợ cái nắng nóng làm tan chảy hết cà lem. Cũng đôi khi tôi chỉ dừng lại ở một góc phố, cốt ngắm người ta qua lại. Ngắm người là cả một niềm vui. Thú vị trong trò chơi nho nhỏ chỉ có mình tôi biết. Họ là ai? Họ đi đâu và về đâu? Thử đoán người ta bằng hình dung của họ. Trên con đường đó, ngày nào tôi cũng dừng lại mua một gói xôi. Cái bà bán xôi dạo ấy là một bà già, rất già. Bà đội khăn mỏ quạ, da mồi, tay run. Tôi thích nhìn bàn tay run run của bà khi đưa gói xôi nhỏ cho tôi. Gói xôi nhỏ xíu, chỉ lủm một cái là hết, ăn không đủ no. Bọn trẻ nói tôi ngu, vì bà bán đắt hơn những người khác. Tôi chỉ cười vì tôi có cách “trị” cái cách bán đắt của bà. Trước khi ra khỏi nhà, tôi đã xuống bếp lục cơm nguội ăn cả một nắm lớn. Gói xôi đó, tôi chỉ hưởng như hưởng hương, hưởng hoa mà thôi. Bà là người Bắc di cư, có người Bắc nào mà không bán đắt? Bà có một đám con cháu, tất cả sống vì cái thúng xôi này. Năm cắc một gói xôi tôi còn thấy chưa thấm vào đâu, nữa là... Không hiểu sao họ sống nổi với cái thúng xôi đó. Tôi không thể nào không kể hàng bánh mì của bà trẻ. Cả mấy năm trời ngày nào tôi cũng ghé thế mà quên không hỏi tên. Bánh mì của bà rất ngon, khách đông tới nỗi bà không kịp bán. Mới đầu tôi ghé mua, nhưng thấy bà bán không kịp nên tôi bỏ cặp, xông vào giúp. Nướng bánh, cời than, và gói là những việc tôi làm được. Cái bà trẻ này có một nụ cười hiền, hàm trăng trắng bóc và đôi môi rất hồng. Bà là góa phụ, một mẹ ba con, nhan sắc mặn mòi. Nhưng tôi không mê bà, mà lại đắm chìm trong cái bếp than nóng rực. Mỗi khi cời than, bọt lửa bắn lên, tiếng nổ lách tách, tôi có cảm tưởng như đang ngắm những vì sao rụng. Cái chợ nhóm khúc trên vỉa hè này chóng tàn lắm, chưa trưa đã vắng. Buổi trưa nó là con đường êm ả, đầy nắng. Tới xế, khi có tiếng rao “Hủ”, tức là gánh tà hủ của ông Tàu già đã tới, tôi biết lúc đó là 3 giờ. Cái ông Tàu này xuất hiện giống như một nhân vật trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung. Ông mặc áo bào, áo rách tả tơi, đầu đội nón tre bạc mầu nhọn hoắt, vai gánh tà hủ chậm rãi, đi như đếm từng bước. Không ai thấy rõ mặt ông, cái nón lụp xụp che khuất gương mặt già nua, khắc khổ. Giọng của ông trầm đục, lâu lâu rống lên độc một tiếng “Hủ”. Người lạ khó nhận ra tiếng “Hủ” này. Nó không giống tiếng của con người. Âm thanh như tiếng con bò hộc lên rồi chết. Ngoài chữ “Hủ” ra, ông không nói thêm tiếng nào, kể cả khi nhận tiền hay thối tiền. Hình như cả xóm tôi không ai thắc mắc về điều đó. Người ta thích tà hủ của ông hơn. Phải nói tà hủ của ông ngon độc nhất. Tôi mê tà hủ của ông mà cho tới bây giờ mới biết đó là những chén tà hủ ngon nhất thế gian. Có một lần, ông đang múc tà hủ thì có một đám trẻ con rượt nhau, chúng té ập vào gánh hàng làm cả thùng tà hủ của ông đổ nghiêng ra đất. Cảnh tượng này kinh khủng giống như một thảm họa vừa rớt xuống đời ông. Cái cảnh ông cầm cái giá thiếc, bò ra đất vừa cào tà hủ, vừa khóc rống. Lúc đó, tôi mới nhận ra, nước mắt đàn ông có sức mạnh gấp trăm lần nước mắt đàn bà. Bây giờ mấy mươi năm rồi mà nhớ lại mà tôi còn chảy nước mắt. Cái gánh hàng rong vốn liếng chỉ đáng một trăm đó là cả gia tài của một người già nghèo khổ. Những cái gì của người già mất đi thì họ không còn có thể tìm lại một lần nữa. Trong khi bọn trẻ chúng tôi lau nhau giúp ông dọn dẹp, mẹ tôi vét hết tiền nhà cũng chỉ có 10 đồng. Ký ức tôi in đậm hình ảnh mẹ cầm cái chén tất tả chạy kêu hàng xóm. Ai đi qua mẹ đều chặn lại xin xỏ. Cuối cùng cả xóm chung tay được 40 đồng. Khi mẹ trao cho, ông Tàu xúc động khóc nấc, không thốt lên được một tiếng cảm ơn nào. Cái buổi trưa đó nắng lóng lánh lắm. Tôi cứ có cảm tưởng là vàng từ trên trời vừa rơi xuống đoạn đường này. Kể không hết những kỷ niệm trên vỉa hè, những góc phố mà tuổi thơ tôi đã đi qua. Bây giờ trở về, hình ảnh cũ đã không còn. Nhưng những tiếng rao của những gánh hang rong vẫn còn vang vang trong tâm khảm. “Ai ăn bánh ú, bánh tét hôn?”, “Chè đậu đen nấu đường cát trắng đây”, “Hủ”, và những tiếng mì gõ lốc cốc xua tan cái tĩnh lặng của đêm khuya… Đó là những bản nhạc chỉ có một lời. Ca từ là một vệt sâu lắng chìm trong ký ức. Những cái vỉa hè đó, nó không chỉ là lối riêng dành cho người đi bộ, nó còn mang cả sự sống của con người trên đó. Nếu không có sự sống thì cái vỉa hè nào cũng giống nhau. Đơn giản vì nó chỉ là một lối đi. May mà thời của tôi không có ai là Đoàn Ngọc Hải. Thế nên, cái mảng ký ức của tôi vẫn còn nguyên không bị xẻn mất một góc nào. Những Đoàn Ngọc Hải hôm nay không sống nổi trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Thời đó, cảnh sát cũng đi dọn dẹp vỉa hè, họ cũng giành lại lối đi cho người đi bộ. Nhưng họ không có cách hành xử như Đoàn Ngọc Hải. Chỉnh trang độ thị, giành lại lối đi, dọn dẹp vỉa hè... cả thế giới đều làm. Họ đã làm và làm rất hoàn hảo. Sao ông Hải hay các lãnh đạo cao cấp khác không nghiên cứu trước khi thi hành. Hãy coi những vỉa hè trên đường phố Paris, những vỉa hè trên đường phố Ý, cả ở Mỹ nữa. Không có nơi nào người ta xẻn sát rạt như cái cách Đoàn Ngọc Hải đang làm. Vỉa hè nó có vẻ đẹp riêng của nó. Hãy thử tưởng tượng đường phố Việt Nam không có vỉa hè. Nó giống như gương mặt một người đàn bà không có lông mày vậy. Bởi vì vỉa hè là một đặc điểm của đường phố Việt Nam, là nét đẹp thu hút khách du lịch các nơi đổ về. Họ đi tìm những cái mới lạ mà ở xứ họ không có. Người ta đồng ý là vỉa hè bị người dân lấn chiếm quá nhiều. Buôn bán tràn lan, luộm thuộm và mất trật tự, thiếu vệ sinh, cần phải chỉnh trang. Nhưng chỉnh trang là làm đẹp chứ không làm mất. Ông Hải và đoàn tùy tùng của ông hành xử theo kiểu “gặp là đập”, cái gì cũng tịch thu mà ông gọi là làm việc theo đúng quy trình. Quy trình đó là gì? Không ai biết. Ông cũng không giải thích. Cứ chụp cho cái mũ “quy trình” thì hợp thức hóa cái cách đập phá của ông. Ông đi tới đâu, người ta kinh hãi tới đấy. Giống như đoàn Hồng Vệ Binh của thời Cách Mạng Văn Hóa bên Tàu. Những nơi đoàn “Hồng Vệ Binh” này đi qua, vỉa hè loang lổ, con phố tiêu điều. Cảnh tượng không khác gì thời chinh chiến. Bao giờ thì người ta mới làm lại cho nết nét tan hoang? Còn những bậc thềm tam cấp, ngũ cấp nữa. Nếu không có các bậc thềm này, làm sao người ta bước lên bước xuống? Chẳng lẽ phải tập phóng, tập nhảy thay cho bước ra, bước vào ư? Chiến dịch “Giải phóng vỉa hè” ông Hải nói là để Sài Gòn đẹp như Singapore. Để Sài Gòn đẹp như Singapore thì phải có cái đầu của Lý Quang Diệu. Bắt chước Singapore, không thể chỉ bắt chước cái vỏ ngoài của nó. Nếu không nó chỉ là một thứ hàng nhái kiểu “Made in China”. Cái nội lực của Singapore là Kinh Tế và Dân Trí. Đảng Cộng Sản chỉ chăm chăm bảo vệ quyền lãnh đạo đã bỏ qua rất nhiều hợp đồng bạc tỷ, nhiều triệu công ăn việc làm cho dân chúng. Cơ hội đã mất rất nhiều rồi. Nếu người dân có việc làm tốt, không ai thích ngồi bán hàng rong, hoặc la cà trên vỉa hè đổi chác vặt. Người dân chỉ mong nhà nước nắm bắt cơ hội hay hoạch định một chính sách lớn. Cần phải biết rằng, mỗi một chính sách, mỗi một cơ hội, mỗi một hợp đồng cần phải thận trọng. Vì đó là quyền lợi của toàn dân, không phải của một đảng. Muốn thực hiện chỉnh trang đô thị cần phải có một chính sách minh bạch và nhất quán, hợp với luật pháp. Cần có những người am hiểu pháp luật nghiên cứu trong một thời gian dài. Bởi vì đây không phải là một chính sách đơn giản. Trước khi lập chính sách mới, một sắc luật mới, chính quyền cần phải tham khảo luật nhà đất, diện tích đất đai, hồ sơ đo đạc quy định của bộ Công Chánh, quy định diện tích của những con đường, lòng đường và vỉa hè... Cần nghiên cứu sự sai biệt giữa mặt đường và nền nhà sau mỗi lần sửa đường làm nền nhà sụt lún. Quan trọng nhất là cần nghiên cứu tác động ảnh hưởng kinh tế của những doanh nghiệp hai bên đường, của những người bán hàng rong trên vỉa hè. Mức bồi thường thiệt hại, những mất mát do tịch thu,.. và chi phí để xây lại vỉa hè, xây lại mặt tiền của các doanh nghiệp. Ai là người chịu trách nhiệm? Để tiến hành chỉnh trang đô thị, chỉnh trang vỉa hè, ông Đoàn Ngọc Hải phải có thông báo trên các phương tiện truyền thông, nhà nước phải giải thích và thuyết phục với dân chúng. Phải có thông báo và xác định rõ phần nào phải sửa chữa để các chủ doanh nghiệp, công sở... chuẩn bị tâm lý và tài chánh, đồng thời phải có thời hạn ít nhất 3 tháng để thi hành. Quan trọng nhất là phải giải quyết được công ăn việc làm của người dân trên vỉa hè đó. Mỗi một chỗ ngồi của gánh hàng rong nào cũng có cái giá của nó. Họ đã mua lại với giá từ $600 cho tới $3,000 dollars. Đó là cả một sản nghiệp, và là nguồn thu nhập chính cho cả gia đình họ. Giật mất chén cơm tương đương như giật mất tính mạng của họ. Chính quyền khuyến khích, các bà gánh hàng rong hãy bán hàng trên mạng. Thời đại của internet, ngành Gánh Hàng Rong cũng phải toàn cầu hóa. Việt Nam thời hội nhập đấy. Tội nghiệp cho những gánh hàng rong! Xôi bán trên mạng ư? Nước mía trên mạng ư? Thôi thì cũng được. Khỏi mất công rao, thanh toán bằng thẻ. Càng hay. Nhưng làm sao cho khách ăn trên mạng đây? Chuyện chỉ có những người bại não mới nghĩ ra. Nhưng mà việc giành lấy vỉa hè cho người đi bộ nó quan trọng hơn việc giành lấy môi trường sạch, biển sạch sao ta? Thủ tướng Phúc, Bí thư Thăng ca ngợi quyết tâm đòi lại vỉa hè, tại sao lại không có quyết tâm đòi lại Trường Sa, Hoàng Sa? Hay đấy chỉ là chuyện nhỏ? Làm ngơ mới là chính sách lớn. 27.03.2017 Nguyễn Thị Thảo An danlambaovn.blogspot.com Posted by sontrung at 9:37 PM No comments: Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 461 NHÀ BÁO PHẠM HUẤN Nhà báo Phạm Huấn, sĩ quan cao cấp đầu tiên có mặt tại Hà Nội hơn 30 năm về trước 2005-10-30 Phạm Ðiền, phóng viên đài RFA Nhà báo Quân đội Phạm Huấn vừa từ trần tại San Jose, Bắc California, Hoa Kỳ. Nói về Phạm Huấn chúng ta còn nhớ cuốn hồi ký “Một Ngày ở Hà Nội”, ông viết về chuyến ra Hà Nội trong đợt giao trả tù binh giữa hai phía Hoa Kỳ và Bắc Việt vào năm 1973. Bấm vào đây để nghe tiết mục này Download story audio PhamHuan150.jpg Nhà báo Quân đội Phạm Huấn tại Hạ Lào năm 1971. Photo courtesy of Hung Pham Vị Sĩ quan cấp tá duy nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà mặc quân phục đứng giữa thủ đô Hà Nội tháng 2 năm 1973 nhân ra Bắc dự khán và tuờng trình việc trao đổi tù binh Mỹ là thiếu tá Phạm Huấn đã vĩnh viễn ra đi tại San Jose, để lại tiếc nhớ cho bạn bè, đồng đội. Phạm Huấn “Rock Hudson” Khi chia sẻ cảm nghĩ,cảm tình với Phạm Huấn nhà văn Hoàng Hải Thủy hiện đang sinh sống với gia đình tại Virghinia đã cho biết một số chi tiết: “Phạm Huấn, năm 1960 lúc đó mới thiếu úy hay trung úy gì đó thôi. Hắn ta đẹp trai, đẹp trai nhất trong bọn chúng tôi đó, trắn trẻo, mà đời sống sạch sẽ. Ở trong quân đội không có tiếng tăm gì. Có một thời gọi Phạm Huấn là Rock Hudson, theo như tên của tài tử đẹp trai của Hollywood. Chỉ có một cái đau thương và buồn đó là, người ta mỗi người có một cái số, không thể nói trước được cuộc đời con người sau này sẽ ra làm sao. Cái mà tôi muốn nói bị cái bệnh AlZeimer thì mấy năm sau yếu đuối, cái đó thật là đau thương mà chúng tôi không nói trước được, bây giờ mất rồi thì cũng chỉ than thở thế thôi cứ so tôi với Phạm Huấn thôi thì Phạm Huấn, đáng nhẽ số phải khỏe mạnh, phải hơn tôi mới phải chứ vì Phạm Huấn không có ăn chơi sa dọa. Tôi với Phạm Hậu thì bằng tuổi nhau. Phạm Hậu, Phạm Huấn, Phạm Hùng rồi Phạm Long, Phạm Long kẹt lại, có một thời gian tù với tôi cùng trại ở số 4 Phan Đăng Lưu những năm1977-80 có 3 người trong 4 anh đó đi sang Mỹ trước là Pham Hậu, Phạm Huấn, Phạm Hùng và một cô em nữa đi qua Mỹ trước, Phạm Long bị ở tù, sau này mới đi được. Khi Phạm Huấn còn sống thì tôi cũng có quyển đó mà tôi không thấy xúc động gì nhưng khi Phạm Huấn mất một cái, tôi mở ra tôi xem thì tơi thấy cái hình Phạm Huấn, đứng chụp, trong quân phục mà giữa lòng thành phố Hà Nội, tự nhiên tôi thấy xúc động. Tôi lại có cái duyên mới đây tôi lại có quyển Một Ngày ở Hà Nội hồi ký năm 1973, Phạm Huấn cùng với Phan Nhật Nam và Dương Phục lá 3 sĩ quan Việt Nam đã đi trên một cái máy bay của Ủy Ban Liên Hợp 4 bên về Hà Nội chứng kiến cuộc trả tù binh đợt thứ hai ở Gia Lâm ngày hôm đó. Khi Phạm Huấn còn sống thì tôi cũng có quyển đó mà tôi không thấy xúc động gì nhưng khi Phạm Huấn mất một cái, tôi mở ra tôi xem thì tơi thấy cái hình Phạm Huấn, đứng chụp, trong quân phục mà giữa lòng thành phố Hà Nội, tự nhiên tôi thấy xúc động. Và tôi thấy rằng trong 30 năm chúng ta chiến đấu chống cộng sản mà tôi uớc lượng là sĩ quan của chúng ta, từ thiếu úy cho đến cấp tướng, tôi không biết rõ bao nhiêu nhưng có thể 7, 8 chục ngàn đến 100 ngàn gì đó mà chỉ có một Phạm Huấn thôi là đã mặc bộ quân phục, lúc đó Phạm Huấn Thiếu Tá. Mặc quân phục sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà đứng chụp ảnh ở giữa lòng thành phố Hà Nội. Tôi không thấy ảnh của Phan Nhật Nam, tôi không thấy ảnh của Dương Phục, tôi chỉ thấy ảnh đó, cái ảnh đó làm tôi xúc động và tôi có viết bài về đó và sẽ viết một bài về Phạm Huấn về Hà Nội và nhìn thấy những sĩ quan tù binh Mỹ bị gaim ở Hỏa Lò và cảm nghĩ ra làm sao và tôi sẽ viết một bài.” Cuốn hồi ký “Một Ngày Ở Hà Nội” Cũng như nhà văn Hoàng Hải Thủy, điều gây ấn tượng mạnh cho nhà báo Đào Trường Phúc, hiện đang lo chăm sóc tuần báo Phố Nhỏ thì đó là cuốn “Một Ngày Ở Hà Nội”, một hồi ký được viết ngay vào ngày 19 tháng 2 năm 1973 sau khi một số quân nhân Việt Nam ra Bắc trong sứ mạng trao đổi tù binh Mỹ. Cuốn sách đó được tái bản tại Mỹ năm 1984, nhà thơ Đào Trường Phúc đọc lại và cho biết vẫn còn giữ được ấn tượng đặc biệt khi ông đọc ban đầu bởi vì theo ông “ Một ngày ở Hà Nội” viết bởi một ký giả chiến trường kỳ cựu, không hề nói đến súng đạn chết chóc mà vẫn còn đầy đủ giá trị của một tài liệu sống thực và thâm thúy về chiến tranh Việt Nam. Năm 1973, Phạm Huấn chứng kiến sự kết thúc cuộc chiến đối với Mỹ, khẳng định ngay tức khắc rằng đối với người Việt cuộc chiến chưa thể chấm dứt. Ba mươi năm sau ngày đất nước bị cưỡng chiếm, tình trạng chỉ thay đổi trên bề mặt, nhưng bản chất cuộc chiến vẫn còn nguyên như thế. Và vì lý do đó, tác giả Đào Trường Phúc cho hay khi ông ngồi đọc lại những giòng ghi chép của Phạm Huấn trong “Một Ngày Ở Hà Nội”, ông đã đọc lại với tất cả cảm xúc còn nguyên vẹn như mấy chục năm về trước. PhamHuan200.jpg Nhà báo Quân đội Phạm Huấn tại San Jose, USA, tháng 4-2005. Photo courtesy of Hung Pham Từ Việt Nam khi được tin người em của ông Phạm Huấn báo tin Phạm Huấn đã “Về với Chúa”, nhà văn Văn Quang trong bài viết mang tựa đề phóng viên chiến trường năm xưa đã ra đi đã ghi lại một vào hoài niệm thuở Phạm Huấn đóng phim Ngàn Năm Mây Bay dựa trên một chuyện dài của Văn Quang. Ông cho biết không nhớ chính xác đã quen nhau từ ngày nào nhưng dễ cũng có hơn nửa thế kỷ, và cho hay đầu thập niên 1960, Phạm Huấn đã phục vụ tại Phòng Báo Chí, Cục Tâm Lý Chiến, khi ấy ông vừa rời bỏ chức Đại Đội Trưởng Đại Đội Văn Nghệ vùng 1 đồn trú tại Quảng Ngãi. Nỗi gian khổ của phóng viên chiến trường Phạm Huấn có lẽ yêu đời phóng viên nên xin về làm báo quân đội. Phạm Huấn từng nói với nhà văn Văn Quang “sẵn sàng đi bất cứ chiến trường nào chứ không muốn ngồi bàn giấy làm biên tập viên.”. Câu nói này đưa ra vào lúc chiến trường sôi bỏng khắp nơi. Nhân bài viết của Văn Quang đăng trên báo chí Việt Ngữ hải ngọai cuối tuần này về Phạm Huấn, những người ngoài quân đội và không ở trong giới truyền thông và phóng viên chiến trường thời trước, mới biết được thêm sự gian khổ của các ê kíp phóng viên chiến trường trong khi được cử đi viết tin trong 4 vùng chiến thuật. Họ đều có những nỗ lực và sức chịu đựng cao vì phần lớn các phóng viên chiến trường trẻ ngoài gian khổ còn “đều rách như cái mền” Quan hệ giữa nhà văn Văn Quang và phóng viên chiến trường Phạm Huấn thân đến độ gọi nhau là mày mày tao tao được, nên trong một phần gợi lại kỷ niệm, ông Văn Quang gợi nhớ cả con người hào hoa của Phạm Huấn. Sau những giây phút căng thẳng trên chiến trường, Phạm Huấn trở về thành phố Sài Gòn “rũ áo phong trần, khoác áo hào hoa, thấy dáng thư sinh công tử của Phạm Huấn, không ai nghĩ ông mới thoát chết trên đại lộ kinh hoàng với hai đồng nghiệp Dương Phục và Thanh Thủy. Phạm Huấn được rất nhiều bông hoa hương sắc của Sài Gòn ngày xưa đem lòng ái mộ. Trên phương diện một phóng viên chiến trường thì theo lời nhà văn Văn Quang, tháng 2 năm 1973, Phạm Huấn, Phan Nhật Nam, Dương Phục đi theo phái đoàn ra Hà Nội làm phóng sự trao tra tù binh đợt 2 diễn ra tại phi trường Gia Lâm. Vào thời gian đó Hà Nội đối với người dân Miền Nam hoàn toàn xa lạ cho nên việc có dịp ra Hà Nội là chuyện hầu như không thể xảy ra. Toàn bộ bài tường thuật được đưa lên đài Phát Thanh Quân Đội. Phóng sự đặc sắc được thính giả đón nhận nồng nhiệt khiến Đài Phát Thanh Quân Đội phải phát lại đến 3 lần nữa. Thưa chúng tôi cũng đã sống với anh Phạm Huấn, những cái ngày của tháng 2, tháng 3 năm 1973, những người ký giả đầu tiên ra miền Bắc tại Hà Nội trong lần trao trả tù binh Mỹ theo Hiệp Định Paris và anh đã vẽ nên một cái thực trạng, anh đã báo động cho miền Nam biết qua phóng sự “Một Ngày Tại Hà Nội”, đó là một thành phố vô tính, thành phố không có tính người. Sau này khi sang đến Mỹ, cựu phóng viên chiến trường Phạm Huấn còn viết thêm 4 cuốn sách nữa về Việt Nam, đó là: - Triệt thoái Cao Nguyên năm 1987 - Những Trận Đánh Lớn Trước Khi Mất Miền Nam năm 1988 - Điện Biên Phủ 54- Ban Mê Thuột 75 (1988) và – - Trận Hạ Lào (1990). Nhà văn Văn Quang ghi nhận một đời sống thật ý nghĩa nơi Phạm Huấn, một người mà ông cho rằng với 5 tác phẩm đã để lại, thế hệ sau này sẽ có dịp nhìn rõ hơn những điều sống động, xác thật đã và đang xảy ra trong lịch sử dân tộc mình. Văn Quang cho rằng không phải ai cũng làm được điều như thế. Người phóng viên chiến trường năm xưa đã ra đi, nhưng những gì để lại vẫn còn sống mãi. Bức chân dung thật của Hà Nội Tình chiến hữu và sự yêu mến của những đồng đội dành cho Phạm Huấn rất lớn, đã được tác giả Mùa Hè Đỏ Lửa Phan Nhật Nam một phóng viên chiến trường nổi tiếng trong bài viết tiễn đưa người quá cố như sau: “Chúng tôi, những người bạn của anh Phạm Huấn đang ở San Jose.. Anh Huấn không phải là niên trưởng, mà là người bạn lớn của chúng tôi, những người làm báo, những người làm phóng viên chiến trường của miền Nam ngày trước. Chúng tôi đã chứng kiến anh những cái ngày đẹp nhất năm 1962 khi anh làm phóng sự cho ngày lễ mãn khoá khoá 16 trường Đà Lạt, chúng tôi sống với anh những ngày năm 1970 khi tấn công qua Kampuchia, chúng tôi sống với anh năm 1971 Lam Sơn 719 đánh qua Hạ Lào. Chính năm này, phóng viên chiến trường Phạm Huấn, đã nói lên tiếng nói của người lính miền Nam với Phó Thủ Tướng Trần Văn Hương. Thưa chúng tôi cũng đã sống với anh Phạm Huấn, những cái ngày của tháng 2, tháng 3 năm 1973, những người ký giả đầu tiên ra miền Bắc tại Hà Nội trong lần trao trả tù binh Mỹ theo Hiệp Định Paris và anh đã vẽ nên một cái thực trạng, anh đã báo động cho miền Nam biết qua phóng sự “Một Ngày Tại Hà Nội”, đó là một thành phố vô tính, thành phố không có tính người. Hơn thế nữa, anh là một người báo động cho miền Nam sự bức tử của cao nguyên, sau cái buổi họp 14 tháng 3 năm 1975 tại Cam Ranh và ông Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên đã rút ra khỏi Tây Nguyên trong khi đang tăng viện Phước An và trên cái chiếc tàu bay khi đến Phước An ngày 12 tháng 3. Anh Phạm Huấn là người đã chuyển lệnh đến chuẩn tướng Trường, Tư lệnh Sư Đoàn 23 để rút khỏi Phước An đi về Khánh Dương, rút khỏi Khánh Dương chuyển về Dục Mỹ và lần lần là cuộc bức tử Tây Nguyên và anh Pham Huấn chính là người báo động lần bức tử của miền Nam. Thưa quý vị thính giả, thưa tất cả các bạn, chúng tôi là những người lính, chúng tôi là những người dụng văn để viết nên những cái chữ, về người lính, về cuộc chiến và tôi nghĩ rằng, trong 40 năm qua, anh Phạm Huấn hơn là một người phóng viên của chiến trường, anh đã báo động cho chúng ta biết, những cái lần bức tử Huế. Anh đã vẽ ra chân dung thật của Hà Nội, anh cũng là người cộng tác báo Diều Hâu, thật sự ra chỉ là hai cá nhân Phạm Huấn và Nguyễn Đạt Thịnh, hợp cùng với kẻ sĩ của miền Nam, cụ Trần Văn Hương và thiếu tuớng Nguyễn Văn Hiếu để đưa vụ án tham nhũng lớn nhất của miền nam tức vụ án của Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội ra trước ánh sáng.” Lễ tiễn biệt Bạn bè của Phạm Huấn tứ xứ và khắp nơi trên đất Mỹ đã đổ về San Jose để có dip từ giã Phạm Huấn. Lễ cầu hồn cho Phạm Huấn được cử hành trong thể vào lúc 2 giờ chiều ngày Thứ Bảy tại thánh đường St Patrick ở thành phố San Jose, Bắc California. Và tiếp sau đó là Lễ Hỏa Táng theo ý gia đình. Tình gia đình, tình đồng đội, tình bạn được bào đệ của người nằm xuống là Phạm Hùng trong điếu văn tiễn biệt nêu lên như điều đáng yêu nhất của ngừi đã khuất, ông nói: “Triết lý sống của Pham Huấn giản dị như con người của anh, anh luôn tâm niệm không bỏ anh em, không bỏ bạn bè, vì vậy trong suốt cuộc đời của anh, anh đã làm con, làm cha, làm chồng, làm em, làm thuộc cấp, làm thượng cấp nhưng tôi nghĩ, vai trò anh xuất sắc nhất là làm bạn. Anh đối xử với mọi người bằng thứ tình người chân thật.” © 2005 Radio Free Asia http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/literature_PhamHuan_PDien-20051030.html Phạm Huấn - Nhà Báo Quân Ðội Phạm Huấn là một nhà báo quân đội và trong “Bộ Biên Tập Diều Hâu”. Thành viên Ban Liên Hợp Quân Sự 4 Bên và 2 Bên, đặc trách về Báo Chí, khi Hiệp Định Paris 1973 được ký kết. Chủ tịch Hội Phóng Viên Chiến Tranh Việt Nam, 1972-1975. Tác giả đã theo học Trường Võ bị Đà Lạt năm 1956, Trường Đại Học Quân Sự năm 1963. Và cá Trường Quân sự tại Hoa Kỳ: Infantry School (Fort Benning, GA, 1958), Civil Affairs School (Fort Gordon, GA) và Special Warfare School (Fort Braggs, NC, 1965).… Trong nghề phòng viên chiến tranh, Phạm Huấn có một chỗ đứng riêng biệt, dù đi chung với những phóng viên nổi tiếng hàng đầu của thế giới như Moshe Dayan, Dickey Chapel… hay chỉ đi có một mình, bao giờ anh cũng được đón nhận nồng nhiệt của mọi chiến hữu ở ngoài mặt trận.Năm tháng sau cùng của chiến tranh Việt Nam, anh bỏ bàn hội nghị với Cộng Sản tại Saigon, theo Tướng Phạm Văn Phú lên Pleiku, chắc chắn không phải là một sự ngẫu nhiên. Những ghì mà Phạm Huấn biết được trong cái nôi của mọi khởi biến trọng đại ấy, đã là những chứng liệu quí báu, giúp chúng ta nhìn rõ hơn tình huống lúc bấy giờ. Với tôi chỉ là một câu hỏi thừa thãi: Tại sao, bây giờ, sau nhiều năm, Phạm Huấn mới chịu công bố những sự kiện trên? Sự kiện càng đắt giá bao nhiêu, câu hỏi thừa thãi càng nở lớn bấy nhiêu. Tại sao? Tôi không chờ đợi một cây trả lời chiếu lệ, khỏa lấp. Phạm Huấn có quyền giữ cho riêng Anh những điều bí ẩn ấy. Tác giả Phạm Huấn, trong những lời cuối của cuốn bút ký chiến trường lịch sử “Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975” đã bày tỏ: “Tôi đã viết ra tất cả những bí mật, những cái lệnh của các tướng lãnh, lãnh đạo đất nước và quân đội, và mọi diễn biến xảy ra trong “Cuộc rút bỏ Cao Nguyên tháng 3,1975”, dưa đến sự sụp đổ tinh thần, làm tan rã QLVNCH, và mất nước sau đó. Những tiết lộ trong cuốn sách này, ngoài đoạn viết về “quyết định Cam Ranh 14.3” của năm tướng Thiệu, Khiêm, Viên, Quang, Phú; tất cả là sự thật và có chứng tích. Về “Quyết định Cam Ranh 14.3”, tôi đã viết đi viết lại nhiều lần, và đây là lần tôi ưng ý nhất. Tôi có mặt tại “tòa Bạnh Dinh” Cam Rang sáng ngày 14.3.1975, nhưng tôi không được tham dự buổi họp này Tôi viết những tiết lộ của Tướng Phú, bằng những diễn biến sau đó của cuộc rút quân, bằng sự suy diễn của một nhà báo đã nghiên cứu về Chiến Trường Cao Nguyên, và hiểu biết một phần nào “cuộc đời chính trị và quân sự” của các tướng lãnh hiện diện trong phiên họp. Giữa năm 1986, trước khi hoàn thành cuốn sách, mới mong ước tập tài liệu đặc biệt này có một giá trị tuyệt đối, tôi đã bỏ ra một tháng trời tại miền Đông Hoa Kỳ, bằng mọi cố gắng xin gặp Đại Tướng Cao Văn Viên, cựu Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH. Tôi muốn được nghe một “tiếng nói thứ hai” về Quyết Định Cam Ranh ngày 14.3.1975, vì Đại Tướng Viên là một nhân vật rất quan trọng trong cuộc họp lịch sử nàyLúc đầu, Đại tướng Viên từ chối không tiếp tôi, với 2 lý do: - Đất Nước mất đã hơn 11 năm, Ông không muốn nhắc lại chuyện cũ, gây nên hiểu lầm, làm buồn lòng những anh em đã chết. Hiện tại, dù đã trên 60 tuổi, ông vẫn phải làm việc rất vất vả, cực khổ để sinh sống, và ít khi có mặt ở nhà. Tuy nhiên, với sự khẩn khoản yêu cầu của tôi, Đại Tướng Viên đồng ý cho tôi phỏng vấn trên điện thoại. Nhưng thật bất ngờ, sau đó, không biết vì lý do gì, tôi đã gọi khoảng 30 cú điện thoại viễn liên, mà không lần nào gặp ông. Tôi chỉ được nói chuyện rất nhiều lần với bà đại tướng Cao Văn Viên. Tuy vậy, tôi vẫn chưa thất vọng. Tôi tin rằng trong tương lai, có dịp được diện kiến với Tướng Viên, chắc chắn, ông sẽ nói cho tôi biết những điều đúng, những điều sai về “quyết định Cam Ranh 14.3.1975” mà tôi đã viết ra. Và nếu có những điều sai, tôi sẵn sàng viết lại thêm một lần nữa và “Quyết Định” có tính cách lịch sử này.Tôi xin chịu trách nhiệm về những điều tôi viết trong cuốn sách. Tôi cũng xin sẵn sàng chấp nhận mọi sự phê phán, mọi chuyện xảy ra, bất cứ từ đâu tới. Đây là việc làm tôi đã suy nghĩ trong một thời gian khá lâu, trước khi quyết định phổ biến mọi bí mật mà tôi biết về “Cuộc rút quân Cao Nguyên”, và những ngày cuối cùng trên Chiến Trường Quân Đoàn II.Trong cái nhục của một người quân nhân bại trận, hèn nhát trốn chạy sang đây, tôi đã muốn quên đi tất cả. Nhưng, những hình ảnh của trận chiến sau cùng luôn luôn chờn vờn, ẩn hiện trước mắt tôi. Tôi rất đau đớn và vô cùng phẫn nộ, khi phải nghe, phải đọc, hoặc ai nhắc đến câu: “Tan hàng bỏ chạy, chưa đánh đã chạy v.v.”đó là một sỉ nhục chung cả tập thể QLVNCH! Điều đó không đúng. Xin hãy kết tội, phê phán những sai lầm của các tướng lãnh, các cấp chỉ huy lãnh đạo đất nước, chỉ huy quân đội, và kết tội tôi đã làm mất nước, đã thua trận, đã hèn nhát. Nhưng hãy để yên cho những người đã chiến đấu và đã chết trong trận chiến sau cùng được yên nghỉ.Sau khi Phước Long mất, Mặt Trận Ban Mê Thuột bùng nổ đầu tiên, ngày 10.3.1975, trong trận đánh quyết định sau cùng, tinh thần chiến đấu của các đơn vị QLVNCL như thế nào, những trang sách trên đã ghi lại mọi diễn biến, và từng ngày, từng giờ xảy ra. Khi Cộng sản Bắc Việt tấn công Ban Mê Thuột, các đơn vị chủ lực của QLVNCH tại thị xã này gồm Trung Đoàn Bộ Binh, Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân, các đơn vị Pháo Binh 105 ly, và Thiết Vận Xa M113, trong 7 ngày chiến đấu, gần như 100% lực lượng của Trung Đoàn 53 Bộ Binh, và các đơn vị Pháo Binh, Thiết Vận Xa bị thiệt hại, Liên Đoàn 21 Biệt Động quân bị tổn thất khoảng 80% quân số. Các anh hùng phi công của Không Quân Việt Nam đã chiến đấu gan dạ phi thường, để yểm trợ cho những cánh quân bạn dưới đất, và đánh những chiến xa, những dàn đại pháo của địch. Họ bị phòng không Cộng Sản Bắc Việt bắn hạ như mỗi ngày, có ngày 3 phản lực cơ A-37 và 1 trực thăng võ trang bị bắn cháy, bị nổ tung như ngày 13.3.1975. 17 ngày sau cùng trên chiến trường Quân Khu II, kể từ 17.3.1975, song song với cuộc rút quân, các Mặt trận Phước An, Khánh Dương, Bình Định, đều đồng loạt bùng nổ. Tại khắp các Mặt Trận, Cộng sản Bắc Việt với một lực lượng quân chính qui đông hơn gấp từ 5 tới 10 lần, có chiến xa, đại pháo yểm trợ, do đó, chúng đã làm chủ tình hình ngay từ phút đầu. Tuy nhiên, các đơn vị chủ lực còn lại của Quân Đoàn II, và Lữ Đoàn 3 Nhẩy Dù, chỉ buông súng khi bị tràn ngập, hoặc đã bị thiệt hại 70% quân số, và không còn được tiếp tế đạn dược, không còn liên lạc được với quân đoàn. Trước ngày 30.3.1975, 2 trung đoàn 41, 42, 47 của sư đoàn 22 Bộ Binh tại các mặt trận quốc lộ 19, và Bắc Bình Định, sau khi bị thiệt hại ở chiến trường, và trên 30 cây số đường rút quân, xuống tầu tại Quy Nhơn được khoảng 1,000 người. Bị thiệt hại trên 70%. Lữ đoàn 3 Nhẩy Dù tăng phái cho Mặt trận Khánh Dương, buông súng trưa ngày 1.4.1975, sau khi vỡ tuyến, bị tràn ngập, và không còn được tiếp tế, liên lạc được với quân đoàn II. Lữ Đoàn 3 Nhẩy Dù bị tổn thất 70% lực lượng. Đó là thực trạng và tinh thần chiến đấu của các đơn vị chủ lực Quân Đoàn II, và Lữ Đoàn 3 Nhẩy Dù trong những ngày sau cùng trên chiến trường Cao Nguyên.Pleiku, Kontum, Nha Trang: Chưa đánh đã bỏ chạy! Đúng! Cuộc rút bỏ Pleiku, Kontum năm 1975 là một sai lầm nghiêm trọng, một thiệt hại lớn lao nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam. Tất cả lực lượng chiến xa M48, M41, và Pháo Binh nặng, Đại bác 175 ly, 155 ly của quân Đoàn bị hủy diệt. Gần 20 ngàn quân tinh nhuệ bị… thảm sát 7 liên đoàn Biệt Động Quân, Lữ Đoàn 2 thiết Kỵ, Liên Đoàn 6 Công Binh Chiến Đấu, các đơn vị Lôi Hổ, Thám Kích bị thiệt hại từ 70% tới 80%. Tôi dùng chữ “Thảm Sát” ở đây, vì hầu hết bị chết bởi pháo của Cộng Sản Bắc Việt, bom đó do Không Quân thả trúng, mìn bẫy của Đồng Minh và quân ta, gài từ trước trên tỉnh lộ 7. Đó là một quyết định sai lầm về chiến lược. Tâp đoàn Tướng Lãnh lãnh đạo Đất Nước và Quân Đội phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về quyết định rút bỏ Cao Nguyên 1975, đưa đến sự sụp đổ, tan rã QLVNCH, và mất nước. Tổ chức và hệ thống chỉ huy tồi tệ của cuộc rút quân, không phối hợp, vô trách nhiệm, vô kỷ luật: Đó là trách nhiệm của các Tướng Lãnh bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, các Tướng Tham mưu quân Đoàn II.Còn về Nha Trang bỏ chạy, đó là chuyện đương nhiên. Bởi vì, Bình Định, Phú Yên đã mất, tất cả các đơn vị chủ lực Pháo Binh, Thiết Vận Xa của Quân Đoàn II đã bị đánh bại tại 2 mặt trận Phước An và Khánh Dương. Tuyến cuối cùng của Lữ Đoàn 3 Nhẩy Dù trên Đèo M’Drak đã bị vỡ, bị tràn ngập. Kể từ trưa ngày 1.4.1975, Nha Trang chỉ còn được “phòng thủ” bởi các lực lượng Cộng quân không cần đánh, Nha Trang cũng mất! Tối ngày mồng 4 Tết Ất Dậu, 2005, chúng tôi vào thăm nhà báo Phạm Huấn ở dưỡng đường Mission De La Casa, San Jose. Ông bị tai biến chứng về cột xương sống. Đây là hậu quả khi ông tham dự vào 1 lần tập huấn tại Trung Tâm Luyện Nhẩy Dù, thời đầu thập niên 1960. Buổi tối San Jose khá lạnh. Chúng tôi nói chuyện với ông về kỷ niệm những ngày ông đã từng đi chung với nữ ký giả chiến tranh Dickey Chapel ở cấp đại đội, tại chiến trường Việt Nam. Sau này bà đã thiệt mạng, trong lần thứ hai trở lại chiến trường này. Còn bây giờ, người phóng viên chiến tranh Phạm Huấn đang ngồi âm thầm bên chiếc bàn nhỏ, trên đó có đĩa bánh chưng rán của người thân mang vào cho ông trong những ngày đầu năm. Ông chỉ ăn được một phần nhỏ, và ông cũng không rõ đã ăn chưa, vì chứng bệnh alzheimer… Sáng ngày mồng 5 Tết, các nữ ca sĩ Kim Tước, Mai Hương, Quỳnh Giao cũng đã đến thăm ông. Mọi người đều bùi ngùi. Phạm Huấn, phóng viên chiến tranh, tài tử của phim “Ngàn Năm Mây Bay”, người chứng kiến lịch sử đoạn kết của VNCH 1975 bây giờ đang ngồi, mắt xa xăm, trong 1 dưỡng đường ở San Jose, California. Gần đó, cuối dãy, bạn ông, nhà thơ Hoàng Anh Tuấn cũng vừa nhập viện cách đây hơn một tháng… Phạm Huấn: ‘triệt Thoái’ Khỏi Cuộc Đời... Trường Kỳ - Tôi coi Phạm Huấn như một người anh rất thân thiết. Một người anh văn nghệ hào hoa và rất chịu chơi. Tôi đã bàng hoàng khi nhận được tin chỉ vài giờ sau anh qua đời tại một nhà an dưỡng ở San Jose vào ngày 21 tháng 10 năm 2005, hưởng thọ 68 tuổi. Hình ảnh Phạm Huấn trong trí tưởng tôi luôn là một Phạm Huấn đầy sinh động, hoạt bát, lạc quan và bất cần đời, tức luôn coi cuộc đời như "pha", là câu nói thường xuyên của anh. Nhưng hình ảnh thật sự của Phạm Huấn đã khiến tôi ngỡ ngàng không tránh khỏi xúc động khi nhìn tấm hình Nam Lộc chụp chung với anh khi Lộc đến thăm anh tại nhà an dưỡng vào mùa Đông 2004. Đó là một Phạm Huấn tiều tụy, hốc hác và thê thảm cùng một trí nhớ sa sút. Bài viết ngắn này ghi lại một số kỷ niệm giữa anh và tôi, cũng như giữa anh và phong trào nhạc trẻ Việt Nam để tưởng nhớ đến một người anh đã hết lòng trong việc phát triển phong trào nhạc trẻ và nhất là tạo được cái duyên giữa nhạc trẻ và những người phục vụ trong quân ngũ. Nói thẳng ra, nếu không có Phạm Huấn, lúc đó là thiếu tá phục vụ tại Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, cùng nhà thơ Hà Huyền Chi, tức đại úy Đặng Trí Hoàn nhúng tay vào thì Đại Hội Nhạc Trẻ Quốc Tế đầu tiên tại Việt Nam đã không có cơ hội được diễn ra tại sân vận động Hoa Lư vào ngày 29 tháng 5 năm 1971. Kéo theo sau đó là những buổi đại hội nhạc trẻ khác được tổ chức tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn với số khán giả tham dự trung bình khoảng 15 ngàn người, gấp ba số khán giả tại các buổi Đại Hội Nhạc Trẻ Taberd tổ chức ngoài sân trường từ giữa thập niên 60. Phạm Huấn "nhúng tay" bằng cách nào " Dù gặp nhiều chống đối từ phía đối lập thời đó và ngay cả trong nội bộ Cục Tâm Lý Chiến, anh vẫn một mực khích lệ nhóm thực hiện chương trình chúng tôi - gồm Jo Marcel, Trường Kỳ, Nam Lộc, Tùng Giang, Kỳ Phát, vv... - cứ việc "đường ta , ta cứ đi". Không phải sợ cái gì hết ráo. Anh đã dùng tờ tuần báo Diều Hâu của mình để yểm trợ cho Đại Hội Nhạc Trẻ Quốc Tế Hoa Lư mang mục đích cứu trợ gia đình cô nhi, quả phụ những chiến sĩ đã hy sinh hay mất tích trên chiến trường Hạ Lào. Hàng trăm quân nhân thuộc các đơn vị chiến đấu đã được gửi tới tăng cường an ninh cho buổi đại hội lịch sử này, được đặt dưới sự chủ tọa của bà Nguyễn Văn Thiệu. Cuối cùng Ngày Đại Hội Nhạc Trẻ Quốc Tế Ngoài Trời tại sân Hoa Lư đã diễn ra suôn sẻ và đã trở thành buổi trình diễn đáng ghi nhớ nhất của phong trào nhạc trẻ Việt Nam. Và liên tiếp những năm sau, cái duyên giữa nhạc trẻ và quân đội đã dính liền qua những đại hội nhạc trẻ ngoài trời khác nằm trong mục đích Yểm Trợ Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ mỗi khi Tết đến. Chưa kể trước đó, cái duyên này đã được nhen nhúm với tướng Trần Văn Trung từ năm 1968 trong đại hội nhạc trẻ tổ chức tại rạp Thống Nhất, Sài Gòn. Anh Phạm Huấn tìm gặp tôi tại vũ trường Ritz, trong thời gian tôi đang thực hiện những chương trình nhạc trẻ "Hippies À GoGo" tại đây, trong khi Nam Lộc cũng đang tổ chức những chương trình "SoulParty" tại vũ trường Queen Bee. Anh cho biết ý định của mình là tổ chức một buổi đai hội nhạc trẻ ngoài trời có tính cách quốc tế trong thời gian có rất nhiều ban nhạc trẻ ngoại quốc như Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Phi Luât Tân, Nam Dương, Đại Hàn, vv... phục vụ cho những đơn vị quân đội đồng minh đang có mặt tại Việt Nam . Mặt khác anh muốn tạo cơ hội cho những ban nhạc trẻ Việt Nam có cơ hội tranh tài cùng những ban nhạc trẻ quốc tế khác. Nhưng mục đích chính anh cho biết là dùng số tiền thu được để cứu trợ cho gia đình cô nhi, quả phụ những chiến sĩ đã hy sinh trên chiến trường Hạ Lào. Trước mục đích mang nhiều ý nghĩa đó, tôi đã cùng Nam Lộc và các bạn Jo Marcel, Tùng Giang, vv...hội ý để cuối cùng đi đến quyết định chấp thuận lời đề nghị của anh Phạm Huấn. Vì chính anh em chúng tôi cũng đang có những ưu tư và cũng đang muốn kéo giới trẻ tham gia vào các sinh hoạt có tính cách văn hoá truyền thống cũng như xã hội, cộng đồng. Từ đó trở đi, anh Phạm Huấn và Hà Huyền Chi thường xuyên đến gặp chúng tôi, khi thì ở Ritz, khi thì tại căn phòng được coi như "trung tâm sinh hoạt nhạc trẻ" là căn phòng trên khách sạn Bồng Lai ( giữa phòng trà Kim Sơn và nhà hàng Thanh Thế ) của tôi, hoặc tại phòng báo chí của Cục Tâm Lý Chiến để bàn thảo về việc tổ chức. Địa điểm được ấn định là sân vận động Hoa Lư , nơi có thể qui tụ hàng chục ngàn người tham dự. Và ngày tổ chức sẽ là ngày 29 tháng 5 năm 1971, kéo dài từ sáng đến chiều. Từ khi chúng tôi bắt tay vào việc thì phong trào chống đối cũng bắt đầu nổi lên, đến từ sự tranh chấp chính trị vào thời đó giữa ông Nguyễn Cao Kỳ và tổng thống đương nhiệm Nguyễn Văn Thiệu cùng với nhiều tổ chức thuộc phe đối lập. Đó là chưa kể đến sự bất đồng ý kiến ngay trong nội bộ Cục Tâm Lý Chiến, giữa hai nhóm có thể gọi là "cấp tiến" và "bảo thủ". Tuy nhiên cuối cùng, anh Phạm Huấn cùng những người ủng hộ anh đã thuyết phục được một số nhân vật thoạt đầu không đồng ý việc tổ chức một buổi Đại Hội Nhạc Trẻ có tầm vóc qui mô như vậy trong thời kỳ chiến tranh đang sôi động. Nhưng việc chống đội từ bên ngoài đã khiến nhóm thực hiện chương trình chúng tôi lo ngại. Nhưng Phạm Huấn nhất quyết không lùi bước và luôn yểm trợ tinh thần chúng tôi. Anh không tỏ ra có gì lo lắng để hàng tuần vẫn đến gặp chúng tôi vào ngày thứ năm để rủ đi... nhậu thịt dê tại cái quán nhỏ xíu đối diện với tòa đại sứ Cao Miên trên đường Phan Đình Phùng, góc Lê Văn Duyệt ( bây giờ là đường Nguyễn Đình Chiểu, góc Cách Mạng Tháng 8 ) do vợ chồng một ông bà cụ khai thác. Kế hoạch đối phó với những chống đối được bàn luận ngay bên cạnh những đĩa tái dê, dê nướng, vv...thơm phức. Thiếu tá Phạm Huấn những lúc đó càng tỏ ra không một chút nao núng để khuyến khích chúng tôi không nên chùn bước. "Sợ chó gì! Mính làm thì cứ làm chứ!" hoặc "Công việc mình làm ý nghĩa như vậy thì sợ đếch thằng nào, mụ nào! Đứa nào có giỏi nhẩy ra làm một công việc yểm trợ như vậy coi!". Đó là những câu chúng tôi thường được nghe anh phát ngôn một cách rất hăng! Nhưng càng gần đến ngày tổ chức thì phong trào chống đối càng nổi lên rầm rộ. Những bài báo công kích cũng xuất hiện rất nhiều, trong số có loạt bài của linh mục Hoàng Yến, hội trưởng Hội Bảo Vệ Luân Lý, đi trên nhật báo Xây Dựng vào những ngày 9 và 10 tháng 5 năm 1971. Trong đó, linh mục Hoàng Yến đã cố tình gọi đó là một Đại Hội Hippy và tỏ ý lo ngại trước những tệ đoan do phong trào này gây ra. Trong khi tên gọi chính thức là Ngày Nhạc Trẻ Quốc Tế Ngoài Trời, yểm trợ cho chương trình "Vành Khăn Sô" dành cho gia đình cô nhi, quả phụ những chiến sĩ Hạ Lào. Đối mặt với những bài báo tương tự, Phạm Huấn chỉ cười khẩy để đăng tải đều đặn những bài viết về chương trình đại hội, về mục đích cao đẹp của nó, cũng như luôn đề cao sự đóng góp tích cực của các anh chị em nghệ sĩ thuộc phong trào nhạc trẻ Việt Nam. Tổ chức "Thanh Niên Trừ Gian" thuộc phe ông Nguyễn Cao Kỳ cũng tỏ ra hoạt động rất tích cực bằng cách cho người đi…...xé bỏ những posters của ngày đại hội!. Nhưng xé đến đâu lại được dán đến đó do sự điều động của Phạm Huấn! Cùng một lúc bà Ngô Bá Thành cũng dọa sẽ huy động một số lượng...ăn mày tới trước cửa sân Hoa Lư để phá đám ngày đại hội. Chưa kể một số hội đoàn thuộc phe đối lập đưa ra lời dọa dẫm sẽ có biểu tình. Nhưng kết qủa sau cùng ra sao, hẳn ai cũng biết! Riêng về mặt an ninh trật tự, Ngày Nhạc Trẻ Quốc Tế Ngoài Trời 29 tháng 5 năm 1971 đã diễn ra hoàn toàn tốt đẹp do tính kiên quyết và điều động chặt chẽ và khéo léo của Phạm Huấn. Cũng nhờ đó mặt nghệ thuật của chương trình đã được ghi nhận là rất thành công trước gần 20 ngàn khán giả! Một "sự cố" duy nhất: một khán giả trẻ đã lên cơn động kinh, có thể vì quá "hưng phấn "khi theo dõi chương trình sống động của Ngày Đại Hội Nhạc Trẻ Quốc Tế Ngoài Trời" Tác giả Phạm Huấn của "Triệt Thoái Ban Mê Thuột" (và một số tác phẩm có tính cách lịch sử khác ) nay đã thật sự triệt thoái khỏi cuộc đời nhiều thăng trầm của anh sau khi rời Sài Gòn vào tháng 4 năm 75. Khi ra hải ngoại, tôi được em ruột anh là Phạm Long, một bạn thân và là một phóng viên tên tuổi, cho biết có thời gian anh Phạm Huấn hành nghề lái taxi ở Hawaii. Một thời gian sau anh về sống tại San Jose, và tôi đã có dịp gặp lại anh cách đây đã hơn 10 năm ở thành phố này, trong thời gian anh đang ở bên cạnh chị Hà. Và đúng là Phạm Huấn có duyên với nhạc trẻ khi chị Hà chính là chị ruột của Francoise Hằng, một trong những nữ ca sĩ đầu tiên của nhạc trẻ Việt Nam. Hai anh em nghồi đấu láo trước đĩa bánh ngọt và ly cà phê thay cho đĩa thịt dê và ly rượu nếp than và cùng nhau nhắc nhở về những kỷ niệm liên quan tới Ngày Đại Hội Nhạc Trẻ Ngoài Trời tại sân Hoa Lư ngày nào mà tưởng chừng như mới diễn ra. Thật vui và thật cảm động. Cách đây 6 năm, nhân dịp sang Orange County, nhờ nữ ca sĩ Mai Hương - một người bạn thân của anh - cho số điện thoại mới của anh ở San Jose, tôi đã gọi thăm anh và hẹn sẽ cố gắng lên thăm anh. Nhưng đó là lần cuối cùng tôi nghe được tiếng nói lúc đó vẫn còn sang sảng và vui vẻ của anh Phạm Huấn. Rồi ngày 21 tháng 10 năm 2005 vừa qua, tôi đột ngột nhận được tin anh mới lìa đời vài tiếng đồng hồ trước đó trong một nhà an dưỡng ở San Jose. Buồn quá anh Huấn ơi! Anh đã "triệt thoái" khỏi cuộc đời này thật rồi! Nhưng cũng mừng anh đã không còn phải sống những ngày cuối cùng buồn thảm như vậy. Cũng nhân dịp này tôi lại biết thêm một cái duyên khác của Phạm Huấn với nhạc trẻ: nhân viên phụ trách hồ sơ cho nhà an dưỡng này và là người thường xuyên thăm hỏi anh chính là tay trống Hiệp San của một trong những ban nhạc trẻ đầu tiên của Việt Nam là Les Faucons Noirs! \ Nam Lộc cũng đã rất xúc động khi nghe tôi báo tin buồn này. Lộc đã tỏ bầy tâm sự của mình về anh Phạm Huấn như sau:"Một trong những điểm quan trọng mà tôi học được ở nơi anh Phạm Huấn là nghị lực và sự cứng rắn cần có từ tâm hồn đến thể xác để sẵn sàng đối phó với mọi nghịch cảnh của cuộc đời. Tôi còn nhớ vào những năm đầu của thập niên 1970, chúng tôi đã gặp biết bao nhiêu là sự kỳ thị, khó khăn và chống đối khi tổ chức những buổi Đại Hội Nhạc Trẻ ngoài trời, mặc dù luôn mang những mục đích xã hội rất cao đẹp. Nếu không có sự khuyến khích và hướng dẫn của Thiếu Tá Phạm Huấn cùng quý anh trong Cục Tâm Lý Chiến VNCH thời bấy giờ, chắc chúng tôi đã bỏ cuộc. Sự thành công đó đã làm cho anh em chúng tôi cảm thấy tự tin hơn. Và những yếu tố này chính là hành trang cần thiết để chúng tôi bước vào đời với một tinh thần lạc quan và tích cực. Vĩnh biệt anh Phạm Huấn!" Tôi cũng vậy, xin vĩnh biệt anh! Thành thật chia buồn cùng chị Huấn, anh Phạm Hậu và các bạn Phạm Long, Phạm Hùng cùng những người thân của anh... TRƯỜNG KỲ (kyvu@hotmail.com)

No comments:

Post a Comment