Thương chiến Mỹ-Trung: Thiếu lao động chuyên môn cao khiến VN khó tận dụng cơ hội
Thiếu nhân lực
trình độ cao khiến Việt Nam khó tận dụng cơ hội khi các công ty nước
ngoài chuyển hướng đầu tư từ Trung Quốc sang các quốc gia khác do ảnh
hưởng của cuộc chiến mậu dịch, theo bài viết trên Reuters.
Đến thời điểm này, tuy Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận giai đoạn 1 trong vòng đàm phán thương mại mới nhất nhưng triển vọng của việc chấm dứt thương chiến Mỹ - Trung xem ra vẫn còn gian nan.
Trước đó, cuộc chiến mậu dịch đã khiến các công ty Hoa Kỳ nhắm mục tiêu chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia lân cận.
Việt Nam được cho là một trong những quốc gia hưởng lợi lớn từ cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Xuất
khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 21,5% trong tám tháng đầu năm nay.
Và một số công ty gồm cả công ty mẹ của Google là Alphabet Inc và
Nintendo đã công bố kế hoạch mới mở các cơ sở sản xuất tạiViệt Nam.
Các
thỏa thuận thương mại mà Việt Nam đã ký với các quốc gia khác, gồm cả
Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà gần đây nước này đã k với Liên minh
châu Âu cũng trở thành một trong những yếu tố thu hút sự chú đầu tư
của các công ty ngoại quốc.
Tuy nhiên, sức hút của Việt Nam trong
thu hút các nhà đầu tư nước ngoài hiện đang gặp một trở lực lớn, đó là
sự thiếu hụt của nguồn cung lao động có kỹ thuật cao ở Việt Nam.
Reuters có bài phân tích nhân định
rằng điểm nghẽn về nhân lực sẽ khiến Việt Nam khó tận dụng cơ hội khi
các công ty nước ngoài chuyển hướng đầu tư từ Trung Quốc sang các nước
khác.
Bài báo dẫn lời ông Jef Stokes thuộc công ty Maxport - một
nhà sản xuất ngành hàng may, có trụ sở tại Việt Nam - nhận xét rẳng, tuy
nguồn cung lao động phổ thông ở Việt Nam rất dồi dào, nhưng lao động có
kỹ năng lại thiếu.
Ông nói rằng, ngay cả công nhân ngành may làm
các công đoạn cơ bản cũng cần được đào tạo lại trong ít nhất trong sáu
tháng. Nhưng nan giải nhất vẫn là việc thiếu lao động có trình độ cao.
Lao động thừa mà thiếu
Việt
Nam là quốc gia có lực lượng lao động khá dồi dào và cơ cấu lao động
trẻ. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Năm 2018, Việt Nam có
khoảng 94 triệu người, trong đó, lao động từ 15 tuổi trở lên khoảng
55,16 triệu người. Tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên có việc làm ước 54
triệu người.
Mỗi năm có hơn một triệu người Việt Nam tham gia thi
trường lao động. Vậy nhưng, hiện có tới gần 80% lực lượng lao động chưa
qua đào tạo hoặc có bằng cấp.
Reuters dẫn số liệu của công ty
tuyển dụng Manpowergroup cho thấy, chỉ 12% trong tổng lực lượng lao động
57,5 triệu người ở Việt Nam có tay nghề cao.
Và nay, do ảnh hưởng
của chiến tranh thương mại, việc các công ty chuyển sang đầu tư tại
Việt Nam, nhu cầu lao động có kỹ thuật cao tăng lên nhanh khiến tình
trạng thiếu hụt lao động kỹ thuật lại càng trở nên căng thẳng.
Bởi thế, trong một bài viết đăng trên ForeignPolicy, tác giả Bennett Murrat
nhận xét rằng, tuy Việt Nam hưởng lợi nhờ chiến tranh thương mại
Mỹ-Trung, nhưng sẽ không thể tận dụng hết cơ hội mà một trong nhiều lý
do là "Nhu cầu lao động kỹ thuật nhanh chóng vượt xa mức cung nếu mức
tăng trưởng đi quá nhanh."
Cạnh tranh 'săn đầu người'
Thiếu hụt nguồn cung lao động kỹ thuật cao đã khiến các công ty nước ngoài phải cạnh tranh nhau nhằm thu hút nhân lực.
Sieburg,
một nhà tư vấn cho các công ty nước ngoài đang nhắm đến việc đầu tư vào
Việt Nam, nói rằng, khi các công ty nước ngoài xem xét địa điểm để mở
các cơ sở sản xuất kinh doanh, bên cạnh việc phân tích các đối thủ cạnh
tranh về thị trường, còn tính đến nguồn cung nhân lực có kỹ thuật.
Bài
báo nói trên của Reuters đưa ra câu chuyện của Nguyễn Quang Anh, một
nhà phát triển phần mềm 28 tuổi đến từ Hà Nội làm ví dụ.
Anh cho biết đã được các công ty săn 'đầu người' tiếp cận nhiều lần ngay từ khi anh còn chưa tốt nghiệp đại học.
Sau khi tốt nghiệp, Anh đã chuyển việc tới bốn lần. Mỗi lần, mức lương của anh tăng ít nhất là 50%.
"Do
thiếu lao động có trình độ cao, nhà tuyển dụng sẵn sàng trả cho chúng
tôi mức lương cao hơn. Nếu một công ty công nghệ lớn chuyển cơ sở sang
Việt Nam do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại, tôi chắc chắn sẽ ứng
tuyển" - Anh nói.
Còn một bài viết đăng trên Bloomberg thì dẫn một ví dụ khác cho thấy đang có cạnh tranh về thu hút nhân lực.
Theo
biên bản cuộc họp ngày 21/8 giữa các công ty Đài Loan với các quan chức
Bình Dương được đăng tải trên trang web của chính phủ, thì các công ty
này cần thêm 20% đến 30% công nhân để đáp ứng mục tiêu sản xuất.
Và
do cuộc chiến giành giật tài năng, mức lương cho các ứng cử viên lưu
loát tiếng Phổ thông ở Bình Dương đã tăng khoảng 60% mỗi năm.
Nhắm đến nguồn lao động nước ngoài
Khi
Vingroup bắt đầu đẩy mạnh các ngành sản xuất công nghiệp, tập đoàn này
phải tuyển dụng lao động kỹ thuật cao từ các thị trường lao động khác.
Chẳng
hạn, khi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất ô tô, ít nhất năm người trong
nhóm lãnh đạo của công ty này, trong đó có cả Giám đốc điều hành, được
chiêu mộ từ General Motors.
Mô hình này thực ra cũng được nhiều công ty lớn khác của Việt Nam áp dụng.
Một giải pháp khác là phát triển đào tạo nghề.
Chính
phủ Việt Nam từng công bố "Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời
kỳ 2011 - 2020" với những mục tiêu cụ thể như nâng tỉ lệ lao động qua
đào tạo từ 40% năm 2010 lên 70% năm 2020; đến năm 2020, có bốn trường
đại học xuất sắc trình độ quốc tế…
Nhưng từ văn bản đến thực tế bao giờ cũng có những khoảng cách.
'Điểm nghẽn' do hệ thống giáo dục
Các nhà phân tích cho rằng, nguyên nhân quan trọng của thực trạng thiếu hụt lao động lành nghề nói trên là từ hệ thống giáo dục.
Theo
bài báo nói trên của Reuters, ở cấp phổ thông, các trường ở Việt Nam
đạt điểm cao trong chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (PISA), một
nghiên cứu của OECD nhằm đánh giá khả năng của học sinh 15 tuổi của các
nước về đọc, toán và khoa học.
Theo dữ liệu PISA mới nhất, năm
2015, Việt Nam xếp thứ tám trong số 72 quốc gia về khả năng khoa học và
đứng thứ 21 về tổng thế, tức là Việt Nam đứng trước cả Hoa Kỳ cũng như
hầu hết các quốc gia Châu Âu khác.
Nhưng ở các bậc học cao hơn, kết quả lại khác.
Adam Sitkoff thuộc Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà
Nội nhận xét với Reuters rằng, nghiên cứu cho thấy, các chương trình
giáo dục ở Việt Nam còn lạc hậu
Tại Việt Nam hiện chỉ có khoảng 28% học sinh từ 18-29 tuổi theo học đại học, so với con số 43% ở Thái Lan và 48% ở Malaysia.
Ông Adam Sitkoff cho Reuters biết rằng, một số nghiên cứu cho thấy, các chương trình giáo dục ở Việt Nam đã lạc hậu, giáo viên bị trả lương thấp, còn sinh viên khi tốt nghiệp lại thiếu các kỹ năng cần thiết để kiếm việc làm trong khu vực tư nhân.
Còn PGS. TS Trần Thị Thái Hà, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu dự báo nhu cầu nguồn nhân lực đến năm 2025, trong một cuộc tọa đàm vào tháng 3/2019,thì cho biết, bất cập lớn nhất hiện nay của các cơ sở đào tạo là thiếu liên kết cơ bản với nơi sử dụng, nguyên nhân là do thiếu thông tin, thiếu động lực kết nối và thiếu năng lực kết nối.
Reuters trong khi đó lại đưa ra dẫn chứng cho thấy sự thiếu đổi mới trong hệ thống giáo dục, việc sinh viên các trường đại học tại Việt Nam, bất kể thuộc ngành khoa học từ nhiên hay xã hội, đều phải học các môn học về đường lối và lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh.
Khi các "đường hướng" phát triển đều phải đặt dưới sự lãnh đạo và bám sát đúng đường lối, thì thật khó có đất cho sự sáng tạo.
Tại Việt Nam hiện chỉ có khoảng 28% học sinh từ 18-29 tuổi theo học đại học, so với con số 43% ở Thái Lan và 48% ở Malaysia.
Ông Adam Sitkoff cho Reuters biết rằng, một số nghiên cứu cho thấy, các chương trình giáo dục ở Việt Nam đã lạc hậu, giáo viên bị trả lương thấp, còn sinh viên khi tốt nghiệp lại thiếu các kỹ năng cần thiết để kiếm việc làm trong khu vực tư nhân.
Còn PGS. TS Trần Thị Thái Hà, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu dự báo nhu cầu nguồn nhân lực đến năm 2025, trong một cuộc tọa đàm vào tháng 3/2019,thì cho biết, bất cập lớn nhất hiện nay của các cơ sở đào tạo là thiếu liên kết cơ bản với nơi sử dụng, nguyên nhân là do thiếu thông tin, thiếu động lực kết nối và thiếu năng lực kết nối.
Reuters trong khi đó lại đưa ra dẫn chứng cho thấy sự thiếu đổi mới trong hệ thống giáo dục, việc sinh viên các trường đại học tại Việt Nam, bất kể thuộc ngành khoa học từ nhiên hay xã hội, đều phải học các môn học về đường lối và lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh.
Khi các "đường hướng" phát triển đều phải đặt dưới sự lãnh đạo và bám sát đúng đường lối, thì thật khó có đất cho sự sáng tạo.
Tin liên quan
- Việt Nam mua hàng Mỹ sau khi 'bị Trump dọa'?
- Thương chiến Mỹ-Trung: Sang Việt Nam để tránh thuế
- Hiệu ứng Donald Trump: Công ty Trung Quốc ‘âm thầm chuyển sang Việt Nam’
- Thương chiến Mỹ-Trung và cơ hội 'ngàn năm một thuở' cho VN
No comments:
Post a Comment