“PHIẾN CỘNG” TRONG DINH GIA LONG
“PHIẾN CỘNG” TRONG DINH GIA LONG [The Communist Rebels in the Gia Long Palace]
(Thứ Hai, 4 Tháng Mười Một-2013) (Xem: 6027)
Chính Đạo
Một trong những vấn nạn, nếu không phải nghi án, lịch sử cận đại còn gây nhiều tranh luận là vấn đề âm mưu ve vãn [flirtation] Cộng Sản Hà Nội của anh em Tổng thống Ngô Ðình Diệm (1897-1963) trong hai năm 1962-1963. Nhiều học giả thế giới đã cố gắng đưa ra những giải thích về vấn đề này. Người cho rằng anh em họ Ngô không còn biết lý lẽ [no longer be rational] nữa trước áp lực Mỹ. (1) Người cho rằng họ Ngô chỉ muốn blackmail hay chơi một ván bài poker với Mỹ. (2) Người cho rằng họ Ngô thực sự muốn nói chuyện với miền Bắc, (3) và nếu không có cuộc đảo chính 1/11/1963, Cộng Sản đã chiếm miền Nam vào cuối năm 1963. Bi thảm cho họ Ngô là những người tin rằng họ Ngô muốn dâng miền Nam cho Cộng Sản Bắc Việt–đặc biệt là Ðại sứ Henry Cabot Lodge–lại có quyết định chung cuộc số phận họ Ngô.
Vấn đề ve vãn Cộng Sản này khá phức tạp. Nó không hạn chế trong phạm vi quốc nội mà còn bị chi phối, hoặc ít nữa ảnh hưởng, bởi các trào lưu chính trị và chiến lược thế giới của nhiều hơn một ngoại bang. Ngoài Liên bang Mỹ, Liên Sô Nga và Trung Hoa Cộng Hòa Nhân Dân Quốc [Trung Cộng]–ba quốc gia ảnh hưởng sâu đậm trên nội tình Việt Nam–còn có những quốc gia khác như Pháp, India [Ấn Ðộ], Poland [Ba Lan] hay vương quốc Ki-tô Vatican.
Trong biên khảo Tôn Giáo & Chính Trị: Phật Giáo, 1963-1967 dưới bút danh Chính Ðạo, và tâm bút Ngàn Năm Soi Mặt, ký tên Nguyên Vũ, chúng tôi đã lược nhắc đến vấn nạn “Phiến Cộng trong Dinh Gia Long.” (4) Bài viết này–được tu chỉnh lại trong thời gian tác giả soạn thảo tập Lâu Ðài Trên Bãi Cát, dựa trên tiểu luận Master’s Degree, “The Vietnam War: Lost or Won?,” tại Ðại học Wisconsin-Eau Claire năm 1977, dưới sự hướng dẫn của cố Giảng sư Richard D. Coy—xin được coi như đóng góp thêm vào vấn nạn trên. Kết luận của chúng tôi là chưa đủ tư liệu để biết rõ mục đích của anh em họ Ngô trong việc ve vãn Cộng Sản giữa lúc áp lực Mỹ ngày một nặng từ năm 1960. Dẫu vậy, có thể tạm thời kết luận rằng họ Ngô, qua thành tích dĩ vãng, khó thể có ý định tìm hòa bình cho tương lai của đất nước và dân tộc. Hành động của họ Ngô có thể là một thứ quyết định, hoặc đe dọa, “ăn không được thì đạp đổ” để cảnh giác người Mỹ—hoặc một cái tát xiếc lãnh tụ Ðảng Cộng Hòa mà anh em họ Ngô đoán biết đang có sứ mệnh lật đổ họ. Cũng có thể nó được phóng đại lên để Ðại sứ Lodge ép Tổng Giám mục Ngô Ðình Thục (1897-1984) cùng vợ chồng Ngô Ðình Nhu-Trần Thị Lệ Xuân ra đi, khởi đầu một thí nghiệm mới, hy vọng tìm ra một chính phủ chống Cộng hữu hiệu hơn.
I. TIẾP XÚC VỚI CỘNG SẢN:
Không ai có thể chối cãi việc anh em họ Ngô tiếp xúc với Cộng Sản. Nếu thời điểm họ Ngô bắt đầu ve vãn Cộng Sản còn gây nhiều bàn cãi, đầu mối bằng xương, bằng thịt xuất hiện tại ngay chính Dinh Gia Long ngày 2/9/1963 là Mieczylslaw Maneli, Trưởng đoàn Poland trong Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến (ICC, sẽ dẫn UBQT/KSĐC). Đích thân Cố vấn Ngô Đình Nhu (1910-1963) cũng tuyên bố với viên chức tình báo Mỹ, và ngay cả các Tướng miền Nam, nhiều lần, rằng ông ta từng tiếp xúc Việt Cộng. Tình báo Mỹ, Pháp và Việt đều nói về buổi họp mặt bí mật với Phạm Hùng (Phó Thủ tướng Bắc Việt, đặc trách kế hoạch thống nhất hai miền Nam-Bắc từ năm 1958). Một số người còn nhắc đến, dù chẳng trưng được bằng cớ có thể kiểm chứng nào, những cuộc tiếp xúc giữa ông Nhu và cán bộ CSBV ngay tại Sài Gòn vào hạ tuần tháng 10/1963.(2)
2. Nguyễn Văn Châu, Ngô Đình Diệm: Nỗ lực hòa bình dang dở, bản dịch Việt ngữ của Nguyễn Vi Khanh (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1988), tr. 161-164. Trung tá Châu—một cựu Quân ủy trung ương của Đảng Cần Lao, trước khi nắm Nha Chiến tranh Tâm lý, và rồi đưa qua Oat-shinh-tân làm tùy viên quân sự vào tháng 9/1962—thời gian này có mặt ở Sài Gòn, nhưng không nêu tên nhân chứng, và còn dựa theo một tài liệu không có mức tin cậy cao.
A. NHỮNG ĐẦU MỐI:
1. Mieczylslaw Maneli:
Từ mùa Xuân 1963, theo Maneli, nhiều nhân vật trong giới ngoại giao đã yêu cầu Maneli gặp Nhu. Trong số này có Đại sứ Pháp Roger Lalouette, Đại sứ India (Ấn Độ) trong UBQT/KSĐC, Ram Goburdhun, Đại sứ Italia (Ý) Giovanni d'Orlandi và Đặc sứ Vatican (Tòa thánh La Mã) Salvatore d'Asta. Họ cho biết đã nói với Nhu về Maneli, và Nhu ngỏ ý muốn gặp. Tối Chủ Nhật, 25/8, Maneli được giới thiệu với Nhu trong buổi tiếp tân của Trương Công Cừu, vừa để ra mắt ngoại giao đoàn nhân dịp được cử thay Vũ Văn Mẫu làm Ngoại trưởng, vừa đón tiếp Đại sứ Henry Cabot Lodge.(3)
3. Mieczylslaw Maneli, War of the Vanquished [Cuộc chiến của những kẻ bại] (New York: 1971), tr. 137-139. Sẽ dẫn: Maneli, 1971. Cuối tháng 8/1963, Maneli đã mật báo tin này cho Mỹ. Sau ngày 1/11/1963, Bộ trưởng Nội Vụ Tôn Thất Đính cũng họp báo tiết lộ việc Nhu liên lạc với Hà-nội, qua trung gian Maneli; Maneli 1971:112-114. Tuy nhiên, những lời chứng trong sách của Maneli ấn hành tại Mỹ, tưởng cần nhấn mạnh, không có giá trị tuyệt đối. Nó cũng chỉ là một thứ truyền khẩu sử, hay dã sử; cần được phối kiểm với các tài liệu văn khố khác.
Ngay sau lần gặp sơ khởi, Maneli báo cáo về Warsaw, đồng thời thông báo với Đại sứ Liên Sô Tovmassian ở Hà Nội và Hà Văn Lâu, Trưởng đoàn VNDCCH tại UBQT/ KSĐC. Lâu và Tovmassian, theo Maneli, tán thành. Qua ngày 2/9, Nhu mời Maneli vào Dinh Gia Long bàn việc liên lạc với Hà Nội. Sau đó, Maneli ra Hà Nội báo cáo sự việc. Nhưng Warsaw đột ngột cho lệnh Maneli ngừng gặp Nhu. (Maneli, 1971:140-147).
Ngay chiều ngày 2/9, Cố vấn Nhu nhìn nhận với Đại sứ Lodge rằng mới gặp Maneli hôm đó. Maneli hỏi Nhu là có thể báo cáo gì với Phạm Văn Đồng về những lời tuyên bố của de Gaulle (29/8) và Hồ (5/1963 hoặc 8/1963). Nhu trả lời: “Không.” (4)
4. Nhu nói thêm: “De Gaulle có quyền phát biểu ý kiến, nhưng những người không tham gia vào trận chiến không có quyền can thiệp. Sự trung thành của chúng tôi với Mỹ ngăn cấm chúng tôi nghiên cứu tuyên bố của de Gaulle hay Hồ. Người Mỹ là dân tộc duy nhất trên trái đất dám giúp Nam Việt Nam.” CĐ 403, ngày 2/9/1963, Lodge gửi BNG; Foreign Relations of the United States [Bang giao quốc tế của Liên bang Mỹ], 1961-1963, IV:85. Sách dẫn: FRUS, 1961-1963.
Ngày 2/9/1963 này, mật báo viên của Mỹ [d’Asta?] nhận xét rằng việc Maneli và nhân viên Pháp (không phải cá nhân Lalouette) làm trung gian cho Nhu và Đồng là một thứ bí mật chẳng dấu được ai (open secret) trong giới ngoại giao tại Sài Gòn đã nhiều tháng. Mật báo viên này cũng được Maneli nhờ giới thiệu với Nhu nhưng từ chối. (5)
5. CĐ CIA ngày 2/9/1963; FRUS, 1961-1963, IV:89-90.
Bốn ngày sau, chiều 6/9/1963, Nhu xác nhận với một viên chức CIA là d'Orlandi và Goburdhun đã nhiều lần yêu cầu Nhu gặp Maneli. Ngày 2/9, theo Nhu, Maneli khuyên Nhu nên lợi dụng những lời tuyên bố của de Gaulle (29/8) và Hồ (5/1963 hoặc 8/1963) để thương thuyết với Hà-nội. Maneli nói đã được Phạm Văn Đồng ủy quyền làm trung gian [authorized by Pham Van Dong to act as intermediary]. Nhu trả lời Maneli rằng lời tuyên bố của de Gaulle rất “lôi cuốn” [interesting], nhưng chỉ những người thực sự chiến đấu trong cuộc chiến này có quyền nói và hành động. Nam Việt Nam liên kết với Mỹ và sẽ là điều vô luân khi dò dẫm đơn phương sau lưng người Mỹ. Vấn đề hiệp thương mang lại sự bất lợi về tinh thần chiến đấu cũng như sự thông suốt về chính trị của dân chúng miền Nam. Nhu khẳng định không thương thuyết với Hà-nội, chỉ tiếp xúc Việt Cọng ở miền Nam. Nhu còn nói không có đường dây bí mật nào với miền Bắc, nhưng Maneli và Goburdhun lúc nào cũng sẵn sàng.(6)
6. CĐ 0689, CAS gửi CIA; FRUS, 1961-1963, IV:125-126.
Như thế, đích miệng Nhu thú nhận hai lần là từng gặp Maneli, người tự nhận là sứ giả của Phạm Văn Đồng, Thủ tướng Bắc Việt.
Ngày 16/9/1963, Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm mật báo với Mỹ rằng các Tướng nóng lòng làm đảo chính hơn khi thấy thêm nhiều chứng cớ về việc Nhu muốn thương thuyết với miền Bắc. [The Generals are . . . becoming increasingly concerned over additional evidence [of] Nhu negotiating for settlement with North]. (FRUS, 1961-1963, IV:239) Theo Khiêm, Nhu tiết lộ với một số Tướng (như Big Minh, Lê Văn Nghiêm) về cuộc tiếp xúc với Maneli. Maneli đã mang tới đề nghị của Đồng về việc hiệp thương giữa Bắc và Nam; và Nhu đang nghiên cứu, sẽ cho các Tướng biết thêm những bước kế tiếp. Nhu tuyên bố Maneli đã hoàn toàn dưới sự sử dụng của Nhu và sẵn sàng bay ra Hà Nội bất cứ lúc nào được chỉ thị. Nhu còn thêm rằng Đại sứ Pháp Lalouette từng đề nghị tương tự.(7)
7. Nguyên văn, “Counselor Nhu has discussed with some Generals (Khiem states that he was not in on discussion and only mentioned Big Minh and General Nghiem as being among those with whom Nhu discussed the item) his conversation with Polish Commissioner Maneli. He told Generals that Maneli had brought him a proposal from DRV Prime Minister Pham Van Dong for start of trade between North and South Vietnam. Nhu had informed the Generals that he had taken this under consideration and would consult with them in any future move. According to Nhu, Maneli has stated that he was at Nhu’s complete disposal and ready to fly to Hanoi at a moment’s notice. Nhu had also stated that French Ambassador Lalouette had also offered his services toward same end.” FRUS, 1961-1963, IV:240.
2. Cán bộ “Việt Cộng”:
Nhu thú nhận đã bí mật tiếp xúc với một số cán bộ Việt Cộng (hiểu theo nghĩa Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam). Mùa Xuân 1963, nhân dịp phát động chiến dịch Chiêu Hồi (vào tháng 4/1963), Nhu nhiều lần khoe đón tiếp cán bộ Cộng Sản cao cấp ngay tại Dinh Gia Long. Có lần, Nhu chỉ vào chiếc ghế Đại sứ Frederick (Fritz) Nolting đang ngồi, nói một lãnh tụ Cộng Sản vừa mới rời chỗ đó. Rồi giải thích rằng đang gặp các lãnh tụ Việt Cộng để thuyết phục họ mang quân về hàng chính phủ. Nolting báo cáo chi tiết này về Oat-shinh-tân, và xin cho Nhu toàn quyền hành động hầu thành lập một chính phủ "mở rộng." Nhưng các cố vấn của Kennedy không hài lòng—họ coi đó gần như một hành động bội phản. (8)
Chiều ngày 24/5, Nhu yêu cầu Tướng Paul Harkins (Tư lệnh M.A.C.-V., hậu thân cơ quan quân viện Mỹ, MAAG), Richard G. Weede, (Tham mưu trưởng M.A.C.-V.), John H. Richardson (CIA) và cố vấn chính trị William C. Trueheart vào Dinh Gia Long họp bàn về liên hệ với cán bộ CS. Nhu tiết lộ mới nhận được tin mật là CS vừa tổ chức một Hội nghị cán bộ chính trị và quân sự ngày 19/5/1963 tại đồn điền Memot trên đất Căm Bốt. Mật báo viên của Nhu tham gia hội nghị này. Kết quả, hội nghị trên quyết định rút sáu [6] tiểu đoàn đặc công từ Việt Nam qua Lào làm nghĩa vụ Quốc tế từ ngày 20/5, vì Lào trở thành ưu tiên thứ nhất của Hà Nội và Nam Việt Nam bị đặt xuống hàng thứ hai. Các đơn vị chính qui sẽ rút về mật khu Cambodia, hay ngừng tham chiến, giao trách nhiệm chiến đấu cho các đơn vị địa phương và tự vệ. Nhu tuyên bố nếu báo cáo trên chính xác, VNCH sẽ tổng tấn công, đánh tan các lực lượng địa phương, và ngăn chặn đặc công từ Lào đột nhập Nam Việt Nam. Cầm đầu lực luợng đặc biệt này là Nghệ (?). Tới Lào, Nghệ sẽ là cố vấn của Tướng Trần Sơn [Trần Văn Trà, hay Chu Huy Mân?], Tư lệnh Lực lượng ngoại quốc tại Lào.(15)
Chiều 2/9, Nhu cũng thú nhận với Lodge rằng mình tiếp xúc với Việt Cọng. Những cán bộ VC này đã rất chán nản, muốn ngừng hoạt động. Sáu tháng trước, một Ðại tá VC muốn đào ngũ với ba [3] tiểu đoàn, nhưng Nhu khuyên ông ta ở lại biên giới Lào chờ cơ hội thuận tiện. Một Tướng VC ở Cambodia cũng muốn gặp Nhu. Không những VC đang thất vọng mà còn cảm thấy bị Bắc Việt lợi dụng.( 16)
Có người cho rằng đây là lời bịa đặt của Nhu. Nhận định này quá vội vã. Trong hậu trường chính trị Sài Gòn, luôn luôn có những màn đi đêm lạ lùng. Không thiếu người nỗ lực “lôi kéo những phần tử Quốc Gia” trong MTDT/GPMN ra khỏi sự kiềm tỏa của Cộng Sản. Trong số nhân vật được coi là “người quốc gia” có Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát và Luật sư Nguyễn Hữu Thọ. Từ năm 1948-1949, Y sĩ Lê Văn Hoạch, một cựu Thủ tướng Nam Kỳ Tự Trị (1946-1947), và Nguyễn Hòa Hiệp đã không ngừng tìm cách đưa phần tử quốc gia về thành. Mùa Thu 1964, Ðại tướng Raymond Nguyễn Khánh—cũng qua Quốc Vụ Khanh Lê Văn Hoạch—trao đổi thư từ với Phát, Tổng thư ký MTDT/GPMN, nhưng cũng đồng thời cầm đầu guồng máy tình báo trí vận tại Sài Gòn-Gia Ðịnh. Món quà trao đổi là vợ con Phát lấỳ tù binh Mỹ. Hai năm sau, dù đang lưu vong ở Paris, Khánh còn mưu toan móc nối Nguyễn Hữu Thọ, đưa Chủ tịch MTDT/GPMN về hồi chính. Một trong những trung gian là Lê Văn Trường ở Paris, người tự nhận là “thượng cấp” của Thọ. Năm 1966, Lodge cũng lọt vào một màn ảo thuật âm mưu đưa Nguyễn Hữu Thọ bỏ mật khu.(17) Năm 1967, tình báo Mỹ còn mở đường giây liên lạc trực tiếp với MTDT/GPMN bằng cách phóng thích vợ Trần Bửu Kiếm, vợ Trần Bạch Ðằng, cùng một cán bộ cao cấp [Trương Như Tảng] qua khuôn khổ trao trả tù binh. Trần Bạch Ðằng còn nhận được một máy truyền tin để liên lạc trực tiếp với tình báo Mỹ. Các giới chức cao cấp của VNCH—từ Thiệu, Kỳ, tới Linh Quang Viên, Nguyễn Ngọc Loan—đều được thông báo về kế hoạch “BUTTERCUP” này và quay mặt làm ngơ. Dư luận bào chí Sài Gòn từng một thời loan tin VNCH đã bắt được một cán bộ giao liên của Việt Cộng khi vào Sài Gòn tiếp xúc Tòa Ðại sứ Mỹ. Những người giàu tưởng tượng còn suy diễn rằng kế hoạch “BUTTERCUP” trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc Tổng Công Kích và Tổng Khởi Nghĩa Tết Mậu Thân (1968), nên trong những ngày đầu Xuân khói lửa, các đơn vị Mỹ và Ðồng Minh đã án binh bất động.
Trong hai năm 1962-1963, chung quanh Nhu có khá nhiều cán bộ tình báo chiến lược CSBV. Phạm Ngọc Thảo, và Vũ Ngọc Nhạ chỉ là hai người được biết nhiều nhất. Lời thú nhận “móc nối Việt Cộng” của Nhu, bởi thế, cần được nghiên cứu kỹ càng hơn trước khi có một nhận định võ đoán [sweeping remark]. Cho tới khi có tài liệu chứng minh ngược lại, chúng ta không thể không tin lời khai của chính Nhu. (Theo hình luật Mỹ, lời tự thú của nghi can là bằng chứng rất đáng tin cậy)
3. Phái viên khác của Hà Nội:
Theo một nguồn tin, Nhu còn mượn cớ đi săn, để bí mật gặp cán bộ CSBV.
a. Truờng hợp Phạm Hùng:
Cán bộ CS được William Colby nêu đích danh là Phạm Hùng, Ủy viên Bộ Chính Trị Ðảng Lao Ðộng Việt Nam, Phó Thủ tướng, từng là Chủ Nhiệm Ủy Ban Thống Nhất. Theo Colby—trưởng lưới tình báo CIA tại Sài Gòn năm 1960-1962, Giám đốc Sở CIA Ðông Nam Á, Phụ tá Giám đốc kế hoạch bình định nông thôn ở Việt Nam [CORDS], và rồi Tổng Giám đốc CIA—nhiều năm sau cái chết của anh em Diệm-Nhu, một Tướng cao cấp thuộc nhóm đảo chính 1963 [Trần Văn Ðôn?] tuyên bố đã nghe tin Nhu gặp Phạm Hùng vào [tháng 2/1963]. Cuộc gặp mặt này xảy ra trong giai đoạn Diệm-Nhu có nhiều dị biệt lớn lao với Mỹ (hậu quả của bản báo cáo của Thượng Nghị Sĩ Mike Mansfield), và đang nỗ lực tìm cách thoát khỏi sự bế tắc giữa hai gọng kìm Mỹ và Cộng Sản.( 18)
Là người thân thiết với Nhu và chống việc thay Diệm, Colby không trích dẫn lời chứng của Tướng [Ðôn?] một cách tắc trách. Muốn bác bỏ hay “chỉnh lý”, cần tìm ra tư liệu văn khố Bộ Chính Trị Ðảng CSVN, Nga hay Trung Cộng chứng minh không có màn đi đêm, mà không thể chỉ dùng lối nhận định võ đoán là “tin đồn vô căn.” Về chi tiết Phạm Hùng là “người cầm đầu các nỗ lực của Cộng Sản tại miền Nam [the leader of the Communist effort in the South] mà Colby đề cập cũng không nhất thiết phải hiểu thu hẹp như Bí thư Trung Ương Cục Miền Nam thời gian này [1963]. Năm 1963, Phạm Hùng, với cương vị Phó Thủ tướng, Ủy viên Bộ Chính Trị, có thể được kể như người cầm đầu nỗ lực của CS tại miền Nam. Những Nguyễn Văn Linh, Võ Toàn (Võ Chí Công), Trần Văn Trà, Trần Nam Trung (Trần Lương), Trần Văn Tấn (Lê hay Trịnh Trọng Tấn) chỉ là nhóm 10 cán bộ trung cấp (Ủy viên trung ương Ðảng) tại “B”. Câu văn của Colby có thể cũng chỉ nhằm ghi nhận rằng Phạm Hùng là người cầm đầu CS miền Nam khi Colby được mật báo về chuyện gặp gỡ bí mật Nhu-Hùng bốn năm năm trước.(19) Trần Bạch Ðằng, một cán bộ CS cao cấp, phụ trách tuyên giáo của Trung Ương Cục Miền Nam–nhân vật chủ chốt trong kế hoạch BUTTERCUP—nói với tác giả năm 2004-2005 là không hề tiếp xúc với họ Ngô. (19b) Nhưng có thể Trần Bạch Ðằng hay Thiếu tướng Trần Ðộ không được thông báo về các gián điệp chiến lược trực tiếp nhận lệnh của Lê Duẩn hay BCT.
Cuộc gặp mặt Hùng-Nhu này, tưởng nên ghi thêm, cũng được tình báo Pháp ghi nhận. Tin tình báo thì thường chỉ ghi “reliably informed.” Lời chứng của các Tướng Ðôn, Khiêm, Minh hay Nghiêm có mức khả tín nào sẽ được tài liệu văn khố bạch hóa trong tương lai.
. b. Những đầu mối khác:
Vài tác giả còn ghi nhận đại diện CSBV vào gặp Nhu ngay tại Sài Gòn, qua trung gian Ðại sứ India trong UBQT/KSÐC “nhiều lần.”(20) Trần Văn Dĩnh tiết lộ ngày 29/10 đích thân Diệm chỉ thị cho Dĩnh chuẩn bị gặp một đại diện Hà Nội (Lê Ðức Thọ?) để dò ý. Theo dự trù, Dĩnh sẽ gặp phái viên Hà Nội ngày 15/11/1963 tại New Dehli, nơi Nguyễn Cơ Thạch (Phạm Văn Cương) giữ chức Tổng Lãnh sự từ ngày 26/7/1956. Nhưng cuộc đảo chính 1/11/1963 khiến âm mưu này phải bỏ dở. Theo Dĩnh, Diệm còn dặn dò phải dấu kín Nhu.(21)
Những âm mưu đi đêm giữa Nhu với Hà Nội, dĩ nhiên, phải nhiều thời gian nữa mới có thể rõ chi tiết, khi tài liệu văn khố Bộ Chính Trị Ðảng CSVN, Trung Cộng, Liên Sô Nga hay Vatican mở ra cho các nhà nghiên cứu. Một số tư liệu Pháp và Mỹ hiện cũng chưa giải mật. Người học sử nghiêm túc không thể không thận trọng về mặt trận tình báo dầy phủ sương mờ nghi hoặc này, chẳng nên áp dụng cứng ngắc thứ luật “bằng chứng” [evidence] của luật pháp Mỹ gọi là “hearsay” [nghe lại lời kể của một người khác]. Hơn nữa, có những bằng chứng không thể bài bác, sau khi phối kiểm lại, cho thấy Diệm-Nhu quả thực đã ve vãn Hà Nội, tìm cách gặp đại biểu Hà Nội, khiến Mỹ lo ngại rằng một sự thỏa thuận Bắc-Nam có thể trở thành sự thực vào khoảng cuối năm 1963.
B. NHỮNG BIỂU HIỆU:
Việc ve vãn Cộng Sản Hà Nội còn có thể tăng bổ [corroborate] bằng những lời tuyên bố và việc làm của họ Ngô trong ba năm 1961-1963 liên quan đến các vấn đề “thống nhất và trung lập,” yêu cầu cắt giảm lính Mỹ và tuyên truyền chống Mỹ.
1. Thống nhất và trung lập:
Những tài liệu văn khố hiện đã mở ra cho người nghiên cứu chưa tiết lộ rõ ràng chi tiết về phản ứng của họ Ngô với điều kiện “thống nhất và trung lập” mà Hà Nội cũng như MTDT/GPMN tung ra từ năm 1962.
Ngô Ðình Diệm, vào tháng 5/1963, tâm sự với Ðại sứ Lalouette rằng chiến trận sẽ tự động tàn lụn đi, không cần phải có thương thuyết, vì các lãnh đạo miền Bắc cảm thấy được sự vô ích trong âm mưu đánh chiếm miền Nam.(22) Chỉ từ tháng 8/1963, Diệm mới có vẻ tách khỏi lập trường chống Cộng, nghiêng về “trung lập.” Ngày 30/8, Diệm triệu tập Hội đồng chính phủ để nghiên cứu tuyên ngôn ngày 29/8/1963 của Tổng thống de Gaulle, về giải pháp trung lập, thống nhất, độc lập với mọi ảnh hưởng ngoại bang. Rồi cho lệnh Việt Tấn Xã dịch tuyên ngôn trên, in trên trang nhất bản tin Việt Tấn Xã. Chính phủ Diệm cũng cho lệnh Ðại sứ Phạm Khắc Hy ở Paris xin gặp Ngoại trưởng Maurice Couve de Murville, yêu cầu giải thích lập trường Pháp. Một số viên chức thân cận Nhu, như Quyền Ngoại trưởng Trương Công Cừu—được Lodge gọi là “tên xu nịnh không hề biết xấu hổ nhất mà tôi từng được biết”—nói với viên chức Pháp rằng người Việt đã hiểu được những gì de Gaulle muốn nói.(23)
Nhu là người duy nhất trực hoặc gián tiếp đề cập đến trung lập. Gần cuối tháng 8/1963, Trần Thiện Khiêm mật báo với Mỹ rằng Nhu từng tuyên bố với các Tướng (kể cả Dương Văn “Big” Minh, Lê Văn Nghiêm) là nếu Mỹ cắt viện trợ, Nhu có thể liên lạc với Hà Nội, yêu cầu giảm bớt cường độ chiến tranh, trong khi thương thuyết một thỏa ước vĩnh viễn. (24) Nguồn tin tình báo Mỹ ngày 30/8/1963 khẳng quyết rằng ít tháng trước ngày Nhu tiếp Maneli tại Dinh Gia Long, Nhu đã chủ trương trung lập hóa và thống nhất Việt Nam. (25) Nhưng khi gặp Lodge chiều Thứ Hai 2/9/1963, và John H. Richardson (?) chiều Thứ Sáu, 6/9, Nhu minh xác rằng mình cực lực chống trung lập, vì trung lập hoàn toàn đi ngược với quan điểm và chính sách VNCH. (26)
2. Giảm quân số Mỹ:
Việc đòi hỏi giảm quân số Mỹ được Nhu đề cập từ đầu năm 1963.(27) Ngày Thứ Sáu, 12/4/1963, khi tiếp chuyện một viên chức CIA ở Sài Gòn Nhu tuyên bố cần giảm từ 500 tới 3,000 hay 4,000 lính Mỹ. Nhu nói khi người Mỹ mới tới, người Việt rất kính nể họ vì họ làm việc chăm chỉ, có kỷ luật và không gấu ó lẫn nhau hay với người khác. Tuy nhiên kỷ luật đã bị sa sút, theo thời gian và nhân số. Diệm đã nhận được quá nhiều lời than phiền. Tướng Tôn Thất Ðính, chẳng hạn, than phiền rằng có quá nhiều người Mỹ.(28) Tại quân trường sĩ quan trừ bị Thủ Ðức, trong mùa Hè 1963 được lưu truyền những việc làm “anh hùng” của một số sĩ quan Việt chống lại thái độ trịch thượng, thực dân của cố vấn Mỹ. Ðại tá “Lam Sơn,” chẳng hạn, từng “gõ can [gậy chỉ huy] lên đầu một cố vấn Mỹ,” hay Tướng Ðính “rút súng dọa bắn” một nhân viên CIA Mỹ.
27. Tính đến ngày 9/1/1962, quân Mỹ ở Nam Việt Nam tăng hơn 100%: Từ 948 người vào cuối tháng 11/1961 lên 2,646 người ngày 9/1/1962 và dự trù sẽ lên 5,576 vào cuối tháng 6/1962. Ngày 30/1/1963, Tướng Earle Wheeler báo cáo Mỹ đã có hơn 400 cố vấn cấp Tiểu đoàn và tương đương; trên 100 cố vấn tỉnh; 220 người trong ngành an ninh tại NVN. Gần 300 phi cơ đã hoạt động, gồm 148 trực thăng vận tải, 11 trực thăng võ trang, 81 vận tải có cánh, 13 khu trục (chiến đấu cơ), 9 oanh tạc cơ hạng nhẹ, 4 thám thính chiến đấu, 37 liên lạc. Về quân đội VNCH, có 196,357 Bộ binh, 6,595 Hải quân, 5,817 Không quân, 5,281 TQLC, 75,909 ÐPQ, 95,828 Dân vệ; FRUS, 1961-1963, III, tài liệu 26.
Ngày 22/4/1963, cơ quan CIA tiên đoán chế độ Diệm sẽ yêu cầu Mỹ giảm quân số tại miền Nam. Diệm và Nhu đều quan tâm đến vấn đề nhân viên Mỹ “xen vào” (infringements) chủ quyền của VN, đặc biệt là cơ quan quân viện [MAAG] và các đơn vị Lực lượng đặc biệt [LLÐB] Mỹ. Phủ Tổng thống đang tra hỏi những viên chức phụ trách phối hợp với Mỹ về các hành vi của nhân sự Mỹ.(29)
Hơn một tháng sau, trong bài phỏng vấn Nhu trên báo Washington Post [Bưu điện Oat-shinh-tân] số ra ngày Chủ Nhật, 12/5/1963, Warren Unna thuật rằng Nhu muốn khoảng 12,000-13,000 quân Mỹ sẽ giảm xuống một nửa. Vì theo Nhu, đa số các cố vấn Mỹ tại địa phương chỉ thu thập tin tức tình báo, và sự hiện diện đông đảo của cố vấn Mỹ tạo cơ sở cho tuyên truyền của VC. Do áp lực của Mỹ, năm ngày sau, 17/5, Diệm mượn tuyên cáo chung [với Nolting] về vấn đề quĩ tài trợ chống nội loạn [CIP] để chính thức cải chính lời tuyên bố của Nhu: Số nhân viên Mỹ tại Nam Việt Nam sẽ tùy thuộc vào nhu cầu an ninh, kinh tế và xã hội. (30) Ngày Thứ Hai, 20/5, Nolting cũng báo cáo là Nhu cải chính rằng đã bị Unna trích dẫn sai lạc. (31) Ba ngày sau nữa, 23/5, Nhu chính thức cải chính rằng chỉ muốn phát động “một cuộc cách mạng thực sự, để tiến dần đến tự túc,” nhưng đã bị hiểu lầm quá nhiều như bài Mỹ hay bài ngoại. (32)
Hạ tuần tháng 5/1963, sau khi chào Diệm để về Pháp nghỉ, Lalouette cũng tiết lộ Diệm và Nhu đã yêu cầu giảm bớt số cố vấn Mỹ.(33)
Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ, người được chính phủ Mỹ coi như nhân vật có thể kế vị Diệm trong trường hợp bất trắc, cũng xa gần không muốn Mỹ gửi cố vấn dân sự xuống các tỉnh.
Mạnh miệng nhất là Lệ Xuân. Trong thời gian đi “giải độc” ở châu Âu và Mỹ, “Rồng Cái” ví von quân nhân Mỹ tại Việt Nam như những tên lính đánh thuê nho nhỏ [little soldiers of fortune]. Vợ chồng Nhu còn chê bai cả binh chủng Lực lượng Ðặc biệt do Kennedy lập nên; và, nói thẳng rằng quân đội Mỹ không thích hợp với chiến tranh du kích.
Trong bài phỏng vấn trên tờ Espresso của Italia, ra ngày 10/10, Nhu tuyên bố miền Nam có thể sống còn dù Mỹ yểm trợ hay không. Nhu chỉ cần các đơn vị trực thăng và tiền, không muốn lính Mỹ vì binh sĩ Mỹ không có khả năng đánh chiến tranh du kích. Ngay LLÐB do Kennedy thành lập cũng chẳng có giá trị gì. Diệm và Nhu chống lại việc đưa quân chiến đấu Mỹ vào miền Nam kể cả trong giai đoạn nghiêm trọng nhất trong mùa Ðông 1961-1962 [sic]. Cuộc chiến không thể thắng được với người Mỹ, vì người Mỹ cản trở sự chuyển biến cách mạng của xã hội, một điều kiện tiên quyết của chiến thắng.(34) Ước muốn của Nhu là Mỹ chỉ cung cấp quân viện, phi cơ, súng đạn, thiết giáp, thiết vận xa, v.. v... và giao mọi việc khác cho họ Ngô.
3. Chống Mỹ:
Suốt từ đầu năm 1950, sau khi lội núi vượt sông đi bộ 17 ngày qua Bắc Kinh xin viện trợ, ngày 3/2/1950 Hồ Chí Minh—tức Linov Nguyễn Sinh Côn (1892-1969)—được Phó Chủ tịch Trung Cộng Liu Shaoqi [Lưu Thiếu Kỳ] cho qua Mat-scơ-va gặp Josef Stalin, nối lại tinh thần “quốc tế vô sản.” Mặc dù chẳng trọng vọng gì Hồ, Stalin cho Hồ gặp mặt để giải thích lý do giải tán Ðảng Cộng Sản Ðông Dương ngày 11/11/1945, cùng liên hệ với tình báo Mỹ, Bri-tên, và Trung Hoa. Từ ngày này, Hồ ngả hẳn về khối Cộng Sản do Liên sô Nga cầm đầu. Ngoài những chiến dịch suy tôn Stalin, Mao Trạch Ðông, tái lập Ðảng Cộng Sản dưới bảng hiệu Ðảng Lao Ðộng Việt Nam [LÐVN] năm 1951, hay chỉnh phong, chỉnh cán, chỉnh quân, cải cách ruộng đất, áp dụng những “nghi lễ Mao-ít” trong đời sống thường nhật, Hồ chỉ thị cho thuộc hạ đẩy mạnh phong trào tố cáo “đế quốc Mỹ xâm lược.”(35) Sau năm 1954, cơ quan tuyên truyền Hà Nội cũng ngày đêm ra rả gọi sự trợ giúp của Mỹ cho chế độ chống Cộng ở miền Nam là “đế quốc” hay “tân thực dân”—dù trên thực chất cả hai phe đều là “anh hùng khất thực.”
Từ sau cuộc đảo chính của Nhảy Dù và TQLC ngày 11/11/1960, chế độ Diệm bắt đầu dùng thuật ngữ “thực dân Mỹ.” Ngày 17/11, Ủy Ban Nhân Dân Chống Phiến Cọng của Trương Công Cừu, Ngô Trọng Hiếu và Nguyễn Văn Châu sử dụng phương tiện của chính phủ và quân đội rải truyền đơn tố cáo “thực dân Mỹ, Anh, Pháp” dính líu vào cuộc đảo chính. Ðích thân Diệm tố cáo với Tướng Lionel McGarr, Tư lệnh MAAG, rằng có những phần tử Mỹ nói xấu chế độ. Nhu thì đi thẳng vào vấn đề hơn. Trong cuộc thảo luận với Lalouette, Nhu nghi Mỹ nhúng tay vào cuộc đảo chính. Một trong những chứng cớ là Ðại sứ Elbridge Durbrow chỉ đứng ra hòa giải, và còn cho Hoàng Cơ Thụy vào bao tải đựng văn kiện ngoại giao đưa trốn khỏi nước. Nhóm sĩ quan Nhảy Dù thì tuyên bố ở Phnom Penh là được Mỹ yểm trợ.(36)
Báo cáo ngày 18/12/1962 của TNS Mike Mansfield (1903-2001), Chủ tịch Khối đa số Thượng viện Mỹ—người đã nhiều lần cứu nguy chế độ Diệm—khiến vợ chồng Nhu lại xa gần đả kích “thực dân.”(37) Ngày 2/3/1963, Diệm cũng tuyên bố không cần học hỏi gì ở Oat-shinh-tân.(38)
Gần cuối tháng 3/1963, Nhu cho lệnh Tung và Ðính mở chiến dịch tuyên truyền “chống Mỹ.“(39) Lệ Xuân mượn ngày Lễ Hai Bà Trưng 1963, và rồi tổ chức Phong Trào Phụ Nữ Liên Ðới [PTPNLÐ] để chỉ trích Mỹ can thiệp vào nội tình Việt Nam. Theo Lệ Xuân, đừng nên tỏ vẻ biết ơn viện trợ của ngoại quốc; vì nhiều kẻ viện trợ tưởng rằng chúng có quyền phá hủy phong tục, truyền thống và luật pháp lành mạnh của Việt Nam, biến Việt Nam thành bù nhìn, dụ dỗ đàn bà Việt Nam vào đường sa đọa. Vì thế, ngày 13/4/1963, Ðại sứ Nolting đã từ chối lời mời lên Ðà Lạt nghỉ của Lệ Xuân.(40) Khi được tin Henry Cabot Lodge sẽ thay Nolting ở Sài Gòn, Nhu gọi Lodge là “Toàn quyền,” tước vị của viên chức cầm đầu Ðông Dương dưới thời “Bảo hộ” Pháp. [Năm 1961, Diệm cũng từng tuyên bố không muốn biến Việt Nam thành một xứ bị bảo hộ [protectorate].
Từ cuối tháng 8/1963, nữ phát ngôn viên bán chính thức của chế độ—tức Lệ Xuân—ngày càng bộc lộ bản chất và tư cách đích thực của một người ít học vấn, nhưng do “Thiên mệnh Mỹ” và viện trợ Mỹ bỗng dưng lọt vào trung tâm quyền lực của miền Nam. Tổng Giám mục Thục cũng hòa điệu vào vở bi hài kịch mà Cố vấn An Ninh Quốc Gia Mỹ McGeorge Bundy phải chua chát gọi là “cơn điên cuồng tập thể của một gia đình cai trị chưa hề thấy từ sau [ngày sụp đổ của] Nga hoàng.”( 41)
Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có tài liệu về những đầu mối bản xứ giúp gia đình họ Ngô ve vãn Việt Cộng. Có người cho rằng Mã Tuyên, một lãnh tụ Hoa kiều ở Chợ Lớn, là đầu mối quan trọng. Lại có tin Albert Phạm Ngọc Thuần [sau đổi thành Phạm Ngọc Thảo], cựu Giám đốc Mật vụ của Ủy Ban Hành Chính Kháng chiến Nam Bộ (1947-1949), và lúc đó giữ chức Thanh tra Ấp Chiến lược, với cấp Trung tá, là đầu mối khác. Ngoài ra, phải kể Vũ Ngọc Nhạ của cụm tình báo chiến lược A-22, và các ổ trí vận ở Sài Gòn dưới quyền Trần Bạch Ðằng, với những thành viên như em gái Bộ trưởng Trần Lê Quang, v.. v...
B. NGUYÊN DO:
Có nhiều yếu tố dẫn đến việc Diệm-Nhu tự biến mình thành “phiến Cộng.”
1. Giải tỏa áp lực Mỹ:
Mục tiêu tối hậu của người Mỹ là duy trì một miền Nam chống Cộng, để ngăn chặn (containment) sức bành trướng của Trung Cộng và Nga Sô xuống vùng Ðông Nam Á (NSC 5405 (16/1/1954), 5429 /2, 5. Paragraph 10-a (22/12/1954, & 27/1/1955), NSAM 111, 22/11/1961). Trên căn bản, người Mỹ chỉ yểm trợ một miền Nam chống Cộng mà không phải cá nhân nào. Nhưng họ Ngô muốn đồng hóa miền Nam với gia đình mình. Kiểu “sau lưng Hiến Pháp còn có tôi.” Bởi thế, những lời cố vấn để cải thiện hành chính, kinh tế, chính trị và quân sự được diễn dịch thành “áp lực” miên viễn.
Trong khi đó, từ năm 1960, người Mỹ muốn “rút ngắn hơn giây cương” con ngựa kéo cỗ xe chống Cộng miền Nam. (NSC 5809 (2/4/1958), 6012 (21/7/1960). Ba vấn đề được nhấn mạnh là đảng Cần Lao, nhân sự, và mở rộng sinh hoạt chính trị. Người Mỹ từng nhiều lần yêu cầu Diệm giới hạn quyền lực của Ðảng Cần Lao, cùng vợ chồng cố vấn Nhu, Cẩn và Thục, cũng như mở rộng chính quyền cho những chính khách chống Cộng. Anh em họ Ngô cương quyết không chịu nhượng bộ. Họ muốn độc quyền “thiên mệnh Mỹ” và “phép lạ Mỹ.”
Cuộc tranh đấu của Phật giáo từ ngày 7/5/1963 khiến áp lực Mỹ ngày một gia tăng. Chính phủ John F. Kennedy (1/1961-11/1963) công khai áp lực Diệm phải đáp ứng những nguyện vọng của Phật giáo, thành thực tôn trọng bản Tuyên cáo chung 16/6/1963, và từng đe dọa sẽ tách biệt khỏi chính sách Phật giáo của chế độ Diệm nếu có thêm một vụ tự thiêu. Diệm-Nhu quyết không nhân nhượng, tìm đủ cách phản ứng: Từ bịa đặt ra việc Cộng Sản ném lựu đạn (sau sửa sai thành hai trái mìn từ lực) trước Ðài phát thanh Huế, đàn áp, bắt giữ người biểu tình, tới vu cáo cuộc tranh đấu của Phật giáo do Cộng Sản chi phối, nhằm lật đổ chính quyền. Cả Diệm lẫn Nhu đều lên án “đế quốc” [và Cộng Sản] nhúng tay vào cuộc tranh đấu của Phật Giáo.( 42)
2. Lo ngại bị Mỹ bỏ rơi:
Từ năm 1960, họ Ngô không còn được chính phủ Mỹ chiều chuộng như xưa. Sau cuộc đảo chính hụt ngày 11/11/1960, Diệm-Nhu bắt đầu nghi ngờ sự yểm trợ mà Bảo Ðại từng cay đắng gọi là “mù lòa” của chính phủ Mỹ, và nhóm “Những người bạn Mỹ của Việt Nam” [American Friends of Vietnam] như cựu Tướng William Donovan, TNS Mike Mansfield, Hồng y Francis Spellman, v.. v... (43)
a. “Sự áp bức của báo chí Mỹ”:
Ðiều khiến họ Ngô cực kỳ bất mãn là báo chí Mỹ không ngừng đả kích chế độ Diệm. Từ đầu năm 1957, báo Foreign Affairs [Ngoại giao] đã cảnh giác dư luận Mỹ về tình trạng “cảnh sát trị ở miền Nam.” Nhiều người cho rằng Mỹ đang sa lầy, không thể chiến thắng với họ Ngô.
Vài học giả ít nhiều liên hệ với Ðại học Công Lập Tiểu Bang Michigan [MSU], Ðại học ký giao kèo cố vấn cho những kế hoạch hành chính và luật pháp với Sài Gòn, cũng công bố những nghiên cứu bất lợi cho chế độ như Milton C. Taylor trên tờ New Republic ngày 14/6/1961, và Frank C. Child trên cùng báo này ngày 4/12/1961. Dưới mắt Diệm, nhóm MSU chịu trách nhiệm về các chỉ trích “không đúng sự thực, không hợp lý, và phá hoại”. Diệm và Nhu cho rằng các giáo sư MSU đã lợi dụng cơ hội để nghiên cứu làm công tác gián điệp và tung tin bêu xấu chính phủ.( 44)
Trong khi đó một nhóm ký giả trẻ như Neil Sheehan, Malcom Browne, David Halberstam, v.. v... được Trung tá Paul Vann, cùng viên chức trong Dinh Gia Long (Trần Kim Tuyến, Nguyễn Ðình Thuần), và cán bộ tình báo chiến lược Bắc Việt (như Vũ Ngọc Nhạ, Pham Xuân Ẩn) cung cấp tin tức mật—do những lý do và mục đích khác nhau—tìm cách trình bày chiến cuộc và gia đình họ Ngô dưới những góc cạnh bi quan nhất. Sợi giây xuyên suốt qua những bài tường thuật của họ là trận chiến đang thua và Mỹ không thể thắng trận với họ Ngô. Theo họ, Nam Việt Nam đang trở thành một thứ “bãi lầy” hay “cát lún,” nghĩa địa của uy tín và danh dự của siêu cường Mỹ. (“Chiến thắng” Ấp Bắc ở Mỹ Tho vào đầu năm 1963 chỉ là một thí dụ) Qua những cuộc phỏng vấn Nhu và nhất là Lệ Xuân, họ biến vợ chồng Nhu-Lệ Xuân thành một thứ quái vật đen của chế độ.
Trong một chuyến thăm Mỹ bí mật, ngày 7/9/1960 Lệ Xuân đã nhờ Tướng Edward Lansdale và CIA bí mật can thiệp, công khai thanh minh cho Lệ Xuân về những tin đồn vô căn. Tại sao cơ quan CIA không nói Lệ Xuân là người thứ tư trong danh sách cần tiêu diệt của Cộng Sản (sau Diệm, Nhu và Cẩn). Tại sao những người Mỹ không hành động như Tướng Samuel T. Williams, Tư lệnh MAAG, con người chỉ biết làm bổn phận của mình? Các nhân viên và sĩ quan Mỹ tại Sài Gòn không thân thiện với chính phủ VNCH. Khi VC gia tăng tấn công, Đại sứ Durbrow chẳng những không tích cực giúp đỡ mà chỉ lo can thiệp vào nội tình cai trị của Diệm. Thái độ của Mỹ về việc tranh chấp biên giới với Căm Bốt thật khó hiểu. VC đột nhập qua ngả biên giới trong khi Mỹ cố tình ve vãn Norodom Sihanouk, tảng lờ việc Sihanouk thân thiện với Trung Cộng. Nhưng Lansdale chẳng làm được gì giúp vợ chồng Nhu.(45)
Vì không thích bị chỉ trích, họ Ngô tìm đủ cách phản ứng. Từ áp lực Tòa Ðại sứ Mỹ can thiệp, tới sử dụng tờ nhật báo Mỹ ngữ ở Sài Gòn, Times of Vietnam [Việt Nam Thời Báo], hay vài ký giả nổi danh như Margueritte Higgins, v.. v... để trả đũa. Rồi dần dần đến những biện pháp kiểm duyệt, trục xuất, và ngay cả bạo động—tức hành hung và đe dọa trục xuất hay giam giữ.(46)
Cuối năm 1961, sau khi Kennedy không đồng ý gửi quân chiến đấu vào Nam Việt Nam như Taylor đã hứa với Diệm, lại còn ép Diệm phải cải tổ chính phủ, họ Ngô mở chiến dịch chống Mỹ trên báo chí Việt Nam để cảnh giác Kennedy về thứ gọi là “tự do quá trớn” của báo chí Mỹ. Trong buổi nói chuyện với Robert J. Manning ngày 17/7/1963, Nhu nhận định rằng một số ký giả trẻ Mỹ có tham vọng lật đổ chính phủ hiện hữu để lập một chế độ mới, và “chính phủ Việt Nam bị báo chí Mỹ áp bức.” (47)
I. Organizational steps:
1. Retain Thuan in one of three jobs he now holds, but appoint capable officials to other two jobs in order permit all three of these key positions function adequately.
2. Delegate real coordinating authority to the three coordinating "super ministers".
3. Flesh out delegation of authority to Field Command for counterinsurgency operations so that authority will be commensurate with responsibility.
4. Set up functioning internal security councils at central, regional, provincial, and district levels along lines of models used in other countries which have conducted counterinsurgency campaigns.
5. Give Central Intelligence Organization substance, and not just shadow, of authority and control over all intelligence operations.
6. Free both Diem and Assistant Secretary of National Defense from operational functions to sufficient extent to permit them to visit scenes of ARVN victories or defeats immediately after action has occurred and to maintain more frequent informal contact with armed forces in other ways.
7. Higher and more regular pay to local officials.
II. Steps to rally mass support:
1. Increase Diem's personal contact with people through more informal trips to countryside, by making himself available at palace to ordinary people, either in groups or individually, by occasionally hearing mass in small church or visiting Buddhist Pagoda, et cetera.
2. Travel by Diem, wherever possible, by helicopter directly from palace in order reduce adverse reaction from closing off of streets, motorcades proceeding at high speed, behavior of security guards, et cetera.
3. Frequent, frank, and down-to-earth talks over radio (at least once a month) and on TV if system set up.
4. Use flood actions as opening gambit in campaign for less luxury in Governmenf in view general emergency in which country finds itself.
5. At same time stop emphasizing "sacrifice and discipline" theme in talking to the people and tell them what they are anxious to hear-that better times are coming and that soon they will not be afraid to sleep at night.
6. In Saigon and other cities institute, visit, and dramatize laborconsuming projects for unemployed who have increased considerably as result influx into cities because of insecure conditions in countryside.
7. Initiate and publicize economic and social programs aimed at improving conditions in every village.
8. Proceed set up provincial councils which Diem has already promised publicly.
III. Steps to rally support of educated class:
1. Bring non-Communist political prisoners promptly to trial, including Dr. Dan and Pham Khac Suu.
2. Set up public tribune for free expression of ideas and criticisms as safety valve.
3. Establish political consultative council and consult this body sincerely and frequently. Council should include leading oppositionists since they are not in National Assembly.
4. Try to make it clear that National Assembly can vote freely on measures placed before it. Send back for thorough open debate measures recently adopted at Madame Nhu's instigation re taxi girls and establishment women's paramilitary force.
5. Permit opposition parties to operate and put up candidates for 1962 National Assembly elections.
6. In effort reduce criticism of family, place Nhu in ministry where he will have to accept responsibility.
IV. Armed forces:
1. Higher pay or increased family allowances to soldiers.
2. Better food.
3. Better system of promotion.
V. Social
1. Tax reform-higher rates and collections from well-to-do.
VI. Financial:
1. A realistic military rate of exchange.
173. Paper Prepared by the Taylor Mission/1/ Saigon, October 18, 1961. /1/Source: Kennedy Library, National Security Files, Vietnam Country Series Taylor Report (Rostow Working Copy). Top Secret.
There is no heading on the source text, but another copy bears the following handwritten notation on the cover sheet: "Questions Distributed by Taylor Mission for Answer by Task Force Saigon. October, 1961." (Washington National Records Center, RG 84, Saigon Embassy Files: FRC 68 A 5159, SGN (61) 19-GVN August through December) The questions were apparently given by the Taylor Mission to Embassy personnel at the briefing of the Taylor Mission by the Saigon Task Force on October 18.
Saigon, October 18, 1961.
I. Political-Social (Responsibility-Mr. Cottrell)
1. How stable is the Diem Government?
2. How can the political base for the counter-insurgency program be improved?
3. What would be the political effect of the following:
a. Introduction of SEATO and/or US forces?
b. A political settlement in Laos?
c. A major increase in US military and economic aid?
4. What are the pros and cons of a bilateral treaty?
5. What are the essential reforms to urge on Diem? What approaches to use?
II. Military (Responsibility-General Craig)
1. Operations and Training.
a. How is the ARVN presently disposed and how does it operate against the VC? Are present resources being used to best advantage?
b. How can the tactics and organization of ARVN be improved for combatting the VC?
c. How can the rate of increase of ARVN be accelerated? What should be the ultimate strength?
d. How can SVN forces take offensive action against the VM?
e. What can be done to combat more effectively the VC infiltration by land and sea?
f. What is the status of Special Force training? Is it adequate? Are the trained units properly used?
2. Logistics.
a. Are present logistical resources being used to best advantage?
b. What additional equipment is needed? Why? When? How much? Who operates?
c. What improvements are needed to facilities such as ports, airfields, roads and signal communications? Why? How much?
d. What can US logistical units, or US contractors do to help in logistics field? Engineers? Helicopters? CAT?
e. What prepositioning of military equipment and supplies is warranted now?
3. Intelligence.
a. What are the hard facts with regard to the VC insurgency? Tactics? Location? Routes of infiltration? Sources of supply?
b. How can the SVN intelligence system be improved? Photography?
c. What are the possibilities of organizing an effective village alarm system?
d. What are the reconnaissance capabilities? Ground? Sea? Air?
III. Political Warfare (Responsibility-Mr. Rostow)
1. What are the techniques of political warfare which can be brought to bear on the VC insurgency problem?
2. What importance is there to improving radio and TV facilities?
3. How is white and black propaganda organized? Is it effective?
4. What can be done to improve Diem's image before his own people and outside world?
IV. Unconventional Warfare (Responsibility-General Lansdale)
1. What unconventional warfare techniques should be considered in coping with VC insurgency?
2. How can we carry unconventional warfare to the enemy?
3. Are preparations adequate for waging unconventional warfare?
V. Covert Activities (Responsibility-Mr. Smith)
1. What are the covert and clandestine capabilities of SVN? Should they be increased?
2. What covert offensive actions should be considered?
3. What is being done to reduce or eliminate US participation in covert activities?
4. What are the possibilities of exploiting third country nationals in covert operations?
5. What is the extent of disaffection directed against the Diem Government?
6. What is the state of loyalty of the Armed Forces to Diem?
7. What is the true attitude of the SVN toward US?
VI. MAAG and Military Aid (Responsibility-Adm. Heinz)
1. How is the quality, size and organization of the MAAG?
2. Is the MAAG close to the RVNAF? How many are in the field? How are US advisors assigned to units?
3. Is there need for a program for further "encadrement"?
4. What is the status of organization and training of the Civil Guard and the local Security Forces?
5. How can the Secretary of Defense be kept better informed?
6. Is US military aid being used to the best advantage? Is it properly related to economic aid? Can the reaction time be reduced?
VII. Economic (Responsibility-Mr. Howe)
1. Is there need for a revision of the economic aid program to direct it more specifically to combatting VC insurgency?
2. Is economic aid properly related to military aid?
3. What are the short-term projects of greatest promise which should be pushed forward now?
4. What economic reforms which we are justified to urge on Diem? What approaches to use?
VIII. R&D (Responsibility-Dr. Rathjens-Mr. Godet)
1. What R&D items offer promise in the short term in combatting VC insurgency? What is needed to expedite them?
2. Can the R&D organization be improved?
Saigon, October 18, 1961, noon.
508. General Taylor, Rostow and Cottrell called on Diem together with local American officials for initial discussion October 18. Taylor opened by explaining reasons for his mission, its interest in all fields activity and its authority to make recommendations to President Kennedy, who will make decisions.
In response Taylor's request for description situation in Viet-Nam, Diem gave long historic account developments here. Main point which emerged concerned lack sufficient number of GVN troops. In addition insufficient armed forces he stressed need for large number well equipped and trained Civil Guard and self defense corps for protection of hamlets to prevent Viet Cong from feeding on countryside. Taylor asked whether increase armed forces could not be stepped up. Diem and Thuan replied that shortage of cadres is main bottleneck since additional officers and NCOs needed for all branches of security forces. Pointed to recent action doubling officer trainee class at Thu Duc school.
Since Diem's description underlined need for large security forces for various defensive purposes, Taylor noted that offensive warfare against guerrillas is less costly than defensive, and asked whether greater offensive action, striking at Viet Cong bases and ambushing them on infiltration trails could not be undertaken. Diem replied this being done in part but many trails not known and Viet Cong find it easy to deviate past GVN units on known trails.
Taylor asked for Diem's view on recent step-up in Viet Cong campaign. Diem said that Viet Cong aim is to induce GVN to withdraw troops from southern area (where they have been more successful in recent months) to meet greater activity in central Viet-Nam, thus again giving Viet Cong opportunity for greater initiative in southern area. Diem noted Viet Cong now often regroup into bigger units to attack more important targets but added that Viet Cong are not yet trying to engage in conventional warfare by holding on to places taken.
Taylor said he understood there had been recent discussions of introduction of American or SEATO forces into Viet-Nam and asked why change had occurred in earlier GVN attitude. Diem succinctly replied because of Laos situation. Noting it will take time to build up GVN forces he pointed to enemy's reinforcements through infiltration and increased activities in central Viet-Nam and expressed belief that enemy is trying to escalate proportionately to increase in GVN forces so that CVN will not gain advantage. He asked specifically for tactical aviation, helicopter companies, coastal patrol forces and logistic support (ground transport).
Diem indicated he thought there would be no particular adverse psychological effect internally from introducing American forces since in his view Vietnamese people regard Communist attack on Viet-Nam as international problem. Rostow inquired whether internal and external political aspects such move could be helped if it were shown clearly to world that this is international problem. Diem gave no direct comment on this suggestion. He indicated two main aspects of this problem: (1) Vietnamese people are worried about absence formal commitment by US to Viet-Nam. They fear that if situation deteriorates Viet-Nam might be abandoned by US. If troops are introduced without a formal commitment they can be withdrawn at any time and thus formal commitment is even more important in psychological sense. (2) Contingency plan should be prepared re use American forces in Viet-Nam at any time this may become necessary. In this connection Diem seemed to be talking about combat forces. While it was not completely clear what Diem has in mind at present time he seemed to be saying that he wants bilateral defense treaty and preparation of plans for use American forces (whatever is appropriate) but under questioning he did not repeat his earlier idea relayed to me by Thuan that he wanted combat forces.
Taylor several times stressed importance of overall plan-military, political, economic, psychological, etc.-for dealing with guerrillas. Diem tended avoid clear response this suggestion but finally indicated that he has new strategic plan of his own. Since it was not very clear in spite efforts to draw him out what this plan is, Taylor asked him to let us have a copy in writing.
I asked Diem about significance state of emergency decree just issued (our 504/2/). He said he took this action under conditions of Constitution and has sent it to National Assembly for approval in 30 days as required by Constitution. If Assembly approves establishment of state of emergency he said that executive decrees could then be issued. I asked whether this measure was taken because of security or flood conditions. He said both but it was evident that security considerations were uppermost since he referred to his mention of this proposed action in his October 2 National Assembly speech.
/2/Not printed. (Ibid., 751K.00/10-1861)
Nolting
175. Telegram 507. From the Embassy in Vietnam to the Department of State/1/ Saigon, October 18, 1961, midnight. /1/Source: Department of State, Central Files, 751K.00/10-1861. Confidential; Priority. Repeated to New Delhi, Ottawa, London, CINCPAC for PolAd, Geneva for FECON, Paris, Phnom Penh, Bangkok, and Vientiane.
Washington, October 18, 1961, 9:27 p.m.
451. Ref: Deptel 192./2/ Joint State-Defense message.
/2/Telegram 192, August 15, notified the Embassy in Saigon that the question of the introduction of jets into Vietnam was still under study in Washington and that the Embassy would be informed when a decision was made. (Ibid., 751K.5-MSP/ 8-861)
1. In view factors involved in obvious breach of Geneva Accords, no firm date on introduction jets into Viet-Nam has yet been set. Any decision not to conform Accords as they pertain to jet aircraft will be made as political situation dictates at such time and to such degree as will best advance US interests. Nevertheless concur training should start now thereby enabling GVN accept jets when and if actual delivery is approved.
2. You are therefore authorized inform GVN of US offer to provide training in US to begin FY 62 for jet pilots and technicians in numbers required to operate six T-33's.
3. In discussions required for this purpose with GVN officials it should be made clear that:
(1) No public announcement be made of possible future delivery of jet aircraft pending final resolution US-GVN position on continued observance of Articles 16 and 17 Geneva Accords.
(2) That any decision to provide jets or other weapons must be made in light GVN need and ability to use them at the time. Item of most importance at present is adequate capacity of GVN to prosecute the counter-insurgency plan and to handle the immediate problem of Communist advances. Timing of jet delivery will be made in context of this capacity and eventual decision regarding Geneva Accords.
Rusk
176. Telegram 451.From the Department of State to the Embassy in Vietnam/1/ Washington, October 18, 1961, 9:27 p.m. /1/Source: Department of State, Central Files, 751K.5-MSP/10-1861. Secret; Priority. Drafted by Wood, cleared with Anderson (SEA) and Defense, initialed by Wood for the Secretary, and repeated to CINCPAC for PolAd.
Saigon, October 19, 1961.
SUBJECT Meeting held at Field Command Headquarters, ARVN, on Thursday, 19 October 1961 on the Occasion of the Visit of General Maxwell D. Taylor to Vietnam (the meeting was conducted in French)
ATTENDANCE General Maxwell D. Taylor, Special Military Advisor to the President of the United States
Lieutenant General Lionel C. McGarr, Chief, MAAG, Vietnam
Major General Duong Van Minh, Commanding General, ARVN Field Command
Brigadier General Le Van Kim, Deputy Commanding General, ARVN Field Command
Colonel Thomas A. McCrary, U.S. MAAG Senior Advisor to ARVN Field Command
A note on the source text reads: "This memorandum is based on interpreter's translated, fragmentary notes, expanded from memory. It is in no sense a stenographic record of the meeting and is neither official or approved." A memorandum of a conversation on the same day between Taylor and Lieutenant General Le Van Ty, Chief of the Joint General Staff, RVNAF, is ibid.
After an exchange of amenities, General Taylor told General Minh that his visit to ARVN Field Command was in the nature of a courtesy call and that he hoped to speak with General Minh a number of times before his departure./2/ He was sure that General Minh was aware of the reason for his trip to Vietnam-of his ambition to study the problems of the country and to help find a solution to them. Speaking as one soldier to another, he asked General Minh for his views on the guerrilla situation, how he could help to solve the problem and what General Minh's estimate of the present situation was as compared with conditions which existed two years ago. He told General Minh that he found it hard to judge and asked if, in the opinion of General Minh, the progress made by the communists was at a normal rate or if he felt that the tempo had increased sharply.
/2/No record was found of any subsequent Taylor-Minh conversations during the visit.
General Minh replied that, first of all, he considered the visit of General Taylor to be a great honor. He knew that General Taylor had spoken with all of his higher authorities and already knew much of what was happening. Speaking as a soldier, he wanted General Taylor to know that he considered the situation to be extremely grave. Not only had the Viet Cong grown alarmingly, but, worse, more and more, the Vietnamese Armed Forces were losing the support of the population. In reply to General Taylor's question as to why he felt this, General Minh said that he had known Vietnam under President Diem since 1954. The intelligence provided by the population was a guide to their attitude. In 1955 and 1956, they were full of enthusiasm and the spirit of cooperation. Now the population was giving trouble. When General Taylor asked if this was because of a loss of confidence and whether it was restricted to threatened areas, General Minh replied that the attitude prevailed in all areas-Saigon, for instance, could certainly not be considered to be a menaced area.
General Taylor then told General Minh that what he was saying was important and asked him if he had any ideas as to how confidence could be restored. Would success in war do it? General Minh replied that the government had to strive to be better understood-there should be no favorite groups or classes (he invited General Taylor to send out special teams to check). There should be no distinctions of people either because of race or religion. Under present conditions certain religions felt that they were less favored. General Taylor asked if there was a clear division along religious lines. General Minh replied that, although he, himself, was in favor of all religions, the government conferred too many favors on one and gave nothing to others.
Another situation which General Minh thought needed correction was the system of selecting Province Chiefs. He cited his own province as an example. One Chief appointed to the province was a contractor from Hue with no administrative experience. In addition, he spoke to the people in the language of Hue and this antagonized them. After two years of no success, another young man, from the South, was selected-a young Captain, made Major for the job--whom General Minh had known earlier. In the General's opinion, it had been necessary to stretch a point to make him a Corporal. In answer to General Taylor's questions, General Minh explained that nearly all Province Chiefs were military. Most were Captains--promoted to Major for the job and promoted again to Lieutenant Colonel within two years. Their authority stemmed directly from the President and they commanded all troops in the province except those on major operations. There were, in effect, two chains of command. General McGarr had fought hard for a single chain of command which had been agreed and which had worked-but only for several months. Now, old habits had returned. The Province Chief was always in command of the Civil Guard and of the local Self Defense Corps forces. Though the Civil Guard had been officially placed under the Ministry of Defense, they could not be touched by the military. When, acting on the guidance of General McGarr, an attempt was made to go on the offensive, it was found to be impossible to obtain the cooperation required for the establishment of security measures in areas which had been swept. There was no help from the Civil Guard. General Minh invited General Taylor to talk to General Don, Commanding General of I Corps, where the Civil Guard was organized and employed in a special way. General Minh went on to say that many things needed to be changed within the Army as well as out-morale had to be raised.
In reply to General Taylor's question as to whether the Presidential declaration of a State of National Emergency meant that all resources of the Nation would be united in the struggle against communism, General Minh shrugged, agreeing that such a united effort was necessary-that complete coordination of all elements of the government was a must-but many changes would be needed to make this a reality.
As long ago as last February, General McGarr had insisted that a National Plan to combat the insurgency was required. General McGarr added that he had been pushing for this ever since. General Minh, with the help of General Kim, had been working on a military plan which was just about completed. Only last week, according to General Kim, General Minh had requested that plans of other agencies be made available to him for comparison and coordination-he had not yet received any cooperation-and was not too confident of ever getting any.
In reply to General Taylor's question as to who in the government other than the President, was responsible for a united plan, General Minh said that he thought that the Secretary at the Presidency, Mr. Thuan, should be-but that he was faced with the same difficulties as others were.
When General Taylor told General Minh that he should not be discouraged, General Minh reminded him that he (General Taylor) had not been faced with a war problem like that in Vietnam and had been able to retire when he chose to do so. He was not completely discouraged but he was happy to have General Kim with him-they sustained each other.
In answer to General Taylor's question, he said that if he had the authority to do what he wanted to do, he would simply try to be impartial. To which, General Taylor commented that one was never intentionally unjust. General Minh smiled and said that he understood.
General Minh went on to say that, in general, the Vietnamese do not like the Communists, but some are allowed to fight them and others are not. He had fought against the Hoa Hao and the Cao Dai, now these people were ready to die in the struggle against the Communists. The sects no longer existed as they were before, but it was hard to exterminate "what is in the head"-they persisted as religions. The earlier struggle against them was really a fight to exterminate a group of bandits masquerading under the name of the Hoa Hao. General Taylor suggested that the same tactics should be used against the Viet Cong.
(At this point, General Kim motioned that no further notes should be taken.)
General Minh then said that he considered himself to be a young military officer in a young army. He felt that the military needed prestige and leadership, and the assistance of superior authorities to obtain what they needed. He felt that not only was this not true-there seemed to be a desire to downgrade the military.
General Minh told General Taylor that he was happy to be able to speak to him frankly. Others would also, but only if it could be tete-a-tete or in a very small group. There was a feeling that they were on a plane in a dive, and that they would soon reach a point where it would have to be levelled off or it would be too late.
The meeting ended with General Taylor's expression of his hope to see General Minh again before his departure.
177. Memorandum for the Record/1/ Saigon, October 19, 1961. /1/Source: National Defense University, Taylor Papers, T-637-71. Secret.
Saigon, October 20, 1961.
516. Gen. Taylor and Cottrell called on Vice President Tho October 19 accompanied by Mendenhall and me. Main points made by Vice President as follows:
1. Intelligence services function poorly because qualified personnel, equipment, and available funds spread too thinly among too many competing services. Central Intelligence Organization, which was formed at US request, not really functioning. Agreed with Taylor that adequate intelligence is of first importance in fighting guerrilla war.
2. Peasants do not support Communists politically but are forced help them because of pressure. Necessary to furnish proper protection to peasants including development protective measures at hamlet level. Stressed need for Civil Guard and Self Defense Corps, particularly latter, in sufficient number, better paid, better trained and better armed. Said that center is behind south in developing proper protective measures at village level.
Under questioning, expressed personal view that CG and SDC should have been increased rather than Armed Forces. Added current situation in central Viet-Nam requires some modification of that view but it is still valid for southern Viet-Nam. based this on fact that guerrilla war is fought at village level thus requiring local forces who know terrain and people. Also criticized Armed Forces for being overly-developed for modern warfare rather than being able to fight in mud and water, and said greater stress should be placed on Ranger forces.
3. When questioned on Montagnard problem, said this is most difficult problem facing Viet-Nam. He said that Montagnards are excellent as intelligence agents but not good in combat.
4. Stated that in general economy has not gone too badly despite insecurity. Asserted, however, that if Commies continue advance in countryside, cities will be gradually asphyxiated through loss of peasant purchasing power and growing unemployment resulting from influx people into cities. Thus absolutely necessary to hold countryside. Added that Communists have plan to try to seize upcoming rice harvest and province chiefs have been asked for ideas as to how to beat Communists to punch over this crop.
5. After brief account by Vice President of tactics and techniques followed by Communists in reaching present stage of guerrilla development, Taylor asked what should be done. Vice Pres in carefully phrased reply stated that US should "intervene" quickly and intelligently. He eluded questions directed at producing specific recommendations, but did state that US has already given lots of arms and other aid and more will be coming, and what we must insist upon is that this aid be used efficiently. Pointing to Taylor's initial questions about intelligence organizations, he asserted with smile that Taylor already knew what was wrong in Viet-Nam.
Vice President added that morale of population is not bad and could easily be revived if government worked properly. People are anti-Communist and will fight but they must be convinced that what is being done is intelligently planned and executed.
6. In conclusion I raised flood conditions and Vice President said that urgent assistance already requested by GVN should arrive during first two weeks in November to produce proper impact.
Comment: It was clear that Vice Pres, when pressed for his views, was pointing his finger at Diem's methods of government and administration. He said he was not anti-Diem and expressed his support of President. But this was a plea for US to adopt a firm approach in order to make Diem and his government effective. Though lacking specifics, Vice President's appeal was both moving and disturbing in its stress on importance of time. He said six months from now would be too late.
Vice President made very good impression during talk. He showed detailed knowledge of what is going on in countryside, and had lucid ideas as to how to deal with it. He is close to people and experienced in dealing with them. Obvious, however, that he will not himself stand up to Diem and doubtful that he any longer even tries to make his voice heard by Diem.
Nolting
178. Telegram 516 From the Embassy in Vietnam to the Department of State/1/ Saigon, October 20, 1961. /1/Source: Department of State, Central Files, 120.1551K/10-2061. Secret; Priority. Repeated to CINCPAC for PolAd, Phnom Penh, Bangkok, and Vientiane. No time of transmission is given on the source text; the telegram was received in the Department of State at 2:12 p.m.
Saigon, October 20, 1961.
SUBJECT Minutes of Intelligence Discussion, 20 October 1961
No drafting information is given on the source text, which is attached to a covering memorandum of October 27 from McGarr to Taylor in which McGarr wrote that it was MAAG's memorandum for the record and was "a summarization of the items covered during the discussion." not a verbatim account.
1. General Taylor conducted a conference of intelligence matters concerning South Vietnam in Chief MAAG's office on 20 October, with following persons in attendance.
General Taylor
Mr. Colby
General McGarr
Colonel Bryant
General Timmes
Major Hyler
Dr. Rostow
Major Freestone
Mr. Cottrell
2. Following is summary of discussion during the approximately two hour conference.
General Taylor asked for explanation of intelligence sources. Col. Bryant described how MAAG field advisors receive, translate and forward all ARVN generated intelligence reports from divisions, corps and Field Command to J2 MAAG; J2 MAAG also receives J2 RVNAF intelligence reports, estimates, studies, etc. Copies of all such reports are in turn transmitted to Army Attache and Evaluation Center-Attache consolidates, comments and forwards to USARPAC, PACOM and ACSI; Evaluation Center processes and produces collateral order of battle . . . . Within limited capability MAAG J2 utilizes all information received to produce current staff intelligence which is presented in form of weekly staff briefing of enemy situation and a monthly intelligence summary. General McGarr commented that MAAG not specifically charged with intelligence mission to collect information on ARVN and must be careful in this respect so as not to prejudice basic mission, however, do receive information on Viet Cong and North Vietnam from opposite numbers.
General Taylor inquired into ARVN intelligence system. Col. Bryant explained it is designed to operate same as US Army with flow from bottom to top. However, GVN also has civilian security/intelligence agencies, such as NPSS, SEPES, etc., which report information through the Province Chief and/or directly back to central headquarters in Saigon without in many cases passing the information to ARVN present in the area.
General Taylor inquired as to how the system should work to provide timely intelligence. It was explained that there should be free and continuous exchange of information at all levels between ARVN battalions/regiments in provinces and the provincial administration (which receives information from civil guard, SDC, police, own intelligence net, etc). However, this is not presently done in a considerable number of instances. Mr. Colby commented that province chief has civil guard, NPSS, own net, etc. reporting information to provincial headquarters and which province chief often uses solely in his own security operations, or reports to GVN in Saigon without disseminating to ARVN in the area. It was explained that intelligence for ARVN military operations comes from ARVN combat intelligence efforts plus that which may or may not be obtained from province administration sources.
Mr. Colby explained the seven intelligence agencies (in contrast to US five) and stated are numerous as President believes intelligence is "power" and through such organizations President is able to control, and by not centralizing them under a subordinate he avoids giving that power to someone who might use it against the President. Agencies are the ARVN intelligence, military security service (controlled by President and not ARVN), NPSS (National Police and Security Service), SEPES (Service for Social and Political Studies), Presidential Liaison Service (a private security service), and the recently organized Central Intelligence Organization which was organized at urging of US in order to pull all intelligence information together centrally, as is not now the case, where it can be collated, processed, and disseminated to users. CIO is having hard time in getting off the ground-lack of full Presidential support, and some other intelligence agencies. General McGarr stressed the great need for timely dissemination of all available intelligence to the military for effective conduct of operations.
Capability of MAAG advisors to collect and report enemy information and activity was discussed, and was explained that under present set up advisors are unable to do little other than collect enemy information from ARVN and forward up. This is because enemy activity is so numerous and widespread and advisors are seldom present on the actual scene of action.
General Taylor commented that reports received in Washington build up large red blots on the map which continue to accumulate as no subsequent information received to up-date situation allowing some units to be removed perhaps, and this possibly gives a misleading and scaring picture back in Washington. Mr. Colby commented that very possible the red blots do not build up as fast as the Viet Cong actually are building.
General Taylor, Mr. Colby, and Major Hyler discussed Viet Cong strengths compiled by Evaluation Center based on compilation of collateral order of battle and special intelligence information (information furnished General Taylor in separate report/2/ and not repeated here). General Taylor stated all reports going to Washington should report VC battalion strengths (or estimates), otherwise present false picture to those who think of battalions as 800-1000 man units. Growth of VC military was discussed and explained that available information indicates armed strength in Delta area has not increased greatly, however, a consolidation and regularizing of forces into regular battalions has taken place. The significant increase has been in the 1st and 2nd Corps areas and indications are this has been accomplished largely by infiltration.
/2/Apparently a reference to eight pages of outline notes, dated October 20, entitled "McGarr Briefing for Gen. Taylor." Among the subjects covered in the notes were the terrain and climate in Vietnam, Viet Cong strength, RVNAF casualties and strength, actions which improve the situation in Vietnam, and actions the United States might take. Under this last heading, McGarr said the United States might "employ US combat troops to fight Viet Cong," but they should not "come in at all unless in sufficient strength to tip the balance." The minimum force recommended by McGarr was two full divisions, "suitably reinforced and supported with helicopters, engineers, etc." (Ibid., T-637-71)
The figure of 200,000 Vietnamese being available to Viet Cong, as stated in GVN Aide-Memoire/3/ was discussed. It was explained this figure result of RVNAF J2 study based on information from the provinces as to number of villages controlled, or heavily infiltrated by VC (cy of J2 report/4/ available if desired).
/3/Not further identified.
/4/Not found.
Dr. Rostow queried as to order of battle picture at various echelons of ARVN and provincial administration levels. It was explained that province chief normally presents a neat picture of VC situation, but impossible for US personnel to evaluate accuracy. Also, in ARVN, the lower one goes in the units, the worse the situation becomes-in the past RVNAF J2 and Field Command G2 have been quite conservative from a quantity standpoint compared to subordinate divisions and slower in accepting new VC units and strengths. Dr. Rostow asked about interrogation of prisoners. Was explained that US does not participate in this activity, however, we supposedly receive results of interrogations if anything of value is revealed. Prisoners captured by ARVN are normally interrogated at division level then turned over to provincial authorities for trial, rehabilitation, etc. Mr. Colby commented on lack of cooperation in this and other intelligence matters from the NPSS due to antipathy towards Americans of NPSS Chief, Brig Gen La-presently OSA only receives, above board, a monthly roundup report from NPSS, . . . General McGarr briefly commented on how VC prisoners generally handled in attempt to rehabilitate them. General Taylor stated that POWs should be interrogated to provide evidence of link from NVN in order to make a case for the ICC. Mr. Colby commented that it can be proved that VC went North in 1954-55, trained there and resumed to the South.
General Taylor brought up fact of VC build up in SVN and apparent little increase in Delta area as opposed to Northern 1st and 2nd Corps area. Mr. Colby and others commented that appears Nambo (Delta area) concentrated on organizing a regular force structure from numerous platoon and skeleton-type units with little increase, relatively speaking, in overall military strengths, whereas, Northern area (1st and 2nd Corps) has seen a significant increase in military elements since Fall of 1960. Mr. Colby commented that it is apparent the VC opened up a second front of activity, so to speak, in the Northern Highland and Coastal areas due to considerable GVN success in suppressing activity in the South.
General Taylor brought up subject of casualties both sides. Col Bryant stated we have no confidence in reports received from ARVN on their own casualties, but there are indications that ARVN is becoming more reliable in reporting VC casualties, although still believed to be inflated considerably in specific instances. General Taylor wondered about the large VC casualty statistics commenting it might indicate low quality of recruits. Mr. Colby pointed out that casualties also include any innocent local people who may not have actually been connected with VC, or were at least passive concluding that a dead Vietnamese is always considered a VC by ARVN if killed in area of action. Dr. Rostow queried if study of casualties versus incident rate had been made-answer was no due to unreliability of statistics which would be used (MAAG judges that all statistics are only relative and do not show the complete picture. For example, a considerable amount of VC activity in areas heavily infiltrated or dominated by VC is never reported as there are no friendly sources to report.)
Types of VC (recruited in South, infiltrated, etc) discussed. General consensus that some 70 percent are recruited and trained in the South, approximately 25 percent are regrouped Southerners sent to North after war end (or later), trained, and infiltrated back to South, with some 5 percent probably originating from the North and sent here as political and military cadre.
General Taylor asked if US has capability to interrogate VC prisoners-answer was no due to language barrier, and must use Vietnamese Nationals. This is probably exploitable field as VC prisoners have not been systematically interrogated in past.
General Taylor asked for fundamental facts as to intelligence production by US in country, appears no one charged with nor staffed to do this, all agencies are collectors and reporters. Major Hyler described Evaluation Center operation and fact that MAAG, ARMA, OSA, etc, funnelled information into the Center. General Taylor asked for mission of EC and this furnished by Major Hyler, and which General Taylor read./5/ It was explained that General McGarr got the Center going to assist in supplying hard targets to ARVN based on special intelligence and concealed as to source of information by use of collateral. The Center reports through SSO to ACSI and Task Force. Product of Center collateral order of battle effort made available to in-country and all US agencies. General Taylor posed question as to what should be done to provide efficient in-country intelligence apparatus for collection, processing, and dissemination of accurate, timely intelligence. Giving MAAG intelligence production capability, bringing in a team from USARPAC, straightening out GVN intelligence processes, were discussed. Mr. Colby stated that OSA has started on GVN but President does not want his intelligence funnelled through one person or agency. MAAG has and is exerting similar efforts in the military field to get MSS (counterintel effort) under the army where it belongs, organize an FOI capability, and train intelligence specialists. General McGarr stated that if US units came in we would want to control intelligence or at least have a strong hand in the effort. General Taylor asked for best way to set up a US intelligence production effort or agency. Col. Bryant expressed belief that Evaluation Center should be expanded. Dr. Rostow commented that first we need personnel to work on the raw material, and that G2 or intelligence activities must work closely with G3 or combat operations. It was also generally agreed that US intelligence effort, however organized, should include an organization to work hand in glove with ARVN intelligence producers to assure the effort is properly conducted, we receive all available information, and to gain benefit of being able to exchange ideas and rapidly clear up questions of doubt concerning translations, etc.
/5/Not further identified.
The discussion turned to plans for sealing the border in which General McGarr explained current ARVN plans of consolidating numerous isolated small posts into several large defendable border bases from which ARVN would conduct interlocking patrols, etc. General McGarr mentioned present capability of VC to infiltrate at will through many border points where there are no friendly units. General Taylor asked if important VC groups had been discovered or ambushed coming in from Laos. Mr. Colby stated yes and described several instances, all of which are included in GVN Aide-Memoire with supporting documentary evidence. Dr. Rostow posed question that if US should consider bringing infiltration question up in UN where should UN observers be stationed to detect infiltration. General consensus was that border is like a sieve and a half-dozen or so locations could not effectively detect infiltration along the numerous jungle trails. General Taylor finished reading EC mission, and stated that the US wants to and must know how the war is going from all aspects, and that although EC mission is important, it does not go far enough.
The conference was concluded with General Taylor stating it had been most profitable. However, problem remains as how to institute effective intelligence system for both GVN in countering the VC threat and US in order to be knowledgeable on the overall situation-both GVN and Viet Cong.
179. Memorandum for the Record/1/ Saigon, October 20, 1961. /1/Source: National Defense University, Taylor Papers, T-015-69. Top Secret.
[Continue with the next documents]
Saigon, October 20, 1961, midnight.
520. We are struck by opportunity afforded by severe flood in Delta to undertake with GVN fast public demonstration of unity of purpose and action. We intend to conduct right away further survey of flooded regions related to following possibilities:
A. Restoration of four provinces to permanent GVN control, based on improved physical and social conditions and improved security arrangements.
B. Feasibility of using flood relief operation as means of introducing into SVN US military units for humanitarian purposes, which might be kept if necessary.
C. Demonstration of US concern and action on behalf of ally in non-military field by using military equipment and personnel (engineer battalions, boats, equipment, etc.) with important ICC and world opinion angle.
D. Publicity at time when much press attention focused this area.
E. Joint planning and operation with GVN which may point way to similar closer cooperation in other spheres.
Will submit further recommendations after survey. Purpose this message to give idea our preliminary thinking, in view shortness of time available for follow-through (approx two weeks) in event survey validates idea.
Nolting
180. Telegram 520 From the Embassy in Vietnam to the Department of State/1/ Saigon, October 20, 1961, midnight. /1/Source: Department of State, Central Files, 851K.49/10-2061. Secret. Also sent to CINCPAC for action and repeated to Phnom Penh.
Washington, October 20, 1961.
Dear Fritz: In view of the recent rumors about changes at the Palace . . . I thought it might be useful to bring up to date the memo entitled "Suggested Contingency Plan" which John Steeves sent to Durby under cover of his letter of April 13, 1961./2/
/2/Neither Steeves' letter nor the memorandum has been found.
The present memorandum is intended to replace the earlier one so that you will only have one file for easy (and possibly urgent) reference. Naturally the suggestions which follow are subject to your comment which we would very much value.
I would like to take this opportunity to tell you how pleased we are by the sensible, steady and conscientious embassy which you are carrying on in Saigon under the most difficult circumstances. I think the quality of steadiness is particularly important in our relations with the Vietnamese at this time.
Please convey my greetings to your staff and their families. I am very proud of them all. If there are any personal or professional problems on which we can be of assistance please be sure to let us know.
Very sincerely,
Walter
PS-Some of the statements in the enclosed memorandum will be obvious to you, but will provide clarification to high level persons in Washington who may wish to read it.
181. Letter From the Assistant Secretary of State for Far Eastern Affairs (McConaughy) to the Ambassador in Vietnam (Nolting)/1/ Washington, October 20, 1961. /1/Source: Washington National Records center, RG 84, Saigon Embassy Files ERC 68 A 5159, New Command Arrangements 1962. Top Secret; Official-Informal. A handwritten note in the top margin reads: "Rec'd 11/2/61."
[Enclosure]
Memorandum Prepared in the Department of State/3/
Washington, October 20, 1961.
/3/Top Secret; Limit Distribution. No drafting or clearance information is given on the source text.
SUGGESTED CONTINGENCY PLAN
The knowledge of the existence of this memorandum is to be restricted to the smallest possible number of persons. It is not an Instruction. It is designed for reference by the Chief of Mission, but is not binding on him.
It is suggested that it be kept available and that it be reviewed with the Department whenever considered necessary by the Chief of Mission either through official informal correspondence with the Assistant Secretary for Far Eastern Affairs or by telegram if necessary.
The United States continues to give President Diem full support by every appropriate means. For so long as Diem exercises effective control over the GVN, the US should take no action, overt or covert, which would give any encouragement to his opponents. During a possible coup the American Embassy should continue to support Diem fully until a decision is reached by the Chief of Mission that the time for change has arrived./4/
/4/Several marginal notes, apparently in Mendenhall's hand, are on the source text. Alongside this sentence is written a question mark.
If in the best. judgment of the Chief of Mission the situation arises where Diem has lost effective control, the United States should be prepared to quickly support the non-Communist person or group who then appears most capable of establishing effective control over the GVN. The nature of US support in such a situation should be strong enough to achieve rapid results but not so blatant as to make such a person or group appear as a US puppet. This will require the most careful handling.
While the final choice should not be frozen in advance, since it is impossible to foresee a situation which may arise, it is believed it would be wise if the Embassy prepared and kept current through regular consultation with the Department a list of persons and groups who might be acceptable. This might save priceless time in the event of a crisis and reduce the chances of mistakes or vacillation. Preliminary views follow:
1. The choice should be limited to persons in Viet-Nam on the grounds that they would be the only ones who would have any chance of rallying support in the face of the probability that the Communists would move fast./5/
/5/Alongside this sentence is written "Buu Hoi?"
2. The first priority should go to civilians within the Government with emphasis on US backing for a constitutional solution. Before abandoning Diem every effort should be made to consider how he might be reestablished even if he appeared temporarily to have lost control./6/
/6/Alongside this paragraph are written two question marks.
3. If the Chief of Mission should decide that Diem had lost control, the first decision would be whether to support Vice President Tho as the constitutional successor. A recent Embassy telegram (Embtel 516 dated October 20/7/) describes him as lucid, having detailed knowledge and as being close to the people. It would be necessary to persuade Tho and persuade the military to support him. This might be achieved through General Duong van Minh who is an old friend of Tho's (they were cellmates in a French jail about 1946) and who is well thought of in the army. It would be important to hold off the President's family. It might be well for Nhu to take a trip.
/7/Document 178.
4. Failing Tho, a second choice might be Nguyen dinh Thuan who is increasingly widely known as a result of the extensive representation which he does for Diem and who has preserved good relations with the Vietnamese military dating back to his days as a civilian official in the Vietnamese Department of Defense./8/ Both Thuan and Tho are capable men, experienced in the Vietnamese Government and friendly to Americans. Although Thuan is not in the constitutional line of succession, this would probably not be a major problem in the present crisis situation.
/8/Written in the margin next to this sentence are the following comments: "without political support & has made too many enemies."
5. Constitutionally, if Tho did not take office, President of the National Assembly Truong vinh Le would be next in line (Article 34) and would, according to the Constitution, preside for two months pending elections. He is dedicated, but has little public appeal and does not seem capable of firm imaginative leadership. At best he would be a temporary figurehead needing strong military support and a competent cabinet.
6. Other possible civilian candidates within the Government might be Bui van Long, Secretary of the Interior, Vo van Hai, the President's Chief of Cabinet or Tran van Dinh if he were in Viet Nam (he is now at the Vietnamese Embassy in Washington).
7. Another possibility which might be preferable paragraphs 5 and 6 would be a military caretaker government under General Duang van Minh./9/
/9/Written in the margin alongside this sentence are the following comments: "Or under Kim. Might also be preferable to any of foregoing choices."
8. The strength of the Communist challenge in Viet Nam would appear to rule out a Government of anti-Communist oppositionists. These men are disunited, inexperienced and do not have a wide following. It would seem almost impossible for them to organize an effective Government before the Communists took over.
Giving U.S. support to men now in the Vietnamese Government would reduce the risks of a dangerous interregnum and would probably be acceptable to most influential Vietnamese who do not appear to object so much to their present Government as to Diem's alleged inability to lead it effectively./10/
/10/Written in the margin alongside this sentence are the following comments: "Why not consider possibilities of Tran qui Buu, or Lt. Col. Thao, or perhaps even Maitre Dzu?"
9. It would also seem best to rule out any possibility of a Government under Diem's unpopular brothers, even if Luyen were front man. However, it might be wise to suggest that Brother Ngo dinh Can be left temporarily in control of his satrapy at Hue.
10. Meanwhile we face the very difficult problem of Diem's leadership. Most of those close to him do not now appear to think he is sufficiently effective. Diem seems unwilling to listen to advice on this subject. The U.S. is committed to support the Government of Viet-Nam of which Diem is President. It should be assumed that any U.S. initiative to remove Diem would become known and would be resisted ferociously by Diem and his family. But if it is clear that he can no longer obtain the effective collaboration of the members of his own government, we shall have to consider what we should and can do. We presume you will have discussed this with General Taylor and that he will have your views. We will discuss this with him when he returns. In the meanwhile, in view of the reported decrease in support which Diem seems to be receiving even from his closest advisers, we would appreciate your thoughts in this regard by cable.
The best U.S. approach would thus appear to be to support Diem so long as the Chief of Mission believes his control is effective and to use our influence with him to make it more effective. In this connection the Embassy might propose a draft of a letter from President Kennedy to President Diem based on General Taylor's recommendations. Such a draft could state that in the interest of the defense of Viet-Nam and of our heavy commitment there the U.S. considers it essential for President Diem to create an effective Internal Security Council with real executive responsibilities headed by a person of stature who would be loyal to Diem and respected by his colleagues. All government business would have to pass through the Internal Security Council. We should also request him to confirm to us the name of his successor. Other recommendations could include a real unification of intelligence functions. To obtain Diem's real concurrence it would have to be made clear that these moves were essential parts of the Counterinsurgency Plan which Diem agreed to carry out. It would also have to be implied quite understandably that if he did not, we would have to reconsider our policy towards Viet-Nam. Such a letter would require a prior decision that we would be prepared if necessary to run the risk of suddenly withdrawing our support from Diem and of almost simultaneously throwing our weight behind the most likely replacement. Such a move would require preparation, secrecy, surprise, and toughness.
181. Letter From the Assistant Secretary of State for Far Eastern Affairs (McConaughy) to the Ambassador in Vietnam (Nolting)/1/ Washington, October 20, 1961. /1/Source: Washington National Records center, RG 84, Saigon Embassy Files ERC 68 A 5159, New Command Arrangements 1962. Top Secret; Official-Informal. A handwritten note in the top margin reads: "Rec'd 11/2/61."
On October 21, 1961, Maxwell Taylor and some members of his mission, accompanied by representatives of the Military Assistance Advisory Group, Embassy staff, and Vietnamese officials, left Saigon for a 2-day tour of the countryside. In his memoirs, Taylor wrote that one of the days was spent in the north near the demilitarized zone and the other flying over the Mekong Delta. (Taylor, Swords and Plowshares, page 239) Although there are passing references to this trip in other documents in this chapter, no other documentation on the trip has been found. 183. Editorial Note
b. Lo sợ Mỹ thay đổi chính sách:
Từ sau cuộc đảo chính hụt 11/11/1960, anh em Diệm-Nhu-Thục luôn luôn lo sợ Mỹ thay đổi chính sách.
Trong hai năm 1960-1961, Ðại sứ Lalouette ít nhất hai lần dò hỏi Ðại sứ Durbrow về việc liệu chính phủ Mỹ có thay đổi chính sách với miền Nam, hoặc gia đình họ Ngô hay chăng.
Tình hình chính trị và quân sự tại Lào và diễn biến cuộc thương thuyết Hiệp ước Geneva 1962, bảo đảm nền trung lập của chính phủ liên hiệp Lào, cũng khiến Diệm và Nhu lo sợ Mỹ bỏ rơi miền Nam. Ngày 19/10/1961, khi gặp Lansdale, Nhu không dấu sự lo sợ rằng diễn biến ở Lào được coi như sự bỏ rơi chính sách chống Cộng, và giải kết Liên phòng Ðông Nam Á.
Saigon, October 21, 1961.
SUBJECT Talk with Nhu, 19 October
Ngo Dinh Nhu invited me to visit him the morning of 19 October. I did so, . . . . met Nhu in his office in Freedom Palace.
The substance of Nhu's remarks were:
The events in Laos have given a psychological shock to anti-Communists in Asia. The governments of Thailand, Vietnam, Formosa, Korea, and the Philippines have expressed disapproval of events in Laos, on a government level. This may give the impression that it is only the governments which are concerned, and not public opinion. Just the opposite is true. The Asian man-in-the-street is profoundly affected.
For example, in South Vietnam the Communist guerrillas now present themselves in the villages as having just come from the successful Communist forces in Laos. This is not true, of course, but it is very effective psy war on the Vietnamese villagers.
The shock of Laos does not seem to be understood in the West. The West apparently looks upon this as governmental actions to blow up the Laos situation for their own ends. However, to the citizens in Asian countries, the events in Laos mean the end of SEATO and that the U.S. is now ready to abandon all anti-Communists. Therefore, the Asians are becoming demoralized.
The biggest weak point of the U.S. is the lack of psychological action on the world. There seems to be no unity of theme or action. The important thing is to make the people know what the U.S. wants. For example, during a visit to Morocco this summer, I noted an almost complete absence of U.S. propaganda. The journalists in Rabat asked about the meeting of the neutralists in Belgrade. After giving them some frank opinions on the neutralists, the journalists commented: "You have shown us the other side of the moon."
The Free World, including the Government of Vietnam, is working against Communism in an administrative fashion. This way of working doesn't create a movement of opinion. Without a movement of opinion, there can be no quick action. The Government of Vietnam is incapable of creating a great movement, even though it is doing many things.
Western propaganda against Communism doesn't exist. Western journalism often attacks the West and puts the West in the wrong. That's why people here were awaiting General Taylor's visit, to create a psychological shock both in South Vietnam and in North Vietnam. The visit is very important from the psychological standpoint.
Public opinion in Vietnam has it that General Taylor's mission has the power of decision, which I realize is not true. That's why I think there should be something in the communiqué about a decision. Perhaps the statement could be in the form of saying: "Something needs doing in Vietnam, but I am not saying just what right now. I am going back to Washington, where the decision will be made." (Comment: It was suggested that Nhu might touch on this topic when he talks with Dr. Rostow, which he intends to do./2//2/No record of a conversation between Nhu and Rostow was found. Nhu agreed.)
The Communists make use of human capital to wage their subversive war. They can do all sorts of things with this human capital, such as terrorism and blackmail. After the Geneva Agreement in 1954, the Communists regrouped people for later efforts. 60,000 were readied for Cochin China, 40,000 for Central Vietnam and the High Plateau, and 35,000 for Cambodia. 10,000 of the people for Cambodia were Cambodians taken to the North from Cambodia itself.
The key point in Communist doctrine is the belief in eventual victory. It is essential. You don't find this in the Free World. Everybody seems paralyzed by the prospect of Communist victory. Therefore, we have the serious problem of stopping this decomposition. Since 1945, the Free World has been thinking that it can defeat the Communists by strategic solutions. We want to fight the Communists by victory. This is exactly as though we were to say, "In order to win the war, you need victory." People think this is easy and this is the Western point of view.
In the Western world, we have the human capital of freedom. This is something that everybody has. So, this is not only the capital, but it also can be the motive for action. So, the equation is made: "To win the war, you must have liberty."
In countries not yet free, if you apply this equation to them, you are going to be beaten: "To be a developed country, don't be underdeveloped. You must not let yourself be attacked by the Communists. If you are attacked, you are guilty." It is felt that liberty exists without economics. Socialism has attacked capitalism on this very point.
Normally, when a house starts burning down, people help and call the firemen. Now this has changed. If your house burns down, you are somehow guilty. Those who come to aid you are somehow guilty, too. That's the history of Laos, and of other Asian countries. The Laotians feel they are guilty. Why did they provoke the Communists by wanting to be independent? Because they wanted to choose their own friends in the West freely, they were attacked by the Communists.
Now the Laotians who sought liberty are being called corrupt. Phoumi and Boun Oum are labelled "reactionaries". Souvanna Phouma and Kong Le are labelled "pure". Nobody says that Souvanna Phouma holds lots of economic resources, that the bank and the airline are his. Not a single reporter in the Free World seems to want to talk about that. Nobody points out that Kong Le has several wives and a Chinese concubine. At the same time, Western reporters say that Diem, Phoumi, and so on, are corrupt. Why? Because they were attacked by the Communists. So, in some way, they are guilty and all that is needed is to look for the details of guilt.
Until now, Cambodia has been fine. However, Cambodia wouldn't be looked upon so favorably if it were realized that it can be taken over by the Communists in 48 hours. Actually, Cambodia is not strong, is not to be counted upon.
Apparently, the U.S. Embassy in Phnom Penh reported to Washington a few months ago that there were no Communist concentrations in Laos, that any reports to this effect were Vietnamese inventions aimed at getting increased U.S. aid for South Vietnam. 3 Word of this report seeped from the French military experts in Cambodia who claimed to have collaborated in the American report. This is the kind of false information which doesn't inform Washington properly.
In hearing of this report, the Vietnamese then asked Washington for aerial reconnaissance of the Cambodian frontier./3/ This request was mainly in order to be certain that Washington had the correct information. The Cambodian frontier is truly fantastic as far as Communist military camps go. The Vietnamese have little capability for professional aerial reconnaissance. The Americans can do it so much better themselves.
/3/Not further identified.
In order to believe a report that there are no Communists in Cambodia, you would have to believe that the Communists have given up guerrilla warfare. Everybody knows that one of the cardinal principles of guerrilla warfare is to have bases on a border. Essentially, if the Communists gave up this principle, they would have to give up Communism. Communism which doesn't expand isn't Communism.
The Communists in South Vietnam are waging war in a brutal fashion. They rely heavily on terror. They are applying military doctrine, not Mao Tse Tung's doctrine.
The present Communist doctrine in South Vietnam appears to be: the sum of tactical victories establishes a favorable strategic situation. The tactical actions are not political, but lead towards the hope of victory. This puts the population off balance, without time enough to organize itself for defense.
There is much lack of unity in Communist forces in South Vietnam. Some of the Communist cadre are not in agreement with Hanoi's policy of terror. But, they can't get out of it. They are too enmeshed in the gears of Communism. Mostly, these are the people who were in the 1945-1954 war. During that war, they were favored by the population, which loved them. Now, due to the terror campaign, they are feared and hated. Many of the prisoners, and the Communists who defect, have told this.
We Vietnamese are not applying the same doctrine of the sum of tactical victories. We are looking for decisive battles. This is a real mistake. We must increase the number of ambushes of the Viet Cong, the tactical victories.
At a recent meeting in Ban Me Thuot, with local civilian and military officials, we went over details of the local problem. Frankly, they were not really waging war against the Communists there, either in civic or military action. The main reason was the old one of a lack in Asians of using systematic procedures. The Communists apply a Germanic system, in a very methodical manner. Communism is a Western movement, applying method and a thorough followthrough which really is quite foreign to Asians.
The Vietnamese is intelligent, but lacks the methodical spirit. Each takes action, but not systematically. If things don't work, they feel the reason must be elsewhere. In the two recent reverses in the High Plateau, garrisons were swept away and the troops coming to their relief were ambushed. The local officials admitted that they had previous information of possible attack, but that the commanders and troops involved were not vigilant enough. How does it happen then that nobody has learned the lesson? It is because orders were poorly given. (Comment: Nhu then explained the new orders that were to be given. Troops going to the relief of an attacked garrison are to have the primary mission of liquidating the Viet Cong ambush on the line of march. Otherwise, the commander will just rush his troops to the beleagured garrison in single file, be ambushed, and never get there. Thus, the new orders will be: don't say go to the rescue, but give the mission as annihilate the ambush. By provoking ambushes, you can retain the initiative. This can be called "drawing the tiger out of the forest".)
The military always say, "we don't have intelligence", to excuse inaction. But, with the present system, there is exploitable information. Admittedly, there is a need for more organization. (Comment: Here I interposed a question about the Central Intelligence Organization. I said that the Americans wanted the Vietnamese to win, that we had really counted on Nhu himself to act strongly on getting this CIO started dynamically and meaningfully. From various reports, this seemed to be going slowly.)
People put the problem the wrong way. The Intelligence cadres on the higher levels have not been trained. The Americans have been helping, but they trained the lower-level cadres, in large numbers. Not the chiefs, though. In the old days, the French directed everything from the top. Now, the Americans have promised to train the chiefs. But, the chiefs have not been trained, and without trained chiefs, there is nobody to direct the effort.
This is an example of accusing an underdeveloped country of being underdeveloped. I am accused of many things. Probably the accusations are correct, because I have to substitute for ministers in a lot of matters. The communists say that I take care of everything, probably so that I'll be paralyzed by the fear of being criticized. But, then, people say that I am responsible for the bad things, never the good things. I'm afraid that I've let myself become paralyzed by the fear of criticism.
(Comment: The meeting was breaking up. I reassured him firmly that we wanted Vietnam to win and that we were counting on his personal help strongly.)
Edward G. Lansdale/4/
/4/Printed from a copy that bears this typed signature.
182. Memorandum From the Secretary of Defense's Deputy Assistant for Special Operations (Lansdale) to the President's Military Representative (Taylor)/1/ Saigon, October 21, 1961. /1/Source: Washington National Records Center, RG 84, Saigon Embassy Files: FRC 66 A 878, Vietnam-Taylor. Secret. Copies were sent to Nolting and Rostow. The source text is apparently Nolting's copy.
Ngày 10/7/1962, đích thân Kennedy phải viết thư trấn an Diệm là không thay đổi chính sách từ ngày nhiệm chức, và sẽ tiếp tục giúp VN tự bảo vệ và chiến thắng CS. Riêng tại Lào, nếu không trung lập, sẽ là chiến tranh. Trong buổi họp thượng đỉnh với Khrushchev tại Vienna ngày 3-4/6/1961, điều duy nhất Khrushchev chịu hứa với Kennedy là chỉ bảo đảm duy trì độc lập và trung lập của Lào. Bởi thế Kennedy yêu cầu Diệm đồng ý ký hiệp ước Geneva về Lào (23/7/1962). Sau nhiều giờ thuyết phục Diệm, phải tới lúc từ Dinh Gia Long trở lại Tòa Ðại sứ, Nolting mới được thông báo là Diệm đồng ý. (48)
Có lẽ vì mối lo ngại canh cánh bên lòng này, ngày 21/7, Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu còn nêu lên vấn đề liệu Nga Sô có kiềm chế Trung Cộng hay CSVN tại Lào. Và, khi TNS Mansfield hoàn tất bản báo cáo vào cuối năm 1962, phản ứng của họ Ngô giận dữ khác thường–khởi đầu một chuỗi những dữ kiện được biết như “cơn điên cuồng [hay mê sảng] của một gia đình cai trị chưa từng thấy từ thời các Ngs hoàng.”
Ngoài ra, cần đề cập đến không khí hòa hoãn đặc biệt giữa Mỹ và Nga vào cuối năm 1962, đầu 1963. Tháng 12/1962, Nikita S. Khrushchev đề nghị hai siêu cường nên hạn chế cuộc chạy đua vũ trang nguyên tử. Ngày 10/6/1963, Kennedy đáp ứng bằng bài diễn văn tại Ðại học American ở Kentucky, kêu gọi tiến về một nền hòa bình thế giới. Khrushchev hết lời ca ngợi, và sau đó, đại diện Mỹ, Bri-tên cùng Nga bắt đầu thương thuyết về hạn chế thí nghiệm bom nguyên tử. Ngày 5/8/1963, Hiệp ước cấm thí nghiệm nguyên tử trên không gian, trong khí quyển và dưới đáy biển [The Treaty Banning Nuclear Weapons Tests in the Atmosphere, in Outer Sapce and Under the Water] tại Mat-scơ-va (14 UST 1313) càng khiến Diệm-Nhu lo sợ hơn về sự thay đổi chính sách chống Cộng của Mỹ tại Nam Việt Nam. Trong buổi nói chuyện với 15 Tướng tại Bộ Tổng Tham Mưu ngày 30/8/1963, Nhu tuyên bố mật vụ Mỹ đang gia tăng nỗ lực lật đổ chính phủ Diệm từ sau ngày ký hiệp ước cấm thử bom nguyên tử. ( 49)
Việc thay thế Ðại sứ Nolting bằng Lodge vào giữa năm 1963 càng tăng thêm nỗi hãi sợ bị bỏ rơi của họ Ngô. Nhu dùng tiếng “Toàn quyền” để gọi Lodge, trong khi Diệm hờn oán sai Thuần cho Truheart biết Diệm rất bất mãn việc thay đại sứ Mỹ ở Sài Gòn. và nghi rằng Mỹ đang thay đổi chính sách, bắt Diệm phải làm theo Mỹ hay sẽ bị loại bỏ [Diem thought a new American policy was involved and an effort to force him to do our bidding or to unseat him]. Diệm cũng tuyên bố dẫu có gửi 10 Lodge tới Sài Gòn, vẫn phải huấn luyện pháo binh bắn vào Dinh Gia Long [“they can send ten Lodges, but I will not permit myself or my country to be humiliated, not if they train their artillery on this Palace”]. (50) (Ngày 1/11/1963, Thiếu úy Hoàng Nguyên của Pháo binh Sư đoàn 5 là sĩ quan tiền sát điều chỉnh tác xạ vào Thành Cộng Hòa và một số mục tiêu khác)
Phía sau hậu trường chính trị, Nhu tìm cách giảng hòa với Pháp, hy vọng dùng Pháp để giảm bớt áp lực Mỹ. (Kế hoạch này đã khởi xướng từ năm 1961). Có lúc Nhu còn xa gần nhắc đến Trung Cộng. Và, đáng sợ hơn nữa, nuôi ý định ve vãn Cộng Sản.
c. Lo sợ Mỹ bỏ rơi họ Ngô:
Mối lo ngại này chẳng phải vô bằng chứng. Từ sau cuộc Trưng cầu truất phế Bảo Ðại ngày 23/10/1955, các viên chức Mỹ và dư luận thế giới đối diện một sự thực khó thể chối cãi là chế độ Diệm độc tài, gia đình trị, và giáo phiệt. Ngay những người thân cận cũ trong nhóm Bạn Mỹ của Việt Nam không dấu sự hoài nghi khả năng của anh em Diệm.
Ngày 24/1/1962, Giáo sư Wesley R. Fishel của Ðại học Tiểu bang Michigan [MSU] tiết lộ rằng chế độ Diệm đã xa rời quần chúng, chống đối ngày một nhiều. Lần đầu tiên sau bảy năm rưỡi thân thiết với họ Ngô, Fishel cảm thấy bi quan về hiện tình VNCH. Trong hai năm rưỡi qua, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và tâm lý đã ung hoại sâu xa. Về kinh tế, những tiến bộ ít năm trước bắt đầu xoay chiều, phần vì lũ lụt, phần vì VC gia tăng hoạt động. Năm nay [1962], VNCH không xuất cảng được gạo. Trong khi đó, Ðảng Cần Lao của Nhu xen vào các hoạt động kinh tế, tạo nên những hậu quả tai hại. Về quân sự, sự gia tăng lính Mỹ cùng trực thăng khiến tình hình khả quan hơn, nhưng chẳng hiểu ưu thế ấy giữ được bao lâu. VC và Trung Cộng chắc chắn sẽ có phản ứng. Những chuyến thăm vùng Cao nguyên và đồng bằng Cửu Long khiến Fishel lo ngại rằng VC sẽ khởi sự tấn công trong vòng ít tuần nữa. Về chính trị và tâm lý, tình hình VNCH đang ở mức thấp nhất. Hy vọng và sự hứng khởi của những năm 1955-1956 đã lịm tắt. Một cảm giác hận thù phảng phất trong không gian. Trong vòng 4 tuần lễ viếng thăm Việt Nam, Fishel đã nói chuyện với 118 người quen cũ, không ai thuộc thành phần đối lập, và ít nữa hai phần ba còn theo Diệm năm 1959, tất cả đều bày tỏ mối sợ hãi chung là Cộng Sản đang chiến thắng (Viet Cong are coming). Diệm ngày càng bị trói buộc bởi “những vùng ảnh hưởng ác quỉ” (evil influences) chung quanh. Chưa ai buộc tội Diệm làm sai, nhưng Diệm không chịu sửa đổi những lỗi lầm của người chung quanh. Vài ba người can đảm còn ở quanh Diệm không dám nói thẳng với Diệm những điều “chói tai” vì có thể Diệm sẽ cách chức họ, và các “ảnh hưởng ác quỉ” sẽ thay họ bằng tay chân chúng. Ai là những ảnh hưởng ác quỉ này? Theo Fishel, Nhu và vợ [Lệ Xuân] luôn luôn đứng đầu bảng. Lý thuyết của Nhu đã thất bại, nhưng cả Diệm lẫn Nhu chưa chịu nhìn nhận. Lệ Xuân–thông minh, sinh động, dơ dáy và tàn bạo theo kiểu Borgia [as brillant, vivacious, bitchy, and brutal in her Borgia-like fashion as ever]–làm các giai tầng xã hội xa cách chế độ của người anh chồng ở lúc mà Diệm cần sự yểm trợ của họ. Lệ Xuân đã bảo trợ việc biểu quyết một đạo luật “trong sạch hóa xã hội;” cấm khiêu vũ, thuốc ngừa thai, và kiểm soát việc ăn mặc, tỏ tình nơi công cộng, v.. v... Sự áp dụng mù lòa giáo điều Ki-tô này sẽ khiến chia rẽ các tín đồ Ki-tô và những người Lương, tạo nên sự căng thẳng mà trước đó ít khi xảy ra. Ngoài ra, còn có nhân vật tham vọng Nguyễn Ðình Thuần, người cũng bị ghét như vợ chồng Nhu. Viện trợ Mỹ, theo Fishel, chỉ giúp những ngón tay và ngón chân của VNCH cử động; nhưng thân mình vẫn bất động. Nếu không có một cú kích xúc tâm lý quan trọng trong vài tháng tới, không còn cách nào cứu vãn miền Nam. Theo Fishel, cần phải loại bỏ vợ chồng Nhu mới hy vọng tạo nên được cú kích xúc tâm lý khả dĩ. (51)
Thượng Nghị sĩ Mike Mansfield, lãnh tụ khối đa số, người đỡ đầu của chế độ Diệm và từng ba lần cứu nguy cho Diệm trong hai năm 1954-1955, cũng bắt đầu đổi ý. Cuối năm 1962, sau một chuyến thăm Việt Nam, Mansfield kết luận là Mỹ phải duyệt xét lại chính sách, vì sau khi đã trút vào miền Nam nhiều tỉ [hơn hai tỉ] Mỹ kim, tình hình an ninh đã trở lại với giai đoạn Diệm mới lên cầm quyền.
Nguyên văn: “Indeed, it was distressing on this visit to hear the situation described in much the same terms as on my last visit although it is seven years and billions of dollars later. Vietnam, outside the cities, is still insecure place which is run at least at night largely by the Vietcong. The government in Saigon is still seeking acceptance by the ordinary people in large areas of the countryside. Out of fear or indiferrence or hostility the peasants still withhold acquiescence, let alone approval of that government. In short, it would be well to face the fact that we are once again at the beginning of the beginning. . . . The real question which confronts us, therefore, is how much are we ourselves prepared to put into Southeast Asia and for how long in order to serve such interests as we may have in that region? Before we can answer this question, we must reassess our interests, using the words “vital” or “essential” with the greatest realism and restraint in the reassessment. When that has been done, we will be in a better position to estimate what we must, in fact, expend in the way of scarce resources, energy and lives in order to preserve those interests. We may well discover that it is in our interests to do less rather than more than we are now doing. If this is the case, we will do well to concentrate on a vigorous diplomacy which would be designed to lighten our commitments without bringing about sudden and catastrophic upheveals in Southeast Asia.” (52)
Một số viên chức trẻ tung tin họ Ngô phải ra đi [The Ngos must go]. Ðại sứ Durbrow đề nghị “thay ngựa” một cách hợp pháp qua cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 4/1961. Ngày 22/10/1961, Joseph A. Mendenhall, Cố vấn chính trị Sài Gòn, đặt câu hỏi: “Sự vững chắc của chính phủ Diệm ra sao?” (“How stable is the Diem government?”) rồi tự trả lời: “Chính phủ này ít vững chắc hơn so với sáu hay ba tháng trước, và ít vững chắc ngay cả với tuần trước.” (“It is less stable then it was six or three months ago or even than it was a week ago;”) Những cuộc thất trận trong hai tháng 9-10/1961 và cái chết của Ðại tá [Hoàng Thụy] Nam “tạo nên tình trạng gần như hoảng hốt ở Sài Gòn” (“have produced an atmosphere bordering on panic in Saigon). Theo Mendenhall, chỉ có hai cách để thay đổi là cuộc cách mạng tại Dinh Ðộc Lập hay một cuộc đảo chính bằng quân sự. Việt Cộng không đủ sức mạnh lật đổ Diệm trong tương lai gần. (53)
Từ năm 1962, các viên chức Mỹ lại bắt đầu nghiên cứu một giải-pháp-khác-Diệm. Ngày 16/8/1962, trong phiếu trình về tình hình Việt Nam, Mendenhall ghi nhận: Lực lượng Việt Cộng (VC) đã tăng từ 2,000 vào cuối năm 1959 lên 20,000 trong năm 1962. Chính phủ chỉ còn kiểm soát được thành phố và các tỉnh, quận lị. Tình trạng an ninh ngày một tồi tệ hơn. Tổng thống Diệm và sự yếu kém của ông ta là nguyên nhân chính của tình trạng thoái hóa. Hai nhược điểm của chính phủ Diệm là: (1) Chính quyền tổ chức không hữu hiệu, hậu quả của việc Diệm không có những quyết định dứt khoát, không chịu chia xẻ bớt trách nhiệm, không có hệ thống chỉ huy, không nhìn nhận lỗi lầm và thiếu tin tưởng; và (2) thiếu khả năng lôi kéo quần chúng vì Diệm không có những đặc tính của một nhà chính trị. Ðể chiến thắng VC, cần một chính quyền hữu hiệu hoặc phải được dân chúng mến mộ, nhưng Diệm thiếu cả hai. Ấp Chiến lược không đạt được những kết quả mong muốn. Dân chúng không được bảo vệ kịp thời và đúng mức; chính sách Ấp chiến lược khiến mất lòng dân hơn lôi kéo họ về phía chính quyền. Chính phủ cũng chẳng quan tâm gì đến các khía cạnh xã hội và kinh tế trong các Ấp Chiến lược. Chẳng có cơ hội nào khiến Diệm và Nhu thay đổi. Diệm đã già (65 tuổi) và không bỏ được lề lối quan lại. Diệm và Nhu đều nghĩ rằng họ biết người Việt hơn ai hết, vì thế ít khi nhận lời khuyên can. Cả hai đều không tin cậy người ngoài gia đình và họ không thể thay đổi nguyên tắc “chia để trị.” Không thể thắng VC với cách làm việc của Diệm-Nhu, và dù áp lực cách nào đi nữa, Diệm-Nhu cũng không chịu thay đổi lề lối làm việc. Ðề nghị: Loại bỏ Diệm, vợ chồng Nhu, và tất cả những người trong họ Ngô. (54)
Phó Phụ tá Ngoại trưởng đặc trách Viễn Ðông vụ, Edward E. Rice, phê bình: “Có vẻ như một việc rất phức tạp và không dễ giữ bí mật trước khi thi hành.” Ngày 17/8/1962, Bạch Cung quyết định rằng báo cáo tháng 5/1961 của PTT Lyndon B. Johnson là căn bản của chính sách Việt Nam: Chính phủ Kennedy tiếp tục làm việc với Diệm vì chưa tìm được người thay. (55)
Ðặc biệt, quyết định thay Ðại sứ Nolting bằng Lodge vào tháng 6/1963–giữa cơn khủng hoảng Phật Giáo–càng tăng thêm nỗi hãi sợ bị bỏ rơi của họ Ngô. (56)
3. Ðụng chạm cá nhân với Mỹ:
Sự căng thẳng liên hệ với Mỹ trước hết là do quyền lợi cá nhân của họ Ngô. Anh em họ Ngô không thể hiểu nổi tại sao người Mỹ yểm trợ nhiệt tình miền Nam mà không tiếp tục ủng hộ mọi kế sách do họ đặt ra, và nhất là không thấy được một chân lý: Họ Ngô đồng nhất thể với chế độ chống Cộng Việt Nam Cộng Hòa.
a. Mặc cảm “vệ tinh”:
Việt Nam Cộng Hòa là một thực thể chính trị do Mỹ lập nên và cần viện trợ Mỹ để tồn tại, vào khoảng 200-400 triệu MK mỗi năm và ngày càng gia tăng. Họ Ngô hiểu rõ điều ấy hơn bất cứ một ai tại Nam Việt Nam. Nói cách khác, bản chất liên hệ giữa Nam Việt Nam và Liên bang Mỹ là liên hệ vệ tinh chiến lược, hay patron-client [ông chủ và đầy tớ].( 57)
Trên căn bản đây là thứ liên hệ bất bình đẳng, giữa người cho và người nhận. Nhưng họ Ngô lại muốn được nhìn ngắm và hành xử như lãnh tụ một quốc gia hoàn toàn độc lập, có khả năng tự túc, tự cường, một “chí sĩ,” “lãnh tụ anh minh” của toàn quốc dân Việt Nam. Trên nóc một doanh trại trường Sĩ quan trừ bị Thủ Ðức, chẳng hạn, có một khẩu hiệu khổng lồ: “Một lãnh tụ: Ngô Ðình Diệm; Một lý tưởng: chống Cộng.” Trong các rạp chiếu bóng, mỗi đầu xuất phim, ai nấy phải đứng lên nghiêm chỉnh chào quốc kỳ và suy tôn Ngô Tổng thống. Những lời “có vấn” của Mỹ, bởi thế, không được đón nhận một cách cởi mở, phục thiện, mà thường tiềm ẩn mặc cảm xin xỏ, nhờ vả. Hệ thống tuyên truyền Cộng Sản–ngày đêm ra rả bêu riếu chế độ Diệm là “bù nhìn,” “ngụy quyền,” “tay sai đế quốc Mỹ,” “buôn dân bán nước”–khoét sâu hơn sự ngăn cách giữa họ Ngô với chính phủ Mỹ. (Thực ra, chế độ VNDCCH cũng chẳng vinh dự gì hơn–nói theo Trường Chinh và Nguyễn Ngọc Minh [Trần Văn Giàu], chỉ là một tiền đồn của Trung Cộng, với nhiệm vụ chống Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng, đổi lấy vài chục tỉ viện trợ suốt cuộc chiến)
Ngày 12/4/1963, khi tiếp chuyện một viên chức CIA ở Sài Gòn [Richardson?] Nhu tuyên bố gần trọn đời Diệm đã chống lại sự đô hộ của Pháp [sic], thật tế nhị [sensitive] nếu sự trợ giúp của Mỹ hàm chứa bóng tối của tình trạng bị bảo hộ hay “condomunium.” Không thể định chế hóa liên hệ Mỹ Việt. Ngoài vấn đề định chế [institutional] và luật pháp [juridical], Nhu sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Mỹ. (58)
Vào trung tuần tháng 9/1963, cơ quan CIA trình lên Kennedy “Vấn đề Nhu” [Problem of Nhu] như sau: Nhu có tinh thần chống Mỹ, cáo buộc Mỹ là thực dân, phong kiến, đang muốn biến Nam Việt Nam thành chư hầu. Nhu tung tin một số viên chức Mỹ nằm trên danh sách sẽ bị thủ tiêu. Nhu nói rằng Mỹ phải giảm áp lực vì đang đe dọa nền độc lập của Nam VN. Nhu liên tục nói dối với Lodge và chánh sở CIA Sài Gòn về vai trò của mình trong cuộc tấn công chùa chiền (20/8/1963). Nhu thường nói nếu Mỹ cắt viện trợ sẽ có nguồn viện trợ khác. Nếu không có viện trợ, Nhu sẽ tìm cách thương thuyết với Hà-Nội. Tin Nhu bắt đầu thương thuyết với Hà Nội lan truyền rộng rãi, khiến tinh thần binh sĩ hoang mang. Nhu tin rằng chỉ có Nhu mới cứu được Việt Nam.( 59)
b. Khác biệt trong ước muốn viện trợ:
Trong giai đoạn 1955-1959, kinh viện của Mỹ cho Việt Nam được quản trị qua quĩ song hành [“counterpart fund” financing]: Các nhà nhập cảng Việt sẽ mua hàng hóa cần thiết (như phân bón, thép, máy móc, xe hơi và xi-măng) qua chương trình nhập cảng. Chính phủ Mỹ sẽ trả tiền trực tiếp cho các người bán; và các nhà nhập cảng Việt sẽ trả bằng tiền Việt Nam vào một quĩ song hành đặc biệt. Quĩ này sẽ xuất chi cho chính phủ Nam Việt Nam trên những điều thỏa thuận, đặc biệt là trả lương quân nhân, công chức. Khoảng 80% quĩ song hành đặc biệt dùng cho việc quốc phòng. Từ năm 1955 tới 1959, vì triệt để tôn trọng nền độc lập của VNCH, người Mỹ không hề ra một điều kiện nào để đổi lấy viện trợ, ngoại trừ chính sách chống Cộng. Vì không có điều kiện tiên quyết, nên Mỹ khó áp lực được Diệm. Nhưng từ năm 1956, Nhu thuyết phục Diệm dùng viện trợ Mỹ để phát triển đảng Cần Lao. Rồi đến Giám mục Thục muốn dùng viện trợ Mỹ cho các giáo mục. Theo Chester Cooper, một nhân viên Hội đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ, “Từ đó, khởi đầu sự tham nhũng do chính phủ bảo trợ làm lũng đoạn miền Nam dưới chế độ Diệm.” (60) (Thực ra, tham nhũng và hối mại quyền thế là một di sản hàng ngàn năm của các nước Á Châu, bất kể màu sắc ý thức hệ hay tôn giáo–từ Ki-tô Philippines, Phật giáo Thái Lan và Myanmar, tới Islam ở Indonesia và Malaya, “định hướng xã hội chủ nghĩa” ở Trung Cộng, Việt Nam hay Bắc Hàn).
Trên nguyên tắc, họ Ngô không hài lòng với cách viện trợ của Mỹ. Thứ nhất, viện trợ Mỹ không tháo khoán cùng một lúc mà chỉ tháo khoán theo thời kỳ, cho từng chương trình viện trợ.
Thứ hai, viện trợ Mỹ chỉ được dùng để mua hàng Mỹ, chuyên chở bằng các phương tiện của Mỹ.
Thứ ba, miền Nam chỉ nhận được viện trợ Mỹ và các nước đồng minh thân thiết như Bri-tên, Australia và New Zealand. Pháp viện trợ rất giới hạn về văn hóa và kỹ thuật. Các nước Tây Âu như Tây Germany [Ðức], Holland hay Nhật chỉ yểm trợ rất giới hạn.
Họ Ngô muốn được viện trợ theo kiểu Lend-Lease [mua/thuê trả dài hạn], hay cho vay dài hạn với lãi xuất thấp nhưng Mỹ không chấp thuận. (61)
Chiều ngày 2/9/1963, Nhu còn lập lại rằng muốn được vay dài hạn, với lãi xuất thấp, hơn là viện trợ. Như thế người Mỹ tránh được trách nhiệm về những gì người Việt làm.( 62)
Chủ đề Nhu ưa thích nhất là làm một cuộc cách mạng tiến tới tự lực và tự túc. Nhưng, như Nhu than phiền với Ðại sứ Nolting vào hạ tuần tháng 5/1963, Nhu đã bị hiểu lầm quá nhiều là bài ngoại hay chống Mỹ. Nhu nhấn mạnh rằng chỉ làm một cuộc cách mạng thực sự (kiểu mỗi gia đình một miếng đất trong khu vực Ðồng Tháp Mười và các chiến khu C, D, v.. v..., hay khẩu hiệu “tam giác,” “tam túc”) nhưng bị hiểu lầm, và phá bĩnh bởi những kẻ bên lề. (63)
Từ tháng 9/1963–sau khi bị Mỹ áp lực rời nước–vợ chồng Nhu-Lệ Xuân còn tuyên bố không cần viện trợ Mỹ. Trong bài phỏng vấn trên tờ Espresso của Italia, ngày 10/10, Nhu tuyên bố miền Nam có thể sống còn dù có Mỹ yểm trợ hay không. Nhu muốn Mỹ đối xử với Việt Nam như Yugoslavia, viện trợ tiền nhưng không can thiệp vào nội bộ. “Nếu người Mỹ cắt viện trợ, chưa hẳn đã là điều xấu.” [If the Americans interrupt their help, it may not be a bad thing after all].”( 64)
Ngô Trọng Hiếu cũng tuyên bố “Chúng tôi không cần người Mỹ, trên cả phương diện kinh tế.”( 65)
c. Khác biệt trong triết lý hành động:
Họ Ngô tin rằng chỉ có họ mới biết chống Cộng một cách hữu hiệu. Theo họ, người Mỹ không biết gì nhiều về Việt Cộng. (66)
Họ Ngô cũng tin rằng không thể áp dụng thể chế dân chủ kiểu “một chính phủ bao gồm nhiều khuynh hướng chính trị quốc gia.” Diệm chủ trương độc tài hay trung ương tập quyền, theo kiểu Cộng Sản Bắc Việt, nhưng chỉ khoác cho nó lớp xiêm áo dân chủ tượng trưng, trên giấy tờ. Hiến Pháp 1956, chẳng hạn, dành cho Diệm quyền uy tối thượng, như ban hành các sắc luật cần thiết trong trường hợp lâm nguy. Một quan sát viên ngoại quốc, vốn có lập trường chống Cộng vững mạnh, gọi chế độ VNCH là chế độ “Cộng Hòa Nhân Dân chống Cộng” duy nhất trên thế giới; và trong vòng 24 giờ, nếu người ta thay đi lá quốc kỳ [nền vàng ba sọc đỏ], nó sẽ giống hệt miền Bắc. Trong khi đó, dư luận Mỹ nối liền viện trợ với tinh thần dân chủ thực sự, và chẳng ưa thích gì loại “dân chủ Nhân Vị, chậm tiến” của họ Ngô. Sở dĩ năm 1954-1955, chính phủ Eisenhower coi Diệm như cá nhân duy nhất xứng đáng được nhận viện trợ Mỹ vì họ tin rằng độc tài bản xứ không xấu bằng thực dân Pháp, và các viên chức Mỹ tự tin có khả năng “uốn nắn” Diệm theo con đường dân chủ. Nhưng từ Dulles tới Rusk đều sai lầm. Chẳng những là “một nhà tiên tri không có lời rao giảng [a messiah without a message]” Diệm còn nặng mang tinh thần “thánh chiến Trung Cổ” [medieval crusade]. Diệm vừa chống Cộng vừa nặng mang tự ti mặc cảm với các lãnh tụ Cộng Sản, trong khi đánh giá thấp mọi tổ chức và cá nhân chống Cộng không Ki-tô.
Ngày 12/4/1961, Diệm tuyên bố với ký giả Joseph Alsop rằng chính phủ Mỹ không yểm trợ Diệm đúng cách.( 67)
Ngày 6/1/1962, khi gặp các viên chức Mỹ, Diệm cũng qui trách cho lỗi lầm của Mỹ khiến không chống Cộng hữu hiệu. Theo Diệm, sai lầm của Mỹ là không chấp thuận đề nghị xin tăng 20,000 quân VNCH trong chuyến qua Mỹ năm 1957, coi Bảo An như lực lượng cảnh sát thôn quê hơn là quân đội; không xây dựng các trục lộ chiến lược mà Diệm đề nghị. Xen kẽ với các phê bình trên là một cuộc độc thoại miên man về thành tích và kinh nghiệm 40 năm chống Cộng: từng bị Việt Minh bắt giữ sau năm 1945 và bị giam trong một vùng rừng núi Bắc Việt; lý do từ quan năm 1933 là do lập trường chống cả thực dân lẫn Cộng Sản [Diem’s anti-colonialist and anti-communist convictions led to his withdrawal from the French civil service]; và, từ năm 1922, khi khởi đầu hoạn lộ với chức tri huyện, Diệm đã chống Cộng và nghiên cứu về Cộng Sản qua các tài liệu ấn hành ở Switzerland [Thụy Sĩ]. Suốt 40 năm kế tiếp, lập trường này không thay đổi.( II:41-2) Nhưng ngày 26/1/1962, Phụ tá Giám đốc Viễn Ðông vụ, Sở Quốc tế An ninh vụ của Bộ Quốc Phòng Mỹ [Far East Affairs, Office of International Security Affairs, DOD], Kent, nhận xét:
Diệm là người không biết san xẻ quyền lực; không biết hòa hài hay nhân nhượng; có ảo tưởng về sự toàn năng của mình. Diệm là một ông quan qua huấn luyện và thừa kế. Ông ta tự cho mình là chính nghĩa, được thần linh hướng dẫn. Ông ta có lẽ thiếu khả năng nhận hiểu rằng lợi ích quốc gia Việt Nam sẽ được phục vụ nếu ông ta rời bỏ quyền lực. Việc nhúng tay vào quân sự của ông ta khiến việc lãnh đạo và chỉ huy bị thiệt hại nặng. Ông ta không có kinh nghiệm về quân sự.” [“Diem is psychologically unable to delegate authority; He is unable to compromise; He has illusions of omniscience. He is mandarin by training and inheritance. His conviction of self-righteousness. He believes that he enjoys divine guidance. He is probably incapable concluding that the best interests of Vietnam would be served if he relinquished power. His hands on the military made the leadership of the armed forces seriously suffered. He lacks military background.” (II:60-2) (68)
Họ Ngô không thể chấp nhận những thứ quái lạ như “tự do báo chí” (tự do quá trớn, tự do thiếu trách nhiệm). Cuối năm 1961, họ Ngô cho báo chí VN tấn công chính phủ Mỹ để dạy Mỹ một bài học về cách kiểm soát báo chí. Ðầu năm 1962, Diệm còn định viết thư cho Kennedy than phiền về sự “lộng hành” của báo chí Mỹ.( 69)
d. Kỳ thị chủng tộc:
Ẩn tàng dưới sự chống Mỹ âm thầm, thẳm sâu trên là mặc cảm bài ngoại [xenophobia]. Người Việt thường có thói quen coi người ngoại quốc như “mọi rợ” hay “ngu xuẩn,” “khờ khạo.” Tiếng thông dụng nhất trong dân gian về một người Mỹ là “mọi da đỏ.” Tiếng thông dụng trong giới có quyền chức là “bàn tay lông lá.” Nhiều sĩ quan cho rằng cố vấn Mỹ chẳng có gì để “cố vấn” được họ, vì họ là những người từng “dày dạn kinh nghiệm trận mạc”–như đóng đồn, khai thông trục lộ, v.. v... dưới sự che chở của đạo quân viễn chinh Pháp.
Ngô Ðình Nhu nhiều hơn một lần chê người Mỹ “muốn giúp” mà “chẳng hiểu mô tê gì cả.”( 70)
Mặc dù Nhu có lần khẳng định với viên chức Mỹ là không có tinh thần bài ngoại hay chống Mỹ, việc làm và lời nói của Nhu biểu lộ quá rõ ràng những cá tính này.
e. Mặc cảm tự tôn “văn hóa”:
Anh em họ Ngô, đặc biệt là Nhu, còn mang thêm mặc cảm tự tôn văn hóa.
Ngô Ðình Diệm, vì chỉ đậu Trung học đệ nhất cấp [Diplôme]–khởi đầu hoạn lộ bằng chức cửu phẩm tập ấm tại Tân thư viện Huế năm 1917, và trong vòng 8, 9 năm thăng tiến lên chức Tuần vũ Phan Thiết–nặng mang tinh thần Ki-tô Vatican trung cổ, phảng phất thứ luân lý Nho giáo phổ thông. Bởi thế, dù ngưỡng mộ xã hội Mỹ và nền văn minh Mỹ, Diệm không chấp nhận được nền văn hóa pháp trị, sự biệt phân giữa nhà nước và giáo hội, hay bầu không khí “dân chủ quá trớn” của nước Mỹ.
Từng tốt nghiệp trường cổ ngữ Chartes (chương trình quản thủ thư viện và văn khố) tại Paris, Nhu quen nói và viết tiếng Pháp hơn tiếng Việt. Ngay vợ và các con Nhu đều theo học trường Pháp. Nhu cho rằng nền văn hóa Ki-tô/thuộc địa mà thế hệ mình thụ hưởng cao thâm hơn nền “văn hóa da đỏ.” Thứ mặc cảm này phần nào vay mượn từ người Pháp. Nhu, theo một nguồn tin, không chịu học tiếng Mỹ, và chỉ chịu đối thoại với các viên chức Mỹ bằng tiếng Pháp hay qua các thông ngôn.( 71)
Mặc cảm tự tôn văn hóa trên, thực ra do lòng tự ti mà thành. Ðược huấn luyện ở Pháp trong thập niên 1930, trở lại sống trong xã hội bảo hộ và rồi một xã hội nửa-thuộc-địa đang bị chiến tranh tàn phá trong hai thập niên 1940-1950–tức một xã hội chậm tiến hay kém phát triển [underdevelopped], theo cách diễn tả của Nhu–nên Nhu chưa có dịp nghiệm chứng nền văn hóa kỹ-nghệ-hóa của một siêu cường, với những phát kiến đưa nhân loại vào một cuộc cách mạng khoa học chưa hề có tiền lệ, một nền văn hóa vật bản thực dụng, thắng vượt khỏi thứ nền văn hóa vật bản/Ki-tô cứng đọng của Âu Châu. Nhu cũng chưa từng cảm nhận được sự chuyển vận của một xã hội thực sự độc lập, pháp trị hiến định. Tóm lại, Nhu chẳng hiểu gì về người Mỹ, văn hóa Mỹ, cấu trúc xã hội Mỹ ngoài những cảm nhận bình dân. Mặc cảm tự tôn của Diệm-Nhu, ngắn và gọn, là thứ tự tôn văn hóa kiểu Trung cổ.( 72)
Vợ Nhu, một phụ nữ chưa kịp tốt nghiệp trung học, cũng lây cái bệnh “tự tôn văn hóa” trung cổ này. Chung qui cũng do họ bị vây bủa tứ hướng bằng những vách đá “ngu dốt sặc sỡ và điêu ngoa hào nhoáng” lạnh lẽo của những giai tầng tự nhận là “sang cả” [elite] của các xã hội thuộc địa mà Nhu rất thích gọi là “chậm tiến” [underdeveloped].
Là một gia đình thăng tiến vượt mức nhờ theo đạo Ki-tô, hết lòng phục vụ bảo hộ Phàp, lại có một người đi tu lên tới chức Giám mục từ năm 1938, họ Ngô cho rằng tôn giáo Ki-tô của họ là chân lý, và tâm niệm rằng tất cả những người theo đạo khác đều là ác quỉ (Satan). Thái độ kiêu ngạo, cửa quyền của Diệm-Thục đối xử với các giáo phái Cao Ðài, Hòa Hảo trong thập niên 1950 và rồi Phật giáo từ năm 1956 tới 1963 là những bằng chứng cụ thể. Cuộc đấu tranh của Phật giáo trong năm 1963, bởi thế, được nhìn ngắm và kết tội như âm mưu chống lại chính quyền, do Cộng Sản và “những tên phiêu lưu quốc tế” giật giây. Anh em họ Ngô tìm đủ cách trình bày cuộc tranh đấu Phật Giáo dưới những góc cạnh xấu xí nhất–như các nhà sư đã biến nhà chùa thành nhà chứa, các sư ni không tự thiêu mà đã bị mưu sát, và hành động tự thiêu chẳng là gì khác hơn “nướng thịt sư,” v.. v... –những lời tuyên bố mà bất cứ ai có lương tâm và giáo dục gia đình cơ bản cũng khó thể phát biểu, nói chi những người đang thực sự cầm quyền một chế độ.( 73)
4. Niềm tin vào “Ấp Chiến Lược”:
Chính thức phát động ở Nam Việt Nam từ năm 1962, kế hoạch Ấp Chiến Lược chỉ là một mô hình cải tổ hiện đại trong nỗ lực trị an từ cổ xưa. Hình thái sơ đẳng nhất là các đơn vị “đồn điền” mà Nguyễn Tri Phương đã thực hiện tại miền Nam trong thập niên 1850. Dòng họ Ngô đã có kinh nghiệm gia truyền này từ Ngô Ðình Khả, cha họ, một thời là phụ tá của Khâm mạng tiết chế Nguyễn Thân khi đánh dẹp phong trào Cần Vương/Kháng Pháp trong hai năm 1895-1896 ở Hà Tĩnh/Quảng Bình. Ðại cương, kế hoạch này nhằm loại bỏ những cán bộ đối nghịch nằm vùng khỏi dân chúng, ổn định tình hình an ninh/trật tự tại các xóm thôn, song song với việc truy lùng và tiêu diệt các đơn vị vũ trang đối nghịch. Ý niệm này được cải thiện dần theo kinh nghiệm đánh dẹp Cộng Sản trong thập niên 1920 và đầu thập niên 1930 của Pháp mà Diệm đã hăng say tham dự, thăng quan tiến chức vượt mức thông thường, nên, nếu tin được lời chứng của Ngô Ðình Thục, Cộng Sản phải gửi sát thủ người Hoa ra tận Phan Rang thanh toán, nhưng Diệm chỉ bị thương. Ðầu thập niên 1940, Pháp sử dụng chiến thuật “vét láng” tại vùng thượng du Bắc Việt. Ðầu thập niên 1950, Thủ hiến Nguyễn Hữu Trí thực hiện khu trù mật Ðồng Quan, và các làng chiến đấu ở đồng bằng Bắc Việt.
Từ năm 1961, Ngô Ðình Diệm đã chọn kế hoạch của Robert Thompson, một chuyên viên Bri-tên từng thành công trong việc diệt Cộng ở Malaya, lúc đó cầm đầu Ðoàn cố vấn Bri-tên tại Sài Gòn. Nhưng kế hoạch Ấp Chiến Lược của Diệm-Nhu được tổ chức qui mô hơn, trên bình diện quốc sách.
Những thắng lợi nho nhỏ vào đầu năm 1962 khiến họ Ngô lạc quan thái quá. Thực ra, những chiến thắng này phần lớn do việc tăng cường hỏa lực Mỹ (thiết vận xa, trực thăng, khu trục, bom đạn, và nhất là thuốc khai quang mà Diệm nhiều lần thúc dục Mỹ sử dụng, trong khi Tổng thống Kennedy không hoàn toàn ủng hộ vì biết rõ những hậu quả tệ hại cho môi sinh), và chiến thuật “diều hâu” (đổ quân bằng trực thăng). Họ Ngô cũng không thể dự đoán được phản ứng của CSBV nhằm phá hoại quốc sách này: Gài nhân viên tình báo chiến lược tìm hiểu và phá hoại, vận động dân chúng phá Ấp Chiến Lược, và nhất là sử dụng cơ quan tuyên truyền quốc tế, qua Nga và Trung Cộng, để lên án Ấp Chiến lược là “trại tập trung,” v.. v...
Bởi thế, họ Ngô tin tưởng rằng Ấp Chiến Lược, một khi hoàn tất và củng cố, sẽ khiến Bắc Việt tự động ngưng lại tham vọng chiếm miền Nam bằng vũ lực.( 74)
Ngày 30/8/1963, Lalouette cũng san xẻ với họ Ngô nhận định chủ quan rằng cuộc chiến tranh du kích sẽ sớm kết thúc trong vòng 1, 2 năm. Việt Cộng hiện đang chán nản và tinh thần miền Bắc xuống thấp. Khi cuộc chiến du kích chấm dứt, chính là miền Nam, lúc ấy sẽ mạnh hơn miền Bắc, sẽ đề nghị hiệp thương, trao đổi gạo miền Nam lấy than miền Bắc. Ðiều này có thể dẫn tới việc thống nhất đất nước với miền Nam vượt thắng [“In a year or two the guerrilla danger might be ended. The Viet Cong are very discouraged and morale is very low in North Vietnam. . . . When the guerrilla war is ended, it might be for the South Vietnamese, who would be stronger than the North Vietnamese, to propose trading some of their rice for North Vietnamese coal. This might lead towards a unified Vietnam with South Vietnam the dominant element. But all of this was remote.”]. Lối suy luận đơn giản, kiểu tháp ngà này, chứng tỏ cả Diệm-Nhu lẫn Lalouette chẳng biết gì hoặc đánh giá sai lầm về khả năng kiểm soát dân chúng hay quyết tâm nhất thống đất nước của chính phủ VNDCCH và Ðảng CSVN. Lalouette cũng như họ Ngô cũng chẳng biết gì về bài học lịch sử cận kim Việt Nam: Vì chủ trương thống nhất ba miền, Hồ đã chấp nhận chiến tranh chống Pháp năm 1946. (75)
Chiều Thứ Sáu, 6/9/1963, Nhu tuyên bố với nhân viên CIA rằng chiến tranh du kích sẽ nghiêng về phía miền Nam vào cuối năm 1963 và trong tương lai VNCH và Mỹ có thể thương thuyết với miền Bắc ở thế mạnh [at some future time SVN and US might be able [to] negotiate with North Vietnam from position of strength]. Không một chính phủ nào, theo Nhu, có thể thương thuyết với miền Bắc dù công khai hay bí mật, ngoại trừ trường hợp đã thắng cuộc chiến tranh du kích và cũng không với điều kiện trung lập mà phải trong khuôn khổ một miền Nam mạnh tìm cách kết hợp miền Bắc vào Thế Giới Tự Do. (76)
Thực tế, việc thực hiện Ấp Chiến Lược không tiến triển tốt đẹp như họ Ngô ảo tưởng. Ngày1/5/1963, Rufus Phillips, Phó Giám đốc USOM, nhận định rằng mặc dù trên lý thuyết Ấp Chiến Lược thật tuyệt hảo, nhưng việc thực thi gặp nhiều khó khăn lớn: thiếu sự hiểu biết về nguyên tắc Ấp Chiến Lược, và thiếu ý chí thực hiện. Các viên chức mọi cấp khiến dân chúng xa lánh hơn là ngả theo chính phủ. (77) Vào tháng 9/1963, Phó Tổng thống Thơ vẫn hoài nghi hiệu quả của kế hoạch Ấp Chiến Lược, và nhận xét rằng toàn quốc chỉ có chừng 20-30 ấp được phòng thủ tốt. Dân chúng không chỉ ở lại các làng xóm vì bị VC đe dọa mà vì họ bất mãn chính phủ. (78)
5. Dự đoán sai lạc về thực lực Cộng Sản:
Không kém quan trọng, cuộc chiến chống Cộng đang bị thất lợi. Việt Cộng không những chỉ khủng bố, ám sát các viên chức hành chính nông thôn hẻo lánh, mà còn dám tấn công cả những đơn vị lớn của VNCH. Các trận đánh Tua Hai (Tây Ninh, 1960), Pleiku (công trường làm đường, 1960) hay Quảng Ngãi mới chỉ là khởi đầu. Ðáng sợ hơn nữa, Việt Cộng trở thành những bóng ma, khi ẩn khi hiện bất thường. Du kích Cộng Sản hoàn toàn nắm thế chủ động.( 79)
Nhưng họ Ngô, như đã lược nhắc, vẫn cả tin rằng phe miền Nam đang thắng to, và có thể giải phóng được miền Bắc. Niềm tin này đi ngược với thực tế chiến trường.
Ðể đáp ứng sự tăng gia viện trợ quân sự Mỹ, BV điều động một số binh đội từ Lào vào Việt Nam, và tăng cường thêm cán bộ. Ngày 25/12/1959, toán cán bộ hồi kết B-500, gồm 25 người, lên đường vào Nam. Cầm đầu là Tư Chương (Tăng Thiên Kim, sau này là Trung đoàn trưởng Q.761); Ðặng Ngọc Sĩ (sau này là Tư lệnh đặc công B-2) làm Phó. Hoạt động ở Cao nguyên, tới miền Nam vào đầu tháng 12/1960.( 80) Theo tài liệu CS, từ 1961 tới 1963, hơn 40,000 cán binh được đưa vào “B” [miền Nam], cùng 165,000 vũ khí đủ loại, đủ trang bị 73,000 tân binh miền Nam. Năm 1963, đích thân Trần Văn Trà cũng từ Lào vào “B,” nắm chức Tư lệnh “lực lượng võ trang giải phóng miền Nam Việt Nam.”( 81)
Tính đến ngày 1/7/1963, tức hơn một năm sau ngày phát động quốc sách Ấp chiến lược, VNCH kiểm soát được khoảng 6,766,000 dân trên tổng số 14.8 triệu. Tuy nhiên, chỉ hoàn toàn kiểm soát khoảng 3.5 triệu, giảm đi 100,000 người. Số làng chính phủ kiểm soát là 939, với 741 làng hoàn toàn. Việt Cộng kiểm soát 431 làng, kể cả 375 làng hoàn toàn. (82)
Từ mùa Thu 1961, Trung Ương Cục Miền Nam đã được tái lập. Ngày 1/1/1962, Ðảng bộ miền Nam Ðảng Lao Ðộng (tức CSÐD) chính thức lấy tên là Ðảng Nhân Dân Cách Mạng Việt Nam để “tham gia” MTDT/GPMN. Ðồng thời, thành lập Thanh niên Nhân Dân Cách Mạng Miền Nam.( 83)
Vậy mà chiều ngày 2/9, Nhu vẫn còn tiên đoán một cách lạc quan rằng trong tương lai BV phải tiếp tế bằng không quân. Tiếp vận đường biển đã bị ngăn cản, và đường bộ cũng hầu như bất khả. Nếu tiếp tế bằng phi cơ, sẽ bị phòng không bắn hạ.( 84)
6. Lo sợ bị đảo chính:
Trong khi đó, giới quân đội ngày thêm bất mãn. Cuộc đảo chính hụt 11/11/1960 hay cuộc đánh bom Dinh Ðộc Lập ngày 27/2/1962 chỉ là những dấu hiệu mặt nổi của sự bất mãn sâu xa, tiềm ẩn này. Một số tướng và sĩ quan cao cấp như Dương Văn “Big” Minh, Lê Văn Kim, Lê Văn Nghiêm, Phạm Văn Ðổng lúc nào cũng chờ cơ hội làm đảo chính. Ðó là chưa kể những Phạm Ngọc Thảo, Huỳnh Văn Trọng, Trần Kim Tuyến, Huỳnh Văn Lang, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu, v.. v...
Không chỉ có giới quân đội bất mãn. Các tầng lớp trí thức và thị dân ngày càng thất vọng với họ Ngô.
Không kém nguy hiểm là chính sách giáo phiệt. Những phần tử không Ki-tô ngày thêm chống đối. Từ năm 1956, Ðại sứ/Cao ủy Pháp, Henri Hoppenot, đã nêu lên vấn đề hiềm khích giữa Phật Giáo và Ki-tô giáo, cũng như sự tranh chấp trong nội bộ Ki-tô giáo, nhất là giữa phe phù Ngô Ðình Thục và phe di cư. Từ cuối năm 1954, Ðặc sứ Collins, một tín đồ Ki-tô Roma, đã báo cáo về Oat-shinh-tân là ngày 11/12/1954, Giám Mục Lê Hữu Từ than phiền về sự thất bại của chế độ Diệm. Theo Từ, ngày Diệm mới lên cầm quyền, một niềm hy vọng lan rộng trong mọi tầng lớp dân chúng. Nhưng niềm hy vọng đó đã giảm mất một nửa [50%], và sự bất mãn ngày thêm gia tăng. Diệm có đầu óc độc tài và tìm đủ cách đốn hạ bất cứ ai có tài năng. Diệm còn thiếu cương quyết, và vây bọc bởi những cố vấn xấu, phần lớn là phần tử trong gia đình. (85)
Ðại đa số nông dân, những người cày sâu, cuốc bẫm, hai sương một nắng, cũng ngừng ủng hộ. Từ năm 1957, họ phải chịu cảnh một cổ hai tròng. Là nạn nhân của Việt Cộng ban đêm, ban ngày họ trở thành nạn nhân của cường hào, ác bá, cùng các tệ nạn Tố Cộng, Diệt Cộng, rồi đến những kế hoạch Khu trù mật, doanh điền, ấp tân sinh, v.. v... Chính phủ Diệm có phần hữu lý khi nhận định rằng nông dân đã phải ngả theo Cộng Sản vì sợ hãi cái gọi là “bạo lực cách mạng.” Nhưng không chỉ có một yếu tố này. Một trong những lý do trực tiếp là chính phủ và quân đội thiếu khả năng hay phương tiện duy trì an ninh và bảo vệ dân chúng, kể cả những gia đình bị dồn vào Khu trù mật hay Ấp chiến lược. Không thiếu viên chức lợi dụng các kế hoạch quốc sách này để thu đoạt tư lợi.( 86)
Nhưng thay vì phân tích rõ ràng tình hình và tái duyệt quốc sách của mình, cũng như vấn đề nhân sự và thực hiện, để kịp thời đối phó, Diệm-Nhu trút trách nhiệm mọi thất bại cho sự thiếu ủng hộ của Mỹ, và còn nghi ngờ rằng chính người Mỹ đã “bật đèn xanh” cho phe chống đối. Từ đó, nảy sinh ra sự căng thẳng liên hệ Mỹ-Việt, và cuộc đương đầu khó tránh.
7. Kế hoạch gài bẫy của Bắc Việt:
Ðáng ngại hơn nữa, và đây là thảm kịch của họ Ngô nói riêng, toàn dân quân miền Nam nói chung, qua kế hoạch “chiêu hồi,” anh em Diệm bị lôi cuốn dần vào cái bẫy sập “hòa bình, thống nhất, trung lập” của Hà Nội.
a. Ðộc lập, thống nhất, trung lập
Từ ngày ký Hiệp ước Geneva 20-21/7/1954, Hà Nội luôn luôn nêu ra lập trường thống nhất đất nước theo tinh thần Hiệp định Pháp-VNDCCH nói trên. Cả Nga Sô và Trung Cộng cũng thường khuyên nhủ Hà Nội chỉ nên tạm thời tìm cách vận động hòa bình trong khuôn khổ Hiệp ước Geneva. (Xem infra) Nhờ vậy, chính phủ Diệm được tạm thời yên ổn trong 4, 5 năm đầu.
Từ đầu năm 1959, Ðảng LÐVN quyết định đánh chiếm miền Nam bằng võ lực. Một mặt, qui tụ những thành phần chống đối ở miền Nam thành một cánh tay ngoại vi, tức Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam [MTDT/GPMN], do cán bộ CS cầm đầu. Mặt khác, xâm nhập cán bộ hồi kết vào miền Nam (“B”), tái thiết lập Trung Ương Cục Miền Nam (1961), dưới danh hiệu Ðảng Nhân Dân Cách Mạng miền Nam Việt Nam [NDCM/NVN], và tổ chức cùng hệ thống hóa các lực lượng võ trang thành những đơn vị lên tới cấp tiểu đoàn, trung đoàn.
Tuy nhiên, kế hoạch đánh chiếm miền Nam của Hà Nội gặp nhiều trở ngại. Cả Mat-scơ-va lẫn Bắc Kinh, trong mối lo ngại Mỹ sẽ can thiệp (tức đưa quân chiến đấu) vào Nam Việt Nam, cố vấn Hồ và Ðảng LÐVN chỉ nên tranh đấu chính trị trong khuôn khổ Hiệp ước Geneva. Nhưng sau ngày Nikita S. Khrushchev hạ bệ Stalin, liên hệ giữa Mat-scơ-va và Bắc Kinh ngày một xấu đi. Bắc Kinh lên án Khrushchev là bọn “xét lại,” trong khi Mat-scơ-va gọi Mao là bọn “giáo điều.” Mặc dù Hồ tìm cách hòa giải hai đàn anh, Bắc Kinh áp lực Hà Nội phải ngả về phe mình. Ðể mua chuộc Hà Nội, Bắc Kinh gia tăng viện trợ cho kế hoạch đánh chiếm miền Nam của Ðảng LÐVN. Mao Nhuận Chi và Ðảng CSTH cũng nhìn nhận ngay mặt trận ma MTDT/GPMN–dù có liên hệ đến tàn dư các lực lượng giáo phái và thân Pháp–được Bộ Chính Trị Ðảng LÐVN chính thức cho ra công khai trong dịp đảo chính hụt của Nhảy Dù và TQLC ngày 11/11/1960. Nhiều phái đoàn quân sự Trung Cộng tới phía bắc vĩ tuyến 17 để tham quan và giúp Bộ Tổng Tham Mưu QÐNDVN thiết lập kế hoạch phòng thủ. Trần Canh, người từng chỉ huy trận Lê Hồng Phong II vào tháng 9-10/1950 cho Võ Giáp đứng ra nhận chiến công, cũng trở lại Việt Nam thăm Hồ. Không kém quan trọng là guồng máy tuyên truyền của Bắc Kinh trong nỗ lực biến MTDT/GPMN thành một thực thể chính trị, có quân đội và chính quyền ở miền nam Việt Nam.
Ngày 1/1/1962, Hồ lại chính thức đề nghị thống nhất, hòa bình trong khuôn khổ Hiệp định Geneva. Hồ mong mỏi hai miền Bắc và Nam sẽ thương thuyết “để hòa bình thống nhất Tổ quốc, trên cơ sở độc lập, dân chủ như Hiệp định Giơ-ne-vơ [Geneva, 20-21/7/1954] qui định.”( 87) Vì thế, có tin Hồ đã gửi cho Diệm một chậu đào “vui Xuân” Nhâm Dần (1962)–chậu đào rồi sẽ tưới bằng máu họ Ngô.( 88)
Ngày 28/3/1962, Nhân Dân đăng bài phỏng vấn HCM của báo Daily Telegraphs. Hồ đề nghị bình thường hoá ngoại giao giữa hai miền về mặt văn hoá và kinh tế, về việc đi lại và thư tín giữa hai miền v... v... Ngoài ra, còn những lời tuyên bố và bài viết của Thiếu tướng Nguyễn Văn Vịnh,(89) rồi đến buổi gặp bí mật giữa Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm và Harriman tại Geneva, nhân dịp ký Hiệp ước 1962 về Lào, qua trung gian Burma.( 90)
Ngày 19/4/1962, Phát ngôn viên BNG Bắc Việt cũng nhắc đến công hàm ngày 16/4/1962 của Bri-tên gửi Mat-scơ-va. Hàm ý tán thành một hội nghị quốc tế về Việt Nam.( 91)
Trong năm 1962, Lê Duẩn cũng chỉ thị cho miền Nam thành lập một chế độ trung lập, hòa giải hòa hợp.( 92) Bởi thế ngày 10/8/1962, MTDT/GPMN công bố lập trường trung lập, thống nhất trong hòa bình, gồm 14 điểm: tức trung lập chống Mỹ.( 93)
Vào tháng 5/1963, trong bài phỏng vấn của Alfred Burchett trên tờ báo chuyên về ngoại giao của Liên Sô Nga bằng Anh ngữ, New Times [Tân Thời Báo], Hồ còn lập lại đề nghị này. Bài này có lẽ được trích đăng trên các tờ tuần báo Người bảo vệ Dân tộc và tuần báo Cách mạng Châu Phi tại Algeria, và báo Nhân Dân ngày 8/8/1963.( 94)
Lập trường “trung lập” của Ðảng LÐVN được một số người lưu vong ở Pháp và Miên (Trần Văn Hữu, Hồ Thông Minh, Lê Văn Trường, Trần Ðình Lan, v.. v...) hưởng ứng, với sự tiếp sức, trực hay gián tiếp, của những nhân vật có quyền lực ở Pháp.( 95)
b. Mỹ triệt thoái:
Hồ Chí Minh, Phạm Văn Ðồng cũng như MTDT/GPMN không ngớt nêu ra điều kiện Mỹ không được can thiệp vào nội tình chính trị miền Nam. Ðiều này có nghĩa Mỹ phải triệt thoái khỏi miền Nam. Ðây cũng là mục tiêu tối hậu của Trung Cộng, mà ảnh hưởng ngày càng gia tăng ở phía Bắc vĩ tuyến 17.
Cho tới nay, vẫn chưa đủ tài liệu khả tín để giải thích lý do anh em Diệm-Nhu công khai bài Mỹ và đặt vấn đề Mỹ giảm quân từ đầu năm 1963,
Như đã lược nhắc, ngày Thứ Sáu, 12/4/1963, khi tiếp chuyện một viên chức CIA ở Sài Gòn Nhu đã nêu lên vấn đề rút bớt quân số Mỹ. Ngày 22/4/1963, cơ quan CIA ghi nhận có những dấu hiệu cho thấy Diệm-Nhu muốn giảm lính Mỹ ở Nam Việt Nam vì vi phạm chủ quyền của Việt Nam [infringements” of Vietnamese sovereignty], đặc biệt là Lực lượng đặc biệt Mỹ.( 96) Ngày Chủ Nhật, 12/5/1963, Warren Unna tường thuật trên báo Washington Post, rằng Nhu muốn quân Mỹ sẽ giảm xuống một nửa. (97)
Ðiều đáng ngạc nhiên là ngày 23/5/1963, Diệm không hề thảo luận với Lalouette vấn đề giảm quân Mỹ khi Lalouette vào chào Diệm để về Pháp nghỉ. Nhưng cuối tháng 8/1963, sau khi từ Pháp trở lại nhiệm sở và gần gũi với Nhu trong cuộc tấn công chùa chiền đêm 20-21/8/1963, Lalouette khuyên Lodge nên tiếp tục yểm trợ Diệm-Nhu, mặc dù Nhu có khả năng thương thuyết với Hà Nội, và điều kiện cho một giải pháp chính trị là sự triệt thoái của quân Mỹ. Bởi thế, ngày 4/9/1963, Lodge lại báo cáo rằng Nhu có thể dàn xếp một thỏa hiệp với VC để ngừng chiến tranh, và một trong những điều kiện [quid pro quo= consideration] là “Triệt thoái một số lính Mỹ.”( 98)
c. Thành lập chính phủ liên hiệp:
Trong số những mục tiêu giai đoạn của CSBV là thành lập một chính phủ liên hiệp ở miền Nam. Thư của Lê Duẩn gửi Nguyễn Văn Linh năm 1962 là một bằng chứng. Trong những cuộc phỏng vấn dành cho Burchett độc quyền năm 1963, đích thân Hồ–mà quyền lực thực sự đã bị mất dần vào tay Lê Duẩn–không ngớt lập lại những điều kiện để đi tới hòa bình, “thu xếp một cuộc ngừng bắn giữa quân đội Ngô Ðình Diệm và các lực lượng vũ trang của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam,” là triệt thoái quân Mỹ, thành lập một chính phủ “triệt để tôn trọng Hiệp nghị Giơ-neo-vơ, cam kết không tham gia bất cứ khối quân sự nào, và không cho phép nước ngoài lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ mình.”( 99)
Tuy nhiên, ngày 28/8/1963, Hồ đột ngột thay đổi thái độ; lên án việc đàn áp Phật Giáo là “tội ác dã man của chúng trời đất không thể dung.” Hồ còn trở lại với thứ luận điệu hiếu chiến quen thuộc, gọi chính phủ Diệm bằng những lời nặng nề như “bè lũ” đã “gây những tội ác tày trời, là vì có quan thầy ủng hộ,” là “bọn Ngô Ðình Diệm buôn dân, bán nước.”( 100)
Lời khen ngợi Diệm là “a patriot” [người ái quốc] mà Maneli gợi nhớ hoặc đã chuyển cho Nhu ngày 2/9/1963, khó có vẻ gần gũi với tiếng “buôn dân, bán nước” đã công bố bốn ngày trước trên báo Nhân Dân và đài phát thanh Hà Nội. Phải chăng ngay chính Maneli cũng biến thành một người đưa tin bị Hồ và Ðảng LÐVN đưa vào cuộc chơi “tiến công ngoại giao” ác nghiệt?
Có lẽ vì vậy, chính phủ Poland cho lệnh Maneli chấm dứt ngay mọi liên hệ với Nhu. Ðồng thời, phản ứng của khối CS với lời tuyên cáo của de Gaulle ngày 29/8/1963 thật lãnh đạm. Chỉ có một đại diện của Hà Nội ở Algers trình bày ý kiến riêng rằng tuyên ngôn của de Gaulle “positive” [tích cực]. Trước áp lực Mỹ, BNG Pháp phải trở lại với lập trường “không can thiệp vào nội tình chính trị Việt Nam” quen thuộc. [Xem infra]
Nếu quả thực những đề nghị trở lại với Hiệp ước Geneva và triệt thoái quân Mỹ là nhắm vào một giải pháp chính trị cho miền Nam, hẳn phản ứng của Hồ với sự ve vãn của Nhu hay lời tuyên bố của de Gaulle đã khác. Cho đến khi có tài liệu chứng minh ngược lại, cuộc “tấn công hòa bình” của Hồ và Ðảng LÐVN có lẽ chẳng nhắm mục đích nào khác hơn khoét sâu sự nghi kỵ giữa Mỹ và họ Ngô. Nhưng Nhu, trong cơn mê sảng vì bị loại khỏi quyền lực, không nhận hiểu được điều này.
Phụ chú:
1. William Henderson and Wesley R. Fishel, “The Foreign Policy of Ngo Dinh Diem,” Vietnam Perspective (Aug 1966), tr. 17-8; Mieczylslaw Maneli, War of the Vanquished [Cuộc chiến của những kẻ bại] (New York: 1971), tr. 148-50; David Kaiser, American Tragedy: Kennedy, Johnson, and the Origins of the Vietnam War (Cambridge, Mass: Belknap Press, 2000), tr. 256-57. Thực ra, từ năm 1954-1955, viên chức Pháp đã nêu lên với Ngoại trưởng Mỹ bản chất “illogical” của Diệm về Hiệp ước Geneva: Diệm phủ nhận Hiệp ước đình chiến giữa Pháp và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa này, trong khi vui hưởng việc cai trị miền Nam, do Hiệp định trên tạo ra. Rồi, từ cuối thập niên 1950, không ngừng tố cáo CSBV đã “xâm lăng miền Nam.”
2. George McT Kahin, Intervention: How America Became Involved in Vietnam (New York: Alfred A. Knof, 1986), tr. 58.
3. Kahin, Intervention, tr. 153-55; Fredrik Logwall, Choosing War: The Last Chance for Peace and the Escalation of War in Vietnam (Berkeley: Univ of California Press, 1999), tr. 7-8; Francis X. Winters, The Year of the Hare: America in Vietnam, January 25, 1963-February 15, 1964 (Athens: Univ. of Georgia Press, 1997), tr. 43-4.
4. Ðộc giả Ði Tới và Hợp Lưu cũng đã có dịp đọc qua bài “Cái chết của một hàng tướng: Dương Văn Minh (1916-2001),” trước khi bài này in trong Ngàn Năm Soi Mặt (Houston: Văn Hóa, 2002).
5. Frederick Nolting, From Trust to Tragedy: The Political Memoirs of Frederick Nolting, Kennedy’s Ambassador to Diem’s Vietnam (New York: Prager Publishers, 1988), tr, 117-18; Chính Ðạo, Tôn Giáo & Chính Trị: Phật Giáo, 1963-1967 (Houston: Van Hoa, 1997), tr. 51.
6. Nguyễn Văn Châu, Ngô Ðình Diệm: Nỗ lực hòa bình dang dở, bản dịch Việt ngữ của Nguyễn Vi Khanh (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1988), tr. 161-64. Trung tá Châu–một cựu Quân ủy trung ương của Ðảng Cần Lao, trước khi nắm Nha Chiến tranh Tâm lý, và rồi đưa qua Oat-shinh-tân làm tùy viên quân sự vào tháng 9/1962–thời gian này có mặt ở Sài Gòn, nhưng không nêu tên nhân chứng. Ðây là một nỗ lực vụng về để chạy tội “phản bội và âm mưu phản bội” của họ Ngô.
7. Ellen Hammer, A Death in November (NY: Oxford Univ Press, 1987), tr. 268-70; Winters, Year of the Hare, tr. 99; Seymour M. Hersh, The Dark Side of Camelot (Boston: Little, Brown, 1997), tr. 433-34; Philip E. Catton, Diem’s Final Failure (Lawrence, Kansas: Press of Univ. of Kansas, 2002), tr. 195.
8. Maneli, 1971:137-39. Từ cuối tháng 8/1963, tình báo Mỹ đã biết tin về kế hoạch của Maneli; Foreign Relations of the United States [Bang giao quốc tế của Liên bang Mỹ], 1961-1963, IV:89-90. Se dẫn: FRUS, 1961-1963. Sau ngày 1/11/1963, Bộ trưởng Nội Vụ Tôn Thất Ðính cũng tiết lộ trong một buổi họp báo việc Nhu liên lạc với Hà Nội, qua trung gian Maneli; Maneli 1971:112-14. Những lời chứng trong sách của Maneli ấn hành tại Mỹ, tưởng cần nhấn mạnh, chỉ là một thứ truyền khẩu sử, hay dã sử; cần được phối kiểm với các tài liệu văn khố khác.
9. Maneli, 1971:140-47; FRUS, 1961-1963, IV:89 [một nhân chứng đã cho CIA biết tin Maneli gặp Nhu từ tối ngày 30/8/1963]; Tel 403, 2 Sept 1963, Lodge gửi BNG; Ibid., IV:84-5 [TL 44]
10. CÐ 403, ngày 2/9/1963, Lodge gửi BNG; Ibid., IV:85.
11. CÐ CIA ngày 2/9/1963; Ibid., IV:89-90.
12. CÐ 0689, CAS gửi CIA; Ibid., IV:125-26.
13. Ibid., IV:239-40.
14. Nolting, From Trust to Tragedy, 1988:117-18.
15.Thư ngày 25/5/1963, Trueheart gửi Hilsman; FRUS, 1961-1963, III:327-30. Theo Trueheart, Nhu đã cung cấp loại tin vô căn cứ này nhiều lần. [Nó cũng chứng minh tình báo của Nhu thường đi ngược lại sự thực]
16. CÐ 403, ngày 2/9/1963, Lodge gửi BNG; Ibid., IV:85.
17. Xem Chính Ðạo, VNNB, 1939-1975, tập I-D: 1964-1968 (đang in).
18. William Colby, Lost Victory, 1989:102-3. Trong cuốn Our Endless War in năm 1987, Ðôn không nhắc đến chi tiết này. Ấn bản tiếng Việt của tập hồi ký trên ghi rằng Nhu được Trung tá Bường, tỉnh trưởng Bình Tuy, đưa đến gặp Phạm Hùng và hai người khác. Nhu hứa với Phạm Hùng là sẽ cho Lệ Xuân và Lệ Thủy ngồi lên chuyến xe lửa thống nhất đầu tiên ra Hà Nội (tr. 183). Tướng Ðôn, tưởng cũng nên ghi nhận, là một trong những “nguồn tin đáng tin cậy” của các viên chức Mỹ. Một trong những lý do là Ðôn từng được OSS huấn luyện vào mùa Hè 1945, rồi gửi trở lại nội địa lấy tin tức về quân Nhật. Ðôn rất thân thiết với Lucien “Lou” Conein và Edward Lansdale.
19. Colby dùng từ “apocryphal” [sự phóng đại], khi phê bình lời nhận xét của Phạm Hùng về Ấp chiến lược do người bạn [Ðôn hay Khiêm?] thuật lại, mà không nhắm vào bản tin về buổi gặp mặt giữa Ngô Ðình Nhu và Phạm Hùng; Colby 1989:102-3.
19b. Phỏng vấn tại Sài Gòn, Việt Nam, tháng 4/2005. Nhưng cũng có tin nhật ký của Lê Duẩn chứa đựng những thông tin về các đầu mối tình báo chiến lược
20. Châu, 1988:162-163.
21. Chẳng hiểu do ngẫu nhiên hay vì một lý do nào cả Châu và Dĩnh, hai cán bộ Cần Lao cao cấp, đều có mặt ở Sài Gòn vào những ngày cuối của chế độ Diệm.
22. Báo cáo ngày 29/5/1963, Lalouette gửi BNG; CLV, SV, d. 18.
23. Xem Ðoạn II, infra.
24. FRUS, 1961-1963, IV:89-90.
25. Ibid. [FRUS, 1961-1963, IV:89-90].
26. Nguyên văn: “He said he is adamantly opposed to neutralism, ... Neutralism, according to Nhu, is completely contrary to GVN’s outlook and policy.” FRUS, 1961-1963, IV:126.
27. Tính đến ngày 9/1/1962, quân Mỹ ở Nam Việt Nam tăng hơn 100%: Từ 948 người vào cuối tháng 11/1961 lên 2,646 người ngày 9/1/1962 và dự trù sẽ lên 5,576 vào cuối tháng 6/1962. Ngày 30/1/1963, Tướng Earle Wheeler báo cáo Mỹ đã có hơn 400 cố vấn cấp Tiểu đoàn và tương đương; trên 100 cố vấn tỉnh; 220 người trong ngành an ninh tại NVN. Gần 300 phi cơ đã hoạt động, gồm 148 trực thăng vận tải, 11 trực thăng võ trang, 81 vận tải có cánh, 13 khu trục (chiến đấu cơ), 9 oanh tạc cơ hạng nhẹ, 4 thám thính chiến đấu, 37 liên lạc. Về quân đội VNCH, có 196,357 Bộ binh, 6,595 Hải quân, 5,817 Không quân, 5,281 TQLC, 75,909 ÐPQ, 95,828 Dân vệ; FRUS, 1961-1963, III, tài liệu 26.
28. FRUS, 1961-1963, III:222-25.
29. FRUS, 1961-1963, III:246-47.
30. Việt Nam cũng hứa sẽ đóng góp 2.3 tỉ đồng; FRUS, 1961-1963, III:307-8,309n3.
31. FRUS, 1961-1963, III:309.
32. FRUS, 1961-1963, III:317-21.
33. Báo cáo ngày 29/5/1963; AMAE (Paris), CLV, SV, d. 91:137-143; CÐ ngày 31/5/1963; Ibid., d. 91:144-147.
34. CÐ 652, ngày 7/10/63, Lodge gửi McNamara; FRUS, 1961-1963, IV:386. (Nên lưu ý là lời tuyên bố này xảy ra sau khi Lodge áp lực Nhu phải rời nước).
35. Tới cuối năm 1949, HCM vẫn giữ kín liên hệ với QTCS; tự nhận là “người quốc gia.” Phía sau hậu trường, từ năm 1945-1946, Hồ đã nối lại liên lạc với CSTH tại vùng Quảng Tây-Quảng Ðông. Hồ còn đồng ý cho Trung đoàn 1 của Quân khu Quảng Ðông hoạt động trong lãnh thổ Việt Bắc từ tháng 3/1946. Ðơn vị của Ðồng chí “Lộc” [Huang Jingwen] này còn huấn luyện cho các binh sĩ Việt Minh, cũng như tổ chức các đơn vị võ trang người Việt gốc Hoa. Zhai 2000:11-12.
36. Xem Chính Ðạo, Việt Nam Niên Biểu, I-C: 1955-1963, 2000:198-203.
37. FRUS, 1961-1963, II:779-787.
38. Báo cáo ngày 2/3/1963, Lalouette gửi BNG; AMAE (Paris), CLV, SV, d. 17. Xem thêm bài phỏng vấn trên báo US News & World Report.
39. Ðính 1998, tr. 270-272.
40. FRUS, 1961-1963, III:225. Ngày 16/4/1963, khi vào gặp Diệm để thông báo sắp về Mỹ nghỉ, Nolting than phiền về những lời tuyên bố của Lệ Xuân. Diệm hứa sẽ không còn tái diễn nữa.
41. FRUS, 1961-1963, IV:175.
42. Xem, thư Diệm gửi U Thant ngày 5/9/1963; United Nations, General Assembly, Official Records, Agenda Item 77, và lời khai của Nhu cùng các viên chức khác trong Ibid., Doc. A/5630, 7/12/1963; Xem thêm Chính Ðạo, “Mùa Phật đản đẫm máu;” đã phổ biến trong Ði Tới (Canada), số 75-76, tháng 12/2003; website Chuyển Luân (Australia), tháng 12/2003, Hợp Lưu và Việt Nam Văn Hiến. (ấn bản 2010).
43. VNNB, I-C: 1955-1963, tr. 203.
44. Ngày 24/1/1962, Diệm trả đũa bằng cách cho Fishel biết sẽ chấm dứt giao kèo với nhóm chuyên viên MSU. Fishel nghĩ rằng giọng nói là của Diệm, nhưng lối lý luận là của Nhu [The voice was that of the President, but the reasoning was that of his brother, Nhu]. Thư ngày 17/2/1962, Fishel gửi Hannah; FRUS, 1961-1963, II:148-52.
45. FRUS, 1958-1960, I:568-69.
46. Xem David Halberstam, The Making of A Quagmire (New York: Random House, 1965; Neil Sheehan, The Bright Shining Lie (New York: Vintage Books, 1988), tr. 269-371.
47. FRUS, 1961-1963, III:500-4. [“It was his firm convicton that the Government of Vietnam was being oppressed by the US press rather than the American correspondents being oppressed by the Vietnamese government;”]
48. FRUS, 1961-1963, I:1961, tr. 411-16. 48; Tels 20, 6/7/1962, và 28, 9/7/1962, BNG gửi Sài Gòn; & Tel 35, 10/7/1962, Sài Gòn gửi BNG; FRUS, 1961-1963, II:1962, tr. 497-98 [TL 234], 511-13 [TL 238] và 514-15 [TL 239]. Về phía QTCS, Kremli chống lại việc gây chiến ở Lào và Việt Nam do Hà Nội đề xướng, với sự chấp thuận của Mao, nên có lẽ “phe ta” không ngồi lại được với nhau như Lê Duẩn sau này nhận xét..
49. CIA Information report ngày 2/9/1963; FRUS, 1961-1963, IV:91. Tưởng cũng nên ghi nhận sự hòa hoãn Mỹ-Nga này, theo tài liệu Trung Cộng, khiến Lê Duẩn và Lê Ðức Thọ nghiêng hẳn về phía “giáo điều” của Bắc Kinh, và xa gần đả kích chủ nghĩa “xét lại” của Nga. Ngày 30/1/1964, L6 Duẩn tuyên bố ở Bắc Kinh là sẽ không có thong cáo chung sau chuyến thăm Mat-scơ-va của Duẩn.
50. CÐ số 1250 gửi Sài Gòn, DOS, Central Files, PER-Lodge, Henry Cabot; CÐ số 1230 từ Sài Gòn; FRUS, 1961-1963, III:414. Theo Thuần, Diệm sẽ trở nên cứng đầu hơn. Truheart nói không biết Lodge đã nhận được những chỉ thị gì, nhưng cách tốt nhất để tránh đương đầu với Mỹ là chính phủ Diệm nên bắt đầu thay đổi cách làm việc.( Ibid)
51. Thư ngày 17/2/1962, Fishel gửi Hannah; FRUS, 1961-1963, II:149. Theo Fishel, một Bộ trưởng (Huỳnh Hữu Nghĩa) đã cải đạo; (Ibid, II:46) và nhiều sĩ quan cũng cải đạo để mong được thăng cấp. (Ibid., II:56, 45)
52. Báo cáo ngày 18/12/1962, FRUS, 1961-1963, II:779-84; Chính Ðạo, VNNB, I-C: 1955-1963, tr. 239-40, 268-69. Báo cáo này đã nạp cho Bạch Cung ngày 26/12/1962; nhưng chỉ được phổ biến ngày 25/2/1963. Xem thêm Báo cáo ngày 2/3/1963 của Ðại sứ Herve Alphand; AMAE (Paris), CLV, SV, d. 17, và báo cáo ngày 2/3/1963 của Lalouette; Ibid. (Dư luận là liên hệ giữa Mỹ và VN khó thể cải thiện. Hệ thống quân sự Mỹ, 5 ngành, 11 Tướng. Chiến tranh đưa vào các mật khu VC, Cà Mau và chiến khu D, nhưng các Tướng hoài nghi về một giải pháp quân sự). Chester L. Cooper, trong The Lost Crusade: America in Vietnam, nhận định: “Thus a bare five years after Diem’s assumption of power, his ‘miracle’ began to show stains of ugly reality; p. 165)
53. Chính Ðạo, VNNB, I-C: 1955-1963, tr. 203-6, 220; FRUS, 1961-1963, I:416-17,
54. FRUS, 1961-1963, II:596-601; Chính Ðạo, VNNB, I-C: 1955-1963, tr. 256-58. Những người có thể thay thế: (1) Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ và Tướng Dương Văn Minh; (2) Tướng Lê Văn Kim và Dương Văn Minh; (3) Trần Quốc Bửu.
55. FRUS, 1961-1963, II:601-3.
56. Xem chú 50 supra.
57. Các viên chức Mỹ cho lối diễn tả này rằng nó là tuyên truyền của Cộng Sản. Thư ngày 4/4/1963, Wood gửi Nolting, III:205.
58. FRUS, 1961-1963, III:222-25.
59. FRUS, 1961-1963, IV:212-15.
60. Cooper, Lost Crusade, tr. 165-67.
61. FRUS, 1961-1963, III:501-2, IV:84-5.
62. Xem thêm việc tài trợ quĩ chống phản loạn; FRUS, 1961-1963, III:210-11.
63. Nguyên văn: “He is neither anti-American nor xenophobic . . . He is unpopular because he wants to promote a genuine revolution among the people and this annoyed the stand-patters;” Tel 1056, 23 May 1963, Nolting gửi BNG; FRUS, 1961-1963, III:324 [TL134].
64. CÐ 652, ngày 7/10/63, Lodge gửi McNamara; FRUS, 1961-1963, IV:386.
65. Nguyên văn: “We don’t need the Americans anymore even in the economic field, as we can confront our economic problems with our own resources.” Ibid.
66. Châu, 1988:164.
67. Durbrow đề nghị BNG Mỹ cho lệnh Durbrow bảo thẳng Diệm rằng nếu Diệm không thi hành kế hoạch chống phản loạn, sẽ tạm ngưng việc tăng gia 20,000 quân nhân VNCH.
68. Biên bản buổi nói chuyện ngày 26/1/1962 giữa [Diệm với Fowler Hamilton (USAID, Administrator), Arthur Z. Gardner (USOM director), và Henry Koren (Office of SEA Affairs, Director); FRUS, 1961-1963, II:41-4; 60-2.
69. Ibid., II:44.
70. Ðoàn Thêm, Những ngày chưa quên, 1954-1963 (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1989), tr. 188; Châu, 1988:109.
71. Thêm, Những ngày chưa quên, 1989:188. Nhu nhiều hơn một lần thố lộ: “Một thằng [Pháp] rất hiểu mình thì chỉ tính xỏ mình, một thằng [Mỹ] muốn giúp mình thì chẳng hiểu mô tê gì cả.” Châu, 1988:109. Tôi chưa tham khảo bản Pháp ngữ của Trung tá Châu, chẳng hiểu tác giả dùng danh từ nào để dịch thành “thằng” trong bản Việt ngữ.
72. Tuy nhiên, Nhu học thuộc lòng bài học Machiavelli: Không ngại ngần khẳng định lòng trung thành với Mỹ, dù chỉ đầu môi chót lưỡi, để đạt mục tiêu. Ngày 2/9/1963, chẳng hạn, Nhu từng tâm sự với Ðại sứ Lodge là từng bảo sứ giả của Hà Nội rằng Nhu luôn luôn trung thành với Mỹ nên không thèm chú ý đến những lời tuyên bố của Hồ Chí Minh hay de Gaulle; FRUS, 1961-1963, IV:85. Bốn ngày sau, 6/9, Nhu còn khẳng định không thể làm một việc vô đạo đức như móc nối với Hà Nội sau lưng người Mỹ; Ibid., IV:125.
73. Có tất cả 7 cuộc tự thiêu vì đạo pháp của tăng ni. Thượng tọa Quảng Ðức (11/6/1963, Sài Gòn), Ðại đức Nguyên Hương (4/8/1963, Phan Thiết), Ðại đức Thanh Tuệ (13/8/1963, Huế), Ni cô Diệu Quang (15/8/1963, Ninh Hòa), Thượng tọa Tiêu Diêu (16/8/1963, Huế), Ðại đức Quảng Hương (5/10/1963, Sài Gòn), và Ðại đức Thiện Mỹ (27/10/1963, Sài Gòn); Chính Ðạo, Tôn Giáo & Chính Trị: Phật Giáo, 1963-1967 (Houston: Văn Hóa, 1994), tr. 334-335. Ngoài ra, còn một Phật tử, Thương phế binh Hồng Thể (29/9/1963, Vũng Tàu). Xem thêm Thích Thiện Hoa, 50 Năm chấn hưng Phật giáo Việt Nam, tr. 144-62. Tiếng “nhà chứa” mà Diệm dùng có lẽ đề cập đến hiện tượng “tân tăng” ở miền Nam Việt Nam–những người vừa muốn làm tu sĩ, vừa muốn hưởng thụ mọi lạc thú thế tục như sinh lý, ăn mặn, và trợ cấp Mỹ.
74. Xem những lời tâm sự của Diệm với Lalouette vào tháng 5/1963; nhận xét của Hilsman, FRUS, 1961-1963, III:189-92, hay Thompson; Ibid., III:193-95.
75. CÐ 384, Saigon, 30/8/1963, Lodge gửi Rusk; FRUS, 1961-1963, IV:58-9; Vũ Ngự Chiêu, “Social and Cultural Change in Vietnam Between 1940 and 1946;” Part III: “The Brutality of World Politics,” chương XII-XIV; Ph.D. Dissertation, 1984, UW-Madison.
76. Nguyên văn: “Neither the GVN nor any other government could possibly negotiate with Hanoi either openly or secretly, except after having won guerrilla war and not in terms of neutralization but rather within framework of strong SVN seeking to incorporate North Vietnam within free world order;” FRUS, 1961-1963, IV:126.
77. FRUS, 1961-1963, III:256-257.
78. FRUS, 1961-1963, IV:323.
79. Xem, chẳng hạn, chiến dịch “Hòa Bình” tại Củ Chi từ 21 tới 25/1/1962; FRUS, 1961-1963, II:99-101.
80. Trần Văn Trà 1993:165ff.
81. Chính Ðạo, 55 Ngày & 55 Ðêm: Cuộc sụp đổ của VNCH, in lần thứ 5, có bổ sung (Houston: Văn Hóa, 1999), tr. 55.
82. FRUS, 1961-1963, III:Tài liệu 253. Tài liệu chính thức của Việt Nam ghi nhận ngày 2/9, đã hoàn thành 8,227 trong số 10,592 ấp dự trù. 76% dân chúng, tức 9,563,370 người, đã vào ở trong các ấp chiến lược; Memorandum của Maxwell D. Taylor; Ibid., IV:99. Giống như hầu hết các quốc sách khác, Ấp chiến lược phần lớn chỉ có hình thức mà thiếu thực chất.
83. Ngày 18/1/1962, đài phát thanh Hà Nội loan tin thành lập Ðảng Cách Mạng Nhân Dân miền Nam; AMAE (Paris), CLV, SV, d. 91, tr. 35.
84. FRUS, 1961-1963, IV:126.
85. Báo cáo số 085/HC/2, ngày 28/7/1956, Hoppenot gửi Nha Á Châu-Ðại dương; SLV, SV, 46:33-5; FRUS, 1952-1954, XIII, 2:2361-362.
86. Tại miền Tây, trong ba năm 1964-1967 người viết từng được nghe kể lại hàng trăm mẩu chuyện cười ra nước mắt về các “Khu trù mật” hay “Ấp chiến lược” dựng lên trong khoảng 48 giờ trước ngày Diệm đến thanh tra. Giữa năm 1966, vẫn còn cảnh một Thủ tướng bay tới một “ấp tân sinh” mới thành lập, phát heo giống cho thân nhân các viên chức tỉnh Chương Thiện, ngụy trang thành dân.ỳ Xem thêm Hilsman’s Research Paper on strategic concept of SVN, 2 Feb 1962; FRUS, 1961-1963, II:73-5.
87. Báo cáo số 41/AS, Lalouette gửi Couve de Murville; AMAE (Paris), CLV, SV, hộp 91; Nhân Dân, 1/1/1962; Hồ Chí Minh Toàn Tập, 1989, 9:272.
88. Theo Tướng Ðỗ Mậu, Diệm khoe chậu đào do bà con ngoài Bắc gửi tặng. Cựu Tổng Giám đốc Thanh Niên Cao Xuân Vỹ cho rằng Hồ gửi chậu đào vào dịp Tết Quí Mão, 1963.
89. Ngày 1/1/1962, Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh tuyên bố rằng miền Nam chưa chuẩn bị tấn công ra Bắc. Ngày 18/4/1962, Ðài phát thanh Hà Nội trích lời Dân biểu Vịnh (Chủ nhiệm Ủy Ban Thống nhất trung ương, Thứ trưởng Quốc Phòng) là nên tái triệu tập Hội nghị Geneva; CÐ 1330, ngày 20/4/1962, Ðại sứ Sài Gòn gửi BNG; FRUS, 1961-1963, II:342.
90. FRUS, 1961-1963, II:543-44.
91. CÐ 1330, ngày 20/4/1962, Ðại sứ Sài Gòn gửi BNG; FRUS, 1961-1963, II:343.
92. Thư vào Nam của Lê Duẩn về việc thành lập một chính phủ miền Nam liên hiệp, trung lập, và tuyên cáo 14 điểm của MT/GPMN ít lâu sau cho thấy có thể Hà Nội muốn thấy có một chính phủ miền Nam “trung lập” và “độc lập” với Mỹ. Cho tới khi có tài liệu chứng minh ngược lại, khó thể nhìn những kế hoạch này ngoài “chiến tranh toàn diện” của Hà Nội–tức sử dụng mọi phương tiện để đạt chiến thắng cuối cùng; và, bước đầu tiên là ngăn chặn Mỹ đưa quân tác chiến vào miền Nam, uy hiếp cửa ngõ chiến lược Ðông Nam của Trung Cộng.
93. Viện Sử học, Việt Nam: Những sự kiện, 1945-1986 (Hà Nội: NXBKHXH, 1990), tr. 222.
94. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 9:1961-1964 (Hà Nội: 1978), tr. 533-40.
95. Xem, chẳng hạn, cuộc tiếp xúc điện thoại giữa viên chức ngoại giao Pháp và Trần Văn Hữu ngày 23/8/1963: “Diệm đang bị đánh đến chết. Còn phải chịu đựng thêm vài tháng. Chậm lắm là cuối năm sẽ có một chính phủ mới. Ðể lập nên một đội ngũ mới, cần kêu gọi những người đang bị bắt giữ hay đang lẩn trốn ở Việt Nam. Những nhân vật cần có trong tay phải được nắm giữ ngay, đặc biệt là những người đang ở Phi Châu. [Chú thích ghi là Lê Thành Khôi, một nhân vật tả phái cực đoan (dù rằng không Cộng Sản) hiện đang ở đang ở Madagascar cùng Sainteny]. Cuộc tranh đấu chống Cộng đã lỗi thời. Hai cường quốc Nga-Mỹ không thể bắt tay ngầm như ở Mat-scơ-va trong lúc đòi hỏi thuộc hạ (nguyên văn: bọn tí hon) tiếp tục chiến đấu cho lý tưởng của họ.” CLV, SV, 18:61.
96. CIA Information Report, TDCSDB-3/654,285, 22/4/1963; JFKL, NSF, Vietnam Country Series, 4-5/63; FRUS, 1961-1963, III:246-247.
97. Lời tuyên bố của Nhu khiến các viên chức Mỹ cực kỳ quan tâm. Ngày Thứ Hai, 13/5, lúc 18G46 [07G46 14/5 Việt Nam], Ngoại trưởng Rusk chỉ thị cho Ðại sứ Sài Gòn: Mỹ sẽ cắt giảm khoảng 1000 người vào cuối năm, nhưng tùy thuộc ở sự tiến triển tình hình an ninh. Nếu Diệm không muốn cắt giảm cố vấn Mỹ, nên ra tuyên cáo chính thức. Nếu Diệm đồng ý với Nhu, yêu cầu Diệm giải thích vị thế và ý định của Diệm; FRUS, 1961-1963, III:294-296. Hôm sau, 14/5, Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện chất vấn gay gắt Heinz và Hilsman về lời tuyên bốÔ của Nhu. Chính tờ Washington Post, trong phần xã luận, kêu gọi phải đặt lại vấn đề bang giao Mỹ-Việt. Ngày 20/5, Nolting mới báo cáo là Nhu tuyên bố rằng đã bị Unna trích dần sai lạc; FRUS, 1961-1963, III:309. Ba ngày sau, 23/5, Nhu lại cải chính rằng chỉ muốn phát động một cuộc cách mạng thực sự, để tiến dần đến tự túc. Ðã bị hiểu lầm quá nhiều như bài Mỹ hay bài ngoại.
98. CÐ số 410, Saigon to Washington; JFKL, NSF, Country Vietnam, Vietnam State Cables; FRUS, 1961-1963, IV:111, n3.
99. Nhân Dân, 8/8/1963; Hồ Chí Minh toàn tập, 9:537-538.
100. Nhân Dân, 29/8/1963; dẫn trong Hồ Chí Minh toàn tập, 9:549-560. Tài liệu Việt Nam, Những sự kiện, 1945-1985, tr. 230 ghi là ngày 28/8/1963.
Chính Ðạo
© 2004, 2010 by Chieu N. Vu. All Rights Reserved.
Vấn đề ve vãn Cộng Sản này khá phức tạp. Nó không hạn chế trong phạm vi quốc nội mà còn bị chi phối, hoặc ít nữa ảnh hưởng, bởi các trào lưu chính trị và chiến lược thế giới của nhiều hơn một ngoại bang. Ngoài Liên bang Mỹ, Liên Sô Nga và Trung Hoa Cộng Hòa Nhân Dân Quốc [Trung Cộng]–ba quốc gia ảnh hưởng sâu đậm trên nội tình Việt Nam–còn có những quốc gia khác như Pháp, India [Ấn Ðộ], Poland [Ba Lan] hay vương quốc Ki-tô Vatican.
Trong biên khảo Tôn Giáo & Chính Trị: Phật Giáo, 1963-1967 dưới bút danh Chính Ðạo, và tâm bút Ngàn Năm Soi Mặt, ký tên Nguyên Vũ, chúng tôi đã lược nhắc đến vấn nạn “Phiến Cộng trong Dinh Gia Long.” (4) Bài viết này–được tu chỉnh lại trong thời gian tác giả soạn thảo tập Lâu Ðài Trên Bãi Cát, dựa trên tiểu luận Master’s Degree, “The Vietnam War: Lost or Won?,” tại Ðại học Wisconsin-Eau Claire năm 1977, dưới sự hướng dẫn của cố Giảng sư Richard D. Coy—xin được coi như đóng góp thêm vào vấn nạn trên. Kết luận của chúng tôi là chưa đủ tư liệu để biết rõ mục đích của anh em họ Ngô trong việc ve vãn Cộng Sản giữa lúc áp lực Mỹ ngày một nặng từ năm 1960. Dẫu vậy, có thể tạm thời kết luận rằng họ Ngô, qua thành tích dĩ vãng, khó thể có ý định tìm hòa bình cho tương lai của đất nước và dân tộc. Hành động của họ Ngô có thể là một thứ quyết định, hoặc đe dọa, “ăn không được thì đạp đổ” để cảnh giác người Mỹ—hoặc một cái tát xiếc lãnh tụ Ðảng Cộng Hòa mà anh em họ Ngô đoán biết đang có sứ mệnh lật đổ họ. Cũng có thể nó được phóng đại lên để Ðại sứ Lodge ép Tổng Giám mục Ngô Ðình Thục (1897-1984) cùng vợ chồng Ngô Ðình Nhu-Trần Thị Lệ Xuân ra đi, khởi đầu một thí nghiệm mới, hy vọng tìm ra một chính phủ chống Cộng hữu hiệu hơn.
I. TIẾP XÚC VỚI CỘNG SẢN:
Không ai có thể chối cãi việc anh em họ Ngô tiếp xúc với Cộng Sản. Nếu thời điểm họ Ngô bắt đầu ve vãn Cộng Sản còn gây nhiều bàn cãi, đầu mối bằng xương, bằng thịt xuất hiện tại ngay chính Dinh Gia Long ngày 2/9/1963 là Mieczylslaw Maneli, Trưởng đoàn Poland trong Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến (ICC, sẽ dẫn UBQT/KSĐC). Đích thân Cố vấn Ngô Đình Nhu (1910-1963) cũng tuyên bố với viên chức tình báo Mỹ, và ngay cả các Tướng miền Nam, nhiều lần, rằng ông ta từng tiếp xúc Việt Cộng. Tình báo Mỹ, Pháp và Việt đều nói về buổi họp mặt bí mật với Phạm Hùng (Phó Thủ tướng Bắc Việt, đặc trách kế hoạch thống nhất hai miền Nam-Bắc từ năm 1958). Một số người còn nhắc đến, dù chẳng trưng được bằng cớ có thể kiểm chứng nào, những cuộc tiếp xúc giữa ông Nhu và cán bộ CSBV ngay tại Sài Gòn vào hạ tuần tháng 10/1963.(2)
2. Nguyễn Văn Châu, Ngô Đình Diệm: Nỗ lực hòa bình dang dở, bản dịch Việt ngữ của Nguyễn Vi Khanh (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1988), tr. 161-164. Trung tá Châu—một cựu Quân ủy trung ương của Đảng Cần Lao, trước khi nắm Nha Chiến tranh Tâm lý, và rồi đưa qua Oat-shinh-tân làm tùy viên quân sự vào tháng 9/1962—thời gian này có mặt ở Sài Gòn, nhưng không nêu tên nhân chứng, và còn dựa theo một tài liệu không có mức tin cậy cao.
A. NHỮNG ĐẦU MỐI:
1. Mieczylslaw Maneli:
Từ mùa Xuân 1963, theo Maneli, nhiều nhân vật trong giới ngoại giao đã yêu cầu Maneli gặp Nhu. Trong số này có Đại sứ Pháp Roger Lalouette, Đại sứ India (Ấn Độ) trong UBQT/KSĐC, Ram Goburdhun, Đại sứ Italia (Ý) Giovanni d'Orlandi và Đặc sứ Vatican (Tòa thánh La Mã) Salvatore d'Asta. Họ cho biết đã nói với Nhu về Maneli, và Nhu ngỏ ý muốn gặp. Tối Chủ Nhật, 25/8, Maneli được giới thiệu với Nhu trong buổi tiếp tân của Trương Công Cừu, vừa để ra mắt ngoại giao đoàn nhân dịp được cử thay Vũ Văn Mẫu làm Ngoại trưởng, vừa đón tiếp Đại sứ Henry Cabot Lodge.(3)
3. Mieczylslaw Maneli, War of the Vanquished [Cuộc chiến của những kẻ bại] (New York: 1971), tr. 137-139. Sẽ dẫn: Maneli, 1971. Cuối tháng 8/1963, Maneli đã mật báo tin này cho Mỹ. Sau ngày 1/11/1963, Bộ trưởng Nội Vụ Tôn Thất Đính cũng họp báo tiết lộ việc Nhu liên lạc với Hà-nội, qua trung gian Maneli; Maneli 1971:112-114. Tuy nhiên, những lời chứng trong sách của Maneli ấn hành tại Mỹ, tưởng cần nhấn mạnh, không có giá trị tuyệt đối. Nó cũng chỉ là một thứ truyền khẩu sử, hay dã sử; cần được phối kiểm với các tài liệu văn khố khác.
Ngay sau lần gặp sơ khởi, Maneli báo cáo về Warsaw, đồng thời thông báo với Đại sứ Liên Sô Tovmassian ở Hà Nội và Hà Văn Lâu, Trưởng đoàn VNDCCH tại UBQT/ KSĐC. Lâu và Tovmassian, theo Maneli, tán thành. Qua ngày 2/9, Nhu mời Maneli vào Dinh Gia Long bàn việc liên lạc với Hà Nội. Sau đó, Maneli ra Hà Nội báo cáo sự việc. Nhưng Warsaw đột ngột cho lệnh Maneli ngừng gặp Nhu. (Maneli, 1971:140-147).
Ngay chiều ngày 2/9, Cố vấn Nhu nhìn nhận với Đại sứ Lodge rằng mới gặp Maneli hôm đó. Maneli hỏi Nhu là có thể báo cáo gì với Phạm Văn Đồng về những lời tuyên bố của de Gaulle (29/8) và Hồ (5/1963 hoặc 8/1963). Nhu trả lời: “Không.” (4)
4. Nhu nói thêm: “De Gaulle có quyền phát biểu ý kiến, nhưng những người không tham gia vào trận chiến không có quyền can thiệp. Sự trung thành của chúng tôi với Mỹ ngăn cấm chúng tôi nghiên cứu tuyên bố của de Gaulle hay Hồ. Người Mỹ là dân tộc duy nhất trên trái đất dám giúp Nam Việt Nam.” CĐ 403, ngày 2/9/1963, Lodge gửi BNG; Foreign Relations of the United States [Bang giao quốc tế của Liên bang Mỹ], 1961-1963, IV:85. Sách dẫn: FRUS, 1961-1963.
Ngày 2/9/1963 này, mật báo viên của Mỹ [d’Asta?] nhận xét rằng việc Maneli và nhân viên Pháp (không phải cá nhân Lalouette) làm trung gian cho Nhu và Đồng là một thứ bí mật chẳng dấu được ai (open secret) trong giới ngoại giao tại Sài Gòn đã nhiều tháng. Mật báo viên này cũng được Maneli nhờ giới thiệu với Nhu nhưng từ chối. (5)
5. CĐ CIA ngày 2/9/1963; FRUS, 1961-1963, IV:89-90.
Bốn ngày sau, chiều 6/9/1963, Nhu xác nhận với một viên chức CIA là d'Orlandi và Goburdhun đã nhiều lần yêu cầu Nhu gặp Maneli. Ngày 2/9, theo Nhu, Maneli khuyên Nhu nên lợi dụng những lời tuyên bố của de Gaulle (29/8) và Hồ (5/1963 hoặc 8/1963) để thương thuyết với Hà-nội. Maneli nói đã được Phạm Văn Đồng ủy quyền làm trung gian [authorized by Pham Van Dong to act as intermediary]. Nhu trả lời Maneli rằng lời tuyên bố của de Gaulle rất “lôi cuốn” [interesting], nhưng chỉ những người thực sự chiến đấu trong cuộc chiến này có quyền nói và hành động. Nam Việt Nam liên kết với Mỹ và sẽ là điều vô luân khi dò dẫm đơn phương sau lưng người Mỹ. Vấn đề hiệp thương mang lại sự bất lợi về tinh thần chiến đấu cũng như sự thông suốt về chính trị của dân chúng miền Nam. Nhu khẳng định không thương thuyết với Hà-nội, chỉ tiếp xúc Việt Cọng ở miền Nam. Nhu còn nói không có đường dây bí mật nào với miền Bắc, nhưng Maneli và Goburdhun lúc nào cũng sẵn sàng.(6)
6. CĐ 0689, CAS gửi CIA; FRUS, 1961-1963, IV:125-126.
Như thế, đích miệng Nhu thú nhận hai lần là từng gặp Maneli, người tự nhận là sứ giả của Phạm Văn Đồng, Thủ tướng Bắc Việt.
Ngày 16/9/1963, Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm mật báo với Mỹ rằng các Tướng nóng lòng làm đảo chính hơn khi thấy thêm nhiều chứng cớ về việc Nhu muốn thương thuyết với miền Bắc. [The Generals are . . . becoming increasingly concerned over additional evidence [of] Nhu negotiating for settlement with North]. (FRUS, 1961-1963, IV:239) Theo Khiêm, Nhu tiết lộ với một số Tướng (như Big Minh, Lê Văn Nghiêm) về cuộc tiếp xúc với Maneli. Maneli đã mang tới đề nghị của Đồng về việc hiệp thương giữa Bắc và Nam; và Nhu đang nghiên cứu, sẽ cho các Tướng biết thêm những bước kế tiếp. Nhu tuyên bố Maneli đã hoàn toàn dưới sự sử dụng của Nhu và sẵn sàng bay ra Hà Nội bất cứ lúc nào được chỉ thị. Nhu còn thêm rằng Đại sứ Pháp Lalouette từng đề nghị tương tự.(7)
7. Nguyên văn, “Counselor Nhu has discussed with some Generals (Khiem states that he was not in on discussion and only mentioned Big Minh and General Nghiem as being among those with whom Nhu discussed the item) his conversation with Polish Commissioner Maneli. He told Generals that Maneli had brought him a proposal from DRV Prime Minister Pham Van Dong for start of trade between North and South Vietnam. Nhu had informed the Generals that he had taken this under consideration and would consult with them in any future move. According to Nhu, Maneli has stated that he was at Nhu’s complete disposal and ready to fly to Hanoi at a moment’s notice. Nhu had also stated that French Ambassador Lalouette had also offered his services toward same end.” FRUS, 1961-1963, IV:240.
2. Cán bộ “Việt Cộng”:
Nhu thú nhận đã bí mật tiếp xúc với một số cán bộ Việt Cộng (hiểu theo nghĩa Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam). Mùa Xuân 1963, nhân dịp phát động chiến dịch Chiêu Hồi (vào tháng 4/1963), Nhu nhiều lần khoe đón tiếp cán bộ Cộng Sản cao cấp ngay tại Dinh Gia Long. Có lần, Nhu chỉ vào chiếc ghế Đại sứ Frederick (Fritz) Nolting đang ngồi, nói một lãnh tụ Cộng Sản vừa mới rời chỗ đó. Rồi giải thích rằng đang gặp các lãnh tụ Việt Cộng để thuyết phục họ mang quân về hàng chính phủ. Nolting báo cáo chi tiết này về Oat-shinh-tân, và xin cho Nhu toàn quyền hành động hầu thành lập một chính phủ "mở rộng." Nhưng các cố vấn của Kennedy không hài lòng—họ coi đó gần như một hành động bội phản. (8)
Chiều ngày 24/5, Nhu yêu cầu Tướng Paul Harkins (Tư lệnh M.A.C.-V., hậu thân cơ quan quân viện Mỹ, MAAG), Richard G. Weede, (Tham mưu trưởng M.A.C.-V.), John H. Richardson (CIA) và cố vấn chính trị William C. Trueheart vào Dinh Gia Long họp bàn về liên hệ với cán bộ CS. Nhu tiết lộ mới nhận được tin mật là CS vừa tổ chức một Hội nghị cán bộ chính trị và quân sự ngày 19/5/1963 tại đồn điền Memot trên đất Căm Bốt. Mật báo viên của Nhu tham gia hội nghị này. Kết quả, hội nghị trên quyết định rút sáu [6] tiểu đoàn đặc công từ Việt Nam qua Lào làm nghĩa vụ Quốc tế từ ngày 20/5, vì Lào trở thành ưu tiên thứ nhất của Hà Nội và Nam Việt Nam bị đặt xuống hàng thứ hai. Các đơn vị chính qui sẽ rút về mật khu Cambodia, hay ngừng tham chiến, giao trách nhiệm chiến đấu cho các đơn vị địa phương và tự vệ. Nhu tuyên bố nếu báo cáo trên chính xác, VNCH sẽ tổng tấn công, đánh tan các lực lượng địa phương, và ngăn chặn đặc công từ Lào đột nhập Nam Việt Nam. Cầm đầu lực luợng đặc biệt này là Nghệ (?). Tới Lào, Nghệ sẽ là cố vấn của Tướng Trần Sơn [Trần Văn Trà, hay Chu Huy Mân?], Tư lệnh Lực lượng ngoại quốc tại Lào.(15)
Chiều 2/9, Nhu cũng thú nhận với Lodge rằng mình tiếp xúc với Việt Cọng. Những cán bộ VC này đã rất chán nản, muốn ngừng hoạt động. Sáu tháng trước, một Ðại tá VC muốn đào ngũ với ba [3] tiểu đoàn, nhưng Nhu khuyên ông ta ở lại biên giới Lào chờ cơ hội thuận tiện. Một Tướng VC ở Cambodia cũng muốn gặp Nhu. Không những VC đang thất vọng mà còn cảm thấy bị Bắc Việt lợi dụng.( 16)
Có người cho rằng đây là lời bịa đặt của Nhu. Nhận định này quá vội vã. Trong hậu trường chính trị Sài Gòn, luôn luôn có những màn đi đêm lạ lùng. Không thiếu người nỗ lực “lôi kéo những phần tử Quốc Gia” trong MTDT/GPMN ra khỏi sự kiềm tỏa của Cộng Sản. Trong số nhân vật được coi là “người quốc gia” có Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát và Luật sư Nguyễn Hữu Thọ. Từ năm 1948-1949, Y sĩ Lê Văn Hoạch, một cựu Thủ tướng Nam Kỳ Tự Trị (1946-1947), và Nguyễn Hòa Hiệp đã không ngừng tìm cách đưa phần tử quốc gia về thành. Mùa Thu 1964, Ðại tướng Raymond Nguyễn Khánh—cũng qua Quốc Vụ Khanh Lê Văn Hoạch—trao đổi thư từ với Phát, Tổng thư ký MTDT/GPMN, nhưng cũng đồng thời cầm đầu guồng máy tình báo trí vận tại Sài Gòn-Gia Ðịnh. Món quà trao đổi là vợ con Phát lấỳ tù binh Mỹ. Hai năm sau, dù đang lưu vong ở Paris, Khánh còn mưu toan móc nối Nguyễn Hữu Thọ, đưa Chủ tịch MTDT/GPMN về hồi chính. Một trong những trung gian là Lê Văn Trường ở Paris, người tự nhận là “thượng cấp” của Thọ. Năm 1966, Lodge cũng lọt vào một màn ảo thuật âm mưu đưa Nguyễn Hữu Thọ bỏ mật khu.(17) Năm 1967, tình báo Mỹ còn mở đường giây liên lạc trực tiếp với MTDT/GPMN bằng cách phóng thích vợ Trần Bửu Kiếm, vợ Trần Bạch Ðằng, cùng một cán bộ cao cấp [Trương Như Tảng] qua khuôn khổ trao trả tù binh. Trần Bạch Ðằng còn nhận được một máy truyền tin để liên lạc trực tiếp với tình báo Mỹ. Các giới chức cao cấp của VNCH—từ Thiệu, Kỳ, tới Linh Quang Viên, Nguyễn Ngọc Loan—đều được thông báo về kế hoạch “BUTTERCUP” này và quay mặt làm ngơ. Dư luận bào chí Sài Gòn từng một thời loan tin VNCH đã bắt được một cán bộ giao liên của Việt Cộng khi vào Sài Gòn tiếp xúc Tòa Ðại sứ Mỹ. Những người giàu tưởng tượng còn suy diễn rằng kế hoạch “BUTTERCUP” trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc Tổng Công Kích và Tổng Khởi Nghĩa Tết Mậu Thân (1968), nên trong những ngày đầu Xuân khói lửa, các đơn vị Mỹ và Ðồng Minh đã án binh bất động.
Trong hai năm 1962-1963, chung quanh Nhu có khá nhiều cán bộ tình báo chiến lược CSBV. Phạm Ngọc Thảo, và Vũ Ngọc Nhạ chỉ là hai người được biết nhiều nhất. Lời thú nhận “móc nối Việt Cộng” của Nhu, bởi thế, cần được nghiên cứu kỹ càng hơn trước khi có một nhận định võ đoán [sweeping remark]. Cho tới khi có tài liệu chứng minh ngược lại, chúng ta không thể không tin lời khai của chính Nhu. (Theo hình luật Mỹ, lời tự thú của nghi can là bằng chứng rất đáng tin cậy)
3. Phái viên khác của Hà Nội:
Theo một nguồn tin, Nhu còn mượn cớ đi săn, để bí mật gặp cán bộ CSBV.
a. Truờng hợp Phạm Hùng:
Cán bộ CS được William Colby nêu đích danh là Phạm Hùng, Ủy viên Bộ Chính Trị Ðảng Lao Ðộng Việt Nam, Phó Thủ tướng, từng là Chủ Nhiệm Ủy Ban Thống Nhất. Theo Colby—trưởng lưới tình báo CIA tại Sài Gòn năm 1960-1962, Giám đốc Sở CIA Ðông Nam Á, Phụ tá Giám đốc kế hoạch bình định nông thôn ở Việt Nam [CORDS], và rồi Tổng Giám đốc CIA—nhiều năm sau cái chết của anh em Diệm-Nhu, một Tướng cao cấp thuộc nhóm đảo chính 1963 [Trần Văn Ðôn?] tuyên bố đã nghe tin Nhu gặp Phạm Hùng vào [tháng 2/1963]. Cuộc gặp mặt này xảy ra trong giai đoạn Diệm-Nhu có nhiều dị biệt lớn lao với Mỹ (hậu quả của bản báo cáo của Thượng Nghị Sĩ Mike Mansfield), và đang nỗ lực tìm cách thoát khỏi sự bế tắc giữa hai gọng kìm Mỹ và Cộng Sản.( 18)
Là người thân thiết với Nhu và chống việc thay Diệm, Colby không trích dẫn lời chứng của Tướng [Ðôn?] một cách tắc trách. Muốn bác bỏ hay “chỉnh lý”, cần tìm ra tư liệu văn khố Bộ Chính Trị Ðảng CSVN, Nga hay Trung Cộng chứng minh không có màn đi đêm, mà không thể chỉ dùng lối nhận định võ đoán là “tin đồn vô căn.” Về chi tiết Phạm Hùng là “người cầm đầu các nỗ lực của Cộng Sản tại miền Nam [the leader of the Communist effort in the South] mà Colby đề cập cũng không nhất thiết phải hiểu thu hẹp như Bí thư Trung Ương Cục Miền Nam thời gian này [1963]. Năm 1963, Phạm Hùng, với cương vị Phó Thủ tướng, Ủy viên Bộ Chính Trị, có thể được kể như người cầm đầu nỗ lực của CS tại miền Nam. Những Nguyễn Văn Linh, Võ Toàn (Võ Chí Công), Trần Văn Trà, Trần Nam Trung (Trần Lương), Trần Văn Tấn (Lê hay Trịnh Trọng Tấn) chỉ là nhóm 10 cán bộ trung cấp (Ủy viên trung ương Ðảng) tại “B”. Câu văn của Colby có thể cũng chỉ nhằm ghi nhận rằng Phạm Hùng là người cầm đầu CS miền Nam khi Colby được mật báo về chuyện gặp gỡ bí mật Nhu-Hùng bốn năm năm trước.(19) Trần Bạch Ðằng, một cán bộ CS cao cấp, phụ trách tuyên giáo của Trung Ương Cục Miền Nam–nhân vật chủ chốt trong kế hoạch BUTTERCUP—nói với tác giả năm 2004-2005 là không hề tiếp xúc với họ Ngô. (19b) Nhưng có thể Trần Bạch Ðằng hay Thiếu tướng Trần Ðộ không được thông báo về các gián điệp chiến lược trực tiếp nhận lệnh của Lê Duẩn hay BCT.
Cuộc gặp mặt Hùng-Nhu này, tưởng nên ghi thêm, cũng được tình báo Pháp ghi nhận. Tin tình báo thì thường chỉ ghi “reliably informed.” Lời chứng của các Tướng Ðôn, Khiêm, Minh hay Nghiêm có mức khả tín nào sẽ được tài liệu văn khố bạch hóa trong tương lai.
. b. Những đầu mối khác:
Vài tác giả còn ghi nhận đại diện CSBV vào gặp Nhu ngay tại Sài Gòn, qua trung gian Ðại sứ India trong UBQT/KSÐC “nhiều lần.”(20) Trần Văn Dĩnh tiết lộ ngày 29/10 đích thân Diệm chỉ thị cho Dĩnh chuẩn bị gặp một đại diện Hà Nội (Lê Ðức Thọ?) để dò ý. Theo dự trù, Dĩnh sẽ gặp phái viên Hà Nội ngày 15/11/1963 tại New Dehli, nơi Nguyễn Cơ Thạch (Phạm Văn Cương) giữ chức Tổng Lãnh sự từ ngày 26/7/1956. Nhưng cuộc đảo chính 1/11/1963 khiến âm mưu này phải bỏ dở. Theo Dĩnh, Diệm còn dặn dò phải dấu kín Nhu.(21)
Những âm mưu đi đêm giữa Nhu với Hà Nội, dĩ nhiên, phải nhiều thời gian nữa mới có thể rõ chi tiết, khi tài liệu văn khố Bộ Chính Trị Ðảng CSVN, Trung Cộng, Liên Sô Nga hay Vatican mở ra cho các nhà nghiên cứu. Một số tư liệu Pháp và Mỹ hiện cũng chưa giải mật. Người học sử nghiêm túc không thể không thận trọng về mặt trận tình báo dầy phủ sương mờ nghi hoặc này, chẳng nên áp dụng cứng ngắc thứ luật “bằng chứng” [evidence] của luật pháp Mỹ gọi là “hearsay” [nghe lại lời kể của một người khác]. Hơn nữa, có những bằng chứng không thể bài bác, sau khi phối kiểm lại, cho thấy Diệm-Nhu quả thực đã ve vãn Hà Nội, tìm cách gặp đại biểu Hà Nội, khiến Mỹ lo ngại rằng một sự thỏa thuận Bắc-Nam có thể trở thành sự thực vào khoảng cuối năm 1963.
B. NHỮNG BIỂU HIỆU:
Việc ve vãn Cộng Sản Hà Nội còn có thể tăng bổ [corroborate] bằng những lời tuyên bố và việc làm của họ Ngô trong ba năm 1961-1963 liên quan đến các vấn đề “thống nhất và trung lập,” yêu cầu cắt giảm lính Mỹ và tuyên truyền chống Mỹ.
1. Thống nhất và trung lập:
Những tài liệu văn khố hiện đã mở ra cho người nghiên cứu chưa tiết lộ rõ ràng chi tiết về phản ứng của họ Ngô với điều kiện “thống nhất và trung lập” mà Hà Nội cũng như MTDT/GPMN tung ra từ năm 1962.
Ngô Ðình Diệm, vào tháng 5/1963, tâm sự với Ðại sứ Lalouette rằng chiến trận sẽ tự động tàn lụn đi, không cần phải có thương thuyết, vì các lãnh đạo miền Bắc cảm thấy được sự vô ích trong âm mưu đánh chiếm miền Nam.(22) Chỉ từ tháng 8/1963, Diệm mới có vẻ tách khỏi lập trường chống Cộng, nghiêng về “trung lập.” Ngày 30/8, Diệm triệu tập Hội đồng chính phủ để nghiên cứu tuyên ngôn ngày 29/8/1963 của Tổng thống de Gaulle, về giải pháp trung lập, thống nhất, độc lập với mọi ảnh hưởng ngoại bang. Rồi cho lệnh Việt Tấn Xã dịch tuyên ngôn trên, in trên trang nhất bản tin Việt Tấn Xã. Chính phủ Diệm cũng cho lệnh Ðại sứ Phạm Khắc Hy ở Paris xin gặp Ngoại trưởng Maurice Couve de Murville, yêu cầu giải thích lập trường Pháp. Một số viên chức thân cận Nhu, như Quyền Ngoại trưởng Trương Công Cừu—được Lodge gọi là “tên xu nịnh không hề biết xấu hổ nhất mà tôi từng được biết”—nói với viên chức Pháp rằng người Việt đã hiểu được những gì de Gaulle muốn nói.(23)
Nhu là người duy nhất trực hoặc gián tiếp đề cập đến trung lập. Gần cuối tháng 8/1963, Trần Thiện Khiêm mật báo với Mỹ rằng Nhu từng tuyên bố với các Tướng (kể cả Dương Văn “Big” Minh, Lê Văn Nghiêm) là nếu Mỹ cắt viện trợ, Nhu có thể liên lạc với Hà Nội, yêu cầu giảm bớt cường độ chiến tranh, trong khi thương thuyết một thỏa ước vĩnh viễn. (24) Nguồn tin tình báo Mỹ ngày 30/8/1963 khẳng quyết rằng ít tháng trước ngày Nhu tiếp Maneli tại Dinh Gia Long, Nhu đã chủ trương trung lập hóa và thống nhất Việt Nam. (25) Nhưng khi gặp Lodge chiều Thứ Hai 2/9/1963, và John H. Richardson (?) chiều Thứ Sáu, 6/9, Nhu minh xác rằng mình cực lực chống trung lập, vì trung lập hoàn toàn đi ngược với quan điểm và chính sách VNCH. (26)
2. Giảm quân số Mỹ:
Việc đòi hỏi giảm quân số Mỹ được Nhu đề cập từ đầu năm 1963.(27) Ngày Thứ Sáu, 12/4/1963, khi tiếp chuyện một viên chức CIA ở Sài Gòn Nhu tuyên bố cần giảm từ 500 tới 3,000 hay 4,000 lính Mỹ. Nhu nói khi người Mỹ mới tới, người Việt rất kính nể họ vì họ làm việc chăm chỉ, có kỷ luật và không gấu ó lẫn nhau hay với người khác. Tuy nhiên kỷ luật đã bị sa sút, theo thời gian và nhân số. Diệm đã nhận được quá nhiều lời than phiền. Tướng Tôn Thất Ðính, chẳng hạn, than phiền rằng có quá nhiều người Mỹ.(28) Tại quân trường sĩ quan trừ bị Thủ Ðức, trong mùa Hè 1963 được lưu truyền những việc làm “anh hùng” của một số sĩ quan Việt chống lại thái độ trịch thượng, thực dân của cố vấn Mỹ. Ðại tá “Lam Sơn,” chẳng hạn, từng “gõ can [gậy chỉ huy] lên đầu một cố vấn Mỹ,” hay Tướng Ðính “rút súng dọa bắn” một nhân viên CIA Mỹ.
27. Tính đến ngày 9/1/1962, quân Mỹ ở Nam Việt Nam tăng hơn 100%: Từ 948 người vào cuối tháng 11/1961 lên 2,646 người ngày 9/1/1962 và dự trù sẽ lên 5,576 vào cuối tháng 6/1962. Ngày 30/1/1963, Tướng Earle Wheeler báo cáo Mỹ đã có hơn 400 cố vấn cấp Tiểu đoàn và tương đương; trên 100 cố vấn tỉnh; 220 người trong ngành an ninh tại NVN. Gần 300 phi cơ đã hoạt động, gồm 148 trực thăng vận tải, 11 trực thăng võ trang, 81 vận tải có cánh, 13 khu trục (chiến đấu cơ), 9 oanh tạc cơ hạng nhẹ, 4 thám thính chiến đấu, 37 liên lạc. Về quân đội VNCH, có 196,357 Bộ binh, 6,595 Hải quân, 5,817 Không quân, 5,281 TQLC, 75,909 ÐPQ, 95,828 Dân vệ; FRUS, 1961-1963, III, tài liệu 26.
Ngày 22/4/1963, cơ quan CIA tiên đoán chế độ Diệm sẽ yêu cầu Mỹ giảm quân số tại miền Nam. Diệm và Nhu đều quan tâm đến vấn đề nhân viên Mỹ “xen vào” (infringements) chủ quyền của VN, đặc biệt là cơ quan quân viện [MAAG] và các đơn vị Lực lượng đặc biệt [LLÐB] Mỹ. Phủ Tổng thống đang tra hỏi những viên chức phụ trách phối hợp với Mỹ về các hành vi của nhân sự Mỹ.(29)
Hơn một tháng sau, trong bài phỏng vấn Nhu trên báo Washington Post [Bưu điện Oat-shinh-tân] số ra ngày Chủ Nhật, 12/5/1963, Warren Unna thuật rằng Nhu muốn khoảng 12,000-13,000 quân Mỹ sẽ giảm xuống một nửa. Vì theo Nhu, đa số các cố vấn Mỹ tại địa phương chỉ thu thập tin tức tình báo, và sự hiện diện đông đảo của cố vấn Mỹ tạo cơ sở cho tuyên truyền của VC. Do áp lực của Mỹ, năm ngày sau, 17/5, Diệm mượn tuyên cáo chung [với Nolting] về vấn đề quĩ tài trợ chống nội loạn [CIP] để chính thức cải chính lời tuyên bố của Nhu: Số nhân viên Mỹ tại Nam Việt Nam sẽ tùy thuộc vào nhu cầu an ninh, kinh tế và xã hội. (30) Ngày Thứ Hai, 20/5, Nolting cũng báo cáo là Nhu cải chính rằng đã bị Unna trích dẫn sai lạc. (31) Ba ngày sau nữa, 23/5, Nhu chính thức cải chính rằng chỉ muốn phát động “một cuộc cách mạng thực sự, để tiến dần đến tự túc,” nhưng đã bị hiểu lầm quá nhiều như bài Mỹ hay bài ngoại. (32)
Hạ tuần tháng 5/1963, sau khi chào Diệm để về Pháp nghỉ, Lalouette cũng tiết lộ Diệm và Nhu đã yêu cầu giảm bớt số cố vấn Mỹ.(33)
Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ, người được chính phủ Mỹ coi như nhân vật có thể kế vị Diệm trong trường hợp bất trắc, cũng xa gần không muốn Mỹ gửi cố vấn dân sự xuống các tỉnh.
Mạnh miệng nhất là Lệ Xuân. Trong thời gian đi “giải độc” ở châu Âu và Mỹ, “Rồng Cái” ví von quân nhân Mỹ tại Việt Nam như những tên lính đánh thuê nho nhỏ [little soldiers of fortune]. Vợ chồng Nhu còn chê bai cả binh chủng Lực lượng Ðặc biệt do Kennedy lập nên; và, nói thẳng rằng quân đội Mỹ không thích hợp với chiến tranh du kích.
Trong bài phỏng vấn trên tờ Espresso của Italia, ra ngày 10/10, Nhu tuyên bố miền Nam có thể sống còn dù Mỹ yểm trợ hay không. Nhu chỉ cần các đơn vị trực thăng và tiền, không muốn lính Mỹ vì binh sĩ Mỹ không có khả năng đánh chiến tranh du kích. Ngay LLÐB do Kennedy thành lập cũng chẳng có giá trị gì. Diệm và Nhu chống lại việc đưa quân chiến đấu Mỹ vào miền Nam kể cả trong giai đoạn nghiêm trọng nhất trong mùa Ðông 1961-1962 [sic]. Cuộc chiến không thể thắng được với người Mỹ, vì người Mỹ cản trở sự chuyển biến cách mạng của xã hội, một điều kiện tiên quyết của chiến thắng.(34) Ước muốn của Nhu là Mỹ chỉ cung cấp quân viện, phi cơ, súng đạn, thiết giáp, thiết vận xa, v.. v... và giao mọi việc khác cho họ Ngô.
3. Chống Mỹ:
Suốt từ đầu năm 1950, sau khi lội núi vượt sông đi bộ 17 ngày qua Bắc Kinh xin viện trợ, ngày 3/2/1950 Hồ Chí Minh—tức Linov Nguyễn Sinh Côn (1892-1969)—được Phó Chủ tịch Trung Cộng Liu Shaoqi [Lưu Thiếu Kỳ] cho qua Mat-scơ-va gặp Josef Stalin, nối lại tinh thần “quốc tế vô sản.” Mặc dù chẳng trọng vọng gì Hồ, Stalin cho Hồ gặp mặt để giải thích lý do giải tán Ðảng Cộng Sản Ðông Dương ngày 11/11/1945, cùng liên hệ với tình báo Mỹ, Bri-tên, và Trung Hoa. Từ ngày này, Hồ ngả hẳn về khối Cộng Sản do Liên sô Nga cầm đầu. Ngoài những chiến dịch suy tôn Stalin, Mao Trạch Ðông, tái lập Ðảng Cộng Sản dưới bảng hiệu Ðảng Lao Ðộng Việt Nam [LÐVN] năm 1951, hay chỉnh phong, chỉnh cán, chỉnh quân, cải cách ruộng đất, áp dụng những “nghi lễ Mao-ít” trong đời sống thường nhật, Hồ chỉ thị cho thuộc hạ đẩy mạnh phong trào tố cáo “đế quốc Mỹ xâm lược.”(35) Sau năm 1954, cơ quan tuyên truyền Hà Nội cũng ngày đêm ra rả gọi sự trợ giúp của Mỹ cho chế độ chống Cộng ở miền Nam là “đế quốc” hay “tân thực dân”—dù trên thực chất cả hai phe đều là “anh hùng khất thực.”
Từ sau cuộc đảo chính của Nhảy Dù và TQLC ngày 11/11/1960, chế độ Diệm bắt đầu dùng thuật ngữ “thực dân Mỹ.” Ngày 17/11, Ủy Ban Nhân Dân Chống Phiến Cọng của Trương Công Cừu, Ngô Trọng Hiếu và Nguyễn Văn Châu sử dụng phương tiện của chính phủ và quân đội rải truyền đơn tố cáo “thực dân Mỹ, Anh, Pháp” dính líu vào cuộc đảo chính. Ðích thân Diệm tố cáo với Tướng Lionel McGarr, Tư lệnh MAAG, rằng có những phần tử Mỹ nói xấu chế độ. Nhu thì đi thẳng vào vấn đề hơn. Trong cuộc thảo luận với Lalouette, Nhu nghi Mỹ nhúng tay vào cuộc đảo chính. Một trong những chứng cớ là Ðại sứ Elbridge Durbrow chỉ đứng ra hòa giải, và còn cho Hoàng Cơ Thụy vào bao tải đựng văn kiện ngoại giao đưa trốn khỏi nước. Nhóm sĩ quan Nhảy Dù thì tuyên bố ở Phnom Penh là được Mỹ yểm trợ.(36)
Báo cáo ngày 18/12/1962 của TNS Mike Mansfield (1903-2001), Chủ tịch Khối đa số Thượng viện Mỹ—người đã nhiều lần cứu nguy chế độ Diệm—khiến vợ chồng Nhu lại xa gần đả kích “thực dân.”(37) Ngày 2/3/1963, Diệm cũng tuyên bố không cần học hỏi gì ở Oat-shinh-tân.(38)
Gần cuối tháng 3/1963, Nhu cho lệnh Tung và Ðính mở chiến dịch tuyên truyền “chống Mỹ.“(39) Lệ Xuân mượn ngày Lễ Hai Bà Trưng 1963, và rồi tổ chức Phong Trào Phụ Nữ Liên Ðới [PTPNLÐ] để chỉ trích Mỹ can thiệp vào nội tình Việt Nam. Theo Lệ Xuân, đừng nên tỏ vẻ biết ơn viện trợ của ngoại quốc; vì nhiều kẻ viện trợ tưởng rằng chúng có quyền phá hủy phong tục, truyền thống và luật pháp lành mạnh của Việt Nam, biến Việt Nam thành bù nhìn, dụ dỗ đàn bà Việt Nam vào đường sa đọa. Vì thế, ngày 13/4/1963, Ðại sứ Nolting đã từ chối lời mời lên Ðà Lạt nghỉ của Lệ Xuân.(40) Khi được tin Henry Cabot Lodge sẽ thay Nolting ở Sài Gòn, Nhu gọi Lodge là “Toàn quyền,” tước vị của viên chức cầm đầu Ðông Dương dưới thời “Bảo hộ” Pháp. [Năm 1961, Diệm cũng từng tuyên bố không muốn biến Việt Nam thành một xứ bị bảo hộ [protectorate].
Từ cuối tháng 8/1963, nữ phát ngôn viên bán chính thức của chế độ—tức Lệ Xuân—ngày càng bộc lộ bản chất và tư cách đích thực của một người ít học vấn, nhưng do “Thiên mệnh Mỹ” và viện trợ Mỹ bỗng dưng lọt vào trung tâm quyền lực của miền Nam. Tổng Giám mục Thục cũng hòa điệu vào vở bi hài kịch mà Cố vấn An Ninh Quốc Gia Mỹ McGeorge Bundy phải chua chát gọi là “cơn điên cuồng tập thể của một gia đình cai trị chưa hề thấy từ sau [ngày sụp đổ của] Nga hoàng.”( 41)
Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có tài liệu về những đầu mối bản xứ giúp gia đình họ Ngô ve vãn Việt Cộng. Có người cho rằng Mã Tuyên, một lãnh tụ Hoa kiều ở Chợ Lớn, là đầu mối quan trọng. Lại có tin Albert Phạm Ngọc Thuần [sau đổi thành Phạm Ngọc Thảo], cựu Giám đốc Mật vụ của Ủy Ban Hành Chính Kháng chiến Nam Bộ (1947-1949), và lúc đó giữ chức Thanh tra Ấp Chiến lược, với cấp Trung tá, là đầu mối khác. Ngoài ra, phải kể Vũ Ngọc Nhạ của cụm tình báo chiến lược A-22, và các ổ trí vận ở Sài Gòn dưới quyền Trần Bạch Ðằng, với những thành viên như em gái Bộ trưởng Trần Lê Quang, v.. v...
B. NGUYÊN DO:
Có nhiều yếu tố dẫn đến việc Diệm-Nhu tự biến mình thành “phiến Cộng.”
1. Giải tỏa áp lực Mỹ:
Mục tiêu tối hậu của người Mỹ là duy trì một miền Nam chống Cộng, để ngăn chặn (containment) sức bành trướng của Trung Cộng và Nga Sô xuống vùng Ðông Nam Á (NSC 5405 (16/1/1954), 5429 /2, 5. Paragraph 10-a (22/12/1954, & 27/1/1955), NSAM 111, 22/11/1961). Trên căn bản, người Mỹ chỉ yểm trợ một miền Nam chống Cộng mà không phải cá nhân nào. Nhưng họ Ngô muốn đồng hóa miền Nam với gia đình mình. Kiểu “sau lưng Hiến Pháp còn có tôi.” Bởi thế, những lời cố vấn để cải thiện hành chính, kinh tế, chính trị và quân sự được diễn dịch thành “áp lực” miên viễn.
Trong khi đó, từ năm 1960, người Mỹ muốn “rút ngắn hơn giây cương” con ngựa kéo cỗ xe chống Cộng miền Nam. (NSC 5809 (2/4/1958), 6012 (21/7/1960). Ba vấn đề được nhấn mạnh là đảng Cần Lao, nhân sự, và mở rộng sinh hoạt chính trị. Người Mỹ từng nhiều lần yêu cầu Diệm giới hạn quyền lực của Ðảng Cần Lao, cùng vợ chồng cố vấn Nhu, Cẩn và Thục, cũng như mở rộng chính quyền cho những chính khách chống Cộng. Anh em họ Ngô cương quyết không chịu nhượng bộ. Họ muốn độc quyền “thiên mệnh Mỹ” và “phép lạ Mỹ.”
Cuộc tranh đấu của Phật giáo từ ngày 7/5/1963 khiến áp lực Mỹ ngày một gia tăng. Chính phủ John F. Kennedy (1/1961-11/1963) công khai áp lực Diệm phải đáp ứng những nguyện vọng của Phật giáo, thành thực tôn trọng bản Tuyên cáo chung 16/6/1963, và từng đe dọa sẽ tách biệt khỏi chính sách Phật giáo của chế độ Diệm nếu có thêm một vụ tự thiêu. Diệm-Nhu quyết không nhân nhượng, tìm đủ cách phản ứng: Từ bịa đặt ra việc Cộng Sản ném lựu đạn (sau sửa sai thành hai trái mìn từ lực) trước Ðài phát thanh Huế, đàn áp, bắt giữ người biểu tình, tới vu cáo cuộc tranh đấu của Phật giáo do Cộng Sản chi phối, nhằm lật đổ chính quyền. Cả Diệm lẫn Nhu đều lên án “đế quốc” [và Cộng Sản] nhúng tay vào cuộc tranh đấu của Phật Giáo.( 42)
2. Lo ngại bị Mỹ bỏ rơi:
Từ năm 1960, họ Ngô không còn được chính phủ Mỹ chiều chuộng như xưa. Sau cuộc đảo chính hụt ngày 11/11/1960, Diệm-Nhu bắt đầu nghi ngờ sự yểm trợ mà Bảo Ðại từng cay đắng gọi là “mù lòa” của chính phủ Mỹ, và nhóm “Những người bạn Mỹ của Việt Nam” [American Friends of Vietnam] như cựu Tướng William Donovan, TNS Mike Mansfield, Hồng y Francis Spellman, v.. v... (43)
a. “Sự áp bức của báo chí Mỹ”:
Ðiều khiến họ Ngô cực kỳ bất mãn là báo chí Mỹ không ngừng đả kích chế độ Diệm. Từ đầu năm 1957, báo Foreign Affairs [Ngoại giao] đã cảnh giác dư luận Mỹ về tình trạng “cảnh sát trị ở miền Nam.” Nhiều người cho rằng Mỹ đang sa lầy, không thể chiến thắng với họ Ngô.
Vài học giả ít nhiều liên hệ với Ðại học Công Lập Tiểu Bang Michigan [MSU], Ðại học ký giao kèo cố vấn cho những kế hoạch hành chính và luật pháp với Sài Gòn, cũng công bố những nghiên cứu bất lợi cho chế độ như Milton C. Taylor trên tờ New Republic ngày 14/6/1961, và Frank C. Child trên cùng báo này ngày 4/12/1961. Dưới mắt Diệm, nhóm MSU chịu trách nhiệm về các chỉ trích “không đúng sự thực, không hợp lý, và phá hoại”. Diệm và Nhu cho rằng các giáo sư MSU đã lợi dụng cơ hội để nghiên cứu làm công tác gián điệp và tung tin bêu xấu chính phủ.( 44)
Trong khi đó một nhóm ký giả trẻ như Neil Sheehan, Malcom Browne, David Halberstam, v.. v... được Trung tá Paul Vann, cùng viên chức trong Dinh Gia Long (Trần Kim Tuyến, Nguyễn Ðình Thuần), và cán bộ tình báo chiến lược Bắc Việt (như Vũ Ngọc Nhạ, Pham Xuân Ẩn) cung cấp tin tức mật—do những lý do và mục đích khác nhau—tìm cách trình bày chiến cuộc và gia đình họ Ngô dưới những góc cạnh bi quan nhất. Sợi giây xuyên suốt qua những bài tường thuật của họ là trận chiến đang thua và Mỹ không thể thắng trận với họ Ngô. Theo họ, Nam Việt Nam đang trở thành một thứ “bãi lầy” hay “cát lún,” nghĩa địa của uy tín và danh dự của siêu cường Mỹ. (“Chiến thắng” Ấp Bắc ở Mỹ Tho vào đầu năm 1963 chỉ là một thí dụ) Qua những cuộc phỏng vấn Nhu và nhất là Lệ Xuân, họ biến vợ chồng Nhu-Lệ Xuân thành một thứ quái vật đen của chế độ.
Trong một chuyến thăm Mỹ bí mật, ngày 7/9/1960 Lệ Xuân đã nhờ Tướng Edward Lansdale và CIA bí mật can thiệp, công khai thanh minh cho Lệ Xuân về những tin đồn vô căn. Tại sao cơ quan CIA không nói Lệ Xuân là người thứ tư trong danh sách cần tiêu diệt của Cộng Sản (sau Diệm, Nhu và Cẩn). Tại sao những người Mỹ không hành động như Tướng Samuel T. Williams, Tư lệnh MAAG, con người chỉ biết làm bổn phận của mình? Các nhân viên và sĩ quan Mỹ tại Sài Gòn không thân thiện với chính phủ VNCH. Khi VC gia tăng tấn công, Đại sứ Durbrow chẳng những không tích cực giúp đỡ mà chỉ lo can thiệp vào nội tình cai trị của Diệm. Thái độ của Mỹ về việc tranh chấp biên giới với Căm Bốt thật khó hiểu. VC đột nhập qua ngả biên giới trong khi Mỹ cố tình ve vãn Norodom Sihanouk, tảng lờ việc Sihanouk thân thiện với Trung Cộng. Nhưng Lansdale chẳng làm được gì giúp vợ chồng Nhu.(45)
Vì không thích bị chỉ trích, họ Ngô tìm đủ cách phản ứng. Từ áp lực Tòa Ðại sứ Mỹ can thiệp, tới sử dụng tờ nhật báo Mỹ ngữ ở Sài Gòn, Times of Vietnam [Việt Nam Thời Báo], hay vài ký giả nổi danh như Margueritte Higgins, v.. v... để trả đũa. Rồi dần dần đến những biện pháp kiểm duyệt, trục xuất, và ngay cả bạo động—tức hành hung và đe dọa trục xuất hay giam giữ.(46)
Cuối năm 1961, sau khi Kennedy không đồng ý gửi quân chiến đấu vào Nam Việt Nam như Taylor đã hứa với Diệm, lại còn ép Diệm phải cải tổ chính phủ, họ Ngô mở chiến dịch chống Mỹ trên báo chí Việt Nam để cảnh giác Kennedy về thứ gọi là “tự do quá trớn” của báo chí Mỹ. Trong buổi nói chuyện với Robert J. Manning ngày 17/7/1963, Nhu nhận định rằng một số ký giả trẻ Mỹ có tham vọng lật đổ chính phủ hiện hữu để lập một chế độ mới, và “chính phủ Việt Nam bị báo chí Mỹ áp bức.” (47)
POSSIBLE ACTIONS
BY GVN AS QUID PRO QUO FOR
ADDITIONAL U.S. SUPPORT
ADDITIONAL U.S. SUPPORT
I. Organizational steps:
1. Retain Thuan in one of three jobs he now holds, but appoint capable officials to other two jobs in order permit all three of these key positions function adequately.
2. Delegate real coordinating authority to the three coordinating "super ministers".
3. Flesh out delegation of authority to Field Command for counterinsurgency operations so that authority will be commensurate with responsibility.
4. Set up functioning internal security councils at central, regional, provincial, and district levels along lines of models used in other countries which have conducted counterinsurgency campaigns.
5. Give Central Intelligence Organization substance, and not just shadow, of authority and control over all intelligence operations.
6. Free both Diem and Assistant Secretary of National Defense from operational functions to sufficient extent to permit them to visit scenes of ARVN victories or defeats immediately after action has occurred and to maintain more frequent informal contact with armed forces in other ways.
7. Higher and more regular pay to local officials.
II. Steps to rally mass support:
1. Increase Diem's personal contact with people through more informal trips to countryside, by making himself available at palace to ordinary people, either in groups or individually, by occasionally hearing mass in small church or visiting Buddhist Pagoda, et cetera.
2. Travel by Diem, wherever possible, by helicopter directly from palace in order reduce adverse reaction from closing off of streets, motorcades proceeding at high speed, behavior of security guards, et cetera.
3. Frequent, frank, and down-to-earth talks over radio (at least once a month) and on TV if system set up.
4. Use flood actions as opening gambit in campaign for less luxury in Governmenf in view general emergency in which country finds itself.
5. At same time stop emphasizing "sacrifice and discipline" theme in talking to the people and tell them what they are anxious to hear-that better times are coming and that soon they will not be afraid to sleep at night.
6. In Saigon and other cities institute, visit, and dramatize laborconsuming projects for unemployed who have increased considerably as result influx into cities because of insecure conditions in countryside.
7. Initiate and publicize economic and social programs aimed at improving conditions in every village.
8. Proceed set up provincial councils which Diem has already promised publicly.
III. Steps to rally support of educated class:
1. Bring non-Communist political prisoners promptly to trial, including Dr. Dan and Pham Khac Suu.
2. Set up public tribune for free expression of ideas and criticisms as safety valve.
3. Establish political consultative council and consult this body sincerely and frequently. Council should include leading oppositionists since they are not in National Assembly.
4. Try to make it clear that National Assembly can vote freely on measures placed before it. Send back for thorough open debate measures recently adopted at Madame Nhu's instigation re taxi girls and establishment women's paramilitary force.
5. Permit opposition parties to operate and put up candidates for 1962 National Assembly elections.
6. In effort reduce criticism of family, place Nhu in ministry where he will have to accept responsibility.
IV. Armed forces:
1. Higher pay or increased family allowances to soldiers.
2. Better food.
3. Better system of promotion.
V. Social
1. Tax reform-higher rates and collections from well-to-do.
VI. Financial:
1. A realistic military rate of exchange.
173. Paper Prepared by the Taylor Mission/1/ Saigon, October 18, 1961. /1/Source: Kennedy Library, National Security Files, Vietnam Country Series Taylor Report (Rostow Working Copy). Top Secret.
There is no heading on the source text, but another copy bears the following handwritten notation on the cover sheet: "Questions Distributed by Taylor Mission for Answer by Task Force Saigon. October, 1961." (Washington National Records Center, RG 84, Saigon Embassy Files: FRC 68 A 5159, SGN (61) 19-GVN August through December) The questions were apparently given by the Taylor Mission to Embassy personnel at the briefing of the Taylor Mission by the Saigon Task Force on October 18.
Saigon, October 18, 1961.
I. Political-Social (Responsibility-Mr. Cottrell)
1. How stable is the Diem Government?
2. How can the political base for the counter-insurgency program be improved?
3. What would be the political effect of the following:
a. Introduction of SEATO and/or US forces?
b. A political settlement in Laos?
c. A major increase in US military and economic aid?
4. What are the pros and cons of a bilateral treaty?
5. What are the essential reforms to urge on Diem? What approaches to use?
II. Military (Responsibility-General Craig)
1. Operations and Training.
a. How is the ARVN presently disposed and how does it operate against the VC? Are present resources being used to best advantage?
b. How can the tactics and organization of ARVN be improved for combatting the VC?
c. How can the rate of increase of ARVN be accelerated? What should be the ultimate strength?
d. How can SVN forces take offensive action against the VM?
e. What can be done to combat more effectively the VC infiltration by land and sea?
f. What is the status of Special Force training? Is it adequate? Are the trained units properly used?
2. Logistics.
a. Are present logistical resources being used to best advantage?
b. What additional equipment is needed? Why? When? How much? Who operates?
c. What improvements are needed to facilities such as ports, airfields, roads and signal communications? Why? How much?
d. What can US logistical units, or US contractors do to help in logistics field? Engineers? Helicopters? CAT?
e. What prepositioning of military equipment and supplies is warranted now?
3. Intelligence.
a. What are the hard facts with regard to the VC insurgency? Tactics? Location? Routes of infiltration? Sources of supply?
b. How can the SVN intelligence system be improved? Photography?
c. What are the possibilities of organizing an effective village alarm system?
d. What are the reconnaissance capabilities? Ground? Sea? Air?
III. Political Warfare (Responsibility-Mr. Rostow)
1. What are the techniques of political warfare which can be brought to bear on the VC insurgency problem?
2. What importance is there to improving radio and TV facilities?
3. How is white and black propaganda organized? Is it effective?
4. What can be done to improve Diem's image before his own people and outside world?
IV. Unconventional Warfare (Responsibility-General Lansdale)
1. What unconventional warfare techniques should be considered in coping with VC insurgency?
2. How can we carry unconventional warfare to the enemy?
3. Are preparations adequate for waging unconventional warfare?
V. Covert Activities (Responsibility-Mr. Smith)
1. What are the covert and clandestine capabilities of SVN? Should they be increased?
2. What covert offensive actions should be considered?
3. What is being done to reduce or eliminate US participation in covert activities?
4. What are the possibilities of exploiting third country nationals in covert operations?
5. What is the extent of disaffection directed against the Diem Government?
6. What is the state of loyalty of the Armed Forces to Diem?
7. What is the true attitude of the SVN toward US?
VI. MAAG and Military Aid (Responsibility-Adm. Heinz)
1. How is the quality, size and organization of the MAAG?
2. Is the MAAG close to the RVNAF? How many are in the field? How are US advisors assigned to units?
3. Is there need for a program for further "encadrement"?
4. What is the status of organization and training of the Civil Guard and the local Security Forces?
5. How can the Secretary of Defense be kept better informed?
6. Is US military aid being used to the best advantage? Is it properly related to economic aid? Can the reaction time be reduced?
VII. Economic (Responsibility-Mr. Howe)
1. Is there need for a revision of the economic aid program to direct it more specifically to combatting VC insurgency?
2. Is economic aid properly related to military aid?
3. What are the short-term projects of greatest promise which should be pushed forward now?
4. What economic reforms which we are justified to urge on Diem? What approaches to use?
VIII. R&D (Responsibility-Dr. Rathjens-Mr. Godet)
1. What R&D items offer promise in the short term in combatting VC insurgency? What is needed to expedite them?
2. Can the R&D organization be improved?
Saigon, October 18, 1961, noon.
508. General Taylor, Rostow and Cottrell called on Diem together with local American officials for initial discussion October 18. Taylor opened by explaining reasons for his mission, its interest in all fields activity and its authority to make recommendations to President Kennedy, who will make decisions.
In response Taylor's request for description situation in Viet-Nam, Diem gave long historic account developments here. Main point which emerged concerned lack sufficient number of GVN troops. In addition insufficient armed forces he stressed need for large number well equipped and trained Civil Guard and self defense corps for protection of hamlets to prevent Viet Cong from feeding on countryside. Taylor asked whether increase armed forces could not be stepped up. Diem and Thuan replied that shortage of cadres is main bottleneck since additional officers and NCOs needed for all branches of security forces. Pointed to recent action doubling officer trainee class at Thu Duc school.
Since Diem's description underlined need for large security forces for various defensive purposes, Taylor noted that offensive warfare against guerrillas is less costly than defensive, and asked whether greater offensive action, striking at Viet Cong bases and ambushing them on infiltration trails could not be undertaken. Diem replied this being done in part but many trails not known and Viet Cong find it easy to deviate past GVN units on known trails.
Taylor asked for Diem's view on recent step-up in Viet Cong campaign. Diem said that Viet Cong aim is to induce GVN to withdraw troops from southern area (where they have been more successful in recent months) to meet greater activity in central Viet-Nam, thus again giving Viet Cong opportunity for greater initiative in southern area. Diem noted Viet Cong now often regroup into bigger units to attack more important targets but added that Viet Cong are not yet trying to engage in conventional warfare by holding on to places taken.
Taylor said he understood there had been recent discussions of introduction of American or SEATO forces into Viet-Nam and asked why change had occurred in earlier GVN attitude. Diem succinctly replied because of Laos situation. Noting it will take time to build up GVN forces he pointed to enemy's reinforcements through infiltration and increased activities in central Viet-Nam and expressed belief that enemy is trying to escalate proportionately to increase in GVN forces so that CVN will not gain advantage. He asked specifically for tactical aviation, helicopter companies, coastal patrol forces and logistic support (ground transport).
Diem indicated he thought there would be no particular adverse psychological effect internally from introducing American forces since in his view Vietnamese people regard Communist attack on Viet-Nam as international problem. Rostow inquired whether internal and external political aspects such move could be helped if it were shown clearly to world that this is international problem. Diem gave no direct comment on this suggestion. He indicated two main aspects of this problem: (1) Vietnamese people are worried about absence formal commitment by US to Viet-Nam. They fear that if situation deteriorates Viet-Nam might be abandoned by US. If troops are introduced without a formal commitment they can be withdrawn at any time and thus formal commitment is even more important in psychological sense. (2) Contingency plan should be prepared re use American forces in Viet-Nam at any time this may become necessary. In this connection Diem seemed to be talking about combat forces. While it was not completely clear what Diem has in mind at present time he seemed to be saying that he wants bilateral defense treaty and preparation of plans for use American forces (whatever is appropriate) but under questioning he did not repeat his earlier idea relayed to me by Thuan that he wanted combat forces.
Taylor several times stressed importance of overall plan-military, political, economic, psychological, etc.-for dealing with guerrillas. Diem tended avoid clear response this suggestion but finally indicated that he has new strategic plan of his own. Since it was not very clear in spite efforts to draw him out what this plan is, Taylor asked him to let us have a copy in writing.
I asked Diem about significance state of emergency decree just issued (our 504/2/). He said he took this action under conditions of Constitution and has sent it to National Assembly for approval in 30 days as required by Constitution. If Assembly approves establishment of state of emergency he said that executive decrees could then be issued. I asked whether this measure was taken because of security or flood conditions. He said both but it was evident that security considerations were uppermost since he referred to his mention of this proposed action in his October 2 National Assembly speech.
/2/Not printed. (Ibid., 751K.00/10-1861)
Nolting
174. Telegram 508From the Embassy in Vietnam to the Department of State/1/ /1/Source: Department of State, Central Files, 120.1551K/10-1861. Secret; Priority. ReDeated to CINCPAC for PolAd, Bangkok. Vientiane. and Phnom Penh.
Saigon, October 18, 1961, midnight.
507. Task Force VN.
Body of Col. Hoang Thuy Nam, Chief GVN Liaison Mission to ICC who kidnapped by VC Oct 1, recovered from Saigon River Oct 17 near bridge on northern outskirts of Saigon. Body to lie in state at GVN Liaison Mission headquarters in ICC compound beginning 1530 Oct 18. Funeral be held Oct 20. Suggest Department bring this development to attention of press. USIS sending to IPS GVN press release/2//2/Not found. on this subject.
. . . Oct 18 informed EmbOff as follows. GVN evening Oct 17 sent urgent letter to ICC,/3/3/Not further identified. / copies of which delivered to ICC commissioners at their homes, concerning Nam case. Letter stated impossible doubt that Hanoi authorities responsible for death of Col. Nam and earnestly requested ICC within one week inform GVN of measures ICC intended take against Hanoi authorities as result this incident. Letter added GVN and Vietnamese people awaiting with greatest attention word of action to be taken.
ICC met morning Oct 18 and unanimously agreed send letter GVN expressing "deep sorrow" over death of Col. Nam and asking ICC condolences be transmitted to family. Canadians and Indians also proposed ICC send additional letter asking GVN submit further proof that DRV implicated in Viet Cong activities such as kidnapping of Col. Nam, in order permit ICC consideration of possible investigation. During discussion this proposal Indian chairman warned Poles ICC might be in for serious trouble if no action taken on Nam case. Poles requested delay in order seek instructions from Warsaw but subsequently agreed to send letter proposed by Indians and Canadians. This done afternoon Oct 18.
Comment: ICC letter, which so worded as to invite evidence of DRV connection with Viet Cong in relation allegation latter's responsibility for Nam kidnapping, represents real "breakthrough" in subversion issue. ICC bound consider information submitted in response its own request and GVN, as result earlier Jorden visit, /4/ has developed useable and effective evidence which can now be exploited to fullest. . . .
/4/See Document 139.
"Time limit" for ICC action contained GVN letter unprecedented GVN tactic. GVN may have in mind using Nam case as justification for anti-insurgency actions in direct conflict with Geneva Accord.
We shall endeavor impress on GVN unprecedented opportunity presented by ICC letter and necessity exploit it.
Nolting
Saigon, October 18, 1961, midnight.
507. Task Force VN.
Body of Col. Hoang Thuy Nam, Chief GVN Liaison Mission to ICC who kidnapped by VC Oct 1, recovered from Saigon River Oct 17 near bridge on northern outskirts of Saigon. Body to lie in state at GVN Liaison Mission headquarters in ICC compound beginning 1530 Oct 18. Funeral be held Oct 20. Suggest Department bring this development to attention of press. USIS sending to IPS GVN press release/2//2/Not found. on this subject.
. . . Oct 18 informed EmbOff as follows. GVN evening Oct 17 sent urgent letter to ICC,/3/3/Not further identified. / copies of which delivered to ICC commissioners at their homes, concerning Nam case. Letter stated impossible doubt that Hanoi authorities responsible for death of Col. Nam and earnestly requested ICC within one week inform GVN of measures ICC intended take against Hanoi authorities as result this incident. Letter added GVN and Vietnamese people awaiting with greatest attention word of action to be taken.
ICC met morning Oct 18 and unanimously agreed send letter GVN expressing "deep sorrow" over death of Col. Nam and asking ICC condolences be transmitted to family. Canadians and Indians also proposed ICC send additional letter asking GVN submit further proof that DRV implicated in Viet Cong activities such as kidnapping of Col. Nam, in order permit ICC consideration of possible investigation. During discussion this proposal Indian chairman warned Poles ICC might be in for serious trouble if no action taken on Nam case. Poles requested delay in order seek instructions from Warsaw but subsequently agreed to send letter proposed by Indians and Canadians. This done afternoon Oct 18.
Comment: ICC letter, which so worded as to invite evidence of DRV connection with Viet Cong in relation allegation latter's responsibility for Nam kidnapping, represents real "breakthrough" in subversion issue. ICC bound consider information submitted in response its own request and GVN, as result earlier Jorden visit, /4/ has developed useable and effective evidence which can now be exploited to fullest. . . .
/4/See Document 139.
"Time limit" for ICC action contained GVN letter unprecedented GVN tactic. GVN may have in mind using Nam case as justification for anti-insurgency actions in direct conflict with Geneva Accord.
We shall endeavor impress on GVN unprecedented opportunity presented by ICC letter and necessity exploit it.
Nolting
175. Telegram 507. From the Embassy in Vietnam to the Department of State/1/ Saigon, October 18, 1961, midnight. /1/Source: Department of State, Central Files, 751K.00/10-1861. Confidential; Priority. Repeated to New Delhi, Ottawa, London, CINCPAC for PolAd, Geneva for FECON, Paris, Phnom Penh, Bangkok, and Vientiane.
Washington, October 18, 1961, 9:27 p.m.
451. Ref: Deptel 192./2/ Joint State-Defense message.
/2/Telegram 192, August 15, notified the Embassy in Saigon that the question of the introduction of jets into Vietnam was still under study in Washington and that the Embassy would be informed when a decision was made. (Ibid., 751K.5-MSP/ 8-861)
1. In view factors involved in obvious breach of Geneva Accords, no firm date on introduction jets into Viet-Nam has yet been set. Any decision not to conform Accords as they pertain to jet aircraft will be made as political situation dictates at such time and to such degree as will best advance US interests. Nevertheless concur training should start now thereby enabling GVN accept jets when and if actual delivery is approved.
2. You are therefore authorized inform GVN of US offer to provide training in US to begin FY 62 for jet pilots and technicians in numbers required to operate six T-33's.
3. In discussions required for this purpose with GVN officials it should be made clear that:
(1) No public announcement be made of possible future delivery of jet aircraft pending final resolution US-GVN position on continued observance of Articles 16 and 17 Geneva Accords.
(2) That any decision to provide jets or other weapons must be made in light GVN need and ability to use them at the time. Item of most importance at present is adequate capacity of GVN to prosecute the counter-insurgency plan and to handle the immediate problem of Communist advances. Timing of jet delivery will be made in context of this capacity and eventual decision regarding Geneva Accords.
Rusk
176. Telegram 451.From the Department of State to the Embassy in Vietnam/1/ Washington, October 18, 1961, 9:27 p.m. /1/Source: Department of State, Central Files, 751K.5-MSP/10-1861. Secret; Priority. Drafted by Wood, cleared with Anderson (SEA) and Defense, initialed by Wood for the Secretary, and repeated to CINCPAC for PolAd.
Saigon, October 19, 1961.
SUBJECT Meeting held at Field Command Headquarters, ARVN, on Thursday, 19 October 1961 on the Occasion of the Visit of General Maxwell D. Taylor to Vietnam (the meeting was conducted in French)
ATTENDANCE General Maxwell D. Taylor, Special Military Advisor to the President of the United States
Lieutenant General Lionel C. McGarr, Chief, MAAG, Vietnam
Major General Duong Van Minh, Commanding General, ARVN Field Command
Brigadier General Le Van Kim, Deputy Commanding General, ARVN Field Command
Colonel Thomas A. McCrary, U.S. MAAG Senior Advisor to ARVN Field Command
A note on the source text reads: "This memorandum is based on interpreter's translated, fragmentary notes, expanded from memory. It is in no sense a stenographic record of the meeting and is neither official or approved." A memorandum of a conversation on the same day between Taylor and Lieutenant General Le Van Ty, Chief of the Joint General Staff, RVNAF, is ibid.
After an exchange of amenities, General Taylor told General Minh that his visit to ARVN Field Command was in the nature of a courtesy call and that he hoped to speak with General Minh a number of times before his departure./2/ He was sure that General Minh was aware of the reason for his trip to Vietnam-of his ambition to study the problems of the country and to help find a solution to them. Speaking as one soldier to another, he asked General Minh for his views on the guerrilla situation, how he could help to solve the problem and what General Minh's estimate of the present situation was as compared with conditions which existed two years ago. He told General Minh that he found it hard to judge and asked if, in the opinion of General Minh, the progress made by the communists was at a normal rate or if he felt that the tempo had increased sharply.
/2/No record was found of any subsequent Taylor-Minh conversations during the visit.
General Minh replied that, first of all, he considered the visit of General Taylor to be a great honor. He knew that General Taylor had spoken with all of his higher authorities and already knew much of what was happening. Speaking as a soldier, he wanted General Taylor to know that he considered the situation to be extremely grave. Not only had the Viet Cong grown alarmingly, but, worse, more and more, the Vietnamese Armed Forces were losing the support of the population. In reply to General Taylor's question as to why he felt this, General Minh said that he had known Vietnam under President Diem since 1954. The intelligence provided by the population was a guide to their attitude. In 1955 and 1956, they were full of enthusiasm and the spirit of cooperation. Now the population was giving trouble. When General Taylor asked if this was because of a loss of confidence and whether it was restricted to threatened areas, General Minh replied that the attitude prevailed in all areas-Saigon, for instance, could certainly not be considered to be a menaced area.
General Taylor then told General Minh that what he was saying was important and asked him if he had any ideas as to how confidence could be restored. Would success in war do it? General Minh replied that the government had to strive to be better understood-there should be no favorite groups or classes (he invited General Taylor to send out special teams to check). There should be no distinctions of people either because of race or religion. Under present conditions certain religions felt that they were less favored. General Taylor asked if there was a clear division along religious lines. General Minh replied that, although he, himself, was in favor of all religions, the government conferred too many favors on one and gave nothing to others.
Another situation which General Minh thought needed correction was the system of selecting Province Chiefs. He cited his own province as an example. One Chief appointed to the province was a contractor from Hue with no administrative experience. In addition, he spoke to the people in the language of Hue and this antagonized them. After two years of no success, another young man, from the South, was selected-a young Captain, made Major for the job--whom General Minh had known earlier. In the General's opinion, it had been necessary to stretch a point to make him a Corporal. In answer to General Taylor's questions, General Minh explained that nearly all Province Chiefs were military. Most were Captains--promoted to Major for the job and promoted again to Lieutenant Colonel within two years. Their authority stemmed directly from the President and they commanded all troops in the province except those on major operations. There were, in effect, two chains of command. General McGarr had fought hard for a single chain of command which had been agreed and which had worked-but only for several months. Now, old habits had returned. The Province Chief was always in command of the Civil Guard and of the local Self Defense Corps forces. Though the Civil Guard had been officially placed under the Ministry of Defense, they could not be touched by the military. When, acting on the guidance of General McGarr, an attempt was made to go on the offensive, it was found to be impossible to obtain the cooperation required for the establishment of security measures in areas which had been swept. There was no help from the Civil Guard. General Minh invited General Taylor to talk to General Don, Commanding General of I Corps, where the Civil Guard was organized and employed in a special way. General Minh went on to say that many things needed to be changed within the Army as well as out-morale had to be raised.
In reply to General Taylor's question as to whether the Presidential declaration of a State of National Emergency meant that all resources of the Nation would be united in the struggle against communism, General Minh shrugged, agreeing that such a united effort was necessary-that complete coordination of all elements of the government was a must-but many changes would be needed to make this a reality.
As long ago as last February, General McGarr had insisted that a National Plan to combat the insurgency was required. General McGarr added that he had been pushing for this ever since. General Minh, with the help of General Kim, had been working on a military plan which was just about completed. Only last week, according to General Kim, General Minh had requested that plans of other agencies be made available to him for comparison and coordination-he had not yet received any cooperation-and was not too confident of ever getting any.
In reply to General Taylor's question as to who in the government other than the President, was responsible for a united plan, General Minh said that he thought that the Secretary at the Presidency, Mr. Thuan, should be-but that he was faced with the same difficulties as others were.
When General Taylor told General Minh that he should not be discouraged, General Minh reminded him that he (General Taylor) had not been faced with a war problem like that in Vietnam and had been able to retire when he chose to do so. He was not completely discouraged but he was happy to have General Kim with him-they sustained each other.
In answer to General Taylor's question, he said that if he had the authority to do what he wanted to do, he would simply try to be impartial. To which, General Taylor commented that one was never intentionally unjust. General Minh smiled and said that he understood.
General Minh went on to say that, in general, the Vietnamese do not like the Communists, but some are allowed to fight them and others are not. He had fought against the Hoa Hao and the Cao Dai, now these people were ready to die in the struggle against the Communists. The sects no longer existed as they were before, but it was hard to exterminate "what is in the head"-they persisted as religions. The earlier struggle against them was really a fight to exterminate a group of bandits masquerading under the name of the Hoa Hao. General Taylor suggested that the same tactics should be used against the Viet Cong.
(At this point, General Kim motioned that no further notes should be taken.)
General Minh then said that he considered himself to be a young military officer in a young army. He felt that the military needed prestige and leadership, and the assistance of superior authorities to obtain what they needed. He felt that not only was this not true-there seemed to be a desire to downgrade the military.
General Minh told General Taylor that he was happy to be able to speak to him frankly. Others would also, but only if it could be tete-a-tete or in a very small group. There was a feeling that they were on a plane in a dive, and that they would soon reach a point where it would have to be levelled off or it would be too late.
The meeting ended with General Taylor's expression of his hope to see General Minh again before his departure.
177. Memorandum for the Record/1/ Saigon, October 19, 1961. /1/Source: National Defense University, Taylor Papers, T-637-71. Secret.
Saigon, October 20, 1961.
516. Gen. Taylor and Cottrell called on Vice President Tho October 19 accompanied by Mendenhall and me. Main points made by Vice President as follows:
1. Intelligence services function poorly because qualified personnel, equipment, and available funds spread too thinly among too many competing services. Central Intelligence Organization, which was formed at US request, not really functioning. Agreed with Taylor that adequate intelligence is of first importance in fighting guerrilla war.
2. Peasants do not support Communists politically but are forced help them because of pressure. Necessary to furnish proper protection to peasants including development protective measures at hamlet level. Stressed need for Civil Guard and Self Defense Corps, particularly latter, in sufficient number, better paid, better trained and better armed. Said that center is behind south in developing proper protective measures at village level.
Under questioning, expressed personal view that CG and SDC should have been increased rather than Armed Forces. Added current situation in central Viet-Nam requires some modification of that view but it is still valid for southern Viet-Nam. based this on fact that guerrilla war is fought at village level thus requiring local forces who know terrain and people. Also criticized Armed Forces for being overly-developed for modern warfare rather than being able to fight in mud and water, and said greater stress should be placed on Ranger forces.
3. When questioned on Montagnard problem, said this is most difficult problem facing Viet-Nam. He said that Montagnards are excellent as intelligence agents but not good in combat.
4. Stated that in general economy has not gone too badly despite insecurity. Asserted, however, that if Commies continue advance in countryside, cities will be gradually asphyxiated through loss of peasant purchasing power and growing unemployment resulting from influx people into cities. Thus absolutely necessary to hold countryside. Added that Communists have plan to try to seize upcoming rice harvest and province chiefs have been asked for ideas as to how to beat Communists to punch over this crop.
5. After brief account by Vice President of tactics and techniques followed by Communists in reaching present stage of guerrilla development, Taylor asked what should be done. Vice Pres in carefully phrased reply stated that US should "intervene" quickly and intelligently. He eluded questions directed at producing specific recommendations, but did state that US has already given lots of arms and other aid and more will be coming, and what we must insist upon is that this aid be used efficiently. Pointing to Taylor's initial questions about intelligence organizations, he asserted with smile that Taylor already knew what was wrong in Viet-Nam.
Vice President added that morale of population is not bad and could easily be revived if government worked properly. People are anti-Communist and will fight but they must be convinced that what is being done is intelligently planned and executed.
6. In conclusion I raised flood conditions and Vice President said that urgent assistance already requested by GVN should arrive during first two weeks in November to produce proper impact.
Comment: It was clear that Vice Pres, when pressed for his views, was pointing his finger at Diem's methods of government and administration. He said he was not anti-Diem and expressed his support of President. But this was a plea for US to adopt a firm approach in order to make Diem and his government effective. Though lacking specifics, Vice President's appeal was both moving and disturbing in its stress on importance of time. He said six months from now would be too late.
Vice President made very good impression during talk. He showed detailed knowledge of what is going on in countryside, and had lucid ideas as to how to deal with it. He is close to people and experienced in dealing with them. Obvious, however, that he will not himself stand up to Diem and doubtful that he any longer even tries to make his voice heard by Diem.
Nolting
178. Telegram 516 From the Embassy in Vietnam to the Department of State/1/ Saigon, October 20, 1961. /1/Source: Department of State, Central Files, 120.1551K/10-2061. Secret; Priority. Repeated to CINCPAC for PolAd, Phnom Penh, Bangkok, and Vientiane. No time of transmission is given on the source text; the telegram was received in the Department of State at 2:12 p.m.
Saigon, October 20, 1961.
SUBJECT Minutes of Intelligence Discussion, 20 October 1961
No drafting information is given on the source text, which is attached to a covering memorandum of October 27 from McGarr to Taylor in which McGarr wrote that it was MAAG's memorandum for the record and was "a summarization of the items covered during the discussion." not a verbatim account.
1. General Taylor conducted a conference of intelligence matters concerning South Vietnam in Chief MAAG's office on 20 October, with following persons in attendance.
General Taylor
Mr. Colby
General McGarr
Colonel Bryant
General Timmes
Major Hyler
Dr. Rostow
Major Freestone
Mr. Cottrell
2. Following is summary of discussion during the approximately two hour conference.
General Taylor asked for explanation of intelligence sources. Col. Bryant described how MAAG field advisors receive, translate and forward all ARVN generated intelligence reports from divisions, corps and Field Command to J2 MAAG; J2 MAAG also receives J2 RVNAF intelligence reports, estimates, studies, etc. Copies of all such reports are in turn transmitted to Army Attache and Evaluation Center-Attache consolidates, comments and forwards to USARPAC, PACOM and ACSI; Evaluation Center processes and produces collateral order of battle . . . . Within limited capability MAAG J2 utilizes all information received to produce current staff intelligence which is presented in form of weekly staff briefing of enemy situation and a monthly intelligence summary. General McGarr commented that MAAG not specifically charged with intelligence mission to collect information on ARVN and must be careful in this respect so as not to prejudice basic mission, however, do receive information on Viet Cong and North Vietnam from opposite numbers.
General Taylor inquired into ARVN intelligence system. Col. Bryant explained it is designed to operate same as US Army with flow from bottom to top. However, GVN also has civilian security/intelligence agencies, such as NPSS, SEPES, etc., which report information through the Province Chief and/or directly back to central headquarters in Saigon without in many cases passing the information to ARVN present in the area.
General Taylor inquired as to how the system should work to provide timely intelligence. It was explained that there should be free and continuous exchange of information at all levels between ARVN battalions/regiments in provinces and the provincial administration (which receives information from civil guard, SDC, police, own intelligence net, etc). However, this is not presently done in a considerable number of instances. Mr. Colby commented that province chief has civil guard, NPSS, own net, etc. reporting information to provincial headquarters and which province chief often uses solely in his own security operations, or reports to GVN in Saigon without disseminating to ARVN in the area. It was explained that intelligence for ARVN military operations comes from ARVN combat intelligence efforts plus that which may or may not be obtained from province administration sources.
Mr. Colby explained the seven intelligence agencies (in contrast to US five) and stated are numerous as President believes intelligence is "power" and through such organizations President is able to control, and by not centralizing them under a subordinate he avoids giving that power to someone who might use it against the President. Agencies are the ARVN intelligence, military security service (controlled by President and not ARVN), NPSS (National Police and Security Service), SEPES (Service for Social and Political Studies), Presidential Liaison Service (a private security service), and the recently organized Central Intelligence Organization which was organized at urging of US in order to pull all intelligence information together centrally, as is not now the case, where it can be collated, processed, and disseminated to users. CIO is having hard time in getting off the ground-lack of full Presidential support, and some other intelligence agencies. General McGarr stressed the great need for timely dissemination of all available intelligence to the military for effective conduct of operations.
Capability of MAAG advisors to collect and report enemy information and activity was discussed, and was explained that under present set up advisors are unable to do little other than collect enemy information from ARVN and forward up. This is because enemy activity is so numerous and widespread and advisors are seldom present on the actual scene of action.
General Taylor commented that reports received in Washington build up large red blots on the map which continue to accumulate as no subsequent information received to up-date situation allowing some units to be removed perhaps, and this possibly gives a misleading and scaring picture back in Washington. Mr. Colby commented that very possible the red blots do not build up as fast as the Viet Cong actually are building.
General Taylor, Mr. Colby, and Major Hyler discussed Viet Cong strengths compiled by Evaluation Center based on compilation of collateral order of battle and special intelligence information (information furnished General Taylor in separate report/2/ and not repeated here). General Taylor stated all reports going to Washington should report VC battalion strengths (or estimates), otherwise present false picture to those who think of battalions as 800-1000 man units. Growth of VC military was discussed and explained that available information indicates armed strength in Delta area has not increased greatly, however, a consolidation and regularizing of forces into regular battalions has taken place. The significant increase has been in the 1st and 2nd Corps areas and indications are this has been accomplished largely by infiltration.
/2/Apparently a reference to eight pages of outline notes, dated October 20, entitled "McGarr Briefing for Gen. Taylor." Among the subjects covered in the notes were the terrain and climate in Vietnam, Viet Cong strength, RVNAF casualties and strength, actions which improve the situation in Vietnam, and actions the United States might take. Under this last heading, McGarr said the United States might "employ US combat troops to fight Viet Cong," but they should not "come in at all unless in sufficient strength to tip the balance." The minimum force recommended by McGarr was two full divisions, "suitably reinforced and supported with helicopters, engineers, etc." (Ibid., T-637-71)
The figure of 200,000 Vietnamese being available to Viet Cong, as stated in GVN Aide-Memoire/3/ was discussed. It was explained this figure result of RVNAF J2 study based on information from the provinces as to number of villages controlled, or heavily infiltrated by VC (cy of J2 report/4/ available if desired).
/3/Not further identified.
/4/Not found.
Dr. Rostow queried as to order of battle picture at various echelons of ARVN and provincial administration levels. It was explained that province chief normally presents a neat picture of VC situation, but impossible for US personnel to evaluate accuracy. Also, in ARVN, the lower one goes in the units, the worse the situation becomes-in the past RVNAF J2 and Field Command G2 have been quite conservative from a quantity standpoint compared to subordinate divisions and slower in accepting new VC units and strengths. Dr. Rostow asked about interrogation of prisoners. Was explained that US does not participate in this activity, however, we supposedly receive results of interrogations if anything of value is revealed. Prisoners captured by ARVN are normally interrogated at division level then turned over to provincial authorities for trial, rehabilitation, etc. Mr. Colby commented on lack of cooperation in this and other intelligence matters from the NPSS due to antipathy towards Americans of NPSS Chief, Brig Gen La-presently OSA only receives, above board, a monthly roundup report from NPSS, . . . General McGarr briefly commented on how VC prisoners generally handled in attempt to rehabilitate them. General Taylor stated that POWs should be interrogated to provide evidence of link from NVN in order to make a case for the ICC. Mr. Colby commented that it can be proved that VC went North in 1954-55, trained there and resumed to the South.
General Taylor brought up fact of VC build up in SVN and apparent little increase in Delta area as opposed to Northern 1st and 2nd Corps area. Mr. Colby and others commented that appears Nambo (Delta area) concentrated on organizing a regular force structure from numerous platoon and skeleton-type units with little increase, relatively speaking, in overall military strengths, whereas, Northern area (1st and 2nd Corps) has seen a significant increase in military elements since Fall of 1960. Mr. Colby commented that it is apparent the VC opened up a second front of activity, so to speak, in the Northern Highland and Coastal areas due to considerable GVN success in suppressing activity in the South.
General Taylor brought up subject of casualties both sides. Col Bryant stated we have no confidence in reports received from ARVN on their own casualties, but there are indications that ARVN is becoming more reliable in reporting VC casualties, although still believed to be inflated considerably in specific instances. General Taylor wondered about the large VC casualty statistics commenting it might indicate low quality of recruits. Mr. Colby pointed out that casualties also include any innocent local people who may not have actually been connected with VC, or were at least passive concluding that a dead Vietnamese is always considered a VC by ARVN if killed in area of action. Dr. Rostow queried if study of casualties versus incident rate had been made-answer was no due to unreliability of statistics which would be used (MAAG judges that all statistics are only relative and do not show the complete picture. For example, a considerable amount of VC activity in areas heavily infiltrated or dominated by VC is never reported as there are no friendly sources to report.)
Types of VC (recruited in South, infiltrated, etc) discussed. General consensus that some 70 percent are recruited and trained in the South, approximately 25 percent are regrouped Southerners sent to North after war end (or later), trained, and infiltrated back to South, with some 5 percent probably originating from the North and sent here as political and military cadre.
General Taylor asked if US has capability to interrogate VC prisoners-answer was no due to language barrier, and must use Vietnamese Nationals. This is probably exploitable field as VC prisoners have not been systematically interrogated in past.
General Taylor asked for fundamental facts as to intelligence production by US in country, appears no one charged with nor staffed to do this, all agencies are collectors and reporters. Major Hyler described Evaluation Center operation and fact that MAAG, ARMA, OSA, etc, funnelled information into the Center. General Taylor asked for mission of EC and this furnished by Major Hyler, and which General Taylor read./5/ It was explained that General McGarr got the Center going to assist in supplying hard targets to ARVN based on special intelligence and concealed as to source of information by use of collateral. The Center reports through SSO to ACSI and Task Force. Product of Center collateral order of battle effort made available to in-country and all US agencies. General Taylor posed question as to what should be done to provide efficient in-country intelligence apparatus for collection, processing, and dissemination of accurate, timely intelligence. Giving MAAG intelligence production capability, bringing in a team from USARPAC, straightening out GVN intelligence processes, were discussed. Mr. Colby stated that OSA has started on GVN but President does not want his intelligence funnelled through one person or agency. MAAG has and is exerting similar efforts in the military field to get MSS (counterintel effort) under the army where it belongs, organize an FOI capability, and train intelligence specialists. General McGarr stated that if US units came in we would want to control intelligence or at least have a strong hand in the effort. General Taylor asked for best way to set up a US intelligence production effort or agency. Col. Bryant expressed belief that Evaluation Center should be expanded. Dr. Rostow commented that first we need personnel to work on the raw material, and that G2 or intelligence activities must work closely with G3 or combat operations. It was also generally agreed that US intelligence effort, however organized, should include an organization to work hand in glove with ARVN intelligence producers to assure the effort is properly conducted, we receive all available information, and to gain benefit of being able to exchange ideas and rapidly clear up questions of doubt concerning translations, etc.
/5/Not further identified.
The discussion turned to plans for sealing the border in which General McGarr explained current ARVN plans of consolidating numerous isolated small posts into several large defendable border bases from which ARVN would conduct interlocking patrols, etc. General McGarr mentioned present capability of VC to infiltrate at will through many border points where there are no friendly units. General Taylor asked if important VC groups had been discovered or ambushed coming in from Laos. Mr. Colby stated yes and described several instances, all of which are included in GVN Aide-Memoire with supporting documentary evidence. Dr. Rostow posed question that if US should consider bringing infiltration question up in UN where should UN observers be stationed to detect infiltration. General consensus was that border is like a sieve and a half-dozen or so locations could not effectively detect infiltration along the numerous jungle trails. General Taylor finished reading EC mission, and stated that the US wants to and must know how the war is going from all aspects, and that although EC mission is important, it does not go far enough.
The conference was concluded with General Taylor stating it had been most profitable. However, problem remains as how to institute effective intelligence system for both GVN in countering the VC threat and US in order to be knowledgeable on the overall situation-both GVN and Viet Cong.
179. Memorandum for the Record/1/ Saigon, October 20, 1961. /1/Source: National Defense University, Taylor Papers, T-015-69. Top Secret.
[Continue with the next documents]
Saigon, October 20, 1961, midnight.
520. We are struck by opportunity afforded by severe flood in Delta to undertake with GVN fast public demonstration of unity of purpose and action. We intend to conduct right away further survey of flooded regions related to following possibilities:
A. Restoration of four provinces to permanent GVN control, based on improved physical and social conditions and improved security arrangements.
B. Feasibility of using flood relief operation as means of introducing into SVN US military units for humanitarian purposes, which might be kept if necessary.
C. Demonstration of US concern and action on behalf of ally in non-military field by using military equipment and personnel (engineer battalions, boats, equipment, etc.) with important ICC and world opinion angle.
D. Publicity at time when much press attention focused this area.
E. Joint planning and operation with GVN which may point way to similar closer cooperation in other spheres.
Will submit further recommendations after survey. Purpose this message to give idea our preliminary thinking, in view shortness of time available for follow-through (approx two weeks) in event survey validates idea.
Nolting
180. Telegram 520 From the Embassy in Vietnam to the Department of State/1/ Saigon, October 20, 1961, midnight. /1/Source: Department of State, Central Files, 851K.49/10-2061. Secret. Also sent to CINCPAC for action and repeated to Phnom Penh.
Washington, October 20, 1961.
Dear Fritz: In view of the recent rumors about changes at the Palace . . . I thought it might be useful to bring up to date the memo entitled "Suggested Contingency Plan" which John Steeves sent to Durby under cover of his letter of April 13, 1961./2/
/2/Neither Steeves' letter nor the memorandum has been found.
The present memorandum is intended to replace the earlier one so that you will only have one file for easy (and possibly urgent) reference. Naturally the suggestions which follow are subject to your comment which we would very much value.
I would like to take this opportunity to tell you how pleased we are by the sensible, steady and conscientious embassy which you are carrying on in Saigon under the most difficult circumstances. I think the quality of steadiness is particularly important in our relations with the Vietnamese at this time.
Please convey my greetings to your staff and their families. I am very proud of them all. If there are any personal or professional problems on which we can be of assistance please be sure to let us know.
Very sincerely,
Walter
PS-Some of the statements in the enclosed memorandum will be obvious to you, but will provide clarification to high level persons in Washington who may wish to read it.
181. Letter From the Assistant Secretary of State for Far Eastern Affairs (McConaughy) to the Ambassador in Vietnam (Nolting)/1/ Washington, October 20, 1961. /1/Source: Washington National Records center, RG 84, Saigon Embassy Files ERC 68 A 5159, New Command Arrangements 1962. Top Secret; Official-Informal. A handwritten note in the top margin reads: "Rec'd 11/2/61."
[Enclosure]
Memorandum Prepared in the Department of State/3/
Washington, October 20, 1961.
/3/Top Secret; Limit Distribution. No drafting or clearance information is given on the source text.
SUGGESTED CONTINGENCY PLAN
The knowledge of the existence of this memorandum is to be restricted to the smallest possible number of persons. It is not an Instruction. It is designed for reference by the Chief of Mission, but is not binding on him.
It is suggested that it be kept available and that it be reviewed with the Department whenever considered necessary by the Chief of Mission either through official informal correspondence with the Assistant Secretary for Far Eastern Affairs or by telegram if necessary.
The United States continues to give President Diem full support by every appropriate means. For so long as Diem exercises effective control over the GVN, the US should take no action, overt or covert, which would give any encouragement to his opponents. During a possible coup the American Embassy should continue to support Diem fully until a decision is reached by the Chief of Mission that the time for change has arrived./4/
/4/Several marginal notes, apparently in Mendenhall's hand, are on the source text. Alongside this sentence is written a question mark.
If in the best. judgment of the Chief of Mission the situation arises where Diem has lost effective control, the United States should be prepared to quickly support the non-Communist person or group who then appears most capable of establishing effective control over the GVN. The nature of US support in such a situation should be strong enough to achieve rapid results but not so blatant as to make such a person or group appear as a US puppet. This will require the most careful handling.
While the final choice should not be frozen in advance, since it is impossible to foresee a situation which may arise, it is believed it would be wise if the Embassy prepared and kept current through regular consultation with the Department a list of persons and groups who might be acceptable. This might save priceless time in the event of a crisis and reduce the chances of mistakes or vacillation. Preliminary views follow:
1. The choice should be limited to persons in Viet-Nam on the grounds that they would be the only ones who would have any chance of rallying support in the face of the probability that the Communists would move fast./5/
/5/Alongside this sentence is written "Buu Hoi?"
2. The first priority should go to civilians within the Government with emphasis on US backing for a constitutional solution. Before abandoning Diem every effort should be made to consider how he might be reestablished even if he appeared temporarily to have lost control./6/
/6/Alongside this paragraph are written two question marks.
3. If the Chief of Mission should decide that Diem had lost control, the first decision would be whether to support Vice President Tho as the constitutional successor. A recent Embassy telegram (Embtel 516 dated October 20/7/) describes him as lucid, having detailed knowledge and as being close to the people. It would be necessary to persuade Tho and persuade the military to support him. This might be achieved through General Duong van Minh who is an old friend of Tho's (they were cellmates in a French jail about 1946) and who is well thought of in the army. It would be important to hold off the President's family. It might be well for Nhu to take a trip.
/7/Document 178.
4. Failing Tho, a second choice might be Nguyen dinh Thuan who is increasingly widely known as a result of the extensive representation which he does for Diem and who has preserved good relations with the Vietnamese military dating back to his days as a civilian official in the Vietnamese Department of Defense./8/ Both Thuan and Tho are capable men, experienced in the Vietnamese Government and friendly to Americans. Although Thuan is not in the constitutional line of succession, this would probably not be a major problem in the present crisis situation.
/8/Written in the margin next to this sentence are the following comments: "without political support & has made too many enemies."
5. Constitutionally, if Tho did not take office, President of the National Assembly Truong vinh Le would be next in line (Article 34) and would, according to the Constitution, preside for two months pending elections. He is dedicated, but has little public appeal and does not seem capable of firm imaginative leadership. At best he would be a temporary figurehead needing strong military support and a competent cabinet.
6. Other possible civilian candidates within the Government might be Bui van Long, Secretary of the Interior, Vo van Hai, the President's Chief of Cabinet or Tran van Dinh if he were in Viet Nam (he is now at the Vietnamese Embassy in Washington).
7. Another possibility which might be preferable paragraphs 5 and 6 would be a military caretaker government under General Duang van Minh./9/
/9/Written in the margin alongside this sentence are the following comments: "Or under Kim. Might also be preferable to any of foregoing choices."
8. The strength of the Communist challenge in Viet Nam would appear to rule out a Government of anti-Communist oppositionists. These men are disunited, inexperienced and do not have a wide following. It would seem almost impossible for them to organize an effective Government before the Communists took over.
Giving U.S. support to men now in the Vietnamese Government would reduce the risks of a dangerous interregnum and would probably be acceptable to most influential Vietnamese who do not appear to object so much to their present Government as to Diem's alleged inability to lead it effectively./10/
/10/Written in the margin alongside this sentence are the following comments: "Why not consider possibilities of Tran qui Buu, or Lt. Col. Thao, or perhaps even Maitre Dzu?"
9. It would also seem best to rule out any possibility of a Government under Diem's unpopular brothers, even if Luyen were front man. However, it might be wise to suggest that Brother Ngo dinh Can be left temporarily in control of his satrapy at Hue.
10. Meanwhile we face the very difficult problem of Diem's leadership. Most of those close to him do not now appear to think he is sufficiently effective. Diem seems unwilling to listen to advice on this subject. The U.S. is committed to support the Government of Viet-Nam of which Diem is President. It should be assumed that any U.S. initiative to remove Diem would become known and would be resisted ferociously by Diem and his family. But if it is clear that he can no longer obtain the effective collaboration of the members of his own government, we shall have to consider what we should and can do. We presume you will have discussed this with General Taylor and that he will have your views. We will discuss this with him when he returns. In the meanwhile, in view of the reported decrease in support which Diem seems to be receiving even from his closest advisers, we would appreciate your thoughts in this regard by cable.
The best U.S. approach would thus appear to be to support Diem so long as the Chief of Mission believes his control is effective and to use our influence with him to make it more effective. In this connection the Embassy might propose a draft of a letter from President Kennedy to President Diem based on General Taylor's recommendations. Such a draft could state that in the interest of the defense of Viet-Nam and of our heavy commitment there the U.S. considers it essential for President Diem to create an effective Internal Security Council with real executive responsibilities headed by a person of stature who would be loyal to Diem and respected by his colleagues. All government business would have to pass through the Internal Security Council. We should also request him to confirm to us the name of his successor. Other recommendations could include a real unification of intelligence functions. To obtain Diem's real concurrence it would have to be made clear that these moves were essential parts of the Counterinsurgency Plan which Diem agreed to carry out. It would also have to be implied quite understandably that if he did not, we would have to reconsider our policy towards Viet-Nam. Such a letter would require a prior decision that we would be prepared if necessary to run the risk of suddenly withdrawing our support from Diem and of almost simultaneously throwing our weight behind the most likely replacement. Such a move would require preparation, secrecy, surprise, and toughness.
181. Letter From the Assistant Secretary of State for Far Eastern Affairs (McConaughy) to the Ambassador in Vietnam (Nolting)/1/ Washington, October 20, 1961. /1/Source: Washington National Records center, RG 84, Saigon Embassy Files ERC 68 A 5159, New Command Arrangements 1962. Top Secret; Official-Informal. A handwritten note in the top margin reads: "Rec'd 11/2/61."
On October 21, 1961, Maxwell Taylor and some members of his mission, accompanied by representatives of the Military Assistance Advisory Group, Embassy staff, and Vietnamese officials, left Saigon for a 2-day tour of the countryside. In his memoirs, Taylor wrote that one of the days was spent in the north near the demilitarized zone and the other flying over the Mekong Delta. (Taylor, Swords and Plowshares, page 239) Although there are passing references to this trip in other documents in this chapter, no other documentation on the trip has been found. 183. Editorial Note
b. Lo sợ Mỹ thay đổi chính sách:
Từ sau cuộc đảo chính hụt 11/11/1960, anh em Diệm-Nhu-Thục luôn luôn lo sợ Mỹ thay đổi chính sách.
Trong hai năm 1960-1961, Ðại sứ Lalouette ít nhất hai lần dò hỏi Ðại sứ Durbrow về việc liệu chính phủ Mỹ có thay đổi chính sách với miền Nam, hoặc gia đình họ Ngô hay chăng.
Tình hình chính trị và quân sự tại Lào và diễn biến cuộc thương thuyết Hiệp ước Geneva 1962, bảo đảm nền trung lập của chính phủ liên hiệp Lào, cũng khiến Diệm và Nhu lo sợ Mỹ bỏ rơi miền Nam. Ngày 19/10/1961, khi gặp Lansdale, Nhu không dấu sự lo sợ rằng diễn biến ở Lào được coi như sự bỏ rơi chính sách chống Cộng, và giải kết Liên phòng Ðông Nam Á.
Saigon, October 21, 1961.
SUBJECT Talk with Nhu, 19 October
Ngo Dinh Nhu invited me to visit him the morning of 19 October. I did so, . . . . met Nhu in his office in Freedom Palace.
The substance of Nhu's remarks were:
The events in Laos have given a psychological shock to anti-Communists in Asia. The governments of Thailand, Vietnam, Formosa, Korea, and the Philippines have expressed disapproval of events in Laos, on a government level. This may give the impression that it is only the governments which are concerned, and not public opinion. Just the opposite is true. The Asian man-in-the-street is profoundly affected.
For example, in South Vietnam the Communist guerrillas now present themselves in the villages as having just come from the successful Communist forces in Laos. This is not true, of course, but it is very effective psy war on the Vietnamese villagers.
The shock of Laos does not seem to be understood in the West. The West apparently looks upon this as governmental actions to blow up the Laos situation for their own ends. However, to the citizens in Asian countries, the events in Laos mean the end of SEATO and that the U.S. is now ready to abandon all anti-Communists. Therefore, the Asians are becoming demoralized.
The biggest weak point of the U.S. is the lack of psychological action on the world. There seems to be no unity of theme or action. The important thing is to make the people know what the U.S. wants. For example, during a visit to Morocco this summer, I noted an almost complete absence of U.S. propaganda. The journalists in Rabat asked about the meeting of the neutralists in Belgrade. After giving them some frank opinions on the neutralists, the journalists commented: "You have shown us the other side of the moon."
The Free World, including the Government of Vietnam, is working against Communism in an administrative fashion. This way of working doesn't create a movement of opinion. Without a movement of opinion, there can be no quick action. The Government of Vietnam is incapable of creating a great movement, even though it is doing many things.
Western propaganda against Communism doesn't exist. Western journalism often attacks the West and puts the West in the wrong. That's why people here were awaiting General Taylor's visit, to create a psychological shock both in South Vietnam and in North Vietnam. The visit is very important from the psychological standpoint.
Public opinion in Vietnam has it that General Taylor's mission has the power of decision, which I realize is not true. That's why I think there should be something in the communiqué about a decision. Perhaps the statement could be in the form of saying: "Something needs doing in Vietnam, but I am not saying just what right now. I am going back to Washington, where the decision will be made." (Comment: It was suggested that Nhu might touch on this topic when he talks with Dr. Rostow, which he intends to do./2//2/No record of a conversation between Nhu and Rostow was found. Nhu agreed.)
The Communists make use of human capital to wage their subversive war. They can do all sorts of things with this human capital, such as terrorism and blackmail. After the Geneva Agreement in 1954, the Communists regrouped people for later efforts. 60,000 were readied for Cochin China, 40,000 for Central Vietnam and the High Plateau, and 35,000 for Cambodia. 10,000 of the people for Cambodia were Cambodians taken to the North from Cambodia itself.
The key point in Communist doctrine is the belief in eventual victory. It is essential. You don't find this in the Free World. Everybody seems paralyzed by the prospect of Communist victory. Therefore, we have the serious problem of stopping this decomposition. Since 1945, the Free World has been thinking that it can defeat the Communists by strategic solutions. We want to fight the Communists by victory. This is exactly as though we were to say, "In order to win the war, you need victory." People think this is easy and this is the Western point of view.
In the Western world, we have the human capital of freedom. This is something that everybody has. So, this is not only the capital, but it also can be the motive for action. So, the equation is made: "To win the war, you must have liberty."
In countries not yet free, if you apply this equation to them, you are going to be beaten: "To be a developed country, don't be underdeveloped. You must not let yourself be attacked by the Communists. If you are attacked, you are guilty." It is felt that liberty exists without economics. Socialism has attacked capitalism on this very point.
Normally, when a house starts burning down, people help and call the firemen. Now this has changed. If your house burns down, you are somehow guilty. Those who come to aid you are somehow guilty, too. That's the history of Laos, and of other Asian countries. The Laotians feel they are guilty. Why did they provoke the Communists by wanting to be independent? Because they wanted to choose their own friends in the West freely, they were attacked by the Communists.
Now the Laotians who sought liberty are being called corrupt. Phoumi and Boun Oum are labelled "reactionaries". Souvanna Phouma and Kong Le are labelled "pure". Nobody says that Souvanna Phouma holds lots of economic resources, that the bank and the airline are his. Not a single reporter in the Free World seems to want to talk about that. Nobody points out that Kong Le has several wives and a Chinese concubine. At the same time, Western reporters say that Diem, Phoumi, and so on, are corrupt. Why? Because they were attacked by the Communists. So, in some way, they are guilty and all that is needed is to look for the details of guilt.
Until now, Cambodia has been fine. However, Cambodia wouldn't be looked upon so favorably if it were realized that it can be taken over by the Communists in 48 hours. Actually, Cambodia is not strong, is not to be counted upon.
Apparently, the U.S. Embassy in Phnom Penh reported to Washington a few months ago that there were no Communist concentrations in Laos, that any reports to this effect were Vietnamese inventions aimed at getting increased U.S. aid for South Vietnam. 3 Word of this report seeped from the French military experts in Cambodia who claimed to have collaborated in the American report. This is the kind of false information which doesn't inform Washington properly.
In hearing of this report, the Vietnamese then asked Washington for aerial reconnaissance of the Cambodian frontier./3/ This request was mainly in order to be certain that Washington had the correct information. The Cambodian frontier is truly fantastic as far as Communist military camps go. The Vietnamese have little capability for professional aerial reconnaissance. The Americans can do it so much better themselves.
/3/Not further identified.
In order to believe a report that there are no Communists in Cambodia, you would have to believe that the Communists have given up guerrilla warfare. Everybody knows that one of the cardinal principles of guerrilla warfare is to have bases on a border. Essentially, if the Communists gave up this principle, they would have to give up Communism. Communism which doesn't expand isn't Communism.
The Communists in South Vietnam are waging war in a brutal fashion. They rely heavily on terror. They are applying military doctrine, not Mao Tse Tung's doctrine.
The present Communist doctrine in South Vietnam appears to be: the sum of tactical victories establishes a favorable strategic situation. The tactical actions are not political, but lead towards the hope of victory. This puts the population off balance, without time enough to organize itself for defense.
There is much lack of unity in Communist forces in South Vietnam. Some of the Communist cadre are not in agreement with Hanoi's policy of terror. But, they can't get out of it. They are too enmeshed in the gears of Communism. Mostly, these are the people who were in the 1945-1954 war. During that war, they were favored by the population, which loved them. Now, due to the terror campaign, they are feared and hated. Many of the prisoners, and the Communists who defect, have told this.
We Vietnamese are not applying the same doctrine of the sum of tactical victories. We are looking for decisive battles. This is a real mistake. We must increase the number of ambushes of the Viet Cong, the tactical victories.
At a recent meeting in Ban Me Thuot, with local civilian and military officials, we went over details of the local problem. Frankly, they were not really waging war against the Communists there, either in civic or military action. The main reason was the old one of a lack in Asians of using systematic procedures. The Communists apply a Germanic system, in a very methodical manner. Communism is a Western movement, applying method and a thorough followthrough which really is quite foreign to Asians.
The Vietnamese is intelligent, but lacks the methodical spirit. Each takes action, but not systematically. If things don't work, they feel the reason must be elsewhere. In the two recent reverses in the High Plateau, garrisons were swept away and the troops coming to their relief were ambushed. The local officials admitted that they had previous information of possible attack, but that the commanders and troops involved were not vigilant enough. How does it happen then that nobody has learned the lesson? It is because orders were poorly given. (Comment: Nhu then explained the new orders that were to be given. Troops going to the relief of an attacked garrison are to have the primary mission of liquidating the Viet Cong ambush on the line of march. Otherwise, the commander will just rush his troops to the beleagured garrison in single file, be ambushed, and never get there. Thus, the new orders will be: don't say go to the rescue, but give the mission as annihilate the ambush. By provoking ambushes, you can retain the initiative. This can be called "drawing the tiger out of the forest".)
The military always say, "we don't have intelligence", to excuse inaction. But, with the present system, there is exploitable information. Admittedly, there is a need for more organization. (Comment: Here I interposed a question about the Central Intelligence Organization. I said that the Americans wanted the Vietnamese to win, that we had really counted on Nhu himself to act strongly on getting this CIO started dynamically and meaningfully. From various reports, this seemed to be going slowly.)
People put the problem the wrong way. The Intelligence cadres on the higher levels have not been trained. The Americans have been helping, but they trained the lower-level cadres, in large numbers. Not the chiefs, though. In the old days, the French directed everything from the top. Now, the Americans have promised to train the chiefs. But, the chiefs have not been trained, and without trained chiefs, there is nobody to direct the effort.
This is an example of accusing an underdeveloped country of being underdeveloped. I am accused of many things. Probably the accusations are correct, because I have to substitute for ministers in a lot of matters. The communists say that I take care of everything, probably so that I'll be paralyzed by the fear of being criticized. But, then, people say that I am responsible for the bad things, never the good things. I'm afraid that I've let myself become paralyzed by the fear of criticism.
(Comment: The meeting was breaking up. I reassured him firmly that we wanted Vietnam to win and that we were counting on his personal help strongly.)
Edward G. Lansdale/4/
/4/Printed from a copy that bears this typed signature.
182. Memorandum From the Secretary of Defense's Deputy Assistant for Special Operations (Lansdale) to the President's Military Representative (Taylor)/1/ Saigon, October 21, 1961. /1/Source: Washington National Records Center, RG 84, Saigon Embassy Files: FRC 66 A 878, Vietnam-Taylor. Secret. Copies were sent to Nolting and Rostow. The source text is apparently Nolting's copy.
Ngày 10/7/1962, đích thân Kennedy phải viết thư trấn an Diệm là không thay đổi chính sách từ ngày nhiệm chức, và sẽ tiếp tục giúp VN tự bảo vệ và chiến thắng CS. Riêng tại Lào, nếu không trung lập, sẽ là chiến tranh. Trong buổi họp thượng đỉnh với Khrushchev tại Vienna ngày 3-4/6/1961, điều duy nhất Khrushchev chịu hứa với Kennedy là chỉ bảo đảm duy trì độc lập và trung lập của Lào. Bởi thế Kennedy yêu cầu Diệm đồng ý ký hiệp ước Geneva về Lào (23/7/1962). Sau nhiều giờ thuyết phục Diệm, phải tới lúc từ Dinh Gia Long trở lại Tòa Ðại sứ, Nolting mới được thông báo là Diệm đồng ý. (48)
Có lẽ vì mối lo ngại canh cánh bên lòng này, ngày 21/7, Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu còn nêu lên vấn đề liệu Nga Sô có kiềm chế Trung Cộng hay CSVN tại Lào. Và, khi TNS Mansfield hoàn tất bản báo cáo vào cuối năm 1962, phản ứng của họ Ngô giận dữ khác thường–khởi đầu một chuỗi những dữ kiện được biết như “cơn điên cuồng [hay mê sảng] của một gia đình cai trị chưa từng thấy từ thời các Ngs hoàng.”
Ngoài ra, cần đề cập đến không khí hòa hoãn đặc biệt giữa Mỹ và Nga vào cuối năm 1962, đầu 1963. Tháng 12/1962, Nikita S. Khrushchev đề nghị hai siêu cường nên hạn chế cuộc chạy đua vũ trang nguyên tử. Ngày 10/6/1963, Kennedy đáp ứng bằng bài diễn văn tại Ðại học American ở Kentucky, kêu gọi tiến về một nền hòa bình thế giới. Khrushchev hết lời ca ngợi, và sau đó, đại diện Mỹ, Bri-tên cùng Nga bắt đầu thương thuyết về hạn chế thí nghiệm bom nguyên tử. Ngày 5/8/1963, Hiệp ước cấm thí nghiệm nguyên tử trên không gian, trong khí quyển và dưới đáy biển [The Treaty Banning Nuclear Weapons Tests in the Atmosphere, in Outer Sapce and Under the Water] tại Mat-scơ-va (14 UST 1313) càng khiến Diệm-Nhu lo sợ hơn về sự thay đổi chính sách chống Cộng của Mỹ tại Nam Việt Nam. Trong buổi nói chuyện với 15 Tướng tại Bộ Tổng Tham Mưu ngày 30/8/1963, Nhu tuyên bố mật vụ Mỹ đang gia tăng nỗ lực lật đổ chính phủ Diệm từ sau ngày ký hiệp ước cấm thử bom nguyên tử. ( 49)
Việc thay thế Ðại sứ Nolting bằng Lodge vào giữa năm 1963 càng tăng thêm nỗi hãi sợ bị bỏ rơi của họ Ngô. Nhu dùng tiếng “Toàn quyền” để gọi Lodge, trong khi Diệm hờn oán sai Thuần cho Truheart biết Diệm rất bất mãn việc thay đại sứ Mỹ ở Sài Gòn. và nghi rằng Mỹ đang thay đổi chính sách, bắt Diệm phải làm theo Mỹ hay sẽ bị loại bỏ [Diem thought a new American policy was involved and an effort to force him to do our bidding or to unseat him]. Diệm cũng tuyên bố dẫu có gửi 10 Lodge tới Sài Gòn, vẫn phải huấn luyện pháo binh bắn vào Dinh Gia Long [“they can send ten Lodges, but I will not permit myself or my country to be humiliated, not if they train their artillery on this Palace”]. (50) (Ngày 1/11/1963, Thiếu úy Hoàng Nguyên của Pháo binh Sư đoàn 5 là sĩ quan tiền sát điều chỉnh tác xạ vào Thành Cộng Hòa và một số mục tiêu khác)
Phía sau hậu trường chính trị, Nhu tìm cách giảng hòa với Pháp, hy vọng dùng Pháp để giảm bớt áp lực Mỹ. (Kế hoạch này đã khởi xướng từ năm 1961). Có lúc Nhu còn xa gần nhắc đến Trung Cộng. Và, đáng sợ hơn nữa, nuôi ý định ve vãn Cộng Sản.
c. Lo sợ Mỹ bỏ rơi họ Ngô:
Mối lo ngại này chẳng phải vô bằng chứng. Từ sau cuộc Trưng cầu truất phế Bảo Ðại ngày 23/10/1955, các viên chức Mỹ và dư luận thế giới đối diện một sự thực khó thể chối cãi là chế độ Diệm độc tài, gia đình trị, và giáo phiệt. Ngay những người thân cận cũ trong nhóm Bạn Mỹ của Việt Nam không dấu sự hoài nghi khả năng của anh em Diệm.
Ngày 24/1/1962, Giáo sư Wesley R. Fishel của Ðại học Tiểu bang Michigan [MSU] tiết lộ rằng chế độ Diệm đã xa rời quần chúng, chống đối ngày một nhiều. Lần đầu tiên sau bảy năm rưỡi thân thiết với họ Ngô, Fishel cảm thấy bi quan về hiện tình VNCH. Trong hai năm rưỡi qua, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và tâm lý đã ung hoại sâu xa. Về kinh tế, những tiến bộ ít năm trước bắt đầu xoay chiều, phần vì lũ lụt, phần vì VC gia tăng hoạt động. Năm nay [1962], VNCH không xuất cảng được gạo. Trong khi đó, Ðảng Cần Lao của Nhu xen vào các hoạt động kinh tế, tạo nên những hậu quả tai hại. Về quân sự, sự gia tăng lính Mỹ cùng trực thăng khiến tình hình khả quan hơn, nhưng chẳng hiểu ưu thế ấy giữ được bao lâu. VC và Trung Cộng chắc chắn sẽ có phản ứng. Những chuyến thăm vùng Cao nguyên và đồng bằng Cửu Long khiến Fishel lo ngại rằng VC sẽ khởi sự tấn công trong vòng ít tuần nữa. Về chính trị và tâm lý, tình hình VNCH đang ở mức thấp nhất. Hy vọng và sự hứng khởi của những năm 1955-1956 đã lịm tắt. Một cảm giác hận thù phảng phất trong không gian. Trong vòng 4 tuần lễ viếng thăm Việt Nam, Fishel đã nói chuyện với 118 người quen cũ, không ai thuộc thành phần đối lập, và ít nữa hai phần ba còn theo Diệm năm 1959, tất cả đều bày tỏ mối sợ hãi chung là Cộng Sản đang chiến thắng (Viet Cong are coming). Diệm ngày càng bị trói buộc bởi “những vùng ảnh hưởng ác quỉ” (evil influences) chung quanh. Chưa ai buộc tội Diệm làm sai, nhưng Diệm không chịu sửa đổi những lỗi lầm của người chung quanh. Vài ba người can đảm còn ở quanh Diệm không dám nói thẳng với Diệm những điều “chói tai” vì có thể Diệm sẽ cách chức họ, và các “ảnh hưởng ác quỉ” sẽ thay họ bằng tay chân chúng. Ai là những ảnh hưởng ác quỉ này? Theo Fishel, Nhu và vợ [Lệ Xuân] luôn luôn đứng đầu bảng. Lý thuyết của Nhu đã thất bại, nhưng cả Diệm lẫn Nhu chưa chịu nhìn nhận. Lệ Xuân–thông minh, sinh động, dơ dáy và tàn bạo theo kiểu Borgia [as brillant, vivacious, bitchy, and brutal in her Borgia-like fashion as ever]–làm các giai tầng xã hội xa cách chế độ của người anh chồng ở lúc mà Diệm cần sự yểm trợ của họ. Lệ Xuân đã bảo trợ việc biểu quyết một đạo luật “trong sạch hóa xã hội;” cấm khiêu vũ, thuốc ngừa thai, và kiểm soát việc ăn mặc, tỏ tình nơi công cộng, v.. v... Sự áp dụng mù lòa giáo điều Ki-tô này sẽ khiến chia rẽ các tín đồ Ki-tô và những người Lương, tạo nên sự căng thẳng mà trước đó ít khi xảy ra. Ngoài ra, còn có nhân vật tham vọng Nguyễn Ðình Thuần, người cũng bị ghét như vợ chồng Nhu. Viện trợ Mỹ, theo Fishel, chỉ giúp những ngón tay và ngón chân của VNCH cử động; nhưng thân mình vẫn bất động. Nếu không có một cú kích xúc tâm lý quan trọng trong vài tháng tới, không còn cách nào cứu vãn miền Nam. Theo Fishel, cần phải loại bỏ vợ chồng Nhu mới hy vọng tạo nên được cú kích xúc tâm lý khả dĩ. (51)
Thượng Nghị sĩ Mike Mansfield, lãnh tụ khối đa số, người đỡ đầu của chế độ Diệm và từng ba lần cứu nguy cho Diệm trong hai năm 1954-1955, cũng bắt đầu đổi ý. Cuối năm 1962, sau một chuyến thăm Việt Nam, Mansfield kết luận là Mỹ phải duyệt xét lại chính sách, vì sau khi đã trút vào miền Nam nhiều tỉ [hơn hai tỉ] Mỹ kim, tình hình an ninh đã trở lại với giai đoạn Diệm mới lên cầm quyền.
Nguyên văn: “Indeed, it was distressing on this visit to hear the situation described in much the same terms as on my last visit although it is seven years and billions of dollars later. Vietnam, outside the cities, is still insecure place which is run at least at night largely by the Vietcong. The government in Saigon is still seeking acceptance by the ordinary people in large areas of the countryside. Out of fear or indiferrence or hostility the peasants still withhold acquiescence, let alone approval of that government. In short, it would be well to face the fact that we are once again at the beginning of the beginning. . . . The real question which confronts us, therefore, is how much are we ourselves prepared to put into Southeast Asia and for how long in order to serve such interests as we may have in that region? Before we can answer this question, we must reassess our interests, using the words “vital” or “essential” with the greatest realism and restraint in the reassessment. When that has been done, we will be in a better position to estimate what we must, in fact, expend in the way of scarce resources, energy and lives in order to preserve those interests. We may well discover that it is in our interests to do less rather than more than we are now doing. If this is the case, we will do well to concentrate on a vigorous diplomacy which would be designed to lighten our commitments without bringing about sudden and catastrophic upheveals in Southeast Asia.” (52)
Một số viên chức trẻ tung tin họ Ngô phải ra đi [The Ngos must go]. Ðại sứ Durbrow đề nghị “thay ngựa” một cách hợp pháp qua cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 4/1961. Ngày 22/10/1961, Joseph A. Mendenhall, Cố vấn chính trị Sài Gòn, đặt câu hỏi: “Sự vững chắc của chính phủ Diệm ra sao?” (“How stable is the Diem government?”) rồi tự trả lời: “Chính phủ này ít vững chắc hơn so với sáu hay ba tháng trước, và ít vững chắc ngay cả với tuần trước.” (“It is less stable then it was six or three months ago or even than it was a week ago;”) Những cuộc thất trận trong hai tháng 9-10/1961 và cái chết của Ðại tá [Hoàng Thụy] Nam “tạo nên tình trạng gần như hoảng hốt ở Sài Gòn” (“have produced an atmosphere bordering on panic in Saigon). Theo Mendenhall, chỉ có hai cách để thay đổi là cuộc cách mạng tại Dinh Ðộc Lập hay một cuộc đảo chính bằng quân sự. Việt Cộng không đủ sức mạnh lật đổ Diệm trong tương lai gần. (53)
Từ năm 1962, các viên chức Mỹ lại bắt đầu nghiên cứu một giải-pháp-khác-Diệm. Ngày 16/8/1962, trong phiếu trình về tình hình Việt Nam, Mendenhall ghi nhận: Lực lượng Việt Cộng (VC) đã tăng từ 2,000 vào cuối năm 1959 lên 20,000 trong năm 1962. Chính phủ chỉ còn kiểm soát được thành phố và các tỉnh, quận lị. Tình trạng an ninh ngày một tồi tệ hơn. Tổng thống Diệm và sự yếu kém của ông ta là nguyên nhân chính của tình trạng thoái hóa. Hai nhược điểm của chính phủ Diệm là: (1) Chính quyền tổ chức không hữu hiệu, hậu quả của việc Diệm không có những quyết định dứt khoát, không chịu chia xẻ bớt trách nhiệm, không có hệ thống chỉ huy, không nhìn nhận lỗi lầm và thiếu tin tưởng; và (2) thiếu khả năng lôi kéo quần chúng vì Diệm không có những đặc tính của một nhà chính trị. Ðể chiến thắng VC, cần một chính quyền hữu hiệu hoặc phải được dân chúng mến mộ, nhưng Diệm thiếu cả hai. Ấp Chiến lược không đạt được những kết quả mong muốn. Dân chúng không được bảo vệ kịp thời và đúng mức; chính sách Ấp chiến lược khiến mất lòng dân hơn lôi kéo họ về phía chính quyền. Chính phủ cũng chẳng quan tâm gì đến các khía cạnh xã hội và kinh tế trong các Ấp Chiến lược. Chẳng có cơ hội nào khiến Diệm và Nhu thay đổi. Diệm đã già (65 tuổi) và không bỏ được lề lối quan lại. Diệm và Nhu đều nghĩ rằng họ biết người Việt hơn ai hết, vì thế ít khi nhận lời khuyên can. Cả hai đều không tin cậy người ngoài gia đình và họ không thể thay đổi nguyên tắc “chia để trị.” Không thể thắng VC với cách làm việc của Diệm-Nhu, và dù áp lực cách nào đi nữa, Diệm-Nhu cũng không chịu thay đổi lề lối làm việc. Ðề nghị: Loại bỏ Diệm, vợ chồng Nhu, và tất cả những người trong họ Ngô. (54)
Phó Phụ tá Ngoại trưởng đặc trách Viễn Ðông vụ, Edward E. Rice, phê bình: “Có vẻ như một việc rất phức tạp và không dễ giữ bí mật trước khi thi hành.” Ngày 17/8/1962, Bạch Cung quyết định rằng báo cáo tháng 5/1961 của PTT Lyndon B. Johnson là căn bản của chính sách Việt Nam: Chính phủ Kennedy tiếp tục làm việc với Diệm vì chưa tìm được người thay. (55)
Ðặc biệt, quyết định thay Ðại sứ Nolting bằng Lodge vào tháng 6/1963–giữa cơn khủng hoảng Phật Giáo–càng tăng thêm nỗi hãi sợ bị bỏ rơi của họ Ngô. (56)
3. Ðụng chạm cá nhân với Mỹ:
Sự căng thẳng liên hệ với Mỹ trước hết là do quyền lợi cá nhân của họ Ngô. Anh em họ Ngô không thể hiểu nổi tại sao người Mỹ yểm trợ nhiệt tình miền Nam mà không tiếp tục ủng hộ mọi kế sách do họ đặt ra, và nhất là không thấy được một chân lý: Họ Ngô đồng nhất thể với chế độ chống Cộng Việt Nam Cộng Hòa.
a. Mặc cảm “vệ tinh”:
Việt Nam Cộng Hòa là một thực thể chính trị do Mỹ lập nên và cần viện trợ Mỹ để tồn tại, vào khoảng 200-400 triệu MK mỗi năm và ngày càng gia tăng. Họ Ngô hiểu rõ điều ấy hơn bất cứ một ai tại Nam Việt Nam. Nói cách khác, bản chất liên hệ giữa Nam Việt Nam và Liên bang Mỹ là liên hệ vệ tinh chiến lược, hay patron-client [ông chủ và đầy tớ].( 57)
Trên căn bản đây là thứ liên hệ bất bình đẳng, giữa người cho và người nhận. Nhưng họ Ngô lại muốn được nhìn ngắm và hành xử như lãnh tụ một quốc gia hoàn toàn độc lập, có khả năng tự túc, tự cường, một “chí sĩ,” “lãnh tụ anh minh” của toàn quốc dân Việt Nam. Trên nóc một doanh trại trường Sĩ quan trừ bị Thủ Ðức, chẳng hạn, có một khẩu hiệu khổng lồ: “Một lãnh tụ: Ngô Ðình Diệm; Một lý tưởng: chống Cộng.” Trong các rạp chiếu bóng, mỗi đầu xuất phim, ai nấy phải đứng lên nghiêm chỉnh chào quốc kỳ và suy tôn Ngô Tổng thống. Những lời “có vấn” của Mỹ, bởi thế, không được đón nhận một cách cởi mở, phục thiện, mà thường tiềm ẩn mặc cảm xin xỏ, nhờ vả. Hệ thống tuyên truyền Cộng Sản–ngày đêm ra rả bêu riếu chế độ Diệm là “bù nhìn,” “ngụy quyền,” “tay sai đế quốc Mỹ,” “buôn dân bán nước”–khoét sâu hơn sự ngăn cách giữa họ Ngô với chính phủ Mỹ. (Thực ra, chế độ VNDCCH cũng chẳng vinh dự gì hơn–nói theo Trường Chinh và Nguyễn Ngọc Minh [Trần Văn Giàu], chỉ là một tiền đồn của Trung Cộng, với nhiệm vụ chống Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng, đổi lấy vài chục tỉ viện trợ suốt cuộc chiến)
Ngày 12/4/1963, khi tiếp chuyện một viên chức CIA ở Sài Gòn [Richardson?] Nhu tuyên bố gần trọn đời Diệm đã chống lại sự đô hộ của Pháp [sic], thật tế nhị [sensitive] nếu sự trợ giúp của Mỹ hàm chứa bóng tối của tình trạng bị bảo hộ hay “condomunium.” Không thể định chế hóa liên hệ Mỹ Việt. Ngoài vấn đề định chế [institutional] và luật pháp [juridical], Nhu sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Mỹ. (58)
Vào trung tuần tháng 9/1963, cơ quan CIA trình lên Kennedy “Vấn đề Nhu” [Problem of Nhu] như sau: Nhu có tinh thần chống Mỹ, cáo buộc Mỹ là thực dân, phong kiến, đang muốn biến Nam Việt Nam thành chư hầu. Nhu tung tin một số viên chức Mỹ nằm trên danh sách sẽ bị thủ tiêu. Nhu nói rằng Mỹ phải giảm áp lực vì đang đe dọa nền độc lập của Nam VN. Nhu liên tục nói dối với Lodge và chánh sở CIA Sài Gòn về vai trò của mình trong cuộc tấn công chùa chiền (20/8/1963). Nhu thường nói nếu Mỹ cắt viện trợ sẽ có nguồn viện trợ khác. Nếu không có viện trợ, Nhu sẽ tìm cách thương thuyết với Hà-Nội. Tin Nhu bắt đầu thương thuyết với Hà Nội lan truyền rộng rãi, khiến tinh thần binh sĩ hoang mang. Nhu tin rằng chỉ có Nhu mới cứu được Việt Nam.( 59)
b. Khác biệt trong ước muốn viện trợ:
Trong giai đoạn 1955-1959, kinh viện của Mỹ cho Việt Nam được quản trị qua quĩ song hành [“counterpart fund” financing]: Các nhà nhập cảng Việt sẽ mua hàng hóa cần thiết (như phân bón, thép, máy móc, xe hơi và xi-măng) qua chương trình nhập cảng. Chính phủ Mỹ sẽ trả tiền trực tiếp cho các người bán; và các nhà nhập cảng Việt sẽ trả bằng tiền Việt Nam vào một quĩ song hành đặc biệt. Quĩ này sẽ xuất chi cho chính phủ Nam Việt Nam trên những điều thỏa thuận, đặc biệt là trả lương quân nhân, công chức. Khoảng 80% quĩ song hành đặc biệt dùng cho việc quốc phòng. Từ năm 1955 tới 1959, vì triệt để tôn trọng nền độc lập của VNCH, người Mỹ không hề ra một điều kiện nào để đổi lấy viện trợ, ngoại trừ chính sách chống Cộng. Vì không có điều kiện tiên quyết, nên Mỹ khó áp lực được Diệm. Nhưng từ năm 1956, Nhu thuyết phục Diệm dùng viện trợ Mỹ để phát triển đảng Cần Lao. Rồi đến Giám mục Thục muốn dùng viện trợ Mỹ cho các giáo mục. Theo Chester Cooper, một nhân viên Hội đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ, “Từ đó, khởi đầu sự tham nhũng do chính phủ bảo trợ làm lũng đoạn miền Nam dưới chế độ Diệm.” (60) (Thực ra, tham nhũng và hối mại quyền thế là một di sản hàng ngàn năm của các nước Á Châu, bất kể màu sắc ý thức hệ hay tôn giáo–từ Ki-tô Philippines, Phật giáo Thái Lan và Myanmar, tới Islam ở Indonesia và Malaya, “định hướng xã hội chủ nghĩa” ở Trung Cộng, Việt Nam hay Bắc Hàn).
Trên nguyên tắc, họ Ngô không hài lòng với cách viện trợ của Mỹ. Thứ nhất, viện trợ Mỹ không tháo khoán cùng một lúc mà chỉ tháo khoán theo thời kỳ, cho từng chương trình viện trợ.
Thứ hai, viện trợ Mỹ chỉ được dùng để mua hàng Mỹ, chuyên chở bằng các phương tiện của Mỹ.
Thứ ba, miền Nam chỉ nhận được viện trợ Mỹ và các nước đồng minh thân thiết như Bri-tên, Australia và New Zealand. Pháp viện trợ rất giới hạn về văn hóa và kỹ thuật. Các nước Tây Âu như Tây Germany [Ðức], Holland hay Nhật chỉ yểm trợ rất giới hạn.
Họ Ngô muốn được viện trợ theo kiểu Lend-Lease [mua/thuê trả dài hạn], hay cho vay dài hạn với lãi xuất thấp nhưng Mỹ không chấp thuận. (61)
Chiều ngày 2/9/1963, Nhu còn lập lại rằng muốn được vay dài hạn, với lãi xuất thấp, hơn là viện trợ. Như thế người Mỹ tránh được trách nhiệm về những gì người Việt làm.( 62)
Chủ đề Nhu ưa thích nhất là làm một cuộc cách mạng tiến tới tự lực và tự túc. Nhưng, như Nhu than phiền với Ðại sứ Nolting vào hạ tuần tháng 5/1963, Nhu đã bị hiểu lầm quá nhiều là bài ngoại hay chống Mỹ. Nhu nhấn mạnh rằng chỉ làm một cuộc cách mạng thực sự (kiểu mỗi gia đình một miếng đất trong khu vực Ðồng Tháp Mười và các chiến khu C, D, v.. v..., hay khẩu hiệu “tam giác,” “tam túc”) nhưng bị hiểu lầm, và phá bĩnh bởi những kẻ bên lề. (63)
Từ tháng 9/1963–sau khi bị Mỹ áp lực rời nước–vợ chồng Nhu-Lệ Xuân còn tuyên bố không cần viện trợ Mỹ. Trong bài phỏng vấn trên tờ Espresso của Italia, ngày 10/10, Nhu tuyên bố miền Nam có thể sống còn dù có Mỹ yểm trợ hay không. Nhu muốn Mỹ đối xử với Việt Nam như Yugoslavia, viện trợ tiền nhưng không can thiệp vào nội bộ. “Nếu người Mỹ cắt viện trợ, chưa hẳn đã là điều xấu.” [If the Americans interrupt their help, it may not be a bad thing after all].”( 64)
Ngô Trọng Hiếu cũng tuyên bố “Chúng tôi không cần người Mỹ, trên cả phương diện kinh tế.”( 65)
c. Khác biệt trong triết lý hành động:
Họ Ngô tin rằng chỉ có họ mới biết chống Cộng một cách hữu hiệu. Theo họ, người Mỹ không biết gì nhiều về Việt Cộng. (66)
Họ Ngô cũng tin rằng không thể áp dụng thể chế dân chủ kiểu “một chính phủ bao gồm nhiều khuynh hướng chính trị quốc gia.” Diệm chủ trương độc tài hay trung ương tập quyền, theo kiểu Cộng Sản Bắc Việt, nhưng chỉ khoác cho nó lớp xiêm áo dân chủ tượng trưng, trên giấy tờ. Hiến Pháp 1956, chẳng hạn, dành cho Diệm quyền uy tối thượng, như ban hành các sắc luật cần thiết trong trường hợp lâm nguy. Một quan sát viên ngoại quốc, vốn có lập trường chống Cộng vững mạnh, gọi chế độ VNCH là chế độ “Cộng Hòa Nhân Dân chống Cộng” duy nhất trên thế giới; và trong vòng 24 giờ, nếu người ta thay đi lá quốc kỳ [nền vàng ba sọc đỏ], nó sẽ giống hệt miền Bắc. Trong khi đó, dư luận Mỹ nối liền viện trợ với tinh thần dân chủ thực sự, và chẳng ưa thích gì loại “dân chủ Nhân Vị, chậm tiến” của họ Ngô. Sở dĩ năm 1954-1955, chính phủ Eisenhower coi Diệm như cá nhân duy nhất xứng đáng được nhận viện trợ Mỹ vì họ tin rằng độc tài bản xứ không xấu bằng thực dân Pháp, và các viên chức Mỹ tự tin có khả năng “uốn nắn” Diệm theo con đường dân chủ. Nhưng từ Dulles tới Rusk đều sai lầm. Chẳng những là “một nhà tiên tri không có lời rao giảng [a messiah without a message]” Diệm còn nặng mang tinh thần “thánh chiến Trung Cổ” [medieval crusade]. Diệm vừa chống Cộng vừa nặng mang tự ti mặc cảm với các lãnh tụ Cộng Sản, trong khi đánh giá thấp mọi tổ chức và cá nhân chống Cộng không Ki-tô.
Ngày 12/4/1961, Diệm tuyên bố với ký giả Joseph Alsop rằng chính phủ Mỹ không yểm trợ Diệm đúng cách.( 67)
Ngày 6/1/1962, khi gặp các viên chức Mỹ, Diệm cũng qui trách cho lỗi lầm của Mỹ khiến không chống Cộng hữu hiệu. Theo Diệm, sai lầm của Mỹ là không chấp thuận đề nghị xin tăng 20,000 quân VNCH trong chuyến qua Mỹ năm 1957, coi Bảo An như lực lượng cảnh sát thôn quê hơn là quân đội; không xây dựng các trục lộ chiến lược mà Diệm đề nghị. Xen kẽ với các phê bình trên là một cuộc độc thoại miên man về thành tích và kinh nghiệm 40 năm chống Cộng: từng bị Việt Minh bắt giữ sau năm 1945 và bị giam trong một vùng rừng núi Bắc Việt; lý do từ quan năm 1933 là do lập trường chống cả thực dân lẫn Cộng Sản [Diem’s anti-colonialist and anti-communist convictions led to his withdrawal from the French civil service]; và, từ năm 1922, khi khởi đầu hoạn lộ với chức tri huyện, Diệm đã chống Cộng và nghiên cứu về Cộng Sản qua các tài liệu ấn hành ở Switzerland [Thụy Sĩ]. Suốt 40 năm kế tiếp, lập trường này không thay đổi.( II:41-2) Nhưng ngày 26/1/1962, Phụ tá Giám đốc Viễn Ðông vụ, Sở Quốc tế An ninh vụ của Bộ Quốc Phòng Mỹ [Far East Affairs, Office of International Security Affairs, DOD], Kent, nhận xét:
Diệm là người không biết san xẻ quyền lực; không biết hòa hài hay nhân nhượng; có ảo tưởng về sự toàn năng của mình. Diệm là một ông quan qua huấn luyện và thừa kế. Ông ta tự cho mình là chính nghĩa, được thần linh hướng dẫn. Ông ta có lẽ thiếu khả năng nhận hiểu rằng lợi ích quốc gia Việt Nam sẽ được phục vụ nếu ông ta rời bỏ quyền lực. Việc nhúng tay vào quân sự của ông ta khiến việc lãnh đạo và chỉ huy bị thiệt hại nặng. Ông ta không có kinh nghiệm về quân sự.” [“Diem is psychologically unable to delegate authority; He is unable to compromise; He has illusions of omniscience. He is mandarin by training and inheritance. His conviction of self-righteousness. He believes that he enjoys divine guidance. He is probably incapable concluding that the best interests of Vietnam would be served if he relinquished power. His hands on the military made the leadership of the armed forces seriously suffered. He lacks military background.” (II:60-2) (68)
Họ Ngô không thể chấp nhận những thứ quái lạ như “tự do báo chí” (tự do quá trớn, tự do thiếu trách nhiệm). Cuối năm 1961, họ Ngô cho báo chí VN tấn công chính phủ Mỹ để dạy Mỹ một bài học về cách kiểm soát báo chí. Ðầu năm 1962, Diệm còn định viết thư cho Kennedy than phiền về sự “lộng hành” của báo chí Mỹ.( 69)
d. Kỳ thị chủng tộc:
Ẩn tàng dưới sự chống Mỹ âm thầm, thẳm sâu trên là mặc cảm bài ngoại [xenophobia]. Người Việt thường có thói quen coi người ngoại quốc như “mọi rợ” hay “ngu xuẩn,” “khờ khạo.” Tiếng thông dụng nhất trong dân gian về một người Mỹ là “mọi da đỏ.” Tiếng thông dụng trong giới có quyền chức là “bàn tay lông lá.” Nhiều sĩ quan cho rằng cố vấn Mỹ chẳng có gì để “cố vấn” được họ, vì họ là những người từng “dày dạn kinh nghiệm trận mạc”–như đóng đồn, khai thông trục lộ, v.. v... dưới sự che chở của đạo quân viễn chinh Pháp.
Ngô Ðình Nhu nhiều hơn một lần chê người Mỹ “muốn giúp” mà “chẳng hiểu mô tê gì cả.”( 70)
Mặc dù Nhu có lần khẳng định với viên chức Mỹ là không có tinh thần bài ngoại hay chống Mỹ, việc làm và lời nói của Nhu biểu lộ quá rõ ràng những cá tính này.
e. Mặc cảm tự tôn “văn hóa”:
Anh em họ Ngô, đặc biệt là Nhu, còn mang thêm mặc cảm tự tôn văn hóa.
Ngô Ðình Diệm, vì chỉ đậu Trung học đệ nhất cấp [Diplôme]–khởi đầu hoạn lộ bằng chức cửu phẩm tập ấm tại Tân thư viện Huế năm 1917, và trong vòng 8, 9 năm thăng tiến lên chức Tuần vũ Phan Thiết–nặng mang tinh thần Ki-tô Vatican trung cổ, phảng phất thứ luân lý Nho giáo phổ thông. Bởi thế, dù ngưỡng mộ xã hội Mỹ và nền văn minh Mỹ, Diệm không chấp nhận được nền văn hóa pháp trị, sự biệt phân giữa nhà nước và giáo hội, hay bầu không khí “dân chủ quá trớn” của nước Mỹ.
Từng tốt nghiệp trường cổ ngữ Chartes (chương trình quản thủ thư viện và văn khố) tại Paris, Nhu quen nói và viết tiếng Pháp hơn tiếng Việt. Ngay vợ và các con Nhu đều theo học trường Pháp. Nhu cho rằng nền văn hóa Ki-tô/thuộc địa mà thế hệ mình thụ hưởng cao thâm hơn nền “văn hóa da đỏ.” Thứ mặc cảm này phần nào vay mượn từ người Pháp. Nhu, theo một nguồn tin, không chịu học tiếng Mỹ, và chỉ chịu đối thoại với các viên chức Mỹ bằng tiếng Pháp hay qua các thông ngôn.( 71)
Mặc cảm tự tôn văn hóa trên, thực ra do lòng tự ti mà thành. Ðược huấn luyện ở Pháp trong thập niên 1930, trở lại sống trong xã hội bảo hộ và rồi một xã hội nửa-thuộc-địa đang bị chiến tranh tàn phá trong hai thập niên 1940-1950–tức một xã hội chậm tiến hay kém phát triển [underdevelopped], theo cách diễn tả của Nhu–nên Nhu chưa có dịp nghiệm chứng nền văn hóa kỹ-nghệ-hóa của một siêu cường, với những phát kiến đưa nhân loại vào một cuộc cách mạng khoa học chưa hề có tiền lệ, một nền văn hóa vật bản thực dụng, thắng vượt khỏi thứ nền văn hóa vật bản/Ki-tô cứng đọng của Âu Châu. Nhu cũng chưa từng cảm nhận được sự chuyển vận của một xã hội thực sự độc lập, pháp trị hiến định. Tóm lại, Nhu chẳng hiểu gì về người Mỹ, văn hóa Mỹ, cấu trúc xã hội Mỹ ngoài những cảm nhận bình dân. Mặc cảm tự tôn của Diệm-Nhu, ngắn và gọn, là thứ tự tôn văn hóa kiểu Trung cổ.( 72)
Vợ Nhu, một phụ nữ chưa kịp tốt nghiệp trung học, cũng lây cái bệnh “tự tôn văn hóa” trung cổ này. Chung qui cũng do họ bị vây bủa tứ hướng bằng những vách đá “ngu dốt sặc sỡ và điêu ngoa hào nhoáng” lạnh lẽo của những giai tầng tự nhận là “sang cả” [elite] của các xã hội thuộc địa mà Nhu rất thích gọi là “chậm tiến” [underdeveloped].
Là một gia đình thăng tiến vượt mức nhờ theo đạo Ki-tô, hết lòng phục vụ bảo hộ Phàp, lại có một người đi tu lên tới chức Giám mục từ năm 1938, họ Ngô cho rằng tôn giáo Ki-tô của họ là chân lý, và tâm niệm rằng tất cả những người theo đạo khác đều là ác quỉ (Satan). Thái độ kiêu ngạo, cửa quyền của Diệm-Thục đối xử với các giáo phái Cao Ðài, Hòa Hảo trong thập niên 1950 và rồi Phật giáo từ năm 1956 tới 1963 là những bằng chứng cụ thể. Cuộc đấu tranh của Phật giáo trong năm 1963, bởi thế, được nhìn ngắm và kết tội như âm mưu chống lại chính quyền, do Cộng Sản và “những tên phiêu lưu quốc tế” giật giây. Anh em họ Ngô tìm đủ cách trình bày cuộc tranh đấu Phật Giáo dưới những góc cạnh xấu xí nhất–như các nhà sư đã biến nhà chùa thành nhà chứa, các sư ni không tự thiêu mà đã bị mưu sát, và hành động tự thiêu chẳng là gì khác hơn “nướng thịt sư,” v.. v... –những lời tuyên bố mà bất cứ ai có lương tâm và giáo dục gia đình cơ bản cũng khó thể phát biểu, nói chi những người đang thực sự cầm quyền một chế độ.( 73)
4. Niềm tin vào “Ấp Chiến Lược”:
Chính thức phát động ở Nam Việt Nam từ năm 1962, kế hoạch Ấp Chiến Lược chỉ là một mô hình cải tổ hiện đại trong nỗ lực trị an từ cổ xưa. Hình thái sơ đẳng nhất là các đơn vị “đồn điền” mà Nguyễn Tri Phương đã thực hiện tại miền Nam trong thập niên 1850. Dòng họ Ngô đã có kinh nghiệm gia truyền này từ Ngô Ðình Khả, cha họ, một thời là phụ tá của Khâm mạng tiết chế Nguyễn Thân khi đánh dẹp phong trào Cần Vương/Kháng Pháp trong hai năm 1895-1896 ở Hà Tĩnh/Quảng Bình. Ðại cương, kế hoạch này nhằm loại bỏ những cán bộ đối nghịch nằm vùng khỏi dân chúng, ổn định tình hình an ninh/trật tự tại các xóm thôn, song song với việc truy lùng và tiêu diệt các đơn vị vũ trang đối nghịch. Ý niệm này được cải thiện dần theo kinh nghiệm đánh dẹp Cộng Sản trong thập niên 1920 và đầu thập niên 1930 của Pháp mà Diệm đã hăng say tham dự, thăng quan tiến chức vượt mức thông thường, nên, nếu tin được lời chứng của Ngô Ðình Thục, Cộng Sản phải gửi sát thủ người Hoa ra tận Phan Rang thanh toán, nhưng Diệm chỉ bị thương. Ðầu thập niên 1940, Pháp sử dụng chiến thuật “vét láng” tại vùng thượng du Bắc Việt. Ðầu thập niên 1950, Thủ hiến Nguyễn Hữu Trí thực hiện khu trù mật Ðồng Quan, và các làng chiến đấu ở đồng bằng Bắc Việt.
Từ năm 1961, Ngô Ðình Diệm đã chọn kế hoạch của Robert Thompson, một chuyên viên Bri-tên từng thành công trong việc diệt Cộng ở Malaya, lúc đó cầm đầu Ðoàn cố vấn Bri-tên tại Sài Gòn. Nhưng kế hoạch Ấp Chiến Lược của Diệm-Nhu được tổ chức qui mô hơn, trên bình diện quốc sách.
Những thắng lợi nho nhỏ vào đầu năm 1962 khiến họ Ngô lạc quan thái quá. Thực ra, những chiến thắng này phần lớn do việc tăng cường hỏa lực Mỹ (thiết vận xa, trực thăng, khu trục, bom đạn, và nhất là thuốc khai quang mà Diệm nhiều lần thúc dục Mỹ sử dụng, trong khi Tổng thống Kennedy không hoàn toàn ủng hộ vì biết rõ những hậu quả tệ hại cho môi sinh), và chiến thuật “diều hâu” (đổ quân bằng trực thăng). Họ Ngô cũng không thể dự đoán được phản ứng của CSBV nhằm phá hoại quốc sách này: Gài nhân viên tình báo chiến lược tìm hiểu và phá hoại, vận động dân chúng phá Ấp Chiến Lược, và nhất là sử dụng cơ quan tuyên truyền quốc tế, qua Nga và Trung Cộng, để lên án Ấp Chiến lược là “trại tập trung,” v.. v...
Bởi thế, họ Ngô tin tưởng rằng Ấp Chiến Lược, một khi hoàn tất và củng cố, sẽ khiến Bắc Việt tự động ngưng lại tham vọng chiếm miền Nam bằng vũ lực.( 74)
Ngày 30/8/1963, Lalouette cũng san xẻ với họ Ngô nhận định chủ quan rằng cuộc chiến tranh du kích sẽ sớm kết thúc trong vòng 1, 2 năm. Việt Cộng hiện đang chán nản và tinh thần miền Bắc xuống thấp. Khi cuộc chiến du kích chấm dứt, chính là miền Nam, lúc ấy sẽ mạnh hơn miền Bắc, sẽ đề nghị hiệp thương, trao đổi gạo miền Nam lấy than miền Bắc. Ðiều này có thể dẫn tới việc thống nhất đất nước với miền Nam vượt thắng [“In a year or two the guerrilla danger might be ended. The Viet Cong are very discouraged and morale is very low in North Vietnam. . . . When the guerrilla war is ended, it might be for the South Vietnamese, who would be stronger than the North Vietnamese, to propose trading some of their rice for North Vietnamese coal. This might lead towards a unified Vietnam with South Vietnam the dominant element. But all of this was remote.”]. Lối suy luận đơn giản, kiểu tháp ngà này, chứng tỏ cả Diệm-Nhu lẫn Lalouette chẳng biết gì hoặc đánh giá sai lầm về khả năng kiểm soát dân chúng hay quyết tâm nhất thống đất nước của chính phủ VNDCCH và Ðảng CSVN. Lalouette cũng như họ Ngô cũng chẳng biết gì về bài học lịch sử cận kim Việt Nam: Vì chủ trương thống nhất ba miền, Hồ đã chấp nhận chiến tranh chống Pháp năm 1946. (75)
Chiều Thứ Sáu, 6/9/1963, Nhu tuyên bố với nhân viên CIA rằng chiến tranh du kích sẽ nghiêng về phía miền Nam vào cuối năm 1963 và trong tương lai VNCH và Mỹ có thể thương thuyết với miền Bắc ở thế mạnh [at some future time SVN and US might be able [to] negotiate with North Vietnam from position of strength]. Không một chính phủ nào, theo Nhu, có thể thương thuyết với miền Bắc dù công khai hay bí mật, ngoại trừ trường hợp đã thắng cuộc chiến tranh du kích và cũng không với điều kiện trung lập mà phải trong khuôn khổ một miền Nam mạnh tìm cách kết hợp miền Bắc vào Thế Giới Tự Do. (76)
Thực tế, việc thực hiện Ấp Chiến Lược không tiến triển tốt đẹp như họ Ngô ảo tưởng. Ngày1/5/1963, Rufus Phillips, Phó Giám đốc USOM, nhận định rằng mặc dù trên lý thuyết Ấp Chiến Lược thật tuyệt hảo, nhưng việc thực thi gặp nhiều khó khăn lớn: thiếu sự hiểu biết về nguyên tắc Ấp Chiến Lược, và thiếu ý chí thực hiện. Các viên chức mọi cấp khiến dân chúng xa lánh hơn là ngả theo chính phủ. (77) Vào tháng 9/1963, Phó Tổng thống Thơ vẫn hoài nghi hiệu quả của kế hoạch Ấp Chiến Lược, và nhận xét rằng toàn quốc chỉ có chừng 20-30 ấp được phòng thủ tốt. Dân chúng không chỉ ở lại các làng xóm vì bị VC đe dọa mà vì họ bất mãn chính phủ. (78)
5. Dự đoán sai lạc về thực lực Cộng Sản:
Không kém quan trọng, cuộc chiến chống Cộng đang bị thất lợi. Việt Cộng không những chỉ khủng bố, ám sát các viên chức hành chính nông thôn hẻo lánh, mà còn dám tấn công cả những đơn vị lớn của VNCH. Các trận đánh Tua Hai (Tây Ninh, 1960), Pleiku (công trường làm đường, 1960) hay Quảng Ngãi mới chỉ là khởi đầu. Ðáng sợ hơn nữa, Việt Cộng trở thành những bóng ma, khi ẩn khi hiện bất thường. Du kích Cộng Sản hoàn toàn nắm thế chủ động.( 79)
Nhưng họ Ngô, như đã lược nhắc, vẫn cả tin rằng phe miền Nam đang thắng to, và có thể giải phóng được miền Bắc. Niềm tin này đi ngược với thực tế chiến trường.
Ðể đáp ứng sự tăng gia viện trợ quân sự Mỹ, BV điều động một số binh đội từ Lào vào Việt Nam, và tăng cường thêm cán bộ. Ngày 25/12/1959, toán cán bộ hồi kết B-500, gồm 25 người, lên đường vào Nam. Cầm đầu là Tư Chương (Tăng Thiên Kim, sau này là Trung đoàn trưởng Q.761); Ðặng Ngọc Sĩ (sau này là Tư lệnh đặc công B-2) làm Phó. Hoạt động ở Cao nguyên, tới miền Nam vào đầu tháng 12/1960.( 80) Theo tài liệu CS, từ 1961 tới 1963, hơn 40,000 cán binh được đưa vào “B” [miền Nam], cùng 165,000 vũ khí đủ loại, đủ trang bị 73,000 tân binh miền Nam. Năm 1963, đích thân Trần Văn Trà cũng từ Lào vào “B,” nắm chức Tư lệnh “lực lượng võ trang giải phóng miền Nam Việt Nam.”( 81)
Tính đến ngày 1/7/1963, tức hơn một năm sau ngày phát động quốc sách Ấp chiến lược, VNCH kiểm soát được khoảng 6,766,000 dân trên tổng số 14.8 triệu. Tuy nhiên, chỉ hoàn toàn kiểm soát khoảng 3.5 triệu, giảm đi 100,000 người. Số làng chính phủ kiểm soát là 939, với 741 làng hoàn toàn. Việt Cộng kiểm soát 431 làng, kể cả 375 làng hoàn toàn. (82)
Từ mùa Thu 1961, Trung Ương Cục Miền Nam đã được tái lập. Ngày 1/1/1962, Ðảng bộ miền Nam Ðảng Lao Ðộng (tức CSÐD) chính thức lấy tên là Ðảng Nhân Dân Cách Mạng Việt Nam để “tham gia” MTDT/GPMN. Ðồng thời, thành lập Thanh niên Nhân Dân Cách Mạng Miền Nam.( 83)
Vậy mà chiều ngày 2/9, Nhu vẫn còn tiên đoán một cách lạc quan rằng trong tương lai BV phải tiếp tế bằng không quân. Tiếp vận đường biển đã bị ngăn cản, và đường bộ cũng hầu như bất khả. Nếu tiếp tế bằng phi cơ, sẽ bị phòng không bắn hạ.( 84)
6. Lo sợ bị đảo chính:
Trong khi đó, giới quân đội ngày thêm bất mãn. Cuộc đảo chính hụt 11/11/1960 hay cuộc đánh bom Dinh Ðộc Lập ngày 27/2/1962 chỉ là những dấu hiệu mặt nổi của sự bất mãn sâu xa, tiềm ẩn này. Một số tướng và sĩ quan cao cấp như Dương Văn “Big” Minh, Lê Văn Kim, Lê Văn Nghiêm, Phạm Văn Ðổng lúc nào cũng chờ cơ hội làm đảo chính. Ðó là chưa kể những Phạm Ngọc Thảo, Huỳnh Văn Trọng, Trần Kim Tuyến, Huỳnh Văn Lang, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu, v.. v...
Không chỉ có giới quân đội bất mãn. Các tầng lớp trí thức và thị dân ngày càng thất vọng với họ Ngô.
Không kém nguy hiểm là chính sách giáo phiệt. Những phần tử không Ki-tô ngày thêm chống đối. Từ năm 1956, Ðại sứ/Cao ủy Pháp, Henri Hoppenot, đã nêu lên vấn đề hiềm khích giữa Phật Giáo và Ki-tô giáo, cũng như sự tranh chấp trong nội bộ Ki-tô giáo, nhất là giữa phe phù Ngô Ðình Thục và phe di cư. Từ cuối năm 1954, Ðặc sứ Collins, một tín đồ Ki-tô Roma, đã báo cáo về Oat-shinh-tân là ngày 11/12/1954, Giám Mục Lê Hữu Từ than phiền về sự thất bại của chế độ Diệm. Theo Từ, ngày Diệm mới lên cầm quyền, một niềm hy vọng lan rộng trong mọi tầng lớp dân chúng. Nhưng niềm hy vọng đó đã giảm mất một nửa [50%], và sự bất mãn ngày thêm gia tăng. Diệm có đầu óc độc tài và tìm đủ cách đốn hạ bất cứ ai có tài năng. Diệm còn thiếu cương quyết, và vây bọc bởi những cố vấn xấu, phần lớn là phần tử trong gia đình. (85)
Ðại đa số nông dân, những người cày sâu, cuốc bẫm, hai sương một nắng, cũng ngừng ủng hộ. Từ năm 1957, họ phải chịu cảnh một cổ hai tròng. Là nạn nhân của Việt Cộng ban đêm, ban ngày họ trở thành nạn nhân của cường hào, ác bá, cùng các tệ nạn Tố Cộng, Diệt Cộng, rồi đến những kế hoạch Khu trù mật, doanh điền, ấp tân sinh, v.. v... Chính phủ Diệm có phần hữu lý khi nhận định rằng nông dân đã phải ngả theo Cộng Sản vì sợ hãi cái gọi là “bạo lực cách mạng.” Nhưng không chỉ có một yếu tố này. Một trong những lý do trực tiếp là chính phủ và quân đội thiếu khả năng hay phương tiện duy trì an ninh và bảo vệ dân chúng, kể cả những gia đình bị dồn vào Khu trù mật hay Ấp chiến lược. Không thiếu viên chức lợi dụng các kế hoạch quốc sách này để thu đoạt tư lợi.( 86)
Nhưng thay vì phân tích rõ ràng tình hình và tái duyệt quốc sách của mình, cũng như vấn đề nhân sự và thực hiện, để kịp thời đối phó, Diệm-Nhu trút trách nhiệm mọi thất bại cho sự thiếu ủng hộ của Mỹ, và còn nghi ngờ rằng chính người Mỹ đã “bật đèn xanh” cho phe chống đối. Từ đó, nảy sinh ra sự căng thẳng liên hệ Mỹ-Việt, và cuộc đương đầu khó tránh.
7. Kế hoạch gài bẫy của Bắc Việt:
Ðáng ngại hơn nữa, và đây là thảm kịch của họ Ngô nói riêng, toàn dân quân miền Nam nói chung, qua kế hoạch “chiêu hồi,” anh em Diệm bị lôi cuốn dần vào cái bẫy sập “hòa bình, thống nhất, trung lập” của Hà Nội.
a. Ðộc lập, thống nhất, trung lập
Từ ngày ký Hiệp ước Geneva 20-21/7/1954, Hà Nội luôn luôn nêu ra lập trường thống nhất đất nước theo tinh thần Hiệp định Pháp-VNDCCH nói trên. Cả Nga Sô và Trung Cộng cũng thường khuyên nhủ Hà Nội chỉ nên tạm thời tìm cách vận động hòa bình trong khuôn khổ Hiệp ước Geneva. (Xem infra) Nhờ vậy, chính phủ Diệm được tạm thời yên ổn trong 4, 5 năm đầu.
Từ đầu năm 1959, Ðảng LÐVN quyết định đánh chiếm miền Nam bằng võ lực. Một mặt, qui tụ những thành phần chống đối ở miền Nam thành một cánh tay ngoại vi, tức Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam [MTDT/GPMN], do cán bộ CS cầm đầu. Mặt khác, xâm nhập cán bộ hồi kết vào miền Nam (“B”), tái thiết lập Trung Ương Cục Miền Nam (1961), dưới danh hiệu Ðảng Nhân Dân Cách Mạng miền Nam Việt Nam [NDCM/NVN], và tổ chức cùng hệ thống hóa các lực lượng võ trang thành những đơn vị lên tới cấp tiểu đoàn, trung đoàn.
Tuy nhiên, kế hoạch đánh chiếm miền Nam của Hà Nội gặp nhiều trở ngại. Cả Mat-scơ-va lẫn Bắc Kinh, trong mối lo ngại Mỹ sẽ can thiệp (tức đưa quân chiến đấu) vào Nam Việt Nam, cố vấn Hồ và Ðảng LÐVN chỉ nên tranh đấu chính trị trong khuôn khổ Hiệp ước Geneva. Nhưng sau ngày Nikita S. Khrushchev hạ bệ Stalin, liên hệ giữa Mat-scơ-va và Bắc Kinh ngày một xấu đi. Bắc Kinh lên án Khrushchev là bọn “xét lại,” trong khi Mat-scơ-va gọi Mao là bọn “giáo điều.” Mặc dù Hồ tìm cách hòa giải hai đàn anh, Bắc Kinh áp lực Hà Nội phải ngả về phe mình. Ðể mua chuộc Hà Nội, Bắc Kinh gia tăng viện trợ cho kế hoạch đánh chiếm miền Nam của Ðảng LÐVN. Mao Nhuận Chi và Ðảng CSTH cũng nhìn nhận ngay mặt trận ma MTDT/GPMN–dù có liên hệ đến tàn dư các lực lượng giáo phái và thân Pháp–được Bộ Chính Trị Ðảng LÐVN chính thức cho ra công khai trong dịp đảo chính hụt của Nhảy Dù và TQLC ngày 11/11/1960. Nhiều phái đoàn quân sự Trung Cộng tới phía bắc vĩ tuyến 17 để tham quan và giúp Bộ Tổng Tham Mưu QÐNDVN thiết lập kế hoạch phòng thủ. Trần Canh, người từng chỉ huy trận Lê Hồng Phong II vào tháng 9-10/1950 cho Võ Giáp đứng ra nhận chiến công, cũng trở lại Việt Nam thăm Hồ. Không kém quan trọng là guồng máy tuyên truyền của Bắc Kinh trong nỗ lực biến MTDT/GPMN thành một thực thể chính trị, có quân đội và chính quyền ở miền nam Việt Nam.
Ngày 1/1/1962, Hồ lại chính thức đề nghị thống nhất, hòa bình trong khuôn khổ Hiệp định Geneva. Hồ mong mỏi hai miền Bắc và Nam sẽ thương thuyết “để hòa bình thống nhất Tổ quốc, trên cơ sở độc lập, dân chủ như Hiệp định Giơ-ne-vơ [Geneva, 20-21/7/1954] qui định.”( 87) Vì thế, có tin Hồ đã gửi cho Diệm một chậu đào “vui Xuân” Nhâm Dần (1962)–chậu đào rồi sẽ tưới bằng máu họ Ngô.( 88)
Ngày 28/3/1962, Nhân Dân đăng bài phỏng vấn HCM của báo Daily Telegraphs. Hồ đề nghị bình thường hoá ngoại giao giữa hai miền về mặt văn hoá và kinh tế, về việc đi lại và thư tín giữa hai miền v... v... Ngoài ra, còn những lời tuyên bố và bài viết của Thiếu tướng Nguyễn Văn Vịnh,(89) rồi đến buổi gặp bí mật giữa Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm và Harriman tại Geneva, nhân dịp ký Hiệp ước 1962 về Lào, qua trung gian Burma.( 90)
Ngày 19/4/1962, Phát ngôn viên BNG Bắc Việt cũng nhắc đến công hàm ngày 16/4/1962 của Bri-tên gửi Mat-scơ-va. Hàm ý tán thành một hội nghị quốc tế về Việt Nam.( 91)
Trong năm 1962, Lê Duẩn cũng chỉ thị cho miền Nam thành lập một chế độ trung lập, hòa giải hòa hợp.( 92) Bởi thế ngày 10/8/1962, MTDT/GPMN công bố lập trường trung lập, thống nhất trong hòa bình, gồm 14 điểm: tức trung lập chống Mỹ.( 93)
Vào tháng 5/1963, trong bài phỏng vấn của Alfred Burchett trên tờ báo chuyên về ngoại giao của Liên Sô Nga bằng Anh ngữ, New Times [Tân Thời Báo], Hồ còn lập lại đề nghị này. Bài này có lẽ được trích đăng trên các tờ tuần báo Người bảo vệ Dân tộc và tuần báo Cách mạng Châu Phi tại Algeria, và báo Nhân Dân ngày 8/8/1963.( 94)
Lập trường “trung lập” của Ðảng LÐVN được một số người lưu vong ở Pháp và Miên (Trần Văn Hữu, Hồ Thông Minh, Lê Văn Trường, Trần Ðình Lan, v.. v...) hưởng ứng, với sự tiếp sức, trực hay gián tiếp, của những nhân vật có quyền lực ở Pháp.( 95)
b. Mỹ triệt thoái:
Hồ Chí Minh, Phạm Văn Ðồng cũng như MTDT/GPMN không ngớt nêu ra điều kiện Mỹ không được can thiệp vào nội tình chính trị miền Nam. Ðiều này có nghĩa Mỹ phải triệt thoái khỏi miền Nam. Ðây cũng là mục tiêu tối hậu của Trung Cộng, mà ảnh hưởng ngày càng gia tăng ở phía Bắc vĩ tuyến 17.
Cho tới nay, vẫn chưa đủ tài liệu khả tín để giải thích lý do anh em Diệm-Nhu công khai bài Mỹ và đặt vấn đề Mỹ giảm quân từ đầu năm 1963,
Như đã lược nhắc, ngày Thứ Sáu, 12/4/1963, khi tiếp chuyện một viên chức CIA ở Sài Gòn Nhu đã nêu lên vấn đề rút bớt quân số Mỹ. Ngày 22/4/1963, cơ quan CIA ghi nhận có những dấu hiệu cho thấy Diệm-Nhu muốn giảm lính Mỹ ở Nam Việt Nam vì vi phạm chủ quyền của Việt Nam [infringements” of Vietnamese sovereignty], đặc biệt là Lực lượng đặc biệt Mỹ.( 96) Ngày Chủ Nhật, 12/5/1963, Warren Unna tường thuật trên báo Washington Post, rằng Nhu muốn quân Mỹ sẽ giảm xuống một nửa. (97)
Ðiều đáng ngạc nhiên là ngày 23/5/1963, Diệm không hề thảo luận với Lalouette vấn đề giảm quân Mỹ khi Lalouette vào chào Diệm để về Pháp nghỉ. Nhưng cuối tháng 8/1963, sau khi từ Pháp trở lại nhiệm sở và gần gũi với Nhu trong cuộc tấn công chùa chiền đêm 20-21/8/1963, Lalouette khuyên Lodge nên tiếp tục yểm trợ Diệm-Nhu, mặc dù Nhu có khả năng thương thuyết với Hà Nội, và điều kiện cho một giải pháp chính trị là sự triệt thoái của quân Mỹ. Bởi thế, ngày 4/9/1963, Lodge lại báo cáo rằng Nhu có thể dàn xếp một thỏa hiệp với VC để ngừng chiến tranh, và một trong những điều kiện [quid pro quo= consideration] là “Triệt thoái một số lính Mỹ.”( 98)
c. Thành lập chính phủ liên hiệp:
Trong số những mục tiêu giai đoạn của CSBV là thành lập một chính phủ liên hiệp ở miền Nam. Thư của Lê Duẩn gửi Nguyễn Văn Linh năm 1962 là một bằng chứng. Trong những cuộc phỏng vấn dành cho Burchett độc quyền năm 1963, đích thân Hồ–mà quyền lực thực sự đã bị mất dần vào tay Lê Duẩn–không ngớt lập lại những điều kiện để đi tới hòa bình, “thu xếp một cuộc ngừng bắn giữa quân đội Ngô Ðình Diệm và các lực lượng vũ trang của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam,” là triệt thoái quân Mỹ, thành lập một chính phủ “triệt để tôn trọng Hiệp nghị Giơ-neo-vơ, cam kết không tham gia bất cứ khối quân sự nào, và không cho phép nước ngoài lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ mình.”( 99)
Tuy nhiên, ngày 28/8/1963, Hồ đột ngột thay đổi thái độ; lên án việc đàn áp Phật Giáo là “tội ác dã man của chúng trời đất không thể dung.” Hồ còn trở lại với thứ luận điệu hiếu chiến quen thuộc, gọi chính phủ Diệm bằng những lời nặng nề như “bè lũ” đã “gây những tội ác tày trời, là vì có quan thầy ủng hộ,” là “bọn Ngô Ðình Diệm buôn dân, bán nước.”( 100)
Lời khen ngợi Diệm là “a patriot” [người ái quốc] mà Maneli gợi nhớ hoặc đã chuyển cho Nhu ngày 2/9/1963, khó có vẻ gần gũi với tiếng “buôn dân, bán nước” đã công bố bốn ngày trước trên báo Nhân Dân và đài phát thanh Hà Nội. Phải chăng ngay chính Maneli cũng biến thành một người đưa tin bị Hồ và Ðảng LÐVN đưa vào cuộc chơi “tiến công ngoại giao” ác nghiệt?
Có lẽ vì vậy, chính phủ Poland cho lệnh Maneli chấm dứt ngay mọi liên hệ với Nhu. Ðồng thời, phản ứng của khối CS với lời tuyên cáo của de Gaulle ngày 29/8/1963 thật lãnh đạm. Chỉ có một đại diện của Hà Nội ở Algers trình bày ý kiến riêng rằng tuyên ngôn của de Gaulle “positive” [tích cực]. Trước áp lực Mỹ, BNG Pháp phải trở lại với lập trường “không can thiệp vào nội tình chính trị Việt Nam” quen thuộc. [Xem infra]
Nếu quả thực những đề nghị trở lại với Hiệp ước Geneva và triệt thoái quân Mỹ là nhắm vào một giải pháp chính trị cho miền Nam, hẳn phản ứng của Hồ với sự ve vãn của Nhu hay lời tuyên bố của de Gaulle đã khác. Cho đến khi có tài liệu chứng minh ngược lại, cuộc “tấn công hòa bình” của Hồ và Ðảng LÐVN có lẽ chẳng nhắm mục đích nào khác hơn khoét sâu sự nghi kỵ giữa Mỹ và họ Ngô. Nhưng Nhu, trong cơn mê sảng vì bị loại khỏi quyền lực, không nhận hiểu được điều này.
Phụ chú:
1. William Henderson and Wesley R. Fishel, “The Foreign Policy of Ngo Dinh Diem,” Vietnam Perspective (Aug 1966), tr. 17-8; Mieczylslaw Maneli, War of the Vanquished [Cuộc chiến của những kẻ bại] (New York: 1971), tr. 148-50; David Kaiser, American Tragedy: Kennedy, Johnson, and the Origins of the Vietnam War (Cambridge, Mass: Belknap Press, 2000), tr. 256-57. Thực ra, từ năm 1954-1955, viên chức Pháp đã nêu lên với Ngoại trưởng Mỹ bản chất “illogical” của Diệm về Hiệp ước Geneva: Diệm phủ nhận Hiệp ước đình chiến giữa Pháp và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa này, trong khi vui hưởng việc cai trị miền Nam, do Hiệp định trên tạo ra. Rồi, từ cuối thập niên 1950, không ngừng tố cáo CSBV đã “xâm lăng miền Nam.”
2. George McT Kahin, Intervention: How America Became Involved in Vietnam (New York: Alfred A. Knof, 1986), tr. 58.
3. Kahin, Intervention, tr. 153-55; Fredrik Logwall, Choosing War: The Last Chance for Peace and the Escalation of War in Vietnam (Berkeley: Univ of California Press, 1999), tr. 7-8; Francis X. Winters, The Year of the Hare: America in Vietnam, January 25, 1963-February 15, 1964 (Athens: Univ. of Georgia Press, 1997), tr. 43-4.
4. Ðộc giả Ði Tới và Hợp Lưu cũng đã có dịp đọc qua bài “Cái chết của một hàng tướng: Dương Văn Minh (1916-2001),” trước khi bài này in trong Ngàn Năm Soi Mặt (Houston: Văn Hóa, 2002).
5. Frederick Nolting, From Trust to Tragedy: The Political Memoirs of Frederick Nolting, Kennedy’s Ambassador to Diem’s Vietnam (New York: Prager Publishers, 1988), tr, 117-18; Chính Ðạo, Tôn Giáo & Chính Trị: Phật Giáo, 1963-1967 (Houston: Van Hoa, 1997), tr. 51.
6. Nguyễn Văn Châu, Ngô Ðình Diệm: Nỗ lực hòa bình dang dở, bản dịch Việt ngữ của Nguyễn Vi Khanh (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1988), tr. 161-64. Trung tá Châu–một cựu Quân ủy trung ương của Ðảng Cần Lao, trước khi nắm Nha Chiến tranh Tâm lý, và rồi đưa qua Oat-shinh-tân làm tùy viên quân sự vào tháng 9/1962–thời gian này có mặt ở Sài Gòn, nhưng không nêu tên nhân chứng. Ðây là một nỗ lực vụng về để chạy tội “phản bội và âm mưu phản bội” của họ Ngô.
7. Ellen Hammer, A Death in November (NY: Oxford Univ Press, 1987), tr. 268-70; Winters, Year of the Hare, tr. 99; Seymour M. Hersh, The Dark Side of Camelot (Boston: Little, Brown, 1997), tr. 433-34; Philip E. Catton, Diem’s Final Failure (Lawrence, Kansas: Press of Univ. of Kansas, 2002), tr. 195.
8. Maneli, 1971:137-39. Từ cuối tháng 8/1963, tình báo Mỹ đã biết tin về kế hoạch của Maneli; Foreign Relations of the United States [Bang giao quốc tế của Liên bang Mỹ], 1961-1963, IV:89-90. Se dẫn: FRUS, 1961-1963. Sau ngày 1/11/1963, Bộ trưởng Nội Vụ Tôn Thất Ðính cũng tiết lộ trong một buổi họp báo việc Nhu liên lạc với Hà Nội, qua trung gian Maneli; Maneli 1971:112-14. Những lời chứng trong sách của Maneli ấn hành tại Mỹ, tưởng cần nhấn mạnh, chỉ là một thứ truyền khẩu sử, hay dã sử; cần được phối kiểm với các tài liệu văn khố khác.
9. Maneli, 1971:140-47; FRUS, 1961-1963, IV:89 [một nhân chứng đã cho CIA biết tin Maneli gặp Nhu từ tối ngày 30/8/1963]; Tel 403, 2 Sept 1963, Lodge gửi BNG; Ibid., IV:84-5 [TL 44]
10. CÐ 403, ngày 2/9/1963, Lodge gửi BNG; Ibid., IV:85.
11. CÐ CIA ngày 2/9/1963; Ibid., IV:89-90.
12. CÐ 0689, CAS gửi CIA; Ibid., IV:125-26.
13. Ibid., IV:239-40.
14. Nolting, From Trust to Tragedy, 1988:117-18.
15.Thư ngày 25/5/1963, Trueheart gửi Hilsman; FRUS, 1961-1963, III:327-30. Theo Trueheart, Nhu đã cung cấp loại tin vô căn cứ này nhiều lần. [Nó cũng chứng minh tình báo của Nhu thường đi ngược lại sự thực]
16. CÐ 403, ngày 2/9/1963, Lodge gửi BNG; Ibid., IV:85.
17. Xem Chính Ðạo, VNNB, 1939-1975, tập I-D: 1964-1968 (đang in).
18. William Colby, Lost Victory, 1989:102-3. Trong cuốn Our Endless War in năm 1987, Ðôn không nhắc đến chi tiết này. Ấn bản tiếng Việt của tập hồi ký trên ghi rằng Nhu được Trung tá Bường, tỉnh trưởng Bình Tuy, đưa đến gặp Phạm Hùng và hai người khác. Nhu hứa với Phạm Hùng là sẽ cho Lệ Xuân và Lệ Thủy ngồi lên chuyến xe lửa thống nhất đầu tiên ra Hà Nội (tr. 183). Tướng Ðôn, tưởng cũng nên ghi nhận, là một trong những “nguồn tin đáng tin cậy” của các viên chức Mỹ. Một trong những lý do là Ðôn từng được OSS huấn luyện vào mùa Hè 1945, rồi gửi trở lại nội địa lấy tin tức về quân Nhật. Ðôn rất thân thiết với Lucien “Lou” Conein và Edward Lansdale.
19. Colby dùng từ “apocryphal” [sự phóng đại], khi phê bình lời nhận xét của Phạm Hùng về Ấp chiến lược do người bạn [Ðôn hay Khiêm?] thuật lại, mà không nhắm vào bản tin về buổi gặp mặt giữa Ngô Ðình Nhu và Phạm Hùng; Colby 1989:102-3.
19b. Phỏng vấn tại Sài Gòn, Việt Nam, tháng 4/2005. Nhưng cũng có tin nhật ký của Lê Duẩn chứa đựng những thông tin về các đầu mối tình báo chiến lược
20. Châu, 1988:162-163.
21. Chẳng hiểu do ngẫu nhiên hay vì một lý do nào cả Châu và Dĩnh, hai cán bộ Cần Lao cao cấp, đều có mặt ở Sài Gòn vào những ngày cuối của chế độ Diệm.
22. Báo cáo ngày 29/5/1963, Lalouette gửi BNG; CLV, SV, d. 18.
23. Xem Ðoạn II, infra.
24. FRUS, 1961-1963, IV:89-90.
25. Ibid. [FRUS, 1961-1963, IV:89-90].
26. Nguyên văn: “He said he is adamantly opposed to neutralism, ... Neutralism, according to Nhu, is completely contrary to GVN’s outlook and policy.” FRUS, 1961-1963, IV:126.
27. Tính đến ngày 9/1/1962, quân Mỹ ở Nam Việt Nam tăng hơn 100%: Từ 948 người vào cuối tháng 11/1961 lên 2,646 người ngày 9/1/1962 và dự trù sẽ lên 5,576 vào cuối tháng 6/1962. Ngày 30/1/1963, Tướng Earle Wheeler báo cáo Mỹ đã có hơn 400 cố vấn cấp Tiểu đoàn và tương đương; trên 100 cố vấn tỉnh; 220 người trong ngành an ninh tại NVN. Gần 300 phi cơ đã hoạt động, gồm 148 trực thăng vận tải, 11 trực thăng võ trang, 81 vận tải có cánh, 13 khu trục (chiến đấu cơ), 9 oanh tạc cơ hạng nhẹ, 4 thám thính chiến đấu, 37 liên lạc. Về quân đội VNCH, có 196,357 Bộ binh, 6,595 Hải quân, 5,817 Không quân, 5,281 TQLC, 75,909 ÐPQ, 95,828 Dân vệ; FRUS, 1961-1963, III, tài liệu 26.
28. FRUS, 1961-1963, III:222-25.
29. FRUS, 1961-1963, III:246-47.
30. Việt Nam cũng hứa sẽ đóng góp 2.3 tỉ đồng; FRUS, 1961-1963, III:307-8,309n3.
31. FRUS, 1961-1963, III:309.
32. FRUS, 1961-1963, III:317-21.
33. Báo cáo ngày 29/5/1963; AMAE (Paris), CLV, SV, d. 91:137-143; CÐ ngày 31/5/1963; Ibid., d. 91:144-147.
34. CÐ 652, ngày 7/10/63, Lodge gửi McNamara; FRUS, 1961-1963, IV:386. (Nên lưu ý là lời tuyên bố này xảy ra sau khi Lodge áp lực Nhu phải rời nước).
35. Tới cuối năm 1949, HCM vẫn giữ kín liên hệ với QTCS; tự nhận là “người quốc gia.” Phía sau hậu trường, từ năm 1945-1946, Hồ đã nối lại liên lạc với CSTH tại vùng Quảng Tây-Quảng Ðông. Hồ còn đồng ý cho Trung đoàn 1 của Quân khu Quảng Ðông hoạt động trong lãnh thổ Việt Bắc từ tháng 3/1946. Ðơn vị của Ðồng chí “Lộc” [Huang Jingwen] này còn huấn luyện cho các binh sĩ Việt Minh, cũng như tổ chức các đơn vị võ trang người Việt gốc Hoa. Zhai 2000:11-12.
36. Xem Chính Ðạo, Việt Nam Niên Biểu, I-C: 1955-1963, 2000:198-203.
37. FRUS, 1961-1963, II:779-787.
38. Báo cáo ngày 2/3/1963, Lalouette gửi BNG; AMAE (Paris), CLV, SV, d. 17. Xem thêm bài phỏng vấn trên báo US News & World Report.
39. Ðính 1998, tr. 270-272.
40. FRUS, 1961-1963, III:225. Ngày 16/4/1963, khi vào gặp Diệm để thông báo sắp về Mỹ nghỉ, Nolting than phiền về những lời tuyên bố của Lệ Xuân. Diệm hứa sẽ không còn tái diễn nữa.
41. FRUS, 1961-1963, IV:175.
42. Xem, thư Diệm gửi U Thant ngày 5/9/1963; United Nations, General Assembly, Official Records, Agenda Item 77, và lời khai của Nhu cùng các viên chức khác trong Ibid., Doc. A/5630, 7/12/1963; Xem thêm Chính Ðạo, “Mùa Phật đản đẫm máu;” đã phổ biến trong Ði Tới (Canada), số 75-76, tháng 12/2003; website Chuyển Luân (Australia), tháng 12/2003, Hợp Lưu và Việt Nam Văn Hiến. (ấn bản 2010).
43. VNNB, I-C: 1955-1963, tr. 203.
44. Ngày 24/1/1962, Diệm trả đũa bằng cách cho Fishel biết sẽ chấm dứt giao kèo với nhóm chuyên viên MSU. Fishel nghĩ rằng giọng nói là của Diệm, nhưng lối lý luận là của Nhu [The voice was that of the President, but the reasoning was that of his brother, Nhu]. Thư ngày 17/2/1962, Fishel gửi Hannah; FRUS, 1961-1963, II:148-52.
45. FRUS, 1958-1960, I:568-69.
46. Xem David Halberstam, The Making of A Quagmire (New York: Random House, 1965; Neil Sheehan, The Bright Shining Lie (New York: Vintage Books, 1988), tr. 269-371.
47. FRUS, 1961-1963, III:500-4. [“It was his firm convicton that the Government of Vietnam was being oppressed by the US press rather than the American correspondents being oppressed by the Vietnamese government;”]
48. FRUS, 1961-1963, I:1961, tr. 411-16. 48; Tels 20, 6/7/1962, và 28, 9/7/1962, BNG gửi Sài Gòn; & Tel 35, 10/7/1962, Sài Gòn gửi BNG; FRUS, 1961-1963, II:1962, tr. 497-98 [TL 234], 511-13 [TL 238] và 514-15 [TL 239]. Về phía QTCS, Kremli chống lại việc gây chiến ở Lào và Việt Nam do Hà Nội đề xướng, với sự chấp thuận của Mao, nên có lẽ “phe ta” không ngồi lại được với nhau như Lê Duẩn sau này nhận xét..
49. CIA Information report ngày 2/9/1963; FRUS, 1961-1963, IV:91. Tưởng cũng nên ghi nhận sự hòa hoãn Mỹ-Nga này, theo tài liệu Trung Cộng, khiến Lê Duẩn và Lê Ðức Thọ nghiêng hẳn về phía “giáo điều” của Bắc Kinh, và xa gần đả kích chủ nghĩa “xét lại” của Nga. Ngày 30/1/1964, L6 Duẩn tuyên bố ở Bắc Kinh là sẽ không có thong cáo chung sau chuyến thăm Mat-scơ-va của Duẩn.
50. CÐ số 1250 gửi Sài Gòn, DOS, Central Files, PER-Lodge, Henry Cabot; CÐ số 1230 từ Sài Gòn; FRUS, 1961-1963, III:414. Theo Thuần, Diệm sẽ trở nên cứng đầu hơn. Truheart nói không biết Lodge đã nhận được những chỉ thị gì, nhưng cách tốt nhất để tránh đương đầu với Mỹ là chính phủ Diệm nên bắt đầu thay đổi cách làm việc.( Ibid)
51. Thư ngày 17/2/1962, Fishel gửi Hannah; FRUS, 1961-1963, II:149. Theo Fishel, một Bộ trưởng (Huỳnh Hữu Nghĩa) đã cải đạo; (Ibid, II:46) và nhiều sĩ quan cũng cải đạo để mong được thăng cấp. (Ibid., II:56, 45)
52. Báo cáo ngày 18/12/1962, FRUS, 1961-1963, II:779-84; Chính Ðạo, VNNB, I-C: 1955-1963, tr. 239-40, 268-69. Báo cáo này đã nạp cho Bạch Cung ngày 26/12/1962; nhưng chỉ được phổ biến ngày 25/2/1963. Xem thêm Báo cáo ngày 2/3/1963 của Ðại sứ Herve Alphand; AMAE (Paris), CLV, SV, d. 17, và báo cáo ngày 2/3/1963 của Lalouette; Ibid. (Dư luận là liên hệ giữa Mỹ và VN khó thể cải thiện. Hệ thống quân sự Mỹ, 5 ngành, 11 Tướng. Chiến tranh đưa vào các mật khu VC, Cà Mau và chiến khu D, nhưng các Tướng hoài nghi về một giải pháp quân sự). Chester L. Cooper, trong The Lost Crusade: America in Vietnam, nhận định: “Thus a bare five years after Diem’s assumption of power, his ‘miracle’ began to show stains of ugly reality; p. 165)
53. Chính Ðạo, VNNB, I-C: 1955-1963, tr. 203-6, 220; FRUS, 1961-1963, I:416-17,
54. FRUS, 1961-1963, II:596-601; Chính Ðạo, VNNB, I-C: 1955-1963, tr. 256-58. Những người có thể thay thế: (1) Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ và Tướng Dương Văn Minh; (2) Tướng Lê Văn Kim và Dương Văn Minh; (3) Trần Quốc Bửu.
55. FRUS, 1961-1963, II:601-3.
56. Xem chú 50 supra.
57. Các viên chức Mỹ cho lối diễn tả này rằng nó là tuyên truyền của Cộng Sản. Thư ngày 4/4/1963, Wood gửi Nolting, III:205.
58. FRUS, 1961-1963, III:222-25.
59. FRUS, 1961-1963, IV:212-15.
60. Cooper, Lost Crusade, tr. 165-67.
61. FRUS, 1961-1963, III:501-2, IV:84-5.
62. Xem thêm việc tài trợ quĩ chống phản loạn; FRUS, 1961-1963, III:210-11.
63. Nguyên văn: “He is neither anti-American nor xenophobic . . . He is unpopular because he wants to promote a genuine revolution among the people and this annoyed the stand-patters;” Tel 1056, 23 May 1963, Nolting gửi BNG; FRUS, 1961-1963, III:324 [TL134].
64. CÐ 652, ngày 7/10/63, Lodge gửi McNamara; FRUS, 1961-1963, IV:386.
65. Nguyên văn: “We don’t need the Americans anymore even in the economic field, as we can confront our economic problems with our own resources.” Ibid.
66. Châu, 1988:164.
67. Durbrow đề nghị BNG Mỹ cho lệnh Durbrow bảo thẳng Diệm rằng nếu Diệm không thi hành kế hoạch chống phản loạn, sẽ tạm ngưng việc tăng gia 20,000 quân nhân VNCH.
68. Biên bản buổi nói chuyện ngày 26/1/1962 giữa [Diệm với Fowler Hamilton (USAID, Administrator), Arthur Z. Gardner (USOM director), và Henry Koren (Office of SEA Affairs, Director); FRUS, 1961-1963, II:41-4; 60-2.
69. Ibid., II:44.
70. Ðoàn Thêm, Những ngày chưa quên, 1954-1963 (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1989), tr. 188; Châu, 1988:109.
71. Thêm, Những ngày chưa quên, 1989:188. Nhu nhiều hơn một lần thố lộ: “Một thằng [Pháp] rất hiểu mình thì chỉ tính xỏ mình, một thằng [Mỹ] muốn giúp mình thì chẳng hiểu mô tê gì cả.” Châu, 1988:109. Tôi chưa tham khảo bản Pháp ngữ của Trung tá Châu, chẳng hiểu tác giả dùng danh từ nào để dịch thành “thằng” trong bản Việt ngữ.
72. Tuy nhiên, Nhu học thuộc lòng bài học Machiavelli: Không ngại ngần khẳng định lòng trung thành với Mỹ, dù chỉ đầu môi chót lưỡi, để đạt mục tiêu. Ngày 2/9/1963, chẳng hạn, Nhu từng tâm sự với Ðại sứ Lodge là từng bảo sứ giả của Hà Nội rằng Nhu luôn luôn trung thành với Mỹ nên không thèm chú ý đến những lời tuyên bố của Hồ Chí Minh hay de Gaulle; FRUS, 1961-1963, IV:85. Bốn ngày sau, 6/9, Nhu còn khẳng định không thể làm một việc vô đạo đức như móc nối với Hà Nội sau lưng người Mỹ; Ibid., IV:125.
73. Có tất cả 7 cuộc tự thiêu vì đạo pháp của tăng ni. Thượng tọa Quảng Ðức (11/6/1963, Sài Gòn), Ðại đức Nguyên Hương (4/8/1963, Phan Thiết), Ðại đức Thanh Tuệ (13/8/1963, Huế), Ni cô Diệu Quang (15/8/1963, Ninh Hòa), Thượng tọa Tiêu Diêu (16/8/1963, Huế), Ðại đức Quảng Hương (5/10/1963, Sài Gòn), và Ðại đức Thiện Mỹ (27/10/1963, Sài Gòn); Chính Ðạo, Tôn Giáo & Chính Trị: Phật Giáo, 1963-1967 (Houston: Văn Hóa, 1994), tr. 334-335. Ngoài ra, còn một Phật tử, Thương phế binh Hồng Thể (29/9/1963, Vũng Tàu). Xem thêm Thích Thiện Hoa, 50 Năm chấn hưng Phật giáo Việt Nam, tr. 144-62. Tiếng “nhà chứa” mà Diệm dùng có lẽ đề cập đến hiện tượng “tân tăng” ở miền Nam Việt Nam–những người vừa muốn làm tu sĩ, vừa muốn hưởng thụ mọi lạc thú thế tục như sinh lý, ăn mặn, và trợ cấp Mỹ.
74. Xem những lời tâm sự của Diệm với Lalouette vào tháng 5/1963; nhận xét của Hilsman, FRUS, 1961-1963, III:189-92, hay Thompson; Ibid., III:193-95.
75. CÐ 384, Saigon, 30/8/1963, Lodge gửi Rusk; FRUS, 1961-1963, IV:58-9; Vũ Ngự Chiêu, “Social and Cultural Change in Vietnam Between 1940 and 1946;” Part III: “The Brutality of World Politics,” chương XII-XIV; Ph.D. Dissertation, 1984, UW-Madison.
76. Nguyên văn: “Neither the GVN nor any other government could possibly negotiate with Hanoi either openly or secretly, except after having won guerrilla war and not in terms of neutralization but rather within framework of strong SVN seeking to incorporate North Vietnam within free world order;” FRUS, 1961-1963, IV:126.
77. FRUS, 1961-1963, III:256-257.
78. FRUS, 1961-1963, IV:323.
79. Xem, chẳng hạn, chiến dịch “Hòa Bình” tại Củ Chi từ 21 tới 25/1/1962; FRUS, 1961-1963, II:99-101.
80. Trần Văn Trà 1993:165ff.
81. Chính Ðạo, 55 Ngày & 55 Ðêm: Cuộc sụp đổ của VNCH, in lần thứ 5, có bổ sung (Houston: Văn Hóa, 1999), tr. 55.
82. FRUS, 1961-1963, III:Tài liệu 253. Tài liệu chính thức của Việt Nam ghi nhận ngày 2/9, đã hoàn thành 8,227 trong số 10,592 ấp dự trù. 76% dân chúng, tức 9,563,370 người, đã vào ở trong các ấp chiến lược; Memorandum của Maxwell D. Taylor; Ibid., IV:99. Giống như hầu hết các quốc sách khác, Ấp chiến lược phần lớn chỉ có hình thức mà thiếu thực chất.
83. Ngày 18/1/1962, đài phát thanh Hà Nội loan tin thành lập Ðảng Cách Mạng Nhân Dân miền Nam; AMAE (Paris), CLV, SV, d. 91, tr. 35.
84. FRUS, 1961-1963, IV:126.
85. Báo cáo số 085/HC/2, ngày 28/7/1956, Hoppenot gửi Nha Á Châu-Ðại dương; SLV, SV, 46:33-5; FRUS, 1952-1954, XIII, 2:2361-362.
86. Tại miền Tây, trong ba năm 1964-1967 người viết từng được nghe kể lại hàng trăm mẩu chuyện cười ra nước mắt về các “Khu trù mật” hay “Ấp chiến lược” dựng lên trong khoảng 48 giờ trước ngày Diệm đến thanh tra. Giữa năm 1966, vẫn còn cảnh một Thủ tướng bay tới một “ấp tân sinh” mới thành lập, phát heo giống cho thân nhân các viên chức tỉnh Chương Thiện, ngụy trang thành dân.ỳ Xem thêm Hilsman’s Research Paper on strategic concept of SVN, 2 Feb 1962; FRUS, 1961-1963, II:73-5.
87. Báo cáo số 41/AS, Lalouette gửi Couve de Murville; AMAE (Paris), CLV, SV, hộp 91; Nhân Dân, 1/1/1962; Hồ Chí Minh Toàn Tập, 1989, 9:272.
88. Theo Tướng Ðỗ Mậu, Diệm khoe chậu đào do bà con ngoài Bắc gửi tặng. Cựu Tổng Giám đốc Thanh Niên Cao Xuân Vỹ cho rằng Hồ gửi chậu đào vào dịp Tết Quí Mão, 1963.
89. Ngày 1/1/1962, Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh tuyên bố rằng miền Nam chưa chuẩn bị tấn công ra Bắc. Ngày 18/4/1962, Ðài phát thanh Hà Nội trích lời Dân biểu Vịnh (Chủ nhiệm Ủy Ban Thống nhất trung ương, Thứ trưởng Quốc Phòng) là nên tái triệu tập Hội nghị Geneva; CÐ 1330, ngày 20/4/1962, Ðại sứ Sài Gòn gửi BNG; FRUS, 1961-1963, II:342.
90. FRUS, 1961-1963, II:543-44.
91. CÐ 1330, ngày 20/4/1962, Ðại sứ Sài Gòn gửi BNG; FRUS, 1961-1963, II:343.
92. Thư vào Nam của Lê Duẩn về việc thành lập một chính phủ miền Nam liên hiệp, trung lập, và tuyên cáo 14 điểm của MT/GPMN ít lâu sau cho thấy có thể Hà Nội muốn thấy có một chính phủ miền Nam “trung lập” và “độc lập” với Mỹ. Cho tới khi có tài liệu chứng minh ngược lại, khó thể nhìn những kế hoạch này ngoài “chiến tranh toàn diện” của Hà Nội–tức sử dụng mọi phương tiện để đạt chiến thắng cuối cùng; và, bước đầu tiên là ngăn chặn Mỹ đưa quân tác chiến vào miền Nam, uy hiếp cửa ngõ chiến lược Ðông Nam của Trung Cộng.
93. Viện Sử học, Việt Nam: Những sự kiện, 1945-1986 (Hà Nội: NXBKHXH, 1990), tr. 222.
94. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 9:1961-1964 (Hà Nội: 1978), tr. 533-40.
95. Xem, chẳng hạn, cuộc tiếp xúc điện thoại giữa viên chức ngoại giao Pháp và Trần Văn Hữu ngày 23/8/1963: “Diệm đang bị đánh đến chết. Còn phải chịu đựng thêm vài tháng. Chậm lắm là cuối năm sẽ có một chính phủ mới. Ðể lập nên một đội ngũ mới, cần kêu gọi những người đang bị bắt giữ hay đang lẩn trốn ở Việt Nam. Những nhân vật cần có trong tay phải được nắm giữ ngay, đặc biệt là những người đang ở Phi Châu. [Chú thích ghi là Lê Thành Khôi, một nhân vật tả phái cực đoan (dù rằng không Cộng Sản) hiện đang ở đang ở Madagascar cùng Sainteny]. Cuộc tranh đấu chống Cộng đã lỗi thời. Hai cường quốc Nga-Mỹ không thể bắt tay ngầm như ở Mat-scơ-va trong lúc đòi hỏi thuộc hạ (nguyên văn: bọn tí hon) tiếp tục chiến đấu cho lý tưởng của họ.” CLV, SV, 18:61.
96. CIA Information Report, TDCSDB-3/654,285, 22/4/1963; JFKL, NSF, Vietnam Country Series, 4-5/63; FRUS, 1961-1963, III:246-247.
97. Lời tuyên bố của Nhu khiến các viên chức Mỹ cực kỳ quan tâm. Ngày Thứ Hai, 13/5, lúc 18G46 [07G46 14/5 Việt Nam], Ngoại trưởng Rusk chỉ thị cho Ðại sứ Sài Gòn: Mỹ sẽ cắt giảm khoảng 1000 người vào cuối năm, nhưng tùy thuộc ở sự tiến triển tình hình an ninh. Nếu Diệm không muốn cắt giảm cố vấn Mỹ, nên ra tuyên cáo chính thức. Nếu Diệm đồng ý với Nhu, yêu cầu Diệm giải thích vị thế và ý định của Diệm; FRUS, 1961-1963, III:294-296. Hôm sau, 14/5, Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện chất vấn gay gắt Heinz và Hilsman về lời tuyên bốÔ của Nhu. Chính tờ Washington Post, trong phần xã luận, kêu gọi phải đặt lại vấn đề bang giao Mỹ-Việt. Ngày 20/5, Nolting mới báo cáo là Nhu tuyên bố rằng đã bị Unna trích dần sai lạc; FRUS, 1961-1963, III:309. Ba ngày sau, 23/5, Nhu lại cải chính rằng chỉ muốn phát động một cuộc cách mạng thực sự, để tiến dần đến tự túc. Ðã bị hiểu lầm quá nhiều như bài Mỹ hay bài ngoại.
98. CÐ số 410, Saigon to Washington; JFKL, NSF, Country Vietnam, Vietnam State Cables; FRUS, 1961-1963, IV:111, n3.
99. Nhân Dân, 8/8/1963; Hồ Chí Minh toàn tập, 9:537-538.
100. Nhân Dân, 29/8/1963; dẫn trong Hồ Chí Minh toàn tập, 9:549-560. Tài liệu Việt Nam, Những sự kiện, 1945-1985, tr. 230 ghi là ngày 28/8/1963.
Chính Ðạo
© 2004, 2010 by Chieu N. Vu. All Rights Reserved.
Phần II
II. NHỮNG THẾ LỰC CHI PHỐI BÊN NGOÀI:
Chính sách hòa hoãn Mỹ-Nga, cộng với sự va chạm cá nhân với các viên chức Mỹ, cũng khiến họ Ngô tìm cách nới rộng hơn sự kềm tỏa của Mỹ. Phong trào chính trị đang lên trong thời điểm này là phi-liên-kết, và trung lập trong cuộc chiến tranh lạnh Mỹ-Nga, do Pháp và India đi hàng đầu. Ngoài ra, Trung Cộng thường tuyên bố theo đuổi chính sách “sống chung hòa bình” [peaceful co-existence], trong khi Mao đưa ra “thuyết” Thế Giới Thứ Ba, tức thế giới của các nước nghèo và cách mạng giải phóng khỏi ảnh hưởng hai cường quốc.
Các nước Pháp, Poland, India và ngay cả Vatican đều muốn cổ võ nỗ lực tìm một giải pháp chính trị. Vatican đang tìm cách hòa hoãn với Mat-scơ-va để chăm lo linh hồn cho khoảng 100 triệu giáo dân Ðông Âu. India của Thủ tướng Nehru từng môi giới cho việc thảo luận giữa Mỹ và Hà Nội. Nhân dịp Phạm Ngọc Thạch qua New Dehli vào mùa Thu 1961, chẳng hạn, Bộ Ngoại Giao Mỹ đã chuyển cho Thạch 5 điểm căn bản trong chính sách của Mỹ. Nên chẳng có gì ngạc nhiên khi Goburdhun, Ðại sứ India trong UBQT/KSÐC, thúc dục Nhu gặp Maneli. Và, nếu tin được những người một thời thân thiết với họ Ngô, Ðại sứ India còn môi giới cho Nhu gặp đại diện CSBV ngay tại trụ sở UBQT/KSÐC ở Sài Gòn. Theo Trần Văn Dĩnh, chính phủ India cũng có thể có một bàn tay trong kế hoạch gửi Dĩnh qua New Dehli để móc nối đại diện Hà Nội vào khoảng trung tuần tháng 11/1963.
A. TRUNG CỘNG:
Mục tiêu chiến lược của Bắc Kinh trong thập niên 1950-1960 là Ðài Loan, Triều Tiên, và Việt Nam. Trung Cộng quyết giữ quân đội Mỹ và ảnh hưởng Mỹ ở ngoài miền Nam Việt Nam, nói riêng, và Ðông Nam Á nói chung, nhưng cũng muốn tránh trực diện đương đầu với Mỹ như ở Triều Tiên. Mục tiêu chính của Mao là ổn định tình hình nội bộ, công nghệ hóa Hoa lục. Nói cách khác, Bắc Kinh muốn Mỹ triệt thoái khỏi miền Nam, và cái giá phải trả, nếu cần, là sinh mạng cuối cùng của trai tráng Việt.
Tài liệu mới giải mật về cuộc chiến tranh lạnh 1947-1991 khẳng định vai trò và ảnh hưởng chủ yếu của Trung Cộng trong những cuộc chiến ở Á Châu. Bắc Kinh, qua đại diện Chu Ân Lai, chẳng hạn, đóng vai trò quyết định trong việc ký Hiệp ước Ðình Chiến Pháp-VNDCCH tại Geneva ngày 20-21/7/1954, và là đồng tác giả giải pháp ngưng bắn trước, chính trị sau. Một cách nào đó, 19 năm sau, Mao và Chu Ân Lai cũng bảo trợ một hòa ước tương tự tại Paris năm 1973, giúp Mỹ triệt thoái trong danh dự, dành số mệnh Ðệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam cho “thực tế cán cân quân sự” sau ngày Mỹ và Ðồng Minh triệt thoái.
Trong ba, bốn năm đầu sau Hiệp định Geneva (21/7/1954), Bắc Kinh tập trung nghĩa vụ quốc tế trong việc giúp Bắc Việt mở mang kinh tế và củng cố thế lực chính trị phía bắc vĩ tuyến 17 qua cuộc cách mạng thổ địa–mà mục tiêu chính yếu gồm tước đoạt tài sản “thu nhập bất hợp pháp” của địa chủ, cường hào ác bá; và, đưa vào hàng ngũ lãnh đạo những khuôn mặt mới chấp nhận sự lãnh đạo của Ðảng, qua các cán bộ CS. Ðối với miền nam, Mao Nhuận Chi nhắc nhở lãnh đạo Bắc Việt về bài học cái chổi và đống rác. Theo Mao, hãy tạm để yên đống rác miền Nam, vì chưa đến lúc chổi phải quét đến. Hơn nữa, Mao còn bận mở chiến dịch tái chiếm Ðài Loan, qua việc pháo kích Kim Môn-Mã Tổ (Quemoy) để phản công lại sự can thiệp của các cường quốc Tây Âu vào Trung Ðông, đồng thời biện minh cho sự hy sinh của dân chúng Trung Hoa trên đường cách mạng. ( 101)
Thái độ của Trung Cộng về miền Nam Việt Nam chỉ thay đổi từ năm 1958, sau khi Phạm Văn Ðồng viết thư cho Chu Ân Lai ngày 14/9/1958, nhìn nhận lãnh hải mới do Bắc Kinh công bố 10 ngày trước (4/9/1958) (ranh giới biển: 12 hải lý từ bờ biển)–một cuộc cắt đất đổi quân viện không xa lạ trong bang giao Hoa-Việt từ cổ thời. Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính Trị Ðảng LÐVN chỉ diễn lại những hành vi của Hồ Quí Ly, Mạc Ðăng Dung, Trịnh Tùng, Lê Duy Kỳ [Chiêu Thống], v.. v.. với các chế độ phong kiến Trung Hoa. (102)
Sự thay đổi này có nhiều nguyên do. Lý do thứ nhất là khối Cộng Sản Quốc Tế [QTCS] đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng rất tự nhiên, dài theo ranh giới quyền lợi và an ninh quốc gia. Cho tới năm 1953, dù đã có những dị biệt khó tránh với Liên Sô và QTCS (hiểu như khối Ðông Âu), Mao Nhuận Chi nhẫn nhục, tôn thờ “Bác Joe” như bậc thày khả kính. Trên phương diện tuyên truyền đại chúng, Ðảng CSTH biến Josef Stalin thành một thứ thần tượng mà 500 triệu vành môi người Trung Hoa đồng thanh xưng tụng muôn năm vẫn chưa đủ. Ðồng thời, Liên sô Nga được ca ngợi như thành trì sáng chói của cách mạng vô sản, thánh địa của chủ nghĩa Marxist-Leninism. Kế hoạch ngũ niên thứ nhất (1953-1958) của Mao rập khuôn theo Nga.
Cái chết của Stalin và tình trạng hỗn loạn tại Nga trong giai đoạn “hậu Stalin” khiến Mao tách dần khỏi quĩ đạo Nga. Hai cuộc chiến Triều Tiên (1950-1953) và Ðông Dương lần thứ nhất (1945-1954) tạo vị đắng ở đầu lưỡi Mao. Nga không giữ đúng lời hứa bồi hoàn viện trợ của Bắc Kinh cho hai nước này. (Một số thông tin Trung Cộng cho rằng Nga không bồi hoàn quân viện cho Hồ từ 1950 tới 1954). Ngoài ra, kế hoạch ngũ niên thứ nhất (1953-1958) rập khuôn Nga Sô thất bại. Số vốn đầu tư của Nga chỉ được 3%. Tốc độ phát triển kỹ nghệ nặng quá chậm, dù kỹ nghệ tiêu dùng tương đối phát triển. Mao cũng không hoàn toàn thỏa mãn với thái độ trưởng thượng của Nga qua các chuyên viên.
Cuộc thanh trừng Gao Gang [Cao Cương], chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, và Rao Shushi [Nhiêu Thấu Thạch], trưởng Ban tổ chức Trung Ương [Orgburo], vào cuối năm 1953–nhưng chỉ công khai từ tháng 2/1954, và bạch hóa trước dư luận từ tháng 3/1955–có xuất xứ từ thái độ “thân Nga” của hai “đại gia” xứ Manchuria (Ðông Bắc) và Thượng Hải (Ðông, trung tâm kỹ nghệ nặng). Trong hạ bán năm 1955, Mao cho lệnh Ðặng Tiểu Bình tiếp tục thanh trừng “bọn phản động đội lốt Marxist-Leninist,” qua các chiến dịch “Tứ thanh” và “Ngũ phản.” Khoảng 150,000 phe đảng Cao Cương và Nhiêu Thấu Thạch bị bắt giữ, điều tra và tập trung cải tạo với tội danh phản động mạo danh Marxist-Leninists [“reactionaries cloaked as Marxist-Leninists”]. Dù cuộc thanh trừng Cương và Thạch có động cơ chính từ sự tranh đoạt quyền lực giữa thuộc hạ Mao, nó cũng đánh dấu khởi điểm sự biệt phân từ hữu nghị, hợp tác toàn diện trong quan hệ Nga-Hoa tới thù nghịch. (103)
Bài diễn văn hạ bệ Stalin ngày 20/2/1956 của Nikita S. Khrushchev (1953-1964) tại Ðại Hội thứ XX Ðảng CSLS tạo thêm một cơ hội cho Mao “ý thức hệ hoá” sự cọ sát khó tránh. Từ ngày này, sự rạn nứt Nga-Hoa–ươm mầm từ quyền lợi quốc gia, rồi vấn đề “chính thống Marxist” và “xét lại”–biến hóa dần thành cuộc tranh giành vai trò lãnh đạo khối QTCS và đôi lúc ròn vang tiếng súng qua các cuộc tranh chấp “hơn 1.5 triệu cây số vuông” biên giới.
A. Mặt Trời Hồng Mao Nhuận Chi [Trạch Ðông]:
Mao Nhuận Chi [Trạch Ðông]–người theo Henry A. Kissinger chỉ thấy chủ nghĩa Cộng Sản [Communism, đúng hơn, “công hữu”] là chân lí [the truth] (d. Kissinger, 1979:1064)–không qua lớp huấn luyện ngoài nước nào, một thứ Marxist tự nhận và tự học. Là sản phẩm của cuộc cách mạng Tân Hợi [Xin Hai], khởi đầu bằng chính biến 10/10/1911 ở Wuhan [Hankow, Hupei (Hồ Bắc)], Mao và Thế hệ “Ngũ Tứ” [4/5/1919] bị thôi thúc, nung nấu bằng mơ ước đổi mới, phú cường, trên nền tảng tự tôn chủng tộc và văn hóa Ðại Hán [Ta Han]. Năm 1936, Mao còn gợi nhớ lại với ký giả Mỹ Edgar Snow nỗi cảm khái và hãnh diện khi thấy những tấm biểu ngữ “Ta Han Min-kuo Wan Sui” [Vạn tuế Ðại Hán Dân Quốc] được trương lên ở đường phố Changsha [Trường Sa] ngày 22/10/1911, lúc phong trào cách mạng tràn tới Trường Sa, thủ phủ Hunan [Hồ Nam]. (104)
Trong thời gian ở trường Sư Phạm Trường Sa, từ 1913 tới 1918, Mao làm quen với đủ loại truyền đơn từ “cải lương” đến “cách mạng,” qua hai tờ Thanh Niên rồi Tân Thanh Niên–có chủ trương tấn công các hủ tục và hô hào đổi mới. Mao tôn sùng Sun Yatsen [Tôn Dật Tiên], K’ang Yuwei [Khang Hữu Vi] và Liang Qichao [Liang Ch’i Chao = Lương Khải Siêu], cùng tổ chức Ðồng Minh Hội [T’ung Meng hui]. Vì vóc dáng cao lớn, Mao còn mê thích thể dục, thể thao, năm 1917 từng có bài viết về nhu cầu luyện tập thể dục [physical education].
Mao không được tiếp cận Marx một cách trực tiếp, mà chỉ qua kênh diễn giải của nhóm Lý Ðại Chiêu [Li Dazhao] và Trần Ðộc Tú [Chen Duxiu], hai trí thức tả phái. Sự thu nhận Marxism này chỉ là phần thêm vào vốn liếng văn hóa đại chúng và lịch sử cấp tiểu học Hán tộc–không những phiến diện, mà còn đầy xúc động do dư hưởng của những tài liệu tuyên truyền phong kiến mệnh danh là “sử sách.” Hai tập sách gối đầu giường của Mao và thế hệ 1911 là bộ tiểu thuyết lịch sử Tam Quốc Chí [Sanguo Jih], với nhân vật Liu Pei (Lưu Bị, trung nghĩa theo Khổng giáo) và Tsao Tsao (Tào Tháo, một tay thực dụng đến tàn nhẫn) [a ruthless realist], cùng Thủy Hử [Water Margin] tức sự tích 108 anh hùng Lương Sơn Bạc (Liang Shan P’o) (Pearl Buck dịch qua Mỹ ngữ dưới tựa All Men Are Brothers].
Biến cố đưa Mao vào đường hoạt động là phong trào Ngũ Tứ [4/5/1919] tức cuộc biểu tình của 3,000 sinh viên Beijing chống lại quyết định nhường tô giới Shantung [Sơn Ðông] của Germany cho Nhật tại Hội nghị Versailles. Ngày 3/6/1919, Mao tổ chức đình công bãi thị tại Trường Sa để ủng hộ sinh viên Bắc Bình. Hai ngày sau, 5/6, biểu tình và đình công của công nhân và thương gia lan tới Shanghai, như phong trào cổ võ việc sử dụng hàng nội hóa để tẩy chay hàng hóa Nhật, và rồi lan tràn đến các đô thị lớn. Tổng đốc Chang Ching-yao ngăn cấm mọi hành vi chống Nhật, bố ráp, bắt giữ nhiều người. Tuy nhiên, nông dân vẫn bất động.
Ngày 9/7/1919, Liên hội học sinh Hunan tổ chức một liên minh các giai cấp, theo gương Beijing, Shanghai và Xianjin [Tientsin]. Ngày 14/7, Mao sáng lập và chủ biên tuần báo Trường Giang bình luận [Xiang Jiang Ping lun] của Hội Học Sinh. Sử dụng văn phong bình dân, gần giống như lúc nói chuyện. Số đầu in 2000 bản hết trong ngày. Từ những số sau, in 5000 bản. (Hiện còn 5 số báo, ra ngày 14, 21, 28/7 và 4/8/1919. Số đặc biệt ra ngày 21/7/1919; Robert A. Scalapino, “The Evolution of a Young Revolutionary–Mao Zedong in 1919-1921;” JAS, Vol.XLII, No. 1 (Nov 1982), p. 32n4 [29-61]) Một nguồn tin khác: Tân Tương Bình Luận.
Mao nêu rõ mục đích của Trường Giang bình luận nhằm giúp “tù nhân của các trường học” tìm hiểu những tư tưởng mới hầu ứng dụng trong việc phục hồi Ðại Hán. Mao đả kích việc bắt giữ Trần Ðộc Tú tháng trước, vì theo Mao, nội dung truyền đơn chẳng có gì sai. (Scalapino, 1982:33) Mao cũng phân định thế đối nghịch giữa quần chúng [masses] với thiểu số quân phiệt và trục lợi [profiteers] đứng về phía ngoại nhân. [“The Great Union of the Masses;” XJPL, No. 2, 21 July 1919, tới số ngày 4 Aug 1919; Scalapino, 1982:35]. Tháng 11/1919, Mao tái lập Tổng Hội học sinh, và tổ chức bãi khóa chống Tổng đốc Zhang Jing-yao. Tháng sau, Mao đi Beijing dự đám tang thày cũ Yang Cheng-ji [Yang Ch’ang-chi]. Rồi ghé qua Thượng Hải, thăm Ðộc Tú và bàn luận về những bản dịch tác phẩm Marx mới xuất bản. [Ðộc Tú mới được phóng thích sau 6 tháng tù và đang cư ngụ ở Thượng Hải.]
Tháng 6/1920, Mao về lại Trường Sa, giữ chức Hiệu trưởng một trường tiểu học phụ thuộc vào trường sư phạm. [Nhờ vậy, Mao làm đám cưới đầu tiên với Yang K’ai-hui, con Yang Cheng-ji. Ở thời điểm này, theo Mao, Mao đã trở thành Marxist. Tuy nhiên mới chỉ là thứ kiến thức nhập môn [rudiments of Marxism]. Khó biết “bạo lực cách mạng công nhân vô sản” mà Marx qui nạp từ những kinh nghiệm xã hội vật bản/Ki-tô Âu châu, và tinh thần nổi loạn, cướp của người giàu, chia cho người nghèo trong Thủy Hử của một xã hội nông nghiệp, chậm tiến, nghèo khổ Á châu, hay những mưu bá, đồ vương của Tam Quốc Chí đã tác động và hình thành màu sắc “chủ nghĩa xã hội” nào trong Mao. Có thể tin được rằng Hồ Chí Minh và thuộc hạ hữu lí khi cung văn công lao “Trung quốc hóa” chủ nghĩa Mác-Ăng-ghen-Lê-nin-Stalin của Mao–tức “đã áp dụng một cách đúng đắn chủ nghĩa ấy vào hoàn cảnh Trung Quốc,” “ đưa cách mạng Trung Quốc tới chỗ toàn thắng.”(105)
Tuy nhiên, liên hệ giữa hai Ðảng CSTH và Nga cũng đầy sóng gió. Quốc tế Cộng Sản không ngừng áp lực Ðảng CSTH mở mặt trận thống nhất với Trung Hoa Quốc Dân Ðảng [QDÐ]. Ba lần thống nhất (1923-1927, 1937-1945, 1946-1947) đều đổ vỡ. Lần thứ ba, nhờ kinh nghiệm kháng Nhật, Hồng quân (sau này được biết như Quân đội giải phóng [QÐGP]) đạt chiến thắng cuối cùng. Năm 1949, Tưởng Giới Thạch tháo chạy qua Ðài Loan, xâm chiếm đảo quốc này. Chiếm Bắc Kinh vào tháng 2/1949, tám tháng sau, ngày 1/10/1949, Mao tuyên bố thành lập THNDCHQ. Cuối năm đó, QÐGP tiến đến sát biên giới Bắc Việt.
Nhưng Mao chưa thỏa mãn với thành tích đánh thiên hạ trong nội bộ Hoa lục. QÐGP được gửi tới các lân bang phía bắc, đông bắc, và tây thôn tính Manchuria, Mongol và Tibet đặt vào bản đồ Trung Hoa. Năm 1950, Mao gửi chí nguyện quân qua Triều Tiên, khi quân Liên Hiệp Quốc tiến lên phía bắc vĩ tuyến 38, ép sát sông Áp Lục. Năm 1953, chính phủ Eisenhower phải chấp nhận vĩ tuyến 38 như biên giới tạm thời cho hai “nước” Triều Tiên. Tại hướng tây nam, Mao xâm lấn biên giới India, mở rộng ảnh hưởng xuống Pakistan. Phía đông, mưu toan thôn tính Ðài Loan, nhưng gặp sức phản kháng của hạm đội 7 Mỹ. Hướng đông nam, ngày 18/1/1950, Mao mở cửa cho Hồ trở lại thế giới “cách mạng.” Stalin chấp thuận cho Mao giúp Hồ thành lập sáu đại đoàn (sư đoàn) chủ lực, tổng phản công quân Pháp tại Bắc Việt. Nhưng năm 1954, Mao cũng mở cho Pháp một đường rút trong danh dự qua hiệp định đình chiến Geneva 20-21/7/1954, tạm chia Việt Nam làm hai vùng tập trung theo kiểu mẫu Germany và Triều Tiên–dù có điều khoản sẽ tổng tuyển cử thống nhất trong vòng hai năm.
Mặc dù chỉ là đồng minh bậc hai của Stalin, sự thành đạt của Mao Nhuận Chi khó thể nói nhỏ. Thời gian để giúp cải biến một giáo viên mới tốt nghiệp ở Hồ Nam tiến lên vai trò lãnh tụ một khối 600 triệu nông dân khá dài–ba thập niên với kinh nghiệm sắt máu “đánh thiên hạ” từ Giang Tây lên Diên An, trải qua một cuộc chiến kháng Nhật suốt 8 năm, và hai cuộc nội chiến Quốc-Cộng. Mao Nhuận Chi thực sự là một kẻ chinh phục bằng bạo lực và mũi súng–chẳng thua kém Tần Thủy Hoàng, Chu Nguyên Chương hay Hốt Tất Liệt. Vang dội tại các hội trường, công viên, dinh thự những lời xưng tụng “vạn tuế” [muôn năm], “thiên tài,” “mặt trời hồng” hoặc la liệt, đậm nét trên các biểu ngữ, truyền đơn. Mỗi lời nói của Mao trở thành một “thánh ngữ,” vượt xa Luận ngữ của Khổng Khâu, hay bách gia chư tử. Nên thật tự nhiên, từ sau cái chết của Stalin, hay “sự ra đi của một thiên tài lớn nhất thời đại,” Mao bắt đầu nuôi tâm ý khác với những người kế vị Stalin. Mao muốn tự lập một vùng trời ảnh hưởng riêng–nơi khoảng 20 triệu Hoa Kiều định cư, nhưng vẫn hướng về quê cha, đất tổ với những tình tự đậm đà. Những đóng góp của Hoa Kiều ở Ðông Nam Á trong cuộc chiến Hoa-Nhật, 1931-1945 là điều khó phủ nhận. Ðường ranh phân chia Quốc-Cộng trong các cộng đồng Hoa kiều Ðông Nam Á cũng khá rõ ràng. Áp lực nhân mãn–mà một trong những giải pháp là xâm chiếm các lân bang đất rộng, người thưa để di dân, hoặc cướp đoạt tài nguyên hầu thoả mãn nhu cầu hiện đại hóa–khiến Mao tự tách dần khỏi quĩ đạo một Liên Sô không Stalin. Gọi đó là “phản bội,” “lật lọng,” hay bất cứ danh từ nặng nề nào–sự thay đổi của Mao khó tránh, nhất là từ vị thế một kẻ chỉ thấy sức mạnh của bạo lực trong việc thay tim, đổi óc con người–viết lên tờ giấy trắng trinh bạch của đầu óc dân Trung Hoa “những điều tốt đẹp nhất trong tiến trình chuyển tiếp tới một xã hội cộng sản.”
B. Mao và Nikita S. Khrushchev (1953-1964)
Từ ngày thay Georgi M. Malenkov làm Bí thư thứ I (14/3/1953) Ðảng Cộng Sản Liên Sô, trên đại thể Khrushchev theo đúng đường lối Stalin, chỉ quan tâm đến Ðông Âu và châu Mỹ Latin. Với Á Châu, Khrushchev không muốn vượt qua vị thế một hậu phương lớn về ý thức hệ–giúp huấn luyện chuyên viên quân và dân sự, cùng viện trợ kinh tế, kỹ thuật. Theo ước lượng của tình báo Mỹ, từ năm 1955 tới 1964, Mat-scơ-va viện trợ cho Hà Nội khoảng 350 triệu MK. Trong số này, khoảng 200 triệu MK dùng cho kế hoạch ngũ niên thứ nhất, 1961-1965. Trong những năm cuối của chính phủ Eisenhower (1953-1961), Khrushchev cũng ôn hòa hơn với Mỹ và phương Tây. Cuộc chạy đua không gian và gia tăng vũ khí nguyên tử khiến Nga chóng mặt. Tình hình tại các nước Ðông Âu đôi khi bốc lửa. Tito và cuộc nổi dạy ở Poland hay Hungary năm 1956 chỉ là vài thí dụ.
1. Giải Stalin & Sửa Sai:
Một trong những việc làm lịch sử của Khrushchev là phong trào “giải Stalin” [de-Staliniztion]. Suốt hơn phần tư thế kỷ thống trị Liên Bang Sô Viết với bàn tay sắt, Stalin là biểu hiệu của uy quyền tối cao và sự tàn nhẫn khát máu qua nhiều đợt thanh trừng–từ cuộc thảm sát Léon Trotsky bằng búa tới những bản án tử hình các lãnh tụ QTCS, tướng lĩnh, rồi các bác sĩ điều trị lúc cuối đời. Thu đoạt quyền lực trong bóng dâm che chở của Stalin, cái chết của người Thép mở ra cho hàng ngũ lãnh đạo mới của điện Kremli một bầu trời khác biệt. Sau hơn ba thập niên tiến hóa tới cộng sản chủ nghĩa–dù đế quốc Nga mở rộng hơn bao giờ hết trong lịch sử, Mat-scơ-va trở thành kinh đô của một trong hai siêu cường thế giới, kỹ thuật không gian ngày một phát triển, có phần vượt trội đối thủ tử thù Mỹ–nhưng lãnh đạo Nga khó thể tự dấu mặt những khó khăn về kinh tế, những bất ổn trong quan hệ giữa các thành viên Cộng Sản ít nhiều háo chiến theo tinh thần “cách mạng là tấn công, không tấn công tức thất bại.” Sự phát triển về kinh tế của Tây Âu, cuộc thánh chiến chống Cộng do Vatican điều động, và nhu cầu an ninh quốc gia khiến Khrushchev phải thay đổi chiến lược–tạm thời hòa hoãn với Tây Âu để chia rẽ khối tư sản.
Ðại hội thứ XX của Ðảng CSLS là một bước ngoặt [watershed] trong chính sách đối ngoại của Khrushchev. Hai trọng tâm của chính sách mới này là “giải Stalin” trên phương diện ý thức hệ, và theo đuổi chính sách ngoại giao “cùng hiện hữu hòa bình giữa các quốc gia theo những hệ thống tổ chức xã hội khác nhau.”
Chính sách giải Stalin và sửa sai này gây ngạc nhiên không ít cho Mao và thuộc hạ. Trong đảng sử CSTH và mọi tư liệu chính thức, Stalin được dành riêng một vị trí tối cao. Suốt hơn phần tư thế kỷ, Mao và cơ quan tuyên truyền Bắc Kinh không ngớt cung văn Stalin với những lời ngọt ngào [lavish and idolatrous public praises] như “người bạn và người thày”–một cán bộ Marxist-Leninist vĩ đại, thiên tài cách mạng, từng ứng dụng lý thuyết Marxism một cách sáng tạo. Ngày sinh nhật thứ 70 của Stalin, [năm 1949, khi đang ở Nga], Mao viết: “Ðồng chí Stalin là ông thày và người bạn của nhân loại và nhân dân Trung Hoa.” “Ðồng chí Stalin là cứu tinh của mọi dân tộc bị áp bức” [Comrade Stalin is the teacher and friend of mankind and of the Chinese people.” Comrade Stalin is the saviour of all the oppressed.]” (Meisner, 1977:175) Khi Stalin chết, Mao bùi ngùi luyến tiếc về “sự ra đi của bậc thiên tài vĩ đại nhất của đời nay” [‘the greatest genius of the present age’.]” (106)
Sự chỉ trích Stalin của Khrushchev đặt ra nhiều vấn đề. Ngoài sự hẫng chân về ham hố ca ngợi trong dĩ vãng, còn nhiều vấn nạn về ý thức hệ và chính trị. Cơ quan tuyên giáo phải tìm được lời biện giải về giá trị của chủ thuyết xã hội–như tại sao xứ của XHCN [land of socialism] sản xuất ra thứ lãnh tụ tàn nhẫn và đầy tội ác đến thế? Vấn đề liên hệ giữa lãnh đạo và đám đông trong một xã hội theo Cộng Sản hay CNXH cũng tạo nhiều dấu hỏi. Khrushchev giải thích rằng “Stalin là một tên soán đoạt [a usurper] tự đặt mình trên Ðảng [who placed himself above the party],” và nuôi dưỡng hủ tục sùng bái cá nhân [fostered the cult of personality]. Thành công ở Liên Sô là do sự đúng đắn của XHCN và Leninism. Mọi thất bại đều do ác tật của Stalin [the evils of Stalin]. (Meisner, 1977:175)
Hơn một tháng sau, ngày 5/4/1956, Rinmin Ripao [Nhân Dân Nhật Báo], cơ quan ngôn luận của Ðảng CSTH mới đăng bài “Về kinh nghiệm lịch sử của chuyên chính vô sản [On the Historical Experience of the Dictatorship of the Proletariats].” Tác giả–mà dư luận cho rằng là chính Mao hay đã nhận lệnh từ Mao–khen ngợi những lãnh tụ Nga mới đã can đảm tự phê bình những lầm lỗi cũ, nhưng vẫn bênh vực Stalin. Theo tác giả, mặc dù Stalin có một số lỗi lầm, nhưng Stalin là một lãnh tụ XHCN vĩ đại, đã “áp dụng và khai triển một cách sáng tạo” chủ nghĩa Marxist-Leninism, đồng thời thực hiện được các chính sách kinh tế của Lenin về công nghệ hóa và tập thể hóa. Sự sùng bái cá nhân [The Cult of Personality] không phải do Stalin gây nên mà là di sản [a foul carryover] của lịch sử nhân loại khá dài. Nó là thứ tàn tích ý thức hệ độc hại của các xã hội cũ [“poisonous ideological survivals of the old society.”] Chuyện này chắc chắn sẽ không xảy ra ở TH vì TH chống lại “anh hùng cá nhân” [individual heroism]. (107) [Dù trên thực tế, cá nhân Mao hay HCM cũng có thể có những ác tật tương tự]
Ðể tạm thời trấn an dư luận trước những khó khăn mọi mặt, Mao sử dụng giới trí thức và văn nghệ sĩ phát động phong trào “Trăm Hoa Ðua Nở, Trăm Nhà Lên Tiếng” qua diễn văn ngày 2/5/1956 trước Quốc Hội. Cách này hay cách khác, giới trí thức và văn nghệ sĩ bị đưa vào cái bẫy tự phê và phê bình xây dựng–để cuối cùng bị Mao bỏ rơi, trở thành nạn nhân bi hài trước họng súng quân đội “giải phóng nhân dân,” cùng cơ quan công an và mật vụ. (108)
2. Kimmen [Kim Môn]- Matu [Mã Tổ] & India:
Ở một mắt nhìn phiến diện, hiềm khích Nga-Hoa có vẻ khởi nguồn từ biến cố Kimmen [Quemoy]-Matu [Mã Tổ] năm 1958. Ngày 28/7/1958, Khrushchev đưa đề nghị họp thượng đỉnh với Mỹ, Bri-tên, Pháp, và India để giải quyết vấn đề Trung Ðông [Lebanon, US Marines, 5-10/1958]. Ba ngày sau, 31/7, Khrushchev bí mật đến thăm Bắc Kinh. Trong thời gian ở BK, có lẽ do sự chống đối của Mao, Khrushchev rút lại đề nghị họp thượng đỉnh. Cuối tháng 8/1958, Mao bắt đầu bắn phá một số đảo trên eo biển Ðài Loan và đe dọa tấn công đảo quốc này. Có tin Mao chỉ muốn tạo căng thẳng để trả đũa sự can thiệp của Bri-tên và Mỹ tại Trung Ðông. Theo một tác giả Nga, dịp này Bắc Kinh xúi dục Nga Sô đương đầu với Mỹ bằng vũ khí nguyên tử–nhưng Khrushchev tự kềm chế. Ðồng thời không muốn lâm vào cái bẫy gọi là “Tọa sơn quan hổ đấu” [ngồi trên núi xem hổ đánh nhau] của Bắc Kinh. (109)
Sự cố này chẳng phải không thể xảy ra. Tại Ðại hội các Ðảng CS ở Mat-scơ-va từ ngày 14 tới 16/11/1957, Mao từng tuyên bố: “Gió Ðông sẽ vượt qua gió Tây [The East wind prevails over the West wind].” Ngày 18/11, Mao lập lại nhận định quen thuộc rằng bom nguyên tử chỉ là “cọp giấy.” Theo Mao, trong một cuộc nói chuyện với lãnh đạo một nước [Nehru?], vị lãnh đạo đó tuyên bố nếu có chiến tranh nguyên tử, toàn nhân loại sẽ bị tận diệt. Nhưng Mao không đồng ý. Mao tin rằng cho dù nửa nhân loại chết, một nửa còn lại sẽ tiêu diệt đế quốc, xây dựng một thế giới XHCN mới. Nhân dân TH chưa hoàn tất cuộc kiến thiết, và mong muốn hòa bình, nhưng nếu thực dân muốn gây chiến, TH sẽ quyết tâm đánh đến cùng, trước khi tái thiết. Nếu mỗi ngày lo sợ chiến tranh, khi chiến tranh tới, ta sẽ làm gì? Hồ, Phạm Hùng và Lê Duẩn tham dự. Tito không dự. (110) Tiếp đó, năm 1959, Khrushchev nghiêng hẳn về phía India khi xảy ra cuộc tranh chấp biên giới giữa hai nước đông dân nhất Á Châu. Ngày 9/9/1959, thông tấn xã TASS phổ biến tuyên cáo về lập trường Nga trong vụ tranh chấp biên giới India-TH. Sáng ngày 9/9, Nga mới cho BK xem nội dung, và tối đó phát hành, bất kể sự chống đối của Bắc Kinh. Ngày 30/9/1959, sau khi dự Hội nghị thượng đỉnh với Eisenhower ở Camp David, Khrushchev bay thẳng đến Bắc Kinh. Ngay trong dạ tiệc do Mao khoản đãi, Khrushchev chỉ trích những người muốn “dùng sức mạnh để thử lửa sự vững chắc của chế độ tư bản [test by force the stability of the capitalist system].” BK cho rằng đây là ám chỉ sự hiếu chiến của BK tại eo biển Ðài Loan và biên giới TH-India. Khrushchev cũng nhắc việc Lenin từng đồng ý thành lập “Cộng Hòa Viễn Ðông Siberia,” để khuyên Mao nên tạm thời để yên Ðài Loan.
Chuyến viếng thăm này xảy ra trong không khí ngày một căng thẳng giữa Kremli và Trung Nam Hải.
3. Nga không viện trợ đúng mức, nhất là kỹ thuật nguyên tử.
Dưới thời Stalin, vì cần viện trợ cũng như sự che chở của Nga, Mao tạm thời đóng vai đàn em trong khối QTCS. Theo chỉ thị của Stalin, Mao thực hiện những kế hoạch kinh tế mô phỏng theo Nga. Tuy nhiên, số vốn đầu tư của Nga cho kế hoạch ngũ niên thứ nhất chỉ được 3%. Mức sản xuất nông nghiệp không đạt chỉ tiêu, và thành quả đã bị phóng đại. Trung Hoa cũng chưa tiến gần được mức kỹ nghệ hóa [hay công nghệ hóa] mong muốn, mà chỉ đạt tiến bộ về kỹ nghệ nhẹ hay công nghệ tiêu dùng.
Nga Sô cũng không nhiệt tình xuất cảng kỹ thuật qua Trung Hoa. Thái độ hiếu chiến [bellicose] của Mao là một trong những lý do: Kỹ thuật chế tạo bom nguyên tử có tiến triển, nhưng TC không có phương tiện để thả bom [delivery]. Tháng 6/1959, Khrushchev tự động hủy bỏ hiệp ước 1957, theo đó Liên Sô sẽ cung cấp cho quân đội THNDCHQ kỹ thuật quân sự hiện đại, kể cả một trái bom nguyên tử kiểu mẫu.
Tháng 4/1960, nhân dịp sinh nhật thứ 90 của Lenin, Bắc Kinh ấn hành tài liệu “Vạn tuế chủ nghĩa Lenin [Long Live Leninism]”–một thứ tuyên ngôn độc lập với Nga, gián tiếp tấn công chính sách cùng tồn tại hòa bình [indirectly attacking Khrushchev’s policy]. Vào giữa năm 1960, sự bất hòa phát triển từ những chỉ trích bóng gió, xa gần tới sự trao đổi những lời nhục mạ [In mid-1960, the Sino-Soviet conflicts escalated from written polemic to verbal slugfest]. Tại Ðại hội Ðảng CS Rumania, Khrushchev lên án Trung Cộng là “khùng,” áp dụng những biện pháp Trốt-kít chống Nga Sô; trong khi Peng Zhen [Bành Chân] lên án Nga là bọn “xét lại” [revisionists]. Mùa Hè 1960, trở lại Mat-scơ-va, Khrushchev triệu hồi 1,400 chuyên viên; vì họ bị ngược đãi–dù có nhiều lời chứng ngược lại. (111)
4. Dị biệt về mô thức thực hiện Marxist-Leninism:
Năm 1958 toàn thể Hoa lục bị xáo trộn từ rễ gốc trong kế hoạch “Bước Ðại Nhảy Vọt” [BÐNV, Great Leap Forward] của Mao. Ngày 28/1/1958, Mao đưa ra chủ thuyết “bất đoạn cách mạng” [pu tuan ko-ming], hay “cách mạng không ngừng.” Tại Hội nghị 2, khóa VIII vào tháng 4/1958, Mao khởi xướng việc cải biến xã hội Trung Hoa thành một xã hội Cộng Sản. Theo Mao, dân Trung Hoa có hai đặc tính: nghèo và đầu óc tinh khôi như tờ giấy trắng. Vì nghèo, dân chúng mong muốn thay đổi, một đặc tính của cách mạng. Vì đầu óc tinh khôi, như trang giấy trắng, có thể khởi viết lên những đại tự tốt đẹp nhất. Tại Ðại hội IX Ðảng CSTH vào tháng 5/1958, Lưu Thiếu Kỳ đề xướng khẩu hiệu “cách mạng không ngừng”, và tuyên bố bắt đầu thí nghiệm “nhân dân công xã” [renmin gongshe]–mô hình được dự trù như đơn vị xã hội tại vùng thôn quê của một xã hội Cộng Sản, phần tự phát, phần do chính quyền địa phương chủ xướng. Mẫu đơn vị xã hội kiểu Mao-ít này tách biệt hẳn với trại kiểu mẫu tập thể [collective farms] của Nga trong kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1953-1958), nhằm công nghệ hóa nông thôn, nhảy vọt lên xã hội Cộng Sản mà không cần qua khâu tiểu tư sản như theo truyền thống Stalin. Tuy nhiên, trước chỉ trích của khối Nga Sô, ngày 5/5/1958 Lưu Thiếu Kỳ tuyên bố rằng TH vẫn trung thành với thuyết cách mạng giai đoạn [revolution by stages] của Marxist-Leninism. Ngày 1/7/1958, Hồng Kỳ đăng bài của Chen Pota [Trần Bá Ðạt], chính thức đóng dấu Marx, Lenin và Mao trên kế hoạch công xã nhân dân. Tiếp đó, Bá Ðạt đi diễn thuyết giải thích thêm về mô hình Cộng Sản trên. Mao cũng đi thăm các vùng nông thôn, kể cả Hồ Nam, để vận động sự ủng hộ chống lại thái độ lưng chừng của nhóm thư lại [bureaucracy] Ðảng và chính phủ, do Bành Ðức Hoài cùng Thiếu Kỳ-Tiểu Bình đại diện. Cuối năm 1958, Mao cho lập nhân dân công xã trên toàn quốc, trên đường chuyển sang Cộng Sản. Ngày 29/8/1958, BCHTW mở rộng (enlarged) chấp thuận một tiêu chuẩn Cộng Sản bị Mao-hoá, theo đó hệ thống phân phối tùy theo mức lao động, thay vì tùy thuộc theo nhu cầu của Marx. Ðề nghị mỗi công xã có trung bình 2,000 hộ.
Hậu quả rõ ràng nhất là kế hoạch ngũ niên thứ hai rập khuôn Nga bị tạm gác. Các nông trường được cải biến thành khoảng 24,000 công xã nhân dân, trung bình gồm 5,000 hộ, qui tụ khoảng 30,000 người. Nhưng số hộ và đầu người thay đổi theo địa phương, từ 5,000 đến 100,000 người. Tư sản hoàn toàn bị loại bỏ. Nhóm Mao-ít cũng thí nghiệm thực hiện công xã nhân dân ở thành thị nhưng không thành công. (112)
Việc lôi kéo sự chú ý của những nhà quan sát là cuộc thanh trừng Bành Ðức Hoài [Peng Dehuai, 1898-1974] tại Hội nghị 8 ở Lu Shan [Lư Sơn, 2-26/8/1959], và chiến dịch tảo thanh bọn “hữu khuynh” của Mao cùng nhóm Thiếu Kỳ-Tiểu Bình. Thống chế Hoài, Ủy viên BCT, Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Quốc Phòng–từng theo Mao từ Ching kang shan [Tĩnh Cương Sơn] năm 1928, thành lập Sô-viết Cộng HòaTrung Hoa ở phía nam tỉnh Giang Tây [Jiangxi] (Juichin) vào tháng 11/1931, được coi như diễn tập cho giai đoạn Yenan [Diên An]. Hoài còn là danh tướng chỉ huy trận chiến Triều Tiên (1950-1954), nên chủ trương phải gấp rút hiện đại hóa Quân Giải Phóng. Khi thăm Nga và Ðông Âu trong mùa Xuân 1959, Hoài không dấu Khrushchev sự bất bình về chính sách Ðại Nhảy Vọt. Chính sách chống Nga và tái lập dân quân của phe Maoist, theo Hoài, gây tổn hại cho kế hoạch hiện đại hóa QÐGP [PLA]. Về lại Bắc Kinh, Hoài tiếp tục đả kích chính sách Bước Ðại Nhảy Vọt [BÐNV]. Ngày 14/7, Hoài viết thư cho MTÐ phản kháng “sự hoang tưởng tiểu tư sản của nhóm Mao-ít.” Giữa lúc đó, ngày 18/7, trong một diễn văn tại Poland [Ba Lan], Khrushchev đả kích nhân dân công xã của Mao–lập lại những nhận xét như “sơ khai và cuồng điệu [primitive and fanatical]” khi nói với TNS Hubert Humphrey ngày 1/12/1958. (Báo NY Herald Tribune vào cuối tháng 12/1958 và báo Life ngày 12/1/1959 đã phổ biến tin trên).
Mao và giới thân cận–như Lâm Bưu, Chu Ân Lai, v.. v. ..– kết án Hoài đã toa rập với ngoại quốc [Khrushchev] chống lại Ðảng và nhà nước. Từ diễn văn ngày 23/7/1959 tại Hội nghị trù bị Lư Sơn, tới nghị quyết Hội nghị 8 ngày 26/8/1959, Hoài bị tố khổ rồi cách chức vì hữu khuynh và chống Ðảng. (113)
Giọng điệu thượng tôn chủng tộc và văn hóa–nhất là khía cạnh bài ngoại nói chung–trong hai chiến dịch đánh Cao Cương-Nhiêu Thấu Thạch và Bành Ðức Hoài khiến Khrushchev cực kỳ quan tâm. Theo một học giả, tại Bucharest năm 1960, Khrushchev cho rằng Cao Cương hay Ðức Hoài chẳng có lỗi gì hơn chống đối chính sách của Mao. Cơ quan tuyên truyền Bắc Kinh cũng tung ra tin đồn Khrushchev đang âm mưu khuyến khích những phần tử chống Mao nổi dạy, lật đổ một Mao đã già nua, bị thời gian và thực tế vượt qua. Nhưng Hội nghị Lư Sơn không mang lại chiến thắng trọn vẹn cho phe Mao-ít. Nó phản ánh dấu hiệu thụt lùi đầu tiên của BÐNV. Thông cáo ngày 26/8/1959 của Hội nghị tiết lộ những kết quả kinh tế của năm thứ nhất BÐNV đã phóng đại tới 40-50%. Thóc, chẳng hạn, thực tế chỉ thu được 250 triệu tấn thay vì 375 triệu tấn. (114)
Thiên tai, bão lụt và sự thất thu vụ Mùa 1959 cùng sự chống đối của dân chúng với kế hoạch công xã nhân dân [collectivization và communes] trong hai năm 1959-1960 khiến tình hình tồi tệ hơn. Nạn thiếu thực phẩm và đói đe dọa nhiều nơi. Nhưng Mao qui trách sự thất bại của bước Ðại Nhảy Vọt cho bọn tư sản đã đột nhập hàng ngũ Ðảng.
5. Chính sách “sống chung hòa bình” mà Nga đề xướng không mang lại ưu thế mong muốn cho BK.
Ngày 24/2/1956, cũng tại Ðại hội XX Ðảng CSLS, Khrushchev công bố chủ trương “sống chung hòa bình” giữa các nước có hệ thống tổ chức xã hội khác nhau–tức tạm ngưng cuộc đấu tranh giành độc quyền thống trị thế giới của giai cấp vô sản. Thực ra, từ cuối năm 1953, Chu Ân Lai cũng đã đưa ra năm [5] nguyên tắc sống chung hòa bình. Nhưng cùng hiện hữu hòa bình của Khrushchev nhắm vào các xã hội kỹ nghệ hóa, Ki-tô giáo vật bản phương Tây, thường tự nhận đứng trên một vị thế cao hơn những nước đang phát triển hay chậm tiến. Sống chung hòa bình của Mao và Chu Ân Lai thực hiện giữa các nước mà sau này Mao gọi là “thế giới thứ ba”–tức những quốc gia hành tinh của hai siêu cường Mỹ-Nga, và một số quốc gia trái độn như Pháp, v.. v... Khoảng cách kỹ thuật khó lấp bằng giữa các nước công nghệ hóa và đang phát triển đưa Mao đến ảo vọng lấy ý chí con người để vượt qua hố ngăn cách khoa học-kỹ thuật. Hơn một lần, Mao ví Mỹ như “cọp giấy” và Nga Sô, “con gấu Bắc cực.” Bài thơ viết trong dịp sinh nhật 69 tuổi [1962] của Mao phần nào phản ảnh cao vọng đó: “Chỉ đấng anh hùng dám săn cọp; chẳng ai can đảm lại e sợ loài gấu.” Nhóm Mao-ít giúp diễn nghĩa thêm rằng cọp đây là cọp giấy Mỹ, và gấu là ám chí gấu Bắc Cực Nga.
“Only the heroes dare to chase the tiger [USA],
Still less does any braver fellow fear the bear [USSR].” (115)
Ngày 9/1/1963–tức hai ngày sau khi báo Pravda chính thức tấn công TH–Mao làm bài thơ đuợc công bố cuối cùng trong đời, ví kẻ thù như loài độc trùng cần diệt trọn:
“We must swept away all the harmful insects,
Until not a single enemy remains.” (116)
Ngày 14/6/1963, Mao viết thư, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Nga, rồi buộc tội Khrushchev đã phản bội [betrayed] phong trào cách mạng tại Nga cũng như trên thế giới [its revolutionary at home and abroad]. (117)
6. Vấn đề trợ giúp “phong trào giải phóng quốc gia.”
Tại Ðông Dương, trong hai năm 1955-1956, Bắc Kinh muốn Hà Nội tạm thời lo xây dựng miền Bắc, chỉ đấu tranh chính trị để thực hiện điều khoản thống nhất đất nước qua tổng tuyển cử. Mao và lãnh đạo Ðảng CSTH nhiều lần khuyên Hà Nội tạm quên miền Nam. Mao đưa ra triết lý cái chổi và đống bụi Ðài Loan–chổi chưa quét tới, bụi vẫn nằm yên.
Sau khi Ngô Ðình Diệm tuyên bố không bị ràng buộc bởi Hiệp định Geneva, Chu Ân Lai chỉ phản đối chiếu lệ, đòi tái triệu tập Hội nghị Geneva, nhưng Bri-tên phản đối. Sau buổi họp tại London ngày 11/4/1956, Gromyko và Lord Reading đồng ý không thể triệp tập Hội nghị Geneva, tạm đình hoãn bầu cử vô hạn định, và cởi bỏ cho Pháp trách nhiệm tổ chức bầu cử. UBQT/KSÐC [ICC] được yêu cầu tiếp tục nhiệm vụ cho tới ngày tổng tuyển cử. Pháp cũng được yêu cầu làm trung gian. (118)
Tuy nhiên, Hồ và Lê Duẩn không chịu buông tay, theo đúng đường lối Marxist-Leninist: cách mạng là tấn công, không tấn công tất thất bại. Chuyến viếng thăm Hà Nội từ ngày 2 tới 6/4/1956 của Phó Thủ tướng Nga Anatas Mikoyan không có thông cáo chung–vì Mikoyan có lẽ thông báo quyết định tạm thời chấp nhận có hai nước Việt Nam sẽ đạt được tại London trong phiên họp sơ bộ giữa Gromyko và Lord Reading ngày 11/4/1956. Ðể có quân viện đánh miền Nam, Hồ và Lê Duẩn đạt một thoả thuận nào đó với Bắc Kinh–như quay mặt làm ngơ cho Bắc Kinh chiếm hai đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa năm 1956, và rồi ngày 14/8/1958, Phạm Văn Ðồng nhân danh Thủ tướng chính phủ viết thư cho Chu Ân Lai thừa nhận biên giới do Bắc Kinh vẽ ra mười ngày trước. (Trong hai năm 1945-1946, tưởng nên thêm, Hồ và Hoàng Minh Giám hơn một lần dùng vịnh Cam Ranh làm mồi nhử Mỹ can thiệp vào Việt Nam, nhưng không thành công). Từ cuối 1957, đầu 1958, Duẩn bắt đầu đưa cán bộ tập kết trở lại miền Nam (như Trần Bạch Ðằng, qua ngả Căm-bốt), trong khi QÐND dưới quyền Chu Huy Mân và Trần Văn Trà tiến sang Hạ Lào–dưới danh nghĩa trợ giúp Pathet Lào–thiết lập hành lang tiếp vận dài theo biên giới, từ đèo Mụ Già tới vùng Tchépone mà có tin Bắc Việt đặt tên thành quận “Hương Lập.” (119) Sau này, một cựu Thiếu tá Lực lượng Ðặc Biệt Ðệ I VNCH bài bác chi tiết trên, cho rằng ông ta vẫn an toàn lái xe Jeep từ Lao Bảo tới Tchépone. Chẳng hiểu cấp chỉ huy Bắc Việt khéo che dấu lực lượng theo lệnh Lê Duẩn, hay quận Hương Lập chỉ là một chi tiết tiểu thuyết hoá lịch sử.
Từ năm 1958, trong một tính toán kỹ lưỡng và phức tạp, Mao muốn dùng phong trào giải phóng quốc gia để mở rộng ảnh hưởng. Cuộc pháo kích Kim Môn-Mã Tổ tháng 8/1958–ngoài tuyên truyền đòi thống nhất lãnh thổ–còn có mục đích phản đối sự can thiệp bằng võ lực của Mỹ và Bri-tên ở Trung Ðông và Lebanon. Cuối năm 1958, Bắc Kinh quân viện cho Algeria trong cuộc chiến kháng Pháp. Từ 1958 tới 1963, Bắc Kinh cho Algeria khoảng 150,000 vũ khí cá nhân và đại bác, kể cả 30,000 súng do Mỹ chế tạo, tịch thu được ở Hoa lục và Triều Tiên. (Zhai 2000:82)
Mao cũng giao cho Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Ðặng Tiểu Bình cùng Bành Ðức Hoài nghiên cứu và lập kế hoạch giúp Ðảng LÐVN, đồng thời chống lại ý định can thiệp vào Ðông Dương của Mỹ. Tuy nhiên, Bắc Kinh chỉ đồng ý cho đánh nhỏ, nặng về đấu tranh chính trị hơn quân sự, theo phương thức “trường kỳ kháng chiến.” Mục tiêu giai đoạn đặt ra là “trung lập” hóa miền Nam, theo kiểu mẫu Kampuchea và Lào, hầu tránh trực diện với Mỹ. (120)
Cuộc thanh trừng Bành Ðức Hoài tại Hội nghị Lư Sơn và mối hiềm khích Nga-Hoa quanh chủ đề quyền lợi quốc gia và an ninh, khiến nhiệt tình trợ giúp cuộc cách mạng giải phóng quốc gia ở Ðông Dương thêm phức tạp.
Với mục đích lôi cuốn Hồ và Ðảng LÐVN về phía Bắc Kinh, từ năm 1959-1960, Mao từ bỏ chính sách “cây chổi và đống bụi,” trực tiếp giúp Ðảng LÐVN mở rộng chiến tranh qua Lào rồi lấn chiếm Nam Việt Nam. Ngày 11/3/1959, TC cực lực đả kích chủ nghĩa đế quốc xâm lược [của Mỹ]. Sau khi Ðồng qua Bắc Kinh xin viện trợ để đánh miền Nam, Bắc Kinh cử Luo Riqing [La Thụy Khanh], Tham mưu trưởng Không quân Trung Cộng, cầm đầu một phái đoàn qua Việt Nam nghiên cứu tình hình. Phái đoàn này gồm có Zeng Sheng, Ðệ nhất Phó Tư lệnh Hạm đội Nam Hải. Zhang Aiping chỉ thị cho phái đoàn là Trung Cộng sẽ thỏa mãn bất cứ những gì Hà Nội yêu cầu trong khả năng. (Zhai 2000:82-3).
Tới Hà Nội ngày 10/11/1959, phái đoàn Luo Riqing tham quan năm quân khu, phi trường, cửa biển và các nhà máy. Phạm Văn Ðồng nhân danh Bộ Chính Trị Ðảng LÐVN ba lần tuyên bố đặt mọi hy vọng ở sự giúp đỡ của Bắc Kinh. Tuy nhiên, tháng 5/1960, trước khi Hà Nội triệu tập Ðại Hội III để công bố chính sách thôn tính miền Nam bằng võ lực, Chu Ân Lai và Ðặng Tiểu Bình nhấn mạnh rằng Ðảng LÐVN phải linh động, giới hạn cường độ cuộc chiến để tránh sự can thiệp trực tiếp của Mỹ–tức đấu tranh chính trị ở thành phố và vũ lực giới hạn ở nông thôn. (121) Thuật ngữ “chiến tranh nhân dân” của Mao bắt đầu được các cấp chỉ huy và tuyên giáo Việt Nam tô hồng chuốt lục, coi như kinh điển.
Tháng 12/1960, sau khi Hà Nội khai sinh giả túc Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam [MTDT/ GPMN], Bắc Kinh thừa nhận ngay tổ chức “giải phóng quốc gia” này và viện trợ vũ khí, kinh tế cũng như cho mượn diễn đàn tuyên truyền tinh vi, khổng lồ của Bắc Kinh. Bởi thế, dài theo giai đoạn thứ hai của cuộc chiến 30 năm, không thiếu học giả và chính khách thế giới đưa ra lập luận rằng MTDT/ GPMNVN là một phong trào “tự phát” của dân chúng miền Nam, chống lại chế độ độc tài, tham nhũng Ngô Ðình Diệm. Ngày 29/11/1961, chẳng hạn, Thượng nghị sĩ Mỹ Allen J. Ellender tuyên bố với các viên chức Mỹ tại Sài Gòn rằng tình hình rối loạn ở Nam Việt Nam chẳng liên hệ gì đến Bắc Việt. Tất cả do sự tham nhũng của chính phủ Diệm. Sự tham nhũng này do viện trợ Mỹ gây nên. (122) Ðược Bộ Chính trị Ðảng LÐVN cho ra công khai giữa lúc Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến làm đảo chính chế độ Ngô Ðình Diệm ngày 11/11/1960, MTDT/GPMN chính thức công bố thành lập ngày 12/12/1960, và làm lễ ra mắt đêm 19 rạng 20/12/1960 tại chiến khu C (tức Dương Minh Châu), phía bắc Tây Ninh. Nó chẳng là gì hơn một cơ cấu chính trị ngoại vi của Ðảng LÐVN, do cán bộ CS quản trị trên thực tế, và điều động từ Ban Bí Thư cùng Bộ Chính Trị ở Hà Nội. (123)
Trong chuyến thăm Hà Nội từ ngày 9 tới 14/5/1960, Chu Ân Lai cũng nhắc đến thuyết “thế giới thứ ba,” yêu cầu Hà Nội chống Kremli và yểm trợ cuộc tranh chấp biên giới với India. Như để nhử mồi, khi Phạm Văn Ðồng đề nghị vay 500 triệu nhân dân tệ cho kế hoạch ngũ niên, Lai nói có thể vay một số tiền lớn hơn. Nhưng khi Lê Duẩn gợi ý về “nhân dân công xã,” Ân Lai khuyên nên tập trung vào việc phát triển nông nghiệp và công nghệ nhẹ. (124)
Tại Ðại Hội III của Ðảng LÐVN vào tháng 9/1960, N. A. Mukhitdinov, Bí thư thứ nhất BCHTƯ Uzbekistan, chỉ được vỗ tay lịch sự khi nói về sự quan trọng của chính sách sống chung hòa bình giữa các xã hội theo hệ thống chính trị xã hội khác nhau. Trong khi đó, Lý Phú Xuân được cả hội trường nồng nhiệt hoan nghênh khi ca ngợi và hô hào “những cuộc chiến tranh giải phóng chống lại đế quốc Mỹ và tay sai người Việt.” (Radványi, 1978:30) Hồ Chí Minh và Lê Duẩn thì thề sẽ đả bại chế độ phát xít Diệm và thống nhất đất nước bằng vũ lực, và kêu gọi thành lập một mặt trận thống nhất để giải phóng miền Nam. (125)
Mặc dù chống lại việc này, Khrushchev phải quay mặt làm ngơ. (Zhai 2000:89) Trọng tâm chính sách ngoại giao của Khrushchev vẫn là Âu Châu, Trung Ðông và châu Mỹ Latin.
Phần Bắc Kinh, dù chưa muốn leo thang chiến tranh, vẫn chiều theo Hà Nội với điều kiện chỉ được đánh nhỏ, cầm chân Mỹ ở Ðông Dương. Rắc rối nhất là sự chia rẽ khó bề hàn gắn giữa Nga và Trung Cộng sau ngày Khrushchev hạ bệ Stalin năm 1956. Chuyến viếng thăm Trung Hoa vào tháng 10/1959 của Khrushchev chỉ làm hiềm khích giữa hai bên mở rộng. Tháng 4/1960, Nhân Dân Nhật Báo viết bài “Vạn Tuế Chủ nghĩa Lê-nin,” gián tiếp tấn công chủ trương của Khrushchev. Từ giữa năm 1960, cuộc tranh chấp Nga-Trung chuyển từ vấn đề chủ thuyết qua những lời sỉ vả. Tại Ðại hội Ðảng Cộng Sản Rumania vào tháng 6/1960, Khrushchev và đại diện Trung Cộng Peng Zhen (Bành Chân) trao đổi những lời nhục mạ. Phe Liên Sô lên án Bắc Kinh là “khùng,” áp dụng những đường lối “Trốt-kít” chống lại Liên Sô. Bắc Kinh chụp cho Mat-scơ-va cái mũ “xét lại.” Hồ tìm cách hòa giải, nhưng thất bại.( 126)
Tại Ðại hội lần thứ ba của Ðảng LÐVN (5-10/9/1960), đại diện Nga vẫn khuyên Hà Nội nên theo đuổi chính sách “thống nhất trong hòa bình” theo tinh thần hiệp định Geneva.( 127). Tuy nhiên, từ năm 1960, nếu không phải sớm hơn, Bí thư thứ nhất của Ðảng LÐVN chủ trương chẳng còn một giải pháp nào khác hơn lật đổ chế độc tài, phát xít Diệm. (128)
Từ năm 1962, Bắc Kinh và Hà Nội xích lại gần nhau hơn. Một trong những lý do là chính sách hòa hoãn với Mỹ và khối tư bản của Khruschev.
Chủ thuyết tân biên cương của chính phủ John F. Kennedy (1961-1963)–nhằm đáp ứng chính sách “chiến tranh giải phóng quốc gia” của khối CS mà Tướng Maxwell D. Taylor diễn tả như những cuộc xâm lược bằng du kích chiến [Khrushchev’s “wars of liberation” which were para-wars of guerilla aggression](129)–thoạt tiên khiến Khrushchev tạm thời từ bỏ lập trường cùng tồn tại hòa bình giữa hai siêu cường. Trong hai năm 1961-1962, Khrushchev trực tiếp đương đầu Mỹ trên một trận tuyến không nguyên tử tại Cuba, Lào, Tây Berlin và Việt Nam, dưới dạng thức “chiến tranh giải phóng quốc gia.”
Tại Hội nghị thượng đỉnh Vienna (3-4/6/1961), Khrushchev chỉ đồng ý với Kennedy cho Lào được độc lập và trung lập. Ngày 16/11/1961, để phúc đáp hai lá thư của Khrushchev về Germany, Lào và Việt Nam, Kennedy cho rằng những điều Khrushchev phân tích về VN không chính xác. Khẳng định sẽ ủng hộ chế độ trung lập ở Lào và bảo vệ VNCH. Yêu cầu Khrushchev can thiệp cho BV để yên miền Nam. (130)
Biến cố “hỏa tiễn Cuba” năm 1962 tạo cơ hội cho hai phe Nga-Mỹ tìm cách giảm thiểu mối đe dọa hủy diệt nguyên tử. Nỗ lực thương thuyết các hiệp ước giới hạn vũ khí nguyên tử được khởi xướng, đạt kết quả đầu tiên vào ngày 25/7/1963 giữa ba nước Mỹ, Nga và Bri-tên. (131)
Mặc dù Trung Nam Hải cũng có những cuộc tiếp xúc bí mật với Mỹ, được Mao chấp thuận trên nguyên tắc, nhưng Mao đi dần đến lập trường chỉ còn mình Mao và 600 triệu dân Trung Hoa gánh vác cuộc trường chinh cách mạng. Con gấu Bắc Cực Liên Sô đã bị chi phối bởi thuyết Khrushchev, tức xét lại. Cọp giấy Mỹ thì vẫn là kẻ thù của “cách mạng.” Hai ngày sau khi Pravda chính thức đả kích bọn giáo điều Mao vào ngày 7/1/1963, trong bài thơ cuối cùng được công bố, Mao khẳng định: Phải diệt trọn loài côn trùng nguy hiểm, cho tới khi không còn kẻ thù nào hiện hữu.” (132)
Từ thời điểm này, nếu tin được Bộ Ngoại Giao CHXHCNVN, Tổng Bí thư Ðặng Tiểu Bình tìm đủ cách ly gián Hà Nội và Nga Sô, hứa sẽ viện trợ một tỉ nhân dân tệ nếu Lê Duẩn chấp thuận gia nhập khối Thế Giới Thứ Ba [11 quốc gia] do Bắc Kinh cầm đầu và ngưng nhận viện trợ Nga. (133)
Tuy nhiên, Lê Duẩn từ chối, giữ nguyên tình trạng đi giây, khai thác mâu thuẫn của hai nước vừa là đồng chí vừa là anh em, hy vọng giữ được một khoảnh trời xoay xở theo ý riêng. Hồ và Duẩn hiểu rõ rằng chỉ có Liên Sô Nga cung ứng được vũ khí tối tân để chống trả liên minh Mỹ-Diệm. Hơn nữa, sự nghi ngờ, lo sợ về áp lực Trung Hoa tồn đọng đã nhiều đời. Ðể duy trì quan hệ bất bình đẳng Hoa-Việt, không thể không có những đồi tác mạnh hơn hay ngang hàng với Bắc Kinh. Hình ảnh biểu trưng nhất của Ðảng LÐVN là một con bạch tuộc nhiều vòi–hai vòi lớn nhất hướng về Mat-scơ-va và Bắc Kinh; trong khi những chiếc vòi nhỏ khác chia nhau nhòm ngó tứ phương xin viện trợ và yểm trợ chính trị-ngoại giao từ Ðông Âu qua Trung Ðông, Nam Mỹ, trong chiến lược mà cán bộ Trung Cộng và Ðông Âu mỉa mai là “anh hùng khất thực.” Hồ Chí Minh sau này còn viết thư cho cả Giáo Hoàng Ki-tô và Tổng thống Pháp Charles de Gaulle yêu cầu tìm một giải pháp cho Việt Nam trên lập trường của Hà Nội và giả túc MTDT/ GPMNVN, căn bản do Ban Bí Thư cùng Bộ Chính Trị ở Hà Nội soạn thảo.
Sự rạn nứt Nga-Hoa khiến Hà Nội rơi vào tình trạng bối rối. Cả hai cường quốc đàn anh đều muốn lôi kéo Hà Nội về phía mình. Hà Nội thì chỉ muốn khai thác mâu thuẫn của hai đàn anh để hưởng lợi, thực hiện tham vọng “nhất thống” đất nước, đưa Ðảng CSVN lên vị thế cầm quyền, hầu có toàn quyền thay tim, đổi óc con người. Bởi vậy, Hà Nội giữ một khoảng cách vừa phải với Kremli, trong khi tình thân “môi hở, răng lạnh” với Bắc Kinh cải thiện. Tuy nhiên, Hà Nội không hoàn toàn thỏa mãn trong vòng tay che chở của Trung Nam Hải, vì cho tới tháng 5/1963, Bắc Kinh vẫn khuyên Hà Nội chỉ nên đánh nhỏ, cầm chân Mỹ ở miền Nam, và chỉ cung cấp cho MTDT/GPMN vũ khí nhẹ. (134)
Khai thác mâu thuẫn giữa các đối tác để giành phần bánh lớn nhất có thể có cho mình là bài học khai tâm của đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh. Bởi thế, ngày 16/1/1963, tin từ Paris ghi nhận ảnh hưởng Trung Cộng gia tăng ở Bắc Việt. Nhiều nguồn tin Pháp ghi nhận số cố vấn Liên sô giảm từ 60 tới 15% trong hai năm 1960-1961; trong khi cố vấn TC tăng từ 28% tới 80%. (135)
Việc Mat-scơ-va đòi Bắc Việt trả nợ, và nhất là việc thương thuyết hiệp ước giới hạn thí nghiệm vũ khí nguyên tử giữa Mat-scơ-va và Mỹ càng khiến Lê Duẩn-Lê Ðức Thọ nghiêng dần về phía “giáo điều” Trung Cộng, dù không công khai chống lại phe “xét lại” Nga.
Tháng 3/1963, La Thụy Khanh lại dẫn đầu một phái đoàn quân sự thăm Hà Nội, có lẽ để đánh giá chiến thắng Ấp Bắc. Hai tháng sau, Lưu Thiếu Kỳ–Chủ tịch NN, kiêm Phó Chủ tịch Ðảng CSTH–thăm Hà Nội từ 10 đến 16/5/1963. Sau khi gặp Hồ và Lê Duẩn, Thiếu Kỳ tuyên bố Trung Cộng sẽ là hậu phương lớn cho VNDCCH nếu Mỹ tấn công. Thiếu Kỳ còn khen diễn văn của Lê Duẩn trong tháng 3/1963 nhân dịp giỗ thứ 80 Marx, ca ngợi mô hình chiến tranh cách mạng của Ðảng CSTH, và xác định chiến tranh giải phóng mới bảo vệ hòa bình một cách tích cực vì làm suy yếu đế quốc Mỹ. Trong tuyên cáo chung, cùng đả kích xét lại Tito. (136)
Ngày 4/6/1963, Mao còn nói với một phái đoàn CSBV tại Wuhan về việc Nga đòi nợ Hà Nội. Theo Mao, vay nợ TH lúc nào có trả cũng được; không trả cũng chẳng sao. (137)
Việc Khruschchev ký với Mỹ và Bri-tên Hiệp ước cấm thí nghiệm nguyên tử trên không gian, trong khí quyển và dưới đáy biển [The Treaty Banning Nuclear Weapons Tests in the Atmosphere, in Outer Sapce and Under the Water] tại Mat-scơ-va (14 UST 1313) ngày 5/8/1963) tạo cơ hội cho Bắc Kinh công khai phủ nhận vị thế lãnh đạo khối CS của Kremli. Ngày 31/7/1963, Bắc Kinh gay gắt phản đối hiệp ước trên–một văn kiện chứng tỏ sự bội phản của Nga Sô với phong trào Cộng Sản–tức thỏa hiệp với đế quốc Mỹ. Từ ngày này, quan hệ giữa Kremli và Bắc Kinh trở thành công khai đối nghịch. Hà Nội có vẻ bênh vực lập trường BK. (138)
Tháng 9/1963–khi Khrushchev triệu tập một cuộc hội thảo để trục xuất Bắc Kinh khỏi phong trào CS– Chu Ân Lai tổ chức một cuộc gặp mặt đại biêu các Ðảng CS Việt, Lào, Indonesia. Phái đoàn Việt Nam có Nguyễn Chí Thanh, và Mười Cúc [Nguyễn Văn Linh], (Zhai, 2000:117-19). Có lẽ đây là dịp Lai đề nghị 11 nước liên minh chống Nga, nhưng vì Lê Duẩn từ chối, nên không thành. Theo Hà Nội, Ðặng Tiểu Bình từng đề nghị 1 tỉ nhân dân tệ nếu Hà Nội ngưng nhận viện trợ Nga. (139)
Tuy nhiên, tháng 10/1963, Hà Nội đả kích lập trường xét lại của Yugoslavia và Tito, đồng thời bênh vực lập trường giáo điều [“dogmatism”] của Bắc Kinh. Ðể khuyến khích Hồ và Ðảng LÐVN gia nhập khối tân QTCS do Bắc Kinh chủ trương, tháng 12/1963, Li Tianyou [Lý Thiên Hữu], Phó TTMT PLA, dẫn một phái đoàn quân sự sang thăm VN. Trong khi đó, Hội nghị 9 khoá III của Ðảng LÐVN quyết nghị đưa quân chính qui CSBV vào Nam. Và ngày 27/12/1963, Mao viết thư nồng nhiệt khen Hồ có một cuộc đàm thoại xuất sắc với Mao.(140)
Chưa một tư liệu nào của chính phủ Diệm liên quan đến quan hệ giữa Bắc Kinh, Mat-svơ-va và Hà Nội được phát hiện. Nhưng một chi tiết đáng ghi nhận là chiều ngày 2/9/1963, Nhu nói với Lodge rằng Trung Cộng từng đề nghị bán hai [2] phi cơ U-40. Thực chăng có đề nghị trên? Chi tiết này liên quan gì đến việc Y sĩ Trần Văn Ðỗ và Ngô Ðình Luyện thường nhắc đến lời mời thiết lập một Tòa Lãnh sự Nam Việt Nam tại Bắc Kinh của Chu Ân Lai sau khi ký Hiệp định Geneva 20-21/7/1954? Hiển nhiên, anh em Diệm Nhu rất mơ hồ về sự rạn nứt Nga-Hoa, cùng ảnh hưởng của nó trên chủ trương “cách mạng là tấn công, không tấn công là thất bại” của Hồ và Lê Duẩn.
Cho tới khi tài liệu văn khố giải mật, chúng ta mới biết rõ được bàn tay của Trung Cộng và cán bộ tình báo nằm vùng của Trung Cộng trong cảnh mà Cố vấn Ngoại giao McGeorge Bundy gọi là “cơn điên cuồng tập thể trong một gia đình cai trị chưa hề thấy từ thời Nga Hoàng.”
B. VATICAN:
Giáo hoàng John XXIII (1958-1963), người từng trao đổi quà tặng với Khrushchev nhân dịp Giáng Sinh 1962, cũng ít nhiều tiếp tay anh em Diệm-Nhu trong việc “ve vãn” Cộng Sản (với niềm tin rằng Hồ Chí Minh chủ hòa, và Trung Cộng chủ chiến).
Từ năm 1962, John XXIII bắt đầu tách khỏi vị thế “thánh chiến chống Cộng,” tìm cách hòa hoãn với Liên Sô Nga và Ðông Âu. Hơn 100 triệu tín đồ Ðông Âu hẳn có giá trị chiến lược cao hơn năm, sáu triệu tín hữu của “cô con gái đầu lòng” tại Ðông Nam Á.
Vì thế, họ có thể khuyến khích Nhu mở đường giây đối thoại với Hà Nội. Sau cái chết của anh em Diệm, Paul VI (1963-1978), người kế vị John XXIII, còn hăng say hơn trong việc mưu tìm hòa bình cho Việt Nam. [Năm 1968, Vatican tự hào tuyên bố là đã góp công lớn cho Hà Nội ngồi vào bàn hội nghị với Mỹ tại Paris].
Những nhà nghiên cứu tương lai không thể không làm việc trên văn khố Hội Truyền giáo Pháp và nhất là Vatican về những bước thoái trào của cuộc thánh chiến chống Cộng tại Việt Nam. Tác phẩm Bồ Ðề và Thập tự giá của Ghedo mới chỉ cung cấp những nét thủy mạc của mối liên hệ cực kỳ tế nhị và phức tạp này. (141)
.
C. INDIA:
Từ đầu cuộc chiến 1945-1975, India đã bày tỏ thiện cảm với chính phủ Hồ Chí Minh. Với phương vị một quốc gia trung lập, India được cử làm Chủ tịch UBQT/KSÐC. Ngày 26/7/1956, Nguyễn Cơ Thạch, Tổng lãnh sự Hà-Nội, trình ủy nhiệm thư tại India.(142)
Ngày 4/2/1958, HCM cầm đầu một phái đoàn qua thăm India [cho tới ngày 17/2/1958]. Tuy nhiên, khi cuộc chiến tranh biên giới giữa Trung Cộng và India bùng nổ, Hồ chọn vị thế trung lập.
Ngày 7/12/1961, khi Phạm Ngọc Thạch (từng tiếp xúc mật với Mỹ từ năm 1946-1947) tới New Dehli (India), chính phủ Mỹ chuyển cho Thạch một văn bản minh định lập trường của Mỹ, đó là yểm trợ một chế độ miền Nam chống Cộng. (143)
Ngày 5/5/1962, từ New Dehli, Ðại sứ John K. Galbraith báo cáo rằng phe “ôn hòa” ở Hà Nội muốn tiếp xúc với miền Nam. (144) Phải chăng vì thế mà cuối tháng 10/1963, nếu tin được Trần Văn Dĩnh, chính phủ India định dàn xếp cho đại diện Hà Nội gặp đại diện của Diệm ở New Dehli vào khoảng trung tuần tháng 11/1963? (Xem supra)
D. PHÁP:
Liên hệ giữa Pháp và Nam Việt Nam từ năm 1954 tới 1963 khi vui, lúc buồn bất chợt. Sau hơn 20 năm sống trong sự nghi ngờ của các viên chức Bảo hộ Pháp–đi tu thì không thành, người vợ chưa cưới bỏ vào dòng tu kín Carmel–Diệm bắt đầu đi tìm những bát cơm mới, khác với bát cơm bảo hộ Pháp mà Ngô Ðình Khả, Khôi, Thục và cá nhân Diệm từng kiêu hãnh hưởng thụ. (145)
Sau gần bốn năm trời tự đặt mình trong quĩ đạo Hiến binh [Kempeitai] Nhật ở Huế và Sài Gòn, từ cuối năm 1946 Diệm hướng về Oat-shinh-tân. Bởi thế một số đạo hữu của Diệm, như Giám mục Lê Hữu Từ và Luật sư Lê Quang Luật, từng gọi Diệm là “trùm chăn,” không chịu tích cực yểm trợ chế độ Bảo Ðại do Pháp tạo ra.
Khác với dư luận người Việt đồn đại, Diệm chẳng có bao công lao trong việc giành độc lập cho Việt Nam từ tay Pháp. Tháng 7/1933, Diệm đã từ chức Thượng thư Bộ Lại chỉ vì cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa nhóm hợp tác cựu trào (tiêu biểu bằng Ngô Ðình Khả, Nguyễn Hữu Bài thuộc khối Ki-tô giáo) và tân trào (tiêu biểu bằng Phạm Quỳnh, Nguyễn Thái Bạch, Nguyễn Bá Trác, Huỳnh Thúc Kháng). Nhóm tân trào chủ trương hợp tác thay vì đồng hóa (tức Ki-tô hóa, theo kế hoạch Puginier) mà nhóm cựu trào cổ động. Thành tích “chống Pháp” của Diệm, thực ra, chỉ khởi đầu từ ngày ngả theo Nhật vào khoảng năm 1942-1944, và rồi mưu cầu viện trợ Mỹ từ năm 1946, qua trung gian hệ thống Giáo hội Vatican. (146)
Trên thực tế, từ ngày 4/6/1954 (nếu không phải 3/7/1953), Pháp đã đồng ý trả lại độc lập hoàn toàn cho Việt Nam. Tuy nhiên, do tình thế quân sự trong hai năm 1954-1955, Mỹ và Pháp–với sự đồng ý, nếu chẳng phải yêu cầu của Diệm–muốn lưu giữ quân viễn chinh Pháp tại phía Nam vĩ tuyến 17 hầu bảo vệ cho vùng đất này, trong khi chờ đợi cuộc tổng tuyển cử dự trù vào tháng 7/1956, hoặc một biến chuyển chính trị mới.
Vì Diệm là lá bài của phe cực hữu Pháp, với sự chấp thuận của Mỹ, nên hai đề nghị của Diệm đều được chấp thuận. Tháng 9/1954, Pháp thuận tham gia Liên Minh phòng thủ Ðông Nam Á [Southeast Asian (Collective Defense) Treaty Organization, hay SEATO]. Ðổi lại, Liên bang Mỹ đồng ý trả quân phí cho quân viễn chinh Pháp tại Ðông Dương.
Liên minh Mỹ-Pháp này là điều chế độ Diệm, đặc biệt là Bùi Văn Thinh và Trần Chánh Thành, cố tình dấu kín dư luận Việt Nam. Thực ra, chính nhờ liên minh Mỹ-Pháp trong giai đoạn 1954-1955, họ Ngô mới được thừa hưởng quyền cai trị miền Nam vĩ tuyến 17 “từ trên trời rớt xuống.”
Mặc dù cũng muốn duy trì một miền Nam chống Cộng, điểm khác biệt giữa Pháp và Mỹ là khả năng lãnh đạo của Diệm. Các viên chức Pháp đều cho rằng Diệm không đủ khả năng lãnh đạo một chế độ chống Cộng ở miền Nam, và muốn thay Diệm từ mùa Hè 1954, ngay sau khi ký Hiệp ước Geneva. (Một chuyên viên Pháp từng nhận định rằng một lãnh tụ đủ khả năng duy trì miền nam chống Cộng hoặc đã chết (Nguyễn Hữu Trí), hoặc còn đang ở tuổi ấu thơ, hoặc chưa sinh ra đời) Hơn nữa, Pháp còn có những quyền lợi kinh tế và văn hóa ở miền Bắc, nên muốn duy trì tòa Tổng Ðại biểu ở Hà Nội, và thành lập một công ty hỗn hợp Pháp-CSVN. Qua mắt nhìn của họ Ngô, Pháp theo đuổi chính sách thời cơ, không triệt để ủng hộ Diệm và phản bội lại cuộc “thánh chiến chống Cộng.” Tuy nhiên, vì nhận hiểu tình trạng sơ sinh của Quân đội Quốc Gia Việt Nam, Diệm vẫn núp bóng quân viễn chinh Pháp trong giai đoạn hòa bình chuyển tiếp mà Hiệp ước Geneva mang đến–dù trên danh nghĩa cả Quốc Gia Việt Nam lẫn Mỹ đều không ký hoặc nhìn nhận hiệp ước nói trên (chỉ tôn trọng [respect]).
Phần vì bị ràng buộc bởi Hiệp ước Geneva, phần vì muốn chiều lòng Mỹ, chính phủ Pierre Mendès-France tạm thời chấp thuận yểm trợ Diệm, với điều kiện sẽ phải tìm một giải-pháp-khác-Diệm, tức tìm một người khác làm Thủ tướng (vào khoảng tháng 11/1954).
Sau ba ngày hội thảo, chiều 29/9/1954, Mỹ và Pháp ký mật ước [Minute of Understanding] Walter B. Smith-Guy La Chambre, ủng hộ Diệm và chính phủ chống Cộng ở miền Nam. Pháp hứa trả tự trị cho VN càng sớm càng tốt. Việc bàn giao các cơ sở hành chính, kinh tế sẽ hoàn tất vào cuối tháng 12/1954.
Tuy nhiên ngày Thứ Bảy, 2/10, Bộ Ngoại Giao Pháp gửi thư cho Bộ Các Quốc Gia Liên Kết, thông báo bỏ câu “yểm trợ chính phủ Diệm” trong mật ước ngày 29/9/1954. Nói cách khác, Pháp chỉ còn ủng hộ nguyên tắc một chính phủ chống Cộng ở miền Nam, không nhất thiết do một cá nhân nào cầm đầu. Ðây là nguồn gốc của tình trạng căng thẳng giữa Diệm với Paris.
Trong khi đó, ngày 28/9/1954, Bảo Ðại nói với Maurice Dejean, Phụ tá Tổng ủy viên đặc trách dân sự, là Diệm cần phải rời chính quyền để chiến thắng Việt Minh, và đề cử Tướng Nguyễn Văn Xuân thay thế. Ðại sứ Donald Heath, phải xin với BNG cho qua Cannes gặp Bảo Ðại. Bởi thế, trong buổi hội kiến ngày 3/10/1954, Bảo Ðại khẳng định không chống lại việc giữ Diệm làm Thủ tướng, và giải thích rằng lệnh bắt Diệm nhận Xuân, Hinh và Bảy Viễn vào chính phủ là một “lầm lẫn khi thảo văn thư [drafting error].”
Tại Sài Gòn, sau khi thuyết phục Bảo Ðại cho lệnh Tướng Nguyễn Văn Hinh rời nước vào tháng 11/1954, ngày 13/12/1954 hai Tướng J. Lawton Collins và Paul Ely ký với một mật ước [Minute of Understanding] khác, khẳng định yểm trợ một miền Nam tự do, chống Cộng. Pháp hứa sẽ trả quyền tự trị hoàn toàn cho miền Nam ngày 1/7/1955; và cơ quan MAAG Mỹ sẽ bắt đầu huấn luyện Quân Ðội QGVN từ tháng 1/1955, dưới quyền tổng quát của Tổng Tư lệnh Ðông Dương (Ely). Quân đội viễn chinh Pháp sẽ ở lại Ðông Dương, và Mỹ viện trợ 100 triệu Mỹ kim quân phí. Ngày 16/12/1954, BNG và QP Mỹ chấp thuận thoả ước này. Nhưng Pháp không hài lòng, vì chỉ được 1/4 số quân viện đòi hỏi. Ngày 18/12/1954, nhân dịp nhóm họp ở Paris, các Ngoại trưởng Dulles, Eden và Mendès-France họp tay ba về Việt Nam. Thoạt tiên, Mandès-France khẳng định phải ngưng yểm trợ Diệm, nhưng cuối cùng, đồng ý với Dulles 3 điểm: (a) Tiếp tục ủng hộ Diệm; (b) Nghiên cứu một giải pháp khác; (c) Chỉ thị cho Collins và Ely nghiên cứu giải pháp khác Diệm, kể cả việc sử dụng Bảo Ðại. Collins và Ely cũng nghiên cứu thời gian còn có thể tiếp tục yểm trợ Diệm, và đặt ra thời hạn chót. Dulles đưa thêm điểm thứ tư: Nếu thấy không ai khá hơn Diệm, Mỹ sẽ nghiên cứu có nên tiếp tục đầu tư vào Ðông Dương nữa hay chăng. Trường hợp này, sẽ phải xét lại chính sách Ðông Dương, và tham khảo ý kiến của các tiểu ban Quốc Hội.
Ngày 6/1/1955, Guy La Chambre than phiền với Ðại sứ Mỹ tại Pháp (Douglas Dillon) rằng La Chambre rất bất mãn mật ước ngày 18/12/1954. Sự thỏa thuận giữa ba Ngoại trưởng tương phản lại những gì Tướng Smith và La Chambre đã thỏa thuận vào tháng 9/1954, khi Pháp đồng ý ủng hộ Diệm: Ðó là cho Diệm một thời gian vừa phải, rồi sẽ nghiên cứu một thí nghiệm khác. Theo La Chambre, “thời gian vừa phải” đã chấm dứt từ lâu, nếu Mỹ từ chối thực hiện một thí nghiệm khác, sẽ không còn đủ thì giờ đương đầu Việt Minh trong kỳ Tổng Tuyển cử 1956. Tuy nhiên, La Chambre tạm yên lòng khi Ngoại trưởng Dulles sẵn sàng nghiên cứu biện pháp khác Diệm, và hy vọng rằng Dulles sẽ cho Collins toàn quyền để phối hợp với Ely tìm ra biện pháp khác ấy. La Chambre tiết lộ đã chỉ thị cho Ely trở lại Sài Gòn để làm việc với Collins, hầu tìm ra một phương thức trước cuối tháng 1/1955. Chính phủ Pháp cũng đồng ý duy trì 75,000 quân viễn chinh Pháp cho tới ngày 1/6/1955. Sau đó, việc triệt thoái sẽ từ từ cho tới trước ngày Tổng tuyển cử. Theo La Chambre, giải pháp tốt nhất là cho Bảo Ðại hồi hương tức khắc. Trần Văn Hữu có thể làm Thủ tướng; Nguyễn Văn Tâm coi Nội vụ. Diệm có thể tham gia chính phủ.
Một biến cố khác khiến liên hệ giữa Pháp và Diệm thêm căng thẳng là Pháp khai trương Tòa Tổng Ðại biểu ở Hà Nội ngày 26/12/1954. Jean Sainteny, người đã ký Tạm ước 6/3/1946 với Hồ, được cử làm Tổng Ðại biểu. Mỹ cũng không tán thành việc lập những tổ hợp liên doanh Pháp-Bắc Việt. La Chambre biện minh rằng Sainteny chỉ lo về quyền lợi kinh tế và thương mại, và Pháp dự định họp các công ty ở miền Bắc thành một tổ hợp lớn để dễ điều hành. Ngày 11/2/1955, Jacques Roux, Phó Tổng Giám đốc Chính trị vụ BNG Pháp, nói thẳng với nhân viên Mỹ rằng kế hoạch duy trì quyền lợi kinh tế và văn hoá tại Bắc VN không phải là ý riêng của Sainteny, mà là chính sách của Pháp. Pháp chẳng có lợi gì khi rút lui, vì cố vấn Trung Cộng sẽ thay thế, và điều khiển các cơ sở Pháp để lại. Sự hiện diện của Pháp sẽ khiến Hồ bớt tùy thuộc vào quĩ đạo CS. Roux nhấn mạnh rằng Hồ, trái ngược với miền Nam, muốn Pháp ở lại; và Việt Minh muốn Pháp hướng dẫn kỹ thuật. Roux hy vọng Mỹ nghiên cứu lại vấn đề những công ty hỗn hợp Pháp-Việt Minh sẽ không bị ràng buộc trong Sắc Luật “buôn bán với các quốc gia Cộng Sản” của Mỹ. Nhưng BNG Mỹ vẫn không đồng ý kế hoạch công ty hỗn hợp Pháp-Bắc Việt. Theo kế hoạch này, Hà Nội giữ đa số cổ phần, như thế đi ngược lại lời tuyên bố yểm trợ Nam VN và chính sách liên hiệp Pháp-Mỹ; nó sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của Pháp tại Lào và Cambodia; và làm hại đến cơ hội của miền Nam trong cuộc Tổng tuyển cử 1956.
Trong mùa Xuân 1955, liên hệ Pháp-Việt thêm căng thẳng qua quyết định tấn công Bình Xuyên và các giáo phái của Diệm. Từ ngày 30/3/1955, Ðặc sứ Collins lại muốn thay ngựa sau khi Ngoại trưởng Trần Văn Ðỗ, nhóm Tinh Thần và Hồ Thông Minh xin từ chức, trong khi Diệm ngày một hiếu chiến với các giáo phái và Bình Xuyên. Ngày 7/4, Tướng Ely cũng cảm thấy rằng không thể cứu được miền Nam nếu giữ Diệm. Hai ngày sau, 9/4, Collins lập lại đề nghị xin thay Diệm. Thoạt tiên, Ngoại trưởng Dulles đồng ý. Chính phủ Edgar Faure cũng nhiệt liệt tán thành. Nhưng ngày 17/4, do sự can thiệp của TNS Mansfield, Eisenhower muốn giữ Diệm vì chưa thấy “ngựa” nào khá hơn. Khi Collins ra điều trần trước HÐANQG ngày 28/4, do sự ủng hộ nhiệt thành Diệm của Mansfield, Lansdale và phe quân sự tại Việt Nam, Eisenhower cuối cùng quyết định duy trì Diệm.
Trong khi đó, tại Việt Nam, ngày 28/4, Diệm cho Quân đội tấn công Bình Xuyên, thu lại sự kiểm soát ngành Cảnh Sát trong vòng một tuần lễ. Lê Văn “Bảy” Viễn phải chạy qua Pháp. Diệm cũng chống lại lệnh Bảo Ðại, không chịu qua Cannes tham khảo. Ðồng thời, sử dụng Hội Ðồng Nhân Dân Cách Mạng do Nguyễn Thành Phương và Trình Minh Thế đứng đầu, phát động phong trào đòi Pháp triệt thoái và truất phế Bảo Ðại. Sau đó, mở những cuộc càn quét cứ điểm Hòa Hảo, Cao Ðài. Phạm Công Tắc chạy qua Pnom Penh tị nạn. Tướng “Năm Lửa” Trần Văn Soái về hàng. Lãnh chúa Hòa Hảo cuối cùng là Ba Cụt Lê Quang Vinh bị bắt sống khi về thương thuyết, rồi bị làm hai án tử hình.
Chiến thắng này khiến Eisenhower quyết tâm ủng hộ Diệm, chấp thuận cho Diệm truất phế Bảo Ðại, thiết lập chế độ Cộng Hòa. Ðồng thời, quay mặt làm ngơ cho Diệm mở chiến dịch bài Pháp dữ dội. Giám mục Thục còn vận động việc triệu hồi các nhà truyền giáo để “Việt Nam hóa” giáo hội Ki-tô bản xứ.
Pháp chẳng còn chọn lựa nào khác hơn là rút nhanh quân viễn chinh khỏi Ðông Dương. Hội nghị Tam cường từ ngày 9 tới 11/5/1955 tại Paris đánh dấu sự tách biệt giữa Mỹ và Pháp. Faure đồng ý yểm trợ Diệm với hai điều kiện: Ngưng chống Pháp; và, mở rộng chính phủ. Faure cũng muốn tạm thời duy trì Bảo Ðại. Dulles đề nghị Pháp tiếp tục ủng hộ Diệm cho đến ngày bầu cử Quốc Hội, để quyết định thể chế miền Nam, có hay không có Diệm.
Ngày 12/5, Dulles chỉ thị Collins thông báo với Diệm về những điểm đã đồng ý trong Hội nghị Tam cường. Hôm sau, 13/5, Dulles chỉ thị cho G. Frederick Rheinardt, tân Ðại sứ được chỉ định, về những việc phải làm:
(1) Tiếp tục yểm trợ chính phủ Diệm, và đối xử với chính phủ này như một chính phủ độc lập, có chủ quyền mà chúng ta tin rằng nó là như thế và phải như thế.
(2) Chúng ta muốn thấy chính phủ này mạnh hơn.
(3) Chính phủ sẽ có quyền không những với quân đội mà cả cảnh sát. Bình Xuyên phải bị giải tán.
(4) Cần chấm dứt việc chống Pháp.
(5) Mỹ và VN đều không ký hiệp ước Geneva, nhưng đồng ý nghiên cứu việc Tổng tuyển cử vào tháng 7/1956, với điều kiện được tự do bầu cử.
(6) Quân Pháp sẽ triệt thoái nhanh khỏi Nam Việt Nam.
(7) Tự do không thể duy trì được ở VN nếu các lực lượng cách mạng được mang ra chơi ở VN. Chắc chắn VM sẽ tìm cách điều khiển vì họ là những bậc thày trong ngành này. Diệm cần thi hành một chính sách ôn hòa và xây dựng.
Hôm sau, 14/5, Collins rời Việt Nam. Alphonse A. Kidder XLTV một thời gian. Ngày 21/5, Kidder báo cáo đã thông báo với Ely về kết quả hội nghị Tam cường ở Paris. Ely không tán thành nghị quyết trên, và xin hồi hương.
Trong khi đó, Diệm phát động phong trào bài Pháp và truất phế Bảo Ðại. Ngày 31/5, Hội đồng Nhân Dân Cách Mạng bắt mở cửa Ngọ Môn, tịch thu ấn tín và nhiều vật dụng trong văn phòng Bảo Ðại. Ðứa con “tập ấm” của “bát cơm Bảo hộ Pháp” quyết tâm vùi chôn một lần và mãi mãi “tàn dư phong, thực, cộng.” Người cầm đầu chiến dịch chống Pháp này là Trần Chánh Thành. Hơn một tháng sau–nhân dịp 20/7/1955, ngày dự trù bàn thảo về việc Hiệp thương Bắc-Nam–Diệm phát động chiến dịch Tố Cộng, kéo dài từ 15 tới 22/7/1955. Thuộc hạ Diệm còn tổ chức học sinh, sinh viên di cư biểu tình tấn công phái đoàn quân sự BV của Văn Tiến Dũng tại khách sạn Majestic và khách sạn trên đường Trần Hưng Ðạo. Ba tháng sau, Diệm tổ chức “trưng cầu dân ý” truất phế Bảo Ðại ngày 23/10/1955, bước lên ngai vị Tổng thống.
Ngày 1/12/1955, Diệm cắt đứt liên hệ kinh tế và tài chính với Pháp, và đòi triệu hồi phái đoàn Sainteny ở Hà Nội. Ngày 7/12, ra Dụ số 10 về quốc tịch. Theo một tờ trình của Bộ Tư lệnh Viễn chinh Pháp, ngày 23/1/1956, 6,650 trong số khoảng 7,000 người Việt có quốc tịch Pháp trước ngày 8/3/1949 đã xé bỏ quốc tịch. Trong số này, có các tướng Trần Văn Minh, André Trần Văn Ðôn và 14 sĩ quan cao cấp khác. Y sĩ Trần Văn Ðôn, cha André Ðôn, đại sứ ở Roma, và Luật sư Trần Văn Chương, đại sứ ở Mỹ, cũng xin bỏ quốc tịch. Những người có quốc tịch Pháp sau ngày 8/3/1949 sẽ tự động bị hủy bỏ vì hiệp ước Pháp-Việt ngày 6/8/1955. (147)
Tháng 4/1956, quân viễn chinh Pháp triệt thoái khỏi Nam Việt Nam.
Pháp vẫn duy trì Tòa Ðại sứ Việt Nam Cộng Hòa ở Paris, nhưng từ năm 1962 đón nhận một đại diện thương mại của Hà Nội. Trong khi đó, Tòa Ðại sứ Pháp đặt tại Sài Gòn, nhưng Pháp cũng có một đại diện ở Hà Nội. Pháp viện trợ kinh tế và văn hóa cho VNCH, nhưng cương quyết đứng ngoài “cuộc thánh chiến chống Cộng” của Diệm và nước Mỹ. Chính sách công khai của Pháp là không can thiệp vào chính trị nội bộ của Việt Nam, mà chỉ lo vấn đề kinh tế và văn hóa với cả hai miền.
Giao tình Việt-Pháp cải thiện vào năm 1959, sau khi Roger Lalouette tới làm Ðại sứ. Pháp cho VNCH vay 70 triệu MK để thực hiện khu kỹ nghệ An Hòa, cùng một số công trình kỹ nghệ khác. Nhưng tình trạng suy thoái an ninh ở Lào, và nhất là việc Pháp ký Hiệp ước hoàn trả Việt kiều từ Nouvelle Calédonie về Bắc Việt khiến họ Ngô luôn luôn hoài nghi Pháp.
Ngày 24/8/1960, chẳng hạn, Nhu nói với Ðại sứ Durbrow rằng người Pháp đứng sau vụ Kong Le đảo chính ở Lào. Nhu cũng tin rằng Pháp đứng sau lưng các nhóm bất mãn ở miền Nam để gia tăng tinh thần trung lập. Pháp lầm lẫn tưởng rằng giảm ảnh hưởng của Mỹ tại Lào và Việt Nam có thể giúp Pháp tăng gia ảnh hưởng trong vùng. De Gaulle đã lầm lẫn khi ký hiệp ước với Hà Nội về việc hồi hương Việt kiều tại Nouvelle Calédonie sẽ khiến Hà Nội giảm bớt ao ước xâm chiếm Lào hay Nam Việt Nam.( 148)
Sau chuyến thăm Pháp lần thứ ba vào tháng 6/1961–mặc dù de Gaulle từ chối không can thiệp vào Lào như lời yêu cầu của Kennedy ngày 31/5/1961–Nhu và các viên chức Việt Nam Cộng Hòa tìm cách cải thiện liên lạc với Pháp.( 149)
Một trong những lý do là tình hình miền Nam ngày thêm suy thoái, khiến ngày 18/10/1961 Diệm phải tuyên bố tình trạng lâm nguy.
Ngày 26/10/1961, khi gặp Lalouette, Diệm nói tình hình nghiêm trọng. Cần sự liên kết của tất cả các quốc gia tự do chống lại Cộng Sản. “Trường hợp chúng tôi là điển hình. Nước Pháp sẽ làm gì?” [Nos cas est un symbole. Que va faire la France?] Việc quân đội Mỹ đến VN sẽ được dân Việt Nam nồng nhiệt tiếp đón. [La présence des forces alliées sur le territoire d'un pays, a-t-il ajouté, n'est plus considérée aujourd'hui comme une atteinte à l'indépendance de ce pays.] Khi được hỏi liệu khi tình hình khẩn trương, Diệm có kêu gọi sự giúp đỡ của các cường quốc thân hữu, Diệm trả lời: “Trong những công điện mới đây, tôi đã khẩn thiết kêu gọi sự đoàn kết của Thế giới Tự Do. Lập lại những lời kêu gọi trên chỉ khiến làm giảm ý nghĩa” [Dans mes récents messages, j'ai déjà adressé un appel pressant à la solidarité du Monde Libre. Renouveller cet appel serait en affaiblir la portée]. Theo Diệm, một cuộc chiến tranh Cao Ly thứ hai đang hiện hữu ở miền Nam [La guerre de Corée existe déjà au Vietnam, mais elle n'avoue pas son nom].( 150)
Theo phúc trình ngày 9/1/1962 của Nha Á Châu-Ðại Dương, Sở Căm-Bốt-Lào-Việt, từ tháng 10/1961, các giới trong Dinh Ðộc Lập còn cho Pháp biết là muốn cân bằng áp lực Mỹ bằng cách dựa vào các thế lực khác, nhất là Pháp. “Một lời tuyên bố ý định đã đủ.”( 151)
Cuối năm 1961, đầu năm 1962, các viên chức VNCH liên tục thúc dục Pháp can thiệp và yểm trợ. Ngày 21/12/1961, Ðại sứ Phạm Khắc Hy gửi thư cho Charles Lucet, ngỏ ý muốn liên lạc với Pháp. Hơn nửa tháng sau, ngày 7/1/1962, Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu gặp đại diện Pháp, xác nhận ý muốn liên lạc. Trương Vĩnh Lễ, Chủ tịch Quốc Hội, cũng tiết lộ với giới ngoại giao Pháp ở Sài Gòn là Nhu muốn Pháp tái khẳng định lập trường, vì Sài Gòn có cảm tưởng Paris đang nghiêng dần về phía Hà Nội.( 152)
Sự lo ngại của Nhu có lẽ do sự lo sợ Mỹ sẽ thay đổi chính sách.
Phiếu trình ngày 9/1/1962 của Nha Á Châu-Ðại Dương phản ảnh vị thế “khó xử” của Pháp. Pháp có trên 15,000 kiều dân tại miền Nam (trên 17,000 năm 1963), một số tiền đầu tư khá quan trọng, và liên hệ văn hóa. Một mặt, khó thể cung cấp viện trợ quân sự cho miền Nam. Tình trạng hiện nay xảy ra không có sự hiện diện của Pháp, và cách nào đó, chống lại Pháp. Mặt khác, nếu Pháp ngả về phe Mỹ, lập tức sẽ bị Việt Minh trả đũa. Sự quan hệ giữa Pháp với Việt Nam là quyền lợi vật chất và tinh thần, trong khi Mỹ cơ bản là vấn đề chiến lược. Nếu bị áp lực, Pháp có thể sẽ hợp tác, nhưng trong bí mật và ít thôi, chỉ vừa đủ thỏa mãn chế độ Diệm [une coopération aussi modeste et discrète que possible, mais suffisante pour qu’il s’en contente.] Về phương diện chính trị, biên độ hoạt động của Pháp rất hẹp. Chính phủ Pháp khó thể ra một tuyên cáo ủng hộ Diệm. Có thể nhờ đài truyền hình Pháp đi một bản tin về hiểm họa Cộng Sản, hoặc cử một phái đoàn Dân biểu tới tham quan. Về phương diện quân sự, Pháp khó thể làm gì trong khi Mỹ tiếp tục gia tăng sự can thiệp. Hai cách hành động là cung cấp viện trợ quân cụ và chuyên viên. Hiện Pháp còn một kho quân trang ở Marseille vốn dự định gửi qua Ðông Dương. Cũng có thể cố vấn việc phòng thủ vùng cao nguyên Trung phần. Về phương diện hành chính và kinh tế, Pháp có thể yểm trợ trên nhiều mặt. Pháp không muốn yểm trợ chính trị cho chế độ Diệm, nhưng cũng không thể không bảo vệ quyền lợi Pháp tại đây. Oái oăm là mặc dù biết rõ lập trường của Pháp, Diệm vẫn tiếp tục áp lực, yêu cầu Pháp có bổn phận bảo vệ miền Nam trước hiểm họa Cộng Sản. Mỹ, bị cô lập, cũng muốn các quốc gia khác nhập cuộc. Bri-tên, dù thiện cảm với chế độ Diệm, chỉ bí mật tiếp tay.( 153)
Ngày 31/3/1962, Diệm đích thân viết thư cho Tổng thống de Gaulle xin trợ giúp chống lại sự xâm lăng của CSBV. Theo Diệm, CSBV đang công khai xâm lăng VNCH. Từ ngày 18/1/1962, đài Hà Nội đã loan tin thành lập Ðảng Nhân Dân Cách Mạng mà mục tiêu tức khắc là đoàn kết dân chúng và lật đổ chính quyền miền Nam [“dont la tâche immédiate” est d’unifier le peuple et de “renverser” le gouvernement du Viêt Nam]. Ðảng này cũng kêu gọi dân chúng miền Bắc xây dựng một miền Bắc giàu có và vững mạnh, để biến thành một hậu phương vững chắc cho cuộc tranh đấu giành thống nhất hòa bình cho xứ sở và để yểm trợ tích cực đồng bào miền Nam trong cuộc đấu tranh cách mạng [Elle fait aussi “appel à la population du Nord pour bâtir un Nord-Viêtnam toujours plus propère et plus fort, en vue d’en faire une base solide pour la lutte pour la réunification pacifique du pays, et de donner un soutien actif aux compatriotes du Sud- Viêtnam dans leur lutte révolutionnaire.] Trong Ðại hội kỳ III Ðảng CSVN năm 1960, Hà Nội cũng khẳng định sẽ “giải phóng miền Nam.” Tài liệu bắt được cho thấy Hà Nội xâm nhập người vào Nam.( 154)
Trong thư trả lời, de Gaulle chỉ ghi nhận lời kêu gọi của Diệm, nói chung chung là cần tôn trọng Hiệp định Geneva, chủ quyền và lãnh thổ quốc gia, và dân tộc Việt Nam xứng đáng được sống trong hòa bình và tự do.( 155)
Ngày 31/5/1962, Ngô Ðình Nhu từ London tới Paris, sau chuyến đi của phái đoàn Dân biểu tới Roma và Bonn. Tuy nhiên, không rõ de Gaulle có tiếp kiến Nhu hay Lệ Xuân theo lời yêu cầu hay chăng.
Ngày Thứ Bảy, 30/6/1962, Ngoại trưởng Maurice Couve de Murville tiếp Vũ Văn Mẫu tại nhà riêng vì tình bạn học cũ, nhưng giao tình giữa hai nước vẫn chẳng cải thiện bao lăm. Chủ trương của de Gaulle là trung lập hóa toàn Ðông Dương, trong khi Nhu chỉ muốn lợi dụng Pháp để giảm bớt áp lực Mỹ.
Ngày 7/7/1962, XLTV Ðại sứ Pháp báo cáo rằng các cấp lãnh đạo VNCH có tinh thần bài Pháp vì các Pháp kiều không chịu chống Cộng theo đường lối Mỹ-Việt. Hai Pháp kiều Etchegarray và de la Chevrotière vẫn bị giam giữ sau vụ đánh bom Dinh Ðộc Lập. Chỉ có Heurtier được phóng thích. Tổng Lãnh sự Pháp đã gửi hai thư phản kháng về việc chính quyền địa phương trưng dụng tài sản của Pháp kiều làm đồn binh hay trại tạm cư cho dân tị nạn. Một quản lý đồn điền cao su ở Minh Thành đã bị cáo buộc nạp cho Việt Cộng 27,000 đồng, rồi mỗi tháng đóng thuế 1,200 đồng. Lời cáo buộc này xảy ra sau một tai nạn tại phi trường của đồn điền trên: 4 du kích Việt Cộng đã cướp đoạt một xe Jeep của viên Trưởng ty Cảnh sát rồi bỏ chạy khi một chiếc phi cơ chở Giám mục Ðà Lạt hạ cánh xuống đồn điền này.( 156)
Ngày 16/8/1962, BNG Việt Nam còn phản đối với Ðại sứ Pháp về việc Y sĩ Phạm Huy Cơ từ Pháp qua Nam Vang gặp gỡ Việt kiều.( 157)
Chuyến ghé Paris của Nguyễn Ðình Thuần vào ngày 3/10/1962 cũng chẳng mang lại được lời hứa nào của Ngoại trưởng Couve de Murville.( 158) Ngày 5/12/1962, Diệm phải than thở với Ðại sứ Lalouette là không hiểu nổi chính sách của Pháp; Pháp có quyền lợi kinh tế ở Việt Nam, mà dửng dưng.( 159)
Từ đầu năm 1963, có dấu hiệu cải thiện liên hệ Pháp-Việt. Tháng 2/1963, phái đoàn Quốc hội VNCH qua thăm Pháp được tiếp đãi nồng hậu. Cầm đầu là Trương Vĩnh Lễ, Chủ tịch Quốc Hội. Lễ là nhân vật thứ ba của Việt Nam CH, rất trung thành với Diệm. Dòng giõi Petrus Key, nói tiếng Pháp thành thạo. Tháp tùng có Hà Như Chi, Nguyễn Hữu Chính, Nguyễn Quốc Hùng, Trần Văn Thọ.( 160)
Thứ Tư, 10/4/1963, Ngoại trưởng Mẫu than phiền với Rusk về những nỗ lực của một số người Pháp trong kế hoạch trung lập hóa và tự hỏi tại sao những phần tử như Trần Văn Hữu có thể qua Mỹ.( 161)
1. Ðại sứ Roger Lalouette
Những tài liệu văn khố đã giải mật cho thấy phía sau lớp bình phong “không can thiệp chính trị” của chính phủ de Gaulle, Ðại sứ Lalouette tích cực dàn xếp cho Nhu tiếp xúc đại diện Hà Nội. Theo Lalouette, vì kinh tế miền Bắc gặp khó khăn, và áp lực Trung Cộng ngày một gia tăng, Bắc Việt thành tâm muốn tìm giải pháp chính trị, để trục xuất Mỹ khỏi miền Nam, và tránh áp lực Trung Cộng. Hơn nữa, Hồ vốn là người bài Hoa, thân Tây phương.( 162)
Vai trò của Lalouette thoáng bộc lộ trong chuyến về nước nghỉ phép vào tháng 6/1963. Ngày 25/5/1963, Diệm tiếp kiến Lalouette. Trong cuộc gặp gỡ kéo dài 3 tiếng đồng hồ này, Diệm bàn về rất nhiều vấn đề. Về các nước lân bang, Diệm đặc biệt quan tâm đến Lào. Theo Diệm, Hà Nội và Bắc Kinh tạo nên tình trạng căng thẳng ở Lào. Vì cảm thấy phải bỏ ý định chiếm Nam Việt Nam bằng võ lực nên Hà Nội muốn bành trướng ảnh hưởng Pathet Lào dài theo biên giới Việt Lào. Về Bắc Việt, Diệm cho rằng các nhà lãnh đạo Hà Nội đã bắt đầu nhận hiểu chỉ vô dụng khi đánh chiếm miền Nam. Chẳng cần phải có thương thuyết, cuộc chiến sẽ một ngày đột ngột ngừng lại giống như lúc khởi sự năm 1960. [“à se lasser eux aussi d’une lutte dont ils comprendraient aujourd’hui l’inutilité.” . . . “sans qu’il soit nécessaire d’ouvrir un dialogue entre Saigon et Hanoi, la guerilla pourrait bien un jour cesser soudainement comme elle avait commencé au début de 1960.”] Lalouette có cảm nghĩ rằng chính do sự tiên đoán này, và để chuẩn bị cho điều này, Diệm và Nhu đã nêu lên vấn đề triệt thoái từ từ các cố vấn Mỹ” [“dans son esprit comme dans celui de M. Nhu, c’est en prévision d’une telle évolution, et peut être pour la préparer, que Saigon a posé la question du retrait progressif des Conseillers militaires Américains]. Tuy nhiên, Diệm không nhắc gì đến vấn đề này.( 163)
Về bang giao Việt-Pháp, Diệm ghi nhận sự hợp tác của Pháp kiều tại Nam Việt Nam trên các lãnh vực kinh tế và văn hóa, và hy vọng sẽ tiếp tục như thế. Diệm hài lòng khi các đồn điền cao su bí mật cho mượn đất làm ấp chiến lược. Diệm mừng thấy liên hệ giữa hai nước cải tiến, đặc biệt là chuyến qua Pháp của Trương Vĩnh Lễ, vào tháng 2/1963.( 164)
Về tới Pháp, Lalouette làm phiếu trình đặc biệt ngày 21/6/1963 lên Couve de Murville. Không rõ Bộ Ngoại Giao Pháp có quyết định nào hay chăng.( 165)
Trở lại Sài Gòn, Lalouette tiếp tục làm chim xanh cho Nhu và Hà Nội. Lalouette, phối hợp với các Ðại sứ India, Italia và Vatican giới thiệu Nhu với Maneli.
Như để tiếp tay de Gaulle, ngày 29/8/1963, Mao Trạch Ðông gặp phái đoàn đại diện MT/GPMN tại Bắc Kinh. Ðây có thể chỉ là dấu ấn đóng lên MT/GPMN, biến cơ cấu ngoại vi của Ðảng Lao Ðộng Việt Nam thành một thực thể chính trị; nhưng cũng có thể hàm ý một thông điệp ngoại giao nào đó.
Qua Lalouette và một số nhà ngoại giao khác, tối 25/8/1963, Maneli gặp Nhu, mở đường cho cuộc gặp mặt chính thức tại Dinh Gia Long. Năm ngày sau, 30/8, Maneli lại tiết lộ kế hoạch “đi đêm” này với CIA. Lodge bèn tới gặp Lalouette. Lalouette khuyên Lodge nên làm việc với họ Ngô để chiến thắng, và còn đề nghị đưa Nhu lên làm Thủ tướng. Lalouette cũng nhận định rằng cuộc chiến sẽ sớm kết thúc trong vòng 1, 2 năm. Khi cuộc chiến chấm dứt, chính là miền Nam, lúc ấy sẽ mạnh hơn miền Bắc, sẽ đề nghị hiệp thương, trao đổi gạo miền Nam lấy than miền Bắc. Ðiều này có thể dẫn tới việc thống nhất đất nước với miền Nam vượt thắng. Tuy nhiên, chuyện còn xa.(166)
Hôm sau, Lodge báo cáo thêm rằng Lalouette đã có mặt bên Nhu khoảng 4 tiếng đồng hồ trong cuộc “vét chùa.” Một nguồn tin đáng tin cậy còn cho Lodge biết là Lalouette muốn Mỹ triệt thoái khỏi miền Nam, và Pháp sẽ đứng ra dàn xếp giữa Bắc và Nam Việt Nam. . . . Nhu đang ở vào tình trạng bốc đồng và một vài cử chỉ với Bắc Việt qua Nhu chẳng phải là không thể xảy ra.( 167)
Ngày Thứ tư, 4/9, Lodge báo cáo thêm rằng, trong buổi gặp mặt, Lalouette lập lại rằng Nhu có thể dàn xếp một thỏa hiệp với VC để ngừng chiến tranh. Khi Lodge hỏi với điều kiện nào [quid pro quo hay consideration trong luật khế ước], Lalouette đáp: “Triệt thoái một số lính Mỹ.” Lalouette còn nhấn mạnh rằng không có một giải pháp khác Diệm và Mỹ phải hợp tác với Diệm [Lalouette “reiterated that Nhu believed he could work out an arrangement with the VC whereby the guerrilla war would be ended. I asked what would be the quid pro quo, and he said: the withdrawal of some US troops.” Ðiều mà Lalouette muốn đặc biệt nhấn mạnh là niềm tin của ông ta chẳng có một giải pháp nào khác Diệm, và Mỹ phải làm việc với họ để chiến thắng [“particularly stressed was his belief there is no alternative to the Diem regime and that we must work with them as partners to win the war.”] (168)
Ngay hôm sau, 5/9, New York Thời báo đăng bản tin của Robert Trumbull, tiết lộ rằng Lalouette muốn khuyến khích Lodge ngưng chỉ trích chế độ Diệm. Theo Trumbull, Lalouette được các Ðại sứ Tây Ðức, Italia và Khâm sứ Vatican yểm trợ. Giới ngoại giao cho rằng de Gaulle đã giữ Lalouette tại Sài Gòn lâu hơn lệ thường nhằm chống lại Lodge, người bị cáo buộc là chống Pháp. Vẫn theo Trumbull, Lalouette đã khuyến khích Nhu liên lạc với miền Bắc, qua trung gian Maneli để thành lập một nước Việt Nam thống nhất, trung lập. Bài viết kết luận bằng câu: “Bà Ngô Ðình Nhu đã tuyên bố trong tuần này rằng ông Lalouette là một Ðại sứ khả kính [éminent] và bà ta chỉ trích Lodge.” Thông báo cho Lalouette bài báo nói trên, Giám đốc Chính trị Vụ BNG Pháp chỉ thị:
“Tôi muốn lập lại với ông [Lalouette] rằng chúng ta không hề có ý định can thiệp vào nội tình Việt Nam hay biến thành những nhà vô địch bên cạnh ông Nhu hay bà Nhu. Những công điện trước đây của tôi đã chỉ thị chính xác vấn đề này. Chúng ta cũng không muốn cố vấn cho ông Cabot-Lodge hay chịu trách nhiệm về việc ông ta làm hay không làm đối với gia đình Diệm. Cuối cùng, ví thử thống nhất là mục tiêu của chúng ta, chúng ta cũng không khuyến khích những cuộc tiếp xúc của ông Nhu với các sứ giả của miền Bắc.”( 169)
Một chi tiết trong đoạn kế tiếp của Lucet khiến gợi nhiều tra vấn. Lucet viết:
Bài viết trên New York Thời Báo xác nhận những tin đồn đã báo cáo lên chúng tôi từ Ðại sứ Bri-tên (xem CÐ số 740). Nó theo đúng điều ông đã trình bày trong phiếu trình ngày 21/6 vừa qua và nó, trên mọi phương diện, không thể là bản văn những chỉ thị mà ông nhận được.
Trong mọi điều kiện, làm ơn, sau khi nhận được công điện này, báo cáo cho tôi bằng công điện những gì là sự thực trong bản tin của ký giả Mỹ và cho tôi biết một cách hoàn toàn chính xác về thái độ mà họ nói về ông.( 170)
Hôm sau, BNG Pháp cho hãng tin AP cải chính rằng Lalouette không hề dính líu vào nội tình chính trị Việt Nam. Hơn nữa, lời tuyên bố ngày 29/8 của Tổng thống de Gaulle là lời phủ nhận rõ ràng nhất những chi tiết trong bài viết của Trumbull. Kế hoạch “con thoi” giữa Hà Nội và Sài Gòn của Lalouette bị chấm dứt ngày này.
Riêng báo cáo của Lalouette về buổi gặp mặt Diệm ngày 2/9/1963, chẳng hiểu có gây phản ứng nào tại Quai d’Orsay? Trong buổi họp kéo dài 3 giờ do Diệm yêu cầu này, theo Lalouette, Diệm có vẻ bình tĩnh hơn thường lệ. Lalouette trao cho Diệm bản tuyên ngôn của de Gaulle. Diệm nói về liên hệ với Mỹ, và có lúc đổi sắc mặt nói: “Người ta nói về một cuộc đảo chính. Người ta nói với tôi rằng mạng sống tôi đang nguy hiểm. Thật không thể chấp nhận được rằng người ta có thể đối xử như thế với một chính phủ bạn.” [On parle d’un projet de coup de force. On me dit que ma vie serait en jeu. Il est inconcevable qu’on puisse recourir à de tels agissements contre le gouvernement d’un pays ami]. Tuy nhiên, Diệm thêm rằng hiện tại tình hình tạm lắng dịu. Tổng thống Mỹ, do sự khuyến khích của Ðại sứ Lodge, đã khôn ngoan không bật đèn xanh. Ðó là chiều hướng ôn hòa của lời tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 2/9.( 171)
Ngày 10/9, đúng ngày Lalouette nhận lệnh triệu hồi, Lalouette gửi về Paris báo cáo chót về buổi gặp mặt với Lodge. Lodge nói với Lalouette là chính phủ Mỹ chưa có quyết định nào về khủng hoảng bang giao Việt-Mỹ. Lodge như người đi trong sương mù [Il se trouvait lui-même, m’a-t-il dit, en plein brouillard]. Buổi gặp mặt giữa Diệm và Lodge ngày 9/9 “chưa chín mùi” vì ông ta không có gì để nói nữa [prématuré puisque de son cote, il n’avait rien plus dire].” Lodge sợ rằng Quốc Hội Mỹ sẽ đặt vấn đề viện trợ với chế độ Diệm. Lodge hy vọng rằng khó khăn sẽ vượt qua vì Tổng thống Kennedy mới tuyên bố là “Liên bang Mỹ đã quyết định ở lại Việt Nam nếu nước này tiếp tục chống sự tấn công của Cộng Sản [les Etats Unis sont décidés à rester au Vietnam tant qu’il faudra lutter contre l’offensive communiste].” Với hiện trạng cần thận trọng khi phán định.( 172)
2. Kế hoạch trung lập hóa Việt Nam:
Ngày 29/8–giữa lúc Bạch Cung chấp thuận cho các Tướng làm đảo chính, với mục tiêu tối thiểu là loại bỏ Cố vấn Nhu–Bộ trưởng thông tin Pháp Peyrefitte đột ngột công bố quyết định của de Gaulle về Việt Nam trong một buổi họp Hội đồng chính phủ tại Paris: Ðó là dân tộc Việt Nam xứng đáng được sống trong hòa bình, độc lập, thoát khỏi sự can thiệp của ngoại bang. Do những liên hệ của Pháp với Việt Nam bấy lâu, chính phủ Pháp sẽ vận dụng hết khả năng để thực hiện mục tiêu này.( 173)
Ngày 30/8, báo chí Mỹ phản ứng giận dữ. Nhiều báo cho rằng de Gaulle muốn can thiệp vào Việt Nam, loại bỏ ảnh hưởng Mỹ. Bộ Ngoại Giao Mỹ phải yêu cầu Ðại sứ Pháp tại Oat-shinh-tân giải thích rõ lập trường của de Gaulle. Alphand được yêu cầu phải giải thích lời tuyên bố của de Gaulle chỉ là một viễn kiến cho tương lai.
Nhưng báo chí Việt trong hai ngày 30 và 31/8 nồng nhiệt tán thưởng đề nghị của de Gaulle. Theo Quyền Ngoại trưởng Cừu, bản tuyên bố này được cứu xét trong phiên họp Hội đồng chính phủ và đi đến quyết định cho in nguyên văn bản dịch tin này trên trang nhất bản tin Thông Tấn Xã Việt Nam. Bản tin VTX chỉ bỏ đi câu trả lời của Peyrefitte với phóng viên hãng Reuter rằng “Elle signifie que nous donnons un rendez-vous à l’avenir.” [Ðiều này có nghĩa chúng tôi có một cuộc hẹn gặp trong tương lai]. Các giới chức chính phủ, theo Cừu nói với Lalouette, hiểu tất cả ý nghĩa lời tuyên bố của de Gaulle, và giữa lúc cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Việt Nam, lời tuyên bố của de Gaulle được một sự cộng hưởng đặc biệt [la portée de la déclaration qui, dans la crise que traverse présentement le Vietnam, avait une résonnance particulière.] VTX viết: “Trên bình diện chính thức, không có gì chứng tỏ rằng lời tuyên bố trên làm phiền đến Tổng thống Kennedy” [que, sur le plan officiel, rien ne permet de justifier l’interprétation d’après laquelle cette déclaration pourrait être ‘une nouvelle facon d’ennuyer le Président Kennedy’]. Lalouette kết luận: “Quelque soit l’issue de la crise actuelle la sémence est jetée, elle germera.” [Dù cuộc khủng hoảng hiện tại này ra sao, việc gieo mạ đã bắt đầu, nó sẽ nẩy mầm].( 174)
Tại Paris, ngày 2/9, Ðại sứ Phạm Khắc Hy xin yết kiến Couve de Murville, yêu cầu Ngoại trưởng Pháp giải thích thêm về lời tuyên bố của de Gaulle ngày 29/8/1963. De Murville khẳng định Pháp chỉ có quyền lợi kinh tế văn hóa ở Nam Việt Nam, và đứng ngoài vấn đề chính trị [Quant à la politique, [France] s’abstient d’en faire]. Khi thông báo tin này cho Ðại sứ Lalouette, Couve de Murville chỉ thị: “Trong hoàn cảnh hiện tại, thái độ chờ đợi và không can thiệp phải được triệt để thi hành ở Sài Gòn cũng như Paris.” [Dans les circonstances présentes une attitude d’expective et de non ingérence s’impose pour nous à Saigon comme à Paris.”] (175)
Trong khi đó, tại Sài Gòn, trong buổi gặp mặt Lodge từ 16G00 tới 18G00 tại Dinh Gia Long, Nhu tuyên bố: De Gaulle có quyền phát biểu ý kiến, nhưng những người không tham chiến không có quyền can thiệp. Sự trung thành của chúng tôi với Mỹ ngăn cấm chúng tôi nghiên cứu tuyên bố của de Gaulle hay Hồ. Người Mỹ là dân tộc duy nhất trên trái đất dám giúp Nam Việt Nam.( 176)
Cùng ngày 2/9, Giám đốc Nha Á châu-Ðại dương Lucet cũng thông báo cho Lalouette biết rằng theo tình báo Bri-tên ở Sài Gòn, người ta tự hỏi phải chăng chính sách của Pháp là yểm trợ Ngô Ðình Nhu như người tốt nhất để theo đuổi chính sách thống nhất và độc lập với Mỹ [on pouvait se demander si la tendance actuelle de la politique francaise n’était pas de soutenir M. Ngo Dinh Nhu comme étant l’homme le mieux placé pour engager son pays dans une politique d’unité et d’indépendance vis-à-vis de l’Amérique.] BNG Pháp trả lời với Ðại sứ Bri-tên tại Paris rằng “Ðây không hề là chính sách của chúng tôi”[“ceci n’était en aucune facon notre politique.”] Lucet chỉ thị cho Lalouette phải trả lời cho Ðại sứ Bri-tên tại Sài Gòn, nếu được hỏi, rằng: “Chính sách của Pháp là không can thiệp vào nội tình Việt Nam.”( 177)
Ngày 3/10, Couve de Murville giải thích trước Ủy ban Ngoại giao QH Pháp về lời tuyên bố ngày 29/8 của de Gaulle: Pháp ủng hộ giải pháp thống nhất, độc lập của Việt Nam. Ðây là chính sách dài hạn không phải là mục tiêu của một hành động tức khắc [une politique à long terme qui ne fait pas l’objet d’une action immédiate], Lời tuyên bố của de Gaulle không được đón nhận tốt đẹp ở Oat-shinh-tân cũng như Mat-scơ-va vì cả hai chế độ tại miền Bắc và Nam đều phải thay đổi. Trung Cộng đã bành trướng ảnh hưởng tại Bắc Việt. Mục tiêu duy nhất của Pháp tại Việt Nam là “thống nhất trong độc lập” [la réunification dans l’indépendence].( 178)
Ngày 5/9, sau khi New York Thời Báo đăng bản tin về Lalouette yêu cầu Lodge ngừng công kích Diệm, chính phủ Pháp cho AP đăng bản tin cải chính:
“Những tin tức trên tuyệt đối không phù hợp với chính sách của Pháp . . . Thật khó thể tưởng tượng được rằng một Ðại sứ Pháp có thể hướng dẫn một cuộc vận động như trên. Người ta thêm rằng lời tuyên bố tại phiên họp Hội đồng chính phủ tuần qua của Tướng de Gaulle, mong muốn rằng nền hòa bình nội bộ của Việt Nam sẽ được thể hiện không do ảnh hưởng ngoại bang, tự nó đã phủ nhận những tin tức trên tờ New York Times. Vả lại, cần nhấn mạnh rằng lời tuyên bố của Tướng de Gaulle nhằm diễn tả một quan điểm cho tương lai và không nên coi như chống lại Liên bang Mỹ.( 179)
Ngày 6/9, khi tiếp kiến phái đoàn Nhật Ohira và Haguiwara, Couve de Murville tái khẳng định rằng lời tuyên bố của de Gaulle nhắm vào tương lai, không phải là giải pháp tức khắc. De Gaulle theo đuổi lập trường các ngoại cường không nên can thiệp vào nội tình các nước khác [non-ingérence]. Chính sách của Pháp là không can thiệp vào nội tình Việt Nam [ne pas intervenir dans les affaires intérieures du Vietnam]. Chỉ muốn kinh tế và văn hóa. Bắc Việt Nam chịu ảnh hưởng Trung Cộng nhiều hơn Nga [Il apparait bien que ces pays subissent plus l’influence de la Chine que celle de la Russie]. Về miền Nam, theo Couve de Murville, hiện trạng sẽ kéo dài một thời gian. Có thể một Tướng lãnh sẽ được đưa lên cầm quyền. Nhưng đây không phải là một chính phủ được dân ủng hộ. Sai lầm của chế độ hiện nay là không được dân chúng giúp đỡ và ủng hộ. Một tay độc tài khác lên thay sẽ chẳng thay đổi được gì cả. Couve de Murville phủ nhận là không có một ứng cử viên người Việt tị nạn nào ở Pháp để thay thế Diệm [nous n’avons pas de candidats]. Tránh không trả lời về vị thế của Pháp nếu có cuộc thảo luận về Phật giáo tại Hội đồng LHQ.( 180)
Nhưng ngày 18/9, báo Washington Post vẫn đăng bài “Very Ugly Stuff” [Những thứ rất xấu xí] của Joseph Alsop. Bài này dựa theo tin đồn và những cuộc phỏng vấn, kể cả Nhu. Nói về nỗ lực tìm cách giải hòa Nam-Bắc với sự tiếp tay của Pháp. Alsop nghĩ rằng hai anh em họ Ngô có lẽ không còn tỉnh táo nữa [he feels that “both Ngos brothers may no longer be rational.”]( 181)
Như để trả lời, ngày 28/9, de Gaulle lập lại ước muốn thống nhất và hòa bình cho các quốc gia nghèo, bị chia cắt do sự can thiệp từ bên ngoài với sự trung gian tự nguyện của nước Pháp.( 182)
Hai ngày sau, Ðại biện Pháp ở Sài Gòn, Perruche, giải thích với Sullivan rằng cả Nhu lẫn Lalouette đều kết luận rằng sự tiến triển của trận chiến, trước khi xảy ra những vụ rắc rối mới đây, khiến cuộc giao dịch Bắc-Nam có thể hoàn tất vào cuối năm [1963]. Việc Nhu tiết lộ với ký giả Alsop khiến người Pháp bẽ mặt và bây giờ họ tuyên bố không tín nhiệm được mục tiêu tối hậu của Nhu.( 183)
III. “SỰ ÐIÊN CUỒNG TẬP THỂ CỦA MỘT GIA ÐÌNH CAI TRỊ”
Ngày 11/9/1963, trong buổi họp Ban Tham Mưu Bạch Cung, sau khi bàn về công điện số 478 của Lodge về hiện tình Nam Việt Nam và đề nghị có những biện pháp trừng phạt (sanctions), Cố vấn An Ninh Quốc Gia Mỹ, McGeorge Bundy khá nhức đầu vì bài “On Suppressing the News Instead of the Nhus” [Về việc cắt bỏ tin tức thay vì vợ chồng Nhu] trên New York Thời Báo của James Reston. Giữa lúc đó, Michael Forrestal báo tin Tổng Giám Mục Thục đã rời Roma qua New York để dàn xếp cho Lệ Xuân sang Mỹ “giải độc.” Trong một cơn nóng giận, Bundy buột miệng:
Ðây là lần đầu tiên thế giới phải đối diện với “sự điên cuồng tập thể của một gia đình cai trị” chưa hề thấy sau thời các Nga hoàng.( 184)
Thực ra, Bundy chưa nghiên cứu kỹ tiểu sử Diệm và họ Ngô, nên cho rằng gia đình Diệm đang điên rồ tập thể. Lời phê bình của ký giả Alsop một tuần sau, rằng anh em họ Ngô không còn biết lý lẽ, cũng quá phiến diện.
Lý lẽ của họ Ngô, nếu biết rõ về gia đình này, rất dễ hiểu ở Việt Nam. Ðó là không ăn được thì đạp đổ. Năm 1907, Khả và Bài, với sự tiếp tay của Hội truyền giáo, đã tung tin Toàn quyền Paul Beau “tru diệt Ki-tô giáo” khi truất phế vua Thành Thái (đã rửa tội). Những tháng cuối năm 1933, sau khi “từ chức” Thượng thư Bộ Lại, Diệm và họ Ngô mở chiến dịch bôi nhọ Toàn quyền Pierre Pasquier và kế hoạch đại cải cách Sarraut-Pasquier khiến Pasquier phải truất cả chức tước, phẩm hàm của Diệm và cha đỡ đầu là Bài, đầy ra Quảng Bình.( 185)
Anh em họ Ngô, sau buổi họp gia đình vào cuối tháng 6/1963, có lẽ đã quyết định theo đuổi chính sách “ăn không được thì đạp đổ” này. Không những thẳng tay đàn áp Phật Giáo, họ Ngô còn dùng báo chí trong nước, kể cả tờ Việt Nam Thời Báo bằng Anh ngữ ở Sài Gòn, và vài ký giả ngoại quốc chịu ảnh hưởng hay có cảm tình với họ Ngô. Margueritte Higgins chỉ là một trong số này. Không kém hiệu lực là Tổng Giám mục Thục và Lệ Xuân. Thục có tước vị Tổng Giám Mục Ki-tô. Lệ Xuân thì có nhan sắc, và miệng lưỡi “tinh tinh” đã được tinh luyện qua những lần gọi điện thoại chửi bới Trần Văn Ðỗ khi Ðỗ , em cùng cha khác me với Chương, nghiêng về phía Bình Xuyên, hay những Dân biểu VNCH dám chống lại dự thảo Luật Gia Ðình. Mùa Thu 1963, sau khi bị đuổi khỏi nước, Lệ Xuân chỉ trích cả Kennedy hay các viên chức Mỹ. Nhu cùng đi một chuyến đò. Nhưng vì còn e sợ người Mỹ, Nhu chỉ cho tung tin có âm mưu ám sát Lodge mà không dám dùng những lời đe dọa công khai như “treo cổ” cha vợ (Trần Văn Chương) tại bùng binh Sài Gòn, để Lệ Xuân hớn hở “xiết chặt giây thòng lọng.” (Người thay Nhu làm việc này với cả hai vợ chồng Chương vào tháng 7/1986 là Trần Văn Khiêm, em trai Lệ Xuân) Diệm cũng vậy. Ẩn dấu phía sau bề ngoài “đạo đức Khổng học” là một tâm hồn bệnh hoạn (psychopath), vui buồn bất chợt (maniac). Người Việt chưa quên những ngón nghề tra tấn như dùng nến đốt hậu môn nghi can Cộng Sản của tri huyện, tri phủ Diệm ngày nào–những trò tra tấn giúp Tể tướng Bài cho Diệm thăng quan, tiến chức không ngừng từ 1922 tới 1933; nhưng cũng đồng thời, nếu tin được lời Thục viết cho Toàn quyền Decoux ngày 21/8/1944, khiến Cộng Sản phải thuê sát thủ người Hoa ra tận Phan Rang trừ khử đi, nhưng Diệm may mắn chỉ bị thương.( 186)
Trong những năm cầm quyền ở miền Nam, nhiều đêm Diệm bất thần gọi các Bộ trưởng, Tướng lãnh vào Dinh Ðộc Lập hay Gia Long, bắt thức thâu đêm suốt sáng.( 187)
IV. KẾT TỪ:
Hành động “ve vãn” [flirtation] Cộng Sản của anh em Diệm-Nhu–và như thế phản bội lại đa số dân chúng miền Nam–chỉ được đồn đãi từ năm 1962 ở Sài Gòn, và được bạch hóa sau ngày các Tướng làm đảo chính giết chết họ Ngô năm 1963. Yếu tố “phiến Cọng” này mới thực sự mang lại sự sụp đổ của Ðệ Nhất Cộng Hòa (1956-1963), mà không phải cuộc tranh đấu của Phật Giáo, hay cái gọi là “bảo vệ chủ quyền quốc gia,” “quốc thể,” “nền độc lập” như nhiều người tưởng nghĩ.
Trong công điện gửi về Oat-shinh-tân ngày 31/8/1963 để báo tin hoãn lại cuộc đảo chính dự trù vào hôm sau, ngày 1/9, Ðại sứ Lodge ghi thêm chi tiết: Cố vấn Nhu đang bí mật tiếp xúc với Cộng Sản Bắc Việt qua trung gian hai đại sứ Pháp và Poland [Ba Lan], vì hai chính phủ này muốn một giải pháp Việt Nam trung lập. Ngay trong ngày 31/8, Hội Ðồng ANQG Mỹ đã thảo luận về việc này. Hilsman tuyên bố đã có trong tay một công điện chứng tỏ Nhu liên lạc với Việt Cộng qua trung gian Pháp, và đang vận động trục xuất các cố vấn cấp tỉnh. Cựu Ðại sứ Nolting, có mặt trong buổi họp, bào chữa cho Nhu là Nhu sẽ không chịu chấp nhận mọi điều kiện của Hồ Chí Minh.( 188)
Tuy nhiên, hột xúc xắc đã được gieo xuống.
Cơ sở thành lập chế độ miền Nam sau Hiệp định Geneva (20-21/7/1954) là lập trường chống Cộng. Sở dĩ người Mỹ đổ bao tiền của, vũ khí và nhân vật lực vào miền Nam từ năm 1950 cũng chỉ nhằm mục tiêu chiến lược duy trì “một tiền đồn chống Cộng của thế giới tự do.” Bởi thế, sau Hiệp định Geneva, họ Ngô được toàn quyền Tố Cọng, Diệt Cọng, bắt giữ hàng chục ngàn người tình nghi. Chỉ cần liên hệ hay phổ biến tài liệu Cộng Sản đã là một hình tội, được qui định rõ ràng trong luật pháp cũng như sinh hoạt hàng ngày ở miền Nam. Chính quyền Diệm ngày đêm ra rả lập trường chống Cộng. Viên chức chế độ mang còng sắt, súng đạn và máy chém đến khắp hang cùng ngõ hẻm, làng xóm, thôn bản phía Nam vĩ tuyến 17 để tiêu diệt “phiến Cọng”–tội danh chính thức của các cán bộ Cộng Sản hoặc những người tình nghi. Các trại “cải huấn” chật ních cán bộ Cộng Sản, kể cả những cán bộ cao cấp của tổ chức trí vận Sài Gòn-Gia Ðịnh như Dược sĩ Phạm Thị Yên, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Bùi Thị Nga (vợ Huỳnh Tấn Phát, Tổng thư ký MT/GPMN), v.. v...
Nhưng ai ngờ chính anh em Diệm-Nhu, người đang được Mỹ ủng hộ và trao phó trách nhiệm chống và Diệt Cọng, từ đầu năm 1963 đã trở thành, âm mưu trở thành, hoặc bị Mỹ tình nghi là, “phiến Cọng” nằm vùng hàng đầu trong Dinh Gia Long–và như thế đáng bị tử hình theo Sắc Luật 10/59 do chính Diệm ban hành.( 189)
Khó kết luận thực chăng anh em Diệm-Nhu muốn bắt tay với Hà Nội, hay chỉ muốn đánh một canh bạc với Mỹ. Ngày 30/9/1963, Phụ tá đặc biệt Thứ trưởng đặc trách Chính trị vụ BNG là Sullivan báo cáo rằng XLTV Ðại sứ Pháp, Canada và India đều tỏ ý nghi ngờ về thực chất của những tin đồn quanh mối giao dịch Hồ-Diệm. Tuy nhiên, tất cả nhấn mạnh rằng mối giao dịch đó có thể xảy ra trong tương lai. XLTV Ðại sứ Pháp [Perruche] cho rằng có thể xảy ra trong vòng ba, bốn tháng.( 190)
Tất cả cảm thấy rằng miền Bắc đang bị suy thoái về kinh tế và biết rằng Việt Cộng đang thua trận tại miền Nam (sic). Vì thế miền Bắc sẽ thương thuyết một hiệp ước ngưng bắn để đổi lấy hai điều kiện: hiệp thương Nam-Bắc và việc triệt thoái quân Mỹ. Một yếu tố nữa là áp lực của Trung Cộng. Nếu Mỹ rút khỏi miền Nam, Trung Cộng sẽ giảm bớt áp lực và cho Hà Nội được nhiều quyền tự trị hơn. Phần Nhu có thể muốn hoàn tất cuộc đổi chác này vì hai lý do: Trước hết, sự tự tin thái quá về khả năng “đả bại Cộng Sản ngay trong chiếu bạc của họ;” và, thứ hai, ý muốn loại bỏ người Mỹ.”( 191)
Robert S. McNamara và Tướng Maxwell D. Taylor, Tổng Tham Mưu trưởng Liên Quân Mỹ—những người không muốn thay ngựa—cũng chẳng dấu nổi khó chịu về sự “trở cờ” của Nhu. Trong báo cáo ngày 2/10/1963 đệ trình lên Kennedy sau khi tham quan Việt Nam, McNamara và Taylor nhận xét:
Một khía cạnh gây khó chịu khác nữa là việc Nhu đang ve vãn ý đồ thương thuyết với Bắc Việt, dù ông ta có thực tâm hay chăng. Ðiều này gây bối rối cho những người Việt có trách nhiệm và, trên căn bản, tạo sự lo ngại rằng có thể không có sự đồng nhất với các mục đích của Liên Bang Mỹ. (192)
Trong công điện gửi lên TT Lyndon B. Johnson ngày 1/1/1964, Lodge cho rằng Kennedy chưa được ca ngợi đúng mức về việc ngăn chặn khuynh hướng tàn hại ở Việt Nam: Nếu trong mùa Hè và Thu 1963, Kennedy không kịp thời ngăn chặn, tình thế ở miền Nam đã dẫn đến đại họa. (193)
Lời chứng của Lodge trước Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện ngày 30/6/1964, còn đi thẳng vào vấn đề hơn:
Mùa Thu [1963] vừa rồi, nếu chính phủ Diệm không bị dứt điểm và tồn tại thêm khoảng một tháng nữa, tôi nghĩ chúng ta đã thấy Cộng Sản cướp chính quyền. Tôi nghĩ yếu tố này rất quan trọng.”( 194)
Lodge, tưởng cần nhấn mạnh, được Kennedy giao cho đặc quyền hành xử ở Sài Gòn. Bởi thế, dù Lodge có bất mãn về những trò khiêu khích của vợ chồng Nhu hay chăng, việc ve vãn Cộng Sản của Nhu—giống như hành động của Raymond Khánh vào cuối năm 1964, đầu năm 1965—là chiếc đinh cuối cùng đóng lên nắp quan tài chế độ Ðệ Nhất Cộng Hòa.
Những lời cáo buộc các Tướng cầm đầu cuộc đảo chính 1/11/1963 là “sát nhân” mà Lệ Xuân rên rỉ, hay âm thầm nguyền rủa trong vùng bóng tối lạnh lẽo của kiếp lưu vong tại Paris, chỉ là dư hưởng của “cơn điên cuồng tập thể của một gia đình cai trị” đã bị ném xuống mặt đất sau cuộc tế lễ “chống Cộng.” Hai viên đạn bắn vào gáy anh em Diệm-Nhu, cuộc hành hình Cẩn vào tháng 5/1964, hay cảnh chết già trong điên loạn, bị rút phép thông công của Tổng Giám mục Thục hai mươi năm sau ở Missouri—dù có khiến trạnh lòng trắc ẩn của người Việt, một dân tộc đầy lòng độ lượng và khoan hồng—nhưng chính thực là những bản án xứng đáng cho tội bội phản và âm mưu bội phản của họ Ngô.
Houston, 12/8/2003-6/10/2012
Chính Ðạo
© 2003, 2012 by Chieu N. Vu. All Rights Reserved.
Phụ chú (II)
101. Zhou nianpu I:639-41; Zhai 2000:79, 82. [Ngày 17/11/1956, Nhân Dân loan tin Chu Ân Lai sẽ qua thăm Việt Nam. Hai ngày sau, 19/11, Lai đến Việt Nam [cho tới ngày 23/11/1956].Hoàng Văn Hoan, Ðại sứ tại Bắc Kinh, tháp tùng. Nói chuyện với Hồ và Ðồng về vấn đề hạ bệ Stalin, liên hệ giữa các đảng, liên hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội. Lai cố vấn Hồ hai vấn đề: thống nhất và chính sách kinh tế. Về thống nhất, đây là một cuộc chiến đấu lâu dài, chỉ nên coi việc thống nhất qua tổng tuyển cử như một khẩu hiệu cho cuộc tranh đấu chính trị hơn là bản hướng dẫn hàng ngày. Cần củng cố miền Bắc về kinh tế, tài chính. (Zhou nianpu I:639-41; Zhai 2000:79)]
102 Xem VNNB, I-C: 1955-1963, tr. 120.
103 Meisner, 1977: 130-35.
104. Henry A. Kissinger, White House Years (Boston: Little, Brown and Co., 1979), p. 1064; Edgar Snow, Red Star Over China, 119; dẫn trong Stuart Schram, Mao Tse tung (NY: Penguin Books, 1966, 1977), tr. 23. (Albert Sarraut, tân Toàn quyền Ðông Dương, cũng từng được chứng kiến khí thế Ðại Hãn ở Singapore hay dài theo hành trình từ Paris tới Sài Gòn đáo nhậm nhiệm sở); Robert A. Scalapino, “The Evolution of a Young Revolutionary–Mao Zedong in 1919-1921;” JAS, Vol.XLII, No. 1 (Nov 1982), p. 32n4 [29-61])
105. “Báo cáo chính trị tại Ðại hội II Ðảng Lao Ðộng Việt Nam, tháng 2/1951; Hoàng Văn Hoan, “Tuyển tập Hồ Chí Minh với tên phản bội Lê Duẩn;” Tin Việt Nam, số 21 (Tháng 11/1982), tr. 10-11, 34-5 [1-40]. Trong VKÐTT, 12:1951, 2001 và HCMTT, tập 6 (1995), tr. 153-176, đoạn này bị cắt bỏ.
106. Meisner, 1977:175; Schram, 1966, 1977:283 [trong bài”The Greatest Friendship;”)
107. Meisner, 1977:176-77 [174-77])
108. Tại Việt Nam, phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm cũng bộc phát vào giai đoạn này, do sự khởi xướng ngầm của Ðảng LÐVN. Ðã có nhiều bài viết về phong trào này, nhưng rất ít tác giả phân tích đầy đủ cái bẫy của Ðảng LÐVN–theo kiểu mẫu Mao–để trấn dẹp những nguồn bất mãn trong mọi giới trước phong trào đấu tố hay cải cách ruộng đất theo lệnh Stalin và Mao Trạch Ðông. Trong số những nạn nhân có nhiều trí thức khoa bảng, văn nghệ sĩ, ký giả lừng danh thời tiền chiến, và một số quân nhân mới phục viên.
109. CHXHCNVN, Bộ Ngoại Giao, Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua (Hà Nội: Sự Thật, 4/10/1979), tr. 24; S. Yurkov, Asia in Peking’s Plans (Moscow: Politizdat Publishers, 1981) [X. G. Iu-Rơ-Côp, Châu Á trong các kế hoạch của Bắc Kinh (Hà Nội: NXB Sự Thật, 1984)], [trong Tủ sách “Chủ Nghĩa Mao–Một Nguy Cơ Với Loài Người], tr 168-9; 71.
110. Schram, 1977:290-91 [East: the political East under the leadership of Moscow.]. Hồ, Phạm Hùng và Lê Duẩn tham dự. Tito không dự. (ND, 23/11/1957)
111. Meisner, 1977:248-50.
112. Hongqi, June 1, 1958, pp. 3-4; Peking Review, June 10, 1958; Meisner,1977:175-77, 205-6, 213, 227-33. [Private properties were virtually eliminated].
113. NY Herald Tribune vào cuối tháng 12/1958 và báo Life (12/1/1959); Schram, 1977:296; Meisner, 1977: 244-47, 254n27)
114. Schram, 1977:299-300; Meisner, 1977:246.
115 Schram, 1977:306; Meisner, 1977:174-77.
116: Ibid.
117. Schram, 1977:308.
118. Cameron, Vietnam Crisis, I:432-36; FRUS, 1955-1957, I:680-82. Ngày 10/5/1956, Sebald báo cáo cho Dulles tin này. Theo Sebald, đây là một chiến thắng ngoại giao cho Việt Nam Cộng Hòa.
119. “Hương Lập.” Cameron, Vietnam Crisis, I:432-36; FRUS, 1955-1957, I:680-82, I:676-77.
120. Zhai 2000:82; VKÐTT, 17:188-92 [10/5/1956: Ban Bí thư ra chỉ thị số 25-CT/TW ngày 10/5/1956, cho lệnh QK 4 tránh khiêu khích ở vùng giới tuyến. Cương quyết không cho dịch cơ hội để vu khống]; [“trung lập” hóa miền Nam, theo kiểu mẫu Kampuchea và Lào, hầu tránh trực diện với Mỹ]. . (VKÐTT, 17:204-12 [6/6/1956: Ban Bí thư chỉ thị miền Nam phải hưởng ứng công hàm ngày 11/5/1956 đòi hiệp thương để thống nhất nước nhà8-9/6/1956: Hà-Nội: Bộ Chính trị Ðảng LÐVN họp. 12/6/1956: Bộ Chính trị Ðảng LÐVN lại họp. 18/6/1956: BCT ra nghị quyết về miền Nam: “tranh đấu chính trị, và chỉ được sử dụng võ lực khi tự vệ.”]
121. Zhai 2000:83.giới hạn cường độ cuộc chiến
122. US Department of State, Foreign Relations of the United States [FRUS], 1961-1963, I:696-98. Allen J. Ellender
123. Về sự hình thành MTDT/GPMN, xem Văn Kiện Ðảng Toàn Tập [VKÐTT], từ 1960 tới 1969 (trích dẫn infra). Về quan điểm của các tác nhân Việt, xem Huỳnh Văn Tiểng, Nguyễn Khắc Cần, Trần Cửu Kiến, Làm đẹp cuộc đời: Huỳnh Tấn Phát con người và sự nghiệp (Hà Nội: NXB Chính trị Quốc Gia, 1995); Chung Một Bóng Cờ (Hà-nội: 1993); Nguyễn Thị Bình, et al. Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời tại Hội nghị Paris về Việt Nam (Hà Nội: NXBCTQG, 2001); Henry Kamm, “Revolutionary Decries Vietnam’s Lost Ideals;” NYT, 6 May 1993, 28A [Phỏng vấn Y sĩ Dương Quỳnh Hoa]. Một tác phẩm xuất sắc, dù cổ điển và khó tránh những sơ xuất về chi tiết, là Douglas Pike, Viet Cong: The Organization and Techniques of the National Liberation of South Vietnam (Cambridge, Mass: MIT Press, 1966, 1967). Dù không được tham khảo các tư liệu CS mới công bố, Pike đã nói lên được quan hệ giữa Hà Nội và MT/GPMN. Vì lý do nào đó, các cơ quan truyền thông quốc tế tảng lờ dần hai chữ “dân tộc” vì phân vân giữa hai tiếng tương đương trong Anh ngữ là “Race” hay “People,” dịch tên MT/GPMN thành National Liberation Front [NLF] hay Front pour la libération nationale du Viet-Nam [FLNV] [Mặt Trận Giải Phóng Quốc Gia]. Pike, 1967:74n1.
124. Zhai, 2000:84-5. [Zhou also mentioned the “third world theory”, desired Ha Noi to support China in the border conflicts between 1959 and 1962]. Tuy nhiên, Hà Nội giữ thế trung lập [But Hanoi remained neutral].
125 . Janos Radvanyi, Delusion and Reality: Gambit, Hoaxes, & Diplomatic One-Upmanship in Vietnam (South Bend, Indiana: Gateway, 1978), tr. 30; Nhãn Dãn, sỏ 2362, 6 Sept 1960; FRUS, 1961-1963, I:636-38 [Doc 262])
126. Zhai 2000:86-8. Hồ hoà giải BK và Mat-scơ-va
127. Zhai 2000:89.
128. Memo ngày Nov 3, 1961, Taylor gửi President; FRUS, 1961-1963, III:271, & I: 478 [477-79], TL 210].
129. FRUS, 1961-1963, I: 478 [477-79], TL 210] Nov 3, 1961, Maxwell Taylor gửi President: Khrushchev’s “wars of liberation” which were para-wars of guerilla aggression.
130. FRUS, 1961-1963, I:636-38 [Doc 262]) [Thứ Năm, 16/11/1961: Kennedy viết thư cho Khrushchev. Kennedy đã đọc hai thư của Khrushchev về Germany, Lào và Việt Nam. Khẳng định sẽ ủng hộ chế độ trung lập ở Lào và bảo vệ VNCH. Yêu cầu Khrushchev can thiệp cho BV để yên miền Nam]; I:158n2 [Ngày 3-4/6/1961, Vienna: Kennedy họp thượng đỉnh với Thủ tướng Khrushchev của Liên Sô Nga. Kennedy và Khrushchev nói rất ít về Việt Nam]; I:299 [298-299], TL 131 [Memo của Rostow gửi President, 15/9/1961: Rostow đã gặp Khrushchev ở Vienna. Ðồng ý Lào trở thành một quốc gia độc lập và trung lập, giống như Burma và Cambodia. Mặc dù vấn đề Berlin sôi nổi, hòa bình ở SEA đáng lo ngại].
131. Robert S. McNamara, In Retrospect, 1995:97, 339-43; FRUS, 1961-1963, [1988], I:1961
132. Memo of July 14, 1961, Rostow gửi President; FRUS, 1961-1963, [1988], I:216; Schram, 1977:306.
133. Sách Trắng, 1979:43-4. Theo Qiang Zhai chưa có một tài liệu TC về việc này; 2000:150, 231n97.
134. Sách Trắng, 1979:42-3.
135. FRUS, 1961-1963, III:271.
136. Liunianpu [Lưu niên phổ], 2:577; Việt Nam, 1990:166; Zhai, 2000:117,124;
137. Zhai, 2000:124 [On June 4, 1963, Mao told a Vietnamese delegation at Wuhan about the USSR debts]
138. Robert A. Scalapino, “Moscow, Peking, and the Communist Parties in Asia;” Foreign Affairs, XL (1963), 323-43. [Quan hệ Nga-Hoa chuyển từ cooperation tới competition, từ concealed argumentation and veiled criticism tới open vituperation].
139. ND, 6, 9/8/1963; Sách Trăng, 1979:43-4, 49; Zhai, 2000:117-19.
140. Mao Wengao, 10:465-66; Zhai, 2000:120.
141. Theo Linh mục quản thủ văn khố Rue de Bac, văn khố Hội Truyền giáo Pháp có nhiều tài liệu liên quan đến chế độ Diệm.
142. ND, 30/7 & 3/8/1956. Sau này, Thạch lên tới Ủy viên Bộ Chính Trị, Bộ trưởng Ngoại Giao.
143. FRUS, 1961-1963, I:671, 680-681, 723.
144. FRUS, 1961-1963, II:375-376. Xem thêm cuộc gặp mặt giữa Ung Văn Khiêm và Harriman tại Geneva; Ibid., II:543, 544.
145. Xem báo cáo của Paul Arnoux ngày 18/8/1944; CAOM [Paris], Papiers Decoux [PA 14], carton 2. Trích in trong Vũ Ngự Chiêu, Các vua cuối nhà Nguyễn, tập III:856. Những chi tiết trong đoạn dư ới đều công bố xuất xứ trong bài tiểu sử Jean Baptiste Ngô Ðình Diệm. 117. Chính Ðạo, VNNB, I-B: 1947-1954, tr. 172-73.
146. Thành tích hợp tác với Nhật của Diệm được chúng tôi bạch hóa trong luận án năm 1984, và trong bài về chính phủ Trần Trọng Kim trên Journal of Asian Studies năm 1986. Xem thêm Vũ Ngự Chiêu, Các vua cuối nhà Nguyễn, 1883-1945, 3 tập (Houston: Văn Hoá, 1999-2002).
147. SHAT (Vinvennes), Indochine, 10H xxx [4197].
148. FRUS, 1958-1960, I:543-544n3.
149. AMAE (Paris), CLV, SV, d. 13:39.
150. CÐ số 1094/101, ngày 8/11/1961, Lalouette gửi Paris; AMAE [Paris], CLV, SV, 14:17.
151. Nguyên văn: “Une déclaration d’intention, un geste suffirait.” AMAE [Paris], CLV, SV, dossier 91, tr. 2.
152. Ibid., CLV, SV, 91:10.
153. Direction Asie-Océanie, “Note a/s Soutien au gouvernement Vietnamien- Démarche de l'Ambassadeur Pham Khac Hy;” Ibid., CLV, SV, d. 91:2-9.
154. Ibid., CLV, SV, d. 91:35-37. Ngày 26/4/1962, Vũ Văn Mẫu mới xác nhận trong một buổi họp báo Diệm đã viết thư cho de Gaulle ngày 31/3/1962. Thư này gửi cho 93 quốc trưởng khác nữa. Tuyên bố Sài Gòn có thể tẩy chay (boycott) Ủy ban Quốc tế Kiểm soát Ðình chiến. Ibid., CLV, SV, 91:42.
155. Ibid., tr. 38.
156. Ibid., CLV, SV, 91:84-90. Xem thêm Airgram No. A-350, Saigon gui BNG; LBJL, NS File, Vietnam Country File, Box 2; “Memorandum of Conversation (Harland H. Eastman, Feb 25, 1964); Ibid.; Letter of Feb 20, 1964, People’s Liberation Front of South Vietnam [PLFSVN] Long Khanh to Director of General Director of Red Land Rubber Plantation (in French); Ibid..
157. Ibid., CLV, SVN, 91:92.
158. Ibid., CLV, SV, 91:101.
159. Ibid., CLV, SV, 91:113.
160. Ibid., CLV, SV, 22; Mậu 1993:568.
161. FRUS, 1961-1963, III:219-220.
162. Vấn đề Hồ có bài Hoa hay thân Tây phương chăng cần được nghiên cứu thêm. Các viên chức Pháp dường không biết đến việc từ năm 1958, Hồ đã sai Phạm Văn Ðồợng cắt lãnh hải cho Trung Cộng để xin quân viện đánh miền Nam.
163. Rapport No. 369/AS, 29 mai 1963, Lalouette gửi Couve de Murville; AMAE (Paris), CLV, SV, 91:137-143.
164. Sau hội nghị SEATO [OTASE], Ðại sứ Mỹ tại Paris báo cáo về Bộ NG là lãnh đạo Pháp bắt đầu chú ý hơn đến Ðông Nam Á [manifestaient un intérêt croissant pour le Sud Est Asie]. (tr. 145) Diệm muốn vay thêm Pháp số tiền 100 triệu MK, giống như số tiền vay từ tháng 11/1959 tới tháng 3/1960. Lãi tức thấp (4%), kéo dài từ 10 tới 15 năm. Nhằm tăng thêm số vốn 30 triệu đã bỏ vào khu kỹ nghệ An Hòa, lập một nhà máy lọc đường [une sucrerie], một lò sát sinh ở Sài Gòn, đường tàu điện ở Ðà Lạt, cầu Mỹ Thuận, xây dựng phi trường Sài Gòn.( tr. 145-146) Lalouette cho biết Paris đang nghiên cứu đơn xin vay tiền, nhưng có vẻ không tốt. Quan trọng nhất là VNCH phải hoàn tất các giao kèo thực hiện những kế hoạch đã mượn tiền từ trước cho kế hoạch An Hòa. Nhu đã nói với Lalouette rằng “le Vietnam travaillait à se rendre disponible,” và sẽ qua Pháp nếu cần (se rendre à Paris “si un tel voyage pouvait être utile.” [tr. 146-147] (Báo cáo số 383/AS, ngày 31/5/1963; AMAE (Paris), CLV, SV, d. 91:144-147.
165. Tôi chưa được tham khảo nguyên bản tài liệu này. Những bước kế tiếp đầy những khoen nối thiếu sót. Có thể dự thảo của Lalouette đã lọt vào mắt de Gaulle, vì bỗng dưng hơn hai tháng sau, ngày 29/8/1963, de Gaulle tuyên bố Pháp có trách nhiệm giúp dân tộc Việt thoát khỏi cảnh chia phân do ảnh hưởng ngoại cường. Rất tiếc trong hai lần gặp Maurice Couve de Murville tại Paris năm 1983, vì trọng tâm nghiên cứu của tôi là giai đoạn 1939-1946, nên không nêu lên vấn đề này với cựu Ngoại trưởng Pháp.
166. “In a year or two the guerrilla danger might be ended. The Viet Cong are very discouraged and morale is very low in North Vietnam, concerning which he said he was well informed inasmuch as the French have a mission there. When the guerrilla war is ended, it might be for the South Vietnamese, who would be stronger than the North Vietnamese, to propose trading some of their rice for North Vietnamese coal. This might lead towards a unified Vietnam with South Vietnam the dominant element. But all of this was remote;” CÐ 384, Saigon, 30/8/1963, Lodge gửi Rusk; FRUS, 1961-1963, IV:58-59.
167. Nguyên văn: “I am reliably informed that French Ambassador Lalouette was with Nhu for four hours on August 20 when the attack on the pagodas took place. I am also advised by a dependable source that he wants the US government out of Vietnam so that the French can become the intermediary between North and South Vietnam. . . . I am reliably advised that Nhu is in a highly volatile state of mind and that some sort of gesture through Nhu to North Vietnam is not impossible.” CÐ 391, 31/8/1963, Lodge to Rusk; CÐ 391, 31/8/1963, Lodge to Rusk; FRUS, 1961-1963, IV:67-68.
168. CÐ 410, Saigon to Washington; JFKL, NSF, Country Vietnam, Vietnam State Cables; FRUS, 1961-1963, IV:111, n3.
169. CÐ 16957/63, Lucet gửi Lalouette; AMAE (Paris), CLV, SV, d. 18:197-199.
170. ” Cet article du New York Times confirme les rumeurs que nous avait rapportés l’Ambassade de Grande Bretagne (mon télégr. no 740). Il suit aussi les lignes d’une note que vous avez rédigée à Paris le 21 juin dernier et qui ne peut en aucune facon être considérée comme le texte d’instructions que vous avez recues. Dans ces conditions, veuillez, dès réception, m’indiquer par télégramme ce qu’il peut y avoir de vrai dans l’article du journaliste américain et me donner toute précision sur l’attitude que l’on vous prête. Diplomatie, p.o., Lucet;”CÐ 16957/63, Lucet gửi Lalouette; AMAE (Paris), CLV, SV, d. 18:199.
171. AMAE (Paris), CLV, SV, d. 18. Theo Lalouette, khi giải thích về Phật Giáo, Diệm cho rằng tình hình nghiêm trọng vì các sư trẻ thay thế những nhà sư lớn tuổi, khả kính cũ từ năm 1962. Theo Diệm, Nam Việt Nam có 3000 tăng, 600 ni, 1 triệu tín đồ thuộc Tổng Hội Phật Giáo và 3 triệu cảm tình viên. Nhu thế Phật tử chỉ chiếm tối đa 28% dân số. Mặc dù có người bị thương, nhưng không ai bị chết trong cuộc tấn công chùa chiền. Chính phủ phải đương đầu từ hạ tuần tháng 7/1963 một kế hoạch xách động chính trị có phối hợp nhịp nhàng sử dụng mọi phương tiện để chống lại chính phủ, và chính phủ phải phản ứng.
172. AMAE (Paris), CLV, SV, d. 18:111.
173. Nguyên văn: Les graves événements qui se déroulent au Vietnam sont suivis à Paris avec attention et avec émotion. L’oeuvre que la France se naguère accomplie en Cochinchine, en Annam et au Tonkin, les attaches qu’elle a gardées dans l‘ensemble du pays, l’intérêt qu’elle porte à son développement, l’amènent à comprendre particulièrement bien et à partager sincèrement les épreuves du peuple vietnamien. D’autre part, la connaissance que la France a de la valeur de ce peuple lui fait discerner quel rôle il serait capable de jouer dans la situation actuelle de l’Asie pour son propre progrès et au bénéfice de la compréhension internationale dès lors qu’il pourrait déployer son activité dans l’indépendance vis-à-vis de l’extérieur, la paix et l’unité intérieures, la souhaite au Vietnam entier. Il apparait naturellement à son peuple, et à lui seul, de choisir les moyens d’y parvenir. Mais tout effort national qui serait accompli au Vietnam trouverait la France prête, dans la mesure de ses propres possibilités, à organiser avec ce pays une cordiale coopération.” AMAE (Paris), CLV, SV, 18:156; Le Figaro [Paris), 30/8/1963.
174. CÐ số 733-735, Lalouette gửi BNG, ngày 31/8/1963; AMAE (Paris), CLV, SV, 18:46-47.
175. CÐ 737/39, ngày 2/9/1963, Paris gửi Sàigòn; AMAE (Paris), CLV, SV, carton 18.
176. CÐ 403, ngày 2/9/1963, Lodge gửi BNG; FRUS, 1961-1963, IV:85.
177. CÐ 740.41, 2/9/1963, Lucet gửi Lalouette; AMAE (Paris), CLV, SV, d. 18.
178. Bản tin AFP ngày 4/10/1963; AMAE (Paris), CLV, SV, carton 18.
179. Nguyên văn: “De telles informations n’ont absolument aucun rapport avec la politique francaise. . . . il est impensable qu’un ambassadeur de France mène lui même une telle campagne. On y ajoute que la déclaration faite la semaine dernière par le Général de Gaulle au cours du Conseil des Ministres souhaitant qua la paix intérieure au Vietnam soit réalisée sans influences étrangères, constitue en elle-même une réfutation des informations du New York Times. Cette déclaration du Général de Gaulle, souligne-t-on par ailleurs, était l’expression d’une vue à long terme de la situation et ne doit pas être considérée comme un affront à l’égard des Etats-Unis.” AMAE (Paris), SLV, SV, d. 91:59.
180. AMAE (Paris), CLV, SV, d. 18:164-166.
181. FRUS, 1961-1963, IV:298.
182. AMAE (Paris), CLV, SV, 18:161.
183. “The French Chargé admitted that . . . both Nhu and Lalouette had concluded that the progress of the war, prior to recent events, was such that a deal could probably safely be negotiated by the end of this year. Nhu’s subsequent disclosure of these talks to Alsop has embarrassed the French and they now say they distrust Nhu’s ultimate intentions;” FRUS, 1961-1963, IV:326.
184. Nguyên văn: “This was the first time the world had been faced with collective madness in a ruling family since the day of the tsars;” FRUS, 1961-1963, IV:175. Thục, do áp lực của Khâm sứ d’Asta và Lodge, đã phải rời Sài Gòn qua Roma cùng Giám mục Picquet bốn ngày trước (7/9). Có lẽ chẳng vui vẻ gì, Thục tuyên bố ở Roma rằng CIA Mỹ đang bỏ ra 20 triệu Mỹ Kim để âm mưu đảo chính vào ngày 21/9 sắp tới. Thục còn khẳng định các sư không tự thiêu mà bị giết bằng búa. Chẳng hiểu vì những lời tuyên bố này, hay lý do nào đó, Giáo Hoàng Paul VI hủy bỏ buổi triều kiến dự trù, mà cũng chẳng đề cập gì đến việc thăng cấp Hồng Y. Vì mãi cuối tháng đó Công đồng Vatican II mới tái nhóm, nên ngày 11/9, Thục qua New York để vận động cho Lệ Xuân vào Mỹ đòi hỏi “công lý,” như Diệm nói với Lodge.
185. Vũ Ngự Chiêu, Các vua cuối, II:582-585; FRUS, 1961-1963, III:808.
186. Thư ngày 21/8/1944, Thục gửi Decoux; CAOM (Aix), PA 14, carton 2.
187. Phỏng vấn cố ký giả Như Phong Lê Văn Tiến (Houston, 1998-1999).
188. US-Vietnam Relations, Bk 12:542.
189. Ngày 21/8/1956, Diệm ra Sắc Luật 47, lên án tử hình những hành vi phá rối trị an có liên hệ với Cộng Sản. Ngày 6/5/1959, Diệm ban hành Luật 10/59 nhằm diệt Cộng và thiết lập tòa án quân sự lưu động để xét xử Việt Cộng. Toà Mặt Trận này có quyền chung thẩm; dùng Dụ số 47 năm 1956 để trừng trị Việt Cộng. Một trong những “phiến Cọng” nằm vùng là “Cố vấn chính trị” Vũ Ngọc Nhạ, trưởng cụm tình báo A-22. Cán bộ nằm vùng khác là “Bảy [Ba?] Hồng,” một linh mục làm lễ mỗi tuần trong Dinh Ðộc Lập, và thân cận với họ Ngô.
190. Nguyên văn: “All of them were inclined to doubt that there was much substance in current rumors about a Nhu-Ho deal. However, all of them insisted that we should not discount the possibility of such a deal in the future. The French Chargé said “three or four months.” FRUS, 1961-1963, IV:325-26.
191. Nguyên văn: “They therefore conclude that, in return for two stipulations, the North would be willing to negotiate a cease-fire agreement with the South. These two stipulations are: North-South trade and the departure of US forces]. An additional factor was the Chinese pressure. If US forces could be removed from Vietnam, the Chinese might ease somewhat their pressure on Hanoi and grant them a greater measure of autonomy. Brother Nhu might be willing to make such a deal for two reasons: First, his supreme confidence in being able to ‘beat the Communists at their own game,’ and second, his desire to get rid of the Americans.” Ibid.
192. US-Vietnam Relations, Bk 12:594. Năm 1995, McNamara viết trong hồi ký In Retrospect (1995:51): “Ðầu Hè [1963], chúng tôi được tin Diệm, qua em trai Nhu, bí mật móc nối với Hà Nội. De Gaulle, rất muốn tái lập ảnh hưởng Pháp ở Ðông Dương, cũng được thông báo từ Bắc và Nam Việt Nam nguồn tin này, thấy đây là một cơ hội. Ông ta lập tức kêu gọi thống nhất và trung lập hóa Việt Nam. Chúng tôi không rõ đây là sự thực hay chỉ lời đồn, và tự hỏi phải chăng Diệm đang định bắt chẹt [blackmail] chúng tôi để làm giảm áp lực việc ông ta đàn áp thô bạo những phần tử chống đối.” Nguồn tin của McNamara là công điện ngày 2/9/1963 của CIA Sài Gòn về buổi nói chuyện với mật báo viên vào tối ngày 30/8/1963; FRUS, 1961-1963, IV:89-90.
193. FRUS, 1964-1968, I:1-2.
194. Nguyên văn: “Last fall, if the Diem government hadn't come to an end and had gone on for another month, I think we might have had a Communist takeover. I think that it had become that important.” Dẫn trong Gibbons 1993, II:204.
HỢP LƯU
No comments:
Post a Comment