Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday 18 February 2014

PHẠM QUÝ NGỌ


Cho chìm xuồng vụ Phạm Quý Ngọ tức cho chìm xuồng chế độ và...

Nguyễn Mộng Hoài



Mấy hôm nay, tưởng ra xuân "Con ngựa" sẽ khỏe lên, tiếp tục sông những năm tháng cuối đời mạnh khỏe và chứng kiến sự vần xoay thời cuộc. Nhưng thông tin của mạng lưới truyền thông rất phong phú hiện nay buộc tôi ngồi bật dạy, và sau một hồi suy nghĩ, tôi ngồi vào máy viết những dòng này, từ trong tâm khảm của mình.

Từ thông điệp đầu năm của Thủ tướng Chính phủ, trong thâm tâm tôi đã có tia hi vọng và khấp khởi mừng thầm. Tuy nhiên, với cái tuổi "bát thập" mọi sự đời qua mặt, tôi không công háo hức và cả tin như những năm còn trẻ. Tất cả để còn "xem xem đã" . ...

Nghe người ta nói là một việc, còn thấy người ta làm và hiệu quả của việc làm mới là quyết định đến vận mệnh quốc gia và sự tiến lên của 90 triệu dân Việt Nam trong thời đại "toan cầu hóa" này. Trong những dòng thông tin, có thông tin về vụ Phạm Quý Ngọ, có người viết rằng "đại án không chừng trở thành bại án" Ôi, cái ngôn ngữ nhiều ẩn dụ của Việt Nam sao mà dễ hiểu và sâu sắc đến thê?

Lại có người bày tỏ rằng, ở Việt Nam, nhiều vụ án đã được "cán cân công lý" thực hiện sự chỉ đạo của "trên" đã bị chìm xuồng, và lặn mất tăm không còn dấu vết. Có lẽ trong lịch sử hoạt động của Tòa cộng sản, đến nay chỉ có vụ án Trần Dụ Châu, cục trưởng cục cung cấp quân nhu của quân đội, do đích thân Cụ Hồ thức trắng đêm để "vì nhân dân và binh sĩ" ký quyết định y án tử hình. Đây là vụ án hiếm hoi đối với một cán bộ vào loại cao cấp trong quân đội. Tuy nhiên, đến bây giờ, tình hình có nhiều cái khác, có thể khác về cơ bản.

Trở lại vụ Phạm Quý Ngọ với lời tố cáo ăn hối lộ nhiều tỷ đông VN của Dương Chí Dũng, đã bị chính Dương chí Dũng tố cáo tai phiên tòa xử Dương Tự Trọng vừa qua. Đụng đến cấp này, chắc Ban Nội chính, BCHTW, Ban chỉ đạo và ngày cả 16 vị ủy viên Bộ Chính trị cũng rất đau đầu. Xử hay không xử, xử thế nào cho đúng với Luật hiện hành, và nếu cho chìm xuồng thì không phải chỉ là cứu một "cán bộ cao cấp" trong ngành đầy quyền lực, mà còn có thể "vô hiệu hóa rất nhiều vụ sẽ mang ra xử nay mai.

Vì thế, hơn lúc nào hết, chính do Đảng cầm quyền cho soạn các điều khoản, duyệt đến từng dấu phảy trong các Bộ luật nhất là Bộ Luât hình sự, nghĩa là xử tội bất kỳ ai, bất kỳ tổ chức nào phạm tội, không có cửa mở cho phậm nhân thoạt tội.Nếu làm công tâm, không bao che, không nể nang, không sợ mất uy tín, thì phải làm như vậy, còn ngược lai chỉ còn có cách xuyên tạc sự thật, bao che, và cho chìm xuồng.

Nếu làm theo cách thứ hai, hậu quả sẽ không lường, trong tình hình đất nước có nhiều bê bối như hiện nay. Vậy cho chìm xuồng vụ Phạm Qúy Ngọ và những vụ khác có tầm như hoặc trên Phạm Quý Ngọ, tức là ta đã tự nguyện "cho chìm xuồng" cả chế độ, cả "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân" làm chủ nữa.

"Làm cuộc cách mạng tắt này" có khi lại được lòng dân, được dân tin vảo chế độ mới nhiều hơn cũng nên. Cái đất nước mình nó như vậy. Tất cả phải đi đúng quỹ đạo quy luật của nó.

Tác giả gửi Quê Choa

Thượng tướng Phạm Quý Ngọ qua đời hay bị giết để bịt miệng ?


Theo một nguồn thông tin riêng của VietNamNet, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã qua đời vào chiều tối 18/2.

Nguồn thông tin xác nhận, Thượng tướng Ngọ từ trần vào lúc chiều tối ngày 18/2/2014 tại Bệnh viện quân đội 108 do căn bệnh ung thư.

Tối 18/2, Thiếu tướng Đàm Văn Tâm, Phó Chánh văn phòng Bộ Công an cũng đã xác nhận với báo Một Thế Giới thông tin ông Phạm Quý Ngọ qua đời.

Hiện tại, ông và gia đình đang cư trú tại chung cư cao cấp Pacific Place – 33B Phan Bội Châu – Hà Nội.

Thượng tướng Phạm Quý Ngọ sinh ngày 24/12/1954 tại xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Trước đây, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ theo học tại trường Đại học Cảnh sát nhân dân. Ngày 19/04/1980, ông Ngọ gia nhập, đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hiện tại, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Thứ trưởng Bộ Công an.

Trước khi về công tác tại Bộ Công an, ông Ngọ từng giữ chức Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, hàm đại tá.

Ngày 14/2/2006, ông được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân. Trong thời gian này, ông cũng được thăng quân hàm từ đại tá lên thiếu tướng. Và chỉ sau mấy tháng, đến ngày 11/7/2006, ông Ngọ được đề nghị bổ nhiệm kiêm Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an, thay Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh.

Ngày 28/01/2008, ông được Thủ tướng quyết định giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an.

Từ ngày 1/1/2010, ông được chuyển sang làm Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm.

Ngày 12/08/2010, được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an. Ngày 18/1/2011, ông được bầu làm Ủy viên Chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

Ngày 22/7/2013, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao quyết định thăng cấp bậc hàm Thượng tướng cho 3 cán bộ cao cấp của lực lượng Công an nhân dân. Ông Ngọ vinh dự là một trong 3 cán bộ được thăng cấp bậc đợt này.

Ông Ngọ được nhiều người biết đến khi xử lý biến động ở Thái Bình năm 1997, giám sát vụ Tiên Lãng, Hải Phòng. Và gần đây nhất, ông Ngọ đóng vai trò là Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines.


Thanh toán nội bộ ?:

Tướng Phạm Quý Ngọ từ trần
19:58 | 18/02/2014
(PetroTimes) - Một nguồn tin riêng của PetroTimes cho hay, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên TƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã từ trần vào hồi 21h20 ngày 18/2. (Vào lúc 16h30, tim của tướng Phạm Quý Ngọ đã ngừng đập. Nhưng được các bác sĩ khoa cấp cứu A11 Bệnh viện Quân đội Trung ương 108 hồi sức tích cực, nên trái tim đã đập trở lại. Tuy nhiên, đến 21h20 thì ngừng hẳn). Tướng Phạm Quý Ngọ từ ba tháng nay đã phải chống chọi với căn bệnh ung thư gan quái ác.

Thượng tướng Phạm Quý Ngọ sinh ngày 24/12/1954 tại xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Hiện tại, ông và gia đình đang cư trú tại chung cư cao cấp Pacific Place (số 33B Phan Bội Châu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).


Thượng tướng Phạm Quý Ngọ.

Thượng tướng Phạm Quý Ngọ theo học tại trường Đại học Cảnh sát nhân dân. Ngày 19/04/1980, ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiện tại, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Thứ trưởng Bộ Công an. Ông Ngọ là Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Vinalines (Tổng công ty Hàng hải Việt Nam).
Trong quá trình hoạt động của mình, ông Ngọ đã được tặng thưởng nhiều huân, huy chương. Trước khi về công tác tại Bộ Công an, ông từng giữ chức Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, hàm đại tá. Ngày 14/2/2006, ông được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân. Trong thời gian này, ông cũng được thăng quân hàm từ đại tá lên thiếu tướng. Và chỉ sau mấy tháng, đến ngày 11/7/2006, ông Ngọ được đề nghị bổ nhiệm kiêm Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an, thay Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh.
Ngày 28/01/2008, ông được Thủ tướng quyết định giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an. Từ ngày 1/1/2010, ông được chuyển sang làm Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm. Ngày 12/08/2010, được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an. Ngày 18/1/2011, ông được bầu làm Ủy viên Chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Ngày 22/7/2013, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao quyết định thăng cấp bậc hàm Thượng tướng cho 3 cán bộ cao cấp của lực lượng Công an nhân dân. Ông Ngọ vinh dự là một trong 3 cán bộ được thăng cấp bậc đợt này.
Trong suốt quãng thời gian hoạt động chính trị của mình, ông Ngọ được nhiều người biết đến khi xử lý biến động ở Thái Bình năm 1997, giám sát vụ Tiên Lãng, Hải Phòng. Và gần đây nhất, ông Ngọ đóng vai trò là Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines.
P.V
>> Suy ngẫm về lời khai của Dương Chí Dũng cho Tướng Phạm Quý Ngọ
Bấm vào đây để xem nội dung đã được giấu ở trong




Thượng tướng Phạm Quý Ngọ qua đời vì bệnh hay bị giết để bịt miệng vụ Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines. ?


Thượng tướng Phạm Quý Ngọ qua đời vì bệnh hay bị giết để bịt miệng vụ Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines. ?

Theo một nguồn thông tin riêng của VietNamNet, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã qua đời vào chiều tối 18/2.

Nguồn thông tin xác nhận, Thượng tướng Ngọ từ trần vào lúc chiều tối ngày 18/2/2014 tại Bệnh viện quân đội 108 do căn bệnh ung thư.

Tối 18/2, Thiếu tướng Đàm Văn Tâm, Phó Chánh văn phòng Bộ Công an cũng đã xác nhận với báo Một Thế Giới thông tin ông Phạm Quý Ngọ qua đời.

Hiện tại, ông và gia đình đang cư trú tại chung cư cao cấp Pacific Place – 33B Phan Bội Châu – Hà Nội.

Thượng tướng Phạm Quý Ngọ sinh ngày 24/12/1954 tại xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Trước đây, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ theo học tại trường Đại học Cảnh sát nhân dân. Ngày 19/04/1980, ông Ngọ gia nhập, đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hiện tại, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Thứ trưởng Bộ Công an.

Trước khi về công tác tại Bộ Công an, ông Ngọ từng giữ chức Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, hàm đại tá.

Ngày 14/2/2006, ông được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân. Trong thời gian này, ông cũng được thăng quân hàm từ đại tá lên thiếu tướng. Và chỉ sau mấy tháng, đến ngày 11/7/2006, ông Ngọ được đề nghị bổ nhiệm kiêm Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an, thay Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh.

Ngày 28/01/2008, ông được Thủ tướng quyết định giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an.

Từ ngày 1/1/2010, ông được chuyển sang làm Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm.

Ngày 12/08/2010, được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an. Ngày 18/1/2011, ông được bầu làm Ủy viên Chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

Ngày 22/7/2013, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao quyết định thăng cấp bậc hàm Thượng tướng cho 3 cán bộ cao cấp của lực lượng Công an nhân dân. Ông Ngọ vinh dự là một trong 3 cán bộ được thăng cấp bậc đợt này.

Ông Ngọ được nhiều người biết đến khi xử lý biến động ở Thái Bình năm 1997, giám sát vụ Tiên Lãng, Hải Phòng. Và gần đây nhất, ông Ngọ đóng vai trò là Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines.

  Những câu hỏi đặt ra sau cái chết của ông Phạm Quý Ngọ

 
Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ, vừa qua đời ngày 18/02/2014. DR

Thụy My (RFI)

Theo thông tin mới nhất từ báo chí Việt Nam hôm nay 18/02/2014, thì ông Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an vừa qua đời tại bệnh viện Quân y 108 Hà Nội vì bệnh ung thư gan. Cái chết bất ngờ của nhân vật đang thu hút mọi chú ý của dư luận khiến người ta phải đặt ra nhiều câu hỏi.

Như tin chúng tôi đã đưa hôm qua, Ban Nội chính Trung ương đã cho biết ý định tạm đình chỉ công tác Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ nhằm đảm bảo việc điều tra về những tố cáo của Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.

Ông Dương Chí Dũng, người đã bị lãnh án tử hình trong vụ án tham nhũng Vinalines, hôm 07/01/2014 khi ra tòa với tư cách nhân chứng trong vụ xử Dương Tự Trọng « tổ chức đưa người trốn ra nước ngoài », đã khai ra người bí mật báo tin cho mình bỏ trốn là Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ. Ông Dương Chí Dũng còn cho biết đã hối lộ cho ông Ngọ nửa triệu đô la.
Tòa án thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án « Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước » liên quan đến vấn đề này. Dư luận cũng rất xôn xao vì nhiều tấm hình về đám cưới xa hoa của con trai ông Ngọ được tung lên mạng xã hội trong những ngày gần đây.

Hôm qua trả lời báo chí trong nước, ông Phạm Anh Tuấn, Phó ban Nội chính Trung ương đã nói rằng : « Về nguyên tắc thì phải tạm đình chỉ công tác ông Phạm Quý Ngọ, nhưng do ông Ngọ đang bệnh nặng nên việc này nhạy cảm ».

Chỉ đến hôm qua mới có việc một quan chức Việt Nam khẳng định ông Phạm Quý Ngọ « đang bị bệnh nặng », và đây là lần đầu tiên. Nhưng hôm nay tin ông Ngọ qua đời đã được chính thức loan đi.

Ông Phạm Quý Ngọ sinh năm 1954 tại Thái Bình, từng được dư luận biết nhiều qua việc xử lý vụ nổi dậy ở Thái Bình năm 1997, vụ cưỡng chế đất đai của ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng vào đầu năm 2012.

Với cái chết của ông Phạm Quý Ngọ - ngón đòn cuối cùng của « phe bảo thủ » tại Việt Nam đánh vào « phe lợi ích » - nhiều câu hỏi đã được đặt ra. Trước hết, đây có phải là một cái chết bình thường hay không ? Và tại sao cái chết này lại xảy ra ngay sát thời điểm Ban Nội chính Trung ương tuyên bố có thể đình chỉ công tác đối với ông Phạm Quý Ngọ ?

Như vậy với việc ông Phạm Quý Ngọ qua đời, có nghĩa là một đầu mối điều tra hết sức quan trọng có khả năng bị bế tắc hoàn toàn, không thể dẫn tới một « siêu án » như dư luận đang chờ đợi. Liệu đây có phải là « cú thoát hiểm ngoạn mục » của phe lợi ích, và từ nay phe này sẽ chuyển sang phản công ?

Bên cạnh đó, cái chết của ông Phạm Quý Ngọ lại xảy ra trùng với ngày xử án luật sư Lê Quốc Quân, và dư luận cho rằng thân nhân của luật sư Lê Quốc Quân có thể vẫn chưa hết hy vọng vì vẫn còn thủ tục giám đốc thẩm.
medium;">Theo thông tin mới nhất từ báo chí Việt Nam hôm nay 18/02/2014, thì Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an vừa qua đời tại bệnh viện Quân y 108 Hà Nội vì bệnh ung thư gan. Cái chết bất ngờ của nhân vật đang thu hút mọi chú ý của dư luận khiến người ta phải đặt ra nhiều câu hỏi.
 http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/police-general-died-02182014130843.html
TƯỚNG NGỌ NGÃ NGỰA

Như tin chúng tôi đã đưa hôm qua, Ban Nội chính Trung ương đã cho biết ý định tạm đình chỉ công tác Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ nhằm đảm bảo việc điều tra về những tố cáo của Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
Ông Dương Chí Dũng, người đã bị lãnh án tử hình trong vụ án tham nhũng Vinalines, hôm 07/01/2014 khi ra tòa với tư cách nhân chứng trong vụ xử Dương Tự Trọng « tổ chức đưa người trốn ra nước ngoài », đã khai ra người bí mật báo tin cho mình bỏ trốn là Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ. Ông Dương Chí Dũng còn cho biết đã hối lộ cho Ngọ nửa triệu đô la.

Tòa án thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án « Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước » liên quan đến vấn đề này. Dư luận cũng rất xôn xao vì nhiều tấm hình về đám cưới xa hoa của con trai ông Ngọ được tung lên mạng xã hội trong những ngày gần đây.
Hôm qua trả lời báo chí trong nước, ông Phạm Anh Tuấn, Phó ban Nội chính Trung ương đã nói rằng : « Về nguyên tắc thì phải tạm đình chỉ công tác ông Phạm Quý Ngọ, nhưng do Ngọ đang bệnh nặng nên việc này nhạy cảm ».
Chỉ đến hôm qua mới có việc một quan chức Việt Nam khẳng định Phạm Quý Ngọ « đang bị bệnh nặng », và đây là lần đầu tiên. Nhưng hôm nay tin Ngọ qua đời đã được chính thức loan báo.

Phạm Quý Ngọ sinh năm 1954 tại Thái Bình, từng được dư luận biết nhiều qua việc xử lý vụ nổi dậy ở Thái Bình năm 1997, vụ cưỡng chế đất đai của ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng vào đầu năm 2012.
Với cái chết của Phạm Quý Ngọ - ván bài cuối cùng của « phe bảo thủ » tại Việt Nam đánh vào « phe lợi ích » - nhiều câu hỏi đã được đặt ra. Trước hết, đây có phải là một cái chết bình thường hay không ? Và tại sao cái chết này lại xảy ra ngay sát thời điểm Ban Nội chính Trung ương tuyên bố có thể đình chỉ công tác đối với Phạm Quý Ngọ ?
Như vậy với việc Phạm Quý Ngọ qua đời, có nghĩa là một đầu mối điều tra hết sức quan trọng có khả năng bị bế tắc hoàn toàn, không thể dẫn tới một « siêu án » như dư luận đang chờ đợi. Liệu đây có phải là « cú thoát hiểm ngoạn mục » của phe lợi ích, và từ nay phe này sẽ chuyển sang phản công ?
Bên cạnh đó, cái chết của Phạm Quý Ngọ lại xảy ra trùng với ngày xử án luật sư Lê Quốc Quân, và dư luận cho rằng thân nhân của luật sư Lê Quốc Quân có thể vẫn chưa hết hy vọng vì vẫn còn thủ tục giám đốc thẩm.

 
 Con ngựa quý của ông thủ tướng
Nguyễn Ngọc Già gửi RFA từ VN
2014-01-10

    Ông Dương Chí Dũng, ​​56 tuổi, cựu chủ tịch của Vinalines nghe tuyên án tại Toà án nhân dân Hà Nội ngày 16 tháng 12, 2013.
    Ông Dương Chí Dũng, ​​56 tuổi, cựu chủ tịch của Vinalines nghe tuyên án tại Toà án nhân dân Hà Nội ngày 16 tháng 12, 2013.
    AFP
    Dương Chí Dũng chọi "quả lựu đạn" 500 ngàn đô la Mỹ, vào ông quan mang hàm Thứ trưởng Bộ Công An - Phạm Quý Ngọ, làm toàn bộ thiên hạ từ trên lề (bất kể trái, phải) cho đến những người đang ở ngay lòng đường, đều lặng người vài phút rồi ùn ùn kéo nhau ra coi những miểng đạn văng tới đâu và trúng vào những ai.

    Sở dĩ gọi "gói hối lộ" là quả lựu đạn, bởi vì 500 ngàn đô Mỹ thật ra không phải lớn nếu nói về nghĩa đen khi đem ra so với nhiều vụ liên quan đến tiền và càng không thể xem là quả bom, nếu nói về nghĩa bóng, khi cái chức thứ trưởng bộ Công an cũng chưa phải là gì quá ghê gớm, so với những cái ghế cao nhất ở thượng tầng kiến trúc xã hội cộng sản.
    Tuy nhiên, câu chuyện làm không khí lạnh lẽo cuối năm trở nên nhộn nhịp hơn, ồn ã hơn đối với bá tánh và xôn xao hơn, nháo nhác hơn đối với phần còn lại mà lâu lắm rồi trong cái thể chế - ông thủ tướng vừa đòi đổi - buồn tẻ, bất công và tàn bạo lại có dịp chứng kiến công khai.

    Nếu những bộ quần áo cùng cảnh trí, trang thiết bị hiện đại tại Việt Nam hiện nay được thay bằng những gì của 500 năm về trước, có thể làm nhiều người giật mình để ngẫm nghĩ, đó chẳng qua thể hiện bối cảnh một triều đại phong kiến đang rữa nát chính từ sự suy đồi về mọi mặt của nó gây ra. Bất kỳ độc giả nào còn nghi ngờ, xin mời xem bài viết dưới đây [1], để thấy những con người hiện đại ngày hôm nay, bàn luận câu chuyện thuộc thế kỷ 21, vẫn chẳng chút ngại ngần viện dẫn những tư tưởng thuộc phạm trù đạo đức phong kiến đã quá lạc hậu để biện minh cho một vụ án thời hiện tại.

    Từ Phạm Quý Ngọ...

    Khi vụ án gia đình anh nông dân Đoàn Văn Vươn nổ ra, có lẽ nhiều người còn nhớ ông thủ tướng tuyên bố nghiêm trị việc chống người thi hành công vụ, sau đó tiếp tục " chỉ đạo giải quyết nghiêm vụ việc (Đoàn Văn Vươn), các cơ quan chức năng nên nhanh chóng vào cuộc, càng để lâu càng không có lợi" [2]. Tuy nhiên sau đó, cũng chính ông Nguyễn Tấn Dũng lại xoay chiều đột ngột để kết luận sai phạm thuộc về phía công quyền, lại còn trực tiếp đề nghị tòa địa phương xem xét giảm nhẹ tội trạng cho gia đình người nông dân này.
    Một trong những nhà báo đi đầu để lên tiếng cho gia đình nông dân khốn cùng, đó là nhà văn Nguyễn Quang Vinh.
    Ông Nguyễn Quang Vinh, trong quá trình lên tiếng, đã tiếp xúc trực tiếp với Trung tướng Phạm Quý Ngọ lúc bấy giờ. Trong cuộc trao đổi này, ông Vinh cho biết [3], lúc đầu ông Ngọ xem mọi sai phạm đều thuộc về gia đình Đoàn Văn Vươn, nhưng sau đó cũng "...chính ông Ngọ báo cáo lại với Thủ tướng, chính quyền Tiên Lãng làm trái luật". Đánh đổi bằng thao thức "trằn trọc cả đêm", tướng Ngọ mới có được "báo cáo" vì dân đến thế (!).

    tuong-pham-quy-ngo-305.jpg

    Ở đấy, người quan sát nhận thấy "sự trùng phùng" về ý tưởng của ông thủ tướng và ông trung tướng công an gắn kết không cần che giấu. Nói cách khác, Phạm Quý Ngọ đã trưng bày rõ tư cách cố vấn đầy tín cẩn và tin cậy đối với Nguyễn Tấn Dũng.
    Nếu không tin lời khai của Dương Chí Dũng trước tòa về việc Phạm Quý Ngọ mật báo ông Nguyễn Tấn Dũng chuẩn thuận bắt giữ và điều tra, thì cũng thật khó tin một ông thủ tướng công khai một cách vô pháp, khi đề nghị tòa địa phương xem xét giảm nhẹ tội trạng cho gia đình Đoàn Văn Vươn. Rất tiếc, thực tế đã xảy ra. Một sự thật hiển nhiên khác: Ông Nguyễn Tấn Dũng là một cử nhân luật (!). Trong lịch sử "pháp lý" của chế độ cộng sản Việt Nam, cho đến giờ phút này, chưa có một ông thủ tướng nào lại đi làm một việc kỳ quặc (mà có thật) như ông Nguyễn Tấn Dũng đã làm trong vụ án Đoàn Văn Vươn.

    Đến "phao chuyên dẫn ngọc" [*] và "dương đông kích tây"

    Chuyện quan hệ giữa Dương Chí Dũng và Phạm Quý Ngọ đã râm ran trên mạng khá lâu, trước khi Dương Chí Dũng bị bắt tại Campuchia. Người có quan tâm thời cuộc cũng biết việc đồn đoán này, làm sao nội bộ cấp cao của CSVN lại không mảy may chú tâm? Đó là điều quá đỗi bình thường.

    Nhiều người gắn kết mối quen biết này với câu hỏi: Tại sao đã có nghi ngờ mối quan hệ này lại còn phong hàm Thượng tướng cho Phạm Quý Ngọ trong khi Dương Chí Dũng đã bỏ trốn? Trả lời cho câu hỏi đó, một số người xem nó như thỏa hiệp hay dàn xếp "ấm êm" giữa các phe phái để trình diễn màn "đại đoàn kết" trước công luận mà ông Nguyễn Phú Trọng từng phát ngôn [4]: "Kỷ luật mà không tính kỹ thì lại rối, mai kia là ân oán, thù oán, đối phó, thành phe phái, rối nội bộ" .

    Thật ra, điều này có thể lý giải theo góc độ kế sách "phao chuyên dẫn ngọc" trong "chiến tranh chính trị" giữa những người gọi nhau là đồng chí. Kế sách này coi như ném một "hòn gạch" (nghĩa là phao) ra để dụ địch nhằm đoạt cái lợi lớn hơn (viên ngọc). Mục đích của kế sách này thật dễ hiểu: đẩy phía địch vào thế huênh hoang vì nhầm tưởng "miếng nhỏ" đó là lớn, từ đó càng chứng tỏ "ta đây" uy tín đầy mình dễ dẫn tới chủ quan và sơ hở trong phòng bị mà thất bại.
    Nhìn lại vụ án Dương Chí Dũng kể từ lúc khởi tố, bỏ trốn, bị bắt cho đến trước ngày ra tòa, điều đáng lưu ý: Cái tên Phạm Quý Ngọ hoàn toàn không xuất hiện trên các mặt báo. Trong khi vụ trốn chạy diễn ra, người đọc biết, bên cạnh việc "Thủ tướng chỉ đạo rất sát sao vụ bắt giữ Dương Chí Dũng" [5], nhưng đồng thời lại [6] "yêu cầu báo cáo quá trình truy bắt Dương Chí Dũng" (?!). Thông tin tréo ngoe như thế vẫn được báo chí "vô tư" cập nhật (!).

    Khi Dương Chí Dũng đã bị bắt, người ta cũng chỉ thấy "Bộ trưởng Công an khen vụ bắt Dương Chí Dũng" [7] đồng thời "...kêu gọi những ai có hành vi che giấu, tiếp tay cho Dương Chí Dũng bỏ trốn, nếu ra tự thú, sẽ được hưởng khoan hồng" . Đó phải chăng một "sự bắn tin" cho "phía đối phương" mà rằng: Chúng tôi biết hết cả rồi nhé!

    Ở góc độ ngược lại, ban đầu "phía đối phương" vẫn bán tín bán nghi, khi không có dấu hiệu nào cho thấy Dương Chí Dũng bị bắt thật tại đâu đó, vì ngay cả quốc gia mà ở đó Dũng ẩn nấp cũng không được nêu ra cụ thể, thay vào đó là một tấm ảnh photoshop, nó tỏ ra như trò "rung cây nhát khỉ". Thế là, "chúng ta" nên ngồi im và quan sát cùng với nỗi thắc thỏm một chút, bởi đừng để "có tật giật mình" làm bộc lộ ra nhiều điều cho "chúng nó".
    p-q-ngo-305.jpg

    Song song câu hỏi trên, thêm một thắc mắc chính đáng: Tại sao không những phong thượng tướng lại còn giao Phạm Quý Ngọ làm "Trưởng ban chuyên án vụ Vinalines" (tạm gọi Ban A) ? Chẳng lẽ thượng tầng chính trị kia ngây ngô đến mức ấy? Thật ra, việc bổ nhiệm này hoàn toàn trong phạm vi của ông thủ tướng, nó diễn ra trong sự im lặng của "phe bên kia" như hàm ý đồng thuận tuyệt đối để tạo thêm một "sự tín nhiệm" cần có, nhằm dụ "địch" dính sâu vào bẫy hơn.

    Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ (bìa trái) vừa được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng Công an hôm 23/07/2013.

     
    Điều này có thể lý giải tiếp: đó là một trong các kế sách, tạm gọi "dương đông kích tây".
    Mặt khác, với Ban A công khai, chính danh như thế, thử hỏi Phạm Quý Ngọ làm gì tốt hơn là tỏ ra phớt lờ cùng một vài lời đôn đốc và báo cáo đâu đó mang chất chiếu lệ? Lý do Ban A không thể xăng xái, cật lực truy lùng, bất chấp có lệnh truy nã (do Trần Duy Thanh - một nhân vật cũng do Dương Chí Dũng khai có hối lộ - trực tiếp ký tên), cũng dễ hiểu: hành động càng nhiệt tình càng... chết, nó có khác gì tự Ngọ đang ra lệnh vây bắt mình? Vào lúc Ngọ tỏ ra tảng lờ, cũng là lúc dính bẫy càng sâu, bởi đó tạo lý cớ quá chính đáng để một "Ban chuyên án ABC" (tạm gọi Ban B) buộc phải hình thành.
    Chính hai kế sách: "phao chuyên dẫn ngọc" và "dương đông kích tây" lý giải thêm những nghi ngờ đang râm ran trên mạng: bên cạnh một "Ban chuyên án ông Ngọ" (nghĩa là Ban A), có vẻ song song, xuất hiện một "Ban chuyên án ông ABC" (nghĩa là Ban B) hoạt động lặng thầm quyết truy bắt cho bằng được Dương Chí Dũng.
    Hãy thử hình dung, dù Phạm Quý Ngọ đang bị nghi ngờ, nhưng trước muôn ngàn cặp mắt, ông ta vẫn được thăng hàm, vẫn được tin tưởng giao làm trưởng ban chuyên án thì có phải, ông ta và phe cánh, tựa như đang đi vào một mê hồn trận với cả một "vùng trời bình yên", có gì mà cần quá lo lắng? Tất nhiên, Ban B này hoàn toàn được lập ra trong thầm lặng của một nhóm mà chỉ có ít người được phép biết lúc bấy giờ, đến độ chẳng cần phải báo cáo ông thủ tướng cũng như không cần đếm xỉa gì đến ông Ngọ?
    Nếu độc giả nào hoài nghi lý luận này, có thể nhớ lại ông Bùi Văn Nam được thăng chức thứ trưởng Bộ Công an, nhưng lại do ông Tô Huy Rứa trao quyết định từ Bộ Chính trị. Đó không phải chỉ dấu nghiêm trọng lấn quyền thủ tướng, cũng như nó bộc lộ cho dân chúng thấy, người cộng sản sẵn sàng dẫm lên tất cả văn bản luật pháp vì mục tiêu đấu đá, tranh giành quyền bính trên hết?
    Thêm vào đó, dù Ban A có biết Ban B được âm thầm lập ra, họ cũng buộc phải tảng lờ như không hay và càng không thể dò la, dù một chút tin tức nội bộ từ Ban B, bởi có khác gì "lạy ông con ở bụi này"? Tóm lại, Ban A và phe Phạm Quý Ngọ hoàn toàn rơi vào thế bị động, nghe ngóng và chờ đợi, sau khi đã cắt liên lạc hoàn toàn với Dương Chí Dũng vào ngày 17/5/2012. Đó là thất bại tất yếu không tránh khỏi từ một kịch bản không thuộc loại đặc sắc lắm mà Ban A có thể đã viết ra.

    Kết

    Cuộc "tác chiến" nào cũng cần có vài phương án. Ở đây, câu chuyện trở nên giản dị hơn khi Ban A, dù công khai lại trở nên vô hiệu quả và vô hình chung bị vô hiệu hóa với "vết chàm" lúc ẩn lúc hiện, thì phương án đẹp nhất cho ông Ngọ trong tư cách trưởng Ban A: im lặng, phớt lờ, xem như chuyện chẳng có gì ầm ĩ và cứ để nó trôi tuột theo lệnh truy nã. Đến lúc nào hay lúc đó, cũng chẳng dám chắc chắn 100% bắt được Dương Chí Dũng. Dù có bắt, cũng chưa chắc suy suyển đến mình, như lời ông ta trả lời với báo chí, dù trong giọng nói có chút lắp bắp và hơi mất bình tĩnh [8]: "phải chứng minh".
    Cứ tạm coi là chẳng có chứng cớ nào từ lời khai Dương Chí Dũng, câu hỏi khác đặt ra cho Phạm Quý Ngọ: Trách nhiệm đến đâu và hiệu quả ra sao của Ban A từ ngày thành lập "Ban chuyên án" đến khi bắt được Dương Chí Dũng?
    Phạm Quý Ngọ thật khó trôi chảy trong vai trò "Trưởng Ban chuyên án Vinalines". Đó là thất bại không chối được với tội danh có thể thành lập "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" theo điều 285 Luật hình sự với mức án từ cải tạo không giam giữ cho đến 12 năm trong trường hợp "Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng" ?
    Riêng ông thủ tướng, có lẽ mất một "con ngựa quý" cũng tiếc một chút, nhưng sá gì, vì trước đây một chú "bạch mã" dù hơi già cỗi một chút nhưng còn "chiến" hơn, cũng đã giã biệt "chiến trường". Quanh ông thủ tướng vẫn còn nguyên một "đàn ngựa" "khủng", chỉ có điều có vẻ dễ thấy hình ảnh: Một con ngựa đau cả tàu vẫn... ăn cỏ trong vô tư. Âu đó cũng là cách sống theo "văn hóa cộng sản" (!).
    Cuối cùng, một chi tiết nhỏ mà rất quan trọng trong vụ án lùng nhùng này: Người cộng sản vẫn hành xử trên mọi phương diện như thuở chưa biết đến bốn chữ "Hội nhập quốc tế". Đó cũng là cái giá phải trả cho những bộ mặt càng thêm lem luốc của bên này hay bên kia, dù thắng hay bại hoặc tiếp tục hòa cho những "ván cờ chính trị" vẫn đang tiếp diễn.
    Ông Nguyễn Tấn Dũng là một người tạo ra quá nhiều ân oán, ngay đối với các đồng chí. Một năm mới đầy chông gai có lẽ đang chờ đón ông ta với những vụ án lớn khác.

    Nguyễn Ngọc Già, Việt Nam 10/01/2014
    *Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA 

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/n-n-gia-blog-011014-01102014132950.html
    ____________
    [1] http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/nu-cuoi-duong-tu-trong-2937377.html
    [2] http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/58345/vu-cuong-che-dat--mttq-se-kien-nghi-voi-chinh-phu.html
    [3] http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/61270/-xu-ly-dung-nguoi-dung-toi-vu-an-o-tien-lang-.html
    [*] http://gamedangian.com/dieu-ke-phao-chuyen-dan-ngoc-trong-co-tuong/
    [4] http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/12/121202_trong_public_remarks.shtml
    [5] http://vpcp.chinhphu.vn/Home/Thu-tuong-Chinh-phu-chi-dao-rat-sat-sao-vu-bat-giu-Duong-Chi-Dung/20129/11077.vgp
    [6] http://touch.doctin247.net/yeu_cau_bao_cao_qua_trinh_truy_bat_duong_chi_dung-1-22020141.html
    [7] http://touch.doctin247.net/bo_truong_cong_an_khen_vu_bat_duong_chi_dung-1-22017213.html
    [8] http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/duong-chi-dung-khai-ten-nguoi-bao-tin-khoi-to-2935975-p4.html
    Mời đọc thêm:
    https://danluan.org/tin-tuc/20120228/nguyen-ngoc-gia-loi-nhan-anh-vinh-anh-lap-cung-van-bai-can-lat-ngua-qua-vu-an-doan

     

    No comments:

    Post a Comment