"Bịnh Dại Thời Đại"
Tôn Nữ Hoàng Hoa
Tôi
hay bị thức giấc vào nửa đêm, vì thế thường mở Tivi lên xem cho mỏi mắt
để ngủ lại dễ dàng. Cũng vậy, sáng nay khi tôi mở băng tần 53 thì
chanel này đang chiếu về cuộc đời của nhà bác học Louis Pasteur.
Chuyện
phim đang đi vào giai đoạn nhà bác học đang gặp phải sự đàm tiếu của
những ông Bác sĩ đương thời không chịu lép vế dưới tài năng nghiên cứu
những phát minh để diệt những vi trùng gây bịnh cho người và súc vật
Trước
những toan tinh của nhóm ngừơi bất tài nhưng lại háo danh, nhà bác học
Pasteur chỉ có sự im lặng. Chính sự im lặng triền miên đó của nhà bác
học Pasteur đã vượt lên trên mọi âm mưu hãm hại ông trên sự tiến hành
phát minh những vắc-xin để chửa trị bịnh nguy hại đến tính mạng con
người. Chính sự im lặng của nhà bác học đã nhẹ nhàng bay bổng ra ngoài
mọi cân đo tính toán của một số nhà bác sĩ đương thời
Tuy
phải chịu im lìm trên cái nghiệt ngã đàm tiếu của đồng nghiệp nhưng nhà
bác học vẫn không dứt bỏ mọi tương giao ra khỏi con đường mộng tưởng mà
ông đang đi. Cũng trong cái đêm bị dứt bỏ đó Pasteur đi về nhà trên nỗi
niềm nín nhịn nghiệt ngã của cuộc đời trong khi bà Marie vợ ông và con
gái Jeanette đang tổ chức surprise birthday cho ông tại nhà
Ông
thầm lặng bước lên từng nấc thang lầu để lại sự sững sờ cho vợ với con.
Bà Marie thông cảm nỗi niềm của chồng lặng lẽ bước theo sau và khuyến
khích ông cứ tiếp tục đi con đường của mình nếu mình cho đó là con đường
chính nghĩa. Ông mĩm cừơi cảm ơn vợ và tức khắc quay lại phòng thí
nghiệm trong đêm để hoàn tất một vắc-xin khác để trị bịnh cho đàn cừu
đang bị vi khuẩn hoành hành.
Trong
ngày thí nghiệm giữa hai loại cừu có tiêm thuốc vắc-xin của ông và đàn
cừu không tiêm thuốc. Mọi người thấy được đàn cừu không tiêm thuốc đã
lăn ra chết. Họ tiến về phạm vi của đàn cừu đã được tiêm vắc-xin của
ông. Marie nắm chặt tay chồng như truyền niềm tin của bà vào sự âu lo
của nhà bác học.
Thoạt
thấy đàn cừu được tiêm thuốc nằm bất động những người chống đối ông
cười khoái chí trong khi nhà bác học Pasteur lặng lẽ thất vọng, và nỗi
thất vọng đó đã rõ nét trên khuôn mặt khắc khổ của ông. Bỗng dưng đàn
cừu đứng dậy chạy tung tăng trên nỗi vui vỡ òa của hai vợ chồng ông
Pasteur và những ngừơi tin tưởng ông. Trên niềm vui chan hòa giữa ngừơi
và đàn cừu thì bỗng một tiếng thét ai oán của một ngừơi đàn bà đang kêu
gào giúp con bà đã bị chó cắn và đang sắp sửa từ trần .
Tiếng kêu ai oán của ngừơi đàn bà đã làm đàn cừu chạy tán loạn và đã làm nhà bác học thương cảm âu lo
Chính vì sự bất khả kháng của con ngừơi khi bị chó dại cắn ông đã quyết tâm đi tìm nguyên nhân sinh bịnh.
Sau thành công của việc thí nghiệm vào đàn cừu ông được
sự chấp nhận những phát minh của ông vào Académie Franaise năm 1882.
Sau đó ông quyết định tập trung nỗ lực của mình vào vấn đề của bệnh dại.
3
năm sau sự điều nghiên của ông đã có kết quả trên thân thể của các con
chó nhưng ông chưa có khả năng để thí nghiệm vào con người. Bỗng nhiên
trong một đêm khuya khoắc một bác sĩ từ xa đem đến cho ông một bịnh nhân
bị chó dại cắn và năn nĩ xin ông chửa trị dùm. Bịnh nhân tên Joseph
Meister 9 tuổi đã bị chó dại cắn. Ông phân vân từ chối bởi thí nghiệm
của ông chưa được thử nghiệm trên thân thể con người. Lại nữa ông không
có lísence chửa trị nếu có gì thất thoát ông sẽ bị mất bằng.
Vào
một đêm khi cả nhà đi vào giấc ngủ. Ông lén vào phòng Joseph để xem
bịnh tình. Ông thấy Joseph quằn quại trong cơn đau miệng rểu nứơc dại
tay chân co quắp. Động lòng lương y ông rón rén xuống phòng thí nghiệm
đang chứa những ống nghiệm chửa bịnh dại cho chó. Ông lấy ngay một ống
rồi chích thử vào thân thể của Joseph. Bịnh tình của Joseph có diễn tiến
cho đến ngày 14 thì hầu như đã ra khỏi cơn nguy cập. Sự thành công của
vác-xin bịnh dại đã đưa tên tuổi của ông bay cao và đưa chú bé Joseph
trở lại cuộc sống an lành và sự thành công đó cũng đã khởi đầu một chiến
dịch gây quỹ
quốc tế để xây dựng Viện Pasteur ở Paris, được khánh thành vào ngày 14
tháng 11 năm 1888.
Louis
Pasteur, nhà bác học người Pháp sống thế kỷ 19, cha đẻ của lý thuyết
lên men, vi khuẩn và vắcxin trừ bệnh chó dại. Ông sinh ngày 27/12/1822
tại thành phố Dole thuộc tỉnh Jura miền đông nước Pháp. Thân sinh
Pasteur vốn là chủ xưởng nhuộm, gia nhập đoàn quân của Hoàng đế Napoléon
đi chinh chiến khắp các chiến trường. Năm 1815, sau khi Napoléon thua
trận bị đày ở đảo Sainte Hélène, ông trở lại với xưởng nhuộm. Cái xưởng
nhuộm đó ngày nay đã trở thành một viện bảo tàng để kỷ niệm về nhà bác
học Louis Pasteur.
Năm
1868 ông bị tai biến mạch máu não và bị tê liệt phía trái của cơ thể
tuy vậy ông vẫn tiếp tục công cuộc nghiên cứu của ông. Nhà bác học mất
vào ngày 28 tháng 9 năm 1895
Công
trình rực sáng của ông là tìm ra được căn nguyên, sự lây truyền và
vaccin điều trị dự phòng đầu tiên bệnh dại, một căn bệnh hiểm nghèo đã
làm thế giới lo sợ mỗi một khi bị truyền nhiễm
Tập
thể ngừơi Việt tỵ nạn cộng sản hiện nay cũng đang ở vào tình trạng bịnh
truyền nhiễm mà chưa tìm ra một vắc xin nào để chửa bịnh : Đó là bịnh
dại việt kiều
Năm
1975 đã có không biết bao nhiêu ngừơi vượt thoát chế độ cộng sản vì
không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam. hằng triệu người bỏ
phiếu bằng chân để nói lên sự không chấp nhận một chế độ cộng sản tại
Việt Nam.
Thế
giới đã động lòng trắc ẩn và sự độ lượng để cứu vớt hằng triệu người
vừa thoát chết tại biển khơi để đi vào con đường an cư lập nghiệp vì họ
là những người không thể sống dưới sự đàn áp của VC và tính mạng sẽ vô
cùng bất an .
Những người trốn thoát VC còn tuyên bố rất hùng hồn là "Nếu cây cột đèn biết đi thì cũng đi"
Nhưng
chưa đầy 20 năm sau khi VC cho ngừơi Việt tỵ nạn thưởng thức một loại
nha phiến mới do chúng sản xuất , đó là chiêu bài "Nối lại tình thương "
sau khi chúng tận tình giết dân tộc VN hơn 3 thập niên qua để cho cả
dòng Việt tộc khốn đốn vô chừng thì vấn nạn của tập thể người Việt tỵ
nạn gặp phải là những ngừơi ở hải ngoại ra sức thưởng thức nha phiến
"Nối Lại Tình Thương" bằng cách về thăm lại quê hương khi chế độ độc tài
cs vẫn còn đó.
Việt kiều về nước có đủ thành phần hoặc buôn bán, hoặc yêu đương, hay tìm hạnh phúc mới ,thỏa mãn tứ đổ tường, làm
dáng với đời hay tìm chỗ đứng trong xã hội khi ở Mỹ họ chỉ là những
ngừơi ít ai biết đến..Chiến dịch áo gấm về làng đã làm cho tình trạng
chống Cộng của Tập Thể Người Việt Tỵ Nạn cs tại hải ngoại lâm vào một
"bịnh dại thời đại" mà vi khuẩn là sinh tử phù do bọn VC tiêm vào cơ thể
của những Việt Kiều đã được chúng móc nối.
Từ
đó những biến chứng giao lưu qua màn văn công VC lũ lượt đến thành trì
của người Việt tỵ nạn cs tha hồ trình diễn làm tình trạng nhức óc của
những ngừơi chống cộng một ngày một đau. Những ngôn ngữ về xây dựng lại
quê hương do VC cai trị sau khi chúng tận tình phá hủy cơ đồ đất nứơc
VN.
Tại
sao ngừơi Việt chống Công tại hải ngoại gọi Việt Kiều là vấn nạn. Bởi
vì chính họ đang tiếp tục hà hơi tiếp sức cho chế độ cs tồn tại ở VN.
Bởi chính họ là những ngừơi gián tiếp đem tiền về cho bọn csVN sống còn
và sống mạnh
Họ
cũng biết vậy nhưng vẫn về, vẫn cắm cụi làm ngày làm đêm để đem tiền về
VN hưởng thụ trong khi cả dân tộc vẫn còn đói khát từng phút, từng giây
.
Làm
sao để đánh thức họ dậy khi vi khuẩn "bịnh dại thời đại" đang hoành
hành trong cơ thể. Những tiếng gọi khẩn cầu tha thiết đã cất cao nhưng
bịnh dại vẫn lưu hành chỉ chờ ngày lăn đùng ra chết.
Đã
không biết bao nhiêu cây bút vạch rõ chiêu bài lừa bịp đổi mới của VC
nhưng những người bỏ nước ra đi đã từng tuyên bố cho dù cái cột đèn biết
đi cũng sẽ từ bỏ chế độ công sản để đi. Ấy thế mà họ là những kẽ đã trở
về lại VN khi chế độ bạo tàn cs vẫn còn ngự trị. Nghe đâu có một khóa
sĩ quan Võ Bị có khoảng trên 150 người cũng đã về gần hết chỉ còn lại 9
người nhất quyết không về. Buồn cười hơn nữa là đã có những tổ chức cộng
đồng lại còn bày đặt ra nội qui cho những ai đã về VN vẫn có tư cách ra
ứng cử chủ tịch cộng đồng của một tập thể đã
đi tỵ nạn cs(sic)
Trớ
trêu hơn nữa , có người trở về VN sau khi qua lại Mỹ lại "khen" VC rồi
chửi bới các sinh hoạt cộng đồng ? Chưa hết họ còn mạnh miệng tiếp tay
tuyên truyền cho chúng là cộng sản ngày nay đã đổi khác với cs ngày xưa?
Khác nhau ở chỗ nào?. CS ngày xưa đã biến VN từ một quốc gia kiêu hùng
nay thành một quốc gia hành khất. Cs ngày xưa đã dùng súng khủng bố ép
buột con dân phải sống trong kiếp hèn nhát khiếp nhược để được yên thân.
CS ngày xưa đã cướp đoạt nhân phẫm của dân tộc VN qua hình thức đấu tố.
Còn
cs ngày nay làm gì? cũng same thing. Đã biến một đất nứơc kiêu hùng
thành một quốc gia hèn nhát trước sự công khai xâm lăng đô hộ của Tầu.
CS VN bây giờ cũng đàn áp dân chúng nếu mỗi một ai có mầm phản lại chúng
bằng cách hủy diệt đánh đâp tù đày. csVN ngày nay còn xử dụng trò ăn
cướp đất đai của dân công khai trước những cây súng trấn giữ chủ quyền
để tiếp tục buột con dân sống cam phận để được yên thân trong kiếp làm
trâu ngựa
Có
khác chăng vì sự sống còn của đảng csVN nên chúng phải mở cửa cho quí
vị đem tiền về giúp chúng và tệ hại hơn nữa chúng lại tiêm sinh tử phù
cho những ai đi về bị chúng móc nối để trở thành "bịnh dại thời đại"
hiện nay.
Đó
chính là vấn nạn của Tập Thể Người Việt Tỵ Nạn cs tại hải ngoại vì
chính quí vị đã "đồng lõa" với chúng trong việc củng cố chế độ độc tài
khát máu tại VN. Và cũng chính sự đồng lõa bi thảm đó csVN đã tận tình
khai thác một cách đốn mạt trên cái mặc cả là nếu Việt kiều không hoạt
động chính trị tại hải ngoại thì được "yên thân" về VN hưởng thụ.
Nếu
những ai kiên định lập trường tiếp nối cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa
cộng sản đã xâm lăng đất nứơc nhân bản VN gần một thế kỷ qua thì chắc
chắn ở đó sẽ không có bất cứ một "ngoại lệ" nào để làm lý do cho họ trở
về. May thay tập thể của chúng ta vẫn còn những quí vị đó. Vần còn đây
những quí vị vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cs và bọn đảng
viên cs tham tàn. Họ tiếp nối cuộc đấu tranh của cha ông trên chiều dài
lịch sử chống csVN.
Vấn đề còn lại là "bịnh dại thời đại". Làm thế nào để tìm ra một nhà bác học Louise Pasteur thời nay hầu nghiên cứu kịp thời một vác xin chủng ngừa cho bịnh dại thời đại khỏi lan tran trong tập thể thì lúc đó mới mong có ổn định chính trị tại thành trì chống Cộng này.
Trên đây chỉ là một vài điều thô thiển đóng góp vào ý kiến của một số ngừơi cho rằng :
Việt Tân Việt Cộng Việt kiều
Ba tên hợp lại tiêu điều Việt Nam
Tôn Nữ Hoàng Hoa
Ngày 12/2/2014
No comments:
Post a Comment