Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday 10 February 2014

TS. NGUYỄN PHUC LIÊN * ĐẤU TRANH KINH TẾ

ĐẤU TRANH KINH TẾ
ĐÒI QUYỀN SỐNG:
CON ĐƯỜNG NGẮN NHẤT
DỨT BỎ CSVN

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 06.02.2014

Lực lượng chủ yếu đấu tranh là Khối 95 triệu người nằm tại Quê Hương, còn Hải ngoại chỉ là phụ thuộc hỗ trợ cho Lực Lượng Quốc nội. Nếu Hải ngoại tự coi mình là Lực lượng chính yếu  đấu tranh mong đem Cách Mạng về giải phóng Quê Hương, thì đó là sai lầm.
Việc DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN hiện hành là cấp bách, vì vậy chúng ta lựa chọn con đường đấu tranh ngắn nhất và cụ thể nhất cho Quần chúng Việt Nam. Chúng tôi thấy con đường đó là con đường KINH TẾ nhắm vào Tử huyệt kinh tế Mafia CSVN mà tấn công liên hồi “như  thiết như tha, như trác như ma, như quốc kêu mùa hè, như mài son, như đánh giặc“. Phải tập trung lực vào Tử huyệt này. Con đường đó phải được  phổ biến rộng rãi trong Quần Chúng Việt Nam nguyên do về phá sản của nền Kinh tế Quốc dân để Dân Tộc NỔI DẬY DÙ VỚI BẠO ĐỘNG dứt bỏ hẳn Cơ chế CSVN.
Chúng tôi xin viết tóm tắt sau đây những điểm thuộc con đường đấu tranh ấy. Chúng tôi sẽ vào những Hội Luận Paltalk để qua những Hội Luận này truyền thông con đường đấu tranh ngắn nhất và cụ thể nhất về cho đồng bào Quốc nội.

1)    Con đường đấu tranh Kinh tế:
NGƯỜI DÂN ĐÒI QUYỀN SỐNG

*       Quyền sống thân xác là ưu tiên trên mọi Nhân Quyền
         Mọi sinh vật, từ cây cỏ, động vật, con người, không phải chỉ có cái quyền mà còn có bổn phận phải tự kiếm những phương tiện vật chất để nuôi sống thân xác mình.
*       ĐÒI QUYỀN SỐNG không phải là đấu tranh chính trị
         Khi người Công nhân cho thuê sức Lao động, tư hữu tuyệt đối của họ, để có được miếng cơm manh áo, họ có cái quyền thương lượng về giá cả của sức Lao động. Không ai có quyền tước đoạt một cách độc đoán sức Lao động của họ để bán đứng cho người khác. Cũng vậy, người Nông dân có cái quyền tư hữu một miếng đất để trồng cấy sinh sống. Không ai có quyền tước đoạt cái phương tiện tối thiểu đất đai trồng cấy của họ. Khi người Công nhân đòi thương lượng về cái giá của Lao động và người Nông dân đòi miếng đất tối thiểu để cầy cấy, thì đó là hoàn toàn thuộc về đấu tranh ĐÒI QUYỀN SỐNG, chứ không thể được cắt nghĩa gán ghép là họ đấu tranh Chính trị nhằm lật đổ cường quyền.
*       Tổ chức Chính trị—Luật pháp chỉ là Môi trường phù hợp (Environnement Adéquat) cho phát triển Kinh tế
         Thực vậy, tất cả những Tổ chức Chính trị—Luật pháp đích thực phải được hiểu như tạo một Môi trường thuận tiện nhằm nâng đỡ sự phát triển những sinh hoạt Kinh tế của Xã hội trong việc tìm phương tiện nuôi sống thân xác, chứ không được hiểu như một khuôn khổ sống phát xuất từ giới nắm quyền lực Chính trị áp đặt độc đoán lên những tác nhân Kinh tế đang tìm phương tiện nuôi thân.
*       Những cuộc Cách Mạng Lịch sử lấy QUYỀN SỐNG làm động lực chính yếu NỔI DẬY
         Cuộc Cách Mạng Pháp 1789. Cuộc Cách Mạng 1917 tại Nga. Những cuộc Cách Mạng chung quanh 1990 lật đổ Cộng sản Nga và Đông Au. Những cuộc Cách Mạng Hoa Nhài Bắc Phi và Trung Đông.

2)    Hai Mô hình Kinh tế đối chọi:
TẬP QUYỀN CHỈ HUY và TỰ DO CẠNH TRANH
*       Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường với Môi trường Chính trị—Luật pháp Dân chủ phù hợp (Environnement Politico-Juridique Démocratique Adéquat)
*       Mô hình Kinh tế Tập quyền Chỉ huy với Môi trường Chính trị—Luật pháp Độc tài (Environnement Politico—Juridique Dictatorial)
*       Mô hình Kinh tế tréo cẳng ngỗng của CSVN : Kinh tế Tự do do và Thị trường định hướng XHCN với Môi trường Chính trị—Luật pháp Độc tài (Environnement Politico—Juridique Dictatorial)

3)    Hậu quả của những Mô hình Kinh tế: PHÁ SẢN KINH TẾ QUỐC DÂN CỦA MÔ HÌNH TẬP QUYỀN CHỈ HUY và THỊNH VƯỢNG CỦA KINH TẾ TỰ DO THỊ TRƯỜNG
*       Phồn thịnh của Mô hình Kinh tế Tự do Thị trường và nền Xã hội Dân chủ xây dựng vững chãi từ Mô hình Kinh tế ấy.
*       Thất bại của Mô hình Kinh tế Tập quyền Chỉ huy: Tan rã của Đế quốc Cộng sản: Nga và Đông Au
*       Tham nhũng Lãng phí lan tràn từ Mô hình Kinh tế Tự do Thị trường định hướng XHCN.
*       Tha hóa trầm trọng Giáo dục và Xã hội với Mô hình Kinh tế tréo cẳng ngỗng của CSVN.

4)    Hiện tình Kinh tế và Xã hội tại Quê Hương Việt Nam
*       Tha hóa trầm trọng Giáo dục và Xã hội
*       Phá sản đến vỡ nợ của nền Kinh tế quốc dân
*       Bất lực cải cách Mô hình tận căn nguyên của Mô hình Kinh tế tréo cẳng ngỗng của CSVN
*       Một tương lai đen tối của Tha hóa Giáo dục và Xã hội với sự thụt lùi Kinh tế sánh với những nước trong vùng.

5)    Cấp bách cứu nước:
QUẦN CHÚNG NỔI DẬY DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN
         Tình trạng Kinh tế hấp hối, Giáo dục & Xã hội sa đọa, việc tẩu thoát Tài sản và người của Lãnh đạo CSVN ra nước ngoài thúc đẩy Dân Tộc phải cấp bách NỔI DẬY DÙ VỚI BẠO ĐỘNG để dứt bỏ Cơ chế CSVN.
*       Những bất công chất chồng cấp số nhân nơi Quần chúng tạo thùng thuốc súng sẵn sàng bùng nổ.
         Sự BẤT MÃN đối với Cơ chế CSVN mỗi ngày mỗi tăng, nhất là trong năm 2013. Việc tố cáo nhau trong đảng Cộng sản và việc công kích chính Cơ chế  đã lên tới hàng ngũ Lãnh đạo đảng. Phong trào bỏ đảng được tăng cường. Quần chúng Nông dân, Công nhân, Giới Trẻ, đến Trí thức, đã công khai bầy tỏ sự BẤT MÃN.
Ký giả Thomas FULLER, một nhân chứng nước ngoài cho sự BẤT MÃN ấy:
“Tin New York - Ký giả Thomas Fuller của New York Times đã đến tận Saigon, đã tiếp xúc với nhiều người và cho biết người dân Việt Nam nay không còn tin vào đảng Cộng sản nữa. Theo tác giả, Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với sự giận dữ ngày càng tăng của người dân về sự trượt dốc của nền kinh tế, và nội bộ Đảng đang bị chia. Bài báo cho rằng giờ đây sự chỉ trích Đảng đã bùng nổ trên toàn xã hội. Bài báo nhận xét Đảng Cộng sản Việt Nam đã suy đồi cả về tinh thần lẫn đạo đức. Sự mục nát sẽ dẫn đến chỗ Đảng sụp đổ. Những người đã từng tham gia vào phong trào phản chiến trong những năm 60 và 70 nên treo cổ trong tủi hổ và nên xin lỗi người dân Việt Nam.”
Tình trạng BẤT MÃN của quần chúng tăng lên mỗi ngày mỗi mạnh. Trước sự đàn áp không ngừng của bạo quyền, sự BẤT MÃN ấy mau trở thành sự UẤT ỨC chất chồng như thùng thuốc nổ đợi dịp nổ tung ra.
*       Những ngáng trở cho cuộc NỔI DẬY
         CSVN “cướp chính quyền“ bằng bạo lực và sau đó tổ chức một guồng máy cai trị dân hoàn toàn bằng một bạo lực kềm kẹp, hù dọa, khủng bố dân. Ngày nay, trước sự BẤT MÃN, UẤT ỨC của quần chúng sẵng sàng NỔI DẬY, cái bạo lực đàn áp của CSVN vẫn nằm đó. Đây là tình trạng có thể đưa đến va chạm đẫm máu.
*       Ngòi nổ cho thùng thốc súng: DÂN OAN VIỆT NAM
         Như trên chúng tôi đã cắt nghĩa, sự BẤT MÃN, lòng UẤT ỨC nơi quần chúng đang được tích lũy như thùng thuốc nổ. Cần một cái ngòi nổ để thùng thuốc súng quần chúng nổ tung ra. Cái ngòi nổ lúc này dễ dàng bắt nguồn từ khối DÂN OAN VN. Những người Dân Oan đã mất hết không còn gì để thương tiếc. Họ cũng gần kề cảnh chết đói nên không sợ chết nữa. Đó là những điều kiện khách quan khiến DÂN OAN VN dễ dàng trở thành ngòi nổ cho NỔI DẬY.
*       Cuộc NỔI DẬY có thể trở thành BẠO ĐỘNG
         Cuộc NỔI DẬY của quần chúng chỉ là hệ quả như định mệnh của tích lũy BẤT MÃN và UẤT ỨC. Cuộc NỔI DẬY có thể trở thành BẠO ĐỘNG đẫm máu khi mà CSVN vẫn duy trì một lực lượng vũ lực nhằm đàn áp.
*       Những trợ lực từ Khối Người Việt Hải ngoại cho cuộc NỔI DẬY tại Quốc nội
         Từ đầu bài, chúng tôi đã nhấn mạnh rằng Lực lượng NỔI DẬY chủ lực là toàn dân Quốc nội, còn Hải ngoại chỉ là phụ thuộc làm công việc hỗ trợ, như:
=>     Phổ biến rộng rãi về Quê Hương cho dân, nhất là dân nghèo, thấy rõ rằng cái thủ phạm chính yếu của tha hóa Xã hội và của phá sản Kinh tế là cái Cơ chế chủ trương Độc tài Chính trị nắm Chủ đạo Kinh tế. Cơ chế ấy tự nó làm phát sinh và lan tràn Tham nhũng, Lãng phí. THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ chính là thủ phạm phá sản Kinh tế và tha hóa Xã hội.
=>     Không thể cải thiện cái Cơ chế, mà phải dứt bỏ chính cái Cơ chế, nghĩa chấm dứt đảng và guồng máy cai trị do đảng CSVN áp đặt lên Dân Tộc.
=>     Tăng cường mọi hệ thống truyền thông từ Hải ngoại về Việt Nam: hệ thống thông tin Internet toàn cấu, hệ thống thảo luận Paltalk triền mên về trong nước.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva,  06.02.2014

No comments:

Post a Comment