Tin tức / Việt Nam
‘Hà Nội hãy xé bỏ báo cáo lừa dối UPR để nói lên thực trạng nhân quyền'
CỠ CHỮ
03.02.2014
Một tổ chức bảo vệ nhân quyền Việt Nam có trụ sở tại Pháp gửi thư cho
phái đoàn Bộ Ngoại giao Hà Nội tới Genève (Thụy Sĩ) Kiểm điểm nhân quyền
Định kỳ Phổ quát UPR vào ngày 5/2 đề nghị Việt Nam xé bỏ bản phúc trình
‘dối gạt’ ‘để nói lên thảm trạng thực của nhân quyền Việt Nam.’
Thư ngỏ do Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, ông Võ Văn Ái, gửi đi ngay ngày mùng một Tết Giáp Ngọ.
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, ông Ái nói cuộc Kiểm điểm UPR sắp
tới là cơ hội duy nhất để phái đoàn báo cáo nhân quyền của chính phủ
Việt Nam ghi tên vào sử xanh, đề xuất cho đảng ‘một mô thức trở về với
dân, đứng vào hàng ngũ nhân dân trong tinh thần đa nguyên dân chủ, để
chiến đấu cho một nước Việt Nam dân chủ, phú cường, thoát ly tròng ách
xích hóa.’
Ông Võ Văn Ái: Bức thư này chúng tôi đã chuyển đến đại
sứ thường trực của Việt Nam tại Geneva ở Liên hiệp quốc nhờ chuyển cho
phái đoàn của Bộ ngoại giao Việt Nam sang báo cáo UPR ngày 5/2. Chúng
tôi viết thư này vì có 3 sự kiện chưa bao giờ xảy ra tại Việt Nam. Thứ
nhất, bắt đầu có một số đảng viên phục vụ cho đảng lâu năm trả thẻ đảng,
chống lại ý thức hệ khủng bố và bạo động. Thứ hai, trong cuộc thăm dò
của nhà nước về sửa đổi Hiến pháp 1992 xuất hiện một phong trào lớn từ
nhân dân cho tới trí thức yêu cầu bỏ điều 4 Hiến pháp nhưng đảng đã
không nghe. Thứ ba, từ Hà Nội tới Sài Gòn chứng kiến hàng loạt giới trẻ
xuống đường biểu tình bảo vệ biên cương biển đảo và nhân Ngày Quốc tế
Nhân quyền bất chấp sự bạo hành của công an. Từ lá thư, chúng tôi đề
nghị phái đoàn Bộ ngoại giao Hà Nội thay vì đọc gần 30 trang báo cáo ca
tụng nhân quyền Việt Nam, hãy xé bỏ bản đó đi để nói lên thực trạng vi
phạm nhân quyền và thỉnh cầu quốc tế cố vấn cho Việt Nam làm sao có thể
thực thi được tất cả những công ước về nhân quyền mà Hà Nội đã ký kết từ
1982 tới nay.
VOA: Trong khi thư chưa được hồi đáp từ Hà Nội, mới đây
trong dịp Tết này, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh tuyên bố dù Việt Nam có
làm tốt đến đâu vẫn luôn có những ‘thế lực thù địch’ tìm cách chỉ trích
Việt Nam về nhân quyền.
Ông Võ Văn Ái: Phát biểu của ông Minh có thể nói là
những ý nghĩ rất lỗi thời. Vào thập niên 90 những nước độc tài ở Á Châu
như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia đòi hỏi các nước Á Châu phải có đường
hướng nhân quyền khác với các nước Âu Châu. Các ông là quốc gia thành
viên của Liên hiệp quốc mà không biết rằng Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
của Liên hiệp quốc được thành lập bởi các học giả khắp các châu lục, kể
cả sự tham gia của Trung Hoa dân quốc thời đó. Nó là tập hợp của tất cả
nền văn hiến của thế giới chứ không phải là một tiếng nói nhân quyền
của Châu Âu. Mạnh Tử trong Khổng giáo cũng đã nói dân là quý hơn hết.
Phật giáo ở Á Châu cũng xem con người là trung tâm của vũ trụ. Ý hướng
về nhân quyền của Á Châu đặt con người cao hơn tất cả đã có từ 3 ngàn
năm trước, chứ không phải chờ tới nay một chính quyền Maxist cộng sản
nói rằng đường lối nhân quyền đó là không hợp với văn hóa Việt Nam. Vậy
chủ nghĩa cộng sản ngoại lai đến từ Mác-Lênin-Mao Trạch Đông có hợp với
truyền thống văn hóa Việt Nam hay không? Ý thức của người cộng sản là ý
thức đấu tranh giai cấp, phân thế giới ra làm hai: bạn và thù. Tuy
nhiên, thế giới trong thế kỷ 21 ngày nay ai cũng là bạn với nhau trong
tinh thần cộng tác và hợp tác. Kinh tế thế giới là sự hợp tác toàn cầu.
Dân chủ-nhân quyền cũng là vấn đề của toàn cầu. Người cộng sản Việt Nam
tin vào đấu tranh giai cấp và sự phân biệt bạn-thù để giết nhau. Mười
mấy triệu người chết trong hai cuộc chiến đã qua không đủ hay sao mà lại
tiếp tục phân ly dân tộc Việt Nam thành bạn và thù? Những người trẻ
xuống đường ở Sài Gòn-Hà Nội nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền và biểu tình
đòi hỏi bảo vệ biển đảo trước họa xâm lăng, họ không phải là ‘thế lực
thù địch’. ‘Thế lực thù địch’ đang chiếm đóng biển đảo của chúng ta.
Đảng cộng sản với tư tưởng ý thức hệ đấu tranh giai cấp đã đàn áp quần
chúng nhân dân. ‘Thế lực thù địch’ chính là nhà nước cộng sản Việt Nam,
chứ không phải là nhân dân Việt Nam hay 4 triệu người Việt đang tị nạn ở
nước ngoài hiện nay.
VOA: Cũng liên quan đến nhân quyền Việt Nam và UPR,
trước ngày Hà Nội báo cáo UPR tại Liên hiệp quốc, Ủy ban Bảo vệ Quyền
Làm Người Việt Nam cùng một số tổ chức nhân quyền quốc tế mở hội thảo
“Tiếng nói của xã hội dân sự bị cấm đoán tại Việt Nam”. Xin ông chia sẻ
đôi chút về sự kiện này?
Ông Võ Văn Ái: Sự kiện này rất quan trọng vì năm nay có
nhiều điều mới mẻ với rất đông các nhân chứng đến từ Việt Nam. Cuộc hội
luận “Tiếng nói của xã hội dân sự bị cấm đoán tại Việt Nam” ngày 4/2 do
chúng tôi cùng tổ chức với Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền với sự hậu
thuẫn của Ân xá Quốc tế và Human Rights Watch. Cử tọa buổi này là các
phái đoàn chính phủ và phi chính phủ. Trong kỳ kiểm điểm nhân quyền UPR
lần 1 của Việt Nam năm 2009, hoạt động của chúng tôi đã đưa đến sự kiện
là 60 tổ chức, quốc gia trên thế giới đã chất vấn Hà Nội các vấn đề quan
trọng về nhân quyền-luật pháp cũng như đưa ra 93 khuyến nghị yêu cầu
Việt Nam phải thực thi nhân quyền. Năm nay chúng tôi tiếp tục làm việc
như vậy. Từ tháng 6 năm ngoái, chúng tôi đã nộp phúc trình nói lên thực
trạng nhân quyền tại Việt Nam, nơi mà nhà nước thông qua luật pháp để
đàn áp dân chứ không phải dùng luật để bảo vệ dân. Những sự kiện chúng
tôi nêu lên đã được Liên hiệp quốc trích dẫn 12 lần trong bản tổng kết
của họ, đưa cho các chính phủ dùng để chất vấn và khuyến nghị với nhà
nước Việt Nam. Cuộc hội luận sắp tới sẽ mang lại nhiều thông tin mới mẻ
về vấn đề đàn áp nhân quyền tại Việt Nam.
VOA: Sau nhiều năm hoạt động tại Liên hiệp quốc với nhiều lịch trình vận động liên quan đến các đợt UPR của Việt Nam, theo ông, vì sao kỳ UPR 2014 lần này quan trọng và tập trung được sự quan tâm của nhiều chính phủ, nhiều tổ chức cả trong lẫn ngoài nước?
Ông Võ Văn Ái: Bởi vì cơ chế UPR là cơ hội bằng vàng để thúc đẩy Việt Nam phải tự phê bình, phải chấp nhận đối thoại-xây dựng về ‘kỷ lục’ nhân quyền của họ. Cơ hội đó đã giúp cho các phong trào đấu tranh nhân quyền trong lẫn ngoài nước cũng như các chính phủ văn minh quan tâm đến vấn đề nhân quyền Việt Nam có cơ sở để đặt vấn đề nhân quyền đối với Hà Nội.
VOA: Với tầm quan trọng ông vừa nêu ra, nếu nhìn lại từ kỳ kiểm điểm nhân quyền của Việt Nam năm 2009 tới nay, nhiều người cho rằng thành tích nhân quyền Việt Nam không những dậm chân tại chỗ mà còn thụt lùi. Vậy làm thế nào để phát huy vai trò và tầm quan trọng của UPR hiệu quả hơn?
Ông Võ Văn Ái: Điều rất tiêu cực là Việt Nam bất cần nhân quyền và cũng không cần lý tới những gì mà quốc tế quan tâm. Nhưng ngày nay, khi Hà Nội trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, họ không thể nào tiếp tục làm đao phủ nhân quyền được nữa mà phải thay đổi chính sách nhân quyền. Nếu không, không những chỉ có những kiến nghị, khuyến nghị mà sẽ có những biện pháp rất mạnh mẽ từ thế giới và nhân dân trong nước phản chống Việt Nam không thực thi nhân quyền.
Hà Nội hãy xé bỏ báo cáo lừa dối UPR để nói lên thực trạng nhân quyền
Trong số các diễn giả có hai nhân chứng từ Việt Nam đang bị quản thúc tại gia trình bày qua băng ghi âm là Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ và Huynh trưởng Gia Đình Phật tử Vụ Lê Công Cầu thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một tổ chức tôn giáo không được Hà Nội công nhận.
No comments:
Post a Comment