Lê Duẩn Toàn Tập Tái Bản
. Đinh Tấn Lực
Cận Tết là mùa gió chướng. Tuyên giáo Trung ương len lén và thui thủi mình ên làm một cú rao vặt “chống TQ” miễn phí. Báo chí trong luồng không chỉ đặc biệt chú tâm vào chủ đề rất đỗi thời sự là cứu đói giáp hạt 15 tỉnh… hay các chủ đề chính yếu thường trực cướp/giết/hiếp/mông/vú/kỹ thuật leo đỉnh vu sơn/đặc trị loạn cường dương… mà còn thoang thoảng mùi nhang khói giữa hồ:
“(Chinhphu.vn) – Ngày 18/1(/2014), huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh
long trọng tổ chức lễ khánh
thành đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Phó
Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; lãnh đạo nhiều bộ, ngành Trung ương và tỉnh Hà
Tĩnh cùng đông đảo người dân đến dự”.
Giang hồ điểm báo bật ra hàng loạt câu hỏi mắc mứu (rất dễ mắc
nghẹn): Tại sao giờ này? Tại sao Hà Tĩnh? Tại sao Lê Duẩn?…
*
Tại sao giờ này?
Tại sao không trùng khớp vào ngày sanh hay ngày chết của đương sự?
Còn lại là gì, bốn mươi năm Hoàng Sa chăng? Có thể lắm! Một kiểu thông
điệp “chống Tàu” rất đằm thắm trong định hướng chủ động: Âm thầm thay thế mọi
cuộc tưởng niệm công khai và long trọng trọng khác (được côn an tập trung dồn
sức giải phóng bởi bụi máy cưa cắt đá), bằng cuộc tưởng niệm rón rén nhắc tên
một tay tổng bí có thời nức tiếng “Nga hơn Tàu”.
Thế thì người ta có thể đúc rút ngay đây một kết luận nhỏ: Thông
điệp này vừa điên vừa hèn.
Bởi Lê Duẩn, dù chỉ mới học xong lớp sáu nhưng đã từng vang danh
trong toàn thể Đệ Tam Quốc Tế bằng câu danh ngôn: “Ta đánh Mỹ là đánh cho
Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”, như một hồi âm cho câu danh ngôn của Mao là
“Quyết tâm đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”. Tức là, Lê Duẩn hết
lấy xương máu người Việt để đánh Mỹ cho Liên Xô và Trung Quốc, rồi sau đó, bật
ngược, lại lấy sinh mạng người Việt đánh Trung Quốc cho Liên Xô, trong cả hai
trận chiến Tây Nam và Chính Bắc. Có gì là quá, khi gọi đó là một kẻ hung
hăng/háo chiến/hám quyền/ngu muội… chỉ biết hãnh diện được phục vụ quan thầy và
lạnh lùng trên xương máu đồng bào cùng tương lai đất nước?
Nối tiếp truyền thống đó, lũ hậu duệ ngày nay có gì khá hơn, một
khi vẫn khư khư ôm gối trùm chăn, không dám công khai phản đối kẻ xâm lược, mà
chỉ thỏ thẻ bảo dân “đảng từng có người chống TQ ngày xưa đấy chứ!”, rồi lại
tiếp tục hùng hổ dàn quân đàn áp, đánh dập, bắt bớ, giam cầm, xách nhiễu
trả thù những người nhiệt tâm báo động về nguy cơ Bắc thuộc lần cuối cùng?
Liệu rằng điều đó sẽ mang ý nghĩa gì, khi một đảng và nhà nước vô thần
rắp tâm lập đền thờ cho một kẻ sử dụng núi xương sông máu của đồng bào mình để
lập công với mớ quan thầy từng được xếp hạng xuất chúng về tội ác tiêu diệt
đồng chủng?
*
Tại sao Hà Tĩnh?
Tại sao Hà Tĩnh giỗ người Quảng Trị?
Mấy năm trước, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Lê Duẩn, báo TTO
đi tin:
“Cũng trong sáng qua (7/4/2007) tại Đông Hà đã diễn ra lễ khánh
thành tượng đài cố TBT Lê Duẩn và công viên mang tên Lê Duẩn”… “Từ mảnh
làng nghèo chợ Sãi, Triệu Phong, chàng trai Lê Văn Nhuận (tức đồng chí Lê Duẩn)
đã được sinh ra, nuôi dưỡng bằng hạt phù sa của dòng Thạch Hãn và đã ra đi theo
lý tưởng của cách mạng để Quảng
Trị có được một người cộng sản vĩ đại, một di sản tinh thần vô giá cho các
thế hệ học tập noi theo”.
Vậy thì Hà Tĩnh chen lấn điều gì ở đây, một khi Quảng Trị đã chính
thức và công khai hãnh diện có thằng con Lê Duẩn là “một người cộng sản vĩ
đại”?
Giành con chăng?
“Cố Tổng Bí thư Lê
Duẩn vốn là người con của quê hương Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên), trong thời kỳ Hà
Tĩnh triển khai xây dựng công trình đại thủy nông Kẻ Gỗ, với cương vị của mình
đã có nhiều quyết sách giúp đỡ Hà Tĩnh đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành công
trình. Biết ơn cố Tổng bí thư, nhân dân địa phương đã đặt tên cho hòn đảo giữa
hồ Kẻ Gỗ là đảo Cụ Duẩn và nhân dịp kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh, ngày
15-10-2011 vừa qua Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định phối hợp với
gia quyến cố Tổng Bí thư xây dựng đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tại đảo cụ
Duẩn”.
Chẳng ai rõ chuyện con ruột/con nuôi/con này/con nọ… ra sao, chỉ
biết mọi nỗ lực tranh giành này đều theo đúng quy trình.
Ở đó, hồ Kẻ Gỗ, từng có thời triển khai dự án xây nhà trên bè nổi
đón cụ Tổng Bí, đặt chết tên là Bè Lê Duẩn. Kế đó là dự án nâng cấp cái cù lao
giữa hồ thành Đảo …Cụ Duẩn. Nay, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã long trọng triển khai dự án
lập đền thờ cụ Duẩn.
Tất nhiên, mọi dự án đều đẻ ra đô xanh lẫn vàng ròng. Lại ngay vào
lúc mà các nguồn dư luận về mọi đảo khác đều cần phải lắng xuống bên dưới đảo
cụ Duẩn, thì không thể bảo thiếu lô-gích cái việc triển khai dự án tầm cỡ tâm
linh cả đảng này!
*
Tại sao Lê Duẫn?…
À, đây mới chính là cốt lõi của mọi cốt lõi:
“Hôm nay 7/4, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Tổng bí thư Lê
Duẩn(7.4.1907– 7.4.2007) – người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà
lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, người con trung hiếu của quê hương
Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức khánh thành
công trình tượng đài và công viên mang tên đồng chí Lê Duẩn tại thị xã Đông
Hà”.
Lê Duẩn từng đeo những huy chương nào của dàn đồng ca báo chí
trong luồng?
- Người con trung hiếu của quê hương Quảng Trị (mỗi ngày ăn vài củ khoai để nhớ mẹ nghèo);
- Người học trò xuất sắc của Hồ Chí Minh (số người “được hy sinh” cao hơn thầy);
- Nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng VN (nắm kỹ thuật đu dây quân viện và kinh viện).
Trước đó, Lê Duẩn đã có những kỳ tích điền kinh nhảy cóc, nhảy rào
và nhảy cao nào?
- Tân Việt Cách mạng Đảng (1928);
- Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội (1929);
- Đảng Cộng sản Đông Dương (1930).
Kỷ lục Guinness của Lê Duẩn là gì?
- Ngồi ghế Tổng bí thư đảng suốt ¼ thế kỷ: 1960-1986 (chuyển sang từ trần).
Tác phẩm (để đời) của Lê Duẩn gồm những gì?
- Bản “Đề cương Cách mạng miền Nam” (1956). Từ đây đẻ ra Cục “R” và cái mặt nạ có tên là “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam”, chỉ rớt xuống ngay sau khi miền Nam bị nhuộm đỏ;
- Chiến dịch “Đường 9 Khe Sanh” (1968). Trận biển người nướng quân các sư đoàn 304/308/320/ 324B/325, với tổng cộng 40.000 bộ đội dưới biển bom xăng đặc và cơn mưa pháo M107… còn có tên khác là “Điện Biên Phủ thứ nhì”, nhằm mục tiêu nghi binh cho định hướng mùa Xuân 68.
- Trận Tổng tấn công Tết Mậu Thân (1968). “Hoan hô Xuân 68 anh hùng! Hãy gầm lên như sấm sét đùng đùng. Tất cả pháo! Và xông lên, dũng sĩ!” (thơ Tố Hữu). Các dũng sĩ đã theo lệnh xé bỏ hiệp ước đình chiến đón Xuân. Với hệ quả là hàng vạn đồng bào ở Huế bị bể sọ hay bị chôn sống tập thể dọc những con đường trắng;
- Đại lộ kinh hoàng Quảng Trị (1972). Dài khoảng 9 cây số người, cả dân lẫn lính miền Nam, gồng gánh di tản và bỏ xác dưới trận mưa pháo kích cùng những loạt pháo trực xạ của “quân đội giải phóng”, từ Quảng Trị, qua Hải Lăng, về tới Mỹ Chánh. Đây là cuộc thảm sát quy mô nhất trong suốt trận chiến nhuộm đỏ miền Nam, ngay trên vùng đất lề quê thói của Lê Duẩn. Cổ thành Quảng Trị, sau đó, được cắm cờ miền Nam, nhưng “không còn một viên gạch nào không dính vết đạn”;
- Hủy bỏ Hiệp định Hòa bình Paris (1973). Mỹ rút quân ra khỏi miền Nam VN và chấm dứt hầu hết các nguồn viện trợ quân sự cho Sài Gòn. Quân đội Bắc Việt được tăng cường khẩn cấp vào chiến trường B, sử dụng nguồn quân viện gia cố của LX & TQ để mở rộng các khu vực da beo làm bàn đạp tấn công miền Nam;
- Đẩy mạnh Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Nối tiếp các Chiến dịch Mùa Xuân 1975 & Chiến dịch Giải phóng Huế-Đà Nẵng. Dẫn đến việc chấm dứt cuộc chiến tự vệ ngăn chận làn sóng đỏ (và bảo vệ chính thể tự do dân chủ còn non trẻ) của miền Nam;
- Chiến dịch Cải tạo công thương nghiệp miền Nam Việt Nam (1975). Mật danh là Chiến dịch X2. Tiến hành bất ngờ đợt một vào nửa đêm 9/9/1975, đợt hai từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 12, 1975. Rất nhiều doanh nhân miền Nam tự tử. Số đông mua bãi vượt biên. Chiến dịch nối tiếp là Kinh Tế Mới, di dân thành phố không còn vốn liếng làm ăn về miền rừng núi. Chiến dịch tận diệt tư thương miền Nam kéo dài đến cuộc đổi tiền cũng bất ngờ và ảnh hưởng toàn bộ nhân dân miền Nam vào ngày 5/5/1978.
- Nâng tầm “Tư tưởng” làm chủ tập thể (1977). Một danh ngôn khác của Lê Duẩn, phát biểu tại trường đảng Nguyễn Ái Quốc ngày 13/3/1977: “Loài người cho đến nay đã có ba phát minh vĩ đại có ý nghĩa bước ngoặt của lịch sử. Thứ nhất là tìm ra lửa. Thứ hai là tìm ra cách sử dụng kim khí. Thứ ba là làm chủ tập thể”;
- Tuyên chiến & xâm lăng Campuchia (1978). Nhằm thỏa lệnh Liên Xô chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc. Bao gồm các Sư đoàn 2/4/5/7/9/10/31/302/303/304/307/309/320/ 325/330/339/341/Sư đoàn không quân 372/các Lữ đoàn thiết giáp 12 -22-26/các Lữ đoàn pháo binh 24-262/Lữ đoàn 25 công binh/Lữ đoàn đặc công 198/Trung đoàn đặc công 117/các Lữ đoàn hải quân đánh bộ 101-126… Lực lượng này tiến chiếm Nam Vang và giữ quân trên đất Chùa Tháp cho đến 1989 mới rút quân ra khỏi Campuchia. Sự thiệt hại nhân mạng lên đến nhiều vạn người. Số bộ đội bị cụt chân vì mìn cóc TQ, trên thơ Nguyễn Duy, “Nạng gỗ khua rổ mặt đường làng”. Hệ quả kinh tế là VN bị cấm vận và cô lập đối với thế giới tự do suốt 10 năm.
- Chống đỡ cuộc chiến “giáo trừng” phía Bắc (1979). Theo Wiki, đây là một “cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và CHXHCNVN”. Bắc Kinh gọi nó là “cuộc chiến giáo trừng”, dạy cho VN một bài học trả đũa vụ xâm lăng Campuchia. Còn ký giả Nayan Chanda của tạp chí Viễn Đông Kinh Tế (Far Eastern Economic Review) thì gọi nó là cuộc chiến “Huynh Đệ Tương Tàn” (nguyên tác Anh ngữ Brother Enemy: The War After the War). Sáu tỉnh cực Bắc của VN, giáp ranh với TQ, bị san bằng, nhiều cột mốc biên giới bị dời vào phía trong lãnh thổ VN. Vẫn theo thơ Nguyễn Duy, “Mẹ liệt sĩ gọi con đội mồ lên đi kiện”.
- Chiến dịch Z30, tịch thu gia sản “bất chính” của nhân dân từ Nghệ An ra Hà Nội (1978). Đây là trận càn quét tài sản của nhân dân có nguồn gốc từ các nước tư bản.
- Chiến dịch Cải cách Giá-Lương-Tiền (1985). Đổi tiền lần thứ nhì. Bản vị hàng hóa là vàng. Chỉ số giá bán lẻ thị trường tăng vọt 587,2%. Chỉ số lạm phát lên 4 chữ số. Giá vàng tăng nhanh hơn giá hàng hóa. Theo GS Đặng Phong, chính sách Giá-Lương-Tiền vỡ trận. Hệ quả trực tiếp là nhân dân trở thành những “người chết hai lần”. Báo cáo chính trị trong Đại hội VI (Lê Duẩn vừa chuyển sang từ trần) trở thành bản báo cáo lịch sử của đảng CSVN.
*
Lê Duẩn, người học trò xuất sắc của Hồ Chí Minh, có một ước mơ tột
bực, được phát biểu thành một danh ngôn năm 1976 là: ”Trong vòng mười năm
nữa, mỗi gia đình ở Việt Nam sẽ có một radio, một TV và một tủ lạnh“. Đến
năm 1986, Lê Duẩn qua đời, với một đất nước Việt Nam khánh tận, một dân tộc
Việt Nam phân cấp thiếu đói, đói và đói gay gắt, một quốc gia Việt Nam bị khinh
miệt và sợ hãi đối với cả thế giới loài người.
Lê Duẩn, người con trung hiếu của quê hương Quảng Trị, và là con
nuôi của Hà Tĩnh, trong suốt 25 năm ngồi ghế Tổng bí thư, và thông qua 3 cuộc
chiến 75/78/79, đã điềm nhiên bình thản hóa thân nhiều triệu bộ đội, dân
công, thanh niên xung phong thành những tờ “giấy báo tử bay đầy mái rạ” (theo
thơ Nguyễn Chí Thiện)…
Lê Duẩn, nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng VN , đã khẳng định
và cả đời theo đuổi điều khẳng định sắt máu như sau:
“Chế độ ta là chế độ chuyên chính vô sản. Chuyên chính
trước hết phải là đường lối của giai cấp vô sản. Cốt tủy của chuyên chính vô
sản là ở đó chứ không phải là ở chỗ sử dụng bạo lực. Đường lối đó là sự kết hợp
lý luận Mác – Lê Nin với thực tiễn cách mạng của nước mình. Đường lối đó là
khoa học nhất, là đúng quy luật, là bắt buộc. Đường lối đó không hề nhân nhượng
với ai, chia sẻ với ai và hợp tác với ai cả. Đó là chuyên chính. Đường lối đó
là: nhất thiết phải xóa bỏ giai cấp bóc lột, xóa bỏ chế độ sản xuất cá thể, xác
lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Nhất thiết phải làm thế, không cho phép
ai đi ngược lại. Đó là chuyên chính. Đường lối đó nhất thiết phải là công nghiệp
hóa xã hội chủ nghĩa. Không ai được chống lại. Đó là chuyên chính. Đường lối đó
là đường lối của giai cấp công nhân, không ai được chống lại. Ai chống lại
những cái đó thì bị bắt. Đó là chuyên chính”.
Một Lê Duẩn, với ngần ấy “trí tuệ” lẫn “công đức”, và được lũ “hậu
duệ” của đảng, sau các thứ “đúc tim cho tượng ngựa”, hay dâng “cỗ đầu trâu”
nhập vong cho tượng, hiện đang dồn sức tâng công bằng những tượng đài cho đến
đền thờ… đã nói lên điều gì?
Đứa nào giật giải “Trăm công với giặc – Nghìn tội với dân”?
Phép thử xem dân trí thời lướt mạng có khác thế kỷ 20?
Vô thần hậu duệ dâng hương lên Tổng vô thần tiền bối?
Nhân rộng chủ nghĩa “Tản thiêng về làng” ra khắp chốn?
Đánh nhòe dư luận về những quần đảo giữa biển bằng một cù lao giữa
hồ?
Ta từng có lãnh đạo kỵ Tàu đó chứ chẳng chơi?
Giết dân không thôi chưa đủ khốn nạn, phải thờ đứa giết dân không
nhợn mới đủ đô/đạt chuẩn?
Sau cùng: Ai bảo “Hèn với giặc – Ác với dân” chỉ là xu thế thời
đại mới đây nào?
23-01-2014 – Nhân ngày giỗ thứ 25 nhà văn Nguyễn Minh Châu, tác giả tiểu
luận “Hãy đọc lời ai
điếu cho một giai đoạn văn học minh họa”.
Blogger Đinh Tấn Lực
ĐỀ TÀI LIÊN HỆ
Đền thờ trị giá 5 tỷ cho kẻ tuyên bố: "Ta vào Nam nổ súng là đánh cho Trung Quốc, đánh cho Liên Xô".
ĐỀ TÀI LIÊN HỆ
NNBACH *VIỆT CỘNG THÚ NHẬN LÀ LÍNH ĐÁNH THUÊ CHO NGA TÀU
Đền thờ Lê Duẩn
- Chi tiết
- Viết bởi NN Bách
- Chuyên mục: Thấy trên mạng
- Được đăng: 29 Tháng 1 2014
CSVN xây lăng xây đền thờ cho công thần của họ cũng
không phải là chuyện đáng ngạc nhiên. Điều đáng chú ý là tấm
băng đơ rôn với những chữ xuẩn ngốc trên mọi khía cạnh, như một
cục nước miếng dơ bẩn chúng công khai khạc vào lương tri và sự
thông minh của nhân loại. Một sự vụng về hay một biểu dương
của sự toàn trị của đảng CSVN trên dân tộc VN ?
CSVN như một chất độc, từ từ thấm vào cơ thể, với thời gian
đã làm băng hoại xã hội, làm tê liệt đối kháng. Hệ thống cai
trị tinh vi và con rất mạnh.
Bắt đầu trích
Đền thờ trị giá 5 tỷ cho kẻ tuyên bố: "Ta vào Nam nổ súng là đánh cho Trung Quốc, đánh cho Liên Xô".
Hoàng Thanh Trúc (Chinhluan) - Những ngày tháng cuối năm, theo phong
tục tập quán Việt Nam, trong mọi người chúng ta, vì đạo lý tri ân (nhớ
ơn) hay dành một phần tâm linh hướng về người thân đã khuất và cho những
người vị quốc vong thân.
Mới đây, chắc củng trong chiều hướng ấy, hướng về người vị quốc vong
thân nên ngày 18 tháng 1 năm 1974 ông CT/Nước Trương Tấn Sang đã đến xã
Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh cắt băng khánh thành một cái đền
thờ xây dựng trị giá tới 5 tỷ đồng cho một nhân vật quá cố có tên Lê
Duẩn cựu TBT/đảng CSVN (*) mà nói theo người xưa "trâu chết để da, người
ta chết để tiếng" ông ta đã để lại cho dân tộc Việt Nam một tiếng nói
bất hủ của ông là: "Ta vào Nam nổ súng là đánh cho Trung Quốc, đánh cho
Liên Xô"
Từ câu nói như quân lệnh chỉ đường ấy mà hàng triệu thanh niên hai
miền Nam Bắc Việt Nam đã nằm xuống, một nửa chết vì chống lại và một nữa
chết vì muốn nhuộm đỏ miền Nam theo lệnh của đảng CSVN và quốc tế CS,
Liên xô và Trung Quốc.
Hình như nhờ xương máu Việt Nam như trải đường đó mà Liên Xô từ
CS/XHCN mới tiến lên được dân chủ đa nguyên, đa đảng, như phương Tây
hiện nay.
Còn Trung Quốc củng nhờ đó mà nới rộng lãnh thổ về phương Nam, đưa Ải Nam Quan vào viện bảo tàng và nhất là nhờ xương máu Việt Nam quét Mỹ đi nên Trung Quốc có điều kiện rảnh tay một mình một cõi "giải phóng" luôn Hoàng Sa và Biển Đông của Việt Nam!
Còn Trung Quốc củng nhờ đó mà nới rộng lãnh thổ về phương Nam, đưa Ải Nam Quan vào viện bảo tàng và nhất là nhờ xương máu Việt Nam quét Mỹ đi nên Trung Quốc có điều kiện rảnh tay một mình một cõi "giải phóng" luôn Hoàng Sa và Biển Đông của Việt Nam!
Và chính ông ta (Lê Duẩn) củng có một sáng kiến rất thực dụng, ngoài
phân xanh, phân chuồng, phân bắc, thì ông vận dụng sáng tạo thêm một thứ
phân nửa là phân "người chết" để sau 30 tháng 4/1975 kết thúc chiến
tranh đích thân ông ký giấy chỉ đạo lùa gần nữa triệu sĩ quan công chức
chính phủ miền Nam vào rừng sâu núi thẳm "cải tạo" 1/3 số tù nhân đó
thành "phân người" vùi xuống đất bón trực tiếp cho xanh cây lá.
Người dân Việt Nam muốn hỏi ngài CT/Nước Trương Tấn Sang rằng: Đó có
phải là công lao to lớn "vì tổ quốc Việt Nam" hay không? Mà cái đền thờ
của ông Lê Duẩn toàn là gỗ quí hảo hạng, tượng của ông ta đúc bằng đồng
nặng tới hàng tấn?
...
No comments:
Post a Comment