Gió Chướng Từ Trung Quốc
Hôm Thứ Tư 11 Tháng Sáu, Ngân hàng Thế giới vừa công bố tại thủ đô
Washington một báo cáo cập nhật về tình hình kinh tế thế giới, với
những điều chỉnh bi quan hơn cho các nền kinh tế đang phát triển trong
suốt năm 2014. Đáng chú ý trong tài liệu này là cách lượng định về những
rủi ro hay "gió ngược" xảy ra cho kinh tế toàn cầu. Diễn đàn Kinh tế
tìm hiểu riêng về những rủi ro xuất phát từ nền kinh tế Trung Quốc. Xin
quý thính giả theo dõi phần trao đổi do Vũ Hoàng thực hiện sau đây cùng
chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, sau dự
báo lạc quan về kinh tế thế giới trong năm 2014 được đưa ra hồi Tháng
Giêng năm nay, Ngân hàng Thế giới đã cập nhật lại tình hình. Trong báo
cáo vừa công bố hôm Thứ Tư thì định chế tài chính này hạ thấp hy vọng
tăng trưởng của kinh tế toàn cầu với những dự đoán bi quan hơn cho các
nước đang phát triển. Chúng tôi đề nghị ông nhắc lại sơ qua những dự báo
này và tập trung giải thích cho thính giả của chúng ta về những rủi ro
cho thế giới xuất phát từ Trung Quốc vì ngày càng có nhiều công trình
nghiên cứu phơi bày những nhược điểm kinh tế của Trung Quốc.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ở đời thì chẳng có gì là bất biến cho nên
sau những nghiên cứu và dự báo thì người ta thường xuyên điều chỉnh lại
theo thực tế. Ngân hàng Thế giới đã cập nhật các dữ kiện thu thập, chủ
yếu là tình hình trong quý một của năm nay, với những chi tiết mới nhất
là vào tuần trước, để đưa ra những dự phóng cho toàn năm và cho hai năm
tới.
- Một cách đại lược thì đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay không
được là 3,2% như dự đoán mà chỉ còn là 2,8%, tức là một sự giảm sút
đáng kể, và bản thân tôi thì cho là đáng ngại. Chúng ta không quên định
chế tài chính quốc tế kia là Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF thì định nghĩa suy
trầm toàn cầu là nếu đà tăng trưởng bình quân của thế giới chỉ được có
2,5% thôi. Cũng theo Ngân hàng Thế giới thì đà tăng trưởng năm nay của
các nền kinh tế đang phát triển chỉ còn là 4,8% tức là vẫn mấp mé dưới
5% trong ba năm liền, qua hai năm tới thì mới khá hơn.
- Con số đó tổng hợp nhiều khác biệt ở từng khu vực địa dư, với các
nước Đông Á Thái Bình Dương vẫn dẫn đầu với tốc độ trên 7% một năm,
trong đó có Việt Nam với hy vọng tăng trưởng từ 5,4% đến 5,8%. Ngân hàng
Thế giới có khuyến cáo rằng đây là cơ hội cho các nền kinh tế đang lên
đẩy mạnh nỗ lực cải cách trong một hai năm tới. Bây giờ ta nói đến
chuyện gió xuôi gió ngược, là những thuận lợi hay rủi ro cho các nước,
rồi mới trở về chuyện rủi ro từ Trung Quốc.Dù có tăng trưởng bình quân hơn 7%, các nước đang phát triển tại Đông Á vẫn lệ thuộc khá nhiều vào các nước đã phát triển, chủ yếu là Hoa Kỳ, Âu Châu và Nhật Bản.Vũ Hoàng: Xin đề nghị ông nhắc sơ qua về những rủi ro hay thuận lợi đó.
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ta nghiệm thấy là dù có tăng trưởng bình quân hơn 7%, các nước đang phát triển tại Đông Á vẫn lệ thuộc khá nhiều vào các nước đã phát triển, chủ yếu là Hoa Kỳ, Âu Châu và Nhật Bản. Không kể Nhật Bản đang đẩy mạnh việc cải cách sau khi ào ạt kích thích kinh tế thì hai khối kinh tế Âu-Mỹ đều có triển vọng khả quan hơn. Đấy là gió xuôi.
- Ra khỏi phúc trình của Ngân hàng Thế giới mà nhìn trên tổng thể thì
tuần qua ta thấy là kinh tế Mỹ vừa tạo thêm việc làm bằng tổng số việc
đã mất kể từ nạn suy trầm năm 2008 và sẽ hy vọng tăng trưởng mạnh hơn
trong mấy năm tới. Cũng tuần qua, Ngân hàng Trung ương Âu châu đã vượt
được sức cản của nước Đức mà áp dụng biện pháp hạ lãi suất tới số không
để kích thích kinh tế. Như vậy, sau các ngân hàng trung ương Hoa Kỳ,
Nhật Bản hay Anh quốc, ngân hàng trung ương Âu châu đã coi nặng ưu tiên
tăng trưởng và tìm mọi cách bơm tiền vào kinh tế. Nhìn cách khác thì
khối công nghiệp hóa Âu-Mỹ-Nhật sẽ là lực đẩy khả quan hơn cho các nước.
- Chuyện thứ hai là vụ khủng hoảng Ukraine có vẻ lắng dịu với cuộc
bầu cử Tổng thống đã hoàn tất, cho xứ này một hệ thống lãnh đạo mới. Nhờ
đó mâu thuẫn giữa Liên bang Nga và các nước Tây phương sẽ không gây
thêm chấn động kinh tế trên cả đại lục Âu-Á. Khi đó ta mới trở về mối
rủi ro của nền kinh tế đứng hạng nhì thế giới là Trung Quốc, trọng tâm
của đề tài kỳ này.
Vũ Hoàng: Thưa ông, Ngân hàng Thế giới đánh giá tình hình Trung Quốc ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ là như mọi khi, định chế này vẫn
có vẻ lạc quan về kinh tế của Trung Quốc. Cùng với phúc trình cập nhật
về kinh tế toàn cầu mà mình vừa nhắc tới, Ngân hàng Thế giới cũng có một
báo cáo riêng về Trung Quốc với lượng định là lãnh đạo Bắc Kinh nỗ lực
tái quân bình cơ cấu để chuyển dần từ sách lược đầu tư sang sách lược
lấy tiêu thụ nội địa làm lực đẩy và hy vọng đạt mức tăng trưởng năm nay
là 7,6%, tức là vẫn còn cao hơn chỉ tiêu 7,5%.
- Trong khi đó, và ta bước ra khỏi phúc trình của Ngân hàng Thế giới,
nhiều trung tâm nghiên cứu kinh tế của các tập đoàn đầu tư và ngân hàng
quốc tế lại có những dự báo bi quan hơn. Tuần trước, chúng ta đã đề cập
tới chuyện này khi nói về điểm lật Minsky của kinh tế Trung Quốc. Kỳ
này, ta sẽ tìm hiểu thêm là nếu Trung Quốc không cải cách được như đã dự
tính và trôi vào một vụ khủng hoảng tài chính thì kinh tế thế giới sẽ
gặp những rủi ro nào?
Vũ Hoàng: Xuyên qua những gì ông vừa trình bày thì
dường như kinh tế Trung Quốc vẫn ở trong tình trạng "tranh tối tranh
sáng" mà ở bên ngoài mỗi nơi lại đánh giá một khác? Ông giải thích thêm
về điều ấy được không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin tóm lược như thế này để mình cùng hiểu ra sự tình.
- Kinh tế Trung Quốc lấy lực đẩy từ đầu tư hơn là tiêu thụ mà còn kềm
hãm mức tiêu thụ nội địa và trong năm năm qua cứ tiếp tục bơm tín dụng
để kích thích kinh tế, với tổng số nợ của khu vực công quyền lẫn tư nhân
đã tăng 100% kể từ năm 2008 đến nay. Sau Đại hội 18 vào cuối năm kia và
Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương của kỳ ba vào cuối năm ngoái
thì lãnh đạo xứ này quyết định là phải chuyển hướng để tái quân bình cơ
cấu, và mặc nhiên chấp nhận đà tăng trưởng thấp hơn để chuyển hướng an
toàn.
Bắc Kinh tiếp tục kích thích kinh tế và trì hoãn việc chuyển hướng. Như vậy, càng tăng trưởng cao thì càng lao vào khủng hoảng vì nợ xấu.
Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Thực tế lại chẳng như vậy, cuối tháng trước thì họ áp dụng kỹ thuật
gia tăng mức lưu hoạt bằng cách mua trái phiếu và đầu tuần này thì bơm
thêm một lượng tiền bằng 16 tỷ đô la vào kinh tế. Khi thấy kinh tế xứ
này tiếp tục tăng trưởng đến hơn 7,5% thì ta phải kết luận là họ chưa
thể hãm đà để sửa sai. Có thể là vì lực cản chính trị lẫn kinh doanh bên
trong, Bắc Kinh tiếp tục kích thích kinh tế và trì hoãn việc chuyển
hướng. Như vậy, càng tăng trưởng cao thì càng lao vào khủng hoảng vì nợ
xấu.
- Các tập đoàn đầu tư tài chính của quốc tế đều theo dõi chuyện này
và lặng lẽ cảnh báo thân chủ về rủi ro xuất phát từ Trung Quốc. Khác với
các định chế quốc tế, giới đầu tư mà tính nhầm hay dự báo sai thì bị lỗ
và mất khách cho nên ta cần chú ý tới những lượng định của họ. Sau cả
chục năm ngợi ca phép lạ kinh tế Trung Quốc, nếu các tập đoàn đầu tư tài
chính mà cảnh báo về rủi ro từ Trung Quốc thì ta phải quan tâm.
Vũ Hoàng: Thưa ông, vì vậy mà tuần qua chương trình
chuyên đề của chúng ta mới nói đến điểm lật Minsky của Trung Quốc, là
khái niệm đang được giới đầu tư nhắc đến. Bây giờ ta sẽ tìm hiểu xem rủi
ro đó là những gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Kinh tế Trung Quốc đứng hạng nhì thế
giới, sau Mỹ và trước Nhật. Nền kinh tế này mua bán rất nhiều với các
nước khác trên thế giới, cho nên nếu họ giảm đà tăng trưởng và mua ít
hơn thì các nước bán hàng cho xứ này đều bị thiệt hại. Thí dụ như trong
năm 2011, Trung Quốc mua tới 28% tổng số xuất khẩu của Úc, 24% của Nam
Hàn, 19% của Nhật, 14% của Malaysia. Nếu kinh tế xứ này hãm đà tăng
trưởng thì các nước bán hàng nói trên đều bị thiệt hại và nguyên nhiên
vật liệu sẽ giảm giá. Ngược lại, nếu kinh tế Trung Quốc vẫn cố duy trì
đà tăng trưởng thì lại dễ lao vào khủng hoảng vì nợ nần. Khi ấy thì các
nước trên thế giới đều bị chấn động nặng.
Vũ Hoàng: Như ông vừa trình bày thì cả hai kịch bản,
là Trung Quốc có cải cách kinh tế hay không, đều tác động đến xứ khác.
Tại sao lại có trường hợp kỳ lạ này?
Theo kịch bản bi quan hơn, là nếu kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng khoảng 7% một năm thì trong trung hạn, từ hai tới năm năm, khủng hoảng tài chánh sẽ bùng nổ. Chúng ta nhớ lại cơn chấn động năm 2008... Một vụ khủng hoảng như vậy tại Trung Quốc sẽ có hậu quả dữ dội hơn vì TQ bị thất quân bình còn nặng hơnNguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ rằng sau nhiều thập niên lạc quan về nền kinh tế đông dân nhất địa cầu với đà tăng trưởng là 9% một năm, thế giới nên tự chuẩn bị cho những thay đổi vài chục năm mới có một lần.
Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Trong kịch bản lý tưởng là Trung Quốc chủ động giảm đà tăng trưởng
để cải tổ cơ chế thì tốc độ tăng trưởng sẽ chỉ còn là 5% hoặc thấp hơn
nữa trong thập niên tới. Khi đó, các nước xuất khẩu vào Trung Quốc phải
tính lại hậu quả ngay từ năm tới. Thứ hai, theo kịch bản bi quan hơn, là
nếu kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng khoảng 7% một năm thì trong
trung hạn, từ hai tới năm năm, khủng hoảng tài chánh sẽ bùng nổ. Chúng
ta nhớ lại cơn chấn động năm 2008 từ vụ khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ
đã gây ra nạn Tổng suy trầm. Một vụ khủng hoảng như vậy tại Trung Quốc
sẽ có hậu quả dữ dội hơn vì Trung Quốc bị thất quân bình còn nặng hơn.
- Tôi xin tóm lược như thế này cho dễ nhớ. Từ năm 2008 đến 2013, khi
thế giới còn lao đao vì khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ rồi Âu Châu,
thì Trung Quốc đã ào ạt bơm tín dụng kích thích kinh tế. Trong năm năm
đó, tổng số nợ của khu vực nhà nước và tư nhân tại Trung Quốc đã tăng
100% và nay lên tới 420% của Tổng sản lượng GDP, là con số rất cao vì
lên tới 47 ngàn 800 tỷ đô la. Nếu trong khối nợ khổng lồ này, chủ yếu là
của hệ thống ngân hàng, có 25% là nợ xấu, khó đòi và sẽ mất thì họ cũng
mất hơn chín ngàn tỷ đô la, là bằng tổng sản lượng cả năm. Số dự trữ
ngoại tệ gần bốn ngàn tỷ đô la của Trung Quốc vẫn không thấm gì so với
sự mất mát ấy.
Vũ Hoàng: Chúng ta trở lại chuyện Việt Nam. Trong
hoàn cảnh có hai mặt đều bất trắc như vậy thì Việt Nam nên làm gì để
tránh được những tai họa từ Trung Quốc?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ta nên nhìn lại toàn cảnh để thấy ra những rủi ro xuất phát từ nước láng giềng này của Việt Nam.
- Thứ nhất, Việt Nam đang bị Trung Quốc uy hiếp ở ngoài khơi, với mặt
nổi là giàn khoan và tầu bè có võ trang của Trung Quốc. Thứ hai, kinh
tế Việt Nam lại quá lệ thuộc vào Trung Quốc vì chính sách sai lầm của
mình và vì Trung Quốc không chỉ đầu tư vào nhà máy mà đầu tư vào những
người lãnh đạo trong đảng. Thứ ba, khi thế giới thất vọng về kinh tế
Trung Quốc và tìm thị trường khác thì Việt Nam có cơ hội thu hút đầu tư
của các nước. Khốn nỗi, và đây là chuyện thứ tư, trong thời gian qua,
giới ngân hàng quốc tế đã lỡ đầu tư vào hệ thống ngân hàng của Việt Nam
đều thất vọng và đang lặng lẽ triệt thoái. Y như Trung Quốc, Việt Nam
cũng có loại "ngân hàng công cụ" hay "captive banks", là công cụ cho các
đại gia có quan hệ với lãnh đạo ở trên, mỗi phe nhóm lại có một hệ
thống riêng và ỷ vào thế lực đó để kiếm lời bỏ túi mà gác bỏ mọi khuyến
cáo hay đề nghị cải cách của quốc tế.
- Từ những biến động đang xảy ra ngoài Đông hải tới những chấn động
sẽ xảy ra trên thị trường, Việt Nam nên nhìn lại tình hình mà dứt khoát
cải cách về kinh tế và chính trị vì đây là thời cơ khả dĩ thoát ra khỏi
vòng cương tỏa của Trung Quốc mà tìm ra một định mệnh khác cho mình.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.Việt Nam có thể làm gì với Trung Quốc?
Nghe bài này
Khi Bắc Kinh đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì người Việt có thể làm những gì? Câu hỏi này đang khiến nhiều người ở trong và ngoài nước cùng thắc mắc. Tiết mục Diễn đàn Kinh tế nêu vấn đề với chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa qua phần trao đổi do Vũ Hoàng thực hiện.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Là tư vấn kinh tế cho đài Á Châu Tự Do, lại theo dõi tình hình Trung Quốc từ nhiều năm qua, ông đã nhiều lần phân tích động thái của Bắc Kinh trong lĩnh vực an ninh và kinh tế. Điển hình là hai bài liền trong Tháng Bảy năm 2012 khi tập đoàn Dầu khí Hải dương CNOOC của họ tiến sâu vào thềm lục địa và phạm vi 200 hải lý của vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam để mở ra chín lô cho quốc tế thăm dò. Vì vậy, có lẽ ông chẳng ngạc nhiên khi tập đoàn này đưa giàn khoan tối tân nhất của họ vào một khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam và gây căng thẳng trong vùng biển Đông Nam Á từ đầu tháng Năm. Thính giả gần xa của chúng ta nêu câu hỏi là trong hoàn cảnh đó, Việt Nam có thể làm những gì khi kinh tế lại có nhiều quan hệ gắn bó với Trung Quốc? Ông nghĩ sao về thắc mắc này?
Khi Bắc Kinh đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì người Việt có thể làm những gì? Câu hỏi này đang khiến nhiều người ở trong và ngoài nước cùng thắc mắc. Tiết mục Diễn đàn Kinh tế nêu vấn đề với chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa qua phần trao đổi do Vũ Hoàng thực hiện.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Là tư vấn kinh tế cho đài Á Châu Tự Do, lại theo dõi tình hình Trung Quốc từ nhiều năm qua, ông đã nhiều lần phân tích động thái của Bắc Kinh trong lĩnh vực an ninh và kinh tế. Điển hình là hai bài liền trong Tháng Bảy năm 2012 khi tập đoàn Dầu khí Hải dương CNOOC của họ tiến sâu vào thềm lục địa và phạm vi 200 hải lý của vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam để mở ra chín lô cho quốc tế thăm dò. Vì vậy, có lẽ ông chẳng ngạc nhiên khi tập đoàn này đưa giàn khoan tối tân nhất của họ vào một khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam và gây căng thẳng trong vùng biển Đông Nam Á từ đầu tháng Năm. Thính giả gần xa của chúng ta nêu câu hỏi là trong hoàn cảnh đó, Việt Nam có thể làm những gì khi kinh tế lại có nhiều quan hệ gắn bó với Trung Quốc? Ông nghĩ sao về thắc mắc này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ đây là vấn nạn nan giải vì
ta cần hỏi ngược là Việt Nam nào ở đâu? Nhưng xin hãy nói về bối cảnh,
về những gì có thể là mục tiêu của Trung Quốc. Nếu biết họ muốn gì, vì
sao, may ra mình sẽ thấy được những khả năng ứng xử. Còn lại, làm được
không thì tùy theo vị trí và tầm nhìn xa gần.
Vũ Hoàng: Chúng ta sẽ khởi đi từ câu hỏi đó. Theo nhận xét của ông thì Trung Quốc muốn gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Từ nhiều năm nay, diễn đàn này nhận định
rằng Trung Quốc là xứ đói ăn, khát dầu và cần trao đổi với thế giới bên
ngoài, nhưng vì đa nghi và sợ sệt nên đòi kiểm soát sự trao đổi ấy.
Nhiều nước Đông Á cũng cần trao đổi buôn bán như vậy mà giải quyết theo
cách hoà bình và sòng phẳng. Trung Quốc giải quyết theo lối khác, có thể
qua ba bước tuần tự.
Thứ nhất, do yêu cầu kiểm soát vùng biển cận duyên như vùng trái độn
quân sự, năm năm về trước, họ mập mờ đưa ra lưỡi bò chính khúc, rồi gọi
là khu vực "quyền lợi cốt lõi" để biện minh cho việc can thiệp. Đó là ăn
cướp bằng pháp lý ngoa ngụy nếu các nước không phản ứng đồng loạt. Kế
tiếp là bước khai thác lợi thế chiến thuật tại nơi họ đã chiếm của xứ
khác, như quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và mời quốc tế vào khai thác
để vì lòng tham mà các nước mặc nhiên hợp thức hóa sự cưỡng đoạt. Việc
mở rộng khu vực kiểm soát phòng không năm ngoái cũng nằm trong hướng đó.
Bước thứ ba là sẽ còn lặng lẽ nâng cao khả năng quân sự để mở tầm kiểm
soát ra khỏi vùng biển cận duyên mà không gây ra phản ứng đồng loạt của
các lân bang.
Việc họ đưa giàn khoan tối tân vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam không là bất ngờ vì nằm trong bước thứ hai, là khai thác lợi thế
chiến thuật đã có sau khi chiếm Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974, rồi
một phần Trường Sa năm 1988 và chiếm Bãi cạn Scarborough của Phi Luật
Tân vào năm 2012 mà không gặp sự chống đối chung.
Đó là ăn cướp bằng pháp lý ngoa ngụy nếu các nước không phản ứng đồng loạt. Kế tiếp là bước khai thác lợi thế chiến thuật tại nơi họ đã chiếm của xứ khác, như quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và mời quốc tế vào khai thác để vì lòng tham mà các nước mặc nhiên hợp thức hóa sự cưỡng đoạtNguyễn-Xuân Nghĩa
Suy như vậy, mục tiêu của giàn khoan 981 không hẳn là để tìm dầu
trong một hạn kỳ có ba tháng. Họ thử xem phản ứng của nước thế nào thì
tiến tới bước thứ ba là mở rộng tầm kiểm soát quân sự ra khỏi vùng biển
cận duyên mà khỏi đụng với Hoa Kỳ. Qua từng bước, Bắc Kinh khai thác
lòng tham và nỗi sợ của các nước để đạt mục tiêu là kiểm soát và nếu
được thì thôn tính.
Vũ Hoàng: Phải chăng cũng do lòng tham hay nỗi sợ mà
Hiệp hội 10 Quốc gia Đông Nam Á là ASEAN đã không có một lập trường
thống nhất về quy tắc hành xử với Bắc Kinh sau hội nghị cấp cao vừa qua
tại Miến Điện hoặc như trong thượng đỉnh năm kia tại Cam Bốt?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ta bắt đầu bước vào phần tìm hiểu về cách ứng xử của Việt Nam và các nước trong khu vực.
Trước hết, cả vùng Đông Á này đáng khinh và không là gương mẫu vì
chọn con đường lý tài hơn lý tưởng và biến người dân thành sinh vật kinh
tế. Nếu còn vài ngoại lệ thì đấy là Nhật Bản và Đại Hàn mà thôi, khi
lãnh đạo hai xứ này còn nhắc nhở đến những giá trị tinh thần trong các
quyết định.
Ngẫm lại thì với tất cả tội ác thời thực dân và những hạn chế ngày
nay trong hành động, các nước Âu Châu và cả Hoa Kỳ đều đề cao một số
nguyên tắc có giá trị toàn cầu, là tự do kinh tế, xã hội cởi mở và dân
chủ chính trị với nhân quyền được tôn trọng. Không chỉ đề cao, họ cố
thực hiện điều đó cho xứ khác và kịch liệt đả kích khi có vi phạm trong
các xã hội Âu-Mỹ của họ.
Đông Á thì không. Dù có nhiều nền văn hoá cổ xưa với giá trị tinh
thần đáng kính, các nước Đông Á ngày nay, nhất là tại Đông Nam Á, đều
theo chủ nghĩa thực dụng, coi quyền lợi kinh tế còn quan trọng hơn nhân
quyền, hay chủ nghĩa dân tộc và độc lập quốc gia. Vì vậy, các nước mặc
nhiên rơi vào cái bẫy "trọng thương" và lý tài của Trung Quốc. Ở xa tầm
đạn thì tham, ở gần thì sợ nên tự khuất phục. Người ta quên một khái
niệm đã từng làm nên lịch sử là "chính nghĩa", là cái lẽ phải khiến con
người có thể hy sinh tài sản lẫn mạng sống.
Việt Nam là nơi mắc bệnh lý tài Đông Á nặng nhất, từ trên đầu xuống,
nên khó kêu gọi xứ khác cùng sát cánh trước bạo lực bành trướng. Trong
môi trường văn hóa ấy, chủ nghĩa bá quyền và chính sách thực dân mới của
Trung Quốc có sự thuận lợi hiển nhiên và Bắc Kinh dễ phân hóa lập
trường của tập thể ASEAN.
Vũ Hoàng: Từ một chuyên gia kinh tế, nhận xét về văn hoá này của ông quả là đáng chú ý!
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng từ nếp văn hóa lý tài đó mới có
chính sách kinh tế tai hại đấy. Ai cũng biết hệ thống kinh tế nhà nước
có vấn đề mà sửa không được thì theo để kiếm chút cháo, mặc cho tư doanh
cò con bị chết lâm sàng. Rồi còn viện dẫn thành quả ảo của Trung Quốc
làm lẽ biện minh cho hệ thống kinh tế bất công và bất lực đó. Thực tế
lại còn thê thảm hơn vậy nữa.
Vũ Hoàng: Ông nói thê thảm hơn là thế nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ta hãy nhìn vào thực tế Việt Nam mà có lẽ người Mỹ cũng biết.
Từ năm năm nay, hải quân của Việt Nam mới gia tăng ngân sách từ hơn
trăm triệu lên khoảng 400 triệu đô la vào năm tới. So với bao nhiêu tỷ
bạc đã bị thất thoát thì đấy là điều mỉa mai. Thành phần lãnh đạo xứ này
sẵn có bãi đáp ở nước ngoài, không Mỹ thì Canada hay Úc. Họ có chân
chạy nên tài sản và con cháu đều có chân đứng ở ngoại quốc. Ở dưới, phần
tử ưu tú của xứ sở vì tương đối khá giả hơn quần chúng thì cũng mong
con cái được học bên Mỹ để có tương lai khá hơn quá khứ 40 năm vừa qua
của họ. Như vậy trước mối nguy Trung Quốc thì còn lại những ai? Là người
chỉ sợ mất tiền trên thị trường cổ phiếu, những người vừa được phép
biểu tình hay những người còn trong tù vì đã biểu tình chống Trung Quốc
hay đòi dân chủ?
Một ví dụ là nếu có xung đột và cần võ khí tự vệ, dù mới chỉ là một bích chương cổ động chứ chưa nói tới súng đạn, thì lãnh đạo lại sợ võ khí này sẽ nhắm vào họ! Những người lãnh đạo sợ mất đảng hơn là mất nước nên cột tay đa số ở dưới
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Ngày nay, không thiếu người ở trong nước coi chuyện giàn khoan CNOOC
là vở kịch được Bắc Kinh và Hà Nội dàn dựng để trục lợi với Mỹ. Vì lòng
dân hoang mang bất định tới mức đó, hồi nãy tôi mới hỏi là Việt Nam nào,
ở đâu? Một ví dụ là nếu có xung đột và cần võ khí tự vệ, dù mới chỉ là
một bích chương cổ động chứ chưa nói tới súng đạn, thì lãnh đạo lại sợ
võ khí này sẽ nhắm vào họ! Những người lãnh đạo sợ mất đảng hơn là mất
nước nên cột tay đa số ở dưới.
Vũ Hoàng: Nếu những người có tâm huyết và thiết tha
đến tương lai Việt Nam mà muốn làm gì đó, dù chỉ là kêu gọi tẩy chay
hàng hóa Trung Quốc, thì điều ấy có nên chăng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi ngờ rằng ta sẽ rơi vào cái chủ nghĩa lý
tài tai hại, với lý luận bùi tai là nên dàn xếp qua thương thảo, chứ
đừng cản trở việc giao lưu buôn bán vì đã làm ăn với nhau thì khó nã
súng vào nhau. Lý luận đó chỉ là biện minh cho lẽ cầu an! Cho nên người
ta vẫn có thể mở chiến dịch tẩy chay hàng hóa Trung Quốc để huy động
lòng dân và để thử lòng người, chứ không nên chờ đợi là gây thiệt hại
cho Trung Quốc. Thuần về kinh tế, có lẽ ta nên nhìn khác.
Vũ Hoàng: Thưa ông nhìn khác là như thế nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào kinh tế Trung
Quốc vì lãnh đạo có phân công lao động với Bắc Kinh như các nước chư
hầu Đông Âu với Liên Xô thời xưa. Hà Nội chả mắc bẫy giao thương với Bắc
Kinh mà đã đẩy cả nước vào cái bẫy đó. Tôi xin giải thích.
Việt Nam bán hàng nhiều nhất là cho các thị trường Âu Châu, Hoa Kỳ,
ASEAN, Nhật Bản rồi mới đến thị trường Trung Quốc. Bán hàng gì? Đa số là
hàng chế biến với nguyên vật liệu nhập từ bên ngoài, chủ yếu là từ
Trung Quốc. Tức là Việt Nam chỉ là trạm trung chuyển các bán chế phẩm
của Trung Quốc bán vào các thị trường Âu-Mỹ với phần gia công hay trị
giá gia tăng là của công nhân Việt Nam. Hậu quả là Việt Nam nhận đầu tư
trực tiếp từ Trung Quốc, chỉ kém đầu tư của Nam Hàn và Nhật Bản, mà đạt
xuất siêu với các thị trường Âu-Mỹ chừng nào thì nhập siêu với Trung
Quốc chừng đó. Nôm na thì Việt Nam nhận làm công ty vệ tinh cho đại tổ
hợp Trung Quốc và được thế giới nâng đỡ chừng nào thì dâng lại lợi thế
đó cho Trung Quốc.
Vũ Hoàng: Tháng Tám năm ngoái, nói về sự thoái trào
của Trung Quốc vì đà tăng trưởng chậm mà lương bổng đắt hơn, ông có gợi ý
về một cơ hội mới cho Việt Nam để thu hút đầu tư của thiên hạ và góp
phần thay thế vai trò "công xưởng toàn cầu" của Trung Quốc. Thưa ông,
liệu rằng vụ tranh chấp hiện nay với Trung Quốc có giúp kinh tế Việt Nam
thoát khỏi cảnh ngộ vệ tinh kinh tế của Trung Quốc hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi mong như vậy. Thật ra, hòn đá thử vàng
để trắc nghiệm thực tâm của lãnh đạo Việt Nam trước sức ép của Trung
Quốc phải khởi đi từ việc tôn trọng và tin tưởng người dân chứ đừng là
công cụ của Trung Quốc để đàn áp người dân của mình. Sau đó, nếu lãnh
đạo nói đến chuyển hướng kinh tế để ra khỏi quỹ đạo Bắc Kinh, từ các dự
án bô xít Tây Nguyên đến chuyện buôn lậu ở biên giới thì người dân mới
tin. Nếu được giải phóng như vậy, người dân sẽ ngăn được nạn đảng viên
cán bộ tiếp tay Trung Quốc gieo họa cho kinh tế Việt Nam.
Nếu nhà cầm quyền Việt Nam không làm nổi việc đó thì họ bị đào thải
vì người dân sẽ nổi dậy sau khi Việt Nam bị mất chủ quyền vào tay Trung
Quốc. Chẳng ai muốn một cơn chấn động như vậy nhưng điều ấy vẫn có thể
xảy ra, như đã từng xảy ra nhiều lần trong lịch sử của xứ này.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.Hỏa mù đổi mới chính trị ở Việt Nam
Nghe bài này
Điều gọi là “đã nhìn thấy trước mắt”
Một số vấn đề chính trị cấm kỵ đụng tới lý thuyết của Đảng đang được
quan chức, chuyên gia mang ra bàn và trở thành những câu chuyện bình
thường. Phải chăng ở Việt Nam đang có một khuynh hướng mong muốn thay
đổi tích cực.
Không phải ngẫu nhiên báo chí nhà nước đưa những tin thuộc lãnh vực
chính trị nhạy cảm nằm trong vùng cấm. Thí dụ nguyên Bộ trưởng Thương
mại Trương Đình Tuyển kêu gọi thừa nhận xã hội dân sự tại Diễn đàn Kinh
tế Mùa Xuân 2014. Dù sao thì ông Tuyển cũng đã về hưu và chỉ còn một
chân trong guồng máy với chức vụ cố vấn đàm phán cao cấp về hội nhập
quốc tế.
Những dấu hiệu đặc biệt
Sau câu chuyện của ông Tuyển, ngày 3/5/2014 Thời báo Kinh tế Saigon
bản điện tử trích lời Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh
nói rằng: “Việt Nam miệt mài nghiên cứu mô hình kinh tế thị trường xã
hội chủ nghĩa, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm.”
Ông Bộ trưởng đã nói như thế vào cuối năm 2013 trong dịp là diễn giả tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh với một thành phần thính giả
đặc biệt là lãnh đạo các tỉnh thành toàn quốc.
Trả lời Nam Nguyên, LS Trần Quốc Thuận nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội từ Hà Nội nhận định:
“ Ông Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư cũng là một ông nói thật nói
thẳng. Tôi nghĩ rằng trước đây đã có những ông từng nói như thế, bởi vì
kinh tế thị trường và xã hội chủ nghĩa nó là như nước với lửa, làm sao
mà sống chung được. Cho nên, phải chăng trước đây người ta phải gắn chữ
đó để làm yên lòng một số nhà bảo thủ thôi, còn bây giờ đến lúc phải nói
thật, có nghĩa là nên cắt cái đuôi đó đi.”
Khi các các chính khách bắt đầu thẳng thắn nói sự thật và khi báo chí
lề phải được đưa ra các thông tin trước đây thuộc vùng cấm, thì hẳn
phải là một dấu hiệu đặc biệt. Luật sư Trần Quốc Thuận nhận định:
Tôi cho rằng khi ông Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư nói ra thì chắc có ông nào có tầm lớn hơn, có một xu thế lớn hơn ủng hộ thì ông ấy mới mạnh dạn nói ra được. Cũng như ông Trương Đình Tuyển cũng nói trong Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân ở Quảng Ninh là Việt Nam cần phải thừa nhận xã hội dân sự, thì cũng là một câu chuyện trước đây là cấm kỵLS Trần Quốc Thuận
“Tôi cho rằng khi ông Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư nói ra thì chắc có
ông nào có tầm lớn hơn, có một xu thế lớn hơn ủng hộ thì ông ấy mới
mạnh dạn nói ra được. Cũng như ông Trương Đình Tuyển cũng nói trong Diễn
đàn Kinh tế Mùa xuân ở Quảng Ninh là Việt Nam cần phải thừa nhận xã hội
dân sự, thì cũng là một câu chuyện trước đây là cấm kỵ. Nhiều thứ cấm
kỵ lần lần bây giờ trở thành bình thường, thành quen. Tôi cho đó là dấu
hiệu tích cực và không phải vấn đề bất ngờ. Có dấu hiệu đang mở ra và
tạo cho những khuynh hướng tích cực có đất nẩy mầm nó sinh sôi nẩy nở và
lớn lên.”
Trao đổi với chúng tôi, LS Trần Quốc Thuận nhận định là, ngay cả các
cấp lãnh đạo cao nhất của đất nước cũng thừa biết rằng, không có mô hình
nào trên cuộc sống thật này được gọi là kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Vị cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho là Hiến pháp sửa đổi 2013
rồi sẽ phải sửa đổi nữa vì tự thân chứa đựng những điều mâu thuẫn với
nhau. Thí dụ như kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hay mọi
thành phần kinh tế bình đẳng với nhau trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai
trò chủ đạo. Đã định hướng và chủ đạo thì không thể gọi là bình đẳng
được, LS Trần Quốc Thuận nói là lấy làm tiếc vì ban soạn thảo Hiến pháp
bỏ qua góp ý của nhân sĩ trí thức, cụ thể là Kiến nghị 72.
LS Trần Quốc Thuận nhận định:
“Mọi người đều thấy vấn đề đấy kể cả lãnh đạo cũng thấy. Người ta
bảo nếu mà không thoát ra thì không sống được, nhưng mà thoát ra mà
không giữ một cái gì lại gọi là trấn an thì nó lại không ổn, họ cho rằng
bất ổn. Cho nên có thể nói những ý kiến bảo thủ trong Đảng cũng còn
đáng kể, chưa kể những người đã nghỉ hưu như chúng tôi, nhiều người cũng
sợ mất cái chủ nghĩa xã hội lắm. Nhưng chủ nghĩa xã hội làm gì có mà
mất, đâu có mà mất…mất cái không có thì là điều buồn cười.
Bây giờ người ta đang cố gắng lèo lái để thoát ra tôi rằng điều đó
cũng là một sự tỉnh táo. Nếu ông Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư mạnh dạn thế
thì chúng tôi rất hoan nghinh.”
Điều gọi là “đã nhìn thấy trước mắt”
Theo SaigonTimes Online, Ông Trương Đình Tuyển có mặt trong phiên đàm
phán song phương Việt Nam-Hoa Kỳ ngày 27/4/2014 ở Thủ đô Washington.
Trở về Hà Nội, ông Tuyển bày tỏ lo ngại “thể chế chính trị của Việt Nam
hiện nay không tương thích với TPP”. Ông Tuyển đưa ra ví dụ, trong TPP
đề cao vai trò của xã hội dân sự, đề cao sự tự do thành lập các hiệp
hội. Theo lời ông đây là vấn đề rất nhạy cảm về chính trị với nhà nước
Việt Nam.
Đối với khả năng Việt Nam chấp nhận cải tổ chính trị kinh tế, vượt
qua các điều kiện để tham gia TPP. Học giả Đinh Kim Phúc từ Saigon nhận
định:
Khi Việt Nam vào TPP rồi đối tác tự do thương mại với Châu Âu, khi mà những cái đó hình thành thì nó sẽ tự điều chỉnh và nó chi phối lại chính sách trong nước....Cho nên nhiều thứ nó sẽ đập trở lại, cho nên chính những thực tế đó nó sẽ làm thay đổi bản chất câu chuyện. Tôi cho rằng thời gian đó sẽ không dài, có lẽ đã nhìn thấy trước mắt
LS Trần Quốc Thuận
“Nếu nói bất chấp tất cả để bảo vệ hệ thống chính trị hiện nay thì
tôi không nghĩ nhà nước Việt Nam bất chấp tất cả. Rồi nhượng bộ để làm
sao thỏa mãn các đối tác nước ngoài thì tôi nghĩ cũng không là nhượng
bộ. Trong đàm phán quốc tế rõ ràng từ khi Việt Nam gia nhập WTO rồi một
số tổ chức khu vực, trước sau gì nhà nước cũng có cách để thỏa hiệp đàm
phán với quốc tế để Việt Nam gia nhập như các đối tác khác. Bài học này
nhà nước Việt Nam có quá nhiều kinh nghiệm để vượt qua để mà hai bên
cùng có lợi. Không hẳn Việt nam cần nước ngoài, nước ngoài cũng cần Việt
Nam để mà đẩy mạnh tiến trình toàn cầu hóa, vấn đề hội nhập thế giới,
đẩy nhanh quá trình dân chủ ở Việt Nam. Tôi nghĩ rằng hai bên sẽ tìm
được tiếng nói chung.”
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, LS Trần Quốc Thuận bày tỏ hy vọng
Việt Nam sớm đạt thỏa thuật với TPP cũng như FTA với EU. Ông cho rằng
hội nhập sẽ tạo nhiều áp lực cải cách. Ông nói:
“Người ta đang chờ đợi khi Việt Nam vào TPP rồi đối tác tự do
thương mại với Châu Âu, khi mà những cái đó hình thành thì nó sẽ tự điều
chỉnh và nó chi phối lại chính sách trong nước. Việt Nam đã có cái cam
kết và trong luật cũng qui định, nếu luật Việt Nam có khác biệt thì tuân
theo điều ước quốc tế. Nhưng mà vào TPP dĩ nhiên họ đâu có chấp nhận
định hướng (XHCN) đó được. Cho nên nhiều thứ nó sẽ đập trở lại, cho nên
chính những thực tế đó nó sẽ làm thay đổi bản chất câu chuyện. Tôi cho
rằng thời gian đó sẽ không dài, có lẽ đã nhìn thấy trước mắt.”
Nhiều người hy vọng cải cách thể chế chính trị ở Việt Nam sẽ có đột
phá, điều gọi là “đã nhìn thấy trước mắt” như LS Trần Quốc Thuận nhận
định, thì ít ra cũng phải tới Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm
2016. Điều mà các chuyên gia chính trị dự báo, Đảng Cộng sản Việt Nam
đứng trước nguy cơ tan rã phải chấp nhận cải cách để tồn tại.
Trung Quốc thoái trào, cơ hội cho Việt Nam?
Nghe bài này
Đến bây giờ thì hầu hết các trung tâm kinh doanh và nghiên cứu của thế giới đã đồng ý về một thay đổi lớn trong luồng giao dịch toàn cầu, là khi kinh tế Trung Quốc đi vào một giai đoạn thoái trào kéo dài. Trong giai đoạn ấy, nhiều quốc gia có thể tìm ra cơ hội trám vào khoảng trống do Trung Quốc để lại sau nhiều thập niên tăng trưởng và thu hút đầu tư quốc tế. Việt Nam có cơ hội đó hay không? Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về chuyện này qua phần trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Dấu hiệu khủng hoảng của TQ
Đến bây giờ thì hầu hết các trung tâm kinh doanh và nghiên cứu của thế giới đã đồng ý về một thay đổi lớn trong luồng giao dịch toàn cầu, là khi kinh tế Trung Quốc đi vào một giai đoạn thoái trào kéo dài. Trong giai đoạn ấy, nhiều quốc gia có thể tìm ra cơ hội trám vào khoảng trống do Trung Quốc để lại sau nhiều thập niên tăng trưởng và thu hút đầu tư quốc tế. Việt Nam có cơ hội đó hay không? Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về chuyện này qua phần trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Dấu hiệu khủng hoảng của TQ
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, sau 30
năm đạt mức tăng trưởng vượt bậc so với 30 năm khủng hoảng liên tục thời
Mao Trạch Đông, Trung Quốc đã có dấu hiệu trì trệ và phải cải sửa chiến
lược phát triển nên sẽ có đà tăng trưởng thấp hơn, với nhiều rủi ro bất
ổn ở bên trong. Chiều hướng ấy đã bắt đầu sau năm năm bơm tiền kích
thích kinh tế mà chỉ kích thích sự lãng phí và để lại một núi nợ khổng
lồ. Bên cạnh Trung Quốc, khối công nghiệp hoá Âu-Mỹ-Nhật cũng cố gắng
cải sửa từ năm năm nay và bây giờ đã có nền móng tương đối quân bình hơn
và bắt đầu hồi phục để đóng góp đến 60% vào mức gia tăng sản xuất của
toàn cầu. Ngược lại, nhóm kinh tế đang phát triển lại có triệu chứng mệt
mỏi và suy trầm, chứ không thể là đầu máy tăng trưởng cho kinh tế thế
giới như người ta đã trông đợi trước đây....
Khi nhìn lại thì sự thay đổi sau năm năm sóng gió vừa qua, và nhất
là sự sa sút của Trung Quốc sau mấy chục năm bung lên rất mạnh, đang
đưa kinh tế toàn cầu vào một hoàn cảnh mới. Thưa ông, trong hoàn cảnh
đó, Việt Nam có thể làm gì để khai thác cơ hội và giảm thiểu rủi ro?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ông vừa nêu lên một số điểm chính trong
bối cảnh. Đó là thứ nhất, nạn suy trầm của khối kinh tế đã phát triển
khiến các nước công nghiệp hóa trải qua giai đoạn cải tổ lớn và nay đã
tạm có nền móng quân bình hơn để đạt mức tăng trưởng cao hơn, dù chưa
mạnh thì vẫn có ảnh hưởng nhất vì đóng góp đến 60% vào đà gia tăng sản
xuất của toàn cầu. Phần còn lại, là 40%, thuộc các nước đang phát triển,
ngày nay cũng lại có triệu chứng hụt hơi chứ không sáng láng như họ đã
mơ ước. Trong khung cảnh ấy ta mới nhìn vào Trung Quốc....
Đã vậy, vì quá lệ thuộc vào đầu tư và xuất khẩu, khi thấy kinh tế toàn cầu bị Tổng suy trầm năm năm về trước, Trung Quốc bơm tiền kích thích kinh tế mà bơm không đúng chỗ và chỉ thổi lên bong bóng đầu cơ trong nạn sản xuất thừa nên sẽ bị khủng hoảng như các nước Đông Á đã từng bị
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Xứ này có dân số rất đông, áp dụng chiến lược phát triển của Nhật Bản
và Đông Á nói chung, là khai thác lợi thế nhân công rẻ để làm gia công
cho thế giới nhờ xuất khẩu hàng chế biến với giá cực thấp. Vì khởi đi từ
một mức gần với số không, Trung Quốc có đà gia tăng ngoạn mục mà thật
ra vẫn thiếu phẩm chất trong tăng trưởng. Khi lợi thế lương rẻ đã hết
công hiệu, họ không bước lên trình độ sản xuất cao hơn, có giá trị gia
tăng lớn hơn, như các nước tân hưng Đông Á là Nhật Bản, rồi Đài Loan và
Nam Hàn. Đã vậy, vì quá lệ thuộc vào đầu tư và xuất khẩu, khi thấy kinh
tế toàn cầu bị Tổng suy trầm năm năm về trước, Trung Quốc bơm tiền kích
thích kinh tế mà bơm không đúng chỗ và chỉ thổi lên bong bóng đầu cơ
trong nạn sản xuất thừa nên sẽ bị khủng hoảng như các nước Đông Á đã
từng bị.
Chúng ta cần nhắc lại chuyện đó để thấy là sau khi bị khủng hoảng năm
1991, Nhật Bản không dám cải sửa nên trải qua 20 năm lụn bại đến nay
mới có vẻ hồi phục. Ngược lại, Nam Hàn bị khủng hoảng năm 1997 mà lập
tức cải cách nên có cơ sở vững mạnh hơn và cạnh tranh thắng lợi với
chính Nhật Bản là một khuôn mẫu đi trước. Những bài học đó có thể là
kinh nghiệm cho Việt Nam khi môi trường chung quanh đang có thay đổi,
vừa mở ra cơ hội mới mà cũng đặt ra nhiều thách thức, chưa nói gì đến
vấn đề an ninh vì vị trí riêng của xứ này bên cạnh Trung Quốc.
Thuận lợi và không thuận lợi của VN
Vũ Hoàng: Từ cái nhìn toàn cảnh về cả thời gian lẫn
không gian để nói tới nhiều đổi thay đang xảy ra và có thể kéo dài khá
lâu trong tương lai, thưa ông, đâu là những định đề chủ yếu mà Việt Nam
cần quan tâm?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ là như mọi nước nghèo vừa bước
vào giai đoạn khởi phát hay "cất cánh", Việt Nam cần vốn nên phải huy
động đầu tư từ bên ngoài. Các quốc gia kia, kể cả Trung Quốc, đều trải
qua giai đoạn ấy. Khi đó, vấn đề chủ yếu là ta có gì hấp dẫn hơn xứ khác
để thu hút đầu tư?
Thế rồi, sau mấy năm hồ hởi khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
WTO với lượng đầu tư quốc tế tăng vọt vào năm 2007, tình hình lại sa
sút, từ đỉnh cao là hơn 70 tỷ đô la vào năm 2008 lại sụt tới 23 tỷ năm
2009 và năm qua chỉ còn 13 tỷ so với kỳ vọng 17 tỷ. Mình cần nhìn lại
chuyện này vì đấy là lúc mà khối công nghiệp hoá đang bị co cụm và họ
dồn đầu tư vào các nước đang phát triển để tìm cơ hội kiếm lời cao hơn.
Nghĩa là vì những sai lầm và thậm chí lạm dụng trong quản lý vĩ mô, khi
thiên hạ tìm nơi đầu tư thì họ lại tránh Việt Nam.
Sau hai năm sóng gió và nhiều biện pháp cải sửa giữa những tai tiếng
về các đại gia làm ăn phi pháp và về một núi nợ xấu chưa biết thanh toán
thế nào, Việt Nam lại chớm có hy vọng thu hút đầu tư kể từ đầu năm nay,
với ngạch số gần 12 tỷ trong bảy tháng đầu năm. Nhưng ta không quên là
nhóm công nghiệp hoá lại thất vọng với các thị trường đang lên và rút
vốn đầu tư về để khai thác tiềm năng phục hồi của khối Âu-Mỹ-Nhật ở nhà.
Vì vậy, bên cạnh hy vọng vừa chớm nở và cơ hội sẽ thuận lợi hơn khi tư
bản triệt thoái khỏi thị trường Trung Quốc để tìm nơi đầu tư có lợi hơn,
Việt Nam nên thấy rằng mình không tất nhiên là nơi hấp dẫn nhất.
Mình cần nhìn lại chuyện này vì đấy là lúc mà khối công nghiệp hoá đang bị co cụm và họ dồn đầu tư vào các nước đang phát triển để tìm cơ hội kiếm lời cao hơn. Nghĩa là vì những sai lầm và thậm chí lạm dụng trong quản lý vĩ mô, khi thiên hạ tìm nơi đầu tư thì họ lại tránh VN
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Vũ Hoàng: Ông hàm ý Việt Nam cần xây dựng một môi
trường thuận lợi cho đầu tư quốc tế khi các doanh nghiệp có thể rút khỏi
thị trường Trung Quốc để tìm vào nơi có lợi hơn?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta cần nhìn ra quy luật phũ phàng
của kinh tế hay kinh doanh là "vui lòng khách đến, buồn lòng khách đi".
Trong chuyện này, khách là các doanh nghiệp có vốn đầu tư.
Thứ nhất, họ ào ạt trút tiền vào rồi thất vọng bảo nhau triệt thoái
thì đều có thể gây chấn động cho nền kinh tế, đấy là chuyện mà các nước
tân hưng Đông Á đã thấy từ vụ khủng hoảng 1997-98. Thứ hai, các doanh
nghiệp có thể quyết định đem tiền đầu tư vào rất nhanh thường là loại
nhỏ và vừa, với những yêu cầu khác biệt với các tập đoàn lớn. Đầu tư vào
một quán bán thịt bầm ngoài phố có khác với đầu tư của Intel hay
Samsung ở vùng ngoại thành. Thứ ba và quan trọng nhất, Việt Nam nên nhớ
rằng lợi thế nhân công rẻ không là yếu tố bất biến và vĩnh cửu vì chúng
ta bán sự nghèo khổ cho khách đầu tư bằng lương bổng thấp để mong rằng
nguồn vốn đó sẽ làm cho dân mình giàu hơn, tức là phải có lương cao hơn
sau này nên ưu thế về lương sẽ phải hết.
Do đó, ngay từ khi thu hút đầu tư để dân mình làm gia công cho thiên
hạ thì đã phải nghĩ đến việc tiến lên bậc thang cao hơn của chu trình
sản xuất, để chế tạo mặt hàng có giá trị hơn, đòi hỏi tay nghề và kỹ
thuật khác. Khi đó ta mới hy vọng giữ khách đầu tư ở lại để tìm doanh
lợi cao hơn. Muốn vậy, nhân công của ta phải có năng suất cao và phải
được giáo dục đào tạo theo hướng khác hơn là chỉ giữ khách bằng lương
rẻ, vì ngoài Việt Nam còn có Miên Lào, Miến, Ấn, hay Bangladesh cũng sẽ
khai thác lợi thể lương thấp. Đó là chuyện về dài mà phải sớm thấy ra.
Vũ Hoàng: Thưa ông, ngay trong hiện tại thì Việt Nam
có những lợi thế nào khả dĩ huy động được nguồn lực đầu tư của các nước
khi họ rút khỏi thị trường Trung Quốc?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thú thật là không mấy lạc quan với
chuyện hứng tiền chảy từ Trung Quốc vào Việt Nam. Trước hết, các tổ hợp
quốc tế Âu-Mỹ-Nhật đã đầu tư vào Trung Quốc từ lâu và xây dựng được một
chu trình cung cấp hội nhập, nôm na là làm cơ phận này để ráp chế với cơ
phận khác cũng sản xuất tại Trung Quốc trước khi xuất khẩu ra ngoài.
Với tình trạng thoái trào hiện nay, lãnh đạo Bắc Kinh đang cố gắng kích
thích tiêu thụ thay vì kích thích đầu tư sản xuất để xuất cảng, vì vậy,
thị trường nội địa của Trung Quốc vẫn còn sự hấp dẫn của nó nên chưa
chắc là các tập đoàn đầu tư, kể cả Nhật Bản, đã rút hết và nhìn vào Việt
Nam với thiện cảm.
Khi Intel hay Samsung đang nói đến chuyện bạc tỷ trút vào Việt Nam và đào tạo một thế hệ mới có khả năng rất cao về công nghệ tin học thì Hà Nội lại đòi bịt mắt giới trẻ bằng mạng lưới kiểm soát thông tin và gây phản ứng từ các tập đoàn Google hay Microsoft thì đấy là một cách quảng cáo xuất sắc về sự lạc hậu của lãnh đạo
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Thứ hai, khi quyết định đem tiền đầu tư vào Việt Nam chẳng hạn, thiên
hạ chú ý đến những gì? Họ chú ý đến hạ tầng cơ sở. Hạ tầng này gồm có
vật chất là hệ thống xây dựng và giao thông vận tải lẫn hủy thải phế
vật. Hạ tầng này cũng có loại vô hình là nền tảng luật lệ thông thoáng
minh bạch và bộ máy hành chính liêm khiết, hữu hiệu. Thứ ba, hạ tầng này
còn có loại tinh thần là trình độ kiến năng, là kiến thức và khả năng
của nhân công vì các tổ hợp quốc tế suy nghĩ cho 5-10 năm tới chứ không
chơi trò mỳ ăn liền. Trong năm mười năm đó, họ sẽ đào tạo ra lớp nhân
viên có tay nghề và có khả năng tiến lên bậc thang cao hơn của chu trình
sản xuất. Do đó, họ quan tâm đến hệ thống giáo dục và đào tạo, nhất là
trong các ngành kỹ thuật và quản trị.
Khi kiểm lại dù sơ sài như vậy, ta cũng thấy ra nhiều nhược điểm của
môi trường Việt Nam là chưa có trục lộ giao thông hay mạng lưới yểm trợ
hạ tầng tỏa rộng mà chỉ tập trung vào Sàigon, vùng đồng bằng Cửu Long và
chung quanh Hà Nội, Đà Nẵng. Việt Nam cần khai thác tiềm lực của nhiều
địa phương khác thì mới có được sự phát triển cân đối và công bằng, là
điều Trung Quốc muốn làm từ lâu mà thất bại nên mới rơi vào thoái trào.
Vũ Hoàng: Nói về hạ tầng cơ sở của kiến năng như ông
trình bày, thì kỳ trước, chúng ta cũng vừa nhắc đến Nghị định 72 về
việc kiếm soát mạng lưới điện toán, ông nghĩ sao về chuyện này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ rằng đấy là tai họa vô lường và là một vụ tự sát chính trị.
Khi Intel hay Samsung đang nói đến chuyện bạc tỷ trút vào Việt Nam và
đào tạo một thế hệ mới có khả năng rất cao về công nghệ tin học thì Hà
Nội lại đòi bịt mắt giới trẻ bằng mạng lưới kiểm soát thông tin và gây
phản ứng từ các tập đoàn Google hay Microsoft thì đấy là một cách quảng
cáo xuất sắc về sự lạc hậu của lãnh đạo. Hoá ra Hà Nội cũng chẳng khác
gì Bắc Kinh!
Từ đó, thiên hạ còn suy ra một chuyện khác. Cái gọi là ưu thế ổn định
chính trị của Việt Nam cũng chỉ là chuyện ảo. Giới đầu tư quốc tế sẽ
sớm hiểu ra nỗi lo sợ của chế độ và còn thấy rõ hơn khi lãnh đạo của
Việt Nam vẫn duy trì vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước để bảo
vệ quyền lợi của tay chân và thân tộc. Nói cách khác, nếu Việt Nam chỉ
là một sao bản con con của Trung Quốc thì chưa thể là một giải pháp thay
thế khi người ta đã thất vọng với Trung Quốc.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.
No comments:
Post a Comment