Nỗi sợ hãi của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Trong bối cảnh Trung Quốc xâm lấn chủ quyền Việt Nam hạ đặt giàn
khoan HD 981 đã hơn một tháng, ngày 4/6/2014 hàng loạt thông tin và hình
ảnh kinh hoàng đánh dấu 25 năm sự kiện Thiên An Môn trên các báo mạng
đã đồng loạt bị gỡ xuống.
Nhận định về sự kiện này, TS Nguyễn Quang A thuộc nhóm chủ trương Diễn đàn Xã hội dân sự phát biểu:
“Rất ngạc nhiên trong việc báo chí đưa tin về một sự thực đã xảy
ra đúng một phần tư thế kỷ và người ta không bịa đặt bất kể cái gì, mà
cảnh sát tư tưởng ở Việt Nam, tức bên tuyên giáo của đảng cộng sản lệnh
cho các báo đã đăng phải rút bài đó xuống. Điều đó chứng tỏ rằng những
thế lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam còn gắn rất chặt với Trung Quốc.
Tôi tin chắc chắn là họ nghe theo lệnh của Bắc Kinh để họ làm như vậy.”
Thái độ của nhà cầm quyền VN
Tin ghi nhận các báo điện tử như VnExpress, Thanh Niên, Người Lao
Động, Tiền Phong, Giáo Dục và nhiều trang mạng khác đã phải gỡ bỏ những
bài về vụ thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989. Bức ảnh 200.000 người biểu
tình đòi dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn đầy ấn tượng, hoặc hình ảnh
hàng trăm xe tăng mở trận càn giải tán người biểu tình, hình ảnh xác
người chết chồng chất trên xe tải, xe kéo, trên đường phố dường như đã
chỉ xuất hiện được trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó người đọc
không còn truy cập được nữa.
Nhận định về sự kiện báo chí Việt Nam bị gỡ bài và hình ảnh vụ thảm
sát Thiên An Môn, nhà báo Nguyễn Quốc Thái nguyên Tổng Thư Ký báo Doanh
Nghiệp từ Saigon phát biểu:
Sự kiện Thiên An Môn sau 25 năm được nhớ lại, nhắc lại và đưa trên báo chí và bị gỡ xuống là một điều cần phải suy nghĩ về sự chọn lựa và thái độ của nhà cầm quyền VN trong quan hệ với TQ.
-Nguyễn Quốc Thái
“Vụ Thiên An Môn là một vết nhơ trong lịch sử của Trung Quốc.
Những người Trung Quốc tử tế và có lương tâm khi nhớ lại sự kiện này họ
đều xấu hổ. Xấu hổ vì văn minh của loài người bị chà đạp, tự do của con
người đã bị phỉ nhổ một cách tàn tệ. Việc báo chí Việt Nam mà không đưa
được lâu dài thời lượng về vụ Thiên An Môn, tôi nghĩ rằng có thể vì nhà
cầm quyền Việt Nam vẫn nói đó là tình hữu nghị giữa hai nước. Nhưng Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói là không thể có sự hữu nghị viển vông. Sự
kiện Thiên An Môn sau 25 năm được nhớ lại, nhắc lại và đưa trên báo chí
và bị gỡ xuống là một điều cần phải suy nghĩ về sự chọn lựa và thái độ
của nhà cầm quyền Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc.”
Bên cạnh việc sợ mất lòng Trung Quốc, có những ý kiến cho rằng Đảng
Cộng sản và Nhà nước Việt Nam lo ngại hình ảnh hàng trăm ngàn người biểu
tình đòi dân chủ ở Thiên An Môn và bị đập tan bằng vũ lực, còn có thể
tác động lên phong trào biểu tình vừa phản kháng Trung Quốc vừa đòi dân
quyền ở Việt Nam. Nhà báo Nguyễn Quốc Thái nhận định:
“Ông nghĩ là những hình ảnh đó che dấu được nhân dân Việt Nam sao?
Không một tờ báo, không một mạng truyền thông nào đưa hình ảnh đó lên
thì từ 25 năm qua những hình ảnh đó vẫn không rời khỏi tâm trí người
Việt Nam yêu tự do và dân chủ. Tôi không nghĩ đưa hình ảnh đó lên hay
không đưa hình ảnh đó lên là một sự lựa chọn khôn khéo của nhà cầm
quyền. Bởi vì nhà cầm quyền biết rằng không thể nào che dấu được hình
ảnh bi tráng đó ở quảng trường Thiên An Môn cách đây 25 năm, nghĩ rằng
những hình ảnh đó được chuyển tải lại trong lúc này thì không thích hợp
với tình hình ở Việt Nam. Tôi nghĩ suy nghĩ đó là một suy nghĩ non nớt.”
Không tuân thủ hiến pháp?
Một ngày sau thời điểm 25 năm sự kiện Thiên An Môn mà báo chí bị gỡ
bài, chiều 5/6/2014 Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức họp báo quốc tế ở Hà
Nội để cập nhật tình hình Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế
thềm lục địa Việt Nam kéo dài đã hơn 1 tháng. Người phát ngôn Lê hải
Bình cho biết phía Trung Quốc vẫn tiếp tục và có hành vi hung hăng hơn
và cũng đưa ra những luận điệu sai trái về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa
của Việt Nam.
Tại cuộc họp báo, các giới chức Việt Nam đã trả lời vòng vo câu hỏi
của các nhà báo nước ngoài, về việc chính quyền ngăn cản người dân biểu
tình phản kháng Trung Quốc. Ông Lê Hải Bình phủ nhận việc này và nói
rằng người dân Việt Nam hoàn toàn có quyền biểu thị lòng yêu nước của
mình theo đúng qui định pháp luật. Khi được hỏi thế nào là biểu tình
đúng pháp luật ông Lê Hải Bình nói rằng Việt Nam có những qui định pháp
luật về biểu tình.
Nhận định về vấn đề vừa nêu TS Nguyễn Quang A từ Hà Nội phát biểu:
“Sở dĩ mà họ phải nói lắt léo như vậy là vì họ không dám thừa nhận
rằng họ không muốn có bất kể một cuộc biểu tình nào. Trong khi quyền
biểu tình được hiến định rành rành từ các Hiến pháp trước chứ không phải
chỉ từ Hiến pháp bây giờ. Thay vì họ phải ra Luật để tạo điều kiện cho
người dân được biểu tình một cách văn minh thì họ không làm như vậy. Họ
ra một Nghị định mà Nghị định ấy thực sự là cấm biểu tình, họ gọi là tụ
tập đông người. Như vậy lỗi hoàn toàn thuộc về nhà cầm quyền họ đã coi
thường người dân, coi thường quyền của người dân. Họ đã không làm được
chức năng chính của họ là tuân thủ Hiến pháp tuy rằng còn chưa ra gì do
chính họ thông qua.”
Đáp câu hỏi của chúng tôi, nghĩ gì về những lời tuyên bố của người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình xác định là nhà nước không cấm dân
chúng biểu tình, khi mà cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc dự kiến vào
ngày 18/5/2014 đã bị dẹp từ trong trứng nước. Nhà báo Nguyễn Quốc Thái
thuộc nhóm nhân sĩ trí thức TP.HCM, người từng tham gia nhiều cuộc biểu
tình phản kháng Trung Quốc và bị trấn áp phát biểu:
“Tôi không nhắc đến ngày 18/5/2014 hôm đó không có một cuộc biểu
tình nào xảy ra ở Việt Nam, bởi vì trước đó nhà nước đã dùng tất cả các
phương tiện truyền thông sẵn có trong tay và cơ quan an ninh khuyến cáo
nhân dân không xuống đường vào ngày đó. Nhưng những cuộc xuống đường
trước ngày 18/5/2014 và trong ba năm trở lại đây không có một cuộc biểu
tình chống Trung Quốc nào được lực lượng an ninh của Việt Nam yểm trợ
cả. Chắc ông có thể nhìn thấy cảnh những người biểu tình bị đàn áp đánh
đập, thậm chí chưa đi biểu tình cũng bị đàn áp đánh đập như cá nhân tôi
chẳng hạn. Như vậy nói không có đàn áp người biểu tình là nói dối nhân
dân. Bởi nhân dân họ chứng kiến những người xuống đường bị đàn áp, bị
đánh đậy bị bắt giữ, hà cớ gì phải chối những điều mình đã dám làm,
thiếu một sự dũng cảm đó là điều đáng khinh.”
Họ đã coi thường người dân, coi thường quyền của người dân. Họ đã không làm được chức năng chính của họ là tuân thủ Hiến pháp tuy rằng còn chưa ra gì do chính họ thông qua.
-TS Nguyễn Quang A
Tại cuộc họp báo ngày 5/6 tại Hà Nội, trả lời câu hỏi của hãng thông
tấn nước ngoài là phía Việt Nam có kỳ vọng vào Mỹ sẽ đóng vai trò hỗ trợ
Việt Nam bảo vệ chủ quyền của mình. Người phát ngôn Lê Hải Bình đáp lời
rằng: “Việc duy trì ổn định, an ninh và an toàn hàng hải của khu vực
là lợi ích, là nghĩa vụ của tất cả quốc gia liên quan trong và ngoài
khu vực.
Mỹ là cường quốc của thế giới, cùng với cộng đồng quốc tế, Mỹ cũng
có tiếng nói nhằm ổn định an ninh khu vực. Chúng tôi mong muốn Mỹ có
hành động mạnh mẽ hơn, đóng góp vào an ninh, an toàn hàng hải khu vực,
giải quyết tranh chấp của khu vực thông qua luật pháp quốc tế.”
Có mặt trong cuộc họp báo ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên
giới Quốc gia khi trả lời bao chí đã hàm ý cho thấy ít có khả năng Việt
Nam khởi động biện pháp lý đối với Trung Quốc. Ông Hải nói các vụ kiện
quốc tế đều rất phức tạp, nếu chủ tàu Đà Nẵng kiện Trung Quốc là vụ án
dân sự. Nhưng vụ giàn khoan liên quan đến chủ quyền, cần chọn phương án
nào tối ưu nhất bảo vệ quyền lợi đất nước.
Nhận định về vấn đề vừa nêu, TS Nguyễn Quang A từ Hà Nội phát biểu:
“Cũng tương tự như chuyện về Thiên An Môn, tôi nghĩ rằng chắc chắn
phải có ý kiến của Bắc Kinh thì người ta mới run sợ và người ta bảo báo
chí phải rút xuống. Có lẽ cũng tương tự như thế Bắc Kinh như ông tướng
Vịnh đã nói, Bắc Kinh nhiều lần yêu cầu Việt Nam là không được đưa ra
kiện. Tôi không hiểu giữa Bắc Kinh và Hà Nội có những điều gì ngầm với
nhau hay không và có thể có cái gì đó mà họ dọa là họ sẽ đưa ra, thì có
thể rất là mất mặt…Và chần chừ ngày nào về việc khởi kiện Trung Quốc thì
Việt nam thực sự đầu hàng từ ngày đó.”
Công luận Việt Nam đang đặt câu hỏi với đảng Cộng sản và nhà nước về
các biện pháp tiếp theo mà cho đến nay chưa hé lộ. Vì đã hơn 5 tuần lễ,
Trung Quốc vẫn duy trì giàn khoan trong vùng biển chủ quyền Việt Nam, đã
khoan thăm dò và dịch chuyển đến vị trí khác vẫn nằm trong vùng đặc
quyền kinh tế Việt Nam. Người dân lo ngại nhịn nhục mãi, coi chừng chẳng
còn tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển nào lành lặn mà chấp pháp trên
biển.
Giới học giả và trí thức nói rằng, những biện pháp tiếp theo có gì bí
mật đâu mà không thể công bố, hay nó cũng bí mật như thỏa thuận Thành
Đô 1990 giữa hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bí
mật gì ghê gớm đến vậy, khiến Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch lúc
đó từng phải thốt lên: “Một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã khởi
sự.”
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReviewOnlineDomesticPress/fear-of-vn-communist-party-nn-06062014103326.html
"Bùng nổ như tạc đạn" là nhận xét về Diễn đàn Thượng
đỉnh An ninh châu Á, danh xưng vắn tắt là Đối thoại Shangri-La, nhóm họp
thường niên tại Singapore năm nay.
Nhân vật đem trưng bày ngòi nổ trước diễn đàn là Thủ
tướng Nhật Shinzo Abe, và người châm ngòi là Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ
Chuck Hagel.
Thủ tướng Nhật cam kết sẽ yểm trợ tối đa cho các nước
ASEAN để bảo đảm an ninh trên biển và trên không cho Đông Nam Á, bằng sự
trợ giúp phát triển, xây dựng khả năng, hợp tác cung cấp kỹ thuật và
khí cụ quốc phòng.
Ông kêu gọi tinh thần thượng tôn luật pháp của tất cả
các chính phủ liên quan, nói rằng Nhật sẽ giữ vai trò lớn lao và năng
động hơn hết từ trước tới nay, trong việc gìn giữ cho nền hoà bình châu Á
và thế giới thêm vững chắc.
Ông cho biết Nhật Bản và Hoa Kỳ sẵn sàng củng cố hợp tác an ninh quốc phòng với Australia và khối ASEAN.
Đây có vẻ như một chính sách đã được Nhật bàn thảo trước
cùng với Hoa Kỳ để tung ra trong cuộc đối thoại quốc phòng Shangri-La
năm nay. Lập trường này rõ ràng đã phát khởi vì hành động xâm lấn của
Trung Quốc trên lãnh hải Việt Nam. Và Thủ tướng Nhật cho thấy Nhật, Mỹ
và Úc đã đồng thuận về kế hoạch liên quốc gia để đối phó với chiến lược
bành trướng của Trung Quốc ở Đông Nam Á và toàn cầu. Duy chỉ có khối
ASEAN là còn ngồi yên nghe ngóng ý định của các cường quốc, chưa bao giờ
quyết định được điều gì có ý nghĩa.
Sau Thủ tướng Shinzo Abe, Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ đã
châm ngòi nổ với những lời lẽ cứng rắn khác thường, mạnh mẽ nhất từ
trước tới nay, hướng vào Trung Quốc. Ông trực tiếp lên án hành động đơn
phương của Trung Quốc gây bất ổn cho châu Á khi giành lấn chủ quyền
trên biển Đông, gọi đó là hăm dọa, cưỡng ép, đe dọa dùng võ lực để khẳng
định chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải. Bộ trưởng Chuck Hagel nhắc lại lời
cam kết của Mỹ về kế hoạch tái quân bình lực lượng ở châu Á, nhấn mạnh
rằng Hoa Kỳ sẽ không ngoảnh mặt đi, mà sẽ duy trì luật pháp quốc tế,
cương quyết đối đầu với hành động xâm lược, giúp tăng cường khả năng
quốc phòng của các đồng minh và của chính nước Mỹ. Ông khuyên Trung Quốc
nên đoàn kết với quốc tế cho một nền hoà bình toàn cầu, nếu không thì
sẽ gây hại cho hòa bình và ổn định cho hằng triệu người ở châu Á và hằng
tỉ người trên thế giới.
Diễn tiến Đối thoại Shangri-La cho thấy rõ ràng đây là
bài song ca đã được chuẩn bị, nếu không nói là bài hợp ca giữa Hoa Kỳ
với Nhật và Úc, được gióng lên để cảnh cáo Trung Quốc một cách nghiêm
khắc nhất, không chỉ bằng lời nói mà còn bằng hành động, như Hoa Kỳ đang
thi hành trong kế hoạch điều động lực lượng hải quân hướng về Đông Nam
Á.
Điều đáng chú ý là Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ đã thông
báo Mỹ sẽ tăng ngân sách hoạt động quân sự lên 35% vào năm 2016, và tăng
40% ngân sách huấn luyện, đào tạo về quân sự.
Nước Mỹ có vẻ như vừa thức tỉnh do hành động xâm lược
của Trung Quốc ở biển Đông. Mới hồi tháng 2 năm nay ông Chuck Hagel nói
với giọng ảm đạm rằng Hoa Kỳ sẽ không còn thống trị trên trên không gian
và biển cả vì phải cắt giảm đáng kể ngân sách quốc phòng và hoạt động
quân sự. Nay đột nhiên chính sách đảo ngược hẳn lại, chẳng phải nước Mỹ
giựt mình tỉnh thức vì Trung Quốc bắt đầu gióng hồi trống trận hay sao?
Tiếp sau Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, phó Tổng tham mưu
trưởng quân đội Trung Quốc, tướng Vương Quán Trung, đã phản bác mạnh mẽ
quan điểm của Thủ tướng Nhật và Bộ trưởng quốc phòng Mỹ. Ông nói lời lẽ
của Bộ trưởng Hagel là nguy hiểm ngoài sức tưởng tượng và đầy chủ nghĩa
bá quyền. Nhưng có tin cho hay sau đó khi họp song phương với Mỹ về quốc
phòng, tướng họ Vương đã đề nghị hai nước củng cố hợp tác quốc phòng vì
quyền lợi chung ở châu Á và trên thế giới. Điều này có thể được hiểu là
Bắc Kinh muốn bắt tay quân sự với Mỹ để chia chác quyền lợi trên vùng
biển quanh Trung Hoa và xa hơn nữa. Nhưng Bộ trưởng Hagel vẫn giữ thái
độ nghiêm khắc như trong hội nghị, không đáp ứng đề nghị, và cắt ngắn
cuộc họp chỉ sau có 20 phút thảo luận.
Công luận của người Việt thì chú ý đến lời phát biểu
trước Diễn đàn Đối thoại Shangri-La của Bộ trưởng quốc phòng, đại tướng
Phùng Quang Thanh. Có nhiều ý kiến chỉ trích ông Thanh vì lời phát biểu
này.
Xem xét thực tế một cách khách quan, trước hết, Bộ
trưởng quốc phòng Việt Nam nhận định sự kiện đặt giàn khoan của Trung
Quốc là sự va chạm gây căng thằng trong quan hệ đang phát triển tốt đẹp
giữa Việt Nam với nước bạn Trung Quốc.
Những từ ngữ "va chạm" và "nước bạn" là điều gây nhiều ý
kiến chỉ trích là tại sao tướng Thanh lại gọi Trung Quốc là nước bạn,
và sự kiện giàn khoan chỉ là va chạm gây cẳng thẳng, trong khi Nhật và
Mỹ đã tố cáo đó là hành vi xâm lược đơn phương do chủ nghĩa bành trướng
mà hai cường quốc Thái Bình Dương này tỏ ý sẵn sàng giúp ngăn chặn.
Nêu vấn đề một cách hòa hoãn không phải là điều đáng
phải chỉ trích quá gay gắt. Vì ngay sau đó ông Phùng Quang Thanh nhấn
mạnh rằng bảo vệ chủ quyền là thiêng liêng, nhưng Việt Nam chủ trương
giải quyết hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, cùng với những thỏa
ước của khu vực với Trung Quốc, và các thỏa thuận song phương Việt Nam -
Trung Quốc. Chủ trương của Việt Nam cho đến nay vốn được quảng bá là
giải quyết vấn đề bằng đường lối hoà bình, thì cách trình bày lập trường
với những ngôn ngữ ngoại giao như vậy là phù hợp với chủ trương đó.
Tướng Thanh có nói Việt Nam vẫn rất kiềm chế, không sử
dụng máy bay, tàu tên lửa, tàu pháo... không đâm va, không phun vòi
rồng. Lời lẽ đó nghe ra có ẩn ý tố giác Trung Quốc có hành vi hiếu chiến
hơn khi cho tàu quân sự đến hiện trường, và tấn công bằng vòi rồng, húc
bể tàu kiểm ngư Việt Nam và húc chìm tàu đánh cá của Việt Nam. Sau đó
Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam để cùng Việt Nam đàm
phán.
Điều này cũng nói được lập trường hoà bình và nhũn nhặn
của Việt Nam trước diễn đàn quốc tế. Đóng vai người yếu thế trước công
luận quốc tế cũng là điều hay. Miễn là đằng sau những lời hoà bình đó
đừng quên chuẩn bị đối đầu với chiến tranh!
Hiện tại, Việt Nam chưa thể nào nói đến chiến tranh,
nhưng vẫn phải tìm biện pháp hoà bình để giải quyết. Vấn đề cần quan tâm
là dùng biện pháp pháp lý cách nào, trong khi Việt Nam đã sẵn bị yếu
thế về pháp lý trước Trung Quốc về chủ quyền của đảo Hoàng Sa và cả
Trường Sa, vì công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nhân vật lãnh
đạo hành pháp của Việt Nam.
Đó mới là trở ngại khó vượt qua cho Việt Nam. Còn về
Trung Quốc, diễn đàn này từng cảnh cáo Trung Quốc hãy coi chừng. Lịch sử
thế giới xưa nay cho thấy chiến tranh đã nhiều lần xảy ra khi một quốc
gia phát triển mạnh rồi bành trướng một cách nguy hiểm cho quyền lợi của
các cường quốc khác.
Hoa Kỳ đột nhiên thay đổi hẳn chính sách quốc phòng.
Nhật Bản đột nhiên phóng lên vũ đài quân sự quốc tế với vai trò năng
động và chủ động nhất từ thời thế chiến II đến nay. Australia lên tiếng
ủng hộ Nhật Bản, Ấn Độ từng ngỏ ý ủng hộ Việt Nam trong kế hoạch khai
thác biển Đông, và là quốc gia hải dương hùng hậu có nhiều vấn đề lãnh
thổ với Trung Quốc, đang huấn luyện về tàu ngầm cho hải quân Việt Nam.
Liệu các quốc gia Thái Bình Dương ấy có muốn thực hiện
bức tường chắn nam Trung Hoa bằng quân sự, và chỉ cần một lý cớ chính
đáng từ một nước Đông Nam Á?
Chuyện "Cao Biền dậy non" (*) diễn ra trong thể
kỷ 21 khi Bắc Kinh không tuân lời Đặng Tiểu Bình mà "thao quang dưỡng
hối" cho đủ 30 năm, đã phát lộ dã tâm bành trướng quá sớm nên đương
nhiên phải đụng đầu với các cường quốc Thái Bình Dương, y như lãnh tụ họ
Đặng đã cảnh báo.
__________________
(*) Link để đọc chuyện "Cao Biền dậy non":
http://maxreading.com/sach-hay/su-tich-dat-nuoc-viet/lay-bay-nhu-cao-bien-day-non-12104.html
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/shangri-la-burst-off-with-hagel-statement-06052014130751.html
Bắc Kinh yêu cầu Việt Nam nghiêm trị biểu tình bạo động chống Trung Quốc
Phát
ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói cho tới nay Trung Quốc
vẫn chưa nhận được một khoản bồi thường nào từ phía Việt Nam cho các
thiệt hại trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc
CỠ CHỮ
06.06.2014
Trong cuộc họp báo ngày 6/6, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi, nhấn mạnh Bắc Kinh yêu cầu Hà Nội có những bước nghiêm chỉnh bảo vệ an toàn cho các cơ quan và nhân viên của Trung Quốc ở Việt Nam.
Ông Hồng nói thêm rằng cho tới nay Trung Quốc vẫn chưa nhận được một khoản bồi thường nào từ phía Việt Nam cho các thiệt hại trong các cuộc biểu tình bạo động chống Trung Quốc ở các khu công nghiệp miền Nam và miền Trung Việt Nam.
Có ít nhất 4 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương trong các vụ bạo loạn khiến Trung Quốc rút 4.000 công nhân ra khỏi Việt Nam. Mọi việc xảy ra sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan 981 vào khu vực Việt Nam có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Tại một diễn đàn doanh nghiệp hôm 5/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam cam đoan sẽ không để xảy ra tình trạng tương tự.
Ông Dũng nói 90% các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trong các vụ biểu tình bạo động vừa qua hiện đã trở lại hoạt động bình thường.
Nhà lãnh đạo Việt Nam cũng cho biết thêm rằng nhà chức trách đã có những biện pháp thích đáng trừng phạt những người gây bạo động.
Nguồn: Reuters/IBBTimes
http://www.voatiengviet.com/content/bac-kinh-yeu-cau-viet-nam-nghiem-tri-bieu-tinh-bao-dong-chong-trung-quoc/1931153.html
VN kêu gọi Mỹ hành động hơn nữa giúp giải quyết tranh chấp Biển Đông
CỠ CHỮ
06.06.2014
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Lê Hải Bình trong cuộc họp báo ngày 5/6 nói
Việt Nam hy vọng Hoa Kỳ sẽ có tiếng nói mạnh mẽ hơn cũng như có thêm
hành động thực tế hơn nữa góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh,
an toàn hàng hải và giúp giải quyết các tranh chấp chủ quyền trong vùng
theo đúng luật lệ quốc tế.
Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh giữ gìn hòa bình và ổn định tại khu vực
là lợi ích, nhiệm vụ không chỉ của các bên có liên quan trong tranh
chấp và đồng thời hoan nghênh việc Mỹ và cộng đồng quốc tế thời gian gần
đây đã lên tiếng vì một Biển Đông hòa bình.
Lời kêu gọi của Việt Nam được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Hoa Kỳ một lần
nữa khẳng định sẽ thăng tiến quan hệ với Việt Nam về mọi mặt, kể cả
quân sự, một khi Việt Nam cải thiện nhân quyền.
Bấm vào để nghe bài tường trình
Trong cuộc phỏng vấn mới đây với VOA Việt ngữ, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ
Tom Malinowski nói ‘hiện giờ nhân quyền là một phần hết sức quan trọng
trong mối quan hệ Việt-Mỹ’ vì Hoa Kỳ ‘quan tâm đến tương lai, sự ổn định
của Việt Nam, và sự an lành cho người dân Việt Nam.’
Ông Malinowski nói:
“Vấn đề an ninh ở đây nhắc nhớ rằng Việt Nam là một nước tương đối nhỏ trước một nước láng giềng rất lớn. Việt Nam cần luật quốc tế, cần trở thành thành viên trong cộng đồng mà nền tảng dựa trên sự tôn trọng những luật lệ chung được mọi người hiểu biết và tôn trọng. Và một phần trong sự giao kèo ấy bao gồm những luật lệ bảo vệ con người. Có những luật lệ quốc tế bảo vệ các nước trước sự xâm lược, trước sự xâm phạm chủ quyền biển đảo, và cũng có những luật lệ quốc tế bảo vệ con người. Cho nên, là thành viên của cộng đồng có nghĩa là chấp nhận toàn bộ gói luật lệ chung ấy. Đó là điều Mỹ đã nêu rõ với Việt Nam rằng vì sao từng bước tiến tới việc tuân thủ luật quốc tế về nhân quyền là một lợi ích cho Việt Nam. Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam chắc chắn có thể cải thiện và sẽ cải thiện, sẽ tăng cường sâu hơn nữa khi sự tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam được tăng cường.”
Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ nhấn mạnh:
“Có rất nhiều lý do, đặc biệt là trong năm nay với các cuộc thương thảo về Hiệp định TPP, với chính sách tái cân bằng của Mỹ tại Châu Á, khiến vấn đề nhân quyền của Việt Nam sẽ nằm rất cao trong nghị trình làm việc của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng và kỳ vọng sẽ có tiến bộ từ Việt Nam.”
Mới đây, nhóm 7 nước công nghiệp thế giới bao gồm Mỹ vừa ra thông cáo
chung bày tỏ quan ngại về căng thẳng Biển Đông và kêu gọi các bên tránh
hành động đơn phương đe dọa hay uy hiếp để khẳng định chủ quyền.
Phát ngôn nhân Lê Hải Bình nói Việt Nam hoan nghênh thông cáo này và kỳ vọng các nước cùng các tổ chức quốc tế sẽ tiếp tục lên tiếng thúc đẩy một giải pháp ôn hòa cho vấn đề Biển Đông.
Phát ngôn nhân Lê Hải Bình nói Việt Nam hoan nghênh thông cáo này và kỳ vọng các nước cùng các tổ chức quốc tế sẽ tiếp tục lên tiếng thúc đẩy một giải pháp ôn hòa cho vấn đề Biển Đông.
Trung Quốc phản bác thông cáo của nhóm G7 và quả quyết sẽ đáp trả bất kỳ hành động khiêu khích nào chống lại chủ quyền của Bắc Kinh.
Có những luật lệ quốc tế bảo vệ các
nước trước sự xâm lược, trước sự xâm phạm chủ quyền biển đảo, và cũng
có những luật lệ quốc tế bảo vệ con người. Cho nên, là thành viên của
cộng đồng có nghĩa là chấp nhận toàn bộ gói luật lệ chung ấy.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao, Hồng Lỗi, nói các tranh chấp nên được giải quyết giữa các nước trực tiếp liên quan và sự can thiệp của các lực lượng bên ngoài chỉ làm phức tạp thêm tình hình. Ông Hồng kêu gọi các nước bên ngoài tôn trọng dữ kiện khách quan, tránh gây chia rẽ và khuấy động căng thẳng.
Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc đang leo thang, với các hình ảnh video Hà Nội đưa ra cáo giác Bắc Kinh liên tiếp tấn công tàu Việt ở Hoàng Sa, gần khu vực Bắc Kinh đặt giàn khoan quốc doanh 981.
Việt Nam nói kể từ ngày 3/5 tới nay, Trung Quốc đã đâm hỏng 24 tàu chấp pháp của Việt Nam, gây thương tích cho 12 kiểm ngư viên. Đó là chưa kể số tàu cá Việt bị tàu Trung Quốc tấn công, trong đó có một tàu bị húc chìm hôm 26/5 khi đang đánh bắt trên ngư trường truyền thống của Việt Nam.
Người phát ngôn Lê Hải Bình nói Việt Nam dồn mọi nỗ lực để mở các cuộc đối thoại với Trung Quốc giải quyết căng thẳng, nhưng khi thiện chí chỉ đến từ một phía thì các nỗ lực không đi tới đâu.
Tuy nhiên, Việt Nam cho tới nay vẫn quả quyết kiên trì theo đuổi các biện pháp hòa bình.
Trung Quốc luôn xác quyết đòi hỏi chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông.
Wikipedia
PTI cũng trích dẫn lời một chuyên gia về an ninh khu vực tại
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc nói rằng : « Chúng tôi đã có
khả năng xây đảo nhân tạo từ nhiều năm nay, nhưng chúng đã không làm vì
không muốn gây quá nhiều tranh cãi ».
Cũng theo chuyên gia này, năm nay được xem là « thời điểm bước ngoặt
», với việc Bắc Kinh xác quyết mạnh mẽ hơn những đòi hỏi chủ quyền của
họ trên Biển Đông, thể hiện qua việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến
khu vực mà theo Hà Nội thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt
Nam.
Tuy nhiên, chuyên gia nói trên nhìn nhận rằng việc xây đảo nhân tạo
có thể gây tác động « tiêu cực » trong khu vực, nhất là vào lúc mà Trung
Quốc không công nhận thẩm quyền xét xử của Tòa án Trọng tài La Haye
trên vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
Tòa án này vừa yêu cầu Bắc Kinh trong vòng 6 tháng, tức từ đây đến
ngày 15/12/214, phải cung cấp những bằng chứng cho những đòi hỏi chủ
quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, trong khuôn khổ thủ tục xét đơn
kiện của Philippines. Nhưng Tân Hoa Xã cho rằng, tòa án nói trên, được
thành lập trong khuôn khổ Công ước Quốc tế về Luật Biển ( UNCLOS ),
không có thẩm quyền trên các tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải trong khu
vực.
Hôm thứ 5 05/06 vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf
đã kêu gọi Bắc Kinh chấp nhận thẩm quyền xét xử của Tòa án Trọng tài La
Haye, để có dịp làm rõ cơ sở pháp lý của những đòi hỏi chủ quyền của
Trung Quốc trên Biển Đông. Nhân dịp này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao
Hoa Kỳ kêu gọi các bên tranh chấp nhanh chóng đạt đến một bộ quy tắc ứng
xử trên Biển Đông và nên tự kềm chế, không tiến hành những hoạt động
làm phức tạp thêm tình hình.
Trong cuộc họp báo quốc tế ngày 05/06, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao
Việt Nam Lê Hải Bình đã kêu gọi Hoa Kỳ có những hành động « thiết thực »
hơn trên vấn đề Biển Đông. Ông Bình nói : « Chúng tôi mong muốn Mỹ có
hành động mạnh mẽ hơn, đóng góp vào an ninh, an toàn hàng hải khu vực,
giải quyết tranh chấp của khu vực thông qua luật pháp quốc tế.
Ngay ngày hôm đó, theo Tân Hoa xã, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao
Trung Quốc Hồng Lỗi đã tuyên bố Trung Quốc sẽ tiếp tục « cương
quyết ngăn chặn hành động gây nguy hại tới giàn khoan Trung Quốc
của phía Việt Nam ». Ông Hồng Lỗi khẳng định rằng tính đến thời
điểm này, « tàu Việt Nam đã đâm hơn 1.200 lần vào tàu công vụ
Trung Quốc thi hành nhiệm vụ hộ tống và đảm bảo an ninh tại
hiện trường ».
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tuyên bố như trên mặc dù
đài truyền hình Nhà nước Việt Nam trước đó vừa cho công bố một đoạn
video chiếu cảnh một tàu cá Trung Quốc cố tình đâm chìm một tàu của ngư
dân Việt Nam trên Biển Đông ngày 26/05, một hành động mà Hà Nội xem là «
phi nhân ».
Đài Trung Quốc: “Việt Nam than khóc khắp nơi, cáo buộc đó đây”
Giàn
khoan Hải Dương Thạch Du 981 đặt trái phép tại vùng biển thuộc chủ
quyền Việt Nam, được các tàu tuần duyên Trung Quốc bảo vệ, 14/05/2014.
REUTERS/Nguyen Ha Minh
Nhắc lại luận điệu “quần đảo Tây Sa là lãnh thổ vốn có từ đời Hán” của Trung Quốc và công hàm Phạm Văn Đồng, tác giả Trần Khánh Hồng, Viện nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Hiện đại Trung Quốc cho là “quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền chỉ là một số hòn đảo và bãi cát dọc biển Trung bộ Việt Nam”.
Bài viết khẳng định “Trung Quốc luôn kiềm chế tối đa”. Các tàu Trung Quốc “hàng ngày phải hứng chịu vài chục lần đâm va của các loại tàu kể cả tàu vũ trang của Việt Nam”. Phía Việt Nam còn “thả hàng loạt chướng ngại vật như lưới thép, lưới cá, gỗ, thùng trôi…xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc và đe dọa an ninh hàng hải”. Bên cạnh đó, “chính phủ Việt Nam còn kích động tinh thần dân tộc, khiến biểu tình chuyển sang bạo lực” gây thiệt hại về người và của.
Theo tác giả, “Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành khoảng 30 cuộc trao đổi với Việt Nam. Thế nhưng Việt Nam không những không đình chỉ hành vi quấy nhiễu trên biển, mà còn đổi trắng thay đen, than khóc khắp nơi, cáo buộc đó đây”.
Đài này cho rằng: “Sở dĩ Việt Nam đưa ra những phản ứng kịch liệt như vậy là toan mượn cớ để mở rộng lợi ích trên Nam Hải”, “thừa cơ chuyến thăm Đông Á của ông Obama để làm rùm beng, ASEAN hóa tranh chấp Nam Hải”. Cáo buộc “Việt Nam bất chấp đại cục, gây ra Cơn sóng tháng Năm”, bài viết đòi “Việt Nam phải bồi thường tổn thất và xin lỗi nhân dân Trung Quốc”.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140607-dai-trung-quoc-%E2%80%9Cviet-nam-than-khoc-khap-noi-cao-buoc-do-day%E2%80%9DBài viết khẳng định “Trung Quốc luôn kiềm chế tối đa”. Các tàu Trung Quốc “hàng ngày phải hứng chịu vài chục lần đâm va của các loại tàu kể cả tàu vũ trang của Việt Nam”. Phía Việt Nam còn “thả hàng loạt chướng ngại vật như lưới thép, lưới cá, gỗ, thùng trôi…xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc và đe dọa an ninh hàng hải”. Bên cạnh đó, “chính phủ Việt Nam còn kích động tinh thần dân tộc, khiến biểu tình chuyển sang bạo lực” gây thiệt hại về người và của.
Theo tác giả, “Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành khoảng 30 cuộc trao đổi với Việt Nam. Thế nhưng Việt Nam không những không đình chỉ hành vi quấy nhiễu trên biển, mà còn đổi trắng thay đen, than khóc khắp nơi, cáo buộc đó đây”.
Đài này cho rằng: “Sở dĩ Việt Nam đưa ra những phản ứng kịch liệt như vậy là toan mượn cớ để mở rộng lợi ích trên Nam Hải”, “thừa cơ chuyến thăm Đông Á của ông Obama để làm rùm beng, ASEAN hóa tranh chấp Nam Hải”. Cáo buộc “Việt Nam bất chấp đại cục, gây ra Cơn sóng tháng Năm”, bài viết đòi “Việt Nam phải bồi thường tổn thất và xin lỗi nhân dân Trung Quốc”.
VN muốn TQ 'rút giàn khoan vô điều kiện'
Cập nhật: 13:05 GMT - thứ bảy, 7 tháng 6, 2014
Một Phó Thủ tướng Việt
Nam tuyên bố Trung Quốc phải rút giàn khoan “vô điều kiện”, và nói Việt
Nam “không chấp nhận đánh đổi độc lập, chủ quyền để lấy bất kỳ thứ gì”.
Ông Hoàng Trung Hải phát biểu tại Hải Phòng sáng
7/6 nhân Lễ mít tinh quốc gia hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới và Tuần
lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2014.
Quan hệ Việt – Trung tiếp tục căng
thẳng, với việc Việt Nam nói tàu Trung Quốc đã làm hư hỏng 24 tàu của
Việt Nam từ ngày Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 gần quần đảo
Hoàng Sa.
Tương tư như tuyên bố của một số lãnh đạo Việt
Nam, ông Hoàng Trung Hải nói Trung Quốc đã có “hành động sai trái, ngang
ngược, bất chấp đạo lý và luật pháp quốc tế”.
“Trung Quốc liên tục có những hành động khiêu
khích, gây hấn, tấn công tàu chấp pháp và đâm chìm tàu cá của ngư dân
Việt Nam đang hoạt động trong vùng biển nước ta.”
“Hành động sai trái của Trung Quốc không chỉ bị
Việt Nam mà còn bị nhiều quốc gia, nhiều tổ chức, cá nhân trên thế giới
lên án mạnh mẽ,” ông Hải phát biểu.
Ông Hải nhấn mạnh Việt Nam “kiên trì đấu tranh
thông qua các biện pháp hòa bình” nhưng “hòa bình, hữu nghị phải trên cơ
sở bảo đảm độc lập, chủ quyền”.
“Chúng ta không chấp nhận đánh đổi độc lập, chủ
quyền để lấy bất kỳ thứ gì và không chấp nhận bất kỳ hình thức đe dọa,
áp đặt nào.”
Phó Thủ tướng Việt Nam nói Việt Nam “yêu cầu
Trung Quốc rút ngay giàn khoan vô điều kiện khỏi vùng biển của Việt Nam
và giải quyết các tranh chấp bằng con đường hòa bình, đối thoại trên cơ
sở tuân thủ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế”.
Bài phát biểu của phó thủ tướng Việt Nam dường như nhận được sự tán thưởng của dư luận trong nước.
Nhà văn Nguyễn Quang Lập viết trên Facebook của
ông: “Phát biểu của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khá hay, mềm mỏng
nhưng khảng khái.”
Trước đó, người đứng đầu chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tuyên bố đã 'chuẩn bị' và 'sẵn sàng' có hành động pháp lý kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về vụ Giàn khoan Hải Dương 981.
Dư âm từ diễn văn BT Quốc phòng VN
Cập nhật: 14:24 GMT - thứ bảy, 7 tháng 6, 2014
Cộng đồng người Việt
trong ngoài nước đã có nhận định khác nhau về bài phát biểu của Đại
tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Việt Nam, ở một hội nghị an ninh tại Singapore hôm 31/5.
Bài phát biểu với chủ đề “Quản lý những căng
thẳng chiến lược” được Đại tướng Phùng Quang Thanh đọc tại Hội nghị
Thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La).
BBC phỏng vấn thêm một số chuyên gia
quốc phòng, an ninh nước ngoài bình luận về ý nghĩa của bài phát biểu,
trong bối cảnh quan hệ Việt – Trung đang căng thẳng vì vụ giàn khoan Hải
dương 981.
Carl Thayer, Giáo sư Danh dự, Học viện Quốc phòng Úc, Canberra
Tôi đã tham dự Đối thoại Shangri-La và có mặt khi Đại tướng Phùng Quang Thanh phát biểu.
Bài phát biểu nhắm đến khán giả có mặt và cho
Trung Quốc. Nó muốn xoa dịu và không gây mất lòng. Nếu anh không biết
đang có đối đầu vì giàn khoan Trung Quốc, thì khi nghe diễn văn, có khi
anh nghĩ chỉ có chút căng thẳng xảy ra, không có gì đặc biệt.
Tướng Thanh có thể đã chinh phục được những ai
trong khu vực cổ vũ đối thoại và thương lượng với Trung Quốc trong căng
thẳng ở Biển Đông. Ông mô tả Việt Nam là nạn nhân không khiêu khích. Ông
gọi Trung Quốc là bạn của Việt Nam. Điều này có thể được lòng Bắc Kinh,
nhưng những người Việt trẻ hơn có mặt ở Singapore bị sốc.
"Tướng Thanh đã trả lời một câu hỏi về việc Việt Nam cân nhắc dùng hành động pháp lý. Ông nói đó là giải pháp cuối cùng. Điều này làm đoàn Philippines có mặt thất vọng. "
Carl Thayer
Nhưng Tướng Thanh lẽ ra có thể nhắc rằng hành
động của Trung Quốc gây hại cho nỗ lực xây dựng niềm tin chiến lược mà
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cổ vũ một năm trước. Ông lẽ ra có thể nói về
số lượng, đội hình, chiến thuật mà Trung Quốc đang dùng. Ông lẽ ra có
thể kêu gọi khu vực ủng hộ Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật quốc tế và
giải quyết tranh chấp trong hòa bình.
Tướng Thanh đã trả lời một câu hỏi về việc Việt
Nam cân nhắc dùng hành động pháp lý. Ông nói đó là giải pháp cuối cùng.
Điều này làm đoàn Philippines có mặt thất vọng. Trước bình luận của ông,
họ rất trông chờ Việt Nam sẽ cùng với họ ra tòa án trọng tài.
Dẫu sao Tướng Thanh cũng đã trình bày một cách
ấn tượng và chuyên nghiệp.Ông trả lời trực tiếp các câu hỏi, không lập
lờ và thể hiện sự minh bạch.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã không, hoặc không muốn, nối tiếp lập trường năng nổ hơn mà các lãnh đạo như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh…đã thể hiện.
Ông ấy thể hiện tư thế quá nhún nhường, “chúng tôi đề nghị Trung Quốc…” Cái nhìn của vị bộ trưởng về Trung Quốc, nếu quả thực đây là những gì ông ấy nghĩ, thật ngây thơ và không tưởng.
Tướng Thanh tạo cảm giác là ông không phải đang tranh luận với Trung Quốc, mà lại lùi về sau để thuyết phục họ rằng Việt Nam không có ý xấu với Trung Quốc đâu.
Collin Koh Swee Lean, Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore
Tôi không cho rằng bài phát biểu của Tướng Thanh quá mềm mỏng với Trung Quốc.
Ngược lại, tôi thấy bài nói vừa cương quyết vừa điều độ. Nó nhấn mạnh nhu cầu kiềm chế mà cũng nói rõ là Việt Nam đã chỉ phản ứng trước những hành động của Trung Quốc chứ không để bị hiểu nhầm là khiêu khích.
Ông ấy cũng không cần phải quá cứng rắn, vì Đối
thoại Shangri-La là diễn đàn để các nước đối thoại nhằm tăng cường xây
dựng niềm tin. Nó không nên biến thành nơi các chính phủ công khai nhiếc
móc nhau.
Tôi cảm thấy bài phát biểu là phương thức chừng
mực của Việt Nam. Không quá cứng để có thể gây hại cho Đối thoại
Shangri-La, mà cũng không quá mềm để tránh nói về tranh chấp đang diễn
ra.
"Tôi cảm thấy bài phát biểu là phương thức chừng mực của Việt Nam. Không quá cứng để có thể gây hại cho Đối thoại Shangri-La, mà cũng không quá mềm để tránh nói về tranh chấp đang diễn ra."
Collin Koh Swee Lean
Lập trường của Việt Nam tại Đối thoại
Shangri-La, như qua diễn văn của Tướng Thanh, nên được xem là sự trưởng
thành hơn trong khả năng đóng vai trò lớn hơn ở khu vực của Việt Nam. Nó
chứng tỏ Việt Nam có quyết tâm chính trị duy trì hòa bình, tuân thủ
luật pháp quốc tế, và kêu gọi, cổ vũ sự kiềm chế trong giải quyết tranh
chấp. Về lâu dài, nó có thể giúp Việt Nam ở tư thế chính nghĩa, chinh
phục cảm tình của các chính phủ trong vùng.
Có thể một số người trong chính phủ Mỹ hay Nhật
muốn có lập trường cứng rắn, mạnh hơn từ Việt Nam. Nhưng nhìn chung, tôi
tin Tokyo và Washington ngầm hiểu rằng chẳng nên ngạc nhiên vì thái độ
của Việt Nam. Thậm chí ở cấp độ chính thức hay bán chính thức, Hà Nội và
hai đại cường có khi đã ngầm hiểu với nhau là Việt Nam sẽ có lập trường
trung hòa vì nguyên do địa chính trị.
Mặc dù bài phát biểu của Tướng Thanh có thể bị
xem là “mềm”, nhưng Việt Nam vẫn được tự do thắt chặt quan hệ với Nhật
và Mỹ. Cả hai nước đều muốn giúp Việt Nam ở lĩnh vực an ninh biển. Không
phải vì bài của Tướng Thanh mà Tokyo và Washington sẽ lại giảm đi hợp
tác với Việt Nam.
Việt Nam không chỉ cần ngoại giao hòa bình để
giải quyết tranh chấp với Trung Quốc mà đồng thời đã nhận thức họ cần
xây dựng khả năng quân sự và chấp pháp trên biển, theo một cách chừng
mực và không khiêu khích, trước sự cứng rắn hơn của Trung Quốc. Còn
Tokyo và Washington, trong chiến lược tăng cường hợp tác với Đông Nam Á,
sẽ tiếp tục giúp đỡ và thắt chặt quan hệ với Việt Nam. Đối thoại
Shangri-La và bài nói của Tướng Thanh sẽ không thay đổi điều đó.
Tướng Phùng Quang Thanh chỉ đạo mang tiền quân đội gửi ngân hàng lấy lãi?
Danlambao
vừa nhận được hai lá đơn tố cáo về 'đường dây tham nhũng cực lớn trong
quân đội' liên quan đến khoản tiền trị giá 345 tỷ đồng Việt Nam (tương
đương 16 triệu USD) được mang gửi ở Ngân hàng Bắc Á.
Nội dung đơn tiết lộ, đây vốn là số tiền ngân sách chi cho quân đội để
mua vũ khí nước ngoài, nhưng đã bị Bộ trưởng Quốc phòng - đại tướng
Phùng Quang Thanh chỉ đạo mang gửi ngân hàng lấy lãi.
Tiền mua vũ khí nước ngoài
Cụ thể, trong thời gian từ năm 2010 đến ngày 14/5/2014, một quan chức
cục Tài chính quân đội (thuộc Bộ Quốc phòng) là đại tá Nguyễn Văn Điện
đã lập nhiều sổ tiết kiệm tại ngân hàng Bắc Á với số tiền lên đến 345 tỷ
đồng. Số tiền gửi với các mức lãi xuất cao nhất lên đến 21%/năm.
Vợ đại tá Điện là bà Chu Thị Thu Yến được nói cũng đang gửi 3 sổ tiết
kiệm với số tiền tổng cộng 18 tỷ đồng tại ngân hàng Bắc Á. Theo bà Yến,
số tiền đại tá Điện gửi ngân hàng là tiền của ông Hoàng Anh Minh, cục
phó Tài chính Quân đội.
Theo nội dung đơn ngày 16/5/2013, đại tá Nguyễn Văn Điện tiết lộ “Đây là
tiền mua vũ khí nước ngoài, chưa đến kỳ hạn thanh toán nên cục Tài
chính Quân đội cho phép mang đi gửi tiết kiệm để lấy lãi”.
Tuy nhiên, những người tố cáo khẳng định đây thực chất là số tiền rút ra
từ kho bạc nhà nước dành cho dự toán ngân sách chi thường xuyên của các
đơn vị quân đội.
Tác giả lá đơn tố cáo tự nhận là 'Tập thể cán bộ, nhân viên Phòng kiểm
soát nội bộ Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á' cho biết, lá đơn ngày
16/5/2013 đã được đi nhưng vụ việc vẫn chưa được xử lý.
Bộ trưởng Quốc phòng đồng ý?
Trong lá đơn tiếp theo vào ngày 20/1/2014, những người tố cáo khẳng định
đây chính là 'đường dây tham nhũng cực lớn từ ngân sách quân đội'.
Người gửi tiền là đại tá Nguyễn Văn Điện tiếp tục tiết lộ rằng, việc
mang tiền quân đội gửi ngân hàng lấy lãi đã 'được sự đồng ý của Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng, Cục trưởng Cục tài chính'.
"Riêng tiền lãi trong 3 năm qua đã trên 100 tỷ đồng và đây mới chỉ là
tiền gửi ở Ngân hàng Bắc Á, nếu kiểm tra ở tất cả các ngân hàng thương
mại thì con số này có lẽ lên đến hàng nghìn tỷ đồng", lá đơn tố cáo cho
biết.
Danlambao không có điều kiện kiểm chứng về mức độ xác thực của các thông
tin. Xin gửi bạn đọc toàn văn lá đơn tố cáo để cùng tham khảo:
Đơn tố cáo ngày 16/5/2013
Đơn tố cáo ngày 20/1/2014
Sài Gòn: Bất ngờ biểu tình trước lãnh sự quán Trung Quốc
CTV Danlambao - Sáng ngày 4/6/2014, đúng vào ngày tưởng niệm 25 năm vụ thảm sát Thiên An Môn, một cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã bất ngờ diễn ra ngay trước cổng chính của tòa Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Sài Gòn (175 Hai Bà Trưng, Quận 3).
Mặc dù diễn ra trên quy mô nhỏ, nhưng sự xuất hiện đột ngột của khoảng
hơn 10 người biểu tình với khí thế mạnh mẽ đã khiến lực lượng công an
sắc phục tại hiện trường tỏ ra hoàn toàn bị động.
Tưởng niệm 25 năm thảm sát Thiên An Môn
Bà Phùng Thị Ly |
Chia sẻ với Danlambao, một trong những người có mặt trước Tòa lãnh sự
quán Trung Quốc hôm 4/6 là bà Phùng Thị Ly cho biết: Cuộc biểu tình diễn
ra vào khoảng 8:30' sáng và nhanh chóng bị lực lượng công an đàn áp sau
30 phút.
Cuộc biểu tình hướng đến 3 mục đích chính là chống Trung Quốc xâm lược
biển đảo Việt Nam, chống đàn áp người dân Việt Nam yêu nước và tưởng
niệm 25 năm biến cố Thiên An Môn.
Theo bà Phùng Thị Ly, sau khi đọc trên facebook và biết thêm về cuộc
thảm sát Thiên An Môn tại Trung Quốc năm 1989, mọi người liền tổ chức
ngay một cuộc biểu tình diễn ra trong ngày 4/6.
“Chị biết ngày hôm nay thế nào nó cũng bắt tụi chị, cho nên chị thêm vào
cái chỗ 'Đàn áp người yêu nước là tiếp tay cho giặc' để tránh trường
hợp nó bắt mình. Nhưng hôm qua cuối cùng nó cũng bắt luôn”, bà Ly cho
biết thêm.
Tổng cộng có 5 người đã bị công an đàn áp, bắt giam gồm có: Bà Trần Ngọc
Anh (Bà Rịa – Vũng Tàu), Nguyễn Thị Bé Hai (Đồng Tháp), Lê Thị Ngọc Đa
(Long An), hai phụ nữ tên Hoàng và Nga cùng đến từ Tiền Giang
Phòng trào Liên đới Dân oan Tranh đấu Việt Nam
Video do bà Phùng Thị Ly chia sẻ trên facebook cho thấy khoảng 10 dân
oan tham gia cuộc biểu tình mang theo nhiều biểu ngữ, với các nội dung
cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt:
“Tưởng nhớ các sinh viên đã ngã xuống tại quảng trường Thiên An Môn”
“Đàn áp người yêu nước là tay sai giặc Tàu”
“Tiananmen Square Anniversary Massacre – 25th”
...
Dưới mỗi biểu ngữ đều ghi dòng chữ viết tắt của Phong trào Liên đới Dân
oan Tranh đấu Việt Nam, một tổ chức tranh đấu do các dân oan miền Nam
thành lập từng tham gia nhiều cuộc biểu tình lớn từ đầu năm 2014 đến
nay.
Bà con dân oan, hầu hết là phụ nữ hô vang các khẩu hiệu: “Đả đảo đảng
cộng sản Trung Quốc, Tàu Cộng ăn cướp”... khiến cuộc biểu tình gây huyên
náo ngay trước khu vực lãnh sự quán Trung Quốc tại Sài Gòn – một nơi
được xem là 'bất khả xâm phạm' với lực lượng an ninh bảo vệ gắt gao.
Đáng chú ý, hình ảnh video cho thấy trong đoàn biểu tình xuất hiện một
tấm biểu ngữ mà mặt sau có in hình lá cờ vàng ba sọc đỏ – một biểu tượng
của miền Nam tự do.
Trong đoàn biểu tình xuất hiện một gương mặt quen thuộc là bà Trần Ngọc
Anh, dân oan Bà Rịa Vũng Tàu. Bà Ngọc Anh mặc dù vẫn rất kiên cường,
nhưng sức khỏe đã suy yếu thấy rõ sau nhiều lần bị công an cộng sản hành
hung, đánh đập dã man.
Sau 30 phút, nhà cầm quyền CS huy động lực lượng công an đông đảo đàn áp
cuộc biểu tình. Bà Trần Ngọc Anh tiếp tục bị hành hung thô bạo trong
tình trạng sức khỏe đang rất yếu.
No comments:
Post a Comment