(Bài học cho đám chủ trương Hòa Hợp Hòa Giải với VC)
Mời đọc,
Thổn thức cho VN : Đoàn Văn
Toại
Đoàn Văn Toại làmột Sinh Viên thân
cộng nổi tiếng, Ông trong Chủ tịch đoàn Hội Liên hiệp Sinh viên Sài Gòn, và đã
tham gia vào các hoạt động đòi hòa bình khác nhau, đã lãnh đạo sinh viên biểu
tình chống chế độ TT Thiệu và sự dính líu của Quân-Đội Mỹ tai VN, sau đây
là một hồi ký ngắn của ông.
Đây là một bài viết tạm gọi là bằng chứng của những người trí thức Sài gòn xưa . Và cũng để đánh lên tiếng trống thức tỉnh cho ai đó có ý nghĩ về đám khốn nạn CSVN , trong sự hòa hợp hoà giải .
Đây là một bài viết tạm gọi là bằng chứng của những người trí thức Sài gòn xưa . Và cũng để đánh lên tiếng trống thức tỉnh cho ai đó có ý nghĩ về đám khốn nạn CSVN , trong sự hòa hợp hoà giải .
*
* *
Khi cộng sản chiếm miền Bắc
Việt Nam năm 1954, hàng triệu người đã lũ lượt di cư vào Nam.
Tôi đã tận tai nghe nhiều câu chuyện về sự đau khổ tột
cùng của họ. Nhưng cũng như nhiều người miền Nam lúc ấy, tôi đã không tin vào
những câu chuyện đó. Cả về sau này, tôi cũng đã không tin về những câu chuyện
được kể trong tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù (The Gulag Archipelago) của văn hào
Solzhenitsyn. Tôi không tin vì cho rằng đó là những luận điệu tuyên truyền chống
Cộng. Nhưng vào năm 1979, tôi đã cho xuất bản cuốn sách Việt Nam Ngục Tù của
chính tôi. Liệu những người đã từng nếm trải những kinh hoàng dưới chế độ cộng
sản có bao giờ thử thuyết phục những người không có cái kinh nghiệm
này?
Kể từ năm 1945, năm tôi ra đời tại huyện Cái
Vồn thuộc tỉnh Vĩnh Long, một tỉnh lỵ cách Sài Gòn 160 km về hướng Nam, cho đến
khi ngày tôi rời Việt Nam vào tháng 5/1978, tôi chưa từng một ngày vui hưởng hoà
bình. Căn nhà gia đình tôi đã bị đốt 3 lần trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Trong suốt cuộc đời niên thiếu, tôi đã phải theo cha mẹ di tản từ làng này sang
làng khác để tránh tên bay đạn lạc. Cũng giống như những người Việt Nam yêu nước
khác, cha mẹ tôi cũng tham gia kháng chiến chống Pháp. Khi tôi lớn lên, tôi lại
tận mắt chứng kiến các nông dân đã bị các quan chức địa phương của chính quyền
Sài Gòn áp bức ra sao, và họ đã phải chịu những cuộc oanh tạc tàn khốc của quân
Pháp như thế nào. Tôi đã học trong lịch sử sự chiến đấu kiên cường của dân tộc
chống lại ách đô hộ ngàn năm của giặc Tàu rồi đến các cuộc kháng chiến gian khổ
chống ách thống trị trăm năm của giặc Tây. Với hành trang đó, tôi và các bạn
đồng lứa đã lớn lên cũng với nỗi căm thù sự can thiệp của ngoại
bang.
Khi các sinh viên Sài Gòn bầu tôi vào chứcPhó
Chủ tịch Hội Liên hiệp Sinh viên Sài Gòn vào năm 1969 và 1970, tôi đã tham gia
vào các hoạt động đòi hoà bình khác nhau, đã lãnh đạo sinh viên biểu tình chống
chế độ Thiệu và sự dính líu của người Mỹ. Tôi đã ấn hành nguyệt san Tự Quyết, và
đã làm một cuộc du hành đến California để thuyết trình về các hoạt động phản
chiến ở Đại học Berkeley và Stanford vào tháng 1/1971. Vì các hoạt động đó, tôi
đã bị bắt và tống giam nhiều lần dưới chế độ Thiệu. Vào thời điểm ấy, tôi tin
rằng tôi đang thi hành sứ mệnh hoà bình và độc lập cho đất nước
tôi.
Tôi cũng tin tưởng vào đề cương của MTDTGPMN, một tổ
chức đang lãnh đạo cuộc kháng chiến cách mạng ở miền Nam Việt Nam. Tôi căm ghét
các nhà lãnh đạo Sài Gòn, các người như Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, Thiếu
tướng Nguyễn Cao Kỳ, Trung tướng Đặng Văn Quang - những cựu chiến binh trong
quân đội viễn chinh Pháp. Đó là những người được Pháp tuyển mộ vào năm 1940 để
giúp chúng tiêu diệt các phần tử kháng chiến Việt Nam. Theo thời gian, họ đã
vươn lên thành những nhà lãnh đạo, nhưng sự lãnh đạo của họ không thu được lòng
dân. Và chính vì không có được ủng hộ của người dân, nên họ phải dựa vào các thế
lực nước ngoài.
Với tư cách một lãnh tụ sinh viên,
tôi cho rằng tôi phải hoàn thành khát vọng của người dân Việt Nam về dân chủ, tự
do và hoà bình.
Một cách ngây thơ, tôi nghĩ rằng
chế độ Hà Nội ít nhất cũng là người Việt Nam, trong khi người Mỹ chỉ là những kẻ
xâm lược giống như người Pháp trước đó. Như nhiều người trong phong trào đối lập
tại miền Nam lúc ấy, tôi tin rằng dù sao các đồng bào cộng sản miền Bắc cũng sẽ
dễ có sự tương nhượng và dễ nói chuyện hơn là người Mỹ. Hơn thế nữa, tôi lại
thấy choáng ngợp trước các thành tích hy sinh và tận tâm của các lãnh tụ cộng
sản. Chẳng hạn, Tôn Đức Thắng, Phó Chủ tịch Bắc Việt, đã bị nhốt đến 17 năm
trong nhà tù của Pháp. Tôi cũng bị hớp hồn trước bản đề cương chính trị được
MTDTGPMN đề ra, bao gồm chính sách hoà giải dân tộc, không hề có sự trả thù, và
chính sách ngoại giao phi liên kết. Cuối cùng, tôi đã chịu ảnh hưởng của các
phong trào tiến bộ khắp thế giới và các nhà đại trí thức phương Tây lúc ấy.
Tôi đã có cảm tưởng rằng các lãnh đạo phong trào phản chiến ở Mỹ cuối thập niên 60 đầu 70 đã chia sẻ cùng niềm tin với tôi. Niềm tin ấy càng được củng cố hơn sau khi Hiệp định Paris ký kết vào năm 1973 và sự sụp đổ của Đệ nhị Việt Nam Cộng hòa 2 năm sau đó. Khi cuộc “giải phóng” đã hoàn tất, tôi chính là người đã khuyên bảo bạn bè và thân nhân không nên di tản. “Tại sao các người lại bỏ đi?” tôi hỏi. “Tại sao các người lại sợ cộng sản?” Tôi chấp nhân một viễn cảnh khó khăn trong thời gian tái thiết quê hương nên đã quyết định ở lại và tiếp tục làm việc với tư cách một quản trị viên một chi nhánh của Ngân hàng Saì Gòn, nơi tôi đã làm việc hơn 4 năm, và là nơi tôi viết các báo cáo mật về tình hình kinh tế Nam Việt Nam cho MTDTGPMN
Tôi đã có cảm tưởng rằng các lãnh đạo phong trào phản chiến ở Mỹ cuối thập niên 60 đầu 70 đã chia sẻ cùng niềm tin với tôi. Niềm tin ấy càng được củng cố hơn sau khi Hiệp định Paris ký kết vào năm 1973 và sự sụp đổ của Đệ nhị Việt Nam Cộng hòa 2 năm sau đó. Khi cuộc “giải phóng” đã hoàn tất, tôi chính là người đã khuyên bảo bạn bè và thân nhân không nên di tản. “Tại sao các người lại bỏ đi?” tôi hỏi. “Tại sao các người lại sợ cộng sản?” Tôi chấp nhân một viễn cảnh khó khăn trong thời gian tái thiết quê hương nên đã quyết định ở lại và tiếp tục làm việc với tư cách một quản trị viên một chi nhánh của Ngân hàng Saì Gòn, nơi tôi đã làm việc hơn 4 năm, và là nơi tôi viết các báo cáo mật về tình hình kinh tế Nam Việt Nam cho MTDTGPMN
(Sau khi tốt
nghiệp đại học, tôi đã không bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa động viên vì là
con một trong gia đình. Tôi cũng không gia nhập Việt Cộng vì MTDTGPMN nghĩ rằng
tôi sẽ phục vụ tốt hơn trong vai trò báo cáo tài chính từ ngân
hàng).
Sau khi Sài Gòn thất thủ được nhiều ngày, MTDTGPMN
thành lập chính quyền Cách mạng Lâm thời, mời tôi gia nhập một uỷ ban tài chính,
một nhóm bao gồm các trí thức có nhiệm vụ cố vấn cho chính quyền về các vấn đề
kinh tế. Tôi hăng hái tham gia, chấp nhận mức cắt giảm lương đến
90%.
Nhiệm vụ đầu tiên của tôi là giúp thảo ra
một kế hoạch nhằm tịch thu tất cả các tài sản tư nhân ở miền Nam Việt
Nam.
Tôi cảm thấy sốc, tôi đề nghị chỉ nên thi hành
điều đó với tài sản những người từng cộng tác với chính quyền cũ và với những
người đã làm giàu nhờ chiến tranh, và sẽ phân phối lại theo một cách thức nào đó
cho các người nghèo và nạn nhân chiến tranh không phân biệt thuộc phe nào. Đề
nghị của tôi bị bác bỏ.
Tôi đã quá ngây thơ khi
nghĩ rằng các quan chức địa phương đã sai lầm, rằng họ đã hiểu lầm ý định tốt
của các lãnh đạo đảng cộng sản.
Tôi đã tranh đấu với
họ nhiều lần, vì hoàn toàn đặt niềm tin vào các tuyên bố của Hà Nội trước đây
rằng “tình hình ở Nam Việt Nam rất đặc biệt và rất khác với tình hình miền Bắc
Việt Nam”. Chỉ vài tháng trước khi Sài Gòn thất thủ, Lê Duẩn, Tổng Bí thư Đảng
Cộng sản, đã tuyên bố “miền Nam cần có chính sách riêng của nó”. Sau cùng, tôi
không thể tuân theo lệnh sắp đặt các cuộc tịch thu tài sản tư hữu, một kế hoạch
vẫn đang được xúc tiến. Một kế hoạch như vậy không hề đáp ứng nguyện vọng của
người dân Nam Việt Nam, và nó đi ngược với lương tâm của
tôi.
Tôi quyết định từ chức. Nhưng không ai được phép từ
chức trong chế độ cộng sản.
Một ngụ ý bất tuân lệnh
sẽ không được người cộng sản tha thứ. Khi tôi đưa đơn từ chức, người lãnh đạo uỷ
ban tài chính đã cảnh cáo rằng hành động của tôi “sẽ bị xem là sự tuyên truyền
nhằm kích động quần chúng, và rằng chúng ta không bao giờ cho phép điều đó xảy
ra”. Nhiều ngày sau đó, trong khi tôi đang tham dự một buổi hoà nhạc tại Nhà Hát
Lớn (trước đây là trụ sở Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, nơi mà tôi đã lãnh đạo các
sinh viên chiếm giữ nhiều lần trước đây dưới chế độ Thiệu), tôi bị bắt.
Không có sự truy tố cũng như không có lý do nào
được đưa ra.
Sau khi Sài Gòn thất thủ, rất nhiều nhà
trí thức tiến bộ cũng như nhiều nhà lãnh đạo các phong trào phản chiến trước đây
đều tin rằng chính quyền mới sẽ đem lại dân chủ và tự do thay cho sự thống trị
của ngoại bang. Họ tin rằng chính quyền mới sẽ đeo đuổi các quyền lợi tốt nhất
cho nhân dân. Sẽ giữ đúng lời hứa của chính họ về chính sách hoà giải dân tộc,
không có sự trả thù. Phủi sạch những hứa hẹn, nhà cầm quyền cộng sản đã bắt giam
hàng trăm ngàn người - không chỉ những người đã cộng tác với chế độ Thiệu mà cả
những người khác, bao gồm các vị lãnh đạo tôn giáo và các cựu thành viên
MTDTGPMN.
Việt Nam ngày nay trở thành một
quốc gia không có luật pháp nào khác hơn là sự điều hành độc đoán của những kẻ
đang nắm quyền lực.
Không hề có cái gọi là dân
quyền. Bất cứ ai cũng đều có thể bị bắt mà không cần truy tố cũng như không cần
xét xử. Và khi đã ở trong tù, các tù nhân đều được giáo dục rằng chính các thái
độ, hành vi và sự “cải tạo tốt” là yếu tổ chủ chốt để xét xem liệu họ có thể
được trả tự do hay không- không cần biết họ đã phạm tội gì. Vì vậy, các tù nhân
thường là phải tuân lệnh tuyệt đối các quản giáo để hy vọng được thả sớm. Trong
thực tế, họ không bao giờ biết được khi nào họ sẽ được thả – hay có thể bản án
của họ sẽ được kéo dài thêm. Ở đất nước Việt Nam ngày nay có bao nhiêu tù chính
trị? Không ai có thể biết được con số chính xác.
Bộ
Ngoại giao Mỹ cho rằng có khoảng từ 150.000 đến 200.000 chính trị phạm, người
Việt tỵ nạn thì ước đoán con số đó là 1
triệu.
Hoàng Hữu Quýnh, một trí
thức tốt nghiệp Đại học Mạc Tư Khoa, hiệu trưởng một trường kỹ thuật tại Tp. HCM
(trước đây là Sài Gòn), vừa mới bỏ trốn trong một chuyến đi tham quan các nước
Châu Âu do nhà nước bảo trợ. Ông đã nói với báo chí Pháp, “Hiện nay ở Việt Nam
có ít nhất 700.000 tù nhân”. Một nhân chứng khác, Nguyễn Công Hoan, một cựu
thành viên trong Quốc hội thống nhất được bầu vào năm 1976, đã vượt biển thành
công vào năm 1978, đã tuyên bố chính bản thân ông được biết về “300 trường hợp
xử tử” chỉ nội trong tỉnh Phú Yên của ông. Vào năm 1977, các quan chức Hà Nội
khăng khăng rằng chỉ có 50.000 người bị bắt giữ vì có những hành vi gây nguy hại
cho an ninh quốc gia. Nhưng trong khi đó,
- Thủ tướng
Phạm Văn Đồng đã tuyên bốtrên tờ Paris Match số ra ngày 22/9/1978, “Trong vòng 3
năm qua, tôi đã trả tự do cho hơn 1 triệu tù nhân từ các trại cải
tạo.”
- Người ta có thể tự hỏi làm thế nào có thể thả
1 triệu tù nhân trong khi chỉ bắt giữ có 50.000!
-
Tôi bị tống vào một xà lim 1m x 2m, tay trái bị xiềng vào chân phải và tay phải
xiềng vào chân trái. Thức ăn của tôi là cơm trộn với
cát.
- Khi tôi khiếu nại về cát trong cơm, các quản
giáo đã giải thích rằng cát được cho vào cơm để nhắc nhở các tù nhân về các tội
ác mà họ đã phạm. Tôi đã khám phá ra khi đổ nước vào tô cơm có thể tách cát ra
khỏi cơm và lắng nó xuống đáy. Nhưng phần nước chỉ có 1 lít cho một ngày dùng
cho uống và tắm rửa, do vậy tôi phải dùng nó hết sức tiết kiệm. Sau 2 tháng biệt
giam, tôi được chuyển ra phòng giam lớn, mộtphòng giam 5m x 9m, tuỳ theo thời
điểm được nhồi nhét từ 40 đến 100 tù nhân. Nơi đây chúng tôi phải thay phiên để
được nằm xuống ngủ, và phần lớn các tù nhân trẻ và còn mạnh khoẻ phải chịu ngủ
ngồi. Trong cái nóng hầm hập, chúng tôi cũng phải thay phiên để được hứng vài
cơn gió mát của khí trời từ một lỗ thông gió chút xíu và cũng là cửa sổ duy nhất
của phòng giam. Mỗi ngày tôi đều chứng kiến các bạn tù chết dưới chân
tôi.
Vào tháng 3, 1976, khi một nhóm phóng viên
phương Tây đến viếng thăm nhà tù của tôi, các quản giáo đà lùa các tù nhân đi và
thay vào đó là các bộ đội miền Bắc. Trước cửa nhà tù, không còn thấy các hàng
rào kẻm gai, không có tháp canh, chỉ có vài công an và một tấm bảng lớn chăng
ngang cửa chính đề câu khẩu hiệu nổi tiếng của Hồ Chí Minh, “Không có gì quý hơn
độc lập tự do”. Chỉ có những người đang bị giam và các quản giáo là biết cái gì
thực sự ẩn giấu đằng sau những dấu hiệu đó. Và mọi tù nhân đều biết rằng nếu họ
bị tình nghi đào thoát thì người bạn đồng tù và người thân của họ tại nhà sẽ bị
trừng phạt thay vì chính họ.
Chúng ta sẽ không
bao giờ biết được con số thực sự của những tù nhân bỏ mạng, nhưng chúng ta đã
biết cái chết của nhiều tù nhân nổi tiếng, những người trong quá khứ chưa bao
giờ cộng tác với Chính quyền Thiệu hay với người Mỹ: chẳng hạn, Thích Thiện
Minh, nhà chiến lược cho các phong trào tranh đấu hoà bình của Phật tử tại Sài
Gòn, một nhà đấu tranh phản chiến đã từng bị kết án 10 năm dưới chế độ Thiệu,
sau cùng bị buộc phải thả ông vì sự phản đối mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam và
các nhà hoạt động phản chiến khắp thế giới. Thượng Tọa Thiện Minh đã chết trong
tù 6 tháng sau khi ông bị bắt vào năm 1979. Một cái chết âm thầm khác là của
Luật sư Trần Văn Tuyên, một lãnh tụ khối đối lập tại Quốc hội dưới thời Tổng
thống Thiệu.
Nhà hoạt động nổi tiếng này đã chết dưới bàn tay cộng sản vào năm 1976, mặc dù vào cuối tháng 4/1977, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tuyên bố với các phóng viên Pháp rằng ông vẫn còn sống mạnh khoẻ trong trại cải tạo. Một trong những tổn thất to lớn nhất là cái chết của triết gia nổi tiếng Việt Nam Hồ Hữu Tường. Tường, bạn đồng môn với Jean Paul Sartre thập niên 30 tại Paris, có lẽ là nhà trí thức hàng đầu tại Nam Việt Nam. Ông chết tại nhà tù Hàm Tân vào ngày 26/06/1980. Đây là những người bị bắt, cùng với rất nhiều những người khác trong nhóm những người Nam Việt Nam ưu tú và được trọng nể nhất, với mục đích ngăn ngừa bất cứ một sự chống đối nào với chế độ cộng sản.
Nhà hoạt động nổi tiếng này đã chết dưới bàn tay cộng sản vào năm 1976, mặc dù vào cuối tháng 4/1977, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tuyên bố với các phóng viên Pháp rằng ông vẫn còn sống mạnh khoẻ trong trại cải tạo. Một trong những tổn thất to lớn nhất là cái chết của triết gia nổi tiếng Việt Nam Hồ Hữu Tường. Tường, bạn đồng môn với Jean Paul Sartre thập niên 30 tại Paris, có lẽ là nhà trí thức hàng đầu tại Nam Việt Nam. Ông chết tại nhà tù Hàm Tân vào ngày 26/06/1980. Đây là những người bị bắt, cùng với rất nhiều những người khác trong nhóm những người Nam Việt Nam ưu tú và được trọng nể nhất, với mục đích ngăn ngừa bất cứ một sự chống đối nào với chế độ cộng sản.
Một số người Mỹ ủng hộ Hà Nội đã
làm lơ hoặc biện minh cho những cái chết này, như họ đã từng làm với vô số các
thảm kịch đã xảy ra từ khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ năm 1975. Rất có thể họ sẽ
vẫn tiếp tục giữ im lặng nhằm lãng tránh một sự thật về Việt Nam nếu tiết lộ sẽ
mang lại một nỗi vỡ mộng sâu xa đối với họ. Cay đắng thay nếu tự do và dân chủ
vẫn là mục tiêu xứng đáng để chiến đấu tại Philippines, tại Chile, tại Nam Hàn
hay tại Nam Phi, thì nó lại không xứng để bảo vệ tại các nước cộng sản như Việt
Nam.
Mọi người đều nhớ đến vô số các cuộc
biểu tình chống đối Mỹ can thiệp vào Việt Nam và chống lại các tội ác chiến
tranh của chế độ Thiệu. Nhưng một số trong các người đã từng một thời nhiệt
thành với các nguyên tắc dân chủ và nhân quyền thì nay lại tỏ ra hết sức lãnh
đạm khi cũng chính các nguyên tắc ấy đang bị chà đạp tại nước Việt Nam cộng sản.
Chẳng hạn, một nhà hoạt động phản chiến, William Kunstler, vào tháng 5, 1979 đã
từ chối ký vào một bức thư ngỏ gởi nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,
trong đó có chữ ký của nhiều nhà hoạt động phản chiến khác, kể cả Joan Baez,
phản đối sự vi phạm nhân quyền của chế độ Hà Nội. Kunstler nói “Tôi không tin
vào sự chỉ trích công khai một chính quyền xã hội chủ nghĩa, dù đó là sự vi phạm
nhân quyền”, và “toàn bộ chiến dịch này của Baez có thể là một âm mưu của CIA”.
Câu nói này đã làm tôi nhớ lại lập luận mà chế độ Thiệu thường đưa ra làm lý do
đàn áp các người đối lập,
“Tất cả các hoạt động phản
chiến và đối lập đều do cộng sản giựt dây”.
Còn có
rất nhiều những huyền thoại về chế độ hiện hành tại Việt Nam mà người dân rất
nên được soi sáng. Nhiều người cho rằng Hồ Chí Minh đầu tiên là một người quốc
gia và rằng đảng cộng sản Việt Nam trước đây cũng như hiện nay đều độc lập với
Liên Sô. Tôi cũng là người tin như vậy trước khi cộng sản chiếm miền Nam.Nhưng
rồi chân dung các nhà lãnh đạo Soviet nay được treo đầy các chung cư, trường học
và các công sở trên khắp nước “Việt Nam độc lập”. Ngược lại, người ta chưa từng
thấy chân dung bất cứ một nhà lãnh đạo Mỹ nào được treo ngay cả trong chế độ
được gọi là bù nhìn của Tổng thống Thiệu. Mức độ lệ thuộc của chính quyền hiện
hành vào các ông chủ Soviet được thể hiện rõ ràng nhất do thi sĩ nổi tiếng của
cộng sản Việt Nam, Tố Hữu, thành viên Bộ Chính Trị và là Trưởng Ban Văn hoá Đảng
Cộng sản Việt Nam. Chúng ta có cơ hội được nghe người thi sĩ cao cấp này than
khóc nhân cái chết của Stalin:
‘Xít-ta-lin! Xít-ta-lin,
Yêu
biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng, con gọi
Xít-ta-lin
Ông Xít-ta-lin ôi. Ông Xít-ta-lin ôi,
Hỡi ôi ông mất, đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thương mười.’
(Đời đời nhớ ông - Tố Hữu).
Thật là khó mà tưởng tượng những vần thơ như vậy lại được viết tại Việt Nam, một
đất nước mang nặng truyền thống gia đình và bổn phận với con cái. Và bài thơ ấy
vẫn đang chiếm một vị trí trang trọng trong ấn bản về thơ ca Việt Nam hiện đại
được xuất bản tại Hà Nội. Hơn thế nữa, Lê Duẩn , Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt
Nam, trong một bài diễn văn chính trị đọc trước Hội nghị khoáng đại của Quốc hội
thống nhất năm 1976, “Cuộc cách mạng Việt Nam là để thực thi bổn phận và các cam
kết quốc tế”, và vì vậy, trong lời lẽ của bản luận cương của đảng năm 1971 đã
viết, “dưới sự lãnh đạo của Liên bang Soviet”. Sự vinh quang của một xã hội
Soviet là mục tiêu chính yếu trong sách lược của đảng cộng sản Việt
Nam.
Sau khi Sài Gòn thất thủ, nhà nước đã ngay tức
khắc đóng cửa toàn bộ các nhà sách và rạp hát. Tất cả các sách vở được xuất bản
trong chế độ cũ đều bị tịch thu hay đốt bỏ. Các tác phẩm văn hoá thuần tuý cũng
không ngoại lệ, kể cả các bản dịch tác phẩm của Jean Paul Sartre, Albert Camus
và Dale Carnegie. Ngay cả tác phẩm Cuốn Theo Chiều Gió của Margaret Mitchell
cũng nằm trong danh sách văn chương đồi truỵ. Nhà nước thay thế những tác phẩm
ấy bằng những tác phẩm văn chương nhằm nhồi sọ trẻ em và người lớn với ý tưởng
chủ đạo, “Liên bang Soviet là thiên đường của xã hội chủ nghĩa”. Một lập luận
khác của các nhà biện luận phương Tây có liên quan đến vấn đề tự do tôn giáo tại
Việt Nam. Một điều khoản của bản hiến pháp mới, được đưa ra vào năm nay, có nêu
rằng “nhà nước tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín
ngưỡng”. Về điều khoản này, Lê Duẩn đã nhiều lần tuyên bố, “Chế độ của chúng ta
triệu lần dân chủ hơn bất cứ chế độ nào trên thế giới”.
Ngược lại, trên thực tế, đã trình bày rõ sự thật qua một sự kiện mang tính báng bổ một ngôi chùa Phật giáo, trong vụ đó một người đàn bà khoả thân theo lệnh nhà nước đã tiến vào ngôi chùa trong giờ hành lễ.Khi Hoà thượng Thích Mãn Giác, một nhà lãnh đạo Phật giáo nổi tiếng, lên tiếng phản đối, nhà nước đã nhân vụ này lên án Phật giáo là kẻ thù của dân chủ, chính xác là vi phạm quyền tự do không tín ngưỡng. Hoà Thượng Thích Mãn Giác, người đóng vai trò là cầu nối giữa Phật giáo và nhà nước cộng sản, đã phải vượt thoát Việt Nam bằng thuyền vào năm 1977 và nay đang định cư tại Los Angeles. Tất cả những ai từng ủng hộ MTDTGPMN trong cuộc chiến đấu chống chế độ Sài Gòn đều có thể cảm nhận sự bị phản bội và nỗi tuyệt vọng của họ. Khi Harrison Salisbury của tờ New York Times viếng thăm Hà Nội vào tháng 12, 1966, các nhà lãnh đạo Hà Nội đã nói với ông, “Sách lược tranh đấu của miền Nam được chỉ đạo từ miền Nam chứ không phải từ miền Bắc”. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói với Salisbury, “Không có ai ở miền Bắc có ý tưởng ngu ngốc, tội ác” rằng miền Bắc muốn thôn tính miền Nam”.
Ngược lại, trên thực tế, đã trình bày rõ sự thật qua một sự kiện mang tính báng bổ một ngôi chùa Phật giáo, trong vụ đó một người đàn bà khoả thân theo lệnh nhà nước đã tiến vào ngôi chùa trong giờ hành lễ.Khi Hoà thượng Thích Mãn Giác, một nhà lãnh đạo Phật giáo nổi tiếng, lên tiếng phản đối, nhà nước đã nhân vụ này lên án Phật giáo là kẻ thù của dân chủ, chính xác là vi phạm quyền tự do không tín ngưỡng. Hoà Thượng Thích Mãn Giác, người đóng vai trò là cầu nối giữa Phật giáo và nhà nước cộng sản, đã phải vượt thoát Việt Nam bằng thuyền vào năm 1977 và nay đang định cư tại Los Angeles. Tất cả những ai từng ủng hộ MTDTGPMN trong cuộc chiến đấu chống chế độ Sài Gòn đều có thể cảm nhận sự bị phản bội và nỗi tuyệt vọng của họ. Khi Harrison Salisbury của tờ New York Times viếng thăm Hà Nội vào tháng 12, 1966, các nhà lãnh đạo Hà Nội đã nói với ông, “Sách lược tranh đấu của miền Nam được chỉ đạo từ miền Nam chứ không phải từ miền Bắc”. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói với Salisbury, “Không có ai ở miền Bắc có ý tưởng ngu ngốc, tội ác” rằng miền Bắc muốn thôn tính miền Nam”.
Vậy mà trong diễn văn
đọc nhân lễ mừng chiến thắng vào ngày 19/05/1975, Lê Duẩn đã
nói,
“Đảng của chúng ta là một và là người lãnh đạo
duy nhất đã tổ chức, kiểm soát và điều hành toàn bộ cuộc chiến đấu của nhân dân
Việt Nam ngay từ ngày đầu của cuộc cách mạng”.
Trong
bản báo cáo chính trị đọc trước Quốc hội hợp nhất tại Hà Nội vào ngày
26/05/1976, Lê Duẩn nói, “Nhiệm vụ cách mạng chiến lược của đất nước ta trong
thời kỳ mới là thống nhất tổ quốc và đưa toàn bộ đất nước tiến nhanh, tiến mạnh
và tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, lên chủ nghĩa cộng
sản”.
Vào năm 1976, Chính phủ Cách mạng Lâm thời do
MTTGPMN thành lập đã bị xoá sổ, và toàn thể 2 miền Nam Bắc Việt Nam đều nằm dưới
sự cai trị của những người cộng sản. Ngày nay,trong số 17 thành viên Bộ Chính
trị và 134 Uỷ viên Trung ương thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam, không hề có người
nào thuộc MTDTGPMN trước kia. Ngay cả Nguyễn Hữu Thọ, cựu Chủ tịch MT, chỉ nắm
chức vụ Chủ tịch nhà nước, một chức vụ mang tính nghi lễ với nhiệm vụ đón tiếp
khách nước ngoài và tham dự các buổi lễ lạc. Nhưng ngay cả vị trí đó rồi sẽ bị
xoá bỏ khi bản hiến pháp mới ra đời. Hãy nghe lời của ông Trương Như Tảng, một
những người sáng lập MT, cựu Bộ trưởng Tư pháp của Chính phủ Cách mạng Lâm thời,
vừa mới đây cũng là một thuyền nhân vượt biển.
Ông
Tảng trốn thoát khỏi Việt Nam vào tháng 12, 1979 và hiện nay sống tại Paris. Ông
đã nói với các phóng viên về kinh nghiệm của ông trong cuộc họp báo gần đây vào
tháng 5, 1980. 12 năm trước, ông nói, khi ông bị bỏ tù dưới chế độ Thiệu vì các
hoạt động thân cộng của mình, cha của ông đã đến thăm ông. Ông cụ đã hỏi ông,
“Tại sao con lại dứt bỏ tất cả - một công việc tốt, một gia đình sung túc - để
gia nhập cộng sản? Con không biết rằng cộng sản rồi sẽ phản bội con và sẽ thủ
tiêu con, và khi con thật sự hiểu ra thì đã quá muộn?” Tảng, một nhà trí thức,
đã trả lời cha “Tốt hơn là cha nên im lặng và chấp nhận sự hy sinh một trong các
đứa con của cha cho nền dân chủ và độc lập của đất
nước”.
Sau cuộc Tổng Công kích Tết Mậu thân 1968,
Tảng được trao đổi với 3 Đại tá tù binh chiến tranh Mỹ, và sau đó ông biến mất
vào rừng với MT. Ông đã viếng thăm nhiều nước cộng sản và các nước thế giới thứ
3 để kêu gọi sự ủng hộ dành cho MT trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông đã nói
trong cuộc họp báo.
“Tôi đã biết MT là một tổ chức
do cộng sản chi phối và tôi đã quá ngây thơ khi cho rằng Hồ Chí Minh và Đảng của
ông ta sẽ dặt quyền lợi quốc gia lên trên ý thức hệ và đặt quyền lợi nhân dân
Việt Nam lên trên quyền lợi của đảng. Nhưng nhân dân Việt Nam và tôi đã sai
lầm”.Trương Như Tảng đã kể về kinh nghiệm của ông về phương sách các tầng lớp
lãnh đạo cộng sản cai trị,
“Người cộng sản là chuyên
gia về nghệ thuật chiêu dụ và có thể làm bất cứ cách nào để dụ bạn về phe họ một
khi họ chưa nắm được chính quyền. Nhưng một khi đã nắm được quyền lực lập tức họ
trở thành sắt máu và tàn nhẫn”.
Ông tóm tắt tình
hình tại Việt Nam hiện nay, “Gia đình ly tán, xã hội phân ly, ngay cả đảng cũng
chia rẽ”.
Bây giờ nhìn lại cuộc chiến Việt Nam, tôi
chỉ cảm thấy buồn rầu cho sự ngây thơ của mình khi tin rằng cộng sản là những
người cách mạng và xứng đáng được ủng hộ.
Trên thực
tế, họ đã phản bội nhân dân Việt Nam và làm thất vọng các phong trào tiến bộ
trên toàn thế giới. Tôi nhận lãnh trách nhiệm về những thảm kịch xảy ra cho đồng
bào của tôi.
Và nay tôi chỉ còn cách đóng vai nhân
chứng cho sự thật này hầu các người đã từng ủng hộ Việt Cộng trước kia có thể
cùng chia sẻ trách nhiệm với tôi.
Khi tôi còn trong
tù, Mai Chí Thọ, một Uỷ viên Trung ương đảng, đã nói chuyện trước một nhóm tù
nhân chính trị chọn lọc. Ông ta đã nói với chúng tôi, “Hồ Chí Minh có thể là một
quỷ dữ, Nixon có thể là một vĩ nhân. Người Mỹ có thể có chính nghĩa, chúng ta có
thể không có chính nghĩa. Nhưng chúng ta đã chiến thắng và người Mỹ đã bị đánh
bại bởi vì chúng ta đã thuyết phục được người dân rằng Hồ Chí Minh là một vĩ
nhân, Nixon là một tên sát nhân và người Mỹ là những kẻ xâm lược”.
Ông ta đã kết luận, “Yếu tố chủ chốt là làm thế nào kiểm soát người dân và ý tưởng của họ. Chỉ có chủ nghĩa Mác Lê mới có thể làm được như vậy. Không ai trong các anh đã từng biết đến một sự kháng cự nào đối với chế độ cộng sản, bởi vậy không nên nghĩ đến điều đó nữa. Hãy quên chuyện đó đi? Giữa các anh - những nhà trí thức ưu tú - và tôi, tôi đã nói với các anh sự thật”. Và quả là ông ta đã nói sự thật. Từ năm 1978, khi cộng sản Việt Nam chiếm đóng Lào, xâm lấn Kampuchea và tấn công Thailand, trong khi đó Liên Sô xâm lăng Afghanistan. Trong mỗi một sự kiện đó, người cộng sản vẫn tự phác hoạ chân dung của họ một cách ly kỳ, là những người giải phóng, người cứu rỗi, người bảo vệ chống lại các lực lượng xâm lăng nước ngoài. Và trong mỗi sự kiện, dư luận thế giới vẫn tương đối êm dịu.
Ông ta đã kết luận, “Yếu tố chủ chốt là làm thế nào kiểm soát người dân và ý tưởng của họ. Chỉ có chủ nghĩa Mác Lê mới có thể làm được như vậy. Không ai trong các anh đã từng biết đến một sự kháng cự nào đối với chế độ cộng sản, bởi vậy không nên nghĩ đến điều đó nữa. Hãy quên chuyện đó đi? Giữa các anh - những nhà trí thức ưu tú - và tôi, tôi đã nói với các anh sự thật”. Và quả là ông ta đã nói sự thật. Từ năm 1978, khi cộng sản Việt Nam chiếm đóng Lào, xâm lấn Kampuchea và tấn công Thailand, trong khi đó Liên Sô xâm lăng Afghanistan. Trong mỗi một sự kiện đó, người cộng sản vẫn tự phác hoạ chân dung của họ một cách ly kỳ, là những người giải phóng, người cứu rỗi, người bảo vệ chống lại các lực lượng xâm lăng nước ngoài. Và trong mỗi sự kiện, dư luận thế giới vẫn tương đối êm dịu.
Nhưng ở Việt Nam, người dân vẫn thường nhắc
nhau, “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”. Một
trong những người Nam Việt Nam theo cộng sản, ông Nguyễn Văn Tăng, bị tù 15 năm
dưới thời Pháp, 8 năm dưới thời Diệm, 6 năm dưới thời Thiệu, và hiện nay vẫn còn
đang nằm tù, đã nói với tôi,“Muốn hiểu người cộng sản, trước nhất phải sống với
cộng sản”. Vào một buổi chiều mưa rơi tại nhà tù Lê Văn Duyệt, Sài Gòn, ông đã
nói với tôi, 'Ước mơ của tôi bây giờ không phải là được thả ra, không phải là
được gặp lại gia đình. Tôi chỉ mơ được trở lại nhà tù của Pháp 30 năm trước”. Đó
là giấc mơ của một người đàn ông 60 tuổi đã gởi trọn tuổi thanh xuân vào việc ra
vào nhà tù để chiến đấu cho tự do và độc lập của đất nước. Giờ này, có lẽ ông đã
chết trong tù hay có thể đã bị nhà nước của nhân dân hành
quyết.
Ước mơ của nhân dân Việt Nam là một cuộc cách
mạng thực sự, họ không muốn chủ nghĩa cộng sản. Mức độ đo lường sự chán ghét
cộng sản là việc hàng vạn người đã từ bỏ sự ràng buộc lịch sử của họ với đất mẹ.
Dưới thời thực dân Pháp, trải qua bao năm dài chiến tranh, ngay cả trong thảm
cảnh nạn đói năm 1945 có đến 2 triệu người chết đói, người Việt Nam vẫn không
đành đoạn rời bỏ quê hương, mảnh đất có mồ mả ông cha. Các cuộc đổ xô ra đi tỵ
nạn là bằng chứng trực tiếp của sự kinh hoàng với chế độ hiện nay. Hãy nghe lời
một người tỵ nạn khác, Nguyễn Công Hoan, cựu thành viên MT và là thành viên Quốc
hội thống nhất được bầu năm 1976,
“Chế độ hiện nay
là chế độ phi nhân và áp bức nhất mà nước Việt Nam từng được biết đến”. Ông Hoan
trốn thoát bằng thuyền vào năm 1977, sau khi từ bỏ chức vụ của ông trong Quốc
hội cộng sản. “Quốc hội”, ông tuyên bố, “là một bù nhìn, các thành viên ở đó chỉ
biết nói dạ, không bao giờ biết nói không”.
Giữa các
thuyền nhân sống sót, bao gồm cả những người bị hải tặc hãm hiếp và những người
chịu nhiều cực nhục trong các trại tỵ nạn, không hề có người nào hối tiếc đã tìm
cách trốn khỏi chế độ hiện nay. Tôi tuyệt đối tin rằng sự thật về Việt Nam sẽ
dần dần hiện rõ. Nó có sẵn cho những ai muốn tìm hiểu về nó. Như Solzhenitsyn đã
từng nói, “Sự thật cũng nặng nề như là thế giới vậy”. Và Việt Nam là một bài học
về sự thật.
(Fwd: Tan Ich Nguyen
<tanichn@yahoo.com>,
5/13/2014, 5.54PM)
No comments:
Post a Comment