Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday, 4 June 2014

TIN VIỆT NAM & BIỂN ĐÔNG

 

Trung Quốc mở rộng phạm vi bảo vệ giàn khoan ở Biển Đông

Phạm vi bảo vệ của các tàu Trung Quốc tại địa điểm mới của giàn khoan được mở rộng gần gấp đôi trong khi Bắc Kinh vẫn duy trì tàu các loại ở vị trí cũ của giàn khoan để xua đuổi tàu Việt Nam.
Phạm vi bảo vệ của các tàu Trung Quốc tại địa điểm mới của giàn khoan được mở rộng gần gấp đôi trong khi Bắc Kinh vẫn duy trì tàu các loại ở vị trí cũ của giàn khoan để xua đuổi tàu Việt Nam.
CỠ CHỮ
Việt Nam tố cáo lượng lực bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc mở rộng phạm vi hoạt động trong vùng biển Hà Nội có tuyên bố chủ quyền.

Cục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Nam nói phạm vi bảo vệ của các tàu Trung Quốc tại địa điểm mới của giàn khoan được mở rộng gần gấp đôi trong khi Bắc Kinh vẫn duy trì tàu các loại ở vị trí cũ của giàn khoan để xua đuổi tàu Việt Nam.

Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ tối 4/6 cập nhật tin tức mới nhất trên thực địa, Cục trưởng Nguyễn Ngọc Oai cho biết thêm rằng lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam vẫn liên tục bị tàu Trung Quốc tấn công mỗi ngày sau vụ một tàu Cảnh sát biển bị tàu Trung Quốc đâm thủng hôm 1/6.

Bấm vào nghe tòan bộ cuộc phỏng vấn với Cục trưởng Kiểm ngư Việt Nam

Ông Nguyễn Ngọc Oai: Trên thực địa hiện nay tàu Trung Quốc họ vẫn cứ đâm húc và dùng vòi rồng bắn sang tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam.

VOA: Hôm nay (ngày 4/6) tình hình ngoài đó ra sao, có thêm vụ tấn công hoặc thiệt hại nào không, thưa ông?

Ông Nguyễn Ngọc Oai: Tàu Việt Nam có một tàu Kiểm ngư bị tàu Trung Quốc đâm húc làm gãy toàn bộ phần lan can và phun nước làm hỏng toàn bộ kính của cabin, các trang thiết bị thông tin, trang thiết bị hàng hải.

VOA: Về lực lượng Cảnh sát biển, ngoài chiếc tàu bị đâm thủng hôm 1/6 tới nay có thêm những vụ tấn công nào khác nhắm vào lực lượng Cảnh sát biển không, thưa ông?
 
Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam theo dõi các tàu của Trung Quốc ở Biển Ðông.Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam theo dõi các tàu của Trung Quốc ở Biển Ðông.

Ông Nguyễn Ngọc Oai: Không, về tàu Cảnh sát biển thì đến nay tôi chưa có thông tin sau vụ hôm 1/6. Bây giờ, lực lượng tham gia xua đuổi và tuyên truyền để yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam chủ yếu là Kiểm ngư. Còn Cảnh sát biển trên đó thì rất ít tàu, chỉ có 4 tàu và đôi lúc có 5 tàu thôi. Tàu Kiểm ngư thì đến vài chục tàu, cho nên chủ yếu là lực lượng Kiểm ngư chứ không phải Cảnh sát biển.

VOA: Báo trong nước hôm nay nói ‘Trung Quốc đổi chiến thuật’ nhắm sang tấn công tàu Cảnh sát biển vì các tàu này được trang bị tối tân hơn.

Ông Nguyễn Ngọc Oai: Đúng là tàu Cảnh sát biển hiện đại hơn tàu Kiểm ngư. Tàu Kiểm ngư nhỏ hơn. Tuy nhiên, chúng tôi hiện nay chưa có thông tin xác nhận là Trung Quốc đang chủ yếu tấn công các tàu của Cảnh sát biển.

VOA: Tin trong nước cũng nói Trung Quốc dường như mở rộng phạm vi hoạt động trên biển lẫn trên không tại khu vực đó. Thực hư ra sao, thưa ông?
 
Lực lượng tham gia xua đuổi và tuyên truyền để yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam chủ yếu là Kiểm ngư. Còn Cảnh sát biển trên đó thì rất ít tàu...cho nên chủ yếu là lực lượng Kiểm ngư chứ không phải Cảnh sát biển.

Ông Nguyễn Ngọc Oai:  Đúng rồi. Trước đây các tàu bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc chủ yếu trong vòng 5-6 hải lý. Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc mở rộng vùng đó ra đến 8 hải lý.

VOA: Đó là tại khu vực vị trí cũ của giàn khoan hay ở vị trí mới, thưa ông?

Ông Nguyễn Ngọc Oai: Ở khu vực mới.

VOA: Thế còn tại vị trí cũ ra sao?

Ông Nguyễn Ngọc Oai: Tại khu vực cũ, hiện nay các tàu Trung Quốc vẫn ở trên đó.

VOA: Có thống kê được số lượng tàu Trung Quốc tại hai khu vực hiện nay tổng cộng là bao nhiêu không?

Ông Nguyễn Ngọc Oai: Hiện nay số tàu của Trung Quốc gần như không thay đổi so với trước, vẫn trên 120 chiếc.

VOA: Còn lực lượng giám sát của họ trên không thế nào?
 
Tàu Trung Quốc (phải) theo sát tàu của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam gần giàn khoan Hải Dương 981.Tàu Trung Quốc (phải) theo sát tàu của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam gần giàn khoan Hải Dương 981.

Ông Nguyễn Ngọc Oai: Lực lượng giám sát trên không Trung Quốc có máy bay cánh bằng, như hôm 1/6 một tàu Cảnh sát biển Việt Nam bị húc, sau đó các tàu Trung Quốc vây hãm và đâm húc tàu của Việt Nam thì trên không máy bay cánh bằng của Trung Quốc cứ bay vòng quanh rất nhiều để quan sát.

VOA: Trong khi Trung Quốc bây giờ có vẻ nhắm sang tấn công Cảnh sát biển, chiến thuật của phía Việt Nam có gì thay đổi không?

Ông Nguyễn Ngọc Oai: Không, Việt Nam duy trì quan điểm đấu tranh hòa bình, chủ yếu là tuyên truyền và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Việt Nam không có động tác đâm húc, dùng vòi rồng hay các động thái khác đối với phía Trung Quốc. Hiện Việt Nam vẫn giữ vững quan điểm đó. Từ 1/5 khi Trung Quốc đặt giàn khoan, Việt Nam đã có tàu chủ yếu là Kiểm ngư và Cảnh sát biển có mặt tại đó để tuyên truyền và hiện nay vẫn duy trì số đó.  

 
Việt Nam duy trì quan điểm đấu tranh hòa bình, chủ yếu là tuyên truyền và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Việt Nam không có động tác đâm húc, dùng vòi rồng hay các động thái khác đối với phía Trung Quốc. Hiện Việt Nam vẫn giữ vững quan điểm đó.
VOA: Số đó là trên 30 chiếc như ông nói trước đây?

Ông Nguyễn Ngọc Oai: Vâng, đúng rồi.

VOA: Tại cả hai vị trí cũ và mới của giàn khoan đều có sự hiện diện của tàu Việt Nam?

Ông Nguyễn Ngọc Oai: Vâng, khu vực đó là vùng khai thác truyền thống của ngư dân Việt. Ngư dân Việt Nam vẫn khai thác bình thường trên đó thì đương nhiên chúng tôi có tàu để hỗ trợ ngư dân trong lúc cần thiết.

VOA: Hiện ở vị trí mới của giàn khoan, Việt Nam có bao nhiêu tàu làm nhiệm vụ quan sát, tuyên truyền?

Ông Nguyễn Ngọc Oai: Tùy theo tình hình trên biển để di chuyển số tàu ở hai vị trí mới và cũ, chứ không nhất thiết có bằng này tàu ở vị trí này hay bằng này tàu ở vị trí kia.

VOA: Có thông tin sang năm Việt Nam có thể nhận thêm nhiều tàu tuần duyên mới từ Nhật. Giới hữu trách ghi nhận thế nào?

Ông Nguyễn Ngọc Oai: Thông tin này thì tôi chưa có, chưa biết thông tin này.
Bhttp://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-mo-rong-pham-vi-bao-ve-gian-khoan-o-bien-dong/1929279.htmlấm để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn với Cục trưởng Kiểm ngư Việt Nam
Mỹ, Nhật đối đầu Trung Quốc, Việt Nam tiếp tục cầu hòa.
 
https://www.youtube.com/watch?v=eeXIJg0SgL8

Vai trò của Việt Nam trong chính sách Đông Nam Á của Nhật

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam gặp Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại Tokyo 22/05/2014 - REUTERS /Toru Hanai
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam gặp Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại Tokyo 22/05/2014 - REUTERS /Toru Hanai

Thanh Phương
Thông tin về việc Nhật Bản tạm dừng viện trợ phát triển chính thức ODA cho Việt Nam do nghi án hối lộ liên quan đến các quan chức ngành đường sắt có thể chỉ là một « trục trặc » trong quan hệ Việt-Nhật, bởi vì trong chính sách Đông Nam Á của Thủ tướng Shinzo Abe, Việt Nam vẫn được coi là có vai trò quan trọng.

Cả hai nước Nhật Bản và Việt Nam đều đang phải đối phó với tham vọng chủ quyền biển đảo của Trung Quốc, cho nên việc Tokyo và Hà Nội thắt chặt quan hệ trong lúc này là điều hoàn toàn tự nhiên, nhất là vì hơn bao giờ hết, Nhật Bản cần có thêm đồng minh trong khu vực.
Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Shangri-La, Singapore, Thủ tướng Shinzo Abe đã nói rõ là Nhật Bản muốn đóng một vai trò an ninh lớn hơn nhằm bảo đảm cho hoà bình và ổn định ở châu Á. Tuy không nêu tên Trung Quốc, nhưng ông tuyên bố là Tokyo sẽ hỗ trợ bất cứ quốc gia ASEAN nào cần tăng cường khả năng bảo an toàn trên biển và trên không, cũng như bảo đảm tự do lưu thông hàng hải và hàng không.

Cũng tại Diễn đàn Shangri-La, ngày 01/06, thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh cho biết Hà Nội hy vọng sẽ được Nhật Bản cung cấp tàu tuần duyên vào đầu năm 2015. Tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng thông báo là Tokyo đã đồng ý huấn luyện và chia sẻ thông tin cho lực lượng tuần duyên Việt Nam.
Cũng trong ngày hôm đó, theo tờ nhật báo The Japan Times, bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera và đồng nhiệm Việt Nam Phùng Quang Thanh đã đồng ý tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước.

Theo tờ báo này, bộ trưởng Onodera đã nói với ông Phùng Quang Thanh rằng Nhật Bản ủng hộ Việt nam trong cuộc đối đầu hiện nay với Trung Quốc trên Biển Đông và Tokyo cũng không chấp nhận việc sử dụng vũ lực để làm thay đổi nguyên trạng khu vực này.
Cả Nhật Bản lẫn Việt Nam đều chủ trương là tranh chấp chủ quyền biển đảo phải được giải quyết một cách hòa bình chiếu theo công pháp quốc tế, trong khi đó Trung Quốc không muốn đưa vấn đề ra trước một tòa án quốc tế, mà chỉ viện dẫn những luận cứ lịch sử để chứng minh cho chủ quyền của họ trên biển Hoa Đông và Biển Đông.

Nhưng cho dù có sự tương hợp về lợi ích chiến lược, hiện tại Nhật Bản cũng khó mà hỗ trợ Việt Nam như mong muốn. Ví dụ như trong việc giúp tăng cường khả năng phòng thủ cho Việt Nam, Tokyo không thể cung cấp thêm tàu tuần duyên cho Hà Nội, nếu bản thân Nhật cũng đang cần nhiều tàu tuần duyên để bảo vệ vùng biển chung quanh quần đảo Senkaku mà Trung Quốc cũng đòi chủ quyền.
Dẫu sao, khủng hoảng trên Biển Đông hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam là dịp để Thủ tướng Shinzo Abe thúc đẩy việc sửa đổi hay ít ra diễn giải lại bản Hiến Pháp hòa bình của Nhật Bản, để lực lượng phòng vệ của nước này có phạm vi hoạt động rộng rãi hơn, cũng như để Tokyo có thể hỗ trợ một cách hiệu quả hơn cho những nước như Việt Nam.
 http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140604-vai-tro-cua-viet-nam-trong-chinh-sach-dong-nam-a-cua-nhat

 

No comments:

Post a Comment