Cựu Thủ Tướng Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Bá Cẩn và Cựu Chủ Tịch Hạ Nghị Viện VNCH đã thiết lập hồ sơ Thềm Lục Địa VN đệ nạp cho LHQ cho kịp hạn kỳ 13/5/09 trước khi từ trần.
PHÊRÔ NGUYỄN BÁ CẨN
Cựu Chủ Tịch Hạ Nghị Viện VNCH
Cựu Thủ Tướng Chính Phủ Việt Nam
Cộng Hòa
Đã được Chúa gọi về hưởng thọ 79
tuổi
tại San Jose, California, Hoa Kỳ
Ông NGUYỄN BÁ
CẨN, sinh ngày 09-9-1930 tại tỉnh lỵ Cần Thơ miền Nam Việt Nam, cựu học
sinh trường Trung Học Phan Thanh Giản - Cần Thơ. Ông bị gọi động viên vào
Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức khóa 1 năm 1951. Sau khi giải ngủ, ông được chấm
đậu trong kỳ thi tuyển vào khóa 1 Học Viện Quốc Gia Hành Chánh tại Sài-gòn cuối
năm 1953, nhập học đầu năm 1954 và tốt nghiệp thủ khoa vào năm 1957 rồi được bổ
nhiệm về Tòa Hành Chánh tỉnh Định Tường. Là một viên chức hành chánh cần mẫn,
ông được chế độ Đệ I Cộng Hòa bổ nhiệm làm Quận Trưởng Cái Bè vào năm 1958. Chỉ
một năm sau, ông được thăng chức Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh tỉnh Định Tường vào
năm 1959. Qua năm 1962, ông được chuyển về làm Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh tỉnh
Phước Tuy (Vũng Tàu, Bà Rịa ngày nay). Đến năm 1964 ông được chuyển về làm Phó
Tỉnh Trưởng Hành Chánh tỉnh Long An nằm sát cạnh Sài-gòn. Năm 1967, ông Nguyễn
Bá Cẩn đắc cử Dân Biểu pháp nhiệm I của nền Đệ II Cộng Hòa thuộc đơn vị tỉnh
Định Tường và đã được các Dân biểu đồng viện bầu vào chức vụ Đệ II Phó Chủ Tịch
Hạ Viện VNCH. Vào cuối năm 1967, ông
Nguyễn Bá Cẩn đã
cùng Nghị Sĩ Đặng Văn Sung thuộc Liên danh Nông Công Binh tại Thượng Nghị Viện
thành lập Liên Khối Dân Chủ Xã Hội lưỡng viện Quốc Hội VNCH. Năm 1969, ông
Nguyễn Bá Cẩn liên kết với Nghị sĩ Đặng Văn Sung và ông Trần Quốc Bửu, Chủ Tịch
Tổng Liên Đoàn Lao Công Việt Nam, để thành lập Đảng Công Nông Việt Nam. Ông
Trần Quốc Bửu làm Chủ Tịch Đảng, còn ông Nguyễn Bá Cẩn giữ chức vụ Tổng Bí Thư
Đảng Công Nông Việt Nam.Vào nhiệm kỳ II của Hạ Viện từ 1971-1975, ông Nguyễn Bá
Cẩn tái đắc cử Dân Biểu cũng tại đơn vị tỉnh Định Tường. Các Dân biểu đồng viện
đã nhất loạt bầu ông làm Chủ Tịch Hạ Nghị Viện VNCH suốt nhiệm kỳ II cho đến
tháng 4/1975 khi ông ra đảm nhiệm chức vụ Thủ Tướng VNCH trong giai đoạn đen
tối nhất của lịch sử Miền Nam Việt Nam.
Tại tư gia ở San Jose, bà quả
phụ Nguyễn Bá Cẩn đã cho biết. Khi bà nghe 1 tiếng kêu lớn “đau quá”, bà lật
đật chạy đến giường ngủ của cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn và thấy gương mặt của
ông khác lạ và tay của ông chỉ sau lưng (chỗ đau), bà vội gọi đứa con gái của
ông bà ở phòng bên cạnh và bảo cháu gọi 911 liền. Cùng lúc ấy, bà liếc nhìn
đồng hồ thấy chỉ đúng 3 giờ 33 phút sáng thứ tư 20.05.09. Chừng 10 phút, xe cấp
cứu đến làm CPR và chuyển gắp đến bệnh viện, đến nơi thì ông đã tắt thở. Như
vậy, ông trút hơi thở cuối cùng khoảng trước 4 giờ sáng.
Lễ Phủ Kỳ - Trong buổi lễ long trọng phủ lá
Quốc Kỳ thân yêu nền vàng 3 sọc đỏ lên nắp áo quan của người con yêu của Tổ
Quốc Việt Nam, được tổ chức vào sáng thứ bảy 23.05.09 tại nhà quàn Oak Hill ở
San Jose với rừng tràng hoa phúng điếu và có khoảng 300 người tham dự. Xin xem các
youtube dưới đây :
(Xin trích dẫn điếu văn trên đây của GS. Nguyễn Thanh Liêm, thứ trưởng Bộ Giáo Dục Chánh Phủ VNCH tuyên đọc
trong tang lễ, ngày 26 tháng 5, 2009,
được giử ở trang web:http://dongnaicuulong.org/sinhHoat/index.php)
Ngày 10 tháng 5, 2009 vừa qua, với tư cách Trưởng Ban Tổ Chức Đại
Hội Việt Nam Cộng Hoà tại Nam Cali, tôi đã có lời chào mừng và cám ơn nồng
nhiệt gởi đến cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn khi Ông đến tham dự buổi lễ và tường
trình cùng đại hội Hồ Sơ Thềm Lục Địa đệ nạp lên Liên Hiệp Quốc cho kịp hạn kỳ
13/5/09. Trong bài diễn văn khai mạc đại hội hôm này, tôi đã viết :
“Trước hết chúng tôi xin hết lòng cám ơn Cựu Thủ Tướng Việt Nam
Cộng Hoà, ông Nguyễn Bá Cẩn, người đã để hết tâm tư soạn thảo văn kiện vô cùng
quan trọng đối với việc bảo toàn lãnh hải Việt Nam cho kịp đệ nạp lên Liên Hiệp
Quốc trước hạn kỳ, và đã không ngại đường xa đến đây hôm nay để trình bày cho
đại hội biết diễn tiến của công việc khó khăn mà ông đã thực hiện trong những tháng
ngày qua. Chúng tôi đặc biệt cám ơn quý vị đại diện các hội đoàn, các đoàn thể,
các cựu quân cán chính Việt Nam Cộng Hoà cùng quý đồng hương đã đến đây hôm nay
để yểm trợ mạnh mẽ cho công cuộc đệ nạp hồ sơ Thềm Lục Địa hầu bảo vệ quyền lợi
bất khả tương nhượng của đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta. Chúng tôi
cũng xin đặc biệt cám ơn tất cả gần 300 đại diện các hội đoàn, đoàn thể của
người Việt Quốc Gia trên khắp thế giới đến giờ phút này đã đọc lời kêu gọi của
cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn và đã sốt sắng đáp ứng ghi danh vào danh sách hồ sơ
Thềm Lục Địa của Việt Nam Cộng Hoà.
Hôm nay là ngày lịch sử của chúng ta. Đây là ngày lịch sử của người Việt
tỵ nạn Cộng Sản, của những dân quân cán chính Việt Nam Cộng Hoà, những
người đã hơn ba mươi năm qua bị Cộng Sản
Bắc Việt cướp hết tài sản, đày đoạ trong tủi nhục, tước đoạt hết quyền làm
người kể cả quyền làm người kể cả quyền tự nhiên của
người dân, sinh trưởng trên mảnh đất quê hương thân yêu của mình. Nếu những ngày của tháng Tư đen vừa
qua làm chúng ta nhớ lại bao nhiêu tang thương khốn khổ thì hôm nay những ngày
đầu của tháng Năm làm cho chúng ta phấn khởi, hảnh diện và hy vọng thật nhiều ở
tương lai. Ngày này cho thấy sự đứng lên mạnh mẽ của Việt Nam Cộng Hoà, sự đoàn
kết nhất trí một lòng vì quốc gia dân tộc của người Việt tỵ nạn Cộng Sản ở khắp
nơi, sẵn sàng góp sức vào việc bảo vệ sự vẹn toàn của lãnh thổ mà ông cha ta đã
dày công gầy dựng. Ngày nay cho thấy VNCH có đủ tài năng, có đủ sức mạnh, có đủ
nhiệt tâm để chiến thắng trong những ngày sắp tới.
Hãy bình tâm nhìn lại xem hơn ba mươi năm qua Cộng Sản đã làm gì
cho đất nước, cho dân tộc, sau khi cưỡng chiếm cả Miền Nam. Ngay sau khi chiếm
xong Miền Nam tự do Cộng Sản đã áp dụng triệt để chính sách bôi xoá chế độ và
nền văn hoá nhân bản, tự do của Miền này. Tất cả quân cán chính VNCH phải đi tù
cải tạo, tài sản của họ bị vơ vét cướp đoạt. Tên thành phố, đường sá, trường
học bị thay thế bằng tên các lãnh tụ hay cán bộ cộng sản. Đổi tiền, đánh tư sản
mại bản, vơ vét hết của cải của dân chúng, Cộng Sản đã làm giàu cho các lãnh tụ
cộng sản, các đảng viên cao cấp và người trong gia đình họ, làm giàu kinh khủng
trên mồ hôi, nước mắt của đại đa số nhân dân. Tài sản của những kẻ cầm đầu đảng
Cộng Sản như Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng,
v v . . .và đàn em là những kho tài sản kết sù không kém gì các nhà tư bản lớn
trên thế giới. Họ giàu có không biết đến đâu mà nói. Trong khi đó nông dân bị
mất đất bởi cán bộ địa phương nhũng lạm. Công nhân đi làm với đồng lương chết
đói còn bị chủ nhân hiếp đáp mà không được chánh quyền bảo vệ hay bênh vực. Học
sinh, ngay cả cấp Trung Tiểu học cũng đã phải bỏ học vì cha mẹ không đủ tiền
đóng học phí cho con. Bao nhiêu thanh thiếu nữ nơi thôn quê phải bán mình cho
các nhà thổ, hay đi làm vợ ngoại bang kiếm tiền nuôi sống gia đình. Bao nhiêu
kẻ ốm đau, bệnh tật không được chính quyền lo lắng giúp đở phải trông cậy vào
người Việt hải ngoại lo cho. Hơn 50% dân chúng sống trong cảnh thiếu thốn, đói
nghèo. Có những người nghèo không thể tưởng vậy mà họ có được chánh quyền để ý
giúp đở gì đâu.
Tệ hại nhất là đất nước bị mất dần vào tay Trung Cộng bá quyền.
Bốn ngàn cây số vuông dọc theo biên giới Việt Trung đã bị mất khi CSVN ký thoả
ước với CSTQ. Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan giờ đã không còn thuộc VN nữa. Hơn 10
ngàn vây số vuông trên Vịnh Bắc Bộ đã bị mất bởi Hiệp Ước về biển với Trung
Quốc. Hoàng Sa, Trường Sa đã bị CSTQ chiếm và coi như thuộc huyện Tam Sa của
chúng. Rồi gần đây Tây Nguyên xem như lại mở đường cho một công cuộc xăm lấn
nhẹ nhàng không tốn một viên đạn của Trung Cộng vào giữa lòng đất nước Việt
Nam. Và Thềm Lục Địa Việt Nam cũng sẽ mất về tay Trung Quốc nếu Việt Nam không
kịp thời đệ nạp hồ sơ lên Liên Hiệp Quốc trước ngày 13 tháng 5 tới đây. Đó là
hậu quả của hơn ba mươi năm cai trị của Cộng Sản.
Còn nhìn về phía chúng ta, phía VNCH, xem chúng ta đã làm được những gì
cho dân tộc, cho cho đất nước trong khi chúng ta là nạn nhân của Cộng
Sản. Trước hết chúng ta phải mất một thời gian hơn 10 năm bị tù đày, bị khốn
khổ trên đường vượt biên, khó khăn trong thời gian mới định cư nơi xứ người.
Nhưng sau những khốn khổ, khó khăn, chúng ta bắt đầu đứng dậy, ngẩng đầu lên,
hảnh diện mang căn cước Việt Nam Cộng Hoà. Chúng ta lên tiếng, chúng ta hô hào,
chúng ta hình thành bao nhiêu hội đoàn, đoàn thể hoạt động cho dân tộc, cho đất
nước. Chúng ta có con cháu học giỏi, thành công tốt đẹp nơi xứ người. Tuy ít
người, không bằng bốn phần trăm dân số trong nước nhưng tổng số lợi tức hằng
năm của chúng ta gần gắp đôi tổng số lợi tức của đồng bào quốc nội. Chất xám
của con cháu chúng ta hơn rất nhiều lần chất xám của người trong nước. Mỗi năm
chúng ta gởi về cho bà con bao nhiêu tỷ đô la. Chúng ta đã đem về cho đồng bào
bao nhiêu thuốc men, mùng mền, quần áo. Chúng ta đã đóng góp bao nhiêu tiền bạc
cho các công tác từ thiện, xã hội mà đáng lẽ ra nhà nước cộng sản phải lo khi
nắm quyền cai trị dân. Mặt khác chúng ta đã có đại diện trong chánh quyền địa
phương ở hải ngoại. Chúng ta đã làm cho ngọn cờ vàng ba sọc đỏ của chúng ta được vinh danh, được treo
đầy khắp nơi, được chánh quyền địa phương công nhân là biểu tượng của người
Việt tự do trên thế giới. Chúng ta đã làm cho căn cước Việt Nam Cộng Hoà thêm
vững chắc trong lòng người. Và hôm nay, ở tại đây, chúng ta đã chứng tõ cho mọi
người biết chúng ta có đủ tài, đủ sức, đủ thiện tâm, thiện chí để bảo vệ quốc
gia, xây dựng đất nước. Chúng ta có sức mạnh và sức mạnh đó sẽ đưa đến những
hành động hữu hiệu nếu biết đoàn kết, biết gom hết sức mạnh vào những hoạt động
có lợi chung cho quốc gia dân tộc. Chúng ta đã hoàn tất hồ sơ Thềm Lục Địa với
bao nhiêu công phu bao nhiêu tâm huyết của cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn cùng một
số cộng sự viên. Và chỉ trong vòng một tuần lễ chúng ta đã có sự hưởng ứng, sự
yểm trợ của gần 300 hội đoàn trong đó có 5 thành phần tôn giáo, 33 tổ chức
chánh trị, 31 tổ chức chuyên biệt, 77 các hội đoàn cựu quân nhân, 31 các tổ
chức cộng đồng, với 69 cựu viên chức Việt Nam Cộng Hoà thuộc đủ các ngành hành
pháp, lập pháp, tư pháp và giám sát.
Chúng tôi vô cùng vui sướng, vô cùng phấn khởi mỗi lần mở email ra. Cứ
ít phút là nhận được điện thư ở các nơi gởi về xin ghi tên vào danh sách. Chúng
tôi nôn nóng muốn chóng đến ngày đại hội để mừng nhau, để bắt tay nhau, chia sẻ
niềm vui sướng và phấn khởi này.
Sinh trưởng ở Miền Tây Nam Phần, nơi giữa lòng Tây Đô, người con yêu của đất nước không bao giờ quên quê mẹ
thân thiết của mình. Hồi ký “Đất Nước Tôi”cùng những bài viết cho các đặc san
Phan Thanh Giản Cần Thơ thể hiện lòng luyến lưu, gắn bó của tác giả đối với
ruộng vườn sông nước và người nông dân khốn khổ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tốt
nghiệp khoá I Quốc Gia Hành Chánh và là cựu SVSQTB Thủ Đức khoá I, người công
bộc này đã sớm đem kiến thức thu nhận nơi trường hành chánh cũng như nơi quân
trường ra áp dụng vào việc bình định, cai trị, đem an ninh lợi ích về cho dân
chúng qua các chức vụ quận trưởng và phó tỉnh trưởng hành chánh của nhiều tỉnh
lớn trong vùng Đồng Nai Cửu Long. Lòng yêu nước và chí vẩy vùng đã đưa người
công chức mẫu mực này từ cơ quan Hành Pháp qua cơ quan Lập Pháp. Phó Chủ Tịch
và sau đó Chủ Tịch Hạ Viện, cựu Th. T. Nguyễn Bá Cẩn đã thể hiện khả năng lãnh
đạo linh động, khéo léo của mình. Dù ở địa hạt nào Người vẫn thắm nhuần chính
sách chánh trị lấy công nhân và nông dân làm cơ bản để đấu tranh cho tự do dân
chủ. Điều này cho phép cắt nghĩa vai trò Tổng Bí Thư Đảng Công Nông của Ôâng từ
1969. Rồi trong cảnh dầu sôi lửa bỏng của Tháng Tư 1975. Ông đã can đảm đứng ra
thành lập Chánh Phủ để cố cứu vãn hay cố chịu đựng trước một tình thế đã thấy
trước là khó bề cứu vãn. Đây là Chánh Phủ hợp Hiến và Hợp Pháp cuối cùng của
Việt Nam Cộng Hoà. Khi thấy Tổng Thống Trần Văn Hương bị áp lực nặng nề phải
trao quyền cho Dương Văn Minh, Ông đã ra đi trước khi có buổi lễ bàn giao gượng
ép xãy ra tại Dinh Độc Lập ngày 28 tháng 4, 1975. Việc âm thầm ra đi của Ông có
thể xem như một hình thức từ chối trao quyền lại cho một chánh phủ không theo
đúng quy định của Hiến Pháp.
Sau tháng tư 1975, trỡ thành người tỵ nạn Cộng Sản trên đất Mỹ, Ông
không từ bỏ ý chí đấu tranh cho tự do dân chủ của Việt Nam mặc dù ông cũng phải
chịu vất vả đi làm nuôi sống gia đình. Khi việc nhà tạm ổn Ông mạnh dạn dấn
thân vào việc nước. Ông không lẫn tránh cộng đồng, im hơi lặng tiếng trong tháp
ngà cá nhân, sống âm thầm thảnh thơi với gia đình như một ít người có liên hệ tới chánh quyền
cũ đã làm.
Kết quả ra sao chưa biết . Mưu sự tại nhân mà thành sư tại thiên.
Hãy tạm nghĩ như vậy. Nhưng kết quả trước mắt là sự đồng tâm hiệp lực của mọi
người trước tình thế khẩn trương của đất nước. Kết quả tốt đẹp trước mắt là sự
đồng tâm nhất trí, sự mạnh mẽ đứng dậy của dân quân cán chính Việt Nam Cộng
Hoà.
Chốc nữa đây cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn sẽ trình bày cho chúng ta
biết chi tiết về hồ sơ Thềm Lục Địa của Việt Nam Cộng Hoà đệ nạp Liên Hiệp
Quốc. Các khía cạnh chuyên môn, khoa học của hồ sơ, tư cách pháp nhân của người
đệ nạp cũng như diễn tiến của các thủ tục đệ nạp sẽ được giải thích rõ ràng. Hồ
sơ của VNCH khác với hồ sơ của Cộng Sản Bắc Việt vừa đệ nạp có những khác biệt
như thế nào và những lợi hại của những khác biệt đó cũng sẽ được cựu Thủ Tướng
Nguyễn Bá Cẩn nói rõ.
Nhưng trước khi nghe cựu Thủ Tướng trình bày, xin hãy đừng quên
ngày lịch sử này. Ngày Việt Nam Cộng Hoà đứng lên, mạnh thêm lên, cùng siết
chặt tay nhau cho non sông, cho tổ quốc, cùng hướng đến tương lai tốt đẹp.”
. . .
Buồn thay! Chỉ mười ngày sau tôi vô cùng đau đớn được tin cựu Thủ
Tướng Nguyễn Bá Cẩn đã đột ngột từ trần tại San Jose. Ngày 27 tháng 5, tôi tham
dự lễ an táng cựu Thủ Tướng.
Và sau đây là những lời tiễn biệt của tôi gởi đến Thủ Tướng trong
ngày đau buồn này:
“Kính thưa các bậc
trưởng thượng
Kính thưa các đại
diện các đoàn thể, hội đoàn, các cơ quan truyền thông
Kính thưa bà quả phụ
Nguyễn Bá Cẩn
cùng các thân bằng quyến thuộc trong gia đình cựu Thủ Tướng.
Kính thưa quý vị
Chúng ta tập hợp nơi đây hôm nay để tiễn đưa Phê Rô Nguyễn Bá Cẩn,
vị Thủ Tướng Hợp Hiến và Hợp Pháp cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà, đến nơi an
nghĩ cuối cùng.
Thật là một đau thương chua xót, dù đây là một vinh dự, cho tôi
hôm nay được đại diện cho những người còn lại trong Chánh Phủ này, để nói lên
những lời tiễn biệt sau cùng với cựu Thủ Tướng của chúng tôi và lời phân ưu
thiết tha cùng gia đình người quá vãng.
Kính thưa quý vị
Chỉ mới hơn hai tuần trước, vào ngày 10 tháng 5 vừa qua tại Nam
Cali, trong buổi đại hội Việt Nam Cộng Hoà, một số anh chị em quân cán chính
của Miền Nam tự do đã có cơ hội gặp lại cựu Th.T. trong không khí thân mật,
phấn khởi và nồng nhiệt, đã được nghe Th. T. trình bày cặn kẽ công trình lớn
lao, đầy ý nghĩa mà TH. T. cùng một số cọng sự viên vừa hoàn tất cho hồ sơ Thềm
Lục Địa để các đại diện cùng kịp thời ghi danh đệ nạp LHQ trước hạn kỳ 13 tháng
5, 2009. Thái độ trang trọng uy nghi. tâm hồn rộng rãi sáng suốt, tiếng nói
mạnh mẽ, giọng điệu cứng rắn, tinh thần quốc gia vững chắc, Th. T. đã gây trong
lòng người tham dự niềm hy vọng, lòng tin tưởng vững chắc ở việc làm tốt đẹp, ở
những người lãnh đạo cuối cùng của chế độ VNCH trên đường phụng sự cho quê
hương đất nước. Tiếp theo sau ngày đại hội, anh chị em quân cán chính và đồng
hương ở nhiều nơi cũng còn có cơ hội trông thấy hình ảnh và nghe rõ tiếng nói
mạnh dạn của Th.T. khi ông trình bày vấn đề trên màn ảnh của hai đài truyền
hình SBTN và VHN-TV. Ai ai cũng lấy làm vui mừng được chứng kiến việc làm đầy ý
nghĩa cũng như con người mạnh khoẻ của Th.T ở tuổi gần 80. Nhưng niềm vui chưa
trọn thì bổng nhiên tử thần đã đột ngột cướp đi một người con yêu quý của quê
hương, một công bộc có tinh thần chân chính phụng sư quốc gia dân tộc, một
người lãnh đạo chính trị sáng suốt lúc nào cũng thiết tha với đất nước quê
hương.
Ngược lại, ông thường tới với anh chị em quân cán chính còn có lòng với đất nước,
thường tham dự các buổi lễ của cộng đồng, nhưng quan trọng hơn, kín đáo hơn,
Ông thường hội hợp cùng một nhóm anh em cộng sự viên thân tín, để nghiên cứu
thảo luận, bàn định kế hoạch mong làm được việc gì lợi ích cho quốc gia dân
tộc. Cố T. Th. Nguyễn Văn Thiệu, cố T. Tr. Ngô Khắc Tĩnh, cố Chuẩn Tướng Đỗ
Kiến Nhiểu, cố Đại Tá Võ Văn Cầm, là một số những người trước kia đã từng tham
dự những buổi họp với Ông hoặc ở Danville, hoặc ở San Jose. Ông liên lạc với
nhiều anh chị em ở các nơi, từng đi đến nhiều chỗ, từng gầy dựng một số những
nhóm kín đáo và âm thầm làm việc cho lý tưởng chính đáng của chế độ VNCH, đấu
tranh dành lại độc lập. tự do dân chủ cho người dân Việt. Khi thì ngấm ngầm yểm
trợ các phong trào đấu tranh chóng Cộng, khi công khai tham gia các việc làm có
lợi cho cộng đồng, khi thì kín đáo làm việc cho mục tiêu, đã mấy mươi năm rồi
chưa bao giờ Ông quên lý tưởng và con đường mình đã vạch ra trong viễn tượng
phụng sự quốc gia dân tộc.
Ông muốn cho mọi người, cho Quốc Tế, cho các thế hệ sau này biết rằng
nước Việt Nam Cộng Hoà là một quốc gia thành hình hợp pháp theo đúng các nguyên
tắc Công Pháp Quốc Tế được hơn 80 quốc gia trên thế giới thừa nhận, kể cả bốn
nước Pháp, Anh, Mỹ, Cộng Hoà Trung Hoa, trong số 5 quốc gia thành viên của Hội
Đồng Bảo An LHQ. VNCH đã từng được nhận vào các tổ chức khoa học, kỹ thuật của
LHQ. Quốc gia hợp pháp này đã là nạn nhân của cuộc chiến tranh xăm lược do nước
VNDCCH, tức Cộng Sản Bắc Việt, khởi xướng từ 1949 đến 1975. Mặc dầu đã có sự
can thiệp của cộng đồng quốc tế qua ba thoả hiệp – Hiệp Định Genève năm 1954,
Hiệp Định Paris năm 1973, và Thoả Ước ngày 3 tháng 2, 1973, Cộng Sản Bắc Việt
(VNDCCH) vẫn tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến tranh xăm lăng cho đến khi họ chiếm
trọn Miền Nam (VNCH) năm 1975.
Từ khi chiến thắng, Cộng Sản Bắc Việt đã đặt ách
thống trị độc tài chuyên chế lên Miền Nam tự do, dùng chánh sách kiềm kẹp ngược
đãi người dân Miền Nam không thua gì chế độ đô hộ của thực dân trước kia. Phải cho mọi người biết rõ sự thật đó để từ đó tranh đấu dành lại quyền
tự chủ hợp pháp của mình. Đời này chưa được thì đời sau hay đời sau nữa phải
làm sáng tõ sự thật này để đấu tranh dành lại độc lập, đưa quốc gia đến tự do
dân chủ, phú cường.
Than ôi! Con đường sứ mạng còn dài, người lái con tàu thi hành sứ
mạng sao vội đã ra đi, để lại một khoảng trống, một nổi bơ vơ cho những người
đồng chí còn ở lại. Chúng tôi vô cùng đau đớn, vô cùng luyến thương người đầu
đàn, người anh cả, người lãnh tụ của chúng tôi; cũng như một số quân cán chính
và người dân xót xa, thương tiếc nhà ái quốc, vị Thủ Tướng cuối cùng Hợp Hiến
và Hợp Pháp của Việt Nam Cộng Hoà. Nhưng chúng tôi cũng tin tưởng rằng ở bên
kia thế giới Người sẽ rất linh thiêng, sẽ hết lòng phù hộ, dẫn dắt cho đàn em
có đủ sáng suốt và can đảm tiếp tục con đường sứ mạng mà Người đã vạch ra cho
những người nối gót sau này.
Xin vĩnh biệt Thủ Tướng. Xin nguyện cầu linh hồn Thủ Tướng yên
nghĩ nơi cõi vĩnh hằng.
Xin thành kính phân ưu cùng bà Thủ Tướng và gia đình.
Xem dự án Vinhomes Tân Cảng lớn nhất Việt Nam Căn hộ Central Park | Can ho Central Park
ReplyDelete