07/06/2014
Hậu quả đi dây Trung - Mỹ: Ai là kẻ thù số một?
Trần Quang Thành phỏng vấn nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng
TRẦN QUANG THÀNH:
Xin chào nhà báo Phạm Chí Dũng, hôm nay lại gặp nhau để bàn về tình
hình đất nước. Thưa nhà báo PHẠM CHÍ DŨNG, hội nghị Shangri-la vừa rồi
đã để lại điều gì ấn tượng nhất, đáng quan tâm nhất thưa nhà báo?
PHẠM CHÍ DŨNG: Ấn tượng nhất là lời phát biểu của Đại tướng Phùng Quang Thanh.
TRẦN QUANG THÀNH: Tại sao lại quan tâm về lời phát biểu của ông ta?
PHẠM CHÍ DŨNG:
Trong khi tình hình nước sôi lửa bỏng Trung Quốc xâm lấn Việt Nam đã
cận kề, ông Đại tướng vẫn cho rằng chưa có gì là biến động cả, mọi
chuyện vẫn tốt đẹp, Việt Nam và Trung Quốc vẫn là bạn. Ngay cả ông Đặng
Ngọc Tùng Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam còn phải nêu rằng
đây là một bài học cho tất cả những ai mơ hồ về 16 chữ vàng và 4 tốt,
trong khi một Đại tướng nắm trọng trách toàn bộ lực lượng quân đội Việt
Nam mà lại phát biểu như thế thì người ta quá thất vọng. Và rõ ràng là
ông Phùng Quang Thanh, mặc dù có tần suất xuất hiện trên báo chí, công
luận ít thôi, nhưng lần xuất hiện này lại gây thất vọng rất lớn và có lẽ
làm giảm sút đáng kể uy tín của ông không chỉ trong dư luận trong nước
mà cả trên chính trường quốc tế.
TRẦN QUANG THÀNH:
Ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì bảo là Việt Nam đang chuẩn bị sẵn
sàng mọi tư liệu, mọi chứng cứ để kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế,
hoặc là để phanh phui những hành động xâm lược của Trung Quốc. Thế giữa
ông Thủ tướng và ông Đại tướng có gì là mâu thuẫn nhau không thưa nhà
báo?
PHẠM CHÍ DŨNG: Cả hai ông đều là
tướng, nhưng họ có mâu thuẫn và bất nhất với nhau. Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng đã có một lời tuyên bố tương đối kiên quyết và được dư luận đánh
giá là lần đầu tiên trong hai nhiệm kỳ Thủ tướng, ông đã dám có can đảm
để nói thẳng ra một điều là “không có tình hữu nghị viển vông”. Tôi đặc
biệt chú ý tới tính từ “viển vông” mà ông dùng, đó là một tính từ không
nằm trong các văn bản của nhà nước. Trong khi đó văn bản đọc tại hội
nghị Shangri-la của Đại tướng Phùng Quang Thanh nghe nói đã được Bộ
Chính trị duyệt từng câu từng chữ, và ngay cả cách đọc của ông cũng
không được thuyết phục vì nó hơi bị vấp váp. Như vậy giữa hai vị tướng
này đã có sự mâu thuẫn về mặt quan điểm đường lối, đối sách của Việt Nam
đối với Trung Quốc, và tôi cho đó không phải là một điềm lành đối với
Việt Nam.
TRẦN QUANG THÀNH: Như vậy phải chăng trong Bộ Chính trị đã có sự rạn nứt?
PHẠM CHÍ DŨNG:
Tôi nghĩ là rạn nứt thì đã từ lâu rồi. Người ta khác nhau về quan điểm
đối ngoại và đặc biệt là khác nhau về quan điểm đi dây như thế nào giữa
Trung Quốc và Mỹ. Việc đó đã xuất hiện vào tháng 5 năm 2013 khi diễn ra
cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Tập Cận Bình và phía Hoa Kỳ là tổng thống
Barack Obama tại Phòng Bầu dục ở Washington, và sau đó đến chuyến đi của
ông Trương Tấn Sang thì người ta rộ lên những lời đồn đoán về một sự
khác biệt nào đó, một sự khác biệt khá lớn. Nhưng chỉ đến gần đây khi mà
xảy ra sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc xâm lược lãnh
hải Việt Nam thì tất cả những mâu thuẫn mới bộc lộ ra và làm người ta
thấy nhiều khác biệt về quan điểm.
Tôi cho rằng
rất cần trong lúc này phải có một sự đồng nguyên trong Bộ Chính trị,
trên tinh thần dân tộc và cần phải có một Hội nghị Diên Hồng để các vị
tướng có thể nói với nhau về làm cách nào để bảo vệ đất nước, bảo vệ cho
chính gia đình và cho chính họ. Nhưng rất đáng tiếc là cho tới nay họ
vẫn lúng túng và tất cả dường như vẫn đang chờ đợi nhau. Người ta nói
rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có vẻ đưa ra những lời tuyên bố thẳng
thừng, kiên quyết như vậy, nhưng ông ta vẫn phải chờ Bộ Chính trị, Bộ
Chính trị lại chờ vào ông Nguyễn Tấn Dũng, tất cả vẫn đang chờ nhau
trong khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có vẻ đang chờ kết quả chuyến đi của
ông Phạm Bình Minh Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, còn ông
Phạm Bình Minh chắc chắn phải chờ ông John Kerry là Ngoại trưởng Mỹ.
Nhưng chuyến đi sắp tới của ông Phạm Bình Minh cũng không suôn sẻ lắm vì
ông Phạm Bình Minh lại còn phải chờ Bộ Chính trị, còn cho đến giờ Bộ
Chính trị Việt Nam lại đang chờ những động thái của phía Mỹ.
Trong
khi đó về phía Mỹ, Tổng thống Obama lần đầu tiên trong hai nhiệm kỳ đã
đưa ra lời tuyên bố cứng rắn với Trung Quốc về chuyện khả năng Mỹ có thể
đưa binh lực tới khu vực Biển Đông để giải quyết những xung đột vũ
trang có thể phát sinh tại khu vực và cũng là để bảo đảm cho những lợi
ích của người Mỹ về vấn đề tự do hàng hải, an ninh hàng hải ở khu vực
Biển Đông. Đó là một động thái khá kiên quyết về phía Mỹ theo một lối mở
mà như tư lệnh của quân đội Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương – ông Locklear –
đã tuyên bố, đã bắn tiếng trên Reuters là phía Mỹ có thể xây dựng một
đối tác chiến lược với phía Việt Nam. Mà trở thành đối tác chiến lược
thì anh có thể hình dung nó cần thiết với Việt Nam thế nào rồi, bởi vì
trước đây ông Trương Tấn Sang chưa thể hy vọng việc trở thành một đối
tác chiến lược mà chỉ là đối tác toàn diện mà thôi. Đối tác chiến lược ở
đây phải nói tới là chiến lược về an ninh và về quốc phòng, đó chính là
điều mà người Việt Nam cần nhất hiện nay, hơn cả Hiệp định Đối tác Kinh
tế xuyên Thái Bình Dương (TTP). Chỉ có đối tác chiến lược đầy đủ với
Hoa Kỳ mới có thể tạo ra một hàng rào chắn, một lá chắn đủ mạnh, đủ xung
lực, đủ hỏa lực để ngăn chặn hạm đội Nam Hải của Trung Quốc. Các động
thái gây hấn của Trung Quốc là không chỉ ở Biển Đông mà còn ở biên giới
phía Bắc, đó là điều cực kỳ quan trọng đối với Việt Nam. Nếu như Việt
Nam không thể đạt được điều đó thì có thể nói là không có một điều gì,
không có một con người nào, không có tài sản của một quan chức nào ở
Việt Nam có thể an toàn.
TRẦN QUANG THÀNH:
Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay dường như có những mâu
thuẫn trống đánh xuôi kèn thổi ngược: ông Nguyễn Tấn Dũng chờ Bộ Chính
trị, Bộ Chính trị lại chờ ông Nguyễn Tấn Dũng. Thế thì phải chăng có một
sự chờ một điều gì khác nữa, đó là chờ vào phương Bắc?
PHẠM CHÍ DŨNG: (cười)...
Điều đó tôi chưa nói ra. Đó chính là một sự chờ đợi ngấm ngầm. Nhưng có
điều là tôi thực sự không biết chắc là ai đang chờ đợi “phương Bắc”, và
nếu có những người chờ phương Bắc thì họ đang chờ đợi điều gì? Có lẽ
nào họ chờ đợi một sự bạo động mới như ở Đồng Nai, Bình Dương hay một số
nơi nào đó khác chăng? Đó chính là một ẩn số, một câu hỏi rất khúc mắc
mà người dân Việt Nam đang rất muốn biết, nhưng cho tới nay chưa ai giải
thích rõ ràng rằng lực lượng nào đủ mạnh, tôi xin nhấn mạnh là “đủ
mạnh”, đứng sau lưng giật dây bạo động ở Bình Dương và Đồng Nai.
Nếu
theo cách tuyên truyền giải thích của một số cơ quan nhà nước về ba
“đối tượng” mà người ta cho rằng có sự giật dây của Việt Tân và cung cấp
tiền bạc của Việt Tân để tạo ra cuộc xuống đường của hàng chục ngàn
công nhân ở Bình Dương và Đồng Nai, thì điều đó quá nguy hiểm đối với
nhà nước. Bởi vì chỉ có ba con người mà có thể tạo ra một cuộc bạo động
lớn như vậy thì với ba chục hoặc ba trăm người của Việt Tân từ hải ngoại
mà về Việt Nam thì sẽ như thế nào?
Lý lẽ đó không thuyết phục và dư luận hiện nay vẫn còn đang rất hoài nghi rằng có một lực lượng nào đủ lớn, đủ sâu để có thể chi phối một việc như vậy. Người ta cũng nghi ngờ rằng việc đó có bàn tay của tình báo Hoa Nam Trung Quốc đã tạo ra những cơn kích động sâu rộng có thể gây ra những mầm mống nội loạn ở Việt Nam.
Và nếu mầm mống nội loạn ấy đủ lớn thì chúng ta biết điều gì sẽ xảy ra, đó là lúc mà thể chế chính trị Việt Nam phân hóa sâu sắc và có thể tan rã bởi những động thái giật dây của tình báo phương Bắc. Lúc đó người phương Bắc sẽ tràn vào phương Nam theo những kịch bản đã từng xảy ra không biết bao nhiêu lần trong lịch sử.
Lý lẽ đó không thuyết phục và dư luận hiện nay vẫn còn đang rất hoài nghi rằng có một lực lượng nào đủ lớn, đủ sâu để có thể chi phối một việc như vậy. Người ta cũng nghi ngờ rằng việc đó có bàn tay của tình báo Hoa Nam Trung Quốc đã tạo ra những cơn kích động sâu rộng có thể gây ra những mầm mống nội loạn ở Việt Nam.
Và nếu mầm mống nội loạn ấy đủ lớn thì chúng ta biết điều gì sẽ xảy ra, đó là lúc mà thể chế chính trị Việt Nam phân hóa sâu sắc và có thể tan rã bởi những động thái giật dây của tình báo phương Bắc. Lúc đó người phương Bắc sẽ tràn vào phương Nam theo những kịch bản đã từng xảy ra không biết bao nhiêu lần trong lịch sử.
TRẦN QUANG THÀNH:
Quay trở lại vấn đề Hội nghị Shangri-la, ông đánh giá thế nào về những
khác biệt trong hội nghị này? Quốc tế thì rất quan tâm, rất lo ngại cho
Việt Nam, ví dụ như Thủ tướng Nhật, nhưng Việt Nam thì lủng củng với
nhau như vậy thì liệu chúng ta giải quyết vấn đề Biển Đông như thế nào?
PHẠM CHÍ DŨNG:
Tôi không ngạc nhiên về thái độ lủng củng hay là bất nhất, chần chừ của
phía Việt Nam, vì điều đó diễn ra từ lâu rồi, đặc biệt là trong mối
quan hệ “anh em môi răng” với phương Bắc. Nhưng điều quá khó khăn với họ
là thế này: hiện nay phương Bắc không còn là gây hấn thuần túy mà đã là
một mối họa xâm lăng, giàn khoan 981 là một trong những bước đi đầu
tiên của Trung Quốc để tạo ra một nền tảng trong chiến lược gây hấn
khiêu khích và xâm lấn dài hạn đối với Việt Nam trong tương lai không
xa. Mối họa đã rất cận kề.
Người ta cũng đã
thấy là người Mỹ đưa tay ra. Người Mỹ đưa tay ra vì lợi ích của họ ở khu
vực Biển Đông, đó là giao thương hàng hải và tất cả những gì mà họ coi
là mặt quân sự có thể chi phối được khu vực, không chỉ là khu vực Nam Á
mà cả Đông Á nữa. Trong lúc đó Việt Nam cần phải tận dụng cơ hội này,
khi mà ông Locklear Tư lệnh quân đội Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình
Dương ra tuyên bố về khả năng Mỹ và Việt Nam có thể có quan hệ đối tác
chiến lược. Tôi cho rằng nhà nước Việt Nam phải bắt nhịp ngay cái tần số
và cơ hội đó. Nhưng Hội nghị Shangri-la đã chứng tỏ bản lĩnh quá yếu
kém của phía Việt Nam. Hoàn toàn không đạt yêu cầu khi đưa một ông Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng ra để chỉ nói những câu văn vẻ không có nghĩa gì
hết, gây phản cảm rất lớn trong dư luận, cho thấy một vị thế quá yếu kém
của Việt Nam trên chính trường quốc tế. Điều đó gây ra hậu quả là quốc
tế họ coi thường Việt Nam, họ đánh giá Việt Nam là chỉ có lời nói mà
không có hành động, mà nếu như chỉ có lời nói mà không có hành động thì
khi xảy ra chiến tranh với Trung Quốc thì quân đội Việt Nam sẽ đánh nhau
như thế nào đây với một vị Đại tướng nói không nên lời? Đó là điều quá
rõ.
Trong khi đó, phía Mỹ đã chủ động đưa ra đề
xuất thành lập một khối đồng minh quân sự Đông Á bao gồm người Mỹ,
người Nhật Bản, người Philippines và tất nhiên cả Việt Nam. Tôi cho đây
là một cơ hội cuối cùng của Việt Nam. Nếu nhà nước Việt Nam không biết
tận dụng cơ hội này thì không biết đến bao giờ người Mỹ mới đưa ra cơ
hội lần thứ hai, và chắc chắn là trong năm nay sẽ chưa có một hiệp định
TTP nào cả, cũng không có vũ khí sát thương nào hết, và sẽ không có bất
kỳ một ân hạn nào đối với Việt Nam trong việc giải quyết những lợi ích
giữa hai quốc gia Mỹ - Việt.
TRẦN QUANG THÀNH:
Việt Nam chủ yếu là mua vũ khí của Nga để phòng thủ đất nước. Việt Nam
có hai đồng minh chiến lược khổng lồ là ông Trung Quốc và ông Nga, nhưng
vừa rồi khi mà xảy ra vấn đề Biển Đông thì ông Putin lại đứng bên ông
chủ tịch Tập Cận Bình. Vậy nhà báo PHẠM CHÍ DŨNG bình luận thế nào về
cái ông đồng minh chiến lược Nga?
PHẠM CHÍ DŨNG:
Tôi cho rằng ít nhất về vũ khí và khí tài quân sự Việt Nam nhập từ Nga
thì chất lượng của vũ khí và khí tài quân sự đó đã không còn bảo đảm nếu
xảy ra một cuộc chiến tranh với Trung Quốc. Thực tế thì Việt Nam nhập
khẩu đến 90% vũ khí và khí tài quân sự từ Nga. Chẳng hạn đó là các hệ xe
tăng họ T, trước đây là T-34, rồi đến T-54, T-55, sau này là T-72 đến
T-90, cũng như một số máy bay SU hay là MIC, hay là tên lửa…, nhưng tất
cả những vũ khí như vậy về chất lượng không thể bằng Trung Quốc được.
Trong khi đó người Trung Quốc nhập khẩu những vũ khí tối tân hơn hẳn từ Nga, họ có những tàu ngầm rất lớn mà chất lượng quân sự cao hơn hẳn những gì mà Nga bán cho Việt Nam. Như vậy hình ảnh mà Putin đứng cạnh Tập Cận Bình với một hợp đồng khí đốt lên tới hơn 400 tỷ USD trong dài hạn cho thấy chắc chắn là giữa người Nga là ông Putin đã có một thỏa thuận, và thực sự họ là một đồng minh trên một mặt trận đối trọng với người Mỹ. Việt Nam chỉ là một mắt xích nhỏ trong tất cả những mối quan hệ này thôi.
Trong khi đó người Trung Quốc nhập khẩu những vũ khí tối tân hơn hẳn từ Nga, họ có những tàu ngầm rất lớn mà chất lượng quân sự cao hơn hẳn những gì mà Nga bán cho Việt Nam. Như vậy hình ảnh mà Putin đứng cạnh Tập Cận Bình với một hợp đồng khí đốt lên tới hơn 400 tỷ USD trong dài hạn cho thấy chắc chắn là giữa người Nga là ông Putin đã có một thỏa thuận, và thực sự họ là một đồng minh trên một mặt trận đối trọng với người Mỹ. Việt Nam chỉ là một mắt xích nhỏ trong tất cả những mối quan hệ này thôi.
Theo tính toán của Bắc Kinh và
Moscow thì sự kết hợp của hai lực lượng này có thể trở thành một siêu
cường, và Bắc Kinh đặc biệt mong muốn điều đó, vì Bắc Kinh cho tới giờ
chỉ có thể coi là một cường quốc chứ chưa thể gọi là một siêu cường.
Nhưng một cường quốc như Trung Quốc vẫn còn khá nhiều vấn đề bổ khuyết,
nhất là vấn đề kinh tế và nội chính, nên ông Tập Cận Bình và bộ sậu của
ông ta chắc chắn là muốn có một quan hệ sâu sắc hơn với Moscow, bất chấp
cuộc chiến từng xảy ra giữa hai quốc gia vào những năm 1960.
TRẦN QUANG THÀNH:
Nhìn lại vấn đề Việt Nam trong vòng cả tháng qua, điều gì ông cảm thấy
lo lắng nhất và điều gì ông thấy tin tưởng và lạc quan nhất?
PHẠM CHÍ DŨNG:
Điều lo lắng nhất cũng trở nên bình thường nhất, vì tôi không ngạc
nhiên về những gì đã xảy ra ở Việt Nam. Sự lo lắng nhất đến từ những yếu
kém của nhà nước Việt Nam mà chúng ta vẫn thường gọi là thái độ nhu
nhược. Bất kỳ khi nào trong lịch sử Việt Nam diễn ra hiểm họa ngoại xâm
thì gần như đều xảy ra những dao động trong nội bộ Việt Nam. Lần này mới
chỉ một giàn khoan 981 mà dường như mọi chuyện đã rối tung lên, thì nếu
như có thêm vài cái giàn khoan nữa hoặc có thêm một ít động thái quân
sự xâm lược khiêu khích và gia tăng vũ trang từ phía Trung Quốc thì
không hiểu mọi chuyện sẽ thế nào? Đó là điều đáng lo lắng nhất, nhưng
theo tôi cũng trở nên bình thường vì chúng ta hoàn toàn không ngạc nhiên
về tất cả những gì đã diễn ra từ trước đến nay trong nội bộ Việt Nam.
Còn
điều đáng lạc quan nhất thì thế này, chính ra tôi đã nêu ra với anh
TRẦN QUANG THÀNH trong vài bài phỏng vấn trước rằng người Việt Nam chúng
ta phải cám ơn Trung Quốc vì họ đã tạo ra sự kiện giàn khoan 981, nhưng
họ đã không tính toán kỹ, họ không nghĩ rằng giàn khoan 981 mà đứng
phía sau là toàn bộ Bắc Kinh đã tạo ra một sự kích động lớn như thế, làm
cho những người theo chủ thuyết ngả sang phương Tây đã dứt khoát, quyết
đoán hơn, và dường như đang có một làn sóng chạy về phương Tây vì đó là
lối thoát duy nhất. Đó chính là tín hiệu lạc quan nhất, và tôi cho là
đó cũng là lối thoát của dân tộc Việt Nam, vì cho tới nay chúng ta cần
phải xác định rằng ai là bạn và ai không phải là bạn – là kẻ thù.
Từ
trước tới giờ Trung Quốc được coi là đối tác chiến lược lớn nhất của
Việt Nam trong số hàng chục đối tác chiến lược mà Việt Nam đã thiết lập,
nhiều đến mức mà người ta cho rằng Việt Nam đã bị lạm phát đối tác
chiến lược. Vài năm trước khi xảy ra làn sóng đối tác chiến lược của
Việt Nam với các nước, đã có nhiều ý kiến nêu rằng quá nhiều đối tác
chiến lược thì khi xảy ra tình trạng khó khăn với Việt Nam thì như bị
gây áp lực quân sự, chẳng hạn từ Trung Quốc, thì các đối tác chiến lược
khác sẽ không có trách nhiệm gì cả, họ xem đó là vấn đề riêng tư của
Việt Nam mà thôi, tức sẽ không có một nguồn lực tập trung để giải quyết
vấn đề Việt Nam khi mà nguồn lực đó bị dàn trải quá nhiều. Bây giờ hiện
thực đó đang xảy ra sờ sờ trước mắt khi mà Trung Quốc gây ra áp lực với
Việt Nam, bởi trong những ngày đầu tiên Việt Nam hầu như không được sự
lên tiếng ủng hộ nào từ cộng đồng quốc tế. Họ thờ ơ, thậm chí trên kênh
CNN toàn là những người đại diện ngoại giao của Trung Quốc phát biểu chứ
không phải là đại diện ngoại giao của Việt Nam. Mãi sau này đại diện
ngoại giao của Việt Nam mới có cơ hội trên CNN, nhưng đã quá muộn.
Đã
đến lúc cần phải xem lại ai là thù, ai là bạn. Và thay vì xác định Mỹ
là kẻ thù số một theo truyền thống trước đây của lịch sử chính trị Việt
Nam thì hãy nên xem lại rằng kẻ thù đó còn ở quá xa, và từ 40 năm qua kẻ
thù số một đó chưa từng làm cái gì xấu xa đối với Việt Nam. Ngược lại
trong mười năm qua Việt Nam được lợi quá nhiều về kinh tế khi xuất siêu
15-16 tỷ USD vào thị trường Mỹ, trong khi nhập siêu 23-24 tỷ USD từ thị
trường Trung Quốc. Vậy thì bất lợi nằm ở đâu, lợi ích nằm ở chỗ nào? Ai
xâm lược Việt Nam, ai không xâm lược Việt Nam? Ai chìa tay ra đối với
Việt Nam? Phải xem lại điều đó để thấy rằng Hoa Kỳ và phương Tây là lối
thoát không chỉ với giới chính khách Việt Nam mà còn đối với cả dân tộc
Việt Nam trong tương lai.
TRẦN QUANG THÀNH: Xin cảm ơn nhà báo PHẠM CHÍ DŨNG về cuộc hội luận hôm nay.
Người được phỏng vấn gửi BVN.
No comments:
Post a Comment