Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday 2 June 2014

CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG

Phản biện 6 luận điểm của Ngô Viễn Phú

 Nguyễn Ngọc Già

Luận điểm số 1: Đoạn thứ nhất trong “Tuyên bố lãnh hải”, mà chính phủ Trung Quốc đã công bố vào tháng 9 năm 1958, đã nói rất rõ rằng, phạm vi bao quát trong 12 hải lí của lãnh hải Trung Quốc là thích dụng cho tất cả lãnh thổ của Trung Quốc, trong đó, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa.
Công hàm Phạm Văn Đồng đã rất rõ ràng “ghi nhận và tán thành” với tuyên bố về lãnh hải của chính phủ Trung Quốc, thì trước hết chính là thừa nhận và tán thành chủ trương về lãnh thổ của Trung Quốc, bởi vì chủ trương về lãnh hải có gốc là chủ quyền lãnh thổ, lãnh thổ không tồn tại thì lãnh hải cũng không có căn cứ.

Công hàm Phạm Văn Đồng không đưa ra bất cứ quan điểm bất đồng hay ý kiến bảo lưu nào về Tuyên bố Lãnh hải của chính phủ Trung Quốc, thì theo lô-gich, là cho thấy chính phủ Việt nam tán thành với toàn bộ nội dung của Tuyên bố Lãnh hải do chính phủ Trung Quốc đưa ra, trong đó, có bao gồm cả chủ trương “quần đảo Tây Sa, quần đảo Nam Sa thuộc vào lãnh thổ Trung Quốc”
Phản biện số 1: Trong tuyên bố của nước có tên Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) tại điểm 1 nói rằng:
"Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Điều lệ này áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Đài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bờ biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa và các đảo khác thuộc Trung Quốc"
Một khi cho rằng công hàm Phạm Văn Đồng "ghi nhận và tán thành" toàn bộ "tuyên bố" này là của nước có tên CHNDTH, ông Ngô Viễn Phú buộc phải làm rõ cụm từ "...và các đảo khác". Bởi vì, ông Phạm Văn Đồng không chỉ "ghi nhận và tán thành" các đảo có tên cụ thể mà còn "ghi nhận và tán thành" "các đảo khác". Một "tuyên bố" tầm cỡ quốc gia không bao giờ được phép dùng chữ với ý nghĩa mơ hồ. 
Với tư cách là một tiến sĩ luật nổi tiếng, hẳn ông Ngô không thể và không nên từ chối yêu cầu đảm bảo tinh thần "học thuật""luật học"? Một khi, việc làm rõ này chưa xảy ra, nghĩa là "bản tuyên bố" của nước có tên CHNDTH chưa có đủ căn cứ khoa học để bảo đảm giá trị như tự thân của nó muốn, bởi toàn bộ "bản tuyên bố" là một thể thống nhất, không cắt rời.

Luận điểm số 2: Vào thời gian này, tình hữu nghị Việt – Trung tốt đẹp là sự thực, nước Mĩ lại là kẻ thù chung của hai nước Việt – Trung, Việt Nam lên tiếng ủng hộ Trung Quốc trên trường quốc tế chính là lí do tình cảm đó. Thế nhưng, trong vấn đề không thể hàm hồ là giao thiệp về chủ quyền lãnh thế như thế, cứ tự nói “ý nguyện” là thế này thế kia, để mà lật lại câu “ghi nhận và tán thành” rành rành trên giấy trắng mực đen, thì trong quan hệ quốc tế vốn trọng chứng cớ văn bản, sẽ không được người ta tin tưởng và công nhận đâu!
Phản biện số 2: Theo trên, thời điểm thập niên 1950, ông Ngô cho rằng "tình hữu nghị Việt – Trung tốt đẹp là sự thực..."
Cả hai nước này công nhận lẫn nhau là sự thực. Nước có tên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) tuyên bố thành lập ngày 02/9/1945. Nước có tên CHNDTH tuyên bố thành lập ngày 01/10/1949. Cả hai thời điểm "lập quốc" cũng là sự thực. Tuy nhiên, "sự thành lập" của hai quốc gia này không xuất phát từ việc người dân bầu cử tự do và hợp pháp - đây là một sự thực thứ ba.
Do đó, khi ông Ngô đề cập đến chữ "hữu nghị", có lẽ phải nói rõ ràng trước toàn dân Việt Nam và toàn dân Trung Hoa cũng như các sắc dân khác hiện đang sinh sống tại nước có tên CHNDTH (đương nhiên trong đó có cả người Tây Tạng và người Tân Cương) rằng: "Tình hữu nghị đó" là riêng, giữa nước có tên CHNDTH và nước có tên VNDCCH.

Luận điểm số 3: Cách biện luận này có ngầm ý sau: nếu không ở vào hoàn cảnh chiến tranh, nếu không cần sự viện trợ của Trung Quốc, thì Việt Nam sẽ không thừa nhận Tuyên bố Lãnh hải của Trung Quốc, không phát sinh (sự kiện) công hàm Phạm Văn Đồng. Thế nhưng, loại biện luận như thế này chỉ là miêu tả lại một sự thực đã xảy ra, không thể, dù một chút xíu, phủ định được hiệu lực của công hàm Phạm Văn Đồng.
Thêm nữa, không có bất cứ chứng cớ nào chứng minh việc Trung Quốc đã lợi dụng Việt Nam ở vào hoàn cảnh khó khăn đang cần sự giúp đỡ của Trung Quốc để dồn ép chính quyền Việt Nam phải nuốt bồ hòn làm ngọt mà thừa nhận chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Bản thân công hàm đã gửi cho chính phủ Trung Quốc và nội dung của nó cho thấy: tất cả đều là quyết định tự chủ tự nguyện của chính phủ Việt Nam.

Nói ngược lại, giả như ở vào thời điểm đó, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương rằng quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam, thì từ lập trường dân tộc chủ nghĩa vững chắc và nhất quán của người Việt Nam, chính phủ Phạm Văn Đồng sẽ không gửi công hàm đó cho Trung Quốc, hoặc chí ít thì trong công hàm sẽ bỏ quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa ra bên ngoài.
Lại thêm nữa, cộng với chứng cớ là việc trước năm 1975, trong nhiều trường hợp (nói chuyện giữa nhân viên ngoại giao với nhau, bản đồ, sách giáo khoa), Việt Nam đều chủ trương rằng quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc, thì có thể chứng minh rằng, việc thừa nhận trong công hàm Phạm Văn Đồng rằng quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa thuộc lãnh thổ vốn có của Trung Quốc chính là cách suy nghĩ thực sự của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Phản biện số 3: Dù ông Ngô nói rằng "...không có bất cứ chứng cớ nào chứng minh việc Trung Quốc đã lợi dụng Việt Nam ở vào hoàn cảnh khó khăn đang cần sự giúp đỡ của Trung Quốc để dồn ép chính quyền Việt Nam phải nuốt bồ hòn làm ngọt mà thừa nhận chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc...", song le, ông lại chấp nhận điều mà ông gọi là "ngầm ý" rằng "...nếu không cần sự viện trợ của Trung Quốc, thì Việt Nam sẽ không thừa nhận Tuyên bố Lãnh hải của Trung Quốc, không phát sinh (sự kiện) công hàm Phạm Văn Đồng..." và Ngô Viễn Phú tự thân công nhận "...biện luận [đó]... là miêu tả lại một sự thực đã xảy ra...", điều này có nghĩa: VNDCCH, lúc bấy giờ rất "túng thiếu" là điều có thật. Ôi chao! Sự thật mới quan trọng làm sao, phải không tiến sĩ Ngô?
Có khi nào, một người có "của ăn của để" lại cần phải "cầm cố" một tài sản mang giá trị là "bảo vật" được truyền lại nhiều đời không nhỉ? Trong khi đó, chưa chắc "bảo vật" đó là của riêng anh ta mà của cả gia đình giòng tộc, chẳng qua vì anh ta túng quá bèn lén "xách nó" đi... làm bậy. "Tiệm cầm đồ" nào đó, dù biết rõ giá trị (tinh thần thiêng liêng và cả vật chất) món hàng được mang ra "cầm cố" trong lúc "thiếu thuốc", lại vẫn vui vẻ "cầm" với "giá bèo" cùng lãi suất "cắt cổ" thì "tiệm cầnm đồ" đó có vi phạm đạo đức làm người và pháp luật không nhỉ(?). Nếu tiến sĩ Ngô đủ tự tin Hoàng Sa thuộc nuớc có tên CHNDTH, sao ông không tư vấn ngay cho nhà nước có tên CHNDTH giành lấy chủ động kiện ra tòa án quốc tế?

Hẫy nghe nhà luật học nói tiếp: "...chí ít thì trong công hàm sẽ bỏ quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa ra bên ngoài...". Một bản "tuyên bố" thống nhất - không thể cắt rời - mang tầm quốc gia, lại được một ông tiến sĩ luật - Viện trưởng (cả một viện nghiên cứu về luật pháp) coi nó như... "một ổ bánh mì", thích thì cắt, khoái thì xé ra "từng miếng" thế sao (?). Tiến sĩ Ngô tỏ ra không chỉ xem thường "tình hữu nghị" mà ông gọi là "sự thực" của nước có tên VNDCCH, nguy hại hơn ông Ngô đang mạ lỵ vào nước có tên CHNDTH mất rồi. Rất tiếc, suy nghĩ như thế, có vẻ không xứng lắm với một tiến sĩ luật (!).
Luận điểm số 4: Trước năm 1975, tức là trước khi chính quyền miền Bắc giành chiến thắng để thống nhất hai miền Nam Bắc, miền Bắc một mực tuyên bố mình là chính thống, là đại diện hợp pháp duy nhất cho Việt nam, và gọi chính quyền miền Nam là “bù nhìn”, là “chính quyền ngụy” phi pháp, cần phải tiêu diệt. Ở thời điểm đó, trên trường quốc tế, một số quốc gia có quan hệ tốt với miền Bắc, trong đó có Trung Quốc, đều thừa nhận miền Bắc là đại diện hợp pháp duy nhất cho Việt Nam; và phía Trung Quốc, vào ngày 18 tháng 1 năm 1950, thể theo đề nghị của chính quyền miền Bắc, đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với miền Bắc, hai bên cùng cử đại sứ (tới Hà Nội và Bắc Kinh). Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ những sự thực lịch sử không thể chối cãi đó, chính phủ Việt Nam hiện nay chính là nhà nước kế tục của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước đây, sau khi chiến thắng và thống nhất hai miền Nam Bắc, lẽ ra phải giữ vững chuẩn tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, cũng tức là tín nghĩa cho nền chính trị của quốc gia, giữ vững lập trường quốc gia trước sau như một, đằng này, tại sao lại vì lợi ích vốn không nên có, mà “qua cầu rút ván”, bội tín phản nghĩa?!

Nếu theo quan điểm đã nhắc đến ở trên của các học giả Việt Nam thì, miền Bắc là “bên thứ ba ở ngoài không liên quan”, như vậy, sẽ có nghĩa là thừa nhận địa vị hợp pháp của chính quyền miền Nam, và thế thì, những cái gọi là “bù nhìn” hay “chính quyền ngụy” chỉ là cách gọi càn, và việc “giải phóng miền Nam” của chính quyền miền Bắc chính là hành động xâm lược. Theo nguyên tắc của luật quốc tế, bên xâm lược không có quyền “kế thừa” lãnh thổ và tất cả các quyền lợi của bên bị xâm lược, thế thì, chính quyền Việt Nam hiện nay, vốn là kế tục của chính quyền miền Bắc trước đây, sẽ không có quyền lấy tư cách người kế thừa của chính quyền miền Nam để mà đưa yêu cầu về lãnh thổ đối với quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa.
Phản biện số 4: Việc một nhà nước không do dân bầu cử tự do và hợp pháp, thừa nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với một nhà nước cũng tương ứng tình trạng như thế, hoàn toàn không nói lên nguyện vọng của nhân dân hai xứ sở Trung Hoa - Việt Nam. 
Thông thường, những nhà nước không chính danh lại thích nhân danh "dân chủ" hoặc liều mạng lấy (đại) tên nước là "cộng hòa nhân dân...". Người Việt Nam có tục ngữ "giấu đầu lòi đuôi".
Nước có tên VNDCCH chiến thắng năm 1975 là sự thực. Không có gì bàn cãi. Tuy nhiên, lẽ nào tiến sĩ luật học Ngô Viễn Phú không biết nhà nước đó đã vi phạm hầu hết và vi phạm thô bạo hiệp định Paris 1973? 
Từ biến cố này, nhà nước có tên "cộng hòa nhân dân Trung Hoa" lẹ tay dùng kế "sấn hỏa đả kiếp" để mà hành động cướp ngay Hoàng Sa của Việt Nam. Lẽ nào một nhà luật học lại không hay không biết điều này? 
Nếu tiến sĩ Ngô đủ tự tin sử dụng thành ngữ Việt Nam: “qua cầu rút ván”, "bội tín phản nghĩa" đối với những tên "thiếu thuốc" lỡ đến "tiệm cầm đồ" gán nợ cho kẻ tham tiền, sao không tiện thể mắng luôn những kẻ nào với lòng tham lam vô độ đã ra lệnh xối đạn vào 74 người lính Việt Nam đang bảo vệ Tổ Quốc của họ, vào năm 1974, tại Hoàng Sa của Việt Nam? "Tín" nào và "nghĩa" gì đây nhỉ? Phải chăng đó là "chữ tín""chữ nghĩa" xuất phát từ sự đồng lõa của đôi bên cái gọi là "nhà nước" không phải do dân bầu lên?
Luận điểm số 5: Tháng 7 năm 1954, các nước tham dự Hội nghị Giơ-ne-vơ đã kí Hiệp định đình chiến cho Việt Nam, trong Hiệp định có qui định rằng “thông qua bầu cử phổ thông tự do, thực hiện việc thống nhất hai miền Nam - Bắc”. Thế nhưng, chính quyền miền Bắc lấy lí do rằng hiệp định này được kí kết dưới sự dàn xếp của chính phủ Trung Quốc, đã làm tổn hại đến lợi ích của Việt Nam, không đại diện cho lập trường của miền Bắc, cho nên ngay từ đầu đã không muốn tuân thủ hiệp định. Tiến triển lịch sử về sau này cũng cho thấy cả chính quyền miền Bắc và chính quyền miền Nam đều không hề có ý tiến hành cuộc tổng tuyển cứ phổ thông tự do trên toàn quốc thông qua các cuộc tiếp xúc, cũng không đạt được bến bất cứ thỏa thuận làm việc nào, mà cả hai chỉ tự mình tuyên bố mình là “chính thống”, qua đó cho mình trở thành chính quyền “mang tính vĩnh cửu” mà không phải là lâm thời. Cả hai đều xây dựng cơ cấu chính quyền quốc gia hoàn chỉnh, như có quốc hội, chính phủ và các cơ quan bộ.
Luận điểm số 5 ở trên đã bị sự thực lịch sử phủ định, không còn sức thuyết phục nữa.

Phản biện số 5: Đúng như tiến sĩ Ngô nói: "...cả chính quyền miền Bắc và chính quyền miền Nam đều không hề có ý tiến hành cuộc tổng tuyển cứ phổ thông tự do trên toàn quốc thông qua các cuộc tiếp xúc, cũng không đạt được bến bất cứ thỏa thuận làm việc nào, mà cả hai chỉ tự mình tuyên bố mình là “chính thống”, qua đó cho mình trở thành chính quyền “mang tính vĩnh cửu” mà không phải là lâm thời. Cả hai đều xây dựng cơ cấu chính quyền quốc gia hoàn chỉnh, như có quốc hội, chính phủ và các cơ quan bộ..."
Lịch sử tang thương của Việt Nam cũng là sự thực. Do đó, công hàm Phạm Văn Đồng tiếp tục "có giá trị" bởi cái gọi là "chiến thắng" năm 1975. Liệu nước có tên VNDCCH có thể "thắng cuộc" nếu thực thi nghiêm chỉnh Hiệp định Paris 1973? Những người sẵn sàng "ký và xé" tất cả mọi điều hứa chẳng lẽ là những người mà nước có tên CHNDTH yêu mến và đáng "chơi" cùng với "16 chữ vàng""4 tốt"?

“Tell me who your friends are and I will tell you who you are.” - có lẽ tiến sĩ Ngô hẳn biết câu tục ngữ phương Tây này?
Tác giả cuốn "A Bitter Peace: Washington, Hanoi, and the Making of the Paris Agreement", Pierre Asselin, phó giáo sư lịch sử ở Đại học Hawaii Pacific cho rằng:
"Hà Nội chiến thắng cuộc chiến Việt Nam, đó là điều chắc chắn, tuy nhiên họ cũng không thắng dựa trên các điều khoản của mình, là thắng một cách vô điều kiện.
Việc vi phạm Hiệp định Paris, điều mà phía Mỹ ít nhất đã cố gắng tôn trọng ở mức độ không đưa quân trở lại miền Nam, đã phá vỡ hình ảnh nạn nhân của chiến tranh chỉ muốn độc lập và hòa bình mà Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã dựng lên hơn một thập kỷ qua. Điều đó, cùng với những tình huống khác, đã làm giảm sự đáng tin của Hà Nội trong mắt thế giới, và một phần nào đó giải thích tại sao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lại bị quốc tế bỏ rơi hồi năm 1980. Hiệp định Paris không phải là một “thắng lợi vĩ đại” của Hà Nội; nó là một sự hòa bình cay đắng và cần thiết để tạo những điều kiện dẫn đến chiến thắng nhanh chóng nhưng đầy rắc rối năm 1975" (trích từ wikipedia)
Một thứ "chiến thắng" không phải xuất phát từ Chính Nghĩa đã đủ đáng xấu hổ với cả thế giới, dám nói chi có quốc gia, mang tên "cộng hòa nhân dân..." lợi dụng hoàn cảnh tan nát của "một gia đình" để mưu lợi. Nhất định những kẻ trục lợi trên đau khổ người khác họ không thể hiểu được từ Hán - Việt: Vô Lương Tâm.

Luận điểm số 6: Có học giả Việt Nam cho rằng đây là chỗ quan yếu nhất để chứng minh công hàm Phạm Văn Đồng vô hiệu, do đó, đây cũng là lí do không thể bác bỏ. Thế nhưng, ở bài này, tôi cho rằng, sự việc thảy đều không chắc như đinh đóng cột như họ nói đâu, có thể phản luận từ hai phương diện: lô-gich pháp luật, sự thực lịch sử.
Thứ nhất, công hàm Phạm Văn Đồng không phải là điều ước ngoại giao, cũng không phải là tuyên bố đơn phương từ bỏ chủ quyền lãnh thổ, nên không cần sự phê chuẩn của quốc hội. Năm 1958, chính phủ Trung Quốc công bố Tuyên bố Lãnh hải, mục đích của nó không phải là tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc chỉ riêng cho một mình Việt Nam. Chính phủ Việt Nam và ông Phạm Văn Đồng đã giao công hàm này cho phía Trung Quốc, cũng không phải là từ bỏ chủ quyền lãnh thổ của nước mình, mà là, từ xác tín trong nội tâm, đã “ghi nhận và tán thành” chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của Trung Quốc. Bởi vì nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay từ đầu đã thừa nhận “quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa từ xưa đã là lãnh thổ của Trung Quốc”, về cơ bản, không có vấn đề Việt Nam từ bỏ chủ quyền lãnh thổ của mình.

Vào thời điểm đó, giữa Trung Quốc và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có tranh chấp lãnh thổ, công hàm Phạm Văn Đồng là xác nhận sự thực của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là xác nhận ngoại giao về văn bản mà Trung Quốc đã đưa ra, là thuộc phạm vi quyền hạn ngoại giao của chính phủ Việt Nam, không cần có sự phê chuẩn của quốc hội.

Thứ hai, Việt Nam lúc đó không có quốc hội chính thức, cũng không có hiến pháp chính thức. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 6 tháng 1 năm 1946, Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành bầu cử toàn dân tại vùng mà mình quản lí được, đưa tới sự ra đời của “quốc hội soạn thảo hiến pháp” mang tính lâm thời, soạn ra hiến pháp. Thế nhưng, do quân xâm lược Pháp đang từ Hải Phòng tiến về uy hiếp Hà Nội, thời gian ngắn của hòa bình tạm thời đã bị phá bỏ, lại bắt đầu chiến tranh kháng Pháp, dự thảo hiến pháp tuy đã được thông qua nhưng chưa được đem ra công bố. Sau khi sứ mệnh soạn hiến pháp của “quốc hội soạn thảo hiến pháp” đã hoàn thành, nếu quốc hội chính thức được sinh ra một cách trái luật, thì hoạt động bình thường của quốc hội ấy sẽ càng không có gì để nói đến nữa. Do đó mới có “Quốc hội giao quyền cho chính phủ căn cứ theo nguyên tắc đã xác định của hiến pháp mà thực thi quyền lập pháp”. Tình trạng này kéo dài đến năm 1960. Sau này, phía Việt Nam xác định nhiệm kì của Quốc hội khóa I là từ năm 1946 đến năm 1960, với độ dài nhất là 14 năm, đủ để chứng minh là thời kì bất thường: (quốc hội) tồn tại tương đối khó khăn, chính quyền chưa thể thực hiện được các hoạt động một cách bình thường. Hiến pháp chính thức đầu tiên của Việt Nam là Hiếp pháp năm 1959.

Thông qua khảo sát về lịch sử hiến pháp và quốc hội của Việt Nam, có thể nghiêm túc nói rằng, trước và sau năm 1958, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa có hiến pháp, cũng chưa có quốc hội. 
Chính phủ căn cứ vào qui định của “quốc hội soạn thảo hiến pháp” mang tính lâm thời mà có được quyền lập pháp, điều đó có nghĩa, trên thực tế, chính phủ có cả quyền lực của quốc hội. Việc chính phủ của ông Phạm Văn Đồng gửi công hàm đó cho chính phủ Trung Quốc là hoàn toàn nằm trong phạm vi quyền hạn hợp pháp của chính phủ.


Phản biện số 6: Những lý luận của tiến sĩ Ngô nhằm phản biện lý luận từ phía nước có tên CHXHCNVN rằng: "Theo nguyên tắc của hiến pháp, tất cả tuyên bố về với chủ quyền lãnh thổ mà chính phủ đưa ra đều phải có được phê chuẩn của quốc hội thì mới có hiệu lực. Công hàm Phạm Văn Đồng không thông qua quốc hội để được phê chuẩn, cho nên không có hiệu lực về pháp luật"
Lý luận của Ngô tiến sĩ là một lý luận thuộc phép ngụy biện "lợi dụng chữ nghĩa". Ngô Viễn Phú cho rằng ông Phạm Văn Đồng có toàn quyền quyết định trong việc "xuất bản" ra công hàm mà không cần phải thông qua quốc hội.
Những chữ "quốc hội", "chính phủ", "hiến pháp", "luật pháp", hoàn toàn vô nghĩa không chỉ đối với nước có tên VNDCCH mà còn đối với nước có tên CHNDTH. 
Những khái niệm này cũng trở nên vô nghĩa trong "quan hệ bang giao" của riêng 2 nước này đối với nhau, chỉ một lý do duy nhất: Hai nước có cùng một chế độ - độc tài toàn trị. Một chế độ như thế, thử hỏi "hiến pháp" hay "quốc hội" còn có vai trò gì để cho một tiến sĩ luật mạnh miệng viện dẫn như một "nhà luật học" cần phải hấp thụ văn hóa văn minh và học hỏi thêm từ nền giáo dục nhân bản và khai phóng?

Kết
Tóm lại, 6 luận điểm của tiến sĩ thuộc nước có tên CHNDTH hoàn toàn bị gãy đổ. Dù sao, Ngô Viễn Phú cũng giúp dân tộc Việt Nam và dân tộc Trung Hoa hiểu rõ thêm được tại sao Mao Trạch Đông gọi "trí thức là cục phân".

________________
Bài phản biện này hoàn toàn dựa theo đúng toàn bộ nội dung bằng tiếng Việt của trang dannews.info
http://dannews.info/2014/05/29/hoc-gia-trung-quoc-phan-bien-the-nao-nhung-lap-luan-cua-viet-nam-ve-cong-ham-cua-pham-van-dong/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=hoc-gia-trung-quoc-phan-bien-the-nao-nhung-lap-luan-cua-viet-nam-ve-cong-ham-cua-pham-van-dong


 Công Hàm" làm ... CONG hàm

Công hàm "Khế Ước" của Thủ tướng cộng Sản Việt Nam Phạm Văn Đồng công nhận lãnh hải 12 hải lý mở rộng là của Trung Cộng.
 
 Sau hai vòng đàm phán không chính thức với mục đích nếu không đạt được Hiệp ước Liên minh Quân sự với Hoa Kỳ thì ít ra cũng được phép mua vũ khí từ Mỹ, Đại diện CSVN đành về nước tay không với gói quà 18 triệu đô viện trợ cho Cảnh sát Biển.

Hôm trước khi ra sân bay về nước, Đại diện CSVN có ngõ lời mời người đối tác phía Mỹ một buổi cơm tối thân mật tại một nhà hàng Tàu trong vùng Virginia. Nhà hàng này nổi tiếng với món Vịt Bắc Kinh và có rất nhiều Tổng thống Mỹ ghé qua ăn và chụp hình lưu niệm. Vừa bước vô cửa người đại điện Mỹ nói chào một cách dí dỏm:

- Ông cũng khéo chọn lựa chứ? Mỹ gặp Việt trong nhà hàng Trung Quốc?


Đại diện CSVN cười và giải thích:

- Nhà hàng này có chủ là người Đài Loan. Cứ xem như kẻ thù của kẻ thù là bạn.


Đại diện Mỹ buột miệng ra một câu tiếng Việt:

- Thế ra là nhà hàng của “Thế lực THÙ (của) ĐỊCH” à?


Đại diện CSVN phá lên cười:

- Gớm. Ông cũng rành tiếng Việt đấy chứ?


- Tôi học tiếng Việt ở Mỹ, học tiếng lóng tiếng láy ở Sài Gòn khi còn làm tùy viên văn hóa bên đó trước năm 1975. Sau này vẫn theo dõi thời sự và trao đổi trên Facebook. Chúng ta có thể thảo luận bằng tiếng Việt để khỏi mất thì giờ. Ông muốn gặp tôi lần cuối chắc là có câu hỏi gì cho tôi?


Đại diện CSVN vào thẳng vấn đề:

- Hai vòng đàm phán qua ông đã kết luận chúng tôi không thể có Liên minh Quân sự với Mỹ vì Trung Quốc sẽ cản trở. Chúng tôi không có đủ ngân sách để mua vũ khí tự túc. Xem ra giải pháp quân sự lúc này với Trung Quốc không khả thi. Thế thì giải pháp pháp lý, ông nghĩ có khả thi hay không? Ý tôi muốn nói rằng đưa Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế để kiện như Philipines đang làm thì có khả thi không?


- Cơ hội rất ít, thưa ông. Và các ông nên cân nhắc cẩn thận về các bằng chứng trình trước tòa. Vì nếu tòa phán quyết các ông THUA thì con đường tương lại còn gian nan hơn nữa. Phán quyết mới nhất của tòa cấp quốc tế xem ra là bản án tử hình cho các ông tại Biển Đông. Khi ấy các ông bị đẩy ra bên lề mọi tranh chấp sau này của các nước trong vùng đối với Biển Đông.


- Nhưng nếu chúng tôi liên kết kiện với Phi hay các nước khác?


- Tôi cũng nhận thấy các ông đang có hướng này. Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghé thăm Phi hôm qua. Nhưng khả năng Phi liên kết với ông trong vụ kiện rất thấp vì khi Phi kiện các ông không ủng hộ. Bây giờ các ông tham gia với BẰNG CHỨNG BẤT LỢI hơn thì dĩ nhiên Phi khó chấp nhận.


- Chúng tôi có đầy đủ các bằng chứng THUẬN LỢI từ thời Thực dân Pháp đến Việt Nam Cộng Hòa rằng Việt Nam có đã xác định chủ quyền trên hai quần đảo này liên tục cả trăm năm cơ mà. Sao ông lại nói BẤT LỢI?


- Các ông đang trưng dẫn bằng chứng của những chế độ đã qua mà không hề có bằng chứng xác nhận chủ quyền cấp quốc tế từ chế độ của các ông. Xem ra khó thuyết phục tòa án. Các ông có thể trưng dẫn hình ảnh thời thơ ấu trong một căn nhà, những câu chuyện tuổi thơ ở đó, trong khi người ta trình ra GIẤY BÁN NHÀ của bố các ông, thì dĩ nhiên tòa án không thể cho các ông vào nhà được.


- Ý ông muốn nói đến Công Hàm Phạm văn Đồng năm 1958?


- Đúng. Các ông biết Công Hàm này đã lâu nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy các ông cố NÉ TRÁNH nó. Trong khi ngược lại gần đây Trung Quốc lại trưng công hàm này ra trước quốc tế. Xem ra họ có nắm đàng cán về vụ này!


Đại diện CSVN cười sặc sụa:

- Công hàm đó KHÔNG CÓ HIỆU LỰC ông ơi. Phạm văn Đồng dù có nói thẳng là “giao Trường Sa và Hoàng Sa cho Trung Quốc” thì cũng không có hiệu lực. Đó chỉ là ĐÒN NGOẠI GIAO … KHÔN NGOAN của chúng tôi để nhận viện trợ từ Trung Quốc mà đánh Mỹ. Năm 1958 chúng tôi không có chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa.


Chờ cho người đại diện CSVN cười xong, uống một ngụm nước, thì đại diện Mỹ mới từ tốn lên tiếng:

- Đối với luật pháp Tây Phương chúng tôi thì chúng tôi phân biệt rất rõ sự tách biệt giữa “khế ươc buôn bán” và “chủ quyền”.


- Ý ông nói là các ông có thể bán những gì các không có cơ à. Thật là HOANG ĐƯỜNG và TRẺ CON.


- Chuyện có thật ông à. Khế ước buôn bán là giao kết giữa hai hay nhiều bên về chuyển nhượng một cái gì đó nó có thể trong hiện tại hay trong tương lai để đổi lấy giá trị tiền bạc hay vật chất có thể giao hôm nay hay giao vào một thời điểm trong tương lai. Như vậy vào năm 1958 các ông hứa bán một cái gì đó các ông không có ngay lúc đó, và lời hứa sẽ giao hàng ngay khi các ông có. Vấn đề là phía Trung Quốc tin như vậy và ủng hộ các ông biến điều đó thành hiện thực. Đổi lại họ cung cấp viện trợ cho các ông gần cả tỉ đô la về vật chất và con người để tiến hành chiến tranh chống chúng tôi.


Năm 1958 các ông không có CHỦ QUYỀN nhưng các ông đã làm KHẾ ƯƠC, thì khi các ông có chủ quyền các ông phải thực hiện khế ước buôn bán đó.


- Thế các ông có trường hợp buôn bán kiểu đó trong thực tế không?


- Có chứ ông. Trong sở hữu chứng khoán, thị trường thế giới có cái gọi là “future options”. Ông không dám mua chứng khoán đó vì ông sợ thua lổ, ông có thể trả tiền với LỜI HỨA sẽ mua và công ty đó phải giao “chủ quyền” chứng khoán đó cho ông trước thời điểm nào đó, dù nó lên hay xuống thấp hơn giá trị ông trả. Rồi ông cần tiền ông vẫn có thể bán LỜI HỨA đó cho người khác và cứ thế cho đến khi thời điểm hứa đó đến thì người cuối cùng phải … THỰC HIỆN. Cái đó là buôn bán thứ ông không có chủ quyền …


Đại diện CSVN nghiêm mặt lại biện hộ:

- Nhưng ông không đọc thấy trong ngôn từ Thủ Tướng Phạm văn Đồng rất KHÔN NGOAN không hề đề cập để chuyện “giao chủ quyền” như cái ví dụ mà ông nêu. Ông ta chỉ nói …


“có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển”


Đại diện Mỹ cười rồi nói:

- Các ông đã có lịch sử CÔNG NHẬN công hàm này. Đó là vào năm 1974 khi Trung Quốc tấn công Hoàng Sa thuộc chủ quyền VNCH. Các ông đã “tôn trọng hải phận của Trung Quốc trong mọi quan hệ trên mặt biển” nên các ông hoàn toàn để mặc cho Trung Quốc hành động chiếm chủ quyền … TƯƠNG LAI của các ông. Thế thì sao các ông có thể biện minh trước tòa rằng một văn bản không hiệu lực lại được tôn trọng?


- Chúng tôi cũng như các ông thôi. Hạm đội 7 các ông nằm đó đâu có động tĩnh gì!


- Hoa Kỳ bị ràng buộc bỡi Thông cáo chung Thượng Hải với Trung Quốc và Hiệp định Paris, phải rút quân và trả lại quyền tự quyết cho VNCH.


Đại diện Mỹ ngừng một lát rồi nói tiếp:

- Tôi xem công hàm Phạm văn Đồng nhiều lần và phải công nhận vào thời điểm năm 1958, ông Đồng hay ai đó soạn cho ông Đồng ký công hàm này là “khôn liền” ngay lúc đó mà không có … “khôn lâu”.


- Ý ông là?


- Ngôn từ trong công hàm này vào năm 1958 rất là KHÔN NGOAN. Vì các ông BÁN VỊT TRỜI mà thu được gần cả tỉ đô la viện trợ của Trung Quốc cho một món hàng tương lai không biết có chiếm được hay không. Ví như một người muốn đi cướp nhà người khác không có súng, không có tiền, đi hứa với thằng cướp khác “khi nào tao cướp được nhà đó thì tao tôn trọng quyền của mày được trồng rau ở sân sau”. Khi cướp được thì phải thực hiện lời hứa đó.


Đại diện CSVN mỉa mai:

- Nếu “khôn lâu” như ông trong trường hợp đã lỡ ký LỜI HỨA đó thì ông phải làm sao?


- Nếu tôi là các ông mà tôi bắt buộc phải viết công hàm đó để có viện trợ thì tôi vẫn viết như thế …


- Huề tiền!


- Tôi vẫn nhận gần cả tỉ đô la để đánh Hoa Kỳ và kéo nó đến bàn Hội Nghị Paris năm 1973 để nó phải rút quân …


Đại diện CSVN phá liên cười:

- Ông khôi hài quá, thế mà lại “dạy ngoại luộc trứng”


Đại diện Mỹ vẫn từ tốn nói tiếp:

- CSVN ký công hàm Phạm văn Đồng là khôn liền ngay năm 1958 nhưng ai đó quyết định xé hiệp định Paris chiếm Miền Nam năm 1975 là ĐẠI NGU để Trung Quốc nó …. (xin lỗi tôi hay có tật nói láy)

Chiếm Miền Nam là biến công hàm đó thành hiện thực và đối diện gần 1 tỉ đô la nợ Trung Quốc, là từ bỏ 4 đến 6 tỉ đô la bồi thường chiến tranh của Hoa Kỳ … Việt Nam bỏ cơ hội thành một nước Đức và nước Nhật sau thế chiến thứ hai.


Đại diện CSVN hết kiên nhẫn ngắt lời:

- Ông có khiếu kể chuyện cổ tích. Xin phép trở lại trọng tâm. Thế thì có giải pháp nào cho chúng tôi trong bế tắc này không?


Đại diện Mỹ nhìn quanh rồi pha trò:

- Có tình báo Hoa Nam Cục ở đây không?


Rồi ông nói tiếp:

- Theo tôi thì các ông phải tuân thủ công hàm Phạm văn Đồng vì 1974 các ông đã tuân thủ thì hôm nay phải tuân thủ để yên cho Trung Quốc đặt giàn khoan.


- Không còn cách nào hết sao?


- Chỉ còn cách mà tôi đã nói với các ông hôm đầu tiên.


- Cách gì ông nhắc lại đi.


- Một cách vô cùng giản dị, không cần viện trợ của Hoa Kỳ, chẳng cần ủng hộ của thế giới, mà lại đoàn kết, hòa hợp hòa giải với mọi thành phần người Việt trong và ngoài nước và quan trọng là vô hiệu hóa công hàm Phạm văn Đồng.


- Làm cách nào?


- Ngay ngày mai ...

Đổi lại tên nước thành Việt Nam Cộng Hòa.

Lấy lại tên Sài Gòn và dời thủ đô về đó

Lấy CỜ VÀNG làm quốc kỳ


Có như thế thì trước diễn đàn thế giới. VNCH chỉ VẮNG MẶT … 39 năm chứ KHÔNG CHẾT. Công hàm Phạm văn Đồng chỉ là tờ “giấy lộn” vì tên cướp có vô nhà nhưng chủ nhà về lại và đã đuổi cổ nó ra … Trời Việt lại … HỪNG ĐÔNG.


Đại diện CSVN vuốt mồ hôi lạnh trên trán:

- Chỉ đơn giản thế thôi sao?


Vịt Bắc Kinh trên bàn đã NGUỘI LẠNH, lớp mỡ trắng đã bắt đầu đóng viền quanh dĩa vì không ai còn đoái hoài đến nó.


Đại diện Mỹ vỗ vai đại diện CSVN nói một câu tiếng Anh:

- All roads lead to Rome (Đường nào cũng về La Mã)

Hãy trả cho Ceazar những gì của Ceazar.

Các ông chỉ có một ĐƯỜNG BINH … cầm bài chi lâu cho nó … ƯỚT.
St.
 

Công hàm Phạm Văn Đồng: Kẻ cắp bán đồ gian

Nhóm cựu Nữ sinh Trưng Vương SG (Danlambao) - Thỉnh thoảng đi chợ, chúng tôi thấy có những người bán hàng rong đổ đồ ra một chỗ “tạm chiếm” trong chợ hay trên lề đường để buôn bán nhất thời. Nhất thời vì họ không thường xuyên, không phải là người làm nghề buôn bán, mà chỉ thỉnh thoảng “có hàng” mới bán, và hàng đó thì là đồ gian, hay nói rõ là hàng ăn cắp.

Hàng ăn cắp đó có khi là đồ dùng như quần áo, mắt kiếng, giỏ xách, cái máy tính... Nghĩa là đồ dùng của một chủ nhân hay một gian hàng nào đó bị mất cắp; và cũng nhiều khi hàng bán là thực phẩm, cũng là thực phẩm ăn cắp từ các cơ quan, xí nghiệp xuất khẩu như tôm, cá, mực...

Những hàng này thường là lộn xộn vì chôm được gì thì bán nấy, và đặc biệt là giá rất rẻ! Giá rẻ đơn giản vì kẻ bán không phải bỏ tiền mua, nên bán tống giá nào cũng được, miễn có tiền.

Cũng có người tham rẻ, mua bừa, nhưng nhiều người nhất định không mua, vì biết đó là đồ ăn cắp, mình mua vô là có lỗi, vì tiếp tay với những kẻ cắp, để chúng tiếp tục hành nghề trộm đạo, gây mất trật tự xã hội, và suy đồi đạo đức.

Như vậy ăn cắp hay dùng đồ ăn cắp nếu là người có lương tri, lương tâm, thì cũng đều thấy xấu hổ và có lỗi với đạo đức.

Tiêu thụ đồ gian
Thủ tướng CS Phạm Văn Đồng
Có lần chúng tôi đi xem một phiên tòa xử một người mua xe gian, xe ăn ăn cắp. Chánh án sau khi xem xét các chứng cứ về tang vật và giấy tờ chứng minh, thì tuyên án bỏ tù người bán vì đã ăn cắp của người khác, còn người mua thì bị trả lại xe cho chủ, và mất luôn tiền vì kẻ bán đã sài hết tiền, không hoàn được.

Ngoài ra, người mua đồ gian còn bị phạt cảnh cáo. Bị mất cả chì lẫn chài, người mua bèn khiếu nại với quan tòa rằng họ mua bán có giấy tờ, trao đủ tiền bạc hẳn hoi, sao tòa lại không bênh vực quyền của họ?

Quan tòa đã phân tích: “Bà đã mua đồ gian, bà có làm giấy tờ nhưng là giấy giữa người mua và kẻ bán tự làm với nhau, không được công chứng, sang tên, và người bán đâu có giao giấy chủ quyền xe cùng với cái xe cho bà? Lý do vì người đó làm sao có giấy tờ chủ quyền, do xe ăn cắp, và bà là “tòng phạm”, nên cũng bị tội vì đã mua đồ gian"
Chúng tôi xin kể thêm một câu chuyện thực nữa, mà một trong chúng tôi là người trong cuộc. Người này có căn nhà và đất có chủ quyền hợp pháp, cho một người gặp hoàn cảnh khó khăn được ở nhờ để trông coi nhà hộ. Nhưng người được giúp đó không những ở nhờ nhà, lại còn đem cắt một phần đất của chủ nhà bán cho người thứ ba lấy tiền. Buộc lòng chủ nhà phải kiện ra chính quyền.

Khi xử thì cơ quan công quyền xác định tội của người được ở nhờ gồm hai tội: “chiếm đoạt tài sản công dân” và tội “lừa đảo bán đất bất hợp pháp”. Còn người mua đất bất hợp pháp, thì được chính quyền trả lời: “Mua đồ gian, mua đất mà không ra chính quyền xác nhận, vì tham rẻ một ăn hai thua, được thì ăn cả, thua thì mất hết, nên ráng chịu. Trừ khi người mua tự đi đòi kẻ bán để lấy lại tiền, chứ kiện cũng không xong, vì đã biết kẻ bán không phải chủ đất, không có giấy chủ quyền mà vẫn mua. Đó là luật!”
Vâng, đó là luật, luật cấm mua bán, kể cả cho tặng đồ gian. Và việc mua bán không thành, đâu sẽ trả về đấy.
Xử theo đúng luật thì như thế, nhưng tiếc rằng “người bị hại” không chung chi nhiều tiền cho kẻ xét xử như họ muốn, nên cũng không lấy lại được nhà. “Xã hội chủ nghĩa VN” hiện giờ là như vậy, bà con ta nên rút kinh nghiệm.

Công hàm Phạm Văn Đồng: Bằng chứng bán nước
Cũng thế, công hàm bán nước giữa Phạm Văn Đồng, thủ tướng CS và bọn Tàu Cộng, là một dạng thức mua và bán đồ gian, đồ ăn cắp.

Chúng tôi là những phụ nữ, chứ không phải là luật gia, nên chúng tôi cứ áp dụng theo thực tế xã hội, theo lương tâm trong sáng mà luận tội hai kẻ gian ác là Việt Cộng và Trung Cộng như sau: Phạm Văn Đồng là thủ tướng của chính quyền CS miền Bắc, còn hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là “tài sản” của VNCH ở miền Nam.

Lãnh thổ miền bắc CS được hiệp định quốc tế tại Geneva xác định là phía bắc vĩ tuyến 17 trở ra, mốc giới là sông Bến Hải, còn miền Nam là phía nam vĩ tuyến 17 cho đến mũi Cà Mau, thuộc VNCH. Việt Nam lúc đó bị chia làm hai nước mà trên danh nghĩa đều độc lập và có chủ quyền riêng. Vậy cớ sao tên thủ tướng gian manh CS được phép “chồm qua” khỏi vĩ truyến 17, xông vào lấy tài sản của “nhà bên cạnh” mà bán, mà dâng thứ không phải của mình, là ký hai đảo thuộc miền Nam cho Tàu Cộng?

Hắn đã phạm vào 2 tội, theo chính luật pháp của nhà nước CS: Một là tội ăn cắp, soán đoạt tài sản; hai là tội bán đồ gian không thuộc của mình. Còn tên Tàu đi mua hay nhận đồ ăn cắp, biết rằng đồ kẻ cắp cho mình là đồ của người khác mà dám lấy, là do sự gian tham sẵn có trong lòng. Tàu Cộng muốn cướp lãnh thổ của VNCH, nhưng mượn tay đàn em VC để hợp pháp hóa món đồ ăn cướp.

Cần phải phân biệt rõ: Vì lầm mà mua đồ gian thì khác, nhưng cố tình muốn cướp, lại còn nhờ đồng đảng xác nhận cho việc ăn cướp của mình, thì vẫn là tội ăn cướp, mà còn thêm tội kéo lôi, thúc đẩy kẻ khác hùa với mình mà phạm tội.
Như vậy nên cuộc mua bán, trao đổi này ắt không thành, không được nhân loại vốn có lương tâm, trọng công bằng chấp nhận, vì nó sai đạo lý, và sai luật pháp quốc tế. Chứ nếu không thì sẽ tạo cơ hội cho xã hội và thế giới loạn lạc, vì dung túng, khuyến khích nước lớn cướp nước bé, kẻ mạnh hà hiếp kẻ yếu, và cả thế giới sẽ đảo lộn trật tự, không còn nước nào, lãnh thổ nào được yên. Nó sẽ tạo tiền lệ cướp qua chiếm lại, như hiện tình của thế giới hôm nay: Liên Xô chiếm lãnh thổ của Ukraina, Trung Cộng chiếm lãnh thổ lãnh hải của VN, của Philippine, của Nhật Bản… Cứ như thế thì cả thế giới sẽ loạn, làm sao có công lý, hòa bình được?

Tập đoàn ngụy quyền CS không đại diện cho Dân tộc Việt Nam
Trung Cộng đang chưng dẫn công hàm bán nước, do thủ tướng phản quốc Phạm Văn Đồng thay mặt đảng cộng sản ký năm 1958.

Phải hủy bỏ cái công hàm gian manh này do tính bất hợp pháp; tuyên án nặng nề hai tên "đồng tính... ác là Tàu Cộng và Việt Cộng - những kẻ buôn gian bán lận; và trả lại Hoàng Sa, Trường Sa cho nhân dân Việt Nam. Dù Việt Nam có đang mang quốc hiệu là Việt Nam Cộng Hòa hay Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa cũng chỉ là cái tên nước ở một thời nhất định, tên nước đó có thể thay đổi, nhưng nước Việt Nam là vĩnh cửu. Người chủ thật sự, liên tục và trường tồn của đất nước VN chính là dân tộc VN.

VNCH dù có còn hay mất, nhưng dân tộc VN thì vẫn trường tồn, tên nước Việt Nam thì vẫn trường tồn bản đồ thế giới.

Hơn nữa, với người VN thì đảng cộng sản chỉ là một tà quyền bất chính, rồi sẽ tiêu tán một ngày gần đây. Còn hiện giờ tập đoàn đó cũng không đủ tư cách và năng lực lãnh đạo đất nước và dân tộc VN, vì đã phạm các trọng tội: Bán nước, phá nước, giết hại nhân dân. Tập đoàn đảng cộng sản là một bọn cướp có dấu mộc, bọn nội thù của dân tộc chúng tôi.


Chắc chắn nhà cầm quyền CS hiện tại không thể là đại diện cho đất nước, cho người dân chúng tôi, vì tất cả sự bất chính và khiếm khuyết của bọn họ: Khiếm khuyết trí tuệ, nhân cách, đạo đức và cả sự chính danh. Trong khi dân tộc chúng tôi cần, và cũng không thiếu  những người có tài, có đức, có trí tuệ khôn sáng, nhất là có lòng quảng đại, yêu nước thương nòi, để chúng tôi giao phó trách nhiệm điều hành quốc gia.

Còn những kẻ bất tài, kém trí, thiểu năng, vô nhân cách này chỉ tàn phá đất nước chúng tôi về mọi mặt: kinh tế, giáo dục, đạo đức. Bọn họ chỉ có khả năng phá hoại và làm nhục dân tộc chúng tôi, đi đến đâu thì gieo tiếng xấu tới đó, luồn cửa sau, xin xỏ, lá mặt lá trái, muốn nhờ vả, muốn được giúp, nhưng lại đểu cáng, ăn đó, chửi đó, với kẻ mà họ nhờ cậy bênh đỡ, khi bị thằng chủ, thằng đàn anh côn đồ đè đầu bóp cổ.

Chúng tôi tràn đầy uất ức khi giặc Tàu đã xâm chiếm Tổ Quốc chúng tôi, trong khi chúng tôi có đầy đủ minh chứng về tội xâm lăng của chúng, và hầu như cả thế giới cùng ủng hộ, khuyến khích, thúc đẩy chúng tôi phải đưa tên cướp gian manh này ra tòa án quốc tế, thì cả thảy tập đoàn ngụy quyền đã không chịu làm, cố nấn ná, chần chừ để mong lén lút bắt tay với giặc mà thủ lợi riêng.

Một tên chóp bu đảng CS thì năn nỉ, muốn đi đêm với giặc mà bị giặc từ chối một cách nhục nhã, còn tên tướng đầu đàn thì miệng la be be xin Mỹ, xin Nga, xin thế giới “lên án mạnh mẽ” hành động cướp nước của Tàu, nhưng lại cấm cản, thậm chí đàn áp dân chúng biểu tình yêu nước, và nhất quyết không cho những người yêu nước đưa tên tội phạm ra trước tòa án quốc tế, vì hắn còn mong đợi quan thầy côn đồ bắt tay hắn mà kéo hắn ra khỏi làn sóng chống đối của dân, thật không gì nhục nhã và bỉ ổi bằng.

Còn một tên khác thì lẻo mép nói: “Quyền biểu tình là quyền thiêng liêng của người dân”, nhưng chính hắn thì cũng chưa chọn được một vị trí đặt chân ổn định, trong dân hay trong đảng cướp, vì còn tính đến quyền lợi của hắn ở bên nào nhiều hơn.

Tên còn lại mang tiếng “đại diện cho dân”, nhưng chỉ núp bóng dân, dùng dân làm bình phong, thậm chí làm “thùng rác” để hắn đổ các loại rác rến phế thải sau khi hắn đã ăn xong: “QH là do dân, nên QH sai là dân sai, dân sai thì dân chịu chứ ai chịu!”.

Kẻ nắm đầu quân đội thì kém tài vô trí, chỉ một mực khom lưng cúi đầu trước giặc thù không khác gì một tên nô lệ, và coi quân sĩ như những tấm bia đỡ đạn, đem tàu bè của quân và dân Việt làm trò chơi cho bọn giặc Tàu đâm phá, hỏi còn tin cậy trông mong gì ở bè lũ bán nước này?! 
Liên kết chống thù trong, giặc ngoài

Ôi thật nhục nhã và uất ức cho người dân VN chúng tôi quá! Chỉ vì chúng tôi là những người dân thấp cổ bé miệng, còn bọn ngụy quyền cộng sản chúng đang có súng đạn, có một bầy chó săn hung ác là công an đi bảo vệ, và sẵn sàng nhe nanh vuốt cắn xé người dân chúng tôi.

Giờ phút lâm nguy của Tổ Quốc và của dân tộc này, chúng tôi chỉ còn biết ngửa mặt cầu xin Thượng Đế thương tình, và Anh Linh Tiền Nhân phù hộ cho chúng tôi đủ nghị lực để cùng đứng lên đánh tan cả thù trong lẫn giặc ngoài.

Chúng tôi cũng kêu gọi các đoàn thể, tổ chức quốc tế, các nước bạn hãy giúp đỡ chúng tôi. Các bạn cũng biết, trước năm 1975, miền Nam Tự Do của chúng tôi tuy nhỏ bé, cũng đã từng sống hiên ngang, và sánh vai cùng các nước năm châu kiến tạo nền hòa bình cường thịnh. Người VN chúng tôi là một dân tộc biết trọng đạo lý, biết giữ tín trung, biết uống nước nhớ nguồn, chứ không phải loài vong ân bội nghĩa và bất nhân như CS.
Dân VN có quyền sống, quyền làm chủ và quyền bảo vệ đất nước gồm lãnh thổ, lãnh hải của mình, là ngôi nhà mà Thượng Đế đã ban riêng cho dân tộc VN để nương thân qua mọi thời, từ cha ông cho đến đời con cháu mãi mãi về sau. Không kẻ nào, dưới danh nghĩa gì, được quyền soán đoạt, lũng đoạn, bán buôn cái nhà, cái tài sản này của người dân Việt Nam chúng tôi.


Ước mong cả thế giới sẽ ủng hộ và bênh vực cho lẽ phải và sự thật, như thủ tướng Nhật Bản Shingzo Abe mới nhận định và lên tiếng tại hội nghị Shangri - La ngày hôm qua 30 tháng 5 năm 2014:

“Hiện nay trên thế giới không một nước nào (dù là cường quốc), có thể tự mình chống với ngoại xâm, nếu không có sự liên minh, hỗ trợ của các nước khác”

Tất cả các nước, các dân tộc cùng phải chung lưng sát cánh, hợp lực với nhau để chống kẻ thù chung là sự gian ác, phi nhân, cường bạo, xấu xa, mà điển hình hiện tại là Trung Cộng, để chúng ta mới có thể tồn tại, và cùng chung xây một thế giới hòa bình, phát triển và thịnh vượng. Hợp quần để gây sức mạnh hầu chống lại sức mạnh của thú dữ, của satan. Đó chính là ý trời và lòng người.
Chúng tôi, người dân VN yêu chuộng tự do và hòa bình cũng mong được đứng bên cạnh các bạn năm châu để tồn tại và góp bàn tay nhỏ bé kiến tạo tòa nhà chung nhân loại trường tồn và phát triển trong tự do và tình nhân ái yêu thương.
Sài Gòn, 31/5/2014.


No comments:

Post a Comment