Bí ẩn xung quanh lăng mộ đá Quận Vân (1): Bí mật bị quên lãng được khai mở dưới lớp đất vùi sâu
ANTD.VN - Cùng với lăng mộ đá của Kinh lược sứ Bắc Kỳ - Hoàng Cao Khải,
lăng đá Quận Vân là một trong những mộ đá đẹp và có giá trị ở Hà Nội.
Tuy nhiên, xoay quanh lăng mộ đá bí ẩn này, lại có nhiều chuyện để soi
xét.
Lăng mộ đá nằm giữa cánh đồng vắng
Ít ai ngờ rằng, ở giữa cánh đồng hoang vu thuộc thôn Nỏ Bạn, xã Vân
Tảo, huyện Thường Tín, TP Hà Nội lại tồn tại một quần thể di tích mộ đá
đẹp và quy mô đến như vậy.
Chiếc ngai bằng đá ở giữa lăng mộ
Giữa cánh đồng thôn Nỏ Bạn là gò đất nhô cao hơn với um tùm cây lá chính là lăng mộ đá cổ. Trước cổng lăng mộ là 2 tượng đá, mà nghe đâu là 2 tướng quân tay cầm đại đao canh giấc ngủ cho người trong mộ. Hai bên đường vào là hàng voi và ngựa chiến được tạc bằng đá nguyên khối. Ngựa đứng, voi phủ phục rất uy nghiêm.
Chiếc ngai bằng đá ở giữa lăng mộ làm người ta phải chú ý hơn cả. Hình một chiếc ghế đá có tay đầu rồng ấy là hiện vật quý giá và tinh xảo nhất mà người xưa để lại. Trước ngai là bệ hương và phía dưới là sập thờ cũng hoàn toàn làm từ đá.
Nhà văn bia 4 cột ở 4 góc thẳng tăm tắp là trụ đỡ cho mái vòm đá cong. Mỗi đường điêu khắc còn hiển hiện rõ rệt, không một nét mờ. Chính giữa là bia văn đã đen màu hương khói càng làm những nét chữ Hán nổi bật, bóng hình trên nền đá xanh.
Phía sau nhà văn bia này chỉ mươi bước chân, giữa những vệt cỏ gừng xanh tốt là sinh phần Quận Vân - nhân vật chính của lăng mộ đá cổ. Toàn bộ mộ phần là đá, phần nắp đậy phải nặng cả chục tấn có một vết mẻ trong cuộc mở quan bằng xe cẩu.
Được đánh giá là 1 trong 2 lăng mộ đá quy mô lớn và có giá trị lịch sử cũng như nghệ thuật, nhưng lăng mộ đá ở thôn Nỏ Bạn cũng đã từng rơi vào quên lãng, bị lớp đất vùi lấp và suýt trở thành bí mật không bao giờ được khai mở.
Nhưng dấu mốc khiến quần thể lăng này bị lãng quên quan trọng nhất chính là vào năm 1914, trận lũ lớn đã khiến hệ thống đê ở đây bị vỡ, cả làng chìm trong nước và phải chạy lụt lánh nạn. Khi nước rút, người dân trở về chỉ còn thấy những đình chùa kiên cố, có giá trị sử dụng còn trụ lại được. Những nơi khác, kể cả nhà ở của dân đều phải làm mới vì bị phù sa bồi lấp sâu tới hàng mét, trong đó có cả lăng Quận Vân.
Tuy nhiên, một nguồn tin khác cho rằng, lăng Quận Vân không phải bị vùi lấp năm 1914 mà từ xưa hơn rất nhiều. Khoảng 270 năm về trước, đê Sâm Thụy bị vỡ, tất cả làng mạc bị vùi lấp dưới lớp bùn. Trong đó, có cả lăng mộ đá Quận Vân. Điều đó đồng nghĩa với việc, 270 năm lăng đá cổ bị lãng quên.
Mãi đến những năm 1980, khi Nhà nước tìm được các bằng chứng lịch sử liên quan đến di chỉ khảo cổ ở thôn Nỏ Bạn, thì một cuộc khai quật chưa từng có diễn ra. “Khi đó đây là sự kiện lớn, xe xúc xe ủi về chật cả đường làng”, cụ Nguyễn Văn Quang cho hay. Phải mất đến một vài tháng, những di vật bằng đá mới dần phát lộ. Khi công cuộc khảo cổ hoàn thành, những lớp bạt che được gỡ bỏ, thì một lăng mộ đá quy mô mới hiện ra trước sự ngỡ ngàng của người dân xã Vân Tảo. Thì ra bao nhiêu năm qua, họ sống giữa một di sản quý mà không hay biết. Từ đây, những bí ẩn về lăng mộ đá dần được khai mở qua những câu chuyện nửa hư nửa thực.
Toàn bộ khu lăng rộng khoảng 4 sào Bắc bộ, chia làm 3 phần: cổng lăng, khu sinh phần, nhà mộ. Đáng chú ý ở lăng mộ đá này, chính là những linh vật được người xưa tạo tác.
Đầu tiên, ngay từ cửa vào, một đôi chó đá đeo vòng lục lạc ngồi canh cổng. Đôi chó đá này đã mất 1 con, 1 con bị phá hủy nghiêm trọng nên khó có thể tả nhiều về đặc trưng của nó. Tuy nhiên, nó được coi là vật canh nhà và dáng ngồi đã nói lên điều đó. Cách hương án tiền gần 4m, mỗi bên có một tượng voi phục. Các nhà khảo cổ học đánh giá đôi voi đá này là một trường hợp hiếm thấy ở nước ta. Kích thước voi đá khá lớn, dáng đẹp và cân xứng.
Một cặp chó đá khác tiếp tục được tìm thấy gần khu vực nhà bia. Lần này chúng không ngồi như 2 tượng chó canh cổng, mà nằm phủ phục trước hương án thứ hai trước khi đến phần nhà bia. Điều đặc biệt là cặp chó đá này được làm vô cùng đơn giản, không có bất cứ họa tiết cầu kỳ nào. Chúng được cho là một cặp đực cái, sống chung với nhau. Sở dĩ có thể kết luận được như vậy là bởi, trong 2 tượng chó, có 1 tượng có chó nhỏ ngồi cạnh. Điều đó dễ dàng suy ra đây là cặp chó bố mẹ cùng chó con của mình. Tất nhiên, như đúng nét văn hóa của người Việt, chúng không hề dữ dằn mà ngược lại, có vẻ rất đáng yêu.
(Còn nữa)
Giữa cánh đồng thôn Nỏ Bạn là gò đất nhô cao hơn với um tùm cây lá chính là lăng mộ đá cổ. Trước cổng lăng mộ là 2 tượng đá, mà nghe đâu là 2 tướng quân tay cầm đại đao canh giấc ngủ cho người trong mộ. Hai bên đường vào là hàng voi và ngựa chiến được tạc bằng đá nguyên khối. Ngựa đứng, voi phủ phục rất uy nghiêm.
Chiếc ngai bằng đá ở giữa lăng mộ làm người ta phải chú ý hơn cả. Hình một chiếc ghế đá có tay đầu rồng ấy là hiện vật quý giá và tinh xảo nhất mà người xưa để lại. Trước ngai là bệ hương và phía dưới là sập thờ cũng hoàn toàn làm từ đá.
Nhà văn bia 4 cột ở 4 góc thẳng tăm tắp là trụ đỡ cho mái vòm đá cong. Mỗi đường điêu khắc còn hiển hiện rõ rệt, không một nét mờ. Chính giữa là bia văn đã đen màu hương khói càng làm những nét chữ Hán nổi bật, bóng hình trên nền đá xanh.
Phía sau nhà văn bia này chỉ mươi bước chân, giữa những vệt cỏ gừng xanh tốt là sinh phần Quận Vân - nhân vật chính của lăng mộ đá cổ. Toàn bộ mộ phần là đá, phần nắp đậy phải nặng cả chục tấn có một vết mẻ trong cuộc mở quan bằng xe cẩu.
Thôn Nỏ Bạn - nơi phát hiện lăng mộ đá dưới lòng đất
Một thời quên lãngĐược đánh giá là 1 trong 2 lăng mộ đá quy mô lớn và có giá trị lịch sử cũng như nghệ thuật, nhưng lăng mộ đá ở thôn Nỏ Bạn cũng đã từng rơi vào quên lãng, bị lớp đất vùi lấp và suýt trở thành bí mật không bao giờ được khai mở.
“Khu lăng mộ đá cổ được phát hiện và thực hiện khai quật từ
những năm 1980. Trước đó không ai nghe nói, không ai biết đến khu lăng
mộ đá này vì bị vùi sâu dưới đất. Năm 2004, khu lăng mộ đá được xếp hạng
là di tích quốc gia”.
Ông Nguyễn Văn Hoàn (Phó Chủ tịch UBND xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, Hà Nội)
Các cao niên thôn Nỏ Bạn khẳng định, chỉ cách đây hơn 20 năm, cả làng
không ai biết về lăng mộ đá Quận Vân bởi nó đã bị vùi lấp từ xa xưa.
Các cụ đời trước cũng không thấy ai kể lại bởi lo ăn, lo chạy giặc chứ
đâu còn thời gian quan tâm mồ mả. Ông Nguyễn Văn Hoàn (Phó Chủ tịch UBND xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, Hà Nội)
Nhưng dấu mốc khiến quần thể lăng này bị lãng quên quan trọng nhất chính là vào năm 1914, trận lũ lớn đã khiến hệ thống đê ở đây bị vỡ, cả làng chìm trong nước và phải chạy lụt lánh nạn. Khi nước rút, người dân trở về chỉ còn thấy những đình chùa kiên cố, có giá trị sử dụng còn trụ lại được. Những nơi khác, kể cả nhà ở của dân đều phải làm mới vì bị phù sa bồi lấp sâu tới hàng mét, trong đó có cả lăng Quận Vân.
Tuy nhiên, một nguồn tin khác cho rằng, lăng Quận Vân không phải bị vùi lấp năm 1914 mà từ xưa hơn rất nhiều. Khoảng 270 năm về trước, đê Sâm Thụy bị vỡ, tất cả làng mạc bị vùi lấp dưới lớp bùn. Trong đó, có cả lăng mộ đá Quận Vân. Điều đó đồng nghĩa với việc, 270 năm lăng đá cổ bị lãng quên.
Mãi đến những năm 1980, khi Nhà nước tìm được các bằng chứng lịch sử liên quan đến di chỉ khảo cổ ở thôn Nỏ Bạn, thì một cuộc khai quật chưa từng có diễn ra. “Khi đó đây là sự kiện lớn, xe xúc xe ủi về chật cả đường làng”, cụ Nguyễn Văn Quang cho hay. Phải mất đến một vài tháng, những di vật bằng đá mới dần phát lộ. Khi công cuộc khảo cổ hoàn thành, những lớp bạt che được gỡ bỏ, thì một lăng mộ đá quy mô mới hiện ra trước sự ngỡ ngàng của người dân xã Vân Tảo. Thì ra bao nhiêu năm qua, họ sống giữa một di sản quý mà không hay biết. Từ đây, những bí ẩn về lăng mộ đá dần được khai mở qua những câu chuyện nửa hư nửa thực.
Một trong hai con voi đá có kích thước rất lớn
Linh vật thuần ViệtToàn bộ khu lăng rộng khoảng 4 sào Bắc bộ, chia làm 3 phần: cổng lăng, khu sinh phần, nhà mộ. Đáng chú ý ở lăng mộ đá này, chính là những linh vật được người xưa tạo tác.
Đầu tiên, ngay từ cửa vào, một đôi chó đá đeo vòng lục lạc ngồi canh cổng. Đôi chó đá này đã mất 1 con, 1 con bị phá hủy nghiêm trọng nên khó có thể tả nhiều về đặc trưng của nó. Tuy nhiên, nó được coi là vật canh nhà và dáng ngồi đã nói lên điều đó. Cách hương án tiền gần 4m, mỗi bên có một tượng voi phục. Các nhà khảo cổ học đánh giá đôi voi đá này là một trường hợp hiếm thấy ở nước ta. Kích thước voi đá khá lớn, dáng đẹp và cân xứng.
Hình ảnh nghê mẹ đặt chân lên nghê con
Với một khối đá khổng lồ, chất liệu thuộc loại rắn, rất khó khăn
trong tạo tác, thế nhưng các nghệ nhân xưa đã tạo ra 2 tác phẩm nghệ
thuật, 2 con voi giống nhau gần như đúc từ một khuôn. Sau cụm tượng voi
là tượng đá có tỷ lệ như ngựa thật. Cặp ngựa này cũng được tả thực,
không thêm thắt bất kỳ một yếu tố lạ nào. Thậm chí nếu tìm hiểu kỹ,
người ta có thể hiểu thêm về cách thắt đai, làm cương ngựa của người
xưa.Một cặp chó đá khác tiếp tục được tìm thấy gần khu vực nhà bia. Lần này chúng không ngồi như 2 tượng chó canh cổng, mà nằm phủ phục trước hương án thứ hai trước khi đến phần nhà bia. Điều đặc biệt là cặp chó đá này được làm vô cùng đơn giản, không có bất cứ họa tiết cầu kỳ nào. Chúng được cho là một cặp đực cái, sống chung với nhau. Sở dĩ có thể kết luận được như vậy là bởi, trong 2 tượng chó, có 1 tượng có chó nhỏ ngồi cạnh. Điều đó dễ dàng suy ra đây là cặp chó bố mẹ cùng chó con của mình. Tất nhiên, như đúng nét văn hóa của người Việt, chúng không hề dữ dằn mà ngược lại, có vẻ rất đáng yêu.
Ngựa đá được làm theo kích cỡ như ngựa thật
Một linh vật không có thật duy nhất xuất hiện trong khu vực lăng mộ
chính là con nghê. Chúng vừa biểu thị cho uy lực, uy quyền, nhưng lại
vẫn tạo vẻ ngoài dễ gần gũi. Và do là linh vật không có thật nên đây
chính là con vật được người thợ thể hiện hoa văn nhiều nhất. Nghê mồm
ngậm hạt ngọc, đầu và mình được khắc những hình xoắn ốc, cổ đeo vòng
nhạc, hình dáng khỏe khoắn và sinh động. Nghê bên trái đặt chân lên nghê
con, nghê bên phải đặt chân lên quả cầu. Riêng về hình tượng nghê mẹ
đặt chân lên nghê con cũng là một hình ảnh hiếm ở các lăng mộ nước ta. (Còn nữa)
bình luận(0 bình luận)
https://anninhthudo.vn/giai-tri/bi-an-xung-quanh-lang-mo-da-quan-van-1-bi-mat-bi-quen-lang-duoc-khai-mo-duoi-lop-dat-vui-sau/770839.antd