Xót xa khu di tích lăng đá họ Hoàng
Lăng đá của cha con ông Hoàng Cao Khải là một công trình
kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của thời nhà Nguyễn, hiện vẫn còn tồn tại
giữa lòng Hà Nội. Bên cạnh những dấu ấn kiến trúc thì cuộc đời với công
- tội của chủ nhân lăng từng gây nhiều tranh cãi. Phải chăng chính cái
công - tội chưa rõ ràng ấy mà một di tích cấp quốc gia được xếp hạng 55
năm trước đang bị tàn phá, xuống cấp nghiêm trọng.
Được ví như “Thành nhà Hồ thứ 2”
Nằm
sâu trong con ngõ 252 đường Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội, khu Lăng đá
Hoàng Cao Khải được xây dựng từ năm 1893. Khi đó Hoàng Cao Khải đã cho
thiết lập một vùng đất rộng lớn nhằm làm nơi chôn cất và cúng tế cho gia
tộc mình.
Toàn bộ quần thể ấy rộng đến 17ha,
bao gồm 14 công trình kiến trúc lớn, nhỏ về lăng mộ và đình chùa, như
Lăng Hoàng Cao Khải, Lăng con Hoàng Trọng Phu, đồi Nghinh Phong, hồ Tẩm
Nguyệt, khu đền thờ họ Hoàng với bảy gian theo phong cách kiến trúc dân
gian… nằm rải rác ở khu vực phía Tây của gò Đống Đa.
Các
nhà sử học Việt Nam đã từng gọi lăng là thành nhà Hồ thứ hai, còn giới
nghiên cứu lịch sử người Pháp thì đánh giá đây là một trong những đỉnh
cao của kiến trúc đá phương Đông.
Lăng Hoàng Cao
Khải được xây dựng theo kiểu chữ “Đinh”, dài 8 mét, cao 6 mét, trần
cách sàn hơn 4 mét. Ở giữa có một cái bàn đá màu trắng rộng, mộ của
Hoàng Cao Khải ở bên trái, mộ bà vợ ở bên phải,…
Toàn
bộ công trình đều bằng đá cẩm thạch trắng cực đẹp, chạm trổ tinh vi, có
khắc những dòng chữ sắc sảo. Đá xây dựng lăng được chở về từ phủ Quốc
Oai (Hà Tây cũ) và qua bàn tay chế tác đá của các hiệp thợ nổi tiếng
quanh vùng núi An Hoạch (huyện Đông Sơn, Thanh Hóa).
Hiện
đôi rồng đá ngự trước cửa lăng mặc dù đã bị thời gian xô lệch, không
còn trùng khớp với những bậc tam cấp, đầu rồng cũng có chỗ không còn
nguyên vẹn, nhưng nó vẫn giữ được phong thái uy nghi mà người đời vẫn
thường gọi với một cái tên thật mỹ miều: “vân mây hóa rồng” . Đây có thể
coi là một tác phẩm nghệ thuật đầy tinh xảo, mà tìm trên khắp mảnh đất
kinh kì này chỉ có tại Lăng mộ Hoàng Cao Khải.
Ngay
cả đối với hàng tượng đá đứng chầu ngoài sân, theo tài liệu ghi lại thì
trước đây, phía trước Lăng mộ Hoàng Cao Khải hồi đầu thế kỷ XX có hai
dãy tượng gồm 8 chiến binh cao 1,3m cầm gươm đứng gác. Nhưng nay chỉ còn
ba tượng phía tay trái của lăng với hình hài đã bị vùi chôn gần hết
chân xuống nền sân, mặt sứt mẻ. Tuy nhiên, người ta vẫn nhận ra những
nét chạm trổ cơ bản rất đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc đá vào cuối
thế kỷ XIX.
Xét về kiến trúc tổng thể thì Lăng
Hoàng Cao Khải và Hoàng Trọng Phu có những nét tương đồng, nhưng về quy
mô thì khác nhau. Lăng Hoàng Trọng Phu xây sau, tuy là con như lăng mộ
đồ sộ hơn cha. Toàn bộ mặt cắt ngang của lăng dài 15m, được chia làm
nhiều khu nhỏ, trần cũng cao hơn 4m với những họa tiết và hán tự đặc
trưng. Bên ngoài lăng chúng ta có thể nhìn thấy khu đặt mộ Hoàng Trọng
Phu có một gian nhà đá với mái lục giác hoa văn rất tinh xảo cao trên 7m
tính từ nền.
Xét về quy chuẩn, nếu chỉ tính các lăng mộ của quan lại ở Việt Nam thì Lăng Hoàng Cao Khải đứng số 1.
Số phận bi thảm
Những
tài liệu lịch sử chính thống đều ghi lại Hoàng Cao Khải (1850–1933),
nguyên danh là Hoàng Văn Khải, quê làng Đông Thái (thuộc xã Tùng Ảnh),
huyện La Sơn (nay là Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh. Ông đỗ cử nhân năm Tự Đức
thứ 21 (1868). Ông là nhà văn, nhà sử học và là đại thần dưới triều Vua
Thành Thái trong lịch sử Việt Nam. Khi thực dân Pháp sang xâm lược nước
ta, Hoàng Cao Khải cùng với Nguyễn Thân là 2 người được Pháp rất tin
dùng.
Chính vì thế người đời coi ông là “tội
nhân” lịch sử. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, có khá nhiều ý kiến
“đánh giá lại” công, tội của Hoàng Cao Khải. Đáng chú ý trong số đó có
nhà sử học, PGS.TS Chương Thâu nói rằng: “Những “bia miệng” giáng xuống
Hoàng Cao Khải hơi nặng nề so với “tội trạng” thực của ông”… hay: “Tôi
không dùng chữ “yêu nước”, nhưng Hoàng Cao Khải là người có tinh thần
dân tộc”.
Ngày
25/11/1945, trong Sắc lệnh bảo vệ di tích, cổ vật, Chủ tịch Hồ Chí Minh
chủ trương giữ nguyên hiện trạng khu ấp Thái Hà, trong đó có khu lăng
gia đình Hoàng Cao Khải. Trong quyết định xếp hạng di tích ngày
28/4/1962 của Bộ VH-TT (nay là Bộ VH-TT&DL) đã đánh giá: “Đây là
chứng tích duy nhất của nước ta về một quần thể các công trình lăng tẩm,
dinh thự của một phó vương”.
Con người Hoàng
Cao Khải với những việc làm trong quá khứ không phù hợp với dân tộc,
chịu sự khinh rẻ của người đời, nhưng nghệ thuật được thể hiện ở khu
quần thể lăng đá là nghệ thuật của dân tộc chứ không phải của cá nhân
Hoàng Cao Khải. Chúng ta phải phân định rạch ròi như vậy. Nhưng đó chỉ
là ý kiến của những ai yêu nghệ thuật, yêu kiến trúc và có cái nhìn
khách quan.
Thực trạng của Di tích Quốc gia Lăng
Hoàng Cao Khải - Hoàng Trọng Phu sau khi được công nhận năm 1962 đến
nay rất bi thảm. Hiện nay, cả một khu chợ cóc nhảy dù vào khu vực lăng,
lều bạt, bãi gửi xe… đã che lấp hoàn toàn những tượng đá đẹp đẽ, uy nghi
xưa. Hàng tượng đá, voi đá, đôi rồng đá phía trước khi xưa rất uy nghi,
nhưng nay chỉ còn đúng 3 tượng đá lính canh. Nhưng các bức tượng này
cũng đã bị sứt đầu, mẻ tai, chân bị chôn gần hết vì nền sân nhiều lần
được tâng cao. Khu vực dẫn xuống hồ Tẩm Nguyệt ngày trước vốn rất đẹp và
hữu tình thì nay cũng đã bị khóa. Lăng Hoàng Trong Phụ cũng có số phận
tương tự do bị các hộ dân lấn chiếm.
Nói về cách
ứng xử với di sản, di tích của người dân hiện nay, GS sử học Trần Lâm
Biền cho biết: “ Năm 1962, quần thể Lăng đá Hoàng Cao Khải ở ấp Thái Hà
cũ đã được công nhận là di tích cấp Quốc gia. Nhưng do hậu quả lịch sử
để lại, do tư tưởng hận thù giai cấp nên nhiều người dân đã có một số
hành động xâm phạm, phá hoại khu lăng đá. Đây là quá trình phát triển
tất yếu của lịch sử, cũng như cuộc đại cách mạng Văn hóa bên Trung Quốc
đã từng phá hoại đi rất nhiều công trình văn hóa, nghệ thuật quý giá của
đất nước Trung Hoa xưa”.
Giáo sư Biền khẳng
định không có chuyện một quần thể lăng đá đã được công nhận là di tích
Quốc gia bị xóa sổ, gạch tên dù hiện trạng của nó bây giờ rất bi thảm.
Nhưng việc bảo vệ được quần thể lăng đá này đối với ngành Văn hóa hiện
nay là rất khó khăn. Chỉ khi nào kinh tế phát triển mạnh hơn nữa, ngành
Văn hóa có quyền năng, giải quyết mạnh hơn với di tích, di sản thì mới
có những hành động để đẩy những người đang xâm phạm lăng ra khỏi khu vực
này. Tiếc lắm thay!
Hoàng Trọng Phu
/
Hoàng Văn Khải
/
Làng Đông Thái
/
Chương Thâu
/
Lính canh
/
Hán tự
/
Sử học
/
Gò đống đa
/
Cách mạng văn hóa
/
Đá màu
/
Cúng tế
/
Chạm trổ
/
Tự Đức
/
Thời Nguyễn
/
Thực dân Pháp
/
Nguyễn Thái Hà
/
Hồ Chí Minh
/
Trung Quốc
/
Hà Nội
/
Miền đất hứa
/
Công trình kiến trúc
/
Di cư
No comments:
Post a Comment