I- Phong tục tập quán và lễ nghi cưới hỏi thời phong kiến
Quan niệm về Hôn nhân
Thời phong kiến, theo luân lý "tam cương
ngũ thường", con cái mà có cha khi nào cũng ở địa vị phụ thuộc, việc hôn
nhân của con cái cha mẹ có quyền độc đoán và "đặt đâu ngồi đấy". Nếu
con cái không bằng lòng với người vợ (hay chồng) mà cha mẹ chỉ định thì
chỉ có cách bỏ nhà ra đi.
Chính sự không cần biết ái tình của con
cái, chỉ cốt tìm được nơi "môn đăng hộ đối" là cha mẹ nhờ "mối lái" điều
đình để đính hôn nên đã xảy ra tệ tảo hôn và tục phúc hôn.
Phong tục tập quán cưới hỏi Việt Nam xưa và nay
Người xưa quan niệm mục đích hôn nhân cốt
duy trì gia thống cho nên việc hôn nhân là việc chung của gia tộc chứ
không phải việc riêng của con cái. Bởi vậy định vợ gả chồng cho con là
quyền quyết định của cha mẹ. Nghĩa vụ của mỗi người đối với tổ tiên,
dòng họ là phải truyền giống về sau để "vĩnh truyền tông tộc", do đó
luân lý cho người "vô hậu" là phạm điều bất hiếu rất lớn.
Việc hôn nhân không những chỉ có nguyên
nhân huyết thống mà còn có nguyên nhân kinh tế. Người vợ không những
phải Sinh con Đẻ cái nối dõi tông Đường mà còn phải làm lụng và coi sóc
việc nhà cho Gia đình nhà chồng.
Chế độ "đa thê, đa thiếp" cho phép đàn ông
được phép có nhiều vợ mà không phải vì vợ chính không Sinh con hay chỉ
Sinh con gái. Lấy thiếp (còn gọi là vợ lẽ, vợ hai, vợ ba, nàng hầu...)
không cần tổ chức lễ cưới và vì người thiếp không phải là một phần tử
trọng yếu trong gia đình nên chồng hay vợ chính muốn đuổi khi nào cũng
được.
Lễ nghi dân gian
Trước đây (và cả bây giờ) người Việt gọi
lễ cưới là là hôn lễ. Theo giải thích của Đào Duy Anh, chữ "hôn" nguyên
nghĩa là chiều hôm, theo phong tuc tap quan từ xa xưa người ta làm lễ
cưới vào buổi chiều tối.
Dân gian coi cưới xin là một trong ba việc
lớn của đời người (sự nghiệp, làm nhà và cưới vợ) khi nhấn mạnh trong
câu ca dao: "tậu trâu cưới vợ làm nhà..."
Ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa, hôn nhân của
người Việt xưa có sáu lễ chính. Để tiến đến lễ cưới, hai gia đình phải
thực hiện những lễ chính sau:
Lễ nạp thái: sau khi nghị hôn, nhà trai mang sang nhà gái một cặp "nhạn" để tỏ ý đã kén chọn ở nơi ấy.
Lễ vấn danh: là lễ do nhà trai sai người làm mối đến hỏi tên tuổi và ngày sinh tháng Đẻ của người con gái.
Lễ nạp cát: lễ báo cho nhà gái biết rằng
đã xem bói được quẻ tốt, nam nữ hợp tuổi nhau thì lấy được nhau, nếu
tuổi xung khắc thì thôi, quan niệm thoáng hơn người ta tìm cách hóa
giài, xem Boi tinh yeu- xem tuoi vo chong hợp khắc
Lễ nạp tệ (hay nạp trưng): là lễ nạp đồ sính lễ cho nhà gái, tang chứng cho sự hứa hôn chắc chắn.
Lễ thỉnh kỳ: là lễ xin định ngày giờ làm rước dâu tức lễ cưới.
Lễ thân nghinh (tức lễ rước dâu hay lễ cưới): đúng ngày giờ đã định, họ nhà trai mang lễ đến để rước dâu về.
Lễ cưới dân gian
Khi nhà trai xin cưới và nếu nhà gái thuận
thì trả lời cho ông bà mai. Sự trả lời này còn bao gồm việc thách cưới,
nghĩa là nhà gái đòi nhà trai trong lễ đón dâu phải có những đồ lễ gì,
bao nhiêu. Thách cưới, nhà gái thường đòi với số lượng lớn, yêu cầu
thường là trầu rượu, cau, trà, bánh trái, gạo, heo, đồ trang sức, y phục
cho cô dâu và tiền mặt.
Đúng ngày cưới, người ta chọn giờ "hoàng
đạo" mới đi, thường là về chiều, có nơi đi vào chập tối. Dẫn đầu đám
rước đàng trai là một cụ Già nhiều tuổi được dân làng kính nể vì tuổi
tác, tư cách, địa vị xã hội, đóng vai chủ hôn.
Ở miền Bắc Việt Nam ngày xưa, tại nhà
trai, người ta chờ đợi đám rước dâu về. Một quả lò than đốt hồng đặt
trước ngưỡng cửa để chờ cô dâu với nghĩa: lửa hồng sẽ đốt hết những tà
ma theo Ám ảnh cô dâu và sẽ đốt vía của tất cả những kẻ độc mồm độc
Miệng đã quở mắng cô dâu ở dọc đường.
Cô dâu vào lễ gia tiên nhà chồng xong, ông bà cũng như bố Mẹ chồng tặng cho cô dâu món quà, thường là tiền hoặc là đồ nữ trang.
Lễ tơ hồng được cử Hành rất đơn giản. Bàn
thờ thiết lập ngoài trời, bày lư hương và nến hay đèn, tế vật dùng xôi,
gà, trầu, rượu.
Hai ngày sau lễ cưới, Vợ chồng đưa nhau về thăm cha mẹ vợ với một số lễ vật, tùy theo tập tục địa phương bên vợ. Xưa lễ này gọi là "Nhị hỷ". Nếu nhà chồng ở cách xa quá, không về được trong hai ngày thì có thể để bốn ngày sau, gọi là "Tứ hỷ".
Hai ngày sau lễ cưới, Vợ chồng đưa nhau về thăm cha mẹ vợ với một số lễ vật, tùy theo tập tục địa phương bên vợ. Xưa lễ này gọi là "Nhị hỷ". Nếu nhà chồng ở cách xa quá, không về được trong hai ngày thì có thể để bốn ngày sau, gọi là "Tứ hỷ".
Theo tục lệ vợ chồng đem lễ chay hoặc lễ
mặn về nhà để cúng gia tiên, để trình bày với gia tiên và cha mẹ, cùng
họ hàng việc cưới đã xong xuôi toàn mãn.
Pháp chế
Nhằm tránh xảy ra những điều đáng tiếc,
nhà Nước phong kiến Việt Nam cũng can thiệp vào việc giá thú của người
dân bởi những điều lệ hay luật.
Điều lệ hương đảng do vua Gia Long Ban
hành năm 1804, khoản về giá thú đã dẫn câu từ sách cổ: "Hôn lễ là mối
đầu của đạo người", "Giá thú mà bàn của cải là thói quen mọi rợ" và quy
định: "Đại phàm lấy vợ lấy chồng, chẳng qua cốt được cặp đôi mà thôi,
còn lễ cưới thì nên châm chước trong sáu lễ, lượng tuỳ nhà có hay không,
chứ không được viết khế cố ruộng. Hương trưởng thu tiền cheo trong lễ
cưới thì người giàu 1 quan 2 tiền, người vừa 6 tiền, người nghèo 3 tiền,
người làng khác thì gấp đôi...".
Năm 1864, vua Tự Đức cũng sai định rõ lại
kễ lễ cưới xin của dân gian: "Từ lúc vấn danh đến khi xin cưới, cho kỳ
hạn là 6 tháng, đều theo tiết kiệm, không được quá xa xỉ".
Lễ nghi cung đình
Lễ cưới trong giới quý tộc, quan lại ở các
triều đại phong kiến nhìn chung giống với tục cưới gả của Trung Hoa là
căn cứ vào sáu bước (lục lễ), có thể rút bớt hay kết hợp nhưng được sắp
đặt cầu kỳ, tỷ mỉ, trang trọng và xa hoa hơn trong dân gian.
Việc dựng vợ gả chồng hoàn toàn do cha mẹ
chủ trương và theo lối "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy". Hoàng tử lấy vợ
chính gọi là "nạp phi" và "nạp thiếp" khi lấy vợ thứ (khi về nhà chồng,
cô dâu được gọi là phủ phi hay phủ thiếp), và công chúa lấy chồng gọi là
"hạ giá" (chú rể được phong Phò mã Đô uý).
Hoàng tử nạp phi
Hoàng tử khi đến 15-18 tuổi sẽ được phong
tước, cấp đất và tiền để lập phủ riêng, sau đó vua mới nghĩ đến việc
cưới vợ cho con. Cô dâu do chính vua kén chọn qua việc dò hỏi các vị đại
thần, ai muốn gả con gái đến tuổi cho hoàng tử. Khi có vị nhận lời, vua
mới chuẩn bị hôn lễ. Theo "Nghị định" năm Gia Long thứ 7 (1808), hôn lễ
được cử hành qua các bước:
Khác với dân gian, nếu hoàng tử muốn cưới
nàng hầu thì nghi lễ cũng phải tiến hành tương tự. Theo cuốn "Văn hoá
Huế xưa", tác giả Lê Nguyễn Lưu, phần nói về đời sống văn hoá cung đình
(tập 3), trang 285-286 viết: Hoàng tử lấy vợ gọi là nạp phi (đối với bà
chính) và nạp thiếp (đối với bà thứ). Cô gái khi đã về Làm dâu của vua
(hoàng tức) được gọi là "phủ phi" hay "phủ thiếp".
Công chúa hạ giá
Khi công chúa hạ mình xuống để lấy chồng
thì người chồng được gọi là "thượng giá" và trở thành phò mã. Tuy nhiên,
việc chọn phò mã không hề đơn giản. Vua sai Bộ Lại, Bộ Binh lập danh
sách 5 người là con cháu và chắt các công thần từ nhị phẩm trở lên,
những chàng trai này tất nhiên là không bị tàn tật, nhưng phải thông
minh và đẹp.
Một vị hoàng thân và một vị đại thần mà vợ
chồng song toàn được cử làm chủ hôn và chiếu liệu (lo sắp đặt mọi
chuyện). Họ hội ý với nhau để cử người xứng đáng nhất và hợp tuổi với
hoàng nữ trong bản kê, tâu với vua vua sẽ khuyên son (quyết định).
Sau khi vua chọn, phò mã tương lai được
vua ban tiền để tậu phủ và sắm vật dụng, Trang phục đúng nghi thức,
trong đó có một chiếc thuyền bồng, đồng thời cha mẹ phải vào lạy tạ ơn
trên.
Khâm Thiên giám làm nhiệm vụ chọn ngày để
tiến hành lục bộ (sáu lễ), nhà trai phải liên hệ để biết mà chuẩn bị,
cũng có thể kết hợp một ngày 2 đến ba lễ, cách quãng nhau.
Lễ nạp thái và vấn danh: gia đình phò mã
sẽ đưa lễ vật vào cung, cúng tổ tiên công chúa và được chủ hôn mở tiệc
khoản đãi. Công chúa nhận vàng bạc và nữ trang. Lễ nạp trưng và nạp cát:
gia đình lại đưa lễ vật vào cung, sau đó hai bên tự tổ chức lễ cáo với
tổ tiên mình về việc cưới hỏi. Lễ điện nhạn và thân nghinh: trước đó,
vua sai quan khâm mạng đến phủ đệ phò mã, bày giường thất bảo, màn tiên.
Đúng ngày giờ đã định, gia đình phò mã lễ vật vào cung, trong đó có một
cặp ngỗng. Vị đại thần làm chủ hôn lập một phái đoàn rước công chúa về
phủ phò mã.
Phẩm vật cưới về số lượng mỗi khi mỗi khác
và thường là khá nặng. Vào năm 1833, lễ nạp thái được ghi nhận gồm: 20
lạng vàng, 100 lạng bạc, 2 mâm trầu, 2 mâm cau; lễ vấn danh gồm: 1 con
trâu, 2 con lợn, 2 hũ rượu; lễ nạp cát gồm: 4 tấm gấm, 10 tấm lĩnh màu,
10 tấm sa màu; lễ nạp trưng gồm: 2 mâm trầu, 2 mâm cau, 2 hũ rượu; lễ
thỉnh kỳ gồm: 1 con bò, 2 con dê, 3 hũ rượu; lễ điện nhạn gồm: 2 con
chim nhạn (được thay bằng ngỗng), 1 hộp kim chỉ, 100 đồng tiền cổ, 20
lạng vàng, 100 lạng bạc...
Có quan nghèo không lo nổi nên vào năm
1864, vua Thiệu Trị dụ rằng: "Đời xưa, vua Nghiêu gả 2 con gái cho Ngu
Thuấn ở Vĩ Nhuế, chả nghe nói lễ cưới sang trọng. Hơn nữa, đám cưới chỉ
dùng 2 Da hươu làm lễ, xưa kia vẫn nói thế. Nay gả hoàng nữ cho con các
đại thần, mà các đại thần thanh thận trung cần, trẫm biết sẵn, vậy 6 lễ
cưới, cho tuỳ theo cảnh nhà giàu nghèo mà sắm sửa, không nên ấn định lễ
vật, chớ nên bày đặt quá nhiều. Vậy các quan chủ hôn cần biết rõ."
Xem thêm: https://www.dichvudamcuoi.com.vn/vn/newsdetail/phong-tuc-tap-quan-cuoi-hoi-viet-nam-xua-va-nay-phan-2.html
Nguồn: sưu tầm
Cthttps://dichvudamcuoi.com.vn/vn/newsdetail/phong-tuc-tap-quan-cuoi-hoi-viet-nam-xua-va-nay-phan-1.htmlin cũ hơn
- Mâm quả cho lễ xin dâu sẽ bao gồm những lễ vật nào? (2018-05-19 12:13:00)
- Đội hình bưng quả trong đám cưới sao Việt (2018-01-31 16:04:08)
- Đội ngũ bưng quả những cô gái Ê Đê cực kỳ xinh đẹp (2018-01-31 15:43:46)
- Ý nghĩa của lễ dạm ngõ là gì? (2017-08-27 17:25:09)
- Lễ dạm ngõ theo phong tục ba miền Bắc Trung Nam (2017-08-26 18:01:34)
No comments:
Post a Comment