MỘT VÀI DÂM TỤC TẠI VIỆT NAM XƯA
SƠN TRUNG
Ông Lê Văn Hảo trong bài "Một số tục cổ của người Việt Nam qua các hội mùa" đăng trong tạp chí Đại Học, trich dẫn tài liệu của ông Lê Văn Lan,Phạm Văn Kính, Nguyễn Linh có nhắc tới chiếc thạp đồng đào đuợc ở xã Đào Thịnh tỉnh Yên Báy mà trên nắp có 4 khối tượng của bốn đôi nam nữ đang giao hợp. Điều này chứng tỏ cổ nhân ta cũng phóng khoáng. Tại Việt Nam ngày xưa việc phóng khoáng này chỉ là nhất thời trong một thời điểm nào mà thôi. Nam nữ giao tiếp có nhiều hình thức, thường là tỏ tình và yêu đương nhẹ nhàng. Tuy nhiên cũng có nơi rất tự do, phóng khoáng như trai gái ôm nhau bắt chạch ở làng Vân Trưng, Vĩnh Yên (Vĩnh Phú), tục trai giả cọp cắn gái ở làng Đan Nhiễm tỉnh Bắc Ninh, tục tắt đèn cho trai gái tự do đùa nghịch ở các xã La Khê, Nam tỉnh Hà Đông (Hà Tây), Ngô Xá tỉnh Bắc Ninh.(Hà Bắc)v.v..
I.TRAI GÁI ÔM NHAU BẮT CHẠCH TRONG CHUM
Làng Văn Trường, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (Vĩnh Phú) hàng năm mở hội vào ngày 6 tháng giêng.Ngoài những buổi rước xách tế lễ, hội còn mở nhiều cuộc vui.
Ca dao Vĩnh Yên có câu :
Bỏ con, bỏ cháu,
Không ai bỏ mồng sáu chợ Dưng.
Dưng là tên tục của xã Văn Trưng, xã có chợ họp ngày 1 và 6 được gọi là chợ Dưng. Những trò chơi được tổ chức ở đình làng cạnh chợ.Những trò chơ chính là bơi thuyền, đốt pháo, đặc biệt là thi bắt chạch trong chum. Một con chạch được thả trong chum chứa 2/3 nước.Trai một tay bắt chạch, một tay bóp vú gái.Ban giám khảo bắt bẻ đôi trai gái ham bắt chạch mà quên ôm nhau.
II.ÔNG ĐÙNG BÀ ĐÀ
Tục này ở làng Đông An sát tỉnh lỵ Vĩnh Yên (Hải Hưng).Ông Đùng bà Đà đưọc dân chúng thờ phụ và hàng năm mở hội từ mồng 6 đếm mồng mười thánbg ba âm lịch.Theo thần tich, ông Đùng bà Đà người thời Ngô Quyền, là hai chị em ruột. Bà Đà là chị, Hai chị em luống tuổi mà không có ai lấy. Một hôm hai chị em nẩy ý kiến đi vòng quanh núi, gặp ai thì lấy người đó. Rốt cuộc hai chị em gặp nhau rồi lấy nhau.Nhưng khi nhập phòng, có lẽ cảm thấy tội lỗi nên trốn sang Đền Bến ở gần đó. Ông Đùng phải đi rước bà về. Nhưng đến hôm thứ ba, bà lại trốn ở đền Căn.Ông Đùng lại đi đón bà về. Hai chị em về nửa đường thì có con cọp nhảy ra. Ông Đùng đánh cọp nhưng cọp không đi. Một bà lão nghèo câu êch gần đấy đánh cọp cop bỏ chạy. Lần trở về này hai người lấy nhau. Đưọc mấy ngày tin đồn đến tai vua.Vua bắt tội hai người loạn luân. Hai ông bà bị hành hình.Hai ông bà bị khoét mắt, cắt mũi, rồi chặt đầu, xác thả xuống ao.Hai ông bà rất linh thiêng. Dân làng Đông An lập miễu thờ ông bà. Hàng năm mở hội vào tháng ba. Trươc ngày hội, người dân diễn sự tich ông bà.
Người ta làm hai hình nhận bằng nan tre thật to, phết giấy. Hai hình nhân đưọc rươc đi các ngả khác nhau rồi gặp nhau. Người ta khiêng hai hình nhân, đụng chạm vào nhau tỏ sự hoan lạc.Cờ quạt phe phẩy, âm nhạc nổi lên điệu đặc biệt!Dân làng hò reo.Đám rươc trở về đình làng. Trong đám rươc có người đóng vai cọp, vai lực sĩ và mẹ con bà câu ếch. Ông Đùng bà Đà được thờ tại đình cho đến đêm mồng chín rạng mồng mười tháng ba. Dân làng diễn lại việc xử tử hai ông bà. Nửa đêm ông tiên chỉ đem bản cáo trạng đọc trươc hai hình nhân nhắc tội loạn luân của hai người và chiếu chỉ vua. Sau đó cuộc hành hình bắt đầu, mất bị khoét, tai mũi bị cắt, sau hai đầu bi cắt. Khi cắt đầu ông Đùng người ta hét vào chỗ kín của bà Đà, Xử xong người ta thả xuống ao.
III.RƯỚC SINH THỰC KHÍ
Làng Đông Ky, phủ Từ Sơn , tỉnh Bắc Ninh là một làng trù phú, thời tiền chiến, dân cư khoảng ngàn rưởi người. Làng có hai vị thành hoàng, một nam một nữ đều là dâm thần.Hàng năm dân làng bắt đầu mở hội từ 30 tháng chạp đến 16 tháng giêng. Hội có nhiều trò vui nhưng quan trọng nhất là rước sinh thực khí.Tục này dân phải theo, nếu không thì bất an. Tục này bắt đầu từ mồng 6 tháng giêng.Đám rươc do một bô lão đi đầu hai tay cầm hai sinh thực khí bằng gỗ, một âm, một dương. Bô lão đi đầu vừa đi vừa hát:
Cái sự làm sao, Cái sự làm vầy.
Cái sự thế này, cái sự làm sao!
Vừa hát cụ múa, một điệu múa đặc biệt như nam nữ giao hoan.Cụ lấy hai sinh thực khí xỏ vào nhau. Sau đám rã hai sinh thực khí này đem đốt. Lễ vật cúng thần ngoài trầu, cau rượu, có 36 sinh thực khí, 18 âm và 18 dương, gọi là "36 cái nõn nường", 36 cái nõn nường cũng gọi là "cái nọ nàng" được đặt trên bàn thờ trong những buổi tế lễ. Tế lễ xong, có đám rươc đi quanh làng , gồm 18 thanh niên và 18 thanh nữ kén chọn trong những nam nữ thanh niên xinh đẹp và đứng đắn . Mỗi cô cậu mang một chiêc.
Các cậu trai hát:
Dich dinh dinh
Anh có cái yếm lưỡi cày
Anh chả cho mày thì để cho ai.
Có gái hát:
Dịch dình dinh
Em có cái vò rượu tăm,
Em để anh uống, anh nằm với em!
Đám rước đi quanh làng rồi trở về đình. Dân làng tranh nhau cái nõn nường. Những cái âm dương này được treo trên cành tre, một cụ bô lão rung cây tre cho nõn nường rơi xuống cả làng tranh nhau. Ai cướp được là điềm may nhất là những vợ chồng mới cưới. Ai cướp được chiếm âm sẽ sinh gái, chiếc dương sinh trai.
Tục cướp sinh thực khí này cũng xảy ra vài nơi khác như vùng Hải Dương, Bắc Ninh.
IV. CHEN
Làng Nga Hoàng,huyện Võ Giàng có tục chen, Hội tổ chức từ mồng 6 đến 15 tháng giêng.Làng thờ hai vị thành hoàng, một nam một nữ.Hội làng chia ra 4 giai đoạn. Đầu tiên, ngày mồng 6 tế lễ tại miếu Linh Sơn Mị nương. Giữa cuộc tế, trai và ông già chạy xô đến chen lấn các cô gái và bà già.Trai bóp vú gái hay sờ soạng các cô gái.Các cô gái cự lại. Chen lấn xong thì cầu khẩn thần phù hộ bình an, mạnh khoẻ... Rồi đám rước đi quanh làng bắt đầu tử miếu Đến lựợt con gái, bà già tấn công con trai và ông già, họ xô đẩy nhau cho đến đám rươc kết thuc.
Ngày rằm tháng giêng, làng lại làm lễ tế trên núi Linh Sơn. Giữa cuộc lễ nam nữ lại xô nhau, đùa nghịch nhau.Sau hết tối hôm rằm, ở đình có cử hành lễ trọng thể .Giữa cuộc tế, đèn đóm tắt hết, trai gái tự do làm gì cũng được!Sau một lúc thắp đèn lên, cuộc tế tiếp tục.Trai gái có thể hẹn hò và gần gũi với nhau. Các cô có quyền kết hôn với người nào cô ưng, trai không được từ chối. Những gái có chửa trong dịp hội làng không bị làng bắt vạ.Trái lại, có chửa ngoài kỳ hội làng, tính từ tháng ba âm lịch trở đi, bị coi là chửa hang và bị làng bắt vạ.
Xã Sơn Đồng, tỉnh Hà Đông (Hà Tây) hàng năm mở hội xuân vào ngày 6 tháng hai. Tại đây, có cuộc múa mo rất đặc biệt.
Buổi chiều sau khi tế lễ xong, trai chưa vợ, gái chưa chồng tụ họp ở đình. Một ca nhi tay cầm khuc tre tượng trưng sinh thực khí dương, một tay cầm mo cau tương trung sinh thực khi âm, Một ca nhi lấy khuc tre lắp vào sinh thực khí âm vừa ca:
Cái sự làm sao, cái sự làm vầy,
Cái sự thế này, cái sự làm sao.
Hát xong ca nhi tung hai sinh thực khí cho trai gái cướp. Ai cướp được là may mắn trong tình duyên,
I.TRAI GÁI ÔM NHAU BẮT CHẠCH TRONG CHUM
Làng Văn Trường, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (Vĩnh Phú) hàng năm mở hội vào ngày 6 tháng giêng.Ngoài những buổi rước xách tế lễ, hội còn mở nhiều cuộc vui.
Ca dao Vĩnh Yên có câu :
Bỏ con, bỏ cháu,
Không ai bỏ mồng sáu chợ Dưng.
Dưng là tên tục của xã Văn Trưng, xã có chợ họp ngày 1 và 6 được gọi là chợ Dưng. Những trò chơi được tổ chức ở đình làng cạnh chợ.Những trò chơ chính là bơi thuyền, đốt pháo, đặc biệt là thi bắt chạch trong chum. Một con chạch được thả trong chum chứa 2/3 nước.Trai một tay bắt chạch, một tay bóp vú gái.Ban giám khảo bắt bẻ đôi trai gái ham bắt chạch mà quên ôm nhau.
II.ÔNG ĐÙNG BÀ ĐÀ
Tục này ở làng Đông An sát tỉnh lỵ Vĩnh Yên (Hải Hưng).Ông Đùng bà Đà đưọc dân chúng thờ phụ và hàng năm mở hội từ mồng 6 đếm mồng mười thánbg ba âm lịch.Theo thần tich, ông Đùng bà Đà người thời Ngô Quyền, là hai chị em ruột. Bà Đà là chị, Hai chị em luống tuổi mà không có ai lấy. Một hôm hai chị em nẩy ý kiến đi vòng quanh núi, gặp ai thì lấy người đó. Rốt cuộc hai chị em gặp nhau rồi lấy nhau.Nhưng khi nhập phòng, có lẽ cảm thấy tội lỗi nên trốn sang Đền Bến ở gần đó. Ông Đùng phải đi rước bà về. Nhưng đến hôm thứ ba, bà lại trốn ở đền Căn.Ông Đùng lại đi đón bà về. Hai chị em về nửa đường thì có con cọp nhảy ra. Ông Đùng đánh cọp nhưng cọp không đi. Một bà lão nghèo câu êch gần đấy đánh cọp cop bỏ chạy. Lần trở về này hai người lấy nhau. Đưọc mấy ngày tin đồn đến tai vua.Vua bắt tội hai người loạn luân. Hai ông bà bị hành hình.Hai ông bà bị khoét mắt, cắt mũi, rồi chặt đầu, xác thả xuống ao.Hai ông bà rất linh thiêng. Dân làng Đông An lập miễu thờ ông bà. Hàng năm mở hội vào tháng ba. Trươc ngày hội, người dân diễn sự tich ông bà.
Người ta làm hai hình nhận bằng nan tre thật to, phết giấy. Hai hình nhân đưọc rươc đi các ngả khác nhau rồi gặp nhau. Người ta khiêng hai hình nhân, đụng chạm vào nhau tỏ sự hoan lạc.Cờ quạt phe phẩy, âm nhạc nổi lên điệu đặc biệt!Dân làng hò reo.Đám rươc trở về đình làng. Trong đám rươc có người đóng vai cọp, vai lực sĩ và mẹ con bà câu ếch. Ông Đùng bà Đà được thờ tại đình cho đến đêm mồng chín rạng mồng mười tháng ba. Dân làng diễn lại việc xử tử hai ông bà. Nửa đêm ông tiên chỉ đem bản cáo trạng đọc trươc hai hình nhân nhắc tội loạn luân của hai người và chiếu chỉ vua. Sau đó cuộc hành hình bắt đầu, mất bị khoét, tai mũi bị cắt, sau hai đầu bi cắt. Khi cắt đầu ông Đùng người ta hét vào chỗ kín của bà Đà, Xử xong người ta thả xuống ao.
III.RƯỚC SINH THỰC KHÍ
Làng Đông Ky, phủ Từ Sơn , tỉnh Bắc Ninh là một làng trù phú, thời tiền chiến, dân cư khoảng ngàn rưởi người. Làng có hai vị thành hoàng, một nam một nữ đều là dâm thần.Hàng năm dân làng bắt đầu mở hội từ 30 tháng chạp đến 16 tháng giêng. Hội có nhiều trò vui nhưng quan trọng nhất là rước sinh thực khí.Tục này dân phải theo, nếu không thì bất an. Tục này bắt đầu từ mồng 6 tháng giêng.Đám rươc do một bô lão đi đầu hai tay cầm hai sinh thực khí bằng gỗ, một âm, một dương. Bô lão đi đầu vừa đi vừa hát:
Cái sự làm sao, Cái sự làm vầy.
Cái sự thế này, cái sự làm sao!
Vừa hát cụ múa, một điệu múa đặc biệt như nam nữ giao hoan.Cụ lấy hai sinh thực khí xỏ vào nhau. Sau đám rã hai sinh thực khí này đem đốt. Lễ vật cúng thần ngoài trầu, cau rượu, có 36 sinh thực khí, 18 âm và 18 dương, gọi là "36 cái nõn nường", 36 cái nõn nường cũng gọi là "cái nọ nàng" được đặt trên bàn thờ trong những buổi tế lễ. Tế lễ xong, có đám rươc đi quanh làng , gồm 18 thanh niên và 18 thanh nữ kén chọn trong những nam nữ thanh niên xinh đẹp và đứng đắn . Mỗi cô cậu mang một chiêc.
Các cậu trai hát:
Dich dinh dinh
Anh có cái yếm lưỡi cày
Anh chả cho mày thì để cho ai.
Có gái hát:
Dịch dình dinh
Em có cái vò rượu tăm,
Em để anh uống, anh nằm với em!
Đám rước đi quanh làng rồi trở về đình. Dân làng tranh nhau cái nõn nường. Những cái âm dương này được treo trên cành tre, một cụ bô lão rung cây tre cho nõn nường rơi xuống cả làng tranh nhau. Ai cướp được là điềm may nhất là những vợ chồng mới cưới. Ai cướp được chiếm âm sẽ sinh gái, chiếc dương sinh trai.
Tục cướp sinh thực khí này cũng xảy ra vài nơi khác như vùng Hải Dương, Bắc Ninh.
IV. CHEN
Làng Nga Hoàng,huyện Võ Giàng có tục chen, Hội tổ chức từ mồng 6 đến 15 tháng giêng.Làng thờ hai vị thành hoàng, một nam một nữ.Hội làng chia ra 4 giai đoạn. Đầu tiên, ngày mồng 6 tế lễ tại miếu Linh Sơn Mị nương. Giữa cuộc tế, trai và ông già chạy xô đến chen lấn các cô gái và bà già.Trai bóp vú gái hay sờ soạng các cô gái.Các cô gái cự lại. Chen lấn xong thì cầu khẩn thần phù hộ bình an, mạnh khoẻ... Rồi đám rước đi quanh làng bắt đầu tử miếu Đến lựợt con gái, bà già tấn công con trai và ông già, họ xô đẩy nhau cho đến đám rươc kết thuc.
Ngày rằm tháng giêng, làng lại làm lễ tế trên núi Linh Sơn. Giữa cuộc lễ nam nữ lại xô nhau, đùa nghịch nhau.Sau hết tối hôm rằm, ở đình có cử hành lễ trọng thể .Giữa cuộc tế, đèn đóm tắt hết, trai gái tự do làm gì cũng được!Sau một lúc thắp đèn lên, cuộc tế tiếp tục.Trai gái có thể hẹn hò và gần gũi với nhau. Các cô có quyền kết hôn với người nào cô ưng, trai không được từ chối. Những gái có chửa trong dịp hội làng không bị làng bắt vạ.Trái lại, có chửa ngoài kỳ hội làng, tính từ tháng ba âm lịch trở đi, bị coi là chửa hang và bị làng bắt vạ.
Xã Sơn Đồng, tỉnh Hà Đông (Hà Tây) hàng năm mở hội xuân vào ngày 6 tháng hai. Tại đây, có cuộc múa mo rất đặc biệt.
Buổi chiều sau khi tế lễ xong, trai chưa vợ, gái chưa chồng tụ họp ở đình. Một ca nhi tay cầm khuc tre tượng trưng sinh thực khí dương, một tay cầm mo cau tương trung sinh thực khi âm, Một ca nhi lấy khuc tre lắp vào sinh thực khí âm vừa ca:
Cái sự làm sao, cái sự làm vầy,
Cái sự thế này, cái sự làm sao.
Hát xong ca nhi tung hai sinh thực khí cho trai gái cướp. Ai cướp được là may mắn trong tình duyên,
(Theo Toan Ánh)
No comments:
Post a Comment