Tìm hiểu phong tục hôn nhân của người Việt ta xưa và nay
Phong
tục hôn nhân là những lễ nghi, quy định đối với việc dựng vợ gả chồng
cho con cái được quy định rõ ràng trong lệ làng hoặc trong luật pháp
xưa.
Ngày nay, phong tục hôn nhân còn có sự công nhận và
bảo vệ của pháp luật thông qua giấy đăng ký kết hôn. Tuy vẫn giữ những
nét đẹp phong tục xưa nhưng có cải tiến, gói gọn hơn so với trước.
Ngược
dòng thời gian, chúng ta cùng quay về tìm hiểu những nét đặc biệt trong
phong tục tập quán và lễ nghi cưới hỏi của ông bà ta thời phong kiến.
Người
ta vẫn thường nói “hôn nhân là kết quả của tình yêu chân thành” nhưng
quan niệm này không được chấp thuận dưới thời phong kiến xưa. Bởi ở thời
kỳ phong kiến, nước ta chịu ảnh hưởng rất nặng nề của nho giáo phương
bắc, trong hôn nhân phải tuân theo luân lý “Tam cương ngũ thường”.
Việc
hôn nhân cưới hỏi của con cái đều do cha mẹ nhờ mối lái sắp đặt hay còn
gọi là “ Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Những bậc cha mẹ chỉ xét về vấn
đề “ Môn đăng hộ đối” và cần những người có phẩm hạnh, đạo đức tốt để
nối dõi tông đường, duy trì nòi giống và cai quản mọi việc trong gia
đình.
Do quan niệm “trọng nam kinh nữ” và “bất bình đẳng giới” nên
người nam trong xã hội xưa được coi trọng hơn nữ giới nên mới có chuyện
“ Đàn ông năm thê bảy thiếp, phụ nữ chính chuyên một chồng”. Điều này
dẫn đến rất nhiều hệ lụy trong hôn nhân thời xưa.
Những lễ nghi kết hôn được định ra từ xưa
Từ xa xưa đến nay người Việt gọi lễ cưới là là hôn lễ. Theo phong tục tập quán từ xa xưa người ta thường làm lễ cưới vào buổi chiều tối. Dân gian coi việc lấy vợ là một trong ba việc quan trọng nhất của đấng nam nhi xưa: “ Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà..”
Khi cưới vợ, gả chồng nhà
trai và nhà gái đều phải tuân thủ những phong tục lễ nghi như sau: Có 6
lễ chính cho một cuộc hôn nhân hoàn hảo.
Lễ nạp thái: sau khi nghị hôn, nhà trai mang sang nhà gái một cặp “nhạn” để tỏ ý đã kén chọn ở nơi ấy.
Lễ vấn danh: là lễ do nhà trai sai người làm mối đến hỏi tên tuổi và ngày sinh tháng Đẻ của người con gái.
Lễ nạp cát:
lễ báo cho nhà gái biết rằng đã xem bói được quẻ tốt, nam nữ hợp tuổi
nhau thì lấy được nhau, nếu tuổi xung khắc thì thôi, quan niệm thoáng
hơn người ta tìm cách hóa giải.
Lễ nạp tệ (hay nạp trưng): là lễ nạp đồ sính lễ cho nhà gái, tang chứng cho sự hứa hôn chắc chắn.
Lễ thỉnh kỳ: là lễ xin định ngày giờ làm rước dâu tức lễ cưới.
Lễ thân nghinh (tức lễ rước dâu hay lễ cưới): đúng ngày giờ đã định, họ nhà trai mang lễ đến để rước dâu về.
Khi
lễ cưới xong xuôi đâu đó thì 2 ngày sau, vợ chồng đưa nhau về nhà người
vợ làm lễ “ nhị hỷ” mang theo một số lễ vật tùy theo phong tục bên vợ.
Nếu nhà chồng cách xa thì 4 ngày sau trở về, gọi là “Tứ hỷ”. Ngày nay
gọi đó là “ lại mặt”.
Cũng tương tự như ngày nay có Luật hôn nhân
thì xưa cũng có những pháp chế quy định việc dựng vợ gả chồng, nhà vợ
không được thách cưới quá nhiều và việc tổ chức lễ cưới không nên quá
hoang phí.
Phong tục tập quán và lễ nghi cưới hỏi ngày nay
Theo
luật hôn nhân thì khi hai người đăng ký kế hôn thì chính thức được công
nhận là vợ chồng. Tuy nhiên, theo quan niệm của người dân việt, khi nào
lễ cưới được tổ chức, có sự chứng kiến của an hem họ hàng và dân làng
xa gần và đôi trai gái làm lễ thắp hương tổ đường, gia tiên thì mới
chính thức trở thành vợ chồng.
Tuy nhiên những nghi lễ rườm rà xưa
cũng đã được bỏ bớt hoặc gói gọn đơn giản hơn rất nhiều. Trình tự tiến
đến lễ cưới của người Việt Nam, người kinh có thể có những cách thức,
tên gọi khác nhau, đa số có những điểm chung:
Đăng ký kết hôn: Đôi
trai gái yêu thương và xác định đến với nhau sẽ làm đăng ký kết hôn để
tuân thủ đúng theo luật pháp. Mỗi gia đình sẽ chọn một người chủ hôn hay
còn gọi là đại diện nhà trai hay nhà gái người này thường có tài ăn
nói, có tầm hiểu biết và thường là có đủ con trai con gái vì họ quan
niệm nếu người chủ hôn có đầy đủ con trai con gái thì sau này con của họ
cưới xong cũng sinh đủ nếp đủ tẻ.
Lễ dạm ngõ: Được sự đồng ý của nhà gái, nhà trai đem lễ sang. Thông thường đồ lễ sẽ là trầu cau, chè, thuốc lá, bánh kẹo…
Lễ Ăn hỏi: Hay
còn gọi là lễ vấn danh, theo tục xưa là hỏi tên tuổi cô gái, nhưng ngày
nay cha mẹ đôi bên đã biết biết rõ rồi. Sau ngày lễ ăn hỏi, phải có báo
hỉ, chia trầu. Nhà gái trích trong lễ vật nhà trai đưa đến một lá trầu,
một quả cau, một gói trà nhỏ, một cái bánh cốm, hoặc vài hạt mứt. Tất
cả gói thành hộp hay phong bao giấy hồng, mang đến cho các gia đình họ
hàng, bạn hữu của nhà gái. Nhà trai cũng báo hỉ, nhưng không phải có lễ
vật này mà chỉ cần thiếp báo hỉ. Cũng trong lễ ăn hỏi, hai họ xem ngày cưới hỏi.
Lễ cưới hay Lễ nạp tài:
Là ngày nhà trai đem sính lễ sang nhà gái. Đồ sính lễ gồm trầu cau, gạo
nếp, Thịt lợn, quần áo và đồ trang sức cho cô dâu. Ý nghĩa của lễ nạp
tài là nhà trai góp với nhà gái chi phí cỗ bàn, cho nhà gái và cô dâu
biết mọi thứ đã chuẩn bị sẵn. Với đồ nữ trang cho cô dâu làm vốn, cô có
thể yên tâm xây dựng tổ ấm mới, chứ không đến nỗi sẽ gặp cảnh thiếu
thốn.
Lễ rước dâu: Theo sự thống nhất của hai bên
gia đình, đến đúng ngày đó, giờ đó nhà trai sẽ có mặt để có đôi lời xin
cô dâu về nhà chồng. Lễ rước dâu được tiến hành cùng với tiệc cưới.
Như
vậy, dù là hôn nhân xưa hay ngày nay đều có những nét tương đồng với
nhau. Ngày nay, để thuận tiện và tùy vào điều kiện hai bên mà hôn lễ
được tiến hành gọn nhẹ hơn, bớt cầu kỳ. Có những nơi người ta còn gộp lễ
ăn hỏi vào Lễ cưới luôn với rất nhiều lý do: vừa thuận tiện, vừa tiết
kiệm chi phí lại do đường xá xa xôi nên gộp luôn.
Phong tục hôn
nhân từa xưa đến nay có thể coi như nét đẹp văn hóa của người dân Việt
Nam ta. Qua rất nhiều thế hệ, những nét đẹp văn hóa đó vẫn được chắt lọc
và lưu gữ cho đến ngày hôm nay.
Phong tục hôn nhân nó mang ý nghĩ
rất sâu sắc đối với cặp đôi yêu nhau và xác định chung sống với nhau
đến suốt cuộc đời. Các lễ nghi được tiến hành đồng nghĩa với việc cưới
xin, vợ chồng được gia tiên, bố mẹ, họ hàng hai bên công nhận mối quan
hệ vợ chồng của họ.
Vì vậy, phong tục hôn nhân nên được gìn giữ và phát huy những nét đẹp truyền thống để không bị phai nhạt theo thời gian.
>>>Xem thêm bài viết :
- Hướng dẫn cách phối màu sắc trong phòng khách hợp phong thủy
- Đặt tên cho con – Dịch vụ đặt tên cho con theo phong thủy, ngũ hành
No comments:
Post a Comment