Câu chuyện về "Phong hỏa hý chư hầu" và Bao Tự được Sử ký Tư Mã Thiên ghi lại mang màu sắc truyền thuyết: Thời Chu Tuyên vương, có câu đồng dao: "Gỗ dâu làm cung, gỗ cơ làm bao, bao đựng tên sẽ diệt nhà Chu".
Một đôi vợ chồng không biết có lệnh cấm bán gỗ dâu và gỗ cơ, mang ra
chợ bán liền bị triều đình truy bắt. Họ chạy trốn giữa đường thì gặp đứa
trẻ bị thả trôi sông, bèn ôm mang theo đến Bao quốc.
Chu U Vương không ngó ngàng gì tới việc triều chính, chỉ vui chơi
hưởng lạc, phái người đi khắp nơi tìm gái đẹp. Có một đại thần là Bao Quýnh
khuyên can U Vương, ông không những không nghe theo, còn bắt Bao Quýnh
giam vào ngục. Về sau, gia đình Bao Quýnh thấy Bao Tự xinh đẹp, bèn mua
về rồi dâng Chu U vương để thoát tội. Ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy Bao
Tự, Chu U Vương đã mê mẩn tinh thần. Chốn phòng the, Chu U Vương càng
mê mẩn hơn khi trên người nàng luôn tỏa ra một mùi hương hấp dẫn, dễ
chịu mà không một phi tần trong cung nào sánh được. Vốn là một Hoàng đế
đa tình, thường xuyên sai nội thị đi khắp nơi tìm con gái đẹp đưa về
cung nhưng từ khi có Bao Tự, Chu U Vương quên hẳn việc tuyển mỹ nữ. Bao
Tự được Chu U vương sủng ái nhất.
Nhưng từ ngày vào cung Bao Tự tỏ ra buồn bã, không lúc nào cười. U
Vương tìm mọi cách để có được nụ cười của mỹ nhân nên treo giải, rằng
người nào làm cho Bao Tự cười thì sẽ được thưởng một ngàn lạng vàng. Một
kẻ là Quắc Thanh Phụ nghĩ ra một kế. Vốn là, để đề phòng sự tiến công của bộ tộc Khuyển Nhung,
vương triều Chu cho xây dựng ở vùng Ly Sơn (nay ở vùng đông nam Lâm
Đồng tỉnh Thiểm Tây) hơn 20 đài đốt lửa (Phong Hỏa Đài), cứ cách mấy dặm
là một đài, nếu quân Khuyển Nhung tấn công thì các đài đốt khói lửa
truyền tin báo động cho các nước chư hầu, để họ mang quân tới cứu viện.
Quắc Thạch Phụ nói với Chu U Vương cho đốt các đài lửa lên để quân chư
hầu kéo tới, Bao Tự thấy quân chư hầu mắc lừa kéo tới thì nhất định là
sẽ bật cười. Chu U Vương làm theo. Các nước chư hầu gần đó tưởng rằng
quân Khuyển Nhung kéo đến, vội vàng mang quân tới cứu. Không ngờ khi tới
nơi chỉ thấy trên núi đang đàn sáo vang lừng, còn U Vương cử người ra
bảo các nước chư hầu quay về. Các nước chư hầu thấy mình bị đem ra làm
trò đùa, đều rất tức giận dẫn quân về. Bao Tự thấy dưới chân núi Ly Sơn
ồn ào binh mã, quả nhiên thích thú, cười khanh khách. U Vương thấy Bao
Tự khi cười lại càng xinh đẹp, liền thưởng cho Quắc Thạch Phụ một ngàn
lạng vàng.
Trong lịch sử không có ghi chép gì về Bao Tự hay sự kiện U Vương
đốt phong hỏa, chỉ ghi rằng là Chu Vương muốn đánh chiếm nước Thân. Thân
hầu sợ hãi nên liên lạc với nước Tằng và hai tộc Khuyển đánh úp U
Vương. Không chống nổi quân địch, U vương bị giết.
Câu chuyện này về sau được gọi là Phóng hỏa hí chư hầu
(烽火戲諸侯), nổi danh sử sách, trở thành một trong những điển tích nổi tiếng
nhất về "mối họa hồng nhan", khi quân vương vì ham mê nữ sắc mà làm mất
nước.
Vào năm 2012, Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh tiến hành nghiên cứu "Thanh Hoa giản"
(清华简), một cuốn sách sử được viết vào giữa thời Chiến Quốc (niên đại
ước tính vào khoảng 305 ± 30 năm trước công nguyên), phát hiện một lượng
lớn ghi chép so với Sử ký hoàn toàn khác biệt. Đại khái rằng, Chu U
vương năm đó chủ động đánh vào nước Thân, Thân hầu bèn liên lạc quân
Khuyển Nhung để đánh bại Chu U vương, không hề chép lại chuyện "Phóng
hỏa hí chư hầu". Giáo thụ của Đại học Thanh Hoa là Lưu Quốc Trung (刘国忠)
từng bày tỏ sự nghi ngờ tính chân thực của câu chuyện "Phóng hỏa hí chư
hầu", có vẻ như phần nhiều chỉ là tiểu thuyết, cuốn Sử ký biên lại ở một khoảng thời gian đã quá lâu về
No comments:
Post a Comment