Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 30 April 2020

SƠN TRUNG * BẢO NINH, CHỨNG NHÂN CHIẾN TRANH VIỆT NAM


 Ảnh chân dung Bảo Ninh và chữ ký của tác giả - Ảnh: Dịch giả Hạ Lộ
Ảnh chân dung Bảo Ninh và chữ ký của tác giả - Ảnh: Dịch giả Hạ Lộ


BẢO NINH,  CHỨNG NHÂN CHIẾN TRANH VIỆT NAM
SƠN TRUNG

Nhiều nhà văn viết về chiến tranh Việt Nam nhưng Bảo Ninh là một trong những ngôi sao sáng trên  văn đàn Việt Nam.Bởi vậy, tác phẩm của ông được giài thưởng trong nuớc và các nước dịch và ấn hành.

I. BUỒN
Như nhan đề tác phẩm , nỗi buồn trải rộng khắp tác phẩm. So với các tác phẩm khàc, người ta chỉ nói sơ về tâm trạng mình còn ông, ông buồn vì ngày nào cũng chém giết và con đường chiến thắng  trước mặt còn xa xôi.
Buồn vì nhớ mẹ, nhớ người yêu. Buồn vì ngày  nào cũng chém giết, buồn vì "quân ta" chết nhiều, buồn vì dân tộc này hứng chịu bao nhiều đau khổ. Buồn vì máu chảy khắp nơi, mùi thối tha, tanh hôi tràn ngập không gian, buồn vì thiếu thực phẩm.

 Bốn bề mìn mịt chỉ một màu mưa trĩu lòng, một màu núi màu rừng ảm đạm và đói khổ. Khắp Tây Nguyên, từ miền non cao Cánh Bắc tới Cánh Trung, Cánh Nam thảo nguyên bao la vô định nơi thì im lìm chết lặng nơi thì rền vang tiếng súng. Cuộc đời của bộ binh B3 thời hiệp định vẫn đằng đẵng chuỗi ngày cùng cực....
 Hết trận thắng này đến trận thắng khác nhưng đường chiến tranh vẫn hun hút mịt mù, tuyệt vọng vô phương.(Chương I)


 II. KINH HOÀNG - BI ĐÁT

Bảo Ninh là một chiến sĩ can trường, nhưng trong địa ngục ông không như ai cứ ca cẩm  "ta thắng địch thua". Ông nói thật. Ông  kinh hoàng vì "quân ta"chết quá nhiều.Nhiều bộ đội đã trốn đi nhưng thần chết đã không buông tha,khi người đào ngũ được tìm thấy thì chỉ còn cái xác thôi tha!
 Kinh hoàng vì ma quỷ và những phó sản của nó đã thành cây hồng ma, một loại độc dược mê tâm, và thành cá cũng một loại  độc ngư rất béo .Kinh hoàng vì những hồn ma hiện lên, đăc biệt là con vượn chứa trong bụng nó một xác đàn bà..(Ch.1)

Những  chiến sĩ bị chết trong nhày mắt, bi giết từng người một, hoặc hàng loạt. Trận đánh diễn ra giữa Mỹ và quân Bắc Việt. Lính Mỹ, lính Cộng Hòa  chết  hóa thành cái xác đầy dòi bọ, ruồi nhặng.(Ch.3)

Ở đèo Thăng Thiên, người chết hóa thành những hồn ma  đàn hát khi bóng tối vùi kín rửng cây.


 Cuối cùng, sau mấy đêm lắng nghe, người ta đã định vị được chỗ đất có hồn người. Trong tấm tăng bó xác xương cốt đã hóa mùn cả, riêng cây đàn ghi ta tự tạo của người chết thì còn nguyên vẹn.(Ch.2)




Theo tác giả nỗi buồn vì chiến tranh và tình yêu ngang nhau. Đấy là điểm then chốt của người lính Băc Việt,


 “Nỗi Buồn Chiến Tranh” thường được so sán với tác phẩm kinh điển về đề tài chiến tranh “Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh” “Nỗi Buồn Chiến Tranh” thường được so sánh với tác phẩm kinh điển về đề tài chiến tranh “Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh”   

III. PHI LÝ   
Nỗi Buồn Chiến Tranh là một cuộc đởi , một thế giới phi lý. Những ngưởi lính trai trẻ miền Bắc, những " nữ cành sát " , những y tá "ngụy" xinh đẹp là thế mà phải chết tức tưởi. Cuộc chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến phi nghĩa vì miền Bắc đã theo lệnh Nga Hoa gây chết chóc cho dân Miền Nam. Hai chữ "giải phóng "thật là vô nghĩa. Những thanh niên miền Bắc phải bỏ học, cả thầy trò toàn trường phải đi B! những trẻ 15, 16 tuổi đã phải chết cho Nga Hoa!  Phải đi chết cho Nga Hoa như Lê Duẩn đã nói một cách công khai "Ta đánh cho Liên Sô và Trung Quốc!" Té ra quân Bắc Việt chỉ là lính đánh thuê! Thế mà xưng là yêu nườc, là anh hùng! Thối quá, buồn nôn quá! Søren Kierkegaard, cho rằng sự phi lý được giới hạn cho những hành động và lựa chọn của tồn tại người (human beings). Chúng được coi là phi lý vì chúng xuất phát từ tự do của con người, trong khi đồng thời làm xói mòn nền tảng của chính chúng từ bên ngoài .Trong chiến tranh Việt Nam cả Mỹ , Việt Nam cộng hòa và Cộng sản không ai có tự do. Nếu có tự do, người ta đã không "sinh Bắc tử Nam" và liều chết vượt biên bằng những con thuyền mong manh trên biển cả!Ai cũng bị người ta bắt đi lính nhưng miền Nam nhân đạo hơn, thanh niên, sinh viên chỉ một số đến tuổi phải đi lính chứ không bị lùa vào biển lửa theo chủ trương đốt sạch Trường sơn, đánh cho đến cái lai quần, đánh cho đến thế hệ thứ tư!






Quan niệm về sự phi lý trong chủ nghĩa hiện sinh trái ngược với tuyên bố cho rằng "những điều xấu không xảy ra với người tốt". Thật vậy, người tốt miền Bắc phải vào Nam giết hại đồng bào, tàn phá quê hương. Còn người tốt quốc gia phải bị giật mìn, pháo kích và chịu bao sự lừa dối của Cộng sản! Bởi sự phi lý của thế giới, tại bất cứ thời điểm nào, bất cứ điều gì cũng có thể xảy đến với bất cứ ai, và một sự kiện bi thảm có thể đưa thẳng ai đó đến đối đầu trực tiếp với Sự phi lý. Sự phi lý đã từng được đề cập đến trong văn chương suốt chiều dài lịch sử.
IV. THẤT VỌNG , BẤT LỰC
Những đôi trai gái như bị bịnh hoạn không đi đến yêu đương! Có lẽ chiến tranh đã làm cho con  người mất sức sống, hay chiến tranh đã hủy hoại tình yêu?
Kiên và một phụ nữ uống rượu với nhau  nhiều lần và chỉ thế thôi! (Ch.3)
Và khi một phụ nữ nhờ Kiên đào hầm trú ẩn, trong phòng chỉ có hai người, gần gũi nhau  trong chiếc hầm bé nhỏ, họ cũng  cư xử vói nhau  như hai người đàn ông. (Ch.3).
Khi về Saigon  rồi ra Bắc, Kiên không nói một lời từ giã với người đàn bà chung phòng. Độc giả Mỹ đọc đoạn này chắc thắc mắc ghê lắm! Và họ sẽ nghĩ rằng Kiên không có bộ phận sinh dục!Thật vây, chính Kiên công nhận mình là một người "ái nam ái nữ" về phần hồn "(Ch. 8)
 
Nỗĩ Buồn Chiến Tranh cũng là tiều thuyết chốnng chiến tranh.
Nhân vật chính nói:
- " Nền hòa bình này… Hừ tôi thấy hình như các mặt nạ người ta đeo trong những năm trước rơi hết. Mặt thật bầy ra gớm chết. Bao nhiêu xương máu đã đổ ra… Mẹ khỉ. ăn nói gì lạ thế Sơn?
- Lạ chó gì mà lạ. Cái loại lính như ông ấy mà còn là vỡ mộng đau đớn với đời. Nhưng ông ơi, thời đại của cánh ta hết rồi. Mà nói thật chứ sau chiến thắng oai hùng này những thằng lính chiến đấu như ông ấy mà ông Kiên, chả trở lại thành người bình thường được nữa đâu. Ngay cả giọng người, mẹ kiếp, xin nói là còn chán mới hòng có lại để giao tiếp với đời.(Ch.1)

V. BẤT MÃN - PHẢN KHÁNG
Trong  chiến tranh, Kiên  "giải phóng" Saigon, rồi được Đảng "cám ơn" cho về Bắc. "Hết xôi rồi việc một cách lạnh lùng. Và người ta lại lên giọng dạy dỗ các  anh bộ đội. Họ khuyên đám cựu chiến binh đừng có óc công thần...
 
 
KẾT LUẬN
 
Đoạn kết của tác giả rất đầy đủ, có thể tóm gọn linh hồn quyển sách.
Nhưng chúng tôi còn có chung một nỗi buồn, nỗi buồn chiến tranh mênh mang, nỗi buồn cao cả, cao hơn hạnh phúc và vượt trên đau khổ. Chính nhờ nỗi buồn mà chúng tôi đã thoát khỏi chiến tranh, thoát khỏi bị chôn vùi trong cảnh chém giết triền miên, trong cảnh khốn khổ của những tay súng, những đầu lê, những ám ảnh bạo lực và bạo hành, để bước trở lại con đường riêng của mỗi cuộc đời có lẽ chẳng sung sướng gì và cũng đầy tội lỗi, nhưng vẫn là cuộc đời đẹp đẽ nhất mà chúng tôi có thể hy vọng, bởi vì đấy là đời sống hòa bình. Đấy chắc chắn là điều mà tác giả thực sự của tác phẩm này muốn nói.
Tuy nhiên riêng anh thì nỗi buồn chiến tranh do nhiều lý do nặng nề hơn nhiều so với tôi. Nỗi buồn ngăn không cho anh cảm thấy một chút nhẹ lòng trong đời sống hiện tại. Ngày tháng của đời anh cứ lùi lại mãi. Có lẽ ấy là một cảnh ngộ trái khoáy, một sự bi quan bế tắc như ta thường nói, một đời sống tinh thần vô vọng. Nhưng mặc dù thế, tôi tin rằng anh vô cùng hạnh phúc trên con đường hướng mãi về quá khứ. Không bị sự quên lãng xói mòn, tâm hồn anh mãi mãi được sống trong mùa xuân của những tình cảm mà ngày nay đã mai một hoặc đã già cỗi và biến tướng. Anh sẽ được trở lại với tình yêu, tình bạn, tình đồng chí, những tình cảm đã giúp chúng ta vượt qua muôn ngàn đau khổ của chiến tranh. Tôi cảm thấy ghen tị với niềm cảm hứng, niềm lạc quan quay ngược về quá khứ của anh. Bởi vì nhờ thế mà anh vĩnh viễn được sống trong những ngày tháng đau thương nhưng huy hoàng, những ngày bất hạnh nhưng chan chứa tình người, những ngày mà chúng ta biết rõ vì sao chúng ta cần phải bước vào chiến tranh, chúng ta cần phải chịu đựng tất cả và hy sinh tất cả. Ngày mà tất cả đều còn rất son trẻ, trong trắng và chân thành.(Ch.8)
 
 
 
 
 
 
 
 
 

No comments:

Post a Comment