“Đừng mắc lừa chiến thuật của Cộng sản. Hãy đấu tranh trên lập trường dân tộc!”
RFA: Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc được 45 năm. Hồi tưởng lại thời điểm ngay sau ngày 30/4/1975, những sinh hoạt tôn giáo tại miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ có những thay đổi nào mà thật sự gây ấn tượng cho ông đến tận bây giờ?
Linh mục Nguyễn Hữu Lễ: Thời điểm tháng 4 năm 1975, tôi được chứng kiến những sự thay đổi gọi là thay đổi tột cùng trong giai đoạn đó. Riêng về mặt tôn giáo thì chế độ Cộng sản, hay chủ thuyết Cộng sản đúng hơn, vẫn có sự đối kháng rõ rệt như lửa với nước đối với tôn giáo. Người ta vẫn cho tôn giáo là loại thuốc phiện mê hoặc dân chúng, cho nên bằng mọi cách người ta phải tiêu diệt tôn giáo. Đó là chủ trương của chủ thuyết Cộng sản.
Khi người Cộng sản chiến thắng được miền Nam rồi thì người ta cũng bắt đầu theo con đường đó. Có nghĩa là người ta tìm hết mọi cách để mà khống chế, tiêu diệt, loại trừ tôn giáo. Cụ thể là tất cả các đại diện tôn giáo phải đến trình diện Ban Quân quản. Thứ nhì, những người nào có liên quan đến chế độ cũ về mặt tôn giáo đều bị khó khăn, một số bị bỏ tù, rồi các nhà thờ bị đóng cửa và các chủng viện bị triệt tiêu…Chuyện này ở ngoài Bắc thì thấy rõ hơn so với ở miền Nam. Bởi vì tôi ra ngoài đó tôi mới thấy rõ.
Đầu tiên hết là người Cộng sản phải quyết tâm tiêu diệt tôn giáo bằng vũ lực. Nhưng mà về sau này khi họ thấy đường lối đó không phù hợp nữa, hay nói chung rằng họ nhận thấy tôn giáo không phải ở trong nhà thờ, không phải ở trong trường học xây bằng gạch, ngói và xi-măng mà niềm tin của người có tín ngưỡng nằm trong lòng của người ta cho nên họ thấy rằng theo cách diệt như thế là không thành công và không diệt được thì lợi dụng. Đó là hình thức mà có thể thấy rất là rõ, rõ như ban ngày riêng đối với đạo Công giáo. Dĩ nhiên tôi nói đây là không bước qua tôn giáo khác bởi vì dù tôi không nói thì quý vị cũng đã hiểu được hoàn cảnh các tôn giáo khác sau Cộng sản chiếm miền Nam là như thế nào rồi.
Nếu muốn tranh đấu được hiệu quả thì phải đứng trên lập trường dân tộc, phải nhìn thấy tương lai dân tộc. Tôi nói rằng thể chế chính trị nào rồi cũng sẽ qua đi, triều đại nào rồi cũng sẽ sụp đổ, chỉ có dân tộc là trường tồn. Do đó, chế độ Cộng sản này cũng sẽ theo quy luật đó thôiRFA: Được biết không lâu sau ngày 30/4/1975, ông bị bắt đưa đi tù cải tạo đến những 13 năm và sau đó ông vượt thoát đến New Zealand vào năm 1989. Linh mục cũng đã theo dõi xuyên suốt tình hình Việt Nam 45 năm qua và ông ghi nhận thế nào về sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam trong hơn 4 thập niên?
-Linh mục Nguyễn Hữu Lễ
Linh mục Nguyễn Hữu Lễ: Tôi có thể dùng hình ảnh cho dễ hiểu là hình ảnh ngôi nhà được sơn phết, quét vôi bên ngoài rất đẹp, nhưng bên trong lại khác hoàn toàn. Nếu khách ngoại quốc đến Việt Nam thì người ta sẽ thấy rất ngạc nhiên về tự do tôn giáo, nhà thờ mọc lên như nấm và những buổi rước kiệu La Vang với cả trăm ngàn người tham dự…Người ta ngạc nhiên vì một đất nước Cộng sản như vậy mà sao có tự do tôn giáo đôi khi ở các nước khác không bằng? Tôi thấy đó là điều rất sai lạc và tôi nói rằng người ngoại quốc không thể biết được đâu. Như tôi đã đề cập đến chủ trương của người Cộng sản đối với tôn giáo là “không diệt được thì lợi dụng”.
Tôi nói riêng Công giáo thôi, bề ngoài rất là sầm uất, nhà thờ chỗ nào cũng có và các giám mục, linh mục rất đông. Nhưng đừng quên rằng cái quyền phong chức là nằm trong tay Đảng Cộng sản. Tôi nhấn mạnh cho rõ ràng, minh bạch rằng tôi không nói các giám mục là Cộng sản nhưng tôi nói các ngài muốn lên chức giám mục và linh mục thì phải được phép chấp thuận của Đảng Cộng sản. Đó là điều chắc chắn. Do đó, chúng ta có thể suy luận ra một khi người ta cho phép thì dĩ nhiên đâu có cho không. Từ đó, giáo hội có sinh hoạt gì cũng phải nằm trong khuôn khổ mà ông chủ vô hình sau lưng giật dây.
Tôi nhớ lại ngày tôi ra tù ở miền Bắc, tất cả các nhà thờ ở miền Bắc mà tôi đến thăm hồi năm 1988 đều bị triệt tiêu hết. Có nhà thờ thì làm chuồng bò. Có những trường làm hợp tác xã…Có nghĩa là người ta cố gắng tiêu diệt đến tận gốc rễ. Nhưng mà sau này khi chính sách đó không thành công thì họ mới trở lại khuyến khích người ta xây nhà thờ, khuyến khích người ta đi tu…để trở thành nước sơn bao phủ lên bộ mặt của chế độ. Phải nói rằng Đảng Cộng sản rất là quỷ quyệt trong việc diệt không được thì lợi dụng, chứ không phải họ thương yêu gì mà cho xây nhà thờ, cho mở cửa chủng viện, cho đi ra nước ngoài để kiếm tiền kiếm bạc…Không phải như vậy đâu!
RFA: Kể từ khi ra hải ngoại, Linh mục cũng đã khởi xướng và tham gia một số phong trào đấu tranh để cổ xúy cho tự do dân chủ cũng như cho tự do tôn giáo tại Việt Nam. Linh mục có thể chia sẻ thêm chi tiết về những phong trào đấu tranh này?
Linh mục Nguyễn Hữu Lễ: Tôi vẫn có một câu nói xác định vị trí của tôi trong lòng dân tộc rằng “Trước khi làm linh mục, tôi là một người Việt Nam”. Chính vì thế tâm trí của tôi lúc nào cũng quy hướng về dân tộc. Khi tôi đã trải qua những giai đoạn thăng trầm trong nước, cho tôi một bài học rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc rất đau khổ. Suốt qua dòng lịch sử cho tới thời Pháp thuộc, trong chiến tranh rồi đến chế độ này, chế độ kia và cho tới chế độ Cộng sản thiệt là quá bất hạnh. Cho nên, tôi đứng về mặt dân tộc mà tôi tranh đấu. Tôi không phải là người tranh đấu cho chế độ này hoặc chế độ khác, mà Linh mục Nguyễn Văn Lễ tranh đấu cho tương lai sáng lạng của dân tộc Việt Nam. Tôi xin nói rất rõ điều này trên đài phát thanh.
Chính vì thế tôi tham gia các phong trào đấu tranh để đem lại sự công bằng, tự do, dân chủ dân tộc. Một trong những công bằng mà tôi hết sức áy náy là sự công bằng về văn hóa, lịch sử và địa dư. Một trong những điều mà tôi không thể nào chấp nhận được là việc Đảng Cộng sản Việt Nam ngang nhiên đổi tên thủ đô Sài Gòn thành thành phố Hồ Chí Minh. Điều này không những vi phạm về chính trị mà còn vi phạm cả về lịch sử, văn hóa và tâm linh của người dân miền Nam nữa. Cho nên tôi đã phát động phong trào quốc dân đòi trả lại tên Sài Gòn. Phải nói rằng phong trào này được tôi phát động rất mạnh và đến giờ này vẫn còn hoạt động. Và tôi tranh đấu cho điều này đến cùng.
RFA: Theo như Linh mục chia sẻ là ông đấu tranh vì dân tộc Việt Nam. Vậy, Linh mục ghi nhận thế nào về phong trào đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền cũng như cho tự do tôn giáo ở trong nước suốt từ ngày 30/4/1975 cho đến bây giờ?
Linh mục Nguyễn Hữu Lễ: Kể từ sau ngày 30/4/1975, không phải một mình tôi có suy nghĩ và hoàn cảnh như vậy mà có rất nhiều người lắm. Và phải nói rằng tôi rất kính trọng tất cả những tâm hồn, thiện chí đứng lên tranh đấu và có người phải vào tù ra khám. Tôi rất kính trọng sự quyết tâm của những người tranh đấu đó. Nhưng chúng ta đừng quên rằng người Cộng sản không phải khoanh tay nhắm mắt để mặc cho làm gì thì làm đâu, mà họ luôn luôn theo dõi và thọc bàn tay vào. Họ thọc bàn tay vô để người này không thể nói chuyện với người kia được, để người kia ghét người nọ; tức là phải phân tán hết những chuyện nội bộ của giới đấu tranh để rồi họ mới tồn tại được. Ngay cả vấn đề tôn giáo cũng vậy, họ phải thọc tay vô tôn giáo này để khích bác tôn giáo kia, tôn giáo kia phải ghét tôn giáo nọ, và tôn giáo nọ phải quyết tâm triệt hạ…
Hiện tại trong nước bây giờ là tôi biết có rất nhiều người tranh đấu về mặt này mặt khác. Tuy nhiên, phong trào tranh đấu chưa tiến xa được là bởi vì bên cạnh đó luôn luôn có một bóng ma vô hình để điều khiển, chia rẽ, đấu đá với nhau.
Nhưng tôi nói rằng chế độ nào cũng giống như làn sóng trên mặt biển. Những cơn sóng có lúc lên rất cao, nhưng rồi cũng sẽ hạ xuống. Hết cơn song này sẽ đến cơn sóng khác và đó là các thể chế chính trị trong nước Việt Nam. Cho nên, tôi nghĩ dân tộc mình phải có sự kiên nhẫn, không thể nóng vội được.
RFA: Theo quan điểm của Linh mục, những phong trào đấu tranh ở Việt Nam phải cần như thế nào để có thể đạt được hiệu quả nhiều hơn trong tương lai, cũng như góp phần cho dân chủ hóa tại Việt Nam?
Linh mục Nguyễn Hữu Lễ: Hiện nay tôi nghĩ ở Việt Nam còn đang thiếu là hoàn cảnh mà người Cộng sản hiểu rõ rằng không thể cho những đoàn thể đấu tranh được hợp nhất, có tiếng nói chung. Bất cứ người nào có uy tín nổi lên là họ diệt cho bằng hết. Thành ra, không có người nào có đủ uy tín để đứng ra làm một việc gì chung cho tất cả phong trào tranh đấu cả. Và cuối cùng là chia ra từng mảng, không thể nào có sức mạnh được.
Kinh nghiệm ở hải ngoại này thì chúng ta cũng biết rồi, chứ không phải chỉ ở trong nước thôi. Đâu phải ở hải ngoại mà người Cộng sản không thể thọc tay tới đâu. Đó là chiến thuật của người Cộng sản. Chúng ta đừng bị mắc lừa bởi chuyện như vậy.
Đầu tiên hết là người Cộng sản phải quyết tâm tiêu diệt tôn giáo bằng vũ lực. Nhưng mà về sau này khi họ thấy đường lối đó không phù hợp nữa, hay nói chung rằng họ nhận thấy tôn giáo không phải ở trong nhà thờ, không phải ở trong trường học xây bằng gạch, ngói và xi-măng mà niềm tin của người có tín ngưỡng nằm trong lòng của người ta cho nên họ thấy rằng theo cách diệt như thế là không thành công và không diệt được thì lợi dụng. Đó là hình thức mà có thể thấy rất là rõ, rõ như ban ngày riêng đối với đạo Công giáoTôi nghĩ những người nào đứng trên mặt tranh đấu thì phải đặt căn bản trên lập trường dân tộc. Tôi nghĩ như thế thu hút được nhiều người. Bởi vì trong quyển sách “Tôi phải sống” của tôi, tôi lý luận thế này: dân tộc như cơ thể con người, mà thân thể con người từ từ sẽ lớn lên theo thời gia qua sự ăn uống và chất dinh dưỡng. Còn thể chế chính trị giống như cái áo mặc bên ngoài. Khi thân thể còn nhỏ thì mặc cái áo nhỏ. Tới khi lớn lên bị chật và thay cái áo khác vô. Tức là mỗi thể chế chính trị, chế độ chỉ là cái áo mặc bên ngoài thân thể thôi. Còn thân thể dân tộc thì tăng trưởng lên mãi. Đó là lý do tại sao mà tôi nói nếu muốn tranh đấu được hiệu quả thì phải đứng trên lập trường dân tộc, phải nhìn thấy tương lai dân tộc.
-Linh mục Nguyễn Hữu Lễ
Tôi nói rằng thể chế chính trị nào rồi cũng sẽ qua đi, triều đại nào rồi cũng sẽ sụp đổ, chỉ có dân tộc là trường tồn. Do đó, chế độ Cộng sản này cũng sẽ theo quy luật đó thôi.
RFA: Linh mục luôn từng khẳng định “Trước khi là linh mục, tôi đã từng là người Việt Nam”. Nhân dịp 45 năm Chiến tranh Việt Nam kết thúc, ông gửi gắm tâm tình gì với thế hệ trẻ Việt Nam, đặc biệt là những người đang bước tiếp con đường mà ông đã dấn thân vì lý tưởng đấu tranh cho một đất nước Việt Nam hòa bình, độc lập và tự do?
Linh mục Nguyễn Hữu Lễ: Tôi không phải là nhà chính trị, nhưng nếu gửi gấm tâm tình của một người đàn anh cho thế hệ đàn em thì tôi nói thế này: Cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc vào ngày 30/4/1975 là một cuộc chiến tranh rất đau đớn, bởi vì cuộc chiến tranh không có kẻ thắng mà chỉ có người thua và những người thua cuộc đó là toàn thể dân tộc Việt Nam thua cuộc. Đó là tôi nói về cuộc chiến tranh.
Điều thứ hai, tôi nói về ngày 30/4/1975 là một cuộc mổ xẻ đầy máu me trên thân thể dân tộc mình, một cuộc mổ xẻ mà không có chích thuốc tê. Nhưng cuộc mổ xẻ đó đem lại kết quả thứ nhất là những người xưa nay mơ màng về sự tuyên truyền láo khoét của một chế độ trên trời rơi xuống nào là làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu…Tất cả những điều đó, người ta đã sáng mắt hết rồi, không còn mơ tưởng nữa. Thứ nhì là biến cố ngày 30/4/1975 dù sao cũng tạo cơ hội tích cực trong lịch sử dân tộc mình, tức là từ ngày đó mà dân tộc mình bung ra khắp nơi trên thế giới, học hỏi được những điều hay của văn minh thế giới. Đó là mặt tích cực của biến cố ngày 30/4/1975, làm cho dân tộc mình được bừng lên và làm cho tương lai dân tộc sẽ dài chứ không phải chỉ chế độ Cộng sản mà thôi đâu. Trên bìa sách quyển “Tôi phải sống”, tôi viết là “Hãy để cho bóng tối qua đi và cùng nhau hướng về nguồn ánh sáng bình minh của dân tộc”. Đây là chủ đích của tôi khi tôi viết cuốn sách đó. Hãy dùng lịch sử như ngọn đèn soi sáng cho dân tộc phải đi. Đọc lịch sử nhưng không ngồi ngâm nga lịch sử, mà hãy dùng lịch sử như ngọn đèn để soi sáng cho tương lai dân tộc Việt Nam.
RFA: Chân thành cảm ơn Linh mục Nguyễn Hữu Lễ dành thời gian cho cuộc trò chuyện này với RFA.
Linh mục Nguyễn Hữu Lễ: Cảm ơn RFA và kính chào tất cả quý thính giả.
Ý kiến
(0)
Bấm vào đây để nêu ý kiến c
No comments:
Post a Comment