Việt Nam phải làm gì để chống lại sự đe doạ của Trung Quốc ở biển Đông?
Các lý do dẫn đến sự hung hăng của Trung Cộng gần đây
Tiếp theo
ngôn ngữ với hàm ý đe doạ của Trung Quốc trong công hàm ngày 17/4/2020.
Chiều ngày 21/4/2020, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Cộng Cảnh Sảng
tiếp tục thể hiện sự đe doạ khi tuyên bố: ““Trung
Quốc sẽ thực thi mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ vững chắc chủ quyền,
các quyền và lợi ích của mình ở Trung Hoa Nam Hải (tức Biển Đông).”
Hiện nay,
có một số lý do khiến Trung Cộng gia tăng các hành động hung hăng, hiếu
chiến trên biển Đông. Thứ nhất, đó là việc Hải quân Trung Quốc (PLA)
đang tăng cường sức mạnh, trong đó có việc đưa vào vận hành 2 tàu sân
bay (Liêu Ninh và Sơn Đông) và tiến hành các hoạt động gần hơn với eo
biển Đài Loan và Philippines, đe dọa Indonesia cũng như Nhật Bản ở biển
Hoa Đông. Dường như, Trung Cộng đang mở rộng việc xác lập vùng ngoại vi
của “đường 9 đoạn”, nay bao gồm cả các khu vực không có tranh chấp như
Bãi Tư Chính của Việt Nam và khu vực biển Natuna của Indonesia. Trung
Cộng cũng đang điều tàu đến biển Hoa Đông, với hàm ý rằng, trong bối
cảnh đại dịch COVID-19, các hành động như vậy sẽ giúp đánh lạc hướng chú
ý của quốc tế và né tránh các cáo buộc trên thế giới về việc Bắc Kinh
thiếu trách nhiệm đối với toàn cầu.
Thứ hai,
đại dịch COVID-19 đã đặt ra những nghi ngờ nghiêm trọng về cam kết của
Trung Quốc với tư cách là một quốc gia thành viên của Hội đồng Bảo an
LHQ và thái độ thiếu minh bạch của nước này trong các tuyên bố về dịch
bệnh, bao gồm cả con số thương vong. Biển Đông và các vụ thử tên lửa của
Triều Tiên mang lại cho Trung Quốc cái cớ để đánh lạc hướng chú ý cũng
như làm gia tăng chủ nghĩa dân tộc ở Trung Cộng, đặc biệt khi Chủ tịch
Tập Cận Bình đang phải đối mặt với sự bất mãn lớn ở trong nước.
Thế giới cần phải làm gì
Ngoài việc
bàn thảo, cộng đồng quốc tế cần phải đưa ra một tuyên bố chỉ trích mạnh
mẽ hành vi của Trung Quốc. Về phía các quốc gia trong khu vực và đối tác
đối thoại, các nước này cần ra một tuyên bố thống nhất chỉ trích gay
gắt những nỗ lực của Trung Quốc nhằm phá vỡ trật tự khu vực ở Biển Đông.
Các quốc gia nhóm “Bộ tứ” (The Quad) bao gồm Mỹ, Nhật,
Australia và Ấn Độ phải tiến hành các hoạt động giám sát hàng hải chung
định kỳ và thậm chí một cuộc đối đầu với Trung Quốc sẽ là bài học lớn
giúp cho vùng biển bình yên.
Việt Nam phải làm gì?
Một chuyên
gia của Ấn Độ cho rằng, cho đến bây giờ, Việt Nam phải hiểu rằng thực
tiễn và động lực toàn cầu đã thay đổi qua thời gian và việc xác định Mỹ
là kẻ thù lâu dài sẽ không có lợi cho các lợi ích chiến lược của Hà Nội.
Việt Nam cần ký thỏa thuận an ninh và đối tác chiến lược với Mỹ. Có thể
áp dụng theo mô hình quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu Ấn Độ-Nhật Bản
và tuyên bố chung về hợp tác an ninh. Chuyến thăm của tàu sân bay USS
Roosevelt của Mỹ không được hoan nghênh trong cộng đồng chiến lược Trung
Quốc, và Việt Nam phải tích cực để tàu của các nước đối tác (trừ Trung
Quốc) ghé thăm cảng của mình.
Ngoài ra,
Việt Nam cần đưa nội dung vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự của
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) vào cuối năm nay, và
tất cả các bên cần phải tìm kiếm một Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông
(COC) ràng buộc về mặt pháp lý.
Với tư cách là Chủ tịch ASEAN, Việt Nam cần thực hiện cách tiếp cận 5 bước để giải quyết vấn đề.
Thứ nhất,
thể chế hóa một ủy ban có quyền lực cao để xúc tiến và xây dựng đồng
thuận về dự thảo COC trong ASEAN trên cơ sở ưu tiên. Các nguyên thủ
tướng chính phủ có thể tham gia vào ủy ban này để có được sự chấp nhận
chính trị và tăng cường lòng tin giữa các quốc gia đòi hỏi chủ quyền ở
Biển Đông.
Thứ hai,
Việt Nam phải thực hiện các sáng kiến 3 bên với các đối tác đối thoại và
các bên đòi chủ quyền khác để khảo sát thủy văn và lập bản đồ đáy đại
dương. Các đối tác đối thoại ASEAN (trừ Trung Quốc) bị ảnh hưởng gián
tiếp vì các chiến thuật của Trung Quốc.
Thứ ba, Việt Nam phải tạo ra một Quy trình hoạt động tiêu chuẩn (Standard operating procedure - SOP) giữa các quốc gia ASEAN và đưa ra tuyên bố duy trì hiện trạng.
Thứ tư, cần
xây dựng Hiệp ước thân thiện và hợp tác liên quan đến Biển Đông. Có thể
đặt tên cho thỏa thuận này là “Khu vực hòa bình, tự do và đi qua vô
hại”. Thỏa thuận cần được ký kết bởi tất cả các đối tác đối thoại và
trên cơ sở đảm bảo quyền tự do hải hành trên khu vực biển này.
Thứ 5, Việt
Nam phải kêu gọi cộng đồng quốc tế ưu tiên giải quyết tranh chấp ở Biển
Đông, bởi điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với an ninh biển
và thúc đẩy thương mại trong khu vực.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
Ý kiến
(0)
No comments:
Post a Comment