Câu nói “con điên” với dân và bệnh lạm quyền của quan VN
Gần chục người đàn ông bắt giữ, khóa tay, lôi kéo,
vật ra, đè sấp một người phụ nữ chạy xe máy đi bán rau như bắt một tội
phạm nguy hiểm.
Một giọng nữ (đã được xác định là Phó chủ tịch
phường Bãi Cháy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) vừa chỉ đạo nhân viên làm
các việc trên, vừa quát mắng chụp mũ đặt tội cho người phụ nữ bán rau,
vừa chửi "Con này mày bị điên à, mày có bị điên không?"
Video vừa được fanpage Quảng Ninh 24/7 chia sẻ vào tối 18/4 ngay lập tức làm dậy sóng dư luận.
Ngay
hôm sau 19/4, Thành ủy TP Hạ Long ban hành công văn yêu cầu Đảng ủy
phường Bãi Cháy, cơ quan kiểm tra Đảng và Thanh tra kiểm tra xử lý, đến
nhà xin lỗi công dân và xử lý vi phạm về phát ngôn thiếu chuẩn mực của
đội trật tự phường Bãi Cháy.
Suốt mùa dịch này, những vụ việc như kể trên, với nhiều quy mô khác nhau, đã xảy ra liên tiếp ở nhiều nơi, đặc biệt ở phía Bắc.
Địa phương hiểu sai chỉ thị 16?
Ngay
ngày đầu có lệnh cách ly (từ 01/4 đến 15/4), TP Hà Nội đặt 30 chốt kiểm
soát giao thông ra vào thành phố do trái chỉ thị 16 (khuyến khích giãn
cách xã hội, không phong tỏa địa phương).
Ở Hải Phòng, Quảng
Ninh, Hưng Yên, Quảng Nam, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ… nhiều nơi dựng
rào, đặt dân quân ngồi canh gác, thậm chí đào đất đắp cao thành chướng
ngại vật để cấm người đi từ thôn này sang thôn khác, hay cấm hoàn toàn
các chuyến phà đưa khách qua sông.
Dân mạng đua nhau khoe những tấm "giấy thông hành" bằng bìa nhỏ do thôn xã phát hành, chỉ ai có mới được phép ra đường.
Ở
Hà Nội, cảnh sát giao thông đi phạt một người đang ngồi hút thuốc ở vỉa
hè, vì lý do anh ta không ở trong nhà, mặc dù ngoài đường không có ai
cả (và vì vậy không lo nguy cơ lây nhiễm bệnh).
Một người phụ nữ khác tay xách túi đi chợ đang đứng nấp mưa dưới hàng hiên cũng bị chặn lại hỏi vì sao ra đường.
Riêng TP Hạ Long (lại Hạ Long!) còn ra quy định bêu tên người đi chợ quá 2 lần/ngày.
Những câu chuyện trên cho thấy một điều hết sức đáng
lo ngại trong bộ máy chính quyền của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Cho dù
đã hô hào "chính phủ kiến tạo" từ cách đây 3 năm, hay "cách mạng công
nghiệp 4.0" cách đây hai năm, thực tế trên cho thấy: trình độ đọc - hiểu
và xử lý công việc của khá đông công chức - bất kể cấp xã hay "cấp thủ
đô" hầu như đang vẫn đang ở thời "0.0". Thậm chí tệ hơn thế nữa.
Tuy
chỉ thị 16 của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có những điểm mơ hồ, không
hoàn toàn rõ ràng, nhưng cũng không thể gây hiểu sai hàng dặm đến mức
hàng loạt địa phương ngăn sông cấm chợ, cấm đoán đời sống, phong tỏa xã
hội và lạm quyền hàng loạt đến mức ấy.
Lộng hành vì đâu?
Đâu là nguyên nhân sâu xa của tình trạng lạm quyền này?
Ở
nông thôn hẻo lánh hoặc miền núi, nơi người dân vẫn còn đói nghèo và
thất học, nguyên nhân có thể tạm thông cảm. Các 'quan' ở đây thiếu hiểu
biết, thiếu chữ một cách hồn nhiên.
Nhưng, việc lạm quyền ở những
thành phố giàu có sát nách trung tâm đầu não chính trị như Hải Phòng,
Quảng Ninh, Hải Dương… thì lý do "thiếu chữ" không đủ để lý giải.
Cái gốc của những hành xử càn rỡ hống hách nằm sâu
hơn thế. Nó là tâm lý "làm quan", "dưới một người trên trăm người",
"khạc ra tro-ho ra lửa". Khi có chức trong tay, phải tỏ rõ cái oai quyền
mà người khác không có.
Sự lộng hành ngang ngược bắt nguồn từ việc các "quan anh" không giành lấy chức vụ bằng khả năng chuyên môn, mà bằng quan hệ đồng tiền và thân thích.
Họ tìm mọi cách nhét người của phe cánh mình vào các vị trí ngon ăn trong bộ máy nhà nước, hòng tạo ra một hệ thống tinh vi và chặt chẽ dùng quyền lực để mưu lợi và trục lợi.
Trước kia, người dân đồn nhau câu "vườn trẻ trung ương". Có nghĩa "đồng chí này là con đồng chí nào". Các vị trí lãnh đạo các tỉnh thành thường được phân chia theo kiểu cha truyền con nối.
Nhưng "vườn trẻ" không chỉ có ở Trung ương, mà là đặc thù mặc nhiên ở mọi cấp chính quyền Việt Nam. Và đặc điểm chính trị của hệ thống nhà nước Việt Nam là bà mẹ đẻ của nó.
Do xuất thân bằng con đường này, lớp "vườn trẻ" có một đặc trưng là vơ vét điên cuồng, lạm quyền và hống hách. Vơ vét để lấy lại vốn và cúng tế cấp trên. Lạm quyền để kiếm tiền nhanh và nhiều hơn. Hống hách, dốt nát và càn rỡ vì đã được bảo kê bằng cả một hệ thống ô dù dày đặc mà sự phụ thuộc lẫn nhau có thể ví như "trạng chết Chúa cũng băng hà".
Tình cờ, trận dịch COVID-19 đã như một thứ thuốc kích thích phun vào ruộng bắp cải của căn bệnh cố hữu của thể chế này, khiến nó bung nở đều khắp hệt một bông xúp lơ viên mãn.
* Bài thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của Đoàn Huyên, cây bút tự do đang sống ở TP Hồ Chí Minh.
Sự lộng hành ngang ngược bắt nguồn từ việc các "quan anh" không giành lấy chức vụ bằng khả năng chuyên môn, mà bằng quan hệ đồng tiền và thân thích.
Họ tìm mọi cách nhét người của phe cánh mình vào các vị trí ngon ăn trong bộ máy nhà nước, hòng tạo ra một hệ thống tinh vi và chặt chẽ dùng quyền lực để mưu lợi và trục lợi.
Trước kia, người dân đồn nhau câu "vườn trẻ trung ương". Có nghĩa "đồng chí này là con đồng chí nào". Các vị trí lãnh đạo các tỉnh thành thường được phân chia theo kiểu cha truyền con nối.
Nhưng "vườn trẻ" không chỉ có ở Trung ương, mà là đặc thù mặc nhiên ở mọi cấp chính quyền Việt Nam. Và đặc điểm chính trị của hệ thống nhà nước Việt Nam là bà mẹ đẻ của nó.
Do xuất thân bằng con đường này, lớp "vườn trẻ" có một đặc trưng là vơ vét điên cuồng, lạm quyền và hống hách. Vơ vét để lấy lại vốn và cúng tế cấp trên. Lạm quyền để kiếm tiền nhanh và nhiều hơn. Hống hách, dốt nát và càn rỡ vì đã được bảo kê bằng cả một hệ thống ô dù dày đặc mà sự phụ thuộc lẫn nhau có thể ví như "trạng chết Chúa cũng băng hà".
Tình cờ, trận dịch COVID-19 đã như một thứ thuốc kích thích phun vào ruộng bắp cải của căn bệnh cố hữu của thể chế này, khiến nó bung nở đều khắp hệt một bông xúp lơ viên mãn.
* Bài thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của Đoàn Huyên, cây bút tự do đang sống ở TP Hồ Chí Minh.
No comments:
Post a Comment