Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 15 July 2014

DƯA BỒN BỒN


Dưa bồn bồn
***

Dưa bồn bồn – Wikipedia 



VIDEO




Bồn bồn còn có tên là Thủy hương (thủy: nước; hương: cây nhang) vì hoa trông giống hình cây nhang cắm ở dưới nước. 
Tên khoa học của bồn bồn là Typha angustifolia, thuộc họ Typhaceae. Bồn bồn thường mọc hoang ở vùng đất thấp, có nhiều phèn mặn thuộc họ lau sậy, mọc trên nước, rễ thả nổi như rau muống, lá dài giống sả, có khả năng chịu ngập sâu đến 1m. 
Mùa hái bồn bồn bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11 (mùa nước nổi). Đi hái bồn bồn chỉ cần cầm ngọn lôi ra, tước phần lá ở ngoài, bẻ lõi màu trắng bên trong thế là có phần bồn bồn ngon lành sẵn sàng để chế biến thành nhiều món ngon.
Cây cỏ hoang dại này một thời gian làm vướng bước chân của những người mở đất, bởi nó cùng với cỏ năn mọc… cạnh tranh với cây lúa nước. Muốn có diện tích trồng lúa, những người xuôi phương Nam về vùng tận cùng của tổ quốc phải phá bỏ bồn bồn, cỏ năn để trồng lúa.

Đây là loại cây có nhiều nhất là ở Cà Mau, Bạc Liêu… Những năm gần đây, cây bồn bồn được người dân miền Tây trồng nhiều để làm dưa hay bán tươi nên dần trở thành một đặc sản nổi tiếng và là loại cây “xóa đói giảm nghèo” của các địa phương này.

Ngoài việc làm dưa chua, phần tươi non của cây bồn bồn (thân, lá, gốc) được chế biến thành nhiều món ăn dân dã rất ngon như: xào, nấu canh chua, nấu lẩu chua, làm gỏi, nấu canh dừa…
“Gió đẩy gió đưa bông bồn bồn rụng trắng
Thương em một đời dải nắng dầm mưa”
Đó là một câu hát giao duyên mộc mạc của Đất Mũi Cà Mau, cây bồn bồn cũng mộc mạc như vậy. Dọc quốc lộ 1A ở ở huyện Cái Nước (Cà Mau), hàng trăm gia đình quanh năm sống khấm khá với nghề trồng bồn bồn và làm dưa chua đặc sản để bán cho du khách.

Bồn bồn còn được gọi là cỏ nến, là loài thực vật sống ở vùng đất ngập nước phát triển trong ao hồ hoặc mé sông - nơi có dòng chảy chậm. Ở miền Tây bồn bồn mọc nhiều tại các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu. 


 
 Mùa mưa miền Tây bắt đầu từ tháng 5 cũng là mùa thu hoạch bồn bồn kéo dài đến cuối năm. Sau khi nhổ bồn bồn mang về nhà, người dân cắt lấy phần có lõi non từ dưới gốc lên khoảng 30 cm.Sau đó dùng dao nhỏ chẻ dọc theo 1/3 thân cây bồn bồn để tách lấy lõi non bán với giá 20.000-25.000 đồng một kg.

 
 Nông dân xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước (Cà Mau) cho biết, bình quân một ha bồn bồn mỗi tháng thu hoạch được khoảng 1,4-1,5 tấn lõi non, trừ chi phí thuê người nhổ và lột lấy lõi thu lãi khoảng 20 triệu đồng.

 
Những hộ không đất sản xuất thì mua lõi bồn bồn mang về làm sạch thêm một lần nữa, tức cắt bỏ phần đầu hoặc một ít gốc già cứng để làm dưa chua hoặc bán lại lõi non bồn bồn tươi sống cho du khách mang về xào tép, nấu canh chua.
 
 Dưa bồn bồn được bán kèm với mắm ruốc dọc theo quốc lộ 1A là 2 loại đặc sản của huyện Cái Nước, Cà Mau.
 
 
Những cọng dưa được ngâm với nước vo gạo ủ 2-3 ngày có vị chua, giòn, giá 40.000 đồng mỗi kg.


 
 Mắm ruốc giá 30.000-40.000 đồng mỗi hủ lớn, nhỏ. Mắm có vị mặn đậm đà, thơm mùi ruốc biển được du khách mua về trộn thêm chanh đường để ăn cùng dưa bồn bồn.
 
 Dưa bồn bồn còn chấm với cá kho ăn cơm rất ngon. Nếu dùng không hết, dưa bồn bồn được ngâm trở lại tô nước vo gạo ủ chua để dành ăn nhiều ngày.

 Theo Ái Nam

Nông dân miền Tây khấm khá nhờ đặc sản dưa bồn bồn

Dọc quốc lộ 1A ở ở huyện Cái Nước (Cà Mau), hàng trăm gia đình quanh năm sống với nghề trồng bồn bồn và làm dưa chua đặc sản để bán cho du khách.

 

Bồn bồn còn được gọi là cỏ nến, là loài thực vật sống ở vùng đất ngập nước phát triển trong ao hồ hoặc mé sông - nơi có dòng chảy chậm. Ở miền Tây bồn bồn mọc nhiều tại các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu. 

 

Bồn bồn còn được gọi là cỏ nến, là loài thực vật sống ở vùng đất ngập nước phát triển trong ao hồ hoặc mé sông - nơi có dòng chảy chậm. Ở miền Tây bồn bồn mọc nhiều tại các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu. 


 


Mùa mưa miền Tây bắt đầu từ tháng 5 cũng là mùa thu hoạch bồn bồn kéo dài đến cuối năm. Sau khi nhổ bồn bồn mang về nhà, người dân cắt lấy phần có lõi non từ dưới gốc lên khoảng 30 cm.Sau đó dùng dao nhỏ chẻ dọc theo 1/3 thân cây bồn bồn để tách lấy lõi non bán với giá 20.000-25.000 đồng một kg.


 

Nông dân xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước (Cà Mau) cho biết, bình quân một ha bồn bồn mỗi tháng thu hoạch được khoảng 1,4-1,5 tấn lõi non, trừ chi phí thuê người nhổ và lột lấy lõi thu lãi khoảng 20 triệu đồng.


 

Những hộ không đất sản xuất thì mua lõi bồn bồn mang về làm sạch thêm một lần nữa, tức cắt bỏ phần đầu hoặc một ít gốc già cứng để làm dưa chua hoặc bán lại lõi non bồn bồn tươi sống cho du khách mang về xào tép, nấu canh chua.


 

Dưa bồn bồn được bán kèm với mắm ruốc dọc theo quốc lộ 1A là 2 loại đặc sản của huyện Cái Nước, Cà Mau.


 

Những cọng dưa được ngâm với nước vo gạo ủ 2-3 ngày có vị chua, giòn, giá 40.000 đồng mỗi kg.

 

Mắm ruốc giá 30.000-40.000 đồng mỗi hủ lớn, nhỏ. Mắm có vị mặn đậm đà, thơm mùi ruốc biển được du khách mua về trộn thêm chanh đường để ăn cùng dưa bồn bồn.

 

Dưa bồn bồn còn chấm với cá kho ăn cơm rất ngon. Nếu dùng không hết, dưa bồn bồn được ngâm trở lại tô nước vo gạo ủ chua để dành ăn nhiều ngày.

No comments:

Post a Comment