Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday 30 April 2014

THƠ TRẦN VĂN LƯƠNG

          Hứa Với Tao
 
Thằng bạn vàng nối khố của tao ơi,
Đã mấy chục năm trời chưa gặp lại,
Kể từ buổi hai thằng cùng xuống bãi,
Mày thoát đi, tao thất bại quay về.
 
Tao mừng vui, dù đói rách ê chề,
Đoán mày chửa quên câu thề năm trước,
Vì thiên hạ về ăn chơi lũ lượt,
Chưa thấy mày theo bước họ lon ton.
 
Nhưng mưa lâu đá núi cũng phải mòn,
Sợ mai mốt mày không còn như cũ,
Nên tao muốn gởi đôi lời nhắn nhủ,
Tạm gọi là để thủ thỉ cùng nhau.
 
Không cần mày gửi tiền bạc cho tao,
Chung quanh khổ làm sao tao vui sướng.
Cần mày hứa đừng phụ lòng tin tưởng
Của toàn dân đang vất vưởng trông chờ.
 
Hứa với tao mày sẽ chẳng bao giờ,
Nối đuôi những kẻ trở cờ theo giặc.
Và đừng để lợi danh làm tối mắt,
Mà thay lòng trở mặt với tổ tiên.
 
Hứa với tao đừng tính chuyện đem tiền,
Về làm chủ rồi ăn trên ngồi trước,
Trong khi đó, kẻ làm công xuôi ngược,
Hiếm khi nào kiếm được bữa cơm no.
 
Hứa với tao, dù cửa rộng nhà to,
Đừng bày đặt dở trò làm "từ thiện",
Mà thực tế chỉ tạo thêm phương tiện,
Cho bạo quyền vĩnh viễn ở trên ngôi.
 
Hứa với tao đừng tính chuyện ăn chơi,
Trên thân xác những người con đất Việt.
Hãy nghĩ đến những đắng cay oan nghiệt,
Quanh dân ta đã siết chặt bao đời.
 
Hứa với tao dù vật đổi sao dời,
Phải luôn nhớ mày là người tị nạn,
Không chấp nhận lũ bạo tàn Cộng sản,
Nên xuống thuyền liều mạng bỏ ra đi.
 
Hứa với tao mày sẽ chỉ "vinh quy",
Khi lũ giặc man di không còn nữa,
Khi dân chúng có tự do chọn lựa,
Khi nhân quyền về lại giữa giang san.
 
Hứa với tao mỗi độ Tháng Tư sang,
Hãy đứng dưới lá Cờ Vàng khấn nguyện,
Hãy nhớ đến những người cùng chiến tuyến,
Và những ai vượt biển đã không còn.
 
Hứa với tao mày sẽ nhắc cháu con,
Luôn nghĩ đến dải non sông nước Việt
Đang dần mất vào trong tay lũ Chệt,
Và dân mình đang xiết nỗi lầm than.
 
Hứa với tao đừng nghe lũ Việt gian,
Sáng "hòa hợp", chiều oang oang "hòa giải",
Vì mỗi bận chúng lu loa lải nhải,
Là chúng đang tính kế hại đồng bào.
 
Hứa với tao, mày hãy hứa với tao,
Dù thời cuộc có thế nào đi nữa,
Vẫn giữ hoài ngọn lửa,
Mai sau về thắp giữa non sông.
 
Mày hứa đi để tao được yên lòng,
Ngày ngày bán vé số rong kiếm sống,
Nhưng ít nhất còn tí ti hy vọng,
Chế độ này sẽ chóng bị dẹp tan.
 
Tao tin mình sẽ không mất giang san,
Nếu may mắn toàn dân Nam hết sợ,
Và đâu đó vẫn có người trăn trở,
Vẫn như mày luôn nhớ đến quê hương.
                            x
                      x          x
Người thương binh hãnh diện đứng rưng rưng,
Nào có biết cách chừng mươi dãy phố,
Thằng bạn cũ  – "thằng bạn vàng nối khố" –
Đang xun xoe, miệng hô hố nói cười.
                  Trần Văn Lương
                  Cali, 30/4/2014

VĂN TRÀNG GIANG * HÒA THƯỢNG TRÍ QUANG KHÔNG CÔ ĐƠN

 HÒA THƯỢNG TRÍ QUANG KHÔNG CÔ ĐƠN
VĂN TRÀNG GIANG  





Từ bao năm nay, Hòa thượng Trí  Quang được các văn gia và báo giới nhắc nhở. Nội dung các bài viết đều cho rằng ông là tay sai đế quốc Mỹ, cũng có kẻ nói ông là Việt cộng. Đây là công việc của ngành an ninh tình báo đâu có phải chuyện văn chương ba xu mà ai cũng muốn nói là nói. Phải là cá thì mới biết cá vui hay buồn. Dù là cảnh sát hay là an ninh tình báo cũng không thể biết rõ, biết hết vì còn tùy vai trò, công việc của y. Một cảnh sát gác cổng thì làm sao đọc được tài liệu mật?  Tôi không phải công an, cảnh sát nhưng vì tài liệu công khai trên báo chí quá nhiều, nên tôi vin vào đó mà  xin góp ý cùng chư quân tử.


 I. HOÀ THƯỢNG LÀ CIA



Ngày xưa khoảng 1945, ai mang áo xanh đỏ là bị giết vì nghi là tay sai Pháp mang cờ tam tài làm ám hiệu cho Pháp. Trong CCRD, các địa chủ , các cán bộ theo đảng bỗng nhiên bị gán tội Quốc dân đảng rồi bị xử bắn. Không có chứng cớ mà giết người một cách dã man vô tội vạ. Ấy thế mà hoà thượng Trí Quang trong những năm 60 chạy vào tòa đại sứ Mỹ thì tất nhiên ông là chân tay của Mỹ được Mỹ bao bọc. 
Việc này cả bàn dân thiên hạ đều biết, không thể che giấu hay bảo rằng ta xuyên tạc, vu khống cho người tu hành. Có người nói rõ ràng rành mạch là hòa thượng mỗi tháng được Mỹ cấp cho cả triệu đô la. Ui chu cha! Số tiền quá to, to hơn lương tổng thống Mỹ.Và cấp bậc của ông hẳn cao hơn Trần Kim Tuyến, Đặng Văn Quang, Trần Thiện Khiêm và Nguyễn Khắc Bình.  Cùng là lực lượng an ninh, cảnh sát, những ông này phải gọi hòa thượng là đại tổ sư . Ông Diệm, Nhu, Thiệu, Kỳ ... đều là ngưởi của Mỹ, vậy ông Diệm và hòa thượng vừa là đồng hương, vừa  là đồng chí, anh em, cùng đứng chung một chiến tuyến trong hàng ngũ " tay sai đế quốc Mỹ"!




 II. HOÀ THƯỢNG LÀ VIỆT CỘNG



Tài liệu nói về hòa thượng là tay sai Mỹ thì it nhưng tài liệu nói rằng ông là Việt cộng thì quá nhiều. Ông Liên Thành cho rằng hòa thượng là Việt Cộng vì ông lấy kết quả việc ông tra tấn Trung Tá Việt Cộng Hoàng Kim Loan, thuộc Cục TBCL Cộng Sản, uỷ viên Thành ủy Huế.
Ngoài ra những người này cho rằng hòa thượng là thiếu tướng Việt cộng. Tôi nghĩ rằng lời khai trong tra tấn không phải luôn luôn chính xác. Muốn tìm hiểu một nhân vật cần phải có cuộc điều tra khoa học hơn. Nay trên mạng có nhiều lời kêu ca vì ông Liên Thành kết tội ông này Việt cộng, bà kia Việt cộng vì có bố mẹ anh em theo Việt cộng. Trong cuộc nội chiến, một nhà chia hai phe. Cha theo Việt cộng mà con theo quốc gia đâu phải việc hiếm hoi? Đâu có phải thấy bạn mình ngồi với mấy ông nón cối, hay trong nhà bạn có mấy ông bà nón cối, tóc dóc bím đuôi sam mà vội kết luận bạn mình là Việt cộng  vì sau 30-4-75, bà con ngoài bắc vào, dân Nam  ta phải tiếp đãi thế thôi!
Hơn nữa, dù trước kia họ theo cộng sản mà nay họ quay ra chống cộng như Trần Độ, Nguyễn Kiến Giang, Trần Xuân Bách thì ta phải hoan nghênh chứ! Tri nhân tri diện bất tri tâm. Còn những ai hăng hái chống cộng nhưng lòng người thay đổi như Diệm Nhu, Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy thì ta cũng tin tưởng ư?

Ông Liên Thành tố cáo cộng sản nhưng tinh thần chống cộng của ông không toàn diện vì ông quên đi một thế lực thân cộng cần tố cáo trước lịch sử. Đó là việc anh em Ngô Đình bắt tay với cộng sản. 
 Quá  nhiều tài liệu chứ không phải một hai bài báo.  Nào hồi ký của Nguyễn Chánh Thi, Trần Văn Đôn, Đỗ Mậu, nhất là luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Châu, một trụ cột của Cần Lao Nhân  Vị  và là anh em bạn cọc chèo với Ngô Đình Nhu  xác nhận anh em Diệm Nhu đầu hàng cộng sản, mà ông bảo rằng hai ông mưu hòa bình nhưng là một nền " hoà bình dang dở" vì bị Mỹ phá hỏng.
Vấn đề rất phức tạp. Mấu chốt là hai ông Diệm Nhu có bắt tay với CS không. Nếu có như vậy là hai ông phản quốc, phản đồng minh thì Mỹ và các tướng lãnh phải ra tay cứu nước, cớ sao các ông lại bảo các tướng lãnh phản bội và mắng chửi tàn tệ? Không lẽ ông Diệm theo cộng sản là trung thành với Quốc gia hay sao? Không lẽ ông Diệm theo cộng sản, các tướng lãnh cũng đầu hàng cộng sản mới là phải đạo? 

Còn nói nhân nghĩa, trung hiếu, trung thành thì ông Diệm phản bội Quốc gia, phản bội Bảo Đại, ép lương dân bỏ đạo thì sao? Đó là những tội lớn lao. Còn các tướng lãnh đảo chánh ông Diệm là yêu nước. Hai ông Diệm Nhu chỉ vì quyền lợi cá nhân mà theo cộng sản. Vì bị Mỹ chỉ trích, đòi loại trừ Ngô Đình Nhu, hai ông và tập đoàn cố bám lấy quyền lợi mà chạy theo cộng sản. Hai ông không tự lượng sức mình. Hai ông cũng như Hồ Chí Minh là  do người ta đưa lên, người ta có quyền bỏ đi. Hai ông là tiểu yêu sao dám chống chọi đồng minh? Ông Ngô Đình Thục chức vị cao quý, hai bằng tiến sĩ thì nhân nghĩa trí tín ở đâu mà để gia tộc lâm nạn như thế?Đáng tiếc, học mà không hành, có tài mà thiếu đức cho nên nỗi!

Cái thói tráo trở đó là một bài học. Chống lại đồng minh là không tự lượng sức.  Theo cộng sản cũng là không lượng sức. Dại dột mà tin Việt cộng sẽ ban cho ông Diệm chức phó chủ tịch nước VNDCCH. Với cái tiểu xão của con kiến đen bé nhỏ của Ngô Đình Nhu mà đòi bắt tay với VC ư? Không phải Mỹ giết Diệm Nhu mà chính là VC giết hai ông khi hai ông dại dột khoe cành đào rướm máu. Chuyện nhỏ thế mà hai ông vướng mắc thì làm sao làm được việc lớn. Hai ông không tự lượng sức chỉ làm hại gia tộc và quốc gia. Thật đáng tiếc!

Hai ông Lê Xuân Nhuận và Liên Thành song kiếm hợp bích tố cáo những ai âm mưu giết chếtVNCH. Trong khi ông  Liên Thành tố cáo Mỹ, các tướng lãnh và Phật giáo giết chết VNCH, ông Lê Xuân Nhuận   tố cáo nhiều thế lực quốc tế âm mưu diệt VNCH trong đó có Mỹ, Pháp, Trung Cộng, Do Thái , mà đáng kể là Vatican, một thế lực quốc tế, to lớn trăm lần cái đám tranh đấu Phật giáo, đã đánh đòn chung kết quyết liệt kết thúc VNCH. Ông viết như sau:
"Trong thời-gian diễn ra Hội-Nghị Paris (từ 1968 đến 1973), Giáo-Hoàng Phaolô VI đã nhiều lần “nhân đạo” kêu gọi chấm dứt chiến-tranh Việt-Nam.

Tháng 12-1969, Giám-Mục Phạm Ngọc Chi, Phó Chủ-Tịch Hội-Đồng Giám-Mục Việt-Nam, qua Hoa-Kỳ, đã tuyên-bố với báo-chí Mỹ: “Miền Nam [Việt-Nam] đồng-tình với chính-sách ‘Việt-Nam-Hóa Chiến-Tranh’ của Tổng-Thống Nixon.”

Tháng 9-1972, Đại-Hội lần 2 của tổ-chức “Kitô-Hữu Quốc-Tế” gồm hơn 20 nước họp tạiQuebec (Canada),  với đề-tài giải-phóng các dân-tộc ViệtLàoCampuchia, đã “tố-cáo các cuộc xâm-lăng và ném bom vô-nhân-đạo của Mỹ, khẳng-định quyền tự-quyết, tự-do được sống hòa-bình của nhân-dân Việt-Nam.”

Tức là việc Mỹ chuẩn-bị rút lui đã được Kitô-Giáo Việt-Nam, giáo-dân mấy chục nước khác, và nhất là Giáo-Hoàng Phaolô VI tán-đồng, không còn đánh nhau với Cộng-Sản nữa.


Ngày 20-9-1970, Linh-Mục Phan Khắc Từ, Tuyên-Úy Thanh Lao Công Sài-Gòn, qua Châu Âu, đã tuyên-bố tại Thành-Phố Firenze (Ý, nơi có Tòa Thánh Vatican): “Kinh-nghiệm trước mắt cho chúng tôi xác tín rằng Giáo-Hội [Kitô] tại Việt-Nam hôm nay là một công-cụ hữu-hiệu của người Mỹ.”

Tháng 3-1971, Linh-Mục Nguyễn Viết Khai tuyên-bố: “Từ chính-quyền trung-ương xuống cho tận anh Trưởng Ấp, người Miền Nam không được phép giải-quyết vấn-đề của mình mà không có người nước ngoài xen vào.”

Tháng 11-1971, Linh-Mục Trương Bá Cần, Tuyên-Úy Thanh Lao Công toàn-quốc, tham-gia vụ đình-công tại Hãng Pin “Con Ó”, bị Cảnh-Sát bắt, đã viết: “Giáo Hội của tôi không biết chọn, nhất là chọn để chống lại những kẻ đang nắm quyền-hành trong xã-hội này... Giáo Hội của tôi cũng đã biết lựa chọn, nhưng không biết lựa chọn người nghèo khổ...”

Tức là giới Kitô-Giáo Việt-Nam đồng-ý với lời cáo-buộc và chiêu-bài của đối-phương.


Nhưng, sau Hiệp-Định Paris 27-1-1973 [chấm dứt chiến-tranh Việt-Nam], thì Bắc-Việt gia-tăng nỗ-lực và quyết-tâm tiến-chiếm Miền Nam.


Ngày 19-9-1973, Tổng-Giám-Mục Sài-Gòn Nguyễn Văn Bình đọc diễn-văn khai-mạc “Năm Thánh”: “Chúng tôi hy vọng rằng những cuộc giết chóc và hận thù sẽ thực-sự chấm dứt trên mảnh đất này và đồng thời có được quan hệ hai chiều giữa Bắc và Nam, trong lúc đất nước tạm thời còn phân chia.”


      Ngày 10-1-1974, sau cuộc Hội-Nghị toàn-thể hàng giáo-phẩm, các Giám-Mục Miền Nam đã công-bố một bản tuyên-ngôn “tha thiết kêu gọi hai chính phủ Bắc và Nam cùng đồng loạt, vì tình thương dân tộc, mà ngưng mọi hoạt động gây chiến và mọi chiến dịch bôi nhọ và thù ghét lẫn nhau.

Tức là giới Kitô-Giáo Việt-Nam [Cộng-Hòa] không đề-cập đến việc Bắc-Việt vi-phạm Hiệp-Ước, mà chỉ muốn Miền Nam bắt tay làm hòa với Miền Bắcđối-nghịch lập-trường “4 Không” của Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu."

Ngày nay một số người còn ca tụng cuộc tranh đấu hòa bình của tòa thánh hồi 1974, nhất là những kẻ nay vẫn tiếp tục làm tay sai cho cộng sản. Nếu cuộc tranh đấu đó là chính nghĩa tại sao quý ông không ở lại hưởng hòa bình do các ông tranh đấu mà có? Tại sao những LM Trần Hữu Thanh, BS Nguyễn Thị Thanh, các ông dân biẻu đối lập chống Thiệu, các ông Trình Bày, Đối Diện nay cũng có mặt ở Âu Mỹ? Không lẽ các ông không phải tị nạn mà sang đây để tiếp tục chống Mỹ cứu nước?

Thiên Chúa giáo và Phật giáo đã tranh đấu chống chính quyền VNCH nhưng có vài điểm khác nhau.  
  -Phật giáo đấu tranh chỉ mạnh trong khoảng 60-63 để đòi tự do tôn giáo, chống kỳ thị tôn giáo. Sau khi ông Diệm chết, chế độ gia đình trị bị thủ tiêu, chính sách kỳ thị Phật giáo bị hủy bỏ thì cuộc đấu tranh Phật giáo đã xuống thang và chấm dứt trong tổng tấn công mậu thân 1968. 

Nếu còn lại những cuộc tranh đấu nào thì rất nhỏ, do những thúc đẩy nội tại, trong đó lý do chính là có nhiều thế lực muốn không chế Phật giáo. Nhiều ký giả cho là do bàn tay thuc đẩy của cộng sản, mà cộng sản thì tôn giáo nào mà chúng chẳng len lỏi. Nhóm tình báo cộng sản trong dinh Độc Lập cũng đi từ nhà thờ và cha cố mà vào dinh Độc Lập từ Diệm cho đên Thiệu đấy thôí! 
-Thiên chúa giáo theo lệnh giáo hoàng Phaolo VI mở cuộc chống Thiệu tham nhũng, rồi đòi chấm dứt chiến tranh Việt nam. Hoạt động của Thiên chúa giáo từ 1968 cho đến 1975 kết thúc cuộc chiến. Như vậy, Thiên chúa giáo công khai đòi chấm dứt chiến tranh, còn phong trào Phật giáo chống đàn áp Phật giáo. Một bên tranh đấu vì chính trị, một bên là tôn giáo, một bên kết thúc gần mười năm trước, một bên chiến đấu mãnh liệt cho đến khi bắn viên đạn ân huệ. Như vậy, Thiên chúa giáo quyết liệt, manh mẽ  tranh đấu hơn là Phật giáo.

Trong khoảng 1960 -1963, Phật giáo tranh đấu cho tự do tôn giáo, còn sau đó phong trào yếu dần. Nếu có chống đối là vì sau 1963, nhiều thế lực còn muốn triệt hạ Phật giáo. Phật giáo lúc ấy chống đỡ phe quân phiệt chứ không có ý định đòi chấm dứt chiến tranh như một số người nhận định như vậy.
 Có thể một vài thế lực nào  xen vào để lái Phật giáo đi theo hướng này. Lê Xuân Nhuận trong tác phẩm Biến Loạn Miền Trung cho rằng phong trào Phật giáo tranh đấu đã tan sau cuộc tổng tấn công mậu thân 1968 của cộng sản, còn Mark Moyar  trong bài Phong trào Phật tử tranh đấu trong cuộc chiến Việt Nam cho rằng phong trào này hạ màn vào năm 1966 http://lichsuvn.net/forum/showthread.php?t=24905
 
Sau 1963, Phật giáo phải chật vật vì nhiều phe phái muốn đàn áp Phật giáo vì vậy mà có những mâu thuẫn giữa chính quyền và Phật giáo tranh đấu. Một số ký giả theo đó mà cho rằng Trí Quang là cộng sản và hoạt động nhằm lật đổ chính phủ miền nam, nhưng theo Mark Moyar thì Trí Quang có thể là cộng sản nhưng không có bằng chứng rõ rệt.
Nếu những mâu thuẫn giữa nhóm Phật giáo tranh đấu với Nguyễn Khánh, Trần Văn Hương, Nguyễn Cao Kỳ là mưu toan hạ gục VNCH và chấm dứt chiến tranh thì hóa ra Phật giáo với Thiên Chúa giáo là đồng chí, anh em trong mục tiêu đem lại hòa bình cho Việt Nam theo tinh thần của Vatican.
 
Cuộc tranh đấu của Vatican chống Thiệu và đòi hòa bình là một cú đánh quyết định, chấm dứt mạng sống nạn nhân chứ không phải chỉ đến mức hơn thua. Hơn nữa thế lực Vatican là thế lực quốc tế, động viên 500 giáo sĩ Việt Nam, so với thế lực Phật giáo thì hơn một trời một vực! Vatican thì nặng hàng trăm tấn, Trí Quang thì vài ký lô, có là bao! Cuộc đời thật bất công. Hình ảnh Nhất Hạnh đèo LM Nguyễn Ngọc Lan, Châu Tín đi tranh đấu là hình ảnh liên tôn, Thiên Chúa giáo, Phật giáo đoàn kết hợp tác đẹp biết bao thế mà người ta chửi Nhất Hạnh mà quên mất ông Ngọc Lan, Chân Tín ngồi sau xe! Tại sao núi Thái Sơn to cao là thế mà người ta không thấy lại đi săm soi tìm kiếm hình ảnh con chim sẻ đậu trên cành tre?

Cuộc đời đầy chông gai. Đối diện với một kẻ thù là khó,  nhiều khi phải lên thác xuống ghềnh huống hồ trực diện với hai kẻ thù một lúc ăt là phải tiêu vong. Đó là thế lưỡng diện thụ địch, ai gặp phải là thịt nát xương tan. 
Cộng sản và tư bản như nước và lửa đối chọi ghê gớm. Mỹ làm sao cung phụng chấp chứa và ủng hộ một anh cộng sản gộc ở trong tòa đại sứ? Và Việt Cộng làm sao tha thứ cho một tên tay sai đế quốc Mỹ?Thế mà hoà thượng Trí Quang cùng một lúc được hai thế lực đối nghịch giúp đỡ, phò tá. Thiệt là một nhân vật hiếm hoi,  it ai gặp kỳ duyên như vậy. 
Theo tinh thần hòa bình bác ái của giáo hoàng Phaolo VI,  hòa thượng Trí Quang đã sát cánh tranh đấu cùng phong trào hòa bình, chống tham nhũng để chấm dứt chiến tranh Viet Nam. Hòa thượng là người tài giỏi, là người may mắn, xuất nhập bình an, được Mỹ và cộng sản cả hai tin dùng, dù chỉ là một thời. Tinh thần đoàn kết của hòa thượng rất cao, rất đáng khen ngợi.Hòa thượng với các tổng giám mục, giám mục, linh mục cùng đứng chung mặt trận hòa bình, dù tôn giáo khác nhau nhưng cùng là con của chúa, phục vụ hòa bình, rất đáng ca tụng.
Trong khi ca tụng giáo hoàng Phao lồ VI, tổng giám mục Nguyễn Văn Bình,  Nguyễn thái Hợp, Phạm Minh Mẫn,  Phan khắc Từ, Thanh Lãng...thì xin đừng quên chiến hữu Thích Trí Quang...
 Con người ta thường kêu cô đơn như nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, nhưng hòa thượng Trí Quang tả hũu đều có anh em đồng chí, cả Mỹ lẫn Việt Cộng, kết hợp Phật giáo và Thiên chúa giáo. Vui thật là vui!

Tuesday 29 April 2014

NGUYỄN CHÁNH TRỰC * TRẦN VĂN HƯƠNG


Nỗi niềm của cụ Trần Văn Hương

Là một quân nhân, vào những ngày cuối cùng của miền Nam, tôi được cái may mắn gần gũi với cụ Hương, nhất là những lúc dầu sôi lửa bỏng khi thủ đô Saigon đang bị cộng quân vây hãm. Tình hình thật là cấp bách sau khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức vào ngày 21-4-75, bàn giao chức vụ Tổng Thống cho cụ Trần Văn Hương theo hiến pháp. Ông đã nhận lấy chức vụ đứng đầu một đất nước trong hoàn cảnh thật là khó khăn. Một mặt, dưới sức ép thật nặng nề từ người bạn đồng minh Hoa Kỳ muốn sớm rút chân ra khỏi Việt Nam, mặt khác, về phía địch, cộng sản Bắc Việt biết rõ sự suy yếu hoàn toàn của chánh quyền miền Nam dưới sự bỏ rơi của Mỹ nên càng gia tăng áp lực, đưa quân uy hiếp thủ đô Saigon. Thêm vào đó,  thành phần thân cộng có mặt trong guồng máy miền Nam, cũng luôn tạo áp lực để đòi hỏi lật đổ chánh quyền miền Nam bằng sự thay thế một chánh quyền do cộng sản kiểm soát.
            Trong thời gian bảy ngày sau khi bàn giao với tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, cuối cùng cụ Trần Văn Hương phải chấp nhận việc bàn giao cho tướng Dương Văn Mình theo diễn tiến như sau :
-Ngày 21-4-75 tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, cụ Trần Văn Hương nhận lãnh chức vụ Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa.
-Ngày 26-4-75 đại sứ Martin yết kiến và thông báo cho cụ Hương về áp lực cộng sản Bắc Việt và khả năng của cộng quân tấn công vào Saigon.
-Ngày 27-4-75 quốc hội VNCH họp và biểu quyết việc trao quyền lại cho Tướng Dương Văn Minh.
- Ngày 28-4-75 vào lúc 5:00 chiều, cụ Trần Văn Hương trao quyền lại cho tướng Dương Văn Minh theo quyết định của quốc hội.
            Trong bài diễn văn, Tổng thống Trần Văn Hương đọc trước quốc hội ngày 26-4-75, chúng ta thấy rõ ràng Cụ Trần Văn Hương không thoát khỏi áp lực quá mạnh, một của người bạn đồng minh Hoa Kỳ, và môt áp lực về phía cộng sản Bắc Việt mà tướng lưu vong Dương Văn Minh được xắp xếp như là một con cờ chính trị để làm nhiệm vụ xóa chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Chúng ta hãy nhớ lại những gì Cụ Hương đã phát biểu có tính cách lịch sử trong bài diễn văn tại quốc hội dưới sự hiện của đầy đủ dân biểu và thượng nghị sĩ.  Cụ Hương đã cho biết rằng Cụ chỉ muốn chỉ định Đại tướng Dương Văn Minh trong vai trò thủ tướng, nhưng tướng Dương Văn Minh vẫn khăng khăng đòi Cụ Hương phải trao quyền để cho tướng Dương Văn Minh nói chuyện với phía bên kia:
-“Xin Anh chấp nhận cái ghế Thủ tướng để đứng ra thương thuyết với phía bên kia.”
Nhưng Đại tướng Dương Văn Minh vẫn khăng khăng đòi chức vụ tổng thống chứ không ở vai trò Thủ tướng. Đại tướng Minh nói:
-“ Thầy đã hy sinh đến nước nầy, thôi xin thầy ráng hy sinh một bước nữa mà thầy trao trọn quyền cho tôi.”
            Trước áp lực từ mọi phía, Cụ Hương vẫn cố giữ uy quyền của một chính thể miền Nam, thể hiện qua hiến pháp của nền Đệ Nhị Cộng Hòa. Cụ Hương phát biểu như sau:
-“ Nước Việt Nam chúng ta mặc dù mất đi rất nhiều rồi, nhưng cái gọi là pháp lý, căn bản pháp lý vẫn còn. Quốc Hội vẫn còn đây, Hiến Pháp vẫn còn đây, tôi không thể làm một chuyện qua mặt được Quốc Hội, và qua mặt được Hiến Pháp. Vã lại, cái quyền hiện tại, gọi là ở trong tay tôi, là một cái quyền do nơi Hiến Pháp mà ra. Đây không phải là cái khăn mouchoir.  Đây không phải là một tờ giấy bạc từ ở trong tay tôi, tôi móc đưa cho Đại tướng lúc nào thì tôi đưa, như: “đây cái quyền nầy.” Tôi không thể làm như vậy được. Bởi vậy cho nên tôi nói vấn đề nầy tôi không thể giải quyết được. Nếu có muốn giải quyết chăng nữa, rồi đây tôi phải trình lại Quốc Hội để Quốc Hội quyết định lại như thế nào."
Trước khi trao quyền cho Đại tướng Dương Văn Minh, Cụ Hương đã vạch ra mối nghi ngờ về vai trò cũa Tướng Minh khi đứng ra thương thuyết, cụ nói:
-“ Thưa quý vị,
Đại tướng cho rằng mình có thể nói chuyện với bên kia. Đại tướng nói rằng bên kia đã chấp nhận nói chuyện với Đại tướng. Cái chuyện nầy tôi xin phép không phải là tôi nghi ngờ, nhưng mà tôi, khi nào tôi nắm được bằng cớ chính rồi, chừng đó tôi mới tin được là như vậy. Nhưng tôi thiết nghĩ Đại tướng trong cuộc thương thuyết nầy là lãnh nhiệm vụ của một người do Quốc Hội chấp nhận đứng ra thương thuyết mà giao cho Đại tướng. Nếu mà Đại tướng tự nhiên đi nói chuyện với phía bên kia, xin lỗi Đại tướng đến nói chuyện với danh nghĩa gì? Đại tướng nói chuyện đại diện cho ai mà nói chuyện với bên kia?
Lại nữa, tôi nghĩ Đại tướng đã có cái gì mà cam đoan rằng những điều kiện Đại tướng sẽ thâu thập được là điều kiện, tôi không nói là hoàn toàn thuận lợi, mà là điều kiện ít đau khổ, ít nhục nhã cho nước Việt Nam Cộng Hòa chúng ta, nghĩa là của chung chúng ta. Ở đây có cái gì bảo đảm chuyện đó hay không?"
Cụ Hương nhấn mạnh:
-“Hai chính phủ thương thuyết với nhau, có thể nào chánh phủ nầy kêu chánh phủ bên kia, anh phải chỉ định người nầy, người nầy nè, ra thương thuyết, tôi mới chấp nhận.  Bằng không phải như vậy, tôi không chấp nhận. Có thế nào có được như vậy không?"
            Sau khi vạch rõ cho Quốc hội thấy rằng cái nguy cơ mất nước nếu Quốc hội chấp thuận Đại tướng Dương Văn Minh, nếu Quốc hội không chấp nhận thì Cụ khẳng định Chinh quyền Việt Nam Cộng Hòa sẽ tiếp tục chiến đấu, Cụ Hương nói như sau:
-“Còn như quý vị nghĩ rằng không chấp nhận, bởi vì đây là một điều kiện khắc khe, một điều kiện của người thắng trận viết cho người bại trận, thì chúng ta không còn nước gì khác hơn là lúc đó chúng ta cứ việc chết tới cùng, không còn biết làm sao hơn được, thì chừng đó cho dầu cái thành Saigon này sẽ biến thành biển máu, tôi nghĩ rằng người Việt Nam vì thể diện của mình, không thể nào từ chối được, trừ một số người không đáng gì, nói là không thể chấp nhận được chuyện đó.”
Nhưng cuối cùng, dưới áp lực của nhóm chủ hòa trong Quốc hội, Cụ Hương đành phải trao quyền cho Đại tướng Dương Văn Minh.
            Sau khi trao quyền, Cụ Hương trở về phủ phó Tổng Thống và sau đó Cụ trở về tư thất của Cụ trong con hẻm đường Phan Thanh Giản. Trong thời gian bảy ngày với chức vụ Tổng Thống trên vai, với bao áp lực dồn dập từ mọi phía, tôi nghĩ rằng cụ không còn thời giờ nào nghỉ ngơi yên lành, không còn một sự thanh thản trong tâm hồn. Với một con người lớn tuổi mà tâm trí lúc nào cũng không yên vì vận nước. Những người làm việc cận kề đều lo lắng cho cụ về sức khỏe. Sau khi bàn giao chức vụ cho ông Dương Văn Minh, nhưng Cụ không bao giờ được yên.  Ngày 29-4-75 Cụ vẫn còn tiếp kiến ông đại sứ Mỹ Martin..v..v..
            Trước tình hình biến chuyển dồn dập về áp lực quân sự, Võ phòng phủ phó Tổng thống đặt trong tình trạng cấm trại 100%, như phần lớn các cơ quan quân sự nằm trong thủ đô Saigon. Ngày 29/4/75, tôi là một sĩ quan chịu trách nhiệm trong phiên trực. Lực lượng phòng thủ tại phủ phó Tổng thống lúc bình thường là một đại đội phòng vệ của Liên Đoàn An Ninh Danh Dự.  Ngoài ra thỉnh thoảng được tăng cường một, hoặc hai trung đội cảnh sát dã chiến tùy theo tình hình. Lực lượng cơ hữu thì có Võ phòng phủ phó Tổng thống quân số bao gồm nhiều lắm là khoảng 100 quân nhân các cấp. Phủ phó Tổng thống tọa lạc trên một khuôn viên vuông vức bao quanh bởi các đường Tú Xương, Công Lý, Hiền Vương và Lê Qúy Đôn, chung quanh bao gồm các biệt thự sang trọng. Những ngày cuối tháng tư, lần lượt những gia đình xung quanh di tản, trong khi trên bầu trời, vào những ngày cuối tháng tư, trực thăng từ đệ thất hạm đội liên tục ngày đêm di tản nhân viên, và dân sự liên hệ đến chính phủ Mỹ. Trong bối cảnh chánh trị trong nước thành phần chánh quyền chuyển tiếp Dương Văn Minh bắt đầu làm việc với những lời kêu gọi trên đài phát thanh kêu quân dân trong nước nên bình tỉnh trong một giải pháp hòa hợp hòa giải với Bắc Việt.Trong khi đó, áp lực địch càng ngày càng tiến sát vào Saigon.  Quân đoàn 3 còn có sư đoàn 18 bộ binh đang quần thảo trước các sư đoàn Bắc Việt được chiến xa hổ trợ đang  tiến về cận cửa ngỏ Saigon.
 Trước áp lực của địch, tôi liên lạc trực tiếp với Biệt Khu Thủ Đô (chuẩn tướng Lý Bá Hỷ), ông ấy nói như sau:
-Thật tình, tôi không biết nói với anh như thế nào hơn là chúng ta đang chuẩn bị đánh nhau với địch tại Saigon trong những giờ sắp tới với đà tiến quân như thế nầy.
            Tôi liên lạc với Tổng tham mưu và quân đoàn 3 cũng cùng một tâm trạng rối bời. Chỉ còn quân đoàn 4, tình hình còn trong giai đoạn sẵn sàng ứng chiến và bình tỉnh hơn. Từ khi Tướng Dương Văn Minh lên thay thế Cụ Hương, tôi phải lo thêm một người nữa là Cụ Nguyễn Văn Huyền trong chức vụ Phó tổng thống Việt Nam Cộng Hòa. Trung tá Lâm Phước Tăng chánh sự vụ Sở Quân Vụ tại Phủ Phó Tổng Thống đang liên lạc với cụ Huyền tại tư thất của cụ Huyền và theo yêu cầu của trung tá Lâm Phước Tăng, tôi cử một trung đội của liên đoàn an ninh danh dự đến giữ an ninh tại tư gia của cụ Huyền. Như vậy lực lượng phòng thủ phủ phó Tổng thống chỉ còn là một đại đội trừ dưới quyền chỉ huy của thiếu tá Hội. Nhìn thấy áp lực địch đang tiến về Saigon, các lực lượng quân đoàn 3 đang co cụm, một vài  đơn vị thiết giáp của quân đoàn 3 đang rút về Saigon. Tôi nghĩ sẽ có cuộc chiến đấu trực diện với quân chính quy của cộng sản Bắc Việt, với chiến xa yểm trợ, chúng sẽ bắn phá các vị trí then chốt, các cơ quan đầu não của Việt Nam Cộng Hòa khi chúng đã vào được thủ đô Saigon. Tôi lo lắng khi nhìn lại lực lượng còn lại trong phủ phó Tổng thống, với các loại vũ khí không khả năng đối phó khi địch dùng chiến xa tấn công vào phủ phó Tổng thống.
            Trước tình hình nghiêm trọng nầy, tôi trình bày với vị chỉ huy trực tiếp cao cấp nhất của chúng tôi trung tá Th.. chánh Võ phòng. Sau khi nghe tình hình như thế, trung tá chánh Võ phòng không nói năng gì và hai mươi phút sau tôi nghe chiếc trực thăng còn lại trong phủ phó tổng thống nổ máy. Như thường lệ, mỗi khi trực thăng của phó Tổng thống cất cánh là truyền tin gọi máy liên lạc. Tôi hơi ngạc nhiên vì trực thăng mới nổ máy không được bao lâu thì vội cất cánh một cách khẩn cấp. Trong khi truyền tin gọi máy theo danh hiệu của trung tá chánh Võ phòng thì không được trả lời như bình thường. Linh tính cho tôi biết rằng trung tá đã dùng chiếc trực thăng cuối cùng nầy để ra đi, tôi biết rằng sự ra đi của vị chỉ huy đầu đàn của võ phòng sẽ làm cho tinh thần các quân nhân còn lại sẽ giao động. Để tránh tình trạng giao động nầy, tôi  gọi máy báo với truyền tin rằng trung tá đi công tác đặc biệt và không mang theo máy nên không cần phải liên lạc. Tôi nói truyền tin thông báo tất cả các sĩ quan còn lại vào phòng họp và tôi xuống phòng họp làm việc. Trong khi đó tôi cố gắng liên lạc với Trung tá Lâm Phước Tăng đang công tác tại tư thất của cụ Nguyễn Văn Huyền, Trung tá Tăng nói với tôi là trung tá Tăng bận nên không về được. Mọi việc bây giờ nhờ tôi lo liệu.
           Khi tôi xuống phòng họp thì gặp đại uý Phan Hữu Cương, trưởng phòng an ninh đã có mặt và một số sĩ quan cấp úy. Đại úy Cương cho tôi biết chắc trung tá chánh võ phòng đã dùng chiếc trực thăng còn lại của ông Cụ để ra đi một cách vội vã. Trong phủ phó Tổng thống còn lại có một mình tôi là thiếu tá. Tôi vào phòng họp và thông báo cùng anh em tình hình bây giờ đang vào những giờ phút chiến đấu với địch cận kề. Tôi kêu gọi tất cả hãy giữ vững tinh thần để làm tròn trách nhiệm của một quân nhân.
            Tôi và đại úy Cương thảo luận phương cách tốt nhất để bảo vệ an toàn cho cụ Trần Văn Hương vì thật sự ra tôi nhìn thấy rằng với lực lượng và vũ khí hiện tại trong tình huống nầy khi đụng độ với địch quân. Quân chánh quy cộng sản Bắc việt được trang bị với vũ khí hữu hiệu hơn, cộng thêm chiến xa yểm trợ, chắc chắn khó mà bảo vệ an toàn cho Cụ Hương được. Tôi đề nghị một kế hoạch, hy vọng sẽ bảo vệ Cụ Hương an toàn hơn. Tôi nói với đại úy Cương nên tìm một vị trí bí mật chỉ có đại úy Cương và tôi biết và đưa Cụ về đó và sẽ chuyển Cụ về miền Tây trước khi Saigon bị tấn công. Trước khi có ý định nầy tôi đã liên lạc với chuẩn tướng Lê Quang Lưỡng, tư lệnh nhảy dù, và một người bạn cùng khóa là Trần Tấn Hòa làm tiểu đoàn trưởng nhảy dù. Hòa đang nắm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 6 nhảy dù. Tôi mới vừa gặp Hòa trên đường Lê Qúy Đôn, khi tiểu đoàn của Hòa về đóng trong vườn Tao Đàn, hai đứa trao nhau danh hiệu truyền tin. Tướng Lưỡng với tôi cùng quê Bình Dương và coi tôi như một đứa em, tướng Lưởng nói với tôi:
-“Em cứ liên lạc với anh Hai, và cho anh Hai biết ý định của Cụ, anh Hai và Hòa sẽ đưa Cụ về miền Tây sát cánh với tướng Nguyễn Khoa Nam. Em cho anh Hai hay gấp khi có quyết định của Cụ”
Cần nói thêm tướng Lưỡng khi còn nhỏ là bạn học cùng lớp với anh tôi và coi tôi như một đứa em. Được sự hổ trợ tích cực của tướng Lưỡng, tôi như vớ được một cái phao, tôi nói với Cương về điều quan trọng nầy. Cả hai chúng tôi vào gặp cụ Hương.  Đại úy Cương là cháu ruột gọi cụ Hương bằng cậu. Hai  chúng tôi vào gặp Cụ Hương một cách bất thường trong đêm 28-4-75. Đại úy Cương trình với cụ Hương là tôi muốn gặp Cụ để trình bày một kế hoạch bảo vệ an ninh cho cụ. Cụ Hương mời tôi vào và ngồi nghe tôi trình bày. Sau khi nghe xong Cụ Hương đứng dậy vỗ vào trán tôi nhè nhẹ, Cụ nói:
-“Em là người chịu trách nhiệm chỉ huy, em có quyền quyết định mọi thứ, nhưng với bản thân của qua, em  đừng lo cho qua gì hết”.
Cụ nói thêm:
-“Đất nước như thế nầy qua biết các em là những quân nhân, thật là rất vất vã nhưng qua rất buồn vì qua không làm gì hơn được nữa. Qua cầu mong mọi việc không đến nỗi bất hạnh hơn nữa…”
            Tôi thấy không làm sao được hơn đành đứng dậy trở về công việc của mình. Tôi liên lạc với chuẩn tướng Lê Quang Lưỡng và cho tướng Lưỡng biết sự việc không thành. Tướng Lưỡng cũng rất quý trọng cụ Hương.
            Ngày 29-4-75 đến ngày 30-4-75, tôi vẫn túc trực tại đơn vị, trong thời gian hai ngày nầy, tình hình quân sự càng thêm căng thẳng trước áp lực của cộng quân.  Trên không phận Saigon, trực thăng của Mỹ từ đệ thất hạm đội đã liên tục bay vào ra Saigon để đón những người di tản. Riêng Cụ tổng thống Trần Văn Hương tuy đã bàn giao cho đại tướng Dương Văn Minh, Cụ phải trở lại phủ phó Tổng thống để tiếp đại sứ Martin, đây là lần cuối cùng mà đại sứ Martin thuyết phục cụ ra đi, nhưng Cụ đã nói thẳng vào đại sứ Martin như sau:
-“Thưa ngài đại sứ, tôi biết tình trạng hiện nay là nguy hiểm. Đã đến đổi như vậy, Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong tình trạng nầy. Nay ông đại sứ mời tôi ly hương, tôi rất cám ơn ông đại sứ. Nhưng tôi đã suy nghĩ và quyết định dứt khoát ở lại nước tôi. Tôi cũng dư biết cộng sản chiếm Saigon, bao nhiêu đau khổ nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam. Tôi là người lãnh đạo hàng đầu của họ, tôi tình nguyện ở lại để chia xẻ với họ một phần nào niềm đau đớn và tủi nhục, nổi thống khổ của người dân mất nước. Cám ơn ông đại sứ đã đến viếng tôi.”
             Riêng phần tôi và đại úy Cương vẫn túc trực tại phòng trực và chờ đợi môt tình huống chiến đấu khi cộng quân tiến đánh Saigon. Để tiện theo dõi tin tức, tôi bảo người tài xế về nhà lấy cái radio hiệu Sony 10 band mà tôi mới mua để tôi theo dõi diển biến qua chương trình của đài phát thanh Saigon. Cho đến 10:00 sáng ngày 30-4-75, những gì phải tới đã tới, tướng Dương Văn Minh đọc lời kêu gọi đầu hàng. Dù rằng tôi cũng đoán được kết quả cuối cùng sẽ như thế, nhưng tôi không ngờ nó quá nhanh và dễ dàng như vậy, tôi lặng người khi nghe tin tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Tôi  nghẹn ngào khi nghe tin nầy! Tôi thật sự là môt chiến binh bại trân! Một ý nghỉ đen tối chợt đến, nhưng vừa lúc đó tiếng phone reo lên, giọng nói của vợ tôi khẩn thiết trong phone và tiếng các con tôi lao xao:
-“Anh ơi! Em đây. Anh hãy về sớm nha anh, em và các con đang chờ anh đón mẹ con em về. Em và các con đang ở dưới nhà anh chị Hai chờ đây. Nhớ thu xếp và về sớm nha anh!”
Tôi trả lời với vợ tôi:
-“Ờ ! ờ anh sẽ về ngay sau khi từ giã anh em trong đơn vị”
Khi buông điện thoại, tôi tập họp tất cả anh em quân nhân trong đơn vị, tôi nghẹn ngào nói những lời chia tay với tất cả anh em. Tôi nói với anh em như sau:
-“Chúng ta đã bị bại trận rồi, thật là đáng buồn, nhưng chúng ta đã làm trọn vẹn nhiệm vụ của một quân nhân tới giờ phút cuối cùng. Anh em cũng như tôi, tương lai sau nầy sẽ không biết như thế nào, tôi chúc tất cả anh em mọi sự may mắn. Bây giờ trong phủ Phó, những gì anh em có thể xử dụng được, như gạo, lương thực anh em có thể mang về mà xử dụng…”
Dù có bình tỉnh như thế nào lòng tôi vẩn thấy như một cái gì đó đè nặng trong tâm cang, tôi bắt tay từng người, từ giã các chiến hữu của tôi. Tôi vẫn còn mang quân phục và ra lái chiếc xe jeep. Trung sĩ nhất Trần Trung Nghiệp, người tài xế của tôi vội chạy theo định lái xe, nhưng tôi nói với anh:
 -“Thôi anh về lo cho bà xã anh đi, vì vợ anh đang chờ ngày sanh nở đứa con đầu tiên”.
Trung sĩ Nghiệp ôm chầm lấy tôi và khóc, tôi cũng không kềm được nước mắt, tôi nói trong nghẹn ngào:
-“ Thôi chú sắp xếp rồi đi về đi, kẻo chị ấy trông chú”.
            Tôi lái xe qua tư thất Cụ Hương, mấy người bảo vệ an ninh tại tư thất của cụ Hương mở cửa cho tôi vào. Đại úy Cương vừa trong nhà Cụ ra gặp tôi ôm chầm lấy tôi, tôi không cầm nước mắt, Cương cũng vậy và cả anh em quân nhân bảo vệ. Tâm trạng mọi người bây giờ là giây phút giao động nhất của những người thua cuộc mất hết tương lai. Cương nói với tôi:
-“Ông Già suốt đêm qua tới giờ không ngủ, đang ngồi trầm ngâm trong phòng, nảy giờ nhiều cú điện thoại reo, nhưng Ông Gìà nói thôi không cần phải bắt phone nữa”. “Ông Già” là hai tiếng thân thương mà chúng tôi nói với nhau dành cho Cụ Hương”. Có lẽ Cụ nghĩ giờ nầy tình thế đất nước không còn cách gì thay đổi được nữa. Cũng có thể phe thắng trận đang tìm cách liên lạc với Cụ, nên Cụ không còn muốn nghe.
Tôi nói với Cương:
-“Thôi Cương hãy bình tỉnh, hãy chờ đợi những gì đang đến với mình, mình đã thật sự mất nước rồi, số phận đã an bài, có lẽ mình sẽ mất tự do và tương lai đen tối. Cố gắng để mà lo gia đình chứ không còn cách nào hơn…”
Cương nói với tôi:
-“Thiếu tá cũng vậy, em chúc thiếu tá gặp mọi sự bình an và nhiều may mắn trong tương lai, nhưng em không biết em có thể chấp nhận cuộc sống trong tương lai sắp tới được hay không. Bây giờ em cũng không biết chính tâm trạng em như thế nào…”
Thời gian từ biệt cấp bách, tôi nói với Cương tôi phải vào từ biệt Cụ Hương vì tôi nghĩ rằng trong tương lai chắc khó có thể gặp lại Cụ.
Cương nói:
-“Thiếu tá cứ vào, Cụ ở trong nhà một mình không có ai”.
Khi nghe Cương vào trình, Cụ bước ra khỏi phòng. Tôi thấy Cụ và đứng nghiêm chào. Cụ bắt tay tôi và mời tôi ngồi. Tôi nhận thấy Cụ rõ ràng đang trong trạng thái mỏi mệt. Tôi rất hiểu thời gian vừa qua, những biến chuyển dồn dập của tình hình đất nước, Cụ phải làm việc một cách liên tục. Hệ thống an ninh của phủ phó Tổng Thống cũng bận rộn theo sự duy chuyển liên tục của Cụ, nhất là sau ngày Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bàn giao chức vụ trực tiếp điều hành đất nước cho Cụ.
Tôi nhìn Cụ và nói:
-“Thưa Cụ, hôm nay Cụ có khỏe hay không?”
Như thường lệ Cụ vổ vào vai tôi và nói chẫm rãi:
-“Qua vẫn khỏe, không sao đâu em.”
Cụ nói tiếp:
-“Mấy hôm nay mấy em rất vất vả, nhưng bây giờ đất nước không còn, trong tương lai cuộc sống các em và gia đình càng vất vả hơn. Không biết rồi trong tương lai nước mình sẽ như thế nào. Qua không còn biết làm sao hơn nữa vì nó vượt qua mọi ý muốn của mình. Thật là một sự bất hạnh cho dân tộc Việt Nam của mình!”
Ngừng một lát Cụ nhìn tôi nói tiếp:
-“Thời gian qua em và một các anh em quân cũng đã rất mệt lo cho qua. Xin cho qua gởi lời cám ơn đến các em. Qua cầu chúc cho em và tất cả quân nhân cùng gia đình được bình an và mọi sự may mắn trong tương lai…”
Tôi nhìn Cụ và cảm thấy thương Cụ vô cùng, cả tôi và Cụ không cầm được nước mắt. Tôi thấy Cụ cố nén nỗi buồn, thỉnh thoảng lấy khăn ra chậm giọt nước mắt cho nó khỏi rơi xuống. Cụ muốn nói nhiều, nhưng giọng nói ngắt quãng vì xúc động. Trong khi nhìn qua Cương thì nước mắt tuôn trào. Tôi nhìn Cụ và nói:
-“Thưa Cụ, xin Cụ yên tâm, là quân nhân việc gian khổ là chuyện bình thường, xin Cụ chớ bận tâm. Con cầu xin mọi sự an lành đến với Cụ vì Cụ là người lảnh đạo của đất nước. Con sợ mọi sự không lành đến với Cụ.”
Cụ ân cần nói với tôi:
-“Em đừng lo cho qua, qua chọn việc ở lại với đất nước là qua chấp nhận tất cả mọi việc không may xảy ra đối với qua.  Qua hiểu rằng khi cộng sản chiếm đất nước thì dân tình sẽ bất hạnh và khốn khổ khôn lường. Cái chết, đối với qua là việc rất bình thường.  Qua chỉ thương sinh linh thống khổ…”
Thấy đã lâu, tôi đứng dậy từ biệt Cụ, tôi ôm Cụ và nói:
-“Con cầu chúc cho Cụ mọi sự bình an…”
            Quá mười hai giờ ba mười trưa ngày 30-4-75, hai giờ sau khi thành phố Saigon đổi chủ, Cương tiển tôi ra cổng, Cương ôm tôi khá lâu và chúc tôi được bình an và nhiều may mắn. Tôi cũng chúc Cương như vậy và tôi lên chiếc xe jeep lái về đường Sư Vạn Hạnh để đón vợ con từ nhà người chị Hai của vợ tôi về nhà.
            Đường phố Saigon rối loạn, xe chạy vội vã không còn luật lệ lưu thông. Tôi lái chiêc xe jeep từ nhà Cụ theo đường Phan Thanh Giản, Công Lý, Hiền Vương, Trần Quốc Toản, chạy vòng qua Lý Thái Tổ đã thấy một xe lam gắn cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam xuất hiện với loa phóng thanh hô hào tiêu diệt bọn “Mỹ Ngụy”.  Tôi lái xe vượt lách vào đường Cộng Hòa và chạy về đường Thành Thái mà lòng đau như cắt. Cuối cùng lái về đường Sư Vạn Hạnh đón vợ con về nhà trên đường phố rối loạn trong thời gian đổi chủ. Thả vợ con xuống con hẻm trên đường Trần Quốc Toản để đi bộ vào nhà tôi lái chiếc xe jeep quẹo vào đường Cao Thắng và đậu lại bên đường, bỏ lại chiếc xe jeep trên đường Cao Thắng góc đường Phan Thanh Giãn…Tuần lể sau, tôi có dịp đi ngang đường Cao Thắng, tôi thấy chiếc xe jeep đã bị đập phá, tôi nhìn thấy mà đau lòng.
            Sau khi cộng sản Bắc Việt vào dinh Độc Lập bàn giao với Tướng Dương Văn Minh, đài phát thanh Việt Nam Cộng Hòa biến thành đài phát thanh của “ giải phóng”, chương trình phát thanh của chánh quyền mới kêu gọi quân đội Việt Nam Cộng Hòa buôn súng và tuân thủ luật lệ của chánh quyền mới. Tại Saigon là Uỷ Ban Quân Quản thành phố Saigon Chợ Lớn, người đứng đầu là Thượng Tướng Trần Văn Trà….
Theo lệnh, sáng hôm sau tôi đến trình diện tại nha Tổng Thơ Ký/ Phủ Phó Tổng Thống cũng nằm trên đường Lê Qúy Đôn. Tại đây sau khi làm thủ tục khai lý lịch trích ngang với người bộ đội đến nhận phủ phó Tổng Thống.  Tôi bị giử lại gần hai tiếng. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ bị giữ lại luôn. Tuy nhiên, sau đó tôi được thả ra về.
-“Tôi cho anh về, nhưng nhớ khi có lệnh là anh phải trình diện ngay, các anh không trốn khỏi chúng tôi đâu.”
Tôi nghĩ rằng tôi sẽ bị giữ lại luôn vì khi xem lý lịch của tôi, tên bộ đội tiếp quản tỏ ra gay gắt. Hắn nói:
-“Cấp bậc của anh có đúng là thiếu tá hay không?”
Tôi trả lời với hắn:
-“Tôi đã ghi rõ ràng trong tờ giấy mà anh đưa cho tôi đó, cấp bậc của tôi là thiếu tá.”
Hắn hỏi tiếp:
-“Có phải anh là thiếu tá ở tới giờ phút cuối cùng phải không?”
Tôi nói với hắn:
-“Đúng rồi, tôi ở tới giờ phút cuối cùng với anh em thuộc quân đội của chúng tôi.”
Thì ra trước khi làm việc với tôi hắn đã làm việc với anh em quân nhân thuộc phủ phó Tổng thống nên khi thấy lý lịch của tôi, hắn mới kiếm chuyện hạch hỏi thêm.
Hắn nhìn tôi và buông ra một câu nói trịch thượng của đám quân chiến thắng, hắn nói:
-“Trông anh thật bướng bỉnh, tại sao anh không bỏ chạy như thằng Thiệu, thằng Kỳ và thằng Khiêm?”
Tôi cảm thấy đau nhói trước câu nói của hắn, nhưng cố bình tỉnh trả lới:
-“Anh là một quân nhân và tôi là một quân nhân, thì anh phải hiểu rõ quân nhân phải tuân lệnh như thế nào.”
Hắn nhìn tôi và nói tiếp:
-“Bây giờ anh nghĩ như thế nào, có còn dám chống lại nữa hay không?”
Tôi vẫn cố bình tỉnh trả lời:
-“Các anh là kẻ chiến thắng, chúng tôi là kẻ bại trận, các anh muốn làm gì chúng tôi thì các anh cứ làm, tùy vào các anh.”
Tôi thấy hầu như mọi người đều có mặt trong buổi sáng hôm đó, nhưng đặc biệt tôi không thấy sự hiện diện của đại úy Phan Hữu Cương.  Tôi hỏi, nhưng mà chẳng ai biết.
            Khi tôi ra về, bên ngoài đướng còn khoảng năm, sáu anh em quân nhân, các ông thượng sĩ già trong ban truyền tin vẫn còn lóng ngóng xem tôi có được thả ra về hay không, họ thấy tôi bị giữ lại khá lâu nên tưởng tôi bị bắt luôn, nhưng khi thấy tôi ra, họ thở phào nhẹ nhỏm. Họ nói:
-“Tụi em cứ tưởng thiếu tá bị giữ lại rồi, Nghiệp tài xế của thiếu tá dự định về nhà cho bà xã thiếu tá hay, nhưng tụi em nói cứ đợi một chút coi chúng nó có chở thiếu tá đi hay không rồi hãy về cho hay. Thật may, thiếu tá được về. Hồi sáng nầy anh em chưa ai ăn gì nên rất đói, vậy mời thiếu tá lại quán phở cạnh đường Lê Qúy Đôn ăn luôn rồi mình chia tay vì biết bao giờ mới có thể gặp lại nhau.”
Chúng tôi ăn phở lần cuối cùng rồi chia tay trong tâm trạng buồn bã.
            Khi chia tay, tôi nhớ tới Cương, không biết tại sao sáng tới giờ không thấy Cương, lòng tôi như sốt ruột, như một thứ tình cảm đặc biệt đối với Cương thúc giục tôi đi bộ đến tư thất của Cụ Hương để tìm Cương và luôn tiện xem hiện giờ Cụ Hương ra sao?
Khi tôi đến, một người cận vệ cũ vẫn còn chạy ra mở cửa cho tôi vào mà nước mắt anh còn chảy tràn trề với đôi mắt đỏ hoe. Linh tính cho tôi biết một điều không lành, tôi chưa kịp hỏi thì người cận vệ òa lên khóc và cho tôi hay đại úy Phan Hữu Cương đã chết rồi! Anh ta nói:
-          “Thiếu tá ơi!, đại úy Cương đã tự sát đêm qua, hiện xác đang còn để trên divan trong nhà!”
Tôi thật bàng hoàng trước cái tin sét đánh ngang tai nầy, tôi hỏi lại:
-“Thật sự như vậy sao?”
Người cận vệ trung thành nói:
-“Dạ, ông thầy của em không còn nữa!”
  Khi tôi bước vào, một hình ảnh đập vào mắt tôi như sau:
  Trên chiếc divan, xác của Cương hầu như nguyên vẹn, vẫn  còn ấm, đôi mắt chưa nhắm lại hoàn toàn. Cụ Hương mang kính đen, ngồi phía trên đầu cái divan, có lẽ lòng Cụ đang trong niềm đau tột cùng vì sự ra đi của đứa cháu ruột, một đứa cháu hết lòng lo cho sự an nguy của mình.
Tôi cúi đầu nghiêm trang chào Cụ và nhìn xác Cương xá một cách đau xót. Có lẽ trưa ngày hôm qua, Cương ôm chầm tôi mà khóc vì hình như Cương đã quyết định trong đầu, và có lẽ Cương biết rằng Cương không còn gặp lại tôi. Tôi lấy tay vuốt mắt cho Cương nhắm hẳn lại mà giọt nước mắt tuôn tràn, tôi không thể nào cầm được nước mắt. Là một quân nhân tôi chứng kiến rất nhiều cảnh chết chóc, nhưng cái chết nầy của Cương, tôi thấy lòng mình xót xa quá. Hỏi ra, tôi được biết hai vợ chồng quyên sinh, nhưng bà xã của Cương còn đang hấp hối, không biết có qua được hay không?
Tôi biết đối với Cụ Hương, vào lúc nầy cụ đã chịu đựng nhiều nỗi đau tột cùng. Cụ mang mắt kính đen như để che giấu một cặp mắt quần thâm vì đất nước tan nát dưới ách thống trị của cộng sản Việt Nam, cụ đau đớn vì nỗi mất mát đứa cháu thương yêu, gần gũi với Cụ. Còn cái đau nào hơn vào lúc nầy đối với Cụ khi mà chứng kiến bao nhiêu tang tóc xãy ra cho đất nước và cho gia đình mà mình đành bất lực với thân phận cá chậu, chim lòng hiện tại!
Thấy tôi mãi trầm ngâm khi nhìn vào thân xác của Cương, Cụ nói:
-“Cương nó đã bỏ qua nó đi rồi, qua chỉ tiếc nó cũng như em, tuổi còn trẻ tương lai còn dài, tình hình ngày hôm nay rồi  đây nó cũng phải thay đổi, cái gì mất lòng dân thì sẽ không tồn tạị được…”
Ngừng một lát Cụ nói tiếp:
-“Đáng lý ra chúng ta thống nhất đất nước từ Nam ra Bắc, chứ không phải từ Bắc vào Nam, nhưng vận nước không như mình mong ước được. Nước mình chiến tranh đã dài nhưng khi chấm dứt, trời đã khiến dân tộc nầy còn tiếp tục khổ đau, bản thân qua không tiếc, chỉ thương cho dân mình. Em đừng làm như Cương, em hãy can đảm lên nha em…”
Cụ ngừng một lát rồi Cụ nói tiếp:
-“Con đường em đi sau nầy sẽ rất chông gai, dân tộc nào còn nằm trong chế độ cộng sản thì còn đau khổ, nhưng chế độ cộng sản nào rồi cũng sụp đổ vì sẽ không còn thích hợp sau nầy. Tương lai dân tộc mình rồi cũng có ngày tốt đẹp, vậy em hãy can đảm đi trong con đường sắp tới đừng ngã lòng trước nghịch cảnh như Cương”.
Thấy không tiện ở lâu, tôi đứng dậy từ biệt Cụ, từ biệt Cương lần cuối cùng trong nỗi buồn miên man.
            Mãi sau này, khi qua đến Mỹ, tôi biết chị Cương rất may còn sống.  Chị Cương bây giờ đang sống ở Mỹ và đứa con trai, cháu Phan Trần Hiếu thì nay đã thành tài và là môt phóng viên của tờ báo Orange County Register. Cháu đã có lần về Việt Nam thăm bà nội và ông Cậu là cụ Hương. Cháu đã viết một phóng sự rất hay sau chuyến về Việt Nam nầy với tựa đề cuốn sách bằng song ngữ như sau: Cội Nguồn Bất An  “Roots of Unrest”, cháu có gởi tặng tôi một quyển.
Tôi biết Cương khi Cương là chuẩn úy mới ra trường và về làm trung đội trưởng cho đại đội 1 thuộc tiểu đoàn 1 công vụ trực thuộc Biệt Khu Thủ Đô. Lúc ấy tôi là trung úy đại đội phó của đơn vị nầy. Cương là người sĩ quan bản tính cương trực, khi làm công việc nào được giao thì làm tới nơi tới chốn. Cương ở chung một đơn vị với tôi một thời gian thì về phủ Thủ tướng khi Cụ Hương làm Thủ Tướng. Lúc ấy Cương muốn xin tôi về làm việc với Cương tại phủ Thủ Tướng nhưng tôi từ chối. Mãi đến sau nầy khi tôi về phòng 3 Biệt Khu Thủ Đô làm việc một thời gian khá dài thì Cụ Hương ra đứng chung liên danh với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Cương xin tôi về làm việc tại Phủ Phó Tổng Thống cho đến ngày mất nước.
            Ngày tôi đến tư thất của Cụ Hương, ăn sinh nhật cháu Phan Trần Hiếu, Cương đã giới thiệu tôi với cụ Hương. Trong bữa cơm tại tư thất, diện kiến lần đầu tiên với Cụ Hương, tôi nhớ như sau:
Tôi được Cương dẫn vào giới thiệu, Cụ Hương ân cần mời tôi vào bàn ăn sau khi tôi đứng nghiêm trang chào cụ và xưng danh theo một lễ nghi nhà binh đối với một thượng cấp, Cụ Hương tiến đến bắt tay tôi và thân mật mời ngồi vào bàn ăn cơm trưa. Cụ lấy chén và chính tay Cụ đơm cơm và trao cho tôi, Cụ nói một cách ân cần:
-“Chào em, em cứ dùng cơm tự nhiên như trong nhà, Cương nó có nói với Qua về em. Cương nó muốn em về đây làm việc, ý em như thế nào?”
Trước sự ân cần của Cụ Hương, tôi thật vô cùng cảm động. Từ lâu rồi, qua báo chí, truyền hình, hình ảnh của Cụ qua những vai trò Cụ Hương đảm nhiệm như Đô Trưởng, Thủ Tướng tôi đã thầm khâm phục tư cách đạo đức, nay được diện kiến lần đầu tiên con người ấy bằng xương, bằng thịt qua bữa cơm gia đình thịnh soạn, ấm cúng.
Tôi thấy không còn cách nào khác hơn là nhận nhiệm vụ mới tại Phủ Phó Tổng thống, tôi nói với Cụ:
-“ Thưa Cụ, tôi xin cám ơn trung úy Cương đã tín nhiệm tôi và đề cử tôi về làm việc tại phủ phó Tổng Thống, và tôi xin cám ơn Cụ đã chấp nhận cho tôi về làm việc. Tôi sẽ cố hết sức mình để hoàn thành trách nhiệm của một quân nhân được giao phó”.
Sáng thứ hai, ngày hôm sau theo lệnh của Biệt Khu Thủ Đô, tôi qua trình diện tại Phủ Phó Tổng Thống và làm việc tới ngày mất nước 30-4-75.
 Thật tình, tôi hoàn toàn hơi ngạc nhiên vì tôi thật sự chưa được Cương cho biết trước về điều nầy. Từ lâu rồi Cương vẫn thường liên lạc với tôi từ khi Cương về làm việc với Cụ khi Cụ Hương làm Thủ tướng. Cương vẫn thường hay mời tôi đến tư thất của Cụ, nơi Cương ở chung và làm việc với Cụ, nhưng tôi chưa một lần nào bước chân tới vì tôi rất ngại đến những nơi như vậy. Tuần rồi tôi nhận được một lá thư viết vội vã bằng tờ giấy nhỏ quăng vào nhà như sau:
-“Thưa đại úy, ngày hôm nay em có đến nhà đại úy mấy lần mà đại úy vẫn chưa về nên em viết lá thư nầy, em khẩn khoản kính mời đại úy đến nhà em ăn sinh nhật đứa con đầu lòng của em, em mong đại úy chớ chối từ. Trung úy Phan hữu Cương ”.
Thấy lá thư với lời tha thiết như vậy, tôi nói với bà xã mua một món quà và ngày chúa nhật hôm đó tôi mang quà đến cho con của Cương. Cương ra mở cửa đón tôi vào và cười:
-“Thật ra hôm nay không phải là ngày sinh nhật của con em, em lấy lý do nầy để đại úy đến với em và ăn cơm trưa với gia đình em”.
Sự việc là do sự xếp đặt của Cương, vì Cương muốn tôi về làm việc tại Phủ Phó Tổng thống với Cương.
Cương ơi, khi viết đến đây, tôi bỗng nhớ vanh vách cái ngày hội ngộ đặc biệt nầy và tôi vẫn nhớ ơn Cương một quân nhân mà tôi rất quý trọng. Tôi nhớ cái phong cách quá ân cần và thật gần gũi của Cụ Hương. Tôi nhớ một bữa ăn thật đơn giản của một vị phó Tổng thống với cơm rau và cá kho bình thường.
 Trong công việc mà tôi phụ trách, thật tình tôi không phải là người có cơ hội được gần với Cụ Hương, chỉ đến khi những ngày dầu sôi lửa bỏng, những ngày sau cùng của tháng tư đen, tôi mới thật sự bên Cụ. Tuy nhiên, đối với tất cả mọi người có cơ hội làm việc tại phủ phó Tổng thống đều nhìn thấy Cụ là một con người bình dị, hiền hòa, đáng kính…Nhiều khi, tôi thấy phòng an ninh mở cửa cho một xe mì gõ vùng quanh Phủ Phó Tổng thống vào phủ. Một lát sau thế nào phòng tùy viên gọi điện thoại thông báo:
-“Ông Già mời ăn mì ”.
Thế là tất cả quân nhân và công chức đều quay quần đến xe mì ăn mì chung với Cụ. Hình ảnh nầy tôi thấy Cụ thật gần gũi với mọi người. Cụ nói chuyện hết sức thân mật, đi bắt tay từng người, hỏi thăm ân cần. Nhiều khi trong phủ phó, tôi thấy Cụ ngồi với chiếc áo thun sờn vai, hoặc rách một vài chỗ. Tôi được người nhà cho biết quần áo của Cụ đã cũ mà Cụ không cho bỏ đi. Cụ nói:
-“Nhiều người còn không có áo mặc, có giày dép để đi, mình có thì không nên phí phạm, mặc như vầy có rách chút không sao. ”
Đây là lời bà cô trong gia đình nói lại.
Đối với quân đội, Cụ luôn luôn quan tâm đến những khó khăn mà anh em quân nhân đang sống và theo dõi rất sát tình hình chiến sự. Có lần đích thân tôi được giao nhiệm vụ mang một số quà của Cụ trao cho các cô nhi quả phụ tại sư đoàn 5 bộ binh nhân ngày kỷ niệm 10 năm thành lập Sư Đoàn 5 Bộ Binh, lúc ấy Chuẩn tướng Trần Quốc Lịch là tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh tại Lai Khê.
Rồi, khi được tin tướng Đỗ Cao Trí bị tử nạn trực thăng, Cụ không cầm được nước mắt, Cụ nói:
-“ Việt Nam Cộng Hòa vừa mất đi một tướng tài trong tình thế nghiêm trọng của đất nước trước sự xâm nhập từ miền Bắc của địch quân.”
Tôi nhớ đại úy Cương đã nói với tôi:
-“ Khi nghe tin ông Tướng Trí chết bất ngờ, khi quân đoàn 3 đang mở cuộc hành quân vây hãm cộng quân khi chúng dùng lãnh thổ Lào và Cambuchia xâm nhập miền Nam, ông Già khóc và buồn lắm.”
Ngoài việc bận tâm trong công việc lãnh đạo đất nước, hiểu rõ chiến tranh là tàn bạo và đời sống binh sĩ còn nhiều khó khăn, Cụ Hương còn một tấm lòng nhân ái đến những người bất hạnh trong xã hội. Cụ rất quan tâm đến những người bị bệnh phong cùi tại trại cùi Di Linh, Cụ hiểu rõ đến công sức của những người tận tụy phục vụ những người bị bệnh nầy. Điển hình là công đức và lòng bác ái của Đức cha Jean Cassaigne, một người cả một cuộc đời dành trọn sự thương yêu đối với những người mang bệnh phong cùi tại trại nầy. Cụ Hương đã đề cử hai nhân viên cao cấp đến trao tặng một huy chương cao quý của chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cho đức cha Jean Casaigne vào ngày 12-4-1973
 Khi chấp nhận ở lại đất nước, Cụ hiểu rất rõ các đòn trả thù của cộng sản vào thành phần quân, cán, chính nên Việt Nam Cộng Hòa. Cụ đã thẳng thắng từ chối nhận quyền công dân khi chính quyền cộng sản Việt Nam dự định trao lại cho Cụ như là một hình thức tuyên truyền, Cụ từ chối và nói trong bức thư đến cấp lãnh đạo cộng sản Việt Nam như sau:
-“ Hiện nay vẫn còn hàng trăm ngàn nhân viên chế độ cũ, cả văn lẫn võ, từ Phó Thủ Tướng đến tổng bộ trưởng, các tướng lãnh, quân nhân, công chức các cấp, các chánh trị gia, các vị lãnh đạo tôn giáo, đảng phái, đang bị tập trung trong các trại cải tạo, rĩ tai ngắn hạn mà cho đến nay vẫn chưa thấy về. Tôi là người đứng đầu hàng lãnh đạo chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa, xin lãnh hết trách nhiệm một mình. Tôi xin chính phủ mới, hãy thả họ về hết, vì họ là những người chỉ biết thứa hành mệnh lệnh cấp trên, họ không có tội gì cả. Chừng nào những người tập trung cải tạo được về hết, chừng nào họ nhận được đầy đủ quyền công dân, chừng đó, tôi sẽ là người cuối cùng sau họ, nhận quyền công dân cho cá nhân tôi”.
            Nay thì Cụ đã không còn, nhưng lúc nào tấm gương trong sáng của một kẻ sĩ suốt đời tận tụy với dân với nước, sống thanh bần, liêm chính trong mọi hoàn cảnh.Tấm gương của Cụ về lòng yêu nước thương dân, đức độ của Cụ làm cho những người từng làm việc với Cụ ngưỡng mộ. Cụ đã ra đi vào ngày vào ngày 27-1-1982 năm Nhâm Tuất. Trong niềm thương tiếc Cụ Trần Văn Hương, hàng năm, chúng tôi, những quân nhân một thời làm việc tại phủ phó Tổng thống thường tập trung tại nhà của đại úy Nguyễn Văn Nhựt, một sĩ quan tùy viên luôn luôn cận kề bên Cụ trong mọi hoàn cảnh. Đại Uý Nhựt thờ Cụ trên bàn thờ của gia đình và thương yêu Cụ như chính là thân phụ của mình. Chúng tôi thương kính Cụ Hương vì chúng tôi hiểu rất nhiều về Cụ, một con người tận tụy với đất nước. Cụ đau cái đau chung của dân tộc khi phải sống dưới sự độc tài áp bức. Nhưng bên cạnh niềm đau đó, Cụ còn cái đau riêng vì mình chưa hoàn thành được trách nhiệm của một kẻ sĩ trước cơn quốc biến. Nhưng trước lịch sử, Cụ đã để lại cho hậu thế một tấm gương trong sáng của lòng yêu nước chân chính.
Chúng tôi luôn cầu nguyện cho Cụ Hương, người cháu của Cụ, đại úy Phan Hữu Cương được sống trong cõi an bình với lòng thanh thản, nhẹ nhàng.
Nguyễn Chánh Trực
*****
Ngược lại thì sau 75, Dương Văn Minh vẫn tà tà xách vợt ’tennis’ đi ra Cercle Sportif chơi quần vợt và tiếp báo VC tại nhà để khoe mấy chậu lan quý!