Khi quả dưa hấu trở thành vấn đề quốc gia
Nghe bài này
Hình ảnh hàng ngàn xe tải chở dưa hấu ùn tắc kéo dài hơn chục km ở
cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) tràn ngập báo chí Việt Nam báo in và báo
mạng. Câu chuyện quả dưa hấu bị ép giá ngang ly trà đá đã trở thành một
vấn đề quốc gia. Câu hỏi đặt ra, ai chịu trách nhiệm về chính sách sản
xuất nông nghiệp mà thiếu dự báo thị trường tiêu thụ.
Người nông dân gánh chịu đủ mọi thiệt thòi
TS Phạm Chí Dũng, một nhà nghiên cứu độc lập từ TP.HCM nhận định:
“Câu chuyện này đã kéo dài ít nhất 20 năm cho tới giờ phút này và
gánh nặng sức ép luôn luôn thuộc về người nông dân chứ không phải nhà
nước. Thiếu sót lớn nhất của nhà nước chính là công tác dự báo chính
sách dự báo. Vấn đề dự báo người ta đưa ra từ rất nhiều năm qua nhưng
chưa bao giờ hình thành ở bất kỳ một bộ nào, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp
Phát triển Nông thôn và Bộ Công thương là hai bộ liên quan chính tới vấn
đề tồn đọng dưa hấu ngày nay. Chúng ta thấy rằng giá của dưa hấu ở
Saigon có thể lên tới 11.000-12.000 đ/kg nhưng giá bán sỉ của nông dân
thậm chí không tới 2.000đ/kg. Người nông dân đã phải bỏ dưa hấu trôi
sông hoặc cho gia súc ăn hay vứt bỏ. Rất nhiều nông dân đã vỡ nợ ngân
hàng về vấn đề này. Cuối cùng nguyên nhân nằm tại đâu, đó là chính sách
đầu ra và dự báo đầu ra không tới đâu cả của Bộ Nông nghiệp Phát triển
Nông thôn và Bộ Công thương.”
Báo Tiền Phong bản tin trên mạng ngày 29/3 trích lời ông Phạm Đồng
Quảng, Phó cục trưởng Cục trồng trọt xác nhận rằng, chưa có thống kê cụ
thể về tổng diện tích, sản lượng dưa hấu trên toàn quốc. Ông Quảng đề
xuất các tỉnh thành lập hiệp hội dưa hấu để điều tiết việc xuất hàng đi
Trung Quốc. Giới chức này cho rằng, cần phải có kế hoạch tổng thể để
cảnh báo dân, vì nhiều năm nay xuất hiện tình trạng dồn ứ ở cửa khẩu khi
chính vụ.
Theo Báo SaigonTimes Online ngày 31/3/2014, chuyện ùn ứ các xe chở hàng nông sản tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), gần như chuyện “cơm bữa”. Tuy nhiên, hơn 2.000 xe tải chở dưa hấu bị ách tắc ở cửa khẩu này hơn một tuần là kỷ lục và như “giọt nước làm tràn ly,” khiến dư luận phải đặt câu hỏi: nguyên nhân của hiện tượng này và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở đâu trước gia nghiệp của người nông dân?Câu chuyện này đã kéo dài ít nhất 20 năm cho tới giờ phút này và gánh nặng sức ép luôn luôn thuộc về người nông dân chứ không phải nhà nước. Thiếu sót lớn nhất của nhà nước chính là công tác dự báo chính sách dự báoTS Phạm Chí Dũng
Tờ báo trích lời một chủ xe hàng dưa ở Bình Định cho hay, giá dưa hấu
bình thường bán được ở mức 3 tới 5 nhân dân tệ một kg tương đương 10-16
nghìn đồng/kg. Nhưng từ khi bị dồn cứng ở cửa khẩu, thương khách Trung
Quốc chỉ chịu mua với giá một nửa tức chỉ 2 tới 2,5 nhân dân tệ. Họ nại
lý do dưa hấu để lâu bị héo cuống, bị nẫu, thậm chí họ không lấy hàng,
chủ hàng phải bán tống bán thấu ngay tại cửa khẩu, giá nào cũng bán, một
quả dưa nhiều khi chỉ bằng giá một ly trà đá mà cũng không bán được.
Người chủ hàng này than thở, biết vận chuyển dưa đưa qua Trung Quốc là
đánh bạc nhưng làm sao khi trong nước không tiêu thụ được.
Các chuyên gia nói với chúng tôi thị trường quyết định giá, khi cung
vượt cầu mà vượt đến thừa mứa thì đương nhiên giá sẽ xuống tận đáy. Khi
truyền thông báo chí đưa tin kèm những hình ảnh từng đoàn xe dưa hấu nằm
phơi nắng hàng chục cây số trên con đường dẫn đến cửa khẩu Tân Thanh
(Lạng Sơn), dưa hấu ở Phú Yên từ mức 4.500đ/kg một tuần trước đó đã tụt
xuống mức 1.000đ/kg hôm 29/3. Giá rẻ như bèo cũng không thấy thương lái
đến mua.
Thời Báo Kinh Tế Saigon Online đưa tin, theo Hiệp hội rau quả Việt
Nam, chuyện dưa hấu ách tắc ở cửa khẩu Tân Thanh có hai nguyên nhân
chính: các tỉnh Bình Định, Phú Yên được mùa dưa hấu, nhưng tiêu thụ
trong nước giá thấp, phải tiêu thụ bằng con đường tiểu ngạch ở biên giới
Trung Quốc. Cùng lúc đó, phía Trung Quốc lại cấm biên bốn trong năm
cửa khẩu chính, chỉ chừa lại cửa khẩu Tân Thanh khiến hàng hóa bị ùn tắc
không thể thông quan kịp.
Chuyện ùn ứ các xe chở hàng nông sản tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), gần như chuyện “cơm bữa”. Tuy nhiên, hơn 2.000 xe tải chở dưa hấu bị ách tắc ở cửa khẩu này hơn một tuần là kỷ lục và như “giọt nước làm tràn ly,” khiến dư luận phải đặt câu hỏi: nguyên nhân của hiện tượng này và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở đâu
Theo Báo SaigonTimes
Việc dưa hấu ùn ứ tại cửa khẩu Tân Thanh ở mức độ chưa từng có không
chỉ ảnh hưởng riêng có giá dưa hấu nội địa. Việc Trung Quốc cấm biên còn
ảnh hưởng giá thanh long ở miền Tây nam bộ, thị trường Trung Quốc chậm
ăn hàng khiến thanh long ruột đỏ từ mức hơn 70.000đ/kg tụt giá hơn 50%
chỉ còn 28.000-30.000đ/kg.
Buôn bán với Trung Quốc nắm dao đằng lưỡi
Được biết 54% sản lượng trái cây xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào
thị trường Trung Quốc, theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả
miền Nam. Tuy vậy thị trường Trung Quốc được mô tả là bấp bênh không có
tính ổn định. Trong một dịp trả lời chúng tôi bà Phạm Chi Lan, chuyên
gia kinh tế nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ
từng nhận định:
“Cách mua nông sản của Trung Quốc không những làm cho Việt Nam
thiệt thòi mà nhiều khi còn gây khó bằng cách là có khi họ đưa giá lên
rất cao mua ào ạt, rồi đùng một cái dừng lại không mua tiếp nữa, làm cho
nông dân khi lỡ sản xuất ra rồi không làm thế nào được. thế rồi những
thủ tục khó khăn tạo ra ở biên giới cũng là những cách gây khó cho nông
sản Việt Nam.”
Quả dưa hấu và thị trường tiêu thụ là điển hình nhất về việc người
nông dân trồng cây gì, nuôi con gì cứ tự phát làm mà không biết ai sẽ
tiêu thụ sản phẩm của mình, giá cả như thế nào. Sự bế tắc đầu ra cho
nông sản nghiêm trọng nhất hiện nay là lúa gạo. Theo thông tin báo chí,
chính sách độc quyền trá hình của Hiệp hội Lương thực Việt Nam VFA trong
điều hành xuất khẩu gạo và việc ăn xổi ở thì kiếm lời bằng chênh lệch
giá mua gạo càng thấp càng có lời khiến nông dân điêu đứng. Hnga2 năm
Việt Nam xuất khẩu trên dưới 7 triệu tấn gạo, luôn nằm trong tốp 3 nước
xuất khẩu nhiều gạo nhất thế giới. Nhưng trớ trêu, lợi tức bình quân của
nông dân rất thấp, cụ thể ở đồng bằng sông Cửu Long vựa lúa xuất khẩu
của cả nước mà đại đa số người trồng lúa chỉ có thu nhập khoảng hơn
535.000đ/tháng chưa được một nửa lương tối thiểu của công nhân lao động.
Số liệu này dựa vào kết quả nghiên cứu của tổ chức phi chính phủ Oxfam
và Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn.
Cách mua nông sản của Trung Quốc không những làm cho Việt Nam thiệt thòi mà nhiều khi còn gây khó bằng cách là có khi họ đưa giá lên rất cao mua ào ạt, rồi đùng một cái dừng lại không mua tiếp nữa, làm cho nông dân khi lỡ sản xuất ra rồi không làm thế nào được.bà Phạm Chi Lan
TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Phát triển
Nông nghiêp Nông thôn nhận định rằng vấn đề lúa gạo và lợi tức của nông
dân chỉ có thể giải quyết khi tổ chức lại sản xuất hình thành chuỗi giá
trị lúa gạo từ người nông dân đến các khâu thu mua chế biến xay xát và
tiêu thụ xuất khẩu. Một trong các giải pháp cấp thời là doanh nghiệp
phải đầu tư vào vùng nguyên liệu với diện tích lớn và bao tiêu sản phẩm
cho nông dân. Ông nói:
“Hiện nay các doanh nghiệp xưa nay chỉ có quen xuất khẩu và không
chịu quan tâm đầu tư vào sản xuất của nông dân thì đang chịu sức ép to
lớn cả từ phía nhân dân lẫn từ phía Chính phủ để họ phải trực tiếp tham
gia vào quá trình đầu tư. Một loạt chính sách mới đang đẩy các tổ chức
trong vùng sản xuất lúa gạo sang một quá trình sắp xếp lại toàn bộ hệ
thống kinh doanh lúa gạo, trong lúc này mọi việc vẫn đang diễn ra nhưng
tôi nghĩ trong tương lai tình hình sẽ thay đổi theo hướng tốt hơn.”
Cũng liên quan đến vấn đề tiêu thụ nông sản, theo VnExpress sáng
1/4/2014, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng nhận trách nhiệm trước
Quốc hội về công tác quản lý, để xảy ra nhiều bất cập trong việc thương
lái Trung Quốc đi thu gom nông sản ở nội địa Việt Nam. Tuy nhiên ông Bộ
trưởng không thể cam kết với các đại biểu Quốc hội là khi nào tình trạng
thương lái Trung Quốc lộng hành ở Việt Nam sẽ chấm dứt.
Cùng về vấn đề liên quan, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từ Hà Nội nhận định:
“Thực tế có nhiều doanh nghiệp hoặc cá nhân Trung Quốc vào Việt
Nam làm ăn theo kiểu không có phép tắc gì cả và gây ra những nhiễu loạn
trong xã hội cũng như gây thiệt hại cho người Việt Nam rất nhiều như
chuyện họ đi nuôi tôm nuôi cá ở vung biển Khánh Hòa hoặc đi thuê người
dân trồng khoai lang ở Vĩnh Long rồi đi thu mua các loại rễ cây, thu mua
sừng móng trâu bò..v..v.. những câu chuyện này gần như xuất hiện thường
kỳ trên báo chí.”
Việt Nam nhập siêu hàng chục tỷ USD mỗi năm từ Trung Quốc, đổi lại
việc xuất khẩu nông sản sang Hoa Lục không những không ưu tiên mà lại bị
động gây nhiều thiệt hại cho người dân. Nếu thị trường Trung Quốc chiếm
lĩnh 54% lượng rau quả xuất khẩu của Việt Nam thì nay đến mặt hàng gạo
cũng có tỷ lệ lớn. Chẳng phải chuyên gia cũng biết được rằng bỏ tất cả
vào một giỏ thì dễ gặp rủi ro, lệ thuộc thứ gọi là bạn vàng phương Bắc
thì sẽ có những hậu quả nhãn tiền.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReviewOnlineDomesticPress/w-wtr-melon-nati-iss-04032014124044.html
Khi người dân Trung Quốc chưa hết ngạc nhiên vì hàng trăm tấn dưa hấu tại tỉnh Giang Tô bỗng nhiên nổ như bắp rang bơ thì gần đây lại phải bàng hoàng khi nhận được thông tin dưa hấu tại một số nơi của tỉnh này cứng ngang với… đá.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReviewOnlineDomesticPress/w-wtr-melon-nati-iss-04032014124044.html
DƯA HẤU TRUNG CỘNG
Khi người dân Trung Quốc chưa hết ngạc nhiên vì hàng trăm tấn dưa hấu tại tỉnh Giang Tô bỗng nhiên nổ như bắp rang bơ thì gần đây lại phải bàng hoàng khi nhận được thông tin dưa hấu tại một số nơi của tỉnh này cứng ngang với… đá.
Theo các phương tiện truyền thông
Trung Quốc đưa tin, một nông trường trồng dưa hấu có tên là Liên Vân
tại tỉnh Giang Tô vừa tiến hành thu hoạch khoảng hơn 1000 mẫu dưa hấu
loại mới mang tên “ Tảo Giai 8424”.
Mặc dù đợt thu hoạch này cho năng suất khá nhưng người trồng dưa bắt đầu tá hỏa khi những quả dưa này cứng ngang đá. Nhiều người cho biết, đứng lên quả dưa chủng loại mới giống như đứng trên đá, vì quả dưa vẫn “hiên ngang với trời đất” mà không hề bị nứt gãy như những giống dưa bình thường khác.
Khi tận mắt nhìn thấy dạng dưa hấu này thì chúng có hình dạng bầu dục, nhưng lớp vỏ cũng dày đến 1,5 cm. Ông Lỗ, một nhân viên trong nông trường Liên Vân cho biết: “Chúng tôi đã rất vui mừng khi thấy sản lượng của giống dưa mới này cao hơn những giống trước đó đã được trồng. Tuy nhiên, khi thu hoạch, một người bạn của tôi nặng hơn 100 kg đứng lên cũng chẳng thấy chúng suy suyển gì cả. Chúng cứng như đá. Nhiều khi bọn trẻ trong khu vực còn lấy những quả dưa còn nhỏ đem đá bóng cho vui”.
Được biết, vào cuối năm 2010, nông trường Liên Vân đã mua giống dưa mới của một công ty cung cấp giống cây trồng tại tỉnh An Huy. “Khi bắt đầu gieo trồng những hạt giống này phát triển khá tốt. Tuy nhiên, sau đó tôi thấy cây dưa có những biểu hiện không bình thường. Rất có thể đây là hạt giống giả”- Một kỹ sư nông nghiệp của nông trường Liên Vân cho biết.
Đến thời điểm hiện tại, giám đốc sở nông nghiệp tỉnh Giang Tô cũng khẳng định rằng đây là một loại giống giả. “Mặc dù loại dưa này vẫn ăn được nhưng chẳng ai dám mua để ăn”- Một nhân viên của nông trường Liên Vân ngậm ngùi nói.
Hiện nay công an kinh tế của tỉnh Giang Tô vẫn tiếp tục tiến hành điều tra.
Thủy Bình (Theo Xinhua)
Mặc dù đợt thu hoạch này cho năng suất khá nhưng người trồng dưa bắt đầu tá hỏa khi những quả dưa này cứng ngang đá. Nhiều người cho biết, đứng lên quả dưa chủng loại mới giống như đứng trên đá, vì quả dưa vẫn “hiên ngang với trời đất” mà không hề bị nứt gãy như những giống dưa bình thường khác.
Khi tận mắt nhìn thấy dạng dưa hấu này thì chúng có hình dạng bầu dục, nhưng lớp vỏ cũng dày đến 1,5 cm. Ông Lỗ, một nhân viên trong nông trường Liên Vân cho biết: “Chúng tôi đã rất vui mừng khi thấy sản lượng của giống dưa mới này cao hơn những giống trước đó đã được trồng. Tuy nhiên, khi thu hoạch, một người bạn của tôi nặng hơn 100 kg đứng lên cũng chẳng thấy chúng suy suyển gì cả. Chúng cứng như đá. Nhiều khi bọn trẻ trong khu vực còn lấy những quả dưa còn nhỏ đem đá bóng cho vui”.
Được biết, vào cuối năm 2010, nông trường Liên Vân đã mua giống dưa mới của một công ty cung cấp giống cây trồng tại tỉnh An Huy. “Khi bắt đầu gieo trồng những hạt giống này phát triển khá tốt. Tuy nhiên, sau đó tôi thấy cây dưa có những biểu hiện không bình thường. Rất có thể đây là hạt giống giả”- Một kỹ sư nông nghiệp của nông trường Liên Vân cho biết.
Đến thời điểm hiện tại, giám đốc sở nông nghiệp tỉnh Giang Tô cũng khẳng định rằng đây là một loại giống giả. “Mặc dù loại dưa này vẫn ăn được nhưng chẳng ai dám mua để ăn”- Một nhân viên của nông trường Liên Vân ngậm ngùi nói.
Hiện nay công an kinh tế của tỉnh Giang Tô vẫn tiếp tục tiến hành điều tra.
Thủy Bình (Theo Xinhua)
Những bãi biển miền Trung đang hẹp dần
Nhắc đến miền Trung mưa chang nắng cháy, phần nhiều người ta hay nói
về cảnh sống nghèo khổ, chật vật của người dân chân lấm tay bùn và nói
về thiên tai, lũ lụt như nói về số phận không mấy may mắn của đại bộ
phận người dân nơi đây trước Ông Trời khắc nghiệt. Nhưng, khi nói về
miền Trung, người ta cũng hay nghĩ đến những bãi biển thoai thoải cát
vàng, nắng chói và biển xanh. Những bãi biển miền Trung thơ mộng cứ như
một ân sủng mà Thượng Đế chỉ ban riêng cho miền Trung tội nghiệp. Thế
nhưng, vài năm trở lại đây, ân sủng này đang bị lấy đi bởi bàn tay con
người, bãi biển đang hẹp dần.
Biển chỉ dành cho khách du lịch
Một người dân ở đường Trường Sa, thành phố Đà Nẵng bức xúc nói: “Tất
nhiên là dân đâu có vào được vì khu vực đó đã giao cho nó rồi mà. Những
người ở trong khu resort thì có tiền cứ vào thôi, còn ngư dân cũng
không vô được, vì nó quy hoạch, đã giao cho nó vào. Cũng giống những khu
resort ở khu vực dưới đã giao cho nó, khu vực của nó thì không ai vào
được. Những ngư dân trước đây, họ đi tự do, chỉ cần thấy bờ biển là họ
vào để về nhà, nhưng giờ thì cũng không vào được, họ phải đi khỏi khu
quy hoạch thì họ mới về nhà.”
Theo ông này, chưa bao giờ ông thấy thất vọng về thành phố được mệnh
danh là có bờ biển đẹp bậc nhất quốc gia này lại rơi vào tình trạng
người dân nơi đây không tìm ra chỗ để tắm như hiện nay. Không biết có
phải do đã tính toán từ trước hay không mà những năm 1997 đến 2000, khi
thành phố vừa tách khỏi tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng lên thành phố trực thuộc
trung ương thì hàng loạt những công trình xây dựng vô lý ra đời.
Công trình vô lý nhất chính là công viên nước Đà Nẵng trong khu liên
hợp thể dục thể thao thành phố nằm trên đường 2 tháng 9 ở phường Hòa
Cường. Với một thành phố biển cùng thói quen của người dân mỗi chiều rủ
nhau ra tắm biển, chơi đùa và hóng gió, xây dựng một công viên nước
chiếm số tiền hàng trăm tỉ đồng thì e rằng quá xa xỉ và không mang lại
hiệu quả kinh tế.
Những ngư dân trước đây, họ đi tự do, chỉ cần thấy bờ biển là họ vào để về nhà, nhưng giờ thì cũng không vào được, họ phải đi khỏi khu quy hoạch thì họ mới về nhà.
- Một người dân Đà Nẵng
Thế nhưng sau khi công viên nước này đi vào hoạt động cầm chừng thì
hàng loạt khu resort ở các bãi tắm mọc lên. Tiếp theo sau những khu
resort này là hành động ngăn cản không cho người dân tắm biển, mỗi
resort tự ràto bờ biển phía trước khu vực của mình lại để chỉ dành riêng
cho khách du lịch. Rất có thể điều này hợp lý về mặt an ninh nhằm bảo
vệ tài sản cũng như nhiều vấn đề khác cho khách du lịch. Nhưng điều đó
cũng không thể tự cho phép rào bờ biển 24/24 để chỉ dành riêng cho khu
resort được. Vì xét cho cùng, bờ biển là tài sản quốc gia, tài sản của
dân tộc, là thứ mà nhân dân được toàn quyền sử dụng một cách hợp pháp và
an toàn.
Thế nhưng sau nhiều lần nhân dân lên tiếng phản đối, kể cả báo chí
nhà nước cũng vào cuộc mà mọi việc vẫn cứ tiến triển theo chiều hướng
xấu đi, các bãi biển bị hẹp dần bởi hàng loạt khu nghỉ mát mọc lên, đặc
biệt là các khu nghỉ mát dành riêng cho người Trung Quốc trên đường
Hoàng Sa (mới đổi tên thành đường Võ Nguyên Giáp trong thời gian gần
đây) đã bị rào kín mít, ưu tiên cho khách Trung Quốc sử dụng diện tích
bờ biển hàng chục km2 này.
Không riêng gì bờ biển Đà Nẵng, cách đó không xa, chếch về phía Nam
chừng mươi cây số, bờ biển Hà My, Điện Dương, Điện Bàn và biển Cửa Đại ở
thành phố Hội An cũng bị các khu resort chiếm gần hết diện tích, việc
đi tắm biển mỗi chiều trở nên chật chội, khó khăn và mất vệ sinh. Thay
vì trước đây người dân sinh hoạt, vui chơi và tắm táp thoải mái dọc theo
bờ biển thì bây giờ, hàng ngàn con người co cụm lại một khu vực nhỏ
dành cho người dân bản xứ. Còn những phần bãi biển thơ mộng trong các
khu resort thì chỉ lèo tèo vài khách du lịch nằm tắm nắng, đọc sách và
tắm biển.
Ông này nói rằng chỉ nhìn vào hai hình ảnh đó, cũng đủ hiểu sự ưu
tiên dành cho ai và người dân Việt Nam bị coi rẻ, bị chèn ép đến mức độ
nào mà không cần bàn luận gì thêm.
Làm du lịch thì ít mà buôn đất thì nhiều
Không riêng gì bãi biển Đà Nẵng, Hội An mà ở khắp mọi nơi, nhất là
Quảng Trị, Nghệ An, Hà Tĩnh, phía Nam Trung Bộ thì có Qui Nhơn… đều rơi
vào tình trạng bãi biển dành cho người dân Việt Nam rất nhếch nhác, dơ
dáy và chật chội nhưng bãi biển của các khu resort lại rộng thoáng, sạch
sẽ và cấm tuyệt đối không cho người Việt bước vào đó nếu không phải là
khách của các resort này.
Một nữ blogger ở Nha Trang than phiền chuyện làm du lịch ở Việt Nam,
đặc biệt là những khu đất vàng dọc các bờ biển miền Trung, nghe ra có vẻ
còn lắm chuyện mờ ám. Vì chuyện xây dựng resort phục vụ và thu hút
khách du lịch thì ít mà để chiếm đất, hợp thức hóa bờ biển thành đất tư
và sang nhượng, bán chác là chính. Hàng loạt khu resort được khởi công
xây dựng cả chục năm nay, rào không cho dân đến gần, không được tắm biển
trong khuôn viên resort nhưng chưa biết bao giờ sẽ khánh thành và đi
vào hoạt động. Trong khi đó, chủ nhân của những resort này công khai rao
bán đất theo kiểu “chuyển nhượng quyền sử dụng đất” mà trên thực tế là
buôn bán bất động sản.
Sở dĩ có chuyện kì cục này là do trước đây, cái bong bóng bất động
sản bị thổi phồng lên một cách không kiểm soát được, người người đua
nhau buôn đất, nhà nhà thi nhau bán đất và nhà nước cũng hè nhau phù
phép nhiều mảnh đất để bán. Các tài phiệt nhà đất, kể cả những tài phiệt
Trung Quốc cũng nhảy vào Việt Nam để cưới vợ người Việt, nhập tịch Việt
Nam và mua đất xây dựng rồi bán kiếm lãi. Và đương nhiên, trong chiến
dịch chiếm các điểm chiến lược đầu não của Việt Nam thì đồi núi phía Tây
và bờ biển phía Đông được người Trung Quốc để ý nhiều nhất, họ bằng mọi
giá phải mua nó theo nhiều cách, nhiều thủ đoạn.
Thủ đoạn bơm giá đất bờ biển lên thật cao và chèo kéo những doanh
nghiệp Việt Nam vào cuộc, hợp tác xây dựng, kinh doanh với họ để rồi khi
giá đất tuột dốc, kinh tế quốc gia khủng hoảng, doanh nghiệp Việt buộc
lòng phải bán non cho họ để duy trì tồn tại cũng là một trong những thủ
đoạn đạt hiệu quả cao của người Trung Quốc trong quá trình chinh phục,
xâm lược Việt Nam. Có thể nói, hiện tại, khắp các bờ biển miền Trung
Việt Nam, nơi đâu cũng có những khu riêng biệt của người Trung Quốc mà
người Việt Nam không được quyền bước vào “lãnh địa” của họ để tắm hoặc
dạo chơi. Tuy rằng bờ biển Việt Nam nhưng rõ ràng là chủ quyền Trung
Quốc.
Với đà dân số Việt Nam đang ngày càng gia tăng mà bờ biển Việt Nam
đang ngày càng nhỏ lại, có lẽ không bao lâu nữa, người Việt Nam sẽ mua
vé du lịch của người nước ngoài, đặc biệt là người Trung Quốc để vào
thăm thú, dạo chơi và tắm táp trên chính bờ biển quê hương mình!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
No comments:
Post a Comment