Nhớ
lại chuyện 39 năm về trước
Sơn Diệm VŨ NGỌC ÁNH
Tưởng nhớ Phụ thân
Thân tặng HQ Thiếu tá Ng. Trường Yên, HQ Đại Uý Ng.
Văn Chiến
và toàn thể các bạn đồng hành trong chuyến hải
hành cuối cùng của chiếc tuần dương HQ 8
* * * * * *
Nếu tôi không nhớ lầm thì hôm
đó là ngày mồng 5 tháng 5, năm 1975.
Mấy
ngày trước, tên của thủ đô SÀIGÒN thân yêu của chúng ta đã bị giặc
Cộng sản xoá bỏ trên bản đồ Việt Nam, và chúng đã thay thế bằng
cái tên dơ bẩn, đồi tệ và điếm nhục nhất trên đời này: Hồ Chí Minh
!
Sáng sớm ngày hôm đó, tôi vẫn còn nhớ như in, bình minh trên
Biển Đông thiệt đẹp và rực rỡ...mặt biển lặng như mặt hồ, đoàn tàu
di tản trải dài tới mấy chục hải lý và dường như đương tiến gần
vào hải phận Phi Luật Tân...
Cảnh tượng thiệt là hùng tráng, vĩ đại, hiếm được thấy trong
đời người, nhưng hình như chẳng mấy ai để ý tới.
Tiếc thay, đó không phải là một
cuộc hành quân hay biểu dương lực lượng mà chỉ là một đoàn chiến
hạm hầu như vô chủ, không hải
trình, không định hướng, going to nowhere... đương lênh đênh phiêu bạt trên
con đường lưu vong vô định...
Nhưng rồi sau cùng, vào khoảng gần trưa, theo tin đài BBC, đoàn
tàu sẽ được phép ghé vảo Phi-luật-tân, nhưng trước khi tiến vào vịnh Subic, theo “lời yêu cầu” của
chính phủ Phi-luật-tân, bộ Tư lệnh Hạm đội 7 ra lịnh hết thảy
các chiến hạm VN phải hạ cờ vàng ba sọc đỏ, kéo cờ sao Hoa kỳ lên,
đồng thời phải triệt để giải giới bằng cách vứt bỏ hết thảy các
loại khí giới và súng đạn xuống biển trước 12 giờ trưa ngày hôm đó.
Đúng ngọ, tuân theo lệnh của Hải
quân Mỹ, trước khi tự giải giáp, bộ chỉ huy HQ 8 yêu cầu toàn thể
mọi người trên tầu hội họp nhau trên “boong” để dự lễ chào quốc kỳ
lần cuối cùng. Trước khi hạ cờ, mọi người trên tàu từ các trẻ em
6,7 tuổi tới các cụ già 7,8 chục tuổi đều cất tiếng hát, ai nấy
nước mắt dàn dụa ... Thực vậy, chúng tôi già trẻ lớn bé trên 300
mạng người hết thảy đã cùng nhau sát cánh vừa khóc vừa hát bài
Quốc ca của Việt Nam Cộng hoà.
Chúng tôi ai nấy trên con tàu HQ
trưa hôm đó đã hết sức đau buổn và cảm thấy tủi nhục vì lúc đó chúng tôi đều đinh ninh rằng đây là lần cuối cùng
trong cuộc đời chúng tôi cùng nhau sát cánh hát bài “Tiếng gọi công
dân” để vĩnh viễn giã từ lá Quốc kỳ Việt Nam thân yêu.
Tiếng hát nghẹn ngào, đầy uất hận
nghe cay đắng và chua xót làm sao! Đó chính là tiếng hát của những
kẻ vừa bị mất nước, những kẻ khốn nạn tới cùng cực bắt đâu lê
bước trên con đường lưu vong mù mịt vô định... Đúng vậy, chỉ trong một
đêm, họ đã mất tất cả: danh dự, quá khứ, tương lai, gốc rễ, mồ mả
ông cha, anh em, bè bạn, tài sản vật chất cũng như tinh thân của cả
một đời người, và nhất là nỗi đau MẤT NƯỚC ! ! !
“Này công dân ơi, đứng lên đáp lời sông
núi !
Đồng lòng cùng đi, đi, đi tiếc
gì thân sống...”
Ôi nhục nhã và cay đắng ! Chỉ có Trời mới thấu hoàn cảnh tuyệt
vọng của chúng tôi lúc đó. Không biết
rồi đây tới khi nào tôi mới có thể quên được những hình hài héo hon,
ủ rũ như không còn nhựa sống, những bộ mặt mất thần, méo mó và những
tiếng hát nghẹn ngào, uắt hận xé nát tim gan kia. !
Thực vậy, khi cùng các bạn đồng cảnh ngộ và đồng hành trên
con tàu HQ 8 hát bài quốc ca ngày
hôm đó tôi đã thực sự cảm nghiệm được những nỗi chua xót, tủi nhục
và sự tuyệt vọng ê chề của một kẻ bại vong mất nước là như thế
nào.
Và cho mãi tới lúc đó, cái giây phút của Sự Thật , tôi mới nhìn nhận ra được một cách
thiệt minh bạch vai trò vô cùng quan trọng của bài “Tiếng gọi Công
dân” trong lịch sử dân tộc, trong
cuộc chiến một mất một còn giữa ta và CS . Cuộc chiến đó, đối với
chúng ta, quả thực là một cuộc Thánh chiến nhằm bảo vệ Tự do, Độc
lập và sự Vẹn toàn của Đất nước cũng như đời sống ấm êm và tình
tự đân tộc thâm sâu của toàn thể dân con Miền Nam Tự do. ch
Đã 39 năm qua, những tiếng hát trong nước mắt, nhừng bộ mặt
hốt hoảng và héo hon vì tuyệt vọng trưa ngày hôm đó đã luôn ám ảnh đầu
óc tôi .
Tuy nhiên, trước cái ngưỡng cửa “hẹp” để đi vào một tương lai
mù mịt, vào cái lúc mà thời gian như ngưng đọng lại, có lẽ không
một ai trên con tàu tủi nhục kia có thể ngờ được rằng lễ chào Quốc
kỳ “Cờ vàng ba sọc đỏ” ngày hôm đó, tức 12 giờ trưa ngày mồng 5
tháng Năm, năm 1975, không phải là
một sự “Chấm dứt” mà là một
sự “Mở đầu” cho một tương lai,
hoặc đúng hơn,.. một khúc quanh lịch
sử hết sức quan trọng và đầy hứa hẹn trong cuộc đời của trên 3
triệu dân con Việt Nam nói riêng, nòi giống Lạc Hồng nói chung.
Thực vậy, rất có thể đó chính là buổi lễ chào
Quốc kỳ đầu tiên của Cộng đồng Thuyền nhân tại Hải ngoại, và hơn
nữa, cũng lại ngay tại một địa điểm trên Biển Đông. Một khi đã là như
vậy, chẵng lẽ lễ chào Quốc kỳ của chúng tôi trên chiếc tuần dương HQ
8 ngày hôm đó không mang nhiều ý nghĩa lắm sao?
Trong buổi lễ chào Quốc kỳ cách đây 39 năm đó, đâu ai có thể
ngờ là cho tới ngày hôm nay lá cờ vàng ba sọc đỏ quen thuộc của
Miền Nam tự do ngày xưa vẫn được thấy phấp phới tung bay một cách
hiên ngang bên cạnh quốc kỳ các quốc gia đã hoan hỷ đón nhận các
thuyền nhân chúng ta, đặc biệt là tại các lễ hội, các cuộc xuống
đường tranh đấu cho Đại nghĩa, các cuộc sinh hoạt xã hội, tôn giáo,
chính trị v.v. cũng như tại các nơi công cộng trong các khu vực thuyền
nhân chúng ta lập nghiệp và sinh sống trên khắp thế giới, và nhừng
tiếng hát “ Này công đân ơi, đứng lên
đáp lời sông núi...” hằng ngày vẫn vang vang đây đó tại khắp các
vùng trời tư do...
Trong khi đó, trong suốt 39 năm qua, tôi chưa hề thấy bóng dáng
lá cờ máu của CS Hànội. Sự kiện này, đối với bọn CS gian manh quen
coi phương thức tuyên truyền như quốc sách, thời rõ ràng đây là một
sự thất bại vô cùng nặng nề và đau đớn.
Riêng đối với bản thân tôi, suốt 39 năm qua, âm vang bài quốc ca”Tiếng
gọi công dân” chẳng những nhắc nhở tôi những tủi nhục thấu trời, nỗi đắng cay
của những giây phút tuyệt vọng, những bộ mặt méo mó, cùng với những tiếng ca nghẹn ngào trong
nước mắt của một bày người khốn khổ bỗng dưng trắng tay và trở
thành những kẻ vô tổ quốc, mà còn gợi lại trong lòng tôi những ngày vui và hạnh phúc đã qua của
cả một dân tộc tại Đất Hứa Miền Nam, những chiến thắng tuyệt vời
làm long trời lở đất của, cũng như những hy sinh cao cả của những
Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai v.v. và hằng
triệu binh sĩ của quân đội VNCH trong cuộc Thánh chiến bảo vệ Đất
Nước chống bọn CS xâm lược vô cùng
gian tham và khát máu. Ngoài ra, tôi cũng không thể nào không tưởng
nhớ tới một số những bạn bè thân thiết mà tôi đã có cơ hội cùng
nhau sát cánh tranh đấu trên cùng một giới tuyến đã bị kẻ thù sát hại hoặc tuẫn tiết trong
nhừng tháng ngày đầu tiên Saigon đổ vỡ. Đó chính là các Quý Anh như
Trần Chánh Thành, Phan Huy Quát, cha Hoàng Quỳnh v.v. Cũng giống như
các vị tướng tá tuẫn tiết, họ
quả thực là những anh hùng, liệt sĩ
mà hậu thế phải đời đời ghi công và nhớ ơn.
Tôi
tin rằng, sớm muộn cũng trong một ngày rất gần đây thôi, vật đổi sao
rời, nhất định chế độ CS độc tài đảng trị sẽ sụp đổ, bài Tiến
quân ca sắt máu sẽ vĩnh viễn bị đào thải cùng với lá cờ máu sao
vàng vô cùng kinh tởm, biểu hiệu của loài quỷ dữ gian tham và tàn bạo.
Tôi cũng rất mong và tin tưởng rằng,
Quốc ca và quốc kỳ của VNCH sẽ mở
đường và dẫn dắt cuộc Cách mạng Giải phóng dân tộc sắp
tới. Ngày đó có lẽ không còn xa lắm đâu, bởi vì ly nước đã đầy, chỉ
cần một giọt nữa thôi, nước sẽ
tràn khỏi ly... Rồi cũng từ ngày hôm đó, tiếng hoan ca sẽ vang dội khắp
đó đây, và lá cờ vàng ba sọc đỏ sẽ vĩnh viễn phấp phới tung bay
trên khắp các nẻo đường của Đất Nước
Tôi
nay đã ngót nghét 90 tuổi, suốt một đời thường luôn ở về phía kẻ
bại, nhục nhã và đau đớn cũng nhiều, không biết có cái phước được
nhìn thấy ngày vui đó hay không.
Riêng các bạn thì chắc rồi. Dù không phải tiên tri cũng có thể suy đoán
được như vậy.
Hãy tin lời nói của lão già thày
bói sáng này đi.
Tuy nhiên, trước khi tạm biệt, già
này thấy rất cần phải nhắc nhở các bạn 2 điều hết sức đơn giản:
1/ Chúng ta hãy tự hỏi mình: Ta đã đóng
góp được gì cho công cuộc Cách mạng giải phóng?
2/ Hãy ghi lòng tạc dạ: Để đi
tới Cách mạng thành công, chúng ta chỉ có một con đường độc đạo,
duy nhất, có cái tên cúng cơm là
“Đoàn kết”. Đúng vậy, hãy nhắc đi nhắc lại nhiều lần: Đoàn kết
! Đoàn kết !...kẻo quên. Coi chừng, Chia rẽ? chụp mũ
lẫn nhau? Chỉ có đường chết mà thôi.
Sơn Diệm Vũ Ngọc Ánh
No comments:
Post a Comment