Cha truyền con nối dưới chế độ cộng sản Á châu
Nghe bài này
Diễn đàn Bạn trẻ có mục đích nối kết tất cả những người Việt Nam trẻ tuổi khắp nơi trên thế giới để cùng nhau bàn luận về những vấn đề liên quan đến đất nước Việt Nam trong hiện tại, nêu lên ý kiến của những người trẻ tuổi về tương lai của một nước Việt Nam mà mọi người đều mong muốn rằng phát triển trong dân chủ và thịnh vượng.
Kính Hòa: Xin chào hai bạn, bạn Nhân từ Nha Trang và bạn Ray từ Đài Bắc. Chủ đề hôm nay của chúng là chúng ta sẽ bàn về vấn đề trong nền chính trị Việt nam cũng như các quốc gia cộng sản, nhất là cộng sản châu Á, có vẻ như có chuyện cha truyền con nối. Không biết các bạn có chia sẻ cái nhận xét này của tôi không?
Ray: Dạ có, em chia sẻ. Điển hình nhất là ba chế độ cộng sản tại châu Á là Bắc Hàn, Trung quốc và Việt nam. Bắc Hàn thì rõ ràng rồi, ba đời cha truyền con nối công khai. Còn chế độ cha truyền con nối ở Trung quốc và Việt nam thì nó tương đối mềm dẻo và uyển chuyển hơn một chút. Nó khá là tinh vi. Những lãnh đạo đảng cộng sản cao cấp nhất về sau thì thường là con cái của các công thần, của các lãnh đạo cách mạng. Người ta đồn là ông Nguyễn Tấn Dũng lúc thì là con ông Nguyễn Chí Thanh, lúc thì là con ông Lê Đức Anh, Đinh La Thăng thì là con của Đinh Đức Thiện,… tất nhiên đó chỉ là tin đồn thôi, nhưng có những gương mặt thì rõ ràng hơn ví dụ như là Bà Nguyễn Thị Kim Tiến Bộ trưởng Bộ y tế của Việt nam hiện nay là cháu ông Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Thanh Nghị con trai của Nguyễn Tấn Dũng lên Thứ trưởng Bộ xây dựng và đang được điều chuyển đi làm bí thư ở Kiên Giang thì đó là cái bước chuyển để sắp tới đưa anh ta lên làm Bộ trưởng hoặc chức cao hơn nữa. Tức là hầu hết các lãnh đạo của đảng cộng sản Việt nam đều đã dọn đường trước cho con cái của họ. Bây giờ nhường lời cho bạn Nhân.
Nhân: Tôi thì không đả kích như bạn Ray. Quan điểm của tôi thì đó là đặc điểm của mọi chế độ. Ở Mỹ thì có Bush cha, Bush con. Tất cả họ được hướng dẫn cái con đường chính trị, họ sẽ làm theo cha họ và cái việc quản lý tổ chức sẽ được tốt hơn. Như vậy tôi không đả phá cũng không ủng hộ, chỉ nói rằng đó là sự lạc hậu, lạc hậu bởi vì chúng ta đã tổ chức những cuộc cách mạng để phế bỏ cái chế độ phong kiến, chế độ chiếm hữu nô lệ….
Kính Hòa: Có vẻ là hai bạn đều có cái nhận định về hiện tượng cha truyền con nối trong chế độ cộng sản, nhất là cộng sản châu Á…
Nhân: Vâng
Kính Hòa:…vậy thì ta thử tìm nguyên nhân tại sao nó như vậy, bởi vì bản thân chủ nghĩa cộng sản….
Ray: Đúng.
Kính Hòa: thì lời phát biểu vừa rồi của Ray là để giải thích tại sao là họ muốn cầm quyền, thậm chí là phải vi phạm pháp luật của chính mình đề ra. Nhân có đồng ý như vậy không? Đồng ý về hai nguyên nhân, thứ nhất là tham quyền cố vị, thứ hai là truyền thống Á châu?
Nhân: Thật ra thì thế này, thật ra là chuyện tham quyền cố vị không chỉ diễn ra ở Việt nam, hay là các nước Á châu. Chẳng hạn như là Putin ở nước Nga hiện lãnh đạo đất nước 15 năm thậm chí là 20 năm. Vấn đề là anh quản lý đất nước như thế nào. Ví dụ như là ở Mỹ thì có Bush cha Bush con thì có thể nói là tham quyền cố vị chăng? Những nhân vật lãnh đạo đất nước luôn huấn luyện cho thế hệ sau của mình.
Khi anh tham quyền cố vị và lãnh đạo đất nước với cái lòng tham đấy, theo hướng nào và cách thức anh quản lý đất nước như thế nào. Nếu nó đưa đất nước theo một góc độ là tốt, tiến lên, thì điều đó xã hội hoàn toàn hoan nghênh và ủng hộ. Còn nếu như là xấu thì người ta có thể bỏ phiếu, thậm chí là có thể lật đổ anh…
Tôi rất là hy vọng rằng trong tương lai mọi người dân có thể mở mồm ra được, có quyền nói được. Đó chính là tự do. Hồ Chí Minh có nói như thế về góc độ tự do và dân chủ.
Kính Hòa: Xin cám ơn….
Ray: Em xin nói thêm hiện nay là…
Kính Hòa: Vâng Ray nói thêm đi.
Diễn đàn Bạn trẻ có mục đích nối kết tất cả những người Việt Nam trẻ tuổi khắp nơi trên thế giới để cùng nhau bàn luận về những vấn đề liên quan đến đất nước Việt Nam trong hiện tại, nêu lên ý kiến của những người trẻ tuổi về tương lai của một nước Việt Nam mà mọi người đều mong muốn rằng phát triển trong dân chủ và thịnh vượng.
Kính Hòa: Xin chào hai bạn, bạn Nhân từ Nha Trang và bạn Ray từ Đài Bắc. Chủ đề hôm nay của chúng là chúng ta sẽ bàn về vấn đề trong nền chính trị Việt nam cũng như các quốc gia cộng sản, nhất là cộng sản châu Á, có vẻ như có chuyện cha truyền con nối. Không biết các bạn có chia sẻ cái nhận xét này của tôi không?
Ray: Dạ có, em chia sẻ. Điển hình nhất là ba chế độ cộng sản tại châu Á là Bắc Hàn, Trung quốc và Việt nam. Bắc Hàn thì rõ ràng rồi, ba đời cha truyền con nối công khai. Còn chế độ cha truyền con nối ở Trung quốc và Việt nam thì nó tương đối mềm dẻo và uyển chuyển hơn một chút. Nó khá là tinh vi. Những lãnh đạo đảng cộng sản cao cấp nhất về sau thì thường là con cái của các công thần, của các lãnh đạo cách mạng. Người ta đồn là ông Nguyễn Tấn Dũng lúc thì là con ông Nguyễn Chí Thanh, lúc thì là con ông Lê Đức Anh, Đinh La Thăng thì là con của Đinh Đức Thiện,… tất nhiên đó chỉ là tin đồn thôi, nhưng có những gương mặt thì rõ ràng hơn ví dụ như là Bà Nguyễn Thị Kim Tiến Bộ trưởng Bộ y tế của Việt nam hiện nay là cháu ông Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Thanh Nghị con trai của Nguyễn Tấn Dũng lên Thứ trưởng Bộ xây dựng và đang được điều chuyển đi làm bí thư ở Kiên Giang thì đó là cái bước chuyển để sắp tới đưa anh ta lên làm Bộ trưởng hoặc chức cao hơn nữa. Tức là hầu hết các lãnh đạo của đảng cộng sản Việt nam đều đã dọn đường trước cho con cái của họ. Bây giờ nhường lời cho bạn Nhân.
Nhân: Tôi thì không đả kích như bạn Ray. Quan điểm của tôi thì đó là đặc điểm của mọi chế độ. Ở Mỹ thì có Bush cha, Bush con. Tất cả họ được hướng dẫn cái con đường chính trị, họ sẽ làm theo cha họ và cái việc quản lý tổ chức sẽ được tốt hơn. Như vậy tôi không đả phá cũng không ủng hộ, chỉ nói rằng đó là sự lạc hậu, lạc hậu bởi vì chúng ta đã tổ chức những cuộc cách mạng để phế bỏ cái chế độ phong kiến, chế độ chiếm hữu nô lệ….
Kính Hòa: Có vẻ là hai bạn đều có cái nhận định về hiện tượng cha truyền con nối trong chế độ cộng sản, nhất là cộng sản châu Á…
Nhân: Vâng
Kính Hòa:…vậy thì ta thử tìm nguyên nhân tại sao nó như vậy, bởi vì bản thân chủ nghĩa cộng sản….
Điển hình nhất là ba chế độ cộng sản tại châu Á là Bắc Hàn, Trung quốc và Việt nam. Bắc Hàn thì rõ ràng rồi, ba đời cha truyền con nối công khai. Còn chế độ cha truyền con nối ở TQ và VN thì nó tương đối mềm dẻo và uyển chuyển hơn một chút. Nó khá là tinh vi
Ray
Nhân: Tôi xin bàn thêm thế này, xin lỗi anh Kính Hòa. Tôi thì
không đả phá việc cộng sản tổ chức như thế nào. Quan điểm của tôi về vụ
44 các bộ vừa rồi. 19 vị được chuyển về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh của một số tỉnh. Chúng ta đang vi phạm pháp luật chăng! Phó chủ
tịch ủy ban nhân dân tỉnh thì anh phải là thành viên của Hội đồng nhân
dân tỉnh, được người dân của tỉnh ấy bầu. Bây giờ 19 tỉnh là chúng ta cử
về. Chúng ta đang bàn về sự cha truyền con nối trong chế độ cộng sản
thì có thể là chúng ta xoay quanh cái câu chuyện luật lệ, luật pháp…
Kính Hòa: ý của Nhân có phải là…
Nhân: chúng ta đang vi phạm, có nghĩa là hiện tại giới cầm quyền đang vi phạm pháp luật.
Kính Hòa: tức là…đó là một khía cạnh khác. Có phải là Nhân
muốn nói rằng những người cộng sản vi phạm chính cái pháp luật mà họ đặt
ra không?
Nhân: Nguyên tắc do họ đặt ra. Vâng!
Quan điểm của tôi thì đó là đặc điểm của mọi chế độ. Ở Mỹ thì có Bush cha, Bush con. Tất cả họ được hướng dẫn cái con đường chính trị...Như vậy tôi không đả phá cũng không ủng hộ, chỉ nói rằng đó là sự lạc hậu, lạc hậu bởi vì chúng ta đã tổ chức những cuộc cách mạng để phế bỏ cái chế độ phong kiến
Nhân
Kính Hòa: Theo mình thì lời phát biểu của bạn Ray lúc nãy là
nhận định một cái hiện tượng. Ray có đồng ý với Nhân là chuyện đó là vi
phạm pháp luật không?
Ray: Tất nhiên việc đó là vi phạm pháp luật. Nhưng mà để giải
thích cái hiện tượng này thì trước hết mình phải thấy một điều rằng là
đây là cái tư duy chung của các nước châu Á, đặc biệt là các nước nằm
trong quĩ đạo Trung Hoa: Việt nam, Bắc Hàn, Trung quốc ngày xưa là cha
truyền con nối. Tức là cái đầu óc của người châu Á, cái văn hóa Á đông,
người ta nghĩ rằng về già thì nhờ cậy vào con.
Cái thứ hai là tham quyền cố vị, người ta nắm hết quyền lực, không
muốn chia sẻ quyền lực, hay là họ không muốn cái quyền lực của họ lọt ra
ngoài. Cho nên cách tốt nhất là dựng anh em, dòng họ, thân nhân, con
cái lên nắm quyền. Và họ tiếp tục cai trị mãi mãi muôn đời.
Trước đây ở các nước cộng sản Đông Âu thì mình thấy nó không có hiện tượng này.
Kính Hòa: Trở lại vấn đề của Nhân đặt ra là những người cộng sản vi phạm chính cái nguyên tắc mà họ đặt ra.
Nhân: Vâng.Ray: Đúng.
Kính Hòa: thì lời phát biểu vừa rồi của Ray là để giải thích tại sao là họ muốn cầm quyền, thậm chí là phải vi phạm pháp luật của chính mình đề ra. Nhân có đồng ý như vậy không? Đồng ý về hai nguyên nhân, thứ nhất là tham quyền cố vị, thứ hai là truyền thống Á châu?
Nhân: Thật ra thì thế này, thật ra là chuyện tham quyền cố vị không chỉ diễn ra ở Việt nam, hay là các nước Á châu. Chẳng hạn như là Putin ở nước Nga hiện lãnh đạo đất nước 15 năm thậm chí là 20 năm. Vấn đề là anh quản lý đất nước như thế nào. Ví dụ như là ở Mỹ thì có Bush cha Bush con thì có thể nói là tham quyền cố vị chăng? Những nhân vật lãnh đạo đất nước luôn huấn luyện cho thế hệ sau của mình.
Khi anh tham quyền cố vị và lãnh đạo đất nước với cái lòng tham đấy, theo hướng nào và cách thức anh quản lý đất nước như thế nào. Nếu nó đưa đất nước theo một góc độ là tốt, tiến lên, thì điều đó xã hội hoàn toàn hoan nghênh và ủng hộ. Còn nếu như là xấu thì người ta có thể bỏ phiếu, thậm chí là có thể lật đổ anh…
Thay vì dựng con mình lên làm tổng thống thì Tưởng Kinh Quốc chỉ định rằng từ nay con cháu nhà họ Tưởng không được làm lãnh đạo của Đài Loan mà chỉ định Lý Đăng Huy làm Tổng thống kế vị. Đó là một bước tiến rất là…quả là một người lãnh đạo có tầm nhìn rất là xaKính Hòa: Cho phép mình nói chổ này. Cái việc tham quyền cố vị là cái bản chất của con người đúng không?
Ray
Nhân: Vâng!
Kính Hòa: Và cái vấn đề là chúng ta phải kìm chế nó, đặt ra một mô hình quản lý đất nước thế nào cho hợp lý. Đúng không?
Nhân: Như thế nào cho nó hợp lý! Đúng rồi.
Kính Hòa: Như vậy thì theo Nhân cái mô hình của đảng cộng sản đang cầm quyền ở Việt nam hiện nay có hợp lý không?
Nhân: Mình không đủ trình độ để nói là hợp lý hay không hợp
lý. Chúng ta đặt ra luật chơi, và cái luật chơi đó nó phải được tuân thủ
chung cho tất cả mọi người, mà chúng ta vừa là người đặt ra luật chơi,
mà cũng chính là người vi phạm luật chơi. Điều đó không hợp lý.
Kính Hòa: Cho phép mình nhận định cái nội dung mà Nhân nói. Có
nghĩa là chúng ta phải có một cơ chế để hạn chế những vụ lạm quyền đó
đúng không?
Nhân: đúng, đúng!
Ray: ahhhhh
Nhân: Nếu như anh lạm quyền thì chúng tôi sẽ xử lý anh trên góc độ pháp luật.
Kính Hòa: Ray có ý nói gì?
Ray: Làm sao chúng ta có thể thực hiện trong một chế độ độc
tài! Và xã hội dân sự không phát triển! Đài loan là nôi em đang học tập
và làm việc, tuy kinh tế thì hơn Việt nam rất là xa, nhưng mà dân chủ
thì từ năm 1987.
Trước đó thì mình cũng biết rằng Quốc dân đảng là một đảng độc tài.
Trong thời kỳ khủng bố trắng nó đã bỏ tù, bắt bớ và thậm chí xử tử hình
vài ngàn người. Cái lực lượng cảnh sát chìm, cảnh sát mật của nó cũng y
như Việt nam hôm nay.
Khi mà Tưởng Giới Thạch qua đời thì con trai là Tưởng Kinh Quốc lên
làm tổng thống. Tuy nhiên dưới thời của Tưởng Kinh Quốc thì kinh tế của
Đài Loan phát triển rất là thần kỳ. Tưởng Kinh Quốc nhận thấy một điều
là xã hội Đài Loan dưới thời của ông ta thay đổi quá nhiều rồi. Và hồi
đó cái phong trào và làn sóng đấu tranh đòi quyền tự do và dân chủ,
quyền thành lập hội nhóm, tự do báo chí, rồi đòi thành lập đảng đối lập
của Đài Loan lên rất là mạnh. Và đặc biệt là sức ép từ Bắc Kinh, nên
Tưởng Kinh Quốc hiểu là xã hội đã thay đổi quá nhiều, vì vậy để tồn tại
trước Bắc Kinh thì phải có tự do và dân chủ. Bởi vậy mà thay vì dựng con
mình lên làm tổng thống thì Tưởng Kinh Quốc chỉ định rằng từ nay con
cháu nhà họ Tưởng không được làm lãnh đạo của Đài Loan mà chỉ định Lý
Đăng Huy làm Tổng thống kế vị. Đó là một bước tiến rất là…quả là một
người lãnh đạo có tầm nhìn rất là xa.
Đối với cái câu chuyện của Việt nam thì mình nghĩ rằng mình đợi các
lãnh đạo cộng sản thì nó rất là khó. Để cái tiến trình nó xảy ra nhanh
hơn thì phải làm sao cho cái xã hội dân sự, xã hội công dân, cái ý thức
dân sự của người dân mình tăng cao hơn, gây sức ép để họ phải thay đổi.
Nhân: Mình thì hoàn toàn ủng hộ đoạn cuối của Ray. Và mình
thấy rằng xã hội Việt nam mình đang trong cái diễn tiến như thế. Ví dụ
hiện tại chúng ta đang thảo luận ở Quốc hội về quyền lập hội và tôi cũng
mong muốn rằng sắp tới quyền lập hội phải được thực hiện. Có thể là tư
duy của Tưởng Kinh Quốc cũng đã xuất hiện trong chính quyền của Việt nam
chúng ta.Tôi rất là hy vọng rằng trong tương lai mọi người dân có thể mở mồm ra được, có quyền nói được. Đó chính là tự do. Hồ Chí Minh có nói như thế về góc độ tự do và dân chủ.
Kính Hòa: Xin cám ơn….
Ray: Em xin nói thêm hiện nay là…
Kính Hòa: Vâng Ray nói thêm đi.
Ray: …con cháu họ Tưởng trong luật Đài Loan không được tham gia chính trị, không được làm lãnh đạo cao cấp của Đài Loan nữa.
Kính Hòa: Tức là có một cái luật cụ thể như vậy à?
Ray: Có sự qui định như vậy rằng con cháu nhà họ Tưởng không
được tranh cử Tổng thống tức là không làm lãnh đạo cao cấp của hòn đảo
này nữa.
Nhân: Tôi lại có ý tưởng thế này. Theo quan điểm của tôi thì
điều đó không quan trọng. Nếu anh là cha truyền con nối và có tố chất
thì lại tốt hơn những người không có tố chất. Ví dụ như là…
Ray: Ahhhh Okey….
Nhân: …anh sẽ tổ chức quản lý tốt hơn là những người nông dân chỉ cầm cây cuốc…
Ray: Chổ này thì mình thấy nó chưa đúng đắn cho lắm ở chổ như
thế này: Bạn là con một ông quan chức to thì bạn may mắn hơn những người
khác, đặc biệt là những người không có cơ hội. Chẳng hạn như con trai
của Nguyễn Tấn Dũng được đi du học bên Mỹ tại Đại học, George Washington
chỉ đơn giản là các trường Đại học lớn bên Mỹ như anh Kính Hòa biết là
chào mời các thái tử đảng của các quốc gia châu Á tới học. Thì rõ ràng
đây là một lợi thế tuyệt đối của những con người như vậy chứ không phải
là họ giỏi hơn. Họ may mắn hơn khi tiêp cận được các nguồn lực của xã
hội.
Vì vậy một quốc gia tiến bộ là phải tạo ra một cái cơ chế, tức là cơ
hội được trao cho mọi người dân. Thì đó mới là nền tảng của một xã hội
tốt đẹp. Tức là quan trọng anh không phải là con của ai, mà là anh có
năng lực và trình độ hơn người khác.
Anh quản lý xã hội tốt, thì đó cũng đúng nhưng mà chỉ may mắn là anh
tiếp cận được các nguồn lực của xã hội hơn tuyệt đại đa số những người
khác, đặc biệt dân nghèo. Bây giờ những đứa bé mà chui qua túi ny long
để đi qua sông học thì làm sao có cơ hội bằng Nguyễn Thanh Nghị, hay
Nguyễn Minh Triết con của Nguyễn Tấn Dũng! Thì rõ ràng là cái xã hội của
chúng ta nó không tốt đẹp. bây giờ chúng ta phải làm cho nó tốt đẹp
hơn.
Kính Hòa: Xin lỗi các bạn. Câu chuyện rất là thú vị, chúng ta
có thể nói thêm một giờ đồng hồ nữa cũng được, nhưng mà ở đây thời giờ
cũng hạn hẹp nên Kính Hòa xin phép kết thúc cuộc nói chuyện của chúng ta
hôm nay. Một cuộc thảo luận có thể không đi đến một kết thức nào, nhưng
điều đó không sao cả vì đó là một diễn đàn.
Kính Hòa rất vui mừng đón nhận mọi bạn trẻ Việt Nam từ khắp năm
châu tham gia Diễn đàn bạn trẻ. Các bạn có thể gửi yêu cầu tham gia Diễn
đàn cùng với địa chỉ email, số điện thoại liên lạc đến kinhhoa@rfa.org hoặc vietweb@rfa.org hay có thể gọi vào hộp thư thoại tại số: 202-530-7775, hoặc liên lạc đến https://www.facebook.com/kinhhoa.rfa Kính Hòa sẽ liên lạc ngay với các bạn.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/YouthForum/here-und-asia-commu-03282014081544.html
No comments:
Post a Comment