THÔNG CÁO BÁO CHÍ NGÀY 28.4.2014
Bài 1 : “Ng??i trí th?c Hoa K? và Tù ng?c Vi?t Nam” Eugène Ionesco, K?ch tác gia Hàn Lâm vi?n Pháp.
Bài 2 : “T? do c?a b?n là t? do c?a chúng tôi”, N? thi s? Nga Natalya Gorbanevskaya.
Bài 3 : “T??ng nh? Ngày 30 Tháng T? qua phát bi?u c?a các nhân s? qu?c t?”, Nhà v?n L? Mã Ni Paul Goma.
2014-04-28 | Pierre Daix | Quê Mẹ
PARIS, ngày
28.4.2014 (QUÊ MẸ) - Để Tưởng nhớ Ngày đất trời đảo lộn : Ngày 30 Tháng
Tư năm 1975, Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam và Uỷ ban Bảo
vệ Quyền Làm Người Việt Nam cho đăng lại một số bài viết những năm sau
1975 trên Tạp chí Quê Mẹ, phát hành tại Paris, của các nhà văn, nhà báo,
triết gia, nhân sĩ quốc tế như Eugène Ionesco, Paul Goma, Ilios
Yannakakis, André Glucksmann, Leonid Plyushch, Vladimir Bukoovsky, Joan
Baez, Natalya Gorbanevskaya, Jean-Marie Benoist, Brigitte Friand, Edith
Lenart, Denise Dumolin, Pierre Daix, Françoise Giroud, Edward Behr,v.v…
Hôm nay là bài viết của Nhà văn Pháp Pierre Daix có tựa đề “Đập vỡ những hình thái nô lệ mới” đăng trên Tạp chí Quê Mẹ số Quốc Kháng phát hành ngày 30.4.1979.
Nhà văn Pháp Pierre Daix sinh năm 1922. Đảng viên đảng Cộng sản Pháp suốt 33 năm, từ 1939 tới tháng 2 năm 1972. Thời Đệ nhị Thế chiến, ông bị Đức Quốc Xã đày sang Trại tập trung Mauthausen. Chủ bút tuần báo Văn học của Đảng Cộng sản Pháp Lettres Françaises từ năm 1948 đến 1972. Ông là nhà văn và nhà viết tiểu luận, xin xem các cuốn « Ce que je sais de Soljenitsyne », và « J'ai cru au matin » ấn hành năm1976. Ông cũng là sử gia Nghệ Thuật, phê bình gia chuyên môn về Hoạ sư Picasso.
Bài phân tích thời cuộc Đông Tây, viết cho tạp chí Quê Mẹ số Quốc Kháng, phát hành ngày 30.4.1979, nhân đạo và sắc bén, bởi lần đầu tiên chúng ta nghe được nhận định của một cựu đảng viên cộng sản Pháp, là đảng có quan hệ mất thiết với triều Nhà Hồ từ năm 1922, ông đã vượt sổng quan niệm chật hẹp và xuẩn động của giới Tả khuynh, nói lên quá trình của Tây Phương trong ý đồ nô lệ hóa Việt Nam và các nước nhược tiểu.
Trong cuộc thảo luận trên đài truyền hình Pháp hồi Saigon mới thất thủ, ai cũng biết rằng Soljenitsyne đã có lý khi ông báo hiệu một Quần đảo Ngục tù (Goulag) sẽ dựng lên trên xứ Việt Nam Cộng Sản. Nhiều bạn hữu đã tức giận tôi, vì hồi đó tôi không chịu đả kích Soljenitsyne. Thực ra, dù không theo sát sự nẩy nở dân chủ của những lực lượng thực hữu ở Miền Nam, mà nhiều năm qua người ta hứa hẹn với chúng ta, tôi đã quá biết rõ rồi đây họ sẽ khởi sự áp đặt một cách khốc liệt guồng máy độc đảng như ở miền Bắc. Sau cuộc chiến thắng Hitler tại Âu Châu, chúng ta đã từng chứng kiến sự san phẳng chính trị, xã hội, văn hóa như thế, khi Staline dựa vào quân số đông đảo với khả lực của quân đội sau cuộc chiến, để dựng lên một thể chế sắt thép của ông ta lên khắp các nước láng diềng.
Năm năm trôi qua minh chứng rằng nhà cầm quyền Hà Nội cũng vậy thôi. Vốn là chủ nhân ông một quân đội đông đảo, thiện chiến, trang bị khí giới sung mãn, họ đã áp đặt chính thể của họ không những ở Miền Nam mà còn ở cả bên Lào, và đưa chủ nghĩa bá quyền lan rộng vào các xứ Đông Dương cũ, đồng thời nghiến nát vĩnh viễn mọi đặc thù quốc gia và văn hóa khắp vùng họ chinh phục.
Sự tái diễn này soi sáng cho chúng ta về ý nghĩa của một hệ thống Xã hội chủ nghĩa, như chúng ta đã từng biết qua cung cách thực hiện của nó hơn nửa thế kỷ nay. Chúng ta ít thấy một lý tưởng được thể hiện cùng lúc với sự tàn phá kinh khiếp mọi hứa hẹn của nó. Lẽ ra, Chủ nghĩa xã hội phải đem lại hòa bình cho các dân tộc. Thế mà năm mươi năm sau, ở Châu Phi cũng như Châu Á, chủ nghĩa đó tham chiến trong mọi cuộc xâm lược. Lẽ ra, Chủ nghĩa xã hội phải làm cho các quốc gia phát đạt, khởi sắc các nền văn hóa. Nhưng không. Khắp mọi nơi, chủ nghĩa này chà đạp những kẻ yếu đuối nhất. Ngày nay, chẳng còn ai nhớ tới chính chủ nghĩa đó đã từng thề sẽ bảo vệ tự do, nhưng tự do ấy chẳng bao giờ xuất hiện. Nếu sự diệt chủng do người Khmer Đỏ ở Cam Bốt thực hiện có thể làm cho ta quên đi những trại tập trung ở Việt Nam, điều này có khác gì việc nhân dân Nga chọn cuộc khủng bố trắng của bọn Quốc Xã hồi họ bị Đức chiếm, từ năm 1942 đến 1944, thay cho cuộc khủng bố đỏ mà họ phải chịu đựng từ lâu ?
Tôi thuộc vào thế hệ những người Pháp sau Thế Chiến thứ Hai, ý thức rằng phải chấm dứt chế độ thực dân. Sự bỏ mặc của chính quyền Vichy đã phá đổ mọi tính cách hợp pháp của Đế quốc Pháp. Và những dân tộc thuộc địa biết rõ rằng nước Pháp tự do đang được dựng ngay trên lãnh thổ Phi Châu của họ, vào lúc đó sự chiếm đóng của quân đội Nhật ở Việt Nam là tiếng chuông báo tử nền bảo hộ Pháp. Tôi thuộc vào nhóm người đã nỗ lực hết mình để thúc đẩy nước Pháp thủ xướng những điều cần thiết. Tôi chỉ hối tiếc người ta đã không nghe chúng tôi.
Tôi tin chắc rằng nếu nước nước Pháp có đủ thông minh chấp nhận sự tự trị, rồi sau đó trao trả nền độc lập thực sự cho Việt Nam, thì thảm kịch ngày nay đã được tránh khỏi. Chính sự hung hăng kịch liệt của bọn thực dân Pháp đã chấn chỉnh ngai vị cho những thành phần cực đoan nhất, những kẻ giáo điều và bè phái nhất; đã biện hộ và phổ-cập-hóa một thể chế dựng xây trên quân đội không còn cơ chữa chạy. Chủ nghĩa thực dân là căn bệnh nguy kịch nhất. Điều mà tôi không bao giờ dám tưởng tượng là trong các xứ sở có những nền văn minh huy hoàng và lâu đời như ở bán đảo Đông Dương, chủ nghĩa thực dân lại nhường chỗ cho một thể chế áp bức, thoái hóa, và tệ lậu hơn mình, cùng với hoàn cảnh dân địa phương nên thể chế này đã được thiết lập một cách hiệu quả.
Thể chế áp bức đó đã được hình thành nhờ cuộc chiến tranh của thực dân Pháp, rồi tiếp đấy cuộc tham chiến của người Mỹ. Hai cuộc chiến tranh "dơ bẩn" bảo trợ thực sự cho thể chế này. Ở Tây Phương những ai từng mong mỏi cho Việt Nam được độc lập đã phải im lặng trước mọi mối nghi ngờ hay sợ hãi với những chi đã xảy ra tại Miền Bắc (như vụ đàn áp Công giáo chẳng hạn), hoặc những gì có thể xảy ra ở Miền Nam, chẳng hạn như sự kìm kẹp và nghiền nát những ai muốn chống lại Miền Bắc vào lúc Miền Bắc thôn tính xong Miền Nam. Ngày nay người Miền Nam phải biết điều quyết định trọng đại, là họ phải đánh mất vĩnh viễn thứ cảm thức bất an làm cho họ bại liệt. Chứ không phải vì chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa can thiệp Mỹ đã làm cho những dân tộc thuộc bán đảo Đông Dương mất quyền tự quyết, khiến những ai tranh đấu hậu thuẫn họ đành lòng chấp nhận các sự việc xẩy ra hôm nay. Với tư cách một người Pháp, tôi xin nói rằng cung cách này là đào ngũ khỏi những trách nhiệm mà những sai lầm, những tội ác của Tây Phương đã để lại cho chúng ta.
Hơn bao giờ hết, những dân tộc Đông Dương đang cần tình liên đới quốc tế. Hơn bao giờ hết, khu vực này cần có nền hòa bình thực sự để họ có thể tái thiết quốc gia họ. Một điều khác cần phải chú tâm là làm sao cho mọi viện trợ vật liệu được sử dụng cho hòa bình, chứ không biến thành phương liệu chiến tranh theo chủ nghĩa bá quyền ; cho việc bảo vệ Quyền Làm Người, thay vì tiếp lực cho những kỳ thị, giam cầm hay lưu đày ; cho sự Cứu Sống Người Tỵ Nạn, thay vì bỏ rơi họ.
Không, Thực dân chủ nghĩa không là hình thái nô lệ cuối cùng. Lịch sử đã phát minh những thể thức khác. Bài học kinh khiếp của Việt Nam là một lời cảnh cáo mà tất cả các dân tộc trong thế giới phải chiêm nghiệm, kể cả người Pháp, người Mỹ, người Nga và người Trung Hoa.
Hôm nay là bài viết của Nhà văn Pháp Pierre Daix có tựa đề “Đập vỡ những hình thái nô lệ mới” đăng trên Tạp chí Quê Mẹ số Quốc Kháng phát hành ngày 30.4.1979.
Nhà văn Pháp Pierre Daix sinh năm 1922. Đảng viên đảng Cộng sản Pháp suốt 33 năm, từ 1939 tới tháng 2 năm 1972. Thời Đệ nhị Thế chiến, ông bị Đức Quốc Xã đày sang Trại tập trung Mauthausen. Chủ bút tuần báo Văn học của Đảng Cộng sản Pháp Lettres Françaises từ năm 1948 đến 1972. Ông là nhà văn và nhà viết tiểu luận, xin xem các cuốn « Ce que je sais de Soljenitsyne », và « J'ai cru au matin » ấn hành năm1976. Ông cũng là sử gia Nghệ Thuật, phê bình gia chuyên môn về Hoạ sư Picasso.
Bài phân tích thời cuộc Đông Tây, viết cho tạp chí Quê Mẹ số Quốc Kháng, phát hành ngày 30.4.1979, nhân đạo và sắc bén, bởi lần đầu tiên chúng ta nghe được nhận định của một cựu đảng viên cộng sản Pháp, là đảng có quan hệ mất thiết với triều Nhà Hồ từ năm 1922, ông đã vượt sổng quan niệm chật hẹp và xuẩn động của giới Tả khuynh, nói lên quá trình của Tây Phương trong ý đồ nô lệ hóa Việt Nam và các nước nhược tiểu.
Quê Mẹ
Đập vỡ những hình thái nô lệ mới
Pierre Daix
Pierre Daix
Trong cuộc thảo luận trên đài truyền hình Pháp hồi Saigon mới thất thủ, ai cũng biết rằng Soljenitsyne đã có lý khi ông báo hiệu một Quần đảo Ngục tù (Goulag) sẽ dựng lên trên xứ Việt Nam Cộng Sản. Nhiều bạn hữu đã tức giận tôi, vì hồi đó tôi không chịu đả kích Soljenitsyne. Thực ra, dù không theo sát sự nẩy nở dân chủ của những lực lượng thực hữu ở Miền Nam, mà nhiều năm qua người ta hứa hẹn với chúng ta, tôi đã quá biết rõ rồi đây họ sẽ khởi sự áp đặt một cách khốc liệt guồng máy độc đảng như ở miền Bắc. Sau cuộc chiến thắng Hitler tại Âu Châu, chúng ta đã từng chứng kiến sự san phẳng chính trị, xã hội, văn hóa như thế, khi Staline dựa vào quân số đông đảo với khả lực của quân đội sau cuộc chiến, để dựng lên một thể chế sắt thép của ông ta lên khắp các nước láng diềng.
Năm năm trôi qua minh chứng rằng nhà cầm quyền Hà Nội cũng vậy thôi. Vốn là chủ nhân ông một quân đội đông đảo, thiện chiến, trang bị khí giới sung mãn, họ đã áp đặt chính thể của họ không những ở Miền Nam mà còn ở cả bên Lào, và đưa chủ nghĩa bá quyền lan rộng vào các xứ Đông Dương cũ, đồng thời nghiến nát vĩnh viễn mọi đặc thù quốc gia và văn hóa khắp vùng họ chinh phục.
Sự tái diễn này soi sáng cho chúng ta về ý nghĩa của một hệ thống Xã hội chủ nghĩa, như chúng ta đã từng biết qua cung cách thực hiện của nó hơn nửa thế kỷ nay. Chúng ta ít thấy một lý tưởng được thể hiện cùng lúc với sự tàn phá kinh khiếp mọi hứa hẹn của nó. Lẽ ra, Chủ nghĩa xã hội phải đem lại hòa bình cho các dân tộc. Thế mà năm mươi năm sau, ở Châu Phi cũng như Châu Á, chủ nghĩa đó tham chiến trong mọi cuộc xâm lược. Lẽ ra, Chủ nghĩa xã hội phải làm cho các quốc gia phát đạt, khởi sắc các nền văn hóa. Nhưng không. Khắp mọi nơi, chủ nghĩa này chà đạp những kẻ yếu đuối nhất. Ngày nay, chẳng còn ai nhớ tới chính chủ nghĩa đó đã từng thề sẽ bảo vệ tự do, nhưng tự do ấy chẳng bao giờ xuất hiện. Nếu sự diệt chủng do người Khmer Đỏ ở Cam Bốt thực hiện có thể làm cho ta quên đi những trại tập trung ở Việt Nam, điều này có khác gì việc nhân dân Nga chọn cuộc khủng bố trắng của bọn Quốc Xã hồi họ bị Đức chiếm, từ năm 1942 đến 1944, thay cho cuộc khủng bố đỏ mà họ phải chịu đựng từ lâu ?
Tôi thuộc vào thế hệ những người Pháp sau Thế Chiến thứ Hai, ý thức rằng phải chấm dứt chế độ thực dân. Sự bỏ mặc của chính quyền Vichy đã phá đổ mọi tính cách hợp pháp của Đế quốc Pháp. Và những dân tộc thuộc địa biết rõ rằng nước Pháp tự do đang được dựng ngay trên lãnh thổ Phi Châu của họ, vào lúc đó sự chiếm đóng của quân đội Nhật ở Việt Nam là tiếng chuông báo tử nền bảo hộ Pháp. Tôi thuộc vào nhóm người đã nỗ lực hết mình để thúc đẩy nước Pháp thủ xướng những điều cần thiết. Tôi chỉ hối tiếc người ta đã không nghe chúng tôi.
Tôi tin chắc rằng nếu nước nước Pháp có đủ thông minh chấp nhận sự tự trị, rồi sau đó trao trả nền độc lập thực sự cho Việt Nam, thì thảm kịch ngày nay đã được tránh khỏi. Chính sự hung hăng kịch liệt của bọn thực dân Pháp đã chấn chỉnh ngai vị cho những thành phần cực đoan nhất, những kẻ giáo điều và bè phái nhất; đã biện hộ và phổ-cập-hóa một thể chế dựng xây trên quân đội không còn cơ chữa chạy. Chủ nghĩa thực dân là căn bệnh nguy kịch nhất. Điều mà tôi không bao giờ dám tưởng tượng là trong các xứ sở có những nền văn minh huy hoàng và lâu đời như ở bán đảo Đông Dương, chủ nghĩa thực dân lại nhường chỗ cho một thể chế áp bức, thoái hóa, và tệ lậu hơn mình, cùng với hoàn cảnh dân địa phương nên thể chế này đã được thiết lập một cách hiệu quả.
Thể chế áp bức đó đã được hình thành nhờ cuộc chiến tranh của thực dân Pháp, rồi tiếp đấy cuộc tham chiến của người Mỹ. Hai cuộc chiến tranh "dơ bẩn" bảo trợ thực sự cho thể chế này. Ở Tây Phương những ai từng mong mỏi cho Việt Nam được độc lập đã phải im lặng trước mọi mối nghi ngờ hay sợ hãi với những chi đã xảy ra tại Miền Bắc (như vụ đàn áp Công giáo chẳng hạn), hoặc những gì có thể xảy ra ở Miền Nam, chẳng hạn như sự kìm kẹp và nghiền nát những ai muốn chống lại Miền Bắc vào lúc Miền Bắc thôn tính xong Miền Nam. Ngày nay người Miền Nam phải biết điều quyết định trọng đại, là họ phải đánh mất vĩnh viễn thứ cảm thức bất an làm cho họ bại liệt. Chứ không phải vì chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa can thiệp Mỹ đã làm cho những dân tộc thuộc bán đảo Đông Dương mất quyền tự quyết, khiến những ai tranh đấu hậu thuẫn họ đành lòng chấp nhận các sự việc xẩy ra hôm nay. Với tư cách một người Pháp, tôi xin nói rằng cung cách này là đào ngũ khỏi những trách nhiệm mà những sai lầm, những tội ác của Tây Phương đã để lại cho chúng ta.
Hơn bao giờ hết, những dân tộc Đông Dương đang cần tình liên đới quốc tế. Hơn bao giờ hết, khu vực này cần có nền hòa bình thực sự để họ có thể tái thiết quốc gia họ. Một điều khác cần phải chú tâm là làm sao cho mọi viện trợ vật liệu được sử dụng cho hòa bình, chứ không biến thành phương liệu chiến tranh theo chủ nghĩa bá quyền ; cho việc bảo vệ Quyền Làm Người, thay vì tiếp lực cho những kỳ thị, giam cầm hay lưu đày ; cho sự Cứu Sống Người Tỵ Nạn, thay vì bỏ rơi họ.
Không, Thực dân chủ nghĩa không là hình thái nô lệ cuối cùng. Lịch sử đã phát minh những thể thức khác. Bài học kinh khiếp của Việt Nam là một lời cảnh cáo mà tất cả các dân tộc trong thế giới phải chiêm nghiệm, kể cả người Pháp, người Mỹ, người Nga và người Trung Hoa.
Pierre Daix
Viết cho tạp chí Quê Mẹ số Quốc Kháng 30.4.1979
Viết cho tạp chí Quê Mẹ số Quốc Kháng 30.4.1979
No comments:
Post a Comment